Tin khắp nơi – 18/08/2018
Doanh nghiệp Mỹ thất vọng
vì TQ hứa nhưng ‘không tiến bộ’
Bắc Kinh có nguy cơ mất đi hỗ trợ quan trọng từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở TQ – hiện thất vọng về sự thiếu tiến bộ trong cải cách thị trường được hứa hẹn từ lâu.
Sự thiếu tiến bộ của Bắc Kinh trong cải cách thị trường khiến hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc suy giảm, theo The South China Morning Post.
Nhận định này được đưa ra trước vòng đàm phán mới giữa hai nước Mỹ – Trung nhằm giảm căng thẳng thương mại hiện đang leo thang.
Các công ty Mỹ có mặt rộng khắp ở thị trường Trung Quốc vốn được coi là một kênh hiệu quả để thay mặt Bắc Kinh vận động hành lang và ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách ở Washington. Các quan chức Trung Quốc cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của họ để thúc đẩy Nhà Trắng dỡ bỏ cuộc chiến thương mại.
Nhưng các doanh nghiệp Mỹ mang danh “bạn bè” từ nhiều thập kỷ qua cho đến nay ngại lên tiếng cho chính phủ Trung Quốc.
“Họ không hài lòng với tình hình cạnh tranh thị trường ở Trung Quốc và muốn tiếp tục gây áp lực lên chính phủ nước này cho đến khi giải quyết những lo ngại của họ”, một cố vấn của chính phủ Trung Quốc về vấn đề thương mại, cho hay.
TQ ‘đang luyện tập để tấn công’ các mục tiêu Mỹ
‘TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông’
Thái Anh Văn: ‘Không ai có thể ‘xóa bỏ’ Đài Loan’
Hơn một tháng kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu với việc đánh thuế lẫn nhau, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đàm phán, có thể ở cấp thấp hơn các cuộc đàm phán trước đó.
Theo The Wall Street Journal, các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ hy vọng sẽ tìm ra một thỏa thuận trước khi ông Trump và ông Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2018.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Hoa Kỳ vào 22-23/8 để thảo luận về các vấn đề thương mại và kinh tế với Bộ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass, các nguồn tin cho hay.
Nhưng vẫn còn sự chia rẽ lớn trong việc giải quyết xung đột thương mại thế nào, và không bên nào cho thấy bất kỳ dấu hiệu sẵn sàng nhượng bộ.
Washington muốn Trung Quốc giảm mạnh thặng dư thương mại của mình với Mỹ và thay đổi chính sách công nghiệp, nhưng Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang đòi hỏi quá nhiều và không chịu cải thiện mô hình tăng trưởng kinh tế được nhà nước bảo trợ.
Sau khi áp đặt mức thuế 25% trên 34 tỷ đô la của hàng hóa của nhau từ ngày 6/7, Washington và Bắc Kinh đều cho biết sẽ áp thêm thuế đối với gói hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ ngày 23/8.
Nhiều biện pháp trừng phạt đang diễn ra, và các nhà quan sát nghi ngờ liệu các cuộc đàm phán sắp tới ở Washington có thể đạt được bất kỳ giải pháp nào hay không.
Các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài đã nhiều năm kêu gọi Bắc Kinh hành động cụ thể để hiện thực hóa lời hứa về mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp và cải thiện môi trường pháp lý.
Jake Parker, phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Quốc, nói rằng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài “thất vọng rõ ràng” với việc thiếu những cải cách và mở cửa thực sự kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
“Đã có rất nhiều hứa hẹn về cải cách và rất nhiều yêu cầu ‘kiên nhẫn’, nhưng không có gì nhiều xảy ra. Ở một số khu vực – dư thừa năng xuất, công nghệ (nhà cung cấp và người dùng), cấp phép – mọi thứ trở nên tồi tệ hơn… ,” Parker nói.
Doanh nhân nước ngoài cũng cảnh báo rằng tình hình sẽ làm tổn thương tâm lý nhà đầu tư và bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của nhà nước trong nền kinh tế và hoạt động kinh doanh.
Bắc Kinh trong năm nay đã bắt đầu tăng tốc tự do hóa thị trường bằng cách mở rộng hơn nữa lĩnh vực tài chính và dịch vụ, nhưng cho hay việc này sẽ diễn ra theo ‘tốc độ riêng’. Và các công ty nước ngoài tiếp tục theo dõi và chờ đợi.
Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc chia sẻ lo ngại của Mỹ về việc tiếp cận thị trường bị hạn chế, các quy định không rõ ràng hoặc không đồng đều và trợ cấp của chính phủ cho các công ty trong nước trong các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng. Trong khi đó, nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nói rằng Nhà Trắng đang sử dụng phương pháp sai để giải quyết các vấn đề.
“Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã không phản đối chiến lược về Trung Quốc của ông Trump và đã đóng vai trò trung gian bằng cách dỗ dành cả hai bên tham gia vào cuộc đối thoại ‘người lớn’ hơn. Do đó, các doanh nghiệp Mỹ đang áp dụng cách tiếp cận ‘chờ và đợi’ mà không tính đến hậu quả lâu dài, “James Zimmerman, một đối tác tại văn phòng Bắc Kinh của công ty luật Perkins Coie, nói.
Ông lo ngại rằng chiến thuật của Trump sẽ không dẫn đến tiến bộ thực sự, trong khi giới doanh nhân Mỹ ở Trung Quốc về mặt lịch sử luôn ủng hộ “ngoại giao yên tĩnh và tham gia mang tính xây dựng” để thúc đẩy tiếp cận và cải cách thị trường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45231569
60 cựu viên chức CIA phản đối tổng thống Trump
tước quyền tiếp cận thông tin mật của John Brennan
Washington, DC – Một ngày sau khi 12 cựu viên chức tình báo cao cấp ký vào bức thư phản đối tổng thống Trump vì đã thu hồi đặc quyền tiếp cận thông tin mật của cựu giám đốc CIA John Brennan, hôm Thứ Sáu 17 tháng 8 có thêm 60 cựu viên chức CIA cũng đã ký vào bức thư phản đối quyết định của ông Trump.
Theo nội dung bức thư mà 60 cựu viên chức gửi tới tổng thống Trump, họ tin rằng việc bảo vệ thông tin tuyệt mật là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các cựu viên chức chính phủ vẫn có quyền trình bày các quan điểm có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, nếu quan điểm đó không được phân loại là tuyệt mật (unclassified).
Bức thư cũng ủng hộ quyền bày tỏ ý kiến của ông Brennan dù chính phủ có đồng ý với quan điểm của cựu giám đốc CIA hay không. Những cựu viên chức ký vào bức thư không có nghĩa là họ đồng ý với ý kiến của cựu giám đốc Brennan, cũng như cách mà ông Brennan thể hiện quan điểm.
Trong số 60 cựu viên chức, có nhiều viên chức thường xuyên thẳng thắn chỉ trích ông Trump như ông Nada Bakos, David Priess, và John Sipher.
Hôm 16 tháng 8, lá thư đầu tiên bao gồm chữ ký của 12 cựu viên chức tình báo cao cấp làm việc ở các cơ quan có từ thời Tổng thống Ronald Reagan. Đến ngày ngày 18 tháng 8, cựu Giám đốc tình báo quốc gia Denny Blair, và cựu giám đốc CIA Porter Goss cũng đã ký vào lá thư. Tính đến nay, trong lá thư đầu tiên đã có chữ ký của nhiều viên chức cao cấp, như cựu giám đốc CIA Robert Gates William Webster, George Tenet và Porter Goss, đại tướng Michael Hayden, đại tướng David Petraeus và Leon Panetta.
Giới truyền thông cho rằng hành động của ông Trump mang tính chính trị, vì ông muốn bịt miệng những người chỉ trích ông. (Mộc Miên)
Một nữ quân nhân gốc Nam Hàn
sẽ được nhập tịch Hoa Kỳ
Los Angeles.- Vào ngày 24 tháng 8, nữ quân nhân gốc Nam Hàn Yea Ji Sea sẽ chính thức được trở thành công dân Hoa Kỳ. Quyết định đồng ý cho cô Sea nhập tịch Hoa Kỳ được gửi qua email từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Đây cũng là kết thúc có hậu cho một câu chuyện dài liên quan đến một chương trình nhập cư sau ngày 11 tháng 9, và liên quan đến Liên Đoàn Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ.
Cô Sea, 29 tuổi, đến Hoa Kỳ vào năm 1998 với visa du lịch cùng với cha me. Cô lớn lên ở khu vực Koreatown tại thành phố Los Angeles và sau đó chuyển đến Gardena. Năm 2013, Sea gia nhập quân đội theo chương trình “Bổ Sung Cần Thiết Cho Quân Đội Vì Lợi Ích Quốc Gia”, MAVNI. Chương trình này được chính quyền tổng thống George Bush ban hành vào năm 2009, cho phép tuyển dụng những cá nhân không có quốc tịch Hoa Kỳ và có các khả năng cần thiết cho quân đội Hoa Kỳ, bao gồm các bác sĩ, y tá và chuyên gia biết một số ngoại ngữ nhất định. Sea đã phục vụ quân đội trong suốt bốn năm với vai trò là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính quyền tổng thống Trump đang ngày càng nghiêm ngặt hơn với người nhập cư bất hợp pháp. Hơn thế nữa, nhiều hồ sơ phục vụ quân đội đã không thể bảo vệ quân nhân khỏi bị trục xuất. Theo các báo cáo được công bố, một số công dân Mexico phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ đã bị trục xuất gần đây. Sea đã phải đối mặt với một số phận tương tự.
