Tin khắp nơi – 05/9/2018
Mueller chấp nhận
câu trả lời bằng văn bản của Trump
Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller sẽ chấp nhận câu trả lời bằng văn bản của Tổng thống Donald Trump về việc liệu ban vận động tranh cử của ông có âm mưu thông đồng với người Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016 hay không, tờ New York Times tường thuật hôm thứ Ba ngày 4/9.
Dẫn một lá thư từ văn phòng của ông Mueller gửi đến các luật sư của ông Trump, tờ báo này cho biết ông Mueller không yêu cầu ông Trump trả lời bằng văn bản cho những câu hỏi về việc ông có cản trở điều tra hay không.
Đảng Dân Chủ: ông Brett Kavanaugh có thể
bảo vệ tổng thống Trump khỏi bị truy tố
Washington DC – Phiên điều trần của Thẩm Phán Brett Kavanaugh cho vị trí tại Tối Cao Pháp Viện bắt đầu với sự phản đối gay gắt của những người chống đối ông Kavanaugh, sau đó là tranh cãi giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa.
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Cory Booker tuyên bố ông không ủng hộ vì quan điểm của ông Kavanaugh, và vì các tài liệu về thẩm phán dưới thời Tổng thống George W.Bush không được công khai hóa. Trái lại, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ted Cruz và Orrin Hatch đều cho rằng ông Kavanaugh phù hợp với vị trí thẩm phán, và đảng Dân Chủ đang đòi hỏi một yêu cầu không bao giờ thành hiện thực.
Tuy nhiên, một số thành viên đảng Cộng Hòa cũng không ủng hộ ông Kavanaugh. Dựa vào dòng tweet chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions của tổng thống Trump hôm 3 tháng 9, cựu Thượng nghị sĩ Jeff Flake lo lắng rằng ông Kavanaugh được đề cử bởi một chính quyền không thấu hiểu và coi trọng quyền lực cũng như luật pháp.
Trong phiên điều trần hôm nay Thứ Tư (ngày 5 tháng 9), đảng Dân Chủ tập trung vào vần đề phá thai, súng đạn và quyền hạn thẩm phán. Phía Dân Chủ lo lắng rằng ông Kavanaugh sẽ giới hạn quyền phá thai, hoặc thậm chí bãi bỏ đạo luật Roe v. Wade hợp thức hóa quyền phá thai. Đảng Dân Chủ cũng cho rằng ông Kavanaugh có thể nới lỏng hạn chế súng đạn, và bảo vệ tổng thống Trump không bị kết án hình sự hoặc bị kiện dân sự trong khi còn tại chức.
Trong phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Dân Chủ – California, đã đề cập đến quan điểm của ông Kavanaugh về Tu chính án thứ Hai (Second Amendment) liên quan đến quyền sở hữu súng đạn. Bà nói thẳng thắn rằng nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý với ý kiến của ông Kavanaugh thì số nạn nhân bạo lực súng đạn sẽ tăng cao.
Thượng nghị sĩ Chris Coons, Dân Chủ – Delaware thì cho rằng tổng thống Trump chọn ông Kavanaugh để bảo vệ bản thân, vì ông Kavanaugh có thể phản đối việc truy tố tổng thống trong tương lai. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-ong-brett-kavanaugh-co-the-bao-ve-tong-thong-trump-khoi-bi-truy-to/
Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tranh cãi
trong phiên điều trần của Thẩm Phán Brett Kavanaugh
Washington DC – Phiên điều trần của Thẩm Phán Brett Kavanaugh cho vị trí tại Tối Cao Pháp Viện đã diễn ra khá hỗn loạn tại Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện vào Thứ Ba 4 tháng 9, sau khi các chính trị gia Dân Chủ và người biểu tình gây rối và tìm cách trì hoãn.
Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris của California cùng một số thượng nghị sĩ Dân Chủ khác nói rằng họ chỉ mới nhận được 42,000 trang hồ sơ về ông Kavanaugh vào tối Thứ Hai, và yêu cầu hoãn điều trần để có thêm thời gian xem xét thông tin. Nhiều người biểu tình cũng la ó phản đối, khiến Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John Cornyn phải bình luận rằng đây là phiên điều trần đầu tiên mà các nhà lập pháp phải chịu đựng luật của đám đông.
Phiên điều trần sau cùng đã bắt đầu trễ hơn 1 tiếng so với dự kiến, sau khi chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Chuck Grassley bác bỏ sự phản đối của phe Dân Chủ, và ra lệnh áp giải một số người biểu tình ra khỏi phòng họp. Đảng Cộng Hòa tỏ ra muốn nhanh chóng bổ nhiệm ứng cử viên thứ 2 của Tổng Thống Trump vào Tối Cao Pháp Viện, trong khi đảng Dân Chủ muốn có thêm thông tin và thời gian xem xét. Phiên điều trần dự kiến sẽ kéo dài, trong bối cảnh đảng Dân Chủ kiên trì yêu cầu được cung cấp thêm hồ sơ về nhiệm kỳ của ông Kavanaugh dưới thời chính quyền George W. Bush, và chất vấn ông Kavanaugh về khả năng luận tội một tổng thống đương nhiệm.
Một số chính trị gia Dân Chủ đã yêu cầu hoãn bỏ phiếu cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11. Trong khi đó, đảng Cộng Hòa nói chung tỏ ra hài lòng với ông Kavanaugh và muốn đẩy nhanh việc phê chuẩn. (Ngô Bảo)
‘Nỗi sợ: Trump trong Tòa Bạch Ốc’
Quyển sách sắp được ra mắt của nhà báo huyền thoại Bob Woodward có tựa đề: “Nỗi sợ: Trump trong Tòa Bạch Ốc” mô tả những hỗn loạn trong Nhà Trắng dưới sự điều hành của Tổng thống Donald Trump như là ‘Phố điên’ cùng nỗi lo sợ từ thuộc cấp của ông Trump rằng ông là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia khiến họ tìm đủ cách để không tuân lệnh.
Từ Phòng Bầu dục cho đến Phòng Tình huống và nơi nghỉ ngơi của gia đình Tổng thống, nhà báo Woodward đã sử dụng các cuộc phỏng vấn kín với các cố vấn hàng đầu của ông Trump để cho khán giả cái nhìn chưa từng có về những gì xảy ra trong Nhà Trắng dưới cái nhìn của các cộng sự thân cận nhất của ông Trump, bao gồm những người tín cẩn, các quan chức trong nội các và giới chức cấp cao, trong cuốn sách dày 448 trang này.
Cuốn sách đã thuật lại chi tiết những sự đối đầu và xung đột hàng ngày nhưng bức tranh do những quan chức chính quyền Trump vẽ ra cho thấy họ thấy tình hình rất đáng lo ngại. Cuốn sách kể lại những trợ lý cấp cao của ông Trump đã ngày càng cảm thấy bất an như thế nào với tính khí thất thường, sự thiếu hiểu biết và xu hướng thích nói láo của ông Trump.
Chánh văn phòng John Kelly mô tả Tổng thống Trump là ‘tên ngốc’ và ‘rối loạn tâm thần’. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết ông Trump có hiểu biết cỡ ‘học sinh lớp năm hay lớp sáu’. Cựu luật sư riêng của ông Trump, ông John Dowd, gọi Tổng thống là ‘kẻ dối trá trơ trẽn’. Ông Dowd cho biết ông từng nói với ông Trump rằng có ngày ông sẽ ‘mặc áo tù’ nếu ông ra khai chứng với Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller.
“Ông ấy là tên ngốc. Thuyết phục ông ấy chẳng có tác dụng gì đâu. Ông ấy thích tự tung tự tác. Chúng ta đang ở trong Phố Điên,” Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly được dẫn lời nói trong một cuộc họp nhân viên tại phòng làm việc của ông. “Tôi thậm chí còn không hiểu sao chúng ta lại có mặt ở đây nữa. Đây là công việc tồi tệ nhất mà tôi từng làm.”
Cuốn sách còn kể lại nỗi ám ảnh đặc biệt của ông Trump với cuộc điều tra về âm mưu thông đồng với Nga, trong đó có những cuộc nói chuyện giữa luật sư của ông Trump với ông Mueller. Ngoài ra, sách còn thuật lại một buổi mô phỏng Trump trả lời phỏng vấn với Mueller ở tư dinh của ông ở Nhà Trắng mà khi đó ông Trump đã không thể vượt qua được.
Sách kể lại rằng ông Gary Cohn, cựu trưởng cố vấn kinh tế của ông Trump, đã nhìn thấy một bản thảo lá thư mà ông cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia trên bàn làm việc của ông Trump trong Phòng Bầu dục.
Lá thư này có khả năng sẽ đưa Mỹ ra khỏi một thỏa thuận thương mại hệ trọng với Hàn Quốc. Các trợ lý của ông Trump lo sợ rằng nếu điều đó xảy ra thì một chương trình an ninh quốc gia tối mật của Mỹ sẽ bị đe dọa, đó là khả năng dò ra các cuộc phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên chỉ trong vòng 7 giây.
Ông Cohn đã cảm thấy ‘thất kinh’ trước khả năng ông Trump sẽ ký lá thư đó. “Tôi đã trộm nó khỏi bàn làm việc của ông ấy,” ông Cohn nói với một thuộc cấp. “Tôi sẽ không để cho ông ta trông thấy nó. Tôi phải bảo vệ đất nước.”
