Tin khắp nơi – 02/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trump: Hillary Clinton Sẽ Bị Truy Tố Tội Hình;

Trump Nhắc Bộ Tư Pháp, FBI Làm Phận Sự

WASHINGTON  –    TT Trump lại lên tiếng quở trách Bộ tư pháp và FBI.

Trong 1 sinh hoạt chính trị tại Indiana tối Thứ Năm, ông báo trước: ứng viên TT Hillary Clinton sẽ bị truy tố tội hình.

Khi vận động giúp ứng viên cùng đảng CH tại Evansville, ông Trump tuyên bố với cử tri sở tại “Bộ tư pháp và FBI phải làm phận sự của họ, làm ngay và làm cho đúng”.

Ông ám chỉ sẽ giao nhiệm vụ nặng nề hơn cho Bộ tư pháp 1 ngày sau khi tiết lộ với thông tấn Bloomberg “bộ trưởng Sessions có thể bình tâm làm việc đến sau bầu cử giữa kỳ”. Ông cho biết “Tôi sẽ dự phần”.

Đám đông tại Evansville hô khẩu hiệu “Giam bà ta lại” khi ông Trump nhắc tới ứng viên đối thủ Clinton.

Cùng ngày, linh cữu của NS McCain được không vận tới thủ đô để tiếp tục các nghi thức tôn kính dành cho 1 nhân vật lớn của đảng CH.

https://vietbao.com/p114a285008/trump-hillary-clinton-se-bi-truy-to-toi-hinh-trump-nhac-bo-tu-phap-fbi-lam-phan-su

 

Quân đội Mỹ cắt viện trợ 300 triệu đôla

cho Pakistan

Quân đội Mỹ tuyên bố hủy gói viện trợ 300 triệu đôla cho Pakistan vì những gì họ gọi là sự thất bại của Islamabad trong việc chống lại các nhóm phiến quân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây đã cáo buộc Pakistan lừa dối Mỹ trong khi nhận hàng tỷ đôla.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Koné Faulkner nói quân đội Mỹ sẽ dùng khoản tiền này vào “những ưu tiên cấp bách” khác.

Trump dọa cắt viện trợ Palestine

Jordan cảnh báo Mỹ về quyết định với Jerusalem

Ảrập Saudi lên án tuyên bố của Trump

Động thái vốn cần được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, là một phần của kế hoạch ngưng trợ giúp được công bố vào tháng 1/2018.

Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Pakistan, một đồng minh quan trọng, vì không xử lý được mạng lưới khủng bố hoạt động trên lãnh thổ của họ, gồm Haqqani và Taliban Afghanistan.

“Chúng tôi tiếp tục gây sức ép với Pakistan về việc nhắm vào tất cả các nhóm khủng bố”, thông cáo dẫn lời ông Faulkner hôm 1/9.

Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự trù đến Pakistan gặp tân thủ tướng Imran Khan.

Phân tích tuyên bố của Tổng thống Trump về Jerusalem

Hồi tháng 1/2018, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố cắt giảm gần như toàn bộ viện trợ an ninh cho quốc gia Nam Á.

Mỹ và những người nước khác từ lâu đã phàn nàn rằng Pakistan cung cấp nơi trú ẩn cho mạng lưới chiến binh, tạo điều kiện cho các nhóm này tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới ở Afghanistan – điều mà Islamabad phủ nhận.

Trong một diễn biến khác, Mỹ cho biết chấm dứt việc tài trợ cho Cơ quan Cứu trợ và Việc làm cho Người tỵ nạn Palestine của Liên Hợp Quốc ở vùng Viễn Đông (Unrwa).

Viết trên Twitter hồi tháng 1/2018, ông Trump nói rằng Hoa Kỳ đã viện trợ mà không nhận được “sự cảm kích hay tôn trọng gì.”

Ông cũng cho biết việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel “sẽ không cần bàn thảo” trong các vòng hòa đàm mới.

Người Palestine cho biết động thái này cho thấy Mỹ không thể là một người hòa giải trung lập.

Quyết định của ông Trump hồi tháng 12/2017 cũng bị chỉ trích nặng nề tại Liên Hiệp Quốc, nơi 128 quốc gia thành viên bỏ phiếu phản đối việc ông Trump hoàn thành lời hứa trong chiến dịch tranh cử.

Tổng thống Trump đã nói gì?

Tổng thống Hoa Kỳ post những dòng tweet liên tiếp những bình luận trước đây về các khoản viện trợ cho Pakistan, trong đó ông nói rằng Hoa Kỳ chỉ nhận lại “sự lừa đảo và xảo trá” để đổi lại hàng tỷ đôla viện trợ.

“Không chỉ Pakistan mà chúng ta đang chi hàng tỷ đôla vô ích,” tổng thống đã bắt đầu tweet đêm 2/1.

Đại sứ Mỹ nói LHQ ‘thù địch với Israel’

Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem

Ông nói: “Đây là ví dụ, chúng ta chi cho người Palestine hàng trăm triệu đôla mỗi năm và không nhận được sự cảm kích hay tôn trọng gì ở họ. Họ thậm chí còn không muốn tiếp tục cuộc hòa đàm dang dở với Israel.”

