Tin khắp nơi – 26/08/2018
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
John McCain qua đời ở tuổi 81
Thượng nghị sĩ John McCain, người anh hùng chiến tranh Việt Nam trở thành thượng nghị sĩ và ứng viên tổng thống, đã qua đời ở tuổi 81.
Ông McCain qua đời hôm thứ Bảy bên cạnh người nhà, theo thông cáo do văn phòng của ông phát đi.
Ông được chẩn đoán có một khối u não ác tính hồi tháng 7/2017 và đã trải qua một thời gian chữa trị.
Ông John McCain thăm lại Hỏa Lò
Ông John McCain làm gì ở Việt Nam?
Gia đình ông thông báo ông McCain, người rời Washington vào tháng 12/2017, đã quyết định ngừng điều trị vào thứ Sáu.
Trước đó, gia đình ông John McCain nói ông đã “thôi mong đợi mình sẽ bình phục”.
‘Sẽ luôn được tưởng nhớ’
Thông cáo do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát đi hôm 26/8 ghi: “Trong nhiều thập kỷ, ông McCain ủng hộ manh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác. Ông sẽ luôn được tưởng nhớ.”
Chúng tôi muốn thấy sự gia tăng quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Khi trả lời các câu hỏi, tôi nhấn mạnh cùng với phát triển kinh tế phải có tiến triển chính trị và tăng cường tôn trọng nhân quyền.Thượng nghị sĩ John McCain
“Để tôn vinh những đóng góp của Thượng nghĩ sĩ McCain và của cựu đồng nghiệp của ông tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng là cộng sự lâu năm của ông trong các vấn đề về Hoa Kỳ – Việt Nam, là ông John Kerry, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ khởi động Chương trình McCain/Kerry. Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain.”
Đại sứ quán Hoa Kỳ thông báo họ sẽ mở sổ chia buồn trong các ngày 27-29/8, từ 10:00 tới 17:00 tại Tòa nhà Vườn Hồng, 170 Ngọc Khánh, Hà Nội.
Ông McCain, 81 tuổi, được chẩn đoán bị u não vào tháng 7/2017.
Ông rời Washington nhưng vẫn là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng.
Gia đình ông nói trong một thông cáo gửi tới giới truyền thông Hoa Kỳ hôm 24/8: “Năm ngoái, Thượng nghị sĩ John McCain đã chia sẻ về việc ông được chẩn đoán u não và tiên lượng xấu.”
“Tiến triển của bệnh và tuổi tác ngày càng cao đã đưa ông tới quyết định này.”
“Với ý chí mạnh mẽ vốn có, ông đã chọn ngừng điều trị y tế.”
Ông McCain từng là Thượng nghị sỹ suốt sáu nhiệm kỳ, và là ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008.
Ông được chẩn đoán ung thư não sau khi các bác sĩ phát hiện ra khối u trong quá trình phẫu thuật loại bỏ cục máu đông trên mắt trái của ông hồi tháng Bảy năm ngoái.
Có cha và ông đều là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, ông McCain là một phi công chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam. Khi máy bay của ông bị bắn hạ, ông trở thành tù nhân chiến tranh ở Việt Nam trong năm năm.
Khi ở trong tù, ông đã chịu những trận tra tấn khiến ông bị tàn tật.
Mối quan hệ với Việt Nam
Năm 2009, Thượng nghị sỹ John McCain từng trở lại thăm di tích nhà tù Hỏa Lò nơi giam giữ ông suốt 5 năm trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Ông xem những vật dụng trưng bày, trong đó có cả bộ quân phục ông mặc năm 1967 khi máy bay của ông rớt tại Hồ Trúc Bạch.
Trong chuyến thăm này, ông John McCain kêu gọi bước tiến mới trong quan hệ Mỹ-Việt và đề cập vấn đề nhân quyền.
“Chúng tôi muốn thấy sự gia tăng quan hệ quân sự giữa hai đất nước và khi trả lời các câu hỏi, tôi nhấn mạnh cùng với phát triển kinh tế phải có tiến triển chính trị và tăng cường tôn trọng nhân quyền.”
Ông cũng nhắc đến vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Hoa Kỳ “có mối quan tâm và lợi ích trong tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các nơi khác.”
Tiểu sử trên trang web của ông McCain nói thời gian trong tù, ông bị quản giáo đánh đập, bị biệt giam – các cáo buộc mà Việt Nam luôn bác bỏ.
Nhắc nhở Việt Nam về dân chủ
Năm 2014, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain từng nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
Ông đề cập đến khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhưng nhấn mạnh rằng việc này tùy thuộc rất lớn vào thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.
Ông cũng nhắc lại thông điệp Năm Mới của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng ‘dân chủ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển’ và rằng ‘Đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ’.
“Chúng tôi mong là Việt Nam sẽ đưa những lời nói ấn tượng này thành hành động táo bạo chẳng hạn như thả tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự và cuối cùng là ghi rõ vào luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là giới hạn và những quyền con người phổ quát – quyền tự do phát biểu, hội họp, tín ngưỡng, xuất bản và tiếp cận thông tin – cần phải được đảm bảo cho mọi công dân.”
Năm 2015, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cũng có chuyến thăm hai ngày 27/5-28/5 tới Việt Nam, nơi ông hội kiến Tổng bí thư ̣Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Điều đáng chú ý là ông có cuộc tiếp xúc với đại diện phong trào dân sự của Việt Nam, gồm nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Chí Tuyến và Luật sư Trần Thu Nam.
Ông Nguyễn Chí Tuyến thời điểm đó nói với BBC rằng đoàn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đã đặt nhiều câu hỏi về tình hình phát triển dân chủ, nhân quyền ở trong nước.
“Ông McCain bày tỏ cảm kích về công việc của chúng tôi và hỏi nước Mỹ có thể giúp được điều gì?”
Ông Tuyến nói ông và những nhà đấu tranh có mặt đã bày tỏ mong muốn làm sao để chính quyền Hà Nội phải tôn trọng luật pháp và công ước quốc tế.
Mối hiềm khích McCain-Trump
Ông McCain từng, đôi khi, chỉ trích gay gắt Tổng thống Donald Trump.
Mối quan hệ căng thẳng của họ bắt đầu vào năm 2015, khi ông McCain nói ông Trump – người sau đó thành ứng cử viên chức Tổng thống Mỹ – đã “kích động những kẻ điên cuồng” bằng những phát biểu gây tranh cãi về nhập cư.
John McCain chỉ trích Donald Trump
Ông Trump đã phản pháo bằng cách nói rằng ông McCain chỉ được coi là một anh hùng vì ông là một tù nhân chiến tranh.
Mùa hè năm ngoái, ông McCain đã gây ấn tượng sâu sắc khi, dù vừa trải qua phẫu thuật, đã đi bỏ phiếu làm tiêu tan một dự luật của Trump nhằm bỏ quỹ Obamacare.
Ông McCain rời Capitol Hill tháng 12 năm ngoái để bắt đầu điều trị tại bệnh viện Mayo ở Phoenix, Arizona. Vào tháng Tư, ông lại trải qua phẫu thuật nhiễm trùng đường ruột.
Lẽ ra ông bước sang tuổi 82 vào ngày 29/8.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45312684
WaPo: Trump không định nói gì về McCain
sau thông báo dừng điều trị ung thư
Tổng thống Donald Trump không định đưa ra bất kì phát biểu nào về Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona trong khi thượng nghị sĩ này còn sống, báo The Washington Post đưa tin.
