Tin khắp nơi – 07/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/09/2018

Vì sao chính quyền Trump

khó ‘hạ gục’ sách của Woodward?

Uy tín của Bod Woodward như là ‘nhà báo được tin tưởng nhất nước Mỹ’ sẽ khiến bộ máy của ông Trump khó lòng hạ nhục cuốn sách mới nhất của ông có tựa đề: ‘Nỗi sợ: Trump trong Tòa Bạch ốc’, các nhà phân tích cho biết.

Bên cạnh đó, bức tranh Nhà Trắng của ông Trump mà Woodward mô tả trong cuốn sách lại hoàn toàn giống những gì đã được đề cập trong các cuốn sách trước đây của Michael Wolff hồi tháng Giêng (Lửa và Thịnh nộ) và trong hồi ký một năm làm việc trong Nhà Trắng của cô Omarosa Manigault-Newman. Nó cũng hoàn toàn lặp lại những câu chuyện mà các phóng viên của các báo đài như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal và CNN cũng như gần tất cả các báo đài chính thống khác đã tường thuật.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đồng minh của ông đang tiến hành phản công lại cuốn sách mới nhất về chính quyền của ông của nhà báo kỳ cựu Bob Woodward – nhưng có điều Woodward không phải là Omarosa.

Trong ‘quả bom’ mới nhất này ném về phía Nhà Trắng có tựa đề: ‘Nỗi sợ: Trump trong Nhà Trắng’, Tổng thống Trump được mô tả là một kẻ ngu ngốc, dốt nát, dối trá và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ đến nỗi các phụ tá của ông đều tìm cách bất tuân mệnh lệnh của ông.

Danh tiếng lớn

Tuy nhiên, nỗ lực công kích tác giả Woodward sẽ không có tác dụng hoặc phản tác dụng vì danh tiếng và uy tín của Woodward, người từng góp phần phanh phui vụ tai tiếng Watergate dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Là một nhà báo từng hai lần đạt giải Pulitzer danh giá và đã viết những cuốn sách về các tổng thống Mỹ, kể cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, từ thời Nixon, không thể đơn giản mà phủ nhận Woodward như là một cây bút xoàng xĩnh hay là người muốn áp đặt quan điểm của mình lên công chúng, ông Howard Kurtz, một nhà phân tích và người dẫn chương trình của kênh Fox News, nhận định trong bài viết có tựa đề: ‘Trump công kích Woodward, nhưng phủ nhận cuốn sách của ông sẽ không có tác dụng’.

Để viết được cuốn sách về chính quyền của Tổng thống Donald Trump, ông Woodward đã bỏ ra hàng trăm giờ phỏng vấn có thu âm với các quan chức trong Nhà Trắng cũng như các nguồn tin khác bên cạnh các tài liệu nội bộ.

Ngay sau khi có tin về cuốn sách, ông Trump đã phản pháo trên tờ Daily Caller. Ông nói: “Đây chỉ là một cuốn sách tệ hại nữa. Ông ấy có rất nhiều vấn đề về uy tín.” Ông còn nói với các phóng viên rằng “cuốn sách này chả nghĩa lý gì cả. Đó là tác phẩm hư cấu… Ông ta cũng gặp vấn đề tương tự với các tổng thống khác.”

Các quan chức được dẫn lời trong cuốn sách đã phủ nhận là họ đã có những lời nói miệt thị như vậy về ông Trump.

Trên Twitter, ông Trump viết: “Cuốn sách của Woodward đã bị Tướng James Mattis [Bộ trưởng Quốc phòng] và Tướng John Kelly [Chánh văn phòng Nhà Trắng] phản bác và hạ uy tín. Những câu trích dẫn từ miệng hai người họ là gian dối – sự lường gạt công chúng. Những câu chuyện và những lời trích dẫn khác cũng vậy. Woodward là điệp viên của Đảng Dân chủ? Để ý thời gian ra sách xem?”

Tuy nhiên, theo ông Howard Kurtz, chụp mũ cho Bob Woodward là tay chân của Đảng Dân chủ đơn giản là không có sức thuyết phục. Ông ấy từng viết một cuốn sách gay gắt về chính quyền của Tổng thống Bill Clinton và hé lộ nhiều điều ít biết về cách bộ máy của Tổng thống Barack Obama xử lý các xung đột quân sự.

Ngoài ra, ông Trump còn nói ‘ông không hiểu tại sao các chính trị gia ở Washington không sửa đổi luật vu khống’. Tuy nhiên, theo tiền lệ ở Tối cao Pháp viện, một nhân vật tai to mặt lớn phải chứng minh được rằng bài báo của nhà báo không chỉ là sai sự thật mà còn nhà báo đó có ác ý hay không thèm quan tâm tới việc nó có đúng hay không. Vậy thì ‘ông Trump có thể sửa đổi lại như thế nào?’, ông Kurtz đặt vấn đề.

“Woodward không phải là người hoàn hảo. Những tác phẩm của ông lúc nào cũng gây tranh cãi. Lâu nay ông cũng bị chỉ trích là những người hợp tác với ông thường được mô tả một cách có thiện cảm hơn là những người không chịu hợp tác,” cây bút phân tích của Fox News viết.

Mặc dù ông John Kelly đã bác bỏ việc ông đã nói ông Trump là ‘tự tung tự tác’ và Nhà Trắng dưới sự lãnh đạo của ông là ‘Phố Điên’, mặc dù James Mattis, người được dẫn lời trong sách nói Trump chỉ có hiểu biết của học sinh lớp 5 hay lớp 6, đã gọi cuốn sách là ‘hư cấu’, và mặc dù cựu luật sư riêng của ông Trump, John Dowd, phủ nhận rằng ông đã khuyên ông Trump đừng ra khai chứng với ông Bob Mueller nếu không sẽ ‘mặc áo tù nhân màu cam’, Bob Woodward không phải là người ăn không nói có, theo Kurtz.

“Tôi đã quan sát Woodward rất gần và ông ấy không phịa chuyện. Các nguồn tin cho ông ấy có thể sai lệch, hoặc trí nhớ có thể thiếu sót, hoặc có mục đích chính trị gì đấy, nhưng ông ấy không viết chuyện hư cấu,” Howard Kurtz nhận định và cho biết việc các quan chức và cố vấn hàng đầu của ông Trump tìm cách ngăn cản ông đưa ra những quyết định mà họ cho là sai lầm hay việc họ kiềm chế ông Trump công kích cá nhân hay dọn dẹp đống lộn xộn sau khi ông Trump gây ra với những dòng tweet bốc đồng của mình ‘đã được kể lại trong vô số những bài báo’.

Không thù địch Trump

Điều đáng lưu ý nữa là ông Woodward không phải người thù địch với ông Trump. Ông đã từng lên tiếng rằng nhiều bản tin trên báo chí là không công bằng với Trump. Ông xuất hiện thường xuyên trên Đài Fox cũng như các kênh truyền hình khác để biện hộ cho ông. Ngay trong cuốn sách này, ông còn thuật lại lời của ông Kelly nói trong một cuộc họp rằng: “Báo chí đang chĩa mũi dùi vào ông ấy [Trump]. Họ muốn hủy hoại ông ấy, và tôi quyết tâm đứng mũi chịu sào, chịu lãnh đạn bắn và tên bay.”

Ngay cả chính ông Trump cũng từng viết trên Twitter năm năm trước: “Chỉ có Nhà Trắng của Obama mới thoát được sau khi công kích Bob Woodward.”

Trong khi đó, ông Nick Bryant, phóng viên thường trú New York của hãng truyền thông Anh BBC, nhận định rằng ông Woodward là ‘người có uy tín và chuẩn mực báo chí rất cao’ trong bài viết có tựa đề: “Làm sao mà tác động của vụ Woodward sẽ hủy hoại Trump?”

“Bob Woodward là người đặt chuẩn mực báo chí rất cao. Những bài tường thuật đi khắp nơi hỏi các nguồn tin của ông sau vụ đột nhập vào trụ sở của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ ở khu phức hợp Watergate hồi tháng 6 năm 1972 là một nguyên nhân chính khiến Tổng thống Richard Nixon bị rớt đài,” ông Bryant viết.

Theo lời nhà báo của BBC thì mặc dù những tác phẩm của Woodward thường gây sốt, ông hoàn toàn trái ngược với kiểu người giật gân câu khách. Ông làm việc rất chăm chỉ, khắt khe và rất khó tính với những thông tin ông tiếp nhận và là người rất có đạo đức nghề nghiệp. Những tác phẩm của ông không chỉ có những thông tin gây sốc mà còn những công việc nghiêm túc của chính quyền. “Một trong những nguyên nhân khiến ông được coi trọng như vậy là vì ông viết về những chủ đề nghiêm túc,” Bryant cho biết.

“Hãy thử xem có thắng được Bob Woodard, một trong những nhà báo được tin tưởng nhất nước Mỹ, về mức độ tín nhiệm hay không?”

“Những nghiên cứu của ông ấy chi tiết và có nguồn tin cẩn thận đến nỗi chúng đã trở thành một phần của hồ sơ lưu trữ lịch sử,” ông viết. “Rất lâu trước khi các thư viện tổng thống thực hiện những dự án lịch sử phỏng vấn miệng để ghi lại những hồi tưởng, những uất ức và đau buồn của những cựu quan chức chính quyền, những nhân vật chủ chốt thường tìm đến Bob Woodward để chia sẻ cảm tưởng.”

Truy tìm người hợp tác

Hiện giờ, Tổng thống Trump đang đích thân chỉ đạo chiến lược đáp trả lại cuốn sách của Woodward với sự tham vấn với các quan chức truyền thông như Bill Shine và các trợ lý khác, theo tường thuật của CNN.

Vào lúc này, không có khả năng ông Trump sẽ sa thải bất kỳ ai đó do có liên quan đến cuốn sách bởi vì hành động đó sẽ càng chứng minh cho độ tin tưởng cho cuốn sách mà ông đang tìm cách hạ uy tín.

Thay vào đó, chiến lược của Nhà Trắng hiện giờ là truy tìm những quan chức nào bị nghi ngờ là chia sẻ tài liệu và nói chuyện với ông Woodward, CNN dẫn một vài nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết.

“Anh không thể nào hạ uy tín của Bob Woodward. Anh chỉ có thể đánh vào động cơ của những người cung cấp thông tin,” một quan chức Nhà Trắng nói với CNN.

Theo đó, ông Trump đang cố gắng xác định xem những ai là người đã nói chuyện và không hợp tác với Woodward. Ông đang ghi nhận lại những ai đã công khai lên tiếng bác bỏ đã nói cung cấp thông tin cho Woodward, như Kelly, Mattis và Pompeo, cũng như những quan chức cấp cao nào cho đến nay vẫn im lặng.

Không giống như Kelly và Mattis vốn đã bác bỏ họ gọi Tổng thống là ‘tên ngốc’ và ‘hiểu biết như học sinh lớp 5, lớp 6’, cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson chưa bao giờ phủ nhận ông đã gọi ông Trump là ‘tên khờ dại’. Một cựu quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói rằng ‘ông Trump không bao giờ tha thứ cho Tillerson’.

Việc Nhà Trắng đang truy tìm kẻ rò rỉ thông tin bên trong chính quyền trái ngược với tuyên bố của phát ngôn nhân Nhà Trắng Huckabee Sarah Sanders rằng cuốn sách được dựng nên từ câu chuyện của những kẻ bất mãn.

“Làm sao mà tất cả – tôi muốn nhấn mạnh tất cả – những bài tường thuật về Nhà Trắng lại có cùng kết luận giống nhau đến kinh ngạc như vậy? Chân dung của Trump do Wolff, Omarosa và Woodward phác họa đều giống nhau đến lạ kỳ,” nhà báo Chris Cillizza, biên tập viên của CNN, nhận định trong bài viết có tựa đề ‘Nguyên nhân thật sự cuốn sách của Bob Woodward thật sự tai hại cho ông Trump’.

