Thượng bất ổn. Hạ náo loạn

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thượng bất ổn. Hạ náo loạn

Đằng nào cũng chết
Phong Phạm (Danlambao) – Chính trường VNCS giờ giống như một nồi canh hẹ với ông TBT Nguyễn Phú Trọng, con sâu to tướng và nỗi bật nhất đang hoành hành. Bề ngoài, ông TBT giả vờ chống tham nhũng, sử dụng chiêu bài quy chế đảng để đá đít các đối thủ chính trị. Còn bên trong, ông nỗ lực thu tóm và củng cố quyền lực với hy vọng sẽ cứu vãn được con tàu đảng đang chìm.
Nỗ lực của ông, dù đi ngược với thời đại nhưng lại phù hợp với nhãn quan chính trị của ông và một số người khác trong trật tự kiểu cũ của thể chế cộng sản, nơi mà “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” được xem là tất yếu và tuyệt đối không thể thay thế. Trật tự này gắn liền với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nơi chỉ thị và nghị quyết của cấp ủy đảng là công cụ điều hành xã hội chính yếu, và đồng nghĩa với điều đó là các Ban đảng sẽ trở thành nơi tập trung quyền lực nhiều nhất của hệ thống.
Mỉa mai thay, cái trật tự vốn đã mất cân đối, không bình thường, được những người theo CNCS ưa thích áp dụng (vì nó mang lại lợi ích cho họ) từ nhiều thập niên về trước, nay đã trở nên lỗi thời và bị bài bác ở khắp nơi, lại cực kỳ mâu thuẫn với chiếc phao duy nhất hay cặp chân duy nhất mà CSVN, đại diện là ông TBT đang cố dò dẫm bước theo từng bước một để sinh tồn là: Kinh tế thị trường (KTTT).
Mà nếu, đã theo chân kinh tế thị trường, thì luôn dẫn đến nhu cầu gia tăng quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật. Mà hễ như vậy thì vai trò và quyền lực của các cơ cấu tạo ra và thi hành pháp luật (Chính Phủ) sẽ trở nên ngày càng gia tăng tạo nên sự dịch chuyển quyền lực.
Sự chuyển dịch quyền lực từ Đảng sang Chính phủ để hỗ trợ nền KTTT – cái cần câu cơm quan trọng cho hơn 5 triệu đảng viên. Đôi chân thần kỳ để họ kiếm tiền gởi con đi du học Mỹ, cũng góp phần làm gia tăng mức độ ly khai và Kim tiền hóa cái Chính phủ, vốn có số lượng đảng viên chiếm hơn 95% khiến những đảng viên này bị “Vàng (gold) hoá”, mất đi màu đỏ Cách mạng, vốn đã nhuộm đầy trí óc của ông TBT có mái tóc bạc trắng màu thời gian, làm suy yếu cái thứ mà ông TBT vốn đã bỏ nhiều năm học hành (Tiến sĩ xây dựng Đảng) để bảo vệ và sống chết với nó.
Với hơn 5 triệu đảng viên, và tất cả các cơ quan, cùng toàn bộ guồng máy trên toàn quốc, đều bị trói buộc và điều hành cũng như lãnh đạo bởi ĐCS. Sự suy yếu này của ĐCS (tạo ra bởi KTTT) nếu tiếp tục kéo dài, sẽ nới lỏng sợi dây trói buộc của ĐCS, gia tăng sự tự chủ cho toàn bộ thành viên của guồng máy ở khắp mọi nơi, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo của toàn bộ đinh ốc khỏi guồng máy, sẽ khiến chế độ rã rời và sụp đổ.
Nhưng, nếu siết chặt việc quản lý, cùng tập trung quyền lực vào tay đảng kiểu này, sẽ khiến nền kinh tế bị trói chặt vào phương thức cũ, giết chết nền KTTT, vốn đòi hỏi sự tự do, linh động, không bị ràng buộc vào những nghị quyết này nọ.
Nếu KTTT bị giết chết, sẽ đập vỡ nồi cơm của hàng triệu đảng viên, mà quyền lợi gắn chặt vào hàng trăm nhóm lợi ích lớn nhỏ, gây nên sự tức giận trong hàng ngũ đảng viên lớn nhỏ vốn kiếm lợi nhờ những ưu đãi của chế độ trong nền KTTT. Sự bất mãn này ngày một gia tăng, ngày nào đó nếu trở nên quá lớn, mất kiểm soát thì đảng cũng tiêu tùng.