Dẫn lời các quan chức Nhà Trắng giấu tên, tờ Post cho biết tổng thống “không muốn bình luận về ông McCain trước khi ông qua đời,” theo sau một thông cáo của gia đình ông McCain cho biết vị thượng nghị sĩ gạo cội này sẽ dừng điều trị ung thư não.
Nhà Trắng không đưa ra một thông cáo về thượng nghị sĩ này theo sau thông báo của gia đình hôm thứ Sáu, ngay cả khi các nhân vật hàng đầu của Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều lên tiếng ủng hộ.
Ông Trump lâu nay vẫn dè bỉu ông McCain, người thường xuyên chỉ trích gay gắt chính quyền của ông Trump. Tin tức trước đó trong năm nay cho hay ông McCain không muốn ông Trump đến dự đám tang của mình.
Ngay sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống, ông Trump chế nhạo ông McCain vì bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam, nói rằng “ông ta không phải anh hùng chiến tranh” và rằng ông “thích những người không bị bắt.”
Tờ Post đưa tin hôm thứ Bảy rằng ông Trump đã nói với nhiều người là ông không hối hận về phát biểu đó.
Ông McCain trải qua hơn năm năm trong nhà tù ở Hà Nội sau khi máy bay Hải quân của ông bị bắn rơi vào năm 1967. Ông Trump từng nhiều lần xin hoãn đi quân dịch với lí do bị “gai xương” gót chân.
Nhà Trắng cũng từ chối xin lỗi sau khi một phụ tá của ông Trump chế nhạo bệnh ung thư não của ông McCain trong một cuộc họp kín, nói rằng sự chống đối của ông McCain đối với người mà ông Trump đề cử làm giám đốc CIA không quan trọng bởi vì “đằng nào ông ta cũng sắp chết.”
Tổng thống vẫn tiếp tục xỉa xói ông McCain vì đã biểu quyết chống lại một dự luật bãi bỏ Luật Chăm sóc Y tế Giá Phải chăng, còn gọi là Obamacare. Trước đó trong tháng này, ông đã tránh nhắc tên ông McCain trong khi kí ban hành một dự luật quốc phòng mang tên ông McCain.
Ông McCain đã điều trị bệnh ung thư ác tính ở Arizona trong hơn một năm qua. Loan báo ông ngừng điều trị được đưa ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 82 của ông.
Mỹ khởi tố 19 người nước ngoài
bỏ phiếu phi pháp trong cuộc bầu cử 2016
Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ Sáu thông báo rằng 19 công dân nước ngoài đã bị khởi tố vì bỏ phiếu bất hợp pháp trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Trong số 19 người này, chín người mạo nhận họ có quốc tịch Mỹ để được bỏ phiếu, theo hồ sơ khởi tố.
Những người nước ngoài bị khởi tố là công dân của nhiều nước khác nhau từ Mexico và Nigeria cho đến Ý và Đức.
Cơ quan Thi hành Nhập cư và Hải quan được nói là đang dẫn đầu công tác điều tra các vụ việc này.
Công dân nước ngoài bị kết tội mạo nhận có quốc tịch Mỹ để được bỏ phiếu và thực hiện việc bỏ phiếu có thể chịu mức án tối đa là sáu năm tù giam, một khoản tiền phạt 350.000 đôla và bị quản chế sau khi mãn hạn tù.
Tổng thống Trump hồi năm 2016 tuyên bố, mà không trưng ra bằng chứng, rằng hàng triệu phiếu bầu bất hợp pháp đã được bỏ cho ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton và rằng nếu không có những lá phiếu này thì lẽ ra ông đã thắng về số phiếu phổ thông.
Trump cắt hơn 200 triệu đôla viện trợ
cho người Palestine
Mỹ sẽ cắt hơn 200 triệu đôla viện trợ cho người Palestine, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Sáu, giữa lúc quan hệ đang xấu đi với giới lãnh đạo Palestine.
Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao nói nhưng không cho biết thêm chi tiết rằng ngân khoản này, ban đầu dự định cấp các chương trình ở Bờ Tây và Dải Gaza, sẽ dành cho “các dự án ưu tiên cao ở những nơi khác.”
“Chúng tôi đã tiến hành duyệt lại viện trợ của Hoa Kỳ cho Thẩm quyền Palestine và Bờ Tây và Gaza để bảo đảm rằng ngân khoản này được chi tiêu phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và có giá trị cho người đóng thuế ở Hoa Kỳ.”
“Kết quả của cuộc duyệt xét đó, theo chỉ đạo của tổng thống, là chúng tôi sẽ chuyển hơn 200 triệu đôla vào Ngân khoản Hỗ trợ Kinh tế Năm Tài chính 2017 ban đầu dự định cấp cho các chương trình ở Bờ Tây và Gaza.”
Khi được hỏi tiền sẽ được chuyển đến đâu và liệu nó có đi đến các dự án khác của người Palestine hay không, một viên chức Bộ Ngoại giao khác nói: “Chúng tôi sẽ làm việc với Quốc hội để chuyển ngân khoản này tới các ưu tiên chính sách khác.”
Cả hai quan chức đều phát biểu trong điều kiện ẩn danh.
Thông báo này được đưa ra vào lúc mà giới lãnh đạo Palestine khiến Nhà Trắng tức giận bằng việc tẩy chay các nỗ lực hòa bình của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời đại sứ quán đến đó, đảo ngược chính sách từ hàng chục năm qua của Mỹ.
Tư cách của Jerusalem – nơi có những địa điểm linh thiêng đối với người Hồi giáo, Do Thái và Kitô giáo – là một trong những trở ngại lớn nhất đối với bất kì thỏa thuận hòa bình nào giữa Israel và người Palestine.
Người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của một nhà nước độc lập mà họ tìm kiếm. Israel nói Jerusalem là thủ đô vĩnh hằng và không thể chia cắt của nước này.
Bộ Ngoại giao đã nói việc nhóm chủ chiến Hồi giáo Hamas kiểm soát Gaza là lời giải thích vì sao họ tái phân bổ ngân khoản này. Mỹ và Israel định danh Hamas là một tổ chức khủng bố.
Quyết định này gần như chắc chắn làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo ngặt nghèo ở Gaza. Hơn 2 triệu người Palestine sống chen chúc trong Dải Gaza, nơi hứng chịu vô số khó khăn về kinh tế.
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Bolton
họp với người đồng cấp Nga
Moscow, Nga – Vào hôm Thứ Năm 23/08, ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, có buổi gặp gỡ với người đồng cấp Nga Nikolai Patrushev tại Geneva, để tiếp tục thảo luận và cập nhật nội dung của hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và Tổng thống Nga Vladimir Putin, diễn ra tại Helsinki hồi tháng Bảy vừa qua.
Trước khi cuộc họp cao cấp giữa cố vấn an ninh Bolton và ông Nikolai Patrushev diễn ra, Điện Kremlin cho rằng ý định của Washington tìm các lĩnh vực để cải thiện mối quan hệ giữa 2 nước vẫn chưa đủ lớn.