“Sự nhất quán của những câu chuyện này hoàn toàn không thể giải thích bằng bất cứ cách nào ngoại trừ lập luận rằng: nó là chính xác,” Cillizza viết. “Để không tin điều đó, anh cần phải tự thuyết phục mình rằng không chỉ toàn bộ truyền thông nước Mỹ mà còn những tác giả như là Wolff và Woodward đã ngồi lại cùng với nhau để thống nhất cách viết về Trump như thế nào qua những dòng tweet, những bài tường thuật và những cuốn sách.”

(Theo Fox News/CNN/BBC)

https://www.voatiengviet.com/a/v%C3%AC-sao-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trump-kh%C3%B3-h%E1%BA%A1-g%E1%BB%A5c-s%C3%A1ch-c%E1%BB%A7a-woodward-/4561012.html

 

Các quan chức phủ nhận viết bài

nói xấu ông Trump trên NYT

Nhiều quan chức trong chính quyền Trump nhanh chóng tuyên bố họ không phải là tác giả của một bài bình luận ẩn danh đăng trên báo The New York Times. Tin nói bài báo được viết bởi một thành viên trong đội ngũ quan chức cao cấp âm thầm đối kháng và tìm cách ngăn chặn “các quyết định liều lĩnh” của Tổng thống Donald Trump.

Bài bình luận đăng hôm thứ Tư đã ngay lập tức gây chấn động Washington và khiến mạng xã hội nháo nhào suy đoán danh tính của tác giả.

Ông Trump đã giận dữ phản ứng về bài viết này trong một sự kiện tại Nhà Trắng hôm thứ Tư và sau đó trên Twitter, ông gọi tác giả bài viết là “hèn hạ” và đòi tờ Times tiết lộ tên người này cho chính phủ vì “mục đích an ninh quốc gia.”

Phó Tổng thống Mike Pence, thông qua một phát ngôn viên, giận dữ đả kích tờ Times sau khi rộ lên đồn đoán ông là tác giả ẩn danh đó.

“Phó Tổng thống luôn đề tên mình trên các bài bình luận của ông ấy. Báo @nytimes nên cảm thấy xấu hổ và kẻ viết bài bình luận sai trái, phi lí, và hèn hạ này cũng nên cảm thấy vậy. Văn phòng của chúng tôi không hạ mình làm những trò nghiệp dư kiểu này,” Jarrod Agen, giám đốc truyền thông của ông Pence, viết trên Twitter.

“Không phải của tôi,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết khi ông phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ẩn Độ.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cũng trả lời “Không” trước câu hỏi bà có phải là tác giả bài viết hay không.

“Đó không phải là bài bình luận của ông ấy,” Thomas Crosson, phát ngôn viên cho Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, nói.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats ra tuyên bố mạnh mẽ bác bỏ những suy đoán nói tác giả bài bình luận là ông.

“Suy đoán rằng bài bình luận trên The New York Times do tôi hoặc cấp phó của tôi viết là hoàn toàn sai,” ông nói. “Chúng tôi không viết. Từ đầu nhiệm quyền của chúng tôi, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng toàn bộ Cộng đồng Tình báo vẫn tập trung vào nhiệm vụ của mình để cung cấp cho Tổng thống và các nhà hoạch định chính sách thông tin tình báo tốt nhất có thể.”

Khi được AP hỏi liệu tác giả bài viết có phải là Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions hay không, một phát ngôn viên của Bộ chỉ ra thông cáo hôm thứ Năm của Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders, trong đó bà gọi người viết là “kẻ hèn nhát ẩn danh” và “kẻ thất bại hèn hạ” nói rằng những người làm việc cho Tổng thống “đoàn kết một lòng và hoàn toàn ủng hộ” Tổng thống.

Tác giả, chỉ được tờ Times xác định là một “quan chức chính quyền cao cấp,” nhận mình thuộc thành phần đối kháng ông Trump nhưng không phải từ cánh tả. Người này viết: “Nhiều người được ông Trump bổ nhiệm đã thề quyết làm những gì chúng tôi có thể để giữ gìn các định chế dân chủ trong khi ngăn chặn những ý muốn bốc đồng lầm lạc của ông Trump cho tới khi ông ấy không còn tại nhiệm.”

Bài bình luận được đăng một ngày sau khi rộ lên những chi tiết từ một cuốn sách mới gây sốc do nhà báo kì cựu Bob Woodward viết. Những chi tiết này cho thấy những phụ tá trong hàng ngũ cao cấp nhất của ông Trump hết sức lo ngại về khả năng suy xét của Tổng thống.

Tác giả của bài bình luận trên tờ Times nói rằng các phụ tá của ông Trump nhận thức được những khuyết điểm của Tổng thống và “đang cố gắng làm điều đúng đắn ngay cả khi Donald Trump sẽ không làm điều đó.”

Tác giả cũng nói “có những lời thì thầm từ sớm trong nội các kêu gọi viện dẫn Tu chính án thứ 25” vì “sự bất ổn” mà họ chứng kiến nơi Tổng thống. Tu chính án thứ 25 cho phép Phó Tổng thống tiếp quản nếu Tổng tư lệnh “không thể thi hành quyền hạn và nhiệm vụ của văn phòng Tổng thống.”

Những quan chức cao cấp khác tới giờ đã phủ nhận họ là tác giả bài bình luận gồm:

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross

Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar

Quyền Quản trị viên Cơ quan Bảo vệ Mội trường Andrew Wheeler

Bộ trưởng Giáo dục Betsy Devos

Bộ trưởng Sự vụ Cựu chiến binh Robert Wilkie

Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Ben Carson

Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Purdue

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Elaine Chao

Luật sư Nhà Trắng Don McGahn

Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman

Cục trưởng Cục Doanh nghiệp Nhỏ Linda McMahon

https://www.voatiengviet.com/a/cac-quan-chuc-phu-nhan-viet-bai-noi-xau-ong-trump-tren-new-york-times/4560992.html

 

Bài báo NYT : Donald Trump truy lùng

 “kháng chiến quân” ở Nhà Trắng

Thụy My

Ai là tác giả bài báo nặc danh tai hại về ông Donald Trump đăng trên tờ New York Times ? Cả Washington đều đặt ra câu hỏi này, đặc biệt là tổng thống Mỹ. Ông Trump nổi trận lôi đình vì bài viết nói về thái độ bất nhất của ông, và sự chống đối ngầm trong các viên chức cao cấp nhất ở Nhà Trắng. Các cộng sự thân cận nhất của Donald Trump ngay từ hôm qua 06/09/2018 đã cảm thấy cần phải tự thanh minh.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Suốt cả ngày, các thông cáo được liên tục đưa ra, và trao đến tận tay tổng thống Mỹ. Tôi không viết bài đó. Khoảng hai chục quan chức cao cấp Mỹ lần lượt khẳng định, trong đó có khá nhiều bộ trưởng. Chính phó tổng thống đã đưa ra sáng kiến này, ông ý thức được sự cần thiết phải trấn an ông Donald Trump. Và Mike Pence đã kêu gọi tác giả bài viết nên từ chức.

Ông Pence tuyên bố: New York Times cần phải biết xấu hổ, và người đã viết bài báo nặc danh cũng vậy. Bất kỳ ai ẩn danh để viết một bài báo vu khống vị tổng thống đang lãnh đạo đất nước một cách tuyệt vời này, chỉ có một hành động danh dự duy nhất là từ chức.

Nhưng ngay trong đảng Cộng Hòa, một số đại biểu không ngần ngại buông lời chế giễu. Chẳng hạn thượng nghị sĩ Bob Corker của Tennessee cho biết không cảm thấy ngạc nhiên về nội dung bài báo. Ông nói: Những ai làm việc trong Nhà Trắng đều biết rằng đó là thực tế mà chúng ta đang trải qua. Và vấn đề lớn nhất là tìm ra người không viết một bài báo như thế.

Một sự kiện hiếm hoi, là ngay cả đệ nhất phu nhân cũng can dự vào cuộc tranh luận. Bà Melania Trump nhắn gửi tác giả bài viết: Quý vị không bảo vệ đất nước mà đang phá hoại, thông qua hành động hèn nhát của quý vị

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180907-bai-bao-nyt-donald-trump-truy-lung-khang-chien-quan-o-nha-trang

 

Thượng Viện Tiểu Bang Massachusettes quan ngại

về tình trạng đàn áp ở Việt Nam

Trước tình hình đàn áp nhân quyền bị cho là tàn bạo đang xảy ra tại Việt Nam trong thời gian gần đây, Thượng Viện Tiểu Bang Massachusettes, Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về đời sống và sự an nguy của người dân Việt Nam.

Một cuộc họp báo về tình hình đàn áp nhân quyền và kiểm duyệt thông tin ở Việt Nam do Thượng nghị sĩ Dean Trần chủ trì vừa diễn ra vào chiều ngày 6/9 vừa qua tại Văn phòng Cộng đồng Việt Nam ở thành phố Dorchester, tiểu bang Massachusetts.

Trước đó, vào ngày 30 tháng 7, một nhóm 34 Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts cũng đã đồng loạt ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nêu rõ lo ngại về nhân quyền cho người dân Việt Nam, từ đó kêu gọi ông Trump ủng hộ các tổ chức nhân quyền và pháp luật nhằm giúp người Việt đang bị đàn áp trong nước.

Thư của các Thượng nghị sĩ nhắc đến việc chính phủ Việt Nam đang kiểm soát thông tin, khiến người Việt không được hưởng quyền tự do bày tỏ mà công dân Hoa Kỳ đang có. Đồng thời, thư cũng nhắc đến việc đình bản báo Tuổi trẻ online 3 tháng với cáo buộc đăng tải thông tin sai lệch.

Ngoài ra, nội dung thư còn nhắc đến thảm họa môi trường biển dọc các tỉnh miền Trung do Nhà máy Thép Formosa gây ra hồi năm 2016, gây bức xúc trong dân chúng. Từ đó, chính quyền kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội nghiêm ngặt hơn và ra Dự luật An ninh mạng nhằm thắt chặt quyền kiểm soát của chính phủ.

Thư cũng nhắc đến tình hình tín ngưỡng tôn giáo trong nước đang bị vi phạm trầm trọng theo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo hiện nay.

Bên cạnh đó, các vị nghị sĩ Bang Massachusettes còn nêu lên tình trạng những học viên cai nghiện ma túy đã bị đánh đập, cưỡng bức lao động, đồng thời mạnh mẽ phản đối việc chính phủ đàn áp, bắt giam các nhà hoạt động nhân quyền, môi trường, các blogger…

Các nghị sĩ tiểu bang Massachusetts cho rằng chính phủ Hà Nội cần phải thay đổi vì những vi phạm vừa nêu không phải là những hành động mà một chính quyền văn minh thực hiện trong năm 2018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-massachusettes-state-senate-concerns-ab-human-rights-in-vn-09072018084431.html

 

Nghị viên Nguyễn Tâm:

‘Đảng Dân Chủ khó lật ngược thế cờ’

Tina Hà GiangBBCvietnamese.com

Vài ngày sau cuộc phỏng vấn với LS Nguyễn Quốc Lân về cử tri gốc Việt và cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, BBC có dịp trao đổi với nghị viên Nguyễn Tâm của thành phố San Jose về cùng đề tài.

Cùng là dân cử của những thành phố đông dân Việt Nam nhất tại Hoa Kỳ, nhưng hai ông Nguyễn Quốc Lân và Nguyễn Tâm có những nhận định rất khác nhau về tình hình chính trị tại Mỹ.

Đặc biệt, ông Nguyễn Quốc Lân, đảng Cộng Hoà lo ngại rằng Hạ Viện có thể mất vào tay đảng Dân Chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Trái lại, ông Nguyễn Tâm, đảng Dân Chủ lại cho rằng rất khó cho đảng của mình lật ngược thế cờ theo tình trạng hiện nay.

