Tin Việt Nam – 10/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 10/08/2018

Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố

Chính quyền Việt Nam ra quyết định khởi tố, cấm xuất cảnh, cấm ra khỏi nơi cư trú đối với blogger Huỳnh Thục Vy sau 15 giờ thẩm vấn bà vì hành vi ‘xúc phạm quốc kỳ’.

Sau khi được thả về từ đồn công an, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy khẳng định với BBC thông tin bà bị khởi tố do xịt sơn lên cờ tổ quốc.

Bà cũng cho hay Bộ Công an đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn là “cấm ra khỏi nơi cư trú” và “hoãn xuất cảnh” đối với bà.

“Họ ập vào nhà lúc 7h sáng lúc tôi và con gái đang ngủ hôm 9/8, cưỡng chế tôi đi trình diện. Sau đó thẩm vấn tôi suốt 15 tiếng đồng hồ. Khoảng 10h tối cùng ngày, họ cho xe đưa tôi về nhà,” bà Vy nói với BBC qua điện thoại từ Đắk Lắk chiều 10/8.

An ninh Việt Nam cũng tịch thu iphone, ipad, áo dài, áo khoác cờ vàng, laptop và “đặc biệt các sách quý” của bà.

“Việc họ dẫn giải tôi đi là điều bình thường. Điều tôi thấy bực mình là họ cưỡng chế chồng tôi, tịch thu điện thoại để chúng tôi không liên lạc được với bên ngoài. May là chồng tôi có giấu được một điện thoại nữa ở trong người nên mới liên lạc được với ông Phạm Bá Hải để báo tin.”

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt và khám nhà

Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do

Phim blogger Mẹ Nấm ‘gây sốc’ tại Bangkok

Theo mô tả của bà Vy, cuộc làm việc giữa bà và lực lượng an ninh diễn ra trong không khí thoải mái, dễ chịu. “Họ cho tôi ăn uống, đi vệ sinh bình thường.”

“Ban đầu họ có ý dọa nạt nhưng việc đó không hiệu quả với tôi nên dần dần họ nói chuyện bình thường, vui vẻ.”

Bà Vy nói trong 15 giờ làm việc với an ninh Việt Nam, bà được hỏi về việc ‘xịt sơn lên cờ Tổ quốc’, về việc tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu vào ngày 10/6,

Ngoài ra, an ninh Việt Nam cũng hỏi bà Vy về cuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam do bà viết, về các bài bà đăng tải trên mạng, và về mối quan hệ của bà với những người Thượng ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

Theo Quyết định Phê chuẩn khởi tố bị can do ông Trương Quang Sinh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ký, bà Vy bị cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ theo Điều 276 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Việc xúc phạm này là ‘có căn cứ’, theo “các tài liệu điều tra của Công an thị xã Buôn Hồ”.

Quyết định Tạm hoãn Xuất cảnh do trung tá Trần Quang Vinh, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thị xã Buôn Hồ ký, cho hay bà Vy không được xuất cảnh từ ngày 9/8 – 9/10/2018 “để phục vụ điều tra vụ án” và “ngăn chặn bị can xuất cảnh để bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.

Bà Vy bị cấm đi khỏi nơi cư trú ở thị xã Buôn Hồ từ ngày 9/8 – 9/10/2018.

Vì sao ‘xịt sơn lên cờ?

Bà Vy cho BBC biết bà thực hiện xịt sơn lên cờ Việt Nam vào ngày 1/9/2017.

Sau đó bà được an ninh Việt Nam cho biết có người tố cáo bà về hành vi này.

Trả lời BBC lý do xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, bà Vy nói:

“Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

“Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng.”

“Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không.”

‘Điều hồi tiếc nhất’

Bà Huỳnh Thục Vy nói với BBC rằng bà đã chuẩn bị tinh thần cho những tình huống bị bắt bớ như vậy.

“Từ trước đến nay quan điểm của tôi rất rõ ràng. Tôi là người sống có lý tưởng. Mọi việc tôi làm đều có ý thức sâu sắc. Không ai xúi giục, lãnh đạo. Nên việc tôi phải đối diện với họ, tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nên tôi làm việc với họ cũng thoải mái thôi.”

Bà Vy nói “không có gì phải lo lắng cho mình hết” mà “chỉ lo cho con”.

“Nếu tình huống xấu nhất xảy ra cho tôi thì cộng đồng quốc tế, bà con ở hải ngoại, những thân hữu của tôi ở bên ngoài sẽ chiếu cố đến chồng và con tôi. Nên tôi không lấy làm lo lắng lắm.”

“Con tôi không phải là đứa con duy nhất của người bất đồng chính kiến. Mẹ Nấm bị bỏ tù khi có hai con nhỏ. Bà Trần Thị Nga [Thúy Nga] cũng vậy. Tôi không thấy mình cô đơn trong cuộc đấu tranh này. Tôi thấy mình là một phần nhỏ, nhưng tất yếu của cuộc đấu tranh này. Và tôi vui lòng gánh lấy sứ mệnh của mình.”

“Cái mà tôi thấy hối tiếc nhất nếu tôi bị bắt, đó là tôi sẽ bỏ qua quãng đời tuổi thơ đẹp đẽ nhất của con tôi,” bà Vy nói với BBC từ Đắk Lắk.

Quốc tế nói gì?

“Việc bắt giữ này cho thấy nỗ lực chính trị của Việt Nam nhằm bịt miệng một trong những tiếng nói có trọng lượng nhất về nhân quyền,” bà Clare Algar, Giám đốc Điều hành Toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu trong thông cáo báo chí phát đi ngày 9/8.

“Huỳnh Thục Vy đã nỗ lực không mệt mỏi để vạch trần những vy phạm và buộc những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm, thông qua các hoạt động và các bài đăng trên blog cá nhân để hỗ trợ quyền của phụ nữ và người thiểu số. Vì những việc này, gia đình cô đã phải chịu sự giám sát, quấy nhiễu và đe dọa liên tục của chính quyền.”

Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế phát đi ngay sau khi bà Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ, trong đó bà Algar kêu gọi chính quyền tỉnh Đắk Lắk phải thả bà ngay lập tức và vô điều kiện. Đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam ngừng ngay lập tức việc đàn áp có hệ thống những nhà hoạt động ôn hòa.

Bà Huỳnh Thục Vy là người sáng lập ra tổ chức Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, với mục tiêu cổ vũ các giá trị của nhân quyền và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền là nữ giới. Bà thường xuyền viết blog về các vụ đàn áp nhân quyền bao gồm cả những vụ đàn áp nhắm tới các sắc dân thiểu số ở Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45140543

 

Chị Huỳnh Thục Vy,

Một Số Điều Cần Lưu Ý Về Điều 276

Nguyễn Văn Đài

Ngày 9 tháng 8 năm 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra công an thị xã Buôn Hồ đã ra quyết định khởi tố bị can số 52 với chị Huỳnh Thục Vy về tội danh xúc phạm quốc kỳ theo điều 276 Bộ luật hình sự 1999. Kèm theo là các quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, quyết định tạm hoãn xuất cảnh và quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

Để giúp cho chị Huỳnh Thục Vy trong quá trình bị cơ quan điều tra thẩm vấn, tôi xin phân tích điều 276 như sau:

“Điều 276.  Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy

Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Quốc kỳ được định nghĩa như sau:

Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho một nước ( cờ tổ quốc). Quốc kỳ của nước  Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng chủ yếu là bằng vải, nhưng dù được tạo ra bằng cách nào với chất liệu gì thì chỉ coi là quốc kỳ khi nó đầy đủ các điều kiện như đã quy định, đó là “hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Hiện nay trong các ngày tết, ngày lễ, ở những nơi công cộng các cơ quan thông tin treo băng, cờ khẩu hiệu, trong số đó có những băng màu đỏ, chiều dài 3 mét, chiều rộng 80cm, ở giữa cũng có ngôi sao vàng năm cánh; những tấm băng này không được coi là quốc kỳ. Cũng không coi là quốc kỳ những hình vẽ có hình giống quốc kỳ in trên tường, trên các phương tiện giao thông, trên quần, áo, nón, mũ, mặt, mũi…các hình vẽ này chỉ là hình ảnh, chứ không phải là quốc kỳ, nên không phải là đối tượng tác động của tội xúc phạm quốc kỳ.