Ông Trump đã bị chỉ trích dữ dội vì đã đứng về phía ông Putin thay vì cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, khi nói về vấn đề Nga can thiệp bầu cử. Sau khi về nước, ông Trump đã đính chính lại, nói rằng ông chỉ dùng sai từ ngữ. Sau đó, chính phủ Hoa Kỳ vẫn quyết định áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với Moscow. Ông Trump cũng mời Putin đến thăm Hoa Kỳ.
Nhận xét về cuộc họp, phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đây sẽ là cơ hội để thảo luận về chương trình nghị sự của Nga, về những vấn đề mà Hoa Kỳ còn gặp khúc mắc. Tuy nhiên, ông Peskov cho biết Nga nhận thấy “sự thờ ơ” của Hoa Kỳ tại thời điểm này về đối thoại. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/co-van-an-ninh-quoc-gia-hoa-ky-john-bolton-hop-voi-nguoi-dong-cap-nga/
Bồi thẩm viên Paula Duncan khuyên tổng thống
Trump không nên ký lệnh ấn xá cho Manafort
Washington DC – Trong cuộc phỏng vấn với Reuters vào hôm Thứ Sáu 24 tháng 8, bồi thẩm Paula Duncan – một thành viên của bồi thẩm đoàn phụ trách vụ xét xử ông Paul Manafort –đã khuyên tổng thống Trump không nên ban hành lệnh ân xá cho cựu trưởng ban tranh cử của ông. Theo bà Duncan, việc làm này sẽ là một sai lầm lớn, xét theo cả góc độ đạo đức lẫn chính trị.
Hôm Thứ Ba 21 tháng 8, ông Manafort đã bị kết 8 tội trên tổng số 18 tội danh về vi phạm tài chính. Bà Paula Duncan là một trong những bồi thẩm viên bỏ phiếu để kết tội ông Manafort, dù bà là một người ủng hộ tổng thống Trump. Tính cho đến nay, bà là vị bồi thẩm viên duy nhất công khai lên tiếng về vụ án của ông Manafort.
Bà Duncan nói trong số 12 thành viên bồi thẩm đoàn, bà và 10 bồi thẩm viên khác đều muốn kết tội hết 18 tội danh của ông Manafort, duy chỉ có 1 vị bồi thẩm viên phản đối quyết định này. Vì vậy, 10 tội danh còn lại vẫn chưa có kết luận.
Bà Duncan cho rằng ông Manafort nên trả giá cho những sai phạm pháp luật của bản thân. Ông Manafort đã bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller nhắm vào trong cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử 2016. Nếu như ông Mueller không tìm kiếm thông tin về sự thông đồng của Nga với ông Trump, thì cựu trưởng ban tranh cử Manafort đã không bị xét xử.
Bà Duncan cũng đồng ý với tổng thống Trump rằng bây giờ đã đến lúc phải ngừng cuộc điều tra của ông Mueller. Vì theo bà, toàn bộ cuộc điều tra này là một sự lãng phí tiền thuế của người dân, và là một cách để quấy rối tổng thống Trump. (Mộc Miên)
Đức Giáo hoàng tuyên bố trừ khử
nạn xâm hại tình dục ‘bằng mọi giá’
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố sẽ chấm dứt nạn giáo sĩ xâm hại tình dục trẻ em trong một chuyến thăm đến nước Ireland từng có nhiều tín đồ Công giáo. Theo lời các nạn nhân, ông đã nói sự hủ bại và sự bao che những vụ xâm hại này ghê tởm như phân người.
Trong chuyến tông du đầu tiên tới Ireland trong gần bốn thập niên, Đức Giáo hoàng đã sử dụng một bài phát biểu tại một sự kiện cấp nhà nước cũng có sự tham dự của một số người sống sót sau khi bị xâm hại để thừa nhận rằng điều đáng hổ thẹn là Giáo hội Công giáo chưa giải quyết “những tội ác ghê tởm” này, và nói ông tìm kiếm sự quyết tâm lớn hơn để loại bỏ “vấn nạn” này.
Sau đó ông đã gặp riêng 90 phút tại tòa khâm sứ Vatican với tám nạn nhân chịu ngược đãi từ giáo sĩ, tôn giáo và thể chế.
Trong một thông cáo, đại diện từ tổ chức Survivors of Mother and Baby Homes cho biết Đức Giáo hoàng đã lên án sự hủ bại và bao che trong Giáo hội là “caca,” một từ tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha để chỉ phân người.
Thông cáo nói rằng sau khi Đức Giáo hoàng dùng từ này, người phiên dịch của ông giải thích rằng “nghĩa đen là thứ xú uế mà ta thấy trong nhà vệ sinh.”
Một phát ngôn viên của Vatican không bình luận gì về những điều được nói trong cuộc gặp. Một quan chức Vatican nói ông không ngạc nhiên Đức Giáo Hoàng sử dụng từ này, theo Reuters.
Đức Giáo hoàng trước đó đã phát biểu công khai về tình trạng xâm hại tình dục, nói rằng ông không thể “không thừa nhận vụ bê bối nghiêm trọng xảy ra ở Ireland từ vụ xâm hại thanh thiếu niên gây ra bởi các tín hữu của Giáo hội, những người có trách nhiệm bảo vệ và giáo dục họ.”
Các vụ bê bối xâm hại tình dục nhiều năm qua đã làm tan nát uy tín của Giáo hội Công giáo như một thế lực lãnh đạo về mặt đạo đức ở Ireland và thúc đẩy nhiều người rời bỏ Giáo hội. Trong ba năm qua, cử tri Ireland đã chấp thuận phá thai và hôn nhân đồng tính trong các cuộc trưng cầu dân ý, thách thức mong muốn của Giáo hội.
“Việc chức sắc Giáo hội – các giám mục, các bậc bề trên tôn giáo, linh mục và những người khác – không giải quyết thỏa đáng những tội ác ghê tởm này đã đưa tới sự phẫn nộ và vẫn là nguồn cơn đau khổ và hổ thẹn cho cộng đồng Công giáo.”
Trong những phát biểu không được soạn trước, Đức Giáo hoàng nhắc tới một bức thư mà ông đã gửi hôm thứ Hai tới tất cả tín hữu Công giáo trên thế giới về cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục, nói rằng ông muốn nó báo hiệu “một sự quyết tâm lớn hơn để trừ khử vấn nạn này trong Giáo hội, bằng mọi giá.”
Hơn ba phần tư dân số Ireland đã đổ đến để diện kiến Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1979 khi mà li dị và ngừa thai hãy còn là những điều bất hợp pháp. Đức Giáo hoàng Phanxicô được đón tiếp bởi một số lượng tín hữu nhỏ hơn nhiều.
Học sinh Anh đạt điểm GCSE tốt tuy thi khó hơn
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông cơ sở GCSE ở Anh, Xứ Wales và Bắc Ireland tăng, tuy có những thay đổi khiến kỳ thi năm nay khó hơn trước.
Học sinh nhận được kết quả thi hôm thứ Năm, 23/8.
Tỷ lệ đạt điểm – theo cách tính mới là các môn phải từ 4 điểm trở lên nếu ở Anh, và phải đạt mức C trở lên nếu ở Wales và Bắc Ireland – tăng 0,5%, đạt mức 66,9%.
Ưu tiên điểm thi đến mấy đời con cháu
Tiến sĩ ‘quốc tế’ cần điều kiện và lương quốc tế
Giáo dục tại nhà qua ví dụ nước Anh
Lần đầu tiên điểm thi của hầu hết hết các môn ở Anh được tính theo thang điểm từ 1, thấp nhất, đến mức tối đa là 9.