“Chúng tôi đã đưa Jerusalem, phần khó khăn nhất, ra khỏi vòng đàm phán.”

“Nhưng người Palestine không còn muốn hòa đàm, vậy thì tại sao chúng tôi phải tiếp tục chi bất kỳ khoản viện trợ khổng lồ cho họ trong tương lai?”

Người Palestine nói gì khiến Hoa Kỳ nổi giận?

Jerusalem là một trong những địa điểm gây tranh cãi nhất thế giới.

Israel tuyên bố toàn bộ thành phố là thủ đô của họ. Người Palestine muốn Đông Jerusalem, bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967, là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai.

Tuy nhiên, ông Trump đã quyết định chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel dù được cảnh báo rằng động thái này có thể gây bất ổn trong khu vực.

Hoa Kỳ muốn chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem

Ông cũng nói sẽ chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tel Aviv, nơi tất cả các quốc gia khác đặt sứ quán, đến Jerusalem.

Sau thông báo này, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói ông sẽ không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào từ chính phủ Trump.

“Hoa Kỳ đã chứng tỏ là họ không phải là nhà hòa giải đáng tin cậy trong tiến trình hòa bình”, ông nói.

Ông cũng gọi Jerusalem là “thủ đô vĩnh viễn của nhà nước Palestine”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45386966

 

Trump nói không cần Canada trong NAFTA,

bảo Quốc hội chớ can thiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy nói rằng không cần phải giữ Canada lại trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và cảnh báo Quốc hội Mỹ chớ can thiệp vào các cuộc đàm phán thương mại, hoặc là ông sẽ đình chỉ luôn hiệp ước thương mại ba bên này.

“Về mặt chính trị không nhất thiết phải giữ Canada trong thỏa thuận NAFTA mới. Nếu chúng ta không đạt được một thỏa thuận công bằng cho Mỹ sau nhiều thập niên nhũng lạm, Canada sẽ bị gạt ra,” ông Trump nói trên Twitter.

“Quốc hội không nên can thiệp vào các cuộc đàm phán này hoặc tôi đơn giản sẽ đình chỉ NAFTA hoàn toàn & chúng ta sẽ có lợi hơn nhiều,” ông nói thêm.

Ông Trump hôm thứ Sáu thông báo với Quốc hội về ý định kí một thỏa thuận song phương với Mexico, sau khi các cuộc đàm phán đầy tranh cãi với Canada kết thúc vào ngày thứ Sáu mà không đạt được một thỏa thuận để tu sửa NAFTA. Ông Trump đã công bố một thỏa thuận với Mexico hôm thứ Hai.

Các nhà lập pháp hôm thứ Sáu cảnh báo rằng một thỏa thuận với Mexico khó có thể giành được sự chấp thuận từ Quốc hội trừ phi Canada cũng được góp mặt. Cần phải có sự ủng hộ từ phe Dân chủ để thông qua một thỏa thuận hoàn toàn song phương, họ nói.

Ông Trump hôm thứ Hai dọa sẽ áp thuế lên xe hơi do Canada sản xuất nếu Canada không tham gia các cuộc đàm phán để tu sửa NAFTA, một thỏa thuận mà ông đã nhiều lần chỉ trích. Ông Trump hôm thứ Bảy lên Twitter lặp lại những chỉ trích của mình rằng NAFTA đã lấy mất việc làm và công việc kinh doanh tại Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-khong-can-canada-trong-nafta-bao-quoc-hoi-cho-can-thiep/4554011.html

 

Quốc Hội Hoa Kỳ muốn cấm vận

các viên chức Trung Cộng liên quan đến Tân Cương

Washington DC- Thành viên Quốc hội thuộc cả hai đảng mới đây đã gửi thư yêu cho Bộ Tài Chính Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc, yêu cầu chính quyền Trump lên tiếng phản đối với Bắc Kinh về việc bắt giữ người Hồi giáo và giam họ tại các trại cải tạo.

Trong thư yêu cầu, thượng nghị sĩ  Marco Rubio và một số đồng viện  yêu cầu cấm vận du lịch và tài chính với các viên chức lâu năm, và hai công ty cung cấp thiết bị giám sát của Trung Cộng có liên quan đến việc bắt giam nói trên.

Bộ tài chính cho biết họ không có quyền đưa ra lệnh cấm vận, còn đại diện chính phủ cho biết họ chưa nhận được lá thư trên.  Nội dung lá thư phản ánh việc viên chức chính quyền Trung Cộng tại Tân Cương, trong mấy năm qua đã xây dựng trại cải tạo nhốt các phần tử tôn giáo cực đoan, và nay bắt giữ cả gần một triệu người Uighurs- dân tộc thiểu số Hồi giáo, cùng những người Hồi giáo khác.

Theo tinh thần của lá thư đề nghị cấm vận, các viên chức chính phủ Trung Cộng hay doanh nghiệp nào có tham gia vào các trại cải tạo ở Tân Cương sẽ không được đến Hoa Kỳ hay sử dụng hệ thống tài chính của Hoa Kỳ.