Theo điều 276 thì hành vi khách quan chỉ có một đó là hành vi xúc phạm quốc kỳ.

Xúc phạm quốc kỳ là hành vi tác động trực tiếp vào quốc kỳ để thông qua đó làm tổn thương đến danh dự quốc gia, chứ không nhằm làm tổn thương đến một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Hành vi xúc phạm quốc kỳ phải bằng hành động cụ thể như: xé rách, bôi bẩn, đâm thủng, dẫm, đạp, vò nát cờ tổ quốc;; viết, vẽ nội dung không lành mạnh lên quốc kỳ hoặc có những hành động khác làm biến dạng quốc kỳ.

Điều 276 không qui định hậu quả phải là yếu tố định tội, nhưng điều này coi hành vi xúc phạm quốc kỳ là hành vi này xâm phạm đến danh dự quốc gia.

Trong các yếu tố cấu thành tội phạm của điều 276 thì yếu tố về mặt chủ quan của tội phạm mang yếu tố quyết định đến việc xác định có tội hay không. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan như sau:

Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là nhận thức được hành vi xúc phạm quốc kỳ của mình là xâm phạm đến danh dự quốc gia, nhưng vẫn thực hiện.

Còn người thực hiện hành vi xúc phạm quốc kỳ do những bức xúc cá nhân, do sơ ý hay không có mục đích xúc phạm đến danh dự quốc gia thì không bị coi là tội phạm.

Có thể khẳng định rằng, động cơ mục đích là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.

Nhưng điều nguy hiểm ở đây là nếu người  có hành vi xúc phạm quốc kỳ mà có động cơ, mục đích chống chính quyền Nhà nước thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phản bội tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội tuyên truyền chống Nhà nước,…

Để xác định mặt chủ quan của hành vi phạm tội thì chủ yếu dựa vào lời khai, lời trình bày của người đó trước cơ quan điều tra. Lời nói, lời tuyên bố của ngưởi đó khi thực hiện hành vi xúc phạm quốc kỳ.

Trong trường hợp cụ thể của chị Huỳnh Thục Vy:

1/Cơ quan điều tra phải thu được chứng cứ đó là lá cờ đã bị xịt sơn;

2/ Cơ quan điều tra phải chứng minh được lá cờ bị xịt sơn mà họ thu giữ được phải do chính chị Huỳnh Thục Vy thực hiện;

3/ Cơ quan điều tra phải chứng minh được việc chị huỳnh Thục Vy thực hiện hành vi xịt cờ có mục đích xúc phạm đến danh dự quốc gia.

Nếu hành động xịt sơn lên quốc kỳ là do bức xúc cá nhân nhằm phản đối đảng cộng sản VN, không có mục đích xúc phạm đến danh dự quốc gia thì chị Huỳnh Thục Vy không vi phạm điều 276 Bộ luật hình sự 1999.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/huynh-thuc-vy-and-flag-defaming-act-08102018101557.html

 

LS Đài: Đôi điều về một phiên tòa sắp xử ở VN

Luật sư Nguyễn Văn ĐàiGửi cho BBC từ Berlin, CHLB Đức

Ngày 17 tháng Tám tới đây, theo lịch trình, Toà án tỉnh Quảng Bình của Việt Nam sẽ đưa ông Nguyễn Trung Trực ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc tham gia Hội Anh em Dân chủ, một hội đoàn trong xã hội dân sự Việt Nam, với tội danh hoạt động nhằm lật đổ cái gọi là “Chính quyền Nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Là một luật sư theo dõi về nhân quyền nhiều năm ở Việt Nam và theo sát các hoạt động của xã hội dân sự, nhất là ở lĩnh vực vận động ôn hòa cho tự do hóa, dân chủ hóa ở trong nước, tôi có một vài câu hỏi và nhận xét như sau về vụ án này.

Trước hết, ông Nguyễn Trung Trực là thành viên cuối cùng trong số chín thành viên lãnh đạo của Hội Anh em Dân chủ bị bắt và đưa ra xét xử, khi đưa ông ra Tòa, xin hỏi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dựa vào những căn cứ nào để cáo buộc tội Hội trên có hoạt động nhằm lật đổ cái gọi là “Chính quyền Nhân dân”?

‘Tôi ba lần thấy ông Trịnh Xuân Thanh trong tù’

Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người

Ý kiến trước phiên xử Nguyễn Văn Đài

Luật sư VN ‘vô vọng trong các vụ an ninh’?

Các hoạt động đó nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của các từng lớp nhân dân về nhân quyền, xã hội dân sự nhằm phục vụ cho việc xây dựng nước Việt Nam dân chủ và văn minhLuật sư Nguyễn Văn Đài

Chiểu theo một bản án (số 117/2018/HS-ST ngày 05/4/2018) của Toà án thành phố Hà Nội và một bản cáo trạng (số 143/CT-VKS-P1 ngày 5/7/2018) của Viện Kiểm sát tỉnh Quảng Bình thì họ dựa vào chín chứng cứ sau đây:

Tổ chức họp các hội viên; xây dựng cương lĩnh của Hội Anh em Dân chủ; Xây dựng cơ cấu tổ chức của Hội Anh em Dân chủ; Phát triển lực lượng của Hội Anh em Dân chủ; Đào tạo hội viên.

Quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ, tài trợ kinh phí cho Hội Anh em Dân chủ; Tuyên truyền chống cái gọi là “Nhà nước CHXHCN Việt Nam”; Tiến hành kích động người dân phản đối chính quyền; Bản kết luận giám định ngày 10.3.2017 của Hội đồng giám định Bộ thông tin và truyền thông giám định về các cuộc họp bàn của Hội Anh em Dân chủ.

Để rộng đường dư luận

Tôi có một số luận điểm muốn đưa ra ở đây về vụ án này, cũng như về Hội Anh em Dân chủ (sau đây gọi tắt là Hội) và các thành viên của Hội để dư luận rộng đường tham khảo.

Thứ nhất, từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của Hội, mọi thành viên đều tuân thủ các mục tiêu chính trị được ghi trong Điều lệ của Hội.

Đó là đấu tranh bảo vệ và thực thi các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế nghi nhận; và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh.

Bởi vậy cái mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án Cộng sản Việt Nam gọi là chứng cứ từ điếm 1-6 là những hoạt động bình thường của tất cả các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới và Việt Nam.