Không chỉ ông Cohn mới làm vậy. Ông Rob Porter, cựu thư ký Nhà Trắng, cũng nhiều lấn giấu hồ sơ giấy tờ như vậy, Woodward kể lại trong sách. Bên cạnh đó, họ còn tìm cách chặn hay trì hoãn quyết định hay khiến cho ông Trump quên đi những mệnh lệnh mà họ cho rằng sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
“Một phần ba công việc của tôi là cố gắng phản ứng lại với một số ý tưởng thật sự nguy hiểm của ông ấy và cố gắng đưa ra cho ông ấy những lý do để tin rằng đó không phải là ý tưởng hay,” ông Porter, người làm thư ký cho Nhà Trắng để xử lý giấy tờ cho Tổng thống cho đến khi ông nghỉ việc do bị cáo buộc bạo hành gia đình, cho biết. Ông Porter và những người khác hành động với sự đồng lòng của cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus.
Trong sách, Woodward thuật lại những cuộc họp tối mật. Một trong số đó là cuộc họp ngày 27/7/2017 khi các lãnh đạo an ninh quốc gia của Trump tề tựu lại ở Lầu Năm Góc để tìm cách giảng giải cho Tổng thống hiểu được về tầm quan trọng của các mối quan hệ đồng minh đối với Mỹ.
Tuy nhiên, triết lý ngoại giao của ông Trump lại mang tính cá nhân: “Mọi thứ chỉ là việc của nhà lãnh đạo này đối với nhà lãnh đạo khác, giữa tôi với ông Kim,” ông nói quan điểm của ông về Bắc Triều Tiên.
Những thuộc cấp thân tín của ông thì lo ngại về ‘Vấn đề lớn’ – tức sự thiếu hiểu biết của ông Trump rằng chiến dịch áp thuế quan của ông sẽ khiến an ninh toàn cầu gặp nguy cơ.
Tuy nhiên cuộc gặp đã không diễn ra như mong muốn. Ông Trump đã huấn thị các vị tướng của ông: “Các ông chỉ cần đi giết người. Các ông đâu có cần chiến lược để giết người đâu,” ông Trump được dẫn lời nói về Afghanistan.
Ông còn chất vấn liệu Mỹ có khôn ngoan không khi đóng quân ở Hàn Quốc.
“Vậy thì thưa Ngài Tổng thống,” ông Cohn nói với Trump, “Ngài cần có gì ở khu vực để có thể đêm nào cũng ngủ ngon được?”
“Tôi chẳng cần quái gì hết,” ông Trump nói. “Tôi ngủ ngon như em bé vậy.”
Sau khi ông Trump đi khỏi, Ngoại trưởng khi đó là ông Rex Tillerson đã tuyên bố: “Ông ấy là tên ngốc.” Chính lời nói ‘tên ngốc’ này của ông Tillerson đã dẫn đến hiềm khích của ông với Tổng thống và cuối cùng ông bị cách chức thông qua một dòng thông báo trên Twitter.
Một chủ đề thường được nhắc đến là việc Trump dường như không để ý gì đến các quan ngại về an ninh quốc gia bởi vì ông lúc nào cũng nghĩ đến tiền bạc: thâm hụt thương mại và chi phí duy trì quân đội ở nước ngoài.
Trong nhiều cuộc họp, Trump liên tục đặt câu hỏi tại sao Mỹ phải bỏ tiền để duy trì một quân số lớn như vậy ở Hàn Quốc.
“Chúng ta làm như vậy để tránh xảy ra Chiến tranh Thế giới lần thứ ba,” Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis giải thích với Trump. Chính điều này đã khiến Mattis nói với những người thân tín của ông sau đó rằng ông Trump ‘có hiểu biết của học sinh lớp năm hay lớp sáu’.
Tuy nhiên ông Trump vẫn không chịu nghe theo. “Tôi cho rằng chúng ta sẽ rất giàu nếu chúng ta không ngu ngốc như thế,” ông nói.
Một quan chức cấp cao giấu tên trong Nhà Trắng được thuật lời trong sách có nhìn nhận thậm chí còn bi quan hơn: “Rõ ràng nhiều cố vấn cấp cao của Tổng thống, nhất là những người phụ trách an ninh quốc gia, cực kỳ quan ngại về tính khí thất thường của ông ấy, việc ông ấy không thể học hỏi được cũng như những gì mà họ xem là những quan điểm nguy hiểm.”
Cuốn sách của Woodward còn cho biết Tổng thống Trump rất mê mẩn Twitter bất chấp việc các cố vấn khuyên ông về những hiểm họa của những dòng Tweet của ông đem lại.
Theo tường thuật trong sách, ông Trump đã yêu cầu in những dòng tweet của ông ra để nghiên cứu xem cái nào được đón nhận nhiều nhất và những dòng tweet ăn khách nhất thường lại là những dòng gây sốc nhất.
Các cố vấn an ninh của ông Trump rất lo ngại về thói quen tweet của ông Trump và đã cảnh báo ông rằng ‘Twitter có thể đưa chúng ta đến chiến tranh’.
Kinh hoảng trước những dòng tweet bốc lửa của ông Trump, các cố vấn của ông đã cố gắng thành lập một ‘ủy ban Twitter’ để rà soát kỹ lưỡng giọng văn của Trump. Tuy nhiên họ vẫn không ngăn được ông.
Ông Priebus, người không biết gì hết khi ông Trump tuyên bố cách chức ông trên Twitter, mô tả phòng ngủ của Tổng thống Trump là ‘động quỷ’ và gọi những thời khắc lúc sáng sớm và tối Chủ nhật – những lúc mà ông Trump đăng nhiều dòng tweet nhất – là ‘khoảnh khắc phù thủy’.
Cuốn sách cũng thuật lại những công kích của những người xung quanh Tổng thống Trump đối với ái nữ Ivanka Trump và hiền tế Jared Kushner của ông.
Có lần, ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của ông Trump, đã mắng vào mặt Ivanka tại một cuộc họp: “Cô không là gì cả mà chỉ là nhân viên quèn. Cô đi tới đi lui ở đây và hành xử như thể cô là người phụ trách vậy. Cô chỉ là nhân viên thôi.”
“Tôi không phải là nhân viên,” cô Ivanka nạt lại Bannon. “Tôi sẽ không bao giờ là nhân viên. Tôi là đệ nhất tiểu thư.”
Ông Priebus đã mô tả chính quyền của ông Trump là một nơi ‘có đầy thú ăn thịt’.
“Khi anh bỏ một con rắn, một con chuột, một con diều hâu, một con thỏ, một con cá mập và một con hải cẩu trong một sở thú mà không có tường ngăn thì mọi thứ sẽ rối tung rối mù và đẫm máu,” ông Priebus được dẫn lời nói trong sách.
Cuốn sách của Woodward dựa trên hàng trăm giờ phỏng vấn được thu âm lại và hàng chục nguồn tin từ trong những người thân cận của ông Trump cũng như các văn bản, tài liệu, nhật ký và ghi nhớ, trong đó có một ghi chú do chính Trump viết tay. Woodward cho biết ông đã phỏng vấn các nguồn tin này với thỏa thuận ông có quyền sử dụng toàn bộ thông tin mà không cho biết ai là người nói.
Nhà báo kỳ cựu Bob Woodward đã hai lần đoạt giải Pulitzer, trong đó có một giải được trao cho những bài tường thuật của ông về vụ bê bối Watergate vốn dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức.(Theo CNN)
Cựu Thượng nghị sỹ Jon Kyl
được chọn thế chỗ John McCain
Cựu Thượng nghị sỹ Jon Kyl là người được chọn để giữ chiếc ghế trống trong Thượng viện do cố Thượng nghị sỹ John McCain để lại, Thống đốc bang Arizona, ông Doug Ducey, loan báo hôm thứ Ba ngày 4/9.
Ông Kyl cũng thuộc Đảng Cộng hòa như ông McCain. Hai ông đã có thời gian làm việc cùng nhau trong Thượng viện. Ông Jon Kyl đã leo lên vị trí ‘cai quản’ (whip) trong Đảng Cộng hòa, tức là người duy trì tính kỷ luật của các thượng nghị sỹ Cộng hòa và là nhân vật thứ hai trong Đảng tại Thượng viện chỉ sau lãnh đạo Đảng. Ông về hưu hồi năm 2013.
“Không có ai ở bang Arizona có chuẩn bị tốt hơn Jon Kyl để đại diện cho tiểu bang chúng ta ở Thượng viện liên bang,” Thống đốc Ducey cho biết trong một thông cáo. “Ông ấy hiểu Thượng viện vận hành như thế nào và sẽ có tác động tích cực và ngay lập tức đem đến lợi ích cho tất cả mọi người dân Arizona.”
Ông Ducey dự kiến sẽ thông báo thông tin này tại một cuộc họp báo tại Quốc hội bang ở Phoenix.
Bà Cindy McCain, quả phụ của ông McCain, đã gửi lời chúc mừng đến ông Kyl trên Twitter.
“Jon Kyl là một người bạn thân thiết của tôi và của John. Việc ông ấy chuẩn bị quay lại cơ quan công quyền để giúp đỡ tiểu bang Arizona là một sự tôn vinh lớn dành cho John,” bà viết trên Twitter.
