Tin khắp nơi – 22/08/2018
Ông Trump tăng cường vận động
cho bầu cử giữa kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị có một lịch trình vận động dày đặc vào mùa thu này để củng cố cơ hội cho các ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.
Ông Trump đang tính dành ra hơn 40 ngày đi vận động từ đầu tháng Tám cho đến ngày bầu cử là 6/11 vì ông hy vọng sẽ vượt qua thành tích đi vận động của những Tổng thống tiền nhiệm, hai quan chức Nhà Trắng nói với điều kiện giấu tên.
Các quan chức này được AP dẫn lời cho biết ông Trump muốn lên đường đi vận động cho Đảng Cộng hòa nhiều hơn cựu Tổng thống Barack Obama đi vận động cho Đảng Dân chủ hồi năm 2010 và vượt cả Tổng thống George W. Bush hồi năm 2002.
Vào thứ Ba ngày 21/8, ông Trump sẽ đến bang Tây Virginia, nơi ông sẽ vận động cho ông Patrick Morrisey để ra ứng cử vào Thượng viện.
Đảng Cộng hòa đang đứng trước cuộc chiến bảo vệ thế đa số ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện vốn đang gặp trở ngại với những vị dân cử sắp về hưu và phe đối lập Dân chủ đang ‘trỗi dậy’.
Các quan chức Nhà Trắng tin rằng ông Trump sẽ giúp tăng cường nhuệ khí của các cử tri Đảng Cộng hòa bằng cách tổ chức các buổi vận động ở những ban chủ chốt. Ông cũng sẽ tham gia những buổi gây quỹ cho các ứng viên Cộng hòa.
Dân Biểu Cộng Hòa Duncan Hunter
bị cáo buộc vi phạm quỹ tranh cử
Washington D.C – Hôm Thứ Ba 21 tháng 8, vợ chồng Dân biểu Cộng hòa Duncan Hunter bị cáo buộc sử dụng hàng trăm ngàn Mỹ kim quỹ tranh cử để chi cho các kỳ nghỉ riêng và đồ dùng tư trang cá nhân, đồng thời giả mạo báo cáo tài chính của cuộc tranh cử.
Theo ông Adam Braverman, biện lý tại khu vực Nam California, ông Hunter bị buộc tội âm mưu, lừa đảo, giả mạo giấy tờ và nhiều tội danh khác. Vợ chồng ông Hunter đã dùng 250,000 Mỹ Kim tiền quỹ tranh cử để chi trả cho các kỳ nghỉ gia đình, nhu yếu phẩm, trò chơi điện tử, và nhiều thứ khác.
Phản ứng trước thông tin này, Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan gọi các cáo buộc chống lại ông Hunter là “vô cùng nghiêm trọng”, đồng thời cho biết sẽ tạm đình chỉ ông Hunter trong lúc ông giải quyết các cáo buộc này.
Trước khi tham gia chính trị, ông Hunter là cựu sĩ quan thủy quân lục chiến từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan. Ông được bầu vào Hạ Viện năm 2008 và là thành viên Uỷ Ban Quân Vụ Hạ Viện, Ủy Ban Giao Thông Và Hạ Tầng, Ủy Ban Giáo Dục Và Nhân Lực.
Mike Harrison- phát ngôn viên của ông Hunter- tố cáo những hành động trên là do động cơ chính trị. Luật sư của ông Hunter, Gregory Vega, đã gửi thư tố cáo lên Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein. Trong thư, ông Vega cho biết Dân biểu Duncan Hunter ủng hộ Tổng thống Trump, trong khi hai thành viên trong nhóm công tố viên lại ủng hộ bà Hillary Clinton. Do sự khác biệt về quan điểm chính trị đã dẫn đến mâu thuẫn nặng nề. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dan-bieu-cong-hoa-duncan-hunter-bi-cao-buoc-vi-pham-quy-tranh-cu/
Tư lệnh Hoa Kỳ tại Nam Hàn ủng hộ kế hoạch
cắt giảm tiền đồn tại khu phi quân sự
Seoul, Nam Hàn – Hôm Thứ Tư 22/8, ông Vincent Brooks, chỉ huy cao cấp của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Hàn, cho biết sẽ ủng hộ Nam Hàn thực hiện việc rút tiền đồn dọc theo biên giới với Bắc Hàn, bất chấp các rủi ro.
Tướng Brooks hiện đang chỉ huy 28,500 binh lính Hoa Kỳ đóng quân tại Nam Hàn. Tướng Brooks cũng là chỉ huy các lực lượng của Liên Hiệp Quốc. Trong trường hợp chiến tranh, ông cũng sẽ chỉ huy quân đội Nam Hàn.
Bộ quốc phòng Nam Hàn trước đó đã tuyên bố về kế hoạch giảm bớt các thiết bị và trạm canh gác, dọc theo khu phi quân sự (DMZ) tại biên giới với Bắc Hàn. Đây được xem như một phần nỗ lực nhằm giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin với Bình Nhưỡng. Tướng Brooks cho rằng các rủi ro nằm ở mức độ không cao. Do đó, đây là việc làm cần thiết để giảm căng thẳng với Bắc Hàn.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953 chỉ kết thúc với một thỏa thuận ngừng bắn. Do vậy, hai miền của bán đảo Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.
Nói về kế hoạch tổng thống Trump liên quan đến việc chấm dứt các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ với Nam Hàn, ông Brooks cho biết quân đội Hoa Kỳ đang tìm kiếm “những cách khác” để duy trì tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ông cũng ghi nhận sự thành công của Nam Hàn trong các cuộc ngoại giao với Bắc Hàn trong năm nay. Ông Brroksủng hộ việc duy trì áp lực đối với Bình Nhưỡng, nhằm ngăn chặn nước này tìm kiếm các bước ngoại giao để ứng phó với lệnh trừng phạt. (Mộc Miên)
Hai cựu nhân viên chủ chốt của Trump bị kết tội
Gần như cùng một lúc, hai phụ tá từng đắc lực và thân cận nhất của Tổng thống Donald Trump rơi vào vòng lao lý với nhiều tội danh về tài chính.
Hôm 21/8, luật sư cũ của ông Trump, ông Michael Cohen thừa nhận vi phạm luật tài trợ bầu cử trong một phiên tòa ở Manhattan và trong khi đó, một bồi thẩm đoàn ở bang Virginia cũng kết tội cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort với 8 tội danh về tài chính.
Cuộc diễu binh của Trump bị trì hoãn ‘đến 2019’
Báo Mỹ tấn công ‘cuộc chiến bẩn thỉu’ của ông Trump
Trump tước quyền miễn trừ an ninh của cựu giám đốc CIA
Paul Manafort bị kết tội
Ông Manafort, đã bị kết tội vì tội gian lận thuế, gian lận ngân hàng và không tiết lộ tài khoản ngân hàng nước ngoài.
Ông còn 10 cáo buộc khác nữa nhưng bồi thẩm đoàn không đạt được phán quyết. Thẩm phán cho bên công tố đến ngày 29/8 để quyết định một phiên xét xử khác cho những cáo buộc này.
Ông Manafort bị buộc tội sử dụng 31 tài khoản ngân hàng nước ngoài tại ba quốc gia khác nhau để trốn thuế trên hàng triệu đô la.
Nhân chứng chính của công tố viên là cựu cộng sự của Manafort và là nhân viên chiến dịch tranh cử của Trump, Rick Gates.
Ông Gates đã thừa nhận tham ô hàng trăm ngàn đô la từ ông Manafort trong khi bị cáo buộc giúp chính ông Manafort phạm tội trốn thuế.
Thẩm phán T. S. Ellis cho biết ông cũng nhận được các lời đe dọa ám sát liên quan đến vụ xét xử Manafort và đang ở trong sự bảo vệ Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ.
Ông nói thêm rằng sẽ không công bố tên của bồi thẩm đoàn vì những lo ngại về an toàn.
Ông Manafort là một nhân vật chủ chốt trong nhóm nội bộ của ông Trump.
Ông đã làm việc cho chiến dịch tranh cử của ông Trump trong 5 tháng vào 2016, và là người điều hành chiến dịch khi ông Trump giành được đề cử của đảng Cộng hòa.
Tháng 10 năm ngoái, ông Manafort bị buộc tội bởi cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người được Bộ Tư pháp bổ nhiệm điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Đây là vụ án hình sự đầu tiên phát sinh từ cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về cáo buộc Trump-Nga thông đồng trong cuộc bầu cử 2016.
Nhưng những cáo trạng tòa xét xử ông Manafort không trực tiếp liên quan đến nghi vấn Nga can thiệp.
Ngày kết án ông Manafort vẫn chưa được công bố.