Tân Cương gần đây đã xây dựng rất nhiều trại cải tạo.  Các trại cải tạo ở đây có các đài quan sát, tường cao gắn dây kẽm gai, và chung quanh thành phố có hệ thống giám sát nghiêm ngặt để phát hiện ai có nguy cơ làm loạn. Hệ thống này là tác phẩm của Trần Toàn Quốc, hiện là Bí thư Tân Cương, đã về đây từ 2016 sau khi công tác tại Tây Tạng. Hai công ty hiện đang bị nhằm vào danh sách cấm vận là Hangzhou Hikvision Digital và Zhejiang Dahua, hai nhà sản xuất thiết bị giám sát lớn nhất thế giới. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/quoc-hoi-hoa-ky-muon-cam-van-cac-vien-chuc-trung-cong-lien-quan-den-tan-cuong/

 

Brazil : Cánh tả đối lập chia rẽ

sau khi Lula bị bác đơn ứng cử tổng thống

Tú Anh

Tại Brazil, đơn ứng cử của cựu tổng thống Lula da Silva, hiện đang ngồi tù vì tội tham nhũng, đã bị bác. Tư pháp cho đối lập 10 ngày để chọn người thay thế. Đảng Người Lao Động rất có thể phải đề cử cựu bộ trưởng Fernado Haddad, ứng cử viên phó tổng thống, lên thay nhưng trong phe đối lập, không ai chịu nhường ai.

Từ Sao Paulao, thông tín viên Martin Bernarrd phân tích :

Cuối tuần này, Fernado Haddad tiếp tục vận động tranh cử ở ngôi làng quê quán của Lula và tuyên bố rằng cho đến bây giờ, cựu tổng thống vẫn là ứng cử viên chính thức của đảng Người Lao Động.

Thế nhưng, vào thứ Hai 03/09/2018, ông sẽ đến Curitiba để gặp cựu tổng thống Lula trong nhà giam và cùng nhau phát họa một chiến lược tranh cử trước vòng một vào ngày 07 tháng 10 mà ứng cử viên chính thức sẽ là Fernado Haddad.

Cựu bộ trưởng Giáo Dục không có tiếng tăm như cựu tổng thống Lula. Các kết quả thăm dò dư luận cho ông Fernado Haddad được 4% ý kiến ủng hộ. Để làm tăng cơ may vào vòng hai, Fernado Haddad phải bám vào hình ảnh của thần tượng cánh tả để thu phục nhân tâm.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180902-brazil-canh-ta-doi-lap-chia-re-sau-khi-lula-bi-bac-don-ung-cu-tong-thong

 

Người Nga xuống đường phản đối chế độ hưu trí

Hàng nghìn người hôm 2/9 đã đổ ra đường phố khắp nước Nga để phản đối kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu của chính phủ, dù Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng trấn an.

Reuters nhận định rằng các cuộc biểu tình cho thấy rằng dự định nâng tuổi nghỉ hưu vẫn là một vấn đề nhạy cảm ở Nga.

Trong bài phát biểu trong truyền hình tuần trước, ông Putin nói rằng việc cải tổ là điều cần thiết về mặt tài chính. Ông cũng kêu gọi người dân Nga thông cảm.

Theo một tổ chức phi chính phủ chuyên thống kê số người tham dự các cuộc tuần hành, khoảng 9 nghìn người đã tập hợp cách điện Kremlin vài km, trong khi cảnh sát Moscow nói con số là khoảng 6 nghìn.

Nhiều người mang theo cờ đỏ và biểu ngữ trong đó có viết: “Chúng tôi không tin Nước Nga Thống nhất”, tức đảng cầm quyền của ông Putin.

Reuters dẫn lời lãnh đạo Đảng Cộng sản Gennady Zyuganov nói trước đám đông: “Hôm nay chúng ta tổ chức một cuộc tiểu tình trên toàn nước Nga để chống lại cải cách phi nhân tính này”.

Không chỉ ở Moscow, hơn một nghìn người cũng xuống đường ở thành phố St Petersburg cũng như ở nhiều nơi khác.

Reuters dẫn lời ông Putin cho biết sẽ cắt giảm độ tuổi nghỉ hưu cho nữ giới từ mức dự kiến là 63 xuống 60. Hiện thời phụ nữ Nga nghỉ hưu ở tuổi 55.

Trong khi đó, kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu cho nam giới từ mức 60 lên 65 tuổi vẫn giữ nguyên.

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-nga-xuong-duong-phan-doi-che-do-huu-tri/4554568.html

 

Ukraina : Thủ lĩnh ly khai bị ám sát,

Kremlin lên án hành động « khiêu khích »

Tú Anh

Vụ ám sát Alexandre Zakhartchenko, tổng thống Cộng hòa Donetsk tự phong hôm thứ Sáu 31/08/2018, có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngoại trưởng Nga đã ngầm đe dọa như trên. Với cái chết của Zakhartchenko, tiếp theo sau một loạt vụ ám sát thủ lĩnh thân Nga ở Donbass, phong trào ly khai ở miền đông Ukraina không còn một nhân vật nào có uy tín lãnh đạo. Không chỉ đích danh Kiev, điện Kremlin, tố cáo hành động « khiêu khích » có thể làm hỏng tiến trình hòa bình ở miền đông Ukraina do Pháp,Đức, Nga bảo trợ.