Ông Kyl từng là dân biểu Hạ viên liên bang bốn nhiệm kỳ trước khi ông được bầu vào Thượng viện lần đầu tiên vào năm 1994.
Sau ba nhiệm kỳ tại Thượng viện ông đã quyết định nghỉ hưu vào tháng Giêng năm 2013. Ông từng bỏ phiếu chống lại Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Phải chăng hay còn được gọi là Obamacare.
Giờ đã 76 tuổi, ông Kyl hiện là một nhà vận động hành lang tại công ty luật Covington & Burling và đang giúp hướng dẫn cho Brett Kavanaugh, người được đề cử vào Toà án Tối cao, trong giai đoạn điều trần để được chuẩn thuận.
Tổng thống Mỹ, Hàn thảo luận
về Triều Tiên tại LHQ trong tháng này
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự trù sẽ thảo luận về Bắc Triều Tiên bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York trong tháng này. Văn phòng của Tổng thống Moon cho biết như vậy hôm 4/9, trong lúc vấn đề giải trừ hạt nhân với Triều Tiên không tiến triển.
Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Mỹ đã trao đổi với nhau 50 phút qua điện thoại hôm thứ Ba, một ngày trước khi các đặc phái viên của ông Moon đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba vào cuối tháng này giữa lãnh đạo của hai miền Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên dự trù sẽ diễn ra sau khi Tổng thống Trump hủy chuyến thăm Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng trước sau khi ông Pompeo nhận được một bức thư với lời lẽ hiếu chiến từ một quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên.
Văn phòng của tổng thống Hàn Quốc nói ông Moon và Tổng thống Trump trong cuộc điện đàm đã đồng ý “đề nghị gặp mặt trực tiếp bền lề Đại hội đồng LHQ và sẽ tham vấn sâu về các chiến lược và cách hợp tác về các vấn đề của Bán đảo Triều Tiên.”
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố trong cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Trump hồi tháng 6 ở Singapore là sẽ tiến tới phi hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, nhưng hai bên hầu như không đạt được bất cứ tiến bộ nào kể từ đó.
Hôm thứ ba, ông Chung Eui-yong, giám đốc văn phòng an ninh quốc gia của Dinh Ngói Xanh, cho biết ông sẽ chuyển bức thư của Tổng thống Moon đến lãnh tụ Kim khi ông đến thăm Bình Nhưỡng, nhưng ông không nói về nội dung của bức thư.
Ông Chung cho biết ông mong muốn thảo luận với các quan chức Bình Nhưỡng về những cách thức đi đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Ông Chung nói với các phóng viên rằng Seoul sẽ tiếp tục thúc đẩy một tuyên bố chung về kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
Trên đà thắng, ƯCV Dân chủ ở Massachusetts
công kích TT Trump
Ủy viên hội đồng thành phố Boston, Ayanna Pressley, hôm 4/9 đánh bại một người đương nhiệm đã làm 10 nhiệm kỳ để giành được đề cử của đảng Dân chủ ra tranh cử cho một ghế trong Quốc hội Hoa Kỳ, và bà ngay lập tức công kích Tổng thống Donald Trump.
Chiến thắng của bà Pressley là kết quả mới nhất trong một loạt những chiến thắng trong bầu cử sơ bộ của các ứng cử viên Dân chủ trẻ tuổi và đa dạng hơn, đánh bại các đối thủ già dặn, có danh tiếng hơn, trước cuộc bầu cử ngày 6/11. Đảng Dân chủ cần phải giành được 23 ghế để lấy lại thế đa số trong Hạ viện.
Bà Pressley, một nhà hoạt động lớn lên ở Chicago, không có đối thủ đảng Cộng hòa nào trong khu vực bầu cử, bao gồm hầu hết Boston và các thành phố lân cận, nên bà hoàn toàn có thể tập trung nhắm mũi dùi vào ông Trump.
“Tổng thống của chúng ta là một người phân biệt chủng tộc, ghét phụ nữ, thực sự không biết đồng cảm”, bà Pressley, 44 tuổi, nói với những người ủng hộ vào tối 4/9. “Đã đến lúc cho thủ đô Washington thấy, cũng như cả những đảng viên cùng đảng Dân chủ của tôi, những người tôi hy vọng sẽ đứng cùng chúng ta, và những người đảng Cộng hòa có thể cản đường chúng ta … thấy rằng sự đổi thay đang tới và tương lai thuộc về tất cả chúng ta.”
Ông Trump đã làm những người của đảng Dân chủ tức giận với các bình luận mô tả các di dân là tội phạm, công kích các vận động viên chuyên nghiệp da đen phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và viết trên Twitter những lời lẽ nặng nề về các chính trị gia nữ.
Bà Pressley đang nhắm mục tiêu trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên của tiểu bang ở trong Quốc hội.
Mỹ bất lực nhìn Nga và Iran
mở rộng kiểm soát Trung Đông
Lực lượng của tổng thống Bachar Al-Assad và của hai đồng minh Nga, Iran đang chuẩn bị mở cuộc tấn công để chiếm tỉnh Idleb, tiêu diệt ổ kháng cự lớn cuối cùng của quân nổi dậy tại Syria.
Trong những ngày qua, Nhà Trắng, cũng như đích thân tổng thống Donald Trump đã liên tục cảnh báo về một « thảm họa nhân đạo » ở Idleb, đe dọa Damas là Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ đáp trả « nhanh chóng » và « thích đáng », nếu tổng thống Assad một lần nữa sử dụng vũ khí hóa học để tấn công.
Nhưng đằng sau những lời cảnh cáo đó, người ta vẫn không thấy có bóng dáng một chiến lược nào của tổng thống Trump về Syria, giống như người tiền nhiệm Barack Obama. Hoa Kỳ đã từng hai lần mở các cuộc oanh kích vào Syria tháng 04/2017 và tháng 04/2018 để trừng phạt chế độ Damas, sau khi lực lượng của tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học đối với thường dân Syria. Thế nhưng, những cuộc oanh kích trừng phạt đó đã không làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Tổng thống Assad và hai đồng minh Nga, Iran nay đang trên đường kiểm soát toàn bộ Syria.
Theo phân tích của nhật báo The Wall Street Journal ngày 04/09/2018, tổng thống Trump đã từng tuyên bố là một khi thành phố Raqqa được giải phóng khỏi tay lực lượng Nhà nước Hồi Giáo, ông sẽ triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria. Thế nhưng, sau đó tổng thống Hoa Kỳ mới thấy là việc triệt thoái sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng về chiến lược đối với các lợi ích Mỹ trong khu vực. Một trong những vấn đề là nếu quân Mỹ rút đi, Iran sẽ biến Syria thành một căn cứ nằm sát biên giới Israel. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã từng yêu cầu Iran rời khỏi Syria, và nhờ Matxcơva gây áp lực lên Teheran theo hướng này. Nhưng Iran và Nga đáp lại rằng họ đã nghe tổng thống Trump nhiều lần hứa triệt thoái khỏi Syria mà vẫn không làm, vậy thì đâu có lý do gì mà Iran phải rút đi.
Trong khi đó, đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Sáu tuần này sẽ họp thượng đỉnh với Nga và Iran ở Teheran để quyết định về các bước kế tiếp ở Syria, nhằm bảo đảm các lợi ích riêng của ba nước này. Theo The Wall Street Journal, tổng thống Assad và các đồng minh Nga Iran sẽ không dừng ở Idleb, mà mục tiêu tấn công kế tiếp của họ sẽ là lực lượng người Kurdistan và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), hai đối tác chính của lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại khu vực sông Euphrate bên phía Syria.
Có nguy cơ là lực lượng người Kurdistan và Lực lượng Dân chủ Syria sẽ thương lượng ngưng bắn với chế độ Damas để khỏi chịu chung số phận với Idleb. Trong trường hợp đó, lực lượng Mỹ sẽ bị cô lập ở Syria và như vậy sẽ buộc phải rút đi, dẫn đến việc Iran sẽ làm chủ được khu vực đó, bất chấp những tuyên bố của tổng thống Trump là bằng mọi giá phải ngăn chận tham vọng khu vực của Teheran.
Theo The Wall Street Journal, Hoa Kỳ phải trấn an lực lượng người Kurdistan và Lực lượng Dân chủ Syria là Mỹ sẽ bảo vệ họ nếu họ bị tấn công, đồng thời phải vạch ra một chiến lược dài hạn để kềm chế Iran.
Trước mắt, cũng giống như chính quyền Obama trước đây, chính quyền Trump nay chỉ có thể đưa ra những lời cảnh cáo, đe dọa, chứ không thể làm gì hơn. Nói cách khác, với cuộc tấn công vào Idleb sắp diễn ra, Hoa Kỳ đang bất lực nhìn Syria nói riêng và vùng Trung Đông nói chung dần dần lọt vào tầm kiểm soát của Iran và Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180905-trump-cung-khong-co-mot-chien-luoc-ve-syria
Syria : Mỹ sẽ tổ chức một cuộc họp
của Hội Đồng Bảo An về Idleb
Hôm qua, 04/09/2018, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley thông báo sẽ tổ chức vào thứ Sáu tuần này một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về tình hình tại Idleb, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy tại Syria.
