Tập San Tân Đại Việt – Số 8/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 8/2018

Mục Lục

Lê Minh Nguyên: Con đường thoát ách thực dân Trung Cộng và thái thú CSVN

Luật Sư Trần Minh Nhựt: Hồi tưởng kỷ niệm bài học đấu tranh chánh trị nghị trường cùng GS Nguyễn Ngọc Huy

Hoàng Đình Khuê: Lễ Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Huy lần 28

Nguỵ Kinh Sinh / Lê Minh Nguyên dịch:

– Tập Cận Bình đã thua chổ nào?

– Hậu quả của sự leo thang chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Bác sĩ Mã Xái: Ngoại trưởng Michael R. Pompeo công bố “Viễn kiến Kinh tế Ấn độ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” trước Thách thức Sáng kiến Vành đai Con đường của TC

Nguyễn Ngọc Sẵng: Trung Cộng: Một Con Đường Nhiều Bi Kịch

Gs. Nguyễn Bá Lộc: Đặc khu hành chánh kinh tế Việt Nam và vành đại biển của Trung Quốc

Trần Gia Phụng: Đại nạn Trung Hoa: Trung Cộng bẫy nợ

Nguyệt san Việt Nam: Chai Xì dầu sắp rớt -Trump coi bộ cũng biết binh thư Tôn Tử

Phan Văn Song:

– Xin Chia Sẻ Chuyện Bực Mình

– Khi Thượng đã bất chánh, thì Hạ phải bất tuân I

 – Khi Thượng đã bất chánh, thì Hạ phải bất tuân II

Đào Văn Bình: Nhật ký Biển Đông

– BãoTáp Sau Thượng Đỉnh Helsink

– Lý Tưởng Thắng hay Tiền Bạc Thắng?

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi: Hàn Phi Tử Chương 3 – Xã Hội Quan 2 – Vua

Trọng Đạt: Tổng thống Nixon và vụ Watergate tháng 8-1974

Trần Gia Phụng: Chủ trương phòng thủ Nam Việt Nam của Hoa Kỳ

Mai Thanh Truyết: Wabi sabi – Triết lý của sự bất toàn

Từ Thức:

– Múa trên những xác người

– Công lý man rợ

– Tâm sự quan tòa

Nguyễn Thị Cỏ May:

– Dao Thụy Sĩ Gãy Cán

– Lần đầu tiên Vatican chánh thức tham dự “Tổ chức Siêu Quyền lực”

Tiểu Tử: đi xe đò, đi xe ôm

 

Con đường thoát ách thực dân Trung Cộng và thái thú CSVN – Lê Minh Nguyên

(Bài nói chuyện trong cuộc biểu tình ở Little Saigon chiều ngày Chủ Nhật 19/8/2018)

Con đường thoát ách thực dân Trung Cộng và thái thú CSVN là con đường gì?

-Đó là con đường Cách Mạng Dân Chủ

Khi tôi hô Cách Mạng Dân Chủ thì xin quý vị ủng hộ, hô to 

Cách Mạng! 

Cách Mạng!

Và con đường Cách Mạng Dân Chủ nó như thế nào?

Cách mạng là thay đổi vận mạng một dân tộc. 

Cuộc Cách Mạng Dân Chủ là cuộc cách mạng để phá bỏ và xây dựng. Phá bỏ độc độc đảng và xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị cho VN.

Tiến trình của Cách Mạng Dân Chủ là gì?

-Là tổng nổi dậy, là xuống đường khắp mọi miền Nam-Trung-Bắc và ở vào cùng một thời điểm.

-Là tước thanh gươm, lá chắn tức công an và quân đội ra khỏi tay Đảng CSVN, là làm sao cho thanh gươm và lá chắn, đó là các định chế của quốc gia dân tộc, nếu không lọt về tay quần chúng thì cũng là lực lượng thờ ơ đứng ngoài chứ không phải là công cụ đàn áp của Đảng CSVN.

-Là hải ngoại nhanh chóng trở thành một bức tường thành, một hậu phương vững chắc, có kế hoạch làm việc với Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ mạnh trên thế giới để họ nhanh chóng và mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ cuộc tổng nổi dậy của dân chúng Việt Nam.

Môi trường thế giới càng ngày càng đang thuận tiện cho một cuộc Cách Mạng Dân Chủ, thời cơ đã và đang đến cho dân tộc của chúng ta.

Bởi vì Hoa Kỳ sau hơn 30 năm với ba đời tổng thống đã để cho Trung Quốc trừng lên, nghĩ rằng TQ phát triển sẽ làm công dân tốt của cộng đồng thế giới, chia sẻ gánh nặng toàn cầu với HK, như biến đổi khí hậu, khủng bố, ma tuý, dịch bệnh, thiên tai…, thì nay HK đang vỡ lẽ ra rằng TQ khi mạnh thì hiếp yếu, bắt nạt các nước khác, chà đạp luật pháp quốc tế, đe doạ hoà bình và an ninh thế giới. Cho nên HK đã thay đổi đối sách, từ làm dễ dàng cho TQ trừng lên, sang ngăn chận và be bờ TQ.

Mỹ với Chiến tranh thương mại đang diễn ra và luật ngân sách quốc phòng vừa ban hành hôm 13/8 là hai phát súng khai chiến đầu tiên nhắm vào việc ngăn chận và be bờ TQ, không cho TQ thực hiện kế hoạch Made in China 2025, siêu cường thế giới năm 2030 và qua mặt HK năm 2049 tức 100 năm Đảng CSTQ nắm quyền.

TQ hiện nay với các yếu điểm như:

1. Khoảng 20% xuất khẩu của TQ là vào HK.

2. Kinh tế TQ đã chậm lại, từ phát triển 14.2% năm 2007, chỉ còn 6.8% năm 2017 và đang tiếp tục xuống.

3. Thị trường chứng khoáng TQ đã rớt 20% kể từ đầu năm 2018 đến nay và có thể tiếp tục rớt trong những ngày tới.

4. Tiền TQ, đồng quan tệ, đã mất giá 8% so với đồng đôla trong 4 tháng qua.

5. Nợ công của TQ cao gấp 3 lần so với tổng sản lượng TQ (12,000 tỷ năm 2017) tức nợ công khoảng 36,000 tỷ đôla.

6. Các tay chân sừng sỏ của Tập Cận Bình như Vương Hổ Ninh, tác giả Trung Quốc Mộng, một trong 7 thành viên của Thường Vụ Bộ Chính Trị, cùng Lưu Hạc, Uỷ Viên BCT, Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế với HK, cả hai đã vừa mất quyền lực, Vương Hổ Ninh vắng mặt trong hội nghị Bắc Đới Hà hôm giữa tháng 8/2018, tức hội nghị mùa hè của các đương kim và cựu lãnh đạo CSTQ để phân chia quyền lực nội bộ.

7. Tập Cận Bình lâu nay được coi là bị bế tắc trong các vấn đề đối nội và dựa vào đối ngoại để cũng cố quyền lực, vung tiền ra thế giới, lập Vành Đai Con Đường, bành trướng ở Biển Đông, hô hào Trung Quốc Mộng, hát giọng cao, cổ xuý dân tộc chủ nghĩa, dựng cờ Đại Hán. Chính sách này đang dẫn đến thất bại cho ông ta, các đối thủ của Tập đánh hạ những người chung quanh ông và đang từ từ tiến đến việc hạ bệ ông.

Những yếu điểm này thực tế đang diễn ra mà ai cũng đều thấy rõ.

Ông Nguỵ Kinh Sinh, được người dân chủ TQ mệnh danh là người cha của phong trào dân chủ TQ, cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ có kết cục như Hoa Quốc Phong bị hạ bệ, hay Tứ Nhân Bang bị ngồi tù, hay Lưu Thiếu Kỳ bị hạ nhục và chết trong tù, hay sẽ đấu với Mỹ tới cùng để chết không có đất chôn.

Ông Tập té ghế nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của Đảng CSVN, CSVN đang nắm quyền bằng mọi giá kể cả cái giá phải trả là giang sơn gấm vóc VN đang bị teo dần, do bởi họ cúc cung tận tuỵ phò Tập, dựa vào CSTQ để giữ chế độ.

Tập té ghế thì đa phần là Đảng CSVN sẽ vỡ ra làm nhiều đảng nhỏ, tựa như ong vỡ tổ. Chúng ta đã thấy các dấu hiệu, các sự kiện như:

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 tại Hà Nội ngày 13/8 kéo dài đến ngày 17/8/18, với hầu hết các uỷ viên trong BCT và khoảng 700 đại biểu tham dự, đó là một sự bất thường so với trước đây vì hầu hết uỷ viên BCT có mặt. Trong Hội nghị, ông Trọng vẫn chửi Mỹ, vẫn nô lệ TQ, nhưng rõ ràng là đang rất lo sợ, ông nói, “Những diễn biến chính trị trên thế giới thời gian qua có rất nhiều vấn đề vượt ra ngoài dự báo thông thường.” – Tức vượt khỏi tầm tay của Đảng CSVN.

Ông Trọng chửi Mỹ làm xáo trộn trật tự bá quyền mà Trung Quốc đã xây dựng ở Á Châu, nói rằng “Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, chính trị cường quyền quay trở lại mạnh hơn, nhất là trong khu vực,” “sự nổi lên của chủ nghĩa đơn phương, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế.” “Hiện nay, vai trò của các thể chế đa phương đang có xu hướng giảm đi trước lối hành xử chính trị cường quyền coi trọng song phương.”

Ông chửi Mỹ hành xử chính trị cường quyền, coi trọng song phuơng, trong khi chính TQ đã cường quyền chiếm cả Biển Đông, nhưng ông dựa sự tồn tại của Đảng CSVN vào TQ, chấp nhận thà mất nước để Đảng được tiếp tục nắm quyền.

Ông Trọng nói “Việc thực hiện nhiệm vụ bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định do đó sẽ gặp nhiều thách thức”. – Điều này cho thấy nhiệm vụ BAO TRÙM hay ưu tiên số một là chấp nhận HÈN, khiếp nhược bám theo Trung Quốc để bảo vệ chế độ.

Rõ ràng bất lực trước tình thế, nên ông ta nêu câu hỏi “trong quan hệ với các nước đối tác quan trọng, nhất là các nước lớn, có những ‘điểm nghẽn’ nào cần tháo gỡ hoặc khâu ‘đột phá’ nào cần mở ra?” – Và ông bắt Bộ Ngoại Giao phải xác định điểm nghẽn ở chổ nào và phải lo tháo gỡ, chứ không phải BCT và ông. BCT và ông đang mất phương hướng.

Nguy cơ đang đến cho Đảng CSVN vì Trung Quốc bắt đầu đi vào bất ổn, chổ dựa của Đảng không còn vững chắc nên Đảng bắt đầu lung lay.

Lạnh cẳng, Đảng CSVN tàn bạo hơn, đánh đập dã man Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tín, Nguyễn Đại, kết án 20 năm tù ông Lê Đình Lượng, nghĩ rằng làm như vậy sẽ tạo ổn định, nhưng họ đã lầm to. Họ đang tự đào mồ chôn cho chính chế độ của họ.

Bởi vì một chính quyền càng sợ dân, càng khắc nghiệt, đè nén là một chính quyền đang giẫy chết do bởi sức bật lại của nhân dân.

Đây là cơ hội cho Cách Mạng Dân Chủ với 3 mũi giáp công: 

-Mũi thứ nhất: Quần chủng nổi dậy

-Mũi thứ hai: giựt thanh gươm lá chắn ra khỏi tay Đảng CSVN

-Mũi thứ ba: Một kế hoạch hậu thuẩn mạnh từ HK và các nước dân chủ.

Mũi thứ nhất thì lòng dân đã sẵn sàng để đứng lên phá tung xiềng xích.

Mũi thứ ba không khó, chúng ta đã làm và đang tiếp tục cũng cố thêm.

Mũi thứ hai là khó nhất nhưng chúng ta đang ở vào thời điểm thuận lợi:

Như, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức đã tạo nên khủng hoảng ngoại giao, phá vỡ đường giây tình báo của họ ở Âu Châu, gây xào xáo trong nội bộ Bộ Công An, tranh công giữa công an và quân đội, và gây chia rẽ trong nội bộ Đảng CSVN, vì chính TBT Nguyễn Phú Trọng ra lệnh bắt Trịnh Xuân Thanh. Đây là cơ hội để chúng ta xeo nạy thêm sự chia rẽ trong Đảng CS và tìm cách tách thanh gươm ra khỏi Đảng để trở về với dân.

Như, Nguyễn Phú Trọng “đốt lò” để tiêu diệt phe của Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang, ông vi phạm điều cấm kỵ của Đảng là không được xử đương kim uỷ viên trung ương bằng luật pháp mà phải bằng Điều Lệ Đảng, còng tay Đinh La Thăng làm cho giai cấp bảo vệ Đảng không còn muốn bảo vệ Đảng nữa. Chúng ta khai thác sự rạn nứt này để làm cho Đảng vỡ ra.

Như, tranh giành quyền lực để trở thành tổng bí thư sau khi ông Trọng ra đi, nó đang diễn ra sớm hơn và khốc liệt hơn giữa ba phe:

-Phe Nguyễn Xuân Phúc

-Phe Trần Đức Vượng

-Phe Phạm Minh Chính

Chúng ta nên khai thác sự đấm đá nội bộ này để cho các vụ nổ thường chỉ xảy ra ở bên trong hệ thống, sao cho nó nổ tung ra ngoài để hệ thống vỡ ra.

Như, Bộ Công An đang đi qua cơn đại xáo trộn với việc cải tổ để phe ông Trọng nắm qua đàn em Bùi Văn Nam, nó làm cho khoảng 5,000 viên chức cấp cao mất việc, bỏ hết 6 tổng cục, xoá bỏ trên 60 cục và trên 300 phòng. Đây là cơ hội để tách Công an xa Đảng. 

Như Quân đội cũng vậy, thành phần chiến đấu cấp trung tầng và hạ tầng đang rất chống TQ, muốn bảo vệ tổ quốc và không muốn làm công cụ chính trị cho Đảng nữa. Thượng tuớng Thứ trưởng QP Lê Chiêm đã từng lên tiếng chống lại TQ, đại tuớng Đỗ Bá Tỵ Phó Chủ Tịch Quốc Hội cũng vậy. Chúng ta có thể tìm cách để tách quân đội rời xa Đảng.

Chế độ chính trị CSVN đầy lỗi hệ thống, nó là con khủng long ăn thịt đồng loại của thời tiền sử, nó không thể được sửa chửa mà cần phải được thay thế, muốn thay thế phải cần một cuộc Cách Mạng Dân Chủ.

Quần chúng đã sẵn sàng, hậu phương hải ngoại cũng đã sẵn sàng, đầu não CSVN đang suy yếu và mất phương hướng, thanh gươm lá chắn sắp rơi ra khỏi tay Đảng CSVN, vậy chúng ta phải làm gì?

-Cách Mạng Dân Chủ

Dân tộc Việt Nam hãy vùng lên!

Xin chào quyết thắng!

 

Hồi tưởng kỷ niệm bài học đấu tranh chánh trị nghị trường cùng GS Nguyễn Ngọc Huy – Luật Sư TRẦN MINH NHỰT (Dân Biểu Hạ Ngị Viện VNCH)

Thời gian qua nhanh quá, nhanh đến nổi người xưa có ví von ” Như Bóng Câu Qua Cửa Sổ “. Đã 43 năm qua kể từ Tháng Tư Đen 75 ” Vết Chàm trong Lịch sử VN ” ghi dấu ngày CS Hà Nội xua quân cưỡng chiếm VNCH. Nhớ lại biến cố lịch sử này tưởng chừng như mới năm trước, tháng trước, vết thương lòng vẫn âm ĩ, như vẫn rĩ máu trong lòng con Dân Việt yêu Dân Chủ , thiết tha Tự Do mong mõi Dân Tộc sớm thoát ách Bọn VC tàn bạo, phi nhân tính, tham nhũng, làm Thái Thú và hiến đất, dâng biễn cho Tàu Cộng !!!

Càng xót xa với nổi đau của Tổ Quốc VN, với nổi khổ của Dân Tộc VN, Chúng ta lại càng nuối tiếc  một Con Dân Ưu Tú suốt đời hy sinh tranh đấu cho Lý Tưởng Độc Lập, Dân Chủ , Tư Do cho VN, GS NGUYỄN NGỌC HUY, Một Vì Sao Bắc Đẩu, Một Ngọn Hải Đăng, đang soi đường dẫn hướng cho cuộc đấu tranh nhằm giải thể chế độ cai trị ” Phi Chính Danh, Vô Chính Nghĩa,  đúng là Bọn Thảo Khấu đó là Đảng Cộng Sản Hà Nội “, bổng Vụt tắt trên đường tranh đấu trong khi thời cơ và vận hội cần đến Ông trước sự sụp đỗ dây chuyền các nước CS từ Đông sang Tây !!!

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy mất ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris, Pháp Quốc trong khi chuẫn bị cho cuộc họp các Chiến Hữu, Đồng Môn, Đồng Chí toàn thế Giới nhằm có kế hoạch hành động liên hoàn phối hợp QUốc Nội, Hải Ngoại Cùng Quốc Tế có hành động để Xóa sổ ĐCSVN trong khi VC mất chỗ  dựa từ Liên Sô đã tan rã !!!

Đã 28 năm qua, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy vĩnh viễn ra đi , nhưng con đường Đấu tranh Cứu Nước do Ông Vạch ra đến nay vẫn được các Đồng Chí, Chiến hữu của Ông tiếp tục tiến về phía trước và mỗi năm trong những ngày Tháng Bảy, khắp thế giới và cả ở Quốc Nôi, những Buổi Lễ Giỗ, Lễ Tưởng Niệm Ông vẫn đều đặn được tổ chức rất trang nghiêm và cảm động !!!

Hôm nay ngày 28 tháng 7 năm 2018 tại Thủ Phủ Sacramento, Tiểu Bang Califonia Buổi Lễ Tưởng Niệm Người, Tôi xin ghi lại Kỷ Niệm Bài Học Đấu Tranh Nghi Trường từ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Người Thầy hướng dẫn ngay những ngày đầu tiên Anh Em Trẻ Chúng tôi Đắc cử Dân Biểu Hạ Nghị Viện Đệ Nhị VNCH trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 1967. Nói Anh Em Trẻ vì một số Anh Em gồm BS Mã Xái, Anh Nguyễn Văn Tiết, Anh Trương Vĩ Trí, Anh Nguyễn Văn Quí và Tôi Trần Minh Nhựt khi đó chúng tôi tuổi đời không quá 30, Lý Tưởng Quốc Gia Chống Cộng Sản Vô Thần thì vững chắc, nhưng khi vào Nghị Trường tranh đấu chính trị, Anh Em tôi còn ” Bở Ngỡ ” trong hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước lúc bấy giờ Miền Nam vừa trải qua Xáo Trộn Chính Trị và Xã hội sau biến cố làm xụp đổ Nền Đệ Nhứt VNCH lại vừa phải xây dưng một nền Luật Pháp còn thiếu sót, vừa xây dựng một nền Dân Chủ còn ” Non Trẻ “, vừa phải YỄM TRỢ chính quyền có đủ khả năng về Quân Sự, có một Bộ Máy Quốc Phòng, một Quân Lực đủ sức đối phó với sự xâm lăng của CSBV….. Anh Em chúng tôi không tham gia vào các Khối Dân Biểu Thân Chính Quyền vì các Khối này thường hoàn toàn có tiếng nói 100% theo quan điễm chính quyền ngay cả khi chính Quyền có những quyết định hay hành động không phù hơp Dân Chủ, vi phạm Tự Do và dẫm đạp Nhân Quyền của Người Dân !!! Anh Em chúng tôi trong Pháp Nhiệm 1 ( Từ 1967 – 1971) đã sinh hoạt cùng 1 số Dân Biểu có cùng Chí hướng tronng Khối Xã Hội giữ vai trò Đối Lập với Chính Quyền và vì Anh Em tôi không đủ đa số trong Khối nên hoạt động của Khối ÍT hiệu quả trong vai trò Đối Lập !!!

Mãi đến Pháp Nhiệm 2 ( Từ 1971 – 1975 ), các Ứng Cử Viên trong cuộc bầu cử vào tháng 10 năm 1970, đa số ưng cử viên được Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một tổ chức Chính trị do GS Nguyễn Văn Bông làm Chủ Tịch và GS Nguyễn Ngọc Huy giữ chức vụ Tổng Thư Ký yễm trợ được thắng cử, Vào Hạ Nghị Viên quy tụ thêm một số Dân Biểu độc lập, tổng số được 33 vị DB đủ nhân số để lâp 1 Khối và KHỐI DÂN QUYỀN được ra mắt với Người Anh Đáng kính là Dân Biểu Đại Tá Nhan Minh Trang làm Trưởng Khối. Từ bấy giờ Khối Đối Lập Dân Quyềnmà Báo Chí và Người dân thường gọi với tên thân thương là KHỐI CẤP TIẾN, qua sự hướng dẫn trực tiếp của GS Huy về phương thức và kế hoạch TRANH ĐẤU NGHỊ TRƯỜNG thế nào cho phù hơp với vai trò Đối Lập với Chính Quyền trong hoàn cảnh Miền Nam đang bị CS Hà Nội tiến hành xăm lăng cả bắng Quân sự lẫn Chính Trị và đồng thời Miền Nam còn ” Chập Chửng Bước đầu ” xây dựng Dân Chủ. Khối Dân Quyền hoạt động với lập trường Yễm Trợ gần như 100% cho chính quyền trong việc gia tăng Ngân Sách Quốc Phòng và từng giai đoạn tăng Quân Số để đáp ứng nhu cầu Chiến Cuộc qua Lệnh Tổng Động Viên……Song song bên cạnh Khối Dân Quyền mạnh mẽ và không thỏa hiệp, tích cực chống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi Tổng Thống có khuynh hướng tóm thâu quyền lực đưa đến độc tài và phản dân chủ qua Luật Ủy Quyền nhằm Ủy Toàn Quyền cho TT điều hành việc nước. Khối Dân Quyền chống Luật Báo Chí nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Khối Dân Quyền chống Luật Chính Đảng, quy định khắc khe các điều kiện để 1 Đảng chính trị phải hội đủ để được hoạt động chính thức và hợp pháp, luật này nhằm duy trì chỉ có 1 đảng trội yếu là Đảng Dân Chủ do TT Thiệu thành lập nhằm hậu thuẫn cho Ông. Khối Dân Quyền mạnh mẽ bác bỏ Luật sửa đổi Hiến Pháp nhằm cho phép TT Thiệu tái tranh cữ thêm 1 nhiệm kỳ thứ 3 !!!

Khối Đối Lập Dân Quyền hoạt động trong hoàn cảnh tế nhị và khó khăn như thế, vừa chống TT Thiệu âm mưu đi đến độc tài Quân Phiệt và vi phạm nguyên tắc Dân Chủ và Phân Quyền, vừa phải ủng hộ TT Thiệu trong các quyết định gia tăng hiệu quả trong việc chống CS Bắc Việt xăm lăng đồng thời yễm trợ TT Thiệu có tiếng nói mạnh mẽ trên trường Quốc Tế và Ngoại Giao …….. vì lập trường vừa Chống vừa ủng hộ TT Thiệu nên lúc bấy giờ có một luồn dư luận và một số báo chí Sài Gòn có lập trường thiên cộng chỉ trích các Dân Biểu Cấp Tiến thuộc Khối Dân Quyền là ” ĐỐI LẬP LOM KHOM ” !!!

Vấn đề ” Đối Lập Lom Khom ” không chỉ quy chụp cho Khối Dân Quyền Hạ Nghị Viện, mà còn ảnh hưởng một cách Tiêu Cực đến uy tín và lâp trường của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến khi Anh Em Dân Biểu chúng tôi về địa phương tiếp xúc cử tri mà mình làm đại diện và cái khó khăn nhứt với Anh Em tôi là mỗi khi tiếp xúc với Báo chí hay trong các cuộc họp báo, câu hỏi mà các ký giả vẫn thường hỏi là Ông DB nghĩ thế nào về dư luận cho rằng Quý Ông làm ” Đối Lập Lom Khom ” ???  Quả thật câu hỏi này lúc đầu làm Anh Em DB chúng tôi thường trả lời quanh co để giải thích hơn là đưa ra Tính Chính Đáng của vai trò Đối lập trong hiện trạng của VNCH đang bị CS Hà Nội Xăm lăng

Nhưng nhờ vào sự “KHAI QUANG… ” của GS NNH, sau đó ít lâu, mỗi khi có câu hỏi như vậy thì Anh Em tôi thường không trả lời ngay câu hỏi mà hỏi trả lại là ” Ông, Bà, Anh, Chị…. Cho biết thế nào là ĐỐI LẬP KHÔNG LOM KHOM, sau đó tôi sẽ trả lời đúng câu hỏi của Anh /Chị…. ” và chắc chắn là không ai trả lời được câu hỏi đánh trả của Anh Em tôi !!! Sau đó Chúng tôi mói trình bày đại ý là Miền Nam đang bị CSBắc Việt xăm lăng, chiến tranh tang tóc , máu đổ thịt rơi của Quân Dân Cán Chính VNCH khắp Miền Nam, có phải Đối Lập không Lom Khom hay Đối Lập Thiệt là bất cứ việc gì của TT Thiệu đưa ra đều phải chống kể cả những việc giúp Chính Quyền đủ mạnh để chống VC…. ???  Làm như thế là làm lợi cho CS, làm tay sai cho VC nếu không muốn nói là thi hành đúng theo chủ trương đường lối của CS, làm thay tiếng nói cho VC tại Nghị Trường !!! Đối Lập của Khối Dân Quyền là chống những việc có tính Phi Dân Chủ, Phản Tư Do và vi phạm Phân Quyền ghi trong Hiến Pháp VNCH năm 1967 dù phát xuất từ bất cứ cấp nào từ trung ương đến xã ấp, Khối Dân Quyền ủng hộ những chủ trương do TT Thiệu đưa ra trước Quốc Hôi nhằm tăng cường phương tiện và gia tăng Quân Số cho Quân Lực VNCH để đủ sức đánh thắng VC trong các cuộc hành quân……. !!!

Nhờ vào Lập Trường đấu tranh Nghị Trường đầy thuyết phục này mà một thời gian khá lâu trước ngày mất nước, 30 tháng Tư năm 1975,  dư luận quần chúng cử tri và Báo chí Sài Gòn không còn nêu lên hay không xuất hiện với Anh Em Dân Biểu Cấp Tiến Chúng Tôi về Vai trò Đối Lập của Khối DÂN QUYỀN Hạ Nghị Viện !!!

Nay, thời gian đã qua hơn 50 năm, hồi tưởng lại Bài Học Đấu Tranh Nghị Trường với GS NGUYỄN NGỌC HUY, lòng Tôi quá đổi xúc động, khi vẫn nghĩ Ông là Người Thầy trên tất cả các Vị Thầy mà Tôi tôn kính !!! Hơn thế, cá nhân tôi, từ gần 3 thập niên qua, từ khi định cư tỵ nạn ở đất Tự Do Hoa Kỳ , Tôi vẫn không mệt mõi không ngừng nghĩ trong việc tham gia và yễm trợ cho công cuộc Đấu Tranh chung của Dân Tộc nhằm giải thể Đảng CS khỏi bộ máy cầm quyền trong nước, đúng như con đường đấu tranh mà GS Nguyễn Ngọc Huy đã đi chưa đến đích…… Những cuộc xuống đường gần đây trong nước chống bọn VC bán nước , nội bộ ĐCS tranh ăn, phân hóa triệt hạ nhau vô phương hàn gắng….. dấu hiệu ngày tàn của ĐCS trước CƠN THỊNH NỘ của Toàn Dân Việt không còn xa !!!

Mỗi người chúng ta con dân Việt trong và ngoài nước Thương Dân Tộc, Yêu Tư Do hảy mạnh dạn cùng đứng lên làm nên CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ ĐỂ CỨU NƯỚC !!!

Mong lắm lắm !!!

– Đả đảo Đảng CS Bán Nước !!!

– Đả đảo Trung Cộng Cướp Nước !!!

– Đả đảo VC Hèn với Giặc, Ác với Dân !!!

– Đất Tổ Việt Nam Toàn Vẹn Muôn Năm !!!

California ngày 28 tháng 7 năm 2018

Luật Sư TRẦN MINH NHỰT (Dân Biểu Hạ Nghị Viện VNCH)

 

Lễ Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Huy lần 28 (Ngày 12/08/2018) – Hoàng Đình Khuê

GS Nguyễn Ngọc Huy sanh ngày 02/01/ 1924 và mất ngày 28/07/1990.

Đã 28 năm qua , năm nào các môn đệ, đồng chí, chiến hữu và thân hữu của Ông đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm vào khoảng thời gian tháng 7.

Năm nay tại Sydney, Khu Bộ Úc Châu đã tổ chức ngày 21/07/2018.

Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy do GS Trần Minh Xuân đã tổ chức ở Sacramento ngày 28/07/2018.

Ở Atlanta/ Georgia, Khu Bộ Đông nam Hoa Kỳ đã tổ chức ngày 29/07/2018.

Như thường lệ năm nay Khu Bộ Tây Hoa Kỳ cũng tổ chức ngày 12/08/2018 tại thành phố Westminster.

Nói về sự nghiệp và Tiểu sử của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy thì quá nhiều trong suốt 28 năm qua, cho nên chúng tôi chỉ xin tóm gọn những công trình Giáo Sư đã để lại cho hậu thế.

Khi nói đến Đại Việt Quốc Dân Đảng, chúng ta không quên bộ sách”Dân Tộc Sinh Tồn”.

Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đã được Đảng Trưởng Trương Tử Anh viết ra vào năm 1938, và sau này được Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy san định và khai triển vào năm 1949, lúc ấy GS Huy mới 25 tuổi.

Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn là chủ nghĩa quốc gia dân tộc, lấy Dân Tộc làm gốc và bản năng Sinh Tồn làm nền tảng, gồm bản năng vị kỷ, bản năng tình dục, bản năng xã hội.

Muốn sinh tồn con người phải Tranh đấu, tức là phải có Sức Mạnh, Xu Hướng Biến Cải và Sự Hợp Quần.

Từ những Bản năng Sinh tồn và Nội dung, ta rút ra hai nguyên tắc:

A) Trong bang giao hai nước, chỉ có Quyền lợi quốc gia mà thôi, không vì tình cảm hay lý tưởng. Phù hợp Quyền lợi là BẠN, xung khắc Quyền lợi là THÙ. Không có nước nào là Bạn vĩnh viễn, mà cũng không có quốc gia nào là Thù suốt đời.

– Bài học: Trước Đệ II Thế chiến, hai nước HK và Liên Xô là hai nước thù nghịch. Trong Đệ II Thế chiến, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật tấn công HK và LX nên HK và LX trở thành Liên Minh chống lại Phe Trục. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, phe Trục đầu hàng thì HK và LX trở thành xung khắc với nhau, trong khi đó HK lại viện trợ cho Đức, Ý và Nhật.

B) Trong bang giao giữa các nước, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, giàu hơn về kinh tế và tài chánh thì nước đó sẽ ưu thắng.

–  Bài học: Trong chiến lạnh giữa HK và LX. Về chính trị, HK có khối Tự do gồm Tây Âu và các nước Bắc Mỹ, Úc , Tân Tây Lan; trong khi LX nắm CS Đông Âu và các nước trung lập Á Phi.

Về quân sự HK và LX đều có kho vũ khí hạt nhân ngang nhau, như vậy về chính trị và quân sự HK và LX tương đương.

Nhưng  về kinh tế và tài chánh, HK giàu hơn LX rất nhiều, HK lợi dụng ưu thế của mình gây ra chiến tranh “Các Vì Sao” buộc LX chạy đua vũ trang khiến LX phá sản.

Ngày nay trong thời đại thông tin, Xu hướng Biến Cải phải thay đổi theo thời đại mới. Khi môi trường từ thời đại kỹ nghệ thay đổi qua thời đại thông tin thì theo luật Xu hướng Biến cải của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, sinh vật cũng thay đổi.

Trải qua gần một thế kỷ (80 năm), Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn vẫn còn giá trị vượt thời gian và không gian, rất thích hợp cho Dân chủ hóa đất nước; trong khi đó tất cả các Lý thuyết và Chủ Nghĩa khác trên thế giới từ lý thuyết Thần Quyền, lý thuyết Dân chủ, lý thuyết Xã hội Duy vật đến Chủ Nghĩa Phát Xít của Ý, Chủ Nghĩa Siêu Tộc của Đức và Chủ Nghĩa Tam Dân của Trung quốc đều không còn thích hợp, nếu đúng ở nước này thỉ lỗi thời ở nước khác …Ngoài Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn Gíáo Sư Nguyễn Ngọc Huy còn để lại nhiều tác phẩm, biên soạn, dịch thuật như:

– Lịch sử các học thyết chính trị- Lịch sử tranh đấu cho Độc lập Tự do của Dân tộc VN.

– Quốc Triều Hình Luật – Tập thơ Hồn Việt ( Anh Hùng Vô Danh, Ngày Tang Yên Bái, Dòng Nước Sông Hồng, Lời Sông Núi)

2-Ước  vọng của GS Nguyễn Ngọc Huy lúc sinh tiền là muốn có một nước VN Dân chủ Pháp Trị.

Sau 8 năm lưu vong ở hải ngoại, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nghiên cứu sinh hoạt chính trị ở các nước Âu Châu và Bắc Mỹ, Gíáo Sư nhận thấy các chánh đảng nắm một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.

Nước nào có chánh đảng và sinh hoạt theo tinh thần dân chủ thì chính tình nước đó ổn định, dân tâm không lo lắng và kinh tế phát triển. Nước nào mặc dù có dân chủ nhưng  sinh hoạt chính trị không ổn định như Thái Lan, Phi Luật Tân thì chính tình hỗn loạn, thường xuyên đảo chánh và kinh tế không phát triển.

Trong tinh thần đó GS Nguyễn Ngọc Huy quyết tâm xây dựng miền Nam thành một nước Dân chủ Pháp trị và một Định chế Đối lập.

– Dân chủ Pháp trị là một nước Dân chủ tự do ( không phải Dân chủ bình đẵng), tất cả mọi người, đảng cầm quyền cũng như đối lập phải tôn trọng luật lệ, hiến pháp “Thượng tôn Pháp luật” Đăc biệt nước VN có một vị trí địa dư chiến lược rất quan trọng nên một số nước láng giềng như Tàu cộng, Nga và Mỹ… thường dòm ngó nên chúng ta phải khéo léo ở vị thế Trung Lập (Trung lập theo Tự do, không Trung lập theo độc tài).

Cho nên GS Huy đã cố gắng vận động Xứ bộ miền Nam của Đại Việt Quốc Dân Đảng tách ra để thành lập đảng Tân Đại Việt, một Đại Việt Quốc Dân Đảng theo đường lối mới sinh hoạt dân chủ, không độc tài, dùng lá phiếu để nắm chánh quyền thay vì dùng bạo lực. Nhưng bấy giờ Chánh quyền chưa có qui chế chánh đảng rõ ràng nên Đảng phát triển rất chậm.

GS Nguyễn Ngọc Huy mới mời GS Nguyễn Văn Bông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một tổ chức quần chúng qui tụ tất cả thành phần trí thức, dân cử, đảng  phái, tôn giáo và mọi tầng lớp dân chúng tham gia rất đông.

Ông là môt học giả uyên thâm, viễn kiến sâu rộng với cái nhìn chiến lược và đã có những chương trình cho môt nước VN Tự do Dân chủ Pháp trị.

Ngày 30/04/1975, GS Nguyễn Ngọc Huy và các đồng chí, chiến hữu của Ông đã ra hải ngoại.

Ông đã tập họp và tái sinh hoạt. Ông tiếp tục con đường tranh đấu giải thể chế độ CS để xây dựng một nước VN Tự do Dân chủ Pháp trị. Ông thành lập một tổ chức quần chúng “Liên Minh Dân Chủ VN” và một tổ chức quốc tế là “ Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do” và công việc đang tiến triển tốt đẹp…

Nhưng Định mệnh trớ trêu!

Năm 1982, Ông bị ung thư thanh quản, BS chịu thua với căn bệnh hiểm nghèo và cho biết ông chỉ sống được hai đến ba năm.

Nhưng với ý chí kiên cường và nghị lực mạnh mẽ, Ông đã phấn đấu làm việc ngày đêm, chạy đua với thời gian để thành lập Liên Minh Dân Chủ VN cũng như đi khắp  Âu Châu, Úc Châu, Canada vận động các Chính khách thế giới, Dân biểu, Nghị sĩ, Tướng lãnh, Nhà báo để thành lập một tổ chức quốc tế là “Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do” (UBQTYTVNTD).

Năm 1985, UBQTYTVNTD chính thức đưa ra Bản Tuyên Ngôn đầu tiên xác nhận sự ra đời của Ủy Ban này và trụ sở đặt tại Bỉ quốc. Vị Chủ tịch đầu tiên của UBQTYTVNTD là Dân biểu Nghị Hội Âu Châu, Ông Paul Vankherkovan.

Vào cuối tháng 7 năm 1990 trên đường đi dự Đại Hội Thế Giới lần thứ I của LMDCVN tại Hòa Lan được tổ chức đầu tháng 8 năm 1990, Ông đã ngất xỉu tại phi trường ở Bỉ. Các chiến hữu và thân hữu đã đưa Ông về Paris và ba ngày trước khi khai mạc Đại Hội lần thứ I của LMDCVN thì Ông ngã gục trong tay của Trưởng nam là Nguyễn Ngọc Quốc Thụy và đông đủ các chiến hữu tham dự Đại Hội.

Ông đã ra di vào lúc 9:30 tối ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris.

GS Nguyễn Ngọc Huy đã ra người thiên cổ, nhưng cái Tinh hoa Nguyễn Ngọc Huy vẫn sống mãi trong lòng dân tôc và các đồng chí cùng chiến hữu của ông.

 “ Còn sống nửa giờ còn phụng sự,

Tàn hơi kiệt lực mới xuôi tay.”

 

Tập Cận Bình đã thua chổ nào? – Nguỵ Kinh Sinh / Lê Minh Nguyên dịch 

Tình trạng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã rõ nét khi TT Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đầu tiên trên trị giá 50 tỷ đôla nhập khẩu. Nhưng Tập Cận Bình đã không bận tâm và quyết định chiến đấu, đe dọa sử dụng “các vũ khí cao cấp”. Khi Trump công bố áp thuế nhập khẩu 200 tỷ đôla lên TQ, người Âu châu kín đáo mỉm cười – TQ làm ra vẻ do dự, nhưng vẫn nhận các đơn đặt hàng lớn. Khi Trump nói rằng ông sẽ không ngần ngại đánh thuế tất cả 500 tỷ đôla hàng nhập khẩu từ TQ, thì hầu như mọi người trong lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ không còn ngồi yên được nữa.

Đến lúc này, Tập Cận Bình đã thua cuộc chiến và không thể quay nguợc lại được. Liệu ông ta sẽ kết thúc sự lãnh đạo của mình theo mô hình Hoa Quốc Phong (bị hạ bệ) hay mô hình Tứ Nhân Bang (ờ tù), hoặc thậm chí theo mô hình Lưu Thiếu Kỳ (bị bêu xấu và chết trong tù), đó là vấn đề mà hầu hết mọi người đang thảo luận và vẫn chưa rõ nét. Nếu Tập chịu tự phê và thừa nhận tội lỗi của mình ngay bây giờ, ông ta vẫn có thể cứu được mạng sống của mình và của gia đình. Nhưng nếu ông ta vẫn tiếp tục bất chấp đến cuối cùng, ông ta có thể chết mà không có chổ chôn.

Vậy ông ta thua chổ nào? Một số người cho rằng ông ta thua là do đánh giá tình hình một cách sai lầm. Một số người khác nói rằng ông đã đánh giá sai quyết tâm của Trump. Cả hai đều đúng nhưng đây không phải là gốc rễ của vấn đề. Sai lầm cơ bản của ông ta là ông ta phán xét chính mình một cách sai lầm. Ông ta quá tự tin và tự cho mình luôn luôn đúng, nhưng lại thiếu bản lãnh cần thiết. Nên từ buớc này sang bước khác, ông ta bước vào cái bẫy mà ông ta tự đặt ra.

Chắc ông ta không biết là cơ quan tuyên truyền của ông ta đang khoe khoang khoát lác? Có vẻ như ông ta không biết, cho nên ông ta khoe khoang cái gọi là “tự tin”, và thậm chí nghĩ rằng thời gian đã chín muồi để ông ta trở thành hoàng đế. Ông thậm chí còn nghĩ rằng việc ông có kinh nghiệm đối phó với các chính trị gia Mỹ liên tục trong nhiều năm là một vũ khí nhiệm mầu, đủ để xem thuờng sự bất mãn của người Mỹ và nguời châu Âu. Ông ta thực sự nghĩ rằng dân chủ là giả tạo và tiền có thể giải quyết được mọi vấn đề. Kết quả là, niềm tự tin vào sự giàu có mới đã lừa dối chính ông và khiến TQ rơi vào một tình huống khó giải quyết.

Ông ta thích gần nguời xấu, xa lánh nguời tốt, với sự yếu đuối là thích được tâng bốc. Điều này làm cho ông ta tin vào những ý tưởng thối nát của những cố vấn mà đầu óc chậm phát triển, và cho rằng ông ta đủ sức trả đũa với “những vũ khí cao cấp”, hoàn toàn tự tin để quyết tâm chiến đấu chống lại Trump. Chuyện gì xảy ra?

“Vũ khí cao cấp” đầu tiên của Tập là liên kết những người châu Âu để chống lại người Mỹ. Để làm điều này, Tập Cận Bình, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, và những chức sắc khác tung mua với các đơn đặt hàng lớn cho châu Âu, với cả hai cách là đe dọa và hứa hẹn về lợi nhuận. Tuy nhiên, một vài ngày trước đây, Liên minh châu Âu đã đồng ý làm việc với Trump để hướng thuế quan tới bằng 0, ngay cả với Nhật Bản và các nền kinh tế phương Tây lớn khác cũng vậy. Đây là một cú đấm lên đầu Tập.

“Vũ khí cao cấp” thứ hai của Tập là quy tụ lực lượng của ông vào các cử tri nông dân của Trump ở vùng Trung Tây, do đó buộc Trump phải tương nhượng. Tuy nhiên, hầu hết nông dân ở miền Trung Tây vẫn tiếp tục ủng hộ Trump, ngay cả khi họ có thể bị thiệt hại. Gần đây, Trump đã bồi thường cho họ 12 tỷ đôla. Mưu mẹo này của Tập  hoàn toàn thất bại.

“Vũ khí cao cấp” thứ ba của Tập là đưa các công ty Mỹ đầu tư ở Trung Quốc quay trở về Mỹ để vận động hành lang dân chúng và các chính trị gia Mỹ, để họ tuyên bố rằng thuế quan sẽ làm tổn hại người dân Mỹ. Một số lớn các học giả và chuyên gia được TQ trả tiền đã thực sự làm như vậy, nhưng không có hiệu quả. Những gì dân chúng Mỹ nhìn thấy là luơng thực được giảm giá, hàng tiêu dùng giá rẻ được bổ sung vào bởi các nước khác. Người Mỹ không bị quấy rầy và nền kinh tế của họ đang phát triển mạnh mẽ. Xã hội Hoa Kỳ thờ ơ, và độ tin cậy vào những học giả được trả tiền đã bị hạ thấp. Điều này làm cho Tập Cận Bình ném cán bỏ rìu.

“Vũ khí cao cấp” thứ tư của Tập là phá giá tiền tệ TQ để chống lại các mức thuế của Mỹ. Đây có lẽ là động thái thối tha nhất. Đầu tiên, sự lạm phát sẽ gây tổn hại cho người dân TQ, nó cũng dẫn đến dòng vốn đầu tư chạy bỏ TQ và đầu tư bị trì trệ. Điều này làm tổn thương nền kinh tế TQ đang gặp khó khăn và tăng thêm gánh nặng cho người dân TQ, những người đã gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây là trường hợp điển hình thúc đẩy các quan chức vào thế chống đối dân sự.

Liệu các thủ thuật này có thực sự đáp trả được cuộc chiến thuế quan của Trump hay không? Nó giống như phản ứng của một người giữ con nít. Trump có thể tăng thuế quan cùng mức với TQ ở bất kỳ lúc nào, và thậm chí không cần sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Người châu Âu tương đối khôn ngoan hơn và đã bao gồm tỷ lệ thao túng tiền tệ của TQ trong giá biểu của họ. Nói chung, họ đặt mức thuế trung bình khoảng 50% hàng nhập khẩu từ TQ, điều này giúp loại bỏ sự khó khăn trong việc tăng thuế quan mỗi lần. Vì vậy, thủ thuật của Tập giống như những gì bọn côn đồ ở Thiên Tân làm: đặt cục than cháy đỏ lên trên đùi, hy vọng hành động tự gây hại này sẽ đe dọa người khác. Thật đáng tiếc là người phương Tây không sợ sự chống báng của người TQ, vì nó không làm hại đến lợi ích của người phương Tây.

Cuối cùng, chúng ta dự đoán xem kết quả sẽ ra sao. Tại thời điểm ở mức áp thuế lên 50 tỷ đôla, nếu các điều kiện của hai bên đàm phán bằng nhau, những gì TQ thua sẽ là phần thặng dư thương mại. Nhưng bây giờ, nó cần thiết để cho chế độ Cộng sản TQ phải dẹp đi tính phi pháp của nó. Hay chúng ta có thể nói rằng cải cách hệ thống tư pháp là điều kiện tối thiểu. Nếu không, tất cả các điều khác đều không thể được bảo vệ.

27/7/2018 (http://bit.ly/2LKy1VT)

 

Hậu quả của sự leo thang chiến tranh thương mại Mỹ-Trung  –   Nguỵ Kinh Sinh / Lê Minh Nguyên dịch

Hiện tại, đang có sự cổ vũ hoặc chống đối trong giới truyền thông, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang một lần nữa. Mưu chuớc cũ của Trung Quốc bằng cách giảm giá đồng quan tệ để chống lại cuộc chiến tranh thương mại đã bị Mỹ bẻ gãy bằng sự gia tăng thuế suất. Đây là tin tốt cho người dân TQ, vì siêu lạm phát có thể không xảy ra. Mặc dù TQ đã giảm giá đồng quan tệ rất nhiều, nhưng dưới áp lực của Mỹ, chính quyền TQ có thể ngưng in tiền, nhờ vậy nguời thường dân TQ dễ thở hơn.

Khi Trump kiên quyết tăng thuế suất để đối phó với mưu chước của Tập Cận Bình, thì cùng lúc ông cũng đưa ra một cành ô liu. Theo báo cáo của các cơ quan truyền thông, các cuộc đàm phán phía dưới gầm bàn vẫn tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, Trump còn thể hiện thiện chí bằng cách ngưng áp dụng luật Cấm Mua Bán với ZTE (Denial Order against ZTE). Những tín hiệu ông gởi ra là tất cả mọi thứ đều có thể thương lượng, nhưng không được chơi ăn gian. Chính sách chơi ăn gian để vi phạm, dù trong lúc còn đang thương thảo, cũng không thể hiệu quả nữa.

Qua mô hình ZTE cho thấy: nếu không có những biện pháp cụ thể để đảm bảo thi hành các cam kết, Mỹ sẽ không chấp nhận cung cách nói nhưng không làm. Ở TQ hiện nay, khi toàn xã hội thiếu đạo đức và luật pháp được áp dụng một cách co dãn tuỳ tiện, thì mọi cam kết hay hiệp ước không thể được bảo vệ.

Mục tiêu của Mỹ tất nhiên là để giải quyết thâm hụt thương mại rất lớn. Nhưng bây giờ hầu hết người Mỹ, cuối cùng rồi cũng nhận ra một thực tế: TQ là một xã hội không có hệ thống pháp luật và không có đạo đức. Mỹ không thể chỉ nhận được lời hứa để giải quyết thâm hụt, vì thâm hụt sẽ tái xuất hiện vào ngày mai, ngay sau khi nó đã được hứa hôm nay, giống như nó đã liên tục xảy ra trong nhiều năm trường.

Khi Mỹ đặt nghi vấn về cách làm ăn này, sau khi đã trãi qua các thủ tục rườm rà, chính quyền TQ lại hứa nữa, và nó cứ tiếp tục như vậy. Đây là mưu chuớc mà TQ đã dùng trong nhiều thập kỷ. Vì tiền, không cần đạo đức. Khi nào còn kiếm được tiền, thì được coi là thành công. Đặng Tiểu Bình đã nói từ lâu: chừng nào con mèo bắt được con chuột, thì đó là con mèo tốt, bất kể nó là mèo trắng hay mèo đen. Do đó, các cam kết của chính quyền TQ không bao giờ có giá trị.

Lần này người Mỹ, cuối cùng đã hiểu rằng các biện pháp trừng phạt phải đi kèm theo với bất kỳ sự ưng thuận các cam kết của chính quyền TQ, nếu không nó sẽ là vô nghĩa. Vì vậy, mục tiêu của cuộc chiến tranh thương mại này là cải cách hệ thống tư pháp ở TQ, để đảm bảo rằng kinh tế phải đi kèm với sự bảo vệ của pháp luật. Chỉ như vậy, nó mới là một nền kinh tế thị trường chấp nhận được, và nó mới có thể có thương mại công bằng. Giao dịch không có bảo đảm pháp lý không phải là giao dịch công bằng, mà chỉ có thể là cướp bóc. Thực ra còn quá lịch sự để nói rằng họ là con buôn (mercantilist), vì không phải thế.

Dù vậy, Tập Cận Bình và các tư bản quan chức (bureaucratic capitalists) của ông không chấp nhận thực tế này. Họ không muốn tin rằng mục tiêu của Mỹ là thương mại công bằng. Bởi vì nếu như thế, họ mất đi cơ hội kiếm tiền thật nhiều, họ không quen thương mại công bằng, và cũng không sẵn lòng tin vào thực tế. Các nhà tư bản Mỹ cũng có tâm lý tương tự. Họ quen với việc sử dụng hệ thống pháp lý không công bằng ở TQ để tận dụng lợi thế lao động rẻ năng suất cao ở TQ. Quyền lợi chung của họ là động lực giúp Đảng Cộng sản TQ gây áp lực lên Mỹ.

Do các yếu điểm của hệ thống dân chủ Mỹ, khả năng của những nhà đại tư bản Mỹ không nên được xem thường. Trong thời gian này, áp lực của họ lên Quốc hội Mỹ đang dần tăng lên, và Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị một dự luật để vô hiệu hoá thuế quan của Trump. Đây là nguồn gốc mà Tập Cận Bình có sự tự tin. Mặc dù có những quan chức sáng suốt ở TQ, và mặc dù hầu hết mọi người ở TQ thấy rằng một cuộc chiến thương mại với Mỹ không có cơ hội chiến thắng, chế độ Cộng sản đại diện cho tư bản quan chức TQ không muốn chấp nhận thực tế này và chiến tranh thương mại có thể tiếp tục trong một thời gian.

Khi nào các quan chức cứng đầu này mới chấp nhận thực tế? Đó là khi nền kinh tế TQ không chỉ trì trệ, mà còn sụp đổ. Khi các nhà tư bản quan chức không còn kiếm được tiền và thậm chí trên bờ vực phá sản, họ sẽ dần dần thức tỉnh.

Nhưng hiện giờ người dân TQ bị thiệt hại vì chiến tranh thương mại: các nhà tư bản nhỏ đã rơi xuống tầng lớp trung lưu, tầng lớp trung lưu rơi xuống tầng lớp nghèo, và người nghèo khó có thể sống sót. Nếu sự suy thoái tiếp tục, liệu có được bao nhiêu người sẽ kiên nhẫn chờ đợi sự thức tỉnh của các nhà tư bản lớn và chờ đợi cho Tập Cận Bình thay đổi đường lối?

Cho nên, do không có quyền lực nào trong chính quyền TQ thay đổi được chính sách hiện hành và hệ thống pháp lý, kết quả duy nhất sẽ là thay đổi TQ bằng cách mạng bạo lực. Thật khó để tránh một sự hỗn loạn lớn trong xã hội TQ. Một số người, đặc biệt là các quan chức ở các cấp khác nhau mà bàn tay dấy máu, chắc chắn sẽ bị kết thúc mà không có chổ chôn.

http://bit.ly/2vAqv55

 

Ngoại trưởng Michael R. Pompeo công bố “Viễn kiến Kinh tế Ấn độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” trước Thách thức Sáng kiến Vành đai Con đường của TC

Bác sĩ Mã Xái 

Hoa Kỳ công bố “Sáng kiến Kinh tế Ấn độ-Thái-Bình-Dương.”

Ngày 30-07-2018, tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ, trước “Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn độ-Thái Bình Dương”, Ngoại trưởng Mike Pompeo chánh thức công bố “Viễn kiến Kinh tế Ấn-độ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”, trước các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu cùng các quan chức trong số các vị đại sứ tại Hoa Thạnh Đốn hay từ các nước ngoài đến. Như một sứ mạng toàn chánh phủ cùng với Ngoại trưởng Pompeo trong việc khởi động” sáng kiến đầu tư mới cho một chiến lược Ấn độ-Thái Bình Dương tự do và mở”, không ai ngạc nhiên sự có mặt tại diễn đàn với các ông Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry, Giám đốc USAID Mark Green, Tổng Giám đốc OPIC (Overseas Private Investment Corporate-Đầu tư Tư nhân Hải ngoại) Ray Washburne, và Quyền Chủ tịch Ngân hàng Xuất Nhập cảng Jeffrey Gerrish, kiêm Phó Đại diện Phòng Thương Mại Hoa Kỳ.

Không ai ngạc nhiên đến việc Bộ Ngoại giao HK tung ra sáng kiến đầu tư mới vào thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tiến lên cao điểm ; trong bối cảnh TC tiếp tục nổ lực tăng cường tạo ảnh hưởng lớn lao với chương trình Vành đai Con đường (BRI) thúc đẩy quan hệ kinh tế  trên toàn cầu, cùng với sách lược bành trướng quân sự và âm mưu địa chánh trị chủ yếu trong khu vực  Ấn độ-Thái Bình Dương; đây là phản ứng đúng lúc dù quá trể của của Washington, nhớ rằng Trump đã  từng tuyên bố TC và Nga là hai đối thủ đầy tham vọng cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhưng vị Cố vấn cao cấp của Pompeo và cũng là Giám đốc kế Hoạch Chánh sách Brian Cook trấn an họ Tập “I would not say that this(new economic engagement) is a strategy to counter the One belt, One road”…“BRI is a made in China, made for China initiative”! (tạm dịch “Tôi không muốn nói rằng điều này (sự tham gia kinh tế mới) là một chiến lược để chống lại Một Vành đai Một Con đường”…” BRI là một sản phẩm tại TQ, được làm ra cho sáng kiến Trung Quốc.”

Vào ngay câu chuyện, Mike Pompeo mở đầu cho bài thuyết giảng: “Tôi đến sáng hôm nay để trình bày về chiến lược của chánh quyền Trump cho việc thúc đẩy một Ấn độ-Thái Bình Dương cởi mở và tự do, lưu ý rằng sự tham gia của doanh nghiệp Mỹ là trung tâm của nó”; “doanh nghiệp Mỹ là một yếu tố quan trọng trong sứ mạng của chúng tôi để thúc đẩy hoà bình, ổn định và thạnh vượng.

Ngoại trưởng Pompeo cũng thông báo một chuyến công du các nước trong vùng Đông Nam Á từ 2-5 tháng Tám này (2018) nhằm quảng bá viễn kiến đầu tư mới trên đường tham dự hội nghị ASEAN cấp Bộ trưởng tại Singapore; và để thảo luận với các viên chức cao cấp đồng nhiệm ASEAN, cùng các viên chức ngoại quốc khác, trong đó phải kể  Uỷ viên Quốc vụ viện Vương Nghị mọi vấn đề kinh tế, đầu tư, thương mại, an ninh, và các điểm nóng khu vực (Bắc Triều Tiên, Biển Đông, vấn đề chống khủng bố, khủng hoảng người Rohingya, an ninh mạng…).

Cũng cần nhắc lại, cách đây gần một năm (11/2017) trước Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC ( Đà Nẵng, Việt Nam) Tổng thống Trump lần đầu tiên cũng đã nêu chi tiết  về tầm nhìn  cho một “Indo-Pacific tự do và  mở “; TT  Trump cũng đã nói rõ viễn kiến đó trong Chiến lược An ninh Quốc gia, và tháng sáu vừa qua, Diễn đàn Đối thoại Shangri La đã ưu tiên giành cho thủ tướng Narendra Modi phát biểu khai mạc hội nghị về “Tầm nhìn Ấn độ-Thái Binh Dương của Ấn độ.”

Và ông Pompeo cho rằng người Mỹ và cả thế giới đều có cổ phần trong nền hoà bình và thạnh vượng trong khu vực này; đó là lý do tại sao Ấn độ -TBD phải tự do và cởi mở, nhưng đây cũng là một trong những khu vực cạnh tranh nhứt trên thế giới.