Từ Matxcơva, thông tín viên Etienne Bouche tường thuật :

« Không có gì phải nghi ngờ, đây là một hành động khiêu khích. Cái chết của Zakhartchenko chắc chắn sẽ làm cho tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina nghiêm trọng thêm. Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov tuyên bố như trên, theo trích dẫn của truyền thông Nga.

Tại Nga, cáo buộc này được các nhân vật chủ chốt trong chính quyền đưa ra, trước tiên hết là Vladimir Putin. Tổng thống Nga tố cáo điều mà ông gọi là những người chọn con đường khủng bố, bạo lực và kinh hoàng, những người không tìm một giải pháp ôn hòa và chính trị cho cuộc xung đột.

Vladimir Putin ám chỉ tiến trình hòa bình được khởi động với thỏa thuận Minks năm 2015. Matxcơva quy trách nhiệm cho Kiev làm hỏng tiến trình hòa đàm do Pháp và Đức bảo trợ.

Trong bối cảnh này, theo tuyên bố của ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, khó có thể tổ chức một cuộc họp trong tương lai theo sáng kiến Normandie với sự tham gia của lãnh đạo bốn nước là Pháp, Đức, Nga và Ukraina. Ngoại trưởng Nga cho rằng, vụ ám sát lĩnh tụ ly khai làm tình hình ở miền đông Ukraina biến chuyển rất đáng lo ngại và cần được phân tích kỹ.

Trong khi đó, Ủy ban điều tra của Nga thông báo mở cuộc điều tra về hành vi khủng bố quốc tế ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180902-ukraina-thu-linh-ly-khai-bi-am-sat-kremlin-len-an-hanh-dong-%C2%AB-khieu-khich-%C2%BB-0

 

Đức : Xô xát giữa hai cuộc biểu tình chống

và ủng hộ người nước ngoài nhập cư

Minh Anh

Hôm qua, 01/09/2018, tại thành phố Chemnitz, phía tây bang Sachsen, ở Đức, phe cực hữu lại tuần hành, sau cái chết của một người Đức mà nghi can là hai người nhập cư. Cũng trong ngày hôm qua, cánh tả Đức tổ chức biểu tình, bày tỏ sự ủng hộ đối với người nhập cư.

Theo AFP, hai cuộc biểu tình đã diễn ra suôn sẻ do có sự hiện diện đông đảo của cảnh sát. Tuy nhiên, vào lúc kết thúc biểu tình, xô xát đã xẩy ra. Tối hôm qua, cảnh sát Đức cho biết đã có 9 người bị thương.

Từ Chemnitz, đặc phái viên Nathalie Versieux cho biết bầu không khí cuộc tuần hành của phe cực hữu.

« Laufen, tuần hành hoặc lên đường… Đám đông tỏ ra sốt ruột và đến khoảng 18 giờ thì đoàn người từ từ di chuyển, chậm hơn một giờ so với dự kiến. Khoảng 4.500 người, trong toàn vùng, cũng như từ Áo, Cộng Hòa Séc và phía tây nước Đức, đổ về đây theo lời kêu gọi của đảng cực hữu AfD.

Bà Christel cùng gia đình tham gia tuần hành để phản đối chính sách nhập cư của thủ tướng Angela Merkel. Bà nói : Những người nước ngoài di dân đánh lừa chúng tôi. Họ được đón tiếp và được nhận mọi thứ miễn phí. Ấy thế mà họ cảm ơn chúng tôi bằng cách đâm dao vào chúng tôi.

Cách nhóm nhỏ này không xa, ông Roni, 57 tuổi, râu xám bạc được tết cẩn thận. Ông là nghệ sĩ và là một cử tri mới của đảng cực hữu AfD. Ông cho biết : Tôi không phải là một kẻ phát xít. Tôi là một công dân bình thường của thành phố này. Tôi nộp thuế và chúng tôi chỉ muốn làm thay đổi chính sách nhập cư hiện nay.

Có thể nói, hai người biểu tình này đại diện cho một nhóm dân cư phẫn nộ trở thành cử tri của đảng AfD ở Đông Đức cũ.

Lần này, cảnh sát hiện diện đông đảo tại Chemnitz. Không xẩy ra những vụ gây rối đập phá như cách nay một tuần. Vào lúc đó, các nhóm tân phát xít đã đánh đuổi những người nước ngoài trên đường phố, trước sự bất lực của cảnh sát ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180902-duc-xo-xat-giua-hai-cuoc-bieu-tinh-chong-va-ung-ho-nguoi-nuoc-ngoai-nhap-cu

 

Jordan lo sợ hệ quả từ việc Mỹ cắt viện trợ

cho người tị nạn Palestine

Jordan hôm thứ Bảy nói họ lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ đình chỉ tài trợ cho một cơ quan của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ người tị nạn Palestine, nói rằng việc này sẽ chỉ châm ngòi cho chủ nghĩa cực đoan và gây tổn hại cho hòa bình ở Trung Đông.