“Đó là một điều rất buồn đã xảy ra,” ông Trump nói với các phóng viên khi ông đến một cuộc diễu hành vận động tranh cử ở Tây Virginia vào tối thứ Ba, và nói thêm rằng bản án của ông Manafort “không có liên quan đến cáo buộc thông đồng với Nga”.
Michael Cohen nhận tội
Trong cùng một giờ, cựu luật sư của ông Trump, Michael Cohen đã nhận tội vi phạm luật tài trợ bầu cử trong một phiên tòa xét xử ở Manhattan.
Ông Cohen thừa nhận 8 tội danh:
Năm tội danh trốn thuế
Một tội danh khai báo sai với một tổ chức tài chính
Một tội danh cố ý tạo ra một khoản tài trợ doanh nghiệp bất hợp pháp
Một tội danh tạo ra một khoản tài trợ vượt mức cho phép theo chỉ đạo của ứng cử viên hoặc của chiến dịch tranh cử.
Ông Cohen nói ông đã làm theo chỉ đạo của “ứng cử viên”, được hiểu ngầm là ông Donald Trump, để vi phạm luật bầu cử liên bang.
Bản cáo trạng của ông Cohen có thể tuyên án ông đến 65 năm tù giam. Nhưng thỏa thuận nhận tội với bên công tố khiến bản án của ông giảm xuống còn 5 năm và 3 tháng, thẩm phán William Pauley nói.
Ngày tuyên án của ông Cohen được định vào ngày 12/12. Ông đã được tại ngoại sau khi trả khoản bảo lãnh 500.000 đôla.
Ông Cohen đã trả một khoản tiền lớn cho ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels và người mẫu Playboy Karen McDougal để giữ im lặng về mối quan hệ tình ái với ông Trump.
Ông tìm cách lấy lại khoản tiền này từ ông Trump bằng cách gửi các hóa đơn “giả” đến chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Vào tháng Năm, ông Trump đã thừa nhận trả lời khoản tiền này cho ông Cohen, mặc dù ông phủ nhận biết về thỏa thuận giữ im lặng.
Việc bí mật sử dụng khoản tiền tranh cử để che giấu những câu chuyện đáng xấu hổ của một ứng cử viên chính trị có thể bị xem là một vi phạm trong luật tài trợ bầu cử của Hoa Kỳ.
Luật sư của ông Cohen, Lanny Davis nói khách hàng của ông đã sống đúng theo lời hứa rằng ông sẽ đặt sự trung thành vào gia đình và quốc gia lên trên sự trung thành với người sếp cũ của ông.
“Ngày hôm nay, ông ấy đã đứng lên và khai nhận rằng Donald Trump đã chỉ đạo ông ấy phạm tội bằng cách trả tiền cho hai người phụ nữ nhằm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.”
“Nếu những khoản tiền đó khiến Michael Cohen có tội, thì tại sao lại không khiến Donald Trump có tội?”
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã lờ đi các câu hỏi của phóng viên về ông Cohen khi ông đến một cuộc diễu hành vận động tranh cử ở West Virginia.
Nhà Trắng cũng từ chối bình luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45254952
Mỹ: Lời thú tội của cựu luật sư riêng
đe dọa nghiêm trọng TT Trump
Trong cùng ngày 21/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã bị hai ngón đòn đáng kể : Chỉ ít lâu sau khi cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông là Paul Manafort, bị xét là phạm tội gian lận tài chánh, thì cựu luật sư riêng của ông là Michael Cohen cũng ra trước tòa nhận 8 tội danh về gian lận tài chánh và nhất là tội vi phạm quy định tài chính của chiến dịch tranh cử « theo yêu cầu » của ông Trump.
Theo các nhà quan sát, nguy cơ tác hại đến ông Trump nhiều nhất chính là lời nhận tội của ông Cohen trước tòa, cũng như khả năng nhân vật này hợp tác với bên công tố để có thể được giảm hình phạt, đúng theo luật định.
Đối với các nhà phân tích, nếu vụ Manafort chưa thấy liên quan gì đến đương kim tổng thống Mỹ, thì lời nhận tội của ông Cohen liên quan trực tiếp đến ông Trump, và hàm ý chứng tỏ là ông Trump đã nói dối, trong vụ có thể gọi là trả tiền để « bịt miệng » hai phụ nữ đã từng khẳng định là có quan hệ tình ái với ông.
Dĩ nhiên là ông Cohen không nêu đích danh tên ông Trump trong lời khai trước tòa vào ngày 21/08, nhưng khi cho biết là « cá nhân số 1 » – tức là ông Trump – vào năm 2016 đã chỉ thị cho ông thực hiện và theo dõi các khoản chi phí cho hai phụ nữ để bảo đảm việc họ kín tiếng, không nói ra quan hệ ngoại tình của ông Trump với họ, ông Cohen đã mặc nhiên nêu rõ sự dính líu của ông Trump vào hành vi phạm tội của ông Cohen.
Luật sư Cohen từng thừa nhận đã thanh toán cho diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels 130.000 đô la để cô không nói gì về quan hệ với ông Trump. Thế nhưng, ông Cohen ban đầu nhấn mạnh rằng đó là khoản tiền túi ông bỏ ra, còn ông Trump không hề biết gì. Vào tháng 04/2018, ông Trump cũng khẳng định không biết gì về khoản thanh toán cho diễn viên Stormy Daniels.
Tuy nhiên, trước mặt thẩm phán ngày 21/08, ông Cohen đã lật lại rằng ông đã hành động « theo chỉ thị của một ứng viên ». Không thấy tên ông Trump, nhưng vào thời điểm xẩy ra vụ việc, ông Cohen chỉ có một thân chủ duy nhất là ứng viên tổng thống, và đó là ông Trump.
Lời nhận tội chính thức của ông Cohen rất hệ trọng, vì tổng thống Trump, từ việc phủ nhận hoàn toàn, tuyên bố là không hay biết gì về các vụ chi trả để « bịt miệng » nhân chứng, sau này, đã thay đổi lập luận, và luật sư mới của ông Trump đã nói rằng ông Trump chỉ biết chung chung về vụ việc sau khi đã được thực hiện. Ngày 21/08, trước tòa, ông Cohen đã khẳng định rằng ông Trump đã biết từ đầu.
Có thể là trong tiến trình xét xử, sẽ có tình trạng là phải xem ông Trump, hay ông Cohen nói thật. Trên vấn đề này, liên quan đến vụ trả 150.000 đô la để mua chuộc người mẫu Karen McDougal của báo PlayBoy, trong lời khai được gọi là « phụ nữ số 1 », luật sư của cô MacDougal đã công bố một đoạn ghi âm, trong đó người ta nghe thấy hai ông Cohen và Trump, lúc đó còn là ứng cử viên, thảo luận về vấn đề này
Đối với kênh truyền hình Mỹ CNN, lời nhận tội của ông Cohen có thể khiến Trump bị nghi ngờ nói dối và đã phối hợp với vị cựu luật sư thân tín để vi phạm quy định vận động tranh cử.
Sự kiện cũng làm dấy lên nguy cơ Donald Trump bị Quốc Hội luận tội, với việc đảng Dân Chủ đối lập mạnh dạn hơn để nêu vấn đề này. Mặt khác đảng Cộng Hòa cũng có thể bị vạ lây nhân cuộc bầu cử giữa kỳ trong ba tháng nữa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180822-my-loi-thu-toi-cua-cuu-luat-su-rieng-de-doa-nghiem-trong-tt-trump
Trừng phạt Iran :
Mỹ thúc giục châu Âu lựa chọn thị trường
Lệnh trừng phạt Iran hiệu quả cao hơn mong đợi, các nước châu Âu phải quyết định bảo vệ quan hệ kinh tế với Mỹ hay tiếp tục buôn bán với Iran. Trên đây là tuyên bố của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton từ Jerusalem ngày 22/08/2018, sau khi ngoại trưởng Đức kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu lập một hệ thống chuyển ngân « độc lập » với Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp báo tại Jerusalem, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, khẳng định Washington không tìm cách « thay đổi chế độ » ở Iran mà chỉ muốn « Iran thay đổi thái độ » trong quan hệ quốc tế. Biện pháp trừng phạt có mục tiêu này và đang mang lại nhiều hiệu quả hơn là dự tính : « Gây tác hại lớn cho kinh tế Iran và tác động đến công luận Iran », tạo ra những cuộc biểu tình chống vật giá leo thang, khan hiếm hàng hóa, thất nghiệp gia tăng, làm cho chính quyền suy yếu hơn.
Dù vậy, cũng theo cố vấn John Bolton, Iran vẫn tiếp tục thái độ hiềm khích trong vùng : ở Irak, Syria, qua tổ chức Hezbollah ở Liban… đe dọa lưu thông trong eo biển Ormuz.
