Tin khắp nơi – 14/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/09/2018

Bão Florence làm 321 ngàn người mất điện

ở bang North Carolina

Hôm 14/9, Cơ quan Giám sát Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho biết bão Florence đang duy trì tốc độ 109 km/giờ tại bờ biển North Carolina.

Các quan chức cho biết bão Florence gây mất điện, ảnh hưởng đến 321 ngàn người ở bang North Carolina.

Tuy bão Florence hạ xuống cấp 1, nhưng các nhà dự báo nói rằng nó vẫn có khả năng gây ra thảm họa gây chết người.

Thống đốc bang North Carolina Roy Cooper nói: “Cơn bão này sẽ tàn phá khủng khiếp và sẽ gây ra tác hại thảm khốc.”

Hôm 13/9, rìa của bão Florence đã trút mưa xuốn gtrên diện rộng và gió mạnh ở khu vực bờ biển North Carolina và South Carolina.

Vào cuối ngày 13/9, Trung tâm Bão Quốc gia cho biết bão Florence đã ập đến bờ biển North Carolina.

Trung tâm cho biết trong vài ngày tới sẽ xuất hiện các cơn lũ lụt ở khu vực giáp bờ biển.

Bão Florence đang đi vào đất liền với sức gió 9 km / giờ và gây mưa trên diện rộng.

Có khả năng xảy ra hiện tượng vòi rồng.

Ngũ Giác Đài đã cử hai tàu và một đơn vị Thủy quân lục chiến ở ngoài khơi để trợ giúp khi cần. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã di chuyển hầu hết các tàu thuyền, tàu ngầm, và máy bay ra khỏi căn cứ quân sự tại Hampton Roads, bang Virginia để đảm bảo an toàn.

 

https://www.voatiengviet.com/a/bao-florence-lam-321-ngan-nguoi-mat-dien-o-bang-north-carolina/4571551.html

 

Không chỉ Mỹ,

nhiều nước khác đang ‘tẩy chay’ TQ

Trong nhiều tháng gần đây, Đức, Pháp, Anh, Liên Hợp Âu Châu, Úc và Nhật Bản đều có vẻ cùng hợp lực chống lại sức mạnh đồng tiền Nhân dân tệ, dẫn chứng vì lý do an ninh quốc gia, theo tờ Bưu điện Hoa Nam.

Hồi tháng Tám, chính phủ Đức lần đầu tiên sử dụng quyền “phủ quyết” để không cho hãng Yantai Taihai, một chuyên sản xuất thiết bị hạt nhân của Trung Quốc tiếp quản công ty chuyên về hàng không vũ trụ và hạt nhân của Đức.

Vào tháng Năm, Canada cũng không cho phép một đơn vị của China Communications Construction thâu tóm công ty xây dựng Aecon của nước này

‘Vành đai và Con đường lấy tài nguyên của nước đối tác’

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN

VN dễ thiệt hại vì vấn đề ‘hàng TQ tuồn sang’

Trần Huỳnh Duy Thức và thư viết từ nhà tù

Tất cả chỉ vì một mối lo ngại: an ninh quốc gia.

Đang có một phong trào lan tỏa trên toàn cầu, kêu gọi sự cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, theo nhận định của một số chuyên gia.

Khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ thống lĩnh ngành công nghệ cao trong 7 năm tới, với chương trình “Made in China 2025” thì đối với phương Tây, đó nghe như “một lời tuyên chiến,”Jeremy Zucker, chuyên về thương mại quốc tế tại Washington nói với tờ Bưu điện Hoa nam.

Kết quả, khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc lần đầu tiên đã giảm tổng thể trên toàn thế giới kể từ 2002, xuống còn 124,6 tỷ USD so với thời kỳ đỉnh điểm là 196,15 tỷ USD năm 2016, theo như thông tin từ Hội nghị về Thương mại và phát triển của LHQ.

Khoản đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ của Trung Quốc cũng giảm kỷ lục, với trong nửa năm nay chỉ đạt 1,8 tỷ USD, tức tụt hơn 90% so với năm ngoái, và thấp nhất trong 7 năm qua, theo Rhodium Group.

Tổng thống Donald Trump cũng thông qua việc mở rộng Ủy ban về Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) vào tháng trước.

Và động thái đã lan rộng các nước thuộc Liên minh Châu u, với Đức và Anh đang lên một số dự luật và chính sách sau khi chứng kiến nhiều thương gia Trung Quốc thâu tóm được các tập đoàn khổng lồ của hai qốc gia này.

“Về lâu dài thì đồng tiền của Trung Quốc vẫn sẽ tìm cách vươn ra ngoài – và thế giới biết rằng nó cần những đồng tiền của Trung Quốc. Nhưng hiện giờ, chủ nghĩa bảo hộ đang lên và nó không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ,” Edward Mermelstein, một cố vấn về đầu tư nước ngoài tại New York cho biết.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45505745

 

Đại sứ Mỹ ‘Không tưởng tượng được

’ Suu Kyi bào chữa việc bỏ tù nhà báo!

Phát biểu của nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi hôm 14/9, rằng việc bỏ tù hai phóng viên của Reuters ‘không có liên quan gì đến tự do ngôn luận’, và họ có thể kháng án chống bản án bảy năm tù, đã khởi lên phản ứng gay gắt từ Hoa Kỳ.

Trong phát biểu công khai đầu tiên về vụ án kể từ khi phóng viên Wa Lone, 32 tuổi, và phóng viên Kyaw Soe Oo, 28 tuổi, bị kết tội hồi tuần trước, bà Suu Kyi viện dẫn một đạo luật thời thuộc địa được dùng để buộc tội hai nhà báo.

“Họ không bị bỏ tù vì họ là các nhà báo, mà bị bỏ tù bởi vì tòa án kết luận rằng họ vi phạm Đạo luật Bí mật của nhà nước”.

Cố Vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi

Bà Suu Kyi nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Hà Nội:

“Họ không bị bỏ tù vì họ là các nhà báo, mà bị bỏ tù bởi vì tòa án kết luận rằng họ vi phạm Đạo luật Bí mật của nhà nước”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley mô tả bình luận của bà Suu Kyi là “không thể tưởng tượng được”, trong lời chỉ trích gay gắt nhất nhắm trực tiếp vào nhà lãnh đạo Myanmar do một quan chức Mỹ đưa ra.

Hôm thứ năm, bà Haley viết trên Twitter: “Đầu tiên, bà chối bỏ hành động ngược đãi người Rohingya dưới tay quân đội Miến Điện, và bây giờ bà biện minh cho việc giam giữ hai phóng viên của Reuters tường trình về các hành vi thanh tẩy sắc tộc. Thật không thể tin được! ”

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói Washington không đồng ý với nhiều ý kiến mà bà Suu Kyi đã đưa ra, và yêu cầu Myanmar phóng thích lập tức hai nhà báo Reuters.

“Phán quyết đó đặt nghi vấn về quyền tự do báo chí ở Myanmar”, bà Nauert nói. “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính phủ Miến Điện hành động lập tức để xóa bỏ sự bất công này.”

Hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị kết án hôm 3 tháng 9 trong một vụ án đã làm dấy lên những nghi vấn về sự tiến bộ của Myanmar hướng tới dân chủ.

Hai nhà báo không nhận tội. Trước khi bị bắt giữ, họ đang điều tra vụ 10 dân làng thuộc nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya bị lực lượng an ninh Myanmar giết hại. Quân đội Myanmar sau đó thừa nhận những vụ giết người và cho biết đã trừng phạt một số binh sĩ.

Hoa Kỳ từng mạnh mẽ ủng hộ bà Suu Kyi như một biểu tượng đấu tranh cho dân chủ trong những năm 1980, lúc bà bị giam cầm trong nhiều năm vì đã đứng lên chống tập đoàn quân nhân cai trị Myanmar. Cũng nhờ thành tích đó, bà Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình.

Nhưng những lời chỉ trích đã bắt đầu nổi lên từ phương Tây sau khi bà Suu Kyi giữ im lặng trước những hành động ngược đãi của quân đội Myanmar chống lại người Rohingya, và thái độ của bà về cách đối xử với các nhà báo.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-my-khong-the-tuong-tuong-ba-suu-kyi-bao-chua-viec-bo-tu-nha-bao/4571729.html

 

Ông Cuomo đối mặt với đảng Dân chủ

có những thay đổi

Ông Andrew Cuomo đang tiến tới tháng 11 với tư thế là người nhận được nhiều ủng hộ để giành chiến thắng, làm thống đốc bang New York thêm nhiệm kỳ thứ 3.

Quan chức đương nhiệm của đảng Dân chủ đã chi 18 triệu đô la để ngăn chặn thách thức mạnh mẽ từ nữ diễn viên và người mới tham gia chính trị, Cynthia Nixon, trong cuộc đua để được đề cử. Trên con đường của mình, ông đã thay đổi sang cánh tả một cách rõ rệt, như đồng ý khôi phục quyền bỏ phiếu cho những người đang bị quản chế và ngày càng ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa.

Tuy nhiên, ông có thể còn có nhiều việc phải làm khi đảng Dân chủ trên toàn quốc ngày càng gắn họ với các ưu tiên như tăng quyền tiếp cận bầu cử, chấp nhận việc từng người riêng rẽ tham gia mua bảo hiểm y tế, và một số người vẫn còn hoài nghi về sự thay đổi gần đây của ông Cuomo.

Patrick Egan, giáo sư chính trị tại Đại học New York, nói: “Nếu ông ấy muốn có cơ hội trong một cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, vào lúc các cử tri Dân chủ thực sự chuyển sang cánh tả, ông ấy sẽ phải nêu ra một số nghị trình tiến bộ”. Ông Cuomo đã phủ nhận việc ông có ý định tranh cử tổng thống vào năm 2020.

Tuy ông Cuomo thắng dễ dàng bà Nixon thiếu kinh nghiệm, song những thách thức tích cực đối với bên cánh tả của ông suýt nữa đã làm ông mất đi vị phó thống đốc của mình, là bà Kathy Hochul, người đã kém một vài điểm so với bà Nixon hôm 13/9.

