Những bất lợi cho nhà cầm quyền CSVN hiện nay

Cac Bai Khac

No sub-categories

Những bất lợi cho nhà cầm quyền CSVN hiện nay

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) – Với tình hình hiện nay, những hình ảnh và phát ngôn dưới đây sẽ vô vàn bất lợi.
“Diễn sâu”
Đó là khái niệm dùng cho lãnh vực nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Tuy nhiên, sau này nghĩa “diễn sâu” biểu lộ sự giễu nhại dành cho những màn diễn, thoạt xem qua ngỡ là nhập vai, nhưng chỉ cần để ý một chút, người xem nhận ra ngay tính chất “thô và phô” của nó. Đồng thời nghĩa “diễn sâu” còn nhằm mục đích phê phán “tác giả và diễn viên” đang quá coi thường khán thính giả trong lãnh vực nghệ thuật.
Trang facebook của Luật sư Lê Luân, ngày 5/8/2018 có status ngắn với tựa “Xã hội diễn cảnh” [1], trong đó đưa những tấm ảnh hai viên công an nam và hai viên công an nữ đang cùng nhau giúp đỡ hai bà già bị ngã xe đạp cùng những trái cam rớt xuống đường. Sáu nhân vật trong ảnh cho thấy, sự việc diễn ra tại hai địa điểm khác nhau, nhưng cùng chuyển đến một thông điệp dễ hiểu: Giới công an là những người luôn có mặt mọi nơi giúp dân.
Tấm hình cho thấy “tay nghề” của “nhiếp ảnh gia” và những “người mẫu ảnh” rất thô vụn và ngây ngô, như nhiều phản hồi đã chỉ ra, ví dụ như: cam được sắp xếp “ngay hàng thẳng lối”; tại sao cứ phải là cam mà không là thứ khác? Tại sao cứ phải là một nam và một nữ công an trong mỗi tấm ảnh? Tại sao cứ phải là bà già ngã xe đạp? Công an cũng có thể giúp dân nhiều việc khác, đâu phải cứ đỡ người và lụm cam?! v.v… Những bức ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng, bởi nó đoạt giải thưởng nhiếp ảnh gì đó.
Liên quan đến những bức ảnh, trang facebook “Dân chủ cho Việt Nam”, ngày 07/8/2018, ngay lập tức “truy lùng” thông tin [2] và trình ra cho độc giả lai lịch của bà già ngã xe đạp của một trong hai tấm ảnh nói trên. Dù không biết độ chính xác tới đâu, nhưng trong đó cho biết, bà già tên là Nguyễn Thị Lửng, sinh năm 1949 hiện là hội viên hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, do ông Trần Hanh ký. Dường như, thông tin này càng giúp cho “thế lực thù địch” có thêm chứng cớ để thuyết phục độc giả rằng, giới công an và truyền thông đang mải miết… “diễn sâu” (!).
Bộ VH-TT-DL cùng Bộ TT-TT với quyền bộ trưởng mới vừa thay thế ông Trương Minh Tuấn nên coi lại “tác phẩm này” gắn với thông tin mà RFA cho biết [3], ông Hứa Hoàng Anh, 35 tuổi, ở xã Bàn Tân Định 1, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang qua đời vào trưa ngày 2 tháng 8 năm 2018. Ông Anh – theo gia đình cho biết – bị chết trong khi làm việc với công an và gia đình của nạn nhân cho rằng có sự khuất tất trong vụ án mạng này. Và cái chết của ông Hứa Hoàng Anh không phải là cái chết đầu tiên bị nghi ngờ do phía công an gây ra.
Phát ngôn
Trang facebook có tên Bùi Long Quân ngày 02/8/2018 đăng tải một video clip với độ dài hai phút, do một phóng viên phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phúc [4] trong tư cách Thủ tướng, xung quanh vấn đề “Luật Đặc Khu”, trong đó ông Phúc phát ngôn: “Nhật Bản và Trung Quốc là những đất nước lãnh đạo của chúng ta” – Một phát ngôn rất tai hại.
Phát ngôn như vậy không dành cho những chính khách chuyên nghiệp, đặc biệt trong tình hình Việt Nam hiện nay, mà lẽ ra ông Nguyễn Xuân Phúc nên hiểu rõ trong tư cách Thủ tướng của một quốc gia.
Trong một diễn biến cũng liên quan đến đất đai và rất nóng hiện nay – vụ đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức – Hà Nội, cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cho biết [5]: “…Thư gửi qua “Chuyển phát nhanh”, song đến nay đã hơn 2 tháng mà chẳng một ai hồi âm hay phúc đáp cả! Cụ Kình nhờ tôi hỏi giúp việc này. Tôi có điện hỏi bà Lê Thị Nga, được bà cho biết là chưa nhận được, và đề nghị tôi nhắn cụ Kình gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác…”, dù lá thư của công dân Lê Đình Kình viết từ hôm 28/5/2018.
Bà Lê Thị Nga được biết là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thuộc Quốc hội nước CHXHCNVN. Vì lẽ đó, với tư cách một “đại biểu nhân dân”, bà Nga không được bảo rằng “chưa nhận được” và cũng không được phép bảo công dân Lê Đình Kình “gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác”. Đó không phải là tư duy của một công bộc đang nhận lương từ dân, đặc biệt công bộc Lê Thị Nga lại có chuyên môn thuộc lãnh vực”pháp trị”.
Tốt nhất, bà Lê Thị Nga hãy yêu cầu bộ phận văn thư hành chánh (tức cấp dưới của bà) trả lời cho bà biết để xử lý.
Chú thích:
08.08.2018