Chỉ có tổng số 4% các bài thi đạt điểm tối đa, và có 732 em đạt điểm tối đa ở toàn bộ 10 môn thi.
Nữ sinh người Việt, Amanda Do, 14 tuổi, đã giành tất cả các điểm 9 trong kỳ thi vốn dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên này.
Amanda vào học tại trường nữ sinh Francis Holland ở khu Sloane Square, London từ tháng Chín năm ngoái. Do khả năng theo học xuất sắc, em đã nhảy cóc hai năm và vào thẳng lớp 11.
Việc thay đổi cách tính thang điểm ở Anh bắt đầu từ năm nay là nhằm đưa ra chuẩn tính điểm khắt khe hơn, giống như ở các nước Singpore và Phần Lan.
Học sinh tại Xứ Wales và Bắc Ireland tiếp tục được tính điểm theo bậc từ A* xuống thấp nhất là G.
Có 20 môn học được các em chọn nhiều nhất năm nay tính điểm theo thang điểm từ 9 đến 1, trong đó có môn tiếng Anh và toán.
Ngoài ra còn có các môn lịch sử, địa lý, khoa học và ngoại ngữ, tất cả đều có cấu trúc bài thi khó hơn những năm trước.
VN-Australia: tiến triển mạnh nhất là giáo dục
Bất cập giáo dục VN ‘bộc lộ rõ’ qua kỳ thi PTTH
Với cách tính điểm mới, học sinh ở Anh khó đạt được điểm tối đa, 9 điểm, hơn là mức A*, tương đương với điểm 8 và 9, theo cách tính của những năm trước.
Với các em thi không đạt, nếu tiếp tục theo học toàn thời gian tại Anh, các em buộc phải thi lại môn tiếng Anh và môn toán cho tới khi đạt ít nhất 4 điểm.
Năm nay, trong số hơn nửa triệu học sinh dự thi GCSE, có 161.000 em từ 17 tuổi trở lên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45309651
Sợ TQ Bỏ Tù, Đức Ngưng Trục Xuất
Di Dân Duy Ngô Nhĩ
BERLIN – Chính quyền Đức quyết định ngưng trục xuất di dân Duy Ngô Nhĩ, là thiểu số tại tỉnh Tân Cương, sau khi hay tin 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bị chính quyền Trung Cộng buộc “học tập cải tạo” như tẩy não mỗi tối.
Nhà cầm quyền Berlin nhận là sai lầm giấy tờ đưa tới vụ cưỡng bách hồi hương 1 di dân Duy Ngô Nhĩ 22 tuổi hồi Tháng 4. Anh này đang làm thủ tục tị nạn khi bị tỉnh bang Bavaria đuổi về Hoa Lục. Luật sư của anh là Leo Borgmann nói: không còn nghe tin anh từ gần 5 tháng, chắc là đã bị tống giam.
Công văn trả lời của Bộ nội vụ gửi dân biểu Margarete Bause cho biết: đã ngưng chính sách trục xuất di dân Duy Ngô Nhĩ.
Bà Bause hô hào hành pháp vận động để đưa di dân bị trục xuất trở lại Đức.
https://vietbao.com/p122a284793/so-tq-bo-tu-duc-ngung-truc-xuat-di-dan-duy-ngo-nhi
TC, Nga: Tập Trận Lớn Nhất
Từ Sau Chiến Tranh Lạnh
BEIJING – Báo Hong Kong đưa tin: 1 quân số “thiện chiến” của “quân giải phóng – PLA” đã lên đường dự tập trận lớn tại vùng Vostok của Nga – cuộc tập trận này đuợc tin là lớn nhất từ sau Chiến Tranh Lạnh, sau kỷ nguyên Xô-viết.
Đây là dịp để trắc nghiệm khả năng sẵn sàng chiến đấu với 3200 binh sĩ Trung Cộng tiếp theo chương trình chỉnh đốn và hiện đại hoá quy mô binh lực của giới lãnh đạo Beijing.
Tin từ Bộ quốc phòng cho hay: lực luợng tham gia tập trận Vostok 2018 tại vùng Viễn Đông Trans-Baikal vào cuối tháng này với 30 phi cơ có cánh và trực thăng. Đây cũng là thực hành hợp tác Hoa-Nga để tăng tiến khả năng hành động phối hợp chống lại các nguy cơ an ninh.
Truyền thông Nga đưa tin: Mông Cổ cũng đuợc mời dự phần.
Ký giả Hong Kong loan báo: lực luợng Trung Cộng tham gia là 1 đơn vị thiện chiến thuộc “quân khu Bắc”.
Quân số tập trận của Nga không rõ.
Quan sát viên Zhou Chenming làm việc tại Beijing nhận xét: PLA cần trao đổi kinh nghiệm với “hồng quân Nga” vì không lâm chiến từ sau cuộc chiến biên giới tại Lạng Sơn (Viêtnam).
Bộ quốc phòng Trung Cộng khẳng định: tập trận không nhằm phe thứ 3 trong khi nhà phân tích Antony Wong Dong (văn phòng Macau) chỉ ra dư âm của não trạng Chiến Tranh Lạnh sẽ chỉ tạo ra không khí thù địch hơn với Washington.
https://vietbao.com/p122a284792/tc-nga-tap-tran-lon-nhat-tu-sau-chien-tranh-lanh
Iran : Bộ trưởng Kinh tế bị sa thải
làm lung lay vị thế tổng thống Rohani
Nghị viện Iran ngày 26/08/2018 đã quyết định sa thải bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính, ông Massoud Karbassian. Một vố đau cho tổng thống Hassan Rohani, vào lúc chính phủ của ông đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng kể từ Hoa Kỳ áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật :
« Bộ trưởng Kinh tế là vị thứ hai trong chính phủ bị Nghị Viện bãi chức trong vòng vài tuần. Đầu tháng 08/2018, các nghị sĩ đã sa thải bộ trưởng Lao Động, một người thân cận khác của tổng thống Rohani.
Việc Nghị Viện bãi chức các vị bộ trưởng này diễn ra vào lúc Iran đang bị nhấn chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng với việc đồng tiền Iran tụt giá thê thảm, mất đến 70% giá trị trong vòng có một năm.
Thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái lập các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đầu tháng Tám còn làm cho cuộc khủng hoảng thêm nghiêm trọng, khiến hàng hóa bị tăng giá.
Chính phủ tổng thống Rohani bị chỉ trích vì những sai lầm kinh tế trong khi mà các vụ tham nhũng đang là tít lớn trên truyền thông. Các nghị sĩ đã cảnh báo trước là nếu ông Rohani không thay bộ trưởng, họ sẽ bãi chức những người này bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bản thân tổng thống cũng đã bị triệu tập ra trước Nghị Viện hôm thứ Ba 21/8.
Về phần mình, những tuần gần đây, tư pháp gia tăng các vụ bắt giữ những ai đã nhập khẩu hàng hóa bằng đồng đô la Mỹ với lãi suất ưu đãi để rồi bán lại sản phẩm của họ trên thị trường chợ đen mắc hơn từ 2-3 lần. Tư pháp Iran cũng sẽ tổ chức xử công khai những ai bị buộc tội tham nhũng».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180826-iran-bo-truong-kinh-te-bi-sa-thai-lam-lung-lay-vi-the-tong-thong-rohani
Thụy Điển: Một nhóm tân Quốc Xã
được phép biểu tình ở trung tâm thủ đô
Ngày 25/08/2018, một cuộc biểu tình khá đặc biệt đã diễn ra tại trung tâm Stockholm, thủ đô Thụy Điển. Cả trăm thành viên của đảng cực hữu Phong Trào Phản Kháng Phương Bắc – NMR, đã đường hoàng chiếm lĩnh một quảng trường của thành phố một cách hợp pháp.