Theo tường thuật của Reuters, nhân vật thuộc phe diều hâu trong chính quyền Trump kêu gọi châu Âu phải quyết định « muốn tiếp tục làm ăn với Iran hay duy trì quan hệ kinh tế với Mỹ ». Lời tuyên bố ẩn ý đe dọa này có lẽ để đáp lại lời kêu gọi của ngoại trưởng Đức thúc giục Liên Hiệp Châu Âu thiết lập một hệ thống chi trả độc lập với Mỹ để tránh lệnh trừng phạt Iran và cứu hiệp định hạt nhân 2015.
Trong mục « Diễn đàn » được báo chí Đức đăng tải ngày 22/08, ngoại trưởng Heiko Maas tuyên bố thẳng thắn với Washington : Chúng tôi muốn hợp tác với Mỹ nhưng không để cho các ông làm tổn hại quyền lợi của chúng tôi mà không tham khảo ý kiến.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180822-trung-phat-iran-my-thuc-giuc-chau-au-lua-chon-thi-truong
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ: Từ khủng hoảng ngoại giao
đến chiến tranh thương mại
Trừng phạt, trả đũa kinh tế, đe dọa, thách thức nhau, chưa bao giờ quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, hai nước đồng minh trong Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương – NATO, lại xấu trầm trọng như hiện nay.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nhiều bất đồng ngoại giao kéo dài vài tháng nay, đặc biệt là số phận của mục sư người Mỹ Andrew Brunson, hiện bị cầm tù ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ biến thành chiến tranh thương mại như thế nào? RFI tiếng Việt tổng hợp một số thông tin từ các trang LCI (kênh thông tin truyền hình kỹ thuật số của Pháp), Les Echos, Le Temps (Thụy Sĩ) và Sputnik (Nga).
Đổi mục sư lấy giáo sĩ ?
Trên Twitter, tối 17/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump viết : “Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm. Họ đang giam giữ vị mục sư Cơ đốc giáo tuyệt vời của chúng ta… Chúng ta sẽ không trả gì hết để đánh đổi tự do của một người vô tội”. Washington yêu cầu Ankara “trả tự do ngay lập tức” cho mục sư Andrew Brunson, 50 tuổi, người Mỹ gốc Bắc Carolina, nhưng sống tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1993. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt.
Mục sư Andrew Brunson sống và giảng đạo tại Izmir, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ cùng với vợ và ba con từ năm 2000. Ông nằm trong số hàng nghìn người bị bắt giam, trong đó có 20 người Mỹ, sau vụ đảo chính hụt tháng 07/2016 mà tổng thống Erdogan quy tội chủ mưu cho giáo chủ Fethullah Gulen, hiện sống tị nạn tại Mỹ. Mục sư Andrew Brunson bị cáo buộc làm gián điệp, hoạt động “khủng bố” và có liên hệ với đảng Lao Động Kurdistan (PKK) bị Ankara liệt trong danh sách tổ chức khủng bố. Bản cáo trạng dày 62 trang chỉ dựa trên lời khai của các nhân chứng vô danh. Sau một năm rưỡi sống trong tù, mục sư người Mỹ bị quản thúc tại gia từ tháng Bẩy cho đến phiên xử tới, diễn ra ngày 12/10 và có nguy cơ lĩnh án 35 tù.
Bên phía Hoa Kỳ, chính quyền Donald Trump tìm cách giải quyết hồ sơ này. Ngày 04/08, ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu : “Đã đến lúc mục sư Brunson phải được tự do, được phép trở về Mỹ”, cũng như nhiều công dân Mỹ khác hoặc nhân viên địa phương của các cơ quan ngoại giao Mỹ đang bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cầm tù. Sau gần hai tuần chờ đợi, ngày 16/08, đến lượt bộ trưởng Ngân Khố Mỹ cảnh báo rằng Mỹ dự tính “làm nhiều hơn nữa nếu họ không nhanh chóng được trả tự do”.
Mọi khả năng nhân nhượng với Thổ Nhĩ Kỳ để mục sư Andrew Brunson được trả tự do cũng bị tổng thống Mỹ gạt bỏ khi trả lời phỏng vấn Reuters ngày 20/08. Ông Trump nhấn mạnh : “Tôi cho rằng việc mà Thổ Nhĩ Kỳ đang làm thật đáng buồn. Tôi nghĩ là họ đã phạm một sai lầm kinh khủng. Sẽ không có nhân nhượng”.
Thế nhưng, nếu chính quyền Mỹ đòi trả tự do cho mục sư Brunson, thì từ nhiều năm nay, tổng thống Erdogan cũng yêu cầu Washington cho dẫn độ “kẻ thù” của ông là giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc đứng đầu vụ đảo chính hụt, và sống tị nạn ở Mỹ từ năm 1999.
Theo nhật báo Les Echos (16/07/2016), dù sống ẩn ở Poconos, một vùng rừng núi ở bang Pennsylvania, phía đông bắc Mỹ, giáo sĩ tỉ phú Gulen đứng đầu một phong trào có thế lực ở Thổ Nhĩ Kỳ, gồm một mạng lưới lớn các trường học (ở Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nơi trên thế giới), một tổ chức phi chính phủ, nhiều doanh nghiệp mang tên Hizmet và ông có sức ảnh hưởng lớn trong giới truyền thông, cảnh sát và giới quan tòa tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều trớ trêu là hai ông Erdogan và Gulen lại từng là đồng minh của nhau. Ông Erdogan đã tận dụng được mạng lưới của Fethullah Gulen để đạt đến đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, vị giáo sĩ có sức ảnh hưởng lớn này lại trở thành “kẻ thù số 1” của tổng thống Erdogan sau tai tiếng tham nhũng vào cuối năm 2013 và đánh vào nhiều nhân vật thân tín của tổng thống. Từ đó, ông Erdogan cáo buộc vị giáo sĩ lưu vong lập một “Nhà nước song song” nhằm lật đổ ông, điều mà phía những người theo giáo sĩ Gulen luôn bác bỏ.
Những bất đồng âm ỉ
Tổng thống Mỹ đã biến những lời đe dọa thành hiện thực bằng cách khuấy động tài chính, sau đó là nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nhờ “trợ giúp” từ phản ứng của thị trường chứng khoán. Chủ nhân Nhà Trắng dường như cũng muốn bắn một mũi tên trúng hai đích khi nhắm đến vị trí địa chính trị và những tính toán hiện nay của Ankara.
Trong khu vực Trung Đông, lực lượng người Kurdistan là một trở ngại chính trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara liệt người Kurdistan là thành phần khủng bố, từng dồn quân sang Afrin bên phía Syria để đẩy xa lực lượng này khỏi biên giới hai nước. Ngược lại, với Mỹ, đây lại là một trong những lực lượng chủ đạo để đẩy lùi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và bảo vệ các khu khai thác dầu mỏ rộng lớn trong vùng. Quân đội Mỹ thường xuyên cung cấp vũ khí, huấn luyện lực lượng này.
Sự phối hợp giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về giải pháp hòa bình cho Syria, cạnh tranh trực tiếp với tiến trình đàm phán do Liên Hiệp Quốc chủ trì, đe dọa đến lợi ích của Mỹ tại Syria, cũng như trong khu vực. Tổng thống Erdogan không giấu tham vọng tăng cường quyền lực trong thế giới Hồi Giáo theo hệ phái Sunni, nên sẵn sàng đối đầu với Ả Rập Xê Út và Israel, hai đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông.
Ankara kết bạn với nhiều đối thủ khác của Mỹ. Tại Trung Đông, bất chấp loạt trừng phạt mới được Washington công bố nhắm vào Teheran, tổng thống Erdogan tuyên bố tại diễn đàn BRICS ở Johannesburg, trong tư cách khách mời danh dự, rằng ông sẽ không chịu khuất phục trước các nhà độc tài Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trao đổi thương mại với Iran. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela thiết lập quan hệ vững mạnh từ gần một năm nay. Trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại Venezuela, tổng thống Maduro tìm được một đồng minh nặng ký. Tin tưởng đồng minh Trung Đông, ngày 18/07/2018, Venezuela tuyên bố chọn các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ để gửi vàng, thay vì gửi vào các ngân hàng Thụy Sĩ.
Tổng thống Mỹ không muốn bị xỏ mũi
Một yếu tố chính trị khác giải thích sự cứng rắn của chính quyền Mỹ đối với Ankara là kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng bán chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào nước này không chấm dứt hợp đồng quân sự với Nga. Nếu được triển khai, hệ thống phòng thủ của Nga được cho là không phù hợp với chính sách phòng thủ của khối NATO.
Ngày 21/08, như thể “đổ thêm dầu vào lửa”, Matxcơva thông báo sẽ giao hệ thống lá chắn tên lửa S-400 đầu tiên cho Ankara kể từ năm 2019. Theo hãng tin RIA, được Reuters trích dẫn, hợp đồng được thanh toán bằng đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải bằng đô la Mỹ.