Trước khi đi vào nội dung của chiến lược đầu tư mới của HK, ông Pompeo giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ “tự do” (free) và “mở” (open) trong cụm từ “free and open” Indo-Pacific vì nó phản ảnh  quan điểm về viễn kiến kinh tế , thương mại, đầu tư cho  khu vực Ấn độ-TBD . Ông nói“ Đừng nhầm lẫn, Ấn độ-TBD, “trải dài từ bờ biển phía tây Hoa Kỳ đến phía tây bờ biển Ấn Độ, là một chủ đề quan trọng đối với chánh sách đối ngoại của Mỹ”; khu vực bao la này này chiếm gần nửa diện tích quả địa cầu nằm trong lãnh vực trách nhiệm của US INDO-PACOM (Bộ Chỉ huy Ấn độ-TBD Hoa Kỳ, một danh hiệu mới thay cho USPACOM (Bộ chỉ huy Thái Bình Dương) kể từ ngày 29-05-2018; định nghĩa này hàm ý “chiến lược đầu tư  Pompeo” cũng bao gồm cả chiến lược an ninh như tuyên bố của TT Trump  trong báo cáo Chiến lược An ninh Quốc Gia “ An ninh kinh tế là an ninh quốc gia”. Danh hiệu mới Ấn độ-Thái Bình Dương đánh dấu sự quan tâm và sự cam kết của chánh quyền Trump với khu vực, và quan hệ chiến lược với cường quốc Ấn độ.

Pompeo gọi khu vực này “là một trong những động cơ vĩ đại nhứt trong tương lai toàn cầu- của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai và nó đã là ngày nay.”(tạm dich từ “this region is one of the greatest engines of the future global-of the future global economy”)

Khi chúng tôi nói “tự do” Ấn độ-TBD, điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều muốn mọi quốc gia đều có thể bảo vệ chủ quyền của họ khỏi bị ép buộc bởi các quốc gia khác. Ở cấp quốc gia, “tự do”, có nghĩa là quản trị tốt và bảo đảm rằng công dân có thể hưởng các quyền và tự do căn bản của mình.”

“Khi chúng tôi nói “mở” ở Ấn độ-TBD có nghĩa chúng tôi muốn tất cả các quốc gia được hưởng quyền tiếp cận không giới hạn vào đường biển và đường hàng không; chúng tôi muốn giải quyết hoà bình mọi tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải. Đây là chìa khoá cho hoà bình thế giới và cho mỗi quốc gia riêng đạt được mục tiêu cho nước mình.”

“Về mặt kinh tế, “mở” có nghĩa là thương mại công bằng (fair) và đối ứng (reciprocal), là môi trường đầu tư mở, thoả thuận minh bạch giữa các quốc gia và cải thiện kết nối để thúc đẩy quan hệ khu vực – bởi vì đây là con đường cho tăng trưởng bền vững trong khu vực.” (Xin xem chú thích #1)

Khía cạnh chánh trị nổi bậc nhứt trong sách lược Pompeo là tập trung vào sự khuyến khích đầu tư lãnh vực tư nhân. Trái với kế hoạch đầu tư của Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) hoàn toàn do nhà nước toàn trị chủ xướng và điều hành. Trên The Economic Times hôm 30-07-2018 , cố vấn  Brian Hook nói ông hoan nghinh Trung Quốc trong đóng góp phát triển khu vực, nhưng Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh nên tuân thủ chuẩn mực cao và duy trì các lãnh vực như sự minh bạch và luật pháp và tài trợ bền vững; ông cũng khuyến khích Bắc Kinh nên duy trì mọi  cách hoạt động kinh doanh tốt nhứt( best practices) đã được quốc tế thừa nhận và duy trì  cách tiếp cận “mở” và toàn diện cho các dự án hạ tầng cơ sở hải ngoại (của BRI). Cùng cái nhìn như Hook, NT Pompeo nói “tầm nhìn Ấn độ-TBD không loại trừ quốc gia nào, chúng tôi  tìm cách hợp tác với bất kỳ ai để quảng bá Ấn độ-TBD tự do và cởi mở, miễn là sự hợp tác đó tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhứt mà công dân chúng tôi yêu cầu.”.

“Viễn kiến đầu tư Pompeo “và “BRI Tập Cận Bình”: Cạnh tranh hay Hợp tác?

Nhưng các nước trong khu vực Ấn độ-TBD, đặc biệt là các quốc gia ĐNA một vài nước chắc không khỏi hoài nghi về sự cam kết của Washington , qua việc TT Trump rút khỏi TPP làm  tan vở hi vọng tăng trưởng bền vững của họ, liệu “quy mô  và phẩm chất “ đầu tư của Mỹ  sẽ sao , khi so với  chương trình kết nối hạ tầng cơ sở của Bắc Kinh với vốn khổng lồ , đầu tư  táo bạo, hấp dẫn dù họ cũng đã thấy trước mắt hệ quả tai ương với âm mưu bẫy nợ, thay đổi cuộc sống, rối loạn môi trường, biến thể cảnh quan,và ảnh hưởng lên thế cân bằng địa chánh tri của kế hoạch BRI.

TT Trump và Pompeo đã thuyết phục các đối tác rằng thoả thuận thương mại song phương tốt hơn và phẩm chất cao hơn hiệp định đa phương. (như loại TPP).

Ông Pompeo cũng nói rõ Hoa Kỳ dứt khoát tham gia kinh tế ở Ấn độ-TBD cũng vì lợi ích an ninh quốc gia cho người dân Mỹ và cho các đối tác của chúng tôi.

Chủ đề lớn của sự tham gia chúng tôi là Hoa Kỳ “tìm kiếm quan hệ đối tác, không sự thống trị”. (The great theme of our engagement is “America seeks partnership, not domination “); có thể nhờ vậy mà không một quốc gia nào có giao dịch thương mại hai chiều ở Ấn độ-TBD vượt hơn so với Hoa Kỳ. Mối quan hệ đối tác được đặc trưng bởi “sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau”.

Tiếp nối truyền thống cam kết  và tham gia vào khu vực Ấn độ -TBD đã có hơn mấy trăm năm (xem chú thích # 8) cũng như những đóng góp liên tục trong quá khứ của Hoa Kỳ,  tại Diễn đàn Doanh nhân Ấn độ-TBD , ngoại trưởng Mike Pompeo công bố gói đầu tư $113 triệu USD  để hổ trợ ba lãnh cực cơ bản cho tương lai : kinh tế kỷ thuật số (digital economy), năng lượng (energy), và cơ sở hạ tầng (infrastructure). NT Pompeo nói rõ các quỹ này chỉ là tiêu biểu cho thanh khoản đặt cọc (down payment) cho sự cam kết kinh tế lâu dài của Hoa Kỳ, cho hoà bình và thạnh vượng trong khu vực Ấn độ -TBD trong một kỷ nguyên mới.

“Sáng kiến Pompeo” đầu tiên là Kết nối Kỷ thuật số và Đối tác An ninh mạng (Digital Connectivity and Cypersecurity Partnership) với khoản đầu tư $25 triệu USD để hổ trợ phát triển hạ tầng cơ sở kỷ thuật số cho khu vực, thông qua hỗ trợ kỷ thuật và quan hệ đối tác công tư; thúc đẩy chách sách quy định kỷ thuật số theo định hướng thị trường; xây dựng năng lực an ninh mạng để giải quyết đe doạ chung. Đây là một sáng kiến đáng hoan nghinh vì lợi ích kinh tế xã hội to lớn với một internet cởi mở an toàn đáng tin cậy. Ngược lại Trung Cộng là một quốc gia khét tiếng có một hệ thống internet hoàn toàn đóng kín trong vòng thành bức tường lửa ngay giữa lòng Ấn độ-TBD; Tập đoàn Viễn thông Huawei Tech Co Ltd, công ty TQ ZTE là công cụ nhà nước TC đang mở nhiều dự án truyền thông trong khu vực có vai trò tình báo dưới lớp áo thương mại; có tin Malaysia bị nguy cơ tin tặc từ khi tân thủ tướng Mathahir Mahamad muốn đình chỉ một vài dự án hạ tầng cơ sở có liên quan đến BRI); Tập Cận Bình cũng như VC kiểm soát chặt chẽ truyền thông, face-book qua luật an ninh mạng.

Sáng kiến mới thứ hai được gọi là Asia EDGE (Enhancing Development and Growth through Energy) với ngân khoản $50 triệu USD dùng cho năm nay để giúp các đối tác Ấn độ-TBD nhập khẩu, sản xuất, di chuyển, lưu trử và triển khai các nguồn năng lượng của họ.

Thứ ba, tiếp theo là Sáng kiến Hạ tầng cơ sở. Hoa Kỳ cam kết nối kết để thăng tiến chủ quyền quốc gia, hội nhập khu vực và lòng tin. Nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở được thực hiện đúng đắn; ngày nay Hoa Kỳ tung ra một Mạng lưới Giao dịch và Hổ trợ Hạ tầng cơ sở (Infrastructure Transaction and Assistance Network) với gần $ 30 triệu USD; chánh phủ cũng thiết lập Quỹ Tư vấn Giao dịch Ấn độ-TBD mới (Indo-Pacific Transaction Advisory Fund) để giúp các đối tác tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp lý và tài chánh tư nhân.

Nhà lãnh đạo Bộ ngoại giao Pompeo cho biết Hoa Kỳ giúp xây dựng môi trường thuận lợi để công ty, doanh nghiệp tư nhơn Mỹ  hoạt động hiệu quả, thành công và nhờ đó cộng đồng địa phương có thể phát triển, và quan hệ đối tác có thể mở rộng (HK hỗ trợ về giáo dục như Đại học Fulbright ở Việt Nam, thành lập Viện Công Nghệ Ấn Độ, Công ty Đầu Tư Tư nhơn Hải ngoại- OPIC (Overseas Private Investment Corporation), USAID, Công ty Thách thức Thiên niên Kỷ-Milleum Challenge Corporation-MCC).  Ngoài các công cụ kể trên, NT Pompeo cũng cho biết sẽ tận dụng các công cụ mới và hiện đại nhằm đẩy mạnh lãnh vực tư nhơn như sáng kiến của Dự luật “Better Utilisation of Investment Leading to Development (BUILD) Act sắp được Thượng Viện HK thông qua cho phép thành lập “Tổ chức Tài chánh Phát triển Quốc tế HK “(Dự luật S.2463-Build Act 2018) nhằm tạo điều kiện cho lãnh vực tư  tham gia tư bản và kỷ năng trong kế hoạch  với mục tiêu phát triển kinh tế nơi các quốc gia có nền kinh tế còn thấp kém hoặc từ các nước chuyển tiếp từ nền kinh tế phi thị-trường sang nền kinh tế thị trường, nhằm bổ túc sự tài trợ của HK và các mục ngoại vận; với sự góp vốn của phía lãnh vực tư, khả năng tài chánh phát triển của chánh phủ dự trù có thể tăng gấp đôi hơn $60 tỷ USD để hổ trợ các cơ hội chiến lược đầu tư ở nước ngoài.  Mike Pompeo khẳng định hỗ trợ Build Act đã được Hạ Viện thông qua, và hôm nay (30-07-2018) ông phân bố  $113 triệu USD vào các quỹ mới để mở rộng tham gia kinh tế ở Ấn độ-TBD. Trong mỗi lãnh vực – nền kinh tế kỷ thuật số, năng lượng và cơ sở hạ tầng- ngoại trưởng HK mong muốn sự hợp tác với các đồng minh và đối tác.  Ông cũng thông báo ngay tại Hội nghị là MCC vừa ký gói viện trợ $350 triệu USD để giúp Mông Cổ (Mongolia) phát triển nguồn cung cấp  nước  và dài hạn, một nhu cầu quan trọng cho nhơn dân Mông Cổ.

Bảng liệt kê còn dài, ông Pompeo, lại các công ty Mỹ là một lực lượng cho sự thạnh vượng và hiệu quả rộng khắp khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ không đầu tư vì ảnh hưởng chánh trị mà chỉ là thực hiện quan hệ đối tác kinh tế. Viễn kiến đầu tư Pompeo tất không quên lãnh vực an ninh khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

Ngoai trưởng Pompeo hôm 3-08-2018 thông báo với báo chí (Reuters) bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, cho biết một quỹ $300 triệu USD tài trợ an ninh mới cho toàn khu vực Ấn độ-TBD để củng cố an ninh hàng hải, hỗ trợ nhơn đạo, năng lực gìn giữ hoà bình, chống lại các mối đe doạ xuyên quốc gia. NT Pompeo nhắc lại phát biểu TT Trump “An ninh kinh tế là an ninh quốc gia”, và ai cũng biết những điểm nóng ngày nay với các hoạt động  xâm lược  gia tăng tại Biển Đông của Bắc Kinh, trong bối cảnh cuộc  chiến thương mại Mỹ-Trung đang đi vào thời điểm quyết liệt.

Tại Phòng Thương mãi Hoa Kỳ, Mike Pompeo đã nói ông muốn một khu vực “tự do và mở” Ấn-độ-TBD, vốn là “một vùng trải dài từ bờ tây nước Mỹ đến bờ tây Ấn Độ”; nhìn vào bản đồ, Biển Đông nằm vào vị trí trung tâm khu vực Ấn độ-TBD, lại là nơi Trung Cộng chủ trương “đóng kín” như ao nhà của mình, và gần như hoàn tất quân sự hoá trên trường thành cát từ Hoàng Sa suốt trên bảy đảo nhơn tạo trên Trường Sa, đe doạ và âm mưu thống trị lân bang.( Nhắc lại, Tập Cận Bình đã từng nói với Obama (2015) là không quân sự hoá các đảo nhơn tạo ở Biển Đông). Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN tại Singapore, trước phái đoàn của Uỷ viên Quốc Vụ Viện TC Vương Nghị, Mike Pompeo đã thẳng thừng bày tỏ quan tâm của HK về động thái hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông; và Kế hoạch Pompeo rõ ràng không thừa nhận tham vọng đặc quyền nào trong khu vực của Trung Nam Hải. Nhựt Bổn, Úc cũng như EU đặc biệt là Pháp tuyên bố ủng hộ” sáng kiến Ấn độ-TBD tự do và mở”.

Chúng ta sẽ thảo luận về sách lược an ninh của chánh quyền Trump trong khu vực Ấn độ-TBD trong dịp khác; chúng ta tin TT Trump với quyết tâm “Duy trì Hoà bình thông qua sức mạnh” với một ngân sách quốc phòng khổng lồ ($ 716 tỷ USD), được quốc hội thông qua 13-08-2013 với việc hiện đại hoá quân sự sẽ thừa sức răn đe các đối thủ, và nếu “đánh phải thắng”; Tổng thổng Trump cũng ký đạo luật mở rộng thẩm quyền của “Uỷ Ban Đầu tư nước ngoài” được gọi là CFIUS (Committee on Foreign Investment in the United States), một liên uỷ ban chánh phủ HK nhằm đánh giá các  tác động an ninh của các khoản đầu tư nước ngoài (nhắm vào TQ) ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ, phòng ngừa việc TC xử dụng các liên doanh với công ty nước ngoài để tiếp cận (hoặc đánh cấp) công nghệ nhạy cảm. Nhiều điều khoản trong luật quốc phòng được cho là cứng rắn hơn với Trung Cộng dù chỉ để dằn mặt về các hành vi xâm lấn âm mưu thống trị Biển Đông.

Về dự thảo về Bộ Qui tắc Ứng xử Trên Biển Đông (COC) trong các cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao ĐNA ngày 03-08-2018, NT Pompeo nhấn mạnh về việc cần ghi các điều khoản liên quan đến sự quan tâm và quyền lợi của quốc gia thứ ba( tức Hoa Kỳ) cũng như phải tôn trọng các nguyên tắc đã được quy định trong UNCLOS (Trung Cộng muốn gài vào dự thảo COC các điều khoản nhằm đẩy Hoa Kỳ ra khỏi các hoạt động ở Biển Đông hầu dễ bề bắt nạt các nước lân bang). TC cũng muốn hoàn tất sớm Hiệp định Đối tác Toàn diện KhuVực (RCEP) một loại hợp tác thương mại đa phương không đòi hỏi tiêu chuẩn cao sau khi TT Trump rút ra khỏi TPP; Bắc Kinh cũng cho rằng “Sáng kiến kinh tế Pompeo “ và nhóm Quad có ý đồ bao vay Trung Quốc.

Liệu Sáng Kiến Kinh tế Pompeo có ảnh hưởng được các nước trong khu vực nhứt là các thành viên ASEAN trước sức mạnh đầu tư của Vành đai Con đường của họ Tập? Câu trả lời có lẽ là không, nếu chúng ta chỉ riêng nhìn vào “lượng” (quantity) vào những con “số”. Con số khổng lồ hơn ngàn triệu tỷ USD mà Tập vung vào việc kết nối hạ tầng cơ sở, so với vài trăm triệu “tiền cọc“ (down payment) cho kế hoạch  Mike Pompeo không khác hình ảnh hột muối bỏ biển. Thật sự nên nhìn cuộc cạnh tranh đầu tư hạ tầng cơ sở giữa hai cường quốc như một trò kéo co giữa “lượng” (quantity) và “phẩm” (quality); “phẩm “ của chánh sách đầu tư của Pompeo chắc phải vượt trội theo quan điểm của thế giới tự do.

Chỉ hai ngày sau khi khai mở Viễn kiến đầu tư mới  Ấn đô-TBD, NT Pompeo lấn đầu tiên lên đường  công du qua các quốc gia ĐNA cũng để đánh giá  hai mặt “lượng và phẩm” giữa sáng kiến Pompeo và BRI; và ông đã viếng Malaysia trước tiên và ông cũng thấy vì sao tân thủ tướng Mahathir Mohamad đình chỉ ngừng dự án East Coast Rail Link với gói đầu tư $23 tỷ USD vay từ Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu TQ; để cho ngoại trưởng HK nhìn thấy rõ hơn , các quốc gia ĐNA  trong năm 2018 đều có nhu cầu lớn lao để xây dựng hạ tầng cơ sở: Thái Lan cần $46 tỷ USD cho dự án Hành lang Kinh tế Bờ Đông (Eastern Economic Corridor), trạm chót của Pompeo là Indonesia, quốc gia này cũng đã công bố 200 dự án  cho năm 2018 với nhu cầu khoản $ 70 tỷ USD; tháng trước đó (09-07-2018) NT Pompeo cũng đã ghé Hà Nội, nhưng lại không bàn về việc đầu tư hay viện trợ  mà chỉ nói qua“làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện”, Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Phú Trọng cũng biết thân phận thừa sai là sẽ phải ký thêm nợ nơi đồng  chí đàn anh phương Bắc cho nhu cầu $480 tỷ USD vào các dự án ưu tiên đến năm 2020 kể cả đường cao tốc 1.100-dặm nối Hà Nội- Sài Gòn, và Trọng còn bối rối vì đồng bào đã làm cho TC và VC khựng lại trong âm mưu thực hiện các Đặc Khu Kinh tế; BRI đã dẫn Cam Bốt về với chế độ độc tài độc đảng vào quỷ đạo Bắc Kinh; BRI tách Philippines xa dần với đồng minh Hoa Kỳ và  Phi sẵn sàng hi sanh chủ quyền biển đảo cũng vì các món đầu tư được TC hứa là béo bở, năm nay (2018), Phillippines cần $ 20 tỷ USD  cho các dự án đường xá và đường rầy qua các quần đảo.

Cũng nên nhớ là các quốc gia “chao đảo” trong khu vưc  nhận đầu tư của BRI , cũng đã là khách hàng  nhận tài trợ, vay mượn cuả HK, hay của Nhựt trong nhiều thập niên qua (xem chú thích #1, đoạn nói về lịch sử cam kết, tham gia, đầu tư  của Hoa kỳ vào khu vực Ấn độ-TBD, đã bắt đầu từ năm 1794, lúc bấy giờ đã có phòng lãnh sự hiện diện tại Kolkata-tức Calcutta; trong khi “ Sáng kiến Vành đai Con đường “của Tập mới chánh thức ra mắt từ năm 2013).

Các nước nghèo ĐNA nay đã nhìn thấy âm mưu phía sau của BRI nhưng đã muộn; nhưng họ lại cần vốn đầu tư để phát triển. Trong chuyến công du khi ngoại trưởng Pompeo đi vào các quốc gia ASEAN là nơi “Nhất đới Nhất lộ” của TC đã đi qua đôi lần với quảng cáo cho thương hiệu BRI mà vốn đầu tư trên ngàn triệu tỷ USD, với tầm nhìn táo bạo cho khu vực chẳng riêng cho 70-80 dự án hạ tầng cơ sở khắp “ năm châu, bốn bể” mà còn bao gồm thoả thuận thương mại, tạo ảnh hưởng địa chánh trị, văn hoá, tăng cường trao đổi giữa dân tộc, mà còn mở thêm Con đường Địa cực (Polar Silk Road), con đường kỷ thuật số thông qua không gian mạng (Digital Silk Road). Chỉ nhìn vào con “số” $ 113 triệu USD, dù chỉ là gói “đặt cọc”, quả là quá ít đối với một siêu cường như Hoa Kỳ. Nhưng cần nhận định rõ là chánh sách kinh tế Pompeo, vốn đầu tư  chánh yếu là do góp phần tư bản từ lãnh vực tư.

Sự thật không thể chối cải là TC đã dùng sức mạnh kinh tế và qua công cụ “ Vành đai Con đường” nên đã đạt được một số mục tiêu địa chánh trị , kinh tế, quân sự ngay trong khu vực Ấn độ-TBD,  dù bằng phương tiện bất chánh, vô đạo, gian xảo, với cung cách kinh tế chèn ép ( economic coercion), cướp cạn ( predatory economics); cũng may, chánh quyền Trump nhìn thấy kịp và đã có kế hoạch cứu nguy, trong đó phải kể đến “Viễn kiến Kinh tế Ấn độ-Thái-Bình-Dương” của Mike Pompeo.

“Sáng kiến Vành đai Con đường” có thể có vai trò lớn lao đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho ĐNA nếu được thực hiện đúng, như Hoa Kỳ thường khuyến khích, bao gồm việc tuân thủ các chuẩn mực đầu tư đã được quốc tế thừa nhận (thường được gọi là best practices), là duy trì tính minh bạch, tôn trọng luật pháp và tài chính bền vững. Tới nay, quốc gia tham gia chương trình BRI của Tập Cận Bình không được giải thích các thủ tục hành chánh, điều kiện, hậu quả trong việc xử dụng gói đầu tư thực ra là món nợ; nhứt là ở những nước nợ công vốn đã quá cao không được cơ quan giao dịch tư vấn nào giúp đỡ để rồi rủi ro bẫy nợ lại đến, và chủ nợ sẵn sàng siết nợ “lấy tiền đổi đất”.

BRI chẳng những không tôn trọng luật pháp quốc tế, không tuân thủ quy định của định chế (như WTO) mà  Bắc Kinh còn lập toà án quốc tế theo kiểu TC để giải quyết các tranh chấp xẩy ra chung quanh các dự án BRI, mà phán quyết thì chỉ phục vụ quyến lợi của TQ (chú thích # 13: xem bài tham luận của Johnathan E.Hillman về việc Bắc Kinh  thành lập hai loại toà án để xét xử các tranh chấp phát sanh từ Con đường Tơ lụa hàng hãi (Nhất Lộ), và loại toà án lo các vụ trên bộ (Nhất Đới). Các chuyên gia Hoa Kỳ cũng như Tây phương gọi cách làm ăn của Trung Quốc theo kiểu kinh tế chèn ép (economic coercion) và tệ hơn, kinh tế cướp giựt (predatory economics).

Trở lại vấn đề vốn đầu tư, theo ADB tức Ngân hàng Phát triển Á châu, các quốc gia đang phát triển trong khu vực Ấn độ-TBD sẽ cần đến $ 26 ngàn tỷ USD cho hạ tầng cơ sở vào năm 2030: không một chánh phủ hay nhiều chánh phủ hợp lại cũng không có đủ một số tiền lớn lao để chi vào các dự án đầu tư như vậy. Chỉ lãnh vực tư làm được việc nàỳ. Do đó ngoài những cơ quan chánh phủ hiện hành, NT Pompeo khẳng định hổ trợ BUILD ACT nhằm tạo điều kiện để doanh nhơn Hoa Kỳ đưa tư bản và kỷ năng đầu tư vào các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với lợi tức kém. (xem: http//congress.gov/bill/senate-bill-2463) tức nhiên những quốc gia thụ hưởng cũng có tầm nhìn về việc đầu tư do “lãnh vực tư nhơn có vai trò chủ đạo”. Với sách lược kinh tế  Pompeo mới này, nguồn tư bản lớn lao sẽ  được đưa  vào nền kinh tế , vào các doanh nghiệp sản xuất mang lại công ăn việc làm và sự thạnh vượng cho các nước trong khu vực. Nhưng kết quả tốt chỉ có được khi các nhà lãnh đạo khu vực Ấn độ – TBD phải ưu tiên cho tính minh bạch, loại trừ tham nhũng, và tài chánh có trách nhiệm.“ Sáng kiến Ấn độ-TBD của Hoa Kỳ được hình thành với các giá trị này và được  củng cố  do quan hệ đối tác  với các công ty Mỹ. Điều này sẽ phản ảnh các giá trị của Mỹ trong các tiêu chuẩn cao, tính minh bạch, và tuân thủ các quy định của pháp luật.. “Với các công ty Mỹ, các công dân toàn thế giới biết rằng những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được: hợp đồng trung thực, các điều khoản trung thực; tính ngay thẳng trong hoạt động kinh danh là một cột trụ quan trọng trong viễn kiến kinh tế Ấnđộ-TBD.”

Tạm kết

Trước sự lấn lướt của của Trung Cộng trong nhiều lãnh vực kinh tế, an ninh, chánh trị, Trump là vị tổng thống có tầm nhìn trong sáng và có quyết tâm đối đầu với Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm bảo vệ quyền lợi cho nước Mỹ và không do dự khuyến khích Trung Cộng tôn trọng và khép mình vào trật tự thế giới tự do. TT Trump có một đội ngũ dày dặn kinh nghiệm sẽ bảo đảm cho chủ trương một “Ấn độ- Thái Bình Dương tự do và mở” một khu vực  hoà bình, ổn định, và thạnh vượng.

Sách lược kinh tế nhằm xây dựng môi trường thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển tốt và hiệu quả của Pompeo cho thấy kế hoạch đầu tư đặt trọng tâm vào sức mạnh của lãnh vực tư đặt trong khung khổ  chuẩn mực cao, tôn trọng luật pháp, vào sự minh bạch, tài trợ bền vững, và tôn trọng  thương mại công bằng và đối ứng cho thấy thế giới đang đánh giá thấp chủ trương kinh tế “ cướp giựt” (predatory economics) với “trò chơi địa chánh trị” gian manh đằng sau sáng kiến Vành đai Con đường của Tập Cận Bình; thế giới đã thấy, nhiều quốc gia tham gia  đã mất lãnh thổ, mất chủ quyền liên quan đến kế hoạch đầu tư của BRI.

Kết thúc bài phát biểu, Pompeo nói “Chúng tôi không tìm sự thống trị ở Ấn độ Dương”, “chúng tôi muốn có một trật tự khu vực, các quốc gia có thể bảo vệ quyền con người của họ và có thể cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường sự an toàn của các đối tác và hỗ trợ họ trong việc phát triển nền kinh tế và xã hội trong những cách bảo đảm phẩm giá con người. Chúng tôi sẽ giúp họ không bị ép buộc hay sự thống trị bởi một cường quyền nào.”

Hiện tình xã hội TC trong hiện tại khá bất ổn, nội bộ CSTQ có dấu hiệu chia rẻ, giới trí thức, giáo sư các đại học nổi tiếng tại Bắc Kinh có nhiều bình luận, chỉ trích về khả năng kém hiệu quả trong điều hành guồng máy quốc gia, và Chủ tịch Tập Cận Bình thì nắm quyền tuyệt đối ông không thể đổ lỗi cho ai. Tập Cận Bình đang bị chỉ trích nặng vì thiếu đường lối đứng đắn hữu hiệu để thương lượng với TT Trump trong vấn đề thương mại làm cho nền kinh tế đang đi xuống, thị trường chứng khoán suy sụp thêm, chưa kể đồng yuan mất giá. Tin đồn các lãnh đạo về hưu sẽ đặt nhiều vấn đề cho vị lãnh đạo đương nhiệm tại hội nghị Đới Bắc Hà năm nay. Một lãnh đạo lão thành đã về hưu xin dấu tên thắc mắc tại sao Tập vung tiền cả ngàn tỷ qua kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở nơi hải ngoại, trong khi nhiều nơi trong nước nhơn dân còn nghèo đói, và trong khi nợ công đã vượt quá trần.

Một nhà phê bình TQ nói rằng tuy đối diện với nhiều thách thức, nhưng quyền lực của Tập chưa lung lay vì còn nắm chặc được quân đội, công an, báo chí, truyền thông; nhưng rõ ràng dân đã mất lòng tin; vì vấn đề lòng tin khiến ông khó bề thực hiện “Giấc Mộng Trung Hoa”, khi không cứu nổi nền kinh tế trên đà suy sụp, xã hội bất ổn. Mũi tên” thương mại công bằng, đối xứng”của Trump đang xoáy vào” gót chân Achilles” của hoàng đế đỏ. Tập đoàn thừa sai CSVN cũng phải nghĩ tới số phận của mình khi quan thầy Bắc Kinh trên đường suy vong!

Chiến lược “một Ấn độ-TBD tự do và mở”, một “Viễn tượng Kinh tế Ấn độ-TBD của Hoa Kỳ” có nhiều triển vọng thành công mang lại hoà bình, ổn định, và thạnh vượng cho khu vực. Chánh nghĩa phải thắng.

Tài liệu tham khảo:

1.         Remarks on “America’s Indo-Pacific Economic Vision” by Micheal R. Pompeo Secretary of State July 30, 2018 (đăng trong bản tin của US Department of State; Diplomacy in Action).

2.         Remarks by “President Trump at APEC CEO Summit” Danang Vietnam November 10, 2017.

3.         “Pompeo’s Indo-Pacific Speech: Geoeconomics on a Shoestring” By Ankit Panda July 31 2018 The Diplomat.

4.         “BRI a made in China, made for China initiative”: Bài đăng trên The Economic Times July 30-2018.

5.         “Trump’s Indo-Pacific Strategy: Confront the Economic Challenge” by Prashanth Paramesvaran July 31, 2018|The Diplomat.

6.         “Mike Pompeo’s Plan to Deny China Exclusive Rights to Indo-Pacific Region” By Salvatore Babones published on The National Interest July 31/2018.

7.         “TQ không lo ngại viễn kiến đầu tư của Mỹ vào Châu Á” ( phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ  Cảnh Sảng; trích bản tin trên VOA tiengviet ngày 01-08-2018

8.         Lich sử cam kết với Ấn độ -TBD tự do và mở qua diễn văn của TT Trump tại CEO APEC-2017 bắt đầu vào thời TT George Washington; bộ ngoại giao lúc bấy giờ đã có phòng lãnh sự ở Kolkata-tức Calcutta-từ năm 1794. Sau Đệ nhị Thế chiến Hoa Kỳ đã cùng hợp tác với Nhựt Bổn, Đại Hàn , đầu tư và hổ trợ tái thiết thúc đẩy  hai quốc gia phát triển trở thành hùng mạnh, giàu có để quay ra tài trợ các quốc gia khác. Rồi vào những năm 60 quan hệ tối tác nẩy nở thêm để Hoa Kỳ giải quyết những nhu cầu cơ bản cho các nước trong khu vực Ấn độ-TBD để phát triển, nổi bậc nhứt là việc Hoa Kỳ hổ trợ dự án nổ lực chuyển đổi nông nghiệp, chẳng hạn như cuộc Cách Mạng Xanh đã cải thiện canh tác lúa mì và gạo trên toàn thế giới, không nơi nào vượt qua được khu vựcẤn độ-TBD, v.v… (xem chi tiết # 1)

9.         “Asia’s Infrastructure Contest: Quantity vs Quality” By Jonathan E.Hillman April 17, 2018 CSIS.

10.       “Secretary James N. Mattis Adresses the Center for the National Interest” by James N.Mattis July 25, 2018. Published on The National Interest.

11.       “The US Senate considers China’s Economics Coercion” | The Diplomat July 30-2018

12.       “Predatory Economics and the China Challenge”By Matthew P.Goodman | CSIS November 21, 2017.

13.       “All Rise? Belt and Road Court is in Session” written by Jonathan E.Hillman and Mathew P. Goodman July 26,2018|CSIS.

 

Trung Cộng: Một Con Đường Nhiều Bi Kịch – Nguyễn Ngọc Sẵng

Hôm 1 tháng 8, chánh quyền của Tổng Thống Trump xác nhận sẽ tăng thế xuất từ 10 lên 25% trên 200 tỷ hàng hoá nhập cảng từ Trung Cộng. Việc tăng thuế xuất nầy sẽ áp dụng trên các linh kiện điện tử, máy móc, phụ tùng xe và sản phẩm công nghệ.

Ông Lighthizer, đại diện thương mại của chính phủ nói rằng “việc tăng thêm thuế nầy cung cấp thêm những lựa chọn cho Tàu để khuyến khích họ thay đổi chinh sách, lối vận hành thương mại đầy tai hại, và chấp nhận những phương thức hướng tới thị trường công bằng hơn và đem lại thịnh vượng cho toàn dân”.

Phản ứng lại, ông Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng tuyên bố “Những áp lực, những đe dọa sẽ không hiệu quả.  Nếu Mỹ tăng cường thêm nhiều biện pháp khác, Trung Cộng sẽ dùng những biện pháp đối phó và sẽ cương quyết bảo vệ những quyền hợp pháp của Trung Cộng”. (Theo Reuters ngày 1/8/2018)

Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), hai vấn nạn lớn nhất mà Trung Cộng phải khắc phục, đó lá (1) giảm nợ và (2) thay đổi cách điều hành các công ty quốc doanh bằng cách phân bổ vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế.

Quỹ Tiền Tệ Thế Giới nhận định trong năm 2017, Trung Cộng đã giảm cho vay tín dụng đáng kể,  nhưng chưa đủ để ổn định tỷ lệ cho vay tín dụng và mức thu nhập quốc gia.

Theo tờ South China Morning Post ngày 31 tháng 7, kinh tế Trung cộng đang hiện rõ những dấu hiệu xấu, không giống như hình ảnh trong những tựa đề báo nhà nước đăng tải, cho dù chưa bị ảnh hưởng toàn bộ của cuộc chiến thương mại.  Toàn bộ nền kinh tế bị chậm lại, một số địa phương bị đình trệ, hoặc co lại.

Chỉ số sản xuất rớt xuống 51.2 trong tháng Bảy, một chỉ số thấp nhất từ 5 tháng qua, theo con số thống kê của nhà cầm quyên vào ngày 31/7.

Hôm thứ Năm, trả lời trên hệ thống truyền hình Fox, ông Wilbur Ross Bộ Trưởng bộ Thương Mại báo hiệu “còn nhiều đau đớn sẽ đến”, trừ khi Trung Cộng thay đổi chánh sách kinh tế.  Ông tiếp “chúng ta sẽ tạo thêm nhiều tình huống để họ đau hơn vì hành động xấu, thay vì cải cách đường lối kinh tế”.

Trong một nhận định khác, ông Ross cho rắng nếu Tàu trả đủa đánh 25% thuế trên 200 tỷ hàng nhập cảng từ Mỹ, thì con số đó sẽ là 50 tỷ Mỹ kim.  50 tỷ Mỹ kim với nền kinh tế 18,000 tỷ, đó là số nhỏ!

Đảng cộng sản Tàu “hô khẩu hiệu”  

Vẫn khẩu hiệu củ, Trung Cộng thề sẽ giáng trả lại Mỹ, hành động đe dọa của Mỹ sẽ thất bại.  Trung Cộng chuẩn bị kỹ lưỡng để đánh trả, bảo vệ giá trị quốc gia và quyền lợi người dân, bảo vệ tự do mậu dịch, hệ thống đa phương và bảo vệ quyền lợi mọi quốc gia.  Chủ nghiã “cây gậy và củ cà rốt” Mỹ không còn hiệu quả, ông Bộ Trưởng Thương Mại tuyên bố.  Tàu dùng tuyên giáo để đối phó cuộc chiến thương mại thay vì đưa ra biện pháp trả đủa Mỹ!

Bên cạnh những đe doạ trả đủa lập đi lập lại nhiều lần, Trung Cộng vẫn để cánh cửa thương lượng mở toang và kèm theo đòi hỏi Mỹ phải cư xử công bằng và tôn trọng những lời họ nói.

Theo Reuters•ngày 3 tháng 8, 2018, Bên lề cuộc hội nghị tại Singapore nhà ngoại giao hàng đầu Trung Cộng  Wang Yi bắn tiếng với vị Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, ông muốn giải quyết những khác biệt với Hoa Kỳ trên nền tảng  xây dựng.   Ông nói thêm “hợp tác là con đường duy nhất đúng của hai quốc gia.  Đó là mong muốn của cộng đồng quốc tế. Đối đầu sẽ cùng thua thiệt và làm tổn thương đến hoà binh, sự phát triển ổn định của thế giới”,. Ông từ chối thảo luận chi tiết cuộc chiến thương mại, ông cho rằng cuộc đàm phán không thể xảy ra dưới áp lực.  Yi tuyên bố nếu Hoa Kỳ muốn đàm phán, phải ngừng vô điều kiện mọi “áp lực” với họ.  Ăn mày đòi xôi gấc!

Ngân hàng Nhà Nước Trung Cộng đang ráo riết tìm cách ngăn chận sự mất giá đồng Quan (Yuan) với mức độ thấp nhất từ 15 tháng qua và có thể còn tệ hại hơn nữa nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục gia tăng cường độ.

Hôm thứ Ba (31/7) Một thông báo trên truyền hình từ Bộ Chính Trị đảng cộng sản Tàu “Trung cộng vẫn tập trung vào việc giảm nợ, tạo thêm công việc làm cho dù có những “thay đổi rõ ràng” từ mội trường kinh tế “bên ngoài” (họ tránh dùng từ chiến tranh thương mại với Mỹ).

Nhà nước Tàu sẽ tăng cường đổi mới kết hợp với các chính sách mở rộng cải cách mở cửa toàn diện, nhanh chóng hoàn thành nâng cấp kết cấu ngành nghề, kết cấu kinh tế, tạo nhất quán giữa hành động với đề xướng tự do mậu dịch.

Trong nửa năm còn lại và sau đó vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản trong nước để hạn chế những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại.

Đó là hai khẩu hiệu trong  đường lối kinh tế Tập đề ra.

Ngày 7/8 tờ Nhân Dân Nhật Báo tiếp tục kết án Hoa Kỳ “chơi trò hai mặt” một mặt chỉa súng trường và đại pháo vào Tàu, một mặt Hoa Kỳ yêu cầu đàm phán về mậu dịch mà không hề có chút thành tâm nào.  Bắc Kinh tuyên bố nhất định không đâu hàng trong trận chiến mậu dịch.

Thêm vào đó họ khẳng định Hoa Kỳ đã “mất tinh thần” khi cuộc chiến khởi động, theo tường trình của Eunice Yoon CNBC ngày 6/8.

Lung Lay Quyền Lực

New York Times ngày 14/8 có bài bình luận, nếu cuộc chiến thương mại vẫn tiếp tục leo thang, niềm tin về  kinh tế sẽ lung lay trong lòng dân và sẽ phát sinh thêm nhiều vấn nạn lớn hơn do  việc giảm sút xuất cảng.  Đã có dấu hiệu trong nội bộ đảng cộng sản Tàu nếu cuộc chiến thương mại không có biện pháp chấm dứt thì quyền lực lãnh đạo của nhóm Tập sẽ gặp khó khăn.

Trong những ngày gần đây, Bộ Thương Mại Tàu đã triệu tập những nhà xuất cảng đến vấn kế về việc dời những nhà máy sản xuất sang nước khác và việc sa thải công nhân.

Sau 3 tháng chiến tranh với Mỹ, chứng khoáng Tàu bị giãm sụt 30%, đồng Yuan (Quan) bị sụt gía 8%, làn sóng phê bình khả năng lãnh đạo của Tập trên mạng dâng cao.  Để hạ nhiệt, truyền thông Tàu vẫn tô vẽ hình ảnh kinh tế đang sáng sủa, đồng thời cấm đề cập từ “chiến tranh thương mại”.

Báo South China Morning Post ngày 15/8 cho biết đảng cộng sản Tàu báo động vì Bộ Thương Mại không có những cố vấn, chuyên viên về thương mại có đủ khả năng đưa ra những ý kiến đúng đắn, chánh sách hữu hiệu cho đảng, chính phủ về cuộc chiến thương mại đang trong thời điểm quan trọng.  Ngược lại, họ cho rằng phía Mỹ có những vị luật gia, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm trong lãnh vực nầy.

Do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại, gần đây Bộ Chính Trị đảng cộng sản Tàu quyết định  ưu tiên cho việc tăng trưởng kinh tế,  phân bổ tài chánh và ngân sách.  Cụ thể là kế hoạch chi tiêu 1.35 ngàn tỷ (trillion) Quan, tương đương USĐ 196 tỷ cho xây dựng hạ tầng cơ sở, giảm đến 1.1 ngàn tỷ Quan về thuế và lệ phí hành chánh.  Và Ngân Hàng Nhân Dân đã 3 lần giảm tiền quĩ ký thác để tăng lượng tiền cho vay trong năm nay.

Trong tháng Bảy, việc mua sắm trong nước sụt giảm, làm tiêu tan hy vọng tăng trưởng tiêu thụ của người dân sẽ giúp làm giảm nhẹ tai hoạ từ cuộc chiến thương mại.

Bottom of Form

Một cú hít lớn trong tháng Tám là đại công ty kỹ thuật TenCent, như Google của Mỹ,  có tỷ số chứng khoáng rớt 2.9 trong thứ Năm vừa qua.  Các kinh tế gia ở Hồng Kông cho biết đó là chỉ số sức khoẻ kinh tế Tàu u ám một ph ần vì lợi nhuận TenCent giảm sút đáng ngại.

Trước viễn cảnh không sáng sủa đó, Tàu đang cử một phái đoàn đàm phán thương mại đến Mỹ.

Tóm lại, Tàu tăng thuế với ba mặt hàng chính yếu (1) Đậu Nành, Tàu đang mua của Brazil đắc hơn Mỹ USĐ 2.60 cho mỗi bushel (bằng 27.2 ký) và Mỹ sẽ bán đậu nành sang Châu Âu, thị trường đậu nành lớn thứ hai thế giới; (2) Bán tháo trái phiếu Mỹ, sẽ gây rất ít thiệt hại vì với số nợ 1.5 ngàn tỷ chỉ bằng 7% tổng số nợ của Hoa Kỳ và đánh mất một yếu tố thuận lợi trong đàm phán, phần chính 70% nợ mà sở hữu chủ là người Mỹ; (3) hạ giá đồng Quan sẽ làm cho giới đầu tư nhanh chóng rời bỏ Tàu để tìm chổ an toàn cho nguồn vốn của họ.

Cả ba biện pháp gây thiệt thòi cho Mỹ thì ít, ngươc lại Tàu sẽ thiệt hại nặng nề.  Nói theo thuật ngữ của giới kinh tế thì chính Tàu “tự bắn vào chân mình”.

Con đường duy nhất là thương thảo với Hoa Kỳ, nhưng thương thảo thế nào để đừng, hoặc ít mất thể diện của cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, tránh chứng tỏ khả năng lãnh đạo kém gây bất mãn trong nhân dân và thành phần bất đồng chính kiến, sẽ ảnh hưởng đến vị trí lãnh đạo của Tập.  Việc nầy không dễ dàng.  Và hậu quả của việc “đầu hàng” sẽ góp phần dọn đường cho ông Trump trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ hai.

Một con đường, nhiều bi kịch.

 

Vui cười

Trong một phiên toà, thẩm phán hỏi bị can:

 – Anh giải thích thế nào khi cửa hàng của anh đă cung cấp thức ăn cho hơn 300 công nhân công ty X rồi sau đó, họ đều bị đưa đi cấp cứu?

– Chứng tỏ rằng họ đều ăn cùng một lúc, hoặc người ăn sau không để ý đến những đồng nghiệp ăn trước.

 

– Ông dùng gì thưa ông? – Anh phục vụ tiệm ăn hỏi vị khách.

– Anh cho tôi 1 đĩa cải xào và 1 đĩa thịt kho.

– Vâng thưa ông, xin ông đợi 1 chút, tôi sẽ vào bếp nấu ạ.

– Ơ, thế ra anh cũng là đầu bếp luôn à?

– Dạ tôi chỉ làm thay thôi ạ, vị đầu bếp đã được đưa đi cấp cứu từ sáng do sơ ý nếm nhầm một món xào nào đó trong bếp ạ.

 

Vị bếp trưởng tâm sự với các đầu bếp khác:

– Mỗi năm một tiệm ăn chỉ được phép tối đa 2 vụ ngộ độc thức ăn – Vị đầu bếp trầm giọng – Từ đầu năm chúng ta mới chỉ để xẩy ra có một vụ mà hôm nay là ngày cuối năm rồi. Thế nên hôm nay, cho cậu Z vào thử việc

 

– Tại sao những người chỉ huy thường đứng khi đi thuyền?

– Vì nếu ngồi xuống, ông ta sẽ phải chèo như những người khác

 

Đặc khu hành chánh kinh tế Việt Nam và vành đại biển của Trung Quốc – Gs. Nguyễn Bá Lộc

Trong vài tháng qua, dân chúng VN đã dũng mãnh, trên hầu hết các thành phố lớn, biểu tình phản đối Chánh quyền CSVN tiến hành thực hiện ba Đặc khu Hành chánh–kinh tế (SAEZ) Vân đồn, Bắc Vân Phong và Phú quốc, gọi tắt là Đặc khu (ĐK).

Điểm chánh yếu mà người dân nêu lên trong các lần biểu tình là:  phản đối việc cho thuê đất ĐK tới 99 năm và chống lại CSVN có ý đồ bán nước từng phần cho Trung quốc.

Ba đặc khu nầy là mô hình mới, lạ thường và có nhiều âm mưu mờ ám xét trên nhiều phương diện như: “Pháp chế và Tổ chức Hành chánh”, “ Những ưu đải cho nhà đầu tư” hay “Sự cấu kết của CSVN và CSTQ”, “Sự hoành hành của tư bản đỏ và nhóm lợi ích”. Và hơn thế nữa là đặt ba Đặc khu nầy trong kế hoạch đại dự án  “Vành đai biển” của Trung quốc, thì nỗi lo âu về hậu quả bi thảm  từ  ba ĐK là có căn cứ , là chánh đáng , là phải ngăn cản.

Điều chúng tôi xin trình bày dưới đây là cái căn nguyên, cái dính dáng và sự trùng lập của ba ĐK với siêu dự án “Belt & Road Initiative” của Trung quốc. Đây không phải chỉ là một ưu tư cho dân tộc Việt mà còn là vấn nạn lớn cho nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhiều nước đã vướn vào và thật khó khăn chưa có lối thoát.

1.Khái lược “Vành Đai Biển” của Trung quốc

*Sự hình thành đại Dự án “Vành Đai và Con đường” (Belt & Road Initiative Project),

Vành đai biển (Maritime Belt) là một phần quan trọng của đại Dự án Belt & Road Initiatives, BRI.

BRI là một siêu dư án với tham vọng lớn của TQ được thành hình năm 2013 với 65 quốc gia thành viên tham gia hợp tác với TQ. BRI gồm hai con đường. Một nửa dọc theo biển từ Thái bình dương qua Ấn độ dương, gọi là Maritime Belt hay Vành đai biển. Và một con đường bộ từ TQ đến Nam Á qua Nga đến Trung đông sang Phi châu và cuối cùng là một phần Âu châu. (còn gọi là New Silk Road). Tong hai năm 2016-2017 China đầu tư $20 tỷ cho 9 cảng hải ngoại trong dự án Maritime Belt và đến tháng 9- 2017 TQ đã đầu tư 34 cảng trên thế giới. (nguồn tin: China’s expanding investment in global ports, Economist Intelligence Unit’s Research.)

Trong thông điệp đầu năm 2018 , Tập cẩn Bình có nói đến đại dư án BRI như sau: “Nhân dân TQ sẵn sàng hợp tác với các dân tộc khác cùng xây dựng một Tương lai Thịnh vượng , Hòa bình, và Nhân đạo..” (Theo Ralph Jennings, đăng trong Forbes Jan/8/2018)

TQ đã thành công về kinh tế trong vài chục năm qua. Nay TQ muốn thực hiện tham vọng bá quyền với khẩu hiệu “ Going Global”. Mô hình toàn cầu hóa của TQ với nhiều điểm khác Tây phương. Phương thức TQ tiến hành là vừa dụ dỗ vừa cưởng bức. Đó là một loại “Thực dân mới” rất nhiều nguy hiểm cho nước hơp tác với TQ. TQ kết hợp vừa kinh tế vừa chánh trị khi thương thảo với các nước. TQ không bao giờ đặt điều kiện về đạo đức chánh trị hay nguyên lý Tự do Dân chủ, Nhân quyển của một chánh thể. Bất cứ quốc gia nào , một chánh thể nào miễn chịu vào bảy và thòng lọng của TQ là được.(Theo tài liệu “China File Conversation”, của Aazon Halegua, New York University- Law School)

BRI là một dự án quốc tế lớn nhứt từ trước tới nay. Riêng TQ bỏ ra 1000 tỷ mỹ kim. TQ ký từng dự án song phương với từng quốc gia. Các dự án đều do TQ chủ trì hay thống lảnh. Đại loại trong các công trình lớn như: Xa lộ, Cầu cống, Đường xe lửa, Phi trường , Hải cảng, Khu chế xuất, Đặc khu kinh tế, Hành lang kinh tế, Khai thác nhiên liệu khoáng sản…

* Phương thức xâm lăng kinh tế của TQ

Khi nền kinh tế đã khá mạnh, TQ muốn thực hiện mộng ngàn đời của họ là đi ra khỏi biên cương và lần nầy đi thật xa , thật rộng với sự tính toán khôn ngoan hơn xưa. Nhưng mục tiêu vẫn là chinh phục và khuất phục thiên hạ bằng kinh tế kèm theo chánh trị và quân sự.(Theo tài liệu “A new Model for Chinese Oversea Investment” tác gia Liu Jia Hua, May 12-2017). Mộng bá quyền TQ hay “China Dream”, mơ ước của TQ là “Tương lai mọi con đường quan trọng trên thế giới đều phải qua Bắc kinh” (Theo Wade Shepard, trong bài ”China’s challenges abroad: Why the Belt & Road Initiative will succeed”).

Các phương thức thực hiện có thể tóm tắt:

Viện trợ kinh tế và cho vay. Từ 2000 đến 2014 TQ tung ra viện trợ quốc tế $354.4 tỷ so với Hoa kỳ là $394.6 tỷ (Theo College of William & Mary ‘s Aid Data)

Ngân hàng Asian International Investment Bank (quốc doanh TQ) cùng với một số ngân hàng TQ khác cho vay ở ngoại quốc với tổng số tiền nhiều hơn hai Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB) và Ngân hàng Phát triển Á châu ( Asian Development Bank ADB) cọng lại (theo tài liệu Yale University, Yale Global Online 10/04/2017). Riêng ngân hàng Import-Export Bank của TQ cho vay tổng số hơn các ngân hàng WB + ADB + Inter American Development Bank cọng lại (Theo tài liệu Boston University’s Global Govenance Initiative).

Đầu tư trực tiếp (FDI): Tăng rất nhanh khắp thế giới. Tồng số FDI của TQ từ 2000 đến 2014 là 354.3 tỷ MK so với Hoa kỳ 394.6 tỷ cùng thời gian (Theo nguồn tin: Aid Data của William & Marry College). Trong mấy năm gần đây thì nhịp độ tăng của TQ nhanh qua kế hoạch BRI.

Tại Á châu tăng từ $38.01 tỷ mỹ kim năm 2005 lên $307.1 tỷ năm 2017. FDI của TQ thực hiện hoặc vốn 100% hoặc liên doanh với nước chủ nhà. FDI TQ chủ yếu nhắm vào nhiên liệu, nguyên liệu là chánh để phục vụ cho kỹ nghệ trong nước. Loại đầu tư có lời nhanh và cao là casino, du lịch và địa ốc. Loại hàng khác của FDI TQ là hàng hóa có thể bị chiến tranh mậu dịch như thép, đồ điện tử..

Thầu các công trình lớn.  Một tiến công mạnh mẽ của TQ là thầu các công trình lớn. Chương trình nầy đi kèm với viện trợ. Viện trợ hay vay tiền từ TQ luôn buộc phải đi kèm với điều kiện giao cho công ty TQ thầu, và TQ có quyền đem công nhân theo cũng như mua trang thiết bị TQ. Thông thường công ty TQ có phẩm chất kém và giữa chừng tăng kinh phí lên cao. Rốt cuộc tiền TQ lại có một phần lớn chạy về TQ.

Xuất nhập cảng:  TQ phát triển đầu tiên là nhờ xuất cảng. Xuất cảng bằng mọi giá mọi cách miễn sao thu về nhiều ngoại tệ là tốt. TQ vẫn theo đuổi con đường nầy như là một cách để giải quyết thất nghiệp, tạo mãi lực tại nước đang phát triển và đồng thời đánh bại hàng sản xuất từ các nước phát triển cao.

Về nhập cảng TQ hạn chế nhập hàng từ nước ngoài. Vì vậy TQ có số xuất siêu cao và ngoại tệ tích lũy rất lớn.

*Điều kiện và phương thức hợp tác giữa TQ và các nước tham gia dự án:

Về phía TQ dùng sức mạnh kinh tế của mình là tiền, là thị trường lớn , là nhu cầu lớn về nguyên liệu nhiên liệu cần cho phát triển kinh tế, là hàng hóa mọi thứ với giá rất rẽ.

Về phía nước chủ nhà : Thì phần lớn là nước rất nghèo , thiếu tiền để đầu tư vào các dự  án lớn. Nước có phát triển thì đó là điều kiện để bảo vệ chế độ và chánh quyền. Nhứt là một chánh quyền tham quyền cố vị , không có hay có ít tự do dân chủ và lại tham nhũng nghiêm trọng. Nên Bắc kinh dụ dỗ dẽ dàng. Cả hai bên đều có lợi. Chính vì vậy mà có rất nhiều dự án không có hiệu quả, tốn kém.

Trong kế hoạch Vành đai Biển, VN là một mắc xích quan trọng, con đường nối với TQ đầu tiên với Đông nam Á châu, một vùng biển chiến lược của TQ và các nước khác. Mặt khác VNCS lệ thuộc Tàu rất sâu rất lâu về mọi phương diện. Cho nên ba ĐK là một phần trong Vành Đai Biển, là cần thiết là bắt buộc phải có theo áp lực hay nói khác là theo lịnh TQ.

2. Đặc khu kinh tế trong Kế hoạch Vành Đai Biển của TQ

Kế hoạch Belt & Road mà một nửa là Vành Đai Biển là phần quan trọng của sách lược Toàn cầu hóa của TQ hiện nay.

Các Đặc khu kinh tế thì đã có từ hơn 50 năm nay. SEZ trước kia giúp nhiều cho phát triển kinh tế. Hiện trên thế giới có khoảng 4000 ĐKKT. Một số thành công cũng có một số thất bại. Phần lớn ĐKKT do TQ thống lảnh là thất bại hay có vấn đề. Chính vì vậy mà gần dây các ngân hàng TQ yêu cầu kiểm điểm lại việc cho vay.Vì có một số nước không có tiền trả nợ.

Dưới đây là các ĐKKT (SEZ) do TQ thống lảnh, áp đảo hay ảnh hưởng đã đưa tới nhiều hiểm họa nghiêm trọng. Mà đó cũng là dáng dấp là hình ảnh là nội dung là thân phận của ba ĐKHCKT của VN trong tương lại.

Cambodia. Cambodia lệ thuộc hoàn toàn TQ vế kinh tế lẫn chánh trị. Những đặc khu kinh tế (SEZ) của Cambodia do TQ thống lảnh gần như hoàn toàn. Nhứt là các ĐKKT nằm ven biển, tức là trong đại dự án ” Belt & Road Initiative”. Trường hơp rõ nét nhứt là ĐK Shihanoukville (SSEZ).

SSEZ được thành lập 2008 tại cảng Shihanouk , một cảng có từ lâu. Nhưng đến 2012, chánh quyền Cambodia ký với TQ và TQ đầu tư mở rộng SSEZ.Trong khu biệt lập nầy có trên 110 xí nghiệp sản xuất và độ 100 cơ sở thương mại và khu gia cư. Trong khu biệt lập khác là một cao ốc gồm có  apartments và các casino ở từng dưới tất cả do TQ làm chủ. Trong đó người TQ chiếm hết 80 %.Và đang xây thêm 300 cơ sở thương mại sẽ do người Tàu làm chủ. Các khu nầy nằm trên bờ biển. SSEZ hiện nay có khu China Town to lớn. Tới nay SSEZ đã xong 30 casino và đang xây thêm 70 cái nữa. Các casino cũng do người Tàu làm chủ. Đó còn gọi là New Macau. Cạnh đó là một miếng đất  có vị trí tốt cũng dược cho TQ thuê 99 năm để xây nhà ở. Vốn cho dự án tới $5.7 tỷ mỹ kim.Và giá nhà đất ở SSEZ tăng vọt.

