Tin Việt Nam – 02/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 02/09/2018

4 người bị bắt trong dịp 2/9,

an ninh thắt chặt tại các thành phố lớn

Công an Việt Nam đã bắt giữ 4 người trong dịp Quốc khánh 2/9 với những cáo buộc bao gồm tuyên truyền chống nhà nước và đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông.

Truyền thông trong nước hôm 1/9 cho biết Công an quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã bắt tạm giam Đoàn Khánh Vinh Quang (42 tuổi), về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Đoàn Khánh Vinh Quang được nói là đã thực hiện hành vi đăng và chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, nhà nước, đăng bài viết có nội dung kêu gọi xuống đường tuần hành, biểu tình.

Theo báo Lao Động, Đoàn Khánh Vinh Quang còn được xác định là đã nhắn tin với một đối tượng nước ngoài nói xấu đảng. Tuy nhiên, tin không cho biết cụ thể người nước ngoài này là ai. Công an đã tiến hành khám xét nhà của ông Quang và thu giữ nhiều tài liệu, tang vật có liên quan. Tin cũng không cho biết cụ thể những tài liệu, tang vật này là gì.

Trong cùng ngày 1/9, Công an quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đã bắt tạm giam ông Bùi Mạnh Đồng (40 tuổi) với cùng tội danh “đưa trái phép thông tin máy, mạng viễn thông”.

Theo báo Thanh Niên, Đồng đã sử dụng hai tài khoản facebook để đăng những hình ảnh, bài viết nói xấu, bôi nhọ đảng, nhà nước và lãnh đạo.

Trước đó, vào ngày 30/8, Công an tỉnh Bến Tre đã bắt giữ anh Nguyễn Ngọc Ánh, một kỹ sư nuôi tôm, với cáo buộc có hành vi “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước”.

Cũng trong ngày 30/8, công an Việt Nam đã bắt giữ ông Lê Quốc Bình, 44 tuổi. Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết ông Bình bị bắt khi vượt biên từ Campuchia vào Việt Nam và mang theo một lượng lớn vũ khí để chuẩn bị khủng bố. Bộ Công An cáo buộc ông Bình là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức bị chính quyền Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố dù tổ chức này hoạt động hợp pháp tại Mỹ. Việt Tân sau đó đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.

Trong khi đó, vào ngày 2/9, theo truyền thông trong nước và một số facebooker ở Việt Nam, nhiều đường phố chính ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, an ninh được thắt chặt với các lực lượng an ninh chìm và nổi. Nhiều nhà hoạt động xã hội tích cực và facebooker bị an ninh theo dõi liên tục. Tuy nhiên, một số hình ảnh trên facebook cho thấy một số facebooker vẫn thoát được sự theo dõi của an ninh, cầm biển phản đối dự luật Đặc khu trên đường phố.

Trước dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo chinh phủ và thành phố Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ biểu tình.

Trong cuộc họp thường kỳ của chính phủ hôm 30/8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng đã cảnh báo về những thông tin trên mạng xã hội về những cuộc biểu tình trong dịp Quốc khánh mà ông gọi là không tốt và kích động gây rối. Ông Dũng kêu gọi việc kiểm soát chặt chẽ, chủ động “không để các thế lực thù địch lợi dụng để gây rối diupj 2/9”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/4-arrested-before-2-9-09022018093114.html

 

Biểu tình để làm gì?

Phi CảnhGửi tới BBC từ Hà Nội

Vào đầu tháng tám, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) công bố văn thư hối thúc Việt Nam mở ngay cuộc điều tra về cái chết của một người biểu tình có tên Hứa Hoàng Anh.

“Biểu tình để làm gì?” là câu hỏi mà phần lớn người Việt Nam thắc mắc. Người Việt cũng có những bức xúc đấy, nhưng biểu tình thì họ không thích, họ thấy nó xấu, nó phản cảm, thấy nó vô nghĩa.

Họ đăng lại bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Lam, nhưng ngay sau đó lại chia sẻ video cảnh sát nước ngoài đánh đập người biểu tình (ở nước họ) để nói rằng những người xuống đường vì cá chết ở 4 tỉnh miền Trung là những người vi phạm pháp luật.

Chính quyền và giới hoạt động trước 2/9

VN và vấn đề ‘ngăn tụ tập đông người’ ngày 2/9

Họ thích ăn cá sạch, nhưng đồng thời lại bấm nút “Thích” bài viết của dư luận viên vu khống rằng chị Hoàng Mỹ Uyên mang con xuống đường tuần hành rồi cố tình lăn ra ăn vạ.

Họ suốt ngày hát bài hát có câu “tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi” nhưng thực phẩm trong nước họ không dám ăn; trái cây của “ngụy quân ngụy quyền” Hàn Quốc thì thậm chí mang về không cần rửa vì ‘đồ của Hàn Quốc chắc chắn là an toàn”.

Khi đi du lịch họ chọn những nước sạch sẽ văn minh như Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc – những quốc gia có thể coi là chư hầu của đế quốc, nhưng họ vẫn hàng ngày ca ngợi chiến công đánh đuổi Pháp, Mỹ.

Thậm chí có người Việt được sang Mỹ sinh sống nhưng vẫn ngang nhiên bày tỏ sự ủng hộ với cảnh sát trong cuộc tình chống Luật đặc khu và An ninh mạng vừa qua, sống tại Mỹ nhưng vẫn yêu Fidel Castro, sống tại Mỹ nhưng khi về Việt Nam vẫn phải thăm lăng Hồ Chí Minh.

Họ không biết sự giàu có, sạch sẽ, văn minh họ đang được hưởng (đối với người sống ở Mỹ) hoặc mong muốn được hưởng (đối với người sống ở Việt Nam) là đến từ đâu.

Tướng Tô Lâm: ‘Nhiễm HIV, sống ‘ảo’ được thuê đi biểu tình’

VN bắt một ‘thành viên Việt Tân có vũ trang’

Vậy nó đến từ đâu?

Nếu một chính quyền có thể làm tất cả mọi thứ, hay nói rõ hơn: làm tất cả mọi thứ luôn đúng, người ta sẽ chẳng bao giờ cần ghi quyền biểu tình vào trong hiến pháp.

Điều này là hiển nhiên ở những nước mà người dân thật sự có quyền bầu cử; vì họ bầu ra chính phủ, nên cũng có quyền thể hiện sự không hài lòng với chính phủ ấy.

Sức ép của dư luận là thứ mà không ai có thể làm ngơ. Một sự việc gây bức xúc nếu được báo chí đăng tải, nếu được mạng xã hội đưa tin dồn dập, bình luận sôi nổi, chế giễu trên cấp độ rộng thì những người liên quan khó có thể ăn ngon ngủ yên.

