Tin Biển Đông – 18/08/2018
Bắc Kinh: Mỹ phóng đại
”thách thức quân sự của Trung Quốc”
Một ngày sau khi bộ Quốc Phòng Mỹ trình Quốc Hội báo cáo thường niên, báo động về nguy cơ Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự, nhấn mạnh đến việc oanh tạc cơ Trung Quốc được huấn luyện để có thể tấn công vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh tại Biển Đông, cũng như khu vực Tây Thái Bình Dương, bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm qua, 17/08/2018, lên tiếng phản đối.
Hãng tin Reuters, dẫn lại thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc, theo đó báo cáo của Lầu Năm Góc đã bóp méo các chủ trương phát triển quân đội của Trung Quốc, và phóng đại « cái gọi là thách thức quân sự Trung Quốc ». Bắc Kinh yêu cầu phía Mỹ từ bỏ tư duy « thời Chiến tranh Lạnh », nhìn nhận một cách khách quan về các hoạt động quân sự và xây dựng quốc phòng của Trung Quốc.
Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc, mục tiêu hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là nhằm « bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền lợi của Trung Quốc về an ninh và phát triển, cũng như hòa bình và ổn định trên thế giới ». Bắc Kinh cho rằng báo cáo nói trên có hại cho sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời hy vọng Washington có các « biện pháp cụ thể » để duy trì và thúc đẩy các quan hệ quân sự song phương.
Báo cáo dài 145 trang của bộ Quốc Phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, công bố hôm 16/08, đặc biệt lưu ý đến việc, năm 2016 lần đầu tiên, Bắc Kinh triển khai oanh tạc cơ có khả năng mang bom hạt nhân, tại nhiều khu vực hàng hải chiến lược. Với lực lượng này, kể từ giờ Trung Quốc có được trong tay « bộ ba » vũ khí chiến lược, có khả năng tấn công hạt nhân từ trên không, trên bộ và trên biển.
Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc xây nhà máy hạt nhân ở Biển Đông
Theo nhật báo Singapore The Straits Times, cũng trong một bản báo cáo thường niên công bố ngày 16/08/2018, bộ Quốc Phòng Mỹ cảnh báo về các kế hoạch của Trung Quốc đặt các nhà máy hạt nhân nổi tại các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Lầu Năm Góc cho biết : « Các kế hoạch của Trung Quốc cung cấp năng lượng cho các đảo này thêm một yếu tố hạt nhân vào các tranh chấp chủ quyền ». Bản cáo nhắc lại chính Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ xây các trạm điện nguyên tử nổi để cung cấp năng lượng cho các đảo và đá tại Biển Đông và các kế hoạch này có thể được tiến hành trước năm 2020.
Theo tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, một tờ báo chính thức Trung Quốc vào năm 2016 cũng đã từng thông báo là Bắc Kinh có thể xây đến 20 nhà máy hạt nhân nổi « để thúc đẩy việc phát triển thương mại » vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180818-bac-kinh-len-an-my-phong-dai-thach-thuc-quan-su-cua-trung-quoc
Mỹ Không Rời Biển Đông
Vi Anh
Sự kiện và thời sự về Biển Đông. Báo Mỹ The Hill cho biết chuyên gia Biển Đông Gregory B. Poling đang làm việc tại CSIS nói “Quốc hội Mỹ đang gửi đi thông điệp, rằng Washington chưa hề quên vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hay những đồng minh của Mỹ bị liên lụy. Quốc hội Mỹ muốn Phủ Tổng Thống và Bộ Quốc Phòng Mỹ hành động nhiều hơn với vấn đề này”. Giới chiến lược quốc tế cho rằng việc Washington tăng ngân sách quốc phòng hướng về Bắc Kinh là “lời cảnh báo Trung Quốc”.
Quốc Hội thông qua Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2019, hôm 1/8 để giúp tăng cường năng lực của các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, giúp họ không bị Trung Quốc “đẩy ra khỏi vùng biển tranh chấp”, không bị TC ỷ mạnh hiếp yếu. Mỹ sẽ cung cấp 425 triệu USD trang thiết bị và hỗ trợ đào tạo trong 5 năm cho những nước này. Trong khi TC cam kết giúp cho Phi 24 triệu MK mà TT Duterte đợi dài cổ nhưng không có gì.