Người Tàu càng ngày càng đông.Theo luật Cambodia thì người ngoại quốc không được làm chủ đất đai.Nhưng người Tài mới thì họ mua quốc tịch Cambodia với giá $100,000.  Sihanuokville càng ngày càng phồn thịnh. Du khách đến tấp nập, phần lớn là người Tàu đến để chơi bài. Mặt khác tiền bạc từ TQ ra và vào ĐK nầy gần như không có kiểm soát. Nhưng người dân địa phương vẫn nghèo và khổ hơn vì tệ trang xã gia tăng. Ngoài ra, TQ yểm trợ hết mình cho T T Hunsen tiếp tục lảnh đạo Cambodia. TQ ký với Cambodia cho viện trợ lên tới 7 tỷ trong năm qua. (nguồn tin:Cambodia ‘s China problems, by Murdock & Kate Geraghty, 20 June 2018)

Malaysia: Thủ tướng Najib trước 2018 đã đi quá sát TQ. Malaysia đã nhận quá nhiều viện trợ từ TQ. Malaysia là một mắc xích rất quan trong của Vành đai Biển. TQ phải kéo nước nầy. TQ đã cho TQ xây đảo nhân tạo để xây nhà ở cao cấp , Forest City , và do công ty TQ làm chủ với tổng số tiền đầu tư là $100 tỷ. Hiện 70% người mua các nhà nầy là Tàu.TQ cũng viện trợ Malaysia đến 13 tỷ cho nhiều công trình trong số tổng cộng TQ hứa là 34,2 tỷ (số viện lớn nhứt ớ Á châu trong chương trình Belt & Road). Điều kiện Malysia phải nhận là cho nhiều công nhân TQ qua làm việc và mua trang thiết bị và nguyên liệu từ TQ. TQ đã cho Malaysia vay và xây một con đường sắt $14 tỷ từ Đông sang tây Malaysia nối Biển đông qua Ấn độ dương.

Thủ tướng mới đắc cử , ông Mahathir, cho rằng những hợp tác với TQ là hành động bán nước. Nên khi dắc cử TT Mahathir xét lại một số dự án đã do TT Najab ký. (Theo tin Liz Lee, Reuter April 27-2018)

Lào:   Mặc dù không nằm trong Vành đai biển, nhưng Lào là nước  gắn chặc với TQ trong “Belt & Road” dưới nhiều dự án dọc biên giới TQ và Lào. TQ giúp Lào lập nhiều SEZ. Mà chánh yếu là cho kỹ nghệ cờ bạc.

Sri Lanka : ĐK kinh tế ở Sri Lanka do TQ thống lảnh là một trường hợp điển hình về sự kết hợp mục tiêu kinh tế & quân sự của TQ trong Vành đai biển và hậu quả là Sri Lanca mất một phần đất về TQ.

Dưới sự chiêu dụ của TQ, Tổng thống Sri Lanka, ông Srajapaksa, ký thỏa hiệp thiết lập hải cảng quốc tế Hambantota, gần Ấn độ, năm 2010. Ngoài cảng to lớn còn có phi trường quốc tế , xa lộ. Vốn hoàn toàn do TQ viện trợ. Lần đầu là $307 triệu. Sri Lanca không chay đâu ra tiền trả nợ, phải vay them TQ lần nhì $757 triệu với lãi xuất 6.3% chớ khong còn ưu ái như lần đầu là 2%. Đến năm 2012 cảng bắt đầu hoạt động và lèo tèo mấy chiếc tàu, hàng không quốc tế chỉ có một hảng. Bị nạn tham nhũng quá đáng. Cảng nầy bị lỗ nặng.

Năm 2015 TT Srajapaksa thất cữ. Nhưng để lại một số nợ TQ quá lớn mà TT kế nhiệm không có khả năng giải quyết. TQ buộc Sri lanca phải trả nợ bằng cách giải quyết cho TQ thuê lại toàn bộ cảng nầy với 15.000 mẫu đất, với  $1.1 tỷ trong 99 năm. Sau đó, 2017, TQ lại ép buộc Sri Lanca cho thuê xây một khu kỹ nghệ cạnh cảng quốc tế cũ là cảng Colombo và hoàn toàn do công ty TQ quản lý. Công ty TQ là China Merchants Port Holding Company có vốn 85% của cảng  và thời gian thuê là 99 năm.

Sri lanca thiếu nợ TQ do Kế hoạch Vành đai biển là 1,0 64 tỷ và mất hai vùng đất. Thực sự Srilanca nợ TQ tổng cộng với các món nợ khác lên tới 5 tỷ trong hoàn cảnh kinh tế không khả quan. (Theo tin báo New York Times)

Pakistan: Theo tin từ Yale Global Online trong bài” Pakistan’scostly Plunge Into China debt” thì Pakistan là nước nhận hậu quả tai hại nhứt do viện trợ của TQ. Điều kiện nhận viện trợ TQ là phải cho công nhân TQ đến làm việc và mua máy móc TQ. Và dự án thi công phải giao cho công ty TQ , không có đấu thầu. TQ đầu tư trực tiếp 22 tỷ tại Pakistan. Nhưng năm rồi chánh quyền mới của Pakistan rút bỏ thỏa ước TQ  viện trơ $14 tỷ để xây cái đập thủy điện, vì TQ đòi nắm quyền sở hữu đập nầy. Cho tới nay Pakistan có tổng số nợ TQ lên tới $62 tỷ.

Phi Châu : Trong cùng mục tiêu và sách lược bành trướng của TQ trong dự án “Belt & Road”, TQ thực hiện nhiều công trình to lớn như cảng , phi trường , cầu cống, tại nhiều nước Phi châu như Nigeria, Ethiopia, Nam Phi..với cùng công thức : dùng tiền mua chuộc chánh quyền, thực hiện nhiều công trình lớn. Đưa công ty TQ qua với máy móc trang bị TQ. Khả năng hấp thu của các nước Phi châu yếu kém, nên hiện nay gặp một số khó khăn.

Và một số quốc gia khác. Quan trọng có Thổ nhĩ kỳ với viện trợ TQ rất lớn nhằm nới đầu cầu với Âu châu và Úc châu TQ nắm phần quan trong của hải cảng Darwin, thuê 99 năm với giá  506 Úc kim, TQ coi đây là trạm cuối của Maritime Belt.

*Tóm tắt Hậu quả chung của các ĐK do TQ thống lảnh

Không ai chối cải là ĐKKT, kể cả Khu công nghiệp, Khu chế xuất , Khu công nghệ kỹ thuật cao.. của thập niên 1950 – 1970 khá thành công. Nhứt là tại một số nước đang phát triển và có nền Dân chủ và Guồng máy công quyền tốt như Singapore, Đài Loan, Hồng kong, Nam Hàn. Vì SEZ thực sự là công cụ cho phát triển kinh tế.

Nhưng trong khoảng 10 năm nay TQ xem SEZ như là một công cụ của sự xâm lăng linh tế, công cụ của sự vươn lên để đạt vai trò bá chủ trong thiên hạ, thì SEZ trở thành phức tạp và có nhiều tai họa cho khá nhiều nước mà tôi vừa tóm tắt trên đây.

Thực tế khá rõ.  Đó là những bài học cho VN và cho một số nước khác.

Mặc dù khi hợp tác với TQ về kinh tế nước chủ nhà có một số lợi nhứt định tùy quốc gia. GDP tăng lên. Mặc cảm nghèo đói bớt đi. Nhưng bên trong các quốc gia nầy nhận chịu nhiều vết thương đớn đau và thật lâu dài. Những khó khăn đó là:

Lệ thuộc TQ về mặt chánh trị, nhiều hay ít tùy quốc gia

Mắc nợ TQ quá lớn. Có nước khong còn cách nào trả nợ đành phải giao đất cho Tàu.

Một số vùng quan trọng của đất nước bị người Tàu chiếm định cư lâu dài.

Tài nguyên bị cạn dần trong khi đó kinh tế và xã hội không sáng sủa hơn bao nhiêu.

Tệ trạng và bất công xã hội tăng thêm vì hậu quả của các khu cờ bạc, điếm đàn to lớn và công khai.

Tham nhũng nghiêm trọng và tràn lan không thể tiêu diệt hay cải thiện.

3.Ba Đặc khu VN trong kế hoạch “Vành đai biển” TQ

Ba  Đặc khu là dự án ĐKKT lớn nhứt và mới lạ của VN. Đây là dự án rất lớn và nằm trên ba đại điểm rấ quan trọng về phương diện địa lý chánh trị. Đó là Vân đồn thuộc tỉnh Quàng ninh, Bắc Vân phong thuộc tỉnh Khánh hòa, và Phú quốc thuộc tỉnh Kiên giang.

Trong bài nầy tôi chỉ nói một khia cạnh của ba ĐK. Đó là những điểm tương quan và gần giống mô hình các ĐKKT TQ thống lảnh hay nắm phần quan trọng mà tôi vừa trình bày ở phần trên. (Các phần khác về ba ĐK tôi trình bày ở bài khác). Các ĐK kinh tế do TQ chiếm giử nằm trong “Vành đai biển” đã và đang gặp nhiều tai họa và rất có thể là của VN tương lai.

Các điểm ghi dưới đây là trích từ các văn bản hay qua các buổi họp của Bộ chính trị, của Chánh phủ, của Bộ đầu tư , của Dự thảo Luật Đặc khu và của các phát biểu của các viên chức cao cấp.

*Thực hiện sự cam kết lệ thuộc Tàu của CSVN:

Chúng tôi đã nhiều lần trình bày đại hoa Lệ thuộc kinh tế TQ. Với ba ĐK mới là một trong những thòng lọng thêm vào. Trong chuyến đi rất sớm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau khi tái đác cữ, qua TQ (2016) và hai bên ký nhiều Thỏa hiệp kinh tế quan trọng trong đó có các dự án lớn. Sau đó, Bộ Đầu tư & Phát triển (BĐTPT) nhận chỉ thị của Bộ chánh trị soạn gấp Dự án ba ĐK. Bộ chánh trị quyết định nhanh chống và đưa chỉ thị các bộ phận đảng và chánh phủ xúc tiến bởi văn thư số   21 TB/WT ngày 22 tháng 3/2017 của Trung ương đảng. Trong các lần hợp để chi tiết hóa, BĐTPT có nhiều lần bàn thảo với các chuyên gia hàng đầu của TQ về BelT & Road Initiative, các công ty casino, công ty tài chánh đến từ TQ. Tới giờ 90% công việc của Dự án đã được phân công và một số công tác đã tiến hành. Quốc hội biểu quyết luật chỉ là hình thức và không đảo ngược quyết định Bộ chánh trị.

Như vậy chống ĐK là chống đại họa đã có, nay chỉ thêm một lần nữa để thấy thêm sự bi đát của tương lai. Dự án nầy phù hợp với ba nhu cầu quan trọng: Thực hiện đại dự án Belt & Road của TQ, giải quyết khó khăn kinh tế tài chánh rất lớn của VN, và đẩy mạnh tham nhũng của CSVN &CSTQ.

Một số sự kiện và dữ kiện sau đây:

*Tổ chức Hành chánh và điều hành ĐK có nhiều điều lạ và nguy hiểm

Thông  thường Đặc khu kinh tế (SEZ ) trên thế giới cũng như VN trước kia thì về Tổ chức Hành chánh chỉ có SEZ, không có kết hợp Đặc khu Hành chánh và ĐK kinh tế. Vì SEZ là một phần khá nhỏ trong một đơn vị Hành chánh. SEZ được quản lỳ riêng , nhưng đơn vị Hành chánh có SEZ phải quản lý theo luật Tổ chức Hành chánh toàn quốc gia. Khi nói đến Đặc khu Hành chánh có tổ chức và điều hành riêng thì thường nghĩ tới “Khu tự trị”.

Trong dự thảo Luật ba ĐK thì Bộ ĐTPT đề nghị hai mô hình quản lý Hành chánh: Một là không có Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân. Chỉ có Ủy Ban điều hành mà người đứng đầu do Thủ tướng bổ nhiệm. Thứ hai là vẫn có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo thể thức bình thường của một đơn vị  Hảnh chánh cấp huyện. Như vậy theo dự trù thì toàn thể lảnh thổ của ba ĐK có nhiều ưu đải, nhiều miễn thuế cho các nhà đầu tư, chớ không riêng gì đầu tư trong các “khu chức năng” như “khu công nghiệp”, “khu thương mại tự do”,” khu yểm trợ”, khu vực “casino và giải trí”. Điều nầy làm nghĩ tới các đầu tư cho khu nghĩ dưỡng , gia cư cho người ngoại quốc ,  nhứt là đầu tư cho các công trình lớn như phi trường , hải cảng , xa lộ, cũng được hưởng các đặc miễn. Các công trình nầy đòi hỏi vốn rất lớn. Mà theo kinh nghiệm của các SEZ ở Cambodia, Thái lan, Lào , Malaysia thì phần chánh yếu là từ các nhà đầu tư TQ thực hiện.

Về thời hạn thuê đất 99 năm mà CSVN cho rằng cần phải theo trào lưu hiện nay là các SEZ do Tàu thống lảnh hầu hết là 99 năm. Đó là theo ý Tàu, theo mô hình TQ. Đó là đúng chiến thuật chiếm cứ lâu dài từng mảnh đất nhỏ ở hải ngoại vừa để di dân , dể làm kinh tế và để xây dựng thêm “lực lượng Hoa kiều hải ngoại”. Các nhà đầu tư không phải Tàu thì không ai nghĩ đến việc cần trụ lại quá lâu ở một nước khác, trong tình trạng khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bực hiện nay và trong một thế giới có nhiều biến đổi.

*Nhắm tới FDI cho Casino , Du lịch , Gia cư và công trình hạ tầng cơ sở lớn   

Theo nguyên tắc các lảnh vực đầu tư trong ba ĐK là gồm nhiều thứ, mới xem giống như bình thường. Nhưng đọc kỹ và nghe  những gì CSVN bàn thảo thì thấy được ẩn ý và âm mưu của CSVN là chiêu dụ hay bị ép buộc mở cửa cho các lảnh vực chánh là : casino, du lich, khu an dưỡng và công trình hạ tầng cơ sở. Trong dự luật (điều 3, chương I) ma dự luật  gọi là “nhà đầu tư chiến lược”. Thực sự đó là cái đích , cái yêu cầu và nhu cầu của TQ đã thực hiện ở các khu do họ thống lảnh. Vì các lảnh vực trên có nhiều lời, tương đối dễ , nhứt là casino, và dễ chiếm lâu dài vùng đất thuê. Nhưng có điều vô lý là kỹ nghệ cờ bạc được coi là ngành chiến lược và cũng được miễn thuế doanh nghiệp 100% trong 4 năm. Trong khi đó ai cũng có thể biết là casino có lời ngay trong năm đầu và thuế trong ngàng nầy là một nguồn thu nhập rất lớn.

“Nhà đầu tư ngoại quốc được quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghĩ dưỡng, văn phòng làm việc lưu trú “ (điều 35, Mục 2)

Còn các nhà đầu tư Tây phương họ đến VN là vì công nhân rẽ, nguyên liệu nhiều, hàng hóa tiêu thụ được nhiều trên những thị trường lớn. Họ đâu có cần ở lâu dài hay nghĩ dưỡng.

*Sức mạnh và cái thế TQ :   

Dựa theo cách hành xử của TQ tại các ĐK nói trên và dựa theo sức ép TQ đối với VN trong quá khứ, thì ép của TQ đối với ba ĐK là to lớn, đảng và chánh quyền VN rất khó cưởng lại. Đối với TQ thì CSVN không còn ở giai đoạn dụ dỗ mà là ở giai đoạn chia chát quyền lợi và cưởng bức.

Các chiêu mà TQ thực hiện ở ba ĐK ở VN :

Viện trợ, vì VN làm gì có khoảng $70 tỷ cho đầu tư cơ bản cho ba ĐK.

Thầu các công trình lớn. Hiện nay một công ty TQ đang làm xa lộ Mong cái – Vân Đồn với tổng số đầu tư là $300 triệu. Chắc  chắn TQ sẽ chiếm hết công công trình của ba ĐK.

Công nhân và người già , du khách sẽ tăng nhiều hơn nữa. Nhiều khu Chinatown nhỏ sẽ mọc thêm.

TQ sẽ ép và phối hợp với VN cho TQ lấy chứng nhận xuất xứ để xuất cảng qua Mỹ và một số nước khác trong chiến tranh mậu dịch với Hoa kỳ.

TQ sẽ kèm kẹp mạnh hơn đảng CSVN. Các thành phần có khuynh hướng thân Mỹ sẽ bị triệt hạ.

TQ sẽ can thiệp vào các vụ biểu tình của dân chúng chống TQ

Tham nhũng sẽ gia tăng. Các vụ rữa tiền sẽ được hợp thưc hóa và thực hiện ngay trong ĐK do qui chế chuyển tiền độc lập cho các nhà đầu tư tại ĐK.

Một làn sóng mới mạnh mẽ từ TQ do từ ba ĐK nầy sẽ tạo thêm bất công kinh tế giửa nhà đầu tư trong ĐK và doanh nghiệp VN. Và tệ trang xã hội quá tồi tệ hiện sẽ gia tăng thêm do các casino đem tới.

4.Phối hợp cho một Phong trào thế giới chống “Thực dân Trung quốc”

*Trong phạm vi Việt Nam:

Về mục tiêu tranh đấu :Chống cho thuê 99 năm hay 70 năm đó là đúng. Nhưng có nhiều mặt khác của ĐK rất tai hại cần hiểu rõ thì lý do và lập luận cho việc phẩn đối ba ĐK vững vàng hơn và lâu dài hơn, dễ kết hợp hơn. Các điểm chánh yếu có thể nêu ra là: Lệ kinh tế TQ quá lớn. Tai hại của casino.Không chấp nhân cư dân TQ  du nhập bừa bãi và phi pháp. Tẩy chai hàng TQ. Chống phá cơ sở TQ , nhứt là công trình bị đỗ vỡ.

Phương thức đấu tranh: Các cuộc biểu tình lớn vừa qua rất có kết quả , cả trên bình diện quốc tế. Cần liên tục trong tương lai. Truyền thông trong nước cần phát ra đầy đủ và có sáng tạo , có ý nghĩa và phong phú. Huy động và vận động các tổ chức nghề nghiệp, tôn giáo, sinh viên , và nông dân chống đối dưới nhiều hình thức.

*Trên bình diện quốc tế.

Sự vận động cho “Phong trào quốc tế chống Thực dân TQ”.

Đã đến lúc thế giới cần ph61i hợp chống một loại Thực dân TQ nguy hiể hơn bất cứ loại đế quốc nào trước đây.Tôi nghi thế giới đã hiểu, nhưng những phản ứng chưa đủ mạnh. Mặt khác thi TQ biết khai thác các ưu thế của mình và nhu cầu các nước đang phát triển , nên TQ đã đạt một số thành công trên sách lược toàn cầu hóa của họ, tức là kiểu TQ.

Sách lược của TQ tiến tới trên toàn cầu bằng 4 mặt: Kinh tế , Chánh trị ngoại giao quốc tế, Quân sự khi cần và Khoa học kỹ thuật , cả Văn hóa.

Các bước:

Đã đến lúc thế giới phải thức tĩnh.  Phải ý thức về mối họa TQ

Hợp tác và đoàn kết giữa các quốc gia đang gặp tai họa từ TQ

Vận động các nước mạnh và có tôn trọng giá trị Tự do, Dân chủ và Nhân quyền

Các tổ chức đấu tranh của người Việt trong và ngoài nước sẽ là một trong những nước khởi dầu cho Phong trào.

Chắc chắn là có nhiều khó khăn. Bởi vì TQ nay khôn ngoan hơn và tiền bạc nhiều hơn.

Đây có thể coi như Phong trào quốc tế chống thực dân thuộc địa cũ hay Phong trào chống cộng

của những thập niên cũ.

Toàn bộ thế giới sẽ bị thay đỗi và nguy hiểm nếu TQ lên lảnh đạo thế giới nầy.

Chúng tôi muốn đóng góp một số ý kiến và dữ liệu với sự mong mõi và cảm động về sự dấn thân, những hy sinh cao quí của những người tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Bá Lộc  Cali, August 10- 2018

 

Vui cười

Ăn xong, khi đã lên xe đi được khá xa, bà vợ mới sực nhớ là mình quên cặp kính trên bàn ăn. Suốt quãng đường trở lại quán, ông chồng luôn mồm cằn nhằn tính hay quên của bà vợ.

Đến chỗ cũ, khi bà vợ tất tả chạy vào tìm kính, ông chồng dặn với theo:

– Bà nhớ cầm ra luôn cho tôi cả mũ lẫn ô nhé!

 

Hai cô nàng gập nhau tâm sự:

– Liên ơi, đáng lý ra tớ không nên lấy hắn. Hắn chẳng bảnh trai và nhất là ngu si đần độn. Tớ biết hắn lấy mình là vì tiền.

– Thế thì tại sao Loan biết hắn là ngu ?

 

Cô giáo: Tại sao em đi học trễ vậy ?

HT: Thưa cô hôm qua nhà em có đám giỗ.

Cô: Đám giỗ mắc mớ gì đi học trễ?

HT: Thưa cô tại… đám giỗ ăn thịt gà!

Cô (tức giận): Ăn thịt gà thì có gì đâu phải đi trễ?

HT: Thưa cô tại… gà hết gáy nên em ngủ quên ạ!

Đại nạn Trung Hoa: Trung Cộng bẫy nợ –  Trần Gia Phụng

Lịch sử cho thấy tất cả những cuộc xâm lăng quân sự mạnh mẽ của Trung Hoa vào Việt Nam đều thất bại. Đến đời Cộng sản cai trị Trung Hoa, Cộng sản đổi chiến lược, thực hiện kế hoạch tằm ăn dâu, rất thâm độc bằng cách giăng “bẫy nợ”, dùng viện trợ nhử bắt con mồi Cộng sản Việt Nam (CSVN).

1.- Hồ Chí Minh vào bẫy

Chiến tranh Việt Minh-Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946. Việt Minh Cộng sản thua chạy lên miền rừng núi, hay vào bưng biền. Đến năm 1949, đảng Cộng sản thành công ở Trung Hoa. Mao Trạch Đông (Mao Zedong) tuyên bố thành lập chế độ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) ngày 1-10-1949, thường được gọi là Trung Cộng, thủ đô là Bắc Kinh. Cuối năm 1949, Hồ Chí Minh cử hai đại diện là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina, 2000, tt. 13, 15.)

Lúc đó, Mao Trạch Đông cùng Châu Ân Lai (Zhou Enlai) qua Moscow vừa chúc mừng sinh nhật thứ 70 của Stalin, vừa thương thuyết. Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi), xử lý công việc bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Hoa (CSTH), cử La Quý Ba (Luo Guibo), uỷ viên trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa (CSTH) làm đại diện Trung Cộng bên cạnh đảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD).

Theo các tài liệu tuyên truyền của Trung Cộng, Trung Cộng mới thành lập (1-10-1949), đang còn nhiều khó khăn, chưa được các nước Tây phương thừa nhận, nhưng vì tinh thần và nghĩa vụ quốc tế vô sản, Trung Cộng hào phóng viện trợ không điều kiện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). (La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, đăng trong Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb. Lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, 2002, do Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Montreal: Tạp chí Truyền Thông, số 32 & 33, 2009, tr. 22.)

Đúng là lúc đó các nước Tây phương chưa thừa nhận Trung Cộng, nhưng Trung Cộng lại sẵn sàng thừa nhận và giúp đỡ VNDCCH không phải vì tinh thần và nghĩa vụ quốc tế CS, mà vì hai chủ đích riêng:

Thứ nhứt, lúc đó Trung Cộng chưa ổn định tình hình lục địa Trung Hoa, rất lo ngại Tưởng Giới Thạch nhờ các nước tư bản, nhứt là Hoa Kỳ và Pháp, giúp đỡ để lực lượng Quốc Dân Đảng quay trở lại tấn công Trung Cộng. Vì vậy, Trung Cộng nhận giúp đỡ Việt Minh để Vệt Minh giữ gìn an ninh vùng biên giới Hoa Việt ở phía nam Trung Cộng, làm vùng trái độn an toàn cho Trung Cộng. Mao Trạch Đông công khai xác nhận việc nầy trong một cuộc họp của trung ương đảng CSTH tháng 11-1950. (La Quý Ba, bđd, tr. 27.) Thứ hai là Trung Cộng giúp đỡ tối đa VNDCCH, để cho CSVN vay mượn càng nhiều càng tốt. Đến lúc cần, nếu VNDCCH không trả được nợ, thì Trung Cộng sẽ đòi cái khác để trừ nợ, như đất đai, hải đảo, nhứt là Trung Cộng dự tính sử dụng VNDCCH để mở đường xuống Đông Nam Á. Đây là một cách giăng bẫy nợ khá tinh vi mà trước đây những phú hộ giàu có ở nông thôn thường cho người nghèo vay nợ để o ép người nghèo phải đến ở đợ hoặc nạp con cái đến ở đợ mà trả nợ. Hồ Chí Minh đang trong cơn bối rối, bị Pháp đuổi chạy, gặp được sự giúp đỡ vô điều kiện, vội tự động lọt vào bẫy nợ của Trung Cộng.

Sau phái đoàn Lý Bích Sơn và Lưu Đức Thủy, đích thân Hồ Chí Minh bí mật qua Bắc Kinh cầu viện ngày 30-1-1950. Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai vẫn còn ở Liên Xô. Hồ Chí Minh làm kiểm điểm trước Lưu Thiếu Kỳ (Trần Đĩnh, Đèn cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 49.) Tại sao Hồ Chí Minh phải làm kiểm điểm với ngoại bang? Kiểm điểm với tư cách đại diện đảng CSĐD hay với tư cách chủ tịch nhà nước VNDCCH? Kểm điểm những gì? Hiện bản kiểm điểm nầy ở đâu? Cả hai đảng CS Việt và Tàu đề giữ kín việc nầy.

Tiếp đó, Lưu Thiếu Kỳ giúp Hồ Chí Minh đi tiếp qua Liên Xô. Hồ Chí Minh đến Moscow tối 6-2-1950. Bí thư thứ nhứt đảng CS Liên Xô là Joseph Stalin tiếp Hồ Chí Minh tại văn phòng làm việc, với sự có mặt của Malenkow, Molotow, Bulganin và Vương Gia Tường, đại sứ Trung Cộng tại Liên Xô. Stalin nói thẳng với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn… Trung Quốc ở sát Việt Nam, hiểu rõ tình hình Việt Nam hơn chúng tôi, kinh nghiệm đấu tranh của Trung Quốc càng có tác dụng làm gương đối với Việt Nam, giúp các đồng chí sẽ thuận tiện hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, trong Hồi ký những người trong cuộc…, bđd. tr. 45.).

Ngày 17-2-1950, Mao Trạch Đông, Châu Ân Lai rời Moscow trở về Bắc Kinh bằng xe hỏa. Hồ Chí Minh cùng đi theo chuyến tàu nầy. Trên đường đi, khi xe hỏa đến vùng biên giới Nga-Hoa, thì một hôm “đi đến toa xe của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh nói ngay bằng tiếng Trung Quốc: “Mao Chủ tịch, Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc.” (Trương Quảng Hoa, bđd. tr. 47.)

Sau chuyến đi cầu viện, tháng 4-1950 Hồ Chí Minh gởi đến Bắc Kinh danh mục xin viện trợ, đồng thời đề nghị CHNDTH lập một trường võ bị ở Trung Hoa để huấn luyện quân đội Việt Minh, gởi cố vấn quân sự sang giúp Việt Minh và xin giúp thêm quân nhu, quân cụ, súng ống. Từ đó, CHNDTH viện trợ tối đa cho VNDCCH đến nỗi theo Đặng Văn Việt, trung đoàn trưởng đầu tiên trung đoàn 174 bộ đội Việt Minh, thì “viện trợ quân sự, vũ khí đạn dược, vào như nước …” (Đặng Văn Việt, Người lính già Đặng Văn Việt, chiến sĩ đường số 4 anh hùng (hồi ức), TpHCM: Nxb. Trẻ, 2003, tr. 179.)

Từ đó, chẳng những viện trợ võ khí, quân nhu, viện trợ kinh tế, mà Trung Cộng còn gởi đoàn cố vấn chính trị và quân sự đông đảo, nói rằng qua giúp đỡ, nhưng thực tế là điều khiển những hoạt động của đảng CSĐD. Những chiến dịch chính trị như phong trào chỉnh huấn, rèn cán chỉnh cơ, rèn cán chỉnh quân, cải cách ruộng đất đều do cán bộ Trung Cộng chỉ huy. Những cuộc hành quân lớn nhỏ của Việt Minh Cộng sản cũng đều do sự điều động của quân ủy trung ương Trung Cộng ở Bắc Kinh.

Nhờ sự viện trợ dồi dào toàn diện của Trung Cộng mà lực lượng Việt Minh gượng lại được, bắt đầu chiến thắng trận Đông Khê năm 1950 do tướng Trung Cộng là Trần Canh (Chen Geng) chỉ huy, cho đến Trận Điện Biên Phủ năm 1954.

2.- Trung Cộng trừ nợ

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam hay hiệp định đình chiến Genève ngày 20-7-1954, chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Bắc Việt Nam thuộc VNDCCH do đảng Lao Động theo chủ nghĩa Cộng sản cai trị. Nam Việt Nam thuộc chính quyền Quốc Gia Việt Nam, đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955.

Theo hiệp định Genève, thì ngày 9-10-1954 là hạn chót cho những người muốn di tản khỏi Hà Nội, di cư vào Nam. Hôm sau, ngày 10-10-1954, quân đội CS vào tiếp thu Hà Nội. Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư bằng tàu thủy vào miền Nam, do CS tiếp thu ngày 13-5-1955. Ba ngày sau, toán lính Pháp cuối cùng rút lui khỏi đảo Cát Bà (Vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 16-5-1955. Sau ngày nầy, quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia Việt Nam hoàn toàn không còn ở đất Bắc. Từ nay, phần lãnh thổ và lãnh hải phía bắc vĩ tuyến 17 huộc quyền VNDCCH.

Về vấn đề lãnh hải vịnh Bắc Việt, sau khi Pháp bảo hộ Việt Nam năm 1884, Pháp thương thuyết với nhà Thanh bên Trung Hoa, và cùng nhà Thanh thỏa thuận ngày 2-6-1887 rằng quần đảo Bạch Long Vỹ (BLV) trong vịnh Hạ Long thuộc lãnh hải Việt Nam, tức thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Quần đảo BLV tuy nhỏ, diện tích tổng cộng khoảng 3 Km2, nhưng rất quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Về kinh tế, khu vực BLV có nhiều hải sản, nhứt là bào ngư, có giá trị dinh dưỡng cao mà người Việt Nam rất ưa thích. Hiện nay, người ta được biết đáy biển vùng nầy có nhiều tiềm năng về chất đốt chưa được khai thác. Về quốc phòng, BLV giữ vị trí chiến lược tiền tiêu để bảo vệ Bắc Việt. Pháp đặt một đơn vị hải quân ở đây, kiểm soát tàu bè đi lại trên vịnh Bắc Việt.

Năm 1949, khi Cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch di tản ra Đài Loan. Một số quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa chạy sang Bắc Việt Nam lánh nạn, được tập trung đưa đến làm việc ở các vùng quặng mỏ. Trong khi đó, ở ngoài vịnh Bắc Việt, quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa từ các hải đảo ở vùng Hải Nam chạy xuống, tràn vào quần đảo BLV, tiếp tục sinh sống nghể đánh bắt cá.

Sau năm 1954, quần đảo BLV thuộc chủ quyền của VNDCCH. Theo lời kể của học giả Dương Danh Dy trong cuộc phỏng vấn của đài BBC Tiếng Việt ngày 13-4-2010, thì: “Câu chuyện lịch sử là như thế này: tháng 10/1954, sau khi ký Hiệp định Geève, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó vẫn là của Việt Nam, nhưng do có một số khó khăn, và tôi cũng không rõ là thỏa thuận ở cấp nào nhưng có việc Việt Nam nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ. Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam. Hồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.” (Trích nguyên văn BBC Tiếng Việt ngày 13-4-2010.) Nguồn tin nầy được Talawas blog ngày 14-04-2010 thuật lại dựa theo tin của Đài BBC Tiếng Việt.

Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ Online ngày 24-05-2014, thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu về Biển Đông, nói hơi khác. Sau đây là nguyên văn lời thạc sĩ Hoàng Việt: “Rồi năm 1957, hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH.”

Ở đây có điểm khác nhau giữa hai học giả Dương Danh Dy và Hoàng Việt. Ông Dương Danh Dy nói rằng VNDCCH “nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ.” Ông Hoàng Hiệp thì cho rằng “hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ…”

Nếu theo lời kể ông Dương Danh Dy, câu hòi đặt ra là quân đội CSVN tự hào đã đánh thắng thực dân Pháp năm 1954, thì tại sao CSVN không đủ sức tiếp quản quần đảo BLV lúc đó “đã sạch bóng quân thù”, mà

CSVN phải nhờ Trung Cộng tiếp quản? Phải chăng ông Dy ăn nói tránh né một cách “ngoại giao”, vốn là nghể của ông?

Theo lời xác nhận của ông Hoàng Hiệp thì Trung Cộng đánh chiếm BLV năm 1957. Tuy nhiên, ông Hiep cũng như ông Dy không giải thích vì sao VNDCCH nhờ Trung Cộng tiếp quản, hoặc vì sao Trung Cộng đánh chiếm BLV? Và cả hai ông cũng không giải thích vì sao Trung Cộng trả BLV lại cho VNDCCH, trả lại không công hay trả lại có điều kiện, để đổi lấy cái gì? Có lẽ cả hai học giả lại cùng tránh né một vấn đề mà theo dân chúng vùng Hải Phòng kể lại, có thể khá tế nhị và nghiêm trọng.

Theo lời truyền khẩu của dân chúng địa phương, sau hiệp định Genève năm 1954, quần đảo BLV thuộc chủ quyền của VNDCCH. Tuy nhiên, Trung Cộng lấy cớ BLV có nhiều người gốc Hoa (chạy qua Việt Nam từ sau năm 1949), nên Trung Cộng ngang ngược nhận rằng BLV thuộc chủ quyền Trung Cộng và đánh chiếm BLV. Đây là hành vi thổ phỉ, cướp của (cướp đảo) để trừ nợ mà VNDCCH vay mượn Trung Cộng suốt thời gian từ 1949 đến 1954.

Nhà cầm quyền VNDCCH há miệng mắc quai, đành im tiếng và phải thương lượng với Trung Cộng, đưa đến sự thỏa thuận ngầm là Trung Cộng trả BLV cho VNDCCH, và đổi lại VNDCCH theo đòi hỏi của Trung Cộng, chịu nhượng bộ một điều gì đó mà hai bên không tiết lộ. Đảng CS tức đảng Lao Động thương thuyết và hứa hẹn riêng với đảng CSTH, nhưng bắt dân tộc VN phải gánh những hứa hẹn trao đổi của họ và trả nợ cho Trung Cộng. Dân chúng cho rằng để đổi lấy BLV, VNDCCH đồng ý nhượng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng, dầu lúc đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VNCH.

Cộng sản Việt Nam tưởng mình khôn, “bán da gấu” cho Tàu phù, dùng quần đảo Hoàng Sa để thế chấp trao đổi với Trung Cộng, vì Hoàng Sa ở phía nam vĩ tuyến 17, thuộc chủ quyền của VNCH, biết khi nào Cộng sản đánh chiếm được? Thực tế đây là tội phản quốc lớn lao vì không ai được quyền đem tài sản quốc gia để cá cược, dù đó là canh bạc bịp. Ngược lại Trung Cộng muốn tìm đường xuống Biển Đông, tính chuyện lâu dài, sẵn sàng chờ đợi thời cơ chiếm đoạt Hoàng Sa. (Người viết nghe được chuyện nầy tại Đà Nẵng do một bác sĩ gốc Hải Phòng kể lại. Bác sĩ nầy từ Bắc vào Nam làm việc sau năm 1975.)

Nguồn tin từ dân chúng cần được kiểm chứng lại, nhưng thực tế cho thấy nguồn tin nầy giúp làm rõ thêm nguồn tin của hai học giả Dương Danh Dy và Hoàng Việt đã công khai trên báo chí. Sự kiện BLV để lộ rõ ý đồ viện trợ của Trung Cộng cho CSVN là vừa được tiếng tương trợ xã hội chủ nghĩa, vừa bảo vệ biên giới phía nam của Trung Cộng, và nhứt là vừa tìm đường xuống Đông Nam Á.

Phải chăng từ tiền đề BLV đưa đến việc VNDCCH ký kết công hàm ngày 14-9-1958 về chuyện lãnh hải của Trung Cộng?

3.- Công hàm trả nợ ngày 14-8-958

Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận của mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Cộng, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) không phải là thành viên LHQ, nên không được mời tham dự hội nghị nầy.

Trước cuộc tranh cãi về hải phận, Mao Trạch Đông tuyên bố ngày 28-6-1958 với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005ccccc  tr. 426.) Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Cộng đưa ra bản tuyên cáo, nhắm mục đích lên tiếng xác định lập trường về hải phận của Trung Cộng là 12 hải lý, mà không gởi riêng cho nước nào. Trong bản tuyên cáo, điều 1 và điều 4 cố ý lập lại và khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Cộng và gọi theo tên Trung Cộng là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].

Điểm cần chú ý là Trung Cộng lúc đó (1958) chưa phải là thành viên LHQ và không thể dùng diễn đàn của LHQ để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên TC đơn phương đưa ra bản tuyên cáo nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Cộng. Vì vậy các nước khác không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên cáo của Trung Cộng, nhưng riêng VNDCCH lại sốt sắng đáp ứng ngay.

Sự quyết đoán ngang ngược của Trung Cộng, bất chấp chẳng những VNDCCH mà bất chấp cả VNCH và cả toàn thế giới về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà thủ tướng Trần Văn Hữu đã khẳng định tại hội nghị San Francsco năm 1951, phải chăng vì đã có sự thỏa thuận bí mật giữa Trung Cộng và VNDCCH sau vụ BLV hai năm trước đó?

Ngoài ra, sau khi đất nước bị chia hai, đảng Lao Động (tức đảng Cộng sản) cai trị ở Bắc Việt Nam tức VNDCCH, luôn luôn nuôi tham vọng đánh chiến Nam Việt Nam tức VNCH. Muốn đánh VNCH, thì VNDCCH cần được các nước CS viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Cộng. Vì vậy, khi Trung Cộng đơn phương đưa ra bản tuyên cáo về lãnh hải ngày 4-9-1958, thì VNDCCH “không gọi mà dạ”. Phạm Văn Đồng, thủ tướng VNDCCH, vâng lệnh Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động, vội vàng ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành tuyên cáo về hải phận của Trung Cộng. Xin ghi lại ở đây một lần nữa nội dung chính hai văn kiện xướng họa nầy, để mọi người đừng quên hành động phản quốc của đảng CSVN.

Tuyên cáo ngày 4-9-1958 của Trung Cộng về hải phận gồm 4 điều, trong đó điều 1 và điều 4 được phiên dịch như sau:

(Điều 1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

. . . . . . . . . . . . . .

(Điều 4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc…

(Nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm).

Công hàm ngày 14-9-1958, của VNDCCH do Phạm Văn Đồng, vâng lệnh Hồ Chí Minh và đảng CSVN,

tán thành tuyên cáo Trung Cộng tức tán thành hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”

Kết luận

Như thế, ngay từ đầu, từ khi Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh làm kiểm điểm và cầu viện, Trung Cộng đã hào phóng viện trợ cho VNDCCH chẳng phải tốt lành gì, mà cốt để gài bẫy nợ. “Cá cắn câu biết khi nào gỡ / Chim vào lồng biết thuở nào ra…”

Đến khi CSVN làm chủ Bắc Việt Nam sau năm 1954, Trung Cộng liền đánh chiếm quần đảo BLV để trừ nợ mà dân gian còn gọi là “xiết nợ hay siết nợ”. Lần nầy, Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN lại bí mật hứa hẹn thế chấp ngầm với Trung Cộng như thế nào, nên Trung Cộng mới chịu trả lại BLV cho VNDCCH. Vì vậy, khi Trung Cộng ra tuyên cáo ngày 4-9-1958 thì VNDCCH nhanh chóng gởi công hàm đáp ứng đúng theo yêu cầu trong bản tuyên cáo của Trung Cộng.

Tán thành và tôn trọng bản tuyên cáo ngày 4-9-1958 của Trung Cộng có nghĩa là VNDCCH công nhận quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, vốn của Việt Nam, thuộc chủ quyền Trung Cộng.

PHẢN QUỐC ĐẾN THẾ LÀ CÙNG!

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/07/ai-nan-trung-hoa-trung-cong-bay-no.html

 

Chai Xì dầu sắp rớt -Trump coi bộ cũng biết binh thư Tôn Tử – Nguyệt san Việt nam

Cuộc chiến thương mại giữa Trung Cộng và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, chưa có dấu hiệu ngưng lại, khiến Trung Cộng đang lâm vào cảnh “thập diện mai phục”, vì CS Tàu đã phạm sai lầm khi đánh giá đối thủ quá thấp trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Cho nên giới quan sát nước ngoài cho rằng, liên kết Mỹ – EU – Nhật sẽ làm thay đổi quy tắc và trật tự của thương mại toàn cầu; còn Trung Cộng sẽ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài hệ thống mậu dịch chủ yếu của thế giới.

Giới quan sát nước ngoài cho rằng, liên kết Mỹ – EU – Nhật sẽ làm thay đổi quy tắc và trật tự của thương mại toàn cầu; còn Trung Cộng sẽ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài hệ thống mậu dịch chủ yếu của thế giới.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Cộng ngày càng kịch liệt.

Cuộc chiến thương mại giữa Tàu và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, chưa có dấu hiệu ngưng lại cho dù xuất hiện tin đồn về sự tiếp xúc bí mật giữa hai bên nhằm đưa các quan chức quay trở lại bàn đàm phán.

Số liệu do Cục thống kê quốc gia Tàu cộng công bố hôm 31/7 cho thấy hoạt động mậu dịch tháng 7 đã bị giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên, phản ánh cục diện căng thẳng về thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Nhiều nhà kinh tế có cách nhìn tiêu cực về kinh tế Tàu cộng , cho rằng đang lâm vào cảnh “thập diện mai phục”. Liệu có phải chính phủ Trung Cộng đã phạm sai lầm khi nhìn nhận, đánh giá đối thủ trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ?

Trương Lâm:

Trung Cộng ngoài việc nhìn nhận, đánh giá sai về cá nhân Tổng thống Donald Trump, còn phán đoán sai lầm về quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU. Học giả Trương Lâm, nghiên cứu viên thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Bắc Kinh (Unirule Institute of Economics) – một “think tank” độc lập ở Trung Cộng – hôm 30/7 đã viết bài đăng trên nhật báo SCMP của tỷ phú Jack Ma, cho rằng: Bắc Kinh đã phạm phải “hai sai lầm sẽ khiến Tàu cộng phải trả cái giá thê thảm”.

Ông Trương Lâm viết, Trung Cộng ngoài việc nhìn nhận, đánh giá sai về cá nhân Tổng thống Donald Trump, còn phán đoán sai lầm về quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU.

Ông Trương Lâm viết, thứ nhất, chính phủ đã sai lầm khi cho rằng Donald Trump chỉ là nhà buôn thích hư trương thanh thế, Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại chẳng qua chỉ vì cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà thôi; nhưng thực tế, chiến lược quốc phòng của Mỹ đã chỉ rõ: Mỹ sẽ không dung thứ cho cách làm của Tàu cộng  trong mậu dịch và kinh tế nữa..

Sai lầm thứ hai mà Bắc Kinh phạm phải là “ảo tưởng và không thực tế khi muốn thiết lập mặt trận mậu dịch chung với EU để cùng liên kết chống lại Mỹ”.

Tàu cộng đã đánh giá sai lầm về cá nhân ông Trump

Thực ra hai vấn đề mà ông Trương Lâm nêu ra không phải mới. Thái độ của giới trong nước Mỹ mấy năm gần đây ngày càng trở nên cứng rắn với Trung Cộng, các giới đều nhất trí cao trong việc kiềm chế Trung Cộng. Thượng nghị sĩ Ted Yoho từng nói “quan hệ Mỹ – Trung đã chuyển từ cạnh tranh sang giai đoạn mới đối đầu”; các hoạt động ngoại giao của Trung Cộng cấp thiết đi tìm đồng minh đều bị EU cự tuyệt.

Về việc Trung Cộng có đánh giá sai tình hình hay không, nhà kinh tế Tần Vĩ Bình sống ở Mỹ lại có quan điểm hơi khác.

Ông nói: “Tôi cho rằng thời kỳ đầu thì có chút mơ hồ. Tàu cộng không biết ý đồ thực của Donald Trump thế nào; nhưng hồi tháng 5 Mỹ đã phái 7 đại biểu tới Bắc Kinh để “hạ chiến thư”, nói rõ cho Trung Cộng biết là (Mỹ) sẽ chơi rắn.

Cuộc hội đàm đó đã truyền đi tín hiệu mạnh mẽ, nếu Trung Cộng vẫn không hiểu (ý tứ của Mỹ) thì thật không thể hiểu nổi.

Tôi tin rằng, sau đó Trung Cộng đã biết rõ ý đồ của Mỹ, nhưng Tàu cộng bất lực, không có cách nào thay đổi được cục diện hiện nay”.

Ông bổ sung: CS Tàu cũng phạm sai lầm trong việc phán đoán tình hình trong nước hiện nay.

Nhà kinh tế Tần Vĩ Bình: CS Tàu phạm sai lầm trong việc phán đoán tình hình trong nước hiện nay.

Ông nói: “Theo cách nói của CS Tàu thì tổng thể nền kinh tế đang vận hành rất tốt, cho nên họ mới dám tiếp tục tiến hành các hoạt động ngoại giao.

Thực tế tình hình kinh tế Trung Cộng hiện nay rất xấu, lại thêm ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, có thể nói thời gian tới kinh tế Trung Cộng sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Tôi cho rằng không phải Trung Cộng tính toán sai, mà là họ đã đánh giá thấp ảnh hưởng do chiến tranh thương mại gây ra”.

Tuy người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng, bà Hoa Xuân Oánh từng bày tỏ: Trung Cộng lúc đầu “không muốn đánh, cũng không sợ đánh” cuộc chiến mậu dịch này; nhưng theo bài phân tích của ông Cao Thiện Văn, nhà kinh tế hàng đầu của Công ty chứng khoán Trung Cộng Essence Securities viết hồi tháng 5 thì có vẻ Trung Cộng đã không hề chuẩn bị tư tưởng cho một cuộc chiến tranh thương mại.

Liệu có phải Tàu cộng vì “khinh địch” mà “tính toán sai lầm” về con bài mà mình có trong va chạm mậu dịch với Mỹ chăng?

Ngày quan chức hai nước quay trở lại bàn đàm phán vẫn xa vời

Về vấn đề này, Giáo sư Chính trị học Hạ Minh ở trường Đại học The City College of New York đã tổng kết thành 4 điểm:

“Thứ nhất, Trung Cộng do nguyên nhân đạt kỳ tích kinh tế, dễ xuất hiện tinh thần kiêu ngạo, tự đại;

thứ hai, do vô tri, ngày nay đại bộ phận những người sống ở Trung Cộng trong ký ức không có chút khái niệm về khủng hoảng kinh tế;

thứ ba, bộ máy truyền thông của nhà nước Trung Cộng luôn tuyên truyền chúng ta (Tàu) tốt thế nào, còn họ (nước ngoài) xấu ra sao, hình thành sự ám thị tâm lý “Tàu cộng rất tốt” trong khi so sánh;

thứ tư, lãnh đạo Tàu cộng  “tự ngộ độc”, họ cho rằng mình rất tuyệt vời, tự nở mũi”.

Xét về tình hình hiện nay, cuộc tranh chấp mậu dịch giữa Mỹ và Tàu cộng sẽ ngày càng kịch liệt. Cuộc chiến tranh thương mại “đánh lâu dài” này sẽ gây ảnh hưởng thế nào tới kinh tế hai nước?

Rốt cuộc bên nào sẽ có lợi trong tình thế bế tắc hiện nay?

Theo ông Tần Vĩ Bình phân tích:

“Đối với Mỹ có giả thuyết ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát tiền tệ; còn đối với Trung Quốc thì phải đối phó với áp lực và thách thức lớn hơn Mỹ nhiều. Dân chúng Trung Cộng sẽ không chỉ đối mặt với vật giá leo thang mà còn thất nghiệp, xí nghiệp sụp đổ, vốn nước ngoài triệt thoái. Nếu thời gian kéo dài thêm, thậm chí có thể gây nên bất ổn xã hội”.

Giáo sư Hạ Minh cho rằng Tàu cộng đã thua trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ

Giáo sư Hạ Minh thì cho rằng: “Trung Cộng đã thua, không thể thắng được. Cuối cùng là xem kinh tế nước nào sẽ bị tổn hại lâu dài; trong tình thế hiện nay thì kinh tế Trung Cộng sẽ chịu thiệt hại lâu dài. Các nước đang phát triển hình thành quan hệ dựa vào các quốc gia phát triển, hệ thống quản lý toàn cầu về cơ bản vẫn do phương Tây chủ đạo”.

Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại

Sự liên kết giữa Mỹ, EU và Nhật sẽ gây nguy cơ Trung Cộng bị gạt ra ngoài cuộc chơi mậu dịch thế giới

Cục diện quốc tế đang trở nên biến ảo khó lường. Các thông tin mới cho thấy, tranh chấp mậu dịch giữa Mỹ và EU đã dần được tháo gỡ và đạt được hiệp định khung về “quan thuế zero (0)” trên một số lĩnh vực. Mỹ còn có kế hoạch khởi động đàm phán hiệp định mậu dịch tự do song phương với Nhật.

Giới quan sát nước ngoài cho rằng, liên kết Mỹ – EU – Nhật sẽ làm thay đổi quy tắc và trật tự của thương mại toàn cầu; còn Trung Cộng sẽ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài hệ thống mậu dịch chủ yếu của thế giới.

TC bị trúng kế “dương đông kích tây” của Trump, Trump làm bộ đánh cả EU, nên TC tưởng bở lớn tiếng đòi đánh USA, hy vọng thế giới sẽ đánh hội đồng USA. Không ngờ Trump miệng la làng nhưng bên trong đã cùng EU ngầm ký kết. Trump coi bộ cũng biết binh thư Tôn Tử.

https://nsvietnam.blogspot.com/2018/08/chai-xi-dau-sap-rot-trump-coi-bo-cung.html?m=0

Xin Chia Sẻ Chuyện Bực Mình: Những Dấu Hiệu Bán Nước Từ Chuyện Phúc Du (Đi LạyTàu) Đến Hà Zì Fù Ca Tụng Tiếng Tàu – Phan Van Song

Đầu tuần, đầu tháng, sao lắm chuyện bực mình!

Đầu tháng Tám, ngoài trời nóng như đỗ lửa, nên đành  ngồi trong văn phòng ôm cái máy trốn nóng.

– Bực mình, sốt ruột từ cả hai tháng qua, lo sợ, cảm thấy cuộc Cách Mạng Mùa Hè nầy, cũng như bao cuộc nổi dậy, xuống đường trong nước các năm tháng trước, sợ rồi sẽ không đi đến đâu. Lòng dân chưa hoàn toàn thống nhứt, hệ thống Đảng Cộng Sản vẫn một mặt kiểm soát chặt chẻ người dân, một mặt nuôi dưởng đám đảng viên. Tiền tài, của cải, địa vị cá nhơn lớn hơn tương lai vận mạng một Quốc gia, sanh tồn một dân tộc! Có người nói với tôi, ” biến thành công dân Tàu đâu có mất chất Việt Nam?”… Ở Pháp, ở Mỹ… chúng ta, con cái hậu duệ chúng ta đã thành công dân Tây, công dân Mỹ đâu có mất chất Việt và văn hóa Việt đâu? Ăn thua mình dạy dỗ tụi nó, ăn thua cộng đồng mình có đủ sức mạnh giữ lề, giữ lối, giữ nguồn giữ giống hay không thôi! Nghe muốn khùng luôn. Tôi từ giả bọn bạn nầy, gần xuống lỗ rồi, lựa bạn mà chơi, thằng nào theo Tàu, theo Cộng tui nghỉ chơi, gần chết rồi nương nương nhịn nhịn chả đi vào đâu! Từ nay thà ở nhà với cô vợ chứ chơi với mấy thằng cà chớn hổng chơi !

– Bực mình vì những chuyện động trời, mà sao người mình không biết mắc cở? Nào dân trong nước đang bị đàn áp! Nào dự luật Đặc khu bán nước! Nào luật An ninh mạng! Nào Đảng cầm quyền vẫn muôn năm đi sứ, mỗi mỗi việc phải chạy qua Beijing “khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca” xin xỏ nhận chỉ thị.

– Bực mình cái mồm của lão Thủ tướng Phúc, thì, đòi nhứt nhứt phải tất cả “phải Ma dzề in Việt Nam”, nhưng cái thân của lão Phúc (thì lại mỗi mỗi) Du sứ Tàu!

– Bực mình với những chuyện Phúc Du, thì hôm qua nhận được một bài viết do một anh bạn già Paris gởi hỏi ý kiến mình. Bài viết, xưa rồi, của tay nhà văn tự nhận nào là nhà bất đồng chánh kiến, nào là nhà dân chủ, tuy tên cúng cơm bố mẹ đặt hoàn toàn việt nam, nhưng lại lấy tên giả Tàu lai để viết bài, với tên ngòi viết (bút danh) thật kêu, thật cường điệu, việt hóa là Hà Sĩ Phu – Hei Xí Fù –  河士夫 (Kẻ Sĩ đất Hà ‘nội’), tuy lão nay ở Đà Lạt, ca tụng chữ Tàu. Chúng tôi xin phép được trích vài đoạn để quý bạn làm chứng cái bực mình của chúng tôi :

“Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt

Hà Sĩ Phu

” … Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình…..

– Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:

“Kinh doanh quần áo các loại – hoa quả thời vụ – tạp hóa tổng hợp”.

“Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.

Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm) …

– Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau: “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng…

Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…”sẽ ghi ra giấy thành各同志幹部政治, 幹部軍隊,  士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民 …, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng… »

– Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:

Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa” 獨權領導, 堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho!

Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治. Cũng toàn chữ Nho!”

(Ngưng trích)

Đọc xong tôi giận run cả người. Bài nầy tôi viết trong bực bội. Có lời gì khiếm nhã, xin quý bà con thông cảm.

Dĩ nhiên sau trên 1000 năm hoàn toàn bị đô hộ, và dù tuy được 1000 năm độc lập, nhưng vì các Vua Việt Nam ta lo mở mang bờ cỏi, cũng cố giòng họ, sợ chiến tranh, tiếp tục đi sứ, theo văn hóa Tàu và tiếp tục lẫn lộn Bắc Nam. Tuy 6 lần bị xâm lược, nhưng vì bị 1000 năm văn hóa Tàu từ trước, nên vẫn cứ xem Tàu «chỉ» là người anh em phía Bắc, không (dám) rõ ràng nghĩ hắn ta là Hán Tộc, một dân tộc khác, là khác hẳn với chúng ta là Việt tộc. Chỉ có Vua Quang Trung (thế kỷ thứ 18), người duy nhứt, là rõ ràng nhứt, dứt khoát nhứt. Vua Quang Trung tổ chức đưa chữ Nôm vào Văn Kiện Hành Chánh và có chương trình đòi lại Lưởng Quảng là hai tỉnh thuộc đất Đại Việt xưa của ta. Nhưng, chuyện chưa thành Ngài đã mất.

Nhà Nguyễn, quá nhu nhược, nhứt là bắt đầu Vua Minh Mạng và các con cháu đều là những vua quan được các quan chức Tống nho giáo dục nên là những tay phục tùng đắc lực nhứt của nền văn hóa Hán, điển hình là Vua Tự Đức, dám tự phụ hãnh diện là tay làm thơ làm phú Tàu, Tự Đức với tội phạm to lớn nhứt là đã làm mất nước Việt Nam !

Cái tội lớn nhứt là các quan lại hủ nho, suốt đời nầy đến đời khác không đủ Tình Yêu Nước để dứt bỏ văn hóa Tàu, bỏ hẳn chữ Nho, Nho Giáo, đi tìm một văn hóa, văn minh, truyền thống hoàn toàn việt nam, đi tìm một lối chữ viết hoàn toàn việt nam (như các trí thức quan lại Hàn quốc đã tìm ra chữ viết hàn hangul).

Thật vậy! Các quan lại Việt Nam hủ nho không đủ lòng Yêu Nước để đi tìm một sự độc lập về văn hóa, một độc lập về suy nghĩ, một độc lập về tư tưởng mà cứ bám riết vào cái văn hóa Khổng tử, Mạnh tử, gọi là Thánh Hiền của Tàu. Tại sao chỉ có Tàu mới có Thánh Hiền ? Ông bà Việt Nam ta không phải là Thánh Hiền sao ? Văn hóa đình làng với ông Bụt, Ông Thần cây Đa, ông Chìa Vôi… những tục những lệ làng không được xem là văn hóa thật việt nam ta sao? là văn hóa đúng mức Việt Nam ta sao? Y chang Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay không đủ lòng yêu nước để đi tìm một hướng đi hoàn toàn độc lập với Đảng Cộng Sản Tàu vậy!

Không phải người Việt chúng ta không có chữ riêng, ngôn ngữ riêng. Chúng ta có tiếng nói riêng, có cái phát biểu riêng. Ta nói Con Ngựa Trắng, Tàu nói Bạch Mã. Tàu nói ngược với ta. Ta để tỉnh từ sau danh từ, Tàu để trước. Như tiếng Pháp với tiếng Anh Pháp Cheval Blanc, Anh White Horse.

Bằng chứng, năm 771, khi Phùng Hưng, trong thời gian Việt Nam ta bị Nhà Đường của Tàu đô hộ, đã nổi dậy giành Độc lập, trong vòng 7 năm, cho một vùng đất Việt «đất Phong Châu – Ninh Bình ngày nay»!  Lên ngôi, tự xưng mình là «Bố Cái Đại Vương» – Bố và Cái đều hai từ ngữ hoàn toàn Việt Nam, Đại Vương mới là chữ Hán Việt.