Ví dụ một việc nhỏ thôi: con rồng “Pikachu” ở Hải Phòng – vốn là một sự việc không lấy gì nghiêm trọng, nhưng khi trở thành đề tài châm biếm rộng rãi trên mạng, chính quyền Hải Phòng đã phải lập tức dỡ bỏ. Hay một ông huấn luyện viên bóng đá, sau một trận thua có thể mất chức chỉ vì bình luận của những người hâm mộ phía dưới một bài báo.

Ngay mới đây, sau khi công chúng lên tiếng, Bộ Giao thông Vận tải đã phải yêu cầu nhà thầu Trung Quốc dỡ bỏ các biển hiệu tiếng Trung tại nhà ga nằm trong tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Mới chỉ là trên mạng xã hội, trên báo chí mà đã có tác động lớn như thế, thử hình dung với một số lượng lớn người xuống đường tuần hành, sức ép ấy sẽ khủng khiếp như thế nào?

Xuống đường biểu tình có thay đổi được điều gì không? Có chứ, chính nhà cầm quyền Cộng sản đã khẳng định điều đó.

Khi liệt kê những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có một nguyên nhân họ nêu ra là: “nhờ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ” – ý nói đến phong trào phản chiến ở Mỹ, trong đó rất nhiều thanh niên Mỹ đã xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, họ luôn nói đến tầm quan trọng của những phong trào bãi công của công nhân, bãi khóa của học sinh, bãi thị của những người buôn bán…

Hồ Chí Minh cũng đã từng than vãn: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Việc những tờ báo hoặc tạp chí có tư tưởng tiến bộ được coi là một tội nặng.”

Như vậy ông Hồ rất coi trọng các quyền tự do của công dân, ông còn nhấn thêm một bước nữa: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”. Có nghĩa là khi chưa chiếm được quyền lãnh đạo đất nước, nhà cầm quyền Cộng sản gọi việc biểu tình là tiến bộ; sau khi chiếm được rồi, họ gọi việc đó là phản động.

Nếu không sự phản đối, chắc chắn vụ Formosa sẽ chìm xuồng, không có quan chức nào bị xử lý, Formosa sẽ không đền bù một xu nào. Trên thực tế thì để xoa dịu dư luận, ít nhất một quan chức, đó là Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh) đã bị kỷ luật, Formosa bị bắt phải đền 500 triệu đô la.

Đấy mới chỉ là kết quả của một số ít người lên tiếng. Nếu người Việt Nam có những quyền tự do căn bản để có thể bày tỏ thái độ của mình mà không sợ bị vu khống, bị trả thù, sẽ có bao quan chức phải chịu tội chứ không phải chỉ một người từ chức lấy lệ, Formosa sẽ phải bồi thường bao nhiêu tỷ đô la và từ nay có công ty nào dám xả thải ra môi trường như vậy không?

Trong thảm kịch đắm phà Sewol xảy ra năm 2014 – sự việc khởi nguồn cho sự sụp đổ của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, người ta tính toàn từng phút để luận tội, đó là: bà Park nhận được báo cáo đầu tiên về tai nạn vào lúc 9 giờ 30 phút sáng chứ không phải 10 giờ như nữ tổng thống và các trợ lý thông báo.

Điều này khiến người dân Hàn Quốc tức giận vì tổng thống phản ứng quá chậm: “Lý do họ lùi nửa tiếng có lẽ là để thu hẹp khoảng thời gian từ lúc bà Park nhận được báo cáo đầu tiên tới lúc bà ra chỉ thị đầu tiên – được cho là vào khoảng 10 giờ 15 phút sáng”.

Thật ra Tổng thống có ra chỉ đạo sớm hơn cũng chẳng cứu được phà Sewol, vì bà Park không thể là người am hiểu về hàng hải hơn các lựu lượng cứu hộ; có hay không chỉ thị từ Tổng thống, họ cũng phải làm hết chức trách của mình. Nhưng trách nhiệm của Tổng thống là theo dõi sát sao sự việc; người khác làm hết chức trách nhiệm vụ, còn bà thì không, đó là vấn đề.

Sự đánh giá đó hết sức khắt khe, nhưng là bình thường ở xã hội tự do dân chủ. Áp lực đó đủ lớn để lãnh đạo không thể lơ là trong mọi chuyện. Ông Võ Kim Cự không thể là người quyết định cao nhất trong sự việc liên quan đến Formosa. Nếu việc tàn phá môi trường khủng khiếp này xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… chắc chắn không chỉ quan chức của một tỉnh chịu trách nhiệm, mà người đứng đầu đất nước như Tổng thống hay Thủ tướng cũng phải bị bỏ tù.

Thế đấy, việc biểu tình hóa ra có quan hệ mật thiết tới môi trường sạch hay ô nhiễm, tới cá tươi hay cá chết, tới nước mắm sạch hay nước mắm lẫn hóa chất độc hại, tới hoa quả, tới rau, tới ung thư…

Còn vu khống nữa không?

Người xuống đường chỉ vì lo cho sức khỏe, cho cuộc sống của bản thân, của gia đình, cho tương lai của con cái; chắc chắn chỉ có người bị bệnh tâm thần mới mong mình bị đánh đập, vì bị đánh đập thì mang hậu quả về sức khỏe và kinh tế ngay, còn môi trường ô nhiễm hay luật đặc khu: để chờ đến lúc ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống thì cũng còn khá lâu đấy.

Vậy mà có những kẻ khốn nạn (hay là tâm thần) đến mức nói rằng: “Phương châm của biểu tình là phải tạo ra được sự đàn áp của chính quyền. Biểu tình mà không bị đàn áp thì coi như công cốc, chẳng ai quan tâm”.

Nói vậy khác nào chửi thầm lãnh đạo Việt Nam khi cho con cái du học, mua nhà định cư ở các nước tư bản. Bởi vì các nước này biểu tình liên miên, mà cuộc biểu tình nào cũng “phải tạo ra được sự đàn áp của chính quyền”, thế thì mấy nước như Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Canada… suốt ngày loạn, quá mất an toàn, họa có điên mới bỏ cả đống tiền để sinh sống học tập tại đó. Tại sao không ở lại Việt Nam yên bình gần như chẳng bao giờ có biểu tình?

Các quốc gia phát triển này đều có luật biểu tình, trong đó quy định rõ người biểu tình được phép và không được làm những gì. Bình thường thì cảnh sát nước họ hỗ trợ người biểu tình hết mức có thể, từ cung cấp nước cho đến chuẩn bị sẵn xe cứu thương; cảnh sát chỉ phải dùng tới biện pháp mạnh khi người biểu tình vượt quá quyền hạn.

Điều đó người Việt Nam hoàn toàn không biết, nên nhà cầm quyền dễ dàng bôi nhọ người biểu tình. Có rất nhiều cách làm, trong đó phổ biến nhất là cho người trà trộn vào kích động bạo lực để lấy cớ đàn áp.