Trống Trọng đánh xuôi, Kèn Phúc thổi ngược
Trong lúc đó, giống như một anh hề gánh hát, ông TT Phúc bôn ba tìm cách cứu vãn nền KTTT, cần câu cơm của chính đảng nhưng cũng là kẻ tử thù sẽ làm cho đảng sập.
Lang thang khắp nơi, với những phát ngôn giật gân gây cười, ông TT đi đâu cũng nhìn thấy một viễn cảnh tươi sáng cho những nơi mà ông đang đặt chân đến. Nơi nào, ông cũng nhìn thấy triễn vọng sẽ là đầu tàu này, sẽ là hòn ngọc khác. Đĩ miệng, ông vừa nổ, vừa tưởng tượng, vừa phóng đại ra một ngày mai rực rỡ cho những vùng địa phương trên cả nước, bỏ mặc một thực tế mà chỉ cần bước ra đường là sẽ thấy mọi việc khác hẳn.
Bản thân, vốn là một trùm tham nhũng, ông TT tìm cánh né tránh sức nóng, tạo ra bởi những cuộc điều tra chống tham nhũng do ông TBT chỉ đạo. Một mặt, ông tìm cách sửa đổi và làm giảm nhẹ mức thiệt hại tạo ra bởi nỗ lực tập quyền của ông TBT. Mặt khác, ông cố gắng tìm cách tiếp tục thúc đẩy sự phát triễn của nền KTTT, cái nồi cơm của đảng và ông, vốn đang chật vật bởi sự thay đổi của cấu trúc chính trị và sự chuyển đổi quyền lực từ tay Chính phủ trở lại Đảng, mục tiêu mà ông TBT đang tiến hành.
Tình hình kinh tế, không có chút sáng sủa nào khi giống như Tàu Cộng. Thị trường xuất khẩu, kiếm tiền quan trọng nhất của Việt Nam, là Hoa Kỳ đang dần thu hẹp với chủ trương bảo hộ mậu dịch của TT Donald Trump. Các nguồn viện trợ phát triển không hoàn lại đã chấm dứt. Nền kinh tế đang giảm sút, TT Nguyễn Xuân Phúc xoay sang tìm cách gỡ gạc trong nước, với những lời dụ dỗ công khai và đủ các chiêu thức. Gần đây nhất, là niềm hy vọng sẽ moi được nhiều tấn vàng từ sự khờ dại của người dân nước Việt, nhưng ít có cơ hội thành công. Thành tích, từ lúc lên làm TT của ông Phúc, đến giờ là con số 0 tròn trĩnh.
Vì thế, địa vị chính trị của ông hiện giờ, cũng giống như thói quen thành tật mà ông thường hay thực hiện: NIỄNG về một phía. Tin chắc rằng, hơn ai hết, ông đang mong thầm ngày ông TBT, rời khỏi ghế đễ cho ông có cơ hội, bật thẳng đầu lại, lấy lại tư cách, quyền lực và những gì đã bị mất đi.
Ông chủ tịch nước, thì gần như bị gạt qua một bên bởi những bê bối về các vụ gian lận tuổi tác, bao che cho thuộc hạ và những nhóm lợi ích thân cận. Hiện giờ, thiên hạ vẫn đoán mò xem ông thuộc về phe nhóm nào.
Sau những cuộc đấu đá nội bộ, dẫn đến khá nhiều tướng tá thuộc các ngành nơi ông xuất thân bị rớt lon, vào tù. Gần đây nhất là việc cải tổ Bộ Công an, với việc điều chuyển nhiều cán bộ ở trung ương xuống tỉnh, cán bộ tỉnh xuống huyện và huyện chuyển xuống xã. Điều này cho thấy, xu hướng tập quyền và nỗ lực của ông TBT vẫn tiếp diễn.
Được sự hỗ trợ của Tô Lâm (tội phạm bắt cóc cấp quốc tế) ông CTN đang ở trong tầm ngắm của ông TBT. Không cần phải nói, chỉ với việc cải tổ và tinh giản Bộ Công An nơi ông xuất thân, đã gần như phá vỡ nền tảng quyền lực, hay nói cách khác, vốn liếng và hậu thuẫn chính trị của ông đã mất sạch. Đã từng có dư luận xì xầm về việc thay thế ông CTN bằng một người khác.