Các hoạt động đó nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của các từng lớp nhân dân về nhân quyền, xã hội dân sự nhằm phục vụ cho việc xây dựng nước Việt Nam dân chủ và văn minh.

Họ có quyền lên án, phê phán các chính sách, việc làm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, khi gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích trực tiếp của chính họ. Đó là các quyền hợp hiến và hợp pháp của các thành viên Hội.Luật sư Nguyễn Văn Đài

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, phát triển thành viên, vận động ngoại giao và tài chính của Hội Anh em Dân chủ cũng chỉ nhằm mục đích thực hiện tốt và hiệu quả việc quảng bá nhân quyền, bảo vệ các quyền con người và góp phần vào việc xây dựng chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam.

Các hoạt động bình thường đó theo tôi không thể nào lật đổ được cái gọi là “chính quyền Nhân dân”.

Cáo buộc tuyên truyền chống cái gọi là “Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo tôi, cũng hết sức phi lý và có tính chất qui chụp.

Lý do là bởi vì các thành viên của Hội Anh em Dân chủ chỉ sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ các quan điểm cá nhân về chính trị, kinh tế, xã hội đã và đang xảy ra ở Việt Nam.

Họ có quyền lên án, phê phán các chính sách, việc làm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, khi gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích trực tiếp của chính họ. Đó là các quyền hợp hiến và hợp pháp của các thành viên Hội.

Các việc làm này của họ, theo tôi, không bao giờ là nhằm tuyên truyền chống cái gọi là “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” hay có thể nhằm lật đổ cái gọi là “Chính quyền Nhân dân”.

‘Thực hiện nghĩa vụ, hợp hiến’

Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố

Hoàng Hưng: ‘XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng’

Xử nặng bất đồng, VN đang ‘lợi bất cập hại’

Có một cáo buộc nữa được đưa ra là điều được gọi là”tiến hành kích động người dân phản đối chính quyền”.

Đây là việc mà theo tôi biết, một số thành viên Hội Anh em Dân chủ kêu gọi người dân và tham gia thực hiện quyền biểu tình bảo vệ môi trường trong vụ Formosa phá huỷ môi trường biển khu vực miền Trung.

Chúng ta đều biết, quyền tự do biểu tình qui định tại Điều 25, và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mỗi công dân qui định tại Điều 43 Hiến pháp Việt Nam 2013.

Như vậy mọi công dân có quyền tự do biểu tình để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi mà nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương được cho là đã vô trách nhiệm để công ty Formosa huỷ hoại môi trường.

Kêu gọi biểu tình và tham gia biểu tình để bảo vệ môi trường là quyền hiến định của mọi công dân Việt Nam.

Kêu gọi biểu tình và tham gia biểu tình để bảo vệ môi trường là quyền hiến định của mọi công dân VN.Luật sư Nguyễn Văn Đài

Bản kết luận ngày 10/3/2017 của Hội đồng giám định Bộ thông tin và Truyền thông giám định về các cuộc họp bàn của Hội Anh em Dân chủ. Theo tôi, đây là một sự ‘vu khống và chụp mũ’ của nhà cầm quyền khi Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng tài liệu do cơ quan an ninh thu thập bằng biện pháp vi phạm Hiến pháp và Pháp luật.

Cụ thể là thế nào? Cụ thể theo tôi là cơ quan an ninh đã có dấu hiệu vi phạm Điều 21 Hiến pháp và Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự khi được cho là tiến hành ‘ghi âm trộm’ các cuộc họp của Hội Anh em Dân chủ.

Đồng thời toàn bộ nội dung của các cuộc họp đó, theo tôi biết, không có câu chữ nào mà các thành viên sử dụng phản ánh mục đích hay âm mưu của cái gọi là “lật đổ chính quyền Nhân dân”.

Thứ hai, ở Việt Nam, từ góc nhìn của tôi, không hề có “Chính quyền Nhân dân” là khách thể mà điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999 bảo vệ.

Điều 4 Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã ‘đóng đinh’ quyền lãnh đạo của đảng CSVN, bởi vậy nhân dân Việt Nam theo tôi đã bị tước đoạt quyền làm chủ đất nước của mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam mà cụ thể là Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương có thể thấy là quyết định mọi vấn đề của đất nước, nhân dân Việt Nam đã và đang chỉ có nghĩa vụ thực hiện, mọi sự đưa ra lấy ý kiến nhân dân chỉ là hình thức và có thể nói chỉ là có tính chất uyển ngữ ‘lừa dối’.

‘Chính quyền nhân dân’tồn tại?

Đồng thời nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, theo quan điểm của tôi, đã cấm đoán mọi tổ chức, đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Khi nhân dân không có quyền tự do lựa chọn và quyết định đảng cầm quyền, người lãnh đạo đất nước thông bầu cử tự do và công bằng thì chính quyền đó làm sao có thể gọi là ‘Chính quyền Nhân dân’?

Có thể thấy khái niệm hay định nghĩa về Chính quyền Nhân dân không có trong Hiến pháp Việt Nam 2013 và nó hết sức mơ hồ trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam. Đồng thời Quốc hội, hệ thống các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị xã hội…, đều đặt dưới sự quản lý và lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Việt Nam.

Bởi vậy, chế độ chính trị của Việt Nam như thế giới đã nhìn nhận đã và đang là một chế độ độc đảng, toàn trị, mà trong đó chính quyền độc đảng, chuyên chế này mang nhiều tính chất mà theo tôi là ‘phản tiến bộ, phản dân chủ’, đi ngược lại xu thế văn minh của thời đại về nhiều phương diện từ chính trị, thể chế, luật pháp cho đến quản lý xã hội v.v…

Với những luận điểm, căn cứ ấy, tôi đề nghị và yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và không điều kiện cho ông Nguyễn Trung Trực và các thành viên khác đã bị kết án tùLuật sư Nguyễn Văn Đài

Theo tôi, một nguyên tắc bắt buộc của nền chính trị dân chủ là phải có đa nguyên và đa đảng. Không có đa nguyên, đa đảng thì không bao giờ có Chính quyền Nhân dân cả.

Do vậy, mục đích của Hội Anh em Dân chủ khi nhìn nhận khách quan, công tâm, cũng là vận động, đấu tranh bằng phương pháp ôn hoà bất bạo động, nhằm tiến tới xây dựng một chế độ chính trị dân chủ đa đảng và khi đó Chính quyền Nhân dân mới được thiết lập ở Việt Nam. Lúc đó điều 79 Bộ luật hình sự 1999 hay điều 109 Bộ LHS năm 2015 mới có khách thể bảo vệ.

Thay lời kết luận, tôi cho rằng hội Anh em Dân chủ cùng với các thành viên của mình được thành lập và hoạt động hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp ở Việt Nam, với mục đích cổ suý và bảo vệ các quyền con người; vận động xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ đa đảng.

Hoạt động của Hội theo tôi là chính nghĩa, hoàn toàn phù hợp với mong ước của nhân dân, quần chúng tiến bộ của Việt Nam ở trong và ngoài nước, phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi của xã hội Việt Nam, phù hợp với trào lưu dân chủ của nhân loại tiến bộ.