Ở ngoài nhìn vào không thể biết đâu là sự thật, nhưng vấn đề là nếu người Việt muốn sống trong một đất nước tự do, trong một môi trường sạch, thì phải biết tìm hiểu sự việc theo chiều hướng nào, phải thấy phía nào có lý hơn, phải biết đứng về phía ai chứ.

Biết trước hiểm nguy mà vẫn làm, những người xuống đường đã làm thay cả phần việc cho người ở nhà, vậy mà không những không được cám ơn lại còn bị chửi rủa chỉ trích. Nếu nhận thức của người Việt kém như vậy, thì việc phải sống ở một đất nước tồi tệ cũng là xứng đáng thôi.

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45387989

 

VC Sợ Biểu Tình Lớn Ngày 2/9:

Chỉ Thị Giữ Kỹ Xác Ướp Ông Hồ

HANOI — Trước lời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2 tháng 9/2018  của các nhà hoạt động nhân quyền, chính quyền Hà Nội chỉ thị cho công an triệt để cấm “tụ tập đông người”…

Đặc biệt, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc lạnh cẳng, lo sợ người biểu tình sẽ gây thiệt hại cho xác ướp ông Hồ, nên Phúc chỉ thị phải  “bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác Hồ”…

Có vẻ như xác ướp ông Hồ đang tan rã theo bụi thời gian… Hay phải chăng, CSVN lo sợ người biểu tình sẽ tràn vào phá xác ướp ông Hồ? Hay phải chăng, CSVN lo sợ sắp có đảo chánh?

Báo Dân Sinh từ Hà Nội ghi nhận rằng, trích:

“Càng gần đến ngày Quốc khánh, trên mạng internet lại xuất hiện những bài viết, video có nội dung kích động người dân xuống đường dưới danh nghĩa “thể hiện lòng yêu nước”. Lời lẽ những bài viết dùng những từ ngữ thiếu văn hoá, miệt thị chế độ, đả kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cho rằng lễ Quốc khánh là dịp để người dân “bày tỏ thái độ, chính kiến”.

Tiếp tục điệp khúc chúng đã dựng lên từ vụ gây rối tại Bình Thuận hồi tháng 6/2018, các đối tượng quy chụp “đặc khu là bán nước”, đưa ra những bình luận hết sức lố lăng. Thậm chí, các đối tượng còn tung video hướng dẫn người dân khi xuống đường mang theo gì, phản ứng ra sao khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát…”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận tình hình chính quyền Việt Nam ra lệnh cho công an và quân đội tại thủ đô Hà Nội phải sẵn sàng ngăn chặn các cuộc tụ tập đông người hoặc biểu tình trong dịp Quốc khánh 2/9, theo thông báo của Ủy ban Thành phố Hà Nội hôm 27/8.

Bản tin VOA ghi rằng tự do hội họp là quyền hiến định ở Việt Nam, nhưng bất chấp nhiều nhiều cải cách sâu rộng, chế độ cộng sản tại đây vẫn không nương tay với những người bất đồng chính kiến. Những người biểu tình và các nhà hoạt động thường bị ngăn không cho tụ tập, hoặc bị quy tội “gây rối trật tự công cộng.”

 

Nói trong một thông báo trên cổng điện tử của Ủy ban TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu các ban ngành “làm tốt công tác phòng chống, phòng ngừa, không để tình trạng tụ tập đông người, biểu tình diễn ra trên địa bàn Thành phố.”

Đặc biệt, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc lạnh cẳng, theo bản tin Zing:

“Thủ tướng chỉ đạo Ban quản lý Lăng chủ động thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác Hồ.

Ngày 28/8, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh…

…Công tác an ninh, nghi lễ, sẵn sàng chiến đấu được bảo đảm. Tổ chức đón tiếp, phục vụ tận tình, an toàn các đoàn khách đến viếng và tưởng niệm Bác, không xảy ra sơ suất…

Ban quản lý đề cao cảnh giác; không để xảy ra tình trạng cháy, nổ, mất an ninh trật tự, tụ tập đông người trái phép ở khu vực quan trọng này”, kết luận nêu rõ….”

https://vietbao.com/p124a284924/vc-so-bieu-tinh-lon-ngay-2-9-chi-thi-giu-ky-xac-uop-ong-ho

 

17 người chết và mất tích do mưa lũ

Đã có ít nhất 17 người chết và mất tích do mưa lũ những ngày qua ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam, theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tính đến hết ngày 1/9.

Theo số liệu cập nhật, những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất là Thanh Hoá, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, và Hoà Bình. Trong đó, Thanh Hoá là tỉnh có thiệt hại nặng nề nhất về người với 7 người thiệt mạng và 6 người mất tích. Hạ tầng giao thông ở tỉnh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng với 5 cây cầu bị sập và cuốn trôi, nhiều tuyến đường bị sạt lở và ngập lụt nghiêm trọng. Các huyện miền núi ở Thanh Hoá đã phải sơ tán hơn 5.000 hộ dân tại các vùng nguy hiểm ven sông, vùng trũng thấp và có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.

Mưa lũ lớn cộng với thuỷ điện ở miền Trung xả lũ cũng khiến nhiều nhà dân bị ngập. Theo thống kê được truyền thông trong nước cho biết, có hơn 1.100 ngôi nhà bị sập phải di dời khẩn cấp, gần 4.000 héc ta lúa, hoa màu bị thiệt hại, 26.000 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Mặc dù nước lũ trên các sông ở Nghệ An và Thanh Hoá đang xuống nhưng nguy cơ sạt lở đất vẫn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh này, theo cảnh báo của cơ quan khí tượng.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường đang làm mực nước sông Cửu Long tăng lên.

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, vào sáng ngày 31/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, đồng thời chủ động ứng phó với lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/17-dead-missing-in-flood-09022018101044.html

 

Linh mục Đặng Hữu Nam cầu cho Việt Nam

sớm thoát nạn vô thần nhân ngày 2/9

Linh mục quản xứ Mỹ Khánh ở xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hôm 1 tháng 9 tổ chức buổi thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình, cho dân tộc, và cho các nạn nhân của bạo quyền và môi trường nhân dịp quốc khánh của chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Thông điệp chính của Linh mục Đặng Hữu Nam là cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo và nhất là dân tộc Việt Nam “thoát khỏi nạn vô thần”. Ông nói xã hội Việt Nam hôm nay đang bị vòng kim cô “mười sáu chữ vàng đểu và bốn tốt giả” siết chặt. “Độc lập, tự do, công bằng, dân chủ, văn minh” chỉ là khẩu hiệu.