Tức giận vì bị Mỹ liên tục gây sức ép, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có tính đến việc rút khỏi NATO hay không? Theo Sputnik, giả thuyết này hiện không khả thi vì Ankara và Washington đều cần đến nhau : hai nước có một thỏa thuận phòng thủ tương hỗ, thêm vào đó Mỹ có gần 100 đầu đạn hạt nhân trữ tại căn cứ không quân Incirlik (phía nam Thổ Nhĩ Kỳ).
Khi trả lời Reuters, tổng thống Mỹ khẳng định “yêu đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và rất yêu dân tộc Thổ, có mối quan hệ bằng hữu tốt đẹp với tổng thống Erdogan. Nhưng có vẻ như đây là tình cảm đơn phương. Mỹ không muốn “yêu” đơn phương nữa”. Vì vậy, theo dự kiến, trong tuần này, Washington sẽ đưa ra loạt trừng phạt thứ hai nhắm vào Ankara nếu như mục sư Andrew Brunson không được trả tự do.
Loạt trừng phạt thứ nhất của Mỹ, tăng gấp đôi mức thuế về thép và nhôm nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến đồng lira mất giá nghiêm trọng so với đồng đô la. Không chỉ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lao đao mà các nước trong khu vực và các nước đang phát triển cũng có nguy cơ bị tác động liên đới.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180822-my-tho-nhi-ky-tu-khung-hoang-ngoai-giao-den-chien-tranh-thuong-mai
Mỹ -Trung tiếp tục đàm phán thương mại
trong bối cảnh ít hy vọng
Các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc dự kiến hôm 22/8 sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại gay go mà theo dự đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng cuộc đàm phán này sẽ không có tiến bộ thực sự.
Hãng tin Reuters cho biết các cuộc đàm phán giữa các quan chức hai nước có thể thiết lập một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán tiếp theo khi nước này chuẩn bị áp mức thuế mới lên hàng hóa của nước kia vào ngày 23/8.
Tổng thống Trump dọa rằng sẽ đánh thuế đối với hơn 500 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trừ khi Bắc Kinh đáp ứng các yêu cầu của Mỹ.
Đây sẽ là cuộc đàm phán thương mại đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross gặp cố vấn kinh tế Trung Quốc Lưu Hạc tại Bắc Kinh hồi tháng 6.
Sau cuộc đàm phán vào tháng 5, Bắc Kinh tin là họ có được sự bảo đảm từ Hoa Kỳ về việc xóa bỏ áp thuế. Nhưng chưa đầy 10 ngày sau đó, Tòa Bạch Ốc cho biết Washington sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh.
Hôm 22/8, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng hiện nay Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu các cuộc tham vấn mà dĩ nhiên là họ vẫn hy vọng một “kết quả tốt đẹp.”
Ông Lục Khảng nói thêm rằng ông không muốn đưa ra bất kỳ tuyên bố nào hoặc tiết lộ bất kỳ chi tiết nào trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra.
Các cuộc hội đàm trước đây do các bộ trưởng chủ trì, bao gồm cả Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Bộ Trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross.
Các cuộc đàm phán hôm 22 và 23 tháng 8 sẽ do các quan chức cấp thấp hơn, gồm có Thứ trưởng Bộ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass và Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn.
Microsoft : Nhiều trung tâm
nghiên cứu chiến lược Mỹ bị tin tặc Nga tấn công
Đại tập đoàn tin học Microsoft chặn và xóa 6 tên miền giả dạng các trung tâm nghiên cứu và tham vấn Thượng Viện Mỹ. Các tên miền này do nhóm tin tặc « Fancy Bear », được xem là tay chân của mật vụ Nga tạo ra. Các nền dân chủ trên thế giới đang bị đe dọa, theo nhận định của Brad Smith, chủ tịch tổng giám đốc Microsoft.
Theo AFP, trong thông báo công bố ngày 21/08/2018, Microsoft cho biết nhóm tin tặc sử dụng tên miền giả để đánh lừa người sử dụng internet hầu đánh cắp mật mã và thông tin. Trong tuần qua, Microsoft đã đóng cửa 6 tên miền giả nhắm vào các « think tank » của đảng Cộng Hòa. Một trong những « đích » của « Fancy Bear » là trang mạng của Viện IRI của thượng nghị sĩ John McCain, một người có quan điểm phe phán kịch liệt tổng thống Nga.
Tin này được loan báo vào lúc chính giới Mỹ lo ngại chính quyền Nga lại tìm cách can thiệp vào bầu cử giữa kỳ 2018. Các chuyên gia về an ninh điện toán kể cả của Microsoft đã nhận diện được nhiều âm mưu nhúng tay vào chiến dịch vận động tranh cử. Họ cho rằng mục tiêu của tin tặc Nga là tấn công vào bất kỳ ai chống tổng thống Putin.
Facebook cũng hành động
Trong chiều hướng này, cùng ngày với Microsoft, mạng xã hội Facebook thông báo chấm dứt các hoạt động « bóp méo thông tin, tuyên truyền quy mô » từ Iran và Nga tấn công vào châu Mỹ la tinh, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Đông.
Trong trường hợp Iran, Facebook đóng cửa 652 tài khoản nhắm vào 4 khu vực kể trên. Facebook cũng « đang » đóng cửa những tài khoản được xem là do an ninh quân đội Nga đứng sau lưng và đặc biệt là các nội dung tuyên truyền tập trung vào Ukraina và Syria.
Nga lại bị Mỹ trừng phạt
Trong bối cảnh này, Washington ban hành một loạt biện pháp mới trừng phạt các công ty và doanh nghiệp Nga ủng hộ tin tặc hoặc buôn bán với Bắc Triều Tiên. Hai công ty hàng hải Primoye và Goudzon và 6 thương thuyền treo cờ Nga nằm trong danh sách đen của bộ Tài Chính Mỹ được công bố ngày 21/08.
Trong danh sách còn có hai công ty Nga bị cáo buộc trợ giúp một công ty công nghệ cao Divetechnoservice lách né các biện pháp trừng phạt từ tháng 06/2018 vì cung cấp cho tình báo Nga những thông tin có thể giúp Nga theo dõi thông tin truyền tải qua hệ thống cáp dưới đáy biển.
Facebook chặn 652 trang tuyên truyền xuyên tạc
xuất xứ từ Iran, Nga
Ngày 21/8, Facebook thông báo đã chặn 652 trang, tài khoản và nhóm mà mạng xã hội này xác định có liên hệ với các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc có tổ chức xuất phát từ Iran nhắm vào các nước trên thế giới.
Facebook cũng phát hiện một số trang đăng tin sai sự thật có liên hệ với Nga – theo CNN.
Các trang và nhóm bị Facebook chặn này tuyên truyền thông tin sai sự thật về Mỹ, Anh, Mỹ Latin và Trung Đông. Trong đó có một số trang được lập từ năm 2013 tự xưng là nhóm “Thông tấn Mặt trận Giải phóng” của Iran.
Theo Reuters, hôm 21/8, Twitter và Google cũng đã tháo gỡ hàng trăm tài khoản được cho là có liên hệ với các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc của Iran.
Facebook cho biết các chiến dịch truyên truyền sai sự thật này bắt nguồn từ Iran, bao gồm 254 trang Facebook, 116 tài khoản Instagram và hơn một triệu người theo dõi. Từ năm 2012 đến 2017, các chiến dịch này đã chi hơn 12.000 đôla cho quảng cáo trên mạng xã hội, Facebook cho biết thêm.
Facebook, Twitter và các công ty truyền thông xã hội khác đang tích cực bảo vệ các dịch vụ diễn đàn của họ trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 sắp tới và không để cho nạn tuyên truyền xuyên tạc tái diễn như trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Theo CEO Mark Zuckerberg, nỗ lực phát hiện các tài khoản và các trang giả giúp mạng xã hội Facebook trở nên an toàn hơn.
“Giờ vẫn còn sớm, nhưng chúng tôi nhận thấy nỗ lực của chúng tôi bắt đầu ‘đơm hoa, kết trái’. Chúng tôi phát hiện ngày càng nhiều tài khoản gây ảnh hưởng chính trị trước cuộc bầu cử,” ông nói.
Một số nội dung mà Facebook đã xóa có thể liên quan đến các nhóm trước đây liên kết với Cơ quan Tình báo quân sự Chính trị (GRU) của Nga. Vào tháng trước, Công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller đã truy tố 12 thành viên của nhóm GRU, cáo buộc họ đã tấn công trang web của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ.
Theo Reuters, Điện Kremlin đã bác bỏ các cáo buộc của Facebook. Phát ngôn viên Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Moscow không hiểu những tuyên bố như vậy dự trên cơ sở nào và rằng chúng trông giống như “bản sao” của các cáo buộc mà từ trước đến nay Moscow đã phủ nhận.