Thông tín viên RFI Frédéric Faux tại Stockholm tường thuật một cảnh tượng chưa từng thấy này:
Những thành viên mặc y phục đen la ó, phản đối chính khách Thụy Điển, trước khi lớn tiếng đòi thiết lập chủ nghĩa quốc xã ! Đây là không khí cuộc biểu tình tân quốc xã trong ngày hôm qua 25/08 tại Stockholm. Cảnh sát đã hiện diện đông đảo và cô lập toàn bộ khu vực, nhưng cuộc tập hợp của phong trào NMR đã được phép diễn ra.
Đối với nhà xã hội học Jens Rydgren, thuộc Đại Học Stockholm, việc các nhóm phi dân chủ vẫn được quyền tự do ngôn luận bắt nguồn từ những nguyên nhân lịch sử :
« Chúng tôi có luật lệ trừng phạt những lời lẽ kích động hận thù, những biểu tượng như hình chữ thập Đức Quốc Xã, nhưng cũng đúng là ở Thụy Điển, nhà nước không thể cấm hay giải tán những nhóm cực đoan như tại những nước khác. Có thể đó là vì chúng tôi không tham gia vào cuộc Thế Chiến II ».
Phong trào NMR đã tố cáo cảnh sát không tôn trọng quyền của họ và cuối cùng đã không tuần hành theo chương trình đã định. Khoảng từ 100 đến 200 người rốt cuộc chỉ đã tập hợp vài tiếng đồng hồ.
Dẫu sao thì người biểu tình cực hữu vẫn ít hơn những người chống biểu tình đã đến rất đông đảo để phản đối cuộc tập hợp ở ngay trung tâm thủ đô Thụy Điển.
Thuyền nhân tầu Diciotti : Tư pháp Ý
mở điều tra nhắm vào bộ trưởng Nội Vụ
Tại Ý, ngày 25/08/2018, 150 người tị nạn bị mắc kẹt trên tầu Diciotti từ ngày 20/08 đã được phép lên bờ sau khi chính phủ Ý và Giáo hội Công giáo thông báo tìm được một giải pháp.
Theo đó, Giáo hội đảm nhận việc tiếp nhận số thuyền nhân này. Một số người khác sẽ do Ireland và Albani, một nước ngoài Liên Hiệp Châu Âu tiếp đón. Tuy nhiên, cùng ngày, tư pháp nước Ý cũng thông báo mở ba cuộc điều tra về vụ việc.
Theo tường thuật của thông tín viên RFI Anne Le Nir, viện công tố Catania điều tra các « hành vi vi phạm nhân quyền nhắm vào trẻ vị thành niên ».
Cuộc điều tra ở Palermo nhắm vào những kẻ dẫn đường, dường như có mặt trên tầu cứu hộ của tuần duyên Ý đêm 15 rạng sáng 16/08. Tư pháp Ý nghi ngờ có sự liên kết giữa các băng đảng tổ chức đưa người trái phép vào lãnh thổ và buôn người.
Đáng chú ý nhất là cuộc điều tra tại Agrigento, do chưởng lý Luigi Patronaggio chủ trì, người luôn tỏ rõ quyết tâm. Đây là cuộc điều tra quan trọng nhất trên phương diện chính trị vì nhắm thẳng vào chính phủ Ý.
Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir giải thích :
« Chưởng lý viện kiểm sát Agrigento dẫn đầu cuộc điều tra tế nhị nhất, liên quan đến đội tuần duyên Ý. Hôm qua, ông đã nghe hai viên chức bộ Nội Vụ điều trần với tư cách là nhân chứng.
Vụ việc có liên quan đến các lệnh yêu cầu tuần duyên Ý ngăn cản các di dân trên tầu Diciotti lên bờ ngay khi cập cảng Catania hôm 20/08.
Hiện tại, tư pháp chỉ mở cuộc điều tra nhắm vào việc ʺtùy tiện giam giữ và tạm giam ngườiʺ. Theo luật định, duy chỉ có một thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời hạn tạm giam trên 48 giờ một công dân Ý hay nước ngoài. Thời hạn này quả thật đã bị vượt quá.
Và để có thể tiến hành thủ tục tố tụng, cần phải truy xét nguồn gốc lệnh từ trên, nhằm tìm hiểu ai đã ban hành những lệnh đó, lúc nào và ai nhận được lệnh.
Bộ trưởng Nội Vụ, Matteo Salvini, tuyên bố tự nhận tất cả các trách nhiệm về những biện pháp đã được thi hành. Ông tuyên bố ʺsẵn sàng gặp chưởng lý Agrigentoʺ. Tuy nhiên, tư pháp Ý có nhịp độ và phương pháp riêng của mình ».
Liên quan đến lời dọa dẫm cắt giảm đóng góp ngân sách cho Liên Hiệp Châu Âu của ông Luigi Di Maio, phó thủ tướng Ý, Ủy Ban Châu Âu ngày hôm qua đã có lời đáp trả, cảnh báo rằng « những lời dọa dẫm này sẽ chẳng đi đến đâu ». Phát biểu này có nguy cơ làm cho căng thẳng giữa Ý và Liên Hiệp tăng thêm một nấc.
TQ nói Trump phát ngôn
‘vô trách nhiệm’ về việc Bắc Hàn
Trung Quốc nói Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “vô trách nhiệm” khi tuyên bố Bắc Kinh chưa gây áp lực đủ mức tới Bắc Hàn quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông Trump trước đó đăng tin trên Twitter rằng Trung Quốc “không giúp đỡ” bởi có những căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng điều này “mâu thuẫn với những thực tế căn bản” và Trung Quốc “vô cùng quan ngại”.
Trump hủy chuyến đi Bắc Hàn của Ngoại trưởng Pompeo
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phản công Trump
Bắc Hàn ve vãn TQ nhưng ‘muốn học VN’
Hôm thứ Năm ông Trump đã hoãn chuyến đi đã lên kế hoạch của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bắc Hàn.
Ông nói lý do là bởi Bình Nhưỡng đã không đạt tiến bộ đủ mức trong việc tháo dỡ các cơ sở hạt nhân.
Sau hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim Jong-un vào tháng Sáu, ông Trump nói Bắc Hàn không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa.
Nhưng kể từ đó đã có một số báo cáo rằng Bắc Hàn không tháo dỡ các cơ sở hạt nhân.
Một trong những cảnh báo gần đây nhất đến từ các quan chức giấu tên của Mỹ, những người đã nói với tờ Washington Post rằng Bắc Hàn dường như đang xây dựng các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới.
‘Gắn một nụ cười’ lên gương mặt Kim Jong-un
Kim Jong-un mặc may ô thăm nhà máy cá hộp
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng cho biết Bắc Hàn đang tiếp tục các chương trình hạt nhân của mình.
Từ cuộc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore tới nay, mối quan hệ giữa ông Kim và ông Trump “lúc thăng lúc trầm”.