May mắn cho cô Sea, Liên Đoàn Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ đã thay mặt bà nộp đơn kiện, khi đã gần 2 năm bà vẫn chưa nhận được trả lời về tình trạng công dân của bà. Trong tuần này, Sea và các luật sư đã tham dự một buổi điều trần với các viên chức di trú. Sau đó 48 giờ, cô đã nhận được email thông báo từ Bộ Tư Pháp đồng ý cho nhập tịch Hoa Kỳ theo quy định của chương trình. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mot-nu-quan-nhan-goc-nam-han-se-duoc-nhap-tich-hoa-ky/
Lãnh đạo Thiểu Số Hạ Viện Nancy Pelosi
đang bị áp lực rời khỏi vai trò lãnh đạo
Washington DC.- Lãnh đạo phe thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi đang đối mặt với áp lực ngày càng cao, khi nhiều thành viên trong đảng Dân Chủ kêu gọi bà nhường vị trí cho một thành viên khác có tầm ảnh hưởng trong Quốc Hội hơn.
Dù vậy, bà Pelosi vẫn kiên quyết ở lại, đồng thời thách thức bất cứ ai muốn tranh vào vị trí của bà nếu đảng Dân Chủ giành được quyền kiểm soát Hạ Viện trong kỳ bầu cử tháng 11 tới đây. Việc chọn ra người lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Hạ Viện đang là chủ đề mà nhiều nhà lãnh đạo đảng này muốn truyền thông tránh đề cập trước kỳ bầu cử. Vì họ mong tạo ra hình ảnh một đảng Dân Chủ tràn đầy năng lực thay vì tranh cãi nội bộ.
Trong khi phía Dân Chủ tự tin sẽ chiếm được Hạ Viện, danh tánh người lãnh đạo vẫn đang là câu hỏi lớn. Hiện vẫn chưa rõ bà Pelosi có nhận được 218 phiếu bầu để giành lại vị trí lãnh đạo hay không.
Trong khi đó, các ứng viên có khả năng thay thế bà vẫn chưa được quyết định. Dân biểu Dân Chủ Brian Higgins tiểu bang New York, đã tuyên bố sẽ không bầu cho bà Pelosi trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, Dân biểu James Clyburn – đồng minh thân cận của bà Pelosi đã lên tiếng ủng hộ bà, và tỏ ý sẵn lòng thay bà lãnh đạo Hạ Viện nếu bà Pelosi không tái tranh cử. Ngoài ông Clyburn, còn có nhiều dân biểu khác có thể là ứng cử viên cho chiếc ghế lãnh đạo hạ viện là Dân biểu Cedric Richmond đại diện tiểu bang Louisiana, Dân biểu Hakeem Jeffries thuộc tiểu bang New York, Dân biểu Cheri Bustos tiểu bang Illinois, và Dân biểu Ben Ray Luján tiểu bang New Mexico.
Về phần mình, bà Pelosi vẫn sẽ dựa vào kinh nghiệm và khả năng gây quỹ khổng lồ của bà để tái tranh cử vị trí lãnh đạo. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-thieu-so-ha-vien-nancy-pelosi-dang-bi-ap-luc-roi-khoi-vai-tro-lanh-dao/
FBI Bắt 1 Tị Nạn Iraq Khủng Bố Gài Vô Mỹ,
Y Là Đao Phủ Thủ Trong Nhà Nước Hồi Giáo
SACRAMENTO, Calif. — Một người Iraq bị cáo buộc sát nhân cho tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo IS đã vào Hoa Kỳ với tư cách tỵ nạn sau khi khai là nạn nhân của tình hình khủng bố, trong một trường hợp gây chú ý trong khi chính phủ Trump chỉ trích về tiến trình cho họ tái định cư vào Mỹ mà kiểm soát không kỹ lý lịch.
Omar Abdulsattar Ameen, 45 tuổi, bị bắt tại California hôm Thứ Tư và sẽ bị dẫn độ về Iraq theo hiệp ước giữa 2 nước.
Ameen đã lần đầu ra tòa Sacramento thụ lý hồ sơ sau khi y bị bắt ở một chung cư ở thành phố này.
Ameen đã rời Iraq và năm 2012 sang Thổ Nhĩ Kỳ, nơi y xin tỵ nạn sang Mỹ, theo hồ sơ tòa.
Y được cấp quy chế tỵ nạn hồi tháng 6/2014. Trong cùng tháng, công tố nói y trở về Iraq, nơi đó ý giết 1 cảnh sát ở thị trấn Rawah sau khi nơi này rơi vào tay Nhà Nước Hồi Giáo IS.
Và 5 tháng sau, Ameen vào Mỹ định cư với tư cách tỵ nạn.
Cảnh sát FBI đã bắt Ameen theo trát bắt của tòa liên bang Iaq tại Baghdad hồi tháng 5/2018.
Ameen có thể bị xử tử vì tội “giết có tổ chức bởi một nhóm vũ trang.”
Ameen trước đó cũng giấu việc y là thành viên trong 2 tổ chức khủng bố khi y sau đó nộp đơn xin thẻ xanh ở Hoa Kỳ.
Trump dọa tước quyền tiếp cận an ninh
của quan chức Bộ Tư pháp
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu nói ông dự liệu là ông sẽ “khẩn trương” tước quyền tiếp cận an ninh của một quan chức Bộ Tư pháp có vợ từng làm việc cho công ty can dự trong việc soạn ra tập hồ sơ nêu chi tiết những liên hệ của ông Trump với Nga.
Tỏ dấu hiệu cho thấy ông chưa dừng lại trong nỗ lực tước quyền tiếp cận an ninh vì nỗi bất mãn với cuộc điều tra Nga, ông Trump viết trên Twitter rằng việc ông Bruce Ohr làm việc trong Bộ Tư pháp là một “nỗi nhục.”
Ông Trump đưa ra các phát biểu này hai ngày sau khi tước quyền tiếp cận an ninh của cựu giám đốc CIA John Brennan, nói rằng phải làm “điều gì đó” về cuộc điều tra liên bang về việc Nga can thiệp bầu cử mà ông gọi là “gian lận.” Những người chỉ trích xem hành động này là sự trả thù chính trị.
Ông Ohr bị phe Cộng hòa săm soi vì những liên lạc của ông với Glenn Simpson, người đồng sáng lập Fusion GPS. Công ty này chuyên tìm kiếm thông tin bất lợi về các ứng cử viên chính trị, và họ đã thuê cựu điệp viên người Anh Christopher Steele trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 để soạn ra tập hồ sơ về ông Trump và những liên hệ của ông với Nga.
Vợ của ông Ohr, Nellie, đã làm việc cho Fusion GPS trong khoảng thời gian vận động tranh cử đó. Ông Trump đã nhắc tới điều này lên Twitter để làm nổi bật tuyên bố của ông là có sự thiên vị chính trị đằng sau cuộc điều tra Nga.
Các cựu quan chức an ninh Mỹ hôm thứ Năm đã đưa ra các tuyên bố phản pháo đanh thép nhắm vào ông Trump vì tước quyền tiếp cận an ninh của ông Brennan. Việc ông Trump thừa nhận ông hành động như vậy vì bất mãn với cuộc điều tra Nga cho thấy rõ ông sẵn sàng sử dụng quyền lực hành pháp của mình để chống lại một cuộc điều tra mà ông coi là mối đe dọa cho nhiệm quyền Tổng thống của mình.
Các chuyên gia pháp lí cho biết vụ việc này có thể càng bổ sung vào những bằng chứng mà Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đang xem xét.
Nhân viên Google phản đối
dự án tuân thủ kiểm duyệt ở Trung Quốc
Hơn một nghìn nhân viên của Google đã ký một bức thư, phản đối kế hoạch bí mật của công ty nhằm xây dựng một công cụ tìm kiếm tuân thủ chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc.
Bức thư kêu gọi các Giám Đốc Google hãy tái xét vấn đề đạo đức và tính minh bạch tại công ty này.
Nội dung của bức thư đã được xác nhận bởi một nhân viên của Google, một trong những người trong ban tổ chức yêu cầu giấu danh tính vì tính chất nhạy cảm của cuộc tranh cãi này.
Bức thư có đoạn viết: “Chúng tôi cần một sự minh bạch, một lập trường, cũng như một sự cam kết rõ ràng hơn đối với các quy trình. Nhân viên của Google phải biết mình đang làm việc cho điều gì”.
Bức thư nói rằng nhân viên của Google không được biết những thông tin cần thiết “để đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức về công việc của mình” và phản đối rằng hầu hết nhân viên chỉ phát hiện ra dự án bí mật- có tên là Dragonfly – qua các bản tin của giới truyền thông.
Bức thư này tương tự như bức thư một nghìn nhân viên đã ký kết để phản đối Dự án Maven, một hợp đồng quân sự của Hoa Kỳ mà Google đã quyết định không gia hạn hồi tháng Sáu.