Mỹ lo ngại TQ xây ‘căn cứ quân sự’ ở El Salvador
Mỹ cảnh báo Bắc Kinh về ý đồ sử dụng cảng La Union của quốc gia đồng minh mới El Salvador, cho mục đích quân sự.
Cảnh báo này được đại sứ Mỹ tại El Salvador đưa ra kể từ trước khi quốc gia Trung Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan hôm 21/8 để trở thành đồng minh chính thức của Trung Quốc, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.
Dù El Salvador chỉ là một quốc gia nhỏ, nhưng Mỹ lo ngại nước này sẽ mang đến cho Trung Quốc nhiều hơn là ngoại giao đơn thuần: một cầu cảng có thể phục vụ mục đích quân sự.
Trong khi Đài Loan buộc tội Bắc Kinh đã quyến rũ các đồng minh của mình bằng các gói hỗ trợ hào phóng, Mỹ lo ngại động thái mới nhất này sẽ giúp củng cố kế hoạch chiến lược và an ninh của Trung Quốc.
Tháng trước, bà Jean Manes, đại sứ Mỹ tại El Salvador đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc biến cảng thương mại La Union ở đông El Salvador thành cảng quân sự.
“Đây là một vấn đề chiến lược. Chúng ta cần để mắt đến những gì đang diễn ra,” bà nói.
El Salvador cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan
Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ
Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao
Quay mặt ra Thái Bình Dương, El Salvador có diện tích bằng một nửa Đài Loan và là quốc gia nhỏ nhất ở Trung Mỹ. Nền kinh tế El Salvador dựa chủ yếu vào xuất khẩu cà phê, đường, vải vóc, quần áo, và lắp ráp hàng hóa trung gian.
Một phần ba dân số trong 6,5 triệu dân El Salvador sống dưới mức nghèo khổ.
Cảng vận chuyển La Union phần lớn vẫn bị bỏ hoang kể từ khi hoàn thành vào năm 2008 vì thiếu lưu thông hàng hải khiến việc tìm nhà đầu tư khó khăn.
Nelson Vanegas, chủ tịch Ủy ban Điều hành Cảng tự trị ở El Salvador, cho biết trong tháng Bảy rằng có ít nhất ba công ty – từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ – quan tâm đến việc điều hành cảng.
Một quá trình đấu thầu mới để tìm nhà điều hành dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng tới.
Hôm thứ Ba 21/8, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu cho biết Đài Loan đã từ chối yêu cầu tài trợ phát triển cảng của El Salvador, nhưng không nêu tên cảng La Union, vì lo ngại rằng khu vực này không bền vững.
Nhưng tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế El Salvador, bà Luz Estrella Rodriguez nói Bắc Kinh rất muốn đầu tư để khôi phục lại cảng, ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực khác của nước này.
Bà cho biết các công ty Trung Quốc như Citic Group, thuộc sở hữu nhà nước, đã gặp gỡ các quan chức El Salvador trong nhiều năm để bàn về các cơ hội kinh doanh không chỉ tại cảng, mà còn ở sân bay quốc tế và đường rầy.
“Việc Trung Quốc muốn có một cảng tại El Salvador là hết sức bình thường. Nước này nằm ở Trung Mỹ, đóng vai trò như một trung tâm thương mại và vận chuyển nối với Bắc và Nam Mỹ,” Xu Shicheng, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Mỹ Latinh tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
“Mỹ thích nói rằng nó sẽ được sử dụng vì mục đích quân sự chỉ vì họ có một khu quân sự rất lớn trong khu vực, nhưng trên thực tế, Trung Quốc không khu quân sự nào ở khu vực này,” Xu nói.
Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti vào năm ngoái, và có thể đang phát triển một căn cứ tại cảng Gwadar ở Pakistan, nhưng các nhà quan sát cho biết có thể sẽ không có kế hoạch xây dựng một cảng quân sự ở El Salvador.
Collin Koh, chuyên gia về hải quân tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam ở Singapore, bình luận rằng nói Bắc Kinh thấy cảng này là “cơ sở tiềm năng” thì hơi quá lời, nhưng rõ ràng là họ đang tìm cách đạt được hoặc giúp phát triển các cảng tại các địa điểm chiến lược ở nước ngoài có thể phục vụ lợi ích lâu dài của mình.
Koh cho biết: “Xây dựng một căn cứ trong khu vực này có thể tạo nguy cơ kích động một phản ứng quyết liệt hơn của Mỹ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45267335
Venezuela ‘tê liệt’ vì lưu hành tiền mới
Venezuela rơi vào tình trạng tê liệt trong hôm thứ Ba khi nước này cố gắng xoay sở với đồng nội tệ mới vừa được tung ra.
Hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa nhằm thích nghi với đồng bolivar mới, được gọi là đồng “bolivar chủ quyền”; nhiều nhân viên nghỉ ở nhà.
Vụ Venezuela: Brazil điều quân đến biên giới
Một triệu di dân Venezuela nhập cảnh Colombia
Maduro ‘thoát vụ tấn công drone’
Tổng thống Nicolás Maduro cho ra các đồng giấy bạc mới vào hôm thứ Hai, tái định giá và đặt lại tên cho đồng bolivar cũ.
Chính phủ nói việc đổi tiền sẽ giúp xử lý nạn lạm phát, nhưng giới chỉ trích nói điều này chỉ khiến cho cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ thêm. Các đồng giấy bạc mới bắt đầu được đưa vào lưu hành hôm thứ Ba.
Tổng thống Maduro tuyên bố hôm thứ Hai vừa qua là ngày nghỉ lễ.
Đồng tiền mới bỏ đi năm số 0 khỏi đồng bolivar cũ, “bolivar mạnh mẽ”. Như vậy, nay một ly cà phê có giá 2,5 triệu “bolivar mạnh mẽ” tại thủ đô Caracas hồi tháng trước nay có giá 25 “bolivar chủ quyền”.
Tuy nhiên, người dân tại Caracas nói với BBC rằng họ bị giới hạn, chỉ được rút 10 bolivar loại mới từ các máy rút tiền trong hôm thứ Ba.
Trong một diễn biến riêng rẽ, hôm thứ Ba, Venezuela bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh ở khu vực duyên hải phía bắc, với dư chấn có thể cảm nhận được tại Caracas, nơi người ta đã phải sơ tán khỏi nhiều tòa nhà trong thành phố.
Các nhà nghiên cứu địa chấn Hoa Kỳ báo rằng đã xảy ra trận động đất mạnh 7 độ tại tâm chấn ở vùng đông Venezuela, trong lúc giới chức nước này đo được 6,3 độ.
Xăng nơi nào đắt nhất, nơi nào rẻ nhất thế giới?
Venezuela: Maduro thắng nhiệm kỳ hai
Venezuela sẽ nâng lương tối thiểu 40%
Nhân chứng tại thị trấn duyên hải Cumana nói người dân vội vã chạy ra đường phố, theo hãng tin Reuters. Không có ai bị thương vong trong vụ việc, tin tức nói.
Trước đó, các thành phố trên toàn Venezuela trông như bị bỏ hoang do người dân lo tìm mọi cách để có được đồng tiền vừa phát hành.
Thị trường đô la chợ đen tại Venezuela thậm chí còn bị đóng băng do việc chuyển đổi tiền do có những lo lắng và do tình trạng mất ổn định kinh tế.
Chính phủ đã công bố một số thay đổi kinh tế then chốt đi kèm với việc ra đồng tiền mới, trong đó có việc tăng mức lương tối thiểu lên 34 lần so với mức cũ vốn được đưa ra từ hôm 1/9 năm ngoái, tăng thuế VAT và cắt giảm các khoản trợ giá xăng dầu hào phóng.
Tổng thống Maduro cũng nói đồng bolivar chủ quyền sẽ được gắn với đồng petro, loại tiền ảo mà chính phủ nói gắn với lượng dầu lửa dự trữ của Venezuela.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã cấm công dân nước mình mua bán bằng đồng tiền này, và một trang tiền ảo, ICOindex.com, thậm chí đã coi đồng petro là “một cú lừa đảo”.
“Gắn đồng bolivar với đồng petro là chả gắn nó với cái gì hết,” kinh tế gia Luis Vicente León nói với hãng tin AFP.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45271954
Người di dân Venezuela
trở thành vấn đề lớn của khu vực
Khủng hoảng kinh tế ở Venezuela, những biện pháp của chính quyền Maduro, gần đây nhất là đổi tiền, vẫn không trấn an được người dân và dòng người ra nước ngoài tìm kế sinh nhai không ngừng tăng lên. Hàng ngàn người đã tràn sang các nước láng giềng, như Colombia, Peru, Chilê, Brazil, Ecuador.