Ông chỉ ra những tệ trạng như thực phẩm bị pha chất độc, thuốc thì bị nghi là thuốc giả. Kẻ cướp vào nhà thì nạn nhân không được hé môi, vì nếu phản ứng có thể bị giết, và nếu đánh trả thì trở thành tội phạm, phải đi tù. Chế độ dạy con người đấu tố, giết chết người thân để cướp của, cướp quyền, giữ ghế, giữ chức. Trong khi nhà cầm quyền đi theo đường lối “hèn với giặc, ác với dân”, đất nước đang bị ngoại bang xâm lược hàng ngày, thì người dân bị tước đoạt cả quyền làm một con người. Khắp nơi nơi, tiếng nói công lý bị bịt miệng. Các nhà đấu tranh cho nhân quyền bị đàn áp, bắt bớ, khủng bố và tù đày. Tài sản, đất đai của nhân dân và giáo hội bị chiếm đoạt. Các nhà sư, ni cô, mục sư, tu sĩ, linh mục, giám mục bị đánh đập, khủng bố, đấu tố và bỏ tù.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/linh-muc-dang-huu-nam-cau-cho-viet-nam-som-thoat-nan-vo-than/

 

Thái Lan sẽ cấp phép

cho lao động bất hợp pháp VN

Nhằm thu hút lao động nhập cư từ Việt Nam, chính phủ Thái Lan phê duyệt đề xuất cấp phép cho lao động Việt Nam bất hợp pháp, theo báo Thái Lan.

Tờ Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Lao động Adul Sangsingkeo cho biết, đề xuất nêu trên yêu cầu những người lao động bất hợp pháp đầu tiên phải trở về Việt Nam và sau đó nhập cảnh lại vào Thái Lan theo giấy phép lao động.

Đề xuất này có lợi cho khoảng 50.000 công dân Việt Nam được ghi nhận vào Thái Lan theo thị thực du lịch 30 ngày và ở lại làm việc bất hợp pháp.

Thăm người Thượng từ VN bị bắt ở Thái Lan

Luật mới của Thái Lan ‘ảnh hưởng lao động Việt Nam’

Hợp tác Việt – Thái ‘chủ yếu về kinh tế’

Danh sách công việc mà người Việt Nam được phép làm ở Thái Lan nay bổ sung thêm nghề giúp việc nhà và công nhân.

Các ngành ở Thái Lan rộng cửa cho lao động Việt Nam là khách sạn và du lịch.

Chính sách tương tự cũng được áp dụng đối với lao động nhập cư từ Lào, Myanmar và Campuchia. Nhưng điều này chỉ được thực thi sau khi Thái Lan ký biên bản ghi nhớ (MoU) với bốn quốc gia về hợp tác trong việc cung cấp thêm lao động cho Thái Lan.

Thời điểm cho việc ký kết biên bản ghi nhớ sẽ được sắp xếp sớm.

Trước đây, những người di cư bất hợp pháp này được coi là người phạm luật và bị cấm nhập cảnh.

‘Người nghèo mới qua Thái Lan tìm việc làm’

Nhiều người trong gần 50.000 ‘du khách’ người Việt ở Thái Lan làm nghề bán hàng rong, phục vụ quán. Công việc của họ thường là bán các loại hoa quả bóc, gọt sẵn, nước ép trái cây, đồ ăn nhanh cho người địa phương và du khách.

Hầu hết người Việt làm nghề tự do ở Thái Lan đều không có giấy phép lao động. Hàng tháng những người này đều phải qua cửa khẩu để lấy dấu miễn thị thực vốn dành cho khách du lịch.

Viên cảnh sát Thái có hành động nhân văn

Quân đội Thái Lan: Tiền bạc và Đảo chính

Ông Đỗ Hồng Quân, tiến sỹ ngành tài nguyên nước tại trường Đại Học Khon Kaen cho biết: “Hầu hết lao động Việt Nam tại Thái Lan là người nghèo. Chỉ nghèo họ mới qua Thái Lan tìm kiếm việc làm” .

Ông Quân ở trong ban điều hành nhóm công giáo nhỏ ở tỉnh Khon Kaen và đã tiếp xúc và giúp đỡ nhiều lao động Việt Nam tại đây.

Ông cho biết tại Khon Kaen, hiện có khoảng 1000 lao động bất hợp pháp người Việt Nam.

“Những người Việt Nam họ chỉ đi làm, họ không biết nhiều thông tin về luật. Tôi có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin hơn nên tôi đăng lên trên mạng giúp đỡ mọi người.”

Hầu hết lao động Việt Nam tại Thái Lan làm việc tại các nhà hàng, hoặc giúp việc gia đình.

Một số khác bán hàng rong trên đường phố.

“Ở Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp cao, lương thấp, trong khi ở Thái Lan, một người không có trình độ có thể kiếm 15-20 triệu đồng một tháng,” ông Quân nói thêm.

‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’

‘Răn đe’

Anh Tuấn, một người Hà Tĩnh ở Bangkok cho biết:

“Chi phí có việc ‘đi tò’ là 1.700 baht một lần. Thường sẽ đi từ một giờ sáng tới năm giờ sáng tới cửa khẩu, làm thủ tục xuất rồi nhập cảnh, đóng dấu rồi quay về luôn. Khoảng ba giờ chiều là về tới nhà. Có điều việc đi lại này là rất mệt mỏi. Khi phía làm dịch vụ cho phép, ai cũng sẽ gửi hộ chiếu để đỡ phải đi, dù có tốn đến 2.000 hay 3.000 baht cũng gửi.”

Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ trong các chi phí hàng tháng tại đây.

Cũng theo anh Tuấn chia sẻ, một tháng chi phí của của một người bán hàng rong bằng xe đẩy lên tới gần 20.000 baht. Trong đó một nửa là để “lo công an”, khoản tiền này giúp họ được cảnh báo về các đợt truy quét. Tiếp đó là khoảng 3.000 tới 5.000 Baht để thuê phòng ở, còn lại là sinh hoạt phí, và ‘đi tò’. Thu nhập hàng tháng thường chỉ đủ sống, không có khoản để dành.

Ngoài ra cũng có trường hợp người Việt thuê chỗ bán hàng cố định nhưng đều phải nhờ người Thái đứng tên để hơp pháp hóa. Tuy nhiên những chỗ như vậy có chi phí cao và vẫn phải nghỉ bán hàng khi có các đợt truy quét của công an. Nhiều tháng phải bù lỗ vì thời gian nghỉ bán tránh công an kéo dài.

Từ hôm 1/7/2018, giới chức Thái Lan bắt đầu yêu cầu những lao động trái phép phải rời khỏi đây, sau nhiều lần trì hoãn Luật Lao động từ 23/6/2017.

Mức phạt cho ‘lao động chui’ khi bị bắt có thế lên tới 100.000 baht hoặc/và bị giam giữ 5 năm với người lao động, còn với người sử dụng ‘lao động chui’ là 800.000 baht.

Khi được hỏi về ảnh hưởng thực tế tới người Việt bán hàng tại đây, anh Vinh (tên nhân vật đã thay đổi), quê ở Thanh Hóa, bán nước hoa quả tại Bangkok đã bốn năm nay chia sẻ rằng: “Người Việt Nam đang thực sự hoang mang dù mình bỏ sức lao động ra chứ không trộm cướp gì”.