Google đã rời Trung Quốc vào năm 2010, khi bất đồng về vấn đề kiểm duyệt. Nhưng thời gian gần đây, Google âm thầm vận động để trở lại thị trường Trung Quốc.
(Theo AP, Reuters)
Mỹ trừng phạt quân đội Myanmar
vì đàn áp người Rohingya
Ngày 17/8, Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt bốn tư lệnh quân đội và cảnh sát Myanmar và hai đơn vị quân đội tham gia vào cuộc “thanh lọc sắc tộc” và các vụ vi phạm nhân quyền khác đối với người Hồi giáo Rohingya, theo Reuters.
Các lệnh trừng phạt này là hành động cứng rắn nhất của Hoa Kỳ tính đến lúc này về phản ứng đối với việc chính phủ Myanmar đàn áp người thiểu số Rohingya.
Cuộc đàn áp bắt đầu hồi năm ngoái đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng và đẩy hơn 700.000 người Rohingya phải chạy sang quốc gia láng giềng Bangladesh để lánh nạn.
“Các lực lượng an ninh Miến Điện tham gia vào các chiến dịch bạo lực đàn áp các cộng đồng thiểu số trên khắp Miến Điện, bao gồm thanh lọc sắc tộc, thảm sát, tấn công tình dục, giết người bừa bãi, và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác”, Reuters dẫn lời Thứ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Sigal Mandelker nói.
“Việc Bộ Tài chính [Mỹ] trừng phạt các đơn vị quân đội và các tư lệnh Myanmar chỉ huy các hành vi khủng khiếp này là một phần của chiến lược lớn hơn của chính phủ Hoa Kỳ để buộc những kẻ đã gây khổ đau cho con người trên diện rộng như vậy phải chịu trách nhiệm”, bà Mandelker nói.
Lệnh trừng phạt nhắm vào các tư lệnh quân đội Aung Kyaw Zaw, Khin Maung Soe, Khin Hlaing và tư lệnh cảnh sát biên phòng Thura San Lwin, và hai sư đoàn bộ binh 33 và 99, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Quân đội Myanmar phủ nhận các cáo buộc “thanh lọc sắc tộc” và nói rằng hành động của họ là một phần của cuộc chiến chống khủng bố.
https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-phat-quan-doi-myanmar-vi-dan-ap-nguoi-rohingya/4533216.html
Cựu Tổng thư kí LHQ Kofi Annan qua đời ở tuổi 80
Cựu Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc và người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Kofi Annan, đã qua đời hôm thứ Bảy ở tuổi 80, Quỹ Kofi Annan của ông thông báo. Ông Annan, người Ghana, qua đời tại bệnh viện ở Bern, Thụy Sĩ, vào lúc rạng sáng, những cộng sự thân cận của ông cho biết.
Tại Genève, Quỹ Kofi Annan loan tin ông ra đi thanh thản với “nỗi buồn lớn lao” sau một căn bệnh ngắn ngủi không được tiết lộ, nói rằng vây quanh ông có người vợ thứ hai Nane và các con Ama, Kojo và Nina.
Ông Annan phục vụ hai nhiệm kì trong cương vị Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc tại New York từ năm 1997-2006 và về hưu sống trong một ngôi làng tại Thụy Sĩ ở vùng quê của Genève. Quỹ 10 năm tuổi của ông có sứ mệnh thúc đẩy nền quản trị tốt và chuyển đổi nền nông nghiệp Châu Phi.
“Về nhiều phương diện, Kofi Annan là Liên Hiệp Quốc. Ông ấy vươn lên qua các cấp để dẫn dắt tổ chức này vào thiên niên kỉ mới với phẩm giá và quyết tâm không ai sánh bằng,” Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, người mà ông Annan từng chọn để lãnh đạo cơ quan người tị nạn của Liên Hiệp Quốc phát biểu.
Trong cương vị đứng đầu các hoạt động gìn giữ hòa bình, ông Annan bị chỉ trích vì cơ quan thế giới này đã không ngăn chặn được cuộc diệt chủng ở Rwanda trong những năm 1990.
Trong vai trò lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, ông tham gia vào các nỗ lực hòa bình để tái thống nhất đảo Cyprus bị phân chia, đệ trình một kế hoạch tái thống nhất đã bị bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý của người Hy Lạp ở Cyprus vào năm 2004.
Ông phản đối cuộc xâm lược Iraq do Mỹ lãnh đạo vào năm 2003 và sau đó trở thành phái viên đầu tiên của Liên Hiệp Quốc vào đầu cuộc chiến ở Syria, nhưng từ nhiệm sau khi các cường quốc thế giới không thực hiện được cam kết của họ. Ông khi đó nói: “Tôi mất binh sĩ của mình trên đường đến Damascus.”
“Liên Hiệp Quốc có thể được cải thiện, nó không hoàn hảo nhưng nếu nó không tồn tại, bạn sẽ phải tạo ra nó,” ông nói với chương trình Hard Talk của đài BBC trong một cuộc phỏng vấn nhân sinh nhật lần thứ 80 của ông vào tháng 4 rồi, được ghi hình tại Trường Cao học Genève nơi ông từng theo học.
“Tôi là một người lạc quan bướng bỉnh, tôi sinh ra là một người lạc quan và sẽ vẫn là một người lạc quan,” ông Annan nói thêm.
Cô bé ba tuổi với chỉ số IQ 171
Khi Ophelia, cô con gái của Natalie và Ben gia nhập Mensa, hội dành cho người có IQ cao, khi mới lên ba tuổi, họ biết rằng họ sẽ bị chỉ trích là những phụ huynh gây áp lực cho con. Nhưng mọi chuyện sẽ ra sao nếu bạn có một đứa con tài năng bẩm sinh?
“Thực sự là từ khi cháu khoảng tám tháng tuổi [chúng tôi đã nhận ra cháu thông minh như thế nào],” Natalie Morgan kể trong chương trình Victoria Derbyshire của BBC.
Cô con gái Ophelia của bà biết nói từ đầu tiên, ‘hiya’ (xin chào), sớm hơn bình thường vài tháng.
“Và mọi chuyện tiếp diễn từ đó. Cháu biết gọi tên màu sắc, chữ cái, chữ số rất sớm so với hầu hết trẻ em cùng lứa.”
Thần đồng Bỉ vào đại học khi mới lên 8
Có con là thần đồng sẽ rất tốn kém?
Trẻ tự kỷ học nhận biết cảm xúc với kính Google
Khi lên hai tuổi, Ophelia, đứa con đầu lòng của Natalie và Ben, đã có thể nhớ và đọc lại toàn bộ bảng chữ cái.
Sau khi tham khảo trên mạng, họ biết là Ophelia thông minh hơn bình thường, nhưng chỉ tới khi cô bé đi nhà trẻ họ mới nhận ra bé biết sớm hơn các bạn cùng lứa tới mức nào.
Đó là khi họ quyết định đưa Ophelia đi giám định và gặp một nhà tâm lý học trẻ em, người chuyên về trẻ em tài năng.
“Chúng tôi chỉ muốn biết rõ chúng tôi có thể giúp cháu như thế nào,” Ben Dew, cha của bé Ophelia, một nhân viên hỗ trợ IT, giải thích.
“Chúng tôi không muốn cháu cảm thấy cháu bị áp lực, nhưng cũng không muốn cháu thiếu một môi trường kích thích sống động”.
Từ lúc lên ba tuổi, Ophelia làm bài thi Stanford-Binet – một bài thi được dùng để đánh giá trẻ em từ hai tuổi trở lên về các mặt như nhận biết về không gian, kỹ năng nói và logic.
Chỉ số IQ trung bình cho mọi độ tuổi là 100, và hầu hết mọi người có chỉ số từ 85 tới 115.
Ophelia có chỉ số 171.
“Tôi lo là mọi người có thể nghĩ chúng tôi là các phụ huynh gây áp lực cho con cái,” Natalie nói.
“Tôi tự hào về Ophelia cho dù cháu có làm gì đi nữa, miễn là cháu vui và khỏe.”
Lyn Kendall, chuyên gia tâm lý và cố vấn về trẻ em có năng khiếu cho hội Mensa Anh, nói rằng các trẻ em xuất chúng thường xử lý thông tin nhanh, có trí nhớ tốt và chú ý hơn tới những gì đang diễn ra quanh chúng.
Chúng cũng luôn khao khát học hỏi, điều mà các bậc phụ huynh thấy khó đáp ứng được.
“Thường thì khi các phụ huynh đến gặp tôi, họ nói ‘Xin bà giúp, con tôi không bao giờ ngừng hỏi và lúc nào cũng muốn học,” bà Kendall kể.
“Một điều mà các bậc cha mẹ gặp phải là họ thấy hơi cô độc. Họ không thể [nói chuyện với các phụ huynh khác về điều này] ở cổng trường, vì làm thế sẽ có vẻ khoe khoang.
“Những trẻ em này bắt đầu [học hỏi] từ năm giờ sáng, và chúng không ngừng cho tới khi đi ngủ.”
Trẻ giỏi toán hơn nhờ dùng máy tính?