Di dân Venezuela đã trở vấn đề lớn của khu vực, không nơi nào muốn đón tiếp họ. Đặc phái viên RFI Marie Eve Detoeuf, đã đến tìm hiểu tình hình tại Rumichaca, một vùng ở Ecuador giáp giới với Colombia.
“Tiếng va-li kéo trên đường trải nhựa là âm thanh của một thất bại. Thất bại của Cách Mạng Bolivar tại Venezuela. Những người Venezuela kéo chiếc va-li nhỏ của họ trên đường lưu vong, không phải là để lánh nạn chiến tranh, mà là lánh nạn siêu lạm phát và nạn đói.
Ở biên giới với Colombia hay Ecuador cũng như ở những nơi khác, người di cư Venezuela giờ đây đã bị nhìn như là một vấn đề. Từ ba ngày qua họ phải xuất trình hộ chiếu để vào được Ecuador.
Một phụ nữ tức giận: « Không công bằng chút nào. Bất kỳ ai, miễn không phải là người Venezuela, đều chỉ cần thẻ căn cước là qua được biên giới. Một người Colombia chỉ trình thẻ căn cước là đi qua. Không ai đòi phải xuất trình giấy tờ gì khác, không hộ chiếu, không gì cả. Chỉ có người Venezuela là bị đòi hỏi, hạch sách như thế, trong khi Venezuela từ lâu đã mở rộng cửa cho mọi người, cho tất cả các nước ».
Là một quốc giá sản xuất dầu hỏa, Venezuela một thời là nước phát triển nhất Nam Mỹ.
Một người đàn ông cũng tức giận : « Chúng tôi là mấy triệu người phải ra đi, trong lúc mà đất nước chúng tôi giàu như thế ! Chúng tôi có dầu hỏa, có vàng, kim cương, có đồng, than đá. Chúng tôi có đủ tất cả để trở nên một cường quốc. Bây giờ thử nhìn xem chúng tôi ra sao. Người ta làm cho chúng tôi cảm nhận mình là kẻ cắp, và đối xử với chúng tôi như cặn bã ».
Làm người di cư ở vùng châu Mỹ La Tinh này thật là khó, cho dù ở mọi nơi – ngoại trừ Brazil – tất cả đều nói cùng thứ tiếng Tây Ban Nha, và cùng một tôn giáo”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180822-nguoi-di-dan-venezuela-tro-thanh-van-de-lon-cua-khu-vuc
IAEA: “Không có dấu hiệu
Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân”
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết họ không thấy bất cứ chỉ dấu gì cho thấy Bắc Triều Tiên đã chấm dứt các hoạt động hạt nhân – làm tăng nghi ngờ về việc quốc gia này có sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ hay không.
“Việc tiếp tục và phát triển thêm chương trình hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và các tuyên bố có liên quan của nước này là nguyên nhân gây quan ngại nghiêm trọng,” Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết trong một báo cáo công bố vào thứ Hai ngày 20/8.
Bản báo cáo này sẽ được đệ trình lên cuộc họp hội đồng của IAEA vào tháng tới.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 20/8, ông Trump nói rằng ông tin Bắc Triều Tiên đang có những bước đi cụ thể hướng tới giải trừ hạt nhân và rằng ông ‘nhiều khả năng’ sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un một lần nữa.
Ông Trump đã có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với ông Kim hôm 12/6. Khi đó, ông Kim đã đồng ý một cách mơ hồ là sẽ ‘làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên’.
Tuy nhiên, nước này không đưa ra bất kỳ chỉ dấu gì cho thấy họ sẵn sàng đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân như yêu cầu của chính quyền Trump.
“Do cơ quan chúng tôi vẫn không thể tiến hành kiểm chứng các hoạt động của Bắc Triều Tiên, những gì chúng tôi biết về chương trình hạt nhân của họ là rất hạn chế và khi mà nước này tiến thêm những hoạt động hạt nhân nữa thì những gì chúng tôi biết lại càng giảm,” IAEA cho biết.
Trong thời gian giữa cuối tháng Tư và đầu tháng Năm, đã có những dấu hiệu cho thấy có sự hoạt động ở nhà máy lò hơi vốn hoạt động như một phòng thí nghiệm hóa phóng xạ, báo cáo cho biết. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của nhà máy lò hơi này là không đủ để tái chế biến lõi hoàn chỉnh cho lò phản ứng năng lượng hạt nhân thử nghiệm.
Giải trừ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và kiểm chứng sẽ là một nhiệm vụ lớn và phức tạp. IAEA cho rằng họ là cơ quan thích hợp nhất để kiểm chứng thỏa thuận có được thực hiện hay không.
Pháp : Chính phủ đứng trước
nhiều thách thức cải cách
Sau hai tuần nghỉ hè, tổng thống Pháp chủ trì cuộc họp nội các đầu tiên vào ngày 22/08/2018 và cũng là khởi điểm năm thứ hai của chương trình cải cách. Tại Quốc Hội, lịch trình làm việc, rất nặng nề, đã được ấn định cho 12 tháng tới nhưng nóng bỏng nhất là hồ sơ trợ cấp thất nghiệp, hưu trí… và đặc biệt là ngân sách.
Khác với năm thứ nhất của nhiệm kỳ, bài toán nát óc của chính phủ Emmanuel Macron trong năm thứ hai là luật ngân sách. Với tỷ số tăng trưởng 1,8%, thấp hơn con số dự báo ban đầu là 2%, tổng thống Pháp vẫn cam kết duy trì mục tiêu giảm chi ngân sách đến 2,3%. Nói cách khác, phải tiết kiệm nhiền hơn nữa. Nếu ngân sách Giáo Dục, Quốc Phòng, An Ninh, Tư Pháp được tăng thêm thì một số bộ khác sẽ bị cắt giảm.
Một trong những tham vọng của chủ nhân điện Elysée là thảo luận về dự án cải cách một số định chế cần phải tu chính Hiến Pháp. Nhưng theo giới phân tích, đối lập đang « phục kích »tổng thống trên hồ sơ này bởi vì đây là cơ hội nhắc lại các vụ tai tiếng trong cách tổ chức của… điện Elysée.
Hai chiếc gai trong chân của tổng thống Emmanuel Macron là vụ cận vệ đặc biệt Benalla đánh người biểu tình, đã bị cách chức, và tổng thư ký phủ tổng thống Alexis Kohler bị hiệp hội chống tham nhũng Anticor đệ đơn kiện về tội « nhũng lạm quyền thế ».
http://vi.rfi.fr/phap/20180822-phap-chinh-phu-dung-truoc-nhieu-thach-thuc-cai-cach
Nga: Trump nên hành động hơn là nói suông
Điện Kremlin hôm 21/8 nói họ hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông mong muốn hợp tác với Nga nhưng họ sẽ chào đón hơn những bước đi thực chất để cải thiện quan hệ song phương.
Trước đó, ông Trump đã nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters rằng ông chỉ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Nga nếu nước này làm điều gì đó tích cực cho Mỹ, chẳng hạn như trên vấn đề Syria và Ukraine.
Tổng thống Trump vẫn liên tục nói rằng ông muốn có quan hệ tốt hơn với Nga. Tuy nhiên bất chấp cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với ông Putin hồi tháng trước, quan hệ hai nước đã căng thẳng thêm sau khi Washington loan báo những biện pháp cấm vận mới.
“Chúng tôi đương nhiên hoan nghênh những tuyên bố khẳng định sẵn sàng hợp tác, nhưng chúng tôi sẽ hoan nghênh hơn nữa những hành động cụ thể,” phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov được dẫn lời nói.
Ông Peskov còn nói thêm rằng Kremlin muốn nghe thêm những chi tiết từ phía Mỹ về các đề xuất hợp tác ở Syria và Ukraine, và rằng Kiev cũng nên có những bước đi tích cực.
“Chúng ta cần phải cụ thể về những gì quý vị mong đợi ở Nga trên vấn đề Ukraine và tại sao mà chính quyền Ukraine không được yêu cầu phải làm gì cả,” ông nói.
Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 và từ đó đã hậu thuẫn những phần tử ly khai ở miền đông nước này đấu tranh vũ trang chống lại quân đội chính phủ Ukraine.
Nhật Bản Ấn Độ hợp tác quốc phòng,
đối trọng với Trung Quốc
Thời báo Nhật Bản đưa tìn rằng vào ngày thứ hai 20/8/2018, ông Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là Itsunori Onodera và người đồng nhiệm Ấn Độ Nirmala Sitharaman bắt đầu một cuộc hội đàm song phương.
Hai bên bàn với nhau về sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ bao gồm việc chia sẻ việc cung ứng nhiên liệu và đạn dược với nhau.
Trong cuộc hội đàm hai bên cũng bàn đến công việc chuẩn bị cho lần tập trận chung đầu tiên giữa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Ấn Độ vào mùa thu tới đây.
