Tin Việt Nam – 04/08/2018
Có gì phía sau hai vụ xử ‘Vũ Nhôm’, ‘Út Trọc’?
Hai vụ xử án với các ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) và Đinh Ngọc Hệ (tức Út Trọc) gây bất ngờ vì các cơ quan chuyên chính, thuộc lực lượng vũ trang lại là nơi để xảy ra những vấn đề nghiêm trọng, một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 02/8/2018.
Đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của quy trình mà các nhân vật này được đưa vào các ngành chuyên chính này và quy trình họ thăng tiến, cũng như xem xét trách nhiệm những người tuyển dụng, đề bạt, xét duyệt, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Đại biểu Quốc hội và nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng trên từ Sài Gòn nêu quan điểm.
Điều này khiến cho tôi và nhiều người thấy rất là bất ngờ. Bất ngờ ở chỗ một cơ quan chuyên chính như vậy lại phạm nhiều sai lầmLuật sư Trần Quốc Thuận
Hai nhân vật Vũ Nhôm và Út Trọc có những điểm ‘đồng dạng’ khi đều là những ‘đại gia mới nổi’, đều có quân hàm ‘phiên ngang đặc cách’ trong hai ngành Công an và Quân đội, lại có quan hệ với nhiều quan chức cấp cao trong hai ngành này, tuy nhiên các vụ xử đều diễn ra rất ‘kín đáo’, đâu là lý do và còn có những ‘góc khuất gì hay không’ mà phải xử kín đáo như vậy, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nói với Bàn tròn cũng từ Sài Gòn.
Hai quan chức vừa bị xét xử và tuyên án trong hai ngành đầy quyền lực nói trên ở Việt Nam có thể không phải là ‘những nhân vật chính’ ở trong hai vụ án, mà những nhân vật chính có thể ‘đứng đằng sau’, không chỉ là các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp đã ‘lộ mặt’ như truyền thông chính thức nhà nước đã công bố, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách IDS (đã tự giải thể) từ Hà Nội nêu giả thuyết.
Hai vụ xử rất ‘khó hiểu’ và có thể đây chỉ là lý do để ‘người ta đưa các ông này’ ra xét xử thôi, còn đằng sau có thể có những chuyện khác mà công luận không thể biết được và chính đó cũng là lý do mà người ta đã xử kín cả hai phiên tòa, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online từ Warsaw, Ba Lan nhận định.
Hai vụ xử Vũ Nhôm, Út Trọc và trận đồ Đốt Lò ở VN
Cựu sĩ quan quân đội ‘Út trọc’ bị 12 năm tù
9 năm tù cho ông Phan Văn Anh Vũ
Mổ xẻ thực chất thể chế?
Trước hết, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với Bàn tròn thứ Năm từ London:
“Nhận xét đầu tiên khi vụ án xảy ra, lúc đầu là vụ Vũ Nhôm rồi Út Trọc thì ở Việt Nam bắt đầu từ các trang mạng xã hội đã gây nên một làn sóng rất lớn. Vụ án xảy ra như chúng ta thấy xảy ở hai cơ quan mà có thể nói là thuộc về nền an ninh quốc phòng tại Việt Nam.
“Trong đó đáng chú nhất là vụ xảy ra tại Bộ Công an. Như tôi đã nói nhiều lần, Bộ Công an, Đảng Cộng sản coi như là thanh bảo kiếm. Có nhiều lúc tại Bộ Công an còn treo khẩu hiệu ”Còn đảng thì còn cha [mình]!”.
“Trong thời chiến và nhất là trong thời bình thì vai trò của Bộ Công an là rất lớn. Nhưng trong vụ này tôi thấy nó liên quan đến hầu hết các cục ở trong Bộ Công an, từ Tổng cục An ninh đến Tổng cục Tình báo rồi đến Tổng cục Cảnh sát, an ninh phòng chống tội phạm rồi cục Hậu cần, v.v…
“Điều này khiến cho tôi và nhiều người thấy rất là bất ngờ. Bất ngờ ở chỗ một cơ quan chuyên chính như vậy lại phạm nhiều sai lầm. Những người có liên quan thì có người bị kết án, có người bị kỷ luật hạ quân hàm cấp bậc, một số Trung tướng rồi các Thượng tướng.
Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cái quy trình đó, không phải chỉ những người phạm tội mà còn những người phụ trách, những người xét duyệt đề bạt những người này như thế nào, nên mổ xẻ bản chất thực sự cái thể chế và đó là nhiều người đang mong chờ như thếLuật sư Trần Quốc Thuận
“Và tiếp theo là Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng về mặt lý thuyết hay về nguyên tắc, họ là nơi quản lý đất đai, ruộng đất vì khu nào cũng là khu quốc phòng. Nhưng những khu quốc phòng đó dần dần lại chuyển thành những khu kinh tế và họ kinh doanh mua bán trái phép trên đó.
“Nhưng mà những hoạt động sai phạm đó thì nó liên quan đến hai nhân vật là Vũ Nhôm và Út Trọc. Rõ ràng hai nhân vật này đúng ra là hai nhân vật xã hội đen, là những thành phần không ra gì cả, nhưng mà bị hư đốn như thế thì rõ ràng là câu chuyện bên móc giáp thành lập những tổ chức như là [trong vụ] Phan Văn Anh Vũ, gọi là những Công ty Bình phong.
Công ty bình phong là những công ty thành lập ra để thực hiện những nghiệp vụ về an ninh, về tình báo hay là phòng chống tội phạm. Nơi đó là nơi họ hay phát ra những tin này tin kia, góp nhặt thế này thế kia, thì hóa ra những công ty đó là những công ty tiêu cực, những công ty ăn chơi và kinh doanh mua bán trên đó. Rất là kinh khủng.
“Cho nên những con người như thế mà để xây dựng [chế độ], mà họ lại vào trong bộ máy là an ninh quốc gia, giữ sự sống còn của một cái chế độ thì rõ ràng đứng trước vụ án, người ta nghĩ rằng không biết những người liên quan khác nữa thì sao và trong vụ án đó, trách nhiệm thì sao?
“Và rõ ràng như tôi nói quy trình đề bạt những người đó là qua một quy trình rất chặt chẽ, đặc biệt là khi lên đến Thượng tướng, rồi lên đến Thứ trưởng. Hồ sơ đề bạt lên Thứ trưởng là đã đi qua cái phòng [khâu] rất là ngặt nghèo, phải được sự đồng ý của Ủy ban Quốc gia, đồng ý của Ban Tổ chức rồi cuối cùng mới thông qua được nhưng mà lại lọt ra những con người hư đốn như thế.
“Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cái quy trình đó, không phải chỉ những người phạm tội mà còn những người phụ trách, những người xét duyệt đề bạt những người này như thế nào, nên mổ xẻ bản chất thực sự cái thể chế và đó là nhiều người đang mong chờ như thế, chứ không chỉ vụ án xét đại để trừng chị một số người phạm tội cụ thể tham ô như thế,” Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn nói với Bàn tròn thứ Năm.
Điểm đồng dạng là gì?
Cũng từ Sài Gòn, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu nhận định với Bàn tròn:
Út ‘trọc’ dùng bằng giả để vào Đảng và thăng tiến
“Về hai nhân vật Vũ Nhôm và Út Trọc thì tôi có ý kiến thế này. Hai nhân vật này đều có điểm đồng dạng, họ đều là những đại gia mới nổi từ cách đây khoảng ba năm, vào năm 2014 trở lại đây, chứ không phải lâu la gì.