BBC: Sau hai năm dưới sự lãnh đạo củaTổng thốngDonald Trump, ông có nhận định gì về cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới? Có dấu hiệu gì cho thấy Dân Chủ, Cộng Hòa, đảng nào đang nắm lợi thế không?

NV Nguyễn Tâm: Cuốn sách “Fear” sắp phát hành của tác giả Bob Woodward cộng thêm bài xã luận ẩn danh trên tờ New York Time hôm thứ Tư đã trở nên những điềm bất lành cho Tổng thống Donald Trump khi vòng vây điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Muller ngày càng siết chặt khiến cho ông Trump càng thêm chật vật và rối rắm. Nhiều chiếc ghế dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã họăc có thể bị lọt vào tay Dân Chủ hay cấp tiến. Ngay cả nội bộ đảng Dân Chủ cũng bị khuynh hướng cấp tiến quá khích lật đổ như cô Alexandria Ocasio-Cortez lật ông Joe Crowley (NY14) hồi tháng Sáu, và mới đây, nghị viên Ayanna Presley cũng đã lật dân biểu đương nhiệm Michael Capuano (MA07).

Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu con số 24 ghế ưu thế trong tay phe Cộng Hòa hiện nay. Đồng thời, tuy ông Muller đã triệt hạ được nhiều nguời liên quan đến Trump, nhưng vẫn chưa có được chứng cớ cụ thể nào liên quan đến mục tiêu chính, đó là nghi vấn sử dụng điệp báo của Nga Sô cho cuộc tranh cử 2016. Và chỉ còn 9 tuần lễ nữa là bầu cử rồi, mà cử tri vẫn chưa thấy dấu hiệu lay chuyển gì nhiều.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ và cử tri gốc Việt

Clinton tìm cách bảo toàn lượng phiếu cho đảng Dân Chủ

Johnson ra đi trước giờ Trump đến London

BBC: Theo ông thì cử tri người Việt có những suy nghĩ gì, phản ứng ra sao và sẽ bỏ phiếu thế nào trong cuộc bầu cử giữa kỳ này?

NV Nguyễn Tâm: Câu hỏi hơi rộng liên quan đến nhiều cuộc bầu cử ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng có thể nói chia làm hai cấp: Cấp cao gồm tiểu bang và liên bang, và cấp địa phương từ quận xuống thành phố. Ở cấp cao, vì đây là cuộc bầu cử giữa kỳ, tức là chỉ bầu cấp Thống đốc tiểu bang, do đó không sôi nổi như bầu Tổng thống như năm 2016 hay 2020. Vì vậy, những người đương nhiệm thì chẳng có gì phải quan tâm vì họ thường thăng tuyệt đối hay không có ai ra tranh giành. Ngay cả chức vụ Thống đốc thì ông Gavin Newsom đang dẫn đầu quá xa 28 điểm so với thủ công hòa John Cox. Còn ở cấp địa phương thì không lệ thuộc vào chính đảng (non-partisan), do đó không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

BBC:Ông nghĩ gì về nhận định của LS Nguyễn Quốc Lân về việc cộng đồng người Việt là cộng đồng thiểu số duy nhất có mức ủng hộ Donald Trump rất cao, và lý do có sự phân cách đó?

NV Nguyễn Tâm: Có thể nói tôi thuộc về một thiểu số rất ít người Việt theo đảng Dân Chủ, còn hầu hết đại đa số bà con mình theo đảng Cộng Hòa. Nhưng rất may vấn đề chính đảng Hoa Kỳ vẫn còn là một ý niệm mơ hồ xa vời và không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân, do đó ít có dịp xảy ra tranh chấp. Thêm nữa, niềm Nam Cali nhất là quận Cam vốn là thành trì của đảng Cộng Hòa nhưng người Mỹ vùng Bắc Cali đa số lại theo đảng Dân chủ. Một số đông người Việt, nhất là cựu quân dân cán chính, thường theo đảng Cộng Hòa với niềm tin vào khuynh hướng diều hâu chống cộng binh vực VNCH, và họ sẵn sàng bỏ qua những điểm mốc lịch sử chứng minh ngược lại như Dân Chủ Johnson đưa quân đổ bộ vào Việt Nam chiến đấu chống cộng, và Cộng Hòa Nixon lại đi đêm với Trung cộng bỏ rơi VNCH, Cộng hòa Ford hủy bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam, Dân chủ Carter mở tay đón tiếp người tị nạn, v.v… Do đó một số bạn bè tôi và các em giới trẻ có khuynh hướng chọn đảng Dân Chủ vì chủ trương binh vực người tị nạn di dân và đề cao các chương trình xã hội giúp đỡ dân nghèo. Trong khi đó thì đa số cộng đồng mình vẫn ủng hộ Tổng thống Trump theo truyền thống Cộng Hòa, và họ tỏ ra rất hài lòng về một số hành động cụ thể tỏ ra chống Trung cộng như việc đánh thuế mậu dịch, v.v..

BBC:Sinh hoạt chính trị trong cộng đồng San Jose, hay nói chung Bắc Cali, so với Nam Cali có những tương đồng và dị biệt gì?

NV Nguyễn Tâm: Hai miền Nam-Bắc Cali có hai cộng đồng người gốc Việt đông đảo nhất nước Mỹ và thế giới, với rất nhiều họat động sôi nổi thu hút sự quan tâm của nhiều người xa gần. Có thể nói nội dung và bản sắc thì giống nhau, và chỉ khác nhau ở cấu trúc của tổ chức hành chánh địa phương. Nam Cali thì tuy đông dân Việt gấp đôi bắc Cali, nhưng lại chia ra nhiều thành phố nhỏ. Nguồn tài chánh ngân sách của chính quyền tập trung vào quận Cam, tương đương với một tỉnh, trong đó có nhiều thành phố nhỏ. Do đó vai trò và quyền lực của Giám sát viên rất quan trọng, trước đây có GSV Janet Nguyễn, và hiện đang có GSV Andrew Đỗ. San Jose, ngược lại, là thành phố với một triệu dân, đứng hàng thứ 10 nước Mỹ, có 10 nghị viên và một thị trưởng làm việc toàn thời gian với ngân sách $3.5 tỉ đô la.

Người nghị viên có trách nhiệm chăm sóc cho 100 ngàn cư dân trong quận mình. Mỗi văn phòng nghị viên có khỏang 5, 6 nhân viên làm việc với ngân sách dành riêng cho mỗi quận. Về mặt nội dung, thì sinh hoạt các cộng đồng đều giống nhau ở các đặc điểm như chống cộng, tích cực, nhiều ý kiến, hay tranh cãi, và chia thành nhiều nhóm nhỏ, do đó không có sức mạnh tập thể đòan kết.

Nhưng bù lại nhờ vào sự cạnh tranh thi đua nhau, nhờ đó mà mọi người mọi nhóm phải luôn cố gắng cải tiến làm tốt hơn. Thủ phủ quận Cam có rất nhiều thành tựu đáng kể như tượng đài chiến sĩ, diễn hành, chợ đêm, v.v… Riêng tại San Jose thì có những đặc biệt như chào cờ vườn Việt, Café Vườn Rau Việt, Trung tâm Văn hóa Việt Mỹ do thành phố đài thọ toàn phần, v.v…

BBC:Người Việt hải ngoại, trong đó có Hoa Kỳ, rất tha thiết với việc Việt Nam có dân chủ và có nhân quyền. Nhưng xem ra ông Trump có vẻ không mặn mà lắm về nhân quyền cho Việt Nam, cử tri vùng San Jose nghĩ gì về điều này?

NV Nguyễn Tâm: Tuy mọi người Việt Nam vẫn mong đợi Tổng thống Trump có quan điểm hay hành động cụ thể hỗ trợ cho đấu tranh tự do dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, nhưng thực tế chỉ là thất vọng nầy đến thất vọng khác, và chính quyền Trump đã bỏ lỡ nhiều có hội rất quý báu. Mới đây nhất, hồi tháng 7 nhân cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Pompeo, thì bài phát biểu của Đại sứ Daniel Kritenbrink về cuộc viếng thăm này đã gây xôn xao khi tự kiểm duyệt để bỏ đi chữ “nhân quyền.” Chỉ mỗi một chữ nhỏ bé như thế mà còn không dám nói, thì mong gì đến những quan điểm hay thái độ cứng rắn hơn đối với chế độ cộng sản Hà Nội. Vì thế mà cho đến nay, hoàn cảnh của Việt Nam càng ngày càng tệ hại hơn, nhưng chưa hề thấy một phản ứng cụ thể nào của Tổng thống Trump. Nhất là càng ngày ông càng thêm vất vả đối phó với thù trong giặc ngoài ngay tại tòa Bạch ốc, thì tâm trí đâu mà lo chuyện xa vời bên kia bờ đại dương.

BBC: Theo ông tại sao người Việt lại có nhận định rằng đảng Cộng Hòa đánh cộng sản và đảng Dân Chủ làm mất miền Nam Việt Nam như LS Nguyễn Quốc Lân nói?

NV Nguyễn Tâm: Như tôi đã nói, lịch sử ghi rõ về việc chống cộng hay hợp tác với cộng sản quốc tế của lãnh tụ các đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Sự thật ngược lại với quan niệm của một số người Việt cho rằng Dân Chủ thì thân cộng và Cộng Hòa thì chống cộng. Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy đối với Mỹ, thì chẳng có vấn đề binh hay chống cộng, mà chỉ có quyền lợi của Mỹ trên hết. Nói rõ hơn, quyền lợi của tập đoàn tư bản Mỹ trên hết, bất chấp đồng minh là ai.

Đối với Mỹ, không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, mà chỉ có kẻ thù và đồng minh giai đoạn, như đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử, mà nổi bật nhất phải kể đồng minh với Nga chống Đức hồi đệ Nhị thế chiến, sau đó thì lại đồng minh với Đức chống lại Liên Sô. Nay thì Tổng thống Trump lại rất phục ông Putin và công khai vận động cho Nga tham gia vào hội nghị thượng đỉnh kinh tế G7, v.v…

Đối với Nhật thì từ là kẻ thù dội bom nguyên tử, nay trở thành đồng minh sát cánh tại Á Châu. Đối với cộng sản Việt Nam cũng thế, trước đây là kẻ thù qua chiến tranh tàn khốc với hàng triệu binh lính và hơn 58,000 người hy sinh, nhưng nay thì đã trở thành đồng minh hợp tác trên mọi mặt kể cả quân sự mỗi ngày một gia tăng.

BBC:Theo ông thì người Việt nghĩ thế nào về sự cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc? Ông ta có thực sự cứng rắn không? Hay cuộc chiến thương mại là cách mà ông ấy tỏ ra cứng rắn?

NV Nguyễn Tâm: Tổng thống Trump đã tỏ ra cứng rắn trong việc tung ra chiến tranh mậu dịch đánh thuế nhập khẩu lên trên $250 tỉ hàng hóa Trung quốc, nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng mậu dịch kéo dài từ nhiều năm nay. Nhưng ngược lại, giới nông dân và sản xuất của Hoa Kỳ cũng đang khổ sở vì bị Trung quốc trả đũa trên 5,200 mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ, với tổng giá trị lên đến $150 tỉ đô.

Đồng thời, Tổng thống Trump lại vội vã cứu sống công ty ZTE sau khi công tuy nầy bị trưng phạt vì vi phạm luật bán hàng cho quốc gia khủng bố. Vấn đề chiến tranh mậu dịch của Tổng thống Trump không phải chỉ dành cho Trung quốc, mà xảy ra cho tất cả các quốc gia đồng minh, NATO, Mễ và Canada nữa. Do đó đây không phải là sự trừng phạt, mà chỉ là những giải pháp mạnh mẽ nhằm cải tiến thị trường ngoại thương mà thôi.