Đại sứ Mỹ có vẻ như chấp nhận cho chế độ Damas mở cuộc tấn công vào vùng này, với điều kiện họ không sử dụng vũ khí hóa học. Bà Haley cảnh báo là Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ đáp trả nếu chính quyền của tổng thống Bachar Al Assad tấn công bằng vũ khí hóa học để kiểm soát tỉnh Idleb.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau gởi về bài tường trình :
« Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã khẳng định trong cuộc họp báo hôm qua : tất cả các dấu hiệu cho thấy là sẽ có một cuộc tấn công mới bằng vũ khí hóa học vào ổ kháng cự cuối cùng này ở Damas.
Bà nói: Nga đưa ra những cáo buộc nhắm vào phe đối lập, vào lực lượng cứu hộ. Tổng thống Assad cũng cáo buộc như vậy. Đó chính là chiến lược mà họ vẫn thi hành trước khi chế độ Assad mở một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào chính người dân của mình.
Nhưng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho tới nay vẫn bất lực, không ngăn chận được các cuộc tấn công trước đây của quân đội Syria ở Aleppo và Đông Ghouta. Với cuộc họp sẽ diễn ra đúng vào lúc lãnh đạo của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau ở Teheran, Washington hy vọng gây được áp lực và ngăn chận một cuộc tấn công mới bằng vũ khí hóa học. Nếu không, bà Nikki Haley nhắc lại, Hoa Kỳ sẽ đáp trả mọi cuộc tấn công mới. »
Hôm qua, đặc sứ Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyid Erdogan « khẩn cấp » nói chuyện với nhau qua điện thoại trước cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo Iran ở Teheran để tránh một cuộc « tắm máu » tại tỉnh Idleb.
Về tình hình tại chỗ, theo thông báo của Đài Quan sát Nhân quyền Syria, ít nhất 13 thường dân, trong đó có 6 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc oanh kích của Nga vào tỉnh Idleb hôm qua.
Israel không kích nhiều căn cứ của Iran ở Syria
Ngày 04/09/2018, chiến đấu cơ của Israel đã phóng nhiều tên lửa nhắm vào một số vị trí quân sự của Iran vùng Nanias, tỉnh Tartus và khu vực Wadi Al Uyun, tỉnh Hama, nằm ở phía tây Syria.
Tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria cho biết tại Wadi Al Uyun có 3 quân nhân Syria thiệt mạng, 23 người bị thương, trong đó có 9 người Iran.
AFP trích thông tin từ Sana, hãng thông tấn chính thức của Syria, cho biết hệ thống phòng không Syria đã bắn hạ nhiều « tên lửa » phóng từ « máy bay của Israel ». Damas cáo buộc tên lửa của Israel nhắm vào nhiều mục tiêu quân sự của Syria, chứ không phải của Iran, ở hai tỉnh miền tây Tartus và Hama.
Phát ngôn viên quân đội Israel từ chối bình luận về đợt tấn công mới này. Nhưng vào tuần trước, Israel từng nhắc lại lời đe dọa tấn công vào các mục tiêu quân sự của Iran tại Syria. Ngày 04/09, một quan chức quân sự Israel khẳng định quân đội nước này đã tiến hành khoảng 200 cuộc tấn công vào Syria trong vòng 18 tháng gần đây, chủ yếu nhắm vào các căn cứ của Iran.
Là đối thủ của Israel trong khu vực, Iran và phe Hezbollah Liban thân Iran là những đồng minh chính của chế độ Bachar Al Assad và Nga tại chiến trường Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180905-syria-hoa-ky-se-to-chuc-mot-cuoc-hop-cua-hoi-dong-bao-an-ve-idleb
Vũ Khí Vi Ba Tấn Công Các Nhà Ngoại Giao Mỹ
WASHINGTON – Nhân viên ngoại giao và gia đình bị tấn công bằng âm thanh từ năm 2016 – họ phàn nàn về hiện tượng âm thanh không thể giải thích đưa tới các triệu chứng như tổn thương não bộ.
Các nhà chuyên môn tìm kiếm các giải thích khác nhau, nhưng thủ phạm chưa được nhận diện.
Ấn bản ngày Thứ Bảy của New York Times đưa tin: 5, 6 chuyên gia chỉ ra nghi can là “vũ khí vi ba” có khả năng phát sóng gây đau đớn, tê liệt, có thể gây tử vong mục tiêu bằng chiến tranh cân não.
Giáo sư Douglas Smith là giám đốc trung tâm chữa trị tổn thương não tại Univesity of Pennsylvania đã xem xét gần 20 người bệnh từ Cuba, nói với nhà báo “Ban đầu người ta cảm thấy mơ hồ, nhưng sau đã đồng thuận về 1 yếu tố nào đó”.
FBI từ chối bình luận.
Bộ ngoại giao xác nhận: chưa nhận diện nguyên nhân hay nguồn gây bệnh.
Nga, Trung Cộng và nhiều nước có khả năng chế tạo vũ khí vi ba căn bản, kích thước nhỏ đủ để cầm tay hay mang theo trên xe hơi. Hoa Kỳ đã làm việc phát triển vũ khí vi-ba từ nhiều thập niên – chuyên gia quân đội tiết lộ: có thể phát triển vũ khí vi-ba mạng đủ sức giải tán đám đông bằng cách làm tăng thân nhiệt nhanh chóng mà không gây thương vong, theo tin được Reuters ghi nhận năm 2015.
Theo 1 phúc trình phổ biến hồi Tháng 2 bởi ProPublica, các nhà điều tra liên bang đang tìm hiểu khả năng tấn công bằng kỹ thuật vi-ba nhắm sứ quán Hoa Kỳ tại Havana và Beijing.
Ít nhất 2 biên bản khoa học phỏng đoán vũ khí vi-ba là thủ phạm.
Chuyên gia điện khí James Lin nhận xét trong 1 phúc trình Tháng 12-2017 theo đó sóng vi-ba đã gây ra âm thanh lạ và các triệu chứng tổn thương với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và thân nhân.
Tại trường UC San Diego, giáo sư Beatrice Golomb của khoa y nói: các triệu chứng là thich hợp với giải thích kể trên, như cảm giác nhức đầu, khó ngủ, giảm khả năng nhận biết và giảm thính lực.
https://vietbao.com/a285133/vu-khi-vi-ba-tan-cong-cac-nha-ngoai-giao-my
Matxcơva đe dọa và cáo buộc Google
hỗ trợ đối lập Nga
Google và YouTube, hai tập đoàn dịch vụ thông tin mạng của Mỹ bị chính quyền Nga cáo buộc bằng lời lẽ nghiêm trọng: khuyến khích thái độ không tôn trọng bổn phận công dân, can thiệp vào bầu cử địa phương.
Lý do là Google phổ biến một đoạn video trong đó nhà đối lập Alexei Navalny, đang lãnh án 30 ngày tù, kêu gọi dân chúng xuống đường ngay vào ngày bầu cử, Chủ Nhật 09/09/2018.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :
Gần đến ngày bầu cử, cả ba cơ quan chính quyền Nga đồng loạt cảnh cáo Google. Hôm qua, Viện công tố, Ủy ban bầu cử quốc gia và Cơ quan quản lý internet trách cứ công ty Mỹ cho phép nhà đối lập Alexei Navalny quảng bá những đoạn video, và như thế, đã nhúng tay vào bầu cử tại Nga.
Khắc tinh của điện Kremlin kêu gọi dân chúng biểu tình chống luật cải cách hưu trí đúng vào Chủ Nhật tới. Lời kêu gọi này bị ba cơ quan nói trên cho là bất hợp pháp.
Hiện giờ, chính quyền Nga chưa đưa ra một biện pháp cưỡng chế nào. Tuy nhiên, rất có thể Matxcơva chỉ cảnh cáo mà thôi. Mục đích đơn thuần là phản đòn vào một trong những công ty mạng có uy thế nhất thế giới bằng những lời cáo buộc can thiệp vào bầu cử mà chính quyền Nga bị xem là đối tượng từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2016.
Được AFP đặt câu hỏi, Google từ chối bình luận về những lời đe dọa của Nga nhưng cho biết sẽ « xem xét mọi yêu cầu có thể chấp nhận được từ các cơ quan chính phủ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180905-matxcova-de-doa-va-cao-buoc-google-ho-tro-doi-lap-nga
Thủ tướng Anh: Tình báo quân sự Nga
đã tổ chức vụ đầu độc Skripal
Hôm nay, 05/09/2018, thủ tướng Anh Theresa May vừa khẳng định chính cơ quan tình báo quân sự Nga đã tổ chức vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Serguei Skripal, theo lệnh của nhà nước Nga.
Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, cảnh sát Anh Quốc thông báo đã phát lệnh bắt giữ châu Âu đối với hai công dân Nga trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bằng chất độc thần kinh Novitchok vào đầu tháng 3 vừa qua tại Anh Quốc.
Hai người mà cảnh sát Anh phát lệnh bắt giữ có tên là Alexander Petrov và Ruslan Bochirov, nhưng theo lãnh đạo bộ phận chống khủng bố của cảnh sát Anh, Neil Basu, rất có thể đây chỉ là những tên giả ghi trên hộ chiếu, chứ không phải tên thật của họ. Ông Basu cho biết, hai nghi can người Nga này đã đến Luân Đôn ngày 02/03 qua ngõ sân bay Gatwick, và ngày hôm sau đến Saliburry, dường như là để nghiên cứu thực địa. Đến ngày 04/03, có thể là họ đã phun Novitchok, chất độc thần kinh cực mạnh, vào cửa nhà ông Skripal, trước khi rời khỏi Luân Đôn qua ngã sân bay Heathrow vào cùng ngày hôm đó.