Ngoại trưởng Ayman Safadi nói với Reuters rằng đất nước của ông, nơi cho cư trú hơn 2 triệu trong số hơn 5 triệu người tị nạn đã đăng kí mà cơ quan này hỗ trợ, sẽ tiếp tục huy động sự hỗ trợ của các nhà tài trợ để giảm nhẹ tình trạng eo hẹp tài chính nghiêm trọng mà cơ quan này đang đối diện.

Mỹ hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ không còn hỗ trợ Cơ quan Cứu trợ và Công trình Liên Hiệp Quốc (UNRWA) nữa. Đầu năm nay, Mỹ, nước tài trợ lớn nhất của cơ quan này, đã cắt giảm giảm kinh phí.

“Việc gián đoạn các dịch vụ của UNRWA sẽ có những hệ quả cực kì nguy hiểm về nhân đạo, chính trị và an ninh cho người tị nạn và cho toàn khu vực,” ông Safadi nói với Reuters.

“Nó sẽ chỉ càng củng cố môi trường tuyệt vọng mà cuối cùng sẽ tạo ra mảnh đất màu mỡ cho căng thẳng hơn nữa. Về mặt chính trị, nó cũng sẽ gây hại thêm cho uy tín của các nỗ lực hòa bình.”

Ông Safadi nói một cuộc họp vào ngày 27 tháng 9 tại New York ở Liên Hiệp Quốc mà vương quốc này đang đồng bảo trợ với Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kì sẽ tìm cách “huy động sự hỗ trợ chính trị và tài chính cho cơ quan này.”

“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng UNRWA nhận được ngân quỹ cần thiết để tiếp tục cung cấp dịch vụ cho người tị nạn Palestine.

Jordan, nước đồng minh thân cận của Mỹ, nằm ngay giữa của cuộc xung đột Ả-rập – Israel. Nước này là nơi nương náu của nhiều người tị nạn hoặc hậu duệ của khoảng 700.000 người Palestine bị đuổi khỏi nhà hoặc chạy lánh cuộc chiến năm 1948 dẫn đến sự ra đời của nước Israel.

Các nhà ngoại giao nói quyết định của Mỹ đã khơi ra những lo ngại về chính sách Trung Đông mới dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tìm cách làm suy yếu và cuối cùng loại bỏ quyền hồi hương của hàng triệu người tị nạn Palestine, Reuters cho biết.

Ông Safadi nói sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với cơ quan này không thể tách rời khỏi các cuộc đàm phán trong tương lai về số phận của người tị nạn – một trong số những vấn đề nhạy cảm nhất trong cuộc xung đột Ả-rập – Israel.

https://www.voatiengviet.com/a/jordan-lo-so-he-qua-tu-viec-my-cat-vien-tro-cho-nguoi-ti-nan-palestine/4554013.html

 

Thủ tướng Abe: Quan hệ Nhật-Trung

 ‘trở lại bình thường’

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bày tỏ lòng tin vào việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong bài phỏng vấn hôm 2/9, báo Nhật cho hay.

Theo Reuters, ông Abe, người dự trù sẽ công du Trung Quốc vào cuối tháng 10/2018, cũng được dẫn lời nói rằng ông hy vọng sẽ mời Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nhật trong tương lai.

Bình luận của ông Abe được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tăng áp lực thương mại đối với Bắc Kinh và Tokyo nêu lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.

TQ bực giận Ikea vì ghi Đài Loan là ‘quốc gia’

TQ phạt hãng Nhật vì công nhận Đài Loan

“Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến thăm Nhật hồi tháng 5/2018 và mối quan hệ Nhật -Trung hoàn toàn trở lại bình thường,” ông Abe nói với báo Sankei.

Bộ trưởng tài chính Nhật Bản bày tỏ sự lạc quan tương tự hôm 31/8 và nói rằng vòng đàm phán hiện tại của sự kiện Đối thoại tài chính với Trung Quốc “cực kỳ tốt”, và cả hai bên nhất trí duy trì hợp tác về chính sách kinh tế vĩ mô.

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đe dọa áp thuế quan như là một phần quan trọng trong thông điệp kinh tế, chỉ ra thâm hụt thương mại ngành ô tô Mỹ với Đức và Nhật.

Trong cuộc phỏng vấn, Abe cho biết ông chia sẻ với Trump về mục tiêu mở rộng thương mại và đầu tư có lợi cho cả hai nước, nhưng nhắc lại rằng ông sẽ không đặt tình hữu nghị lên trên lợi ích quốc gia trong bất kỳ cuộc thảo luận về thương mại nào.

Gap xin lỗi vì bán áo in bản đồ TQ ‘sai sót’

Người Trung Quốc ‘ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN’

Biển Đông: vì sao Trung Quốc ‘phủ đầu’ ngay đầu năm?

Hồi tháng 5/2018, Muji, chuỗi cửa hàng bán lẻ của Nhật Bản bị Trung Quốc phạt vì đã công nhận Đài Loan là một quốc gia trên một số bao bì.

Muji phải trả 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) vì đã ghi Đài Loan là “nước xuất xứ” trên bao bì một số sản phẩm.