“Và đều là những người có quân hàm phiên ngang đặc cách ở trong quân đội và công an. Họ cũng có mối quan hệ với nhiều quan chức cấp cao trong quân đội và công an. Hai phiên xử với Út Trọc và Vũ Nhôm đều diễn ra một cách rất kín đáo. Và chúng ta nhớ lại có một điểm đồng dạng nữa đó là bắt Út Trọc và bắt Vũ ‘nhôm’ là đều xảy ra vào tháng 12/2017, thời điểm chỉ một ít ngày sau khi Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và bị tống giam. Nó có những điểm đồng dạng lớn như vậy.
“Về trường hợp của Út Trọc thì tôi không có nhiều thông tin, nhưng mà những nghi vấn của tôi thì tập trung nhiều vào phiên tòa và quá trình dẫn đến phiên tòa xử Thượng tá Công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm.
Tôi đang tự đặt một cái dấu hỏi là khi mà thiết lập tội danh cố ý làm lộ bí mật nhà nước như vậy thì có phải cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã tính trước rằng có thể là phải xử kín và do vậy tốt nhất là đưa ra cái tội danh đó?Tiến sỹ Kinh tế Phạm Chí Dũng
“Tại sao phiên tòa này lại xử kín trong khi đó có nhiều thông tin, có rất nhiều dư luận kể cả là những dư luận của giới cựu thận, giới cách mạng lão thành ở trong nội bộ đảng yêu cầu phải công khai vụ Vũ Nhôm và công khai việc Vũ Nhôm đã phạm những tội gì? Đặc biệt là những tài liệu bí mật được cho là Vũ Nhôm đã làm lộ và đó là những tài liệu gì?
“Tất nhiên về mặt quy chế bí mật nhà nước thì có thể giữ kín những chuyện đó thôi nhưng mà vấn đề là cho tới giờ vẫn không có bất kỳ một cái thông tin nào liên quan đến tài liệu bí mật mà Vũ Nhôm làm lộ ra.
“Và chúng ta nhớ là, khi mà phát lệnh truy nã Vũ Nhôm vào cuối tháng 12/2017, thì tội danh đầu tiên áp đặt với Vũ Nhôm không phải là những tội danh sau này là lợi dụng chức vụ quyền lực, quyền hạn hay hối lộ tham nhũng mà tội danh đầu tiên là cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước. Như vậy tội danh đó liệu có liên quan đến cái tính chất xử kín Vũ Nhôm trong cái phiên tòa vừa rồi hay không?
“Tôi đang tự đặt một cái dấu hỏi là khi mà thiết lập tội danh cố ý làm lộ bí mật nhà nước như vậy thì có phải cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã tính trước rằng có thể là phải xử kín và do vậy tốt nhất là đưa ra cái tội danh đó? Và tội danh đó là lý cớ tốt nhất để có thể xử kín mà không xử lộ, không xử công khai để khỏi lộ ra những chuyện khác. Và xử kín phải chăng là cái việc mà để khỏi làm mất mặt ngành Công an và để khỏi cho báo chí dư luận nắm được những thông tin liên quan những quan chức khác?
“Chúng ta biết rằng vào thời điểm xử kín Vũ Nhôm thì lại nổ ra cái vụ Tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an… Báo chí nhà nước thì có đưa những thông tin về Tướng Thành là đã ký những quyết định cho Vũ Nhôm đi nước ngoài này kia và coi đó là nguyên do Tướng Thành bị kỷ luật. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là nguyên do bề mặt thôi, xâu xa bên trong đó là cái gì và liệu Tướng Bùi Văn Thành có liên quan đến tài liệu bí mật nhà nước nào đó mà Vũ Nhôm đã cố ý để lộ hay không?,” Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đặt câu hỏi.
‘Một vụ chính trị’ rất lớn?
Và Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói tiếp, nêu một số giả thuyết:
“Tôi xin trở lại vấn đề là Vũ Nhôm bị bắt dẫn độ từ Singapore về Việt nam vào tháng 01/2018. Ba tháng sau thì tới vụ Tướng Phan Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Công an và một Thượng tá tình báo, ông Nguyễn Hữu Bách, bị bắt và vụ Vũ Nhôm đưa ra xử kín là cùng với các ông Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách, có nghĩa là vụ cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước là đã ít nhất thiết lập được một cái tam giác có ba đỉnh.