Nhà cầm quyền Cộng sản, theo quan điểm của tôi, khi đưa ra cáo buộc về cái gọi là “lật đổ chính quyền Nhân dân” với Hội Anh em Dân chủ và các thành viên của Hội là ‘hoàn toàn vu khống’, ‘chụp mũ, phi lý và bất công’.

Với những luận điểm, căn cứ ấy, tôi đề nghị và yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và không điều kiện cho ông Nguyễn Trung Trực và các thành viên khác đã bị kết án tù.

* Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư nhân quyền và cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam, thành viên sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, hiện đang định cư tại Cộng hòa Liên bang Đức.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45145461

 

Ba tù nhân thành viên Chấn Hưng Nước Việt

 bị chuyển trại

Ba thành viên phong trào Chấn Hưng Nước Việt là ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và sinh viên Trần Hoàng Phúc lần lượt bị chuyển sang các trại giam khác nhau. Biện pháp này được tiến hành sau phiên tòa phúc thẩm ngày 10/7 vừa qua tại Hà Nội.

Ngày 10-8-2018, bà Huỳnh Thị Út cho Đài Á Châu Tự Do biết con trai bà là Trần Hoàng Phúc bị chuyển vào trại giam An Phước, Bình Dương.

Việc chuyển trại đi thường người ta không báo trước cho mình, khi mà người nhà mình có số điện thoại của gia đình, khi họ đến trại giam mới sẽ được phép gọi về nhà báo cho mình biết là đang ở trại giam nào.

Chiều hôm qua, có một người tự xưng ở trại An Phước gọi điện thoại báo cho mình là Phúc hiện giờ đã ở trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương.

Nhưng mà mình không biết nguồn tin đó có đúng hay không, sáng nay mình lên trại giam số 1 kiểm chứng thì được biết Phúc đã chuyển trại vào Bình Dương”.

Bà Út cũng cho hay, 2 thành viên khác của Phong trào Chấn Hưng Nước Việt là Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển cũng bị chuyển trại trước đó. Theo lời bà này thì  gia đình anh Nguyễn Văn Điển báo qua điện thoại cho biết là Điển gọi điện báo đã đến trại giam số 5 Thanh Hóa vào ngày 3-8-2018. Còn anh Vũ Quang Thuận thì cách đây mấy ngày bà Út cũng lên trại tạm giam số 1 thì và cũng thấy dán thông báo anh Thuận đã bị chuyển vào trại giam Nam Hà, Hà Nam.

Đối với thanh niên Trần Hoàng Phúc đây có thể xem là trường hợp hiếm hoi một tù nhân lương tâm chuyển về gần tỉnh mình đang sinh sống để tiện cho việc thăm nuôi của người thân. Gia đình của Phúc hiện nay đang sinh sống ở TPHCM.

Trước đó, ngày 31 tháng 1 năm 2018, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” và tuyên phạt ông Vũ Văn Thuận 8 năm tù, 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Điển 6 năm 6 tháng tù và 4 năm quản chế; riêng sinh viên Trần Hoàng Phúc bị tuyên 6 năm tù, 4 năm quản chế vì đã giúp sức cho 2 người còn lại.

Ngày 10-7, cả 3 người đều TAND Hà Nội bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.

Một ngày sau đó, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phát đi thông cáo bày tỏ “thất vọng sâu sắc trước việc một tòa án phúc thẩm đã giữ nguyên bản án đối với Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc”.

Đại sứ quán Mỹ “kêu gọi Việt Nam lập tức thả tự do những cá nhân này và tất cả những tù nhân lương tâm khác, và cho phép các cá nhân tại Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-political-prisoners-moved-to-new-jails-08102018081815.html

 

Dân biểu Mỹ: Báo động

tình trạng Việt Nam gia tăng bắt bớ công dân Mỹ

Một loạt các dân biểu và Thượng nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng phản đối việc chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp các tiếng nói đối lập và bắt bớ những công dân Mỹ trong thời gian gần đây.

Trong một thông cáo báo chí hôm 9/8 của gia đình Michael Phuong Minh Nguyễn, một công dân Mỹ đang bị Việt Nam giam giữ, các dân biểu Hoa Kỳ được trích lời đều lên án việc Việt Nam bắt giữ công dân Mỹ Michael Phuong Minh Nguyễn và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho ông ngay lập tức.

Michael Phuong Minh Nguyễn, 54 tuổi, bị chính quyền Việt Nam bắt giữ hôm 7/7 khi đang đi du lịch Việt Nam cùng một số người bạn trong nước. Đại sứ quán Hoa Kỳ sau đó thông báo cho gia đình ông này biết ông bị bắt để điều tra về cáo buộc có hành vi lật đổ chính quyền. Mặc dù vậy ông vẫn chưa bị cáo buộc chính thức. Cuộc điều tra được cho biết có thể kéo dài từ 3 đến 5 tháng.

Dân biểu Mimi Walters trong thông cáo báo chí đưa ra vào sáng ngày 9/8 nói rằng việc tiếp tục bỏ tù ông Michael Nguyễn của chính quyền Việt Nam là điều không thể chấp nhận được và phải được chấm dứt ngay lập tức. Bà cho biết bà sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để đảm bảo ông Michael Nguyễn được sớm trả tự do.

Dân biểu Alan Lowenthal hôm 8/8 cho biết trong thời gian qua chính quyền Việt nam đã gia tăng các đàn áp đối với những tiến nói đối lập và bắt bớ các công dân Mỹ. Điều này là đặc biệt đáng báo động khi mà các công dân Mỹ trở thành các đối tượng được nhắm tới của chính quyền áp bức. Dân biểu cam kết sẽ làm việc với các dân biểu khác ở cả hai đảng và chính phủ Mỹ để gửi ra một thông điệp rõ ràng rằng Việt Nam không thể tiếp tục vi phạm nhân quyền và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt Mỹ.

Các dân biểu Ed Royce, và Lou Correa cũng đã lên tiếng ủng hộ ông Michael Nguyễn. Trong khi đó, từ tiểu bang Texas, hai thượng nghị sĩ Ted Cruz và John Cornyn cũng hứa sẽ tham gia ủng hộ gia đình ông Michael Nguyễn.

Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho ông Michael Nguyễn trên trang change.org hiện đã thu thập được hơn 50.000 chữ ký chỉ trong 10 ngày lập.

Trước ông Michael Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt khác là William Nguyễn cũng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì tham gia biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6 phản đối dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Will Nguyễn bị kết tội gây rối trật tự công cộng và bị trục xuất khỏi Việt Nam hôm 20/7.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-congressmen-urge-vn-to-release-us-citizen-08092018150628.html

 

Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ

Chuyên gia kinh tế chỉ ra một số rủi ro Việt Nam có thể đối mặt nếu phụ thuộc quá mức vào đối tác thương mại lớn nhất của ĐNA hiện nay – Trung Quốc.

Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ, lần đầu tiên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái. Mỹ, trước đó, giữ vị trí này trong 15 năm, theo dữ kiện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được Bloomberg trích dẫn.

Thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 46,82 tỷ đô la, với xuất khẩu của Việt Nam chiếm 16,62 tỷ đô la, theo VnExpress.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 61,5% so với năm 2016, lên đến 35,46 tỷ đô la.

