Tin Biển Đông – 24/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 24/08/2018

Bay qua đảo nhân tạo ‘đáng sợ’ của TQ ở Biển Đông

Phóng viên CNN tham gia chuyến bay của Hải quân Mỹ tới Biển Đông, tận mắt chứng kiến hòn đảo nhân tạo và tàu chiến TQ đi lại ở khu vực này.

Trong vòng tám giờ đồng hồ, phi hành đoàn đã quan sát và ghi lại các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, phóng viên Ivan Watson của CNN thuật lại.

Đoàn phóng viên của CNN bắt đầu chuyến đi hiếm hoi với lực lượng không quân của Hải quân Hòa Kỳ bắt đầu vào 10/8, bay qua một trong những điểm nóng nhất trên hành tinh: Biển Đông.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc

“Những gì Trung Quốc đạt được thật đáng sợ,” phóng viên Ivan Watson của CNN thuật lại.

Khi chiếc phi cơ P-8A Poseidon của Hoa Kỳ đi vào tâm điểm Đá Subi, năm nhà báo có mặt trên máy bay trở nên phấn khích.

“Chúng tôi tranh giành tầm nhìn tại cửa sổ quan sát quay mặt về phía hòn đảo,” Ivan Watson viết trong bài báo trên CNN.

Mỹ lo ngại TQ xây ‘căn cứ quân sự’ ở El Salvador

Nhật điều ba tàu khu trục đến Biển Đông

‘TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông’

Các nhà báo đều từng thấy qua ảnh vệ tinh hòn đảo được Trung Quốc xây dựng trong ba năm qua.

Nhưng từ độ cao 16.500 feet, hình ảnh hòn đảo trông ấn tượng hơn nhiều.

Trong khi đảo nhân tạo của Trung Quốc vô cùng ấn tượng, khó có thể tưởng tượng bao nhiều người đã được sử dụng để xây đảo này.

Vì khu căn cứ này trông như một thành phố ma. Không nhìn thấy ai ở đó.

“Đây là cơ sở SAM (tên lửa đất đối không)”, Trung úy Lauren Callen nói. Phi hành đoàn đếm được 86 tàu của Trung Quốc tại khu vực Đá Subi.

Khi chiếc phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ bay qua vùng Đá Chữ Thập, các máy ảnh chụp lại được khoảng 10 phương tiện đang di chuyển trên đường băng.

Có thể thấy những chiếc xe rải rác đi lại giữa các con phố trên hòn đảo nhân tạo khi phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ bay đến gần hơn, tạo cho chúng tôi ấn tượng rằng họ đang cố gắng làm cho bản thân khó quan sát hơn từ trên cao, theo mô tả của Ivan Watson.

Theo dõi hải quân Trung Quốc

Phi hành đoàn Hải quân Hoa Kỳ – gồm bốn nam, một nữ – ngồi trước một màn hình video lớn phía bên trái của máy bay, mỗi người đều có một chuột máy tính và cần điều khiển. Họ di chuột xung quanh màn hình, theo dõi những gì trông giống như hàng trăm tàu trong vùng biển bên dưới.

Các tàu thương mại được xác định dễ dàng bằng tên của chúng. Trong khi khó khăn hơn để phát hiện các tàu quân sự.

Trung úy Lauren Callen quét một đốm không xác định trên màn hình. Dữ liệu thu thập bởi các máy tính của Poseidon sau đó được phân tích. Sau một vài phút, bà liệt kê tàu này vào danh sách tàu khu trục Trung Quốc lớp Luyang.

Đây là một trong số nhiều tàu chiến Trung Quốc được nhìn thấy trong chuyến đi. Máy ảnh và máy tính của phi cơ Poseidon có thể cung cấp nhận dạng hình ảnh ở khoảng cách xa, phát hiệu một tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc ở khoản cách 40 dặm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45279546

 

Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận

bắn đạn thật trên đảo Ba Bình

Thụy My

Tờ Taiwan News ngày 24/08/2018 đưa tin, bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình.

Trong cuộc họp báo ngày 23/08, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Trà tuyên bố, việc Đài Loan tiếp tục tổ chức tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, nơi Việt Nam có căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền, « đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa an ninh khu vực và gây căng thẳng tình hình Biển Đông ».

Bà Nguyễn Phương Trà nêu rõ : « Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động này trong tương lai ».

Theo Taiwan News, tuần duyên Đài Loan đã đáp lại là việc sử dụng pháo binh là một phần của cuộc tập trận thường niên, hơn nữa bộ Ngoại Giao Đài Loan đã thông báo cho các nước láng giềng để bảo đảm an toàn cho các tàu trong khu vực.

Tờ báo Đài Loan China Times nói rằng tuần duyên nước này đã tập trận bắn đạn thật từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối thứ Tư 22/08/2018 « để duy trì an ninh và toàn vẹn lãnh thổ trên đảo Thái Bình ».

Ba Bình là đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, vào thời Pháp đô hộ trực thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa, có một trạm khí tượng nằm trong mạng lưới của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Thời điểm Đài Loan chiếm đảo Ba Bình hiện vẫn chưa rõ, và nay trên đảo có nhiều công sự kiên cố và một phi đạo.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180824-viet-nam-phan-doi-dai-loan-tap-tran-dao-ba-binh