Trong một thông cáo, Viện Công tố Anh Quốc cho biết hai công dân Nga này bị cáo buộc các tội : âm mưu nhằm sát nhân và mưu toan sát nhân đối với hai cha con Skripal và viên cảnh sát bị nhiễm độc khi cứu hai cha con điệp viên Nga tại Saliburry vào tháng Ba, cũng như tội sử dụng và tàng trữ Novitchok.
Đây là chất độc do Liên Xô sản xuất và Luân Đôn vẫn cáo buộc Matxcơva đứng đằng sau vụ đầu độc này, nhưng Nga đã bác bỏ cáo buộc đó. Vụ việc đã gây khủng hoảng ngoại giao giữa Nga và các nước phương Tây.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, được hãng tin TASS trích dẫn đã ngay lập tức ra tuyên bố khẳng định họ không hề biết hai công dân Nga mà cảnh sát Anh phát lệnh bắt giữ, đồng thời yêu cầu Luân Đôn chấm dứt những cáo buộc về vụ Skripal và chấm dứt việc « thao túng thông tin ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180905-vu-skripal-canh-sat-anh-phat-lenh-bat-giu-2-cong-dan-nga
Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?
Một khảo sát từ Hoa Kỳ nói Trung Quốc ngăn các nhà khoa học nước ngoài tiếp cận số liệu, đề tài ‘tế nhị’ và tạo tác động tự kiểm duyệt.
Khảo sát của Sheena Chestnut Greitens (ĐH Missouri) và Rory Truex (ĐH Princeton) có tựa đề ‘Kinh nghiệp bị trấn áp trong giới nghiên cứu về Trung Quốc: Bằng chứng mới từ khảo sát số liệu’ (Repressive Experiences among China Scholars: New Evidence from Survey Data), được đăng hôm 01/08/2018 trên trang papers.ssrn.com
TQ cấm phim Christopher Robin: Winnie the Pooh
Ngày Bát Nhất đề cao tinh thần chiến đấu
Xin visa Mỹ có thể phải khai mật khẩu FB?
Gần 2000 phiếu với câu hỏi gửi cho giới nghiên cứu Trung Quốc tại các đại học Phương Tây đem về 562 phiếu, cho thấy sự kiểm soát rất đa dạng.
Chừng 5% trong số các nhà khoa học trả lời khảo sát nói họ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc;
Chừng 9% kể lại kinh nghiệm bị ‘mời đi uống trà’ hoặc có người mời gặp để nhắc nhở khi làm công tác nghiên cứu tại Trung Quốc;
Các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến nhà khoa học cảm thấy có chuyện kiểm duyệt và không khí tự kiểm duyệt ở Trung Quốc;
Tuy không ai nói việc kiểm duyệt hay đe dọa có tác động đến chất lượng và tính trung thực của công trình nghiên cứu, 18% cho hay công trình của họ bị kiểm duyệt khi đăng tại Trung Quốc.
Một con số nhỏ hơn (8%) tin là đề tài nghiên cứu nhạy cảm ảnh hưởng đến quyết định phân bổ tài trợ (grants) cho nghiên cứu.
Khoảng 26% cho hay họ bị ngăn chặn tiếp cận số liệu, nguồn thông tin cần thiết cho nghiên cứu;
Một con số nhỏ hơn (2%) kể lại kinh nghiệm bị tịch thu máy tính cá nhân khi đang làm việc lại Trung Quốc.
Có 14 nhà khoa học cho biết họ từng bị tạm giữ hoặc bị đe dọa thân thể.
Các ví dụ nhà khoa học cảm thấy bị theo dõi thì nhiều hơn.
Nhìn chung, có tất cả 13 dạng thức ‘trải nghiệm bị đè nén’ mà giới khoa học nước ngoài làm việc tại Trung Quốc hoặc nhập cảnh vào Trung Quốc gặp phải.
Sau đây là một số lời kể về cách Trung Quốc đối xử với người trả lời khảo sát, đa số đến từ Hoa Kỳ, Canada, châu Âu, Úc, New Zealand và Hong Kong:
“Tôi bị nhiều quan chức kéo sang một bên và nói cho biết đề tài của tôi là rất nhạy cảm, và vì sao tôi không nên tìm đọc các tài liệu đó và không nên gặp những người đó. Nhưng tôi vẫn có thể hoàn tất được nghiên cứu, và điều này cho thấy giới quan chức có những ý kiến khá khác nhau về chuyện điều gì là nhạy cảm.”
“Tôi gặp cản trở từ cán bộ thư viện, kho tư liệu cấp tỉnh và huyện khi tôi đến và muốn được dùng tài liệu cho nghiên cứu lịch sử liên quan đến thế kỷ 19…”
“Tôi hiểu rằng có hàng trăm quan chức Trung Quốc có quyền gọi một cú điện thoại hoặc nhắn một đoạn tin để đặt tôi vào danh sách ‘không visa’, và từ đó thì không có cách nào thoát ra (quick escape) nhanh chóng được nữa.”
“Tôi tự kiểm duyệt khi nói về các lĩnh vực chẳng liên quan gì đến đề tài nghiên cứu của tôi, như sở hữu trí tuệ, Biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa. Lời khuyên của tôi cho các nhà nghiên cứu khác là bạn chỉ nên đấu tranh khi liên quan đến nghiên cứu của mình, và cần tránh thảo luận về cách chủ đề nhạy cảm chính trị.”
Tùy vào đề tài
Căn cứ vào những gì người trả lời khảo sát nêu ra, công trình China Scholar Research Experience Survey (CSRES) xác định một số chủ đề chắc chắn bị cho là nhạy cảm.
Đó là Tân Cương, Tây Tạng, bộ máy quyền lực, sắc tộc thiểu số, tôn giáo, Mao Trạch Đông, nhân quyền, dân chủ.
Tuy nhiên, danh sách này cũng mở rộng sang mảng môi trường, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc và cả nghiên cứu về giới tính.
Đặc biệt, khảo sát cho hay quyết định không cấp visa nhập cảnh thường xảy đến khi chủ đề nghiên cứu liên quan đến Tân Cương, Hồi giáo và Tây Tạng.
Một nhận định nữa là các ngành khoa học xã hội, chính trị học…dễ bị Trung Quốc ngăn chặn.
Trải nghiệm trấn áp với các nhà khoa học cũng tăng lên hẳn từ thời Tập Cận Bình, theo khảo sát.
Chính quyền Trung Quốc hiện đang bị chỉ trích là mở rộng kiểm duyệt ra cả bên ngoài biên giới, với các đại công ty, giới nghiên cứu đại học, nhằm áp đặt nhãn quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc về nhiều vấn đề quốc tế.
Một số bộ phim của Trung Quốc cũng có tác dụng quảng bá ‘sức mạnh mềm’ của chính quyền nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45413311
Số phận bí ẩn
của một triệu người Hồi giáo Trung Quốc
Trung Quốc được cho là đã giam giữ tới khoảng một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Liên Hiệp Quốc cho biết vấn đề này xảy ra ở Tân Cương, nơi có hơn 10 triệu người dân tộc thiểu số sinh sống.
Tân Cương cũng là quê hương của người theo đạo Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur). Một nhóm sắc dân truyền thống Islam nói rằng họ phải đối mặt với sự kỳ thị.
Những năm gần đây, khu vực này đã xảy ra nhiều vụ đụng độ đẫm máu.
Chính phủ Trung Quốc đổ lỗi vấn đề bạo lực cho “các chiến binh” và “những người ly khai” theo Hồi giáo gây ra.
Tuy nhiên, các nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói tình trạng bất ổn là phản ứng của người dân với các chính sách đàn áp.
Họ cho rằng những biện pháp cấm cản mới này có thể sẽ thúc đẩy một số người Duy Ngô Nhĩ đi theo chủ nghĩa cực đoan.
Trung Quốc được cho là đang tiến hành các cuộc bắt giữ để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Các nhân chứng nói rằng chương trình này được gọi là “Chuyển đổi thông qua giáo dục”.
Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc, nhưng thừa nhận có giữ một số thành phần cực đoan để giáo dục.
Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc giam giữ mà không có những lời buộc tội hợp pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45419365
« Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ
rình rập « bạn bè » Trung Quốc
Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui.
Mùa hè năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lăng-xê sáng kiến đại quy mô, nhằm xây dựng một loạt những hải cảng, xa lộ và đường xe lửa chạy xuyên qua châu Á, châu Phi và châu Âu, với vốn đầu tư vài chục tỉ đô la.
Năm năm sau, « Con đường tơ lụa mới » trở thành trung tâm bị chỉ trích, nghi ngờ. Bắc Kinh bị cáo buộc sử dụng sức mạnh tài chính để mở rộng ảnh hưởng. Tuần trước ông Tập đã trấn an « không phải là một câu lạc bộ Trung Quốc », cho rằng đây là việc « hợp tác đôi bên cùng có lợi ».