Anh: chống béo phì ở trẻ em “không hiệu quả”
‘Chính người lớn dạy chúng cháu gian lận’
Tuy nhiên, bà Kendall cũng nhận xét có một số phụ huynh, không như Natalie và Ben, gây sức ép cho con cái – điều mà bà phản đối mạnh mẽ.
“[Những phụ huynh này] cho con họ ăn thực phẩm có nhiều năng lượng, cho chúng uống những loại nước trái cây đặc biệt. Ngày nào các bé cũng có thời gian biểu chật kín,”
“Có những phụ huynh gọi điện cho tôi và kể ‘vào lúc 18.30, chúng tôi có cuộc chuyện trò trí thức với cháu’.
“Và tôi chỉ nghĩ, ‘Vậy các bé còn thời gian nào để làm trẻ con nữa?’.”
Con trai của bà Kendall, năm nay 36 tuổi, cũng là một cậu bé có năng khiếu khi còn nhỏ. Anh đã viết một cuốn tiểu thuyết và từng làm việc cho Microsoft, công việc mơ ước của anh ở tuổi thiếu thời.
Nhưng chuyên gia tâm lý này nói bà luôn tập trung vào việc nuôi dạy anh một cách toàn diện.
“Mặc dù bộ não của những trẻ em có năng khiếu này luôn hoạt động nhanh như chớp, cơ thể và cảm xúc của chúng vẫn là trẻ em. Và chúng ta phải luôn ghi nhớ điều đó,” bà giải thích.
‘Nói chuyện nghiêm túc’
Natalie nói bé Ophelia “hoàn toàn là một em bé ba tuổi trên mọi phương diện khác”.
Bé thích chạy nhảy và chơi với anh chị em họ, nhảy vào vũng nước – những sở thích bình thường cho một trẻ em ở tuổi lên ba.
Cô bé chỉ rất thích học và thử những điều mới.
“Cứ như là nói chuyện với một người 19 tuổi,” cha của Ophelia, anh Ben kể.
“Cháu có những câu chuyện nghiêm túc, có ý tưởng riêng của mình.
“Dường như cháu học mọi thứ rất nhanh, và ghi nhớ chúng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45232809
Syria : Merkel báo trước
đối thoại với Putin sẽ phức tạp
Chiều hôm nay, 18/08/2018, thủ tướng Đức và tổng thống Nga dự kiến có cuộc hội kiến, với Syria là hồ sơ trọng tâm. Thủ tướng Angela Merkel cho biết không thể trông đợi có « kết quả cụ thể » ngay lập tức, sau buổi làm việc với tổng thống Nga Putin.
Trong một buổi họp báo tại Berlin với đồng nhiệm Montenegro Dusko Markovic hôm qua, thủ tướng Đức thông báo cuộc đối thoại vào cuối giờ chiều nay với ông Putin sẽ hứa hẹn phức tạp, bởi giữa hai bên có nhiều bất đồng lớn.
Đức chỉ đóng vai trò thứ yếu liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria, nhưng Berlin có các quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tác khu vực, như Thổ Nhĩ Kỳ hay lực lượng Kurdistan tại Irak. Và hiện tại Đức đang tiếp nhận hàng trăm nghìn người Syria tị nạn.
Trong cuộc họp báo hôm qua, thủ tướng Merkel khẳng định bà ủng hộ sáng kiến của Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức một thượng đỉnh bốn bên về Syria, với sự tham gia của Đức, Pháp, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thủ tướng Đức không đưa ra thời điểm, vì cho rằng cuộc thượng đỉnh cần được chuẩn bị kỹ. Trước đó, Ankara nêu ngày 7/9 tới.
Theo điện Elysée, trong cuộc điện đàm hôm qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức tái khẳng định ủng hộ « một tiến trình chính trị mở rộng cho tất cả » tại Syria, nhằm hướng đến « một nền hòa bình bền vững tại khu vực ».
Hội kiến giữa thủ tướng Đức và tổng thống Nga sẽ diễn ra vào lúc 18 giờ, giờ địa phương, tại lâu đài Meseberg, một công thự của chính phủ Đức, nằm tại một vùng thôn quê, cách thủ đô Berlin 70 km về phía bắc.
Putin dự đám cưới ngoại trưởng Áo,
chính quyền Vienna bị lên án
Tổng thống Nga đến dự đám cưới của ngoại trưởng Áo hôm nay, 18/08/2018. Sự việc tưởng như riêng tư này đã biến thành một vụ rắc rối chính trị. Báo chí nước Áo chỉ trích mối quan hệ mờ ám, đối lập lên án liên minh cầm quyền đang ngả hẳn vào vòng tay Putin, trong bối cảnh Áo nhận trọng trách làm chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu. Kiev ngay lập tức thông báo không chấp nhận Vienna làm trung gian giải quyết xung đột miền đông Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều nay đến dự đám cưới của nữ ngoại trưởng Áo Karin Kenissl, thuộc đảng cực hữu FPO. Bà Karin Kenissl, 53 tuổi, kết hôn với doanh nhân Wolfgang Meilinger. Lễ cưới được tổ chức tại một làng trồng nho ở miền nam nước Áo. Lời mời tổng thống Nga thoạt tiên được bộ Ngoại Giao Áo giới thiệu là việc riêng, nhưng sau đó đã được chính quyền Vienna đổi thành « chuyến đi làm việc ». Hàng trăm cảnh sát Áo đã được huy động để bảo vệ tổng thống Nga đi dự đám cưới.
Ngoài tổng thống Nga, thủ tướng Áo thuộc phe bảo thủ, ông Sebastian Kurz, và phó thủ tướng đảng cực hữu FPO Heinz-Christian Strache, cũng là khách mời.
Đảng cực hữu FPO có quan hệ chính thức với đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin kể từ năm 2016. Đảng FPO ủng hộ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée, và cổ vũ cho việc hủy bỏ các trừng phạt kinh tế của châu Âu nhắm vào Matxcơva do can thiệp của Nga vào Ukraina.
Ngày hôm qua, lãnh đạo đảng đối lập Xã Hội Dân Chủ SPO Andreas Schieder chất vấn : Làm thế nào mà chính quyền Áo có thể đảm nhiệm được vai trò một nhà trung gian đứng đắn (giữa khối 28 nước với Nga), nếu ngoại trưởng và thủ tướng lựa chọn đứng hẳn về phía Matxcơva ? Một nghị sĩ châu Âu của đảng SPO, bà Evelyn Reger, tố cáo « đây là một hành động khiêu khích » đối với Liên Âu, « một sự sỉ nhục » đối với nước Áo.
Về phần mình, bộ Ngoại Giao Áo bảo đảm là chuyến thăm của ông Putin « không ảnh hưởng gì đến lập trường đối ngoại của Áo ». Nhật báo đại chúng ở Áo, tờ Kronen Zeitung nhận xét : « Putin đến không phải bởi vì ông ta là một bạn thân của ngoại trưởng, mà bởi các tính toán chính trị ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180818-putin-du-dam-cuoi-ngoai-truong-ao-chinh-quyen-vienna-bi-len-an-ok
Ý : Quốc tang sau thảm họa sập cầu Morandi
Hôm nay 18/08/2018, là ngày quốc tang ở Ý sau thảm họa cầu Morandi ở Genova bị sập. Thành phố tiến hành tang lễ vào đúng 11g30, giờ địa phương… Một số cửa hàng đã đóng cửa trong ngày này, cảng Genova ngưng hoạt đông trong hai tiếng đồng hồ. Một thánh lễ sẽ do hồng y Angelo Bagnasco cử hành với sự hiện diện của tổng thống Ý Sergio Matarella, thành viên chính phủ, chủ tịch Thượng Viện và Hạ Viện.
Bbuổi tưởng niệm nạn nhân diễn ra trong không khí tranh cãi, và không phải tất cả gia đình nạn nhân đều chấp nhận ngày quốc tang, chỉ có 18 gia đình đồng ý Tuy nhiên, người dân trong thành phố vẫn còn bị sốc, nhiều người khẳng định đây là điều cần thiết.
Đặc phái viên RFI, Juliette Gheerbrant đã gặp một số người :
” Tại ngôi chợ Genova thì không có tranh cãi gì về quốc tang. Đứng sau quầy rau quả của ông, Renzo nêu lêu ý kiến mà nhiều người chia sẻ : Tưởng niệm là cần thiết.
Ông nói « Dĩ nhiên phải có tưởng niệm, nhưng không phải chỉ là thứ Bảy, một sự cố như thế thì phải nhớ đến mỗi ngày, và buổi lễ thì gần như mọi người đều đến dự ».
