Điểm Tin Thứ Năm 06.09.2018 (hậu 10/6/18 và ANM)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điểm Tin Thứ Năm 06.09.2018 (hậu 10/6/18 và ANM)

Hình chụp vệ tinh cập nhật tháng 1/2018 Đá Chữ Thập ở Trường Sa

Hình chụp vệ tinh cập nhật tháng 1/2018 Đá Chữ Thập ở Trường Sa

Courtesy AMTI (CSS

BREAKING NEWS

  • « Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc (RFI) – Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui.
  • VNTB – Việt Nam có thể tránh bị tổn thương trong cuộc chiến thuế quan? (VNTB) – Phương Thảo lược dịch (VNTB) – Voi đánh nhau, kiến chết: Câu tục ngữ Khmer nắm bắt được cảm giác nguy hiểm trong cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai cường quốc đã khóa ngà về thuế quan, và phần còn lại của thế giới – đặc biệt là châu Á – dường như có nguy cơ bị chà đạp. Khi cuộc chiến thương mại diễn ra vào tháng thứ ba, với việc Hoa Kỳ đặt ra một đợt áp thuế mới trị giá 200 tỷ USD vào mùa thu này, mở rộng cuộc xung đột gấp bốn lần, một sự thật rõ ràng hơn bao giờ hết: Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, không có gì tồn tại trong sự cô lập. Một cuộc chiến thương mại không như các cuộc phẫu thuật, khi mà thuế quan đánh trúng mục tiêu của họ và mọi thứ xung quanh không bị tổn thương gì.
  • VNTB – Phải chăng phát ngôn của ông Chủ tịch nước là ‘dân túy’? (VNTB) – Ánh Liên (VNTB) – Ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang liên tục có những phát ngôn hợp lòng dân, từ đề xuất trình Luật biểu tình cho đến nhấn mạnh sự tôn trọng tự do tư tưởng, phản biện của nhà khoa học. Dù ghi nhận sự tiến bộ về mặt tư tưởng của ông Chủ tịch, ít nhất là khá hơn so với thời kỳ ông làm Bộ trưởng Bộ Công an, tuy nhiên, vẫn có nhiều điều cần phải đặt vấn đề lại, đó là liệu ông Chủ tịch nước có thật lòng, và rằng – động lực phát ngôn đó là gì.
  • VNTB – Dịp 2/9: canh giữ, đánh đập, bắt bớ (VNTB) – Nguyễn Tường Thụy tổng hợp (VNTB) – Dịp kỷ niệm quốc khánh, nhà cầm quyền tăng cường triệt phá bằng nhiều biện pháp nên biểu tình không nổ ra được. Biểu tình ở Đức Phổ Quảng Ngãi với 31 người bị bắt hôm 2/9 mang tính chất khác, đó là về vấn đề của địa phương. Người dân ở đây xuống đường phản đối nhà máy xử lý rác thải. Sự việc này kéo dài từ hơn 1 tháng nay. Ở các tỉnh thành còn lại, biểu tình không nổ ra được nhưng việc bắt bớ, đàn áp vẫn xảy ra, đặc biệt là Sài Gòn.
  • VNTB – Sinh viên và quyền chính trị được Hiến định (VNTB) – Trần Thành (VNTB) – Chiều 4-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Bà yêu cầu các trường đại học phải có các biện pháp giáo dục, giới thiệu cho các sinh viên ngay từ những ngày còn trên ghế nhà trường, để các sinh viên có thể nghiên cứu một cách nghiêm túc về mô hình và nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sao lại giới hạn quyền công dân về chính trị?
  • Hằng ngàn người dân Quảng Ngãi bao vây Ủy ban xã đòi 31 người bị bắt (VNTB) – RFA – Theo tin từ người dân cho hay, vào sáng ngày 4 tháng 9 năm 2018, có khoảng hai ngàn người ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bao vây Ủy ban nhân dân xã này để đòi trả tự do cho 31 người dân bị bắt vào đêm 2 tháng 9 khi chặn quốc lộ 1 A yêu cầu làm rõ có hay không việc nhà máy xử lý rác gây ô nhiễm đang hoạt động.
  • Ông Trọng đi Nga thực chất để làm gì? (VOA) – Nhưng thái độ im lặng của Nga suốt từ khi nổ ra vụ Đức tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cho tới nay có lẽ đang gieo vào tâm trí Nguyễn Phú Trọng một hy vọng chấp chới: tinh thần ‘đồng chí’ thời xô viết.