Đọc thêm:Tập Cận Bình trấn an về « Một vành đai, một con đường »
Chương trình này trên lý thuyết sẽ được khoảng 70 nước cùng đầu tư, nhưng trên thực tế nhiều dự án là do các định chế Trung Quốc tài trợ. Trong năm năm qua, các khoản đầu tư trực tiếp của người khổng lồ châu Á tại các nước liên quan đã vượt quá 60 tỉ đô la, và giá trị các dự án được các công ty Trung Quốc ký kết đã đạt 500 tỉ đô la, theo Bắc Kinh. Những quốc gia dễ thương tổn về tài chính có nguy cơ mất khả năng chi trả.
Malaysia vừa hủy bỏ ba dự án, trong đó có một tuyến đường xe lửa 20 tỉ đô la ; với lý do với số nợ công hiện nay lên đến 250 tỉ đô la, không thể nào cõng thêm nợ nần. Thủ tướng Mahathir Mohamad tuyên bố : « Chúng tôi không thể trả nổi nợ ».
Đó là số phận của Sri Lanka : sau khi vay 1,4 tỉ đô la từ Bắc Kinh để cải tạo một cảng nước sâu, đảo quốc này đến cuối năm 2017 đã phải nhượng lại toàn bộ quyền kiểm soát hải cảng quan trọng cho Trung Quốc trong…99 năm.
Gánh nặng tài chính
Quỹ Tiền tệ Quốc tế gióng lên tiếng chuông cảnh báo : các hoạt động đối tác này « có thể dẫn đến nợ nần tăng lên một cách đáng lo ngại, khiến phải hạn chế các món chi tiêu khác do các chi phí liên quan đến món nợ tăng lên (…). Đó không phải là một bữa ăn miễn phí » – theo tổng giám đốc Christine Lagarde.
« Nhưng các nước này đã vay mượn nhiều trước đó từ các quốc gia khác » – Ninh Trữ Triết (Ning Jizhe), phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Trung Quốc (NDRC) đầy quyền lực đáp trả, ca ngợi các tiêu chí đánh giá « nghiêm ngặt » của các dự án.
Tuy nhiên hiện tượng này lan rộng như bệnh dịch : theo cơ quan tư vấn Center for Global Development, « Con đường tơ lụa mới » làm tăng đáng kế nguy cơ phá sản của tám nước đang mắc nợ rất nhiều. Đó là Mông Cổ, Lào, Maldives, Montenegro, Pakistan, Djibouti, Tadjikistan và Kyrzghystan.
Pakistan, nước tiếp nhận một dự án khổng lồ 54 tỉ đô la của Trung Quốc đầu tư vào cảng Gwadar, đang có nguy cơ mất khả năng chi trả, nên rất có thể phải cầu viện đến sự hỗ trợ khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Tân thủ tướng Pakistan là ông Imran Khan, đòi hỏi sự « minh bạch » trên các hợp đồng tù mù đã ký kết trước đó. Những hợp đồng này thường buộc phải sử dụng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc, với các điều kiện trả nợ hết sức bất lợi cho Pakistan.
Hệ quả tệ hại hơn nữa là Trung Quốc quy số nợ ra đô la, buộc Pakistan phải tìm kiếm thặng dư thương mại cao hơn để có thể trả nợ, trong khi dự trữ ngoại hối cạn dần.
Nhà nghiên cứu Anne Stevenson-Yang, thuộc J Research Capital giải thích với AFP : « Thường thì Trung Quốc cho vay bằng hiện vật như xe máy cày, than đá, dịch vụ cơ khí…nhưng đòi phải trả nợ bằng đô la ».
Công cụ gây ảnh hưởng
Nợ vay của Trung Quốc là gánh nặng đôi khi không thể chịu đựng nổi. Tại Lào, giá của một tuyến đường sắt 6,7 tỉ đô la tương đương với phân nửa tổng sản phẩm nội địa (GDP) của đất nước Đông Nam Á nhỏ bé.
Đọc thêm: Bóng dáng Trung Quốc phía sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào
Ở Djibouti, nợ công tăng vọt từ 50 lên 85% GDP trong vòng hai năm – theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, do số nợ đối với Exim Bank. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng sở hữu phân nửa số nợ công của Tadjikistan và Kyrzgystan.
Đã hẳn các nước kém phát triển cần rất nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ mừng rỡ tìm được nguồn vay. Nhưng đối với Bắc Kinh thì rất đáng giá : người khổng lồ châu Á tìm cách tống đi các sản phẩm sản xuất thừa, đồng thời cần đường sá, cảng biển, ống dẫn dầu khí để đưa nguyên liệu về Hoa lục.
Lãnh tụ đối lập Maldives, ông Mohamed Nasheed coi đây là « chủ nghĩa thực dân », làm phương hại đến chủ quyền đảo quốc. Theo ông, có đến 80% nợ nước ngoài của đất nước là do Bắc Kinh kiểm soát.
Áp lực của « đế quốc Trung Hoa » còn mạnh cho đến nỗi thường giành được quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng vừa được xây dựng, thông qua hợp đồng nhượng quyền khai thác 20 hay 30 năm, theo Standard & Poor.
Các dự án khó có khả năng sinh lợi, và những dự án tốn kém sau đó trở thành gánh nặng, ngay trong cơ cấu đã bất ổn…có thể thấy được ở nhiều nơi. Điển hình là một khu nghỉ mát ven biển bị bỏ hoang ở Cam Bốt.
Điều đó chẳng quan trọng gì với Bắc Kinh. Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc chẳng hề quan tâm đến các tiêu chí về môi trường, xã hội thậm chí cả về tài chính. Bà Stevenson-Yang ghi nhận, « Con đường tơ lụa mới » là một công cụ gây ảnh hưởng chính trị, từ năm 2017 đã được ghi rõ như thế ngay trong Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc phủ nhận
là chủ nợ hàng đầu của châu Phi
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi đã bế mạc ngày 04/09/2018 tại Bắc Kinh với lời hứa của Trung Quốc đầu tư thêm 60 tỉ đô la giúp châu Phi phát triển. Bên cạnh đó, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc là nền kinh tế thứ hai thế giới đang làm gia tăng khối nợ của các nước châu Phi.
Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :
« Trung Quốc không phải là chủ nợ số một của các nước châu Phi đang mắc nợ. Vì vậy thật vô lý khi đổ trách nhiệm cho Trung Quốc về vấn đề nợ của lục địa này. Trước những chỉ trích về khối nợ tăng mạnh của khoảng 10 nước đối tác châu Phi, đặc phái viên của Trung Quốc phụ trách châu Phi đã phát biểu như trên trong ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của Diễn đàn Hợp tác.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa nghiên cứu từng trường hợp trong bối cảnh đại biểu của nhiều nước tỏ ra lo lắng và tìm cách tái cấu trúc nợ. Trên tổng số khoảng 60 tỉ đô la được đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi hứa đầu tư thêm, chủ tịch Trung Quốc thông báo 15 tỉ đô la được dành cho viện trợ không hoàn lại và vay không có lãi.
Thông điệp được tiếp nhận rõ ràng. Đối với phần lớn đại biểu mà chúng tôi gặp bên lề hội nghị, khả năng đầu tư nhanh chóng và hàng loạt của các ngân hàng Trung Quốc vẫn là động lực phát triển tốt nhất đối với châu Phi.
Châu Phi cũng trông đợi nhiều vào đầu tư của khối tư nhân. Hai bàn tròn thảo luận được tổ chức trong ngày 04/09 đã giúp giải quyết nhiều chi tiết cụ thể, thậm chí là khởi động một số dự án.
Các đại biểu cũng đã tranh thủ cuối buổi chiều để mua sắm trong những cửa hiệu lớn ở thủ đô. Người ta thấy nhiều màn hình ti vi và máy tính còn nguyên trong hộp lần lượt đi qua cửa kiểm tra an ninh một trong số các khách sạn lớn nhất tiếp đón các phái đoàn châu Phi ».
Trung Quốc « ngạo mạn » ở Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương
Cùng thời điểm Diễn đàn Trung Quốc-Châu Phi ở Bắc Kinh, một phái đoàn Trung Quốc đã đến Nauru tham dự Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương, khai mạc ngày 03/09/2018, với tư cách là « đối tác đối thoại ».
Không nằm trong số 18 nước thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương, trưởng đoàn Trung Quốc, ông Đỗ Khải Văn (Du Qiwen), muốn phát biểu ở hội nghị, nhưng không được nước chủ nhà Nauru chấp nhận, dẫn đến việc phái đoàn Trung Quốc rời phòng họp.
Trả lời họp báo ngày 04/09, tổng thống Nauru Waqa cáo buộc đại diện Trung Quốc là « ngạo mạn », « đập bàn và cản trở cuộc họp của các lãnh đạo trong nhiều phút trong khi ông ấy chỉ là một quan chức ».Vẫn theo tổng thống Nauru, ông Đỗ Khải Văn « dùng trọng lượng của Trung Quốc để đe dọa » các nước trong vùng.
Nauru nằm trong số ít ỏi các quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc đã tài trợ một phần lớn chi phí cho cơ sở hạ tầng để tổ chức Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180905-trung-quoc-phu-nhan-la-chu-no-hang-dau-cua-chau-phi
Bão Jebi khiến Nhật Bản
phải đóng sân bay Kansai
Một sân bay quốc tế lớn ở phía tây Nhật Bản phải đóng cửa, hàng ngàn người buộc phải sơ tán do bão Jebi.