Theo kế hoạch, lẽ ra ông Pompeo sẽ tới Bình Nhưỡng vào tuần tới với phái viên mới được bổ nhiệm tới Bắc Hàn – ông Stephen Biegun, một cựu giám đốc điều hành của Ford.
Đây đáng lẽ là chuyến đi thứ tư của Ngoại trưởng Mỹ, mặc dù ông không kỳ vọng gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.
Dù vậy ông Pompeo vẫn có thể thực hiện chuyến đi khác.
Bắc Hàn đã tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân lần thứ sáu vào tháng 9/2017 và tự hào về khả năng phóng tên lửa tới Hoa Kỳ.
Vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là gì?
Bắc Kinnh là đồng minh quan trọng duy nhất của Bình Nhưỡng và là đối thủ cạnh tranh đầy quyền lực của Mỹ ở khu vực.
Hai cường quốc hiện đang ăn miếng trả miếng với nhau về biểu thuế quan sau khi ông Trump than phiền về quy mô thâm thủng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và về điều mà Washington coi là thói quen thương mại không công bằng.
Mỗi bên nay đã áp thuế 25% lên hàng hóa của nhau, với trị giá số hàng bị ảnh hưởng của mỗi bên lên tới 50 tỷ đô la.
Chỉ mới ba hôm trước, ông Trump còn nói Trung Quốc đã “có sự giúp đỡ to lớn trong vấn đề Bắc Hàn”.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã tới Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình vài lần trong năm nay, trong đó có chuyến đi ngắn sau khi ông họp thượng đỉnh với ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45309649
TQ: Ứng dụng gọi xe Didi tạm ngưng sau án mạng
Didi Chuxing, ứng dụng gọi xe đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc vừa tạm ngưng dịch vụ.
Quyết định được đưa ra sau khi cảnh sát nói một tài xế đã cưỡng hiếp và giết chết nữ hành khách.
Tuyên bố của công ty nói rằng vụ việc cho thấy có những thiếu sót trong quy trình hoạt động, do vậy họ sẽ tạm ngừng hệ thống Hitch để rà soát lại.
Uber đuổi người vì cáo buộc quấy rối tình dục
‘Uber dùng tay trong đánh cắp bí mật thương mại’
Chủ tịch Uber Jeff Jones từ chức
Giới chức cho biết nữ hành khách 20 tuổi đã gọi xe bằng ứng dụng của hãng hôm thứ Sáu (24/8) ở phía đông thành phố Ôn Châu.
Một vụ tương tự xảy ra mới cách đây vài tháng.
Hồi tháng Năm, công ty đã tạm ngừng và thay đổi Didi Hitch, một ứng dụng kết nối chủ xe và các khách hàng có nhu cầu, sau vụ một nữ tiếp viên hàng không 21 tuổi dùng dịch vụ này ở thành phố Trịnh Châu bị sát hại.
Trong vụ mới nhất, cảnh sát nói người phụ nữ lên taxi lúc 13:00 địa phương. Một giờ đồng hồ sau, cô nhắn tin cho bạn nhờ giúp đỡ rồi mất liên lạc.
Giới chức bắt giữ lái xe 27 tuổi tên Zhong vào đầu giờ sáng thứ Bảy, và người này thú nhận đã cưỡng hiếp và giết người khách.
Thi thể nạn nhân đã được tìm thấy và việc điều tra đang được tiến hành, tuyên bố cho biết.
Didi Chuxing nói Zhong không có tiền sử phạm tội, nhưng thừa nhận tài xế này từng bị khách hàng khiếu nại.
Một hành khách nói rằng Zhong đã chở nhóm của họ đến một nơi hoang vắng rồi bám theo, sau khi họ đã xuống xe.
“Vụ việc cho thấy có nhiều thiếu sót trong quy trình hoạt động phục vụ khách hàng của chúng tôi,” tuyên bố của Didi nói, và rằng đây là “một cái giá quá cao”.
Công ty cũng đã sa thải chủ tịch và phó chủ tịch của Hitch.
Didi Chuxing là dịch vụ dùng ứng dụng (app) để gọi xe lớn nhất thế giới nếu tính về số lượng các chuyến. Được biết hãng đã thực hiện hơn một tỷ lượt đi trong ba năm qua.
Năm 2016, ứng dụng taxi của Mỹ là Uber đã bán mảng hoạt động của hãng tại Trung Quốc cho Didi sau khi thua lỗ.
Tháng 3/2018, Uber cũng phải bán mảng kinh doanh gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cho đối thủ cạnh tranh Grab.
Uber bán mảng kinh doanh Đông Nam Á cho Grab
Là hãng thống trị thị trường Trung Quốc, đã chiếm tới 87% thị phần từ 2016, ngay trước khi mua lại Uber, Didi cũng từng muốn gia nhập thị trường Việt Nam trong năm nay.
Được biết Didi đã đệ đơn lên cơ quan chức năng Việt Nam nhưng chưa được xem xét vì “thời điểm chưa phù hợp”, Vụ phó Vụ Vận tải Bộ Giao thông Vận tải VN Nguyễn Xuân Thủy được báo Dân Trí trích lời.
Didi được đánh giá sẽ là một đối thủ cực kỳ đáng gờm cho Grab và các ứng dụng gọi xe khác tại Việt Nam, một khi hãng bước chân được vào thị trường này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45313654
Bà Thái Anh Văn muốn tăng cường
trao đổi quân sự với Mỹ
Lãnh đạo Đài Loan nói với cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ rằng chuyến thăm của ông “thể hiện quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”, báo Hong Kong viết.
Theo South China Morning Post, Đài Loan và Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ quân sự qua việc Tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi “bình thường hóa” việc Mỹ bán vũ khí cho đảo quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát viên nói rằng bất kỳ hoạt động kết nối nào của Đài Bắc với Mỹ nên bắt đầu trong một lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như cứu trợ nhân đạo để tránh chọc giận Bắc Kinh. Trung Quốc từng cảnh báo Washington về việc trợ giúp quân sự cho Đài Bắc.
Bà Thái Anh Văn: ‘Không ai ‘xóa bỏ’ được Đài Loan’
Dân TQ ghét cả quán cà phê đón bà Thái Anh Văn
Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao
TQ phạt hãng Nhật vì công nhận Đài Loan
Các nhà phân tích ở đại lục nhận định bà Thái đang cố gắng nâng cao vị thế của đảo quốc trên trường quốc tế, trong khi Mỹ “đang chơi lá bài Đài Loan”.
Trong cuộc gặp với Đô đốc Scott Swift, người từng là tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương tại Đài Bắc hôm 24/8, bà Thái nói rằng các cuộc tập trận quân sự của Bắc Kinh mang tính đe dọa và chuyến viếng thăm của ông “không chỉ cải thiện giao lưu quân sự mà còn thể hiện quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên.”
Bà Thái cũng nói với ông Swift rằng đảo quốc này đang trông đợi “bình thường hóa” việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và chính phủ của bà muốn có thêm nhiều hoạt động trao đổi quân sự hơn giữa hai bên, thông cáo do văn phòng tổng thống Đài Loan phát đi cho hay.