Bà Marzia đi cùng với bà mẹ và cô con gái khẳng định : « Chúng tôi dứt khoát sẽ dự lễ. Tấ cả mọi người đều sững sờ , không thốt nên lời, không có từ ngữ nào để diễn tả… Y như là một phim khoa học giả tưởng. »
Bà Ivana, 55 tuổi cũng nghĩ tương tự : « Tôi nghĩ đó là một việc tốt, mọi người cảm thấy mình có liên can, tôi sẽ dự lễ. Tựa như là mỗi người chúng ta đều ở trên cầu vào lúc đó. Tôi đáng lý đi qua cầu vào hôm sau, còn một số bạn đã qua cầu vào lúc sáng hôm đó. »
Câu nói trên đầu môi mọi người : Chỉ một giờ sau, một ngày sau là đến lượt tôi. Không thể sống ở Genova mà không đi qua cây cầu này. Nó đã trở thành một biểu tượng, và lễ quốc tang là điều mà Alexandro Giovannini, một công nhân bến cảng, tỏ ra rất thiết tha : « Đây là một ngày cho thấy nỗi đau buồn và tôn trọng đối với nạn nhân tai nạn thảm khốc này. Chúng tôi đã mất đi một đồng nghiệp, một người cha gia đình, chết khi đi làm việc, số phận là như thế, một số phận không thể hiểu nổi, vì không thể chết như thế. »
Ở Genova, mấy ngày sau tai nạn, người dân vẫn hoangmang, ngậm ngùi, đắng cay và đau buồn.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180818-y-quoc-tang-sau-tham-hoa-sap-cau-morandi-ok
‘Vì sao tôi không muốn có con’
Simon MaybinBBC Thế giới vụ, Seoul
Ngày càng có nhiều phụ nữ Hàn Quốc không muốn kết hôn, có con và thậm chí có quan hệ với đàn ông.
Với tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới, dân số nước này bắt đầu giảm, trừ khi sẽ có thay đổi.
“Tôi không có dự định có con, không bao giờ,” Jang Yun-hwa, 24 tuổi, nói khi chúng tôi chuyện trò trong một quán cà phê sành điệu ở trung tâm Seoul.
Hàn Quốc: Ăn hiệu một mình sợ mang tiếng
Trung Quốc: ‘phí chia tay’ cho người yêu cũ
Phụ nữ ‘cần biết rủi ro của việc đông trứng’
“Tôi không muốn phải đau đớn khi sinh con. Và có con sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của tôi.”
Cũng như nhiều người trẻ tuổi trong thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt ở Hàn Quốc, Yun-hwa, họa sỹ vẽ tranh hoạt hình trên mạng, phải rất nỗ lực để đạt được vị trí cô đang có, và không muốn bỏ phí tất cả công sức của mình.
“Thay vì có một gia đình thì tôi muốn được độc lập và sống một mình và đạt được các giấc mơ của tôi,” cô nói.
Yun-hwa không phải là phụ nữ trẻ Hàn Quốc duy nhất coi sự nghiệp và gia đình là hai chuyện độc lập với nhau.
Ở Hàn Quốc, có những điều luật được ban hành để ngăn việc phụ nữ bị phân biệt đối xử do mang thai, hay chỉ vì họ ở trong độ tuổi mang thai – nhưng trên thực tế, theo các nghiệp đoàn, các điều luật này không được thực thi.
Câu chuyện của Choi Moon-jeong, sống ở khu ngoại ô phía tây Seoul, là một ví dụ điển hình về tình trạng này.
Khi cô báo cho sếp biết cô đang mang thai, cô thực sự bị sốc vì phản ứng của ông.
“Sếp tôi nói, ‘Khi cô sinh con, con cô sẽ là ưu tiên hàng đầu của cô và công ty sẽ đứng thứ hai, vậy cô có thể vẫn làm việc được không?” Moon-jeong kể.
“Và ông ấy cứ hỏi đi hỏi lại như vậy.”
Moon-jeong lúc đó đang làm kế toán chuyên về thuế.
Vào lúc sắp trở nên bận rộn nhất năm, sếp cô giao cho cô nhiều việc hơn nữa – và khi cô phàn nàn, ông nói cô thiếu tận tâm với công việc. Cuối cùng căng thẳng lên tới mức đỉnh điểm.
“Ông ta quát tôi. Tôi đang ngồi trên ghế, và vì chịu quá nhiều stress, người tôi bắt đầu co thắt và tôi không thể mở được mắt ra,” Moon-jeong kể tiếp, gương mặt thân thiện có nốt tàn nhang của cô nhăn lại.
“Đồng nghiệp của tôi gọi xe cấp cứu và tôi được đưa tới bệnh viện.”
Tại bệnh viện, các bác sỹ cho cô biết stress đã khiến cô có các dấu hiệu sảy thai.
Tại sao bệnh Alzheimer ở phụ nữ lại nhiều hơn
Chín bí quyết cải thiện các mối quan hệ
Tôi đổi app hẹn hò lấy hẹn hò thật, và kết quả là…
Khi Moon-jeong đi làm trở lại sau một tuần nằm viện và giữ được thai nhi, cô cảm thấy sếp đã làm tất cả ông có thể để buộc cô phải thôi việc.
Cô nói những chuyện như thế không phải là hiếm.
“Tôi nghĩ có nhiều trường hợp phụ nữ rất lo lắng khi họ có thai và họ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi công bố họ có bầu,” cô kể.
“Nhiều người tôi quen không có con và dự định sẽ không có con”.
Văn hóa làm việc chăm chỉ, nhiều giờ và cống hiến hết mình cho công việc được cho là đã mang đến sự chuyển mình kỳ diệu của Hàn Quốc trong 50 năm qua, từ một nước đang phát triển trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhưng Yun-hwa nói vai trò của phụ nữ trong sự chuyển mình này dường như không được đếm xỉa tới.
“Thành công về kinh tế của Hàn Quốc còn phụ thuộc rất nhiều vào các công nhân nhà máy với mức lương thấp, mà số đông là phụ nữ,” cô nói.
“Và còn phải nói tới sự chăm lo mà phụ nữ dành cho gia đình của họ để đàn ông có thể đi làm và tập trung vào công việc.”
Ngày nay, phụ nữ đang ngày càng làm nhiều việc do đàn ông đảm nhiệm trước đây – ở các vị trí quản lý cũng như trong các lĩnh vực chuyên môn. Nhưng mặc dù có thay đổi nhanh về kinh tế và xã hội, quan điểm về giới chuyển biến rất chậm.
‘Tôi bị ám ảnh với quá khứ của bạn gái’
Tổng thống Hàn Quốc ăn cơm trưa 3 đô la
“Ở nước này, phụ nữ được trông đợi là những người cổ vũ cho đàn ông,” Yun-hwa nói.
Hơn thế nữa, theo cô, ở Hàn Quốc có xu hướng người phụ nữ đã lập gia đình phải đóng vai trò chăm sóc gia đình chồng.
“Có rất nhiều ví dụ, chẳng hạn một phụ nữ có việc làm, khi cô lấy chồng và có con, thì việc nuôi dạy con cái sẽ gần như hoàn toàn là trách nhiệm của cô. Và cô cũng được yêu cầu chăm sóc bố mẹ chồng nếu họ ốm đau.”
Một người đàn ông Hàn Quốc trung bình dành 45 phút một ngày cho những công việc không được trả lương như chăm con, theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD. Phụ nữ dành gấp năm lần thời gian cho những công việc đó.
“Tính cách của tôi không hợp với vai trò hỗ trợ kiểu ấy,” Yun-hwa nói. “Tôi rất bận rộn với cuộc sống của riêng mình.”
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chỗ cô không muốn lấy chồng. Cô thậm chí còn không muốn có bạn trai. Một lý do là rủi ro bị trở thành nạn nhân của tình dục trả thù, điều mà cô nói là một “vấn đề lớn” ở Hàn Quốc. Cô còn lo ngại về bạo lực gia đình nữa.
Viện Tội phạm học Hàn Quốc công bố kết quả một cuộc thăm dò năm ngoái cho thấy 80% đàn ông được hỏi thừa nhận họ đã có hành động thô bạo với bạn tình.
Khi tôi hỏi Yun-hwa đàn ông Hàn Quốc nghĩ thế nào về phụ nữ, cô cho tôi câu trả lời một từ: “Nô lệ.”
Có thể thấy rõ điều này đã gây ra tình trạng thiếu trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc. Tỷ lệ kết hôn ở nước này hiện đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay – 5,5 trên 1000 người, so với 9,2 hồi 1970 – và rất ít trẻ em được sinh ra ngoài vòng giá thú.
Chỉ Singapore, Hong Kong và Moldova có tỷ lệ sinh sản (số trẻ em bình quân trên một phụ nữ) thấp bằng Hàn Quốc. Tất cả bốn quốc gia này đều ở mức 1,2, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong khi tỷ lệ thay thế – tức là tỷ lệ cần thiết để dân số một nước duy trì ở mức hiện tại – là 2,1.
Một nhân tố khác khiến mọi người trì hoãn chuyện lập gia đình là lý do kinh tế.
Mặc dù giáo dục công là miễn phí, tính cạnh tranh cao trong trường học khiến phụ huynh phải chi thêm tiền cho con cái học thêm để theo kịp bạn bè.
Tất cả các yếu tố này cùng kết hợp để tạo ra một hiện tượng xã hội mới ở Hàn Quốc: Thế hệ Sampo. Từ “sampo” có nghĩa là từ bỏ ba điều – quan hệ, hôn nhân và con cái.
Độc lập một cách phá lệ, Yun-hwa nói cô chưa từ bỏ ba điều đó – cô chỉ lựa chọn không theo đuổi chúng mà thôi. Cô không nói rõ cô có định sống độc thân mãi, hay sẽ có quan hệ với phụ nữ không.