Hà Sĩ Phu đã lầm tiếng nói và chữ viết. Dĩ nhiên vì Hán thuộc, dĩ nhiên vì bị đô hộ văn hóa người Việt ta lúc bấy giờ mượn cách viết của Tàu, dùng chữ Tàu, làm phương tiện truyền thông. Nhưng các quan dân việt của ta đều phát « âm việt » cả, vì vậy nên gọi là Hán Việt. Hán Viết là viết bằng chữ Hán nhưng phát âm Việt. Đó cũng là cái may mắn cho dân Việt vì vậy không bị mất giống, không bị diệt chủng.  Khi ta đọc tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức ta đều phát âm Pháp, Anh Đức chớ có phát âm Việt đâu ? Có chăng thì có cái giọng thôi. Chúng tôi có anh bạn người Huế nói tiếng Pháp, tiếng Anh gì, cũng với giọng huế. Có dịp tôi đọc cho bà con nghe!

Và dĩ nhiên, người Việt có tiếng nói riêng của người Việt. Cùng với Hán Việt, tiếng Việt giàu hơn tiếng Tàu, chúng ta có hai âm để chỉ một vật, ta đếm một hai ba … (chữ việt âm việt toàn việt), và ta cũng đếm nhứt, hay nhất, nhì tam … (chữ hán, âm hán việt) …Và do đó để viết chữ Việt thuần túy, tiền nhơn ta, những người yêu nước dùng chữ Nôm. Để phát biểu tư tưởng viết bằng âm việt ngữ, các tiền nhơn yêu nước chúng ta phải dùng một thủ thuật là phải cộng hai chữ hán, một chữ về nghĩa một chữ về thanh để biểu diển âm việt nam thuần… Thí dụ muốn nói Năm (năm tháng) phải công chữ niên (hán là năm) + với chữ hán ngũ (là số năm).

– Nhờ thế mà đại văn hào Tiên Điền Nguyễn Du viết được một bản trường ca Kim Vân Kiều bất hủ toàn bằng chữ Nôm. Thử đọc to để cảm hứng : Vì Thơ là một bài hát, với vần với âm, với nhịp, với cắt khoảng, với hơi thở, và ta phải đọc ta, phải ngâm, phải hò. Thơ không phải một bức tranh mà ta nhìn vào nét vẽ nét chữ!

« …Người lên ngựa, kẻ chia bào,

 Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

 Dặm hồng, bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh… ”

Tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều, tuyệt vời! Hồn thơ, hơi thơ hoàn toàn Việt. Có gì là chất Tàu đâu?

– Nhờ thế mà bà Đoàn Thị Điểm đã dịch được Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn từ Hán tự Đường Thi sang chữ Nôm với âm điệu hoàn toàn việt nam. Hãy đọc to, để nghe Bà tả tất cả những tâm sự ai oán của một người vợ thời chinh chiến

« …Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

 Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm giường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết giường bằng chẳng biết?

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!…»

Tàu đâu? Tàu ở chổ nào hởi ông Sĩ Phu đất Hà? Còn hỏi bao nhiêu chữ gốc tàu bao nhiêu chữ gốc việt? Người đọc tui không cần biết! Đối với tôi tất cả là việt! Như trong ngôn ngữ pháp, ngôn ngữ anh, bao nhiêu gốc la tinh, bao nhiêu gốc hy lạp.

– Nhờ thế mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương viết những bài thơ âm việt nhiều ẩn ý, rất việt tánh, đề đời:

 « …Hai Xe Hà Chàng Gát Hai Bên,

Thiếp Sợ Bí Thiếp Bèn Ngẩng Sĩ… ».  (Đánh Cờ). Tàu đâu?

– Nhờ thế mà đại văn hào Nguyễn Đình Chiểu cũng với chữ Nôm viết Truyện Dài bằng Thơ Nôm, Lục Vân Tiên, với tất cả âm điệu miền nam việt nam, với âm giai, điệu gió, thơ đọc như « kể chiện », kiểu nói bình dân của dân Nam kỳ Lục tỉnh.

«…Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa… »

Hay

« …Vân Tiên ghé lại bên đàng,

      Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…

         – Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang… »

Tàu đâu? Hán đâu? Hay là đúng dân Nam kỳ của chúng tôi!

Nhưng các quan lại hủ nho Việt ta, cứ khư khư bám vào cái chữ Tàu, bám vào cái văn hóa Khổng tử, sợ rằng sang chữ Nôm các lão sẽ mất ghế, mất danh tiếng, mất hiểu biết. Y chang đảng Cộng sản ngày mai ôm một lô « chữ nghĩa khẩu hiệu, lý thuyết cũng vì sợ mất ghế… mất Đảng, mất ăn nhậu… » Lại còn bày đặt ra những bằng cấp, ngành học, nào lý luận Mác Xít, nào Tư Tưởng Hồ Mao, nào chủ nghĩa Mác Lê… với các trường Đại Học chuyên ngành Cộng Sản, Trường Đảng, với những bằng cấp «to đùng» cường điệu : Tiến sĩ, phó Tiến sĩ, Giáo sư, phó giáo sư… Mẹ! Giáo sư là thấy dạy học. Nghề Thầy giáo, một ngày đi dạy cũng là Thầy giáo. Phó Thầy Giáo là cái gì? Dạy học nửa ngày hay sao?

Ngôn ngữ theo nghĩa Hán việt là tiếng nói (ngôn) Như vậy tiếng việt nam là tiếng nói, là nói tiếng Việt Nam. Tại sao Hàn Sĩ Phu lại dám bảo người việt đọc một câu giống như người tàu đọc được? Thử dùng một câu ngắn thôi;

Anh đi đâu? Nị hui pín tù? (Quảng Đông). Nói tiếng Quảng Đông, Cỏn Qwang Tung Hỏa. Sua Qwang Túng dù (Bắc Kinh).

Như vậy, về mặt ngôn ngữ, các âm điệu hoàn toàn không giống nhau. Còn nói về viết thì viết toàn bằng chữ Tàu giống nhau. Nhưng đó là cả xứ Tàu. Xứ Tàu là xứ duy nhứt có TiVi nói tiếngTàu có phụ đề hoa ngữ.

Các tiền nhơn ta không đủ sáng kiến và lòng yêu nước như người Đại Hàn và người Nhựt Bổn đặt ra chử viết riêng. Người Hàn còn hay hơn người Nhựt là đã tạo ra chữ viết hangul là một loại ký hiệu theo âm vần a b c… Ráp chử ráp vần như vần gốc latinh của chữ quốc ngữ việt nam ta ngày nay vậy!

Chúng ta có cái may mắn gặp các vị cố đạo giòng tên đã dùng ký âm a b c để tạo chữ quốc ngữ cho chúng ta ngày nay. Nhờ chữ quốc ngữ với ký âm a b c chúng ta đã dễ dàng truyền bá quốc ngữ và dẹp được nạn mù chữ và mở mang trí tuệ cho người dân việt nam. Các quốc gia dùng những ký hiệu khác như chữ Tàu, chữ ả rập, chữ ấn độ đều gặp những khó khăn. Vài quốc gia tân thời muốn dễ dàng giáo dục dẹp nạn mù chữ đã chuyển sang ký âm la tinh: Thổ Nhĩ Kỳ, Indônêsia, Mã lai Á…Tàu muôn dùng máy đánh chữ, hay internet đều phải qua dạng dùng ký âm latinh PinYin (bính âm) la tinh để dùng bàn phiếm.

Ấy là nói đến tiện lợi Còn nói về văn hóa! Chúng ta hình dáng giống Tàu, thêm bị văn hóa Tàu, chúng ta phải cảnh giác và chống Tàu hơn! Vì càng giống nhau, càng láng giềng nhau, chúng ta dễ bị chúng nó xâm chiếm. Dân Do Thái Hébreu và dân Ảrập đều là cùng một chủng tộc sémite, cùng văn hóa sémite. Cả hai đều chào mở đầu câu chuyện bằng Salem (Do Thái); Salam (Ả rập). Hai tay nầy thù nhau đến giết nhau. Tàu với Ta, bên Nị Hảo, bên Mạnh Giỏi thì thù nhau phải là cái chắc! Người Tàu chỉ tử tế khi người Tàu bị thất thế, tỵ nạn ở Việt Nam. Người anh em phương Bắc tỵ nạn miền Nam sẽ là những người phương Nam tốt Phan Thanh Giản, Mạc Cửu là những thí dụ.

Ít hàng nói hết, mong chia sẻ cùng quý bà con. Mất lòng ai thì đành chịu vậy! Tôi nhỏ lớn dân Nam kỳ thấy sao nói vậy! Thấy người đi nịnh Tàu, trong lúc Tàu đang hoành hành hống hách hùng hổ xâm chiếm nước ta, dân tộc Tàu đang diệt chủng dân tộc ta, mà người gọi là trí thức, tự nhận là sĩ phú đất Bắc Hà lại nịnh Tàu! Chịu không nổi! Và còn tên Phúc Du nữa! Đúng là Phúc Du 福 遊! Thôi ráng nhịn không nói tiếng Anh!

Quý bà con nào động lòng trắc ẩn vì có bà con người Hoa tui đây đôi lời xin lỗi.

Hồi Nhơn Sơn, giữa những ngày hè nóng bức

 

Khi Thượng đã bất chánh, thì Hạ phải bất tuân I – Phan Van Song

Hiến Pháp 1992 và cách sử dụng bất chánh của Nhà cầm quyền Việt Nam đang tạo Cuộc Cách Mang Bất tuân Dân Sự ngày nay

– Chiếc áo không làm thầy tu – L’habit ne fait pas le moine – (Tục ngữ dân gian)

A/ Thượng bất chánh: Áp dụng Luật tùy tiện, bất chánh

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 viết :

– Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả Nhà nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan Nhà Nước, biểu quyết khi Nhà Nước trưng cầu dân ý ’

– Thư tín điện thoại điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật

– Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa Án để có hiệu lực pháp luật’

Tôi đọc những điều trên đây không phải của một bản Hiến Pháp Đức, Pháp hay Mỹ hoặc của một nước tân tiến nào khác mà đó là những điều số 53, 73 và 72 của bản Hiến Pháp 1992 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Và bản Hiến Pháp Việt Nam cũng nói rất nhiều bảo đảm, nói rất nhiều về các quyền của công dân. Đìều số 74 : ‘Công dân có quyền khiếu nại, có quyền tố cáo với cơ quan Nhà Nước’.

Đó là nói về Hiến Pháp tức là muốn nói đến bộ luật cao nhứt nước, còn nói về Đảng ?

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu lên rằng: ‘ Đối với những vấn đề lớn và đặc biệt quan trọng của Đất nước cần có những hình thức thích hợp để nhơn dân có ý kiến và tham gia bàn luận bảo đảm để nhơn dân có thể thẳng thắn đóng góp. Khuyến khích trao đổi, tranh luận với tinh thần xây dựng về những vấn đề có ý kiến khác nhau, tránh chụp mũ áp đặt’.

Nhưng tại sao ở Việt Nam, lúc nào Đảng cũng sẳn sàng chụp cho cái mũ ‘phản’, cái mũ ‘chống’, cái mũ ‘phản động’, cái mũ ‘phản Đảng’, ‘phản chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, cụ thể như vừa qua, chỉ nói chuyện gần đây thôi :

– một Dự luật Đặc khu Kinh tế không thông qua ý kiến người công dân, nên người dân từ ngày 10 tháng 6 đã liên tục xuống đường biểu tình tỏ thái độ chống đối và Nhà Nước cho Công An đàn áp, trái với tinh thần tự do khiếu nại, tự do không đồng ý, tự do tham gia nêu trong Hiến Pháp 92.

– và tung ra một Luật An Ninh Mạng để kiểm soát thông tin, và truyền thông kiểm soát mạng internet, trái với những tuyên bố về tự do ngôn luận đã được nêu của Hiến Pháp 92 !

– vào tháng Giêng năm nay, 2018 trước Quốc Hội và đông đảo nhà báo, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Hà nội, người đứng đầu Nước và Nhà Nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu thẳng thừng, hăm dọa : ‘Những đảng viên nào đòi đa nguyên, đa đảng, trừ bỏ Xã hội Chủ nghĩa, đòi th ực hiện Tam quyền Phân lập là lạc hậu, bị tác động của bọn phản động, cần phải bị khai trừ ra khỏi Đảng’

– và cũng trong tháng 7 vừa qua nầy, cũng trong năm nay 2018, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Hà nội nhà ta Nguyễn Phú Trọng cũng điên tiết nghiến răng nhắc nhở : ‘ Những kẻ đòi dân chủ đa nguyên, từ bỏ Xã hội Chủ nghĩa, đòi Tam quyền Phân lập.. đều là bọn bất hảo (tóm lại, là gian manh, trộm cướp, lừa bịp, đĩ điếm, lưu manh)!

Thật là một sỉ nhục đối với các dân, quân, cán, chánh của Nhà Nước Việt Nam để tay Lãnh đạo một Đảng, dù là Đảng cầm quyền đi nữa, lớn tiếng, lớn họng, cửa quyền, hăm he, chưởi mắng những viên chức phục vụ Nhà Nước.

Mới tháng giêng Nguyễn Phú Trọng chỉ hù đuổi ra khỏi Đảng thôi, nhưng qua tháng 7, các quan, viên chức nói trên đã biến thành thành phần lưu manh, trộm cướp… bất hảo của một quốc gia ! Là ‘Đồ’ hết thuốc chửa phải vứt bỏ !

Ấy là chưa kể điều 80 của bộ Hình Sự dễ dàng ghép cho tất cả những ai có tư tưởng bàn luận khác với tư tưởng của chế độ, với cái tội ‘gián điệp’ chết người.

Thế là, năm xưa, Nguyễn Khắc Toàn một cựu chiến binh biến thành gián điệp.

Thế là Phạm Hoàng Sơn biến thành gián điệp khi dịch tài liệu ‘ Thế nào là Dân Chủ’ tên mạng Internet.

Rồi nào những Nguyễn Đan Quế, Phạm Quế Dương, rồi Trần Khuê, Nguyễn Vũ Bình… tất cả đêù là gián điệp. Gián điệp, gián điệp và gián điệp ! Gián đìệp mà quá ngu, quá dốt ! Gián điệp gì mà không giữ bí mật. Gián điệp gì mà lại ký tên thật.

Rồi đến các bloggers, như Điếu cày… rồi đến các nhạc sĩ như Việt Khang, ở tù vì làm nhạc yêu nước, ca bài chống Trung quốc xâm lược Việt Nam.

Và nay tất cả những ai đi biểu tình chống Trung Cộng, chống Luật Đặc Khu, chống Luật An Ninh cũng đã bị bắt, bị đánh đập,… bị ở tù… Và tin giờ chót, ngày hôm qua thứ năm 09 tháng 08, năm nay 2018, Huỳnh Thục Vy tại Buôn Hồ Tỉnh ĐặK Lắk!

Trong khi ấy thuyền ‘lạ’, ‘tàu lạ’, không dám nói là tàu thuyền Trung Cộng. xâm phạm lãnh hải, cấm không cho ngư dân Việt Nam ra khơi đánh cá làm ăn, thậm chí bắn chìm tàu ngư dân Việt Nam nhưng báo chí Đảng vẫn im thinh thích….Và nhiều chuyện nữa,

Chiếu Hiến Pháp 1992, ông dân Việt Nam có đủ mọi quyền công dân, hưởng đủ mọi nhơn quyền nhưng thực tế, tất cả những gì Nhà Nước KHÔNG ĐỒNG Ý là có tôi.

Tóm lại, tội lớn nhứt là tội không ĐỒNG Ý với Nhà Nước.

Thật là Hiến Pháp nói một, Nghị quyết Đảng cũng nói một, nhưng áp dụng thực tế lại là HAI.

Có phải đó là một ‘ sự cố’ (hay ‘trục trặc kỹ thuật’ nói theo định nghĩa của người mình) trong tinh thần Dân chủ của bản Hiến Pháp 1992 của nước Việt Nam Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa? Luật pháp trình bày đường lối Nhà nước Việt Nam, nhưng trên thực tế chỉ là một quầy bầy hàng chưng hình đẹp nhằm lừa bịp dư luận thế giới mà thôi.

 1/ Hiến Pháp và Nhà Nước Pháp Tri

Phải, từ ngày nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội bắt đầu áp dụng Chánh sách ‘ Đổi mới’ ( vào cuối năm 1986) đi song song với cởi mở kinh tế tư bản thị trường mà Hiến Pháp ngày 15-04-1992 đã chánh thức đề cao, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bắt đầu được dư luận thế giới chú ý và công nhận có tiến bộ trên mặt kinh doanh ( vì đã bỏ thế cô lập với các nước ngoài, và nhờ đó được giới tư bản âu mỹ giúp đở làm ăn).

Có tự do kinh tế nhưng không giải thoát cởi mở đường lối chánh trị. Tại sao?

Đây là nút thắt!

Chỉ vì SỢ, vì phải đề phòng, vì phải ngờ vực! Quá SỢ Dân, nên ngừa sự nỗi dậy của một số ngưới có suy nghĩ! có thắc mắc! SỢ gì? Sợ Mất Đảng!

Cũng do cái SỢ đó, nên Đảng Cộng Sản đương quyền và Nhà Nước, bèn tuyên bố thành lập một Nhà nước Pháp Quyền, mà các bạn Luật học quốc tế vội vã hấp tấp dịch ra là Etat de Droit (Theo từ ngữ Pháp). Thật là một sự ngộ nhận, sai lầm to!

Về mặt Luật Học, État de Droit, chúng tôi dịch là Nhà nước Pháp trị,

Pháp trị tức là cai trị, quản lý chánh quyền bằng Luật Pháp, tôn trọng những quy phạm, quy luật, tôn trọng các quyền làm Người của người dân, Nhơn quyền, chứ không bằng quyền lực do những thế lực của một đoàn thể chánh trị dùng sức mạnh áp đặt lên xã hội.

Pháp trị là một hệ thống pháp lý dân chủ để quản trị xã hội bằng những văn kiện Luật Pháp.

Trái lại, khi tuyên bố Nhà Nước Việt Nam là một Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, Nhà Nước Việt Nam đã đặt toàn bộ Luật Pháp dưới quyền lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng Sản. Họ đã cướp lấy quyền làm Luật của Nhà Nước tức là quyền của những công dân để làm những luật do họ tự đặt ra để cầm quyền. (Chẳng khác lúc xưa vào thế kỷ thứ XVI, ông Vua Louis thứ XIV trong chế độ Quân chủ độc tài đã tuyên bố ‘ Nhà Nước là ta, Luật là ta’ – L’État c’est moi, le Droit, c’est moi)

Khi họ tuyên bố ‘bản Hiến Pháp Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực Pháp lý cao nhứt. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến Pháp (Điều 146).

Thế nhưng Đìều 4 cũng của Hiến Pháp nầy lại tuyên bố rằng ‘…Đảng CS VN theo chủ nghĩa Mác Lê Nin là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.’ Với một Điều 4 như thế kia thì Nhà nước Pháp Trị không thể xây dựng được, vì Nhà Nước phải tuân lệnh Đảng.

Vị Chủ tịch Nhà Nước, mặc dù là người giữ chức vụ tối cao, đứng đầu Nhà Nước, cũng phải vâng theo quyền chỉ huy của Đảng. Nhà nước Pháp Quyền do nhà cầm quyền Hà Nội tuyên bố chỉ là Nhà nước xử dụng quyền lực của Đảng Cộng sản cầm quyền, như vậy Pháp Quyền phải được hiểu là Đảng Quyền.

2/ Hiến Pháp và Dân Chủ?

– Điều 2 của Hiến Pháp 1992 cho biết rằng Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Dân, vì Dân (và do Dân) (chiếu lời tuyên bố của ông Abraham Lincoln, nhà ái quốc Huêkỳ vào thời lập quốc của nước ấy và cũng là một tổng thống của nước ấy?).

– Nhưng khi Điều 4 cũng của bản Hiến Pháp ấy tuyên bố : ‘…. Đảng Cộng Sản VN là lực lượng lãnh đạo’ đã huỷ bỏ ngay nguyên tắc của Điều 2 và Nhà Nước của Dân. vì Nhà nước đã bị đặt dưới quyền điều khiển của Đảng, và dân không có quyền kiểm soát Nhà nước.

Như vậy dân tộc Việt Nam có chủ quyền trong khuôn khổ của bản Hiến Pháp 1992 hay không ? Dỉ nhiên là không.

Vì nếu Hiến Pháp 92 nêu cao chủ quyền Nhà Nước (Những Điều số 1 và số 2) thì Nhà Nước lại đặt dưới quyền chủ quyền của Đảng Cộng Sản (Điều 4).

Sau khi dẫn chứng bằng những điều lệ văn bản, chúng ta thử nhìn xem những vụ giam giữ dẫn đến ‘vi phạm nhơn quyền’. Nhớ năm xưa, Ông Vũ Chí Công, đại sứ của Hà nội tại Úc, tháng giêng năm 2001, đã giải thích cho một dân biểu nước nầy đại ý rằng ‘chiếu Hiến Pháp 1992, mọi công dân Việt Nam của chế độ Hà nội, dù theo hay không theo một tôn giáo nào, đều được hưởng các quyền công dân của mình. Tuy nhiên phải tôn trọng luật pháp quốc gia.. vì vậy, ở Việt Nam, không có đàn áp tôn giáo, chỉ có những giam giữ những cá nhơn có hành vi bất hợp pháp thôi’ ! Một ông Thủ Tướng của Việt Nam Cộng Sản xưa kia, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã tuyên bố rằng ở Việt Nam ngày nay (thời của ông Phan Văn Khải) không có tù nhơn chánh trị ! Nếu có những tu sĩ bị giam là tại họ đã vi phạm luật pháp Việt Nam thế thôi ! (hình sự). Cũng thời gian ấy, người ta cũng đọc thấy trên báo Times Asia, ấn bản ngày 23-1-2002, trong khuôn khổ một cuộc phỏng vấn của ký giả Katy Jonhson, câu trả lời rất đơn giản và chắc nịch của Tổng Bí thơ Nông Đức Mạnh rằng ‘Ở Việt Nam Không có tù nhơn chánh trị, không ai bị bắt giữ, không ai bị bỏ tù vì lời phát biểu hay quan điểm của mình cả’. Tóm lại, theo Nông Đức Mạnh, tức là trên quan điểm chánh thức, ở Việt Nam dứt khoác là không có vi phạm Nhơn quyền.

Do đó, chúng ta tạm kết luận rằng:

Vì những hành vi của Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội bị dư luận thế giới coi là phi pháp, vì tính chất vi phạm nhơn quyền của chúng, thì Nhà cầm quyền Hà nội lại bố trí pháp luật của mình để hợp pháp hóa chúng bằng cách quay lại phi pháp hóa nhơn quyền của những nạn nhơn.

3/ Hiến Pháp và (Vi phạm) Nhơn Quyền

Tình trạng vi phạm Nhơn quyền tại Việt Nam ta ngày nay thì ai ai cũng biết rồi. Nhưng chúng ta có thể tóm tắt lại vi phạm Nhơn Quyền là sản phẩm tất nhiên giữa chánh trị nội bộ một quốc gia và công pháp quốc tế. Lúc xưa, khi Hà nội đóng cửa hay khối Cộng Sản nói chung đóng cửa thì không ai nói đến vi phạm Nhơn quyền. Nhưng vì ngày nay khi đã chấp thuận mở cửa, thì mới nghe nói đến vi phạm Nhơn quyền ở Việt Nam.

Chính vì thế, cho nên Hà nội, để áp đặt độc quyền cai trị của mình, có thể tự cho mình quyền định nghĩa lại khái niệm vi phạm Nhơn quyền, bằng cách

– bên ngoài công bố Hiến Pháp, làm mặt hàng phô trương Nhơn quyền hình thức rập khuôn theo qui phạm quốc tế.

– nhưng bên trong, dùng luật thực định – droit positif (Nhà nước Pháp quyền mà !) rút hết Nhơn quyền nội dung, căn bản, để tạo ra một môi trường xã hội thực tế phi nhơn quyền-phi dân chủ.

Mỗi khi bị chỉ trích đàn áp nhơn quyền, nhà cầm quyền Hà nội lập tức viện dẫn Hiến Pháp và Pháp luật hiện hành để chống cải rằng không có đàn áp nhơn quyền mà chỉ áp dụng pháp luật.

Tóm lại, Hiến Pháp và Pháp luật ấy là tấm bình phong che dấu đàn áp Nhơn quyền của chế độ Cộng Sản Hà nội.

Hay nói một cách tổng quát Hiến Pháp và Luật pháp ấy là nguồn gốc của chánh sách nhơn quyền mà thưc chất là đàn áp. Nếu được diển tả theo ngôn ngữ Luật học với chỉ trích nầy phải nói THẬT rằng ‘Nhà cầm quyền Hà nội đã có nhiều hành vi trái luật quốc tế về Nhơn quyền.’

Thứ nhứt Hiến Pháp 1992 đã dành một chương, Chương V với 32 điều để quy định lại các Nhơn quyền mà Hiến chương Quốc tế về Nhơn quyền đã xác định.

Nhà cầm quyền Hà nội phải có nghĩa vụ hội nhập một cách trung thực vào luật quốc gia, nhưng lại bị họ xào nấu lại để trở thành một nội dung mới, trái ngược hẳn với nội dung của nguyên bản.

Tất cả những Quyền tự nhiên khi con người sanh ra đã có, mà Hiến Chương Quốc tế tuyên cáo và biến thành hệ thống, đêù biến dạng ở Việt Nam để nhường chổ cho những Nhơn quyền mới, nay đổi thành quyền của ‘công dân’, nghĩa là không phải quyền của con người – của mỗi người riêng biệt nữa – mà là quyền của con người thuộc chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hoàn toàn do Hiến Pháp và Luật quy định, (chiếu điều 50 của Hiến Pháp 1992)!

Tóm lại, chế độ ban cho quyền nào, nhiều hay ít, giả hay thật, tạm thời hay vĩnh viễn v.v… tất cả đêù tùy thuộc vào chế độ và đêù phải chịu điều kiện của chế độ gọi là ‘nghĩa vụ’.

 Để Kết Luận :

Xin nhắc lại Nghị quyết Đảng và lời Tổng Bí Thơ cũng vào tháng Giêng năm 2018 rằng:

– Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau

– Đối với những vấn đề lớn và đăc biệt quan trọng của đất nước, cần có những hình thức thích hợp để nhơn dân thẳng thắng bày tỏ được ý kiến bảo đảm để nhơn dân có thể thẳng thắn bày tỏ được ý kiến đóng góp. Khuyến khích trao đổi, tranh luận với tinh thần xây dựng về những vấn đề có ý kiến khác nhau, tránh chụp mũ áp đặt

– Chúng ta cần làm rất nhiều để các điểm tương đồng ngày càng được phát huy và nhân lên, những điểm còn khác nhau càng ngày càng được giảm thiểu (ngưng trích)

– Lời nói phải đi đôi với việc làm. Pháp trị tức Luật trị là tinh thần pháp luật trong Hiến pháp phải được tôn trọng.

– Có tôn trọng tinh thần pháp luật hiến định mới gọi là Pháp trị.

– Phải trả lại cho người dân những quyền tự nhiên của con người, một bản Hiến Pháp dân chủ phải nêu cao sự tôn trọng Nhơn quyền.

– Quyền con người là của con người không ai ban cho họ cả.

– Hãy trả lại cho họ, không thì một ngày nào đó họ sẽ nổi dậy và lấy lại tất cả những quyền của họ.

Tháng 7 2003

Cập nhựt lại tháng 08 2018 vì đã15 năm rồi, vẫn còn thời sự

 

Thượng bất chánh thì Hạ phải bất tuân: Bài 2

Hiến Pháp 1992 và cách sử dụng bất chánh Nhà cầm quyền Việt Nam đang tạo Cuộc Cách Mang Bất tuân Dân Sự ngày nay

À force de tirer, on finit par faire mouche – Bắn hoài có ngày cũng trúng – (Tục ngữ dân gian)

B/ Hạ phải bất tuân:

1/ Dân chủ & Nhơn quyền? Những quan niệm ngoại lai?

Trong những bài viết trước, chúng tôi luôn luôn đề nghị người công dân Việt Nam phải thôi thúc bắt buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng Dân chủ và Nhơn quyền. Chúng tôi, sau bài viết cũng những được vài phản biện cho rằng Dân chủ và Nhơn quyền là những quan niệm mới lạ du nhập từ Âu Tây và Thiên Chúa Giáo từ đầu thế kỷ XX. Truyền thống gia đình và văn hóa Khổng tử không nói đến Dân chủ, không nói đến Nhơn quyền. Mà chỉ nói đến Bổn phận, Bổn phận Vua, Bổn phận Dân, Bổn phận con người: Quân Sư  Phụ; Bổn phận thân làm trai: Trung Hiếu; Bổn phận thân gái: Tứ Đức Tam Tòng. Một lần nữa, xin phép quý thân hữu cho chúng tôi trích lại vài đoạn trong một bài viết cũ của chúng tôi về Nhơn quyền dưới hai chánh thể, xưa cũ thời Quân chủ và tân thời thời Quốc gia và thời Cộng Hòa:

– «Nhơn quyền và Dân chủ ở Việt Nam dưới thời Quân chủ: Việt Nam chắc chắn cũng phải có một lịch sử Nhơn quyền Dân chủ lâu đời. Nhưng không giống phương Tây. Trong ngôn ngữ chánh trị Việt Nam trước đây không có những từ ngữ như Nhơn quyền, Dân chủ. Mãi đến thế kỷ thứ XIV những từ ngữ này từ Tây phương du nhập qua Nhựt Bổn rồi vào Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là vào thời ấy ở Việt Nam người dân không được sống xứng đáng với địa vị con người và những quyền lợi của mình đã không được chánh quyền tôn trọng. Xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ đã được tổ chức theo cơ cấu nhà vua ngự trị trên cao, còn thứ dân chiếm địa vị thấp nhứt. Mỗi người có riêng bổn phận phải chu toàn. Vậy khi nhà vua làm tròn bổn phận của nhà vua thì tự nhiên  toàn dân hưởng được những phúc lợi, đại để  phù hợp với những điều mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn quyền hay Dân chủ. Bổn phận của nhà Vua còn được gọi là Thiên mệnh. Còn dân chúng là nền tảng xã hội, hay dân bản. Khi nền tảng vững chắc thì quốc gia yên ổn, vững bền … Bởi ý Dân là ý Trời – Vox Populi Vox Dei ! Nếu nhà Vua không làm tròn bổn phận của mình đối với dân, mà còn tàn bạo đối với dân chúng thì lập tức, Trời sẽ theo ý dân mà thu hồi Thiên mênh.»….

«Nhơn quyền Dân chủ dưới thời Quân chủ cực thạnh ở Việt Nam còn được nới rộng đến quyền chánh trị. Người dân nhờ tài đức, văn hóa, đều có thể tham gia chánh quyền qua các cuộc thi tuyển thường được tổ chức rất công bình…Về mặt luật pháp, các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa đều quan tâm đến việc bảo đảm cho dân chúng có một xã hội công bằng, lấy đạo đức làm nền tảng. Hai bộ Luật còn được sử dụng cho đến thập niên 1970 – thời Việt Nam Cộng hòa chúng ta, dĩ nhiên với những cải tiến, đó là “Quốc Triều Hình Luật” và “Hoàng Việt Luật lệ”  xem là rất tiến bộ so với một số quốc gia phương Tây ngày nay. … Về kinh tế xã hội, chế độ Quân chủ Việt Nam quan tâm bảo đảm cho mỗi người dân có được một đời sống tối thiểu bằng cách cấp phát cho mỗi người một phần đất để tự mưu sanh – khác chi Luật Người cày có ruộng của Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa ta? Và quên sao chương trình Cải Cách Ruộng Đất của Việt Cộng đã gieo tan tóc cho bao gia đình tại Miền Bắc Việt Nam những năm 1955/56? Việc cấp phát này được xét lại mỗi bốn năm. Về sau, việc xét lại theo mười năm một lần. Nhà Nguyễn còn nghiên cứu trưng tập các tư điền của nhà giàu lớn, lấy 3/10 diện tích để xung vào công điền cấp phát cho cô nhi quả phụ thương phế binh….

Nói tóm lại, dưới thời  Quân chủ cực thạnh ở Việt Nam, người dân tương đối, đều được hưởng khá đầy đủ các quyền lợi mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn Quyền.

Và Dân chủ và Nhơn quyền ở thời dưới thời Quốc gia và Cộng Hòa ta ?: Suốt từ 1949 đến 1975, trãi suốt ba thời kỳ : Quốc gia Việt Nam, Đệ Nhứt hay Đệ Nhị Cộng hòa ; từ ban sơ, vừa lấy lại chủ quyền từ tay thuộc địa Pháp, qua đến những thời gian phôi thai tập tững, vừa xây dựng một quốc gia tân thời, tự do, tiên tiến, vừa phải luôn luôn chiến đấu giữ nước, đương đầu với giặc Cộng Sản ngoại lai, trong một môi trường chánh trị chưa trưởng thành, nhưng, luôn luôn vẫn giữ được cung cách và đạo đức nhơn bản, tôn trọng những quyền dân chủ căn bản, nhơn quyền và phẩm  của mọi công dân Việt Nam. Từ 1949 đến 1975, Dân chủ và Nhơn quyền vẫn luôn luôn được tôn trọng. Tuy ở trong thể chế một Việt Nam hoàn toàn trong tình trạng chiến tranh… Nhơn quyền vẫn được tôn trọng, Dân chủ vẫn được tôn trọng, tiếng nói phản khán vẫn được tôn trọng… Một chế độ dân chủ tự do nhơn bản, biết tôn trọng nhơn quyền, đó là một hãnh diện của con người Việt Nam quốc gia, nhơn bản tử tế, đầy tình người! Vì đó là nhơn cách của người Đại Việt hào hùng, của người Đại Việt với một nền văn hóa nhơn bản.

2/ Ý thức hệ ngoại lai Cộng Sản:

Cộng Sản Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản quốc tế đã đưa dân tộc Việt tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng trước Hán hoạ.

Trên 70 năm cầm quyền Miền Bắc, trên 40 năm càm quyền toàn xứ, Việt Nam vẫn là một quốc gia tụt hậu chậm tiến, đứng vào những hạng cuối bên cạnh những con Rồng Đông Nam Á, dù được thiên nhiên đãi ngộ nhiều lần hơn. Một Tổng Sản Lượng quốc gia đầu người lèo tèo vài ngàn dollars một năm, không một sáng kiến kỹ nghệ, không làm được một cái đinh một con ốc, cây đòn ruyền thống vẫn là dụng cụ chuyên chở cá nhơn. Sức người vẫn là chánh! Khẩu hiệu “Với sức người sỏi đá biến thành cơm”. Do đó vì không xây dựng được công nghiệp, vì không xây dựng đưôc sáng kiến, nên bán của gia phả, bán đất tổ tiên, bán gia tài tổ quốc… Đảng Cộng Sản Việt Nam, không tôn trọng Dân chủ, không hỏi Ý kiến dân, kgông tôn trọng Nhơn quền, quyền tư hữu của người dân… Bán đất, bán Biển, cho ngoại bang, và nguy hiểm cho tên xâm lược láng giềng Tàu đã 4 Bắc thuộc, lần, bao nhiêu lần xâm lăng tán phá đất nước quê nhà Đại Việt!

Cuộc Cách Mạng Cần thiết vì sanh tồn vì tương lai dân tộc:

Do đó: Từ ngày 10 tháng 06 của năm 2018, đã bắt đầu, bằng những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động. Đây là khởi đầu của Cuộc Tổng Nổi Dậy, thoạt đầu chỉ của một số đông đồng bào Việt Nam và trong tương lai hy vọng sẽ của toàn thể người dân Việt Nam ta, se tạo thành làn sóng, làm thành “Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam” chống Tàu diệt Việt Cộng lấy lại Độc Lập và Tự Chủ cho Đất Nước Việt, Tự Do va Quyền Tự Quyết cho Việt tộc!

Cùng với người bạn đồng tâm Mai Thanh Truyết, chúng tôi góp ý kêu gọi:

Đã hết giờ rồi ! Bỏ đi những phân tích, bỏ những xin xỏ, nhờ vã ngoại nhơn, nào Ông Trump, nào các lãnh tụ các quốc gia, khi Úc châu, lúc Liên Âu … ! Không ai thương người Việt bằng người Việt ! Không ai giúp người Việt bằng người Việt !

Hãy vứt đi những tuyên ngôn, tuyên cáo, kiến nghị … Nhứt định « Không nói chuyện với Tàu ! Không nói chuyện với Việt Cộng!

Trong lúc bà con trong nước đang chịu đựng sự đàn áp dã man của Cộng Sản Việt Nam với sự tiếp tay của quân lính Tàu Cộng, trong lúc máu đã đổ khắp nơi bởi bạo quyền, chúng ta, những người con Việt hải ngoại phải gánh chung phần trách nhiệm và bổn phận đối với Đất Nước với bà con ở trong nước.

Hải ngoại : Hãy và Phải

– Đóng góp tài chánh (xuyên qua cá nhân hay đoàn thể tin tưởng chứ không qua trung gian hay ngân hàng Việt Cộng) để hỗ trợ bà con trong nước một cách cụ thể : mua nước lương thực, giúp đỡ người bị thương v.v…

– Viết truyền đơn để đi gặp các bạn bè đoàn thể tại địa phương với ngôn ngữ địa phương, để cắt nghĩa cuộc đấu tranh tại Việt Nam và nhờ họ giúp mình bằng: –  Cùng chúng ta Boycott, tẩy chay hàng hóa, lương thực Made in China, Made in Vietnam!

Trong nước : Hãy và Phải

– tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Cách Mạng bằng Bất Tuân Dân Sự : đình công, không trả tiền lộ phí BOT, đốt Chợ,… biểu tình kẹt xe, nghẽn đường phố, biểu tình chạy, tụ tập ngắn hạn đủ gây rối xong tan hàng, chạy sang tụ tập chỗ khác … như hồi vừa mất nước thua trận, tụ tập chợ trời Chợ Cũ hay chợ Trương Minh Giảng vậy! Hay, nếu liều lĩnh hơn, chịu chơi hơn… sắp hàng trước các trụ sở Công An đòi… vào tù. Công Sản dám nhốt hết toàn thể quần chúng không?

– Chúng ta thử hình dung: công nhơn sở rác Hà Nội và Sài Gòn ngưng hốt rác! Công nhơn ở các công ty điện nước, … và cả cây xăng … đồng loạt đình công

– Người dân buôn thúng bàn bưng đình công không nhóm chợ.

– Nhơn viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sanh… ngưng việc

– Sanh viên và học sanh cùng thầy giáo đồng loạt không đến trường, không đến lớp, …

– Vận động các cơ quan hành chánh nơi quý vị cư trú cho họ hiểu rõ tình trạng đàn áp và bán nước của Đảng Cộng Sản – Địch Vận, kéo họ trở về với dân tộc, với lẽ phải… với Nước với Dân!

Dứt khoát không gởi tiền về Việt Nam, không du lịch Việt Nam:

Cộng Sản Hà nội đang khủng hoảng về tài chánh do kinh tế kiệt quệ. Nhiều nơi không có tiền trả lương cho công nhơn viên chức, thậm chí công an cũng không có lương như tình trạng ở Bà Rịa.

– Và thử hè nầy không về du lịch Việt Nam ! Hay về tham gia biểu tình, nên nhớ gởi Thông Hành cho Sứ quán của quốc tịch mình. Tạo thế khó ngoại giao! Đừng sợ bị bắt! Bị bắt sẽ gieo dư luận qucố tế, tạo thuận lợi cho việc phản khán ở Việt Nam!

Mỗi một sự kiện đều sẽ là một ngòi nổ chấm dứt độc tài tập thể của Cộng Sản tại Việt Nam.

3/ Gene Sharp và Bất tuân Dân Sự

Dân chúng Việt Nam và các nhà dân chủ Việt Nam (và Trung Cộng) cũng nên tham khảo trên mạng cuốn sách, vỏn vẹn, ngắn gọn với 93 trang, sẳn sàng cho sao chép  (download) và đã được phiên dịch trên 24 ngôn ngữ  :

“Từ Độc tài đến Dân chủ. Một khung khái niệm thực tiển cho một cuộc giải phóng”

(De la dictature à la démocratie. Un cadre conceptuel pour la libération –

From dictatorship to democracy. A conceptual framework for liberation)

của Tiến sĩ Gene Sharp, 82 tuổi, Giáo sư Danh dự về Khoa Học Chánh trị của Đại Học Massashusetts Dartmouth, Huê Kỳ (Professor Emeritus of political science) viết năm 1993, theo lời yêu cầu của các nhà đấu tranh dân chủ Miến điện. Cuốn sách nầy  nay đã biến thành  là  cuốn chỉ nam cho các cuộc đấu tranh dân chủ và giải phóng bất bạo động chống các chế độ độc tài từ hơn cả chục năm nay trên toàn thế giới từ Burma, Bosnia, Estonia hay Zimbabwe,Tunisia hay Ai Cập, Lybia, Syrie, Yémen …. Luật sư Nguyễn Văn Đài vì đã dịch cuốn sách nầy nên đã bị bắt và vào tù vì tôi « chống phá Nhà nước XHCN ». Tại Mạc Tư Khoa (Liên Bang Nga), một nhà văn đã muốn dịch và xuất bản một bản bằng tiếng Nga liền bị Công an Liên Bang Nga FSB, hậu thân của KGB Liên Xô, viếng thăm. Bản dịch liền bị tịch thu, nhưng một bản dịch khác bằng tiếng Nga vẫn được xuất bản ở ngoại quốc. Hai nhà sách lớn ở Mạc tư Khoa có bài bán bản dịch nầy tự nhiện bị hoả hoạn cháy rụi. Nói như vậy để chứng minh rằng cuốn sách nầy hiện là một cơn ác mộng cho các nhà độc tài trên thế giới.

Thay Lời Kết:

Các nhà dân chủ, các nhà đối kháng, thường dân, viên chức nhà cầm quyền, đảng viên, hay cựu đảng viên, tại chức hay hưu trí, quân nhơn, giáo chức, … nếu THẬT LÒNG, THẬT DẠ là các người yêu nước, yên dân tộc, hiện còn trong nước và hay đã ngụ ngoài nước Việt Nam, hãy mạnh dạn ủng hộ, tiếp tay cùng người xuống đường biểu tình!

Nếu chúng ta không có chung một nguyện vọng, nếu chúng ta không chia sẻ cùng chung một quyền lợi, nếu giả thử chúng ta không cùng chung một ý thức hệ, một quan niệm xã hội kinh tế, tôi tư bản, anh xã hôi, tôi tư hữu, anh cộng đồng đi nữa…?

THÌ, ngày nay trước hiểm họa HÁN HÓA chúng ta PHẢI có chung một chí hướng là lòng ái quốc!  Chúng ta quyết tâm không làm nô lệ cho Hán tộc!

Hãy mở mắt nhìn rõ sự thật!

Ngày nay, nạn Hán hóa càng ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Hãy nhìn hằng ngày hàng hóa trong các chợ búa, từ cách ăn mặc đến các món hàng tiêu dùng hằng ngày, thật là đầy rẩy hàng hóa Tàu… Hãy nhìn vật dụng trong nhà, từ cái quần cái áo, chiếc dép, đôi giầy, chiếc xe đạp, cái thau nước…tất cả đều mang nhản hiệu Tàu. Người Tàu ở khắp mọi nơi, trên núi từng làng, từng mạc hoàn toàn Tàu, từ bảng hiệu tiếng nói đến cư dân. Ngoài biển khơi, ngư dân Việt Nam bị cấm đánh cá xa ven biển… Vì các Hải đảo bị mất chủ quyền, nên nếu tàu cá ngư dân Việt Nam đi xa ven biển, chẳng may đến gần các Hải đảo liền bị tàu «lạ» đâm chìm. Cái ngôn từ «lạ» chỉ để «ám chỉ» tàu Trung Quốc, mà không dám chỉ rõ ràng. Thật là nhục nhã!

Nỗi nhục mất nước nầy, nay sẽ là chí hướng chung của toàn thể nhơn dân Việt Nam. Nếu còn có sự chia rẽ kỳ thị giữa Đảng viên và không Đảng viên, nếu còn có kỳ thị địa phương, nếu còn có chia rẽ giữa các thành phần xã hội, các giai cấp, thì nỗi nhục mất nước và cái họa Hán hóa sẽ giúp đoàn kết lại  toàn thể nhơn dân Việt Nam, toàn thể các nhà đấu tranh cho Tự do, cho Dân chủ, cho Đa nguyên, cho Đa đảng cho Công bằng cho Công lý! Cùng xuống đường đòi lại quyền quản trị và quyết định vận mệnh đất nước Việt Nam!

Nếu có ai phản biện rằng Việt Nam đang bị nạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát phi mã, đồng tiền bị phá giá, làm cách mạng bây giờ e rằng sẽ gây khó khăn nữa cho tương lai, e rằng nghèo lại càng nghèo thêm, vì tư bản ngoại quốc sẽ sợ bất ổn định sẽ bỏ rơi Việt Nam!

Xin đừng lo! Đồng bào hãy cùng nhau đứng lên! Đồng bào hãy chứng minh cho thế giới biết là nhơn dân Việt Nam thực sự muốn thay đổi chế độ, xóa bỏ độc tài để đi vào dân chủ. Chỉ cần kiên trí, dám hy sanh.

Một ngày, toàn dân biểu tình, thế giới sẽ chỉ ngó tới. Một tuần toàn dân biểu tình, thế giới cũng sẽ nói tới. Nhưng một tháng biểu tình, thế giới sẽ ủng hộ chúng ta. Và nếu nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp, nhà cầm quyền sẽ bị thế giới trừng phạt ngay, lên án, phong tỏa các trương mục, các tài sản các gia đình cán bộ tham nhũng ăn cắp tiền bạc do quốc tế viện trợ giúp đở Việt Nam và các tiền ấy sẽ được trả lại cho Việt Nam tương lai. Việt Nam không nghèo đâu? Việt Nam sẽ lấy lại những số tiền tham nhũng khổng lồ đang nằm ngủ trong các trương mục hải ngoại của các tên cán bộ tham nhũng và những tên đại gia lưu manh.

Hãy mạnh dạn, hãy can trường đi theo con đường cách mạng bất bạo động của nhơn dân Tunisie, nhơn dân Ai cập, Lybia, Syria và Yémen…

Sau đó, họp đoàn cùng nhau, toàn dân với Dân tộc, với Văn hóa Đại Việt, với truyền thống Đại Việt, với cái Đạo Đức Tử Tế của Đạo Việt, với Tôn Giáo Đạo Việt Thờ Ông Thiên, Thờ Ông Bà Tổ Tiên,  Biết Ơn Đất Nước, Biết Nghĩa Đồng Bào !

Cám ơn tất cả quý đồng bào

Việt Nam muôn năm!

Dân tộc Đại Việt muôn năm!

Hồi Nhơn Sơn, mùa hè Cách Mạng

Phan Văn Song

 

Vui cười

Đứng ở gần chuồng cọp, bà vợ nói với chồng:

– Con cọp trông dữ tợn…Nhưng sư tử mơí là chúa sơn lâm.

– Hèn gì, con cọp cứ gầm gừ mỗi khi bà đến gần chuồng.

 

– Thiếu nữ và đàn bà khác nhau như thế nào hở mẹ?

– thiếu nữ là được người yêu mỗi khi vuốt tóc khen «Ôi dòng suối tóc mượt mà» Còn đàn bà thì trong mỗi bữa

ăn đều có tiếng người chồng «Lại một sợi tóc của bà!»

 

Cuối năm, chồng hỏi vợ:

– Em thích quà tặng gì nhân dịp năm mới?

– Đơn giản thôi, thứ gì mà tự anh làm ra được, ví dụ như tiền chẳng hạn.

 

Không cần rào đón

– Anh! Anh có yêu em không nào?

– Thôi em! Hãy nói thẳng xem, em cần mua thứ gì?

 

Vợ lục túi quần của chồng và kinh ngạc thốt lên:

– Quỷ thật! Số tiền lẻ tuần trước còn ở đây, bây giờ đâu rồi nhỉ?

 

 

Nhật ký Biển Đông – Đào Văn Bình

Bão Táp Sau Thượng Đỉnh Helsinki

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Bảy ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình Hoa Kỳ:

-Yahoo News ngày 17/7/2018: “118 triệu dân Hoa Kỳ kể cả ba trong bốn tổng thống gần đây, thú nhận là đã hút cần sa (cannabis/marijuana) hoặc loại ma túy tương tự.”

Cần sa ở đâu ra? Xin thưa từ Nam Mỹ lén lút đưa vào. Với hệ thống an ninh, tình báo, quan thuế tinh vi nhất hành tinh này, tại sao ma túy lại có thể chui vào đất Mỹ? Phải chăng hút cần sa, khoe bộ phận sinh dục là tiểu biểu cho tột đỉnh  văn minh, tiến hóa của nhân loại? Hay là sự suy đồi của nước Mỹ? Tôi là “mít tỵ nạn” mũi tẹt da vàng thuộc sắc dân thiểu số không dám có ý kiến, sợ bị một ông/bà Mỹ trắng nào đó đuổi về Việt Nam. Mới đây theo Nhật Báo Viễn Đông (Nam California) một “mít tỵ nạn” phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ 24 năm, có vợ là Mỹ trắng đã bị bà hàng xóm Da Trắng mắng, “Cút về nước của mày đi!”. Thôi thì mình lo cho mình, cho con cháu mình trước. Truyện đời xin để mấy ông bà MỹTrắng, Mỹ Đen lo. Mình là thiểu số Da Vàng trôi giạt sang đây “ngậm miệng ăn tiền” ráng cày 2 job, đóng thuế đầy đủ, thượng tôn pháp luật là tốt nhất. Ông/bà Mỹ Trắng nào có chửi mình thì mình chắp tay nói như các vị sư Chùa Thiếu Lâm trong các phim kiếm hiệp, “Thiện tai! Thiện tai!” (Lành thay! Lành thayGood Deeds!)

-Goog Morning America ngày 22/7/2018: Mưa như trút nước và lụt lội tại Miền Đông còn nóng như đổ lửa ở Miền Tây, Miền Nam: Dallas 109 độ, Arizona và một phần Nevada 110-120 độ, Saccramento, California 105 độ. Còn theo Retuters, đợt nóng khủng khiếp ở Nhật Bản khiến 23 người chết và cả ngàn người phải vào bệnh viện mả chưa có dấu hiệu hồi phục. Trong khi đó một phần phía bắc Siberia có nơi lên tới 90 độ, còn bắc Thụy Điển nóng tới 86 độ khiến không còn phân biệt đâu là vùng lạnh, đâu và vùng nóng (Twilight Zone). Tại Lào, do mưa lớn, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Tỉnh Attapeu, đông nam Lào vỡ trong lúc đang xây cất khiến cả ngàn người phải di tản, số người chết không biết là bao nhiêu.

Đây là hậu quả của việc hâm nóng địa cầu khiến hơi nước bốc lên nhiều, gây bão và mưa to khiến đất truồi hoặc xụt lở. Còn nơi nào không mưa bão thì nóng kinh hồn. Theo tôi nghĩ rồi đây số phận của trái đất còn thê thảm hơn nữa. Một số hòn đảo sẽ chìm xuống lòng biển.

-Good Morning America ngày 29/7/2018: Hai hung thủ nổ súng giết chết 3 người và làm bị thương 7 người ở khu  French Quarter và Đường Bourbon thuộc Thành Phố New Orlean, Louisiana. Hai tay súng hiện tại đào. Theo Reuters ngày 27/7/2018, năm người trong một gia đình chết, trong đó có cả hung thủ trong một vụ giết người rồi tự sát ở viện dưỡng lão tại Texas.

-Fox News ngày 30/7/2018, Brandon Smith- một thanh niên 30 tuổi ở Arizona đã cắt cổ bà nội tên Helen Smith vì không chịu nổi việc chăm sóc một cụ già bệnh hoạn 81 tuổi. Brandon Smith bị kết tội giết người.

Chăm sóc người bệnh nằm liệt giường liệt chiếu, không nhúc nhích, không tiểu tiện được…là một sự kiên nhẫn và hy sinh lớn lao chỉ có nhân viên của viện dưỡng lão làm được vì đó là nghề nghiệp sinh sống của họ. Còn gia đình dù yêu thương cách mấy cũng khó đảm đương. Nhưng cắt cổ bà nội là điều dã man. Tuổi già mong được nương nhờ con cháu khi ốm khi đau, đâu ngờ nó cắt cổ mình cho rảnh nợ! Ôi! Sinh-Lão-Bệnh-Tử của kiếp phù sinh, nghĩ thật đáng thương! Biết đâu chính mình cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy. Chính vì thế mà một số người đã viết di chúc là khi nằm liệt giường liệt chiếu thì mong được “trợ tử” để khỏi làm phiền con cháu.

-WPVI (Philadelphia) ngày 29/7/2018: Khoảng 300 trẻ vị thành niên, đa số là học sinh đã tụ tập tại North Broad St. vào đêm Chủ Nhật 29/7/2018 để đánh lộn, đập phá cả xe cảnh sát và các cửa tiệm.

Trẻ con bây giờ đáng sợ quá. Không còn ngây thơ như thuở xưa chỉ biết thả diều, câu cá, bắn chim, đá banh đá bóng. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi phim ảnh bạo lực (action movie) chăng?

Tình hình thế giới:

-Washington Post ngày 25/7/2018: “Do áp lực của chính quyền Trung Quốc, hãng American Airlines, Delta và United Airlines vừa xóa tên Đài Loan (Taiwan) khỏi trang tin điện tử của họ và chỉ còn ghi Taipei (Đài Bắc) – một sự cải sửa mà chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các hãng hàng không nên chống lại. Hành động được tiến hành ba tháng sau khi Bắc Kinh ra lệnh hàng chục các hãng hàng không ngoại quốc phải coi Đài Loan như một phần lãnh thổ của Trung Hoa nếu không sẽ gánh chịu hậu quả của một quốc gia có nền hàng không đứng thứ nhì thế giới. Hãng US Airlines cũng sẽ làm tương tự như các hãng nói trên.”

Hành động của Bắc Kinh nhằm trả đũa một nghị quyết của Thượng Viện Hoa Kỳ mới đây cho phép các viên chức cao cấp nhất của chính phủ được thăm viếng Đài Loan và dự tính bán máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho đảo quốc này. Rồi đây, với áp lực kinh tế, tài chính quá mạnh của Bắc Kinh, Đài Loan sẽ dần bị cô lập trên toàn thế giới.

-Business Insider ngày 25/7/2018: “Liên Hiệp Âu Châu (EU) chuẩn bị trả đũa quan thuế trị giá khoảng 20 tỉ Mỹ Kim lên hàng hóa Hoa Kỳ nếu cuộc đàm phán giữa hai bên tuần này thất bại. Nói chuyện với tờ báo Dagens Nyheter, ủy viên thương mại của EU – Celilia Malmstrom cảnh báo rằng trong khi EU mong muốn một thỏa hiệp với Hoa Kỳ nhưng sẽ không ngần ngại chống lại một số thuế áp đặt lên hàng hóa nhập cảng của bộ tham mưu của Ô. Trump. Biện pháp đáp trả trị giá khoảng 20 tỉ Mỹ Kim hàng hóa – nhưng không phải là hàng tiêu thụ.” Thế nhưng theo AP ngày 25/7/2018, trong cuộc họp tay đôi giữa Tổng Thống Donald Trump và các lãnh đạo của EU tại Tòa Bạch Ốc, hai bên đã đồng ý rút lui ý định trước bờ vực của một trận chiến thuế quan về xe hơi và đồng ý sẽ mở những cuộc thương thảo để xóa bỏ hàng rào ngăn cản giữa  Hoa Kỳ và Âu Châu. Tuy nhiên thỏa hiệp rất mơ hồ và những cuộc thảo luận sắp tới với Âu Châu sẽ còn nhiều tranh cãi.

-Tổng Hợp ngày 26/7/2018: Những nhân chứng cho biết một tiếng nổ lớn đã phát bên ngoài tòa nhà của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Những hình ảnh mà các nhóm đưa lên cho thấy một làn khói lớn và hình như cảnh sát đã bao vây khu vực. Cơ quan thông tin của chính phủ trích dẫn lời của một nhân chứng nói rằng đây là một cuộc tự thiêu và một phụ nữ đã bị bắt giam nhưng tin tức chưa được kiểm chứng. Một nhân chứng khác cho Reuters biết một xe cảnh sát bị thiệt hại. Theo Los Angeles Times, một người đàn ông đã cho phát nổ một trái bom tự chế bên ngoài Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và chính y cũng bị thương.

-Reuters ngày 26/7/2018: “Khẩu chiến leo thang giữa Hoa Kỳ và Ba Tư. Một cấp chỉ huy của quân đội Ba Tư nói rằng Ô. Trump nên nói với chính mình những đe dọa trực tiếp vào Ba Tư và chế diễu tổng thống Hoa Kỳ đã dùng ngôn ngữ của ‘các hộp đêm và sòng bài. Là một quân nhân tôi có bổn phận phải đáp trả những đe dọa của Ô. Trump. Nếu ông ta muốn đe dọa thì nên nói với tôi chứ đừng nói với Tổng Thống Rouhani.’