Luật NDAA ấy của Mỹ cũng xác định khai trừ vĩnh viễn Trung Quốc khỏi các cuộc tập trận thường niên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ chủ động. Tại hiện trường Biển Đông Mỹ đã dùng pháo đài bay B-52 tuần tra qua Biển Đông vào đầu tháng 8. Và hai hạm đội 3 và 7 của Mỹ với ba bốn hàng không mẫu hạm, cả trăm chiến đấu cơ đang kiểm soát Á châu Thái bình dương là diện mà Biển Đông là điểm của chiến trường có thể xảy ra với TC.
Đi vào phân tích. “America First’” hay Mỹ Trên Trước Hết là sách lược chủ trương, là tuyên hứa liên tục của Tổng Thống Trump và Đảng Cộng Hoà sẽ phải làm trong và ngoài nước Mỹ để chỉnh đốn tình hình Mỹ bị bỏ lại phía sau. Á Châu Thái Bình Dương [ACTB] là nơi TC tranh giành thế hải thượng (maritime supremacy) của Mỹ, là vùng Mỹ phải tranh thủ để America First. ACTBD là vùng địa lý kinh tế, chánh trị, quân sự thiết yếu của sách lược của TT Trump và nội các mà bộ trưởng quốc phòng là một tướng lãnh.
Chính TT Trump đi Đà nẵng hội nghị thượng đỉnh APEC và tiện ra thăm Hà nội, công bố chiến lược “Ấn độ-Thái bình dương tự do và mở rộng”. Và hai bộ trưởng cột trụ của nội các của Ông là Bộ Trưởng Quốc phòng Mattis và Bộ Trưởng kiêm Ngoại trưởng Tillerson lúc bấy giờ là hai vị nỗ lực thể hiện sách lược này. Và Ngoại Trưởng Pompeo kế nhiệm cũng thế làm mạnh và cụ thể hơn, dành chuyến đi Đông Nam Á đầu tiên là đến Việt Nam và sau đó họp Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN.
Hai ngoại trưởng cựu và tân của Mỹ đều gặp và bàn với đồng nhiệm Nhựt về vấn đề TC quân sự hoá Biển Đông và bày tỏ tầm quan trọng hai bên Mỹ Nhựt sẽ cộng tác đối phó những đe doạ của Bắc Hàn CS và quyết tâm tăng gia tương quan kinh tế của Nhựt và Mỹ.
Những bước đầu của sách lược ấy của chánh quyền Trump đối với đồng minh Á châu Thái bình dương của Mỹ, Mỹ đi sâu, sát, làm cho tương quan của Mỹ bền vững hơn nữa với các đồng minh trụ cột của Mỹ ở ACTBD.
Còn vị cựu tướng bốn sao của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis tố cáo TQ đã “xé nhỏ niềm tin của các quốc gia trong vùng” và Ông nói Mỹ sát cánh với Nhựt. Còn tại Seoul của Hàn Quốc, Ông nói sẽ đối phó hữu hiệu và áp đảo đối với Bắc Hàn hiếu chiến.
Thời điểm mới lên nắm chánh quyền của TT Trump là thời điểm tương quan giữa Mỹ và TC rất căng thẳng. Mỹ phủ nhận hành động TC đơn phương tuyên bố chủ quyền và quân sự hoá của TQ trên Biển Đông. Mỹ chống TC tấn công tin học vào Mỹ. Mỹ chống TC tăng cường quân đội quá mức cần thiết. TC là chế độ duy nhứt trên thế giới công khai bày tỏ những đe doạ quân sự, địa lý chánh trị, kinh tế đối với Mỹ. Đó là những đe doạ trực tiếp và thực tế vào sách lược ‘America First’.