Xu hướng này kéo dài trong năm 2018 với các chuyến hàng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng 24,7% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 8,9%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Trump ‘phàn nàn về Trung Quốc’

Chiến tranh thương mại: VN ‘cần dứt khoát thoát Trung’

‘Không nên găm giữ đô la Mỹ’

Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay, với nhu cầu của Trung Quốc cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương, phát biểu trên VnExpress rằng chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng khiến hàng địa phương ít khả năng cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.

Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi.

Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La, nói Trung Quốc từng là một thị trường dễ dàng nhưng gần đây đã thắt chặt các quy định nhập khẩu. Nếu không đảm bảo các quy định của họ, hàng Việt Nam có thể bị trả lại.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng hơn 13% mỗi năm từ năm 2018 – 2020, do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất tăng.

Với xuất khẩu chiếm hơn 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, quá phụ thuộc vào một thị trường có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế, WB cảnh báo.

Hiện Việt Nam đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và các nước ở châu Âu, và cùng 10 quốc gia khác ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để ngăn chặn việc này.

Bloomberg cho biết Việt Nam từng dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng sự phụ thuộc xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng với việc ông Trump đang muốn tăng cường chính sách bảo hộ thương mại trong nước, Trung Quốc đang lấp đầy chỗ trống bằng cách tăng hoạt động thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á, theo VnExpress.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45140541

 

Hàng chục ngàn người chết vì rượu bia,

WHO “hiến kế” cho Thủ tướng

Tổ chức Y tế Thế giới WHO mới đây đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ lo ngại tình trạng sử dụng rượu bia ở VN và đề xuất một số giải pháp kiểm soát cho Chính phủ Hà Nội.

Bức thư  nêu rõ “Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm và sử dụng rượu bia ở mức nguy hại là nguyên nhân chính”.

Mục đích của bức thư là để góp ý cho Chính phủ Hà Nội khi đang xem xét Luật phòng chống tác hại của bia rượu.

Ba giải pháp cơ bản nhất được WHO nêu ra đó là tăng giá đồ uống có cồn nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia; điều tiết mật độ điểm bán, thời gian bán và độ tuổi được mua; và kiểm soát hoặc cấm các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi rượu bia.

Thạc sĩ Thân Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Phát triển Tri thức, thuộc Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, nhận định đây là những biện pháp cần thiết nhưng chưa đủ để kiểm soát việc tiêu thụ rượu bia trong điều kiện xã hội VN:

Theo quan điểm của tôi, việc áp dụng những biện pháp ví dụ như tăng giá rượu hay đánh thuế cao hoặc cấm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng cần làm dần dần. Có thể cấm quảng cáo hay nâng giá rượu cao nhưng người ta vẫn có những biện pháp chẳng hạn như ở VN nguồn rượu cung cấp cho người uống đa phần tự nấu từ gạo, sắn, ngô và các loại men, đặc biệt ở nông thôn. Những biện pháp này để hạn chế nam giới uống rượu sẽ có những tác động nhất định. Tuy nhiên để tính đến những biện pháp chiều sâu thì tôi nghĩ phải cần những biện pháp khác nữa. Nếu dùng các biện pháp hành chính thì ban đầu sẽ tạo ra những phản ứng xã hội đối với nhà lập chính sách.

Tuy nhiên để tính đến những biện pháp chiều sâu thì tôi nghĩ phải cần những biện pháp khác nữa.
– Thạc sĩ Thân Trung Dũng

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, một chuyên gia về các vấn đề xã hội, công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội VN, cho rằng những giải pháp WHO đưa ra đòi hỏi một sự quyết tâm thực hiện cao của Chính phủ thì mới có hiệu quả:

Tôi nghĩ kiến nghị này rất hữu ích và chắc chắn là những giải pháp mang lại hiệu quả. Tất nhiên với ba giải pháp đó chưa phải là đủ nhưng đó là những điều cần phải làm. Để làm được những giải pháp này không phải đơn giản, nó cần một sự quyết tâm lớn của Chính phủ và chỉ có Chính phủ mới làm được những giải pháp này. Nếu chính phủ không quyết tâm cao, mà chỉ nói xong để đấy thì cũng chẳng thực hiện được.Bởi vì những điều này đụng đến kinh tế, những người hưởng lợi từ kinh doanh rượu bia thì đương nhiên người ta không muốn thực thi những chính sách như thế này.

Cho nên phải có một chính sách thật mạnh của Chính phủ để đưa vào luật bắt ép họ thì mới có thể làm được.

Năm 2016, Việt Nam ước tính có 79.000 người tử vong vì sử dụng rượu bia, và hàng trăm ngàn người khác phải nhập viện vì các bệnh liên quan đến đồ uống có cồn. Thiệt hại do sử dụng rượu bia gây ra tại Việt Nam là khoảng 1,3-3,3% GDP.

WHO cho biết người Việt tiêu thụ rượu bia nhiều hơn các quốc gia khác, trung bình một người trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong năm 2016, trong khi các quốc gia trong khu vực sử dụng ít hơn nhiều như ở Mông Cổ là 7,4 lít, Trung Quốc là 7,2 lít, Campuchia là 6,7 lít, Philippine là 6,6 lít và Singapore chỉ có 2 lít.

Một khảo sát khác của WHO và Bộ Y tế công bố năm 2016 cho thấy 77% đàn ông VN uống rượu bia. Con số này khiến VN xếp thứ 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ hai và thứ 10 ở Châu Á về tiêu thụ rượu bia.

Trong khi đó chỉ số phát triển con người (HDI) mới được đưa ra vào tháng tư năm nay thì Việt Nam ở hạng 116/182 của thế giới.

Thạc sĩ Thân Trung Dũng cho rằng có nhiều nguyên nhân về văn hóa, xã hội khiến đàn ông VN uống nhiều rượu bia:

Văn hóa của đàn ông Việt Nam trong việc uống rượu xuất phát từ mối quan hệ trong gia đình, cũng như làng xã của người Việt Nam. Bất kể có công việc gì họ đều có chén rượu. Trong đám hỏi, đám cưới người ta cũng chúc nhau bằng những chén rượu có lẽ để nâng niềm vui lên. Trong các sự kiên vui của gia đình, công ty, doanh nghiệp họ đều uống rượu. Theo quan sát của tôi và một số nghiên cứu thì đa số các hợp đồng làm ăn cũng hay được bàn trên bàn rượu.

Theo cách hiểu của tôi thì uống rượu, đặc biệt là nam giới, có nhiều giá trị. Uống để kết nối bạn bè, cộng đồng, thể hiện khía cạnh nam tính của đàn ông. Người ta có câu “nam vô tửu như kỳ vô phong”, tức nam không uống rượu không khác gì lá cờ không có gió.

Hàng chục năm về trước Chính phủ đã đưa ra các quy định quản lý các hoạt động mua bán rượu bia, theo đó thì mọi sản phẩm bia và rượu cần phải được kiểm sóat, quản lý chặt chẽ từ gian đoạn sản xuất đến lưu thông phân phối.

Nghị định số 40/2008 đề ra những điều khoản cụ thể như bắt buộc doanh nghiệp phải có giấy phép sản xuất kinh doanh rượu. Bên cạnh những điều kiện như vậy, nghị định cũng liệt kê nhiều biện pháp xử lý nghiêm khắc nếu kinh doanh rượu không đúng địa điểm, không đúng nội dung ghi trong giấy phép, cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, cấm khuyến mại rượu trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có quy định phạt tiền nếu bán rượu cho trẻ dưới 16 hoặc ép trẻ dưới 16 uống rượu.