Tình hình căng thẳng Mỹ-Ba Tư và những đối đáp qua lại giữa Ô. Trump và Ba Tư giống hệt như giữa Ô. Trump và Ô. Kim Jong Un trước đây. Không biết cuộc chiến giữa Ba Tư và Hoa Kỳ lúc nào nổ ra? Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis bác bỏ nguồn tin cho rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị kế hoạch tấn công Ba Tư bằng hỏa tiễn. Theo Fox News ngày 30/7/2018, trong một chuyển động ngoại giao rất bất ngờ, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố sẽ gặp Tổng Thống Ba Tư Rouhani mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết gì hết. Thế nhưng sau đó vài giờ Ngoại Trưởng Mike Pompeo lại đưa ra 12 điều kiện tiên quyết để Ô. Trump có thể nói chuyện với Ô. Rouhani. Các giới chức Ba Tư bác bỏ đề nghị mà Ba Tư coi là “ô nhục”. Còn Tổng Thống Rouhani nói rằng việc Hoa Kỳ rút lui khỏi thỏa hiệp 2005 là bất hợp pháp  và sẽ không nhượng bộ chiến dịch của Hoa Kỳ nhằm xiết cổ (strangled) việc xuất cảng dầu lửa sống còn của Ba Tư. Theo tôi, nếu Hoa Kỳ áp lực được các quốc gia Âu Châu áp đặt cấm vận ngặt nghèo có tính cách lịch sử lên Ba Tư – vì sống còn Ba Tư sẽ chế tạo vũ khí nguyên tử. Lúc đó, Hoa Kỳ- một là mở cuộc chiến tiêu diệt Ba Tư. Hai là lại phải thương thảo như thương thảo với Bắc Triều Tiên ngày nay. Ba Tư mới đây đe dọa rằng nếu Hoa Kỳ tấn công Ba Tư, Ba Tư sẽ tấn công tất cả các quốc gia Trung Đông có căn cứ quân sự của Mỹ như Qatar, Saudi Arbia, A Phú Hãn, Djibouti v.v.. Như thế cuộc chiến mới này sẽ vô cùng thảm khốc.

-AP ngày 26/7/2018: “Trên chuyến bay đi Iowa, Tổng Thống Donald Trump nói rằng ông sẽ ban hành lệnh cấm vận rộng lớn lên Thổ Nhĩ Kỳ -một đồng minh của NATO vì đã giam giữ một linh mục Thiên Chúa Giáo  Andrew Brunson (không phải Ca-tô Giáo La Mã), 50 tuổi, ở  North Carolina bị Thổ cáo buộc giúp cho giáo sĩ Fethullah Gulen đang ở Hoa Kỳ là đầu não tổ chức cuộc đảo chính hụt Tháng 7, 2016 khiến 250 người chết và còn hỗ trợ cho nhóm PKK Kurdish mà Thổ gọi là khủng bố và bị đưa ra xét xử. Ông này đã cư trú tại Thổ hơn 20 năm, hiện đang bị quản thúc tại gia và không được thực hiện chức năng tôn giáo.”

Theo tôi, khủng bố thì chắc chắn không phải. Nhưng có thể là gián điệp, tuyên truyền cải đạo và âm mưu lật đổ Tổng Thống Erdogan. Các giáo sĩ Tin Lành, Thiên Chúa Giáo tới truyền đạo tại các xứ Phật Giáo thì dễ  vì các nước này ngán sợ Hoa Kỳ. Nhưng tại các quốc gia Hồi Giáo kể cả Nam Dương, Mã Lai, Bắc Triều Tiên, Trung Hoa thì phải coi chừng, lơ mơ bị treo cổ hoặc tù “mút mùa Lệ Thủy” vì các quốc gia này không ngán sợ Hoa Kỳ. Đụng tới một quốc gia Hồi Giáo, nhất là về vấn đề tín ngưỡng, cả trăm triệu người Hồi Giáo trên thế giới xuống đường biểu tình, sẵn sàng chết là chuyện thường.

Đây là một chuyển động rất quan trọng vì Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ và NATO để ngăn chặn Nga từ Hắc Hải tiến vào Địa Trung Hải qua con Kênh Istanbul và Eo Biển Dardanelles. Không biết Ô. Trump có tham khảo với NATO về quyết định trọng đại này không? Theo tôi nghĩ, bảo vệ quyền lợi của công dân là nghĩa vụ của quốc gia. Nhưng quyền lợi của một công dân không thể đặt trên quyền lợi của quốc gia. Việc cấm vận này nếu có sẽ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ về phía Nga và Trung Quốc, khiến gây khó khăn rất nhiều cho NATO và Hoa Kỳ. Theo Reuters, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã nói chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ về vụ này, thế nhưng lại nói rằng Thổ sẽ không bao giờ tha thứ đe sự dọa đến từ bất cứ ai và Tổng Thống Erdogan nói rằng Hoa Kỳ sẽ không thành công khi đe dọa Thổ. Vào ngày 28/7/2018, theo Fox News, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ lại nói chuyện với bộ trưởng ngoại giao Thổ để  “Tiếp tục thảo luận hầu giải quyết vấn đề và hai bên cùng nói ra những gì mình quan tâm.” Theo tôi nghĩ Ô.Trump không nên đe dọa cấm vận vì cấm vận là để áp lực lên những vấn đề lớn của đất nước hay thế giới. Một linh mục bị bắt (chưa rõ nguyên nhân) không phải là vấn đề lớn của quốc gia hay thế giới.

-AP (Johannesburg) ngày 26/7/2018: “Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc thúc giục lãnh đạo Khối BRICS –một tập hợp các nền kinh tế chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch triệt để trong cuộc họp thượng đỉnh hàng năm trong đó Hoa Kỳ đã bị chỉ trích là đã gia tăng thuế xuất lên hàng nhập cảng. Cùng với Ô. Tập Cận Bình có Tổng Thống Nga Putin, Thủ Tướng Ấn Độ Modi, Tổng Thống Ba Tây Michel Temer và Tổng Thống Nam Phi Ramaphosa đã nắm tay nhau chụp hình trong ngày thứ hai của hội nghị họp tại Johannesburg. Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng được mời tham dự. Về phần mình, Tổng Thống Putin hỗ trợ cho đề nghị thành lập một chi nhánh cho Ngân Hàng Phát Triển Mới (New Development Bank for BRICS) tại Mạc Tư Khoa.”

-The Telegraph ngày 26/7/2018: Cô cảnh khuyển có tên Somber chuyên ngửi để khám phá ma túy đã tìm ra một số lượng kỷ lục – đã phải di chuyển khỏi “nhiệm sở” vì băng đảng ma túy lớn nhất Colombia đã ra giá 53,000 bảng Anh để lấy đầu cô. Trong những năm vừa qua cô cảnh khuyển đã giúp bắt giữ 245 vụ chuyển vận ma túy. Băng đảng ma túy đã ra giá như vậy vì cô Somber /Shadow đã ngửi được 10 tấn cocaine làm bọn này thiệt hại nặng cho nên rắp tâm trả thù.”

Thật tội nghiệp cho cô cảnh khuyển Somber và ác tâm của bọn trùm buôn bán, chuyển vận ma túy. Thế giới Ta Bà này thật trớ trêu. Loài vật như trâu, bò, chó, ngựa mà chúng ta ăn thịt, chúng lại giúp ích cho con người, trong khi con người lại tàn hại con người.

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người sử dụng ma túy mà 50% số lượng cung cấp phát xuất từ Colombia. Hoa Kỳ và Âu Châu là thị trường tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới. Do đó sản xuất và chuyển vận ma túy là một kỹ nghệ kiếm tiền nhanh nhất và nhiều nhất. Hoa Kỳ đã tổ chức nhiều cuộc hành quân bằng trực thăng để đốt và tiêu hủy những cánh đồng trồng cần sa ở Colombia…nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó. Có lẽ Colombia cũng nên bầu một tổng thống như Ô. Duterte để tiêu diệt các băng đảng ma túy tại xứ này.

Sự tồn tại của các băng đảng, trùm ma túy phát xuất từ những yếu tố: Luật pháp lỏng lẻo hoặc nhân đạo theo kiểu đạo đức giả, lực lượng an ninh, cảnh sát, chính quyền bao che cho các băng đảng ma túy và sau hết, các tổ chức tôn giáo lớn cũng “hợp tác” móc ngoặc để có những số tiền khổng lồ qua hình thức “rửa tiền” của các trùm ma túy.

-Reuters ngày 30/7/2018: “Tổng Thống Buhari của Nigeria nói rằng ông sẽ điều động máy bay và 1000 binh sĩ tới để đối phó với nạn trộm cướp ở vùng tây bắc của đất nước. Hành động này cho thấy tình trạng an ninh suy sụp khắp Nigeria nơi mà lực lượng cảnh sát không hữu hiệu. Quân đội đã được điều động trên hơn 30 trong số 36 tiểu bang.”

Chiến Tranh Lạnh Mới:

-Sputnik News ngày 19/7/2018: Để đáp trả lại dự định đưa Ukraina và Georgia/Gruzia gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ô. Putin đã nói như sau trong cuộc họp với các nhà ngoại giao Nga, “Chìa khóa đối với an ninh và ổn định ở Châu Âu là tăng cường hợp tác, khôi phục lại sự tin tưởng lẫn nhau và không triển khai ở biên giới Nga các căn cứ mới và cơ sở hạ tầng quân sự NATO, điều mà hiện giờ vẫn đang diễn ra. Đối với những bước hung hăng gây đe dọa trực tiếp đến Nga như vậy, Nga sẽ phản ứng tương xứng.”

-Business Insider ngày 20/7/2018: “Hải Quân Nga sẽ nhận được tuần dương hạm tàng hình The Admiral Boshkov- là loại tàu tàng hình mới nhất- là xương sống của Hải Quân Nga và sẽ được giao vào 28/7/2018. The Admiral Boshkov có thể tấn công ở tầm xa, chống tàu ngầm và hộ tống. Nó được trang bị hỏa lực rất mạnh có thể so sánh với chiến hạm Littoral Combat Ship của Hoa Kỳ.”

-Business Insider ngày 19/7/2018: “ Nói chuyện tại Hội Thảo An Ninh của Viện Aspen ngày 18/7/2018, Giám Đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) Christopher Wray cho rằng Hoa Lục là mối đe dọa lớn nhất, lo ngại nhất đối với Hoa Kỳ. Được hỏi ông có coi Hoa Lục như một đối thủ và ở mức độ nào, Christopher Wray nói rằng theo nhãn quan của phản tình báo, bằng nhiều cách, Hoa Lục là thách thức rộng lớn nhất, ý nghĩa nhất mà chúng ta phải đối mặt. Bởi vì đây là nỗ lực của toàn thể quốc gia họ.” Còn giám đốc CIA nói rằng, “Hoa Lục đang tiến hành một cuộc Chiến Tranh Lạnh Thầm Lặng (quiet kind of cold war) để chống lại Hoa Kỳ, họ dùng tất cả tài nguyên/nguồn lực để nhằm thay thế vị trí lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.”

Vậy thì ở vào thời điểm này, những ai còn có ý nghĩ cho rằng Mỹ lúc nào cũng có thể “bóp mũi” Bắc Kinh, thì nên suy nghĩ lại. Giám Đốc FBI và CIA còn phải cảnh báo cả nước Mỹ về sức mạnh của Hoa Lục thì Hoa Lục không phải “hàng mã” không phải “đồ dổm”. Hàng hóa rẻ của Trung Quốc bán ở Wal-Mart, Costco, Target… có thể là “đổ dổm” nhưng sức mạnh kinh tế, tài chính, tình báo, quân sự, 270 đầu đạn hạt nhân của Hoa Lục không phải là “hàng mã”. Nếu Hoa Lục là “đồ dổm” thì Mỹ đã đưa chiến hạm áp sát bở biển của Trung Hoa 3 hải lý như năm 1958, bắn chơi vài hỏa tiễn Tomahaw rồi khơi khơi bỏ đi…mà Bắc Kinh nín khe, không dám phản ứng gì cả. Sự trỗi dậy để tranh ngôi vị bá chủ thế giới của Trung Quốc không sức nào ngăn cản nổi ngoại trừ ngay bây giờ Hoa Kỳ mở cuộc chiến tranh nguyên tử tổng lực tiêu diệt Bắc Kinh. Nhưng Hoa Kỳ có dám làm như vậy không lại là câu hỏi gai góc. Nếu không làm ngay bây giờ thì bốn hay tám năm nữa, chúng ta lại nghe các ông tân bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, giám đốc CIA, FBI nói “y trang” những gì mà các ông cũ đã nói. Cứ nhìn vào số lượng cả nghìn tỷ Mỹ Kim đầu tư, cho vay, viện trợ của Hoa Lục cho khắp thế giới, chúng ta mới thấy sức mạnh chính trị và ảnh hưởng ngoại giao của Hoa Lục như thế nào. Tờ Orlando Sentinent ngày 21/7/2018 cho biết Ô. Tập Cận Bình vừa làm cuộc thăm viếng  bốn nước Phi Châu Senegal, Rwanda, Nam Phi và Mauritius để xúc tiến đầu tư và mở rộng ngoại giao, trong lúc sự quan tâm của Hoa Kỳ tại vùng này nhạt dần (Chinese leader arrives for Africa visit as US interest wanes). Tháng qua, Hoa Lục đã mời cả chục viên chức quân sự Phi Châu tham dự Diễn Đàn Quốc Phòng Hoa-Phi lần đầu tiên.. Rồi vàongày 10/7/2018US News and World Report cho biết, “Chủ Tịch Tập Cận Bình cam kết cung ứng 23 tỷ Mỹ Kim cho chương trình tín dụng, cho vay và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia Ả Rập trong một nỗ lực tạo ảnh hưởng lên vùng Trung Đông. Ô. Tập Cận Bình nói với các thành viên tham dự hội nghị các lãnh đạo Ả Rập tại Bắc Kinh rằng Syria, Yemen, Jordanie và Li-băng sẽ nhận được 91 triệu viện trợ nhân đạo, 151 triệu nhằm trợ giúp các dự án, phần còn lại 23 tỷ dành cho các chương trình trợ hợp tác về tài chính và kinh tế.”

Ngồi nguyền rủa Hoa Lục, ra sách bán chạy như tôm tươi (best seller) tiên đoán ngày tàn của Bắc Kinh thì dễ, nhưng đối phó với “ông Con Trời” thật khó. Hoa Kỳ đã là “anh hùng vô địch” rồi, bên cạnh lại có NATO, thế nhưng ngày nay phải kéo thêm Ấn Độ, Nhật Bản vào thì mới thấy Hoa Lục mạnh cỡ nào. Nếu ngày mai đây, mở mắt ra chúng ta thấy không còn một món hàng Trung Quốc nào trong các tiệm bán lẻ khồng lồ của Mỹ, lúc đó mới thật sự nói chuyện chống Trung Quốc.

-Reuters ngày 31/7/2018: “Âu Châu (EU) ban hành lệnh phong tỏa tài sản của sáu công ty Nga vì đã liên quan đến việc xây dựng cây cầu có đường xe lửa nối liền Nga với Cremia bị Nga thôn tính năm 2014 mà khối này cho rằng bất hợp pháp.”

Tình hình Trung Đông:

-AP ngày 18/7/2018: “Phe phiến quân thuộc hệ phái Shiite của Yemen nói rằng họ đã giết chết một chỉ huy cao cấp của quân chính phủ. Nhưng phe chính phủ được quốc tế công nhận đã phủ nhận tin này và nói rằng viên chức này tử nạn trong một cuộc tập trận. Phe phiến quân cho biết họ đã tấn công một đoàn xe của Phó Tổng Thống  Ali Mhosen al-Ahmar tại Tỉnh Maaib ở miền trung hôm nay và giết chết Tướng Mohamed Saleh al-Ahmar là con rể của phó tổng thống.”

Cũng cần nhắc lại ở đây. Phe chính phủ được Hoa Kỳ, Liên Quân Ả Rập và Pháp hỗ trợ. Còn phe phiến quân Houthis  được Ba Tư hỗ trợ. Cuộc nội chiến bùng nổ năm 2015. Phiến quân Houthis trung thành với cựu Tổng Thống Saleh, chiếm đóng Thủ Đô Sana. Còn phe chính phủ trấn giữ vùng hải cảng chiến lược Aden. Mới đây Thượng Viện Hoa Kỳ đã ban hành Nghị Quyết cấm Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến Yemen vì số thường dân tử nạn quá cao. Nếu cuộc chiến kéo dài, Yemen có nguy cơ chia cắt ra thành hai quốc gia.

-Reuters ngày 20/7/2018: “Viên chức Pháp cho biết Pháp đã gửi 50 tấn trợ giúp y khoa tới vùng Ghouta thuộc quyền kiểm soát của quân chính phủ ngày hôm nay sau khi Nga đồng ý làm dễ dãi cho việc chuyển hàng khiến tăng thêm hy vọng sẽ có những chuyến trợ giúp khác. Hàng từ Pháp được máy bay quân sự chuyển vận tới căn cứ ở tây bắc Syria. Đây là thỏa thuận giữa Tổng Thống Pháp Macron và Tổng Thống Nga Putin sau những cuộc họp vào Tháng Năm.”

Xin nhắc lại ở đây, vào ngày 6/4/2017, Pháp đã đưa HKMH tới Địa Trung Hải, cùng Anh, Mỹ bắn hỏa tiễn vào các căn cứ của Syria tiếp theo cáo buộc chính phủ Syria đã dùng hóa chất giết hại trẻ em tại Ghouta. Thế nhưng nay lại trợ giúp y tế cho chính phủ Syria. Liệu đây có phải là dấu hiệu Pháp thay đổi chính sách đối với Ô. Assad chăng? Xin nhắc, trước đây Syria đã từng là thuộc địa của Pháp.

-San Francisco Chronicle ngày 22/7/2018: “Một vụ đánh bom tự sát gần phi trường ở Thủ Đô Kabul giết chết 11 người bao gồm dân sự và binh sĩ chính phủ giữa lúc phó tổng thống Afghanistan tới đây.”

-Reuters (Dubai) ngày 25/7/2018: “Viên chức cao cấp nhất của nghành xuất cảng dầu hỏa Ả Rật Sê-út nói rằng họ tạm ngưng việc vận chuyển dầu qua hải lộ chiến lược Hồng Hải qua eo biển Bab al-Mandeb sau khi phiến quân Houthi của Yemen được Ba Tư hỗ trợ đã tấn công vào hai tàu dầu rất lớn vào ngày hôm nay.” Theo Business Insider, giá dầu thô vào ngày 26/7/2018 đã gia tăng 0.6% tức $74.35 Mỹ Kim một thùng.

Hiện nay Ả Rập Sê-út đang lãnh đạo một liên minh Ả Rập hùng hậu cộng thêm với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Anh và Pháp về tình báo và tiếp vận để khôi phục quyền lãnh đạo của Tổng Thống  Hadi- nguyên là phó tổng thống. Trong khi đó Ba Tư lại hỗ trợ cho lực lượng Houthi trung thành với cựu Tổng Thống Saleh- đã phải trao quyền cho Ô. Hadi trong biến cố Mùa Xuân Ả Rập năm 2011. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc 60% số thương vong là thường dân đã chết bởi những cuộc không kích và pháo kích của Ả Rập Sê-út.

-AP ngày 28/7/2018: “Hội Đồng Dân Chủ Syria  (Syrian Democratic Council) do người Kurd lãnh đạo nói rằng họ thỏa thuận làm việc với chính phủ để chấm dứt bảy năm bạo loạn trên đất nước và thiết lập một lộ trình cho tương lai của Syria.”

Tình hình Biển Đông:

-Reuters ngày 18/7/2018: “Hãng Boeing đã đạt được hợp đồng bán 100 máy bay Boeing 737 trị giá 13 tỷ Mỹ Kim với hãng hàng không giá rẻ Việt Nam VietJet vào ngày hôm nay tại cuộc triển lãm hàng không tại Farmborough, nam Anh Quốc, làm gia tăng thêm trận chiến giành giựt với đối thủ Airbus tại một trong những thị trường đang háo nức nhất ở Đông Nam Á.”

-CNET.com ngày 18/7/2018: “Vào Tháng Sáu, một hãng sản xuất xe hơi lớn đầu tiên của Việt Nam bất ngờ cho biết họ sẽ sản xuất xe hơi tại Cuộc Triển Lãm Ba Lê. Giờ đây chúng ta có khải niệm về hình thù chiếc xe như thế nào. Hãng VinFast trình làng hai mẫu quảng cáo trước ở cuộc triển lãm Paris 2018. Cả hai chiếc xe  chưa có tên, nhưng không sao, bởi vì khó lòng phân biệt cái nào vào cái nào- một là loại xe du lịch, một là xe thể thao (SUV). Phác họa mà quý vị thấy là kết quả của cuộc bỏ phiếu để dân Việt Nam lựa chọn kiểu mà họ thích trong nhiều kiểu xe. Cả hai xe trông rất sắc sảo (sharp), giống như đứa con hoang (love child) của xe đua Alfa Romeo và Tesla. Thế nhưng hình dáng của nó không gây ngạc nhiên, thậm chí từ hãng sản xuất xe hơi mới toanh Pininfarina – một nhà vẽ kiểu huyền thoại chịu trách nhiệm cho rất nhiều kiểu của xe Ferrari đã giúp thiết kế hai mẫu xe này. Tên tuổi được ghi nhận này sẽ giúp cho ước mơ của Vinfast.”

-Reuters ngày 29/7/2018: “Đảng Nhân Dân Kampuchia –đảng cầm quyền của Thủ Tướng Hun Sen tuyên bố đã thắng trong cuộc tổng tuyển cử, chiếm 100 ghế trong tổng số 125 ghế quốc hội, trong khi các nhóm nhân quyền nói rằng chẳng có tự do, chẳng có công bằng vì cử tri bị đe dọa và không có đối thủ cạnh tranh với Ô. Hun Sen.” Cuộc bầu cử này giống hệt như cuộc bầu cử độc diễn năm 1971 đưa Ô. Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Như tôi đã nói nhiều lần, muốn chiếm ghế của Ô. Hun Sen (bí danh tiếng Việt là Mai Phúc)  thì phải đảo chính hoặc bằng sự yểm trợ của ngoại bang, tổ chức một lực lượng kháng chiến, biểu tình khổng lồ để lật đổ ông ấy. Ô. Hun Sen không bao giờ “nhường ghế” vì thua trong một cuộc bầu cử. Công lao vào sinh ra tử từ năm 26 tuổi, nhờ Việt Nam đánh đổ được Khmer Đỏ, xây dựng một nền kinh tế phồn thịnh, ngồi trên ngai vàng…sức mấy mà nhường ngôi. Chỉ có Thánh mới có thể làm như vậy. Với sự hỗ trợ hết mình từ Bắc Kinh, các nhóm nhân quyền có kêu gào thì cũng chẳng đi tới đâu. Thôi thì để ông ấy làm thủ tướng thêm 10 năm nữa, còn hơn là dân chủ để ông đối lập mị dân, chủ trương “bài Việt” (cáp duồn, đòi lại Miền Nam) thì đất nước Kampuchia sẽ nát như tương. Tướng Prayut chan-o Cha của Thái Lan, năm 2014 lật đổ bà thủ tướng dân cử Yingluck rồi tự phong thủ tướng khơi khơi đã bốn năm, chẳng tổ chức bầu cử gì cả mà có ai làm gì được ông ấy đâu? Tại Hoa Kỳ này, quyền lực nằm ở tiền bạc. Còn ở các nước chậm tiến, quyền lực nằm trong sức mạnh. Quyền lực chẳng bao giờ nằm ở dân cả. Nói “dân chủ” hay “dân vi quý” để cho dân tự sướng vậy thôi. Song có điều công tâm cần nói ở đây là Ô. Hun Sen phải thật tình lo cho dân cho nước, bớt tham nhũng, tránh bất công trong việc giải tỏa đất đai để xây dựng các khu kỹ nghệ. Nếu không, tức nước vỡ bờ thì không sức lực nào ngăn cản nổi.

-Miami Herald ngày 30/7/2018: “Hai viên chức Phi Luật Tân bày tỏ lo ngại về việc Hoa Lục gia tăng số lượng truyền thanh cảnh cáo máy bay và tàu bè của Phi Luật Tân phải tránh xa những hòn đảo tân tạo mới vừa được củng cố (quân sự hóa) và những vùng lãnh thổ khác mà hai bên còn tranh chấp.”

Nhận Định:

Theo Fox News ngày 17/7/2018, tức một ngày sau cuộc họp thượng đỉnh, Chris Wallace – nhà bình luận nổi tiếng của Fox News đã có cuộc phỏng vấn Ô. Putin ngay tại Điện Cẩm Linh. Ô. Putin đã đặt câu hỏi với Chris Wallace,”Ông có tin rằng có ai đó hành động từ lãnh thổ nước Nga lại có thể ảnh hưởng tới Hoa Kỳ và ảnh hưởng tới sự lựa chọn của cả triệu người Hoa Kỳ không?” Rất tiếc Chris Wallce không trả lời nhưng Ô. Putin nói tiếp, “Thật lố bịch!” Khi Chris Wallace đưa ra vấn đề điệp viên đào tẩu Sergei Skripal bị nhiễm hóa chất tại Anh vào Tháng Ba, vụ bắn chết Boris Nemtsov gần Điện Cẩm Linh năm 2015 và cái chết của nhà báo Anna Polikovskaya năm 2006, Ô. Putin trả lời, “À, trước hết, tất cả chúng ta đều có các đối thủ chính trị. Tôi đoan chắc rằng Tổng Thống Donald Trump cũng có nhiều đối thủ chính trị.” Chris Wallace ngắt lời, “Thế nhưng (ở Hoa Kỳ) không kết thúc bằng cái chết.” Ô. Putin đáp lại, “À, không phải lúc nào cũng vậy- thế nhưng không có tổng thống nào bị giết ở Hoa Kỳ sao? Ông đã quên- Kennedy bị giết ở Nga hay ở Hoa Kỳ? Còn Martin L. King nữa? Rồi cái gì xảy ra sau những cuộc đụng chạm với cảnh sát, xã hội dân sự- rồi một vài nhóm sắc tộc thiểu số. Đó là những gì đã xảy ra trên đất Mỹ. Tất cả chúng ta đều có những vấn đề rắc rối/xung đột nội bộ.”

Nói tóm lại, tinh thần bài Nga, chống Nga vẫn còn hừng hực ở nước Mỹ. Vào ngày 19/7/2018 Fox News cho biết, toàn thể dân biểu Dân Chủ ở Hạ Viện đã đứng lên reo hò “USA! USA!” để cổ vũ và tán dương Dân Biểu Steny Hoy- Phát Ngôn Viên của Khối Thiểu Số Hạ Viện (Dân Chủ) khi ông này đọc một bài diễn văn nảy lửa công kích Nga. Có thể chiêu bài chống Nga sẽ là đề tài chính mà Đảng Dân Chủ khai thác để giành ghế tổng thống năm 2020 vì kích động tự ái dân tộc dễ được người dân cuồng nhiệt hưởng ứng.

Để làm tình thế trầm trọng thêm, vào ngày 15/7/2018, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) vừa bắt giữ một cô gái Nga 29 tuổi bị cáo buộc đã làm việc như thể một điệp viên của Điện Kremlin. Maria Butina đã dùng thời gian ba năm, khoảng ba tháng trước khi Donald Trump loan báo ý định ra tranh cử- với nỗ lực tạo mối liên lạc với nhóm cao cấp của Hội Súng Đạn Hoa Kỳ (NRA) để kín đáo phát triển những mối liên hệ với Nga và Đảng Cộng Hòa (tuồn tiền cho Hội Súng Đạn sau đó Hội Súng Đạn ủng hộ Ô. Trump). Đây là lần đầu tiên Bộ Tư Pháp truyên bố một gián điệp đã toan tính ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và được tối thiểu một người Hoa Kỳ  trợ giúp.” (tường trình của ABC News).

Theo MercuryNews.com ngày 18/7/2018, Dân Biểu Dana Rohrabacher (Cộng Hòa) đơn vị Orange County, California người đã gặp cô Maria Butina tại Nga năm 2015.  Nhưng Ô. Rohrabacher nói rằng việc truy tố cô Maria Butina là giả tạo và lố bịch nhằm phá hoại mối liên hệ của Ô. Trump với Nga. Và rằng, “Thật ngớ ngẩn. Cô ta là phụ tá của vài người đứng đầu ngân hàng và một vài người là thành viên của Quốc Hội (Nga). Như vậy chúng ta gọi đó là gián điệp sao? Điều này cho thấy mọi chuyện đều là hư cấu.” Theo US. News and World Report ngày 21/7/2018, Ngoại Trưởng Lavrov đã nói với Ngoại Trưởng Pompeo rằng việc bắt giam cô Maris Butina là ngụy tạo và yêu cầu thả ngay đương sự.

Còn theo AP, luật sư của cô Maria Butina nói rằng sự phỏng đoán được thổi phồng lên và cô không phải là điệp viên của Nga. Không biết Ô.. Trump có lướt qua được cơn sóng gió mới này không? Hai TNS. Pat Toomey (Cộng Hòa) và Chuck Schumer (Dân Chủ) đe dọa sẽ đưa ra lệnh trừng phạt mới lên Nga.

Theo AP ngày 19/7/2018, “Tổng Thống Putin nói rằng thượng đỉnh Trump-Putin là một thành công nhưng cảnh báo rằng những người chống đối Ô. Trump muốn ngăn cản bất cứ tiến bộ nào mà hai người đã thảo luận, chẳng hạn như kho vũ khí nguyên tử và việc chấm dứt cuộc chiến Syria.” Ô. Putin còn nói thêm, “Rồi chúng ta sẽ thấy (sau hội nghị) sẽ có những tiến triển xa hơn. Tại Hoa Kỳ có những thế lực muốn hy sinh một cách dễ dàng mối liên hệ Nga-Mỹ cho tham vọng của họ.” Theo AFP cùng ngày, “Tổng Thống ngang tàng Donald Trump đã nghĩ tới chuyện sẽ gặp Ô. Putin một lần nữa vào Tháng Mười nhưng phải hoãn lại sang năm. Ô. Trump lại tấn công giới truyền thông ngụy tạo tin tức là “kẻ thù của người dân” đã phủ nhận kết quả lớn của cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên. Theo Fox News, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis dự trù sẽ có cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergi Shoigu dường như để giải quyết vấn đề vũ khí nguyên tử và cuộc chiến Syria.

Trước tình thế hiện tại, tôi vẫn bảo vệ quan điểm cho rằng Ô. Putin thực lòng muốn cải thiện bang giao với Hoa Kỳ, không tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới với Hoa Kỳ nhưng chỉ muốn Hoa Kỳ tôn trọng và đối xử bình đẳng với Nga. Trung Quốc có khả năng tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới với Hoa Kỳ. Còn Nga thì không. Nhưng nếu Ô. Trump thất thế, phong trào thù Nga, bài Nga, chèn ép Nga thắng thế, Nga sẽ liên minh với Bắc Kinh để sinh tồn. Lúc đó thế giới sẽ chia ra làm ba khối như thời Chiến Tranh  Lạnh: Khối theo Mỹ, khối theo Nga-Trung Quốc và Khối Phi Liên Kết…đã chấm dứt khi Liên Bang Sô-viết xụp đổ. Xin những ông/bà hiếu chiến, quá khích, cực đoan đừng dựng lại những ngày đen tối đó nữa.

Vì Chủ Nghĩa Cộng Sản đã xụp đổ, liên minh do Mỹ cầm đầu trong Chiến Tranh Lạnh Mới sẽ rất mỏng, chỉ gồm một vài nước ở Âu Châu cộng thêm Gia Nã Đại, Úc Châu. Còn Khối Phi Liên Kết sẽ rất lớn, bao gồm hầu như tất cả các nước nhỏ trên thế giới, vì không ai muốn dính vào chuyện ân oán giang hồ không có lợi gì cho đất nước của họ. Tình hình thế giới đã đổi thay, nhưng các con “Diều Hâu” đang chống đối Ô. Trump không hiểu hoặc cố tình không hiểu vì ỷ vào sức mạnh vô địch của nước Mỹ. Ô. Trump hiện đang là tổng tư lệnh tối cao của quân đội, ông đang nắm trong tay sức mạnh vô địch. Tại sao ông lại theo chính sách hòa dịu với Nga? Chắc chắn phải có chủ đích, phải có diệu kế. Xin đừng nóng vội. Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Lịch sử nhân loại cho thấy, gây chiến dễ, thương thảo để đạt thỏa hiệp khó. Hai thanh niên xừng xộ, chỉ vào mặt nhau chửi bới, vung tay, vung chân…thì chém giết là chuyện xảy ra cấp kỳ. Còn nếu chịu ngồi xuống thì phải cần nhiều người can gián, hai bên tự chế, đợi cho cơn giận dịu xuống, có khi năm mười phút sau mới có thể nói chuyện với nhau. Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn, Ô. Kissinger nói rằng trong đời ông đã chứng kiến bốn cuộc chiến tranh. Khởi đầu cuộc chiến ai cũng náo nức, hăng máu nhưng rồi không biết kết thúc như thế nào. Nhiều kẻ lúc đầu là “diều hâu”, cuồng nhiệt cổ vũ chiến tranh. Nhưng sau thấy dân chúng chán nản bèn quay ngoắt 180 độ, biến thành “bồ câu” phản chiến. Ô. Obama thắng Ô. John McCain là vì lúc bấy giờ Mỹ sa lầy ở cuộc chiến Iraq. Ô. McCain chủ trương duy trì cuộc chiến. Còn Ô. Obama chủ trương phải rút lui (giống như Việt Nam vậy). Cuối cùng Ô.  Obama trở thành tổng thống, còn Ô. McCain “về nhì” cho nên còn hận tới ngày hôm nay.

Muốn biết tình hình thế giới diễn biến như thế nào xin nhớ cho một sự thực: Không ông tổng thống Hoa Kỳ nào muốn từ bỏ ngôi vị bá chủ thế giới. Không ông tổng thống Nga, chủ tịch Trung Hoa nào lại muốn làm nô lệ, đàn em của Mỹ. Tất cả đều do tương quan lực lượng ở một thời điểm nào đó. Bạn là nhà nghèo, nhưng bạn có muốn làm tay sai, là đàn em, làm nô lệ cho ông nhà giàu bên cạnh không?  Nếu ông nhà giàu có lòng nhân ái, giúp đỡ bạn thì bạn biết ơn, kính nể. Còn không thì mặc kệ ông ấy. Bạn cố gắng tần tảo, cho con học hành đỗ đạt để vươn lên. Vũ đài chính trị thế giới cũng giống hệt như vậy thôi.

(California ngày 31/7/2018)

https://vietbao.com/a283850/nhat-ky-bien-dong-bao-tap-sau-thuong-dinh-helsinki

 

 

Lý Tưởng Thắng hay Tiền Bạc Thắng? –  Đào Văn Bình

Tình hình Hoa Kỳ:

-Huffington Post ngày 1/8/2018: “Jim Acosta- phóng viên trưởng của CNN tại Tòa Bạch Ốc chia sẻ một đoạn thu hình khi phải đối đầu với những người ủng hộ tổng thống vào tối Thứ Ba tại Tampa, Florida trong đó có những người ủng hộ Ô. Trump đã mặc áo có in chữ “ĐM. Truyền thông báo chí!” (Fuck the Media!). Còn những người khác, kể cả đàn bà la hét “Ngưng nói dối!” (Stop Lying) và giơ ngón tay giữa.

Phải chăng đây là hồi chuông báo động cho nền tự do báo chí tại Hoa Kỳ? Hay đây là sự tố cáo tính cách bất lương, gian trá của nền “tự do ngôn luận, tự do báo chí” của Hoa Kỳ? Tự do báo chí phải đi đôi với lương tâm, đạo đức và không đứng vào phe phái chính trị nào. Truyền thông, báo chí thiếu lương tâm sẽ vô cùng nguy hiểm cho đất nước, cho xã hội vì quần chúng bị đầu độc bởi những tin tức giả tạo.

-The Hill ngày 2/8/2018: “Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa) dự định hướng dẫn một phái đoàn tới Mạc Tư Khoa để gặp gỡ những thành viên của quốc hội Nga. Ô. Paul đã nói về chuyến đi Nga trong một bài viết đăng trên The Politico là Hoa Kỳ nên theo đuổi một cuộc đối thoại xây dựng với Điện Kremlin.”

Trái với TNS. John McCain có thái độ thù nghịch, chèn ép để Nga phải quỳ gối. TNS. Rand Paul chủ trương hòa dịu mà ông cho rằng để Hoa Kỳ có thể cùng Nga giải quyết một số vấn đề trên thế giới. Nói chuyện với các nhà lập pháp Nga tại Mạc Tư Khoa ngày 6/8/2018, Ô. Rand Paul ngỏ lời mời các nhà lập pháp Nga viếng thăm Hoa Kỳ để hỗ trợ cho việc tiếp xúc giữa hai ngành quốc hội. Ô. Rand Paul cũng dẫn chứng các vị tổng thống trong quá khứ như John F. Kennedy và Ronald Reagan đều có những cuộc tiếp xúc với các lãnh tụ Sô-viết để duy trì hòa bình cho thế giới.

-AP ngày 6/8/2018: “Tối thiểu 11 người chết, 70 bị thương trong những ngày cuối tuần vừa rồi tại Thành Phố Chicago do bạo động vì súng đạn mà cảnh sát nói rằng do các băng đảng mà luật sư của Tổng Thống là Ô. Giuliani thường chỉ trích sự lãnh đạo của Đảng Dân Chủ tại thành phố này. Ô. Thị Trưởng Emanuel (đã từng là Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc dưới thời Bill Clinton) nói rằng thành phố này quá nhiều súng đạn nhưng lại thiếu những giá trị (như đạo đức, gia đình, trách nhiệm với bản thân và xã hội)”.

Làm thế nào để chúng ta có thể giúp cho những thanh niên Da Đen đang lang thang trên đường phố, sống chui rúc ở những ghetto (khu ổ chuột) chịu đi học, có công ăn việc làm và sống trong tinh thần trách nhiệm cho chính bản thân mình và cho xã hội? Nước Mỹ đã làm, làm hơn 200 năm nay nhưng vẫn chưa được.

Và còn phải kiên nhẫn làm tới bao giờ trước khi nó trở thành một thảm họa cho chính nước Mỹ. Hơn 200 năm trước, những chủ đồn điền vì muốn phát triển kỹ nghệ trồng bông cho nên đã sang Phi Châu săn bắt, mua nô lệ về đây. Nô lệ đã đưa nước Mỹ này đi lên nhưng nó đã để lại một hệ quả mà thuyết của nhà Phật gọi là Nhân-Quả. Gieo Nhân thì hái Quả và quả đến thì phải trả quả. Đó là luật vô cùng công bằng của Tạo Hóa.

Theo thống kê, trong tổng số dân 2,695,000 của Chicago, người Da Đen chiếm khoảng 887,000 và Mễ Tây Cơ 778,000. Chicago là thành phố phức tạp và bạo động nhất thế giới. Theo thống kê năm 2016, Chicago có khoảng 762 người chết vì bắn giết nhau do băng đảng giành giựt những chỗ làm ăn, buôn bán rượu bia và lãnh địa phân phối ma túy.

-Reuters (Luân Đôn) ngày 9/8/2018: “Luật sư của Julian Assange – người sáng lập WikiLeaks hiện đang nương náu tại Tòa Đại Sứ Ecuador tại Luân Đôn trong sáu năm, đang suy tính về một đề nghị xuất hiện trước tiểu ban của Thượng Viện để nói về việc Nga có can dự vào cuộc bầu cử tổng thống 2016 hay không.”

Theo tôi Assange nên chấp nhận đề nghị này, xuất hiện trước Thượng Viện, nói ra sự thực để cho rõ trắng-đen. Nếu những bản tin phóng ra trên WikiLeaks là do những cá nhân “rắn mắt”muốn phơi bày sự thực chính trị nước Mỹ gửi tới thì anh vô tội. Và mọi người nên cám ơn anh vì đã phơi bày sự thực xấu xa của chính trị. Còn nếu do tình báo Nga đưa tới thì anh “vô tình” có tội.

-AP ngày 10/8/2018: “Rick Scott- Thống Đốc Tiểu Bang Florida đòi hỏi TNS. Bill Nelson phải đưa ra bằng chứng để biện minh cho cáo buộc của ông về điệp viên Nga đang xâm nhập vào hệ thống tranh cử của ông. Ô. Scott (Cộng Hòa) đang đối đầu với Ô. Nelson (Dân Chủ) trong cuộc chạy đua vào Thượng Viện và nói rằng Ô. Nelson phải làm cho rõ.”

Tại Hoa Kỳ này trong cuộc tranh cử, nếu hai bên chẳng có chương trình gì hấp dẫn người dân, hoặc cả hai chương trình đều na ná như nhau, hoặc hai bên ngang ngửa… thì “chơi đòn bẩn” (low road) hoặc bôi lọ là chiến thuật “hay nhất” để thắng cử. Trong tình thế hiện tại, chiêu bài “Nga can dự vào bầu cử” là chiêu bài ăn khách nhất. Thế nhưng bằng chứng nếu có phải dựa vào cuộc điều tra của FBI hoặc CIA. Vậy nếu Ô. Nelson không đưa ra được bằng chứng thì chắc chắn ông sẽ thua, vì cử tri thấy ông là kẻ chơi đòn bẩn. Thế cho nên trên đời này chớ có chơi đòn hiểm. Đòn càng hiểm thì hậu quả càng độc. Nên quang minh chính đại thì hơn.

Tình hình thế giới:

-BBC Anh Ngữ ngày 1/8/2018: “Hoa Kỳ vừa ban bố lệnh trừng phạt các bộ trưởng tư pháp và nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả tiền bạc và lợi ích của hai bộ trưởng này tại Hoa Kỳ sẽ bị ngăn chặn và những ai can dự vào việc chuyển dịch tài sản này đều bị ngăn cấm. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng Mục Sư Andrew Brunson đã bị bắt giữ một cách bất công và bất hợp pháp.” Theo Reuters ngày 3/8/2018, trong cuộc tiếp xúc bên lề Hội Nghị Các Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN tại Tân Gia Ba, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng ông đã làm việc chặt chẽ với Ô. Mike Pompeo và hai bên đã có cuộc thảo luận xây dựng để giải quyết vấn đề.

Thế nhưng theo NBC ngày 4/8/2018, Thổ đã ban hành lệnh phong tỏa tài sản (nếu có) của bộ trưởng nội vụ và tư pháp Hoa Kỳ cũng như sẽ phát động chiến dịch tẩy chay hàng hóa Hoa Kỳ. Qua hành động này chứng tỏ Ô. Erdogan là tổng thống ngang tàng giống như Ô. Duterte của Phi Luật Tân chứ không phải chơi. Theo CNBC ngày 10/8/2018,  đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ xuống giá 20% khi Hoa Kỳ gia tăng thuế nhập cảng một số hàng như nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng Tổng Thống Erdogan không nhượng bộ trước áp lực cấm vận để đòi thả mục sư Tin Lành và nói rằng, “Họ có đồng đô-la. Chúng ta có Thượng Đế”. Để xem Thượng Đế thắng hay đồng Đô-la thắng. Tình đồng minh thắm thiết Thổ-Mỹ 66 năm (1952-2018) bỗng dưng “Cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Ôi, tất cả chỉ là vô thường, ảo ảnh. Chẳng có gì thật và vĩnh cửu cả!

-Yahoo News ngày 4/8/2018; “Theo các viên chức thông thạo với cuộc thương lượng, Hoa Kỳ đã không thể thuyết phục Trung Cộng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cắt giảm số lượng dầu nhập cảng từ Ba Tư khiến tạo nên một trở ngại cho nỗ lực Tổng Thống Donald Trump nhằm cô lập quốc gia Hồi Giáo này sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi thỏa hiệp quốc tế 2005. Tuy nhiên các quốc gia này đồng ý không gia tăng số lượng dầu thô nhập cảng.” Vào ngày 6/8/2018, Hoa Kỳ đã chính thức tái ban hành cấm vận lên Ba Tư – những trừng phạt mà Tổng Thống Obama đã gỡ bỏ sau khi ký thỏa hiệp hạt nhân 2005. Theo AP, Tổng Thống Rouhani đã có phản ứng mạnh về hành động của Tổng Thống Donald Trump. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình Ô. Rouhani nói rằng Ba  Tư có thể dựa vào Trung Quốc và Nga để giúp việc xuất cảng dầu hỏa và ngân hàng khi Hoa Kỳ áp đặt thêm cấm vận ngặt nghèo vào những tháng sắp tới. Cấm vận lần này nhắm vào lãnh vực xe hơi, vàng và kim loại. Ô. Rouhani nói rằng nếu một kẻ nào đó cầm con dao trên tay mà muốn nói thương lượng thì phải bỏ con dao xuống. Rõ ràng Hoa Kỳ quyết tâm triệt hạ Ba Tư để chiều lòng Do Thái.

Theo Aljazeerra ngày 7/8/2018, “Các bộ trưởng ngoại giao Âu Châu cam kết duy trì thỏa hiệp quốc tế về hạt nhân ký kết với Ba Tư. Trong một bản tuyên bố chung Federia Mogherini – người đứng đầu ngoại giao của Âu Châu và bộ trưởng ngoại giao của Pháp, Đức và Anh Quốc nói rằng các thành viên còn lại của thỏa hiệp sẽ duy trì luồng thương mại hữu hiệu với Ba Tư và bảo đảm việc tiếp tục xuất cảng dầu hỏa và khí đốt.” Ngoài ra, EU còn cảnh cáo các công ty nào tuân thủ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, cắt đứt thương mại với Ba Tư sẽ bị EU trừng phạt.

Như vậy cuộc chiến giữa Mỹ-Ba Tư trở thành cuộc chiến Mỹ-Âu Châu, cộng thêm Nga và Trung Quốc. Trong khi đó vào ngày 7/8/2018, Tổng Thống Donald Trump cảnh cáo rằng cuộc tái cấm vận Ba Tư là đau đớn nhất và Tháng 11 tới đây còn mạnh hơn nữa. Những ai làm ăn buôn bán với Ba Tư sẽ không được làm ăn buôn bán với Hoa Kỳ. Thế nhưng theo US. News and World Report ngày 10/8/2018 thì Ngoại Trưởng Vương Nghị nói rằng việc làm ăn buôn bán với Ba Tư không làm thiệt hại cho ai hết. Chúng ta chờ xem cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt này đi về đâu, liệu có thể đưa đến sự tan rã của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) không?

-US News and World Report ngày 5/8/2018: “Theo hãng thông tấn IRNA, Ả Rập Sê-út đã chấp nhận một nhà ngoại giao Ba Tư đứng đầu một văn phòng đại diện quyền lợi của Ba Tư tại vương quốc dầu hỏa, một chuyển động hiếm hoi kể từ khi hai bên cắt đứt ngoại giao vào năm 2016.”

Cùng một tôn giáo, cùng thờ một Thượng Đế (God/Alah) chỉ khác tông phái do diễn dịch kinh điển khác nhau mà còn thù hận nhau còn hơn là thù hận Do Thái. Cho nên lòng thù hận phát xuất từ Con Người chứ không phát xuất từ Thần Linh. Muốn giải trừ thù nhận thì con người phải tìm đến con người chứ đừng tìm đến Thần Linh. Thần Linh là đá, là tượng đồng, gỗ, xi-măng, là tượng thạch cao, biết gì về chuyện đời mà khuyên bảo con người? Con người phải dùng Trí Tuệ để giải quyết những vấn đề của con người.

-Reuters ngày 5/8/2018: “Sáu tác phẩm lớn của phòng trưng bày và viện bảo tàng hàng đầu của Nga được dời về Crimea (Crưm) để trưng bày tại một trung tâm nghệ thuật mới theo một đề án của Tổng Thống  Putin muốn biến Crimea thành thủ đô nghệ thuật của Nga và thêm một bước nữa hội nhập bán đảo này vào nước Nga sau cuộc sát nhập năm 2014 và sau đó xây một cây cầu dài nhất Âu Châu nối liền bán đảo này với đất liền.”

Cũng giống như Hoàng Sa mất năm 1974 thời VNCH, vĩnh viễn không bao giờ Việt Nam có thể lấy lại được (dù dưới bất cứ thể chế chính trị nào). Sức mạnh hải quân Việt Nam vượt trội, đánh bật quân Tàu ra khỏi những hòn đảo này chăng?  Hay nhờ Mỹ đổ quân chiếm lại Hoàng Sa rồi trao trả lại cho Việt Nam? Do đó, dù Âu Châu và Hoa Kỳ có cấm vận Nga thêm vài chục năm nữa thì Crimea cũng không bao giờ có thể trở lại với Ukraine. Một nguyên tắc ngàn đời nay, một nước nhỏ bị một nước lớn chiếm lĩnh đất đai, không bao giờ có thể lấy lại được ngoại trừ nước lớn tự ý trao trả lại. Đảo Faulkland/Malvinas nằm sát Á Căn Đình và xa Anh Quốc khoảng vài chục ngàn hải lý nhưng Anh Quốc vẫn chiếm lĩnh hòn đảo này chỉ vì hải quân Á Căn Đình không đủ mạnh để đương cự với hải quân Anh. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày năm 1982 đem lại sự thảm bại cho hải quân Á Căn Đình và phải đầu hàng dù hệ thống tiếp vận của hải quân Anh xa tít mù khơi. Muốn bảo vệ biển đảo và cả đất liền thì hải quân hoặc hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển phải thật mạnh.

Hải quân mà yếu thì kẻ thù ngang nhiên đưa HKMH, khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu ngầm, nã cả trăm hỏa tiễn hành trình vào đất liền mà mình chẳng làm được gì cả. Ngày 26-9-1856, chiến hạm Catinat của Pháp nã đại bác vào Đà Nẵng khởi đầu cho cuộc chiến xâm lược Việt Nam mà triều đình Nhà Nguyễn không sao kháng cự lại được vì hải quân hầu như không có. Thực Dân Pháp đã vinh danh chiến hạm này bằng cách đặt tên cho nó ở một con đường đường đẹp nhất Miền Nam gọi là Đường Catinat (sau đổi thành Đường Tự Do). Tại đây cũng có một bót cảnh sát gọi là Bót Catinat mà những ai vào đây thì người nhà chuẩn bị mua áo quan chôn là vừa. Những món đòn tra tấn dã man của Thực Dân Pháp như quay điện, treo ngược bẳng dây, trấn nước, dí điện vào âm vật đàn bà…đều phát xuất từ Bót Catinat man rợ này. Khi tôi qua Pháp lần đầu tiên, bạn bè mời đi uống cà-phê tại Quán Catinat tại Paris do một người Việt làm chủ, tôi buồn quá. Buồn vì rất nhiều người Việt không hề đọc lịch sử, không biết gì về lịch sử mất nước đau đớn và ô nhục của cha ông mình. Ôi miếng cơm manh áo! Nó có sức mạnh vạn năng làm thay đổi hoặc xóa đi cội nguồn, bản sắc và tâm linh dân tộc ngay trong con người mình!

-Good Morning America ngày 6/8/2018: “Tổng Thống Maduro của  Venezuela đang nói chuyện tại buổi lễ kỷ niệm 81 năm thành lập Vệ Binh Quốc Gia thì những vật bay nổ tung gần khu vực ông đang nói chuyện và dọc theo con đường diễn binh.  Ô. Maduro- người đã cai trị đất nước từ năm 2013 gọi đây là một cuộc ám sát trong một buổi nói chuyện trên truyền hình sau khi biến cố xảy ra. Ô. Maduro đổ lỗi cho nhóm cực hữu đối lập và nước láng giềng Colombia. Ông nói rằng một vài người chủ mưu đã bị bắt và kêu gọi Tổng Thống Donald Trump giúp đỡ việc bắt giữ những kẻ liên quan ở Miami, Florida. Tổng Thống Morales của Bolivia- một đồng minh của Ô. Maduro còn đi xa hơn nữa khi tố cáo Ô. Pompeo và Phó Tổng Thống  Mike Pence là “những tên Mỹ theo chủ nghĩa can thiệp” (Yankee Interventionism)  đã nhúng tay vào vụ này. Tuy nhiên Cố Vấn An Ninh John Bolton và Bộ Trưởng Ngoại Giao Pompeo đã phủ nhận việc Hoa Kỳ dính líu vào vụ “ám sát”.

-The Telegraph ngày 6/8/2018: “Bắc Hàn thúc giục Hoa Kỳ bỏ cấm vận và cáo buộc Hoa Thịnh Đốn hành động trái với cam kết tại thượng đỉnh Tân Gia Ba.”

Theo tôi tình hình còn “lôi thôi” như vậy là vì: Hoa Kỳ e ngại nếu bỏ cấm vận mà Bắc Hàn không hủy bỏ chương trình hạt nhân thì sao? Còn đối với Bắc Hàn, nếu mình hủy bỏ chương trình hạt nhân trước mà Hoa Kỳ không bỏ cấm vận thì sao? Nếu tôi là Bắc Hàn thì tôi cương quyết theo đuổi con đường hai bên cùng thi hành trách nhiệm cùng lúc chứ không thể đơn phương làm trước rồi “sôi hỏng, bỏng không”. Và cũng theo lẽ thường, nếu việc quá gay go mà hai bên đều đồng lòng muốn giải quyết thì cần có trung gian và người làm chứng. Trung gian tốt nhất ở đây là Liên Hiệp Quốc và người làm chứng tốt nhất ở đây là Nga và Trung Cộng.

-The Pueblo Chieftain ngày 6/8/2018: “Thị Trưởng Thành Phố Hiroshima đã khánh thành bia khắc ghi danh tính nạn nhân chết vì bom nguyên tử trong một buổi lễ tại Công Viên Hòa Bình tưởng niệm 73 năm trái bom nguyên tử Mỹ bỏ xuống Hiroshima. Trong bài diễn văn, Ô. Matsui bày tỏ lo lắng về chính sách ‘Cho quốc gia mình là cái rốn của vũ trụ’ (Egocentric) trên thế giới và cảnh báo ý nghĩ dùng nguyên tử để ngăn chặn là một đe dọa cho an ninh của thế giới.”

Ô. Matsui có lý khi nói về chủ nghĩa tự cao tự đại. Khi tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ” thì nước lớn sẽ coi thường và bắt nạt nước nhỏ. Còn cá nhân thì coi thường và ăn hiếp người khác. Hitler đã gây thảm họa cho nhân loại và cho nước Đức vì cho rằng chủng tộc Đức thông minh và đẹp đẽ nhất thế giới theo kiểu “White Supremacy”. Nhưng thực tế chứng tỏ rằng dân tộc Đức cũng chẳng thông minh hơn ai và người Đức có đẹp nhưng không phải đẹp nhất thế giới. Chủ nghĩa tự cao tự đại sẽ gây thảm họa cho nhân loại. Tự cho mình đúng hoàn toàn và không thấy mình có thể sai lầm cũng là biểu hiện của chủ nghĩa tự cao tự đại.

Sputnik News ngày 12/8/2018: “Hội nghị thượng đỉnh Caspian lần Thứ V tại Aktau đã long trọng cử hành nghi lễ ký kết bản công ước phi quân sự hóa Biển Caspian giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Azerbaijan Ilkham Alyev, Tổng thống Turkmeniya Gurbanhuly Berdymukhamedov, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Phần mặt biển, Caspian vẫn thuộc quyền sử dụng chung của các bên. Còn đáy biển và dưới lòng đất, Biển Caspian được phân chia cho các quốc gia láng giềng theo thỏa thuận với nhau trên cơ sở pháp lý quốc tế.”

Chiến Tranh Lạnh Mới:

-Business Insider ngày 1/8/2018: “Dự luật quốc phòng lên tới 716 tỷ Mỹ Kim được Hạ Viện chấp thuận và Thượng Viện thông qua với số phiếu 87 thuận 10 phiếu chống, đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc (tổng thống Donald Trump đã ký ban hành ngày 13/8/2018). Theo Greg Poling- một chuyên viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế cho rằng dự luật 2019 National Defense Authorization Act (NDAA) làm Hoa Lục lo lắng vì nó rọi tia sáng vào rất nhiều hoạt động mà Hoa Lục dứt khoát không muốn nó được lôi ra ánh sáng. NDAA tập trung vào cấu trúc mới của chính sách ngoại giao- đó là đối thủ Trung Cộng, mà trong đó có nhiều đoạn chỉ đích danh Bắc Kinh.

Đối với vùng tranh chấp nóng bỏng là Biển Đông, NDAA đòi hỏi Bộ Quốc Phòng phải báo cáo về những vũ khí và thiết bị mà TC mới triển khai- làm nổi bật việc quân sự hóa hải lộ quốc tế và làm suy giảm những kể lể của Bắc Kinh. Hơn thế nữa, NDAA còn buộc Bộ Quốc Phòng cấm TC tham dự cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương hằng năm. Để ngăn cấm này được hủy bỏ, TC không những phải ngưng những hoạt động biến cải các bãi đã ngầm thành đảo (hầu như đã hoàn thành phần lớn) mà còn phải tháo gỡ những vũ khí triển khai tại vùng Biển Đông. Điều khoản này coi như một sự cấm chỉ vĩnh viễn. Bắc Kinh đã bày tỏ sự bất mãn với dự luật nhằm đối đầu với họ và nói rằng dự luật không thể ký ban hành.”

-Reuters ngày 3/8/2018: “Hoa Lục đề nghị tăng thuế xuất trên số lượng nhập cảng 60 tỉ Mỹ Kim để trả đũa Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại đang leo thang bao gồm khí đốt tự nhiên, một vài sản phẩm phi cơ và bày tỏ nghi ngờ về việc đàm phán với Hoa Kỳ để giải quyết những mâu thuẫn về mậu dịch.”