Người ta đặt dấu hỏi xung quanh những tài liệu đó, phải chăng đó là những tài liệu liên quan tới công ty bình phong của ngành công an được kinh tế hóa, dân sự hóa mà hoạt động không chỉ ở trong Việt Nam mà trong quốc tế nữa, ở Châu Âu?Tiến sỹ Phạm Chí Dũng
Slovakia khẳng định ‘không liên quan bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh
“Đỉnh thứ nhất là Vũ Nhôm, đỉnh thứ hai là Nguyễn Hữu Bách, đỉnh thứ ba là Phan Hữu Tuấn. Như vậy đặt ra một dấu hỏi nữa là khi mà tướng Bùi Văn Thành bị kỉ luật và trong thông báo kỉ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có nêu là trong đó có vi phạm chế độ bảo vệ bí mật nhà nước, như vậy thì phải chăng là ông Bùi Văn Thành là ‘đỉnh thứ tư’ thiết lập một cái tứ giác về cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước, liên quan tới vụ Vũ Nhôm, từ tam giác biến thành tứ giác?
“Nếu mà đúng như vậy thì tôi cho rằng đây là một vụ chính trị rất lớn, không chỉ đơn thuần là vụ tham nhũng tài chính kinh tế. Đó là lý do họ không muốn báo chí tham dự vào phiên tòa xử kín Vũ Nhôm tại vì trong phiên tòa đó có thể Vũ Nhôm đã phải khai ra những quan chức cao cấp của ngành Công an, ít nhất là tướng Bùi Văn Thành hay là tướng Trần Việt Tân và có thể còn cao hơn nữa. Đó là dấu hỏi của tôi liên quan đến phiên tòa xử kín Vũ Nhôm.
“Tôi cũng đặt thêm dấu hỏi lớn nữa là, vào đầu tháng 1/2018 khi mà Vũ Nhôm bị bắt ở cửa khẩu Singapore và Maylaysia thì lúc đó có thông tin Vũ Nhôm đã nắm được một số tài liệu liên quan đến hồ sơ bí mật nào đó rất quan trọng. Người ta đặt dấu hỏi xung quanh những tài liệu đó, phải chăng đó là những tài liệu liên quan tới công ty bình phong của ngành công an được kinh tế hóa, dân sự hóa mà hoạt động không chỉ ở trong Việt Nam mà trong quốc tế nữa, ở Châu Âu?
“Thứ hai phải chăng là liên quan đến những chuyện ‘hối lộ hay ăn chơi thác loạn’ của giới quan chức, ‘tài sản cá nhân’ của giới quan chức và nó ảnh hưởng tới rất nhiều quan chức cao cấp, trong đó có quan chức ngành Công an? Thứ ba, lúc đó có thông tin cho rằng Vũ Nhôm đã nắm được những thông tin của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
“Lúc đó có những thông tin là phía Đức đã có ý muốn là tiếp cận Vũ Nhôm tại Singapore nhưng mà không được, do Vũ Nhôm được đưa về Việt Nam nhanh quá. Bộ Công an và Tổng cục 2 đưa Vũ Nhôm về Việt Nam nhanh quá, cho nên phía Đức không tiếp cận được.
“Phiên tòa xử Vũ Nhôm vào tháng 7/2018 lại trùng vào thời điểm vụ xử phiên tòa của Tòa Thượng thẩm Berlin và đã gần như kết thúc tại vì nghi can trong đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là Nguyễn Hải Long ở Prague đã thú nhận toàn bộ thông tin tội trạng của mình là tham gia đường dây bắt cóc và có âm mưu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
“Như vậy liệu phiên tòa xử kín Vũ Nhôm ở Hà Nội có liên quan gì đó đến phiên tòa Tòa Thượng thẩm Berlin, xử Nguyễn Hải Long hay không? Và liệu Vũ Nhôm có liên quan đến một tài liệu bí mật nào đó về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không?