Trump nói đi rồi phải nói lại gây bức xúc ở Mỹ

Trump gặp Putin: ‘Khởi đầu tốt’ ở Helsinki

Trump bênh Nga trước cáo buộc của FBI

BBC: Dù chiến tranh thương mại có lợi cho Hoa Kỳ hay không, nhiều người Việt, kể cả người Việt trong nước vẫn cho đây là một điểm son của ông Donald Trump, rằng chỉ có ông mới đập được cho ông Tập Cận Bình như thế. Nghị viên nghĩ gì về điều này?

NV Nguyễn Tâm: Xin nhắc lại, tôi không thấy chủ trương của Hoa Kỳ là đánh đập ai trong lúc nầy cả. Ngay cả vụ Bắc Hàn, Tổng thống Trump cũng chỉ muốn đạt mục tiêu giải giới hạt nhân, và sau khi bị hố nặng, vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi và ra lệnh huy bỏ chuyến đi của ngoại trưởng Pompeo. Về vụ Trung Quốc cũng thế, Hoa Kỳ phải có những hành động cứng rắn như ông Trump đã tung ra chẳng qua là nhằm cải tiến tình trạng mậu dịch thâm thủng mỗi ngày càng tồi tệ hơn mà thôi. Ngay cả đồng minh khối NATO cũng bị sốc khi Tổng thống Trump mạnh mẽ chỉ trích họ trong việc đóng góp ngân sách, kết quả là các quốc gia ấy phải gia tăng tỉ lệ ngân sách đóng góp vào NATO.

BBC:Nếu phải tiên đoán, Nghị viên nghĩ là vào bầu cử giữa kỳ chỉ còn vài tháng nữa thôi này, đảng Dân Chủ có lấy được đa số ghế ở một trong hai viện không, hay là sẽ như thế nào?

NV Nguyễn Tâm: Phía Dân Chủ cần phải lật 24 ghế trong mùa bầu cử 9 tuần nữa. Tuy có dấu hiệu cho thấy họ đang trên đà gia tăng, nhưng phe Dân Chủ vẫn chưa đưa ra một đường lối chính sách cải tiến cụ thể nào nhằm giải quyết tình trạng nhập cư lậu, giảm tiền bảo hiểm sức khỏe, hay gia tăng nhà cửa. Trái lại, với sự phát triển kỷ lục về kinh tế, và mức độ gia tăng công việc cao độ, sẽ càng bảo đảm cho chính quyền đương thời khi người dân vẫn có công ăn việc làm, v.v.. Do đó phe Dân Chủ, theo tôi, sẽ rất khó lật ngược thế cờ theo tình trạng hiện nay.

BBC: Là một người trong đảng Dân Chủ, ông mong nhìn thấy gì?

NV Nguyễn Tâm: Trước khi làm nghị viên hay chọn khuynh hướng Dân Chủ khi vào quốc tịch Hoa kỳ 35 năm qua, tôi là một người Việt Nam và vẫn thấy mình là người Việt Nam. Buổi sáng bước ra đường tôi là một người Mỹ, nhưng đêm tối trở về trong căn phòng riêng tư, tôi trở về với hạnh phúc sâu kín bên chén cơm, tô canh rau mắm cá kho. Tôi chia xẻ những suy tư khát vọng chung cho quê hương dân tộc mình bên kia bờ đại dương. Những suy tư khát vọng ấy không có biên giới địa lý hay tổ chức chính trị phe nhóm. Tôi có viết lên tâm sự ước mơ qua bài hát Trái Tim Việt Nam: “Nghe trong tim anh có những lời sông núi. Nghe trong tim em có tiếng gọi dân lành, Nghe trong tôi bao nỗi niềm Quê Hương. Tên tôi là Trái Tim Việt Nam.” Tôi chân thành cầu mong sớm được hát lên ước vọng của mình trên bầu trời quê hương dân chủ tự do một ngày rất gần.

Nghị viên Nguyễn Tâm của quận 7 TP San Jose đắc cử chức Nghị viên Thành phố năm 2014, và nhiệm kỳ hiện tại của ông hết hạn vào tháng 11 năm 2018. Trước đó ông hành nghề luật sư trong thời gian 22 năm và được biết với những vụ kiện lớn như vụ Mặt Trận năm 1994 được viết thành sách, và vụ kiện báo Mercury News năm 2000.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45444099

 

Mỹ cáo buộc hình sự tin tặc Triều Tiên

trong vụ tấn công Sony, WannaCry

Một lập trình viên máy tính bị cáo buộc làm việc theo chỉ thị của chính phủ Triều Tiên đã bị Mỹ buộc tội hôm thứ Năm liên quan đến một số vụ tấn công mạng thu hút nhiều sự chú ý, bao gồm vụ xâm nhập tin tặc hãng phim Sony Pictures Entertainment và lan truyền virus WannaCry làm ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn máy tính khắp thế giới.

Park Jin Hyok, người được cho là đang ở Triều Tiên, đã âm mưu với những người khác để thực hiện một loạt những vụ tấn công mà cũng đã đánh cắp 81 triệu đôla từ một ngân hàng ở Bangladesh, theo đơn khiếu tố hình sự của Bộ Tư pháp Mỹ. Mỹ tin rằng ông này đang làm việc cho một tổ chức tấn công tin tặc do Triều Tiên bảo trợ.

Chính phủ Mỹ trước đó đã nói rằng Triều Tiên chịu trách nhiệm về vụ xâm nhập tin tặc hãng phim Sony vào năm 2014. Vụ tấn công đó đã dẫn đến việc tiết lộ nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm về các nhân viên của Sony, bao gồm số An sinh Xã hội, hồ sơ tài chính, thông tin tiền lương, cũng như những email gây xấu hổ mà các giám đốc điều hành hàng đầu của hãng này gửi cho nhau. Vụ tấn công tin tặc này bao gồm bốn bộ phim chưa được phát hành của Sony, trong số đó có “Annie” và một phim đang trình chiếu ở rạp chiếu khi đó, phim “Fury” của Brad Pitt, khiến hãng phim lỗ hàng chục triệu đôla.

FBI từ lâu đã nghi ngờ Triều Tiên cũng đứng sau vụ tấn công mạng WannaCry vào năm ngoái, sử dụng phần mềm độc hại để chiếm quyền kiểm soát dữ liệu tại các bệnh viện, nhà máy, cơ quan chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiệp khác trên toàn cầu.

“Đây là một trong những cuộc điều tra không gian mạng phức tạp và dài nhất mà bộ đã thực hiện,” John Demers, trợ lí bộ trưởng tư pháp đặc trách an ninh quốc gia, nói.

Các quan chức Mỹ tin rằng vụ tấn công Sony là để trả đũa phim “The Interview,” một bộ phim hài với sự tham gia của Seth Rogen và James Franco với cốt truyện là âm mưu ám sát lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un. Sony đã hủy bỏ kế hoạch phát hành phim ngoài rạp giữa những đe dọa nhắm vào khán giả nhưng đã phát hành phim này trên mạng thông qua YouTube và các website khác.

Một phát ngôn viên của Sony từ chối bình luận hôm thứ Năm, AP cho biết. Hãng tin này nói những nỗ lực của họ tiếp cận tin tặc bị nêu tên không thành công ngay tức thì. Hai địa chỉ Gmail được FBI xác định trong đơn khiếu tố đã bị ngưng hoạt động.

Đơn khiếu tố hình sự, đệ trình tại thành phố Los Angeles, cáo buộc các tin tặc đã thực hiện một số vụ tấn công từ năm 2014 cho đến năm 2018. Cuộc điều tra đang tiếp diễn.

Đây là lần đầu tiên Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra cáo buộc hình sự nhắm vào một tin tặc được cho là từ Triều Tiên. Trong những năm gần đây bộ đã buộc tội các tin tặc từ Trung Quốc, Iran và Nga với hi vọng công khai điểm mặt những nước khác vì bảo trợ các vụ tấn công mạng nhắm vào các công ty của Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/my-cao-buoc-hinh-su-tin-tac-trieu-tien-trong-vu-tan-cong-sony-wannacry/4560981.html

 

Đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên

sẽ công du Hàn, Trung, Nhật

Đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên vừa được bổ nhiệm sẽ có chuyến công du ngoại giao đầu tiên vào tuần tới trong nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump để thúc đẩy tiến triển trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bất định.

Vào lúc Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự tin tưởng rằng ông và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ ‘cùng nhau hoàn thành mục tiêu đó’ sau các cuộc đàm phán giữa ông Kim và các quan chức Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm ngày 6/9 thông báo rằng đặc sứ Stephen Biegun sẽ đi thăm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản kể từ ngày 10 cho đến 15/9.

Ông Biegun, người mới được bổ nhiệm làm đặc sứ Bắc Triều Tiên hồi tháng trước, ‘sẽ gặp gỡ những người đồng cấp và tiếp tục các nỗ lực đạt được sự giải trừ hạt nhân cuối cùng hoàn toàn được kiểm chứng của Bắc Triều Tiên như Chủ tịch Kim đã đồng ý ở Singapore,’ thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Trước đó, ông đã dự định sẽ công du Bắc Triều Tiên cùng với Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi tuần trước, nhưng ông Trump đã hủy chuyến thăm này với lý do không có tiến triển trên vấn đề giải trừ hạt nhân. Hành động này đã khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẩn cấp tăng cường nỗ lực tiếp xúc với ông Kim, dẫn đến chuyến đi Bình Nhưỡng của một số cố vấn hàng đầu của ông để sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh lần ba giữa hai ông Moon và Kim trong khoảng thời gian từ 18 đến 20/9.

Những quan chức này đã nói rằng ông Kim vẫn có lòng tin vào cam kết của ông Trump muốn chấm dứt quan hệ thù địch giữa hai nước nhưng cảm thấy nản lòng trước những nghi vấn về sự sẵn lòng giải trừ hạt nhân của ông và muốn ‘những biện pháp thiện chí’ của ông được đáp trả tương xứng.

Phái đoàn Hàn Quốc cũng cho biết họ đã chuyển thông điệp của ông Trump đến ông Kim và sẽ gửi một lá thư khác từ ông Kim gửi cho ông Trump.

Tổng thống Trump đã phản ứng trên Twitter: “Ông Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên đã tuyên bố ‘có lòng tin không lay chuyển vào Tổng thống Trump’. Cảm ơn Chủ tịch Kim. Chúng ta sẽ cùng nhau đạt được mục tiêu đó.”

Tuy nhiên, phát biểu trong chuyến công du Ấn Độ, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết vẫn còn ‘một khối lượng công việc lớn’. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Bắc Triều Tiên ‘để đem kết quả cho thế giới’ trong việc duy trì những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trừng phạt các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng và những cam kết mà ông Kim đã đưa ra với ông Trump về giải trừ hạt nhân.

“Chúng ta không thấy có vụ thử hạt nhân nào, chúng ta không có vụ thử tên lửa nào – mà chúng tôi xem là điều tốt. Nhưng công việc thuyết phục Chủ tịch Kim có sự thay đổi chiến lược mà chúng tôi đã nói tới để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Bắc Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục,” ông Pompeo phát biểu trong một cuộc họp báo ở New Delhi.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-s%E1%BA%BD-c%C3%B4ng-du-h%C3%A0n-trung-nh%E1%BA%ADt/4561002.html

 

Nổ súng ở Cincinnati, ít nhất 4 người chết

Một tay súng đã nã đạn bên trong một ngân hàng ở trung tâm Cincinnati vào sáng thứ Năm ngày 6/9, giết chết ít nhất bốn người và làm bị thương một số người khác trước khi bị cảnh sát bắn chết, giới chức địa phương cho biết.