Sẽ thiếu nếu không nhắc lại cố gắng chánh quyền Trump tỏ thiện chí liên kết với Ấn độ. Việc này không khó vì TC và Ấn có nhiều tiền cừu hậu hận trong Chiến tranh Lạnh. Nào chiến tranh biên giới giữa Ấn Trung. Nào TC hận Ấn thân Liên xô. Và bây giờ Mỹ và Ấn có những quan tâm chung. Ấn cần thế lực của Mỹ bảo đảm lãnh hải, giúp nhau chống khủng bố Hồi giáo cực đoan. Ấn không có mâu thuẫn nào khi Mỹ thực hiện sách lược America First.
Ngoài Nhựt, Nam Hàn, là đồng minh trụ cột, Mỹ đã phát triển đối tác chiến lược toàn diện với Singapore, Indonesia, Thailand, Malaysia, kể cả VNCS Mỹ cũng hợp tác toàn diện rồi.
Với tình thế cô đơn và bị cô lập như thế, TQ chỉ có thể chọn một trong hai đường là hoà giải hoà hợp cùng sống chung hoà bình với Mỹ và các nước láng giềng. Hai là mở cuộc chiến tranh với Mỹ như Đức, Nhựt chống lại đồng minh Âu Mỹ để giành thị trường và thế siêu cường tạo nên Thế Chiến Thứ Hai. Nội tình TC cho thấy Đảng Nhà Nước TC không dại gì chiến tranh với Mỹ, TC sẽ từ chết tới bị thương, vô phương thắng nổi Mỹ.
Có lẽ vì thế, TC muốn tạo hoà khí với Mỹ nên không cho tàu chiến theo dõi và lên tiếng phản đối như ba lần Mỹ tuần tra trước trong thời TT Obama, khi TT Trump cho một chiến đoàn tinh nhuệ của Mỹ gồm có một số chiến đấu cơ bay trên trời, chiến hạm trên mặt nước và tàu lặn dưới biển cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017.
Có lẽ cũng vì vậy, TC mới điều nhà ngoại giao cao cấp nhứt, quyền thế hơn Bộ Trưởng Ngoại Giao của TQ, là uỷ viên Quốc vụ Viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài loan của TC – là Ô. Dương Khiết Trì – hối hả bay sang Mỹ chỉ trong hai ngày để lo chuyện tối quan trọng ấy cho TC. Nhưng TT Trump chỉ tiếp Ô. Trì khoảng 5 tới 7 phút xã giao trước khi Ông ấy về.
Á châu Thái bình dương là một vùng dân số lên đến 625 triệu người, GDP vùng là $2.8 ngàn tỷ Mỹ kim, có một con đường hàng hải quan trọng nhứt nhì thế giới, và tài nguyên biển rất lớn và dồi dào. Thế kỷ 21 là của ACTBD. Mỹ là nước bên bờ Thái binh dương. Đây là thời cơ tốt cho Mỹ cùng hợp tác, bảo đảm tự do hàng hải, giữ thế hải thượng và chia xẻ với các nước. Mỹ là một quốc gia Thái bình dương, Mỹ rất dễ trở thành America First trong vùng này. Mỹ không tham vọng đất đai, không tranh chấp biển đảo như TC. Nên được lòng hầu hết các nước trong vùng. Trên thế giới và trong vùng ACTBD này chỉ có Mỹ mới có đủ thế và lực chống lại, làm lá chắn cho các nước Á châu Thái bình dương trước đà bánh trướng và xâm lấn táo bạo của TC. Còn TC tranh chấp biển đảo một cách trái pháp lý, trái đạo lý, trái lịch sử nên trở thành nước cô đơn nhứt trong vùng.
Chưa hết, Mỹ còn mở cuộc chiến tranh thương mại với TC, đánh vào kinh tế, sản xuất, thương mai, và tài chánh của TC. Làm uy thế Ô Tập cận Bình lung lay. Bộ Chánh trị Đảng CS Trung Quốc phải họp khẩn. Rồi dậu đổ bìm leo, giới trí thức, chuyên gia bắt đầu có tiếng nói trực tiếp lên án chính sách của Ô Tập cận Bình. Ngày 04/08/2018, 62 chuyên gia, trí thức đến Bắc Đới Hà họp bất thường. Hai cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cùng cựu thủ tướng Chu Dung Cơ tỏ ra không tin tưởng vào Ban lãnh đạo hiện hành. Hội nghị Bắc Đới Hà bất thần lên án chính sách độc tài chuyên quyền của họ Tập, TCB có dấu hiệu lung lay. Đài truyền hình, nhật báo Nhân dân toàn quốc của Đảng CS bớt tin chống Mỹ, giảm tin và hình tôn vinh Ô. Tập cận Bình./.(VA)
https://vietbao.com/p122a284517/my-khong-roi-bien-dong
Mỹ: Sẽ Giúp Phi Chống TQ Chiếm Đảo
WASHINGTON – Trong thời gian gần đây, Trung Cộng tổ chức tập luyện oanh tạc cơ H-6K với ý định phô diễn khả năng tấn công căn cứ Hoa Kỳ và đồng minh, gồm Guam.