Hỏi chuyện những người Hàn Quốc từ thế hệ lớn tuổi hơn về tỷ lệ sinh con thấp, tôi thấy có sự tương phản rõ rệt về quan điểm. Họ coi những người như Yun-hwa là cá nhân chủ nghĩa và ích kỷ.
Tôi bắt đầu nói chuyện với hai phụ nữ ở độ tuổi 60 đang thư giãn trong công viên cạnh con sông chảy qua trung tâm Seoul.
Một bà nói với tôi bà có ba người con gái ở độ tuổi ngoài 40, nhưng không cô nào có con.
“Tôi cố gắng dạy cho chúng lòng yêu nước và nghĩa vụ với đất nước, và tất nhiên tôi rất muốn chúng có con để duy trì nòi giống,” bà nói. “Nhưng chúng quyết định không làm như vậy.”
“Phải thấy mình có nghĩa vụ với đất nước chứ,” bà bạn chen lời. “Chúng tôi rất lo lắng về tỷ lệ sinh con thấp ở đây.”
Yun-hwa và những người cùng trang lứa với cô, những người sinh ra trong một thế giới toàn cầu, không bị thuyết phục bởi những lập luận đó.
Khi tôi đặt vấn đề rằng nếu cô và những người cùng thế hệ không có con, văn hóa của đất nước Hàn Quốc sẽ chết, cô nói với tôi đã đến lúc văn hóa trọng nam khinh nữ phải chết.
“Must die [phải chết],” cô trả lời bằng tiếng Anh. “Must die!”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45223215
TC Còn Quỷ kế: Bán Tháo 1,500 Tỉ Đô Công Trái Mỹ;
Trump-Tập Sẽ Họp Về Chiến Tranh Mậu Dịch
WASHINGTON – Toán số là bất lợi với Trung Cộng trong đối đâu mậu dịch với Trump – hàng Trung Cộng nhập cảng nước Mỹ nhiều gấp 3 lần hàng Mỹ bán sang Hoa Lục.
Vũ khí của Trump là 1 rổ lớn hơn gồm số sản phẩm nguồn gốc Hoa Lục phải chịu thuế suât cao và ông biết.
Nhưng, Beijing có đòn bẩy khác, như đột ngột bán tháo 1500 tỉ MK công trái do Washington phát hành.
Mục xã luận trên báo Hong Kong cho hay: tình thế ấy sẽ là “rắc rối đôi”. Đòn này sẽ hậu thuẫn chiến thuật phá giá tiền yuan của Beijing cùng lúc gây biến động với kinh tế Hoa Kỳ.
Bán tháo không ngờ chắc chắn sẽ gây chấn động các thị trường tài chính – kinh tế gia Mark Zandi nói “Giới đầu tư sẽ thấy là leo thang có ý nghĩa của chiến tranh thương mại, báo hiệu còn kéo dài và gây thiệt hại rộng lớn hơn”.
Nếu bán tháo xẩy ra, kinh tế gia nghĩ rằng lãi suất căn bản sẽ tăng 0.1%, là có khả năng gây biến động đột ngột nếu diễn ra trong đoản kỳ.
Khi ấy, phe vay muợn sẽ phải chi nhiều hơn vì lãi suất mua nhà, mua xe, và lãi suất mọi thứ nợ đều tăng.
Quỹ dự trữ liên bang (hay FED) sốt sắng ngăn ngừa khủng hoảng, sẽ thay đổi chính sách tiền tệ…
Trung Cộng cũng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của lãi suất tăng, như mọi nước.
Khi ấy, Trung Cộng sẽ trở thành “quốc gia quái thú”, phá hoại toàn cầu hoá thay vì xây dựng.
Trong khi đó một bản tin khác của báo The Wall Street Journal hôm Thứ Sáu cho biết rằng các nhà đàm phán Trung Quốc và Hoa Kỳ đang lên lịch đối thoại để cố gắng chấm dứt vụ tranh chấp mậu dịch đưa đến các cuộc họp được hoạch định giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Trump và Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình trong các cuộc họp đa phương vào tháng 11, theo các viên chức của hai nước cho biết.
Tàu sân bay mới
sẽ tăng uy tín Bắc Kinh như thế nào?
Chiếc hàng không mẫu hạm đang được đóng của Trung Quốc sẽ gửi đi thông điệp về sức mạnh của nước này và nếu nó được triển khai trong các sứ mệnh nhân đạo, nó sẽ nâng cao hình ảnh của Trung Quốc như là một cường quốc có trách nhiệm, và do đó góp phần nâng tầm vị thế của Trung Quốc trong khu vực, theo nhận định của một nhà nghiên cứu.
Giáo sư kiêm nhiệm Richard Salmons của Đại học Temple có cơ sở tại Tokyo, đã có bài phân tích về tác dụng đánh bóng hình ảnh Trung Quốc của chiếc tàu sân bay thứ hai cũng là chiếc đầu tiên mà Trung Quốc tự đóng trong một bài phân tích có tự đề ‘Bằng cách nào tàu sân bay mới của Trung Quốc định hình trật tự khu vực’ đăng trên tạp chí Diplomat.
Lần thử nghiệm chạy trên biển của chiếc tàu sân bay tự đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc đã khơi mào tranh luận về sức mạnh hải quân Trung Quốc. Một số người lập luận rằng chiếc hàng không mẫu hạm, mặc dù vẫn dễ bị tổn thương trong một cuộc xung đột sẽ là cơ sở để củng cố vai trò lãnh đạo của Trung Quốc nếu như Mỹ triệt thoái khỏi khu vực.
“Sẽ tốt hơn nếu xem xét rằng hạm đội tàu sân bay mới này của Trung Quốc không cần phải đợi có chiến sự mới thể hiện được giá trị của mình, mà thật ra nó có tác dụng nhất là khi không có chiến tranh,” ông Salmons nhận định. “Thay vì đối đầu với những hải quân khác của các nước lớn, những chiếc tàu này một khi đi vào hoạt động sẽ làm tăng uy tín và vị thế của Trung Quốc trong trật tự khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Theo ông Salmons, điều này có thể xảy ra theo hai cách: thứ nhất là việc triển khai một hạm đội như thế trong thời bình sẽ giúp Trung Quốc làm giảm đi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực mà không cần phải đối đầu trực tiếp; thứ hai là những chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ gửi đi tín hiệu khiến cho các nước trong khu vực thay đổi hoàn toàn quan niệm về vị thế của Trung Quốc.
Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2015 đề ra nguyên tắc kết hợp ‘phòng vệ ven biển’ và ‘phòng vệ trên biển lớn’ và đặt ra mục tiêu cho đến năm 2030 xây dựng được năng lực viễn chinh giới hạn bao gồm hoạt động trong các thảm họa thiên tai, di tản, chống khủng bố và đảm bảo an ninh của các tuyến hàng hải.
Theo lời của một sỹ quan của Hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc (PLAN) thì chức năng của chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai này sẽ là làm những gì mà một chiếc tàu sân bay thực thụ phải làm: tuần tra chiến đấu và cung cấp viện trợ nhân đạo.
Hoạt động cứu trợ nhân đạo có vai trò quan trọng vì Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế với các nước lớn khác trong khu vực. Vị thế này có được thông qua việc thể hiện trách nhiệm. Sử dụng năng lực hải quân để cứu trợ nhân đạo là cách làm lý tưởng cho mục đích này vì nó giúp cho một nước nào đó chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, xây dựng các liên hệ quốc tế thực tiễn và thể hiển vai trò lãnh đạo về đạo đức.
Một ví dụ điển hình là trận sóng thần Ấn Độ Dương hồi năm 2004 mà sau đó đã kích hoạt một nỗ lực cứu trợ quốc tế do tàu sân bay Abraham Lincoln của Mỹ dẫn đầu. Một số học giả sau đó đã nhận định rằng thảm họa đã này đã khiến công chúng Trung Quốc mong muốn nước họ sở hữu tàu sân bay trong khi báo chí của quân đội Trung Quốc cho rằng việc phản ứng trước thảm họa có ý nghĩa chính trị là nó cho thấy tầm quan trọng của hải quân không chỉ trong trường hợp có chiến tranh mà còn trong việc ‘xây dựng đất nước, cứu hộ thiên tai và tái thiết’.
Theo ông Salmons, nhiều khả năng Bắc Kinh xem các chiến dịch nhân đạo trên quan điểm thực tiễn thẳng thừng vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, các chiến dịch nhân đạo củng cố thêm địa vị của họ trong khu vực bởi vì chúng là cách thể hiện tuyệt vời năng lực tác chiến thật sự. Bên cạnh đó, như Mỹ, Nhật và Úc đã chỉ ra, viện trợ nhân đạo là phương cách thực hiện ‘ngoại giao quốc phòng’ tuyệt vời.
Nhu cầu chuẩn bị cho những kịch bản thảm họa đem đến cái cớ linh động để tiếp cận cũng như hợp tác song phương với các đối tác khu vực bất chấp họ có nằm trong liên minh truyền thống hay không, còn thành tích hỗ trợ nhân đạo cũng biện hộ cho việc được quyền tiếp cận hay thậm chí là thiết lập căn cứ ở nước ngoài.