Liệu, ông CTN có qua khỏi hay không thì chưa biết. Chứ còn bây giờ thì ông CTN sẽ tiếp tục lang thang mãi tận châu Phi, hay chỉ ngồi chơi sơi nước, tiếp khách nước ngoài tại phủ chủ tịch của ông.
Cuộc chiến của Nguyễn Phú Trọng nhằm bảo vệ tầng lớp cai trị
Nhìn bề ngoài, nỗ lực chống tham nhũng và củng cố quyền lãnh đạo của ĐCS của ông TBT đã khiến cho hành động này giống như một cuộc chiến trong âm thầm giữa 2 phe miền Bắc và miền Nam. Trên thực tế, điều này có thể lý giải được, khi số lượng đảng viên ĐCS tập trung đông đảo tại miền Bắc, so với miền Nam trong một thống kê của Reuter (bản đồ của Reuter). Hơn nữa, bộ máy chính phủ Trung ương đa số đặt tại miền Bắc. Nếu tập quyền lãnh đạo về TƯ, lẽ dĩ nhiên sẽ mang lại cho họ nhiều quyền hạn hơn. Mà nhiều Quyền thì nhiều Tiền nên họ chắc chắn sẽ ủng hộ ông TBT.
Nếu ông TBT được đánh giá là người tương đối sạch sẽ (không có chính trị gia nào tay không nhúng chàm), là người Idealist – thì ngược lại, hành động của ông phải được đánh giá lại, và xem xét cẩn thận, khi ông bắt chước rập khuôn các thủ đoạn chính trị của Tập Cận Bình, và qua đó chịu ảnh hưởng của Tàu Cộng, trong phương thức lãnh đạo nước Việt Nam.
Hành động của ông TBT, giống như một con dao hai lưỡi, trong khi mưu tìm sự ủng hộ cho phương thức tập quyền, mong củng cố lại quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS. Ông TBT đã thoả hiệp, hoặc đơn giản là làm ngơ cho những lực lượng hậu thuẫn khác của mình hoành hành. Mà trong đó, có sự ủng hộ của những kẻ thân Bắc Kinh, những kẻ cơ hội chính trị và những kẻ mưu đồ bán nước. Ông để mặc cho họ âm thầm thao túng, hoặc ảnh hưởng đến chính sách và những quyết định trọng đại có ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia, mà chuyện đặc khu là một ví dụ khá rõ ràng. Nói cách khác, giống như Nguyễn Văn Linh “thà mất nước chứ không để mất đảng” ông TBT đã coi nhẹ đến an nguy của quốc gia trước hiểm hoạ của bành trướng Tàu cộng, chỉ để nhằm bảo vệ và cứu nguy cho đảng.
Chỉ nội việc làm này, đã đáng bị chê trách và lên án khi đã đặt quyền lợi đảng của ông lên trên an nguy của quốc gia, dân tộc.
Mặt khác, việc làm của ông TBT trong việc cố gắng cũng cố quyền lãnh đạo của ĐCS trong nhiều lĩnh vực, kể cả việc cố gắng khôi phục lại trật tự theo kiểu CS của nhiều thập niên về trước sẽ kìm hãm việc phát triển của nền KTTT, và hủy hoại kết quả của nhiều năm phát triển của nền Kinh tế VN theo khuynh hướng tự do.
Bên cạnh đó, với nhãn quan của một nhà độc tài CS với chủ trương Tự do, Dân chủ theo kiểu ban phát, nhỏ giọt, các định chế pháp luật (như luật an ninh mạng) mà ông TBT dựng lên hòng bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ đã kéo lùi sự phát triễn của Tự do, Dân chủ trên đất nước VN. Các việc làm này cuối cùng đã làm lộ rõ bộ mặt: Phản Dân Chủ, Phản Tiến Bộ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng.
Sẽ không có bài viết nào, lối ngụy biện nào có thể bảo vệ và lấp liếm được những việc làm của ông NPT. Lịch sử rồi sẽ xem ông TBT như một hòn đá, cản đường phát triển của dân tộc. Sẽ luận tội ông như một kẻ bán nước cầu đảng, đáng phỉ nhổ. Dân tộc Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những gì mà ông đã làm ngày hôm nay.
30.08.2018