Vài lưu ý qua vụ kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh bị bắt

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vài lưu ý qua vụ kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh bị bắt

Lưu ý

Bài viết này giúp ích cho đồng bào trong nước biết khi người thân bị bọn côn an csvn băt giữ. BBT
9-9-2018
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh. Ảnh trên mạng
Vậy là Nguyễn Ngọc Ánh – anh chàng kỹ sư nuôi tôm ở Bến Tre đã phải ngồi tù. Đã có lệnh tạm giam chính thức, tức là đã có khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Lớp sau trưởng thành nhanh khủng khiếp. Vợ của Ánh chỉ mất đúng 1 ngày rơi vào khủng hoảng. Ngay hôm sau, cô đã trở lại bình thường và xác định sẽ thay chồng nuôi con, yên tâm chờ chồng “đi” vài năm.
Ánh, như nhiều người khác, đều ít được biết đến. Trong đợt bắt bớ này, rất nhiều người bình thường đã đi tù liên quan đến vấn đề chính trị. Sau 2/9, vẫn còn nhiều người mất tích.
Xin lưu ý với một số người thân của người mất tích liên quan đến chính trị như sau:
1. Khi bắt giữ người, công an (an ninh) thường giữ họ khoảng 24h rồi trả tự do – nếu chỉ là những “vấn đề” bình thường.
2. Khi thấy người nhà mình đã bị “mất tích” quá 24h thì việc đầu tiên phải làm là liên hệ với CAP nơi người đó có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú để thông báo mất tích. Trách nhiệm của CA nơi bắt giữ người luôn phải thông báo (và kiểm tra) cho CA nơi được đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú của đối tượng.
3. CA được tạm giữ 1 người (có lệnh tạm giữ – giao cho người bị tạm giữ và thông báo về CA nơi đăng ký tạm/thường trú) tối đa 9 ngày. Hết 9 ngày phải trả tự do hoặc phải có lệnh tạm giam. Theo luật, một lệnh tạm giam tối đa dài 4 tháng và được gia hạn tối đa 3 lần. Tức là 1 người có thể bị tạm giam lên tới 16 tháng.
4. Thời gian bị tạm giam để điều tra là thời gian mệt mỏi, căng thẳng nhất của người bị nạn vì không thể gặp bất cứ ai “phe mình” như luật sư hay người thân. Chỉ có phe nó. Lợi dụng luật để CA sẽ từ chối cho nạn nhân gặp luật sư hay người thân trong giai đoạn tạm giam. Trừ phi tạm giam quá lâu và đã kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn chờ xét xử sơ thẩm.
5. Sau sơ thẩm (và phúc thẩm nếu có) thì người thân sẽ được thăm gặp nạn nhân 1 lần 1 tháng. Mỗi lần không quá 60 phút. Có thể được gửi đồ 1 lần và gặp 1 lần. Nói chung khi đã có án và chuyển đi trại thi hành án rồi thì cứ yên tâm chung án thôi, không còn gì quá khó khăn, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
6. Không-bao-giờ có chuyện chạy án, lo lót bằng tiền trong án chính trị. Đứa nào mở mồm ra tiếp xúc với người thân nạn nhân vòi tiền hay vòi tình thì đều là lừa đảo. Án này không chạy chọt được. Quên nó đi.
7. Luật sư không giúp được gì nhiều cho nạn nhân vì hầu hết đều là án bỏ túi (án định sẵn từ trên cao). Luật sư chỉ có tác dụng lớn nhất là chứng kiến phiên toà ở vai trò như 1 nhân chứng khách quan và chuyển tải thông tin ra bên ngoài. Càng ngày càng ít số lượng luật sư dám cãi án chính trị vì sức ép. Làm luật sư kinh tế kiếm tiền dễ như bỡn.
8. Khi người thân bị bắt, an ninh điều tra luôn tìm mọi điểm yếu của người nhà để khai thác. Từ dụ dỗ, khai thác tới doạ nạt, mua chuộc thậm chí đánh đập để có được kết quả. Đừng bao giờ tin lời họ. Đó là công việc họ phải làm như vậy. Hãy để người đang trong tù tự trải qua mọi thử thách.
Dành cho những người sắp bị bắt:
Bài viết này dành cho những bạn mới, chưa có nhiều thời gian tìm hiểu về hệ thống công an – an ninh điều tra – toà án – nhà tù… của đảng cộng sản. Nó là một cỗ máy khổng lồ và rất tinh vi. Các bạn nhắm chơi được thì chơi. Dám chơi dám chịu.
Nguyễn Ngọc Ánh mà mình nêu ở đầu bài là một người như vậy. Anh ta ít được người khác biết đến nhưng lúc nào cũng đã sẵn sàng chung đủ khi gặp nạn và coi đó là một thứ bình thường sẽ đến. Và điều quan trọng là anh ấy đã “làm tâm lý” được cho vợ con để anh yên tâm “đi công tác”. Điều này rất quan trọng. Vì mình đã chứng kiến nhiều anh em “đi công tác” dài ngày mà không cho vợ con, người thân biết trước, làm cho người ở lại vất vả quá.
Dám làm dám chịu và người thân biết mình như vậy. Nếu được như vậy thì chơi thôi, sợ gì?
Quyết định tạm giam ông Nguyễn Ngọc Ánh. Nguồn: Hoàng Dũng
Quyết định tạm giam ông Nguyễn Ngọc Ánh. Nguồn: Hoàng Dũng