Nhà nước Thái Lan họ cứ răn đe để bớt đi thôi, thực tế họ quét hết sao được. Người Việt bây giờ họ về, rồi họ lại sang. Chỉ mong là làm sao được như Campuchia, Lào, Ấn Độ hay người các nước khác, họ sang họ làm được đàng hoàng, sao Việt Nam mình không làm được thếMột người Việt bán hoa quả tại Bangkok

Tuy nhiên anh vẫn quyết định ở lại đất Thái vì theo kinh nghiệm của anh thì chuyện truy quét lao động bất hợp pháp là việc diễn ra hàng năm:

“Nhà nước Thái Lan họ cứ răn đe để bớt đi thôi, thực tế họ quét hết sao được. Người Việt bây giờ họ về, rồi họ lại sang. Chỉ mong là làm sao được như Campuchia, Lào, Ấn Độ hay người các nước khác, họ sang họ làm được đàng hoàng, sao Việt Nam mình không làm được thế.”

Anh Vinh cũng cho biết có nghe nói Nhà nước Thái Lan chỉ cho phép lao động Việt sang làm việc tại nước này trong hai ngành nghề xây dựng và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên anh cho rằng người Việt Nam ở Thái Lan có sức lao động không cao, chủ yếu người sang đây là người già, phụ nữ, bây giờ cũng có một số nam giới, thanh niên nên cũng khó làm các ngành này.

Tới trung tuần tháng 6/2018, theo thông tin từ Sở Tin tức Quốc gia Thái Lan thì vẫn còn khoảng 28.380 người chưa có đầy đủ hồ sơ xác nhận quốc tịch và khoảng 59.000 người khác đã được xác nhận quốc tịch nhưng đang đợi xin thị thực và giấy phép lao động. Số này chủ yếu là người Campuchia, Lào và Myanmar.

Trên mạng xã hội, trong các nhóm thảo luận của người Việt ở Thái Lan đã có một số người chia sẽ rằng sẽ quay về nước, tìm kiếm công việc hoặc cơ hội đi lao động ở các nước khác.

Nhưng có lẽ sẽ vẫn còn nhiều ‘du khách’ Việt gắn bó lâu dài với Vương quốc Thái Lan.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45386969

 

Lưu hành đồng tiền Trung Quốc ở VN

‘có vi hiến’?

Quốc PhươngBBC Tiếng Việt

Việc cho phép đồng tiền của Trung Quốc là đồng nhân dân tệ được lưu hành song song với đồng tiền Việt Nam (VNĐ) trên lãnh thổ Việt Nam là ‘trái và vi phạm Hiến Pháp’ của Việt Nam, một cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC Tiếng Việt hôm 01/9/2018.

Chủ quyền kinh tế, chủ quyền tiền tệ là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia, mất chủ quyền này là mất chủ quyền quốc gia, ý kiến khác từ một luật gia, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói với BBC cũng trong dịp này.

5 điều cần biết về tiền Trung Quốc

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

Bà Phạm Chi Lan: quan hệ Việt – Trung và các Đặc khu

Mỹ trợ giúp 12 tỷ đôla cho nông dân

Trong kinh nghiệm về tiền tệ, thì đồng tiền mạnh bao giờ cũng sẽ lấn át đồng tiền yếuTS. Lê Đăng Doanh

Trước hết, trả lời câu hỏi của liệu Trung Quốc có lợi gì hay có tính toán gì trước hay không nếu như đồng nhân dân tệ được lưu hành tại Việt Nam, mà trước mắt là tại bảy tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, một số ý kiến từ giới quan sát, phân tích kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam cho biết các góc nhìn và quan điểm của mình:

“Đồng nhân dân tệ được lưu hành thì đã được ký kết, thỏa thuận giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng đối tác của phía Trung Quốc và gần đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư 19 hướng dẫn để cho phép thương nhân và dân cư thuộc bảy tỉnh biên giới của Việt Nam với Trung Quốc được sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán qua ngân hàng và cũng thanh toán sử dụng tiền mặt,” Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.

“Đối với Trung Quốc, đây sẽ là một lợi thế rất lớn vì theo Hiến pháp của Việt Nam, trong lãnh thổ của Việt Nam chỉ được lưu hành đồng tiền của Việt Nam, nhưng quyết định chính thức của Ngân hàng Nhà nước cho phép đồng nhân dân tệ được lưu hành tại bảy tỉnh, và nếu đồng tiền này được lưu hành như thế và dùng để thanh toán thì không có cơ chế nào để ngăn chặn những đồng nhân dân tệ ấy lại sẽ có thể sử dụng ở những nơi khác ngoài bảy tỉnh đó.

“Vả lại định nghĩa thương nhân và dân cư cũng không rõ ràng, thương nhân có thể vừa là pháp nhân, công ty, doanh nghiệp, hay vừa là thể nhân và cư dân ở vùng đó thì được định nghĩa như thế nào? Rồi điều kiện nào thì được gọi là cư dân? Những người ở miền xuôi lên trên đó, rồi mua bán qua biên giới có được gọi là cư dân hay không? Đấy là những vấn đề nêu lên.

“Và trong kinh nghiệm về tiền tệ, thì đồng tiền mạnh bao giờ cũng sẽ lấn át đồng tiền yếu. Nếu như đồng nhân dân tệ với số lượng hàng hóa ở đằng sau và với việc họ phá giá đồng bạc, thì giá thành của họ rẻ đi, thì sẽ tạo ra một ưu thế rất lớn và làm cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng lên.”

VN dễ thiệt hại vì vấn đề ‘hàng TQ tuồn sang’

Trump ‘sẵn sàng’ leo thang cuộc chiến TM với TQ

Chủ quyền đồng tiền và tài chính hết sức quan trọng cho quốc gia, theo TS Lê Đăng Doanh.

Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ

Từ góc nhìn của mình, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, luật gia nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ nói với BBC: ” Đây là một bước tiếp theo, buộc Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, lệ thuộc kinh tế tiền tệ, dùng công cụ tiền tệ khống chế Việt Nam. Tiền Trung Quốc lưu thông sẽ không thể giới hạn chỉ ở các tỉnh biên giới.”

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập IDS (đã tự giải thể) nói:

“Trung Quốc rất có lợi vì việc này góp phần giúp thực hiện chính sách lâu đời của Trung Quốc biến nhân dân tệ thành đồng tiền chính của thế giới nhằm thay thế vai trò của đồng đô-la Mỹ trong tương lai, đấy là một mục tiêu dài hạn của Trung Quốc và họ tìm mọi cách để đạt được một cách từ từ.”