  • Ông Trọng đi Nga bàn gì? (VOA) – Các chuyên gia dự đoán chuyến đi thăm Nga của TBT Nguyễn Phú Trọng có thể bàn đến vấn đề hợp tác chính trị, kinh tế, giải quyết vụ Trung Quốc cản trở khai thác dầu khí tại mỏ Lan Đỏ, đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và có thể có cả chủ đề “tế nhị” là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
  • Thêm 1 Facebooker bị bắt vì “chống phá đảng và nhà nước” (RFA) – Ông Huỳnh Trương Ca, một Facebooker có những đoạn video trực tiếp trên các mạng xã hội để nói về thực trạng xã hội Việt Nam vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng với Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ.
  • Thu hồi sách lớp 1 in hình đường lưỡi bò (RFA) – Nhà xuất bản Thế Giới và Công ty sách Đinh Tị vừa cho thu hồi cuốn sách cho học sinh lớp 1 có in hình đường lưỡi bò của Trung Quốc. Truyền thông trong nước hôm 5/9 loan tin này.
  • Thanh Hóa đề xuất chi 1,7 tỷ đồng cho ba cán bộ đi Mỹ (RFA) – Tỉnh Thanh Hóa vừa có đề xuất trích 1,7 tỷ đồng trong ngân sách cho chuyến đi Hoa Kỳ của ba cán bộ tỉnh để quảng bá về tiềm năng thương mại, du lịch của tỉnh với các doanh nghiệp Mỹ từ ngày 8-19/9 tới đây.
  • Dai dẳng mùi hôi thối tại bãi rác Đa Phước (RFA) – Công ty Xử lý Rác Đa Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh từng cho biết họ mang qui trình từ Mỹ về để áp dụng cho dự án đầu tư tại thành phố này. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, người dân ở khu vực quận 7 tiếp tục phải chịu đựng mùi hôi thối mà họ cho rằng nó đến từ phía bãi rác Đa Phước.
  • Đồng bào Trần Huỳnh Duy Thức (BoxitVN) – Đỗ Thành Nhân – Đồng bào để chỉ những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với mình (hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt). Theo nghĩa đen, “đồng bào” có nghĩa là “cùng một bọc” hay là “cùng một bào thai” và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ. Ở Việt Nam có truyền thuyết “trăm trứng trăm con” với mục đích giáo dục tất cả các dân tộc Việt, nguyên thủy đều là anh em được sinh ra từ trong một …
  • Nghĩ về một phẩm cách cao thượng (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 52) (BoxitVN) – Tương Lai – Từ hồi cầm được cuốn sách để đọc, tôi đã ngấu nghiến cuốn “Tâm hồn cao thượng” của một tác gia người Ý được dịch sang tiếng Việt. Có những câu hơi rắc rối mà trí óc tuổi thơ tôi phải căng hết cỡ cũng chỉ nghĩ được lơ mơ, đại loại như lời của bố Erison dạy con trong bức thư ông viết cho Erison “con hãy coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải …
  • Ngày tựu trường và nỗi lo của phụ huynh (RFA) – Ba tháng hè đã trôi qua, nhiều bậc phụ huynh ở Việt Nam đang tất bật chuẩn bị cho con mình bước vào năm học mới. Với số lượng hơn 22 triệu học sinh dự kiến đến lễ tựu trường năm nay, đi kèm đó cũng là vô vàn lo âu của các bậc cha mẹ.
  • Tinh thần thể thao và “màu cờ, sắc áo” (RFA) – Trận Bán kết, Tâm gặp đối thủ người Triều Tiên. Em đánh dưới khả năng, chịu thua và chỉ được Huy chương Đồng. Huy chương Đồng nghe thì chả oai phong gì nhưng nếu đến xem các cháu nó ăn tập như thế nào thì mới thấm thía giá trị của tấm huy chương đó…
  • Người Việt uống bia quá đà, Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại (VOA) – Cơ quan chuyên trách về y tế toàn cầu của Liên Hợp Quốc mới gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ quan ngại về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn ở mức “báo động”, trong khi đó, tin cho hay, người Việt tiêu thụ trên 4 tỷ lít bia năm 2017.