Sân bay Kansai, một cổng giao thông quan trọng phục vụ Osaka, Kobe và Kyoto, bị cô lập do một tàu biển đâm vào cây cầu nối sân bay với đất liền, gây hư hại nặng.
Bão Jebi tàn phá nước Nhật, chín người thiệt mạng
Nhật Bản bị trận bão mạnh nhất 25 năm tấn công
Nắng nóng kỷ lục ở Nhật Bản, châu Âu và Canada
Jebi là trận bão mạnh nhất kể từ 25 năm nay tấn công vào Nhật.
Cho đến nay, đã có ít nhất 10 người thiệt mạng.
Trận bão để lại một vệt những hư hại trên đường nó đi qua, từ phá hỏng các cơ sở hạ tầng, giật tung mái nhà, lật nhào xe cộ đến gây mất điện.
Chiếc tàu chở dầu bị gió lớn trong bão Jebi giật khỏi vị trí neo đậu, trôi va vào cây cầu.
Sân bay quốc tế Kansai được xây trên đảo nhân tạo và được nối với đất liền bằng cầu này.
Khoảng 3.000 hành khách bị mắc kẹt qua đêm, một số người đã ở nhà ga tới hơn 18 giờ đồng hồ mà không có điện, trước khi các chuyến phà và tàu cao tốc được triển khai để đưa họ đi sơ tán vào hôm thứ Tư.
Một số người đi được bằng xe buýt, chạy qua phần không bị ảnh hưởng gì của cây cầu.
Các đường băng cũng bị sóng biển đánh dữ dội, khiến một số máy bay bị nước ngập lên tận động cơ.
Toàn bộ các chuyến bay đã bị hủy bỏ và chưa có tin tức về việc khi nào sân bay sẽ mở lại.
‘Con tàu bí ẩn’ trôi dạt vào Myanmar
Cơn bão khởi đầu cho ngành khí tượng thế giới
Khi huyền thoại hóa ra là sự thật
Trang web của sân bay Kansai nói các đường băng và cây cầu sẽ mở lại vào “ngày 6/9 hoặc sau đó”. Một số tường thuật nói có thể phải đóng tới một tuần.
Việt Nam hủy chuyến bay
Vietnam Airlines và hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific hôm thứ Tư đã hủy năm chuyến bay nối các thành phố lớn nhất của Việt Nam với thành phố Osaka, Tân Hoa Xã nói.
Hai hãng trước đó cũng đã hủy năm chuyến trong hôm thứ Ba. Đây là các chuyến nối các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh tới Osaka và ngược lại.
Hai hãng nói các chuyến bay hôm 6/9 cũng sẽ bị hủy.
Trong 2016, sân bay Kansai phục vụ hơn 25 triệu lượt khách hàng, khiến nó trở thành sân bay bận rộn thứ ba trên thế giới, với 400 chuyến bay mỗi tuần.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45414597
Bão Jebi tàn phá khắp nước Nhật,
chín người thiệt mạng
Ít nhất chín người được ghi nhận thiệt mạng do Jebi, cơn bão tồi tệ nhất tấn công nước Nhật trong vòng 25 năm qua.
Jebi lướt qua để lại cảnh hoang tàn ở phía Tây nước Nhật, ở các thành phố lớn như Kyoto và Osaka.
Các chuyến bay, xe lửa và phà bị hủy trong lúc hàng ngàn hành khách bị kẹt lại tại sân bay quốc tế Osaka được sơ tán.
Nhật Bản bị trận bão mạnh nhất 25 năm tấn công
Nhật: Hàng triệu người đi bầu sớm
Nắng nóng kỷ lục ở Nhật Bản, châu Âu và Canada
‘Con tàu bí ẩn’ trôi dạt vào Myanmar
Tốc độ gió đang giảm đi và di chuyển về phía Bắc, nhưng đang có cảnh báo về sạt lở đất và lũ lụt.
Tính đến sáng 5/9, cảnh báo sơ tán được ban hành cho hơn 1,2 triệu người.
Hơn 30.000 người được yêu cầu sơ tán hơn nhưng không bắt buộc, Cơ quan Quản lý Hỏa hoạn và Thiên tai cho biết.
Đoạn băng trên mạng xã hội cho thấy vòng đu quay cao 100 mét ở Osaka quay nhanh trong cơn bão dù điện bị ngắt. Hơn hai triệu hộ gia đình bị mất điện trong cơn bão. Các trường học và các công ty trong khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang đóng cửa.
Gần 800 chuyến bay đã bị hủy, gồm cả các chuyến bay quốc tế tại Nagoya và Osaka.
Hôm 5/9, những du khách bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Kansai ở Osaka được đưa lên tàu thủy đến một sân bay địa phương khác.
Khoảng 3.000 người bị kẹt tại sân bay được xây dựng trên một đảo nhân tạo, sau khi một tàu chở dầu đâm vào cây cầu nối đảo với đất liền.
Đường băng và tầng hầm của sân bay bị ngập nước và vẫn đóng cửa vào hôm 5/9.
Trước đó, bão Jebi đổ bộ vào các khu vực phía tây, gây mưa lớn và gió tới 172km/h.
Cơn bão khởi đầu cho ngành khí tượng thế giới
Khi huyền thoại hóa ra là sự thật
Tại Vịnh Osaka, bão quét trôi một xe tăng vào trong cây cầu, và ở Kyoto có những phần mái nhà ở bến tàu hỏa bị sập.
Hiện chưa có tin tức về thương vong. Dự kiến bão sẽ suy yếu khi di chuyển trong đất Nhật.
Bão đổ vào đảo Shikoku vào khoảng trưa thứ Ba giờ địa phương, rồi di chuyển khắp đảo lớn nhất của Nhật là Honshu.
Có những cảnh báo được đưa ra về sóng lớn, ngập lụt và lở bùn. Bão đã khiến hàng chục ngàn người bị mất điện, và giới chức thúc giục người dân hãy di chuyển tới nơi an toàn.
Hàng trăm chuyến bay, chuyến tàu và phà đã bị hủy. Nước ngập khắp các đường băng ở sân bay quốc tế Kansai tại Osaka.
Universal Studios Japan, một công viên giải trí nổi tiếng ở gần Osaka đã phải đóng cửa.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp và kêu gọi người dân “có hành động để bảo vệ tính mạng mình, gồm cả việc chuẩn bị sẵn sàng và sơ tán sớm”.
Các hình ảnh ghi lại cảnh bão đổ bộ cho thấy những cột sóng khổng lồ đập vào đường bờ biển và những mảnh vụn lẫn bay trong bão.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo nguy có cơ đất lở, ngập lụt và gió dữ, nước biển dâng cao, sấm sét và vòi rồng ở các vùng bị ảnh hưởng.
Nhật Bản thường bị các trận bão lớn, và mùa hè năm nay là một trong những mùa có thời tiết khắc nghiệt.
Hồi tháng Bảy, các trận lở đất và lụt lội nghiêm trọng – là các vụ thiên tai tồi tệ nhất trong hàng thập niên qua – đã giết chết hơn 200 người. Tiếp theo đó là một đợt nóng chết người, nóng kỷ lục.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45393255
Đặc sứ của tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng
chuẩn bị thượng đỉnh Moon-Kim
Để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Nam – Bắc Hàn lần thứ ba trong năm nay và thúc đẩy tiến trình đàm phán giải trừ hạt nhân, một phái đoàn Hàn Quốc do cố vấn an ninh phủ tổng thống dẫn đầu đã đến Bình Nhưỡng vào sáng hôm nay 05/09/2018.
Theo hãng Yonhap, phái bộ Hàn Quốc gồm năm viên chức cao cấp trong đó có cố vấn an ninh Trịnh Nghĩa Dung (Chung Eui Yong) và giám đốc cơ quan tình báo Suh Hoon đã đến phi trường quốc tế Bình Nhưỡng vào 9 giờ sáng nay, giờ địa phương. Phái bộ Hàn Quốc được chủ tịch Ủy ban thống nhất đất nước của Bắc Triều Tiên Ri Son Gwon đón tiếp, trước khi hội đàm với tướng Kim Yong Chol. Nhân vật trùm tình báo này đã từng đại diện Bắc Triều Tiên trong các cuộc đàm phán với Seoul và Washington.
Phủ tổng thống Hàn Quốc ra thông cáo báo chí, cho biết thêm là phái bộ Hàn Quốc được mời đến một địa điểm được giữ bí mật. Có lẽ đích thân lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tham gia vào cuộc đối thoại chuẩn bị thượng đỉnh với tổng thống Moon Jae In lần tới.
Phái bộ này, đã đến Bình Nhưỡng một lần vào ngày 05 tháng 03 năm nay và đã thuyết phục được lãnh đạo Bắc Triều Tiên gặp tổng thống Hàn Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/04 tại Bàn Môn Điếm.
Trở lại Bình Nhưỡng, nhiệm vụ của phái bộ Hàn Quốc là tìm cách « lên chương trình » thượng đỉnh Moon-Kim lần thứ ba, dự kiến vào tháng 9 này. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã chấp thuận, nhưng hai bên chưa ấn định ngày giờ và địa điểm.