Cuộc gặp của họ diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng với mức ngân sách quốc phòng 716 tỷ đôla, gồm các điều khoản kêu gọi cải thiện năng lực phòng thủ cho Đài Loan nhằm đương đầu với việc phô trương sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh, đồng thời tăng cường trao đổi quân sự cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan như mở rộng hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Hàng không Mỹ vẫn chưa bỏ tên Đài Loan trước 9/8
Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ
Đài Loan đã là một khu tự trị vì từ năm 1949 nhưng Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai của Trung Quốc.
Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm về mặt địa lý, mạnh mẽ chỉ trích bất kỳ vi phạm các tuyên bố lãnh thổ nước này.
Bắc Kinh đã ra lệnh cho các hãng hàng không nước ngoài mô tả Đài Loan “là một phần của Trung Quốc” trên website của họ và tìm cách loại trừ Đài Loan khỏi nhiều diễn đàn quốc tế nhất có thể.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng lôi kéo để làm giảm lượng các quốc gia công nhận Đài Loan – bây giờ chỉ còn 18 nước – sau khi Burkina Faso và Cộng hòa Dominica chuyển quan hệ sang Bắc Kinh trong năm nay.
Theo Reuters, bà Thái Anh Văn từng tuyên bố trước chuyến thăm các đồng minh mới đây: “Đi ra nước ngoài, cả thế giới có thể nhìn thấy Đài Loan. Họ có thể nhìn thấy đất nước chúng ta cũng như sự ủng hộ của chúng ta dành cho nền dân chủ và tự do. Chúng ta chỉ cần cứng rắn để không ai có thể xóa bỏ sự tồn tại của Đài Loan.”
Đài Loan đáp trả các hãng bay tuân thủ Bắc Kinh
Ông Hun Sen cấm treo cờ Đài Loan
Panama cắt quan hệ với Đài Loan vì Trung Quốc
Vì sao tàu Liêu Ninh vội rời Biển Đông?
Trung Quốc, vốn tin rằng bà Thái muốn thúc đẩy sự độc lập chính thức của Đài Loan, đã than phiền với Washington về việc cho bà này ghé dừng chân trong chuyến đi này.
Chuyến đi bắt đầu một ngày sau khi tập đoàn lọc dầu nhà nước CPC Corp của Đài Loan công bố một thỏa thuận trị giá 25 tỷ đô la để mua khí hóa lỏng tự nhiên từ Hoa Kỳ trong 25 năm tới.
Thỏa thuận này nhằm thúc đẩy giao thương với Hoa Kỳ bằng cách giảm thặng dư thương mại và cũng để bày tỏ thiện chí trước chuyến thăm của bà Thái, một nguồn tin nói với Reuters.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45312689
Đài Loan: Vẫn Có Mỹ Hỗ Trợ
TAIPEI, Đài Loan — Chính phủ Đài Loan tin rằng chính phủ Mỹ đang hỗ trợ mạnh mẽ cho Đài Loan đối với các áp lực từ Bắc Kinh.
RTI ghi rằng Bạch Cung Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích El Salvador chấm dứt ngoại giao với Đài Loan.
Ngày 23/8 Tòa Bạch Cung đã lên tiếng chỉ trích El Salvador quyết định chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, và thiết lập ngoại giao với Trung Quốc, Tòa Bạch Cung cho biết sẽ nghiêm khắc quan ngại sự kiện này, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc đã dùng kinh tế để khống chế các nước khác.
Tòa Bạch Cung cũng nhắc đến, một số quốc gia hy vọng mở rộng mối quan hệ với Trung Quốc, như vậy mới nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào đất nước họ, với hy vọng trong thời gian ngắn nền kinh tế sẽ tăng trưởng và cơ sở hạ tầng cũng sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên nhìn về lâu dài các nước này có thể sẽ rất thất vọng.
Bài phát biểu của Tòa Bạch Cung cũng cho biết, rất nhiều chính phủ các nước đều biết rằng, thật ra Trung Quốc dùng kinh tế để mua chuộc dụ dỗ nhằm tạo tính ỷ lại và khống chế chứ không phải thực sự đi tìm quan hệ đối tác.
Ngoài ra, vào ngày 23/8 vừa qua, Cory Garner chủ tịch Tiểu tổ Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Ngoại giao Thượng Nghị viện Mỹ cũng cho biết, trong năm nay El Salvador là nước thứ 3 chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, ông sẽ chuẩn bị xúc tiến việc lập pháp, để phòng ngừa các nước bang giao còn lại của Đài Loan lọt vào vòng tay của Trung Quốc. Cory Ganer nói, dự luật này quy định, Mỹ sẽ áp dụng sách lược để thiết lập mối quan hệ với chính phủ các nước trên thế giới, ủng hộ Đài Loan được thừa nhận về ngoại giao hoặc sự ủng hộ phi chính thức, ngoài ra, nếu quốc gia nào có những hành động đối địch với Đài Loan, Tòa án sẽ trao quyền cho Quốc Vụ viện Mỹ giảm bớt mối quan hệ, ngừng hẳn hoặc thay đổi sự viện trợ đối ngoại của Mỹ đối với đất nước đó, bao gồm cả viện trợ kinh phí quân sự. Tuy nhiên Cory Ganer cũng nhấn mạnh, dự luật này không áp dụng với những quốc gia đã lựa chọn thiết lập ngoại giao với Trung Quốc, mà chỉ là cung cấp thêm một công cụ để chống đối lại với sự bành trướng của Trung Quốc.
KBS nói rằng sau khi Đài Loan và El Salvador chấm dứt quan hệ ngoại giao, Mỹ cho biết sẽ cân nhắc lại mối quan hệ với Salvador, vào ngày 23/8 trong khi hội kiến tổng thống Thái Anh Văn tân chủ tịch Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan Brent Christensen đã cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan. Ngày 24/8, phát ngôn viên Phủ tổng thống, Huỳnh Trùng Ngạn biểu thị, theo bố cục chiến lược cho thấy, rất có thể Mỹ càng ngày càng cảm nhận được trong 1,2 năm nay Trung Quốc đang gây sức ép về không gian quốc tế đối với Đài Loan.
Trong khi tiếp nhận cuộc phỏng vấn của Chu Ngọc Khấu trong chương trình “Khấu Khấu chào buổi sáng” phát ngôn viên Huỳnh Trùng Ngạn đã cho biết: “Từ bố cục chiến lược trên toàn cầu cho thấy, rất có thể Mỹ thực sự là cảm nhận được mặt này, rất có thể là như vậy, thế nhưng chúng ta lại không biết, một mặt khác là trong 2 năm nay, những hành động trên quốc tế của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan, thực sự đã khiến cho nhiều nước trên thế giới cảm nhận được, nói một cách thẳng thắn, ngoài hành vi này ra, thì việc gây sức ép doanh nghiệp quốc tế phải thay đổi tên gọi của Đài Loan…càng khiến cho rất nhiều nước trên thế giới đồng cảm với Đài Loan.”