Cũng theo Reuters ngày 8/8/2018, Hoa Lục lại tăng 25% thuế xuất trên số hàng 16 tỷ Mỹ Kim nhập cảng từ Mỹ để trả đũa biện pháp tăng thuế tương tự trên 16 tỷ Mỹ Kim hàng nhập cảng từ Hoa Lục mà Ô. Trump mới vừa ban hành.

-AP ngày 3/8/2018: “Mạc Tư Khoa nói rằng một phụ nữ Nga bị giam giữ với cáo buộc hành động như một điệp viên ngoại quốc không khai báo đã bị ngược đãi trong tù. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga cho biết cô Maris Butina bị giam trong xà-lim lạnh ở Hoa Thịnh Đốn, bị các viên chức coi tù (giám thị) phá rầy giấc ngủ, không cho ăn uống đầy đủ và không cho cô thở hít không khí ngoài trời/tự nhiên. Cô Marie bị đối xử theo kiểu vô luật pháp và yêu cầu các cơ quan quốc tế về nhân quyền can thiệp.”

-Reuters ngày 6/8/2018: “Thủ Tướng Nga Medvedev nói rằng bất cứ quyết định nào của NATO nhận Georgia gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ tạo ra một cuộc xung đột khủng khiếp và đặt câu hỏi tại sao NATO lại làm như vậy.”

Đứng về phương diện địa lý chiến lược mà nói, nếu Georgia/Gruzia gia nhập NATO thì chẳng khác nào Mễ Tây Cơ gia nhập liên minh quân sự với TC hay với Nga. Vì sự sống còn, chắc chắc chắn Nga sẽ tiến quân vào đây, chia cắt một vùng lãnh thổ của Georgia để làm vùng trái độn. Như thế tình hình Georgia có thể giống hệt như Ukraina và sẽ nát như tương và cũng giống hệt như Do Thái đã chiếm đóng Cao Nguyên Golan của Syria để bảo vệ an ninh cho mình.

-CBS News ngày 8/8/2018: “Bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump đã ban hành lệnh trừng phạt mới vì nghi ngờ Tổng Thống Putin và chính quyền Nga đã dùng hóa chất để đầu độc cựu điệp viên Sergei đào thoát sang Anh Quốc.” Nga phản ưng dữ dội và gọi biện pháp này là tàn bạo và phủ nhận vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei đồng thời tìm biện pháp đáp trả.” Theo Fox News ngày 11/8/2018, sự thù ghét và lo sợ tất cả mọi chuyện từ Nga đã đạt tới độ cao của một cơn sốt tại Hoa Kỳ ngày nay và tinh thần bài Nga không đem lại lợi ích cho quốc gia (Anti-Russian hysteria isn’t in America’s national interest).

-Yahoo News ngày 9/8/2018: “Ngũ Giác Đài đang thiết lập nền móng cho Lực Lượng Không Gian trong tương lai- tiến gần tới mệnh lệnh của Tổng Thống Donald Trump mới đây yêu cầu thiết lập binh chủng thứ sáu cho quân đội Hoa Kỳ vào năm 2020. Nói chuyện tại Ngũ Giác Đài, Phó Tổng Thống Mike Pence thông báo một sự thay đổi rộng lớn, tái tổ chức lại Bộ Quốc Phòng để điều khiển những chiến dịch trong không gian cho dù Quốc Hội không cho phép thiết lập thêm một Bộ Chiến Tranh Không Gian.” Theo AP ngày 14/8/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis nói thẳng ra rằng Lực Lượng Không Gian là để đối đầu với Nga và Trung Quốc. Cùng ngày, Reuters cho biết Hoa Kỳ đã tỏ ra hết sức lo lắng về việc Nga theo đuổi những vũ khí trong không gian mới bao gồm hệ thống tia laser di động để phá hủy các vệ tinh và phóng vệ tinh giám sát mới hoạt động một cách không bình thường.

Đây cũng là điều đáng mừng vì con người trong tương lai sẽ không còn giết nhau ở trên mặt đất, mặt biển mà “đấu phép”, đấu vệ tinh, đấu hỏa tiễn trên không trung. Hễ ai thua ở trên không trung là thua ở dưới mặt đất, tránh hy sinh cả triệu người và tàn phá các đô thị. Thế nhưng không biết Nga và Mỹ có đem vũ khí nguyên tử vào không trung hay không?

Tình hình Trung Đông:

-AFP ngày 9/8/2018: “Theo Hội Hồng Thập Tự, một cuộc không kích vào xe chở học sinh tại một khu chợ ở bắc Yemen đã giết chết 43 trẻ em và làm bị thương 63 khiến sự chống đối liên minh do Ả Rập Sê-út dẫn đầu gia tăng.”

Chưa thấy Hoa Kỳ và nhất là Anh Quốc lên án vụ thảm sát này. Liệu Hoa Kỳ có triệu tập một liên minh bao gồm Anh, Pháp, Mỹ điều HKMH và khu trục hạm tới bắn hỏa tiễn vào các cơ sở quân sự của Saudi Arabia để trừng phạt hành động vô nhân đạo như đã làm ở Syria không?

-Fox News ngày 14/8/2018: Lực lượng Taliban đã tràn ngập một căn cứ quân sự tại miền bắc A Phú Hãn, giết chết 17 quân chính phủ. Ngoài ra một binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ chết vì mìn nổ trong lúc đi tuần tra.

Tình hình Biển Đông:

Global News (Video ngày 31/7/2018): Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte chứng kiến việc tiêu hủy bằng cách cho xe hủ lô cán dẹp các loại xe sang nhập cảng lậu trị giá khoảng 6.8 triệu Mỹ Kim trong chiến dịch bài trừ tham nhũng.

Qua hành động này ai dám bảo Ô. Duterte là người điên khùng? Ông hành động quyết liệt như một người yêu nước thật sự. Nếu Tây Môn Báo thời Ngụy không quăng các ông đồng, bà cốt, thổ quan mê tín xuống nước thì làm sao có thể chấm dứt được hủ tục dã man cúng gái trinh cho Hà Bá ở đất Nghiệp Thành?

-AP ngày 2/8/2018: Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao thường niên của Khối ASEAN vừa diễn ra tại Tân Gia Ba. Ô. Vương Nghị-Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng việc khởi thảo một thỏa ước nhằm ngăn ngừa xung đột tại Biển Đông “Code of Conduct” là một bước đột phá và có thể tiến xa hơn mà không có sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài. Nam Dương và Việt Nam muốn đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về những hành động của TC tại Biển Đông nhưng Lào và Kampuchia vốn ngả theo Trung Quốc lại không muốn. Nước chủ nhà Tân Gia Ba kêu gọi khối sẵn sàng ứng phó với khuynh hướng bảo vệ mậu dịch (ám chỉ Mỹ). Các vấn đề an ninh khu vực như sự gia tăng bạo lực và sự trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya cũng được quan tâm. Khối ASEAN cũng hy vọng sẽ ký một thỏa ước an ninh điện tử (sybersecurity) với Nga trong những ngày sắp tới. Trong thời gian qua, kẻ xấu đã tấn công, đánh cắp các dữ kiện trên máy điện tử của ngân hàng Mã Lai và của Thủ Tướng Lý Hiển Long. Ngoài ra TC lại còn muốn thao diễn quân sự và khai thác tài nguyên chung với các quốc gia ASEAN trong khu vực tranh chấp, nhưng nhấn mạnh là không có sự tham dự của các nước bên ngoài – với ý định làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ.

Cũng bên lề hội nghị, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã họp với các ngoại trưởng của Khối ASEAN và loan báo kế hoạch 300 triệu để tài trợ về an ninh cho các quốc gia trong vùng giữa lúc Bắc Kinh đẩy mạnh sự hiện diện. Chưa biết những quốc gia nào sẽ nhận được tiền viện trợ này và “an ninh” bao gồm những lãnh vực gì. Các quốc gia “thân Bắc Kinh” như Thái Lan, Lào, Kampuchia, Miến Điện liệu có nhận ngân khoản từ kế hoạch này không?

-National Interest ngày 11/8/2018: “Bằng một hành động chắc chắn sẽ gây tức giận nơi Trung Quốc, hai công ty Nhật Bản sẽ ký kết thỏa hiệp giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt nằm ở Biển Đông. Hãng dầu Idemitsu Kosan và Teikoku ký một thỏa hiệp với công ty quốc doanh dầu khí khổng lồ Petro Việt Nam vào 31/7/2018. Họ sẽ giúp phát triển và bán khí đốt nằm ở dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt. Sự tiến triển của dự án có ý nghĩa là vì việc thăm dò và khai thác đã chậm lại trong những năm vừa qua vì những căng thẳng ờ Biển Đông, việc bài trừ tham nhũng và giá dầu liên tiếp giảm. “

-Fox News ngày 13/8/2018: “Vài ngày trước chuyến công du Bắc Kinh kể từ chiến thắng ngoạn mục cách đây ba tháng, Thủ Tướng Mahathir nói rằng Mã Lai không cần dự án xe lửa nối liền bờ biển miền đông trị giá 20 tỷ Mỹ Kim và hai đường dẫn năng lượng trị giá 2.3 tỷ Mỹ Kim. Các dự án này đã được tạm ngưng chờ thương thảo lại. Ô. Mahathir nói rằng đây không phải là sự sống còn. Do đó, nếu có thể chúng tôi sẽ bỏ những dự án này. Nếu hủy bỏ thì sẽ không làm lại và Mã Lai cần ngưng lại khi nào chúng tôi cần. Thế nhưng một số ngân khoản đã chi ra và khó lòng bồi thường. Tuy nhiên để tránh căng thẳng với Bắc Kinh, Ô. Mahathir nói rằng Mã Lai duy trì mối giao hảo với Bắc Kinh và hoan nghênh những đầu tư từ Trung Quốc nếu những dự án có lợi cho Mã Lai. Còn về vấn đề Biển Đông Ô. Mahathir nói rằng mọi tàu, kể cả tàu chiến có thể đi qua hải phận của Mã Lai nhưng không thể đóng thường trực tại đó vì nó tạo ra cuộc chạy đua vũ trang không lành mạnh. Ngoài ra Mã Lai cũng không can dự vào những cuộc chiến ở Trung Đông và của Saudi Arabia. ”

Nhận Định:

Trong hai tuần qua thế giới chứng kiến một cuộc chạm trán nảy nửa liên quan đến nhân quyền. Theo Reuters ngày 5/8/2018, “Saudi Arabia sẽ đình chỉ thương mại và đầu tư với Ottawa sau khi Gia Nã Đại thúc giục xứ này phải thả một phụ nữ hoạt động về nhân quyền bị bắt. Saudi Arabia cũng còn ra lệnh cho đại sứ Gia Nã Đại phải rời khỏi đất nước trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Saudi Arabia là thị trường xuất cảng lớn nhất của Canada ở trong khu vực. Saudi Arabia còn nói rằng nếu Gia Nã Đại còn đi xa hơn nữa về vụ này thì đây là một sự xác nhận rằng Saudi Arabia có quyền can thiệp vào công cuộc nội bộ của Gia Nã Đại. Gia Nã Đại và tất cả các quốc gia khác đừng nghĩ rằng họ quan tâm tới công dân của Saudi Arabia hơn cả Saudi Arabia.”

Trước cuộc đụng độ này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ không đứng về phe nào vì Gia Nã Đại và Ả Rập Sê-út đều là đồng minh chiến lược. Tình thế trở nên trầm trọng hơn khi Saudi Arabia ra lệnh chuyển 12,000 sinh viên và gia đình đang du học Gia Nã Đại sang một nước khác và từ ngày 13/8/2018 sẽ ngưng tất cả các chuyến bay thẳng tới Gia Nã Đại trong khi Bộ Ngoại Giao Gia Nã Đại nói rằng họ cương quyết theo đuổi lý tưởng nhân quyền trên toàn thế giới. Thế nhưng dường như đã “thấm đòn” Gia Nã Đại đã lên tiếng nhờ Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Anh giúp giảm bớt căng thẳng giữa hai bên. Thế nhưng bộ trưởng ngoại giao Ả Rập Sê-út từ chối mọi trung gian và nói rằng Gia Nã Đại đã phạm lỗi lầm lớn và cần phải sửa chữa.

Theo các nhà phân tích, đây không những là sự cảnh báo cho các quốc gia Tây Phương mà còn cho toàn thế giới biết chớ có phê bình chuyện nội bộ của Saudi Arabia. Thật chưa từng thấy một quốc gia Hồi Giáo nào lại đáp trả một quốc gia Tây Phương mạnh tới như vậy. Gia Nã Đại chơi dại khi đụng tới “Ông vua dầu lửa” coi tỷ đô-la như bạc cắc. Ô. Obama qua thăm còn phải cúi gập người thì Gia Nã Đại thấm thía gì? Saudi Arabia chỉ tung vài chục tỷ đô-la thì Gia Nã Đại có thể lung lay hoặc khốn đốn chứ không phải chơi. Hệ thống truyền thông và truyền hình của Saudi Arabia đang tung chiến dịch chỉ trích thành tích nhân quyền của Gia Nã Đại như bắt giam các “tù nhân lương tâm” và hành xử không đúng với luật pháp quốc tế. Ngân hàng trung ương Saudi Arbia đã ra lệnh cho các chi nhánh ở hải ngoại bán đổ bán tháo tất cả tín dụng, trái phiếu và tiền Gia Nã Đại mà không cần tính lời lãi.

Trên đời này có hai quốc gia mà cả thế giới không một ai dám “đụng tới sợi lông chân” đó là Saudi Arabia và Do Thái. Không biết bộ ngoại giao Gia Nã Đại có hiểu điều này không? Ô. Trudeau còn trẻ, muốn xây dựng sự nghiệp của mình bằng “nhân quyền” tức can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia nhỏ và yếu trên thế giới. Xin Ô. Trudeau hãy mạnh can thiệp cho dân tộc nhỏ bé, hiền hoa và dễ thương Tây Tạng đi.

Business Insider ngày 9/8/2018 cho rằng Ô. Trudeau đã phạm phải lỗi kỹ thuật, thay vì trình bày ý kiến qua đường lối ngoại giao kín đáo, lại đưa lên Twitter cho mọi người biết. Chuyện hai người điện thoại nói nhỏ với nhau thì khác. Còn đăng báo, đưa lên các diễn đàn, họp báo tuyên bố công khai (Microphone Diplomacy) thì câu chuyện trở nên trầm trọng.

Chúng ta chờ xem cơm áo gạo tiền thắng hay lý tưởng nhân quyền thắng. Theo tôi, để răn đời và tránh bị thiên hạ chửi rủa là “vô đạo đức” chúng ta sẽ nói lý tưởng thắng. Nhưng thực tế lại chứng minh cơm áo gạo tiền thắng, “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” và chưa thấy ai nói “Mạnh vì đạo, bạo vì lý tưởng”. Trên đời này không có gì mạnh và đáng sợ bằng đồng tiền.

15/8/2018

https://www.baocalitoday.com/binh-luan/nhat-ky-bien-dong-ly-tuong-thang-hay-tien-bac-thang.html

 

Vui cười

Chàng trai nói với một cô gái xinh đẹp gặp trên đường:

 – Này cô, chúng ta có thể vào quán uống cà phê với nhau được không?

 – Không, cảm ơn anh.

 – Cô đừng có tưởng tôi là người dễ dãi, có thể tuỳ tiện mời con gái đi uống cà phê nhé.

 – À này, anh cũng đừng có nghĩ rằng tôi từ chối hết những lời mời của các chàng trai.

 

 Hai anh bạn gặp nhau tại quán nước:

 Vợ tớ chẳng hiểu tớ chút nào cả, thế vợ cậu thì sao?

 Tớ chẳng biết vì cô ấy chưa bao giờ nói gì với tớ về cậu cả.

Hàn Phi Tử  –  Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Chương 3 – Xã Hội Quan 2 – Vua

Pháp gia là những chính trị gia rất thực tế, chỉ tìm những pháp thuật làm cho nước giàu và mạnh, không thắc mắc về nguồn gốc của chế độ phong kiến quân chủ. Ông vua nào trọng dụng thì họ thờ, không thì bỏ, tìm ông vua khác, không bao giờ tự hỏi một ngôi vua được truyền ra sao, một ông vua nào đó giữ ngôi vua có xứng đáng không. Về điểm đó, họ không “khó tính” như Nho gia. Chẳng hạn sách Luận ngữ, chương Thuật nhi, bài 14 chép truyện Tử Cống thấy Khổng tử khen Bá Di, Thúc Tề, biết rằng thầy mình kín đáo chê vua Vệ (Cướp ngôi cha trong khi cha tị loạn ở nước ngoài) tất không chịu thờ. Quả nhiên sau đó, Khổng tử dắt môn đồ bỏ nước Vệ mà đi 1. Chúng tôi không thấy một Pháp gia nào có thái độ đó của Khổng tử.

Họ có một điểm tiến bộ là không tin rằng vua được Trời giao cho sứ mạng thay Trời trị dân, và theo họ thì cơ hồ như xã hội đặt ra vua. Ở một chương trên chúng tôi đã dẫn một câu của Thương Ưởng, đại ý bảo phải đặt ra pháp lệnh để giữ gìn trật tự trong xã hội; có pháp lệnh thì phải có người bảo vệ pháp lệnh, vì vậy phải đặt ra quan, đặt ra quan rồi lại phải đặt ra vua để “thống nhất” thành một khối, tức để cầm đầu hết thảy. Còn Hàn Phi thì bảo thời thượng cổ, Hữu Sào và Toại Nhân có công với nhân dân – một ông vua chỉ cho dân kết cành làm ổ, một ông tìm ra cách lấy lửa – nên nhân dân mừng, tôn làm vua thiên hạ.

Thương và Hàn chỉ nói sơ sài vậy thôi, không đào sâu vấn đề. Có lẽ họ chủ trương rằng quyền thế của vua nếu là thứ quyền thế chính vua thiết lập nên là tốt hơn cả. Quyền thế có chính đáng hay không, họ không cần xét kĩ, nhưng họ rất quan tâm đến vấn đề làm sao nắm vững được quyền thế.

Muốn nắm vững được quyến thế thì vua phải đích thân và một mình giữ quyền thưởng phạt mà Hàn Phi gọi là “nhị bính” (hai quyền của vua), tuyệt nhiên không được san sẻ quyền đó cho một người nào, nếu không thì sẽ bị bề tôi chế ngự liền. Thưởng phạt là công cụ hiệu lực nhất để trị dân. Trong chương trên chúng ta đã thấy thường dân chỉ ham lợi và chỉ phục tùng quyền lực. Bản tính của dân như vậy thì trị dân phải thuận theo nó, lợi dụng lòng ham lợi của dân, nghĩa là khen thưởng khi dân có công với quốc gia, và đánh vào lòng sợ quyền lực của dân, nghĩa là trừng trị khi họ có tội.

Một mình nắm hết quyền thưởng phạt như vậy nhất định là chuyên chế rồi, vì hồi đó Trung Hoa chưa biết thuyết phân quyền: lập pháp là do vua, hành pháp cũng do vua mà quyền thưởng phạt (tư pháp) cũng do vua nữa.

Hàn Phi cũng nhiều lần nhắc vua phải chí công vô tư, phải bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công thì nước mới thịnh được. Thiên Hữu độ ông viết:

“Không nước nào luôn luôn mạnh, không nước nào luôn luôn yếu. Người thi hành pháp luật (tức vua) mà cương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu (…). Cho nên ở vào thời này, nhà cầm quyền nào biết bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công thì dân sẽ yên, nước trị: biết bỏ hành động riêng tư mà làm theo phép công thì binh sẽ mạnh, mà địch sẽ yếu”.

國無常強無常弱,奉法者強則國強,奉法者弱則國弱 (…)故當今之時、能去私曲就公法者,民安而國治;能去私行行公法者,則兵強而敵弱。

(Quốc vô thường cường, vô thường nhược. Phụng pháp giả cường, tắc quốc cường, phụng pháp giả nhược, tắc quốc nhược (…). Cố đương kim chi thời, năng khứ tư khúc, tựu công pháp giả, dân an nhị quốc trị, năng khứ tư hành, hành công pháp giả, tắc binh cường nhi địch nhược).

Nhưng Hàn chỉ cảnh cáo, nhắc nhở các vua chúa như vậy thôi, còn như nếu gặp ông vua hôn ám như Kiệt, Trụ chẳng hạn thì Hàn không nghĩ ra cách nào ngăn cản được, mà hạng sĩ giỏi pháp thuật có lòng như ông đành trốn qua nước khác hoặc chịu chết; còn dân chúng thì Hàn lại càng không quan tâm tới, họ phải ráng mà chịu. Hàn không cho dân chúng có quyền làm cách mạng như Mạnh tử, cũng không dám nói rằng dân như nước, vua như thuyền, nước chở thuyền mà cũng lật được thuyền. Đọc bộ Hàn Phi tử chúng tôi thấy Hàn Phi như tránh vấn đề đó, chỉ bày mưu thuật cho vua, nắm dẫn(?) chỉ tìm cách làm cho nước giàu và mạnh, mà không xét đến nỗi đau khổ của dân, chỉ cho dân mỗi cái quyền này: kẻ làm lợi cho nước thì được thưởng, thế thôi. Muốn được hưởng cái quyền đó, dân và các quan lớn nhỏ tuyệt đối phải phục tùng vua:

“Người hiền làm bề tôi thì (…) không có hai lòng, ở triều đình không dám từ chối một địa vị thấp hèn, trong quân đội không dám từ chối việc gian nan, một mực thuận tòng việc làm, pháp độ của vua, hư tâm (nghĩa là không sẵn có ý riêng) để đợi mệnh lệnh, không dám dị nghị phải trái; cho nên có miệng mà không được nói ý riêng, ví như cánh tay, trên che đầu, dưới che thân, thân thể nóng hay lạnh thì phải cứu, dù có lưỡi kiếm Mạc Da kề thân cũng không dám không bắt.”

賢者之爲人臣…無有二心。朝廷不敢辭賤, 軍旅不敢辭難; 順上之爲, 從主之法, 虛心以待令, 而無是非也. 故有口不以私言, 有目不以私視, 而上盡制之。為人臣者,譬之若手,上以脩頭,下以脩足,清暖寒熱,不得不救,鏌邪傅體,不敢弗搏

(Hiền giả chi vi nhân thần… vô hữu nhị tâm: triều đình bất cảm từ tiện, quân lữ bất cảm từ nan, thuận thượng chi vi tùng chủ chi pháp, hư tâm dĩ đãi lệnh, nhi vô thị phi dã. Cố hữu khẩu bất tư ngôn, hữu mục bất tư thị, nhi thượng tận chế chi. Vi nhân thần giả, thí chi nhược thủ, thượng dĩ tu đầu, hạ dĩ tu túc, thanh noãn hàn nhiệt, bất đắc bất cứu, Mạc Da phó thể, bất cảm phất bác – Hữu độ).

Thật ngược hẳn với Mạnh tử.

Hơn nữa, Hàn còn cho hạng ẩn sĩ đáng giết vì tuy họ không làm hại gì cho nước nhưng cũng không làm lợi gì cho nước. Thiên Ngoại trừ thuyết hữu thượng ông chép truyện Thái Công Vọng khi mới được phong ở nước Tề, sai giết ngay hai anh em ruột Cường Dật và Hoa Sĩ chỉ vì họ đều là cư sĩ, “cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, không cầu gì ở người, không nhận bổng lộc, danh hiệu của vua”. Chu Công Đán ngạc nhiên sai người tới hỏi tại sao lại giết những người hiền như vậy, Thái Công Vọng đáp: “Họ không chịu làm bề tôi thiên tử (nhà Chu) thì Vọng tôi (chư hầu) không coi họ là bề tôi được; họ không chịu làm bạn chư hầu thì Vọng tôi không thể sai khiến họ được; họ cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, không cần gì ở người khác thì tôi không thể thưởng phạt, khuyên cấm họ được. Vả lại họ không nhận danh hiệu của vua ban thì họ dù có tài trí cũng không thể cho Vọng tôi dùng; họ không cần bổng lộc thì dù họ có hiền đức cũng không lập công với Vọng được. Họ không chịu làm quan thì không trị họ được, họ không chịu lãnh nhiệm vụ thì họ không trung với mình. Tiên vương sở dĩ sai khiến thần dân được là nhờ tước lộc hoặc hình phạt. Nay dùng cả bốn cái đó không đủ sai khiến họ thì Vọng tôi sai khiến được ai bây giờ? (…). Họ tự cho là hiền sĩ trong đời mà không để cho chúa dùng (…) có khác chi con ngựa kí (chạy rất nhanh) mà không lái qua tả qua hữu được, vì vậy mà tôi phải giết”.

Chuyện đó chắc là bịa (Hàn đã không nghiệm trước khi dẫn chứng) vì thời gian đó người ta còn trọng các ẩn sĩ như Bá Di, Thúc Tề, mà Thái Công Vọng là người tốt, có thời đã ở ẩn câu cá trên sông Vị, đâu có hành động như vậy. Đó là chủ trương của pháp gia. Trang tử mà sống ở nước Hàn, cùng thời với Hàn thì khó mà được “lết cái đuôi trong bùn”!

Vì Hàn Phi không xét quyền uy như thế nào là chính đáng, không đặt vấn đề nếu vua dùng bậy quyền uy thì sao, chỉ tôn quân triệt để mà không quý dân, cho nên mặc dầu học thuyết của ông có nhiều điểm độc đáo mà hậu thế cũng chỉ coi ông là một lý thuyết gia về chính trị, chứ không phải là một triết gia. Người ta còn trách rằng chính vì Thương Ưởng và ông mà Tần mới có câu: “Vua bắt bề tôi chết mà bề tôi không chết là bất trung”. – Quan niệm quái gở về đạo trung quân đó của Pháp gia chứ đâu phải của Nho gia.

° ° °

Sự cách biệt giữa vua và dân có lẽ cũng vì Pháp gia mà rộng thêm, sâu thêm. Chủ trương của Hàn Phi là dùng uy quyền, dùng sức mạnh vì thời ông là thời trọng sức mạnh (Nước sở dĩ được trọng, vua sở dĩ được tôn là nhờ sức mạnh) chứ không dùng nhân nghĩa, nhân nghĩa là nhu nhược.

Chương trên chúng ta đã thấy vì quyền lợi ngược nhau, vua phải coi bề tôi như kẻ lúc nào cũng muốn đoạt ngôi của mình, không nên tin họ mà phải đề phòng họ. Chương này chúng ta lại thấy vua không được thương dân, không cần được lòng dân, vì dân như trẻ con, không biết cái lợi lâu dài, chỉ nhìn cái lợi trước mắt thôi, theo ý dân thì sẽ loạn. Thiên Hiển học, Hàn viết:

“Bọn không biết trị nước ngày nay nhất định bảo: “Cần được lòng dân”. Nếu được lòng dân là nước được trị thì còn cần dùng gì đến Y Doãn (khai quốc công thần của vua Thành Thang), Quản Trọng nữa, cứ nghe lời dân là đủ rồi, nhưng cái trí của dân không dùng được, cũng như cái lòng của trẻ con vậy. Một đứa trẻ đau ở đầu, không cạo đầu thì nó lại đau lại, không nặn mụn nhọt cho nó thì mụn nhọt ngày càng tấy lên. Muốn cạo đầu nặn mụn nhọt thì một người phải ghì nó để cho mẹ hiền của nó làm việc ấy. Như vậy mà nó còn gào khóc không ngừng, vì nó không biết phải chịu đau một chút rồi mới được cái lợi lớn (là hết bệnh). Nay bậc vua chúa gấp vỡ đất, cày ruộng để dân có thêm tài sản mà dân oán là tàn khốc; sửa hình pháp và trừng phạt để ngăn cấm bọn gian tà mà dân oán là nghiêm khắc; thu thuế bằng tiền gạo để cho kho lẫm được đầy mà cứu tế khi đói kém, cung cấp cho quân đội, mà dân oán là tham lam (…) gom sức lại đánh cho mạnh để bắt giặc mà dân oán là tàn bạo. Bốn việc đó để trị an mà dân không biết mừng. Sở dĩ vua chúa cầu bậc sĩ thánh trí là vì dân trí không đủ cho mình theo được. Ngày xưa ông Vũ khơi sông (Dương Tử), đào sông (Hoàng Hà) mà dân gom ngói và đá (tính ném ông).Tử Sản vỡ đất trồng dâu mà người nước Trịnh chê bai. Ông Vũ làm lợi cho thiên hạ, ông Tử Sản bảo tồn cho nước Trịnh mà đều bị huỷ báng, như vậy dân trí có thể dùng được không là điều ta thấy rõ rồi. Cho nên (…) làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, không thể theo chính sách đó trị nước được”.

今不知治者必曰:”得民之心。”得民之心而可以爲治,則是伊尹、管仲無所用也,將聽民而已矣…今上急耕田墾草以厚民產也,而以上為酷;修刑重罰以為禁邪也,而以上為嚴;徵賦錢粟以實倉庫、且以救饑饉備軍旅也,而以上為貪[…]并力疾鬥所以禽虜也,而以上為暴。此四者所以治安也,而民不知悅也。夫求聖通之士者,為民知之不足師用。昔禹決江濬河而民聚瓦石,子產開畝樹桑鄭人謗訾。禹利天下,子產存鄭,皆以受謗,夫民智之不足用亦明矣。故舉士而求賢智,為政而期適民。故(…)爲政而期適民、皆亂之端、未可與為治也。

(Kim bất tri trị giả tất viết: “Đắc dân chi tâm”. Đắc dân chi tâm nhi khả dĩ vi trị, tắc thị Y Doãn, Quản Trọng vô sở dụng dã, tương thính dân nhi dĩ hĩ (…) Kim thượng cấp canh điền khẩn thảo, dĩ hậu dân sản dã, nhi dĩ thượng vi khốc; tu hình trọng phạt, dĩ vi cấm tá dã, nhi dĩ thượng vi nghiêm; trưng phú tiền túc, dĩ thực thương khổ, thả dĩ cứu cơ cận, bị quân lữ dã, nhi dĩ thượng vi tham 2 tính lực tật đấu sở dĩ cầm lỗ dã, di nhĩ thượng vi bạo. Thử tứ giả sở dĩ trị an dã nhi dân bất tri dã. Phù cầu thánh thông chi sĩ giả, vi dân trí chi bất sư dụng. Tích Vũ quyết giang tuấn hà, nhi dân tụ ngoã thạch, Tử Sản khai mẫu thụ tang, Trịnh nhân báng tí. Vũ lợi thiên hạ, Tử Sản tồn Trịnh, giai dĩ thụ báng, phù dân trí chi bất túc dụng diệc minh hĩ. Cố (…) vi chính nhi kì thích dân, giai loạn chi đoan, vị khả dữ vi trì dã).

Đoạn đó ông chê Nho và Mặc là mị dân. Thiên Lục phản, ông nói rõ thêm:”Dùng pháp luật (nghiêm khắc) thì trước chịu khổ sau được lợi lâu bền; còn theo đạo nhân từ thì mới đầu được vui mà sau sẽ khốn cùng. Bậc thánh nhân cân nhắc, lựa cái lợi lớn cho nên dùng pháp luật mà bắt nhau chịu cực, và bỏ sự nhân ái đối với nhau.” Ông đưa một số thí dụ để chúng ta dễ thấy; gia chủ nào bắt con em chịu lao khổ, cần kiệm thì sẽ khá lên, dù gặp năm mất mùa cũng được no ấm, còn gia chủ nào vì thương con em cho chúng ở không vui chơi thì tất sẽ nguy, mà gặp năm đói kém, tất phải bán vợ đợ con.

Sau cùng, thiên Nam diện, ông bảo khi nước loạn thì phải cương quyết, nghiêm khắc lập lại sự bình trị, đừng ngại bị ám sát, như Thương Ưởng đi đâu lúc nào cũng dùng cái “thù” (một binh khí dài, có mũi nhọn) sắt, cái thuẫn nặng để đề phòng, như Tấn Văn Công phải dùng vệ sĩ, và Tề Hoàn Công phải dùng xe có vũ trang để đề phòng dân chúng.

Dân không phải là luôn luôn ngu như Hàn nghĩ, mà đại đa số là ngại sự thay đổi, muốn được yên thân, không nghĩ xa; phải kiên nhẫn, khéo léo giảng cho dân hiểu, mà khi dân đã vui vẻ theo đường lối của chính quyền rồi thì kết quả sẽ nhiều, còn như dùng chính sách mạnh của Hàn thì kết quả có thể sẽ mau đấy nhưng không bền. Hàn chê dân chúng chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài, nhưng chính Hàn cũng mắc cái lỗi đó.

Lạ nhất là Hàn bảo quan, dân phải bỏ lòng trung với vua, nghĩa là cứ thi hành đúng lệnh của vua, giữ đúng pháp luật chứ không được hi sinh cho vua, không được tỏ lòng yêu vua. Trong Ngoại trừ thuyết tả hạ, ông kể chuyện Tần Chiêu Vương phạt dân vì dân cầu nguyện cho mình hết bệnh:

“Tần Chiêu Vương đau, dân chúng mỗi lí (hai mươi lăm nhà là một lí) chung nhau mua bò và nhà nào cũng cầu cho vua hết bệnh. Công Tôn Thuật ra ngoài thấy vậy, bèn vào mừng vua: “Trăm họ đều chung nhau mỗi lí mua bò để cầu nguyện cho vua hết bệnh”. Chiêu Vương sai người đi hỏi, quả có như vậy, ra lệnh: “Phạt mỗi lí phải nộp hai áo giáp (bằng da tê ngưu). Không ra lệnh mà tự ý cầu nguyện là thương quả nhân. Họ thương quả nhân thì quả nhân cũng phải đổi pháp luật mà làm vừa lòng họ, như vậy pháp luật không đứng được, sẽ đưa tới loạn và mất nước. Không bằng phạt mỗi lí hai áo giáp mà làm cho nước được trị trở lại”.

秦昭王有病,百姓買牛而家爲王禱。公孫述出見之,入賀王曰:”百姓乃皆買牛爲王禱。”王使人問之,果有之。王曰:”訾之人二甲。夫非令而擅禱者,是愛寡人也。夫愛寡人, 寡人亦且改法而心與之相循者, 是法不立; 法不立, 亂亡之道也. 不如人罰二甲而復與爲治。

(Tần Chiêu Vương hữu bệnh, bách tính mãi ngưu nhi gia vị vương đảo. Công tôn Thuật xuất kiến chi, nhập hạ vương viết: “Bách tính nãi giai lí mãi ngưu vị vương đảo”. Vương sử nhân vấn chi, quả hữu chi. Vương viết: “Tứ chi nhân nhị giáp. Phù phi lệnh nhi thiện đảo giả, thị ái quả nhân dã. Phù ái quả nhân, quả nhân diệc thả cải pháp nhi tâm dữ chi tương tuần giả, thị pháp bất lập, pháp bất lập loạn vong chi đạo dã; bất như nhân phạt nhị giáp, nhị phục dữ vi trị”).

Thật là trái nhân tình. Chúng ta tưởng tượng mỗi một xã hội mà từ trên xuống dưới chỉ biết tuân pháp luật, không còn lòng thương, không còn chút tình nghĩa gì nữa, và kẻ nào tỏ ra có chút tình người thì bị nghi ngờ ngay là vị lợi, và bị phạt. Truyện đó là một cố sự hay chỉ là một ngụ ngôn Hàn đặt ra?

° ° °

Giữ uy thế, nắm quyền thường phạt, sinh sát trong tay là để bắt các quan lại làm việc cho mình; nhưng trước hết phải lựa người, bổ dụng người trước đã. Suốt thời Tiên Tần, mà có lẽ cả hai ngàn năm sau nữa, không có một chính trị gia nào xét kĩ vấn đề dùng người như Hàn Phi.

Ông coi sự dùng người là một cái thuật rất khéo, thuật hiểu theo hai nghĩa là kỹ thuật và tâm thuật – và chúng ta có thể bảo, theo Hàn, thuật trị nước chỉ là thuật dùng người, cả “thế”- tức uy quyền- lẫn pháp luật, chung quy cũng chỉ là để chế ngự, sai khiến người.

Ông bảo một ông vua giỏi phải biết cách tận dụng trí lực của toàn dân:

“Sức một người không địch nổi đám đông, trí một người không biết được mọi việc; dùng một người không bằng dùng cả nước (…). Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí của người (…). Khiến cho người nào cũng dùng hết tài trí của mình thì vua như thần, vua như thần thì kẻ dưới tận lực, kẻ dưới tận lực thì bề tôi không lợi dụng vua được; đạo làm vua như vậy là hoàn tất” (Lực bất địch chúng, trí bất tận vật, dữ kì dụng nhất nhân, bất như dụng nhất quốc (…) Hạ quân tận kỉ chi năng, trung quân tận nhân chi lực, thượng quân tận nhân chi trí (…) Sử nhân tương dụng tắc quân thần, quân thần tắc hạ tận, hạ tận tắc thần bất nhân quân, nhi chủ đạo tất hĩ – Bát kinh). Vua phải hỏi ý kiến, dò xét lòng của mỗi bề tôi, mà không để lộ tình cảm, ý muốn của mình ra; như vậy có thể dùng được hết tài năng của họ, chế ngự được họ mà không để họ đoán được ý nghĩa của mình, mà mình sẽ như bậc thần linh. Cũng trong thiên Bát kinh, Hàn Phi còn bảo vua phải như trời, như quỉ:”Truất giáng hay cất nhắc người dưới mà không theo pháp chế thì quyền lờn; thưởng phạt mà kẻ dưới cùng được dự vào thì uy của vua bị chia xẻ. Bởi vậy bậc minh chủ không vì thương yêu mà nghe lời người, không vì vui thích mà tính việc. Nghe lời người mà không tham khảo xem có đúng không thì quyền sẽ bị chia cho kẻ gian; không dùng trí thuật thì bị khốn vì bề tôi. Cho nên bậc minh chủ thi hành pháp chế thì (không thiên vị) như trời, dùng người thì (kín đáo) như quỉ. Như trời thì không bị chê, như quỉ thì không bị người ta dò xét mà lợi dụng.” (Cố minh chủ chỉ hành chế dã thiên, kì dụng nhân dã quỉ. Thiên tắc bất phi, quỉ tắc bất nhân). Vậy vua phải vừa là trời, là thần, vừa là quỉ. Muốn vậy điều quan trọng nhất là phải bỏ yêu ghét: “Nếu vua để lộ lòng ghét của mình thì bề tôi che giấu cái xấu của họ; vua để lộ lòng yêu thích thì bề tôi làm ra bộ tài năng để hợp với sở thích của vua; vua để lộ lòng muốn thì bề tôi sửa đổi tính tình thái độ để thích ứng với lòng vua mà cầu lợi. Cho nên Tử Chi làm bộ hiền nhân mà đoạt được ngôi vua; Thụ Điêu, Dịch Nha lợi dụng sở thích của vua (Tề Hoàn Công) mà lấn vua; (kết quả là) Tử Khoái (vua Yên nhường ngôi cho Tử Chi) chết vì nội loạn, Hoàn Công chết đến khi giòi bò ra khỏi phòng mà chưa được chôn. Nguyên do tại đâu? Tại vua để lộ tình dục của mình để bề tôi lợi dụng (mà mưu lợi cho họ). Bề tôi vị tất đã yêu vua, họ chỉ tính cái lợi lớn cho họ thôi. Bậc vua chúa không che dấu tình dục, để bề tôi có cơ hội lấn át mình thì bề tôi học cái thói của Tử Chi, Điền Thường đâu có khó. Cho nên bảo: “Vua bỏ yêu, bỏ ghét đi thì chân tướng của bề tôi sẽ hiện, mà vua sẽ không bị che lấp”… Cố quân hiện ô tắc quân nặc đoan, quân hiện tắc quần thần vu năng, nhân chủ dục hiện tắc quần thần chi tình thái đắc kỳ tư hĩ (…). Cố viết: khử hiếu, khử ô, quần thần hiện tố, tắc nhân quân bất tế hỉ – Nhị bính).

Không được tỏ tình thương hay ghét, mà cũng không được giả vờ thương hay ghét, vì nếu “giả thương rồi thì không trở lại ghét được nữa, giả ghét rồi thì không trở lại thương được nữa.” (Ngoại trừ thuyết hữu hạ). Phải lầm lì bí mật chẳng những đối với bề tôi mà ngay cả với vợ con nữa, vì như chương trên chúng ta đã thấy, dù vợ con cũng không tin được, vợ con cũng có thể vì tư lợi của họ mà mong cho vua chết, và không thiếu gì kẻ gian thần đứng về phe họ để lật mình. Tuyệt nhiên không được tin ai cả. Nhất là những khi vua mưu tính chuyện quan trọng thì càng phải kín tiếng đề phòng cả trong giấc ngủ: phải ngủ một mình, sợ ngủ mê nói mơ mà người khác nghe được.

Vua lại phải giữ ý ở điểm này nữa, ăn mặc, cư xử, lối sống phải hoàn toàn khác người, không để cho dân có thể lầm một người khác với mình được; khi đi đường, không ngồi cùng xe với người y phục cũng đẹp đẽ như mình; tại nhà thì không ở chung với người trong họ, để người ngoài khỏi lầm người đó là vua. (Ngoại trừ thuyết hữu hạ).

Quan niệm “vua phải hoàn toàn bí mật” đó, Hàn Phi chắc đã mượn của Thân Bất Hại rồi khai triển ra thôi. Vì theo Hàn (trong Ngoại trừ thuyết hữu thượng) thì Thân Bất Hại nói: “Sự sáng suốt của bề trên mà để lộ ra thì người dưới sẽ đề phòng, sự không sáng suốt của bề trên mà để lộ ra thì người dưới sẽ gạt bề trên; sự hiểu biết của bề trên mà để lộ ra thì người dưới sẽ tô điểm sự thật, sự không hiểu biết của bề trên mà để lộ ra thì người dưới sẽ giấu sự thật; sự không ham muốn của bề trên mà để lộ ra thì người dưới sẽ rình bề trên, sự ham muốn của bề trên mà để lộ ra thì người dưới sẽ nhử bề trên”.

Lời của Thân và Hàn đều đúng cả đấy, đều hợp lí đấy, nhưng không hợp tình. Con người mà năm này qua năm khác không để lộ một chút tình cảm trong đời công cũng như trong đời tư, đối với người ngoài cũng như đối với vợ con, anh em, không tin một ai, cô liêu, lạnh lùng như một băng đảo, lầm lì bí hiểm như con cú vọ, con người đó có thể là trời, là thần, là quỉ, nhưng không có tình người, mà từ khi có nhân loại tới nay và từ nay tới khi không còn nhân loại, không thể có được một nhà cầm quyền như vậy.

Hàn Phi rất thực tế, quá thực tế khi khuyên các vua chúa nhớ rằng trị dân là trị số đông, chứ không phải trị một số ít siêu nhân nên đừng cần dân phải có nhân nghĩa, miễn họ tôn trọng pháp luật, không làm bậy là được rồi; nhưng ông lại quên hẳn nguyên tắc đó đi mà bắt các vua chúa phải là một hạng siêu quân, bỏ hết tình người, để được như trời, như thần, như quỉ mà mưu cái lợi cho quốc gia.

PHỤ LỤC

Vì vua nắm hết quyền hành trong nước cho nên cũng chịu hết trách nhiệm về sự thịnh suy của quốc gia.

Trong Hàn Phi Tử có một thiên, cách trình bày rất đơn giản, chỉ kể vắn tắt bốn mươi bảy “điềm” (cũng tức là nguyên nhân) mất nước (Vong trưng), không giảng giải phê bình gì cả. Hàn phân tích rất tỉ mỉ, nhưng không tổng hợp, không sắp đặt, cũng không phân biệt nguyên nhân nào quan trọng, nguyên nhân nào thứ yếu.

Tổng hợp lại chúng tôi thấy ba nguyên nhân chính:

– Vua thiếu tư cách: xa xỉ (điểm 4), nhu nhược (điểm 8), tàn bạo (điểm 23, 26, 35), ương ngạnh, tự tin quá (điểm 12,18), ham lợi (điểm 9) cộng lại khoảng 13, 14 điểm;

– Vua không biết tề gia, trong cung không có trật tự, có kẻ dâm loạn, mâu thuẫn giữa hoàng hậu và cung phi, đích tử và thứ tử, tất cả khoảng mười điểm (17, 20, 30, 34, 37, 38…)

– Vua không biết trị nước, không dùng pháp thuật, không biết dùng người, để kẻ kiều cư lấn át mình…, tất cả hơn hai chục điểm (1, 2, 3, 6, 7, 10, 14, 15, 16, 25, 28, 29, 33, 40, 44, 45…)

Vậy thì thuyết tu (thân) tề (gia) trị (quốc) của Nho gia cũng áp dụng được trong pháp gia? Và Pháp gia tuy chủ trương pháp trị mà vẫn trọng tư cách, tài trí của nhà cầm quyền như chủ trương nhân trị? Mà bất kì trong một việc gì, phương pháp tuy quan trọng nhưng yếu tố nhân sự vẫn là căn bản? Không có người tốt thì phương pháp hay tới mấy kết quả vẫn hỏng.

——————————–

1              Coi Nhà giáo họ Khổng – Cảo Thơm – 1972, trang 77 – 78.

2              Ở đây có 9 chữ không ai hiểu nghĩa, ngờ rằng thiếu sót hoặc sai lầm.

 

 

Vui cười

Một ông phàn nàn với đồng nghiệp:

– Phụ nữ thật khó tính. Năm ngoái, vợ tôi báo tin sắp được làm mẹ, tôi tặng cô ta bó hoa. Vậy mà hôm qua, tôi báo tin sắp được làm bố một đứa bé nữa, cô ta lại đập cán chổi vào đầu tôi!

 

Bé hỏi mẹ:

– Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không mẹ?

– Đúng rồi con yêu.

– Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là thiên thần. Thế bao giờ thì chị ấy bay?

– Ngay bây giờ đây, con ạ!

 

Hai người bạn nói chuyện với nhau:

– Có lẽ mình phải xin ly dị.

– Sao vậy?

– Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.

– Cậu điên à! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.

 

Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi:

“Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu?”

“Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu đến nông nỗi này ạ”

Bà quay sang ông chồng:

“Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước đi ăn mày. Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông?”

“Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”

 

Người đàn bà đứng trước gương ngắm nhìn và tỏ vẻ hài lòng vì chiếc áo lông thú mới mua, thì cậu con trai đi học về:

– Đẹp quá, có phải bố mua cho mẹ cái áo này không?

– Bố nào mua, cứ chờ bố mày thì đến cả mày cũng chẳng có nữa là áo.

 

 

Tổng thống Nixon và vụ Watergate tháng 8-1974  –   Trọng Đạt

Vụ tai tiếng chính trị Watergate diễn ra những năm 1973, 74 đã khiến lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ phải từ chức để tránh khỏi bị đàn hặc. Tại miền nam Việt Nam sau Hiệp định Paris biến cố này không được quan tâm nhiều, người dân được biết qua báo chí tường thuật lại, họ chỉ chú ý tới tình hình đất nước.  Nhưng nay tại Mỹ vụ án chính trị này lại được nhắc tới nhiều hơn mỗi khi người ta đề cập tới kế hoạch đàn hặc Tổng thống đương nhiệm, họ thường nói vụ liên hệ với Nga của TT Trump còn lớn hơn vụ Watergate.

Sơ lược vụ xì căng đan

Watergate là tên sáu tòa building lớn tại Hoa Thịnh Đốn,  trong đó Watergate Office Building có trụ sở chính của đảng Dân chủ. Giữa năm 1972, năm người nhân viên có liên hệ với Tòa Bạch Ốc đã đặt máy nghe lén hoạt động của đảng đối lập (Dân chủ), họ sơ hở nên bị bắt sau đó. Phó giám đốc FBI Mark Felt, bí danh Deep Throat cung cấp tin tức vụ nghe lén với các ký giả Carl Bernstein, Bob Woodward, những hoạt động bí mật này sau đó được phanh phui trên báo Washington Post năm 1972. Chính phủ Nixon bị tố cáo là chủ mưu vụ bê bối này, TT Nixon cho rằng đây chỉ là những trò chính trị, thiên kiến. Một loạt những phanh phui sau đó cho thấy Ủy ban tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống đã có liên hệ tới vụ “xì căng đan” nhằm phá đảng Dân chủ. Ngày 7-11-1972, Nixon tái đắc cử với tỷ lệ áp đảo, số phiếu tối đa, phiếu cử tri đoàn 96%, hơn đối thủ Dân chủ 18 triệu phiếu phổ thống, được coi như thắng cử lớn nhất từ xưa đến nay.

Nửa năm sau Hiệp định Paris, tháng 7-1973, một trợ lý Tòa Bạch Ốc tên Butterfield đã khai trước Quốc hội TT Nixon có một hệ thống băng ghi âm bí mật ghi lại các cuộc nói chuyện, các cú điện thoại (giống như nhật ký). Công tố viên đặc biệt điều tra vụ Watergate tên Archibald Cox gửi trát đòi Tổng thống phải cung cấp nhưng ông chỉ đưa bản copy thay vì bản băng gốc, lấy lý do đặc quyền của Hành pháp. Vì TT Nixon và Công tố viên Cox tranh cãi nên ông sa thải Cox, đưa Jaworski lên thay. Tháng 11, các luật sư riêng của Nixon nhận thấy cuộn băng bị trống (xóa) một đoạn 18 phút, nhưng bà Rose Mary Woods, thư ký riêng của Tổng thống tuyên bố bà chịu trách nhiệm việc này vì đã vô tình xóa đoạn ấy trong khi sang lại cuộn băng. Mặc dù phần xóa không chứng minh được TT Nixon làm bậy song ông bị nghi ngờ vì tuyên bố là không hay biết gì về việc che dấu này (của Rose).

Mặc dù không còn được dân Mỹ ủng hộ và ngay cả trong đảng Cộng hòa, Nixon vẫn phủ nhận những lời kết tội sai trái và quyết ở lại chức vụ, ông cho là mình có sai lầm nhưng không biết vụ nghe lén, trộm tin tức (Dân chủ), không phạm luật. Ngày 10-10-1973, Phó TT Agnew từ chức vì bị tố cáo trốn thuế từ hồi còn làm Thống đốc Maryland, Nixon cử Gerald Ford, Trưởng khối thiểu số Hạ viện lên thay.

Cuộc chiến luật pháp về các cuộn băng kéo dài cho tới những tháng đầu năm 1974. Tháng 4-1974, Nixon tuyên bố phát hành 1,200 bản ghi chép những cuộc đối thoại tại toà Bạch ốc giữa Tổng thống và các vị phụ tá. Ngày 9-5-1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện mở cuộc điều trần đàn hặc Tổng thống, buổi hội thảo đã được đưa lên các đài truyền hình lớn, cuộc điều trần đưa tới bỏ phiếu đàn hặc. Toàn bộ Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết ngày 24-7 lệnh cho toàn bộ các băng phải được phát hành chứ không chỉ các bản được lựa chọn.

Mặc dù ủng hộ của Nixon giảm khi có nhiều tiết lộ mới song ông vẫn hy vọng có thể chống lại mọi hình thức kết tội. Một trong các băng ghi âm mới ngay sau cuộc đột nhập Watergate cho thấy ông đã thuật lại sự liên lạc của Tòa Bặc Ốc với năm người nghe lén, đã chấp nhận kế hoạch cản trở điều tra (obstruction of justice).

Các vị chức sắc Cộng Hòa trong Quốc hội cho Nixon biết chắc chắn ông sẽ bị đàn hặc tại Hạ viện và số phiếu của ông tại Thượng viện chỉ vào khoảng 15 phiếu, chưa được một nửa số phiếu tối thiểu cần để tránh bị truất phế (1/3,  tức 33 hay 34)

Biết trước sẽ bị đàn hặc, truất phế nên Nixon từ chức ngày 9-8-1974, trở thành vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất từ chức. Mặc dù ông thôi làm để tránh bị đàn hặc nhưng trên thực tế từ ngày Lập quốc đền nay Hoa Kỳ chưa hề có vị Tổng thống nào bị truất phế.

Nguyên do Đảng phái

Vì sao TT Nixon bị chống đối dữ dội, sắp bị đàn hặc phải từ chức? Trước hết phải nói do đảng đối lập (Dân chủ) thua quá đau, nhục nhã. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam từ TT Kennedy cho tới TT Ford, Dân chủ luôn nắm ưu thế tại Quốc hội: thời TT Kennedy (DC) 60% Hạ viện, 64% Thượng viện, Thời TT Johnson (DC) Hạ viện 67%, Thượng viện 68%, Thời TT Nixon (CH) Hạ viện 55%, Thượng viện 57%

Cuộc tranh cử Tổng thống 7-11-1972 đã khiến Nixon tái đắc cử với số phiếu lớn nhất từ xưa cho tới thời điểm này theo nhận xét của Kissinger (1).

Nixon đã đem quân về nước gần hết, hòa bình tại Đông Dương đã gần kề, đã hoàn thành một lô công trạng lớn từ 1971-72 như Thỏa ước Bá Linh, Thượng đỉnh Bắc Kinh (tháng 2-1972), Thượng đỉnh Mạc Tư Khoa (tháng 5-1972) với Thỏa ước tài giảm binh bị. Ông đã hòa hoãn được với CS quốc tế Nga và Trung Cộng mang lại hòa bình lâu dài cho Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Nixon chấm dứt cuộc chiến VN mang lại hòa bình trong danh dự (peace with honor)  trái ngược với chủ trương của Dân chủ, họ muốn rút bỏ miền Nam VN ngay không cần Hòa đàm Paris trong cả hai cuộc bầu cử TT năm 1968 và 1972:(2). Năm 1972 ứng cử viên TT Dân chủ McGovern công khai tuyên bố nếu đắc cử ông sẽ rút bỏ miền Nam ngay, không cần đàm phán với CS Hà Nội. Người dân Mỹ không chấp nhận đường lối bỏ chạy đầu hàng CS như vậy, họ muốn hòa bình trong danh dự, nghĩa là Mỹ rút đi khi miền Nam còn tồn tại, đó là lý do Nixon đại thắng và Con Lừa thảm bại.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972, Nixon được 520 phiếu cử tri đoàn, McGovern chỉ được 17 phiếu, về phiếu phổ thông Nixon hơn đối thủ 18 triệu phiếu (Nixon 47 triệu, McGovern 29 triệu) (3)

Tính tới thời điểm 1972, theo lời Kissinger có lẽ chưa có ai thắng lớn như vậy. Mười hai năm sau, 1984 TT Reagan (Cộng hòa) tái đắc cử với 97% phiếu cử tri đoàn (Reagan 525 phiếu, Mondale 13 phiếu), về phiếu phổ thông Reagan hơn Mondale 17 triệu phiếu.

Tranh cử 1972 và 1984 là hai lần thắng lớn nhất trong lịch sử Mỹ (4)

Trong America Longest’War trang 289, GS George C. Herring nói vụ điều tra Watergate cho thấy Nixon lợi dụng chức quyền Tổng thống, đảng Dân chủ cay cú từ lâu (long-embittered) có cơ hội rờ gáy Tổng thống, Cộng hòa miễn cưỡng ủng hộ ông. Trang 290 nói cuối năm 1973, Nixon thực sự không còn quyền hành (virtually powerless), vụ Watergate đã khiến tỷ lệ ủng hộ của ông chẳng còn gì, phải chiến đấu tuyệt vọng cho sự sống còn của sự nghiệp chính trị.      

Thù oán

Chính sách quá cứng rắn với CS và với phong trào phản chiến của Nixon đã gây nhiều thù oán khiến họ chống chính phủ dữ dội, muốn Mỹ phải rút bỏ Đông Dương ngay. Nixon cho đàn áp biểu tình mạnh, có đổ máu, chết người khiến phong trào của sinh viên, thanh niên ngày một lan rộng, dữ dội. Ông đã kể lại trong hồi ký từ đầu năm 1969 tới tháng 2-1970 có 43 người chết kể cả cảnh sát trong các cuộc chống đối sô sát, hàng trăm người bị thương (5)

Nixon nói họ chống ông đòi hòa bình, nhưng sau khi đã đem lại hòa bình họ lại chống dối dữ hơn qua vụ Watergate, phản chiến không bỏ lỡ cơ hội trả thù. Đảng Dân chủ cuối cùng đã kết hợp được quần chúng nổi dậy chống kẻ thù chung, những người cùng chiến tuyến với Nixon, các vị dân cử Con Voi  đã bỏ hàng ngũ để giữ nồi cơm của họ khi phong trào chống đối lên cao.