  • Những món quà của Trung Quốc: Phúc hay họa cho Cam Bốt ? (RFI) – Theo tác giả Pheakdey Heng thuộc Enrich Institute viết trên Diễn Đàn Đông Á, năm nay là năm kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Cam Bốt với Trung Quốc, và mối liên hệ giữa đôi bên chưa bao giờ chặt chẽ như thế.
  • Trung Quốc phủ nhận là chủ nợ hàng đầu của châu Phi (RFI) – Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi đã bế mạc ngày 04/09/2018 tại Bắc Kinh với lời hứa của Trung Quốc đầu tư thêm 60 tỉ đô la giúp châu Phi phát triển. Bên cạnh đó, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc là nền kinh tế thứ hai thế giới đang làm gia tăng khối nợ của các nước châu Phi.
  • Nhật Bản : Cơn bão Jebi tàn phá Osaka (RFI) – Mười một người chết, hơn 600 người bị thương, thiệt hại vật chất nghiêm trọng, phi trường Kansai tê liệt, đó là hậu quả của cơn bão thứ 21 của mùa bão tố trong vùng, thổi qua miền tây nước Nhật vào hôm thứ Ba 04/08/2018. Đây là lần đầu tiên từ năm 1993, một cơn bão dữ với những cơn gió trên 200 cây số giờ đánh thẳng vào quần đảo Phù Tang. Một ngày sau cơn bão, cảnh tượng như thế nào ?
  • Các nền kinh tế đang lên có thể bị lây họa (RFA) – Một bóng ma đang ám ảnh các thị trường đang lên. Sau Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, tuần qua tới lượt Argentina bắt đầu mắc họa khi đồng Peso sụt giá 20% trong có vài ngày và chính quyền phải nâng lãi suất tới mức kỷ lục là 60%, lần thứ tư trong có mấy tháng. Liệu các nền kinh tế đang mở mang có thể trôi vào một cơn khủng hoảng dây chuyền hay không, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây.
  • Pháp: Macron tiến về thuế, lùi về môi trường (RFI) – Thời sự Pháp với hai quyết định đối nội được đánh giá là quan trọng của tổng thống Macron hôm qua dĩ nhiên là đề tài chính được báo giới Pháp ra hôm nay, 05/08/2018 phân tích và bình luận rộng rãi. Đó là bật đèn xanh cho biện pháp khấu trừ tiền thuế ngay trên tiền lương hàng tháng, và đưa đương kim chủ tịch Quốc Hội qua làm bộ trưởng bộ Chuyển Đổi Sinh Thái, thay thế ông Nicolas Hulot vừa từ chức.
  • Syria: Phe nổi dậy tập luyện ở Idlib sẵn sàng nghênh chiến (VOA) – Phe nổi dậy ‘Mặt trận Giải phóng Quốc gia’ ở Syria đang huấn luyện để chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công của chính quyền vào Idlib và những khu vực xung quanh. Tỉnh Idlib của Syria đã trở thành chiến địa nguy hiểm, thường xuyên bị ném bom. Hàng trăm ngàn người Syria buộc phải di tản khắp nơi tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này.
  • Triển lãm: “Nước Mỹ những điều chưa được nhìn thấy” (VOA) Nước Mỹ trong quá khứ đã từng như thế nào? Đó là một miền đất hoang dã với những vụ hành quyết khá phổ biến tại nhiều tiểu bang khác nhau. Đây cũng chính là nội dung mà cuộc triển lãm “Nước Mỹ những điều chưa được nhìn thấy” tại thủ đô Washington gửi tới khách thưởng lãm. Trong những bức ảnh tư liệu này, các nạn nhân hoàn toàn không được nhìn thấy, nhưng người ta vẫn thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống ở Mỹ mới chỉ cách đây hơn 1 thế kỷ khi những tên tội phạm và những chàng cao bồi vẫn có thể được bắt gặp ở nhiều nơi khác nhau.
  • Mueller chấp nhận câu trả lời bằng văn bản của Trump (VOA) – Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller sẽ chấp nhận câu trả lời bằng văn bản của Tổng thống Donald Trump về việc liệu ban vận động tranh cử của ông có âm mưu thông đồng với người Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống.
  • Chi phí giáo dục ở nơi nào đắt nhất? (BBC) – Từ khoản tiền gia đình phải chi cho một đứa con đến số giờ học sinh phải tới trường hàng năm, việc giáo dục rất khác nhau giữa các nước.