Mặc dù đã có quy định rõ ràng nhưng thực tế cho thấy ở khắp các ngõ ngách trong các thành phố và ở cả các vùng nông thôn, các quán rượu không giấy tờ mọc lên như nấm và người bán hàng cũng không quan tâm khách bao nhiêu tuổi. Đây có thể coi là minh chứng cho thấy các chính sách không mang lại kết quả cao.

Các chương trình của VN mới ló lên thế thôi, còn các áp lực từ cả chính sách lẫn xã hội để làm giảm nó thì chưa cao.
– TS. Phạm Quỳnh Hương

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho biết Chính phủ VN đã thực hiện một số biện pháp để kiểm soát sử dụng rượu bia nhưng chưa thực sự hiệu quả:

Chính phủ VN có một số chương trình giảm uống rượu bia ví dụ như không uống rượu bia nếu lái xe hay làm trong công sở. Tuy nhiên tác dụng của những biện pháp này chỉ chút chút thôi không đáng kể. Tình trạng người ta uống vẫn quá nhiều.

Theo như tôi biết ở Thái Lan hay một số nước ASEAN, họ có những chương trình đã khá lâu rồi. Họ đầu tư tiền nong, công sức và người ta thực thi rất tốt, thì tôi thấy nó có hiệu quả khá tốt.

Còn các chương trình của VN mới ló lên thế thôi, còn các áp lực từ cả chính sách lẫn xã hội để làm giảm nó thì chưa cao thành ra tôi nghĩ còn rất lâu mới có hiệu quả nào đấy.

Bên cạnh những gợi ý WHO đưa ra, bà Phạm Quỳnh Hương cho rằng VN cần giảm bớt bất bình đẳng xã hội, bớt tỷ lệ người nghèo khổ hoặc đảm bảo mức an sinh xã hội để mang lại tâm lý thoải mái cho người dân. Ngoài ra, cần phải giảm tham nhũng trong xã hội để dân không phải tìm đến bàn rượu mới giải quyết được công việc. Bên cạnh đó, tuyên truyền giáo dục giới trẻ về tác hại của rượu bia cũng như văn hóa ứng xử tốt đẹp. Bà nói rằng tất cả những giải pháp này cần được Chính phủ lồng ghép vào một chương trình và thực hiện nó một cách kiên trì hàng chục năm mới hi vọng có hiệu quả.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/whos-suggestions-to-pm-on-curbing-alcohol-consumption-in-vn-08092018130024.html

 

Lũ lớn ở Kon Tum và đồng bằng sông Cửu Long

Lũ quét tràn về các xã thuộc huyện H’Drai thuộc tỉnh Kon Tum trong ba ngày qua gây thiệt hại nặng nề trong khi diễn biến lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục lên.

Báo Thanh Niên hôm 10/8 cho biết mưa lớn kéo dài từ ngày 8/8 đã khiến lũ đổ về trên con suối Bãi Lau, làm ngập ngan đường công vụ, làm ngập cầu Bãi Lau hơn 1 m và cuốn trôi tất cả những gì trên đường đi của lũ.

Nước lũ về từ sáng ngày 9/8 và chỉ trong vài giờ đã nhấn chìm nhiều nóc nhà của người dân ở đây, tài sản của người dân bị cuốn trôi.

Báo Thanh Niên trích lời ông Bùi Văn Nhàng, Phó Chủ tịch UBND huyện H’drai cho biết mưa lũ đã làm ngập 11 thôn, làng. Các thôn làng này bị cô lập cho đến tận sáng ngày 10/8 mới có thể tiếp cận được.

Cho đến chiều ngày 10/8, vẫn chưa có thống kê đầy đủ thiệt hại do lũ quét gây ra. Đài khí tượng Thủy văn Kon Tum cảnh báo sẽ vẫn tiếp tục có mưa to ở địa phương, rủi ro thiên tai ở cấp độ 1.

Trong khi đó, theo đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước các trạm trên sông Mê Kong từ Campuchia về hạ lưu đang lên.

Mực nước cao nhất ngày 10/8 trên sông Tiền tại Tân Châu (An Giang) có thể vượt mức báo động 1. Dự báo của đài khí tượng thủy văn cho biết do ảnh hưởng của nước từ thượng nguồn kết hợp với triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh trong những ngày tới. Đỉnh lũ năm nay được dự báo sẽ rơi vào khoảng nửa đầu tháng 10.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai trước đó cho biết lũ năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long về sớm một phần do sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào cộng với mưa thượng nguồn và triều cường.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/flash-flood-swept-by-central-region-08102018083906.html

 

Dự án đặc khu: Cần bỏ hẳn chứ không chỉ hoãn

Nguyễn Tường Thụy

Không có gì mới:

Chương trình kỳ họp thứ 26 của UB Thường vụ Quốc hội không còn nội dung cho ý kiến về Dự Luật đặc khu như đã lên trước đó. Lý do của việc này là dự án luật đang được cân nhắc lại, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của nhân dân – theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.  Ông Phúc cho rằng cũng chưa vội vã lắm vì còn 2 tháng nữa kỳ họp thứ 6 của Quốc hội mới diễn ra.

Như vậy, việc tạm nhấc Dự Luật đặc khu ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 26 của UBTVQH không có gì mới so với việc ngày 11/6/2018, Quốc hội quyết định lùi việc thông qua Dự Luật này sang kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào tháng 10/2018. Điều này cho thấy Dự Luật đặc khu sẽ vẫn được thông qua trên cơ sở sửa đổi đôi chút nội dung hay một vài câu chữ nhằm xoa dịu dư luận.

Vì vậy tình hình đặc khu chẳng có gì sáng sủa hơn trước thông tin này.

Không thể không ra luật?

Khi đưa dự án Luật đặc khu ra thảo luận ở kỳ họp thứ 5, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát ngôn đầy tính áp đặt: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”. Quyết tâm này xuất phát từ việc họ đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc thành lập 3 luật đặc khu để bán. Nhưng kỹ lưỡng, công phu không đồng nghĩa với cẩn thận, sáng suốt.

Khi Dự Luật đặc khu được đưa ra kỳ họp thứ 5 để thông qua, người ta mới sững sờ và tìm hiểu mới biết, dự án luật này đã được ráo riết chuẩn bị từ nhiều năm trước đó.

Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ý tưởng xây dựng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 10 thì hoạt động xung quanh việc thành lập đặc khu mới được đẩy nhanh, trước hết nhằm vào Vân Đồn. Những cuộc hội thảo, những đoàn cán bộ của Quảng Ninh đi thăm học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, rồi những đoàn cố vấn TQ sang Việt Nam ngày càng nhộn nhịp hơn. Rồi Luật đặc khu được bắt tay vào xây dựng từ năm 2014.  Vân Đồn được ví như “đại công trường” của Quảng Ninh với hơn 70 dự án về hạ tầng đô thị, giao thông, dịch vụ du lịch ồ ạt triển khai.

Cho tới đầu năm nay thì Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng đặc khu kinh tế được thành lập do ông Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban.