Ngày 8-11-1972, hôm sau ngày thắng cử, Nixon họp các viên chức Bộ tham mưu Tòa Bạch Ốc nói chuyện rồi ra cửa, giao lại cho Chánh văn Phòng Haldeman xử lý, ông này cho biết mọi người làm đơn từ chức ngay. Một vị Tổng thống đắc cử với số phiếu cao nhất lại đuổi các cộng tác viên, họ được biết các viên chức mới sẽ được bổ nhiệm trong một tháng. Ngay trong buổi sáng sau ngày thắng cử, họ bị đuổi, ai nấy đều bối rối vì bị sốc nặng. Một giờ rưỡi sau, Nội các cũng phải làm y như vậy, các vị Bộ trưởng cũng bị đuổi hết. Kissinger cho biết chẳng hiểu sao ông Tổng thống mới đắc cử với số phiếu cao nhất lại đuổi các viên chức thân cận nhất mà không giải thích bao giờ. Kissinger cũng phải làm đơn từ chức nhưng chỉ riêng ông được giữ lại để tiếp tục đàm phán tại Paris. (White House Years, trang 1406)

Ngay đối với cộng sự viên trong đảng mà ông còn như vậy nên bị thù oán nhiều, khi Nixon từ chức, các viên chức, cố vấn không thấy ai thương xót ông

Nhận xét Tội trạng

Trên đây là sơ lược diễn tiến vụ tai tiếng Watergate, ông Nixon bị kết tội vì: vượt quá quyền hạn Tổng thống, cho nghe lén đảng đối lập trái phép, cản trở công lý (sa thải Công tố viên Cox), nói dối với người dân….nhưng các tội trên đây không lớn lắm. Nghe lén không phải là tội lớn vì năm 1968, TT Johnson đã cho nghe lén Ứng cử viên Nixon (Cộng hòa) khi ông cử đại diện sang Sài Gòn để khuyên TT Thiệu tẩy chay, không tham dự Hòa đàm Paris(6) vì nếu đắc cử ông sẽ giúp VNCH tích cực hơn. Sở dĩ vụ nghe lén này êm xuôi vì hoặc Cộng hòa không biết, hoặc Johnson (Dân chủ) không đáng phải để Cộng hòa mất công lật đổ vì ông chẳng có uy tín gì, Johnson gây cuộc chiến VN sa lầy, làm chết 35 ngàn quân tính tới 1968, tạo phân hóa nước Mỹ trầm trọng. Chuyện Tổng thống nghe lén không có gì to tát, gần đây TT Obama bị Cộng hòa tố giác đã nghe lén cuộc tranh cử của Donald Trump. Tội cản trở công lý cũng không riêng gì Nixon, TT Bill Cinton năm 1998 cũng đã bị kết án cản trở công lý và nói dối (7), tội nói dối cũng không riêng gì Nixon, thiếu gì Tổng thống nói dối.

Nước Mỹ tự chửi mình

Cuộc bầu cử Tổng  thống ngày 7- 11-1972, Nixon đại thắng,  đạt số phiếu tối đa 520 phiếu cử tri đoàn (96%), đối thủ McGovern được 17 phiếu, về phiếu phổ thông Nixon được 47 triệu, hơn đối thủ 18 triệu phiếu. Trong lịch sử tranh cử Tổng thống Mỹ ngoài Nixon ra, TT Reagan năm 1984 cũng là người đã đoạt số phiếu cao nhất: 525 phiếu cử tri đoàn (97%), đối thủ Mondale 13 phiếu, hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông.

Người dân bầu cho TT Nixon số phiếu cao nhất như vậy vì các công trạng quá lớn của ông, đã mang quân về nước, hòa bình trong danh dự đã gần kề, hòa hoãn với CS quốc tế Nga và Trung Cộng, mang lại hòa bình lâu dài cho Mỹ và thế giới. Họ đánh giá cao Nixon qua lá phiếu của họ nhưng nay lại vùi dập ông xuống đát đen vì những vi phạm mà họ cho là trọng tội như đã nói trên. Cả nước Mỹ, truyền thông, Quốc hội, Tối cao pháp viện… đều đã thồng nhất lập trường, nhận định về tội trạng của ông. Trước đó khoảng một năm rưỡi họ đưa Nixon lên tột đỉnh danh vọng với những lá phiếu tối đa, cho dù nay đã bị hạ bệ nhưng ông vẫn còn xứng đáng với công trạng vượt thời gian của mình. Nước Mỹ thật là mâu thuẫn, họ tự chửi chính mình bằng những hành động trái ngược nhau.

Người Mỹ vong ân

Dù ghét, dù thương Nixon cũng không ai phủ nhận được thành tích quá lớn của ông, ngay cả đám đông biểu tình đòi truất phế Nixon, những kẻ sỉ vả tội trạng của ông ta hăng hái nhất cũng đã thừa hưởng hòa bình do ông mang lại. Các cuộc họp Thượng đỉnh của Nixon với CS quốc tê tại Bắc Kinh tháng 2-1972 và tháng 5-1972 tại Moscow đã mang lại hòa bình cho nước Mỹ tới tận ngày hôm nay, từ đó nước Mỹ không còn mối lo hiểm họa CS bành trướng tại Á châu cũng như Âu châu. Ngay cả những chính trị gia, những kẻ đi biểu tình đòi truất phế Nixon cũng đã thừa hường nền hòa bình lâu dài do ông mang lại. Họ không phải tòng quân ra trận tại những phần đất xa xôi, con cháu họ đã được yên thân trong hòa bình hạnh phúc.

Những kẻ vô ơn họ không biết ngượng ngùng khi thừa hưởng hòa bình của kẻ mà họ hạ bệ, xỉ vả chửi bới đã mang lại cho họ.

Kết luận

Nhiều nhà sử gia, chính khách đặt ra một câu hỏi, một giả thuyết nếu không có vụ Watergate (TT Nixon còn tại chức), miền Nam VN có bị mất vào tay CS hay không? (8) Theo lời TT Nixon(9) sau khi ký Hiệp định Paris nửa năm, Quốc hội ra luật cắt hết các ngân khoản dành cho các hoạt động quân sự tại Đông Dương có hiệu lực từ giữa tháng 8-1973 khiến ông không còn quyền hành để buộc BV phải thi hành Hiệp định.

Tác giả Walter Isaacson trong cuốn Kissinger a Biography trang 487 nói sau này Kissinger cho rằng nếu không có vụ Watergate thì miền Nam VN sẽ không bị mất, cả hai ông đều đổ lỗi cho Watergate

Nếu không vì sự sụp đổ của Hành pháp do hậu quả của Watergate, tôi tin rằng đáng lẽ ta có thể thành công”

(lời Kissinger)

Và TT Nixon cũng nói:

“Nếu tôi còn tại chức, tôi nghĩ ta đã có thể thi hành Hiệp định, miền nam VN đã có thể vẫn là khu vực không Cộng sản”

Nhưng Walter Isaacson nhận định dù có hay không có Watergate, nước Mỹ sẽ không can thiệp trở lại, Quốc hội và người dân đã tìm đường ra khỏi VN (trang 487)

Ngay trước khi có vụ Watergate, Quốc hội đã ra luật trói tay Tổng thống khiến ông không còn quyền hành gì. Quốc hội Dân chủ, phong trào phản chiến đều đã muốn vứt bỏ miếng xương Đông Dương, nó gây chia rẽ xâu xé trầm trọng cho nước Mỹ. Dù có hay không có Watergate, VNCH không thể tồn tại vì người ta muốn như vậy. Vụ Watergate có thể liên quan tới chiến tranh Việt Nam, những lý do họ viện cớ để đàn hặc Nixon như nghe lén, nói đối, cản trở công lý… không thuyết phục cho lắm. Mặc dù Quốc hội đã ra luật hạn chế quyền Tổng thống để ông không còn cơ hội can thiệp vào VN nhưng người ta cũng sợ ông sẽ làm liều cho oanh tạc CSBV khi họ vi phạm Hiệp Định. Quốc hội đối lập, phong trào phản chiến, truyền thông… đã nỗ lực truất phế Nixon để giải quyết dứt khoát nỗi ám ảnh của cuộc chiến VN.

Hậu quả của Watergate là sự chia rẽ trầm trọng giữa hai chính đảng cho tới ngày hôm nay, họ giống như mặt trăng với mặt trời. Năm 1998, Cộng hòa đàn hặc TT Bill Clinton để trả thù cho TT Nixon. Clinton bị tố cáo, luận tội vì nói dối, bội thệ và cản trở công lý qua hai vụ án tình dục, một trong tòa Bạch Ốc và một có từ thời ông còn làm Thống đốc trước đây. Cộng hòa nắm ưu thế tại Quốc hội nhưng thất bại vì không hội đủ số phiếu 1/3 (67 phiếu) tại Thượng viện, vả lại người dân nay lại thờ ơ với việc truất phế một ông Tổng thống, Bill Clinton không bị thù oán nhiều như Nixon.

Dưới thời TT Bush con, tình hình đảng phái lắng dịu một thời gian, tới TT Obama Cộng hòa nắm ưu thế tại lưỡng viện Quốc hội, họ gây khó khăn cho Tổng thống Dân chủ và nay dưới thời TT Trump, sự chia rẽ lại được đào sâu hơn bao giờ hết. Sự chia rẽ uất hận đến độ khi ông Tổng thống đảng này phát biểu trước Quốc hội, các vị dân cử của đảng kia không chịu đứng dậy, không vỗ tay. Không những thế họ đánh phá nhau liên tục, bằng đủ mọi cách, đủ mọi lá bài kể cả những trò nhỏ nhặt, hạ đẳng.

Người dân vẫn luôn tỏ ra trung lập và công bằng, khi chính sách của đảng cầm quyền bị mất tín nhiệm, họ sẽ bầu cho đảng khác để sửa sai ngay

Watergate chỉ là chuyện nội bộ của Mỹ, các nước khác không quân tâm cũng như không hiểu gì mấy. Watergate đã khiến cho sự nghiệp chính trị của Nixon bị phá sản, tác giả Nguyễn Kỳ Phong nhận định(10) : Cho dù Nixon được đánh giá là xấu hay tốt, giỏi hay dở nhưng không ai có thể phủ nhận ông ta không có một sự nghiệp chính trị vào hàng ngoại hạng.

 (1) White House Years, trang 1406

(2) GS Nguyễn tiến Hưng cho biết năm 1985, tại Luân Đôn ông Thiệu kể lại rằng hồi ấy nếu Humphrey (DC) đắc cử (năm 1968) thì nửa năm sau sẽ có liên Hiệp với CS tại miền nam VN, (Khi Đồng Minh Tháo Chạy Chạy chương I)

(3)Wikipedia, United States presidential election, 1972

(4) Wikipedia, United States presidential election, 1984

(5) Richard Nixon, No More Vietnams trang 126.

(6) Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Chương Một;

Trần Đông Phong, VNCH 10 Ngày Cuối Cùng trang 51, 52, 53

(7) VOX- Impeachment of the president, explained

(8) Larry Berman, No Peace, No Honor trang 180

(9) No More Vietnams trang 181

(10) Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 398

 

Chủ trương phòng thủ Nam Việt Nam của Hoa Kỳ – Trần Gia Phụng

– Trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975, chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam thay đổi tùy hoàn cảnh, tủy quyền lợi và tùy sự chọn lựa của dân chúng Hoa Kỳ qua các đời tổng thống khác nhau, nhưng suốt trong cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ theo một chủ trương không thay đổi, là chỉ phòng thủ Nam Việt Nam (NVN), không đưa bộ binh tiến đánh Bắc Việt Nam (BVN), ngoại trừ việc gởi phi cơ tấn công các căn cứ quân sự BVN.

Chủ trương phòng thủ Nam Việt Nam

Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hoa Kỳ áp dụng chiến lược tấn công Bắc Triều Tiên để phòng thủ Nam Triều Tiên, tức lấy công làm thủ. Khi can thiệp vào Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi chiến tranh Triều Tiên. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, The Vietnam War, 1954-1965, Cambridge University Press, 2006, tr. 306.) Vì vậy, lần nầy Hoa Kỳ chủ trương giúp Nam Việt Nam (NVN) phòng thủ tại chỗ, chứ Hoa Kỳ không dùng bộ binh tấn công BVN, tránh khiêu khích Trung Cộng, nghĩa là Hoa Kỳ không đánh bắc thủ nam như ở Triều Tiên.

Phòng thủ một vùng đất rộng lớn nhiều rừng núi như NVN rất khó khăn, nhứt là để đối phó với chiến tranh du kích. Du kích là lối đánh quy mô nhỏ, không sắp thành trận tuyến, di động nhanh chóng, bất ngờ đánh nơi nầy, phá nơi khác, không theo quy ước nhất định, trà trộn trong quần chúng và dựa vào quần chúng để được che chở. Du kích cộng sản (CS) hoạt động khắp nước, núp trong bóng tối, khi ẩn khi hiện, nên khó có đối sách hữu hiệu tiêu diệt du kích. Muốn chống du kích là phải chận đứng nguồn tiếp tế cho du kích. Cần chú ý thêm, một dân quân du kích CS không cần huấn luyện chính quy dài ngày, không cần quân trang, quân dụng, quân phục, võ khí đầy đủ theo kiểu hiện đại.

Nguồn tiếp tế võ khí cho du kích CS ở NVN đến từ hậu cứ của CS là BVN. Nếu không đánh BVN, thì nguồn võ khí từ BVN cứ liên tục chuyển mãi vào NVN cho du kích CS ở khắp NVN qua nhiều đường như đường Trường Sơn, đường Lào, đường Cambodia, đường biển. Vì vậy không thể nào tiêu diệt được du kích CS trên toàn cõi NVN nếu không chận đường tiếp tế võ khí từ BVN.

Đô đốc Ulysses Simpson Grant Sharp, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (từ 1964 đến1968) đã tiết lộ: “Chính phủ chúng ta [Hoa Kỳ] lập lại rõ ràng nhiều lần rằng các mục tiêu tranh chấp ở Việt Nam rất giới hạn. Chúng ta không được tiêu diệt chế độ Hà Nội, không cưỡng ép dân chúng Bắc Việt Nam phải thay đổi nhà cầm quyền, và không tàn phá Bắc Việt Nam. Chúng ta chỉ đơn giản muốn Bắc Việt Nam ngừng điều khiển và yểm trợ Việt cộng nổi dậy ở trong Nam và đưa lực lượng Bắc Việt Nam trở ra Bắc. Chiến lược điều khiển chiến tranh của chúng ta phản ảnh những mục tiêu giới hạn trên đây.” Nguyên văn: “Our Government has repeatedly made it clear that our objectives in the Vietnam conflict are limited. We are not out to destroy the Hanoi regime, or to compel the people of North Vietnam to adopt another form of government, nor are we out to devastate North Vietnam. We simply want North Vietnam to cease its direction and support of the Vietcong insurgency in the South and take its forces home. Our strategy for the conduct of the war reflects these limited objectives.” (William D. Pawley & Richard R. Tryon, Jr., Why the Communists are Winning as of 1976 and How They Lost in 1990, http://www.gratisbooks.com/.)

Đáng chú ý là ngày 30-4-1964, ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk nhờ J. Blair Seaborn, trưởng đoàn đại diện Canada trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế (International Control Commission), báo cho Hà Nội biết chủ trương trên đây của Hoa Kỳ và đề nghị Hà Nội ngưng ủng hộ CS miền Nam để đổi lấy viện trợ kinh tế. Seaborn trình bày lại cho Phạm Văn Đồng, thủ tướng BVN ngày 18-6-1964, nhưng BVN không chấp nhận. (John S. Bowman (tổng biên tập), The Vietnam War, Day by Day, New York: Maillard Press, 1989, tr. 37. Mark Moyar, sđd. tr. 307.)

Quy tắc tham chiến

Do chiến lược phòng thủ NVN, Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), không dùng bộ binh tấn công BVN, tránh sự can thiệp của Trung Cộng như vụ Triều Tiên. Chính phủ Hoa Kỳ còn buộc quân đội của mình phải tuân thủ những quy tắc tham chiến (rules of engagement) tức những quy tắc ứng xử khi lâm chiến, như một thứ cẩm nang chiến tranh. Những quy tắc tham chiến nhắm hai mục đích chính: 1) Giới hạn sự hủy hoại tài sản và thương vong của những người không ở vị trí chiến đấu. 2) Đặc biệt trong những cuộc chiến không có giới tuyến rõ ràng như ở Việt Nam, tránh bắn hay tấn công lầm vào các đơn vị bạn. (Spencer C. Tucker, Editor, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume two, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, 1998, tt. 625-626.)

Riêng tại Việt Nam, những quy tắc tham chiến còn nhằm ngăn ngừa và giới hạn những ngẫu biến có thể làm bùng nổ những tranh chấp bất ngờ ở vùng biên giới Hoa Việt hay vùng phi quân sự (vĩ tuyến 17), nhất là do những hoạt động của Không quân. (Spencer C. Tucker, sđd, tt. 625-626.)

Những quy tắc nầy do bộ Quốc phòng soạn thảo, thêm bớt tùy hoàn cảnh và giai đoạn, quy định những hạn chế phức tạp mà quân đội Hoa Kỳ phải tuân hành ở các nước Đông Dương.(J. Terry Emerson, How Rules of Engagemnet Lost Vietnam War, Human Events, Vol. 45, No. 20, May 18, 1985.)

Những quy tắc tham chiến được đề cập trong hồ sơ của quốc hội Hoa Kỳ, ghi lại những phát biểu của thượng nghị sĩ Barry Goldwater, đảng Cộng Hòa, tiểu bang Arizona, nhiệm kỳ 1953-1965 và 1969-1987, ứng cử viên tổng thống, đại diện đảng Cộng Hòa năm 1964, đặc biệt những phát biểu của Goldwater năm 1985, trong Congressional Record-Senate, nhiều số liên tiếp. (Heinonline, Citation: 131 Cong.Res; http://heinonline.org)

Lúc đầu (thời tổng thống Kennedy), trước năm 1965, những Quy tắc tham chiến giới hạn các cuộc tấn công của máy bay Hoa Kỳ như phi công Hoa Kỳ không được phép dội bom các dàn hỏa tiễn Sam do Liên Xô chế tạo đang được xây dựng, và chỉ có thể tấn công khi các dàn hỏa tiễn nầy hoạt động. Phi công và lực lượng trên bộ không được phép phá hủy các phi cơ CS đang đậu trên mặt đất mà chỉ được phép tấn công các phi cơ có võ trang và nguy hiểm trên không.

Quân đội Hoa Kỳ chỉ được tấn công những xe vận tải CS khi đang di chuyển trên đường lộ, nhưng không được tấn công những bãi đậu xe ở cách xa lộ 200 yards (khoảng 182 mét). Phi công Hoa Kỳ phải lơ qua đối với tàu bè đang trên đường tới cảng Hải Phòng dầu những chiếc tàu nầy chuyên chở võ khí có thể được dùng để giết quân đội Hoa Kỳ. (http://centerformoralliberalism.wordpress.com/2009/11/11/why-we-lost-in-vietnam-the-untold-story/ <http://centerformoralliberalism.wordpress.com/%202009/11/11/why-we-lost-in-vietnam-the-untold-story/ Steve Farrell, “Why we lost in Vietnam – The Untold Story”, The Moral Liberal, November 11, 1989.)

Về sau, qua thời tổng thống Lyndon B. Johnson, khi chiến dịch Rolling Thunder bắt đầu oanh tạc BVN, phi công Hoa Kỳ được nới rộng phần nào từ ngày 21-8-1965. Khác với trước đây, từ ngày nầy, phi công Hoa Kỳ được phá hủy những dàn hỏa tiễn Liên Xô mà phi công thấy được trong các chuyến bay không kích BVN. Điều nầy có thể gây thương vong cho quân nhân Liên Xô. (John S. Bowman, sđd. tr. 93.

Ai vi phạm quy tắc tham chiến sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ. Ví dụ đại tướng John Daniel Lavelle, chỉ huy Không lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, bị cất chức tháng 3-1972, hạ hai cấp và về hưu vì ông đã ra lệnh oanh kích những mục tiêu giới hạn, không được quyền oanh kích. (John S. Bowman, sđd. tr.198.) Những quy tắc tham chiến hạn chế các mục tiêu tấn công và hạn chế nhiều nhất các hoạt động của không lực Hoa Kỳ, giới hạn việc oanh kích, tránh xa vùng biên giới Hoa Việt.

Trong chiến tranh hiện đại, quan trọng nhất ở chiến trường là hỏa lực yểm trợ. Quân đội CS dựa trên hỏa lực yểm trợ của xe tăng, thiết giáp. Quân đội Hoa Kỳ dựa trên hỏa lực yểm trợ của không quân. Các quân chủng Hoa Kỳ đều có riêng những phi đội chiến đấu hay oanh tạc. (Ngoài Không quân, Bộ Binh và Hải quân đều có phi cơ.

Quy tắc tham chiến giới hạn hoạt động của phi cơ, sẽ giới hạn toàn bộ hỏa lực yểm trợ, làm giảm sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ. Tác giả Steve Farrell, trong sách Why We Lost in Vietnam – The Untold Story, cho rằng “These rules insured that we could not win and that the communists could not lose.” (Tạm dịch: “Những quy tắc nầy bảo đảm rằng quân đội chúng ta [Hoa Kỳ] không thể thắng mà cộng sản không thể thua.” (Steve Farrell, Why We Lost in Vietnam – The Untold Story, University of Toronto, School of Continuimg Studies, The Moral Liberal.)

Barry Goldwater, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa bang Arizona, gọi đây là “no win policy” (chính sách không thắng). (The Bryan Times, Thursday April 17, 1975, tr. 6.

http://news.google.com/newspapers.)

Hoa Kỳ ngăn chận chủ trương Bắc tiến

Đánh rắn phải đánh đầu. Bứng cây phải đào tận gốc. Muốn dẹp du kích CS tại NVN, thì phải tấn công sào huyệt của du kích ở BVN, chận đứng hậu phương của CS, chận đứng nguồn tiếp tế võ khí liên tục của CS, và buộc BVN từ bỏ cuộc tấn công NVN. Nếu không đánh BVN, CS ở NVN liên tục được tiếp liệu về võ khí, kinh tế và cả cán bộ, bộ đội, và nhờ thế CS cứ tiếp tục chiến tranh du kích không ngừng nghỉ, hết chỗ nầy đến chỗ khác.

Các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thấy rõ điều nầy và nhiều lần đề nghị Bắc tiến, đánh ra phía bắc vĩ tuyến 17, lấy thế công làm thế thủ, buộc CSVN phải lui về phòng ngự đất Bắc, ngưng hoặc giảm tiếp liệu cho du kích miền Nam, hoặc dựa vào đó để thương thuyết với CS, buộc CSBVN chấm dứt tiếp tế du kích miền Nam, như liên quân LHQ đã làm ở Triều Tiên.

Tuy nhiên Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn, không chấp nhận kế hoạch Bắc tiến, không viện trợ phương tiện cho các kế hoạch Bắc tiến và chận đứng ngay các kế hoạch Bắc tiến của quân đội VNCH. Sau đây có thể kể vài ví dụ:

Ngày 4-5-1964, trung tướng Nguyễn Khánh đề nghị với đại sứ Cabot Lodge mở rộng chiến tranh ra Bắc. (Vietnam Task Force – Office of the Secretary of Defence, United States – Vietnam Relations 1945-1967, Washington D.C.: 2011. Part IV. C. 1., p. a-7.) Trong cuộc mít-tinh ngày 19-7-1964, thủ tướng Nguyễn Khánh công khai hô hào Bắc tiến. (John S. Bowman, The Vietnam War: Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tt. 42.) Kết quả, Nguyễn Khánh bị các tướng trẻ đẩy ra nước ngoài làm đại sứ. Không biết Hoa Kỳ có nhúng tay vào vụ nầy hay không?

Ngày 1-12-1965, trung tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Vùng I Chiến thuật kiêm tư lệnh Quân đoàn I (giáp ranh với BVN) viết thư cho chính phủ, đưa ra đề nghị Bắc tiến. Tướng Thi cũng công khai đề nghị với người Mỹ. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam, một trời tâm sự, California: Nxb. Anh Thư, 1987, tt. 319-334.) Tướng Thi sau đó bị cách chức vào tháng 3-1966, đưa đến vụ Biến động miền Trung, và cũng được đưa qua Hoa Kỳ chữa bệnh “thối mũi”.

Theo hồi ký của cựu đại tướng Cao Văn Viên, nguyên là tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH, thì vào năm 1966, ông đưa ra một chiến lược 7 điểm, trong đó điểm thứ 6 là đổ bộ lên Vinh (tỉnh Nghệ An) hay Hà Tĩnh (tỉnh Quảng Bình). Tuy nhiên kế hoạch nầy không được thi hành. (Cao Văn Viên, Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa, Washington D.C.: Vietnambibliography, 2003, tr. 288.)

Cũng trong năm 1966, nhận thấy quân BVN tiến qua vùng phi quân sự, xâm nhập tỉnh Quảng Trị, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland đề nghị với bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dùng lực lượng quốc tế lập phòng tuyến KANZUS, chận ngang qua khu phi quân sự, chống sự xâm nhập và bảo vệ miền Nam Việt Nam. KANZUS viết tắt của các chữ Korea, Australia, New Zealand và United States. Đại sứ các nước nầy tại Sài Gòn đều chấp thuận kế hoạch KANZUS, nhưng kế hoạch KANZUS bị Washington DC bác bỏ. (William C. Westmoreland, A Soldier Reports, New York: Da Capo Press, 1989, tr. 197.) Westmoreland không giải thích vì sao chính phủ Hoa Kỳ từ chối. Phải chăng Hoa Kỳ không muốn gây sự hiểu lầm về sự hiện diện của một lực lượng đa quốc tại vùng phi quân sự?

Khi mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, tấn công qua Hạ Lào tháng 1-1971, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị với Hoa Kỳ là VNCH đưa một sư đoàn tiến qua phía bắc vĩ tuyến 17 như một chiến thuật đánh lạc hướng CSVN, nhưng Hoa Kỳ không chấp thuận. (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C & K Promotions, Inc., không đề năm xuất bản, tr. 75 và tr. 116.)

Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, BVN tràn quân qua vĩ tuyến 17, tấn công VNCH. Viện dẫn lý do nầy, Quân đoàn I đưa ra đề nghị đánh thẳng qua sông Bến Hải, nhằm đe dọa hậu cứ địch, nhưng cố vấn Mỹ không đồng ý. Lo ngại Quân đoàn I có thể tự ý tiến quân ra BVN, các cố vấn Mỹ giới hạn việc cấp bổng tiếp vận cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh 20 gallons xăng mỗi ngày cho một xe, đạn pháo binh chỉ được bắn 5 quả mỗi ngày cho một khẩu và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn. (Hà Mai Việt, Thép và Máu, Thiết giáp trong chiến tranh, Texas: 2005, tr. 103.) Cuối năm 1972, Hoa Kỳ rút hết quân khỏi Việt Nam.

Về Không quân, ban đầu Hoa Kỳ chỉ cung cấp các chiến đấu cơ loại cánh quạt cho Không quân VNCH. Trong năm 1965, khi mở màn tấn công BVN, các phi công VNCH lái các loại máy bay AD5 (2 chỗ ngồi) và AD6 (một chỗ ngồi) tức khu trục cơ cánh quạt Skyraider (Thiên kích), bay xa nhất đến Hà Tĩnh, rồi lại phải quay về liền. Sau năm 1965, Không quân VNCH không còn bay ra BVN nữa. Khi cung cấp phản lực cơ chiến đấu cho Không quân VNCH, Hoa Kỳ chỉ cung cấp loại phản lực F-5 và A-37, chứa nhiên liệu ít, nên không ở lâu trên không trung và không bay xa được, để khỏi tấn công đất Bắc.

Rõ ràng vì chủ trương “chiến tranh giới hạn”, Hoa Kỳ không chấp nhận tất cả những kế hoạch tấn công BVN bằng bộ binh như ở Triều Tiên. Nếu không tấn công hậu cứ CSVN ở BVN để CSVN lui về thế thủ, chấm dứt tiếp liệu cho CS miền Nam, thì không có cách gì có thể chận đứng nạn du kích ở miền Nam và cũng không thể chận đứng nguồn tiếp liệu của CSVN, để CSVN phải chấm dứt những trận đánh lớn trên khắp NVN. Các tướng lãnh cầm quân Hoa Kỳ, dù thay đổi chiến thuật, chiến lược, dù được tăng cường tối đa và được trang bị tối tân, có thể thắng chiến tranh quy ước, nhưng cũng không thể chận đứng chiến tranh du kích của CSVN.

Hoa Kỳ lui quân

Trong khi chiến tranh đang diễn ra, hai yếu tố mới xuất hiện: 1) Phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ càng ngày càng hoạt động mạnh mẽ, đòi chấm dứt chiến tranh, rút thân nhân về nước. Phong trào phản chiến gây xáo trộn xã hội Hoa Kỳ không ít trong một thời gian dài 2) Sự rạn nứt giữa hai cường quốc CS là Liên Xô và Trung Cộng càng ngày càng trầm trọng; cao điểm là chiến tranh biên giới Nga-Hoa ngắn ngày tại vùng đông bắc Trung Hoa trên sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang), bùng nổ ngày 2-3-1969.

Sau khi Richard Nixon cầm quyền ngày 20-1-1969, trong niên khóa 1969-1970, xảy ra 1,800 cuộc biểu tình, 7,500 người bị bắt giữ, 247 vụ đốt phá, 462 người bị thương mà hai phần ba (2/3) là cảnh sát và 8 người chết. Nạn bạo động trở thành một bệnh dịch trên toàn quốc HK. Từ tháng 1-1969 đến tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, hay âm mưu ném bom, hay đe dọa ném bom liên hệ đến chiến tranh, gây thiệt hại 21 triệu Mỹ kim, hàng trăm người bị thương và 43 người chết. (Richard Nixon, No more Vietnams, London: W. H. Allen, 1986, tr. 126.)

Nixon đưa ra kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, chuyển giao công việc chiến đấu chống CS cho quân đội NVN và Hoa Kỳ rút quân Hoa Kỳ về nước. Hoa Kỳ cũng giảm thiểu gần như chấm dứt viện trợ cho NVN. Phong trào phản chiến từ từ giảm dần cho đến khi Hoa Kỳ ký kết hiệp định Paris với CSVN ngày 27-1-1973.

Trong khi đó, nhận ra được sự mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Cộng, Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa (NVN), bắt tay với Trung Cộng năm 1971, và nhờ Trung Cộng áp lực BVN ký hiệp định Paris, để Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, mà BVN vẫn lưu quân tiếp tục ở lại NVN và tiếp tục tấn công VNCH.

Vì tham vọng quyền lực, bành trướng chủ nghĩa, cộng sản BVN được sự viện trợ to lớn của Trung Cộng, Liên Xô và khối CS, động binh quyết đánh chiếm NVN. Nam Việt Nam không đủ sức chống đỡ cả khối CS, phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và đồng minh. Tuy nhiên, khi cần thì Hoa Kỳ đến, tung hô NVN là “tiền đồn thế giới tự do”. Khi không cần thì Hoa Kỳ bỏ cuộc ra đi.

Sau hiệp định Paris (27-01-1973), NVN một mình can đảm tiếp tục chiến đấu chống lại cả khối CS đang dồn sức cho BVN tấn công NVN, thì bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ là Henry Kissinger lại còn trù ẻo NVN: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi? Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài.” (Lời của Henry Kissinger nói với Ron Nessen. Ron Nessen thuật lại trong sách It Sure Looks Different from the Inside, Chicago: Playboy Press, 1978, tr. 98. Nguyễn Tiến Hưng trích dẫn, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C & K Promotions, INC., 1987, tr. 512.).

Cuối cùng, vì thiếu võ khí, đạn dược, nhiên liệu, NVN sụp đổ ngày 30-4-1975.

Kết luận

Nói chung, chính sách của Hoa Kỳ dưới thời bất cứ tổng thống nào cũng chỉ phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ can thiêp vào NVN để giúp NVN chống lại BVN, nhằm ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa CS, nhứt là sự bành trướng của Trung Cộng xuống Đông Nam Á. Đây là cách Hoa Kỳ phòng thủ từ xa để CS không lây lan rộng lớn và lây lan sang tận Mỹ Châu.

Do kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ quan ngại sự can thiệp của Trung Cộng nên Hoa Kỳ chỉ giúp NVN phòng thủ ở NVN, không đưa bộ binh tiến ra BVN. Chỉ khi cần, Hoa Kỳ gởi phi cơ oanh tạc các mục tiêu quân sự ở BVN. Chẳng những thế, Hoa Kỳ còn ngăn cản sáng kiến của các tướng lãnh VNCH bắc tiến để chận đứng CS miền Bắc tiếp tế cho du kích CS miền Nam. Không đánh BVN để chận đường tiếp tế cho du kích CS, mà chỉ phòng thủ NVN thì không thể diệt hết du kích được.

Chủ trương phòng thủ ở NVN, quân đội Hoa Kỳ có thể chiến thắng từng trận một, từng nhóm du kích địa phương, mà không tiêu diệt được du kích trên toàn quốc, không ngăn chận được làn sóng CS đúng như mục đích ban đầu. Trong khi đó, số tử vong mỗi ngày một ít, nhưng “tích tiểu thành đa”, lâu ngày cộng lại thành nhiều, khiến dân chúng Hoa Kỳ ở hậu phương xa xăm lo ngại. Phong trào phản chiến lên cao, làm cho xã hội Hoa Kỳ xáo trộn, nhứt là ở các đại học, nơi sinh viên ở độ tuổi quân dịch.

Cuối cùng, không thua trận nào trên chiến trường, nhưng quân đội Hoa Kỳ phải rút lui, xem như Hoa Kỳ thất bại trong chủ trương phòng thủ Nam Việt Nam.

(Toronto, 6-8-2018)

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/08/chu-truong-phong-thu-nam-viet-nam-cua.html

 

Vui cười

Trong lúc xưng tội, cô gái nghiêng sát vào tấm lưới và nói: – Xin cha hãy tha cho con tội tự đắc, vì hằng ngày, con đều soi gương và tự nhủ rằng mình thật xinh đẹp.

Cha nghiêng mình về phía tấm lưới để quan sát kỹ cô gái, rồi nói:

– Cha cho con biết một tin vui: Đây không phải là hành vi phạm tội, mà chỉ là một sự nhầm lẫn.

 

Hai cô nàng tóc vàng hoe buôn chuyện thích được tặng quà…

– Lần trước mình nói với bạn trai rằng con gái rất thích giữ gìn các món đồ được tặng. Kết quả là hôm sau mình được tặng một chiếc nhẫn kim cương. Cậu thử học cách này xem sao?

– Cách này tớ dùng rồi. Kết quả là hôm sau tớ được tặng chất bảo quản.

 

Wabi sabi – Triết lý của sự bất toàn

Kính dâng và tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Trường, người luôn luôn tôn trọng và chấp nhận tất cả những bất toàn trong cuộc sống của người viết…

Wabi sabi là một triết lý thẩm mỹ cổ xưa bắt nguồn từ Thiền tông, đặc biệt là trà đạo, một nghi lễ thuần khiết và đơn giản, trong đó các bậc thầy được đánh giá cao cái chén được làm thủ công và hình dạng bất thường, với men không đồng đều, vết nứt, và vẻ đẹp hư hỏng trong sự không hoàn hảo có chủ ý của của người tạo ra cái chén.

Triết lý Nhật Bản tôn vinh vẻ đẹp trong những gì là tự nhiên, sai sót và tất cả những gì không hoàn chỉnh.

Các chén cổ trong phòng khách của bạn được đánh giá cao vì những vết nứt và sứt mẻ của nó?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta học cách “phát giải thưởng” những bất toàn, vết nứt trong long và những khiếm khuyết trong cuộc sống lộn xộn của chúng ta?

Khái niệm về Wabi-Sabi – Tại sao sự hoàn hảo là mục tiêu sai lầm

Wabi-Sabi (侘 寂) là một thuật ngữ Nhật Bản có thể hiểu là sự chấp nhận tính phù du (transience) và sự không hoàn hảo. Đây là một phong cách sống giúp chúng ta cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn, không trọn vẹn và từ những thứ khiếm khuyết nầy, một thứ tưởng chừng vô dụng, xấu xí lại có vẻ đẹp tiềm ẩn đến bất ngờ.

Nếu sự luôn đổi mới là trò chơi của suốt cuộc đời bạn, việc theo đuổi sự hoàn hảo không phải là cách để đạt được điều đó. Chúng ta hãy xem xét vẻ đẹp của một cái chén bị móp méo rồi từ đó chúng ta sẽ nghiệm ra…cái đẹp!

Khi con người chúng ta nhận định những “cái nhứt” như: cà phê tốt nhứt, xe tốt nhứt, điện thoại tốt nhứt, ứng dụng tốt nhứt, trường học tốt nhứt, bác sĩ giỏi nhứt, đầu bếp giỏi nhứt, công ty tốt nhứt, CEO giỏi nhứt, lực sĩ giỏi nhứt, huấn luyện viên giỏi nhứt, các nhà thiết kế tốt nhứt, diễn viên xuất sắc nhứt, phim hay nhứt, trang phục đẹp nhứt, nhà thiết kế tốt nhứt của trang phục đẹp nhứt, đạo diễn xuất sắc nhứt của những nữ diễn viên xuất sắc nhứt mặc trang phục đẹp nhứt và danh mục bắt mắt nhứt.v.v…

Để làm nổi bật sự ngưỡng mộ của chúng ta về các sự “nhứt” trên, chúng ta tạo ra danh sách, viết lên banner và làm các nghi lễ để tưởng thưởng. v.v… như: trải thảm đỏ, chuẩn bị giải thưởng và danh hiệu sáng bóng, làm giấy chứng nhận.

Thực sự, những cái nhứt trên đã là “nhứt” chưa?

Do đó, sẽ còn những cái nhứt tiếp theo khi có sự đổi mới do con người tạo ra.

Tuy nhiên, nơi hoàn hảo nhứt đối với sự đổi mới là gì?

Trong một thế giới hoàn hảo, những ý tưởng hay nhứt sẽ thu hút những người tốt nhứt. Nhưng, trong thực tế, chúng ta hiếm khi nghĩ những ý tưởng tốt nhứt đưa ta đến thành công. Thường xuyên hơn, sự đổi mới bắt đầu với những ý tưởng không hoàn hảo được kết hợp với nhau bởi một nhóm ý tưởng không giống nhau và đồng dạng; tất cả có thể đưa đến cơ hội không hoàn hảo!

Nếu chúng ta có một ý tưởng tuyệt vời – nhưng cần phải mất một thập kỷ để ý tưởng đó được chú ý đến. Đó là không hoàn hảo. Đổi mới không phải là một khoa học hoàn hảo và do đó không nên được thực hiện để hành động như thể nó là hoàn hảo.

Chúng ta cần các số liệu mới, các quy trình mới và các ưu đãi mới để khuyến khích việc theo đuổi và công nhận sự không hoàn hảo của cuộc sống thực tế. Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng các căn bản hạ tầng để hỗ trợ sự đổi mới, trước hết chúng ta phải thay đổi thế giới quan của mình. Chúng ta không chỉ phải thay đổi cách chúng ta nghĩ, mà là những gì chúng ta tin. Chúng ta phải học cách chấp nhận sự không hoàn hảo như một tài sản trong quá trình đổi mới trong ta.

Vài ý nghĩa của wabi sabi

Lối sống wabi sabi là gì?

Nguồn gốc của wabi-sabi xuất phát từ Thiền tông, có nghĩa là có một khía cạnh tâm linh quan trọng đối với nó. Wabi xuất phát từ gốc “wa” có nghĩa là hòa hợp, hòa bình, yên bình và cân bằng. Sabi có nghĩa là “sự nở rộ của thời gian”.

Nghệ thuật nhiếp ảnh wabi sabi là gì?

Wabi-Sabi dành cho nhiếp ảnh gia. … Đơn giản chỉ cần đặt: “wabi-sabi” là thẩm mỹ Nhật Bản/ Zen về vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, vô thường, và tự nhiên”. Nếu bạn có một chiếc quần jean yêu thích đã “dính” vào cơ thể của bạn trong những năm dài đằng đẵng, đó là “wabi-sabi”.

Thẩm mỹ Nhật Bản là gì?

Thẩm mỹ Nhật Bản là một tập hợp các lý tưởng cổ xưa bao gồm wabi (vẻ đẹp thoáng qua và rõ rệt), sabi (vẻ đẹp của sự tự nhiên và thời gian), và yūgen (ân sủng sâu sắc và tinh tế). Những ý tưởng này, và những ý tưởng khác, nhấn mạnh đến nhiều tiêu chuẩn văn hóa và thẩm mỹ của Nhật Bản về những gì được coi là trang nhã và ôn nhu.

Phong cách wabi sabi là gì?

Trong tính thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản, wabi-sabi (侘 寂) là quan điểm của thế giới tập trung vào việc chấp nhận sự thoáng qua và không hoàn hảo. Thẩm mỹ đôi khi được mô tả là một trong những vẻ đẹp “không hoàn hảo, vô thường và không đầy đủ”.

Hãy rời xa “hoàn hảo”

Các bạn hình dung trong một thời điểm nào đó, khi con cái của bạn còn trong thời kỳ tuổi thơ, chập chững trong các lớp thời tiểu học. Mỗi lần tan trường về, chúng lượm những lá cây khô, một vài hòn sỏi có góc cạnh “đẹp đẹp”. Đối với chúng, những vật thể trên rất quý giá, được chúng nâng niu, ít nhứt là trong một khoảnh khắc nào đó. Từ đó, bạn có thể nghĩ là, đó là những kho báu của chúng qua những kết cấu, hình dạng và màu sắc đặc biệt của các vật thể trên, mỗi thứ độc đáo mỗi vẽ. Vì vậy, điều kỳ diệu chỉ là cung cách chúng đang có, chỉ vậy thôi!

Trong cuộc sống và văn hóa Nhựt, “sự đơn giản” thường là hình thức bề ngoài cho một cuộc sống đã được tổ chức tỉ mỉ, tính toán cho sự hoàn hảo. Người Nhựt thường được dạy từ nhỏ trong gia đình, là cố gắng tối đa để làm cho tốt nhất, sáng nhất, và phi thường nhất.

Nhưng cái gì có thể nguyên thủy đơn giản hơn là chấp nhận? (But what could be more radically simple than acceptance?)

Richard Powell, tác giả của “Wabi Sabi Simple” nhận định: “Chấp nhận thế giới là không hoàn hảo, chưa hoàn thành, và thoáng qua, và sau đó đi sâu hơn và tung hê thực tế đó, là điều không giống như tự do.” (“Accepting the world as imperfect, unfinished, and transient, and then going deeper and celebrating that reality, is something not unlike freedom”).

Do đó, ý tưởng từ bỏ “hoàn hảo” và thậm chí “đủ tốt” (good enough) không thể cưỡng lại sự hấp dẫn trong cuộc sống, thí dụ như các dấu vân tay, vết sẹo trên thân thể và những đường “xếp” trên mặt khi chúng ta cười. Tất cả hoàn toàn không hoàn hảo, và mỗi người trong chúng ta đều có thể ngắm lấy vẻ đẹp không hoàn hảo trong đó.

Nhìn về phương Đông

Để tìm hiểu thêm về sự bất toàn, hãy nhìn về phía Đông.

Wabi-sabi đại diện cho sự chấp nhận sự bất toàn (imperfection). Khái niệm này có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và bao gồm việc công nhận sự bất đối xứng, bất thường, và khiêm tốn như các thuộc tính của sắc đẹp tùy theo nhản quan của mỗi người.

Trong một ý nghĩa rất thực tế, ý tưởng của wabi-sabi mời gọi người xem xét sự không hoàn hảo – một vết lõm trong một cái chén đồng hoặc một vết nứt trong một bình thủy tinh – hay những nét đổ nát qua thời gian của bức tượng Phật.

Tất cả như là một vật thể có giá trị.

Ý tưởng ôm lấy sự không hoàn hảo hoàn toàn là cái nhìn ngược lại của chúng ta có trong thế giới Tây phương.

Và như vậy, khi bạn chiêm nghiệm để tạo ra một nền văn hóa của sự đổi mới – để truyền cảm hứng cho những người tốt nhất và sáng nhất của bạn để đổi mới – biết rằng trước tiên bạn phải khuyến khích việc theo đuổi sự không hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là chấp nhận thất bại. Nó có nghĩa là để nắm bắt học tập. Các nhà sáng tạo không có ý định thất bại từ ban đầu. Họ quyết định học hỏi, tìm tòi. Họ sử dụng sự không hoàn hảo như một phương tiện để kiểm tra các giả định của họ về những gì có thể.

Và một ngày nào đó, họ sẽ có một sản phẩm hoàn hảo vào thời điểm đó.

Robabi Griggs Lawrence, tác giả của cuốn sách “Bất toàn đơn giản: Xem xét lại ngôi nhà Wabi-Sabi” (Simply Imperfect: Revisiting the Wabi-Sabi House), trong đó, nếu một cái rương cũ có ý nghĩa với bạn, hay một ngăn kéo của bàn viết của bạn bị mất đi, thì những điều đó không nhất thiết phải là một chướng mắt. Nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy các mãnh (có vết tích trên) đã được sử dụng và rất được ưa thích. Utsukushii, một từ ngữ tiếng Nhật có ý nghĩa là cho “đẹp”, đã xuất phát từ ý nghĩa ban đầu là “được yêu.”

Hãy suy nghĩ về màu sắc có trong tự nhiên: xanh, xám, tông màu đất và rỉ sét. Điều này tạo ra một bầu không khí yên bình và hài hòa. Wabi sabi không có nghĩa là ôm lấy sự lộn xộn, mà là “có suy nghĩ và làm việc đằng sau nó, không bỏ bê.” Một ấm trà tinh tế không thể tỏa sáng nếu nó được nằm trong một tủ chất chứa đầy nghẹt những những vật thể khác; mà là bạn phải cần chuẩn bị một không gian để bạn có thể cho nó đứng riêng và thực sự đánh giá cao nó mỗi khi bạn đi qua đi lại.

Mọi đồ vật trong nhà bạn phải đẹp, hữu ích, hoặc cả hai trong cái nghĩa wabi sabi của bạn!

Sự chào đón sự không hoàn hảo này trong cuộc sống của bạn là trọng tâm của khái niệm wabi-sabi của Nhật Bản, có nghĩa là “vô thường, không hoàn hảo và không đầy đủ.” Từ này xuất phát từ hai từ riêng biệt. “Wabi” mô tả sự sáng tạo của vẻ đẹp hoàn hảo thông qua việc bao gồm các loại hoàn hảo đúng, chẳng hạn như một bất đối xứng trong một chén sứ thủ công (tương phản với độ chính xác của chén làm bằng máy). “Sabi” phản ánh loại vẻ đẹp phát triển theo độ tuổi, chẳng hạn như sự xuất hiện của quá trình oxy hóa bề mặt của một bức tượng đồng.

Thông thường, wabi-sabi được áp dụng cho các nguyên tắc thiết kế, chẳng hạn như tạo không gian sống để tránh các phòng khách trùng hợp với nhau vào những năm 1940 hoặc ’50. Điều này bao gồm tập trung vào các loại không đối xứng bạn sẽ tìm thấy trong tự nhiên – ghế bằng gỗ thủ công, sự rủ xuống tự nhiên của một cánh hoa khô trong một chiếc bình hoặc một chiếc túi da mòn đã được đi theo bạn trong suốt một thời gian dài.

Nhưng không phải tất cả wabi-sabi đều có chủ ý. Thiên nhiên là nguồn tốt nhất của thẩm mỹ wabi-sabi. Và khi bạn hòa hợp với thế giới bên ngoài, bạn bắt đầu thấy wabi-sabi ở những nơi khó xảy ra nhất. Đó là:

Các vết nứt trong vỏ cây, một dấu hiệu của sự trưởng thành khỏe mạnh;

Hoặc các vết nứt cằn cỗi trên khuôn mặt của chúng ta khi chúng ta già đi;

Hoặc nét mặt rám nắng, tự tin khi chúng ta đạt được sự khôn ngoan trên suốt quảng đường dài;

Và, Krishnamurti đi sâu hơn, nói rằng linh hồn chúng ta đều được cấu thành bằng cùng một loại giấy báo, xuất phát từ các nếp gấp trong bài báo và qua thời gian từ từ được gấp lại thành những nếp và khi mở ra, thì đó là những trải nghiệm của chính bạn.

Rốt ráo lại:

Hãy rung những chuông vẫn còn có thể rung

Hãy quên đi lời đón mời hoàn hảo của bạn

Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt

Đó là cách ánh sáng len vào”  

Leonard Cohen

(Ring the bells that still can ring

Forget your perfect offering

There’s a crack in everything

That’s how the light gets in.

Leonard Cohen)

Hiện tại

Kết luận trong đời thường là:

Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẩu mực trong cuộc sống nữa;

Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa!

Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt 43 năm qua.

Vì vậy,

Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử dân tộc để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn của trời đất.

Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn…

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Trên bước đường Đoạn Ái

15/8/2018

 

 

Múa trên những xác người – Từ Thức

 “…Tại sao coi họ là thù địch, trong khi lực lượng thù địch thực sự đang nhẩy múa trên đảo Phú Lâm, không những ngang nhiên chiếm biển đảo mà còn nhẫn tâm với đàn em đến độ không giữ một chút kín đáo tối thiểu, cho đàn em giữ đôi chút thể diện…”

Đảo Phú Lâm (Woody Island) Trung Cộng chiếm đóng

Trung Cộng đã và đang tổ chức rầm rộ 6 năm ngày thành lập thành phố họ đặt tên là Tam Sa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nghĩa là chính thức hóa, một cách ngang ngược, việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và biển đảo VN. Nghĩa là công khai nhục mạ tập đoàn cầm quyền ở VN trước dư luận trong nước và thế giới.

Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao VN phản đối, đòi Trung Cộng ngưng ngay chuyện tổ chức kỷ niệm hỗn xược này. Đúng ra là xin, là thỉnh nguyện, bởi vì không có hành động gì, dù chỉ là tượng trưng đi theo đòi hỏi đó. Trong chính trị, nhiều khi chỉ một hình ảnh, một thái độ tượng trưng cũng có ý nghĩa.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao nói Trung Cộng “không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, mà còn đi ngược lại thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết về vấn đề trên biển giữa VN và Trung Quốc”. Và quả quyết VN “có căn cứ pháp lý và bằng cớ lịch sử khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa, Trường Sa phù hợp với những căn bản pháp lý quốc tế”.

Tóm lại, hành động xâm lăng trắng trợn và thái độ ngang ngược của đàn anh Tàu đã tới độ khiến tập đoàn cầm quyền VN không thể tiếp tục cắm đầu dưới cát, tiếp tục rêu rao chuyện biển đảo chỉ là những mâu thuẫn nhỏ, có thể giải quyết êm thắm trong tình hữu nghị. Hay nước bạn “giải phóng biển đảo cho ta, sẽ trả lại cho ta”.

Điều đó chứng tỏ những làn sóng chống xâm lăng Tàu nổi lên khắp nước đã bắt buộc nhà cầm quyền phải thay đổi đĩa hát nhàm chán cũ.

Điều đó chứng tỏ ở thời đại Internet, sự thực sớm muộn gì cũng phơi bày trước ánh sáng. Đó cũng là động lực chính khiến luật an ninh mạng vội vã ra đời.

Người dân không thể không đặt ít nhất hai câu hỏi:

1. Tại sao biết, và nhìn nhận Tàu là quân xâm lăng mà vẫn lập các đặc khu cho chúng thôn tính thêm lãnh thổ quốc gia? Mất biển đảo chưa đủ, còn phải dâng, triều cống thêm đất liền?

2. Đất nước Việt là của người Việt, Tàu Cộng là giặc xâm lược. Những người như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga, đông đảo những người yêu nước khác, những người trẻ xuống đường, biểu tình gần đây không nói gì khác.

Tại sao, thay vì tuyên dương, cám ơn họ, lại nhốt họ vào tù, ban những bản án nặng hơn tội cướp cuả giết người?

Tại sao coi họ là thù địch, trong khi lực lượng thù địch thực sự đang nhẩy múa trên đảo Phú Lâm, không những ngang nhiên chiếm biển đảo mà còn nhẫn tâm với đàn em đến độ không giữ một chút kín đáo tối thiểu, cho đàn em giữ đôi chút thể diện. Như một bọn cướp lỗ mãng đàn hát, nhẩy múa trong một nhà có tang ma, sau khi đã chiếm phòng khách, phòng ngủ.

https://www.facebook.com/tu.thuc.39/posts/2180509862235080

 

Công lý man rợ

Không thể man rợ hơn, đểu cáng hơn.

Một bên, họ không khởi tố Phạm Công Trung, người đã biển thủ hay gây thiệt hại 17.000 tỉ cho ngân hàng nhà nước. ‘’Vì lý do nhân đạo’’, đối với một tên đã từng kiêu hãnh lấy tiền ăn cắp của dân, mua một lúc 27 chiếc đồng hồ Patek Philips ( 8 tỉ đồng mỗi cái ), mỗi lần 10 tỷ đồng rượu quý.

Cái “nhân đạo” của họ, nếu không tra từ điển Cộng Sản, không ai hiểu nổi.

Một bên, họ tuyên án từ 8 tới 18 tháng tù những người chống đặc khu, chống an ninh mạng, đa số là phụ nữ, trên dưới 20 tuổi. Hãy nhìn những khuôn mặt trẻ trước toà (vài em sinh năm 2001). Đó có phải là những người hung bạo, phải nhốt như tội phạm cướp của, giết người?

Tập đoàn cầm quyền các cấp đã khản cổ kêu gọi dân hãy bình tĩnh, hứa sẽ xét lại dự luật đặc khu. Nghĩa là nhìn nhận dân có lý. Tại bất cứ nơi nào, dù man rợ tới đâu, trong trường hợp đó, nhà cầm quyền cũng mời, hay tới gặp dân, để tìm hiểu thêm nguyện vọng của dân. Ở VN, họ ban án tù nặng. Mười tám tháng tù cho một người trẻ, chỉ vì cái tội nói tôi không muốn nước tôi trở thành nước Tàu. Và nằm tù ở VN không giống như đi nghỉ hè ở Club Med, hay đi tù ở nhữnh xứ bình thường hay văn minh.

Nhà tù ở những xứ bình thường có mục đích ngăn chặn cá nhân khỏi phá hoại xã hội. Nhà tù ở những nước văn minh là cơ hội để truyền bá kiến thức, huấn nghệ, để khi mãn hạn tù, cá nhân trở thành công dân tốt.

Nhà tù ở VN là một nơi hành hạ, nhục mạ để nạn nhân thân bại danh liệt, tiêu ma nghị lực, suốt đời sẽ không bao giờ dám nghĩ tới phản kháng, chống đối nữa. NN Như Quỳnh đã tuyệt thực hai tuần lễ để khỏi phải bị giam chung với côn đồ của nhà nước đưa vào, để ngày đêm hâm dọa, nhục mạ, chửi bới thô tục.

Đểu cáng hơn nữa, họ tịch thu tài sản (nghèo khổ) của những người đáng tuổi con cháu mình để chia nhau. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Tài sản của người ta liên hệ gì tới chuyện biểu tình?

Hơn cả hành vi man rợ, đó là một sự thách thức, một cách đái lên đầu dân. Giống như một tên du côn say rượu, lỗ mãng, ăn cướp giữa chợ, múa dao, tụt quần, vỗ cu vỗ đít trước bàn dân thiên hạ, thách thức: ông chơi ngang vậy đó, đứa nào dám ho he?

Trước đây, cũng cái gọi là Toà án Nhân Dân đã trả tự do cho người hiếp dâm con nít có thẻ Đảng, bỏ tù 9 , 10 năm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, và biết bao nhiêu những người trẻ, về cái tội còn dám nghĩ, dám nói đất nước VN là của người Việt.

Thông điệp (message) rất rõ, nhận được 5/5 : cướp của, giết người, hiếp dâm trẻ em, không sao, nhất là có thẻ Đảng, nhưng đụng tới ‘’tình hữu nghị Trung Việt ‘’ là nằm tù mục xương. Giống như ngày xưa người ta tống giam, hay bêu đầu, những người mắc tội phạm húy

Với bản án dã man phủ lên đầu những thanh thiếu niên còn nhiệt huyết, còn có lòng với đất nước, tập đoàn cầm quyền muốn nhắc lại với trăm họ: tội gì cũng có thể tha, nhưng đụng tới chuyện làm ăn, buôn bán (buôn dân, bán nước) của chúng ông, sẽ phải trả giá rất đắt.

Cái dã man, cái khốn nạn, cái đểu cáng, cái khiêu khích đã vượt giới hạn, ở một xứ ngoạc mồm đòi giống Paris, Singapour, Tokyo… nhưng sống ngoài quỹ đạo của nhân loại, ngoài thế giới tử tế của những người còn lương tri.

Jean de La Fontaine nói có hai công lý: công lý của những người quyền thế, và công lý cho những kẻ thấp cổ bé miệng. Việt Nam ngày nay sáng chế ra hai loại luật pháp: luật pháp dành cho đồng đảng trộm cướp, và luật pháp dành cho những người làm cản trở chuyện kinh doanh của bọn cướp ngày.

https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/t%C3%A2m-s%E1%BB%B1-quan-t%C3%B2a

 

 

Tâm sự quan tòa

Mỗi lần đọc tin bọn gọi là quan toà nhẫn tâm tuyên án tù nặng những người trẻ, nhiều em còn vị thành niên , hay phụ nữ có con dại, chỉ vì cái tội còn ưu tư tới đất nước, tôi lại nghĩ tới một người quen, trước 75 làm thẩm phán ở Sài Gòn.

Tạm gọi là ông T

T tâm sự khi quyết định học để trở thành thẩm phán, bố mẹ không vui, chỉ sợ con làm việc thất đức. Trước mỗi phiên tòa, bà mẹ , một Phật tử thuần thành, không quên dặn con : nếu tha được người ta thì tha, nếu tuyên án nhẹ được thì tuyên án nhẹ, đừng nặng tay làm hại ai, để phúc đức lại cho con cháu.

T nói: ” mình buồn cười, giải thích cho mẹ hay phải có công lý, người có tội phải trả nợ, xã hội mới ổn định được, nhưng mỗi lần tuyên án, không thể không nghĩ tới lời mẹ dặn. ”

‘’ Có lẽ suốt đời chánh án, T nói, mình chưa phạm một lỗi lầm, chưa bỏ tù oan hay quá nặng tay với ai, để bây giờ phải hối hận, cũng nhờ lời nhắc nhở của bà cụ, không dạy trong trường luật nào. Ở một nước nghèo như nước ta, nhiều người phạm tội chỉ vì hoàn cảnh. Phải đứng vào địa vị của từng người, để hiểu, trước khi tuyên án. Rất hiếm những người phạm luật vì độc ác. Miền Nam lúc đó còn là một xã hội nhân hậu, tử tế. Cái ác chưa ngự trị ‘’.