Người này đã bắt đầu nổ súng bên trong cửa bốc dỡ hàng tại Ngân hàng Fifth Third gần Quảng trường Đài phun nước, cảnh sát cho biết, trước khi ông ta bước vào sảnh và đấu súng với lực lượng thực thi pháp luật.

“Dường như hắn ta chủ động bắn vào những nạn nhân vô tội và các sỹ quan của chúng tôi đã có thể bắn chết hắn ta và chấm dứt mối đe dọa rất nhanh chóng,” Thị trưởng Cincinnati, ông John Cranley, phát biểu trong một cuộc họp báo.

Cảnh sát trưởng Cincinnati, ông Eliot Isaac, nói rằng ông không thể xác nhận những tin tức trên truyền thông địa phương rằng tay súng đó là một nhân viên bất mãn của ngân hàng và ông nói rằng ông không có thông tin rằng những nạn nhân này bị nhắm bắn. Không có viên cảnh sát nào bị thương, ông Isaac cho biết.

Các nhân chứng nói rằng hơn một chục phát đạn đã được bắn ra.

Tờ Enquirer cho biết một số khách hàng đang trốn bên trong nhà vệ sinh của ngân hàng và rằng một nạn nhân được tìm thấy gần một tiệm bán kem ở gần đó.

Khu vực xung quanh ngân hàng đã bị phong tỏa sau vụ nổ súng. Cảnh sát cho biết những người bên trong tòa nhà cao 30 tầng này đã được yêu cầu ở yên tại chỗ nhưng có thể mau chóng rời khỏi tòa nhà.

https://www.voatiengviet.com/a/n%E1%BB%95-s%C3%BAng-%E1%BB%9F-cincinnati-%C3%ADt-nh%E1%BA%A5t-3-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt/4560591.html

 

Brazil : Ứng cử viên cực hữu

bị đâm trong lúc vận động cử tri

Tú Anh

Còn đúng một tháng là đến vòng một bầu tổng thống tại Brazil, công luận bị chấn động : ứng cử viên có cơ may về nhất ở vòng đầu bị đâm trong lúc vận động tranh cử ở thành phố tên là Juiz de Fora, bang Minas Geres.

Ông Jair Bolsorano, ngưỡng mộ chế độ quân phiệt và kỳ thị màu da, bị thương nặng nhưng tính mạng không bị đe dọa. Theo cảnh sát, thủ phạm, một người đàn ông 40 tuổi, bị bệnh tâm thần, khai là « hành động theo lệnh Trời ».

Từ Sao Paulo, thông tín viên Martin Bernard tường thuật :

” Phần đông các đối thủ của dân biểu Jair Bolsorano, phe hữu lẫn phe tả đều tỏ tình liên đới và mạnh mẽ lên án vụ tấn công chiều thứ Năm.

Vụ ứng cử viên cực hữu bị đâm đã tác động ngay tức khắc vào chiến dịch vận động cử tri. Tất cả các đài truyền hình đều phát đi phát lại đoạn phim vụ tấn công : nạn nhân đau đớn oằn oại ôm vết thương. Những hình ảnh gây « sốc » có thể thu hút cảm tình của công luận từ trước đến nay không ưa thích nhân vật cực hữu này.

Jair Bolsorano không thể tham dự các cuộc mít-tinh, hội thảo công cộng cũng như tham gia vào chương trình tranh luận với các đối thủ trong nhiều ngày. Trên truyền thanh và truyền hình, ứng cử viên chỉ được vài giây để quảng cáo bởi vì đảng Xã hội Tự do của ông chỉ có 8 dân biểu.

Ông chỉ còn trông cậy vào các ủng hộ viên và mạng thông tin xã hội để vận động cử tri. Đây là một công việc không phải dễ dàng vì Jair Bolsonaro là một con người hay gây tranh cãi. Trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil vào tháng 10 này, ông chủ trương quyền tự vệ và mang vũ khí.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180907-brazil-ung-cu-vien-cuc-huu-bi-dam-trong-luc-van-dong-cu-tri

 

Khủng hoảng kinh tế:

Argentina cắt nửa số bộ

Argentina ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng để xử lý khẩn cuộc khủng hoảng đồng nội tệ, gồm cả đóng cửa nửa số bộ.

Trên truyền hình hôm 03/09/2018, Tổng thống Maurcio Macri nói Argentina không thể tiếp tục lạm chi.

Những biện pháp thắt lưng buộc bụng đầu tiên của chính phủ nước này đưa ra đó là tăng thuế vào các loại ngũ cốc và cắt giảm một nửa số bộ chính phủ.

Đồng nhân dân tệ ở VN trong thương chiến Mỹ – Trung

Cuba: khách sạn tình yêu mở cửa trở lại

‘Tôi không nghĩ Cuba sẽ rời bỏ CNXH’

Venezuela: Khủng hoảng kinh tế, xã hội và hệ lụy

Cuba muốn bỏ Chủ nghĩa Cộng sản

Chính phủ Argentina chưa thông báo cụ thể những bộ ngành nào sẽ bị đóng cửa hay sáp nhập.

Argentina là nước xuất khẩu lớn nhất về bột đậu nành, dầu đậu nành và cũng là một nhà sản xuất lớn về ngô, lúa mì và đậu tương thô.

Từ đầu năm, các hàng xuất khẩu trên đã bị đánh thuế, 4 peso/1 đô la giá trị xuất khẩu thô, và 3 peso/1 đô la giá trị hàng đã chế biến.

Hiện trạng của nền kinh tế Argentina

Đồng peso của Argentina đã mất hơn 40% giá trị so với USD chỉ trong năm nay, trong lúc lạm phát tăng đến 30%.

Venezuela sẽ nâng lương tối thiểu 40%

Truy tố cựu Tổng thống Argentina

Giải pháp của chính phủ Mauricio Macri là yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân trước hạn gói viện trợ 50 tỷ USD nhằm xoa dịu lo ngại Argentina không thể trả nợ trong năm 2019.

Tại sao khủng hoảng bắt đầu?

Argentina gặp bất ổn kinh tế từ rất lâu nhưng giá nguyên liệu thô lên cao trong thập niên trước đã giúp trả hết các khoản nợ cho IMF trong năm 2007.

Kinh tế Argentina khá ổn định dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Néstor Kirchner trong giai đoạn 2003 to 2007.

Nhưng tình hình bất ổn trở lại dưới sự lãnh đạo của vợ ông, nữ Tổng thống, bà Cristina Fernández de Kirchner.

Chính quyền của bà (2007 – 2015), đã tăng chi tiêu công, đầu tư mạnh vào các doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp nhiều mặt hàng thiết yếu đến các chương trình bóng đá trên truyền hình.

Chính phủ cũng cố kiểm soát tỷ giá hối đoái, tạo ra nhiều vấn đề trên thực tế, như làm phát sinh thị trường chợ đen đồng đô la và bóp méo giá cả hàng hoá.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45435505

 

Pháp muốn giảm linh kiện Mỹ

trong hệ thống vũ khí Pháp

Pháp phải hạn chế sự lệ thuộc vào các thành phần linh kiện của Mỹ trong các hệ thống vũ khí của mình để giảm thiểu tối đa khả năng của Washington ngăn chặn vũ khí xuất khẩu của Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói hôm thứ Năm.

Luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có thể được sử dụng để hạn chế vũ khí bán cho Châu Âu ngay cả nếu các thành phần linh kiện nhỏ được mua từ các nhà cung cấp ở Mỹ. Luật này đã có hiệu lực từ trước nhiệm quyền Tổng thống của ông Donald Trump, nhưng ngành chế tạo vũ khí ngày càng lo ngại rằng chính quyền của ông đang hành động để ngăn chặn những vũ khí xuất khẩu mà có thể đã được cho phép bán trong quá khứ.

Washington trong năm nay đã ngăn chặn bán cho Ai Cập phi đạn hành trình SCALP do Pháp sản xuất, có chứa một thành phần linh kiện của Mỹ.

Không đưa ra ví dụ cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly nói rằng Pháp cần “dần dần dứt mình hỏi sự lệ thuộc vào một số thành phần linh kiện nhất định của Mỹ.”

“Chúng tôi có những khó khăn về thương mại liên quan đến triển vọng xuất khẩu. Và chúng tôi biết rằng những khó khăn này liên quan đến các vấn đề chiến lược và thường là các vấn đề về cạnh tranh thương mại,” bà nói với một nhóm nhỏ các nhà báo.

Bà Parly cho biết hành động của Washington nêu bật sự cần thiết phải giảm thiểu lệ thuộc vào các thành phần linh kiện của Mỹ trong dự án Hệ thống Không chiến Tương lai (SCAF) – là chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo của Châu Âu mà Pháp và Đức đang dẫn đầu trong việc chế tạo.

Không quân Pháp sử dụng máy bay drone Reaper do công ty General Atomics của Mỹ chế tạo trong các hoạt động chống khủng bố chống lại thành phần chủ chiến Hồi giáo cực đoan. Bà Parly nói rằng Pháp đã cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ để vũ trang những máy bay drone này.

“Điều đó có thỏa đáng không? Không. Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác,” bà nói.

https://www.voatiengviet.com/a/phap-muon-giam-linh-kien-my-trong-he-thong-vu-khi-phap/4560972.html

 

Vụ điệp viên Nga bị đầu độc:

Pháp, Đức, Canada, Mỹ hậu thuẫn Anh

Anh, Pháp, Đức, Canada và Mỹ hôm thứ 6/9 cam kết nỗ lực phá vỡ “các hoạt động thù địch của các mạng lưới tình báo nước ngoài” và kêu gọi Nga tiết lộ chương trình chế tạo chất độc thần kinh của mình.

Trong một tuyên bố chung, bốn quốc gia trên nói họ ủng hộ thẩm định của Anh rằng các điệp viên Nga đứng đằng sau một vụ tấn công vào tháng 3 nhắm vào một cựu điệp viên người Nga và con gái ông ta ở thành phố Salisbury của Anh, sử dụng chất độc thần kinh Novichok. Anh buộc tội hai người Nga vắng mặt hôm thứ Tư về vụ mưu sát bất thành.

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào thẩm định của Anh rằng hai nghi phạm là các điệp viên của cơ quan tình báo quân sự Nga, còn được gọi là GRU, và hoạt động này gần như chắc chắn đã được chấp thuận bởi chính quyền cao cấp,” tuyên bố nói, nói thêm rằng các nước kêu gọi Nga “tiết lộ đầy đủ chương trình Novichok của mình.”

“Thông báo ngày hôm qua tiếp tục củng cố ý định của chúng tôi tiếp tục phá vỡ các hoạt động thù địch của các mạng lưới tình báo nước ngoài trên lãnh thổ của chúng tôi, tuân thủ lệnh cấm chỉ vũ khí hóa học, bảo vệ công dân của chúng tôi và bảo vệ chúng tôi khỏi mọi hình thức của hoạt động tà ác cấp nhà nước chống lại chúng tôi và xã hội của chúng tôi.”

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, Karen Pierce, đã báo cáo với Hội đồng Bảo an 15 thành viên hôm thứ 5/9 về những diễn biến mới nhất trong vụ việc liên quan tới vụ tấn công ông Sergei và cô Yulia Skripal. Bà cho biết có bằng chứng rõ ràng về sự dính líu của nhà nước Nga.

Đại sứ của Nga, Vassily Nebenzia, nói với hội đồng rằng những điều thiếu nhất quán trong bằng chứng của Anh là “cực kì cao” và London chỉ muốn “khơi nên cơn cuồng loạn chống Nga đáng kinh tởm” mà thôi.

https://www.voatiengviet.com/a/vu-diep-vien-nga-bi-dau-doc-phap-duc-canada-my-hau-thuan-anh/4560968.html

 

Tư pháp Ý điều tra vụ sập cầu xa lộ Genova

Tú Anh

Hôm thứ Năm, 06/09/2018, ba tuần sau vụ một đoạn cầu xa lộ Genova bị sập kéo theo hàng chục xe du lịch và xe tải và làm 43 người thiệt mạng, tư pháp Ý chính thức mở cuộc điều tra làm sáng tỏ nguyên nhân và trách nhiệm. Công ty quản lý xa lộ và khoảng 20 người nằm trong tầm nhắm của công tố, trong danh sách đầu tiên.