Thứ hai là, viện trợ nhân đạo sẽ đem đến những lợi ích những lợi ích về sức mạnh mềm có thể đo đếm được. Số liệu của Viện Nghiên cứu Pew cho thấy sự cải thiện rõ ràng trong thái độ của các nước đối với Mỹ sau những thảm họa thiên tai như trận sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004 và trận động đất, sóng thần ở đông Nhật Bản hồi năm 2011. Tương tự, Nhật Bản đã giành được vinh quang ngoại giao ở khối Asean sau khi họ triển khai hải quân rầm rộ nhất trong thời hậu chiến để hỗ trợ Philippines sau trận bão Hải Yến vào năm 2013 trong khi Bắc Kinh bị truyền thông chỉ trích vì cứu trợ nhỏ giọt.
Khía cạnh thứ ba khiến cứu trợ nhân đạo có tầm quan trọng đối với Trung Quốc là khả năng của lực lượng hải quân viễn chinh trong việc hỗ trợ di tản những công dân Trung Quốc trong các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài. Điều này từ lâu đã là một trọng điểm để Bắc Kinh thể hiện tính hợp pháp của chính quyền Đảng Cộng sản.
“Ngoài ra, viện trợ nhân đạo của một cường quốc mới nổi có thể làm xói mòn vai trò của cường quốc đã vững vàng và cho phép cường quốc mới nổi đó tăng vị thế trong trật tự khu vực,” ông Salmons viết.
Chi phí đắt đỏ của việc xây dựng một hạm đội chiến đấu cùng hàng không mẫu hạm, ước tính vào khoảng 10 tỷ đô la, cũng phù hợp với lập luận về biểu tượng quyền lực. Cũng giống như chương trình không gian của Trung Quốc và việc Bắc Kinh tổ chức Olympic, hàng không mẫu hạm sẽ là sự thể hiện với bên ngoài không chỉ về một đất nước giàu có mà còn là một đất nước có năng lực kỹ thuật và năng lực tổ chức dẫn đầu. Hàng không mẫu hạm là một biểu tượng được thừa nhận rộng rãi đến nỗi nó khiến cho các nước cảm nhận được ngay. Nếu Bắc Kinh triển khai tàu sân bay ra nước ngoài, thì không chỉ mọi người đều chú ý mà ai cũng sẽ hiểu dạnh quyền lực đang được thể hiện, vẫn theo ông Salmons.
TQ nói việc Mỹ chính trị hóa Viện Khổng Tử
cho thấy ‘sự thiếu tự tin’
Trung Quốc hôm thứ Sáu nói rằng việc một số người tại Mỹ chính trị hóa một tổ chức văn hóa do Trung Quốc điều hành cho thấy “sự thiếu tự tin,” sau khi Đại học Bắc Florida cho biết sẽ đóng cửa một chi nhánh Viện Khổng Tử tại trường này.
Trường đại học ở thành phố Jacksonville của bang Florida hôm thứ Ba nói sau khi “cân nhắc cẩn thận,” họ đã xác định rằng Viện Khổng Tử, mở chi nhánh ở đó vào năm 2014 để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa, đã không đáp ứng được sứ mệnh của trường đại học.
Một số nhà lập pháp Mỹ, bao gồm Thượng nghị sĩ Macro Rubio đại diện bang Florida, đã chỉ trích hơn 100 Viện Khổng Tử hoạt động trong khuôn viên các trường đại học trên khắp nước Mỹ, nói rằng các viện này là một phương tiện nhằm truyền bá ảnh hưởng của Trung Quốc đối với giáo dục đại học quốc tế.
“Việc một số người ở Mỹ chính trị hóa một cách vô căn cứ các Viện Khổng Tử, một chương trình giáo dục và trao đổi bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ, là tư duy Chiến tranh Lạnh điển hình và cho thấy sự thiếu tự tin,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một phản ứng gửi qua fax trả lời một câu hỏi của Reuters.
“Chúng tôi hi vọng rằng Mỹ có thể nhìn nhận một cách thỏa đáng công tác quan trọng mà Viện Khổng Tử làm để phát triển sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.”
Đại học Bắc Florida nói họ đóng cửa là bởi vì viện này không tuân theo các mục tiêu và sứ mệnh của trường.
Trường không nói rõ chi tiết mà chỉ nói rằng viện này sẽ đóng cửa vào tháng 2 năm sau. Trường có nghĩa vụ pháp lí là phải thông báo sáu tháng trước khi hợp đồng hết hiệu lực.
Ông Rubio là một trong số các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo rằng Viện Khổng Tử là nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị ra nước ngoài và đã góp phần vào tình trạng kiểm duyệt trong các trường đại học ở Mỹ.
Ông Rubio và các nhà lập pháp khác đã theo đuổi một luật bắt buộc các trường đại học tiết lộ những quà tặng lớn từ các nguồn nước ngoài, giữa lúc các chính trị gia Mỹ, bao gồm Tổng thống Donald Trump, nhưng cũng có nhiều nghị sĩ Dân chủ khác, đang thúc đẩy một lập trường cứng rắn hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi trong những tháng gần đây, với tranh chấp thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang.
Một số trường đại học khác ở Florida vẫn cho Viện Khổng Tử tiếp tục hoạt động, trong số hơn 100 trung tâm như vậy trên khắp nước Mỹ.
Bạn có sẵn sàng quá cảnh ở Trung Quốc?
Pamela ParkerBBC News, Singapore
Hãy thử đặt chuyến bay từ London tới Sydney, ta sẽ thấy một bức tranh về sự thay đổi trong lĩnh vực đi lại toàn cầu bằng đường hàng không trong những năm gần đây.
Kết quả sẽ là tương tự khi ta đặt vé bay từ Bangkok tới Los Angeles. Hay từ Singapore tới New York.
Trong cả ba trường hợp, các vé rẻ nhất thường đều là của một hãng hàng không Trung Quốc nào đó.
Hàng không Mỹ vẫn chưa bỏ tên Đài Loan trước 9/8
Hàng không Tre Việt sẽ bay tháng Mười?
Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ
Hãy xem tuyến bay từ London tới Sydney. Nếu bạn dùng một trong các trang mạng tìm vé nổi tiếng nhất để tìm chuyến bay đi và bay về vào hai ngày bất kỳ nào đó, chẳng hạn như ngày 30/10 và 2/11, thì giá rẻ nhất hiện ra vào thời điểm tôi viết bài này là của hãng China Southern Airlines.
Thế còn nếu bạn muốn bay giữa Bangkok và Los Angeles vào cùng những ngày đó, thì giá vé rẻ nhất là của hãng China Eastern Airlines.
Vậy thì nếu như bạn không ngại phải quá cảnh ở một thành phố nào đó của Trung Quốc, nơi bạn chưa từng nghe tên bao giờ, ví dụ như dừng lại ở Thanh Đảo trong 12 tiếng, thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.
Nhưng chính xác thì có phải việc các hãng hàng không Trung Quốc tăng lượng chuyến bay giúp đem lại giá vẻ dễ chịu hơn so với các đối thủ cạnh tranh đã hoạt động lâu đời hơn ở châu Âu, ở Mỹ, châu Á hay Trung Đông không? Liệu họ có cạnh tranh bình đẳng không?
Phi công TQ ‘bị hút nửa người’ ra ngoài máy bay
Anh bồi thường dân 3 tỷ đô để xây đường băng
Bạn có dám đi máy bay không người lái?
Và làm thế nào mà các hãng Trung Quốc lại có thể giành được một lượng tăng đáng kể đối với các khung giờ tiếp đất, vốn khá khó để lấy được, trên toàn cầu như vậy?
Không ai nghi ngờ gì về việc các hãng hàng không chính của Trung Quốc được chính phủ trợ giá, theo Shukor Yusof, sáng lập viên của Endau Analytics, một nhóm nghiên cứu về ngành hàng không có trụ sở tại Singapore.
Sự trợ giá khiến các hãng, chẳng hạn như ba hãng lớn nhất, gồm Air China, China Eastern và China Southern, nhanh chóng giành được thị phần trên toàn thế giới mà không phải lo lắng quá nhiều về việc thua lỗ.
“Các hãng hàng không Trung Quốc không công bố thông tin chi tiết, cụ thể,” ông Yusof nói. “Tuy nhiên, tính đến số lượng các chuyến bay thì sẽ là công bằng khi nói một số tuyến là hòa vốn, nhiều tuyến thua lỗ, và hiếm có tuyến nào có lời.”
Các hãng hàng không của Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ những chào mời của các chính quyền địa phương trong nước, theo đó sẽ trợ giá để các hãng đưa các tuyến bay quốc tế về các thành phố chính của địa phương, với hy vọng để tên tuổi các địa điểm này xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ, và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch.
Trong năm 2016, giới chức địa phương ở các vùng bên ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đã chi ít nhất 8,6 tỷ nhân dân tệ (1,3 tỷ đô la Mỹ) trợ giá cho các hãng hàng không, chủ yếu là bỏ vào các chuyến bay quốc tế, theo dữ liệu mà nhóm nghiên cứu chuyên phân tích về dữ liệu hàng không dân dụng, Civil Aviation Data Analysis, tập hợp.
