Hậu quả của sự leo thang chiến tranh thương mại Mỹ-Trung – Nguỵ Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hậu quả của sự leo thang chiến tranh thương mại Mỹ-Trung  –  Nguỵ Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)

Hiện tại, đang có sự cổ vũ hoặc chống đối trong giới truyền thông, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang một lần nữa. Mưu chuớc cũ của Trung Quốc bằng cách giảm giá đồng quan tệ để chống lại cuộc chiến tranh thương mại đã bị Mỹ bẻ gãy bằng sự gia tăng thuế suất. Đây là tin tốt cho người dân TQ, vì siêu lạm phát có thể không xảy ra. Mặc dù TQ đã giảm giá đồng quan tệ rất nhiều, nhưng dưới áp lực của Mỹ, chính quyền TQ có thể ngưng in tiền, nhờ vậy nguời thường dân TQ dễ thở hơn.

Khi Trump kiên quyết tăng thuế suất để đối phó với mưu chước của Tập Cận Bình, thì cùng lúc ông cũng đưa ra một cành ô liu. Theo báo cáo của các cơ quan truyền thông, các cuộc đàm phán phía dưới gầm bàn vẫn tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, Trump còn thể hiện thiện chí bằng cách ngưng áp dụng luật Cấm Mua Bán với ZTE (Denial Order against ZTE). Những tín hiệu ông gởi ra là tất cả mọi thứ đều có thể thương lượng, nhưng không được chơi ăn gian. Chính sách chơi ăn gian để vi phạm, dù trong lúc còn đang thương thảo, cũng không thể hiệu quả nữa.

Qua mô hình ZTE cho thấy: nếu không có những biện pháp cụ thể để đảm bảo thi hành các cam kết, Mỹ sẽ không chấp nhận cung cách nói nhưng không làm. Ở TQ hiện nay, khi toàn xã hội thiếu đạo đức và luật pháp được áp dụng một cách co dãn tuỳ tiện, thì mọi cam kết hay hiệp ước không thể được bảo vệ.

Mục tiêu của Mỹ tất nhiên là để giải quyết thâm hụt thương mại rất lớn. Nhưng bây giờ hầu hết người Mỹ, cuối cùng rồi cũng nhận ra một thực tế: TQ là một xã hội không có hệ thống pháp luật và không có đạo đức. Mỹ không thể chỉ nhận được lời hứa để giải quyết thâm hụt, vì thâm hụt sẽ tái xuất hiện vào ngày mai, ngay sau khi nó đã được hứa hôm nay, giống như nó đã liên tục xảy ra trong nhiều năm trường.

Khi Mỹ đặt nghi vấn về cách làm ăn này, sau khi đã trãi qua các thủ tục rườm rà, chính quyền TQ lại hứa nữa, và nó cứ tiếp tục như vậy. Đây là mưu chuớc mà TQ đã dùng trong nhiều thập kỷ. Vì tiền, không cần đạo đức. Khi nào còn kiếm được tiền, thì được coi là thành công. Đặng Tiểu Bình đã nói từ lâu: chừng nào con mèo bắt được con chuột, thì đó là con mèo tốt, bất kể nó là mèo trắng hay mèo đen. Do đó, các cam kết của chính quyền TQ không bao giờ có giá trị.

Lần này người Mỹ, cuối cùng đã hiểu rằng các biện pháp trừng phạt phải đi kèm theo với bất kỳ sự ưng thuận các cam kết của chính quyền TQ, nếu không nó sẽ là vô nghĩa. Vì vậy, mục tiêu của cuộc chiến tranh thương mại này là cải cách hệ thống tư pháp ở TQ, để đảm bảo rằng kinh tế phải đi kèm với sự bảo vệ của pháp luật. Chỉ như vậy, nó mới là một nền kinh tế thị trường chấp nhận được, và nó mới có thể có thương mại công bằng. Giao dịch không có bảo đảm pháp lý không phải là giao dịch công bằng, mà chỉ có thể là cướp bóc. Thực ra còn quá lịch sự để nói rằng họ là con buôn (mercantilist), vì không phải thế.

Dù vậy, Tập Cận Bình và các tư bản quan chức (bureaucratic capitalists) của ông không chấp nhận thực tế này. Họ không muốn tin rằng mục tiêu của Mỹ là thương mại công bằng. Bởi vì nếu như thế, họ mất đi cơ hội kiếm tiền thật nhiều, họ không quen thương mại công bằng, và cũng không sẵn lòng tin vào thực tế. Các nhà tư bản Mỹ cũng có tâm lý tương tự. Họ quen với việc sử dụng hệ thống pháp lý không công bằng ở TQ để tận dụng lợi thế lao động rẻ năng suất cao ở TQ. Quyền lợi chung của họ là động lực giúp Đảng Cộng sản TQ gây áp lực lên Mỹ.

Do các yếu điểm của hệ thống dân chủ Mỹ, khả năng của những nhà đại tư bản Mỹ không nên được xem thường. Trong thời gian này, áp lực của họ lên Quốc hội Mỹ đang dần tăng lên, và Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị một dự luật để vô hiệu hoá thuế quan của Trump. Đây là nguồn gốc mà Tập Cận Bình có sự tự tin. Mặc dù có những quan chức sáng suốt ở TQ, và mặc dù hầu hết mọi người ở TQ thấy rằng một cuộc chiến thương mại với Mỹ không có cơ hội chiến thắng, chế độ Cộng sản đại diện cho tư bản quan chức TQ không muốn chấp nhận thực tế này và chiến tranh thương mại có thể tiếp tục trong một thời gian.

Khi nào các quan chức cứng đầu này mới chấp nhận thực tế? Đó là khi nền kinh tế TQ không chỉ trì trệ, mà còn sụp đổ. Khi các nhà tư bản quan chức không còn kiếm được tiền và thậm chí trên bờ vực phá sản, họ sẽ dần dần thức tỉnh.

Nhưng hiện giờ người dân TQ bị thiệt hại vì chiến tranh thương mại: các nhà tư bản nhỏ đã rơi xuống tầng lớp trung lưu, tầng lớp trung lưu rơi xuống tầng lớp nghèo, và người nghèo khó có thể sống sót. Nếu sự suy thoái tiếp tục, liệu có được bao nhiêu người sẽ kiên nhẫn chờ đợi sự thức tỉnh của các nhà tư bản lớn và chờ đợi cho Tập Cận Bình thay đổi đường lối?

Cho nên, do không có quyền lực nào trong chính quyền TQ thay đổi được chính sách hiện hành và hệ thống pháp lý, kết quả duy nhất sẽ là thay đổi TQ bằng cách mạng bạo lực. Thật khó để tránh một sự hỗn loạn lớn trong xã hội TQ. Một số người, đặc biệt là các quan chức ở các cấp khác nhau mà bàn tay dấy máu, chắc chắn sẽ bị kết thúc mà không có chổ chôn.

http://bit.ly/2vAqv55

image1.png

image2.jpeg