Từ Roma, thông tín viên Anne Tréca tường thuật :

Điều tra vụ sập cầu xa lộ, viện công tố Genova giữ các trọng tội ngộ sát và thiếu bổn phận bảo đảm an toàn trong vụ tai nạn làm chết hơn 40 người hôm 14 tháng 08. Viện công tố cáo buộc trực tiếp công ty Autostrade per l’Italia, một chi nhánh của tập đoàn Atlantia của gia đình Benetton, với tư cách pháp nhân là công ty quản lý xa lộ.

Cùng với công ty này còn có một số cán bộ điều hành và nhân viên kỹ thuật cũng bị mời đích danh trả lời tư pháp. Theo báo chí Ý, các nhà điều tra đã nắm được một số bằng chứng qua các cuộc trao đổi giữa các nhân viên bảo trì. Qua SMS và WhatsApp, họ tỏ ý lo ngại về sức chịu đựng của các sợi cáp treo của chiếc cầu xa lộ vài ngày trước khi tai nạn xảy ra.

Tư pháp cũng truy trách nhiệm của các cơ quan công quyền : nhiều công chức cao cấp thuộc bộ xây dựng và người đứng đầu các cơ qua hành chánh thuộc ba vùng mà xa lộ Genova đi ngang qua. Tổng cộng khoảng 20 người bị điều tra.

Thẩm phán điều tra đã ra lệnh truy tìm căn nguyên nguồn cội đưa đến tai họa sập cầu. Nhiều người nữa có thể bị đưa vào danh sách.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180907-tu-phap-y-dieu-tra-vu-sap-cau-xa-lo-genova

 

Syria: Cứ điểm nổi dậy cuối cùng sắp bị đánh?

Đặc phái viên mới của Mỹ ở Syria nói đã có “nhiều bằng chứng” là quân chính phủ Syria đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib.

Ông Jim Jeffrey nói một cuộc tấn công được chuẩn bị sẵn nhằm vào khu vực lớn cuối cùng trong tay phe nổi dậy sẽ dẫn đến một sự “leo thang liều lĩnh”, theo Reuters.

Chính phủ Syria luôn phủ nhận dùng vũ khí hóa học.

Máy bay quân sự của Nga trước đó đã ném bom vào nơi ẩn náu của quân nổi dậy ở khu vực tây bắc Idlib.

Một hội nghị sẽ diễn ra tại Iran vào hôm 7/9 giữa lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga và Iran ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ thì ủng hộ một số phe nổi dậy.

Liên Hiệp Quốc lo ngại về một thảm họa nếu trận đánh này diễn ra, còn Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ khi dòng người tị nạn lớn sẽ đổ về biên giới nước này.

“Chúng tôi có những thông tin và tài liệu chắc chắn khi đưa ra những cảnh báo này”, ông Jeffrey nói trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau khi nhận chức.

“Có nhiều bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được chuẩn bị.”

Đặc phái viên Hoa Kỳ không tiết lộ thông tin gì thêm về chứng cứ mà Mỹ nhắc tới.

Kêu gọi các giải pháp ngoại giao

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo vào thứ Hai rằng Washington sẽ đáp trả những hành động sử dụng vũ khí hóa học của chính phủ hoặc các đồng minh Syria.

Dù Syria đã bác bỏ, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) nói họ tin rằng quân chính phủ đứng đằng sau cuộc tấn công sử dụng chất độc thần kinh Sarin hồi tháng 4/2017 tại một thị trấn miền Nam Idlib do quân nổi dậy nắm giữ.

Vụ việc làm hơn 80 người chết.

Ông Jeffrey nói các giải pháp ngoại giao là cần thiết để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm qua ở Syria.

Đồng thời, tân đặc phái viên Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Donald Trump đã có “cam kết mới”, khẳng định sự hiện diện của Mỹ tại Syria cho đến khi nhóm nhà nước Hồi giáo IS bị đánh bại, và bảo đảm các tay súng chiến đấu Iran, nhóm ủng hộ chính phủ Syria trong nội chiến, sẽ rời khỏi nước này.

Theo ông Jeffrey, Tổng thống Syria Assad “không có tương lai cai trị” Syria, nhưng Mỹ không có trách nhiệm lật đổ ông này.

Mỹ có thể sẽ làm việc với Nga cho một cuộc chuyển giao quyền lực ở Syria.

“Ngay lúc này, chính phủ Syria chỉ còn là một đống đổ nát. Trong một ngày tốt lành, họ cũng chỉ còn một nửa đất nước để cai trị,” ông Jim Jeffrey nói thêm.

Sau khi các lực lượng quân nổi dậy hầu hết đều bị đẩy lùi ở Syria, hiện chỉ còn khu vực Tây bắc Idlib nhiều khả năng sẽ là cuộc chiến lớn cuối cùng trong nội chiến kéo dài bảy năm ở nước này.

Nhiều người tin rằng ở đó còn khoảng 30 ngàn quân nổi dậy và các chiến binh Hồi giáo.

Liên Hiệp Quốc cho biết khu vực Tây bắc Idlib có khoảng 2,9 triệu người, trong đó có 1 triệu trẻ em. Hơn một nửa số thường dân tại đây đã phải di tản ít nhất một lần và hiện không còn nơi nào khác để trốn chạy.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45443808

 

Thương chiến Trung Mỹ:

‘ASEAN chắc chắn bị ảnh hưởng’

Ý kiến nói căng thẳng mậu dịch giữa hai cường quốc kinh tế nhiều khả năng gây tổn thương cho nền kinh tế khối ASEAN.

Tuy nhiên trả lời phóng viên BBC Nguyễn Hoàng bên lề cuộc họp báo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN tại Hà Nội, ông Justin Wood, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của WEF nói tranh chấp mậu dịch Mỹ Trung có thể cũng khiến ASEAN phải tự thay đổi mô hình kinh tế.

‘ASEAN phân hoá nhưng còn hi vọng’

Đồng nhân dân tệ ở VN trong thương chiến Mỹ – Trung

VN là đối tác thương mại lớn nhất của TQ ở ASEAN

Nghị sĩ ASEAN đòi ICC ‘điều tra Myanmar’

“Chúng ta đang đối mặt với thời điểm của thách thức trong môi trường mậu dịch toàn cầu. Rõ ràng là đang có những căng thẳng gia tăng giữa một số cường quốc kinh tế lớn nhất xét về thương mại toàn cầu.

“Chúng ta thấy mậu dịch toàn cầu bị tổn thương bởi những tranh chấp này và nếu chúng ta thấy tình hình xấu đi thì nền kinh tế của ASEAN chắc chắn sẽ bị tổn thương khá nặng,” ông Wood nói.

Ông cho rằng các nền kinh tế ASEAN đã có nhiều thập niên đã phát triển dựa vào mô hình xuất khẩu, chế tạo và nhiều nước trong khối vẫn rất phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng của họ cũng như mời gọi đầu tư từ bên ngoài vào.

“Vì vậy, chắc chắn là ASEAN quan tâm tới việc thấy một môi trường mậu dịch toàn cầu rất lành mạnh với cam kết cho một hệ thống mở, minh bạch và tuân theo luật lệ. Và nếu điều đó bắt đầu bị tổn hại bởi tranh chấp hiện tại thì tôi nghĩ nó sẽ gây tổn hại rất lớn cho ASEAN”.

Image captionHọp báo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN tại Hà Nội

Tuy nhiên ông cũng cho rằng đây là lúc để xem ASEAN phản ứng như thế nào.

“Từ trước tới nay ASEAN có xu hướng dựa vào thị trường bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng của khối.

“Nhưng ASEAN có dân số 600 triệu người và 600 triệu người này đang có sức mua ngày càng tăng nên tôi nghĩ rằng đây là thời điểm quan trọng đối với các nước ASEAN để bắt đầu suy nghĩ sâu sắc hơn về thị trường trong nước chứ không phải là thị trường bên ngoài hay toàn cầu”.

Giám đốc khu vực Châu Á của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng ASEAN cần dựa vào cái gọi là ý tưởng về một thị trường chung.

“Nếu ASEAN có thể xây dựng một thị trường chung thực sự có sự kết nối mạnh thì thị trường và nhu cầu khu vực có thể tạo lực đẩy thực sự cho ASEAN.

“Tôi nghĩ đó là điều mà Asean hiểu nhưng bây giờ là lúc họ cần phải tăng tốc để đạt được những tiến bộ hướng tới việc đạt được viễn cảnh của thị trường chung vượt ra ngoài ASEAN bởi dường như bức tranh mậu dịch toàn cầu đang đối diện một số thách thức”.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45446368

 

Trung Quốc dọa trả đũa nếu Mỹ áp thuế quan mới

Trung Quốc sẽ buộc phải trả đũa nếu Mỹ thực thi bất kì biện pháp thuế quan mới nào, Bộ thương mại Trung Quốc cảnh báo hôm 6/9, trong khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang vướng vào một cuộc chiến tranh thương mại đang gia tăng cường độ.

“Nếu Mỹ, bất chấp phản đối, áp dụng bất kì biện pháp thuế quan mới nào, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa ra các biện pháp trả đũa cần thiết,” phát ngôn viên của bộ Cao Phong nói trong một cuộc họp báo thường kì.

Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ tác động từ bất kì mức thuế quan mới nào và áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để giúp các công ty Trung Quốc hoặc các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc vượt qua khó khăn, ông Cao nói.

Chính quyền Trump đã sẵn sàng xúc tiến đợt áp thuế kế tiếp sau khi khoảng thời gian lấy ý kiến công chúng kết thúc vào nửa đêm giờ Washington hôm 6/9, nhưng chưa chắc chắn đợt áp thuế mới có hiệu lực vào lúc nào, những người nắm rõ kế hoạch của chính quyền nói với Reuters.

Các sắc thuế mới sẽ đánh trực tiếp vào các sản phẩm tiêu dùng, bao gồm đồ nội thất, sản phẩm chiếu sáng, lốp xe, xe đạp và ghế ngồi cho em bé trong xe hơi.

Trung Quốc và Mỹ đã áp thuế qua lại lên hàng hóa của nhau trị giá 50 tỉ đôla, khiến các thị trường tài chính e sợ trong những tháng gần đây khi các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách lo lắng chiến tranh thương mại gay gắt có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu.

Ông Trump đang đòi Bắc Kinh cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và có những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty của Mỹ, giảm trợ cấp công nghiệp và giảm 375 tỉ đôla thâm hụt thương mại.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-doa-tra-dua-neu-my-ap-thue-quan-moi/4560964.html

 

Diễn biến vụ kiện Formosa ở Đài Loan

Cindy SuiBBC News, Đài Bắc

Một nhóm cư dân Đài Loan sống gần nhà máy Naphtha Cracker số 6 của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG), đang kêu gọi tòa án địa phương xem xét kỹ lưỡng đơn kiện công ty của họ.

Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa ở VN’?

Formosa: Đã đền bù thỏa đáng?

Vào tháng Tám 2015, 74 người sống ở thị trấn Đài Tây cạnh nhà máy ở thị trấn Mạch Liêu, cùng các thành viên gia đình, nộp đơn kiện năm công ty con của FPG.

Kể từ đó, tòa án đã có 10 buổi lắng nghe. Nhưng lần cuối cùng tòa mở là tháng 9/2017. Tòa cũng chưa mở điều tra và tìm kiếm ý kiến chuyên gia.