Điều đó cũng dẫn đến việc một số đảng viên Dân chủ bị thua ở Thượng viện bang, những người này trong nhiều năm qua đã có những điểm chung với đảng Cộng hòa, làm cho đảng Cộng hòa nắm được quyền kiểm soát Thượng viện bang – một sự dàn xếp khiến nhiều người hoài nghi về ông Cuomo.

Việc Tổng thống Donald Trump được bầu lên nắm quyền được cho là không khác gì lời kêu gọi hành động đối với các cử tri bên cánh tả trong của đảng Dân chủ. Các cử tri đã đề cử nhiều ứng cử viên tự do hơn để đại diện cho đảng Dân chủ trong các cuộc đua thống đốc ở Florida và Georgia, nhưng người ta cũng thấy có các hành động như vậy ở nhiều bang bảo thủ hơn.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-cu%C3%B4m-doi-mat-voi-dang-dan-chu-co-nhung-thay-doi/4571758.html

 

Mỹ đạt thỏa thuận mới về vấn đề di dân

Chính quyền ông Trump đã đạt được một giải pháp phát xuất từ việc tách rời các trẻ em di dân khỏi cha mẹ tại biên giới Mỹ, qua đó khoảng 1.000 người chịu ảnh hưởng bởi chính sách này có thể đệ đơn xin tị nạn Mỹ sau khi đơn đầu bị bác.

Giải pháp được nêu chi tiết trong các văn kiện của Tòa án vào cuối ngày 12/9 được xem như một thắng lợi của các tổ chức nhân quyền đã thách thức chính sách “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump đối với di dân vào Mỹ bất hợp pháp.

Giải pháp còn cần sự chấp thuận của một thẩm phán. Giải pháp này cho cha mẹ và trẻ em di dân một cơ hội thứ hai đệ đơn xin tị nạn sau khi bị Mỹ bác lập luận là họ lo sợ bị đàn áp hay tra tấn nếu bị gởi trả về nước.

Có khoảng 2.500 trẻ em và cha mẹ bị ảnh hưởng bởi việc chia cách gia đình một chính sách mà sau đó ông Trump đã bãi bỏ. Trong số này, có hơn 1.000 người đủ điều kiện nạp đơn xin tị nạn trở lại, theo Tổ chức cổ súy Hồi Giáo, một trong những tổ chức nhân quyền kiện chính phủ.

Theo kế hoạch, chính quyền cho biết dù không có kế hoạch đưa về Mỹ hàng trăm cha mẹ đã bị trục xuất nhưng sẽ cứu xét từng trường hợp một.

Biện pháp giải quyết này phát xuất từ 3 vụ kiện của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ, Tổ chức cổ súy Hồi Giáo và Công ty luật Hogan Lovells.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-di-d%C3%A2n-/4571281.html

 

Nổ hàng loạt đường ống dẫn gas ở Boston,

hàng nghìn người sơ tán

Khoảng 8.000 người ở ngoại ô thành phố Boston, bang Massachusetts, phải sơ tán sau một loạt vụ nổ đường ống dẫn gas hôm 13/9 và cho đến sáng ngày 14/9 vẫn chưa biết khi nào những người này mới có thể quay về nhà.

Hãng tin Reuters cho biết vụ nổ làm ít nhất một người chết, 12 người bị thương và phá hủy hàng chục ngôi nhà và các tòa nhà khác ở các thành phố Andover, North Andover và Lawrence.

Lính cứu hoả chạy đua hàng giờ để dập tắt các ngọn lửa. Các nhân viên công ty gas và điện lực phải nhanh chóng tắt nguồn gas và điện để ngăn chặn vụ nổ lây lan. Họ đi đến từng nhà để kiểm tra an toàn, các quan chức cho biết.

Cảnh sát bang Massachusetts cho biết đã ghi nhận có khoảng 70 vụ cháy, nổ hoặc xì khí gas.

Thống đốc bang Massachusetts Charlie Baker cho biết trong một cuộc họp báo vào sáng ngày 14/9: “Đây rõ ràng là một ngày vô cùng khó khăn.”

Một thanh niên tên Leonel Rondon, 18 tuổi, ở thành phố Lawrence, đã chết khi cháy nổ làm ống khói của một căn nhà đổ sập xuống xe hơi của anh, một phát ngôn viên của bệnh viện đa khoa Massachusetts nói. Bệnh viện đa khoa thành phố Lawrence cho biết đã điều trị 13 người do bị các chấn thương từ hít phải khói độc đến chấn thương do cháy nổ.

Trưởng phòng chữa cháy thành phố Andover Michael Mansfield phát biểu trong một cuộc họp báo cho biết các nhà điều tra hỏa hoạn nghi ngờ có “áp lực quá mức trong một đường ống chính” thuộc sở hữu của công ty Columbia Gas của bang Massachusetts, một đơn vị của công ty NiSource Inc (NI.N), đã gây ra vụ nổ.

Ông Ken Stammen, Phát ngôn viên của Công ty NiSource, nói rằng công ty Columbia Gas đang điều tra vụ việc.

Cục Quản lý An toàn Vật liệu Nguy hiểm và Đường ống của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ cho biết họ đã cử một nhóm nhân viên đến để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó khẩn cấp.

https://www.voatiengviet.com/a/no-hang-loat-duong-ong-dan-gas-o-boston-hang-nghin-nguoi-so-tan/4571564.html

 

SpaceX tuần tới công bố danh tính

du khách bay tới mặt trăng

SpaceX đang lên kế hoạch đưa một du khách bay quanh mặt trăng, và công ty này cho biết họ sẽ tiết lộ danh tính của người đó trong một buổi lễ vào ngày 17/9.

Công ty tên lửa khổng lồ, do tỷ phú Elon Musk điều hành, đã phát ra tin tức kể trên vào tối 13/9 thông qua trang Twitter chính thức của họ.

“SpaceX đã ký hợp đồng với hành khách tư nhân đầu tiên trên thế giới về việc bay quanh mặt trăng trên tàu BFR của chúng tôi – một bước quan trọng hướng tới việc giúp cho những người bình thường có thể thực hiện ước mơ được du hành vũ trụ”, tin trên Twitter của họ cho hay. Đoạn tin viết thêm: “Hãy chờ xem ai là người sắp bay và vì sao vào thứ Hai, ngày 17/9”.

BFR, viết tắt của Big Falcon Rocket (Tên lửa Falcon Lớn), là hệ thống tàu vũ trụ sắp tới của SpaceX bao gồm hai phần: Một tên lửa đẩy khổng lồ hứa hẹn sẽ mạnh hơn bất kỳ tên lửa nào khác từng được chế tạo, và một phi thuyền đồ sộ sẽ bay ra khỏi bầu khí quyển trái đất.

Không rõ liệu chuyến bay du lịch của BFR có liên quan gì đến thông báo do SpaceX đưa ra hồi tháng 2/2017 hay không.

Vào thời điểm đó, SpaceX cho biết có hai người đã ký hợp đồng với SpaceX về việc thực hiện một chuyến bay quanh mặt trăng trên tên lửa Falcon Heavy. SpaceX đã giữ bí mật về các điều khoản tài chính trong hợp đồng cũng như danh tính của hai cá nhân.

Vào tháng 2 năm nay, SpaceX cho ra mắt tên lửa Falcon Heavy đã được chờ đợi từ lâu, tên lửa này đã trở thành phương tiện phóng mạnh nhất thế giới trên thực tế.

Nhưng trong một cuộc họp báo hồi đầu năm nay, ông Musk nói rằng, trong giai đoạn hiện nay, SpaceX không có kế hoạch kiểm định để Falcon Heavy phục vụ các chuyến bay đưa con người vào vũ trụ. Thay vào đó, ông Musk nói, SpaceX sẽ tập trung vào phát triển BFR, mà ông cho là một lựa chọn tốt hơn cho các hoạt động du lịch.

(CNN, TNW)

https://www.voatiengviet.com/a/spacex-tuan-toi-cong-bo-danh-tinh-du-khach-bay-toi-mat-trang/4571514.html

 

Ông chủ Amazon cam kết 2 tỉ đô la từ thiện

Ông Jeff Bezos, người sáng lập công ty Amazon.com Inc. (AMZN.O) và là người giàu nhất thế giới, ngày 13/9 loan báo cam kết bỏ ra 2 tỉ đô la để giúp những gia đình vô gia cư và mở các nhà trẻ cho con em những người thu nhập thấp.

Loan báo này đánh dấu một bước tiến sâu hơn nữa vào các hoạt động từ thiện của ông Bezos với tài sản vượt quá 160 tỉ đô la nhờ cổ phần của ông trong công ty Amazon, theo tạp chí Forbes. Thống trị trong lãnh vực buôn bán trên mạng và lãnh vực điện toán đám mây đã giúp Amazon trở thành một công ty đại chúng giá trị đứng hàng thứ hai trên thế giới.

Ông Bezos quảng bá ý kiến này trên Twitter hồi năm ngoái để tìm cách trao tặng một số tài sản giàu có của ông. Trong khi ông đã hỗ trợ tài chánh cho cuộc nghiên cứu về ung thư và học bổng cho di dân, trong số những hành động từ thiện khác, ông dành phần lớn tài sản cho công ty rocket Blue Origin mà ngày 13/9 ông mô tả là “một sự đầu tư vào tương lai của hành tinh chúng ta xuyên qua sự phát triển hạ tầng cơ sở không gian nền tảng.”

Việc ông là chủ nhân của tờ Washington Post thường đăng những bài chỉ trích Tòa Bạch Ốc, đã đặt ông trong tình trạng đối nghịch với Tổng thống Donald Trump.

Quỹ từ thiện này có tên là Bezos Day One, trong đó có Quỹ Day 1 Families chuyên hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận hiện đang giúp nơi tạm trú và thức ăn cho những cặp vợ chồng trẻ vô gia cư.

Bên cạnh đó, Quỹ Day 1 Academies sẽ bắt đầu một tổ chức điều hành một mạng lưới mới trao học bổng toàn phần cấp nhà trẻ cho các cộng đồng lợi tức thấp. Nhắc đến khẩu hiệu dành mọi ưu đãi cho khách hàng, ông Bezos viết trên Twitter “trẻ em sẽ là khách hàng.”