Đài Loan tức Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền tại hòn đảo từ 1949 nhưng Bắc Kinh luôn coi đây là một tỉnh ly khai thuộc Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm về mặt địa lý, mạnh mẽ chỉ trích bất kỳ vi phạm các tuyên bố lãnh thổ nước này.

Cơ quan Quản lý ngành công nghiệp và thương mại ở Thượng Hải cho biết vào năm ngoái, Muji đã nhập khẩu móc treo quần áo với thông tin trên bao bì là Đài Loan là “nước sản xuất”.

Quan chức cho biết Muji sau đó đã sửa đổi bao bì.

Tuyên bố trên đã được ban hành vào tháng trước nhưng chỉ mới được giới truyền thông Trung Quốc công bố hôm thứ Tư.

Đường biên giới nhạy cảm

Đây là lần thứ hai Muji gây mích lòng Trung Quốc về tranh cãi biên giới.

Vào tháng Giêng, Muji phải rút lại một danh mục bán hàng vì có khiếu nại cho rằng bản đồ trên danh mục không thể hiện Đài Loan và các nhóm đảo đang tranh chấp.

Các hòn đảo đó là các đảo thuộc quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố các đảo này thuộc quần đảo Điếu Ngư của nước này.

Đầu tháng 5, hãng thời trang GAP của Hoa Kỳ đã xin lỗi vì bán áo phông với một bản đồ của Trung Quốc không cho thấy đảo Đài Loan và các vùng lãnh thổ tranh chấp khác.

Trung Quốc cũng đang gia tăng áp lực lên các hãng hàng không trên toàn càu để liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc và đe dọa bằng lệnh trừng phạt nếu họ không tuân theo.

Vào tháng Giêng, hãng hàng không Delta của Hoa Kỳ đã buộc phải xin lỗi vì đã liệt kê Đài Loan và Tây Tạng là các quốc gia trên trang web.

Nhiều hãng hàng đã không chịu được áp lực và đã tuân theo, mặc dù chính phủ Hoa Kỳ lên án yêu cầu của Trung Quốc là sự độc tài vô nghĩa.

Chuỗi khách sạn Marriott cũng có một thời gian ngắn bị đóng cửa trang web tiếng Trung vì đã ghi Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao là các quốc gia độc lập trong một bản câu hỏi thăm dò khách hàng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45386967

 

Chủ tịch Trung Quốc cam kết

‘gây dựng kinh tế thế giới rộng mở’

Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 2/9 tuyên bố rằng Trung Quốc vẫn quyết tâm cải tổ và muốn hợp tác với các nước để gây dựng kinh tế thế giới rộng mở.

Trong cuộc gặp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ở Bắc Kinh trước hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – châu Phi, ông Tập không đề cập trực tiếp tới căng thẳng thương mại với Mỹ mà chỉ nhắc tới “chủ nghĩa đơn phương” và “chủ nghĩa bảo hộ”, theo Reuters.

Ông Tập được Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời nói với ông Guterres rằng “cam kết cải tổ sâu sắc và toàn diện của Trung Quốc sẽ không thay đổi”.

Theo Reuters, ông Tập nói thêm: “Chúng tôi sẵn sàng sử dụng những hành động thiết thực để thúc đẩy mọi bên cùng tuân thủ việc tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại cũng như gây dựng kinh tế thế giới rộng mở”.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết.

Washington và Bắc Kinh đã áp thêm thuế đối với hàng hóa của nhau.

Trung Quốc từng chỉ trích chính quyền của Tổng thống Trump đơn phương sử dụng các biện pháp bảo hộ.

Bắc Kinh cũng từng tuyên bố sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế và tạo môi trường minh bạch cũng như công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-trung-quoc-cam-ket-gay-dung-kinh-te-the-gioi-rong-mo/4554512.html

 

Báo TQ qui trách phương Tây

kích động phần tử cực đoan ở Tân Cương

Rối loạn ở vùng Tân Cương xa xôi ở miền tây Trung Quốc là do “các yếu tố bên ngoài” gây nên, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc nói hôm thứ Bảy trong một bài xã luận đáp lại lời kêu gọi của một nhóm các nhà lập pháp Mỹ.

“Các cáo buộc của phương Tây về việc quản trị Tân Cương đã gây ngộ nhận cho những kẻ cực đoan, khiến họ tin rằng họ đang khởi xướng thánh chiến tôn giáo và giành được sự cảm thông và ủng hộ từ xã hội phương Tây và quốc tế,” bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo nói.

“Một số thế lực đã phỉ báng các nỗ lực quản trị của Trung Quốc” ở Tân Cương, bài xã luận nói, cáo buộc một “hệ giá trị dĩ Âu vi trung” đưa ra “những tuyên bố sáo rỗng về nhân quyền không kể gì đến mục đích và ảnh hưởng của việc quản trị Tân Cương và thực tế ảm đạm mà nó nhắm tới.”

“Luận điệu sáo rỗng như vậy truyền cảm hứng cho những kẻ cực đoan, thỏa mãn mục đích của một số chính trị gia phương Tây tìm cách làm suy yếu những thành tựu quản trị ở Tân Cương và đẩy khu vực này vào tình trạng rối loạn,” bài xã luận nói.