Cũng trong khuôn khổ cuộc đàm phán trong ngày hôm nay, phái bộ Hàn Quốc sẽ thảo luận các phương thức cải thiện quan hệ Nam-Bắc, thực hiện bản tuyên bố chung Bàn Môn Điếm, cũng như giúp giải tỏa bế tắc trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Theo Seoul, phái bộ Hàn Quốc sẽ trở về nước trong ngày hôm nay.
RSF: ‘Myanmar bỏ tù bất công
hai nhà báo Reuters’
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) nói án bảy năm của hai phóng viên hãng Reuters tại Myanmar bất công, và yêu cầu thả tự do cho họ ngay lập tức.
Ngày 3/9/2018 được coi là ngày đen tối của tự do báo chí ở Myanmar, khi tòa án tại Yangon kết tội hai nhà báo Kyaw Soe Oo và Wa Lone vi phạm Đạo luật Bí mật của nhà nước trong quá trình điều tra vụ binh sỹ thảm sát mười dân thường Rohingya, theo thông cáo báo chí của RSF phát đi ngày 3/9.
Vụ thảm sát nói trên xảy ra cách đây một năm tại Inn Dinn, một ngôi làng ở phía bắc bang Rakhine, Myanmar.
Khi đó, một nhóm người Rohingya theo đạo Hồi chạy trốn bạo lực tới một bãi biển. Tại đây, 10 nam giới bị biệt riêng ra. Hai trong số này bị dân làng theo đạo Phật đánh tới chết. Số còn lại bị hành hình bởi các binh sỹ.
Hai nhà báo Reuters tại Myanmar bị tù 7 năm
Hai phóng viên Reuters ở Myanmar chờ phán quyết
Reuters công bố cuộc điều tra thảm sát người Rohingya
“Bản án dành cho Kyaw Soe Oo và Wa Lone là một đòn khủng khiếp giáng vào tự do báo chí ở Myanmar,” Tổng thư ký RSF Christophe Deloire nói.
“Chúng tôi kêu gọi giới chức cao cấp nhất của quốc gia, bắt đầu với lãnh đạo chính phủ Aung San Suu Kyi, thả tự do ngay lập tức hai nhà báo, tội của họ chỉ là thực hiện công việc của mình. Sau sự truy tố khôi hài, một phán quyết thái quá như vậy rõ ràng đặt câu hỏi về việc Myanmar chuyển đổi sang nền dân chủ như thế nào.”
Vụ thảm sát do hai nhà báo Kyaw Soe Oo và Wa Lone điều tra sau đó đã được quân đội thừa nhận và bảy binh sĩ đã bị kết án mười năm tù giam.
Trong phiên tòa trước, một cảnh sát thừa nhận rằng cấp trên của ông đã ‘cài bẫy’ hai nhà báo bằng cách đưa cho họ tài liệu được cho là mật, sau đó ngay lập tức bắt giữ họ. Toàn bộ quá trình tố tụng chỉ dựa trên bằng chứng đã được dàn dựng này.
Myanmar xếp hạng 137 trên 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2018 của RSF.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45417285
Những món quà của Trung Quốc:
Phúc hay họa cho Cam Bốt ?
Theo tác giả Pheakdey Heng thuộc Enrich Institute viết trên Diễn Đàn Đông Á, năm nay là năm kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Cam Bốt với Trung Quốc, và mối liên hệ giữa đôi bên chưa bao giờ chặt chẽ như thế.
Trung Quốc ngày càng là đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Cam Bốt. Chỉ riêng trong hai năm vừa qua, Cam Bốt đã ký kết hơn 30 thỏa thuận song phương với Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ năm 2013 đến 2017, trong thời gian này đã bỏ vào tổng cộng 5,3 tỉ đô la. Riêng trong năm 2017, đầu tư từ Trung Quốc vào bất động sản ở Cam Bốt đã là 1,4 tỉ đô la, chiếm đến 27% tổng đầu tư nước ngoài vào quốc gia Đông Nam Á này.
Thương mại song phương năm ngoái đạt trên 5,1 tỉ đô la. Hàng Cam Bốt xuất sang Trung Quốc hầu hết là nông sản như gạo, khoai mì, hạt điều, dầu cọ, trong khi nhập về từ Trung Quốc xe hơi, xe gắn máy, vật liệu xây dựng, vải, thuốc lá, thuốc trừ sâu.
Cũng trong năm 2017, Cam Bốt nhận được khoảng 4,2 tỉ đô la từ Trung Quốc dưới dạng viện trợ hoặc cho vay lãi nhẹ. Đến cuối 2017, nợ công của chính phủ Cam Bốt cộng dồn lại là 9,6 tỉ đô la, trong đó 42% là nợ Trung Quốc.
Trung Quốc đã làm thay đổi hẳn Cam Bốt. Tiền từ Trung Quốc đã giúp Cam Bốt cải thiện cơ sở hạ tầng, kết nối với khu vực và tăng tính cạnh tranh. Cho đến cuối năm ngoái, đã có hơn 2.000 km đường, 7 cây cầu lớn và một cảng container mới đã được xây dựng với sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Đầu tư vào ngành dệt may cũng đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho nửa triệu công nhân.
Trong lãnh vực du lịch, Trung Quốc đầu tư nhiều dự án lớn, trong đó có một phức hợp resort quốc tế ở tỉnh Koh Kong, một tổ hợp nghỉ dưỡng và khách sạn năm sao tại Preah Sihanouk. Khách du lịch Trung Quốc đến Cam Bốt vượt quá một triệu người trong năm 2017, mang lại 700 triệu đô la cho nền kinh tế.
Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất về năng lượng, với tổng vốn trên 7,5 tỉ đô la cho bảy nhà máy thủy điện, khoảng 4 tỉ đô la cho hai nhà máy điện chạy bằng than đá.
Tuy nhiên, sự thống trị của Trung Quốc càng lớn, quan ngại càng tăng tại Cam Bốt. Mặc dù có những lợi ích kinh tế, việc quá lệ thuộc vào Bắc Kinh mang lại nhiều rủi ro. Dựa dẫm vào viện trợ từ Trung Quốc có thể khiến Cam Bốt rơi vào bẫy nợ, mất đi sự tự chủ và chủ quyền, đồng thời làm xấu đi mối quan hệ với các nước ASEAN.
Tình trạng thiếu minh bạch, không có sự giải trình về các dự án của Trung Quốc tạo ra những thách thức về xã hội và môi trường. Các công ty Trung Quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Cam Bốt, mà không quan tâm đến các nguyên tắc quốc tế, các nhân tố xã hội dân sự.
Đập Kamchay, dự án lớn nhất của Trung Quốc tại Cam Bốt, là một minh chứng cụ thể. Đập thủy điện này khiến 2.000 hecta rừng có thảm thực vật phong phú bị phá hủy, nhiều loài thú bị đe dọa, chất lượng nước xuống thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến kế sinh nhai của cộng đồng địa phương.
Công ty Union Development của Trung Quốc được nhượng đến 40.000 hecta đất, gấp bốn lần số lượng mà luật pháp Cam Bốt cho phép, để phát triển một trung tâm du lịch nhiều tỉ đô la tại tỉnh Koh Kong. Các tổ chức nhân quyền báo động việc những ngư dân sinh sống trong khu vực qua nhiều thế hệ đã bị trục xuất một cách tùy tiện. Các ngư dân này bị đưa vào sâu trong nội địa, và bảo rằng bây giờ họ trở thành nông dân !
Đọc thêm: Sihanoukville, thuộc địa Trung Quốc ?
Đầu tư của Trung Quốc vào thị trường địa ốc hầu như chỉ dành riêng cho giới thượng lưu Cam Bốt, khách du lịch Trung Quốc và doanh nhân. Luồng đầu tư này làm giá thị trường tăng lên, khiến việc mua nhà đối với hầu hết người dân Cam Bốt trở nên không mơ thấy nổi.
Thành phố Sihanoukville, trước kia là thành phố nghỉ dưỡng ven biển hàng đầu cả nước, bị Trung Quốc biến thành một thành phố casino sôi động. Số lượng du khách Trung Quốc cao chưa từng thấy và lượng casino đông đảo tại đây chỉ mang lại lợi lộc cho một thiểu số rất nhỏ người giàu Cam Bốt. Đa số người dân địa phương đành phải rời nơi sinh sống quen thuộc của mình vì vật giá lên quá cao, không kham nổi.
Lợi ích do đầu tư Trung Quốc mang lại chỉ nằm gọn trong cộng đồng người Hoa. Cư dân gốc Hoa và du khách từ Hoa lục chỉ mua hàng từ những cửa hàng do người Hoa làm chủ, ăn uống trong những nhà hàng Trung Quốc, lưu trú tại những khách sạn của người Hoa. Các doanh nghiệp địa phương may mắn lắm chỉ vớt vát được chút ít « cơm thừa canh cặn ».
Tác giả kết luận, chia sẻ trách nhiệm và hợp tác với nhiều đối tác cần phải là nguyên tắc chỉ đạo khi đón nhận đầu tư nước ngoài.
Nhưng liệu có khả thi với một chính quyền đầy tai tiếng tham nhũng, và người « bạn vàng » phương bắc từng bị không ít cáo buộc là « thực dân mới » ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180905-nhung-mon-qua-cua-trung-quoc-la-phuc-hay-hoa-cho-cam-bot