Cư dân Ngô Nhật Huy, có năm thành viên gia đình qua đời vì ung thư trong ba năm qua, nói: “Vụ này kéo dài lâu quá rồi.”

“Một số người kiện đã qua đời, hoặc yếu quá không thể tới tòa. Liệu sẽ còn ai sống cho tới khi xử xong.”

Trong đơn kiện họ cáo buộc rằng ô nhiễm từ nhóm nhà máy thường được gọi là Lục Khinh đã dẫn tới tỉ lệ ung thư cao trong người dân. Họ yêu cầu bồi thường 70 triệu Tân Đài Tệ, tương đương khoảng 2,28 triệu đôla Mỹ.

Theo điều tra của họ, trong năm 2012 và 2013, 75% cái chết ở ba làng thuộc thị trấn Taixi là do ung thư, cao hơn tỉ lệ trung bình 34,5% ở Đài Loan.

Một nghiên cứu của Đại học Quốc lập Đài Loan vài năm trước thấy rằng có mức kim loại nặng cao hơn trong những người sống cách nhà máy 10, 20, 30 cây số, so với dân số chung, theo lời những người này.

Các nhóm môi trường và nhà nghiên cứu tin rằng sáu thị trấn ở huyện Vân Lâm trực tiếp tiếp xúc với khói từ nhà máy. Gió cũng có thể mang khói đến những nơi khác của Đài Loan.

Tổng cộng 23.000 người có đăng ký là cư dân ở thị trấn Taixi bị ảnh hưởng nặng nhất. Một số người đã chuyển đi nơi khác vì ô nhiễm, nhưng người già và một số trẻ em ở lại vì họ không còn nơi nào khác.

Đinh Khánh Phú, từng sống ở Taixi, nói ông tin rằng nhiều người trong gia đình ông đang bị ung thư hay chết vì ung thư do ô nhiễm từ nhà máy.

Ông Đinh nói: “Mẹ tôi qua đời vì ung thư phổi 5 năm trước, bố tôi bị ung thư gan, anh vợ tôi và hai hai em họ cũng ung thư, một người trong đó đã qua đời.”

Tòa án quận Vân Lâm, nơi đang xử lý vụ kiện, rốt cuộc mở buổi tiền thẩm hôm 31/8. Vị thẩm phán quyết định yêu cầu cơ quan bảo vệ môi trường của Đài Loan xác định các loại chất gây ô nhiễm thải ra từ nhà máy và tác động của chúng cho sức khỏe.

Luật sư cho những người đi kiện xem đây là dấu hiệu tích cực. Luật sư Quốc Ngạn, chủ tịch Hội nhân quyền Đài Loan, nói: “Tôi tin rằng sau khi có kết quả đánh giá, vụ việc sẽ sớm có kết cục.”

Đa số nguyên liệu thô do nhà máy sản xuất được xuất khẩu sang Trung Quốc và Đông Nam Á, dùng cho các sản phẩm nhựa, theo lời nguyên đơn. Họ cho rằng nhà máy này không cần có ở Đài Loan.

Trong phiên xử ở tòa ngày 31/8, các luật sư của Formosa nói rằng không có bằng chứng cho thấy tỉ lệ ung thư ở của cư dân lân cận là do hoạt động của nhà máy. Họ biện luận rằng bằng chứng của luật sư bên nguyên không cho thấy nguyên nhân và hậu quả. Họ nói công ty đã đầu tư cho thiết bị kiểm soát ô nhiễm.

Nhưng Hội quyền môi trường (ERF), đang giúp đỡ các nguyên đơn, chỉ ra rằng trong nhiều năm, giới khoa bảng đã điều tra liệu có phải các chất gây ô nhiễm cũng gây ra tỉ lệ ung thư cao và đã kết luận có quan hệ nhân quả.

Mặc dù luật sư của Formosa nói việc thải khí của nhà máy không vượt quá hạn chế của chính phủ, các nhóm môi trường nói trong quá khứ, chính phủ không công bố tài liệu theo dõi nên không thể biết có vượt quá giới hạn hay chưa.

Theo họ, một khó khăn khác của nguyên đơn là thống kê của Bộ y tế về người chết do ung thư lại thấp hơn con số của nguyên đơn, mà lý do là vì nhiều người ráng sống để về đến nhà rồi mới chết, và bệnh viện không ghi rõ nguyên nhân tử vong.

Ông Ngô, chủ tịch hội hỗ trợ ô nhiễm Lục Khinh, nói quá trình xác minh và kiểm tra khó khăn nên tòa án cần thêm thời gian. Nhưng ông cũng nói các nạn nhân không thể chờ đợi quá lâu.

“Liệu chúng tôi có thể chiến thắng hay không?” ông Ngô nói, bày tỏ cảm giác bất lực của người dân.

Công ty mẹ Formosa Plastics Group từ chối bình luận, nói rằng vụ việc đang trong quá trình xử án và họ sẽ chờ đến khi xử xong.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45447688

 

Trung Quốc cảnh báo quan hệ với Anh xấu đi

sau chuyến đi của tàu Anh qua Hoàng Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Sáu, ngày 7/9 lên tiếng cảnh báo mối quan hệ với Anh có thể bị ảnh hưởng xấu đi sau khi Anh cho tàu chiến đi gần các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông.

Hôm 31/8, tàu HMS Albion của Anh đã đi gần quần đảo Hoàng Sa trước khi đến thăm Việt Nam. Trung Quốc sau đó đã tức giận lên tiếng gọi hành động này là khiêu khích.

Phát biểu trước báo giới tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh gọi hành đông của Anh là sai và đã rõ ràng vi phạm tinh thần của lãnh đạo Anh về quan hệ với Trung Quốc. Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm là hành động này của Anh sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển quan hệ hai bên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói Trung Quốc hy vọng Anh sẽ nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề và có hành động để làm rõ. Tuy nhiên, bà không cho biết cụ thể Anh phải làm gì.

Tờ China Daily của Trung Quốc cũng có bài xã luận cảnh báo bất cứ hành động nào gây tổn hại đến các quyền lợi cốt lõi sẽ làm ảnh hưởng đến thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước.

Trung Quốc coi Biển Đông là một quyền lợi cốt lõi của nước này cũng tương tự như các vùng đất mà nước này chiếm được trước kia là Tây Tạng và Tân Cương.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-warns-britain-ties-at-risk-after-warship-mission-09072018090551.html

 

Kim Jong Un đưa ra thời biểu phi hạt nhân hóa,

 TT Trump ‘cám ơn’

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa đưa ra khung thời gian cho việc giải trừ hạt nhân, đặt mục tiêu là cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, Reuters dẫn lời các giới chức Seoul cho biết hôm 6/9, khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảm ơn và sẽ “cùng nhau hoàn tất”.

Ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng sẽ họp tại Bình Nhưỡng từ ngày 18/9 – 20/9 để thảo luận về “biện pháp thực tiễn” đối với việc giải trừ hạt nhân, cố vấn an ninh quốc gia của ông Moon, Chung Eui-yong, cho biết một ngay sau khi gặp ông Kim.

Hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ tạo ra động lực mới cho các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ về việc phi hạt nhân hóa, sau khi ông Trump hủy bỏ chuyến thăm Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi tháng trước vì lý do thiếu tiến bộ.

Ông Kim nói với các giới chức Hàn Quốc rằng niềm tin của ông vào ông Trump “không thay đổi”, và ông muốn giải trừ hạt nhân và chấm dứt quan hệ thù địch với Hoa Kỳ trước khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump kết thúc vào đầu năm 2021.

“Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng ông Kim chưa bao giờ nói bất cứ điều gì tiêu cực về Tổng thống Trump”, Reuters dẫn lời ông Chung nói.

Trên trang Twitter, Tổng thống Trump hoan nghênh phát biểu của ông Kim. Ông viết: “Ông Kim Jong Un của Triều Tiên tuyên bố ‘có niềm tin vững chắc vào Tổng thống Trump’. Cảm ơn Chủ tịch Kim. Chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành việc đó”.

Trong các cuộc đàm phán thất bại trước đó, Triều Tiên nói họ có thể xem xét từ bỏ chương trình hạt nhân của mình nếu Hoa Kỳ bảo đảm an ninh bằng cách rút quân khỏi Hàn Quốc và bỏ chiếc “ô hạt nhân” phòng thủ cho miền Nam và Nhật Bản.

Các giới chức Mỹ tham gia vào các cuộc đàm phán mới nhất cho biết Triều Tiên đã thậm chí từ chối bắt đầu thảo luận về quy trình phi hạt nhân hay về yêu cầu phải “kiểm chứng được” và “vĩnh viễn”. Triều Tiên nhất quyết rằng trước tiên Hoa Kỳ phải đồng ý thực hiện các bước tương ứng để giảm áp lực kinh tế.

Đang trong chuyến thăm New Delhi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo từ chối thảo luận các bước tiếp theo, nhưng nói rằng có cả một đường dài phía trước trong quá trình khử hạt nhân.

Ông Pompeo đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 7, sau đó Triều Tiên cáo buộc ông đã đưa ra yêu cầu “đơn phương và kiểu xã hội đen cho việc giải trừ hạt nhân” trong lúc tỏ ra ít quan tâm đến việc chấm dứt chiến tranh.

“Vẫn còn một số lượng lớn công việc phải làm”, ông Pompeo phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 6/9.

Khi được hỏi về nguồn tin nói rằng Triều Tiên vẫn đang tiến hành các chương trình vũ khí, ông Pompeo lưu lý là Bình Nhưỡng đã ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, “chúng tôi coi đó là một điều tích cực”.

“Nhưng việc thuyết phục Chủ tịch Kim đưa ra bước ngoặt chiến lược mà chúng ta nói đến vì một tương lai tươi sáng hơn cho người dân Triều Tiên thì vẫn đang tiếp tục”, ông Pompeo nói.

Cố vấn an ninh quốc gia của ông Moon, ông Chung, cho biết ông Kim nhấn mạnh đến sự cần thiết của Hoa Kỳ trong việc hồi đáp những động thái ban đầu của Triều Tiên, bao gồm tháo dỡ một địa điểm thử nghiệm hạt nhân và một cơ sở chế tạo tên lửa.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Seoul nói họ không có thông tin để chia sẻ về vấn đề này.

Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên cho biết ông Kim đã nói với các đặc sứ miền Nam rằng “quan điểm kiên định” của ông là biến bán đảo Triều Tiên thành “cái nôi của hòa bình, không có vũ khí hạt nhân, không có mối đe dọa hạt nhân”.

Ông Chung cho biết ông Kim đã tỏ ra “thất vọng vì một phần cộng đồng quốc tế nghi ngờ về thái độ sẵn sàng giải trừ hạt nhân của ông, và yêu cầu chúng tôi truyền đạt thông điệp của ông đến Hoa Kỳ”.

Trước đó, các giới chức Hoa Kỳ nói rằng họ đã có những nhượng bộ, chẳng hạn như ngừng việc diễn tập quân sự chung với Hàn Quốc.

Trong cuộc gặp với ông Kim, ông Chung cũng đã chuyển thông điệp của ông Trump đến lãnh đạo Triều Tiên, và ông sẽ chuyển các ý kiến của ông Kim đến Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton, phát ngôn viên của ông Moon, Kim Eui-kyeom, nói với các nhà báo.

https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-dua-ra-thoi-bieu-phi-hat-nhan-hoa-tt-trump-cam-on/4560429.html

 

Ấn Độ và Mỹ dự kiến tập trận quy mô lớn

vào năm 2019

Trọng Nghĩa

Mỹ và Ấn Độ sẽ tổ chức tập trận hỗn hợp trên quy mô lớn ngoài khơi Ấn Độ vào năm tới 2019. Quyết định này đã được đưa ra nhân cuộc họp song phương vào hôm qua, 06/09/2018 tại New Delhi giữa các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ-Ấn.

Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman, đó sẽ là một cuộc tập trận đầu tiên có quy mô toàn diện, kết hợp cả ba binh chủng Hải, Lục và Không Quân, tức là diễn ra cả trên bộ, trên không, lẫn trên biển. Địa điểm tập trận sẽ là khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông nước Ấn.

Sau hai lần bị dời, vào hôm qua, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã tổ chức được cuộc Đối Thoại An Ninh, gọi là 2+2, với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Ấn Sushma Swaraj, cùng với bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis và đồng cấp Ấn Nirmala Sitharaman.

Bên cạnh thỏa thuận về tập trận, vào sáng nay, hai bộ trưởng Quốc Phòng còn ký một thỏa thuân khác về an ninh gọi là COMCASA – Communications Compatibility and Security Agreement – cho phép hai nước trao đổi thông tin nhạy cảm về quân sự một cách nhanh chóng và an toàn.

Cho đến nay, Mỹ chỉ ký thỏa thuận an ninh này với các đồng minh đáng tin cậy. Washington hy vọng thắt chặt quan hệ quân sự với New Delhi.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180907-an-do-va-my-du-kien-tap-tran-quy-mo-lon-vao-nam-2019

 

Miến Điện : Tòa Án Hình Sự Quốc Tế

đồng ý thụ lý hồ sơ Rohingya

Thụy My

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện và Liên Hiệp Quốc, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI hay ICC theo tiếng Anh) hôm qua 06/09/2018 cho biết sẵn sàng điều tra về vụ người thiểu số Rohingya bị xua đuổi, bức hại, có thể coi là tội ác chống nhân loại.

Thông báo trên đây của tòa án có trụ sở tại La Haye được đưa ra sau khi các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Tám đã đề nghị khởi tố tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện và năm sĩ quan cao cấp khác về tội « diệt chủng », « tội ác chống nhân loại », « tội ác chiến tranh ». Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cho rằng quyết định của CPI mang lại « một tia hy vọng mong manh » cho người tị nạn Rohingya.

Năm 2017, trên 700.000 người Rohingya theo đạo Hồi bị quân đội Miến Điện và dân quân Phật giáo truy bức đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện, sống chen chúc trong các trại tị nạn ở Bangladesh. Theo Y Sĩ Không Biên Giới (MSF), chỉ riêng trong hai tháng 8 và 9/2017, có ít nhất 6.700 người Rohingya đã bị sát hại trong đợt trấn áp mà Liên Hiệp Quốc gọi là « thanh lọc chủng tộc ».

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm thứ Ba 4/9 cho biết muốn đề nghị triệu tập một « cuộc họp cấp cao » tại Liên Hiệp Quốc về các vụ thảm sát người Rohingya, cho rằng các thủ phạm phải trả lời trước tòa án quốc tế. Trước đó một hôm, thứ Hai 3/9, hai nhà báo người Miến Điện của hãng tin Reuters điều tra về vụ quân đội sát hại người Rohingya, hôm đã bị kết án bảy năm tù – một vụ án làm xấu thêm hình ảnh của giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi.

Chính phủ Miến Điện từ chối trả lời AFP về thông báo của CPI.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180907-mien-dien-toa-an-hinh-su-quoc-te-dong-y-thu-ly-ho-so-rohingya

 

Tiểu quốc Nauru ở Thái Bình Dương

không khiếp nhược trước Trung Quốc

Mai Vân

Đảo quốc tí hon Nauru ở miền Nam Thái Bình Dương ngày 05/09/2018 vừa qua đã không ngần ngại đòi Bắc Kinh phải xin lỗi về thái độ hống hách, coi thường nước nhỏ của đại diện Trung Quốc tại một hội nghị của các đảo quốc trong khu vực mà Bắc Kinh được mời với tư cách đối tác đối thoại.

Phản ứng của Bắc Kinh trước yêu cầu này là đổ lỗi cho Nauru làm trái với thông lệ quốc tế và đòi ngược lại là nước nhỏ này phải xin lỗi Trung Quốc.

Nauru là một đất nước ở vùng Micronesia, được xem là thuộc hàng nhỏ bé nhất thế giới, chỉ rộng khoảng 21 cây số vuông, với không đầy 12.000 dân. Trọng lượng của Nauru do đó chẳng là gì so với Trung Quốc, một nước có hơn một tỷ dân, là cường quốc kinh tế thứ hai trên hành tinh, và là một nhà tài trợ hàng đầu cho vùng Nam Thái Bình Dương.

Bối cảnh của cuộc tranh cãi giữa Nauru và Trung Quốc là hội nghị thường niên của Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương PIF (Pacific Islands Forum), mở ra từ ngày 03 đến 05/09 tại đảo quốc Nauru, quy tụ 18 quốc gia ở khu vực Nam Thái Bình Dương, cùng với các phái đoàn đến từ các nước đối tác đối thoại trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Hành vi thô lỗ của đặc sứ Trung Quốc

Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu với báo chí sau khi hội nghị bế mạc, tổng thống Nauru ông Baron Waqa đã công khai tỏ thái độ phẫn nộ trước điều được ông gọi là « hành vi điên cuồng » của trưởng phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị và cho biết sẽ yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi về sự cố đó.

Theo lời của tổng thống Nauru, vụ việc xảy ra trong cuộc họp ngày 04/09. Hôm đó, trưởng đoàn Trung Quốc, Đỗ Kỷ Văn (Du Qiwen), đại sứ tại Fiji, đã đòi được phát biểu. Tuy nhiên, vào khi ấy, thủ tướng của nước Tuvalu sắp sửa nói, do đó trong tư cách là người chủ trì cuộc họp, ông Waqa đã ngăn không cho đại diện Trung Quốc phát biểu. Đoàn đại biểu Trung Quốc đã phản ứng bằng cách rời khỏi hội trường, trong lúc ông Đỗ Kỷ Văn đã có những hành động thô lỗ.

Tổng thống Nauru cho biết : « Đại diện Trung Quốc rất cố chấp và xấc xược, gây huyên náo và cản trở cuộc họp của các lãnh đạo trong nhiều phút, trong lúc ông ta chỉ là một viên chức mà thôi… Có lẽ vì ông ta đến từ một nước lớn, cho nên muốn hù dọa chúng tôi. »

Thiếu tôn trọng lãnh đạo các nước nhỏ

Tổng thống Nauru đã giải thích là theo nguyên tắc, tại hội nghị, các lãnh đạo nhà nước phải phát biểu trước, sau đó mới đến các đại diện ngoại giao cấp thấp hơn, không được làm ngược lại. Vì vậy theo ông, đòi hỏi và thái độ của đại diện Trung Quốc là một sự thiếu tôn trọng. »

Theo nhật báo Anh The Guardian số ra ngày 05/09, một nguồn tin có mặt trong hội trường phiên họp hôm xẩy ra sự cố đã khẳng định rằng đại diện Trung Quốc đã chờ đợi một cách kiên nhẫn và ra hiệu muốn phát biểu, nhưng đã bị phớt lờ.

Chính vì thế mà, theo nguồn tin này, « rốt cuộc ông Đỗ Kỷ Văn nổi cáu, la hét và lớn tiếng với mọi người rồi đứng dậy và lao ra ngoài. Nhưng thay vì đi thẳng tới cánh cửa gần nhất thì ông lại đi một vòng quanh bàn hội nghị và bày tỏ thái độ giận dữ với từng người một ».

Một nguồn tin khác thì tiết lộ rằng đoàn Trung Quốc muốn được tham gia hội nghị dành riêng cho các lãnh đạo, dù nước này chỉ cử một quan chức trong vai trò “đặc sứ” tới Diễn Đàn mà thôi.

Theo người này, các đại diện Trung Quốc đã ngăn chặn cuộc họp của các lãnh đạo PIF, một vụ việc nghiêm trọng đã khiến cho hội nghị bị gián đoạn tới 15 phút, khiến tổng thống chủ nhà Waqa phải đe dọa trục xuất họ.

Theo AFP, trong buổi tiếp xúc với báo chí, tổng thống Nuaru cho rằng ông sẽ đòi Trung Quốc phải xin lỗi về hành vi thiếu tôn trọng của người đại diện cho Bắc Kinh. Không những thế, ông Waqa còn dọa sẽ tố cáo Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc : « Chúng tôi sẽ không chỉ đòi xin lỗi chính thức, mà sẽ đưa chuyện này ra Liên Hiệp Quốc… Không những thế, tôi sẽ nêu vụ việc này ở Liên Hiệp Quốc và tại mọi phiên họp quốc tế khác ».

Bắc Kinh đổ lỗi cho Nauru

Những cáo buộc của Nauru đã lập tức bị Bắc Kinh bác bỏ. Không những thế, Trung Quốc còn yêu cầu ngược lại là chính phía Nauru phải đứng ra xin lỗi Bắc Kinh.

Vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã nhắc lại rằng Nauru phải xin lỗi Bắc Kinh về cách đối xử với đại diện Trung Quốc tại cuộc họp của Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương.

Trước đó, hôm 05/09, phản ứng trước các cáo buộc của tổng thống Nauru nhằm vào phái đoàn Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã không ngần ngại tố cáo ngược lại là chính Nauru mới là bên vi phạm nguyên tắc ngoại giao quốc tế cũng như quy tắc của hội nghị khi cản trở đại diện Trung Quốc phát biểu.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc bênh vực cho việc phái đoàn của họ « tỏ thái độ cứng rắn » và rời khỏi hội trường sớm, cho rằng « Nhiều đoàn đại biểu các nước dự hội nghị cũng rời khỏi cuộc họp để tỏ thái độ bất mãn với Nauru. »

Đối với giới quan sát, thái độ hung hăng của trưởng đoàn Trung Quốc có phần liên quan đến Đài Loan, vì Nauru và Tuvalu vẫn giữ quan hệ với Đài Bắc.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã công khai gợi lại điều này khi tuyên bố rằng Bắc Kinh « khuyên Nauru và một vài nước khác trong tình trạng rất thiểu số là nên chấp nhận xu thể chung, sửa đổi sai lầm và tránh có những hành động đi ngược dòng lịch sử », nhấn mạnh đến sự kiện hiện nay chỉ có hơn một chục nước là đồng minh của Đài Loan mà thôi.

Bên cạnh đó, như ghi nhận của AFP, căng thẳng ngoại giao ở Nauru một lần nữa chứng tỏ tính chất nhạy cảm trong vấn đề Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, với khoảng 1.78 tỷ đô la viện trợ cho các đảo quốc Thái Bình Dương trong giai đoạn 2006-2016 và đã trở thành tác nhân kinh tế hàng đầu trong khu vực từng được Úc xem là “sân sau “của mình.

Còn theo Reuters Trung Quốc đã cho các nước trong vùng vay 1,3 tỷ đô la trong thập niên qua, làm dấy lên lo ngại các quốc gia nhỏ bé này bị nợ nần đè nặng.

Trung Quốc từng “thô lỗ” với ASEAN…

Cách hành xử thô lỗ của đại diện Trung Quốc tại hội nghị Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương đã gợi lại một hành động tương tự của ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện, nhân vật hiện được cho là đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc.

Vào năm 2010, nhân một hội nghị của khối ASEAN, bị đuối lý trên vấn đề Biển Đông, ông Dương Khiết Trì lúc đó chỉ là ngoại trưởng Trung Quốc, đã phản ứng bằng cách lớn tiếng dọa nạt các nước ASEAN, là sẽ « trừng phạt kinh tế đối với các nước Đông Nam Á đang nỗ lực chống lại Bắc Kinh », và tuyên bố : « Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác chỉ là nước nhỏ. Đó là một thực tế ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180907-tieu-quoc-nauru-o-thai-binh-duong-khong-khiep-nhuoc-truoc-trung-quoc-ok