Việc quản trị Tân Cương có xâm phạm nhân quyền hay không phải được đánh giá bởi việc liệu kết quả của nó có bảo vệ lợi ích của đa số trong vùng hay không, bài xã luận nói tiếp.

Hôm thứ Tư, một nhóm các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi chế tài các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về các vụ xâm phạm nhân quyền nhắm vào những người Hồi giáo thiểu số ở vùng Tân Cương của Trung Quốc, nói rằng nơi này đã bị biến thành một “nhà nước công an trị công nghệ cao.”

Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo thường kì ở Bắc Kinh rằng Mỹ “không có quyền” để đưa ra “chỉ trích không chính đáng” về chính sách của Trung Quốc đối với các dân tộc thiểu số.

Một hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trong tháng này cho biết họ đã nhận được nhiều báo cáo đáng tin cậy rằng 1 triệu người dân tộc Uighur ở Trung Quốc đang bị giam cầm trong một nơi giống như một “trại tập trung khổng lồ được giấu kín.”

Trung Quốc đã nói rằng Tân Cương đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ những kẻ chủ chiến và phần tử li khai Hồi giáo cực đoan, những người mà Bắc Kinh nói là khuấy động căng thẳng giữa chủ yếu là người Uighur thiểu số theo Hồi giáo và người Hán đa số.

Hàng trăm người đã chết trong tình trạng bất ổn ở đó trong những năm gần đây.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-trung-quoc-qui-trach-phuong-tay-kich-dong-phan-tu-cuc-doan-o-tan-cuong/4553824.html

 

Thương mại : Dự án RCEP do Trung Quốc đề xướng

sắp đạt đồng thuận ?

Tú Anh

Theo tuyên bố của bộ trưởng Ngoại Thương Singapore, dự án Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Khu Vực, gọi tắc là RCEP tiến triển tốt. Có nhiều khả năng mô hình RCEP, do Trung Quốc chủ xướng, không có Mỹ, sẽ được 16 nước thành viên tán đồng trong cuộc họp vào tháng 11 tới tại Singapore.

Bộ trưởng Thương Mại của 16 nước thành viên của dự án mậu dịch tự do còn gọi là Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Khu Vực – RCEP và các nhà thương thuyết gặp nhau ngày thứ Sáu, 31/08/2018 tại Singapore. Nếu được hình thành, RCEP, do Trung Quốc đề xướng để đối đầu với TPP của Mỹ cho đến khi Donald Trump rút lui, sẽ là vùng mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với 16 quốc gia gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Trả lời phỏng vấn của Reuters sau cuộc họp, bộ trưởng Ngoại Thương Singapore Chan Chun Sing cho rằng « các bên đang tìm những điểm tương đồng làm nền tảng từ nay cho đến thượng đỉnh » Đông Á vào giữa tháng 11/2018.

Tuy nhiên ông báo trước « như trong một cuộc leo núi, càng lên đến gần ngọn thì thử thách càng nhiều » và « chưa có thể biết được khi nào đạt được hiệp định và khi nào ký kết ».

Hôm thứ Bảy, Nhà Trắng thông báo « tổng thống Donald Trump sẽ không tham dự thượng đỉnh Đông Á », để phó tổng thống Mike Pence đại diện.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180902-thuong-mai-du-an-rcep-do-trung-quoc-de-xuong-sap-dat-dong-thuan

 

Myanmar giải mã được vụ ‘tàu ma’ dạt vào bờ

Các quan chức Myanmar điều tra về một “tàu ma” đã tìm được câu trả lời cho số phận của con tàu bí hiểm trôi dạt vào vùng biển Yangon hồi tuần này.

Con tàu chở container lớn, trống rỗng và rỉ sét, có tên là Sam Ratulangi PB 1600, được các ngư dân phát hiện ở khu vực ngoài khơi thủ đô thương mại của Myanmar.

Hải quân nước này nói chiếc tàu hàng được một tàu lai dắt kéo tới một nhà máy phá dỡ tàu ở Bangladesh.

Cách phát hiện tàu đánh cá bất hợp pháp

Những ‘tàu ma’ Bắc Hàn trôi dạt vào Nhật Bản

Tuy nhiên, thủy thủ đoàn đã bỏ tàu do gặp thời tiết xấu.

Giới chức và hải quân đã lên tàu Sam Ratulangi PB1600 hôm thứ Năm để tìm hiểu manh mối sau khi con tàu này dạt vào một bãi biển và mắc cạn.

Cảnh sát và các nhà quan sát kinh ngạc trước việc một con tàu lớn tới vậy mà lại không có thủy thủ, hàng hóa gì trên khoang dạt vào bờ Myanmar.

Con tàu vốn được đóng hồi 2001, có chiều dài hơn 177 mét, theo trang web Marine Traffic chuyên ghi lại các hoạt động của tàu bè trên toàn cầu.

Vị trí con tàu được ghi nhận lần cuối cùng là ở ngoài khơi Đài Loan hồi 2009, và đây là lần đầu tiên có một con tàu bị bỏ hoang ở vùng biển Myanmar, theo hãng tin AFP.

Hôm thứ Bảy, hải quân Myanmar nói họ nghi rằng con tàu đã được lai dắt bởi một tàu khác sau khi “có hai dây cáp… được tìm thấy ở đầu tàu”.

Sau đó họ tìm thấy một tàu lai dắt có tên là Independence nằm 80km ở ngoài khơi Myanmar.

Sau khi thẩm vấn 13 thành viên thủy thủ đoàn của tàu này, họ biết được rằng con tàu lai dắt đã kéo chiếc tàu lớn kể từ hôm 13/08 và định đưa nó tới một nhà máy ở Bangladesh, nơi nó sẽ bị tháo dỡ làm sắt vụn.

Tuy nhiên, một số dây cáp nối với tàu đã bị đứt do thời tiết xấu, và họ quyết định bỏ rơi con tàu.

Giới chức đang điều tra thêm.

Chủ của tàu lai dắt được cho là từ Malaysia, theo trang tin Eleven Myanmar.

Bangladesh có ngành công nghiệp ‘xả thịt’ tàu biển rất mạnh, với hàng trăm con tàu thương mại cũ được phá dỡ tại Chittangong mỗi năm.

Tuy nhiên đây là môt loại ngành kinh doanh gây tranh cãi. Những người chỉ trích nói rằng việc tháo dỡ tàu được quản lý rất yếu kém và gây nguy hiểm cho người lao động.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45384049

 

Muốn tăng xuất khẩu,

Indonesia hợp tác tới tỷ phú Trung Quốc

Indonesia sẽ hợp tác với ông Jack Ma, Giám đốc điều hành Alibaba của Trung Quốc, tận dụng hệ thống của tập đoàn này nhằm gia tăng xuất khẩu, đặc biệt là sang Trung Quốc.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Truyền thông của Indonesia Rudiantara nói như vậy hôm 2/9, sau cuộc gặp với ông Mã và Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 1/9.

“Chúng tôi cũng thảo luận về cách thức hợp tác nhằm phát triển các tài năng công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của Indonesia và của khu vực”, ông nói.

Người sáng lập đồng thời là CEO của Alibaba tới Jakarta để dự Đại hội thể thao châu Á 2018.

Ông Ma được chọn làm cố vấn về thương mại điện tử cho chính phủ Indonesia năm 2017.

Theo Reuters, ước tính, thị trường thương mại điện tử của Indonesia sẽ tăng lên ít nhất 55 tỷ đôla vào năm 2020 từ mức 8 tỷ đôla năm 2017.

Alibaba là công ty tương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, với sản phẩm nổi bật gồm hệ thống thanh toán Alipay.

Ông Rudiantara cho Reuters biết rằng chi tiết của thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong chuyến thăm thứ hai của ông Mã vào tháng tới.

https://www.voatiengviet.com/a/indonesia-hop-tac-voi-ty-phu-trung-quoc-de-tang-xuat-khau/4554604.html

 

Tổng thống Philippines đi Israel

tìm mua vũ khí, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Minh Anh

Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 02/09/2018 bắt đầu chuyến thăm lịch sử Israel bốn ngày, điểm dừng đầu tiên trong vòng công du Cận Đông.

Chính quyền Manila rất có thể nhân dịp này ký kết nhiều hợp đồng mua vũ khí của Israel nhằm mục đích giảm sự lệ thuộc vào Mỹ, đồng minh truyền thống về mặt quân sự.

Đây là lần đầu tiên, một nguyên thủ Philippines đến thăm Israel kể từ khi hai nước thiết lập bang giao cách nay 60 năm. Trong quá khứ, Philippines đã từng đón tiếp hơn một nghìn người Do Thái chạy trốn nạn diệt chủng của Đức Quốc Xã.

Trong vòng bốn ngày, tổng thống Philippines sẽ gặp lãnh đạo Israel và cộng đồng người lao động Philippines tại đây.

Tuy nhiên, theo AFP, ông Henelito Sevilla, một chuyên gia về quan hệ quốc tế, nhận định rằng chuyến thăm này còn nhằm thăm dò thị trường vũ khí.

Từ năm 2017, Manila trở thành khách hàng vũ khí quan trọng của Israel, với việc ký hợp đồng mua hệ thống radar và trang thiết bị chống tăng trị giá 21 triệu đô la. Do vậy, chuyến công du Israel lần này của nguyên thủ Philippines cho thấy quyết tâm của Manila muốn giảm bớt lệ thuộc vào Mỹ về mặt quân sự.

Quan hệ giữa Philippines và Mỹ trong những năm gần đây xấu đi, kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền từ năm 2016. Đến mức, chính quyền tổng thống Duterte đã hủy mua 27.000 khẩu súng trường từ Mỹ cũng như là 16 chiếc trực thăng Bell của Canada.

Hai nước này đã có những lời chỉ trích gay gắt chính quyền tổng thống Duterte vi phạm nhân quyền trong « cuộc chiến chống ma túy » đẫm máu do chính ông Duterte tiến hành.

Quan hệ giữa Washington và Manila có phần hòa dịu trở lại kể từ khi ông Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Nhưng điều đó cũng không ngăn cản Philippines chuyển hướng thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và Nga.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180902-tong-thong-philippines-di-israel-tim-mua-vu-khi-giam-le-thuoc-vao-my