Phúc trình mới của Ngũ Giác Đài về loại hoạt động kể trên cũng mô tả chi tiết chương trình chuyển hoá để lực luợng bộ chiến Trung Cộng có khả năng “đánh và thắng”.
Báo Kong Kong dẫn phúc trình này, là thông tin cung cấp cho Lập Pháp Hoa Kỳ về sức mạnh gia tăng về kinh tế, ngoại giao, quân sự của Trung Cộng, và về cách Beijing dùng các đòn bẩy này để nhanh chóng thiết lập thế đứng và ảnh hưởng chế ngự trong vùng.
Về sức mạnh không quân của Trung Cộng, phúc trình Ngũ Giác Đài ghi nhận khả năng gia tăng của oanh tạc cơ nhắm tới mục tiêu càng xa Hoa Lục đến hết mức có thể. Hồi Tháng 8-2017, 6 chiếc H-6K đã bay qua eo Miyako tại vùng đông nam quần đảo Nhật và sau đó quay sang hướng bắc để bay qua phiá đông Okinawa, nơi Hoa Kỳ có 47,000 quân trú đóng.
Phúc trình Ngũ Giác Đài ghi: không quân Trung Cộng có thể phô diễn khả năng tấn công căn cứ Hoa Kỳ và đồng minh tại miền tây Thái Bình Dương, gồm Guam.
Theo ghi nhận của Ngũ Giác Đài, từ Tháng 4-2017 “quân giải phóng – PLA” bắt đầu chuyển hóa về hoạt động và chiến thuật theo định hướng cải tổ về câú trúc.
Với gần 1 triệu chiến binh, PLA hiện là lực luợng bộ chiến lớn nhất thế giới – trong năm qua, lãnh dụ Tập Cận Bình hô hào PLA tăng tốc hiện đại hoá để “đánh và thắng”, gây quan ngại các lân bang, nhất là các nước có tranh chấp biên giới với Beijing.
Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ tuyên bố rằng là đồng minh tốt của Philippines sẽ có hành động đáp trả nếu Trung Cộng xâm lăng đảo tại Biển Đông. Bản tin viết như sau.
MANILA – Ông Randall Schriver, phụ tá đặc trách châu Á và Thái Bình Dương của bộ truởng quốc phòng Hoa Kỳ, tuyên bố tại sứ quán Manila “Hoa Kỳ là đồng minh tích cực khi Philippines cần đáp trả hành động xâm lấn của Trung Cộng trong tranh chấp tại biển Đông”.
Trả lời nhà báo hỏi Hoa Kỳ có bị ràng buộc bởi hiệp ước phòng thủ chung, ông Schriver đáp “Không nên có hiểu lầm hay thiếu minh bạch với tinh thần và bản chất trong cam kết của Hoa Kỳ – chúng tôi sẽ giúp thích hợp” và không giải thích chi tiết.
Cũng nhân dịp này, phụ tá bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ loan báo: Hoa Kỳ tiếp tục các hoạt động tuần thám ở hải phận và không phận quốc tế trong vùng.
Phụ tá Schriver nhắc nhở Philippines thận trọng không mua vũ khí lớn như tàu ngầm Nga mà 1 số viên chức bản xứ cũng đã góp ý – theo lời ông, Hoa Kỳ là đối tác hữu ích hơn Nga.
https://vietbao.com/p122a284514/my-se-giup-phi-chong-tq-chiem-dao