Ông Huỳnh Trùng Ngạn cũng cho biết thêm, trong chuyến công du vừa qua của tổng thống Thái Anh Văn, khi quá cảnh tại Mỹ, bà đã công khai đến thăm các cơ quan giáo dục của kiều bào tại Los Angeles, Thư viện Reagan và Cơ quan hàng không vũ vụ NASA, lịch trình chuyến đi và sự chào đón đều có nhiều đột phá lớn, ông cho biết đây chính là thành quả mà công tác ngoại giao đã tích luỹ được trong nhiều năm qua.
https://vietbao.com/p122a284789/dai-loan-van-co-my-ho-tro
Nam Hàn Hy Vọng Hòa Dịu Dần
SEOUL, Nam Hàn — Chính phủ Nam Hàn hy vọng tình hình hòa dịu hơn…
Bản tin KBS kể: Mỹ xem xét việc Nam Hàn cung cấp vật tư cho Văn phòng liên lạc liên Triều.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert hôm 23/8 (theo giờ địa phương) cho biết Washington biết rõ về kế hoạch cung cấp dầu mỏ và điện cho Văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố Gaesung, Bắc Hàn của Chính phủ Nam Hàn . Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ làm rõ điều này có vi phạm cấm vận của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hay không.
Bà Nauert nhắc lại Tổng thống Moon Jae-in từng phát biểu rằng vấn đề cải thiện quan hệ liên Triều và phi hạt nhân hóa Bắc Hàn là hai vấn đề không thể tách rời. Bà này khẳng định Washington đang đối thoại và hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản trong nhiều vấn đề.
Chính phủ Nam Hàn đang đặt mục tiêu mở cửa Văn phòng liên lạc liên Triều trong tháng này, cho rằng việc vận hành văn phòng này không vi phạm chế tài cấm vận của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng việc Seoul cung cấp các vật tư, điện cần thiết cho hoạt động của Văn phòng liên lạc liên Triều có thể mâu thuẫn với nghị quyết cấm vận miền Bắc của Hội đồng bảo an và biện pháp trừng phạt của Washington.
Trong năm nay, Mỹ đã đồng ý áp dụng ngoại lệ đối với việc kết nối đường dây quân sự liên Triều, bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất cho chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán, nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác liên quan tới việc mở cửa Văn phòng liên lạc liên Triều.
Văn phòng liên lạc liên Triều dự kiến sẽ được mở cửa trong khoảng tuần sau tại khu công nghiệp Gaesung, miền Bắc.
Trước đó, Nam Hàn và Bắc Hàn đã quyết định rút thí điểm khoảng 10 trạm gác tại DMZ.
Bản tin KBS ghi rằng trình bày tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội vào hôm 21/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Song Young-moo cho biết trong cuộc hội đàm quân sự cấp tướng liên Triều diễn ra vào tháng trước, hai miền Nam-Bắc đã nhất trí sẽ rút binh lực và vũ khí của khoảng 10 trạm gác tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Cụ thể là quân đội hai bên sẽ rút một số trạm gác gần nhau trước, cách nhau trong khoảng 1 km, rồi sau đó rút tiếp các trạm gác khác. Hai bên sẽ cùng xúc tiến việc rút trạm gác khỏi DMZ để có thể xác nhận về quá trình xúc tiến của bên kia.
Về điều này, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Ahn Kyu-baek chỉ ra rằng số lượng trạm gác của hai miền khác nhau nên không phải cứ bên này rút một trạm thì bên kia rút một trạm, mà phải tiến hành theo nguyên tắc tỷ lệ tương đương.
Tư lệnh Liên quân Hàn-Mỹ Vincent Brooks hôm 22/8 đánh giá việc rút trạm gác khỏi Khu phi quân sự liên Triều là bước đi nhằm giảm nhẹ căng thẳng về quân sự, xây dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa hai miền Nam-Bắc.
https://vietbao.com/p122a284790/nam-han-hy-vong-hoa-diu-dan
Báo chí Bắc Hàn chỉ trích Mỹ ‘nước đôi’
Báo chí nhà nước Bắc Hàn hôm 26/8 cáo buộc Mỹ thương lượng kiểu “nước đôi” với Bình Nhưỡng, sau khi Washington bất ngờ hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Theo Reuters, tờ Rodong Sinmun của Bắc Hàn dẫn lại tin tức của báo chí Hàn Quốc nói rằng các đơn vị biệt kích của Mỹ đồn trú ở Nhật Bản tổ chức diễn tập trên không nhằm “xâm nhập vào Bình Nhưỡng”.
Tờ báo này nói rằng các hành động đó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang “âm mưu khai mào cuộc chiến” chống lại Bắc Hàn.
“Chúng ta không thể không nghiêm túc ghi nhận thái độ đàm phán kiểu nước đôi của Hoa Kỳ trong khi nước này bận rộn tiến hành các cuộc thao dượt bí mật liên quan tới các đơn vị biệt kích giết người trong khi vẫn mỉm cười tổ chức đối thoại”, tờ báo viết.
Reuters dẫn lời một phát ngôn viên tại Đại sứ quán Mỹ ở Seoul cho biết không có thông tin gì về cuộc diễn tập mà tờ Rodong Sinmun đưa tin.
Hãng tin này cho biết rằng không thể liên lạc ngay được với phát ngôn viên quân đội Mỹ ở Hàn Quốc để hỏi phản ứng.
Tờ báo của Bắc Hàn còn kêu gọi Washington từ bỏ “canh bạc quân sự vô nghĩa” và triển khai thỏa thuận đạt được ở Singapore hồi tháng Sáu giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Kim Jong Un.
Kể từ hội nghị thượng đỉnh đó, theo Reuters, hai bên đã chật vật thu hẹp các khác biệt về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-chi-bac-han-chi-trich-my-nuoc-doi/4544855.html
Á Vận Hội : Đội tuyển đua thuyền
thống nhất Triều Tiên làm nên lịch sử
Lần đầu tiên trong lịch sử ASIAD, lá cờ Liên Triều được kéo lên liên tiếp hai lần, ở đỉnh cao nhất vào hôm nay, 26/08/2018, nhân lễ trao huy chương của bộ môn đua thuyền. Trong cự ly 500 m của môn canoeing, đội tuyển hỗn hợp Nam-Bắc Triều Tiên đã giành được huy chương vàng, một hôm sau khi đoạt được huy chương đồng ở nội dung 200 m.
Môn canoeing là một trong những môn mà vận động viên Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên nhất trí thi đấu chung trong cùng một màu áo.
Ở cuộc thi 500 m ngày 26/08, đội tuyến gồm tổng cộng 5 người Hàn Quốc và 7 người Bắc Triều Tiên đã về nhất, giành huy chương vàng, trước Trung Quốc và Thái Lan. Đây là huy chương thứ vàng đầu tiên của đoàn thể thao Liên Triều trong lịch sử Á Vận Hội, và là huy chương thứ hai, sau tấm huy chương đồng giành được hôm 25/08 ở cự ly 200 mét.
Ở lễ nhận huy chương, được cử lên không phải là quốc ca của hai nước, mà là bản nhạc truyền thống Arirang chung của người Triều Tiên.
Theo các nhà quan sát, thành tích lịch sử này có thể chỉ là bước đầu, vì các tuyển thủ trong đội hình Liên Triều, thi đấu ở ba bộ môn khác nhau – rowing, canoeing và bóng rổ nữ – còn có khả năng giành thêm huy chương khác.
Sáng giá hơn cả là đội bóng rổ nữ Liên Triều, đã vào được bán kết sau khi thắng đội tuyển Thái Lan 106-103.
Thành tích của đội canoeing Liên Triều phải nói là lịch sử vì đây là lần đầu tiên mà một đội hỗn hợp Nam và Bắc giành huy chương sau nhiều lần được hình thành như tại giải Vô Địch Bóng Bàn Thế Giới năm 1991, và mới đây là tại Thế Vận Hội mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc.