Ngọn Đèn Khuya – Trương Thái Hòa

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ngọn Đèn Khuya – Trương Thái Hòa

Ông giáo Hương có khu vườn hơn một mẫu,  nằm sát dòng Sông Tiền, phong cảnh rất thơ mộng, thuộc thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, ông có ba người con, hai đứa con trai lớn đều lập gia đình và ra riệng, ông và bà vợ sống chung với đứa con gái út tên. Lê Huỳnh Nhã Lan, ông lấy họ ông và họ vợ, cộng thêm tên Nhã Lan để đặt tên cho đứa con gái của mình, vì ngoài giờ đi dạy ông sở thích chơi lan, là thú chơi tao nhã, nên ông lấy tên Nhã thêm vào chữ lót, còn tên Lan ví như loài hoa lan đẹp. Trong thị trấn Cái Bè người ta thường gọi Nhã Lan là hoa khôi miệt vườn, ngoài giờ đi học về Nhã Lan thường giúp mẹ bán trái cây cho mối lái. Khu vườn ông giáo Hương trồng các loại trái cây như, Cam sành, quít, chôm chôm, mãng cầu và đu đủ.

Đến năm 1977 Nhã Lan tròn hai mươi tuổi, bửa nọ Phong đến nhà thăm thầy cũ, tình cờ nhìn thấy Nhã Lan, Phong như bị hốt hồn, và từ đó Phong đổi cách xưng hô, gọi thầy xưng con, thay vì trước đây trong lớp học. Phong thường gọi thưa thầy xưng em, làm cho ông giáo Hương đặt dấu hỏi trong đầu. Sau khi gặp Nhã Lan ra về, cuối tuần từ thành phố Mỹ Tho, Phong thường chạy xe xuống thị trấn Cái Bè, thăm thầy giáo Hương, và mỗi lần đến Phong hay mua quà cáp biếu thầy.

Bà Nga má của Phong lấy làm lạ, sao con mình tuần nào cũng xuống Cái Bè làm gì, và bửa nọ bà hỏi con mình, Phong à! má thấy tuần nào con cũng đi xuống Cái Bè, à ! mà con đi xuống đó có chuyện gì không, Phong thưa thiệt với má của mình, dạ nói thật với má con để ý thương em Nhã Lan con của thầy giáo Hương đó má, hay bửa nào con chở má xuống đó xem gia cảnh họ như thế nào. Bà Nga nghe con mình thốt như vậy bà mĩm cười, và nói thôi được cuối tuần nầy, má sẽ chiều con đi đến đó xem sao, Phong nghe má mình đồng ý trong lòng vui như mở hội.

Phong chở má mình đến nhà ông giáo Hương, thấy Nhã Lan lom khom đếm cam bỏ vào giỏ cần xé, để giao cho lái buôn, nhìn thấy Phong đến cùng người đàn bà, Nhã Lan đoán ngay bà nầy là má của anh Phong, Nhã La đứng thẳng người khoanh tay miệng nói dạ con chào bác, bà Nga nhìn Nhã Lan mĩm cười  gặt đầu chào con, còn bà giáo Hương mở miệng chào chị, và giục Nhã Lan vào trong nấu nước pha trà đãi khách, hai người đàn bà xã giao, bà Nga khen khu vườn nhà chị đẹp, và anh chị có đứa con gái rất đẹp và dễ thương, Phong đứng gần nghe má mình khen Nhã Lan, làm cho Phong rất mừng, bà giáo Hương nói dáng của chị thật quí phái. Câu chuyện xã giao đến đây, Nhã Lan từ trong nhà đi ra, cuối đầu nói, dạ con mời bác và anh Phong vào nhà uống trà. Hai má con Phong vừa bước vào nhà, thì ông giáo Hương đi xe đạp, từ thị trấn Cái Bè cũng vừa về đến nhà.

Bà Nga mở đầu câu chuyện, dạ thưa anh chị, cháu Nhã Lan năm nay bao nhiêu tuổi rồi hã anh chị, bà giáo Hương vọt miệng trả lời trước, dạ thưa chị con Lan năm nay tròn 20 tuổi, cháu học hết lớp 12, vì nhà đơn chiếc, nên nhà tôi cho cháu nghỉ học, để giúp việc nhà. Câu chuyện xã giao khoảng nữa tiếng, má của Phong xin phép được đi thăm khu vườn, Nhã Lan làm hướng dẫn viên, đi qua hết khu vườn cam, thì đến khu vườn quít, bà Nga đứng lại ngắm nhìn những giò lan, đong đưa màu sắc tuyệt đẹp, kế bên có căn nhà thủy tạ, để bạn bè của ông giáo Hương đến đây, uống trà và ngắm lan, phong cảnh thơ mộng, cộng với thú chơi tao nhã, làm cho đôi chân của bà Nga, nặng trĩu không muốn bước, vì đôi mắt cứ  bám chặt vào giò lan giáng hương, đến nỗi bà quên giờ giấc. Sau đó hai má con Phong xin phép ra về, và hẹn sẽ trở lại nơi đây, bà giáo Hương cầm trên tay một túi cam sành và ít trái chôm chôm, bà nói chị đến đây tụi nầy không có gì, chỉ có ít trái cây xin biếu chị ăn lấy thảo, bà Nga vui vẻ nhận quà, và nói cám ơn anh chị, bác cám ơn Nhã Lan, đã đưa bác đi tham quan khu vườn. Chiếc xe của Phong vừa khuất dạng, ông giáo Hương và bà vợ vào trong nhà, còn Nhã Lan ra sau nấu bửa cơm chiều, ông giáo Hương nói, bửa đầu tiên Phong nó đến đây, nó đổi cách xưng hô là anh đã để ý nó rồi, bà giáo Hương nói, em thấy thằng Phong có vẻ ngoan hiền, và má của Phong lại khen con Lan mình đẹp, giỏi dễ thương, nếu duyên nợ đến, thì em chấp nhận Phong là rể tương lai nhà mình, ông giáo Hương nói với vợ, anh cũng đồng ý, nhưng nhà mình đơn chiếc, gả con Lan đi không ai phụ việc nhà, nếu họ tiến tới anh giao điều kiện bắt rể.

Hai tuần sau má của Phong nhờ người mai mối, đến dạm hỏi Nhã Lan cho Phong, bà giáo Hương hỏi ý con gái mình, Nhã Lan hơi thẹn thùng, trả lời, con không biết do ba má quyết định, bà giáo Hương thuật lại câu chuyện, ông giáo Hương nói với người mai mối, tôi đồng ý gả con Nhã Lan cho thằng Phong, nhưng với điều kiện tôi bắt rể. Người mai mối xin phép ra về, bà thuật lại câu chuyện với bà Nga má của Phong, bà Nga nói tôi có ba đứa con trai, không có con gái, ba của Phong sau năm 75 đi cải tạo bị bệnh chết, tôi nghĩ bên nhà anh giáo Hương chỉ có cháu Nhã Lan giúp việc, tôi thì đồng ý để cho anh chị giáo Hương bắt rể, dẫu sao tôi cũng còn hai đứa con trai kế thằng Phong, thôi tôi nhờ chị ngày mai đi xuống thị Trấn Cái Bè, báo tin cho bên đàn gái họ biết tôi chấp nhận, để cho Phong làm rể nhà anh giáo Hương.

Mai mối coi như xong, nhà trai và nhà gái tiến tới làm lễ cưới cho Phong và Nhã Lan, hôn lễ chỉ tổ chức một bên nhà gái, vào ngày rằm tháng mười một âm lịch, năm một ngàn chín trăm bảy mươi bảy. Lúc nầy kinh tế bao cấp cả nước thật bi đát, hôn lễ chỉ tổ chức đơn sơ, ông giáo Hương chỉ mời bà con lối xóm, và ít bạn bè nhà giáo đến dự, đãi tiệc không quá mười bàn, lễ cưới không có quay phim chụp hình, đêm nhóm họ có nhạc sỹ miệt vườn ông hai Dậu, và trai gái bạn bè của cô dâu đến giúp vui, dưới ánh trăng thanh vằng vặc, cô dâu với làn da trắng mịn, mặc chiếc áo dài màu thiên thanh, trang sức bằng vòng kiềng vàng óng ả, tăng thêm vẻ đẹp của người con gái, bà con gắn cho cái tên hoa khôi miệt vườn, chú rể không có áo veston, chỉ mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, như không kém phần điển trai.

Sau lễ cưới Phong và Nhã Lan hưởng tuần trăng mật, chỉ quanh khu vườn, tân lang và tân giai nhân, đi tản bộ đến căn nhà thủy tạ, ngồi sát bên nhau. Phong ngắm nhìn chậu lan giáng hương và nói, Nhã Lan à ! em ví như chậu lan giáng hương kia đang ngủ say khi lúc đông về, còn anh là ngọn gió xuân thổi vào em, để đánh thức em dậy, gió xuân làm cho giáng hương em nở hoa khoe hương sắc, Phong vừa dứt lời, làm cho Nhã Lan như vừa uống cạn ly rượu giao bôi, Nhã Lan mềm môi mĩm cười và nói. Anh Phong à ! em xin đổi lời lại, tân lang của em ơi ! ngọn gió xuân thổi vào tuổi mộng mơ, nhưng có dừng lại không gian đầy thơ mộng nầy, hay còn thổi đi tận nơi đâu, Phong đáp lại tên của anh là phong, cũng có nghĩa là ngọn gió, nhưng ngọn gió nầy chỉ thổi vào tân giai nhân của anh mà thôi. Nhã Lan ngã đầu vào vai của Phong, chỉ tay lên trái cam trên cành và nói, trái cam bên ngoài da của cam sần sùi, nhưng bên trong hương vị rất ngọt ngào, thời gian nhan sắc có phai tàn như bên ngoài trái cam, nhưng em ví như múi cam vẫn ngọt ngào, ngọn gió xuân của anh mãi mãi ngự trị trong trái tim em. Phong choàng tay vào vai Nhã Lan, hôn lên mái tóc bồng bềnh của Nhã Lan, hương tóc của người vợ mới cưới, làm cho trái tim của Phong một lần nữa rung động. Nhã Lan rút người lại dựa vào bờ vai của Phong, như con ốc rút vào giỏ. Phong thỏ thẻ nói với Nhã Lan, lúc anh học lớp mười một, giờ văn thầy giáo giảng về hai câu nho.

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.

Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Câu đầu của ông thầy Đàm Huy Thân xướng lên, câu thứ hai học trò của ông tên Nguyễn Văn Thành đối lại, câu đầu có nghĩa, trận mưa to gió lớn, người lữ khách chạy vào nhà xin đụt mưa, câu thứ hai khi vào nhà, người lữ khách nhìn thấy người con gái trong nhà, có nhan sắc diễm kiều, sắc đẹp đó không mạnh như lượn sống ba đào, nhưng nó kéo chân người lữ khách lại. Còn anh khi đến thăm thầy cũ giảng hai câu nầy, nay chính là nhạc phụ của anh, tình cờ anh bắt gặp, người con gái sắc nước nghiêng thành, làm cho đôi chân anh không mốn rời xa khu vườn nầy, người con gái đó chính là tân giai nhân của anh đây. Nhã Lan nghe qua câu chuyện, đôi mắt ngó lên nhìn Phong  mĩm cười và nói, sao có chuyện trùng hợp như vậy, em xin cám ơn tân lang, đã so sánh em với người con gái trong câu thứ hai, đây là hai câu nho bất hủ trong văn học Việt Nam mình.

Hai năm sau, sáng nào Phong cũng phụ Nhã Lan, đem trái cây ra chợ bán, rảnh Phong đi tản bộ xem sinh hoạt của chợ Cái Bè, Phong đứng nhìn tiệm bán lưới để giăng cá, Phong liền nghĩ mình sẽ mua một tay lưới, rảnh chiều tối ra mé sông sát khu vườn để giăng cá, Phong quyết định mua một tay luới hai mươi mét. Bửa đầu tiên cơm nước xong, Phong cầm tay lưới, vai mang cái giỏ đựng cá, xuống con sông gần nhà thả lưới xong, Phong lên bờ ngồi chờ, lúc nầy trời đã lặn hơn một tiếng, Phong nghe tiếng xào xạc phía sau, Phong quay lại thấy một đám người vừa đi tới, chiếc tàu từ đâu chạy đến đâm vào bờ, ngay đầu tay lưới của Phong, đoàn người xuống tàu, có một anh nhảy lên bờ nói với Phong, chúng tôi đi vượt biên, tôi xin mời anh xuống tàu, cùng đi chung với chúng tôi, Phong từ chối, diện lẻ còn vợ ở nhà, nếu đi như vậy vợ tôi sẽ đau khổ, vì thiếu tôi bên cạnh phụ giúp việc nhà, anh chủ tàu nói tôi không dùng từ ngữ bắt cóc anh, nhưng chỉ mời anh cùng đi với chúng tôi, nếu anh ở lại, chúng tôi ra đến cửa Hàm Luông, sẽ bị công an biên phòng chận lại, dưới tàu có hai anh thanh niên nhảy lên, nói đã tới giờ rồi, và lôi Phong xuống tàu.

Đêm đã khuya Nhã Lan chờ sao chưa thấy Phong trở về, trong lòng bồn chồn không ngủ được, đến gần sáng Nhã Lan đến gỏ cửa thân phụ, cất giọng ba à, con đây ba!, ông giáo Hương lên tiếng có chuyện gì không con, Nhã Lan thuật lại câu chuyện, ông giáo Hương nói, chồng con nó đi giăng lưới, có khi nào thã lưới xong bạn bè rũ nó đi nhậu không, Nhã Lan đáp lại, dạ không đâu ba, anh Phong từ ngày về đây, anh không uống rượu, mà anh cũng không bao giờ thất hứa những gì, sao trong lòng con lo quá ba ơi. Ông giáo Hương tay cầm cây đèn bão, cùng với con gái mình ra mé sông tìm Phong, Nhã Lan thấy giỏ đựng cá còn trên bờ, Nhã Lan vọt miệng, ba ơi! giỏ đựng cá của chồng con còn đây. Trời bắt đầu sáng, Nhã Lan không đem trái cây ra chợ, ở nhà để đi dò tin tức, và nghe nhiều người nói tối hôm qua, tại thị Trấn Cái Bè có nhiều đứa đi vượt biên, Lan nghe qua ngồi xuống, nghĩ trong chuyến tàu đó chắc có anh Phong, Nhã Lan đổ mồ hôi trán, trong lòng cảm thấy quặn đau, Nhã Lan lê bước về đến nhà, nằm xảy tay ra không nói tiếng nào, bà giáo Hương má của Nhã Lan đến hỏi, con đi dò tin tức nghe được gì không con, Nhã Lan ngồi dậy bật khóc, con nghĩ anh Phong, đã đi theo những người vượt biên, tối hôm qua rồi, sao anh lại bỏ con, anh ra đi không nói tiếng nào, không có anh Phong làm sao con sống được. Má thấy thằng Phong nó thương con lắm, cả xóm ai cũng nói con có phước, được người chồng tốt, má nghĩ nếu Phong đi vượt biên thật, qua đến nước thứ ba, Phong sẽ bảo lãnh con. Nhã Lan lấy tay lau nước mắt, những hình ảnh đẹp bắt đầu hiện ra trong tâm trí, Nhã Lan bước vào phòng sắp xếp quần áo của Phong cho ngăn nắp, trong đó có chiếc áo bụi mờ và đôi dép lào, Nhã Lan ôm vào lòng và bật khóc, và xem như món đồ báu vật, Nhã Lan liền đem bỏ vào rương.