T tâm sự, cố không rớt nước mắt: ‘’ Mình chỉ ân hận không cám ơn mẹ trước khi cụ qua đời. Cụ mất khi mình nằm trong trại cải tạo. Chẳng bịnh tật gì, chết héo mòn vì ngày đêm lo cho con trong tù. Họ nhốt một người, nhưng hành hạ, giết được những người thân ở bên ngoài, ở nhà tù lớn ‘’

Hy vọng những ông tòa ở các toà án nhân dân, dù nhẫn tâm tới đâu, vẫn còn một chút lương tâm, sẽ có lúc lương tâm ray rứt đã làm chuyện thất đức.

Giống như anh chàng Roskolnikov trong ‘’ Crime et Châtiment ‘’ của Dostoïevski.

Roskolnikov giết người, vì nghĩ nạn nhân là người xấu đáng chết, và cũng để chiếm đoạt tài sản, tiền bạc cuả họ. Sau khi phạm tội ác, Roskolnikov bị lương tâm ngày đêm cắn xé, trở nên điên cuồng.

Kết án 9, 10 năm tù một phụ nữ có con dại hay một thiếu niên mới chập chững vào đời về tội yêu nước, thương dân, là một hành động giết người. Tịch thu tài sản của họ, thêm một cái tội cướp của. Dù có rêu rao, có tự trấn an, tự dối mình đó là chuyện cần thiết để xây dựng ‘’ xã hội chủ nghĩa ‘’.

Hy vọng, cho các ông chánh án ‘’ nhân dân ‘’, giáo dục Cộng Sản đã thành công trong việc tiêu diệt hoàn toàn cái gọi là lương tâm trong con người họ. Nếu không, một lúc nào đó, chút lương tri còn ẩn núp trong tiềm thức, sẽ lồm cồm bò dậy, các ông sẽ phải sống những giây phút ray rứt đau đớn của Roskolnikov. Cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời , hay những đêm thao thức khó ngủ.

https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/t%C3%A2m-s%E1%BB%B1-quan-t%C3%B2a

 

 

Dao Thụy Sĩ Gãy Cán – Nguyễn thị Cỏ May

Cả thế giới đang hướng về nước Pháp, chuẩn bị tới Pháp du lịch nhơn mùa Hè nắng ấm.  Hằng năm, nhờ vẻ quyến rủ của Paris, những lâu đài cổ kính, rượu ngon, ăn ngon mà Pháp có từ 88 đến 89 triệu lượt người thăm viếng. Năm nay, Pháp lại được chú ý hơn vì đội banh Pháp vừa đoạt giải vô địch đá banh thế giới. Nhưng cái hay, cái đẹp chưa qua thì cái tai họa lại giáng xuống ngay thủ đô Paris. Đúng hơn nhằm thẳng Điện Elysée. Một nhơn viên bảo vệ an ninh cho TT Macron đánh một người biểu tình tại Paris nhơn ngày Quốc tế Lao động hằng năm.

Phim ghi nhận được cảnh Alexandre Benalla, Phụ tá Chánh Văn phòng Tổng Thống phủ, đánh người biểu tình, vừa được nhựt báo Le Monde loan tin đã làm dấy lên phản ứng từ chánh giới ảnh hưởng ra tới dư luận quần chúng. Giới chức chánh phủ không ai giải thích được tại sao Benalla không có nhiệm vụ ở biểu tình mà lại có mặt ở đó, mang băng đỏ của nhơn viên cảnh sát thường phục khi hành sự và cả mặt nạ, đánh người biểu tình. Các cơ quan truyền thông từ tuần nay ra rả ngày đêm tường thuật, bình luận xì-căn-đan với cả phim ghi lại cảnh xảy ra. Tổng thống Macron khó giữ im lặng được. Thủ tướng đã phải lên tiếng. Tổng trưởng Nội vụ, Cảnh sát trưởng Paris, Giám đốc Trật tự An ninh công cộng, đã phải lần lượt trả lời báo chí, điều trần trước Quốc Hội. Cả Tổng thống và Thủ tướng cũng bị đòi hỏi phải trả lời trước Quốc Hội. Hai người đều cho rằng vụ Benalla chỉ là sự «sai trái cá nhơn» chớ không phải là một «vụ việc Quốc gia» (affaire d’État).

Nội vụ ngay lập tức được đặc tên “Benallagate”, bắt chước báo chí Huê Kỳ gọi vụ vi phạm luật pháp của tòa Bạch ốc làm cho TT Nixon phải từ chức trước khi Tòa án Pháp lý Tối cao ra phán quyết «hạ bệ» (impeachment). Khi gọi «Benallagate» phải chăng dư luận từ các phe phái chánh trị đối lập ở Pháp cũng có ý muốn đặt vấn đề Macron cũng nên theo gương Nixon ở Mỹ trong vụ Watergate?

Làm chánh trị dân chủ sao mà lắm phiền toái! Ai cũng đều phải tôn trọng luật pháp vì chỉ có luật pháp quyết định chớ không có «bộ» nào quyết định hết cả.

Benallagate

Năm 1974, vụ Watergate ập xuống Tòa Bạch ốc dẫn tới TT Nixon quyết định xách gói ra đi. Vụ Benallagate cũng gợi lên yêu cầu TT Macron và Thủ tướng Philippe nên từ chức. Nhưng theo Hiến pháp của nền Đệ V Cộng hòa thì Tổng thống được bầu trực tiếp, không bị Quốc Hội hạ bệ (tội tối nghiêm trọng, Quốc hội lưỡng viện hội đủ đa số tuyệt đối mới truất phế Tổng thống, điều khó làm vì Tổng thống thường nắm đa số Quốc Hội).

Tên Alexandre Benalla từ đâu tới?

Sanh năm 1991 ở Evreux (tỉnh Eure, vùng Normandie), Tây-Bắc cách Paris lối 100 km, lớn lên trong khu phố «nhạy cảm» Madeleine (ZUP de la Madeleine – ZUP: Zone à Urbaniser en Priorité = Vùng hay khu vực Đô thị hóa Ưu tiên). Benalla gốc Maroc, đã sửa tên họ viết theo tiếng Pháp khi nhập tịch Pháp vì, theo báo chí, tên họ gốc của hắn là  «Lahcene Benahlia».

Benalla học Trung học Đệ I cấp ở trường Foch, trung học Đệ II cấp ở trường Augustin Fresnel ở thành phố Bernay. Benalla suốt học trinh trung học thay đổi nhiều trường. Tánh tình thích gây gỗ, đánh lộn. Theo ông Eric Dionis, thư ký của trường, cậu bé ở năm cuối trung học bổng nhiên thay đổi, trở thành tử tế, dễ thương, lễ phép, biết điều.

Ở tuổi 16/17, Benalla là một thanh niên mảnh khảnh. Để thực hiện giấc mơ trở thành một nhơn viên an ninh cao cấp, cậu bé chuyên cần luyện tập thân thể.

Khi sửa soạn ra tranh cử Tổng thống, ông Macron cần thành lập một đội bảo vệ an ninh riêng trong thời gian vận động. Alexandre Benalla đang làm việc trong Ban Trật tự đảng Xã hội ứng cử vào Ban an ninh của ông Macron.

Được Macron tuyển dụng vì thấy đó là một thanh niên đầy tham vọng và sẵn sàng làm mọi việc theo lời sai bảo.

Alexandre Benalla luôn luôn đi sát bên TT Macron, cả trong những di chuyển riêng tư của ông. Alexnadre Benalla còn giữ chìa khóa ngôi nhà của vợ chồng Macron ở Touquet, vùng biển Manche. Tin này của báo chí loan vừa được Benalla đính chánh.

Chức vụ chánh thức của Benalla là Phụ tá Chánh Văn phòng Tổng thống Phủ, một chức vụ hoàn toàn chánh trị. Hợp đồng 5 năm theo nhiệm kỳ Tổng thống. Cậu ta đang vận động để được làm «Phó Tỉnh trưởng» (tạm gọi theo tiếng Pháp Sous-Préfet) và đồng thời, được đồng hóa «Trung tá Cảnh sát» vì hắn đang xin làm «Sếp An ninh Tổng thống Phủ».

Sau vụ đánh người hôm Lễ Lao động, Benalla qua hôm sau liền bị ông Chánh Văn phòng cho nghỉ việc. Ngày 20/7/18, cậu ta bị giam để điều tra về trường hợp «hành hung người mà không có nhiệm vụ, mang phù hiệu cảnh sát trái phép, mang vũ khí, vi phạm nhiều lần bí mật nghề nghiệp, vi phạm hình ảnh vidéo bảo vệ an ninh». Nội vụ đua qua Tòa án.

Vụ Alexandre Benalla trở thành Benallagate từ hôm 18/7. Mỗi ngày qua, nhiều phát hiện mới tung ra cho báo chí tràn ngập tin tức mới suốt ngày.

Alexandre Benalla hay Lacene Benahlia là mật vụ ma-rốc?

Tên ma-rốc của Benalla đã được Élysée phủ nhận, và xác định cậu ta chỉ có tên chánh thức là Alexndre Benalla mà thôi. Nhưng tên ma-rốc được báo cánh cực hữu tiết lộ lại ngày càng chiếm mạnh dư luận. Từ đó xuất hiện thêm dư luận cho rằng việc cậu thanh niên này nói dối lý lịch là để che dấu hoạt động tình báo của cậu ta trong cơ quan tình báo hải ngoại của Maroc (DGED – theo mạng Algérie yêu nước).

Lúc đi học Luật, Benalla gia nhập Đoàn Thanh niên đảng Xã hội, hoạt động trong Ban An ninh Trật tự. Cũng dựa theo những thông tin đó, người ta hiểu tại sao Benalla đã trèo cao mau như vậy nhờ cậu ta chen vào bộ máy đảng Xã hội, với sự đỡ đầu của cựu Tổng trưởng Giáo dục Najet Vallaud Belkacem, đảng viên Xã hội, người ma-rốc nhập tịch Pháp, và bên cạnh những viên chức khác cùng gốc ma-rốc, như Rachida Dati, cựu Tổng trưởng Tư pháp, Myriam Al-Khomri, cựu Tổng trưởng Lao động, Audrey Azoulay, cựu Tổng trưởng Văn hóa, …

Nhưng Alexandre Benalla hoạt động bí mật cho tình báo ma-rốc chỉ mới là giả thuyết. Thực tế là TT Macron muốn tổ chức một micro-équipe (ê-kíp nhỏ), độc lập, chỉ phục vụ Tổng thống. Hiện tại, ít nhứt Macron có được 2 người thân cận và tín nhiệm: Alexandre Benalla và Vincent Crase. Cặp này bám sát ông Macron từ thời gian còn vận động tranh cử.

Thấy Alexandre Benalla được đề bạt ở địa vị quan trọng, lương bổng cao (báo chí nói 10 000 €/tháng, nhà ở rộng 180 m2 thuộc khu sang trọng, xe và tài xế riêng. Thật ra lương là 6000 €/tháng, nhà 80 m2 và công xa cấp riêng), nhiều người bàn tán phải chăng Alexandre Benalla là «tình nhơn» của TT Macron? Hôm 24/7, ông lên tiếng trước một số Dân biểu phe đa số, nhơn viên chánh phủ, thay vì trước Quốc Hội, là chỉ có ông là trách nhiệm vụ việc Benalla. Nhơn dịp này, ông cũng nói luôn là Alexandre Benalla cũng không phải là «người tình» của ông! Ông cũng cáo buộc là báo chí nói toàn những điều tầm bậy.

Vậy đối với Macron, Alexandre Benalla là ai?

Về những «con dao Thụy Sĩ»

Trong vòng riêng tư và kín đáo, những chánh khách đang cầm quyền luôn luôn cần tới những người thân tín. Đây là một truyền thống có từ lâu đời. Người thân tín đó có chức vụ là Cố vấn hay Phụ tá đặc trách an ninh. Trong giới nhà nghề, gọi đó là «Dao Thụy Sĩ» (couteaux suisses). Họ là người làm hết mọi việc cho sếp, bảo vệ an ninh, chia sẻ những chuyện kín đáo của sếp, quản lý nhiều thứ như tiền bạc, gái, con riêng của sếp. Đôi khi cần, hắn kín đáo liên lạc với kẻ thù hoặc đối phương cho quyền lợi của sếp. Việc làm của «Dao Thụy Sĩ» không cần phải quan tâm tới một nguyên tắc đạo lý hay pháp luật nào cả. Chỉ nhằm đạt mục tiêu phục vụ sếp.

Hắn thường ẩn mình trong bóng tối. Khi hắn xuất hiện là lúc vai trò của hắn chấm dứt.

Cựu TT. Mitterrand có ông François de Grossouvre là Cố vấn riêng, tức «Dao Thụy Sĩ». Ông là chủ báo, nhà kỹ  nghệ. Ngay khi Mitterrand vận động ứng cử, ông đã tài trợ Mitterrand. Sau đó, ông tổ chức cho Mitterrand hệ thống an ninh mật, có bí danh là «Bông hồng trước gió». Trong suốt 14 năm Mitterrand làm Tổng thống, ông dấu kín đứa con gái Mazarine Pingeot của Mitterrand với bà bồ ở ngay trong Élysée.

Tháng 4/94, ông bị Mitterrand bỏ rơi. Buồn, chán đời, ông ”tự tử” ngay trong Elysée. Mitterrand sau đó cũng tiêu vong. Suốt nhiệm kỳ 14 năm của Mitterrand có nhiều người “tự tử”, một đặc điểm độc đáo nổi bật của ông Tổng thống xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong nền Đệ V Cộng hòa Pháp.

Chirac, lúc làm Đô trưởng Paris, có ông Michel Roussin làm cố vấn riêng. Khi Chirac và Thị xã Paris bị tố tham nhũng trong vụ nhà xã hội (HLM) và các trường trung học ở vùng Paris, ông bị ra Tòa điều tra về tội đồng lõa. Sau cùng ông bị Tòa buộc tội tù treo.

Người ta coi lại thấy ông không có tiền bạc gì hết nên nghĩ ông vẫn là người trong sạch.

Danh sách “Dao Thụy Sĩ” khá dài. Có thể Alexandre Benalla đối với TT. Macron, nếu không phải “tình nhơn”, thì đây bắt đầu vai trò một “Dao Thụy Sĩ” nhưng bị gãy cán sớm!

Vụ Alexandre Benalla nổ bùng chỉ trong vòng tuần lễ đã làm uy tín của ông Macron xuống khá nhiều. Theo kết quả thăm dò dư luận, ông bị mất liền 4 điểm so với kỳ thăm dò trước, chỉ có 53% ưa/60% không ưa.

Có 2 người Pháp trên 3 muốn ông Macron giải bày cho rõ ràng vụ Benalla trước dân chúng.

Báo chí trong mấy ngày qua quả thật có lợi dụng quyền tự do ngôn luận nói quan điểm có lợi cho phe cánh của mình. Báo chí Pháp hết 80% là khuynh tả. Nhưng báo chí của chế độ cộng sản độc tài ở Việt nam thì cả hơn 600 tờ báo đều chỉ biết lập lại theo lưỡi gỗ của đảng cộng sản và nhà nước.

Người dân có đòi dân chủ chỉ để thể hiện cụ thể quyền của mình cai trị chính mình. Không phải bởi một đảng phái nào cả.

Ở việt nam, dân chúng đòi dân chủ, chịu bị công an đánh đập dã man, cũng chỉ muốn chính mình cai trị mình!

Lần đầu tiên Vatican chánh thức tham dự “Tổ chức Siêu Quyền lực”

Từ thế kỷ XVII, chánh trị ở một số quốc gia âu châu bị chi phối sâu xa bởi tổ chức bí mật «Thợ Hồ», thường tranh giành ảnh hưởng với Giáo hội Vatican vốn từ xa xưa là Đế quốc của Đế quốc,Vua của vua. Là thứ Siêu Hoàng đế.Thật vậy, suốt thời gian dài, thế giới cơ hồ như bị cai trị bởi hai thề lực cực mạnh Thợ Hồ và Vatican qua sự đại lý của chánh quyền cấp quốc gia «Bảo thủ/Cấp tiến», «Dân chủ/Cộng hòa» hay «Tả/Hữu». Mải cho tới ngày nay, ở xứ Tây, sự thay đổi từ Sarkozy qua Hollande, từ Hollande qua Macron cũng vẫn không thiếu sự dự phần ảnh hưởng của Thợ Hồ và Vatican.

Trước kia, Thợ Hồ còn là Hội kín, tức hoàn toàn trong bí mật. Từ ít lâu nay, do diển tiến tổ chức phức tạp theo qui luật «cái gì quá lâu đời đều bị biến dạng và biến chất» nên Thợ Hồ chỉ có thể giử «kín đáo» chớ không còn «bí mật» được nữa.

Nhưng đối với các cường quốc dân chủ tự do, Thợ Hồ và Vatican chỉ gây ảnh hưởng theo đường lối có lợi cho mình chớ chưa thật sự quyết định được trật tự thế giới. Gần đây, người ta bắt đầu thấy xuất hiện một sức mạnh mới, không nhằm ảnh hưởng tới chánh trị quốc gia mà nhằm quyết định chánh trị khu vực hay toàn cầu. Tức một thứ «siêu chánh trị» hay «chánh trị siêu quốc gia». Đây không phải là một tổ chức thật sự vì nó không có pháp thể. Quyền lực của nó xuất phát từ phiên họp định kỳ hàng năm do một quốc gia tham dự tổ chức theo thể thức luân phiên.

Trước đây Siêu Quyền lực này cũng ẩn mình trong bóng tối, chỉ mới được nhận diện trong gần đây mà thôi.

Người ta gọi đó là «Câu lạc bộ Bilderberg» hay «Nhóm Bilderberg», hay «Diển Đàn Bilderberg».

Kỳ họp thứ 66 năm nay 2018, Hồng Y Pietro Parolin, Tổng trưởng Ngoại giao Vatican, nhơn vật số 2 của Vatican, được Diển Đàn Bilderberg mời tham dự chánh thức từ ngày 7 tới 10 tháng 6 tổ chức tại thành phố Turin ở Ý, cùng với 128 vị đại diện 23 quốc gia.

Sự tham dự của Hồng Y Pietro Parolin thật sự là một biến cố mới cực kỳ quan trọng. Do sự chuyển mình của Vatican và sự thay đổi cách ứng sử của Thợ Hồ để có một sự hợp tác siêu quyền lực? Sẽ ảnh hưởng mạnh mẻ hơn tới trật tự thế giới ngày mai này?

Vài nét chánh về Diển Đàn Bilderberg

Lần đầu tiên năm 1954, Diển Đàn họp tại khách sạn Bilderberg ở thành phố Oosterbeek, Hòa-lan, nên Diển Đàn mang tên Bilderberg. Cứ mỗi năm, Bilderberg lại họp luân phiên ở một quốc gia tham dự viên khác nhau nhưng  những phiên họp vẫn không chánh thức, qui tụ từ 120 tới 130 người tham dự thuộc các địa hạt hoạt động như chánh trị, công kỷ nghệ, thương mại, tài chánh, giới chức đại học và chủ truyền thông. Thành phần tham dự, cũng như năm nay tại Turin, thường gồm 2 phần 3 đến từ Âu châu, còn lại đến từ Mỹ. Cũng như 1/3 là đại diện chánh phủ, phần còn lại thuộc các địa hạt khác.

Diển Đàn Bilderberg thảo luận về những xu hướng lớn của thế giới và những vấn đề lớn mà thế giới đang đối đầu. Người tham dự hoàn toàn tự do sử dụng những thông tin thu lượm được từ những cuộc thảo luận nhưng không được đề cặp hay dẩn chứng diển giả. Cũng như không tiết lộ danh tánh những người tham dự Diển Đàn.

Nhờ đặc tính này mà người tham dự ghi nhận, thảo luận thoải mái. Và sau cùng, cũng không có một nghị quyết nào đề nghị, một biểu quyết nào phải làm, một tuyên bố nào phải phổ biến.

Bilderberg họp kỳ này là kỳ 66 mà phiên họp đầu tiên lại vào tháng 5/1954 thì làm sao đủ 66 lần được?

Thật ra trong những năm 1950, nhà ngoại giao ba-lan Joseph Ratinger và Andrew Nielsen lo ngại làn sóng bài Mỹ đang nổi lên mạnh mẻ ở Tây Âu trong lúc Âu châu đang trong tình trạng bị chiến tranh lạnh chi phối nên đã nghĩ phải tổ chức một diển đàn quốc tế để các nhà lãnh đạo Âu châu và Mỹ họp nhau thảo luận sự hợp tác quân sự, kinh tế và chánh trị với nhau.Theo cụu Tổng trưởng ngoại giao Pháp, ông Hubert Védrine « Lúc đó, mục đích của Diển Đàn là thuyết phục các nhà lãnh đạo Âu châu và Mỹ siết chặc quan hệ với nhau và chớ coi thường sự hung hản xâm lăng của cộng sản liên-xô ».

Ông Hoàng Bernhard của Hòa-lan đồng ý tiếp đón Diển Đàn trên đất hòa-lan. Cụu thủ tướng Bỉ, ông Paul Van Zeelland, nhà kinh doanh lớn Hòa-lan, ông Paul Rijkens, cũng hưởng ứng theo. Ông Hoàng Bernhard liên lạc tướng Mỹ, ông Walter Bedell Smith, lúc đó là Giám đốc CIA, đưa đề nghị về Hội nghị.

Pháp muốn mỗi nước có 2 người tham dự, một cho phe đa số cầm quyền và một cho phe đối lập. Hội nghị trù bị tổ chức tháng 9/1952 tại lâu đài của nhà quí tộc François de Nervo ở Paris XVI, với sự tham dự của Chủ tịch đảng Xã hội Guy Mollet và cả Thủ tướng Pháp Antoine Pinay, và cụu Tướng Anh Colin Gubbins, cụu Tổng Thư ký OTAN, cụu Tổng trưởng Quốc phòng Ole Bjorn Kraft của Đan-mạch, …

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 5 và đấu tháng 6, Ủy Ban lãnh đạo Diển Đàn Bilderberg, chỉ gồm vị Chủ tịch và 1 Tổng Thư ký danh dự, đứng ra tổ chức Hội nghị. Tất cả người tham dự đều không phải là thành viên vì chỉ do Diển Đàn mời theo nhu cầu của tình hình.

Hiện nay, Chủ tịch đứng ra tổ chức là ông Henri de Castries (Pháp, từ năm năm 2012). Và từ năm 1954 tới nay có tất cả 7 vị Chụ tịch là thành viên chánh thức của Bilderberg.

Bilderberg thao túng cả thế giới?

Người ta nói Diển Đàn Bilderberg đang thao túng cả thế giới. Phải chăng vì có những nhà lãnh đạo các cường quốc tham dự như Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel và Bill Clinton. Hay những nhà tài phiệt lớn như Georges Soros,Rupert Murdoch, Chủ Coca-Cola, Daimler-Chrysler, IBM, hoặc Tổng Thư ký IMF, lãnh đạo UE, …Và đặc biệc, kỳ họp năm nay, có Hồng Y Pietro Parolin, nhơn vật số 2 của Vatican, tham dự ?.

Người tham dự phải tới một mình, không được cùng đi với bạn bè, trợ lý, bí thư hay cả người gia đình. Nội qui không cho phép người tham dự tiết lộ nội dung những cuộc thảo luận ra bên ngoài.

Người tham dự nhiều tuổi nhứt hiện nay là ông David Rockerfeller của Chase Manhattan Bank (Laurance Rockefeller là 1 trong những người sáng lập đầu tiên) và Henry Kissinger, cụu Ngoại trưởng Huê kỳ. Người trẻ tuổi hơn hết là Tổng trưởng Tài chánh Anh, ông Georges Osborn, 39 tuổi.

Vì tính cách bí mật mà mỗi ký họp, Bilderberg đều thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều người. Báo chí và nhiều tổ chức môi trường, khuynh tả. Vì bí mật nên có nhiều lời đồn Bilderberg xưa nay bí mật điều hành cả thế giới. Có dư luận cho rằng chính CIA Mỹ dựng lên tổ chức bí mật này và điều hành theo hướng quyền lợi của Mỹ!

Nhưng nhũng nhà quan sát lại cho rằng một trong những mục tiêu chánh của Bilderberg là nhằm xây dựng một siêu quốc gia của thế giới, với ngân hàng Trung ương, tiền tệ thống nhứt, dưới sự kiểm soát của Mỹ. Còn mục tiêu cuối cùng là thành lập một chánh phủ liên quốc gia có qui mô toàn cầu!

Còn những người chống đối tổ chức này tin rằng bên trong Bilderberg chính là một âm mưu từ lâu nay của các ông trùm tư bản nhằm chống lại loài người, khai thác, bốc lột loài người tận xương tủy để làm giàu !.

Có không ít những nhà hoạt động chống lại Bildergerg đã tụ tập tại Sitges. Ngoài hoạt động biểu tình phản đối, họ hy vọng còn có thể khai thác được thông tin giúp làm rõ được những kế hoạch bí mật của hội kín trên đây.

Khả năng của Bildergerg sau kỳ họp 66?

Giáo sư Quigley, làm việc ở Cục Tham mưu Brooklings, Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân Mỹ và có mối quan hệ rất mật thiết với các quan chức cấp cao trong Cục Tình báo Trung ương, cho rằng tổ chức bí mật Bilderberg có ảnh hưởng đến những quyết định hầu hết mọi vấn đề quan trọng trên thế giới.

Vẫn theo ông, Viện Hoàng gia về các vấn đề Quốc tế ở Anh, Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ (CFR), nhóm Bilderberg, Ủy Ban Ba bên (Trilateral Commission) đều là những tổ chức hạt nhân ngầm thao túng cuộc diện thế giới.

Đối với Câu lạc bộ Bilderberg, giới truyền thông luôn biết giử im lặng. Những người tham dự Bilderberg như các nghị sĩ Anh hoặc những quan chức cao cấp Mỹ thì đều nói rằng đó chỉ là một nơi để bàn luận vấn đề chung chung của thế giới, một diễn đàn mà mọi người đều có thể “tự do phát biểu ý kiến”. Nhưng vẫn có người quả quyết đó là hình thức phôi thai của một thứ chánh phủ toàn cầu, không biên giới.

Chương trình Bilderberg thảo luận năm nay có đề cặp đến “Trung Quốc”, “vấn đề dân túy” “làn sóng di dân”, “an ninh mạng”. Ngoài ra, nó còn một vấn đề xã hội mới xuất hiện: “Précariat và tầng lớp trung lưu xuống cấp”.

“Précariat” chỉ một từng lớp xã hội cảm thấy không an tâm về nghề nghiệp, cộng đồng của họ và cuộc sống nói chung. Nhóm người này ngày càng gia tăng mạnh ở Pháp và Âu châu.

Cụ thể là “những người làm việc bán thời gian, người nhận lương tối thiểu, lao động nước ngoài tạm thời, thất nghiệp ở tuổi thay đổi nghề nghiệp khó khăn, người cao niên chật vật với lợi tức ngày càng thu hẹp, người bản xứ bị đẩy ra ngoài, các bà mẹ đơn thân không nơi nương tựa, thế hệ không có lương hưu hay nghỉ hưu”.

Nhóm người này, vốn được xem là “cảm thấy xa lạ, vô tổ chức, lo lắng và tức giận”, đang tạo thành một thành phần xã hội quan trọng ở các nước phát triển từ đây xuất hiện những người hoạt động chánh trị thắng cử hiện nay ở nhiều nơi. Như Donald Trump ở Mỹ, nhiều người khác ở châu Âu, Tập Cận bình ò Tàu, … và nhiều nơi nữa.

Hội nghị Bilderberg sau kỳ họp 66 sẽ giải quyết tốt đẹp hiện tượng này? Và Tàu? Còn những vấn đề khác nữa?

Và tầm ảnh hưởng của Vatican lần đầu tiên tham dự Hội nghị năm nay?

đi xe đò, đi xe ôm – Tiểu Tử

Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này “biết làm ăn” nên bây giờ nó khá lắm) Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.

Sau một tuần ở Gò Dầu với má tôi (Gò Dầu quê tôi thuộc tỉnh Tây Ninh, nằm cách thành phố 63 km) thấy còn năm hôm nữa mới tới Tết, tôi bèn sửa soạn xuống Sài Gòn để đi thăm vài người bạn.

Lần này, tôi muốn đi bằng xe đò (bây giờ người ta gọi là “xe khách” – trong bài viết này tôi vẫn dùng từ “xe đò” cho dễ hiểu!) Một thằng cháu – hồi trước làm thầy giáo, bây giờ sửa xe đạp và bán sách vở học trò – nói:

– Để cháu lấy Honda chở chú Hai lên bến xe kiếm xe gởi chú đi.

– Khỏi cần, chú đi một mình được.

Nó phì cười :

– Cái tướng Việt Kiều của chú lên đứng lớ ngớ trên đó, tụi nó dám chém nhẹ vài chục ngàn cái vé đi thành phố thay vì chỉ có tám ngàn thôi. Tụi nó bây giờ “mánh” lắm chú ơi !

Vậy là nó chở tôi lên bến xe đò (Ở quê tôi, vì có con sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang, nên dân chúng thường nói “trên” và “lên” để chỉ những nơi nào nằm về phía thượng lưu con sông – đối với khu chợ nằm ở giữa – và “dưới” hay “xuống” để chỉ những xóm nằm về phía hạ lưu).

Ở bến xe, thằng cháu nói:

– Chú đứng đây giữ dùm cháu cái Honda. Để cháu “thả” một vòng coi.

Trong lúc nó “thả một vòng”, tụi bắt mối hai ba đứa rà rà lại:

– Đi thành phố hả chú? Chạy liền giờ nè!

– Thằng xạo đó chú! Xe nó chưa tới “tài”. Xe cháu kìa, xe đầu vàng đang rồ máy đó chú. Đi chú! Cháu xếp chỗ tốt đằng trước cho chú, nè!

Vừa nói, thằng nhỏ vừa nắm cái ba-lô của tôi kéo đi trong lúc thằng kia cũng lôi về phía nó. Tôi rị lại la lên:

– Tao không có đi xe đò! Tao đợi thằng cháu. Bộ tụi bây không thấy xe Honda đây sao?

Một thằng khác, có vẻ anh chị, “xẹt” vô can thiệp:

– Buông ra! Tụi bây làm gì vậy? “Quậy” hả?

Trong lúc hai tên kia bỏ đi, nó hạ giọng thân mật:

– Chú Hai đi thành phố hả chú Hai?

Tôi lắc đầu, lại chỉ cái Honda, nói:

– Tao đợi thằng cháu chở đi công chuyện.

Thằng nhỏ bỏ đi. Tôi nhìn theo nó mà nghe ngượng vô cùng. Mấy thằng nhỏ bắt mối cỡ tuổi hai thằng cháu nội tôi thôi, vậy mà tôi sợ gì lại phải nói trớ là không đi thành phố? Có lẽ tại vì mấy chục năm nay ở xứ người, tôi đã sống quen với cái xã hội có tổ chức, có trật tự, nên tôi không biết cách ứng xử phù hợp với môi trường chụp giựt mánh mung này. Cho nên phản ứng của tôi là né! Không biết phải làm sao, thôi thì né tránh đi cho nó xong chuyện! Tự nhiên, tôi thở dài.

Thằng cháu tôi dẫn lại một người đàn ông còn trẻ gầy nhom, giới thiệu:

– Thằng Đực nè chú Hai. Nó lái xe cho cậu Năm Bộn. Nó là chồng con Hường, con của chị Ba Đầy ở xóm nhà máy đó chú nhớ hôn?!!

Tôi mỉm cười gật gật đầu “ờ” cho lấy có. Thằng cháu nói tiếp:

– Còn đây là chú Hai con bà Tám, mầy kêu ổng bằng ông lận.

Thằng Đực chấp tay xá:

– Dạ, lâu nay con có nghe nói ông Hai ở bên Tây, bây giờ mới gặp. Về chơi hả ông Hai?

Rồi không đợi tôi trả lời, nó vói tay xách cái ba lô:

– Ông Hai đi theo con. Xe con đằng nầy nè.

Thằng cháu tôi dặn vói:

– Xuống dưới nhớ kiếm xe ôm cho ổng, nghe mậy!

– Được rồi! Cậu ba yên chí!

Thằng Đực dẫn tôi lại xe của nó, giới thiệu tôi cho hai thằng cỡ mười tám đôi mươi đang đứng hút thuốc ở đầu xe

– Đây là ông Hai, con bà cố ở đường đất đỏ, đó! Còn đây là hai thằng em vợ con, tụi nó vừa là phụ xế vừa là lơ nữa.

Rồi nó đỡ tôi lên đưa lại ngồi phía tay trái cách chỗ tài xế hai hàng băng. Trên xe đã có nhiều người ngồi, chắc họ quen nhau nên nghe nói chuyện rân như họp chợ!

Chiếc xe đò là xe loại đầu bằng, có hai cửa lùa cho hành khách lên xuống. Chỗ ngồi hẹp té, tôi đo vừa đúng hai gang tay. Trên kiếng chắn gió trước mặt tài xế, về phía phải, có viết mấy hàng chữ bằng sơn đủ màu. Vì tôi ngồi trong xe nên phải đọc ngược, nhưng vẫn đọc được:

TP Hồ Chí Minh / Gò Dầu

Vidéo / Karaoké

Chính giữa xe, ngang ngang với đầu anh tài xế, có một cái lồng sắt hàn dính lên trần, trong đó có cái télé. Tôi tự hỏi: “Vidéo thì còn hiểu được, chớ Karaoké thì hành khách hát hí ra làm sao?” Thật là mới mẻ quá! Dưới chân tấm kiếng chắn gió, cũng ngay chính giữa, có gắn một kệ nhỏ, trên đó có một tượng Phật Bà, một bình bông, một bình cắm nhang và ba chung nước. Tất cả mấy món vừa kể đều được gắn xuống mặt kệ bằng băng keo chằng chịt! Cho nó đừng nhúc nhích hay lật đổ khi xe chạy hay khi xe thắng gắp. Nhìn tượng Phật Bà chằng chịt băng keo, tôi nghĩ chắc Ngài cũng phải mỉm cười mà từ bi hỉ xả?

Thằng Đực lên ngồi, đề cho máy chạy, rồi cứ rồ máy từng chập giống như làm cho nóng máy. Hai thằng lơ đứng dưới đất la ó:

– Lên đi bà con! Chạy à! Chạy à!

Tài xế sang số cho xe nhúc nhích nhúc nhích, trong lúc hành khách cứ lần lượt trèo lên xe tỉnh bơ không thấy có chút gì hối hả. Không thấy ai bán vé, thiên hạ cứ lên xe thấy ghế trống là ngồi. Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh để đầy hành lang chính giữa. Những người lên sau phải bước choàng ngang để đi!

Một bé gái cỡ mười hai mười ba tuổi, lên xe với hai bao ni-long lớn đựng đầy dép, loại dép cao su Nhựt Bổn. Nó ngồi vào ghế trống cạnh tôi. Vừa đặt đít xuống nó vừa trao cho tôi một bao dép, nói:

– Ông ngoại giữ dùm con.

Nó làm một cách tự nhiên, chẳng thấy một chút ngượng nghịu gì hết. Còn tôi thì thật ngỡ ngàng bối rối không biết phải làm sao? Vậy mà tôi cũng ôm bao dép vào lòng, ôm một cách máy móc! Tôi biết nó “đi” hàng lậu (Xưa nay, Gò Dầu được biết tiếng nhờ có chợ trời hàng lậu ở biên giới Cao Miên) nhưng tôi không thể tưởng tượng được một bé gái mới mười hai mười ba tuổi mà đã đi buôn lậu và còn bắt người khác giữ hàng lậu giùm mình một cách tỉnh bơ coi như chuyện bình thường! Xã hội bây giờ thật quá nhiều thay đổi, mà tôi thì quê trân, giống như “một thằng mán ra chợ “!

Thằng Đực rồ máy cho xe chạy tới trong lúc hai thằng lơ phóng lên xe – mỗi thằng một cửa – vừa phóng vừa la “Bà con ơi! Chạy à! Chạy à!”. Xe chạy được mươi thước, ngừng lại, máy rồ từng chập một lúc rồi xe lui về vị trí cũ! Hai thằng lơ nhảy xuống đất, miệng vẫn bô bô: “Lên đi bà con. Chạy liền giờ nè!”. Hành khách vẫn lai rai từ tốn leo lên xe?

Mươi phút sau thì xe lại chạy. Lần này, nó ra khỏi bến xe, chạy rề rề. Đến ngả ba (Chỗ này có đường xuống chợ, có đường vô xóm Mới, nhưng vẫn được gọi là “ngả ba”!) nó rước một vài người khách rồi chạy thẳng về hướng thành phố. Tưởng chạy luôn, té ra xuống khỏi Trâm Vàng – cách ngả ba lối ba cây số – nó quay đầu lại chạy về bến đậu. Lại nhúc nha nhúc nhích một lúc lâu đến khi có tiếng tu hít thổi (Chắc là hiệu lịnh của cán bộ điều hành bến xe) xe lại rồ máy chạy. Lần này, đúng là nó chạy thiệt bởi vì nó không có rề rề như hồi nãy! Tôi thở cái khì?

Xe không có bán vé, nhưng có một chị đi thâu tiền. Cái hay của chị này là chị ta nhớ người nào đã thâu rồi người nào chưa. Cho nên trong suốt “hành trình” trèo qua trèo lại trên những kiện hàng nằm ngổn ngang dọc hành lang để thâu tiền, không thấy ai phàn nàn phản đối gì hết.

Xe đang chạy, bỗng thấy thằng lơ cửa trước đứng thẳng lên mở dây nịt, kéo phẹt-mơ-tuya… cởi quần! Hành khách tỉnh bơ. Có lẽ trên xe chỉ có một mình tôi là ngạc nhiên trố mắt nhìn. Một cô gái ngồi gần đó đưa cho nó mấy cây thuốc lá ” 555 ” và một nạm vòng thun, nó cầm lấy, xỏ vòng thun vào hai chân, cách khoảng nhau độ hơn một tấc, rồi nhét mấy cây thuốc vào đó, dài từ háng xuống mắc cá và ôm tròn chân từ mặt trong ra mặt ngoài. Trông nó giống Robocop của phim Mỹ! Thì ra thằng lơ giấu hàng lậu dùm cô gái. Nó vừa mặc quần xong là đến lượt thằng lơ cửa sau. Nhưng thằng này quá gầy nên nó không cần cởi quần. Nó kéo ống quần đì-rét lên tới bẹn rồi làm y như thằng trước. Thằng này thì “cao cấp” hơn, vì nó còn “chêm” vòng theo thân mình tới năm cây thuốc lận! Xong nó khệnh khạng đi về hướng cửa sau. Tôi nhìn theo, phục quá!

Xe vừa chạy vừa bóp kèn, đường trống vẫn bóp kèn. Làm như đã thành cái tật! (Ở Việt Nam bây giờ, chạy xe hơi, xe gắn máy trên đường – Nhà Nước gọi là “tham gia lưu thông”, nghe thật là văn vẻ – ai ai cũng bóp kèn, chạy ngoài đồng hay chạy trong thành phố gì cũng vậy hết. Lạ lắm!) Còn hai thằng lơ thì hể thấy có người chạy lạng quạng phía trước thì lòn người ra ngoài, vừa la to “Vô! Vô!” vừa vỗ vào thùng xe đùng đùng. Làm như kèn xe không đủ cho người ta nghe vậy! Thấy ai đứng lớ ngớ đàng xa bên lề đường như có vẻ đón xe thì lơ hét to cho tài xế “Bà già đó! Bà già đó!” hay “Con mẹ cầm nón đó! Con mẹ cầm nón đó!”. Nếu là hành khách đưa tay ngoắc thì xe chạy chậm lại, rề sát vào. Thằng lơ phía trước mở cửa rồi một tay nắm cây cột sắt nằm cạnh cửa lùa, lấy thế nghiêng nguời xuống hốt người khách đẩy vào trong xe trong lúc xe vẫn tiếp tục lăn bánh chớ không ngừng lại (Sau này tôi mới biết rằng xe đò không được phép rước khách ngoài những nơi đã được ấn định bởi chánh quyền. Vì vậy xe không được ngừng dọc đường ngoại trừ khi xe ăn-banh!)

Thằng Đực vừa lái xe, vừa bóp kèn, vừa lách tránh những xe khác – đủ loại: Honda, xe đạp, xe thùng, xe ba gác, xe bò, xe ngựa… – vừa liếc dài theo lề đường để ” bắt ” khách. Xe đang chạy ngon lành (50 km/giờ, tốc độ tối đa ấn định bởi Nhà Nước) bỗng nó “nhả ga” chạy bớt lại và la lên: “Giao thông nghen! Giao thông nghen! Lấy tay lấy đầu vô bà con!”. Hai thằng lơ cũng la theo: “Đừng ló đầu ra nghe bà con! Giao thông đó!”. Xa xa về phía trái, thấy có hai ông công an giao thông ngồi chàng hảng trên xe mô-tô dưới tàn cây bên lề, hút thuốc. Khi xe chạy ngang qua, mấy ổng chỉ nhìn theo cười cười, chắc hài lòng với sự biết “chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông” của tài xế Đực!

Đường xuống thành phố, ngày xưa, hai bên là ruộng lúa ruộng mía và giồng rau cải. Bây giờ nhà cửa cất dài dài, đồng ruộng còn rất ít. Quán ăn, quán nhậu thì quá nhiều. Phần lớn mang bảng hiệu rất thơ mộng như: “Hẹn hò”, “Vườn Thúy”, “Quán Trăng” Làm như bây giờ người ta thèm được? “phiêu phiêu” để quên đi một phần nào cuộc sống xơ cứng của hiện tại! Bến xe Trảng Bàng nằm trước sân banh. Xe đò vừa vào bến thì một bầy trẻ con bán dạo ùa lên xe như ruồi, rao hàng ó trời! Trong xe bỗng ồn ào như cái chợ. Nhiều đứa nhỏ mang hàng đầy hai vai. Hàng đựng trong những túi ni-long nhỏ bằng nắm tay, miệng cột túm lại bằng vòng thun. Mỗi loại được xỏ chung với nhau thành một đùm. Tụi nhỏ đeo nhiều đùm như vậy lên hai vai, nhiều đến nỗi không còn thấy cái cổ! Chỉ còn thấy cái đầu nhỏ lòi ra trên đống túi ni-long tròn tròn?

Tụi nhỏ bán loại này rao hàng có ca có kệ. Rồi vì muốn cho “có ca có kệ” nên nhiều tiếng để sai dấu, tôi nghe mà không hiểu hàng gì và hàng gì! Phải nghe vài lần mới? “nắm bắt” được: “Sâm lạnh. Thuốc lá. Huynh gum. Trứng cúc. Bánh tráng muối. Nem chay. Đây?” Nếu có người mua, đứa nhỏ cầm túi ni-long giựt mạnh cho đứt sợi thun rồi trao cho khách, nhanh gọn lắm! Ngoài ra, có những đứa bán “chuyên ngành” hơn, bán một thứ một, như chỉ bán giấy số hay thơm gọt sẵn, hay bánh tráng bánh phồng, hay thuốc lá..v.v… đủ thứ. Đứng đầy xe như vậy mà khi xe rồ máy lìa bến thì tụi nó đứa trước đứa sau phóng xuống như trò đu bay! Thấy chết như không!

Xe chạy chậm chậm, rước vài người ở khúc cua Trảng Bàng. Đến Cầu Ông Chừa – cách Trảng Bàng độ năm ba cây số – xe quay đầu chạy về bến trước sân banh! Rồi cứ nhúc nha nhúc nhích để lấy thêm hành khách. Mấy đứa nhỏ lại ùa lên rao hàng. Độ hai mươi phút sau, xe lại lăn bánh. Lần này chạy thiệt.

Trên đường lúc nào cũng có người. Xe đạp, xe Honda (Bây giờ, “Honda” là tiếng gọi chung cho xe hai bánh có gắn máy) chạy loạn. Hai bên đường, thỉnh thoảng có bảng đề “Bia tươi” đặt trên lề trước quán nhậu. Tôi đã nghe nói “bia hơi”, “bia ôm”, nhưng loại ” bia tươi ” này là lần đầu!

Khều thằng lơ, tôi hỏi:

– Bia tươi là gì vậy cháu?

Nó bật cười:

– Là bia làm tại chỗ, làm ngày nào là nhậu ngày nấy. Để vài ba bữa mà đớp vô là đi luôn à ông Hai!

Tôi gật gật đầu nhưng trong lòng sao nghe buồn chi lạ: bây giờ, đến “cái nhậu” cũng? “không giống ai” hết!

Bỗng thằng Đực vừa bớt ga rà thắng vừa la lên:

– Kinh tế! Kinh tế! Bà con?

Trong xe, hành khách nhốn nháo. Kẻ thì đút giấu hàng dưới băng mặc dù ở đó đã đầy đồ, người thì chèn nhét hàng trong hốc trong kẹt, dưới đít mấy kiệng hàng rau cải gà vịt. Mấy bà mấy cô thì nhét trong áo trong quần chẳng thấy có chút gì xấu hổ hết!

Tôi nhìn con bé cạnh tôi, nó cười trấn an:

– Ông ngoại đừng lo. Mỗi người có quyền đi một bao dép. Con đi hoài hà!

Tôi “ờ” rồi hỏi một cách máy móc:

– Bộ con không có đi học hả?

Nó cười rất tự nhiên:

– Đi học rồi lấy gì ăn, ông ngoại?

Tôi xúc động, không dám nhìn gương mặt dễ thương đó nữa, tôi nhìn vội ra ngoài. Xe đã đậu lại. Bên kia đường, có một xe hàng nằm sau một xe Jeep. Hai ông công an kinh tế mặc sắc phục (họ kiểm soát hàng lậu) đang “làm việc” dưới tàn cây vệ đường với mấy người mà tôi đoán là lơ và tài xế của xe hàng. Thằng Đực cầm một xấp giấy tờ xum xoe chạy qua đó, chen vào chỉ chõ nói năng. Một lúc sau, thấy nó khúm núm cúi chào mấy cái rồi vui vẻ chạy trở về trèo lên xe sang số chạy thẳng!

Xe chạy không bao nhiêu xa, hành khách chộn rộn móc kéo hàng giấu hồi nãy cho vào bao vào bị. Hai thằng lơ cũng cởi quần lấy cây thuốc vòng thun trả lại cô gái, vừa làm vừa trò chuyện nói cười. Con nhỏ ngồi cạnh tôi kéo cái bao dép tôi đang ôm về phía nó, chẳng nghe một lời cám ơn. Mọi người đều hành động một cách tự nhiên, bình thường. Tôi bỗng thấy tôi không giống ai hết. Tôi là người “bất bình thường “, ngay trong lòng quê hương mà sao thấy thật là lạc lõng!

Xe ngừng ở Suối Sâu, hai thằng lơ – đứa trên mui, đứa dưới đất – xuống hàng: bao, bị, giỏ tre, cần xé lổn ngổn (Những món này chắc của bạn hàng quen gởi và đã chất lên đó trước khi xe vào bến Gò Dầu) Vừa làm, thằng lơ trên mui vừa nói lớn cho mấy người đang bu lại nhận hàng: “Hai cái cần xé nầy của dì Ba. Cái giỏ bội này cũng của bả nữa. Mấy thứ tôi liệng xuống đây của cô Bảy nghen. Rồi! Xong! Bây giờ là đồ của chú tư Xáng”.

Cô gái “đi” thuốc 555 lấy hàng nằm dọc hành lang trao qua cửa sổ cho một bà sồn sồn đứng phía dưới, vừa làm vừa nói chuyện huyên thiên. Bà đó hỏi:

– Mầy có ghé thăm con Hoa hông? Nó đẻ chưa?

– Chưa. Má lên trển mà coi. Cái bụng của chỉ bây giờ chang bang như cái mả vậy!

Nói rồi, cô ta cười hắc hắc. Chắc cũng là chuyện bình thường thôi.

Xe chạy tiếp. Bon bon 50 km/giờ. Đến Củ Chi ngừng lại để xuống hàng lần nữa. Con nhỏ ngồi cạnh tôi xuống ở đây. Nó đứng lên, xách hai bao dép đi, không nói một lời, cũng không nhìn lại. Nó làm tự nhiên như tôi không có mặt trên xe !

Sau khi xuống hàng, xe chạy thẳng về thành phố, không ngừng ở trạm nào nữa hết. Tôi đoán :” Trên mui chắc không còn hàng “.

Bến xe Tây Ninh nằm ở Bà Quẹo. Bến này rộng lắm, vây quanh bởi một tường rào. Khi xe đò quẹo vào, thấy người ta chạy theo lố nhố. Chừng xe đậu rồi, nghe họ mời mọc tía lia mới biết họ là những người lái xe ôm, xe ba gác đang tranh nhau kiếm mối chở đi. Thằng Đực nói :

– Ông Hai ngồi đây, đừng đi đâu hết. Để con kiếm mấy thằng xe ôm quen cho ông Hai.

Tôi nhìn đồng hồ thấy 10 giờ 20. Hồi ở Gò Dầu, tôi lên ngồi trên xe lúc 8 giờ sáng. Tính ra, tôi đi 63 km mất hết hai giờ hai mươi phút !

Một lúc sau nó dẫn đến một người đàn ông cỡ tuổi nó, vừa vỗ vai người đó vừa nói :

– Thằng này tên Chín, ở cùng đơn vị với con hồi trước. Nó đàng hoàng lắm, ông Hai. Mà ông Hai về đâu vậy ?

– Ông về nhà thằng cháu ở khu Đại học Phú Thọ.

Thằng Đực lại vỗ vai bạn :

– Tao giao ông Hai cho mày đó. Tính tiền cho có tư cách nghe mậy.

– Yên chí?

Vừa nói thằng Chín vừa cầm ba lô của tôi:

– Ông Hai đi theo con.

– Ủa? Xe của cháu đâu?

– Dạ để ngoài kia, chớ đâu được phép đem vô đây, ông Hai. Cấm mà!

Vậy là mấy phút sau, tôi “ôm” về nhà thằng cháu. Đó là lần đầu tiên tôi đi xe ôm.

*       *       *

Ở thành phố, người ta thường đi xe ôm, nếu chỉ đi có một mình. Xe ôm rẻ hơn xe taxi nhiều và nhanh hơn nhờ nó lòn lách dễ. Biết như vậy nên sáng hôm sau tôi ra đường đón xe ôm để đi thăm bạn bè?

Nếu xích lô và taxi dễ ” nhận diện ” nhờ hình dáng và chữ ” taxi ” bên hông, thì xe ôm rất khó biết. Bởi vì trên đường lúc nào cũng đầy người chạy Honda, chạy xuôi chạy ngược, không có dấu hiệu đặc biệt gì hết thì biết ai “ôm” hay ai không “ôm”? Nếu xe ôm được sơn một màu ấn định, hay người lái xe có gắn một cái gì trên ngực trên lưng, hay ít ra cũng đội nón kết có in hai chữ ” xe ôm ” thì dễ cho mình nhìn ra, để ngoắc cho đúng. Đằng này, ai cũng như ai.

Ngoắc đại mấy lần thấy “trật chìa”, tôi bèn đổi “chiến thuật”. Tôi bước ra đứng trên mép vỉa hè, mặt làm ra vẻ dáo dác nhìn xuôi nhìn ngược như đang tìm xe ôm trong luồng người chạy Honda. Thấy một người vừa chạy vừa nhìn dài dài theo phố, tôi mừng rỡ vẫy tay ra dấu. Anh ta chạy luôn. Vậy là anh ta đang tìm cái gì khác chớ không phải tìm khách hàng. Tôi lại làm bộ dáo dác cho người khác để ý. Lần này có một ông tấp vô, mỉm cười hỏi:

– Đi không ông Hai?

Tôi gật đầu, nói địa chỉ, trả giá – căn cứ trên giá đi hôm qua – rồi ôm đi (Gọi là “ôm” chớ hành khách không có ôm người lái. Nhiều người không biết, cứ nghĩ rằng trèo lên xe là phải ôm! Cho nên, khi trở về Paris thuật lại vụ đi xe ôm, vợ tôi hỏi: “Có đàn bà lái xe ôm hông?”)

Trên đường, xe chạy như loạn. Hai luồng ngược chiều nhau lấn ép lòn lách, bóp kèn như điên! Thấy tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào!

May quá, ông lái xe của tôi – khá trôïng tuổi – chạy từ tốn. Ổng cứ men theo lề mà chạy và đặc biệt là không nghe ổng bóp một tiếng kèn! Ngạc nhiên, tôi hỏi:

– Sao ông không bóp kèn?

– Bóp cho ai nghe? Ai cũng bóp kèn hết, rền trời. Mình có bóp cũng vô ích!

Ngừng một chút rồi tiếp:

– Cứ làm thinh như vậy mà người ta để ý. Người ta nghe mình làm thinh!

Rồi ông ta cười ha hả. Tôi cũng bật cười theo. Khoái quá, tôi vỗ vai ổng:

– Hay! Hay!

Rồi không kềm được, tôi hỏi thẳng:

– Hồi trước ông làm gì ?

Ngầng ngừ một lúc, ổng mới nói :

– Dạ, làm giáo viên.

– Dạy trường nào vậy ?

– Dạ, trường trung học X.

– Dạy trung học sao gọi là giáo viên được? Phải gọi là giáo sư chớ.

– Xin lỗi ông. Hồi nãy nhìn ông tôi đã đoán ra ông là Việt Kiều. Bây giờ, ông hỏi như vậy đúng là ông không phải người ở trong nước. Bây giờ, đi dạy học cao thấp gì cũng gọi là giáo viên ráo. Muốn được gọi “giáo sư” phải được “Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước” xét duyệt hồ sơ. Khi họ công nhận, họ cấp cho mình chức danh giáo sư. Chừng đó, mình mới được gọi là giáo sư. Ông hiểu không?

Tôi nhớ lại tôi có một người bạn hồi đó cũng dạy trường trung học X. Tôi nói:

– Tôi có một người quen cũng dạy ở trường X nữa. Ông tên Nguyễn Văn Y.

Giọng ông xe ôm có vẻ như reo lên:

– Anh Y dạy lý hoá. Ảnh mộc mạc dễ thương lắm. Lúc nào cũng thắt cà vạt đen!

Ông xe ôm nói đúng. Như vậy ổng là giáo sư thiệt, không phải ổng ba xạo. Tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên ngực. Tôi đặt một tay lên vai ông ta, muốn nói gì đó thật nhiều. Nhưng sao tôi không tìm ra được lời, tiếng nói bị nghẹn ngang trong cổ. Tôi chỉ biết bóp nhẹ vai của ổng, cái vai bây giờ tôi mới thấy là gầy. Chắc ổng hiểu cử chỉ của tôi nên làm thinh. Tôi bóp vai ổng mà tưởng chừng như tôi đang bóp vai một người bạn cố tri, tưởng chừng như tôi đang mân mê một cái gì trân quí của thời cũ. Tôi như thấy lại được cái thời đã mất đó với những giá trị tinh thần của nó, cái thời mà nhà giáo dù nghèo cũng chưa đến nỗi phải chạy xe ôm như bây giờ.

Ông xe ôm im lặng lái xe. Tôi im lặng nhìn cảnh tượng xô bồ hỗn tạp trên lòng đường phố. Bàn tay tôi vẫn đặt trên vai ông ta như để giữ thăng bằng. Sự thật, tôi muốn giữ nguyên như vậy để ổng cảm nhận rằng giữa ổng và tôi không có một sự cách biệt nào hết. Không có người lái xe ôm, không có khách đi xe ôm. Mà chỉ có hai thằng bạn…

Bỗng ở phía ngược chiều, một người đàn ông lái Honda nhìn về phía bên này gọi to :” Thầy ! Thầy !”. Tôi thấy anh ta chật vật lòn lách quay đầu xe lại, chạy theo chúng tôi. Chừng đến ngang nhau, anh ta hớn hở:

– Thầy mạnh hả thầy?

Giọng ông xe ôm cũng vui vẻ:

– Ờ! Mạnh! Cám ơn! Em đi đâu vậy?

– Dạ! Em chạy áp-phe. Thấy thầy em nhìn ra được liền hà! Tụi thằng A thằng C nói có gặp thầy nên em thường để ý kiếm, bây giờ mới gặp. Mừng quá, thầy!

– Ờ! Cám ơn! Hai mươi mấy năm mà tụi em còn nhớ tới thầy là thầy vui rồi.

– Làm sao quên được, thầy? Hồi đó, thầy là thần tượng của tụi em mà!

Ông xe ôm làm thinh. Chắc cả một dĩ vãng đang được quay nhanh lại trong đầu. Tôi bóp nhẹ vai ông ta, chia xẻ.

Hai thầy trò vừa lái xe vừa nói chuyện với nhau một lúc rồi người đó xin phép “đi làm ăn “. Chúng tôi im lặng, tiếp tục đoạn đường còn lại. Sự im lặng nào sao cũng nói thật nhiều…

Đến nhà anh bạn tôi, tôi trả tiền cuốc xe ôm mà không dám cho thêm như tôi đã làm hôm qua với thằng Chín. Tôi muốn ông ta thấy rằng tôi vẫn kính trọng ông ta, vẫn xem ông ta là một giáo sư. Ông ta nhìn tôi mỉm cười. Chúng tôi bắt tay nhau, cái bắt tay đó ngầm nói lên rằng, dù cuộc đổi đời có vĩ đại đến đâu, mình vẫn giữ được cái tình người trân quí của thời cũ.

Lần đi xe ôm đó tôi nhớ hoài đến bây giờ. Viết lại mà vẫn còn nghe xúc động.