Ông Bezos chưa gia nhập “Cam kết Trao tặng” do tỉ phú Bill và Melinda Gates và tỉ phú Warren Buffett thành lập trong đó có hơn 180 chữ ký hứa trao tặng hơn phân nửa gia tài của họ để làm từ thiện.

Sự giàu có của người đứng đầu Amazon đã trở thành một vấn đề cho một số người khác.

Trước đây trong tháng, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, tự mô tả là một nhà xã hội dân chủ, đưa ra một dự luật có tên là Luật “Chặn đứng Bezos” buộc các công ty lớn trả lương cho công nhân nhiều hơn hay đóng góp vào những chương trình phúc lợi công cộng như là Medicaid. Amazon cho rằng tuyên bố của Thượng nghị sĩ về công ty là “không chính xác và sai lạc.”

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-ch%E1%BB%A7-amazon-cam-k%E1%BA%BFt-2-t%E1%BB%89-%C4%91%C3%B4-la-t%E1%BB%AB-thi%E1%BB%87n-/4570837.html

 

Mỹ: Có hậu quả

khi TQ giành đồng minh của Đài Loan

Sẽ có hậu quả khi Trung Quốc áp lực các nước để chuyển hướng sự công nhận đối với Đài Loan, theo khuyến cáo từ người đứng đầu đại sứ quán trên thực tế của Mỹ tại Đài Bắc.

Đại diện Mỹ tại Đài Loan, ông James Moriarty, ngày 13/9 nhấn mạnh việc Mỹ triệu hồi 3 đại sứ trong tuần qua là tín hiệu cho Bắc Kinh thấy rằng gây áp lực buộc các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc sẽ có hậu quả.

Phát biểu tại hội nghị thường niên ở Viện Đài Loan Toàn cầu, một cơ quan nghiên cứu tại Washington, ông Moriarty nói “Chúng ta sẽ cho Trung Quốc biết rằng lấy đi các đối tác ngoại giao của Đài Loan là một hành động gây quan ngại lớn đối với Hoa Kỳ. Chúng ta đã nói rõ ràng với Trung Quốc là những hành động này không phải không có hậu quả.”

Ông Moriarty là Chủ tịch Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan (AIT), đại sứ quán trên thực tế của Washington tại Đài Bắc kể từ năm 2016.

Ông mô tả các hành động của Bắc Kinh trong những năm gần đây chấm dứt đình chiến ngoại giao với Đài Bắc là “đáng ngại’ và nói rằng những nỗ lực của Hoa lục thay đổi nguyên trạng tại Eo biển Đài Loan chỉ làm hại và không góp phần vào sự ổn định khu vực.

Nhận xét của ông Moriarty được đưa ra sau khi Hoa Kỳ hôm 7/9 triệu hồi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Cộng hòa Dominic, El Salvador và Panama “để tham khảo ý kiến liên hệ đến những quyết định mới đây của các nước này không còn công nhận Đài Loan nữa.”

Đây là 3 trong số 5 nước chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành Tổng thống của hòn đảo tự trị này vào năm 2016. El Salvador là nước gần đây nhất chấm dứt liên minh với Đài Loan vào cuối tháng 8 năm nay, khiến Đài Bắc chỉ còn 17 quốc gia chính thức công nhận.

Quan hệ giữa Đài Loan và Hoa lục trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến có khuynh hướng độc lập với Trung Quốc, lên cầm quyền vào năm 2016 và từ chối chấp nhận nguyên tắc “một nước Trung Hoa”. Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và cuối cùng sẽ tái hợp với Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần.

Đài Loan ngày càng chịu áp lực nặng nề của Bắc Kinh. Trung Quốc ngưng trao đổi các giới chức xuyên eo biển và mở các cuộc tập trận gần đảo này. Bắc Kinh cũng tìm cách cô lập Đài Bắc trên trường quốc tế bằng cách thu phục các đồng minh ngoại giao của Đài Loan và yêu cầu các hãng hàng không nước ngoài và các công ty khác công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói nếu Bắc Kinh “được phép thao túng và buộc Đài Loan đầu hàng bằng sự uy hiếp thì sẽ có những hậu quả toàn cầu nghiêm trọng đối với lối sống dân chủ và pháp trị.”

(Nguồn SCMP/CNA)

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%B3-h%E1%BA%ADu-qu%E1%BA%A3-khi-tq-gi%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-c%E1%BB%A7a-%C4%91%C3%A0i-loan-/4570644.html

 

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung :

Washington vẫn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Thanh Hà

Tại Nhà Trắng, Donald Trump trên mạng Twitter ngày 13/09/2018 bác bỏ tin của báo tài chính Wall Street. Tờ báo này trích dẫn lời bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin cho biết Hoa Kỳ mời Trung Quốc trở lại bàn đàm phán về mậu dịch.

Nhưng nguyên thủ Mỹ khẳng định vẫn duy trì đường lối cứng rắn với Bắc Kinh trên hồ sơ này. Ông Trump bồi thêm : Wall Street đã “nhầm” khi loan tin nói trên. Mỹ “không chịu áp lực để phải đàm phán với Trung Quốc mà chính Trung Quốc mới đang chịu sức ép trên vấn đề này(…)”

Trong khi đó, thống kê của Bắc Kinh được công bố ngày 14/09/2018 cho thấy đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng chậm hơn so với năm 2017, đạt 5,3 % và đây là mức thấp nhất từ nhiều năm qua. Phải chăng kinh tế Trung Quốc bắt đầu mệt mỏi vì chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ ?

Chuyên gia Julian Evans Pritchard thuộc cơ quan tư vấn Capital Economics đánh giá “tăng trưởng của Trung Quốc có khuynh hướng đi xuống“. Ngân hàng Namura của Nhật cũng nói đến hiện tượng “hụt hơi” của kinh tế Trung Quốc và lo ngại tình hình có thể “còn xấu thêm“.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180914-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-washington-qt

 

Paul Manafort đạt được thỏa thuận nhận tội

với Robert Mueller

Washington DC – Theo nguồn tin thân cận tiết lộ sáng Thứ Sáu ngày 14 tháng 9, ông Paul Manafort -cựu trưởng ban tranh cử của Tổng thống Trump- đã đạt được thỏa thuận nhận tội với các công tố viên trước phiên xét xử hình sự Thứ hai.

Hiện vẫn chưa rõ ông Manafort có đồng ý hợp tác với Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử và thông đồng với đội tranh cử của ông Trump hay không.

Hành động này của ông Manafort có thể sẽ ảnh hưởng đến ông Trump, nhất là khi kỳ bầu cử quốc hội sắp đến gần.

Trước đó, tại phiên tòa đầu tiên ở tiểu bang Virginia, ông Manafort đã bị kết tội với 8 tội danh bao gồm lừa đảo ngân hàng, lừa đảo thuế, che giấu các tài khoản ngân hàng ngoại quốc. Trong phiên xét xử thứ hai ở Washington, ông Manafort sẽ đối mặt với các cáo buộc rửa tiền, lừa đảo, và che giấu 10 triệu Mỹ Kim tiền lương khi ông vận động hành lang cho chính trị gia thân Nga ở Ukraine.

Luật sư đại diện của Tổng thống Trump, Rudy Giuliani trước đó tuyên bố với Politico news rằng ông Manafort vẫn có thể được tổng thống ân xá, dù ông đồng ý nhận tội để tránh phiên xét xử thứ hai.

Cựu phụ tá thân tín của ông Trump đã có mặt trong cuộc gặp ở Trump Tower năm 2016. Và theo nghi vấn, phía Nga đã đề nghị cung cấp thông tin gây bất lợi cho ứng viên Hillary Clinton. Cuộc gặp này được xem là bằng chứng cho thấy phía ông Trump và Nga đã hợp tác, dù hai bên vẫn luôn một mực phủ nhận. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/paul-manafort-dat-duoc-thoa-thuan-nhan-toi-voi-robert-mueller/

 

Giáo Hoàng ra lệnh điều tra giám mục

 giữa cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục

Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa ra lệnh cho điều tra một giám mục Mỹ bị tố cáo là có hành vi sai trái về tình dục với người lớn, và chấp nhận cho giám mục liên hệ từ chức, Reuters dẫn nguồn tin từ Vatican và các giới chức Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ cho biết hôm 13/9.

Loan báo đó được đưa ra giữa lúc Đức Giáo Hoàng đang gặp gỡ các lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ để thảo luận về hậu quả của vụ bê bối liên quan đến một cựu Hồng y Mỹ, và yêu cầu của một Tổng giám mục đòi Giáo hoàng từ chức.

Vị giám mục từ chức là Michael J. Bransfield, 75 tuổi, thuộc giáo phận Wheeling-Charleston, West Virginia. Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Tổng Giám mục William Lori của Baltimore để điều hành giáo phận cho tới khi một giám mục mới được bổ nhiệm.

Cả Vatican lẫn Tổng Giáo Phận Baltimore đều không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về các cáo buộc cụ thể chống lại Giám mục Bransfield.

Reuters không liên lạc được với ông Bransfield kể cả đại diện pháp lý của ông để yêu cầu bình luận.

Trang web của Tổng giáo phận Baltimore cho biết Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Tổng Giám mục Lori tiến hành điều tra về cáo buộc Giám mục Bransfield quấy rối tình dục một số người trưởng thành.

“Mối quan tâm chính của tôi là chăm sóc và hỗ trợ cho các linh mục và giáo dân Giáo phận Wheeling-Charleston vào thời điểm khó khăn này”, Tổng giám mục Lori nói trong một tuyên bố.

“Tôi cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng để tìm ra sự thật về những cáo buộc chống lại Đức Giám mục Bransfield, và sẽ làm việc chặt chẽ với các giáo sĩ, lãnh đạo tôn giáo của giáo phận cho đến khi một giám mục mới được bổ nhiệm”.

Giáo hội Công giáo toàn cầu đang chao đảo vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của các linh mục và giám mục. Vụ khủng hoảng này đã làm tổn hại sâu sắc lòng tin vào Giáo hội ở Mỹ, Chile, Úc và Ireland – những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất – và những nơi khác.

Chỉ tính riêng ở Mỹ, Giáo hội đã bỏ ra 4 tỷ đô la để bồi thường cũng như những chi phí khác có liên quan trong khoảng thời gian từ năm 1950 cho đến 2015.