Ông Onodera nói rằng sự hợp tác Nhật Ấn về quốc phòng đóng vai trò quan trọng cho việc giữ vững ổn định trong khu vực, và sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hợp hợp tác này sâu rộng hơn.
Sự xích lại gần nhau về mặt quốc phòng giữa Tokyo và New Delhi đã bắt đầu từ năm ngoái, với mong muốn đối trọng lại với sức mạnh đang lên của Trung Quốc trong khu vực. Đặc biệt là hai bên rất quan tâm đến sáng kiến Khu vực tự do Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Nhật Bản, đối trọng với Đại dự án Vành đai con đường của Bắc Kinh đang vươn tay xuống những quốc gia sát bên cạnh Ấn Độ như Sri Lanka, Pakistan.
TT Đài loan làm Bắc Kinh nổi đóa,
nhưng được dân ủng hộ
Gây chú ý một cách bất thường, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Đài Loan trong tháng này đã củng cố hình ảnh của bà ở trong nước nhưng khiến Bắc Kinh giận dữ, dẫn đến việc một chuỗi cửa hàng cà phê Đài Loan bị tẩy chay ở Trung Quốc. Chặng dừng chân này còn có thể là nguyên do khiến Đài Loan mất thêm một đồng minh ngoại giao, theo các nhà phân tích.
Ghé ngang qua Hoa Kỳ, bà Thái Anh Văn đã đọc một bài diễn văn tại thành phố Los Angeles vào ngày 13/8 và hôm Chủ nhật, bà trở thành tổng thống Đài Loan đầu tiên – tính từ thập niên 1970, tới thăm một cơ sở liên bang khi bà tham quan Trung tâm Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) ở Houston.
Các chặng dừng của bà Thái Anh Văn trên đường tới thăm các đồng minh của Đài Loan ở châu Mỹ Latinh gây nhiều chú ý hơn so với các chuyến đi của các vị tổng thống tiền nhiệm. Điều đó đã khiến Trung Quốc tức giận.
Bắc Kinh đã yêu cầu Hoa Kỳ hủy bỏ những chặng dừng chân của bà Thái, đồng thời cáo buộc bà là âm mưu tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc.
Dân mạng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay chuỗi quán cà phê 85C của Đài Loan, và hôm thứ Ba, Đài Loan cắt đứt quan hệ với El Salvador, nước thứ năm trong vòng hai năm qua đã bỏ Đài Loan để quay sang công nhận Trung Quốc.
Trung Quốc từ trước tới giờ vẫn tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, và nhất mực cho rằng hòn đảo tự trị này không có quyền có quan hệ ngoại giao với nước ngoài.
“Xét về mặt thời điểm, động thái của Trung Quốc liên quan tới El Salvador rõ ràng có liên quan tới chuyến thăm của bà Thái Anh Văn”, bà Yun Sun, đồng Phó Giám Đốc Chương trình Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu Stimson tại Washington nói.
“Động thái đó rõ ràng thể hiện ý muốn trừng phạt, trả thù. Chuyến thăm Hoa Kỳ của bà Thái chưa có tiền lệ, xét về mức độ chào đón tích cực đối với bà Thái Anh Văn và sự chú ý đến chuyến thăm này”.
Được ủng hộ trong nước, gây phẫn nộ ở Trung Quốc
Giới phân tích cũng đồng tình với quan điểm vừa kể, cho rằng những lần xuất hiện của bà Thái Anh Văn tại Hoa Kỳ sẽ giúp củng cố hình ảnh của bà ở trong nước.
Bực bội vì những áp lực từ Trung Quốc, cư dân Đài Loan trông chờ các nhà lãnh đạo của mình mang về những thành tựu về chính sách đối ngoại với các đồng minh không chính thức của Đài Loan, là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Những chuyến đi của bà Thái Anh Văn phản ánh sự cải thiện trong các quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ hồi gần đây. Trong số những dấu hiệu tích cực trong các quan hệ song phương, có một dự luật ở Washington, kêu gọi nên có thêm các chuyến thăm cấp cao, và bước đầu tiên hướng tới việc bán công nghệ tàu ngầm của Mỹ cho Đài Loan.
Ông Wu Chung-li, một nhà nghiên cứu khoa học chính trị tại tổ chức nghiên cứu khoa học Academia Sinica ở Đài Bắc, nhận định rằng những thiện cảm dành cho bà Thái Anh Văn ở trong nước mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà đang chuẩn bị cho các cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm nay. Đảng của bà Thái Anh Văn đang tranh giành sự ủng hộ của cử tri với một chính đảng hậu thuẫn việc thắt chặt các quan hệ với Hoa lục.
Nhà nghiên cứu nói Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà Thái đang tìm cách “đạt được thành công trong việc kết nối với nước ngoài.”
Cứ mỗi lần một nhà lãnh đạo Đài Loan dừng chân tại Hoa Kỳ – thường là trên đường đi thăm các đồng minh của Đài Loan ở châu Mỹ Latinh, là Trung Quốc lại nổi giận. Tuy nhiên theo một số học giả thì chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh không mấy có ảnh hưởng tại Washington tại thời điểm này khi mà hai nước đang gấu ó với nhau về mặt thương mại,.
Chính phủ Đài Loan đã phản bác chỉ trích từ Trung Quốc rằng chuyến đi của bà Thái là nhằm mục đích ly khai, tách Đài Loan ra khỏi quyền cai trị của Trung Quốc. Hai bên đã có một hệ thống cầm quyền riêng rẽ từ sau cuộc nội chiến trong những năm 1940, mặc dù Đài Loan chưa từng tuyên bố độc lập chính thức.
Hệ quả
Trong chặng dừng chân ở Los Angeles, bà Thái đã tới thăm một tiệm cà phê thuộc chuỗi cửa hàng 85C Bakery Café của Đài Loan. Tin này đã làm dấy lên làn sóng kêu gọi tẩy chay các cửa hàng này tại Trung Quốc.
Trước áp lực đó, chủ nhân của chuỗi cửa hàng cà phê đã đăng một tuyên bố nói rằng chuỗi cửa hàng 85C ủng hộ “Đồng thuận 1992”, một thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc về “một nước Trung Hoa”, kêu gọi đối thoại giữa Đài Loan và Trung Quốc mà rốt cuộc có thể bao gồm vấn đề thống nhất chính trị.
Điều kiện này đòi cả hai bên đàm phán trong tư cách là thành viên của một nước Trung Hoa duy nhất. Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn bác bỏ chính sách đó, một chính sách mà các nhà phê bình nói Bắc Kinh đã dùng để khẳng định yêu sách chủ quyền đối với đảo Đài Loan.
Hôm thứ Hai, Đài Loan tuyên bố cắt đứt quan hệ với El Salvador vì Đài Bắc không có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc để đáp ứng đòi hỏi tài chính của El Salvador. Hiện danh sách các nước có quan hệ chính thức với Đài Loan chỉ còn lại 17 quốc gia, so với hơn 175 nước công nhận Bắc Kinh.
Giáo sư Liu Yi-jiun thuộc Đại học Fo Guang ở Đài Loan nói Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang làm hết sức mình để hạn chế những sự tiếp xúc với quốc tế của Đài Loan.
Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng các mối quan hệ hiện tại giữa Đài Loan và Trung Quốc đang chịu áp lực lớn, rất lớn, và thật sự không biết những gì sẽ xảy ra.”
https://www.voatiengviet.com/a/tt-dai-loan-lam-bac-kinh-noi-doa-nhung-duoc-dan-ung-ho/4539404.html
Malaysia: tân thủ tướng
nới lỏng báo chí và XH dân sự
Michael BristowPhóng viên BBC, Kualar Lumpur
Sau khi chính quyền mới của Malaysia lên nắm quyền hai tháng trước, các nhóm gây áp lực, các nhà báo và các độc giả có bình luận trên các phương tiện truyền thông đã được thả.
Trước đây, dưới thời ông Najib Razak, hàng loạt các đạo luật và lệnh cấm đã được ban hành khiến nhiều người tin rằng đất nước này đang trượt dài theo hướng ngày càng độc đoán.
Tuy nhiên, chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã nới lỏng kiểm soát đối với các hoạt động của xã hội dân sự và ban hành nhiều cải cách nhằm bảo vệ Malaysia khỏi các cuộc tấn công mạng trong tương lai.
Sự thay đổi này gây ngạc nhiên cho nhiều nhóm dân sự vì họ không tin rằng ông Najib sẽ thua trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng Năm.
Bị giam vì đòi Trong sạch
Hơn ai hết, bà Maria Chin Abdullah là người hiểu rõ nhất những khó khăn mà các nhà phê bình chính phủ phải đối mặt dưới thời ông Najib.
Bà hiện là lãnh đạo phong trào Bersih (Trong sạch), với mục đích chống tham nhũng và làm sạch chính trị.