Từ Bordeaux, Pháp, nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn nêu nhận định với BBC:

“Theo tôi, Việt Nam lo ngại bị lôi vào vùng khủng hoảng tiền tệ, như đã và đang hoành hành ở các nước Thổ, Venezuela, Argentine… Việt Nam có ý muốn “dựa” vào đồng nhân dân tệ để “tránh bão”.

Còn từ Viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, chuyên gia về chính công, nhận xét:

“Đây là một quyết sách quan trọng, sẽ có tác động quan trọng đến kinh tế – chính trị Việt Nam, nhưng tại sao lại không được thảo luận và tính kỹ ở các cơ quan có trách nhiệm như Quốc hội?

“Ngân hàng nhà nước liệu có đủ thẩm quyền trong vấn đề này, tại sao không đưa ra các phân tích, tính toán về sự tác động của nó? Hay là chỉ thực hiện sự chỉ đạo từ cấp cao, từ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hay Ban Bí thư?

“Nếu là sự cụ thể hoá sự thoả thuận giữa hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, thì đây là nguỵ biện. Đây rõ ràng là sự tính toán của Trung Quốc, trước hết là để giảm nhẹ hậu quả, hoặc lách, né hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ- Hoa, mà Trung Quốc đang ở thế yếu và lúng túng.”

Lợi, hại với Việt Nam?

Phân tích, dự đoán về tính lợi, hại từ quyết định của Nhà nước Việt Nam xét về cả ngắn, trung và dài hạn, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:

“Nếu mà lợi, thì việc mua bán của một số thương nhân và doanh nhân, cư dân nào đấy của bảy tỉnh biên giới theo đúng thông tư của Ngân hàng Nhà nước sẽ được thuận lợi hơn, họ sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ, họ sẽ mua bán, hay là họ có thể sử dụng đồng Việt Nam để họ thanh toán.

“Và điều nguy hiểm nhất, nguy cơ lớn nhất đó là ở trên lãnh thổ Việt Nam lại lưu hành song hành hai đồng tiền, đấy là sự vi phạm về chủ quyền, về tiền tệ của Việt Nam và tôi hết sức lo ngại về vi cảnh này.”

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao phát biểu: “Số liệu không chính thức, nhập siêu biên là 30 tỷ USD, như vậy lượng tiền VND tương đương 30 tỷ sẽ nằm trong tay Trung Quốc hàng năm.

Ở chiều ngược lại, giao dịch bằng Nhân Dân tệ sẽ luôn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc – dẫn đến Việt Nam đương nhiên mất chủ quyền về tiền tệPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao

“Dùng khối lượng tiền này để lũng đoạn kinh tế – quả là tiện lợi với Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, giao dịch bằng nhân dân tệ sẽ luôn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc – dẫn đến Việt Nam đương nhiên mất chủ quyền về tiền tệ.”

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A thì nói: “Với Việt Nam, có thể giúp việc xuất khẩu hàng hoá qua biên giới dễ dàng hơn trước; đó là cái lợi trước mắt. Nhưng tai hoạ nhỡn tiền là sẽ mất chủ quyền tiền tệ ở mấy tỉnh đó rồi có thể ở nhiều nơi khác; chắc chắn sẽ dẫn đến CNY hay nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam.

“Người ta có thể biện minh rằng ta với Trung Quốc bình đẳng vì đồng tiền Việt Nam đồng có thể tiêu ở Bằng Tường, Hà Khẩu…, chắc không được ở Quảng Tây và Vân Nam đâu, nhưng đấy chỉ là nguỵ biện khi nhìn vào khả năng thực tế của hai bên; tiền VNĐ giả từ trước đến nay đều có xuất xứ Trung Quốc và bây giờ có thể hoành hành dễ dàng hơn rất nhiều.”

Từ góc nhìn của mình, ông Trương Nhân Tuấn từ Pháp nhận định:

“Lợi hay hại, về mặt kinh tế và tiền tệ, nhìn gần thì chưa biết. Nhưng nhìn xa, đồng nhân dân tệ sẽ là “mục tiêu tấn công” của ông Trump, nếu cuộc “chiến tranh” thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc còn tiếp diễn. Nếu đồng nhân dân tệ suy yếu, điều này hầu như chắc chắn, Việt Nam đồng sẽ thất điên bát đảo, rớt giá theo. Việt Nam có thể “phá sản” vì nợ công (hay nợ quốc dân – dette souveraine) quá lớn.

Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm: “Đây là chính sách lợi bất cập hại đối với Việt Nam. Cứ hình dung nhân dân tệ tự do lưu thông ở bảy tỉnh biên giới, buôn bán, đầu tư giữa hai nước vốn bất lợi cho Việt Nam nay sẽ tồi tệ hơn, Việt Nam sẽ bị chèn ép với sản xuất trong nước, các dự án đầu tư kém hiệu quả và chất lượng sẽ không được ngăn chặn.

“Sự lây lan sẽ tới toàn bộ nền kinh tế chứ không dừng ở bảy tỉnh, nếu Trung Quốc có thể lấy Việt Nam làm nơi ẩn náu hậu quả từ Mỹ, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – Việt, nó sẽ theo hướng xấu đi nếu Mỹ phản ứng, vì Vi Nam xuất siêu sang Mỹ khá lớn, trong khi xuất sang EU có thể sẽ khó khăn hơn.

“Một số nhà quan sát kinh tế – chính trị Việt – Trung cho rằng về đối nội Trung Quốc sẽ quyết tâm ủng hộ chế độ cộng sản ở Việt Nam hơn và họ cho rằng Trung Quốc sẽ có thể làm thay đổi về nhân sự lãnh đạo cho Đại hội 13 của ĐCSVN. Họ cũng cho rằng cải cách theo hướng dân chủ có thể sẽ khó khăn, nói chung quyết định trên về sâu xa có thể tác động nhiều mặt tiêu cực đến sự phát triển của Việt Nam.”

Có lạm quyền, vượt quyền?

‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN

Trong dư luận ở Việt Nam có ý kiến đặt ra câu hỏi liệu có ai vượt quyền, hay lạm quyền khi ra quyết định cho phép lưu thông đồng nhân dân tệ như vậy ở Việt Nam hay không, chẳng hạn như ở trong Đảng, Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước, trả lời vấn đề này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:

“Đây là thỏa thuận giữa hai Bộ trưởng và sau đó Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn thực hiện và điều này là trái với Hiến pháp của Việt Nam.

Các yếu tố như đường biên giới, quốc tịch, tiền tệ… cũng là các yêu tố để đo mức độ “độc lập” của một quốc gia. Nếu Việt Nam đơn phương xài Nhân Dân tệ, trong khi đồng tiền này chưa được “quốc tế hóa” như đồng đô-la, thì rõ ràng nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam bị thương tổnNhà biên khảo Trương Nhân Tuấn

“Hiến pháp của Việt Nam chỉ cho phép trên lãnh thổ của Việt Nam chỉ có đồng tiền Việt Nam [được lưu hành] mà thôi, còn ai chịu trách nhiệm, thì có lẽ sẽ là trách nhiệm của Quốc Hội, của Chính phủ xác định về việc này.”

