Chính phủ lưu vong Tây Tạng phát động chiến dịch mới đòi tự trị

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chính phủ lưu vong Tây Tạng phát động chiến dịch mới đòi tự trị
Thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng Lobsang Sangay.
Theo VOA – 05.06.2014
Chính phủ lưu vong Tây Tạng công bố một nỗ lực mới đòi quyền tự trị nhiều hơn cho Tây Tạng đối với sự kiểm soát của Trung Quốc, tìm cách chống lại những tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc và động viên tinh thần của những người Tây Tạng đang cảm thấy thất vọng.   4 năm đã trôi qua kể từ khi các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và đại diện của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, bị bế tắc. Kể từ đó đến nay, các điều kiện ở Tây Tạng ngày càng tệ đi và làn sóng tự thiêu phản đối Trung Quốc đang lan rộng.   Một số người trong cộng đồng người Tây Tạng lưu vong ngày càng trở nên mất kiên nhẫn với phương cách gọi là Con đường Trung Đạo của Đức Đạt lai Lạt Ma nhắm đạt quyền tự trị nhưng không phải tách khỏi Trung Quốc để độc lập.   Hôm nay, Chính quyền Tây Tạng Trung ương đặt trụ sở tại Ấn Độ loan báo một chiến dịch nâng cao nhận thức quốc tế mà họ nói là một nỗ lực mang tính phối hợp nhất từ trước tới nay nhằm mang lại các quyền tự do căn bản cho người dân Tây Tạng.

Ông Tsering Wangchuk.

Ông Tsering Wangchuk.

​ Ông Tsering Wangchuk, viên chức phụ trách truyền thông của Chính quyền Tây Tạng Trung ương cho VOA biết chiến dịch này không chỉ là lời kêu gọi đòan kết mà còn có mục đích đáp trả việc Trung Quốc bĩp méo các thơng điệp của người Tây Tạng.    Ông Wangchuk nói: “Chiến dịch nâng cao nhận thức có mục đích chống lại sự trình bày sai lạc của chính phủ Trung Quốc về chủ trương Trung Đạo và lời hô hào của Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với lời hô hào của chính phủ Tây Tạng cho một giải pháp hòa bình đối với vấn đề Tây Tạng. Trong vài năm qua chính phủ Trung Quốc đã tìm mọi cách để bóp mép lời hô hào của người dân Tây tạng.”   Trung Quốc tìm cách tạo dựng hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma như một phần tử ly khai nguy hiểm, một người đã xúi giục 130 vụ tự thiêu của người Tây Tạng kể từ năm 2009 tới nay. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ những cáo buộc này.   Nhiều người từng hy vọng là lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã lên nắm quyền vào năm 2012, sẽ cởi mở hơn để đối thoại về vấn đề Tây Tạng vì thân phụ của ông là một cựu Phó Thủ tướng có mối quan hệ gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma.   Giáo sư John Powers của Đại học Quốc gia Australia nói với đài VOA rằng những hy vọng đó cho tới nay dường như không có cơ sở.   Ông Powers cho biết: “Rõ ràng là Trung Quốc không hề có ý định nào để tổ chức bất kỳ một cuộc đối thoại nào cả, cho nên nhiều người tự hỏi liệu một phương thức chủ động hơn sẽ hiệu quả hơn chăng.”   Ông Powers, một chuyên gia về vấn đề Tây Tạng, nói mối quan tâm này đặc biệt nổi rõ trong cộng đồng người Tây Tạng lưu vong.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tại buổi giảng dạy hàng năm tại làng Dharmsala, Ấn Độ, ngày 4/6/2014.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tại buổi giảng dạy hàng năm tại làng Dharmsala, Ấn Độ, ngày 4/6/2014.

Ông nói: “Đức Đạt Lai lạt Ma đương nhiên là vẫn còn được nhiều người yêu mến và tôn kính. Nhưng ông đã theo đuổi chủ trương Trung Đạo này trong hơn 50 năm mà khơng đạt được thành quả nào có thực chất.”   Ông Powers nói có lẽ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà chiến dịch nâng cao nhận thức mở ra ngay sau ngày kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát ở Thiên An Môn, vào thời điểm mà người ta lại chú ý đến điều mà ông gọi là ‘chế độ đàn áp’ của Trung Quốc.   Hồi đầu tuần này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một thông cáo cho biết ông cầu nguyện cho những người đã ngã xuống vì tự do, dân chủ, và nhân quyền trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989 ở Quảng trường Thiên An Mơn.   Bộ Ngoại giao Trung Quốc giận dữ bác bỏ thông cáo này và cho rằng nó ẩn chứa động cơ đen tối và che giấu các ý đồ xấu xa.