Hai Tháng sau Nhã Lan nhận được tin Phong đã đến đảo Galang, thuộc nước Nam Dương, Nhã Lan vui mừng liền mướn xe ôm, đi lên thành phố Mỹ Tho báo tin cho má chồng mình biết, là anh Phong đã tới bến bờ tự do, bà Nga má của Phong hay tin bà vui không sao kể xiết, bà cầm Nhã Lan ở lại, dùng bửa cơm xong mới cho Nhã Lan ra về. Ba tháng sau lần đầu tiên Nhã Lan, nhận được thơ do Phong tự tay viết gởi về cho Nhã Lan, trong thơ.

Nhã Lan của anh! xin em tha lỗi cho anh, cuộc chia tay không định trước, đây cũng do định mệnh, mùa xuân năm nay, thiếu ngọn gió xuân, chắc giò lan của em sầu úa, nơi căn nhà thủy tạ, vắng bóng tân lang của em ngày nào, nay nguời lữ khách, đã xa rời người con gái sắc nước nghiêng thành, cơn mưa đã dứt tình lại chia xa, nhưng người lữ khách tâm thức vẫn mãi bên cạnh em, anh mong đi định cư sớm, để bảo lãnh em, trong giấc chiêm bao anh luôn nằm cạnh bên em. Đọc xong bức thơ Nhã Lan bật khóc, chạy vô phòng mở rương ra, thò tay lấy chiếc áo bụi mờ của Phong ra ôm vào lòng, Nhã Lan đưa chiếc áo lên mũi ngửi, và nói hơi hám của anh Phong còn đây, mà tình đã bay xa vời vợi.

Một năm sau mùa đông lại đến, đêm khuya dưới ngọn đèn leo lét, gió lùa qua kẻ vách, Nhã Lan ngồi vá áo, Nhã Lan nghĩ thầm, chiếc áo rách vai em ngồi khâu vá, nhưng làm sao vá được cuộc tình chia cắt, vá xong chiếc áo, Nhã Lan ôm chiếc áo bụi mờ của chồng mình, ngủ một giấc đến sáng.

Đầu năm một ngàn chín trăm tám mươi, Phong được đi định cư ở San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, ba tháng sau Phong lên sở di trú bảo lãnh Nhã Lan. Mãi đến năm, một ngàn chín trăm tám mươi lăm, Nhã Lan mới qua Mỹ đoàn tụ. Nhã Lan qua đến Mỹ, Phong tổ chức làm lễ hấp hôn, mời một số bạn bè trong hãng điện tử đến dự, lễ hấp hôn được tổ chức tại nhà hàng sang trọng, Nhã Lan bước vào 28 tuổi, còn Phong thì 30, Nhã Lan vẫn còn vẽ đẹp kiều diễm, với trang phục áo cưới cô dâu, Phong mặc veston trong thật khôi ngô tuấn tú, bạn bè đến giúp Phong quay phim chụp hình, Phong đứng ra phát biểu, cám ơn bạn bè đến chung vui, Phong kể lại câu chuyện và mối tình của Phong và Nhã Lan, cho bạn bè nghe, như một trang tiểu thuyết thật lãng mạn, làm cho Nhã Lan thẹn thùng trước đám đông. Buổi tiệc hấp hôn xong, Phong cùng Nhã Lan về đến nhà, Lan thay áo và suy nghĩ, xứ người phồn hoa đô thị, nhớ lại lúc Phong ra đi, kinh tế ở Việt Nam nghèo khó, một năm đầu người chỉ mua được bốn mét vải che thân, chiếc áo rách vai không dám bỏ, phải đem khâu vá, dưới ngọn đèn khuya.

(hết)