Luật gia Hoàng Ngọc Giao nhận xét:

“Có thông tin cho rằng đây là thỏa thuận giữa hai lãnh đạo tối cao của hai Đảng Cộng sản.”

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A bình luận từ Hà Nội:

“Liên quan đến chủ quyền tiền tệ, một phần của chủ quyền quốc gia, thì dẫu có Quốc Hội do ĐCSVN cử, dân bầu mà thông qua thì cũng không có tính chính danh và vì thế phải là vô hiệu.”

Ông nhấn mạnh:

“Nhân dân Việt Nam không chấp nhận điều đó. Chắc chắn không có sự đồng ý của ban Lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN thì chẳng có Chính phủ nào, nói chi đến Ngân hàng Nhà nước dám ra quyết định tai họa như vậy.”

Từ Bordeaux, nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn nói:

“Việc cho phép sử dụng nhân dân tệ ở các tỉnh phía Bắc, theo tôi, nếu không có một hiệp ước hỗ tương, tức là phía Trung Quốc xài tiền Việt Nam, thì vấn đề có vẻ phiền phức.

“Nguyên tắc “độc lập có chủ quyền” của Việt Nam có thể bị thương tổn. Bởi vì, theo tập quán quốc tế, nền độc lập tự chủ quốc gia được đặt trên nền tảng: đất đai, dân chúng và một chính quyền.

“Nhưng các yếu tố như đường biên giới, quốc tịch, tiền tệ… cũng là các yêu tố để đo mức độ “độc lập” của một quốc gia. Nếu Việt Nam đơn phương xài nhân dân tệ, trong khi đồng tiền này chưa được “quốc tế hóa” như đồng đô-la, thì rõ ràng nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam bị thương tổn.

“Vụ việc này theo tôi, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam ra thì làm đâu có ai, có định chế nào trong nhà nước Việt Nam có thẩm quyền như vậy?”

Quan hệ nhạy cảm và thương chiến?

Trước câu hỏi động thái của Nhà nước Việt Nam về đồng nhân dân tệ có gợi ra điều gì cần lưu ý, quan tâm trong lúc bang giao, quan hệ Trung – Việt được cho là còn nhiều yếu tố ‘nhạy cảm’, có lúc ‘căng thẳng’ như gần đây, hay trong bối cảnh đang diễn ra cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung – điều có thể khiến Trung Quốc xoay tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đáp:

“Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế, vì vậy cho nên khả năng xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ sẽ bị giảm sút và Trung Quốc rất cần một thị trường khác để xuất khẩu những hàng hóa đó. Và một thị trường như vậy rõ ràng có thể là Việt Nam.

“Và nếu như hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần của Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể bán được hàng hóa và ảnh hưởng đến doanh số, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam, đó là những hệ quả mà chúng ta có thể nhìn thấy.”

Việc sửa thông tư cũng không khó, nhưng tôi e là họ ép như vậy và Việt Nam chịu thế, đấy là một cái bẫy khá tinh vi và chết người đối với nền kinh tế Việt NamTiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A

Luật gia Hoàng Ngọc Giao nêu ý kiến:

“Quan hệ thương mại Việt – Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước việc Việt Nam chấp nhận sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại đi tử trên lãnh thổ Việ Nam – đây có thể cũng là vấn đề.”

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A thì nói:

“Tôi không nghĩ việc này liên quan đến chiến tranh thương mại vì chuyện này mới nổ ra còn ý đồ biến nhân dân tệ thành đồng tiền quốc tế thì là chính sách có từ lâu và rất nhất quán của Trung Quốc.

“Theo tôi vẫn có thể cho phép dùng nhân dân tệ (CNY) như một ngoại tệ trong thanh toán hàng hoá nhập từ Trung Quốc cũng như nhận tiền CNY cho hàng hoá xuất đi Trung Quốc (và ngược lại VNĐ đối với hàng hoá xuất sang Trung Quốc hay nhập từ Trung Quốc).”

Nhưng nhà phân tích này nhấn mạnh:

“Mọi việc thanh toán như vậy đều phải qua ngân hàng, cấm sử dụng tiền mặt và việc thanh toán bằng nhân dân tệ dù bằng tiền mặt hay qua ngân hàng cho mua bán hàng hoá và dịch vụ tại Việt Nam (tức là không phải cho xuất nhập khẩu).

“Như thế việc sửa thông tư cũng không khó, nhưng tôi e là họ ép như vậy và Việt Nam chịu thế, đấy là một cái bẫy khá tinh vi và chết người đối với nền kinh tế Việt Nam.”

Nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn từ Pháp phát biểu:

“Không hẳn, ở trên tôi có nói, Việt Nam muốn “tránh bão” khi dựa vào đồng Nhân Dân tệ. Về phía Trung Quốc, từ lâu họ đã muốn “quốc tế hóa” đồng Nhân Dân tệ mà chưa thành công, vì có nhiều điểm yếu trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

“Bây giờ, trước cuộc “tấn công” thương mại, và chắc chắn về tiền tệ, ta có thể xem động thái “quốc tế hóa” đồng Nhân Dân tệ là một hình thức “phản công” đối với đồng đô-la Mỹ.”

Chủ quyền kinh tế và tầm chiến lược?

Trước câu hỏi chủ quyền kinh tế có tầm quan trọng như thế nào trong tổng thể chủ quyền của một quốc gia, xét về tầm nhìn chiến lược và dài hạn, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đáp:

“Chủ quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng về chủ quyền kinh tế. Đấy là quyền kiểm soát về đồng tiền để thanh toán trong bất kỳ một nền kinh tế nào.

“Và mọi chính phủ, mọi nhà nước đều hết sức nghiêm ngặt trong việc thực hiện chủ quyền này. Tôi hy vọng và tha thiết đề nghị là Quốc Hội và Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét về Thông tư 19 này.”

Luật gia, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm: “Chủ quyền kinh tế, chủ quyền tiền tệ – là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia! Mất chủ quyền kinh tế là mất chủ quyền quốc gia, cũng coi như là mất nước!”

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói:

“Chủ quyền tiền tệ là một phần của chủ quyền quốc gia và việc mất nó còn nguy hiểm hơn đối với lãnh thổ; vì mất chủ quyền lãnh thổ dễ nhận ra hơn còn mất chủ quyền tiền tệ khó nhận ra hơn, êm hơn, ngọt hơn nhưng như thuốc độc uống từ từ và tích luỹ đến mức vượt một ngưỡng thì dẫn đến tử vong,” ông nhấn mạnh.