Một trong các hãng hàng không nhỏ của Trung Quốc, Sichuan Airlines, chào mời dịch vụ từ Hàng Châu và Tế Nam đi Los Angeles, và cả hai tuyến này được cho là hoạt động chủ yếu dựa vào các khoản trợ giá, với chưa tới 60% số ghế được đặt chỗ, so với tỷ lệ trung bình của ngành hàng không toàn cầu năm 2017 là 81,4% kín chỗ.
Nhờ có sự trợ giúp tài chính của chính phủ Trung Quốc – sở hữu chủ chính tại các hãng Air China, China Eastern và China Southern – mà các hãng Trung Quốc cũng có ngân sách để mua các khung giờ hạ cánh trên thế giới. Đây là khoản tốn đến hàng chục triệu đô la, và các hãng hàng không phải mua lại từ các hãng hàng không khác.
Dẫu cho không ai nghi ngờ gì về việc chính phủ Trung Quốc dùng sức mạnh tài chính để giúp các hãng hàng không nước này chiếm thị phần hàng không toàn cầu, nhưng sẽ là quá đơn giản nếu cho rằng việc các hãng giành được vị trí thống trị là chỉ nhờ vào việc được nhà nước tài trợ.
Thay vào đó, ta cần phải nhớ rằng Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, và có số lượng ngày càng tăng những người có thể bay đi nghỉ ở nước ngoài. Điều này xảy ra cùng lúc với việc có nhiều quốc gia phương Tây nới lỏng các hạn chế về visa cho hành khách Trung Quốc.
Ông Yusof nói số người từ Trung Hoa lục địa bay ra nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một thập niên vừa qua, “là [mức] nhanh nhất trên thế giới”.
“Chúng ta đang nói đến con số gần 100 triệu ghế trong chỉ riêng năm 2017,” ông nói.
Ở bên ngoài châu Á, các điểm đi nghỉ được ưa chuộng nhất của dân Trung Quốc là Mỹ. Các du khách Trung Quốc chi trung bình gần 7.000 đô la Mỹ cho mỗi chuyến đi, theo Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ.
Xét đến cái lợi kinh tế mà ngành công nghiệp du lịch đem lại cho Mỹ và châu Âu, ta sẽ hiểu vì sao chính phủ các nước vui lòng cho thêm nhiều chuyến bay từ Trung Quốc đáp xuống.
Mức tăng trong số hành khách Trung Quốc bay ra nước ngoài mạnh tới mức Trung Quốc dự đoán sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới tính đến năm 2022, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu to lớn này, Trung Quốc cũng đang tiếp tục xây thêm nhiều sân bay. Trong năm 2010, nước này có 175 sân bay. Nay, họ có 230.
Andrew Herdman, tổng giám đốc Hiệp hội Hàng không Châu Á – Thái Bình Dương, nói rằng một yếu tố nữa đứng sau việc tăng mạnh lượng hành khách Trung Quốc là việc chất lượng dịch vụ của các hãng được nâng cao.
Và do chất lượng được nâng lên, ngày càng có nhiều hành khách phương Tây và Trung Quốc thấy hài lòng với việc bay trên các hãng hàng không Trung Quốc, nhất là họ lại có thể tiết kiệm được tiền.
Nhưng trở lại với vấn đề hỗ trợ tài chính từ chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương ở Trung Quốc, Peter Harbison, chủ tịch điều hành của nhóm nghiên cứu Centre for Aviation có trụ sở tại Sydney, nói rằng sẽ là đạo đức giả nếu như Hoa Kỳ và các nước châu Âu cứ phàn nàn quá nhiều.
“Toàn bộ cấu trúc quản lý ngành hàng không [quốc tế] được xây dựng dựa trên việc không công bằng, với những rào cản bảo hộ to lớn,” ông nói.
Ông Yusof đồng ý. “Theo quan điểm của chúng tôi thì việc các hãng hàng không phương Tây chỉ trích ba hãng hàng không lớn của Trung Quốc về việc nhận được các trợ giúp là hơi quá… khi mà các hãng của Mỹ và EU cũng nhận được các khoản trợ giá to lớn từ nước họ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45209496
Tập Cận Bình sẽ thăm Bình Nhưỡng lần đầu tiên
vào tháng tới
Tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 18/08/2018, loan tin là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Bình Nhưỡng vào tháng 9 theo lời mời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un nhân kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên.
Theo hãng tin Reuters, tờ báo Singapore không nói rõ là họ lấy thông tin đó từ nguồn nào, và bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng chưa có phản ứng gì. Các lễ kỷ niêm 70 năm lập quốc của Bắc Triều Tiên theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 09/09. Theo tờ The Straits Times, lịch trình viếng thăm Bình Nhưỡng của chủ tịch Tập Cận Bình có thể thay đổi vào giờ chót.
Tuy Bắc Kinh vẫn là đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, chưa bao giờ ông Tập Cận Bình đến thăm Bắc Triều Tiên, nơi mà người tiền nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào đã từng được đón tiếp vào năm 2005. Riêng ông Kim Jong Un thì đã đến Bắc Kinh đến 3 lần để thảo luận với ông Tập Cận Bình về hợp tác giữa hai nước và về các cải tổ kinh tế.
Ngoài chủ tịch Trung Quốc, cũng trong tháng tới, lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn sẽ đón tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In để họp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180818-tap-can-binh-se-tham-binh-nhuong-lan-dau-tien-vao-thang-toi
Quốc Hội Pakistan bầu
cựu vô địch cricket Imran Khan làm thủ tướng
Hôm nay, 18/08/2018, cựu vô địch bóng cricket Imran Khan, 56 tuổi, một thần tượng của người dân Pakistan, đã tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc Hội hôm qua chính thức bầu làm thủ tướng. Tân thủ tướng Pakistan đón nhận sự ủng hộ của Quốc Hội với một thái độ rất dè dặt, bởi trước mặt ông là những thách thức khổng lồ.
Thông tín viên Solène Fioriti tường trình từ Islamabad :
« Đầu cúi thấp, Imran Kahn đã đón nhận kết quả cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ với một nụ cười hài lòng nhưng dè dặt, khác hẳn với niềm vui sướng dâng trào vào lúc ông đoạt chức vô địch cúp bóng cricket thế giới hồi năm 1992.
Ngay sau đó, tân thủ tướng Pakistan tái khẳng định quyết tâm của ông loại trừ nạn tham nhũng, và tuyên bố sẽ đi đầu làm gương. Buổi tuyên thệ nhậm chức của tân thủ tướng sẽ được tiến hành rất giản dị, đúng với những phát biểu chống lại các hành động lạm dụng của giới chức quyền, gây ấn tượng mạnh trong cuộc tranh cử vừa qua.
Sau khi đạt được mục tiêu, người mà dân chúng Pakistan tôn sùng như một thần tượng chuẩn bị đối mặt với nhiều thách thức khổng lồ. Pakistan đang sắp lâm vào một thảm họa sinh thái,với nạn thiếu nước nghiêm trọng. Nếu chính quyền không làm gì để thay đổi tình trạng này, Liên Hiệp Quốc dự báo Pakistan sẽ cạn kiệt nước sạch vào năm 2025.
Bên cạnh đó, quốc gia này đang bị thâm hụt thương mại nghiêm trọng. Pakistan sẽ phải tìm cách để vay thêm hàng tỉ đô la nữa. Quỹ Tiền Tệ Quốc tế dự kiến sẽ cấp cho Islamabad đợt tín dụng thứ 13 (với khoảng 12 tỉ đô la).
Cuối cùng, một thách thức lớn khác là vấn đề an ninh bất ổn tại các tỉnh miền tây, nạn nhân của nhiều vụ tấn công khủng bố mới đây, mà thủ phạm chính là tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ».
Quân đội thường xuyên can thiệp
Về mặt chính trị nội bộ, một thách thức không dễ gì hóa giải với nhà cựu vô địch bóng cricket là mối quan hệ thường xuyên căng thẳng giữa chính quyền dân sự và phe quân đội. Quân đội thường xuyên can thiệp vào chính trường Pakistan trong suốt 71 năm, kể từ khi lập quốc. Gần một nửa thời gian này, quân đội trực tiếp điều hành đất nước. Các can thiệp của quân đội đã cản trở tiến trình xây dựng dân chủ tại Pakistan.
Cựu thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, cho đến khi bị phế truất hồi tháng 7/2017, vì tội « tham nhũng », đã nỗ lực khẳng định vị trí hàng đầu của chính quyền dân sự so với quân đội, và cố gắng cải thiện quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Sau khi bị phế truất, cựu thủ tướng Sharif đã tiến hành một chiến dịch phản công dữ dội trên truyền thông nhắm vào quân đội. Ông Sharif thậm chí đã nêu ra nghi vấn về quan hệ mờ ám giữa quân đội Pakistan và quân thánh chiến Hồi Giáo, một điều vốn được coi là cấm kỵ. Cựu thủ tướng Sharif bị kết án 10 năm tù vì tội tham nhũng, và bị bắt giam kể từ đầu tháng 7/2018.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180818-pakistan-cuu-vo-dich-bong-cricket-imran-khan-dac-cu-thu-tuong-ok