Tổ chức vận động BishopAccountability.org dẫn số liệu của Giáo hội cho thấy có 6.721 giáo sỹ bị cáo buộc ‘một cách có cơ sở’ là đã lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên ở Mỹ từ năm 1950 đến năm 2016 và con số nạn nhân là khoảng 18.500 người.

Ở Đức, một khảo sát của Giáo hội được đăng trên một tạp chí hôm 12/9 cho thấy 1.670 giáo sỹ và linh mục đã lạm dụng tình dục 3.677 trẻ vị thành niên trong khoảng thời gian từ năm 1946 cho đến 2014.

Thông báo từ chức của linh mục Bransfield được đưa ra vào lúc Đức Giáo hoàng đang gặp gỡ một phái đoàn gồm giới chức cao cấp của Giáo hội Mỹ, trong đó có Hồng y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội nghị các Giám mục Công giáo Mỹ, Hồng y Sean O’Malley ở Boston và Tổng giám mục José Horacio Gómez của Los Angeles.

Trong thông báo sau cuộc gặp, Hồng y Daniel DiNardo cho biết phái đoàn Mỹ đã trình bày với Đức Giáo hoàng về ‘tình hình của chúng tôi ở Mỹ – làm sao mà Thân mình của Chúa Ki-tô bị con ác quỷ lạm dụng tình dục cứa nhiều nhát’. Ông ấy mô tả cuộc hội kiến với Đức Giáo hoàng là ‘kéo dài, đem lại kết quả và trao đổi tích cực’.

Hồng y DiNardo đã đề xuất có cuộc gặp này sau khi Tổng giám mục Carlo Maria Vigano, cựu khâm sứ của Tòa thánh Vatican ở Washington, các buộc Giáo hoàng Franxicô là đã biết được từ rất lâu việc Hồng y Theodore McCarrick ở Washington lạm dụng tình dục các chủng sinh nhưng lại không làm gì hết.

Ông DiNardo đã kêu gọi Vatican mở một cuộc điều tra về việc làm sao mà ông McCarrick lại có thể thăng tiến đều đặn trong hàng ngũ của Giáo hội Mỹ mặc dù nhiều người đã biết trong nhiều năm rằng ông này đã có hành vi sai trái về tình dục với các chủng sinh nam.

https://www.voatiengviet.com/a/giao-hoang-ra-lenh-dieu-tra-giam-muc-giua-cuoc-khung-hoa-xam-hai-tinh-duc/4570302.html

 

7 nước tích cực chống hối lộ quan chức nước ngoài

Hoa Kỳ nằm trong số 7 nước xuất khẩu lớn có luật tích cực chống lại các công ty hối lộ quan chức nước ngoài để được các hợp đồng làm ăn buôn bán, theo một phúc trình mới của tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố ngày 12/9.

Các quốc gia còn lại trong danh sách này là Đức, Israel, Ý, Na Uy, Thụy sĩ và Anh. Bảy nước này chiếm 27% sản lượng xuất khẩu thế giới.

Minh bạch Quốc tế liệt kê một vụ trong năm 2016 theo đó tập đoàn xây dựng Brazil nhận tội đã trả gần một tỉ đô la tiền hối lộ cho các quan chức trong mọi cấp của chính phủ tại ít nhất 12 nước.

Bốn quốc gia khác với 4% mức xuất khẩu thế giới là Úc, Brazil, Bồ Đào Nha và Thụy Điển có luật chống hối lộ ở nước ngoài vừa phải, theo phúc trình.

Phúc trình xếp hạng 44 nước xuất khẩu chính hàng đầu, trong đó có 40 nước đã ký Công ước của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Công ước năm 1997 đòi hỏi các nước ký kết hình sự hóa tội hối lộ ở nước ngoài và đưa ra các biện pháp như là điều tra những vụ nghi ngờ hối lộ.

Trong số 44 nước được khảo sát, 11 nước có luật trừng phạt hối lộ nước ngoài “hạn chế”, trong khi đó 22 nước trong đó có Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ và Singapore có “ít hay không có” việc thực thi luật chống hối lộ.

Phúc trình khuyến cáo là 4 nền kinh tế chính thu hẹp “cách biệt thực thi luật pháp” bằng cách gia nhập công ước chống hối lộ.

Phúc trình của Minh bạch Quốc tế vào năm 2015 liệt kê chỉ có 4 nước có luật thi hành luật pháp tích cực là Đức, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ.

Minh bạch Quốc tế nói “Đáng mừng là có 8 nước chiếm 7,1% xuất khẩu thế giới đã cải thiện tình hình chống hối lộ nước ngoài kể từ phúc trình năm 2015, nhưng đáng buồn là vẫn còn một chặng đường dài để vượt qua.”

https://www.voatiengviet.com/a/bay-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%C3%ADch-c%E1%BB%B1c-ch%E1%BB%91ng-h%E1%BB%91i-l%E1%BB%99-quan-ch%E1%BB%A9c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i/4571274.html

 

Nga muốn thể hiện gì qua tập trận Vostok-2018

Trả lời truyền hình Nga RT hôm 13/09, cả hai bác bỏ cáo buộc là có dính líu đến vụ dùng chất độc thần kinh Novichok để tấn công ông Sergei Skripal và con gái.

Hai người mang tên Alexander Petrov và Ruslan Boshirov nói họ không phải sĩ quan tình báo quân đội Nga (GRU) mà làm nghề bán chất dinh dưỡng thể thao.

Họ xác nhận đúng là họ có đến thành phố Salisbury, và thậm chí có thể đi qua ngõ nhà ông Skripal nhưng không biết nó ở đâu.

Cảnh sát Anh đã công bố các hình ảnh của hai người Nga này khi tới sân bay, ra ga tàu hỏa và đến Salisbury.

Phía Anh cho rằng Alexander Petrov và Ruslan Boshirov là hai cái tên giả.

Cách giải thích của hai người Nga là họ yêu quý thành phố vùng Tây Nam Anh nên đến thăm di tích ở đây.

Nhưng họ đã không thăm các di tích nổi tiếng của vùng này như đền đá Stonehenge, điểm thờ của người cổ đại là Old Sarum.

Cửa nhà và xe của ông Skripal ‘dính Novichok’

Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal

Con gái điệp viên Nga ra viện

Hai người Anh bị đầu độc bằng Novichok

Họ chỉ vào thăm Thánh đường Salisbury, và ông Boshirov giải thích vì sao:

“Đây là thánh đường Gothic không chỉ nổi tiếng ở châu Âu mà trên toàn thế giới, có tháp cao 123 mét, có chiếc đồng hồ rất nổi tiếng.”

Trong cuộc phỏng vấn video hơn 20 phút được phát trên đài truyền hình RT của Nga, hai người đàn ông tỏ ra hồi hộp, theo báo Anh.

Ngạc nhiên về tình yêu Salisbury

Nhưng câu chuyện của họ, được chính quyền Nga quảng bá rộng rãi để bác bỏ cáo buộc phía Anh đưa ra, cũng đặt ra không ít câu hỏi.

Một số tờ báo tiếng Anh và trang mạng xã hội cũng tỏ ra ngạc nhiên về tình yêu đặc biệt của là hai người đàn ông sống ở ngoại ô Moscow với một thành phố Anh.

Cả hai nói họ chỉ đến Salisbury mà không thăm bất cứ nơi nào ở Anh.

Theo BBC News thì lịch trình chuyến thăm ngắn ngủi là như sau:

Họ bay tới sân bay Gatwick vào 15:00 ngày Thứ Sáu 02/03/2018, rồi đi tàu về khách sạn ở London.

Ngày hôm sau, cả hai đi ngay đến Salisbury bằng xe lửa lần đầu, ở lại từ 14:25 đến 16:11, theo CCTV của Anh, rồi lên tàu về London.

Ngày hôm sau, Chủ Nhật 04/03, họ lại đi xe lửa tới Salisbury và xuống bến tàu lúc 11:48.

CCTV cho thấy khoảng 11:58 họ đến gần căn nhà của cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.

Sau đó, theo lời kể của chính hai ông Alexander Petrov và Ruslan Boshirov, họ vào thăm Thánh đường Salisbury.

Vào lúc 13:50 cùng ngày họ đã có mặt ở ga xe lửa để quay về London, rồi ra sân bay để về Nga chuyến chập tối.

Chuyến về, họ bay bằng hàng không Aeroflot từ Heathrow, chứ không phải từ phi trường Gatwick như lúc bay đến.

Hai người cũng giải thích trên truyền hình rằng dù họ hâm mộ Salisbury từ bé, nhờ đọc về nó trong sách, họ đã cắt ngắn chuyến thăm “vì thời tiết xấu”.

Chuyện hai người đàn ông Nga “ngại đi bộ trời tuyết” dù đã bỏ tiền bay từ Moscow tới Anh thăm nơi yêu thích đang là đề tài đàm tiếu trên mạng xã hội.

Alexander Petrov và Ruslan Boshirov không trả lời câu hỏi của RT họ có là đôi đồng tính nam hay không mà luôn đi cạnh nhau khi sang Anh Quốc.

Anh Quốc không thể dẫn độ hai người này, chính thức bị cho là nghi phạm sát nhân bất thành, vì Nga không bao giờ trục xuất công dân của họ.

Tuy thế, nếu hai ông Alexander Petrov và Ruslan Boshirov sang châu Âu, họ có thể bị bắt và trao nộp cho Anh.

Hôm 4/03, ông Sergei Skripal và con gái Yulia từ Moscow sang thăm ông phải nhập viện sau khi dính chất độc thần kinh Novichok.

Họ được phát hiện đã gục xuống ở ghế tại công viên thành phố Salisbury.

Chính phủ Anh tuyên bố Nga đứng sau vụ đầu độc.

Hai người trong nhà Skripal đã bình phục nhưng hai người Anh, Charlie Rowley và Dawn Sturgess, bị ngất vì dính chất Novichok trong nhà riêng ở Amesbury, gần Salisbury.

Bà Dawn Sturgess đã chết sau đó.

Thứ trưởng Ben Wallace chuyên về an ninh nói trên kênh BBC Radio 4 hôm 06/09/2018 rằng “chung cuộc thì Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công tại Salisbury” bằng chất độc thần kinh Novichok.