Mặc dù buộc phải lùi lại thời gian thông qua Dự Luật đặc khu nhưng trong giới cầm quyền vẫn không ngừng tuyên truyền cho nó. Nguyễn Văn Thân, đại biểu quốc hội nói “không ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm” và hối thúc cần phải làm đặc khu càng sớm càng tốt. Tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục đề xuất cần nhanh chóng hoàn thiện Luật đặc khu v.v…

Tại sao người VN phản đối đặc khu:

Phía cầm quyền đã tưởng việc thông qua Luật đặc khu tại kỳ họp thứ 5 chỉ là vấn đề thủ tục. Thế nhưng, dự luật này vấp phải sự phản đối gay gắt của công luận và các tầng lớp nhân dân. Ông Nguyễn Xuân Phúc phải thừa nhận Luật đặc khu đã “gây ra làn sóng khủng khiếp”. Đây là một điều mà Bộ Chính trị ĐCSVN và Quốc hội VN không lường trước được và họ hoàn toàn bất ngờ. Cuộc xuống đường ngày 10/6/2018 và sau đó của hàng chục nghìn người ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác buộc Quốc hội phải dừng thông qua Luật đặc khu, tuy vẫn “dọa” sẽ thông qua vào kỳ họp tới.

Dự Luật đặc khu bị phản đối quyết liệt có 2 nguyên nhân chính:

Thứ nhất là việc lập đặc khu là không cần thiết. Nhiều học giả chỉ ra rằng, mô hình đặc khu đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Mặt khác, đã có Luật Đầu tư tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài rồi thì xây dựng Luật đặc khu để làm gì? Điều thấy rõ là nhà cầm quyền VN muốn tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho một đối tượng đầu tư cần được ưu đãi hơn, mà ai cũng biết là TQ. Nghĩa là, cùng đầu tư vào VN nhưng nhà đầu tư TQ sẽ được ưu tiên hơn.

Đặc khu là sản phẩm của việc học tập TQ. Đặc điểm chung của các nước cộng sản là rất say sưa với xây dựng hình mẫu nhưng hình mẫu nào cũng hỏng. Vào thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc từng ầm ỹ lên các điển hình về phong trào thi đua như: “Sóng Duyên Hải”, “Gió Đại Phong”, “Trống Bắc Lý”, “Cờ Ba nhất”… Điển hình nào cũng ồn ào một thời gian ngắn rồi tắt ngóm.

Từ trước đến nay, nhà cầm quyền VN hầu như cái gì cũng làm theo TQ và đã thất bại đau đớn nhưng cho đến tận bây giờ, TQ vẫn là hình mẫu của họ, vẫn là học tập kinh nghiệm của TQ. Trong khi đó, có nhiều bài học thành công của các nước khác, trên thế giới có, trong khu vực có thì họ rất dè dặt. Và điều kỳ lạ hơn, họ học tập TQ cả trong khi chính TQ là kẻ đã thôn tính biển đảo, đất liền của VN, giết người VN và phần chủ quyền còn giữ được cũng luôn luôn bị đe dọa. Ngụy biện cho việc này là luận điệu “học ở chính kẻ thù”. Trong khi nhân dân VN căm ghét và cảnh giác đối với TQ thì lãnh đạo VN hầu như không thèm đếm xỉa đến. Họ mụ mẫm đến nỗi tận bây giờ vẫn say mê với mô hình đặc khu của TQ trong khi chính TQ đã từ bỏ nó.

Ngoài lý do không cần thiết phải lập đặc khu thì nguyên nhân chính vấp phải sự phản đối của nhân dân là yếu tố TQ. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng rối rít trấn an rằng Dự Luật không có chữ nào nói đến TQ, nhưng không qua được mắt người dân VN.

Xét về Luật, không có chữ nào nói đến một đối tượng cụ thể mới là bình thường. Nó là điều sơ đẳng nhất, chẳng cần gì phải thanh minh. Nhưng hình như vì trung thành với TQ quá, nhiệt tình với TQ quá không kiềm chế nổi nên hình bóng TQ vẫn cứ lởn vởn trong Dự luật đặc khu. Điều 55 của Dự luật này không dám gọi thẳng TQ mà trí trá gọi là “nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh”. “Nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh” không phải là TQ thì là nước nào vậy, thưa ông Nguyễn Chí Dũng? Câu hỏi này nhiều người đã đặt ra, chẹn vào họng ông Nguyễn Chí Dũng và ông ta không thể trả lời.

Yếu tố TQ không chỉ căn cứ vào sự bóng gió trong Dự Luật mà người ta khẳng định được khi xét toàn bộ quá trình chuẩn bị cho đặc khu như đã điểm qua trên đây và xét về mối quan hệ vừa đặc biệt, vừa khó hiểu giữa ĐCSVN và ĐCSTQ. Trong quá trình chuẩn bị, chỉ thấy VN cử người sang TQ học kinh nghiệm, rồi cố vấn TQ sang VN chỉ đạo, có mặt trong các cuộc hội thảo về đặc khu chứ làm gì có nước nào khác dính dáng đến.

Giải pháp tốt nhất: Không đặc khu

Cho TQ thuê đất ắt dẫn đến mất nước, điều này nhiều người đã phát biểu, nhiều bài viết đã phân tích. Sự lo lắng của người VN hoàn toàn có cơ sở vì TQ là kẻ thù nguy hiểm và truyền kiếp đối với VN. Khi TQ vờ vịt tình đồng chí, anh em, chung hệ tư tưởng với VN thì chúng càng lộ rõ dã tâm hơn và xâm lược ráo riết hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng vươn qua đảo Hải Nam, chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN và khống chế Biển Đông. Điều này, thời kỳ chưa cộng sản là hoàn toàn không có.

Người VN hiểu quá rõ về kẻ thù của mình, chỉ có lãnh đạo đất nước là cố tình không hiểu.

Khi Dự Luật đặc khu vấp phải sự phản đối của nhân dân, họ còn lừa mị, đánh lạc hướng dư luận rằng sẽ hạ thời gian cho thuê từ 99 năm xuống 70 năm. Họ làm như thể người dân chỉ lo lắng mỗi chuyện cho thuê 99 năm thì lâu quá và vì vậy chỉ cần hạ xuống là xong. Nhưng người dân trả lời ngay bằng khẩu hiệu: Không cho Trung Cộng thuê đất, dù chỉ 1 ngày.

Vấn đề cho thuê đất, có thể thấy rõ người VN chỉ bức xúc, gay gắt và cảnh giác cao độ khi đối tượng thuê là TQ. Giả sử có một hiệp định cho Anh, Mỹ hay Nhật, Hàn thuê đặc khu nào đó kể cả với thời hạn 99 năm thì sẽ không vấp phải sự phản đối như vậy, nếu không nói còn được hoan nghênh.

Như vậy, thái độ của người dân đối với đặc khu là nói không với TQ, còn mục đích của nhà cầm quyền là lập đặc khu để cho TQ thuê. Mâu thuẫn này là đối kháng và buộc phải giải quyết, hoặc là nhà cầm quyền nghe theo dân, hoặc là họ bất chấp tất cả.

Tuy nhiên, bây giờ không phải lúc nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm. Hàng chục nghìn người dân xuống đường phản đối dự án đặc khu, cho dù hàng trăm người bị bắt và hàng chục người đã bị kết án tù. Họ cần phải hiểu, sự phản đối của người dân với tất cả lòng can đảm xuất phát từ lòng yêu nước chứ không có thế lực thù địch nào ở đây cả. Cần phải tính trước những gì sẽ xảy ra nếu họ cố tình thông qua Dự Luật đặc khu để rước giặc vào nhà. Đàn áp, bỏ tù người yêu nước chỉ có thể là kẻ bán nước.