Từ Pháp, ông Trương Nhân Tuấn đưa ra quan điểm, góc nhìn riêng của mình:

“Theo cái nhìn của tôi thì không hề có “chủ quyền kinh tế” trong thời đại “kinh tế mở” như hiện nay. Nước này lệ thuộc vào nước kia về kinh tế. Không nước nào “độc lập” hết cả.

“Nhưng trên nguyên tắc về chủ quyền, nếu Việt Nam xài đồng Nhân Dân tệ mà không có chiều ngược lại tương xứng, thì đây là dấu hiệu yếu kém của kinh tế Việt Nam. Nói trắng ra là Việt Nam bị “lệ thuộc” vào Trung Quốc, nhiều hơn quan hệ có qua có lại như đã thấy trong quá khứ.”

Sự thể đã rồi, theo tôi bây giờ cần đặt vấn đề đối sách là gì? Các giải pháp cần nhanh và tránh hậu quả xấu nhất có thể, mà theo tôi trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, lấy ý kiến rộng rãi trong các giới chuyên gia và người dân để làm rõ thực chất vấn đềPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Còn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS Phạm Quý Thọ chia sẻ:

“Sự thể đã rồi, theo tôi bây giờ cần đặt vấn đề đối sách là gì? Các giải pháp cần nhanh và tránh hậu quả xấu nhất có thể, mà theo tôi trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, lấy ý kiến rộng rãi trong các giới chuyên gia và người dân để làm rõ thực chất vấn đề.

“Hai, cần đưa ra các kịch bản kể cả xấu nhất có thể xảy ra với Việt Nam, cả về kinh tế lẫn chính trị, vấn đề cần được tiếp tục bàn thảo thấu đáo, thậm chí yêu cầu sự giải thích của Ban lãnh đạo Đảng CSVN, Ngân hàng Nhà nước và nhấn mạnh sự chịu trách nhiệm cá nhân.

“Có nhiều chuyên gia nói với tôi rằng thực sự họ tôi không hiểu tại sao ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lại có một quyết sách như vậy? Sự phụ thuộc về kinh tế và chính trị sẽ là rõ ràng, trước mắt và lâu dài. Và họ cũng đặt dấu hỏi là tình hình như vậy mà sao không thấy có ai trong nội bộ lãnh đạo lên tiếng? Họ đặt dấu hỏi liệu không ai có đủ tâm, tầm để lãnh đạo đất nước này chăng?

“Và họ cũng mong các chuyên gia và các giới trong xã hội, nhân dân, quần chúng và cả những cán bộ có trách nhiệm trong Bộ máy của Đảng và chính quyền ở các cấp, địa phương, cũng như Trung ương sớm lên tiếng và có hành động cụ thể, hiệu quả, thành công nhằm làm rõ ý đồ và các hậu quả được cho là xấu và khôn lường của quyết sách này,” chuyên gia về chính sách công nói với BBC Ti Việt.

‘Vấn đề đã từng đặt ra’

Được biết, ít nhất vài năm về trước, cũng đã có ý kiến, kiến nghị tại Vi Nam vào thời điểm đó nêu thực trạng rằng đã có ngân hàng của Việt Nam thực hiện nghiệp vụ đổi CNY-VND (nhân dân tệ và đồng Việt Nam) nhưng theo truyền thông Việt Nam thì: “Chưa có ngân hàng Trung Quốc được thực hiện nghiệp vụ này. Nếu đồng tiền thanh toán thương mại từ đồng đô la Mỹ… được thay bằng Nhân dân tệ, đây chỉ là sự thay thế về đồng tiền thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến tình hình xuất siêu hay nhập siêu.

Trước kiến nghị trên, ngày 05/01/2015, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và nhỏ Việt Nam, đã ‘thẳng thắn’ nêu quan điểm: “Chúng ta chưa nên chấp thuận kiến nghị đó ở thời điểm này. Tuy nhiên, việc có đồng ý hay không là do Chính phủ quyết định,” ông Kiêm được báo mạng Infonet của Việt Nam dẫn lời nói.

“Tuy nhiên, phải giữ đúng nguyên tắc quản lý ngoại hối của chúng ta là: Ở Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam chứ không tiêu tiền nước khác”, nguyên Thống đốc nêu quan điểm. Vẫn theo nguồn này, theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì:

Chúng ta cứ đảm bảo quan hệ kinh tế bằng việc thanh toán bình thường như các nước khác, phải giữ đúng nguyên tắc quản lý ngoại hối của chúng ta là ở Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam chứ không tiêu tiền nước khácTS. Cao Sỹ Kiêm, theo Infonet

“Đồng nhân dân tệ đang có khuynh hướng quốc tế hóa và nó đã được cho phép lưu hành ở một số nước. Nhưng việc họ đề nghị như thế thì chúng ta cần phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ chứ chưa nên đồng ý ngay vì chưa thuận lợi lắm. Bởi lẽ, sức cạnh tranh của chúng ta còn chưa lớn, khả năng quản lý thị trường của chúng ta chưa được nâng lên nên dù giữa ta và Trung Quốc có mối quan hệ giao lưu hàng hóa rất rộng khi nhập siêu của Trung Quốc nhiều.

“Nếu đồng nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam đồng nghĩa với việc Trung Quốc mở rộng được phạm vi thanh toán, khi đó hàng hóa của họ sẽ tràn lan ở thị trường Việt Nam. Lúc đó, nếu không quản lý được, nền kinh tế của ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi”, ông Kiêm được dẫn lời cảnh báo.

Vấn theo báo điện tử Infonet vào thời điểm trên, nguyên Thống đốc cho rằng: “Cũng như đồng đô-la Mỹ khi tràn ngập vào nước ta cũng đã làm yếu đồng tiền Việt của chúng ta, hơn nữa, hiện ngoài USD, chúng ta chưa cho thanh toán bằng các loại đồng tiền khác ở Việt Nam.

“Do vậy, mọi thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa phải thông qua đồng ngoại tệ mạnh khác như USD chứ chưa thể thanh toán bằng Nhân dân tệ.

“Chúng ta cứ đảm bảo quan hệ kinh tế bằng việc thanh toán bình thường như các nước khác, phải giữ đúng nguyên tắc quản lý ngoại hối của chúng ta là ở Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam chứ không tiêu tiền nước khác”, ông Cao Sỹ Kiêm được Infonet dẫn lời nói từ gần bốn năm về trước.

Chuyển động trong chính sách tiền tệ liên quan quan hệ mậu dịch Việt – Trung do Nhà nước Việt Nam vừa công bố đã thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức, cá nhân, cũng như nhiều giới trong và ngoài Việt Nam.

Được biết, trong số đó, hôm 31/8/2018, đã xuất hiện một Tuyên bố về Quy định cho phép sử dụng Nhân Dân tệ tại Việt Nam, tuyên bố ngỏ này có chữ kỹ của nhiều cá nhân, nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước và hội đoàn xã hội dân sự, trong đó có Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn đàn Bauxite Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45383121