Chính quyền Nga đã bác bỏ hoàn toàn chuyện này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45524135

 

Anh: Ai mở trường

và vì sao không cần sách giáo khoa?

Nhân ngày khai giảng năm học mới ở Việt Nam đầu tháng 9, tân đại sứ Anh có bài blog bằng tiếng Việt ‘Nền giáo dục Anh dành cho tất cả mọi người’.

Cụ thể, ông Gareth Ward giới thiệu hệ thống giáo dục Anh Quốc và ngỏ lời mời tới mọi công dân trẻ tuổi của Việt Nam.

‘Giáo dục VN thất bại vì tư duy tiểu nông, bóc ngắn cắn dài’

Tiếng Việt thời ‘Công nghệ giáo dục’

Ưu tiên điểm thi đến mấy đời con cháu

Giáo dục Việt Nam thời ‘Buôn chữ Bán sách’

Nhưng ở chính nước Anh, việc tổ chức trường học ra sao và lý do gì khiến việc dùng sách giáo khoa ngày càng giảm đi, BBC tìm hiểu cho các bạn ở đây:

Ai được mở trường và dạy từ cấp tiểu học?

Theo luật pháp Anh Quốc, cha mẹ, giáo viên, doanh nghiệp, hội đoàn tôn giáo và cả các hội từ thiện đều có quyền mở trường học.

Anh Quốc định nghĩa bất cứ cơ sở giáo dục nào dạy nhiều hơn 5 học sinh ở độ tuổi 5-16 tuổi, với giờ học toàn phần (full-time) đều phải xin quy chế trường học.

Nhưng trên thực tế, một trường tiểu học thường có ít nhất 300 học sinh, nên tiêu chuẩn mở trường cần có mặt bằng nhà cửa ổn định và ngân khoản lâu dài và vai trò của chính quyền là rất quan trọng.

Nhà nước đảm bảo trường công dạy miễn phí cho mọi trẻ em 5-16 tuổi.

Nhưng các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có quyền tự xin giấy phép mở trường và quyết định chương trình học, thời khóa biểu riêng.

Bộ Giáo dục Anh sẽ chỉ định ra tiêu chuẩn giảng dạy và Thanh tra Giáo dục (Ofsted) kiểm tra, đánh giá các trường định kỳ.

Tất nhiên, các kỳ thi quốc gia như GCSE, A-level, IB (tú tài quốc tế) thì chung cho cả trường công và trường tư.

Anh Quốc có các loại trường gì?

Trường công (state school): đây là trường do chính phủ trả tiền nuôi giáo viên, nhưng chương trình học lại do các hội đồng địa phương kiểm soát.

Giáo viên trường công cũng được hưởng chế độ hưu trí và lương như công chức của các hội đồng địa phương (council) trên toàn nước Anh.

Thời khóa biểu và cách phân bổ nguồn tài chính, tái đầu tư là tùy từng ‘council’ nên mỗi quận ở Anh có thể có ngày khai giảng và nghỉ hè, nghỉ đông khác nhau.

Một loại trường công khác ít hơn về con số là grammar school (trường chuyên cấp 2), có truyền thống hàng trăm năm.

Lấy tên từ các trường từ thời Trung Cổ vốn đều dạy ngữ pháp La tinh (Latin grammar), đây là loại trường công miễn phí nhưng không phổ cập cho tất cả.

Để vào một trong hơn 200 trường grammar ở Anh và Bắc Ireland (trên tổng số 3000 trường trung học), học sinh hết tiểu học phải dự kỳ thi tuyển 11+.

Trên cả Liên hiệp Vương quốc Anh có 10 nghìn trường công ở cả cấp tiểu học và trung học, tính đến 2017.

Trường tự quản (free school):

Gần đây, làn sóng yêu cầu tính linh hoạt hơn trong giảng dạy thúc đẩy nhiều cha mẹ và các hội đoàn ở Anh đòi mở trường ‘tự quản’.

Tiếng Anh gọi đây là ‘free school’, vừa có nghĩa là tự do hơn về cơ chế giảng dạy, vừa miễn phí.

Khác các trường tư thu phí, trường tự quản là hoạt động giáo dục bất vụ lợi.

Sau khi trường đã ra đời và tự bầu ra hội đồng quản trị (trust) thì chính phủ Anh có nghĩa vụ cung cấp ngân sách.

Nhưng vì đây là tiền cấp thẳng của Bộ Giáo dục nên các hội đồng địa phương không liên quan gì và không được can thiệp vào giảng dạy.

Việc thuê tuyển giáo viên, tiêu chí học tập là hoàn toàn do trường quyết định.

Cũng cần giải thích rằng truyền thống yêu tự do học thuật và giáo dục ở Anh có từ rất lâu.

Các đại học lâu đời như Oxford, Cambridge cũng đều ra đời từng các lớp dạy học nhỏ của tăng lữ, quý tộc, gọi là ‘hall’, sau tiến lên thành college.

Tự dạy cho con ở nhà (home schooling):

Ngày nay, Anh vẫn có nhiều phụ huynh phản đối việc chính quyền can thiệp vào giáo dục và chọn cách dạy học cho con ở nhà (home schooling).

Mốt này đang phát triển và theo BBC News thì trong năm học 2016-17, có chừng 48 nghìn trẻ em Anh học ở nhà, tăng lên từ con số 34 nghìn của năm học trước.

Bộ Giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cha mẹ trong việc dạy con tại nhà và có hướng dẫn để họ tìm tư vấn tại đây.

Đọc thêm về:Giáo dục tại nhà qua ví dụ nước Anh

Một số đại học cũng đang dùng uy tín lâu đời để mở trường trung học và tiểu học dạng free school.

Gọi là ‘university technical college‘ các trường cấp 2 này chuẩn bị cho học sinh lên cấp đại học.

Nhỏ nhất trong nhóm free school là ‘trường dự án’ (studio school), cấp trung học, gắn với ngành nghề cụ thể, cách học dựa trên dự án (project-based learning).

Lấy cảm hứng từ các xưởng thợ châu Âu thời Phục Hưng, studio school có thể chuyên về kiến trúc, tạo hình, âm nhạc, công nghệ kỹ thuật số, và có môi trường gần như công xưởng, văn phòng, studio thiết kế.

Trường đạo (faith school):

Các giáo hội ở Anh theo truyền thống đều đã có trường học theo tiêu chuẩn luân lý, đạo đức của họ.

Nhiều nhất là trường Anh giáo (Church of England – CoE), Công giáo La Mã (Roman-Catholic), Do Thái giáo, và gần đây có cả Hồi giáo.

Gọi là trường theo tín ngưỡng (faith school), nhưng ngoài phần cầu nguyện, học luân lý, tôn giáo, các bộ môn học khác vẫn do Bộ Giáo dục quyết định.

Đã có trường hợp trường bị phạt vì vi phạm chính sách.

Ngoài ra, có điều mà người Việt Nam có thể cho là lạ, là các faith school cũng nhận trẻ em theo đạo khác để mở rộng tính bao dung, hiểu biết về tôn giáo.

Bởi vậy, việc nhận một vài phần trăm trẻ em Hồi giáo, Ấn giáo và đạo Sikh vào trường Công giáo La Mã hay Anh giáo là rất bình thường.

Các em theo đạo khác không phải tham gia giờ cầu nguyện chung nhưng phần học còn lại thì hoàn toàn giống với đa số các bạn.

Trường theo dạng học viện (academy):

Đây là dạng trường tư hoạt động theo quy chế từ thiện, không được thu phí, và theo giáo trình độc lập.

Một số trường công bình thường hoặc grammar school được đổi thành academy, theo chính sách từ thời Thủ tướng Tony Blair (2002), tăng tính tự chủ cho trường.

Tuy nhiên đến nay, theo báo The Guardian (07/2018), cuộc thử nghiệm nhằm lập ra vài trăm academy trên toàn xứ Anh (England) đang gặp vấn đề.

Một số hội phụ huynh học sinh chống lại việc academy có quyền tự chủ tài chính đã chỉ bỏ tiền thuê hiệu trưởng lương cao mà bỏ bê quyền lợi học sinh, giáo viên.

Các trường tư(private school):

Trường tư khác với trường công ở chỗ học sinh phải đóng học phí nhưng đổi lại thì trường hoàn toàn tự chủ về tài chính, cách học, cách dạy.

Trường tư nội trú (boarding school) nuôi ăn ở cả tuần, hiện thu phí từ 14-34 nghìn bảng Anh một năm, dành cho giới nhà giàu ở Anh.

Gần đây, các trường này cũng thu hút ngày càng nhiều con cái giới có tiền ở Trung Quốc, châu Á và Trung Đông.

Một số trường nổi tiếng như Eton, Harrow, Bedford, Charterhouse đều có lịch sử hàng trăm năm.

Giống như trường grammar, các boarding school cũng chia theo giới tính thành trường nữ, trường nam hoặc pha trộn (co-ed boarding school).

Trường tư cũng có loại bán trú (private day boarding), nơi học sinh đến học nhưng tối thì về nhà, giá tất nhiên là rẻ hơn nội trú.

Có chừng 7% số học sinh ở Anh học các tường tư thu học phí.

Dạy học thu phí còn là một ngành kinh tế lớn của Anh, đã đóng góp vào GPD chừng 9,5 tỷ bảng năm 2014, theo Oxford Economics.

Điều thú vị là một báo cáo của chính phủ đã nêu ra con số này để nói rằng “tiền các trường tư đóng góp cho kinh tế nhiều hơn thành phố Liverpool và đài BBC”.

Rất ít dùng cần sách giáo khoa

Điều khiến Anh khác biệt với thế giới là trường công không bắt buộc dùng sách giáo khoa (textbooks).

Nói chính xác hơn thì tính đến giai đoạn 2013-15, chỉ 8-10% học sinh cấp 2 ở Anh đôi khi được giáo viên dùng sách giáo khoa toán lý hóa như hướng dẫn (guide).

Sách giáo khoa từng có mặt trong trường học Anh ở dạng ‘tài liệu tham khảo’ nhưng đã trở nên lỗi mốt và số lượng bán ra giảm đi.

Cách học thuộc lòng, học sinh ghi chép từ bảng đen phấn trắng có từ thời Victoria (Thế kỷ 19), và nghe nói vẫn còn ở Ấn Độ nhưng không còn ở Anh.