Công ty Trung Quốc ‘dính líu bê bối ở Malaysia’
Malaysia: Đưa thi hài người tự sát ở ĐSQ về VN
Hai năm trước, vào đêm trước của một cuộc biểu tình chống lại chính quyền cũ, bà Maria bị bắt theo Luật An ninh – một luật gây tranh cãi được ban hành bởi ông Najib vào năm 2012 nhằm duy trì trật tự nơi công cộng.
Bà bị giam giữ 11 ngày, một trải nghiệm mà bà vẫn còn chia sẻ với những người tham gia chiến dịch.
“Tôi bị giam trong một phòng có diện tích tầm 4,5 mét vuông. Chỗ đó không có cửa sổ nên không nhìn được ánh sáng trời,” bà Maria nói với BBC.
“Đèn được bật sáng cả ngày nên bạn sẽ mất đi cảm giác về thời gian và không gian. Bạn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đây,” bà Maria nói thêm.
Đối với nhiều người, cách bà Maria bị đối xử phản ánh đúng hình ảnh của chính phủ Malaysia dưới thời ông Najib.
‘Liên tục đánh vào xã hội dân sự’
Eric Paulsen, một luật sư về nhân quyền cho biết, khi còn đương nhiệm, ông Najib liên tục làm suy yếu các tổ chức dân sự và tấn công những người chỉ trích chính quyền của ông ấy.
“Toàn bộ bộ máy chính quyền trở thành sân chơi của ông Najib,” ông Paulsen nói.
Ông Paulsen cho biết thêm, khi còn nắm quyền, ông Najib đặt các đồng minh của mình vào các vị trí chủ chốt, nhằm bảo đảm rằng ông ấy có thể làm được tất cả những gì mình muốn.
“Những ai phản đối sẽ bị sa thải, cách chức, hoặc bị xử lý kỷ luật,” ông Paulsen nói thêm.
Chuyện gì đã xảy ra ở Malaysia?
Malaysia thả Anwar Ibrahim: Gió đã đổi chiều
Bầu cử Malaysia: Mahathir Mohamad tái xuất?
Cựu thủ tướng Malaysia bị cấm ra nước ngoài
Luật sư Paulsen chia sẻ rằng, chính phủ mới đã bắt đầu bãi bỏ một số quy tắc gây tranh cãi dưới thời ông Najib.
Ví dụ, một số cơ quan chính phủ trước đây thuộc văn phòng thủ tướng, bao gồm cả ủy ban bầu cử và văn phòng kiểm toán, bây giờ sẽ được kiểm soát bởi quốc hội.
Ông Paulsen, giám đốc pháp lý của Fortify Rights, nói thái độ của chính phủ mới đối với những nhà phê bình chính phủ – những người mà trước đây hay bị kiện bởi ông Najib, cũng đã thay đổi.
Toàn bộ bộ máy chính quyền trở thành sân chơi của ông NajibEric Paulsen
Chỉ vài ngày sau khi chính phủ mới lên nắm quyền, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông có hành vi xúc phạm ông Mahathir – thủ tướng mới. Tuy nhiên, ngay sau đó ông Mahathir đã bước vào và nói rằng ông không đồng ý với việc bắt giữ này.
Vị luật sư này chia sẻ thêm rằng, cảnh sát được yêu cầu không bắt giữ những người chỉ trích ông Mahathir trên các phương tiện truyền thông.
“Đây là một bước đột phá,” ông Paulsen nói.
Truyền thông cũng được hưởng lợi từ sự thay đổi này.
Đầu năm nay, các nhà báo phải vật lộn với một đạo luật mới do ông Najib ban hành nhằm chống lại những gì ông ấy cho là “tin tức giả mạo”. Tuy nhiên, giờ đây các phóng viên, nhà báo được tự do để làm công việc của mình.
“Nhiều khi chúng tôi phải tự véo mình vì không thể tin rằng giờ đây chúng tôi đã được đối xử rất khác,” ông Steven Gan – nhà đồng sáng lập và tổng biên tập một trang báo mạng có tên Malaysiankini cho biết.
“Chúng tôi có nhiều cuộc phỏng vấn với các bộ trưởng đến nỗi chúng tôi không có đủ người để thực hiện các cuộc phỏng vấn đó,” ông Gan nói thêm.
Có lẽ dấu hiệu lớn nhất cho sự thay đổi này đó là khi ông Najib xuất hiện tại văn phòng của Malaysiakini và muốn được nói chuyện với các phóng viên.
“Khi còn là thủ tướng, ông ta đã kiện chúng tôi vì những bình luận của độc giả. Vì vậy, thật khó tin khi ông ấy đến đây,” ông Gan chia sẻ thêm.
Ông Najib Razak từ chối tham gia phỏng vấn với BBC về khoảng thời gian ông nắm quyền.
Tuy nhiên, nhiều người cảnh báo rằng, sẽ là quá sớm để khẳng định chính phủ mới sẽ không mắc những sai lầm như dưới thời ông Najib.
Bà Maria Chin Abdullah, giờ là một nghị sĩ chính phủ, khuyến khích người dân nên đưa ra các khiếu nại đối với chính phủ mới vì nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết như đã hứa trước cuộc tổng tuyển cử.
Bà Maria còn cho biết, cải cách là cần thiết để đảm bảo rằng các thể chế dân chủ sẽ không bị suy yếu trong tương lai.
“Nếu không thay đổi cả bộ máy, chúng tôi vẫn có thể quay lại thời kỳ tham nhũng hay việc cảnh sát lạm quyền như trước đây. Chúng tôi không muốn lặp lại những sai lầm trong quá khứ,” bà Maria nói.
Bài nằm trong loạt phóng sự của Michael Bristow, phóng viên BBC từ London thực hiện trong chuyến đến Kualar Lumpur tháng 7/2018.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45269109
Cam Bốt thả một nhà đấu tranh cho dân quyền
và hai nhà báo
Bà Tep Vanny, 38 tuổi, một trong những nhà đấu tranh cho quyền được an cư nổi tiếng ở Cam Bốt đã được trả tự do vào tối thứ Hai, 20/08/2018, nhờ được quốc vương Sihamoni ân xá theo yêu cầu của thủ tướng Hun Sen. Một hôm sau, hai nhà báo làm việc cho một đài phát thanh ngoại quốc cũng được thả.
Bị kết án tù do vận động chống lại việc trục xuất người dân ra khỏi nhà của họ tại một khu phố ở Phnom Penh, bà Tep Vanny đã phải ngồi tù hai năm, và lẽ ra bà còn phải thọ án thêm một năm nữa. Ngoài ra, hai nhà báo làm việc cho đài RFA được tự do với tiền thế chân.
Bà Tep Vanny từ lâu là một cái gai đối với chính quyền Hun Sen. Trong gần 10 năm, người phụ nữ này đã vận động ủng hộ người dân của một khu phố ở Phnom Penh, bên bờ hồ Boeung Kak. Cư dân tại đấy, trong đó có bà Tep Vanny, bị đe dọa trục xuất khỏi nhà, sau khi vào năm 2007, chính quyền thành phố đã nhượng khu phố đó cho một thượng nghị sĩ và một tập đoàn Trung Quốc để xây dựng khu dinh thự hạng sang.
Bất chấp đe dọa, Bà Tep Vanny đã vận động biểu tình ôn hòa, đòi công lý, yêu cầu chính quyền can thiệp. Bà đã trở thành người đi đầu trong phong trào chống chiếm đất, lấy nhà, trục xuất người ở Cam Bốt. Theo Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH, việc cưỡng chế đất đai tại Cam Bốt tác hại đến 830.000 người kể từ năm 2000.
Giới bảo vệ nhân quyền đã hoan nghênh việc trả tự do cho bà Tep Vanny, nhưng cho rằng lẽ ra bà không phải ngồi tù, đã bị tòa xét xử độc đoán, nặng tính chính trị, với cáo buộc không cơ sở.
Hai nhà báo được tự do với tiền thế chân
Theo AFP, vài giờ sau bà Tep Vanny, hôm 21/08, hai nhà báo Cam Bốt làm việc cho đài Châu Á Tự Do của Mỹ, cũng đã được tự do, sau khi đóng tiền thế chân. Họ được thả ra sau 10 tháng bị giam giữ về tội gián điệp. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã chỉ trích bản án này.
Theo giới phân tích, thủ tướng Hun Sen đã lợi dụng quyết định ân xá của nhà vua và tòa án để đối phó với những lời chỉ trích, trong bối cảnh tính chính đáng của ông bị sa sút sau cuộc bầu cử Quốc Hội rất bị phản đối hồi tháng 7 vừa qua.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180822-cam-bot-tha-mot-nha-dau-tranh-cho-dan-quyen-va-2-nha-bao