Tốt nhất, nhà cầm quyền hãy từ bỏ vĩnh viễn dự án đặc khu. Hoặc Luật đặc khu phải ghi rõ trừ TQ ra và cấm TQ đầu tư thông qua một bên thứ ba. Nhưng để tránh rắc rối và cho chắc chắn thì không đặc khu gì cả.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/sez-need-to-be-scrapped-08102018103148.html

 

Ấn Độ điều tra bán phá giá thép của Việt Nam

Ấn Độ đang tiến hành điều tra trợ cấp và bán phá giá đối với các sản phẩm thép không rỉ nhập từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thông tin này được hãng Reuters trích dẫn nguồn từ báo cáo của Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Bộ Công thương Ấn Độ vào ngày 10/8.

Theo báo cáo, phía Ấn Độ đã tìm thấy những chứng cớ đầu tiên cho thấy hai quốc gia nêu trên đã trợ cấp cho ngành thép của mình nhằm chiếm ưu thế cạnh tranh, gây phương hại đến nền sản xuất thép Ấn Độ.

Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Bộ Công thương Ấn Độ nhận được đơn thưa của các công ty sản xuất thép Ấn Độ.

Theo báo cáo của Cơ quan chống gian lận thương mại, có rất nhiều biện pháp được Việt Nam và Trung Quốc sử dụng để giảm giá thành sản xuất, bao gồm giảm/ hoặc miễn thuế, giảm thuế thuê đất trong khu công nghiệp, giảm gíá điện, nhận những khoản tín dụng ưu đãi.

Có rất nhiều cơ quan và địa phương ở Trung Quốc được nêu lên trong báo cáo này. Có hai ngân hàng Việt nam bị nêu tên là đã cấp tín dụng xuất khẩu hoặc bảo trợ tài chính cho các công ty thép, đó là Ngân hàng Phát triển Việt nam và Ngân hàng Vietin.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/india-probe-vietnam-china-steel-08102018090027.html

 

Việt- Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vào sáng ngày 10 tháng 8, có buổi gặp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kazuyuki Nakane đang viếng thăm Việt Nam. Cuộc gặp được cho biết nhằm tăng cường mối quan hệ quốc phòng giữa hai phía.

Báo trong nước đưa tin về buổi tiếp, dẫn lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp. Trong đó, lĩnh vực hợp tác quốc phòng được cả hai bên đặc biệt quan tâm.

Thượng tướng Vịnh bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, vấn đề hợp tác quốc phòng sẽ được hai bên tiếp tục tăng cường phát triển, chú trọng ở các lĩnh vực như trao đổi đoàn, hải quân, cứu hộ cứu nạn, tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc…

Về phía Nhật Bản, ông Kazuyuki Nakane khẳng định sẽ thúc đẩy vấn đề hợp tác quốc phòng trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương được ký vào tháng 10 năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng ký tháng 4 năm 2018.

Nhật Bản là nước trong thời gian qua hỗ trợ tàu tuần tra biển cho Việt Nam và Philippines nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hàng hải vào khi Trung Quốc công khai hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vietnam-japan-strengthen-defense-cooperation-08102018085348.html

 

Slovakia trừng phạt ngoại giao Việt Nam

vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Slovakia chính thức rơi vào khủng hoảng sau khi Bộ Ngoại giao Slovakia tuyên bố sẽ không cử đại sứ tới Hà Nội vì phía Việt Nam giữ im lặng trước cáo buộc của Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Các nhà điều tra Đức và cảnh sát Slovakia – những người nói họ chứng kiến vụ bắt cóc, cho biết một phái đoàn quan chức Việt Nam đã sử dụng một chuyến thăm chính thức tới Slovakia để đưa ông Thanh, cựu lãnh đạo ngành dầu khí mà mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Đức, từ Bratislava sang Moscow để về Việt Nam.

Chúng tôi sẽ không (cử đại sứ tới Hà Nội) cho tới khi chúng tôi xác minh được liệu Slovakia có bị phía Việt Nam lợi dụng hay không.

Boris Gandel, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia

Việt Nam đã không cung cấp bằng chứng để chứng minh cáo buộc này là sai, theo Bộ Ngoại giao Slovakia.

“Tại thời điểm này chúng tôi không có đại sứ tại Đại sứ quán ở Hà Nội,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel cho VOA biết hôm 10/8. “Chúng tôi sẽ không thay đổi quyết định này cho tới khi chúng tôi xác minh được liệu Slovakia có bị phía Việt Nam lợi dụng hay không.”

Truyền thông Đức cáo buộc chính phủ Slovakia giúp các quan chức Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, thực hiện vụ bắt cóc ông Thanh – người mà Việt Nam lúc đó đang truy nã vì tội làm thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch một công ty xây dựng của tập đoàn dầu khí PetroVietnam.

Theo một số sỹ quan cảnh sát Slovakia tham gia hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam được nhật báo Dennik N trích lời xác nhận rằng ông Thanh bị bí mật đưa về Việt Nam trên một máy bay công vụ của chính phủ Slovakia.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của chính phủ Slovakia, Anton Hrnko, hôm 1/8 nói phía Đức đã đưa ra một cáo buộc nghiêm trọng và “chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bác bỏ. “Nếu chúng ta không làm được, chúng ta phải có hành động cương quyết để giải quyết vấn đề,” ông Hrnko được TASR trích lời nói.

Trong những ngày gần đây, truyền thông Slovakia đăng tải nhiều về vụ việc này và cáo buộc phía Việt Nam “lợi dụng” chính phủ Slovakia để đưa ông Thanh ra khỏi châu Âu.

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, Dương Trọng Minh đã bị triệu tập để giải thích về các cáo buộc trên, theo trang web của Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết ông Minh sẽ bị triệu tập lần nữa để giải trình sự việc mặc dù không cho biết thời gian cụ thể.

Nếu như phía Slovakia xác minh được rằng Việt Nam đã lợi dụng họ trong vụ bắt cóc mà phía Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam tiến hành thì “sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho các mối quan hệ chung” giữa Việt Nam và Slovakia, theo người phát ngôn Gandel.

Hôm 6/8, Thủ tướng Slovakia nói chính phủ ông sẽ làm tất cả những gì có thể để điều tra khả năng dính líu của chính phủ nước ông tới vụ bắt cóc này.

Hôm 9/8, Radio Slovakia cho biết ông Lê Hồng Quang, cựu cố vấn Thủ tướng Slovakia Robert Fico, cựu đại biện lâm thời Slovakia tại Hà Nội đã “mất tích”. Được biết ông Lê Hồng Quang là nhân chứng rất quan trọng trong việc móc nối cho Tô Lâm mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa từ Bratislava sang Moscow hôm 26/7/2017.

Vụ việc đã gây căng thăng trong mối quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam kể từ khi Đức cáo buộc Việt Nam bắc cóc ông Thanh vào ngày 23/7/2017 trong khi Hà Nội nói ông Thanh tự về đầu thú.

https://www.voatiengviet.com/a/slovakia-trung-phat-ngoai-giao-viet-nam-vi-vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh/4522940.html