Không có sách giáo khoa thì học sinh Anh dùng gì?

Các trường, căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cả nước thỏa thuận với Bộ Giáo dục, tự soạn các dạng ‘e-reader’ hoặc cấp iPad cho học sinh.

Trong chương trình chung, học sinh Anh dựa vào các nhóm đề tài, gọi là Key Stage, có các nội dung học, tên sách đọc trên mạng Resources.

Giáo viên thì dùng Teacher Resources và học sinh dùng worksheet để làm bài.

Trong lớp học đôi khi học sinh và giáo viên cũng cần in nội dung ra giấy nhưng đa số tài liệu chỉ có ở dạng digital.

Thầy cô chấm điểm cho học sinh cũng qua iPad, hoặc laptop.

Điều này không có nghĩa là khối lượng sách cần đọc cho học sinh Anh là nhỏ.

Các cấp đều có danh sách sách cần đọc (reading list) rất phong phú, nhất là môn tiếng Anh, các môn lịch sử, địa lý.

Ví dụ, các tiểu thuyết, truyện ngắn của Jack London, Jane Eyre mà Việt Nam dịch cho người lớn thì ở Anh học sinh lớp 7 đã đọc.

Nhưng gần như mọi sách đọc và sách làm bài tập đều có ở thư viện trường.

Chúng ta nên nhớ luật ở Anh ghi rõ trường công là trường dạy miễn phí nên trường không thể bắt buộc cha mẹ học sinh bỏ tiền ra mua sách giáo khoa.

Hiệu sách vẫn bán sách nếu ai cần mua thêm khi chọn đi sâu vào chủ đề môn học.

Tất nhiên, sách giáo khoa ở Anh vẫn, nhất là các loại cho năm cuối cấp hai, chuẩn bị cho các kỳ thi.

Sách bán công khai khắp nơi nhưng việc mua và dùng là không bắt buộc và mọi nội dung cho kỳ khi GCSE đều có trên mạng miễn phí.

Khoa học không phải là một tập hợp các số liệu, công thức mà là phương pháp đi đến các số liệu, tìm đến sự thật và điều chỉnh làm mới các ý tưởng liên quanBà Katherin Mathieson

Từ 2015-17 có cuộc tranh luận ở Anh nói liệu có cần đem sách giáo khoa trở lại lớp học hay là không.

Hồi đó, Bộ trưởng Giáo dục Lizz Truss (sinh năm 1975) muốn học sinh Anh dùng lại sách giáo khoa toán như ở Đức, Hàn Quốc.

Nhưng ý kiến của bà Truss bị chính bà Katherine Mathieson, chủ tịch Hội Khoa học Anh (British Science Association) bác bỏ.

Bà Mathieson ví dạy học như đá bóng – không ai đọc sách giáo khoa để biết cách đá bóng ra sao, mà cứ chạy ra sân, vừa học vừa đá.

Bà không chấp nhận kiểu học thuộc lòng các con số và công thức ghi trong sách, mà muốn tiếp tục mô hình dạy các môn khoa học ngay trong phòng thí nghiệm.

Vì thế, sách giáo vẫn khó quay lại ‘tràn ngập’ lớp học Anh.

Theo một điều tra dư luận gần đây của YouGov (09/2017) thì chỉ có 8% giáo viên ở Anh đồng ý là họ sẽ cố gắng đưa sách giáo khoa vào lớp tính đến năm 2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45514193

 

Pháp nhìn nhận tội ác thời chiến tranh Algeri

Thanh Hà

Với những nạn nhân của chiến tranh Algeri (1954-1962) cả phía Pháp lẫn Algeri, 13/09/2018là một ngày lịch sử. Sau nhiều tháng cân nhắc, tổng thống Emmanuel Macron nhân danh Cộng Hòa Pháp nhìn nhận trách nhiệm của Nhà nước trong vụ tra tấn đã được “hợp thức hóa”, dẫn đến cái chết của nhà toán học Maurice Audin cách nay 61 năm.

Các nhà sử học nói tới một quyết định “lịch sử”, chấm dứt thời gian dài, Nhà nước Pháp chối bỏ sự thật.

Năm 1957 Maurice Audin, 25 tuổi, một tiếng nói đấu tranh đòi độc lập cho Algeri bị bắt tại Alger. Ông bị lính Pháp tran tấn và vĩnh viễn mất tích, để lại một vợ ba con. Theo các tài liệu chính thức, nhà toán học trẻ tuổi này đã chết khi vượt ngục.

Năm 2014, tổng thống François Hollande đã chính thức bác bỏ giả thuyết này. Người kế nhiệm của ông, hôm qua, còn đi xa hơn khi chính thức nhìn nhận, tháng 6 năm 1957, nhà toán học Maurice Audin đã “bị những người lính ập vào nhà bắt đi, bị tra tấn rồi bị sát hại hoặc bị tra tấn đến chết“. Qua đó nguyên thủ Pháp nhìn nhận trách nhiệm của các quân nhân Pháp trong cái chết của Audin. Nhưng quyết định của điện Elysée có ý nghĩa vượt lên trên hồ sơ Maurice Audin.

Là vị tổng thống Pháp đầu tiên sinh ra nhiều năm sau khi chiến tranh Algeri đã kết thúc, ông Macron với tuyên bố này xác nhận các vụ tra tấn không chỉ là một trường hợp riêng lẻ mà là một biện pháp “có hệ thống“. Tổng thống Pháp còn đi xa hơn nữa với quyết định cho mở lại những tài liệu được lưu giữ để “làm sáng tỏ tất cả những vụ mất tích” trong thời kỳ chiến tranh.

Nhiều nhà sử học nhắc lại trong những năm 1960, 1970, Pháp đã thông qua một loạt các bộ luật ân xá về tội ác chiến tranh Algeri. Quốc gia Bắc Phi này luôn là một chủ đề nhậy cảm đối với Paris, đến nỗi mà phải đợi tới năm 1990, thủ tướng Michel Rocard mới là quan chức cao cấp đầu tiên sử dụng cụm từ “chiến tranh Algeri” thay vì “biến cố Algeri” như những người tiền nhiệm.

Chiến tranh Algeri đã khép lại năm 1962 nhưng phải đợi đến hơn nửa thế kỷ sau, Paris mới “dám nhìn thẳng vào sự thật” về một giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời gian thời kỳ 1957 khi nổ ra trận đánh Alger.

Trước đó một năm, Quốc Hội Pháp thông qua một đạo luật cho phép chính phủ toàn quyền tái lập trật tự tại vùng đất thuộc địa Algeri. Với đạo luật này, quân đội và cảnh sát được rộng quyền hành động, trấn áp mọi tiếng nói đòi độc lập cho Algeri.

Việc tổng thống Macron nhìn nhận trách nhiệm của Nhà nước Pháp về các hành vi tra tấn ở Algeri mang ý nghĩa quan trọng như việc cựu tổng thống Jacques Chirac năm 1995 đã can đảm nhìn nhận Pháp dưới chế độ Vichy đã tiếp tay với Đức Quốc Xã trong đợt bố ráp người Do Thái Vel d’Hiv diễn ra trong hai ngày 16 và 17/07/1942. Hơn 13 ngàn người bị đưa vào các trại tập trung của Đức Quốc Xã.

Phải mất hơn 50 năm từ sau đợt bố ráp người Do Thái, nước Pháp mới nhìn nhận trách nhiệm. Trong trường hợp của nhà toán học Maurice Audin, 61 năm là thời gian cần thiết để nước Pháp nhìn thẳng vào sự thật.

Trong cả hai trường hợp này, các ông Chirac và Macron đều phủ nhận những luận điểm chính thức của Nhà nước Pháp để làm sáng tỏ sự thật lịch sử. Dù muộn màng, nhưng chính sự can đảm đó khiến Paris luôn có trọng lượng khi lên tiếng về nhân quyền.

http://vi.rfi.fr/phap/20180914-phap-nhin-nhan-toi-ac-thoi-chien-tranh-algeri

 

Syria : Quân đội Syria đánh thử vào Idlib

Tú Anh

Trong nỗ lực ngăn chận Damas tổng tấn công vào thành trì cuối cùng của đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, thứ hai tới, tổng thống Erdogan sẽ bay sang Sotchi gặp đồng nhiệm Putin. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng cường các công sự chiến đấu ở bên trong tỉnh Idlib.

Trong khi Ankara gia tăng các cuộc tiếp xúc với Matxcơva để « ổn định » tình hình tại Idlib, quân đội Syria và đồng minh Nga, Iran mở một loạt tấn công dữ dội vào vị trí phòng thủ ở phía nam của phe nổi dậy và thánh chiến.

Từ Beyrouth, thống tín viên Paul Khalifeh tường thuật :

“Đã ba ngày liên tiếp, máy bay Nga và Syria ngưng oanh kích trong tỉnh Idlib, phần lớn do quân thánh chiến của nhóm Hayat Tahrir al-Cham, trước đây là cánh tay nối dài của al-Qaida tại Syria.

Nhân tình trạng lắng dịu này, ba nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tìm một giải pháp thương lượng hầu tránh cho thành trì cuối cùng của phe nổi dậy và thánh chiến ở đông bắc Syria không bị quân đội Damas tổng tấn công.

Tuy trên không vắng bóng oanh tạc cơ, nhưng đại bác tiếp tục nã pháo. Và trong ngày thứ Năm 13/9, quân đội Syria đã mở một cuộc tấn công trên bộ vào vị trí của đối phương trên một mặt trận nằm giữa tỉnh Hamas và Idlib. Lực lượng mang tên « Mãnh hổ » của tướng Souhail-al-Hassan xung phong vào nhiều đồn lũy của phe nổi dậy sau khi trút xuống một trận mưa pháo và rốc-kết đủ loại, theo xác nhận từ các nguồn tin quân sự của Syria cũng như độc lập.

Giới chuyên gia quân sự tại Liban nghĩ rằng Damas chưa mở cuộc tổng tấn công mà chỉ mới đánh thử. Tuy nhiên, các trận đánh này đã gây thiệt hại nặng cho cả đôi bên. Trong số chiến binh thánh chiến tử trận có một thủ lĩnh khét tiếng là Abou Omar al-Dimasqui.”

Hôm nay, 14/09/2018, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đến Berlin. Trước khi tiếp đồng nhiệm Nga, ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố : Berlin sẵn sàng tham gia tái thiết Syria như yêu cầu của tổng thống Nga Putin. Tuy nhiên, ông Heiko Maas khuyến cáo là không để xảy ra trận Idlib mà thiệt hại cho thường dân sẽ vô cùng thảm khốc.

Theo AFP, người dân Idlib, dự định biểu tình chống cuộc tấn công của Damas trong ngày thứ sáu sau lễ cầu nguyện hàng tuần.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180914-syria-quan-doi-syria-danh-thu-vao-idlib

Palestine – Israel: Hòa ước Oslo chết lâm sàng

Ngày 13/09/2018 đánh dấu đúng 25 năm ngày ký kết hòa ước Oslo, Na Uy. Sự kiện từng hy vọng mang lại hòa bình cho vùng Cận Đông, nhất là giữa hai nước Israel và Palestine. Báo Le Figaro, nhân sự kiện này có bài nhận định đề tựa « tiến trình Oslo trong trạng thái chết lâm sàng ».

Thực trạng hiện nay của hòa ước Oslo ra sao ?

Đầu tiên hết, tờ báo nhắc lại ngày 13/09/1993, sau sáu tháng vận động ngoại giao bí mật, Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (OLP) ký kết hòa ước Oslo. Hai mươi lăm năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Yasser Arafat (Palestine) và Yitzhak Rabin (lãnh đạo Israel), tiến trình tái lập hòa bình dài đằng đẵng này đang bị phân rã.

Thứ Năm 13/09/2018, không một bên nào, cả Israel lẫn Palestine, nghĩ đến việc kỷ niệm sự kiện này. Hơn bao giờ hết, hòa bình chỉ là một sự ảo tưởng và ý tưởng về hai Nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại cạnh nhau đang ngày càng lụi tàn ngay trong suy nghĩ của những người ủng hộ trung thành.

Những ngày phấn khởi đó, giờ chỉ còn lại việc quân đội Israel rút ra khỏi một số lĩnh vực trên lãnh thổ Palestine và việc OLP – vào thời đó là đại diện duy nhất – thừa nhận quyền được tồn tại của Israel. Ngày nay cả hai phía – một bên do chính phủ thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu đại diện và bên kia là Nhà nước Palestine của tổng thống Mahmoud Abbas – vẫn còn ràng buộc với nhau qua các thỏa thuận kinh tế và hợp tác chống khủng bố. Bởi vì, nếu không có sự hợp tác này, sự ổn định tương đối có thể tan thành mảnh vụn.

Khi nhận định về thực trạng của hòa ước Oslo trên báo Jerusalem Post, nhà chính trị học Efraim Inbarcho rằng : « Tiến trình hòa bình Oslo đã không dẫn đến một sự tồn tại chung hòa bình giữa Israel và Palestine ». Tuy nhiên, ông cũng lại thấy ở đó có một điểm tích cực.

Ông viết : «Tuy tiến trình đó không thiết lập được một nền hòa bình và an ninh cho Israel, nhưng nó cũng làm cho Nhà nước Do Thái bớt được gánh nặng Palestine. Sự hiện diện của quân đội Israel có chừng mực ở Cisjordani chỉ làm cho một số ít người Palestine phải bận tâm ; an ninh của Israel mới là mục tiêu chính. Israel không còn phải chịu trách nhiệm về người Palestine và những người này thì họ đơn độc ». Đơn độc và bế tắc.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế tắc này ?

Từ nhiều năm qua, các cuộc thương lượng song phương đã bị ngưng trệ. Thủ tướng Israel, Benyamin Netanyahu, được công luận ủng hộ, kiên quyết đi theo đường lối cứng rắn. Lãnh đạo đất nước từ gần một thập niên nay, sau nhiệm kỳ đầu tiên 1996 – 1999, ông điều hành một chính phủ liên minh, trong đó nhiều tiếng nói quan trọng yêu cầu sáp nhập một phần lớn lãnh thổ Cisjordani. Những người đó công khai phản đối Nhà nước Palestine, đã lên tiếng mạnh mẽ đòi hủy bỏ hòa ước Oslo.

Phía bên kia, lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas ngày càng già, và chỉ có vai trò biểu tượng. Sau một loạt các thất bại, khả năng hành động của ông bị thu hẹp. Phe Hamas, hiện đang kiểm soát dải Gaza và luôn từ chối công nhận Israel, đã chỉ trích vai trò lãnh đạo của ông.

Các nỗ lực của ông thúc đẩy hòa giải giữa Cơ quan quyền lực Palestine và phe Hồi giáo cực đoan này không mang lại kết quả. Mahmood Abbas đành bám chặt vào hòa ước Oslo, do không có giải pháp thay thế nào, còn người dân phía Cisjordani nghi ngờ là các cuộc đàm phán có thể đi đến việc thành lập một Nhà nước có chủ quyền và đại bộ phận dân chúng không còn tin tưởng vào Cơ quan quyền lực Palestine nữa.

Donald Trump, « người đi chợ » cho Netanyahu ?

Trong sự trì trệ đó, sự tham gia ồn ào của Donald Trump vào hồ sơ Trung Đông đã làm đảo lộn các thói quen ngoại giao. Việc công nhận Jerusalem như là thủ đô của Israel và di dời tòa đại sứ Mỹ về thành phố thánh này hồi tháng 5/2018, đã phá vỡ mọi điều cấm kỵ.

« Cú va đập thế kỷ » này, theo nhận định của ông Mahmoud Abbas, còn làm gia tăng thái độ kiên quyết từ chối trở lại bàn đàm phán của người dân Palestine. Mặc dù tổng thống Mỹ tìm cách o ép, nhưng ông cũng bắt đầu nhìn nhận rằng đúc kết được một thỏa thuận Israel và Palestine có thể là công việc khó nhất.

Chính sách trừng phạt tài chính và chính trị của Donald Trump được thể hiện qua việc ngưng hỗ trợ cho người tị nạn và cho các bệnh viện Palestine ở Jerusalem và mới đây nhất, hôm thứ Hai 10/9 là thông báo đóng cửa văn phòng Tổ chức Giải phóng Palestine ở Washington, bên tham gia ký kết hòa ước Oslo.

Nguyên thủ Mỹ, vốn chẳng cho biết kế hoạch của ông để tái khởi động đối thoại, cam kết một thỏa thuận ngoại giao « sau cùng ». Ông Husam Zomlot, cựu đại diện của OLP tại Hoa Kỳ giận dữ chỉ trích, xem các sáng kiến của Mỹ chẳng khác gì một « danh sách các món hàng đi chợ cần mua » của thủ tướng Isarel Netanyahu.

Ông Nabil Shaat, một cựu nhà đàm phán hòa ước Oslo cho rằng các quan điểm của tổng thống Mỹ là « cuồng tưởng » về quy chế Jerusalem, các vấn đề người tị nạn cũng như là việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập.

Ông viết : « Tôi từng ủng hộ ý tưởng một Nhà nước cấm phân biệt đối xử. Người Do Thái, người Ả Rập, người Công giáo chung sống hòa bình mà không có sự phân biệt. Tôi đã viết điều này vào năm 1969, nhưng Israel khi đó lại không muốn. Năm 1973, tôi đi theo ý tưởng có hai Nhà nước trên cơ sở đường biên giới 1967. Ý tưởng đó thực tế hơn, có thể trụ được và chấp nhận được. Tôi sẽ không thay đổi ý kiến ».

Bất chấp hòa ước, xung đột vẫn dai dẳng từ 25 năm qua ?

Do không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa người Palestine và Israel, dự án này bị trì hoãn vô hạn. Tại Israel, theo một thăm dò do Israel Democracy Institut và đại học Tel-Aviv thực hiện hồi tháng Tám, 47% số người được hỏi ủng hộ giải pháp có hai Nhà nước và 46% chống. Cùng lúc, lại có tới 86% người Israel cho rằng ít hoặc rất ít khả năng đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột trong 12 tháng tới.

Tuy được cộng đồng quốc tế mong muốn, giải pháp thành lập một Nhà nước Palestine lại không được nêu rõ ràng trong hòa ước Oslo, vốn được coi là một văn bản tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính việc không nói đến Nhà nước Palestine là một trong những điểm yếu kém của thỏa thuận này và văn bản đã trở nên vô dụng sau một giai đoạn hứng khởi ngắn ngủi.

Bởi vì nhiều sự cố nghiêm trọng đã nhanh chóng xẩy ra. Vụ một người Do Thái cực đoan ám sát thủ tướng Israel Yizhak Rabin, hồi tháng 11/1995, rồi chiến tranh ném đá intifada lần thứ hai khởi phát hồi tháng 09/2000, sau thất bại của thượng đỉnh Camp David, đã làm dấy lên bạo lực và khủng bố, đầu độc một tiến trình vốn không được khởi động một cách tốt đẹp.

Đối với cánh hữu Israel đang lên như diều gặp gió, thỏa thuận Oslo chứa đựng mầm mống chiến tranh ném đá lần thứ hai và bạo lực hiện đang diễn ra. Khoảng 1600 người Israel, đa phần là thường dân, bị thiệt mạng và hàng hàng người bị thương trong các vụ tấn công khủng bố và các vụ bắn rốc-két của phía Palestine từ năm 1993, là bằng chứng của sự thất bại này.

Vẫn theo phe này, công thức « đánh đổi đất để có an ninh » của cố thủ tướng Yitzhak Rabin không mang lại kết quả. Tuy ít đẫm máu hơn so với các cuộc xung đột gây tang tóc trong toàn khu vực, sự đối đầu này cũng đã làm hàng ngàn người Palestine thiệt mạng. Hơn 3.200 người trong số này đã bị giết trong giai đoạn từ 01/2009 đến 04/2018.

Tương lai bất định ?

Cùng thời gian này, các khu định cư của người Do Thái được xây dựng liên tiếp ở Cisjordanie, trên phần đất mà người Palestine coi là một bộ phận không thể tách rời của Nhà nước Palestine trong tương lai. Theo số liệu của tổ chức « Hòa Bình ngay bây giờ », một tổ chức phi chính phủ của Israel chống thực dân hóa, vào năm 1993, khi chủ tịch Palestine Yasser Arafat và thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bắt tay nhau tại Nhà Trắng, có hơn 116 ngàn người Israel sinh sống ở Cisjordanie và dải Gaza. Giờ đây, hơn 600 ngàn người Israel cùng tồn tại với 3 triệu người Palestine ở Cisjordanie và ở Đông Jérusalem, vì họ phải sơ tán khỏi Gaza.

Phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan giờ đây kêu gọi sáp nhập vùng C ở Cisjordanie, nơi có 350 ngàn người Do Thái định cư – hoặc thậm chí toàn bộ Cisjordani, nơi « dung thân » của Cơ quan quyền lực Palestine. Đối với chính quyền Palestine, việc giữ nguyên trạng vùng này là giải pháp đỡ tồi tệ nhất.

Viện trợ tài chính của cộng đồng quốc tế là nguồn tạo ra việc làm và tạo ra một sự phồn thịnh tương đối về kinh tế. Thế nhưng, Donald Trump lại muốn xóa bỏ tình trạng này nếu như ông Mahmoud Abbas không chấp nhận các đòi hỏi của tổng thống Mỹ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180914-palestine-israel-hoa-uoc-oslo-qt

 

Nhật-Nga : Shinzo Abe bác đề nghị

ký hòa ước vô điều kiện của Putin

Tú Anh

Tokyo đón tiếp lạnh lùng lời kêu gọi của tổng thống Nga Putin ký « hòa ước chấm dứt chiến tranh vô điều kiện ». Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố « Nhật Bản muốn giải quyết trước hồ sơ quần đảo Kuril bị Hồng quân Liên xô đánh chiếm ngay khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc ».

Nhân diễn đàn kinh tế Vladivostok trong tuần, tổng thống Nga Putin đề nghị với thủ tướng Nhật là hai nước nên ký một hiệp định chấm dứt chiến tranh ngay trong năm nay mà không đặt điều kiện tiên quyết.

Ngay lập tức, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga bác bỏ đề nghị của chủ nhân điện Kremlin : Tokyo tuân thủ một nguyên tắc đơn giản đó là chỉ ký một thỏa thuận hòa bình với Nga sau khi đạt được thảo thuận về chủ quyền ở quần đảo Kuril mà Nhật gọi là lãnh thổ phương bắc.

Trở về Tokyo, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 14/09/2018 cũng nhấn mạnh lập trường này. Ông cho biết sẽ gặp lại tổng thống Nga trong năm nay để thảo luận thêm về đề nghị ký hiệp định hòa bình nhưng « muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ » trước đã.

Theo AP, thủ tướng Nhật cho biết như trên trong cuộc họp của đảng Tự Do Dân Chủ. Trong dịp này, ông cũng gián tiếp thông báo ý định tiếp tục lãnh đạo đảng và chính phủ thêm một nhiệm kỳ nữa để hoàn tất kế hoạch tu chính Hiến Pháp theo xu hướng chủ hòa từ sau Thế Chiến Thứ Hai, cho thích ứng với tình hình mới trong khu vực và vai vế của Tokyo trên trường quốc tế. Đại hội đảng Tự Do Dân Chủ khai mạc vào ngày 20 tháng 09 này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180914-nhat-nga-shinzo-abe-hoa-uoc-putin-qt

 

Ngoại trưởng Trung Quốc

thăm Việt Nam và Philippines

Ông Vương Nghị, Ủy viên Quốc Vụ- Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, sẽ công du Việt Nam và Philippines từ ngày 15 đến 18 tháng 9 này.

Mạng Hoàn Cầu Thời Báo, bản tiếng Anh của Cơ Quan Ngôn Luận Đảng Cộng Sản Trung Quốc, loan tin cho biết mục tiêu chuyến đi nhằm giải quyết tình hình tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông và tìm kiếm ổn định cho khu vực này.

Theo kế hoạch tại Việt Nam, ông Vương Nghị sẽ cùng chủ trì vòng họp thứ 11 Ủy ban Chỉ Đạo Hợp tác Việt- Trung. Vòng họp này được phát ngôn nhân Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho là nhằm tăng cường thêm nữa động lực ngoại giao tích cực giữa hai phía.

Chuyến làm việc tại Việt Nam và Philippines lần này của ông Vương Nghị còn được nói để triển khai đồng thuận mà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines đạt được; cũng như tăng cường phối hợp giữa Trung Quốc với các nước thuộc Khối ASEAN.

Manila được giao nhiệm vụ là quốc gia điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc từ tháng 8 năm nay đến năm 2021.

Trung Quốc là nước hiện tuyên bố chủ quyền chừng 90% Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra. Đường này thường được gọi là đường lưỡi bò và bị Manila kiện ra Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ở La Haye. Vào tháng 7 năm 2016, Tòa này tuyên bố đường đứt khúc 9 đoạn không có giá trị cả về pháp lý lẫn lịch sử; tuy nhiên Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa như thế.

Ngoài Trung Quốc và Đài Loan, còn có các nước khác tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Vào đầu tháng 8 vừa qua, tại cuộc họp cấp bộ trưởng ở Singapore, Trung Quốc và ASEAN đồng ý với văn bản dự thảo Bản Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông- CoC. Thỏa thuận về đàm phán CoC trong thời gian tới như thế đạt được sau một năm khung CoC được thông qua và sau 16 năm ký kết Tuyên Bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông- DoC.

Theo DOC, các bên phải giữ nguyên trạng tại khu vực biển tranh chấp; thế nhưng trong mấy năm qua, Trung Quốc là nước tiến hành xây lấp, lập nên những đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa những đảo đó. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lên án hành động đó của Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-fm-to-visit-vietnam-philippines-09142018094649.html

 

Hàn, Triều mở VP liên lạc ở phía bắc biên giới,

làm tăng hy vọng

Triều Tiên và Hàn Quốc hôm 14/9 mở một văn phòng liên lạc ở phía bắc của đường biên giới dày đặc quân đội giữa hai nước, thiết lập một kênh trao đổi thường trực như là một phần trong một loạt các nỗ lực nhằm chấm dứt sự đối đầu đã nhiều thập kỷ.

Các bước của Triều Tiên và Hàn Quốc để cải thiện quan hệ diễn ra song song với một nỗ lực của Hoa Kỳ và các đồng minh nhằm ép Triều Tiên từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Việc mở văn phòng liên lạc tại Kaesong (Khai Thành), bên trong Triều Tiên và ngay sát đường biên giới, diễn ra chỉ vài ngày trước khi lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự kiến tổ chức cuộc họp thứ ba của họ trong năm nay.

“Hai bên giờ đây có thể đi một bước dài tiến tới hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên thông qua thảo luận nhanh chóng và thẳng thắn về các vấn đề phát sinh từ quan hệ Triều-Hàn”, ông Ri Son Gwon, người đứng đầu đoàn Triều Tiên, nói tại lễ khai trương.

Triều Tiên và Hàn Quốc giờ đây sẽ có thể “thảo luận trực tiếp các vấn đề 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm”, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon phát biểu tại buổi lễ.

Phục vụ cho văn phòng sẽ là 20 nhân viên của mỗi bên. Phía Hàn Quốc đóng trên tầng hai và Triều Tiên ở tầng tư của tòa nhà bốn tầng.

Các quan chức cấp thứ trưởng sẽ đứng đầu các đội nhân viên của họ tại văn phòng và sẽ tham dự các cuộc họp hàng tuần, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết.

Văn phòng đặt tại khu công nghiệp Kaesong, tại đó trong khoảng một thập kỷ, các công ty Hàn Quốc đã điều hành các dây chuyền sản xuất với công nhân là người Triều Tiên làm việc tại khu công nghiệp.

Khu này đã bị đóng cửa kể từ tháng 2/2016 do căng thẳng trên bán đảo tăng vọt sau khi Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ tư.

Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Baik Tae-hyun, trong tuần này nói Hàn Quốc hy vọng văn phòng liên lạc cũng có thể giúp Hoa Kỳ và Triều Tiên trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa.

Hai ông Moon và Kim sẽ gặp nhau tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào tuần tới, người ta hy vọng họ có thể giúp chấm dứt sự bế tắc giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com/a/han-trieu-mo-vp-lien-lac-o-phia-bac-bien-gioi-lam-tang-hy-vong/4571554.html

 

Các đảng chính trị Thái Lan

được tái lập trước mùa bầu cử

Hôm 14/9, các đảng chính trị ở Thái Lan được phép tái lập tổ chức lần đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Việc tái lập hoạt động của của các đảng chính trị diễn ra trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào tháng 5 năm sau, tuy nhiên lệnh cấm họp mặt hoặc tụ họp hơn 5 người vẫn tồn tại, theo hãng tin Reuters.

Từ trước tới nay, chính phủ quân sự Thái đã nhiều lần hứa và liên tục trì hoãn tổng tuyển cử. Nhưng các sự kiện diễn ra trong tuần này, bao gồm cả chuẩn thuận của hoàng gia về việc bầu cử các nghị sĩ, là những dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy nền dân chủ sắp được chỉnh đốn.

Chính phủ Thái Land cho biết trong một tuyên bố được nêu trên Công báo Hoàng gia: “Các đảng chính trị sẽ được phép tiến hành các hoạt động quan trọng trước cuộc bầu cử.”

Chính phủ không nói rõ rằng lệnh cấm đối với các cuộc tụ tập công khai hơn năm người vẫn còn hiệu lực, nhưng cho biết rằng các đảng chính trị không thể vận động tranh cử.

Tuyên bố nêu: “Các đảng chính trị có thể tiếp xúc với các thành viên của họ trên mạng, nhưng không được đứng ra vận động.”

Quân đội Thái Lan đã lên nắm quyền tiếp theo sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của Thủ tướng Yingluck Shinawatra vào tháng 5/2014, lấy lý do phải chấm dứt các cuộc biểu tình đường phố, và cấm hoạt động chính trị dưới danh nghĩa vì hòa bình và trật tự.

https://www.voatiengviet.com/a/cac-damh-chinh-tri-thailan-duoc-tai-lap-truoc-mua-bau-cu/4571620.html