Một số được cho là đã lộ mặt ra như là bảy, tám ông tướng Công an và một số tướng trong Quân đội. Nhưng tôi nghĩ những người lộ mặt ra đấy có lẽ cũng chỉ là những gương mặt vào loại bậc cao, nhưng cũng chưa phải là những nhân vật chính đứng đằng sau hai vụ án nàyTiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A
Và đây là những dấu hỏi rất lớn mà tôi cho là chúng ta cần phải mổ xẻ và chính quyền cần có những trả lời chính thức, đặc biệt là khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Khác không chỉ lan tỏa ở Đức mà đã dẫn sang Slovakia và kéo theo cả việc gần đây nhất là tổng thống Kiska của Slovakia đã phải chỉ đạo cho ngành cảnh sát của nước này làm rõ việc có một đoàn cán bộ của Bộ Công an Việt Nam sang Slovakia vào cuối tháng 7/2017 và dường như là một tấm bình phong để cho cái vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Vấn đề cuối cùng tôi muốn bàn luận là về việc xử Vũ Nhôm lên đến 12 năm tất nhiên là xứng đáng với Vũ Nhôm thôi thì lại có một bất công rất lớn là có một nhân vật khác mà tôi vừa đề cập ông Trương Minh Tuấn, cựu Bộ Trưởng Thông Tin – Truyền Thông và hiện nay được chuyển qua làm phó trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương thì đó là một cái bất công rất lớn đối với Vũ Nhôm, Út Trọc.
“Tại vì những nhân vật này cùng với Lê Nam Trà hay là Phạm Đình Trọng đều đã bị khởi tố, tống giam thì ông Trương Minh Tuấn, người chủ mưu vụ Mobile Phone và AVG thì vẫn ‘nhởn nhơ’ bên ngoài và thậm chí còn đang lãnh một cái ghế có thể coi là bộ phận định hướng tư tưởng chính sách tư tưởng tuyên giáo với hơn 800 tờ báo của Việt Nam và có thể có cơ hội răn dạy đạo đức cách mạng ‘sáng ngời’ ở Việt Nam,” Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nêu nhận định từ quan điểm riêng.
‘Lạ và khó đoán định’
Từ Hà Nội, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A nói với Bàn tròn thứ Năm từ London:
“Tôi nhìn hai vụ án này là hai vụ án rất là lạ và thực sự là chúng ta không có nhiều thông tin lắm ngoài những thông tin mà truyền thông nhà nước đưa ra và chỉ dựa trên những thông tin này thì chúng ta thấy rất là khó để dự đoán nhận định.
“Ý kiến thuần túy chủ quan của tôi thì tôi thấy rằng ông Vũ Nhôm cũng như Út Trọc không phải là những nhân vật chính ở trong hai vụ án này mà những nhân vật chính nó ở đằng sau. Một số được cho là đã lộ mặt ra như là bảy, tám ông tướng Công an và một số tướng trong Quân đội. Nhưng tôi nghĩ những người lộ mặt ra đấy có lẽ cũng chỉ là những gương mặt vào loại bậc cao, nhưng cũng chưa phải là những nhân vật chính đứng đằng sau hai vụ án này.
“Thực sự có một sự cấu kết với xã hội đen, nó đồng kết với nhau và thực sự như thế nào thì chúng ta khó có thể biết được trừ khi là những lời khai thật của Út Trọc, cũng như của Vũ Nhôm được bạch hóa.
Nếu nhìn vào đằng sau và sự thật đằng sau, những hiện tượng bề nổi là Vũ Nhôm và Út Trọc cũng như là một số ông tướng bị cắt chức, thì chúng ta có thể mường tượng ra một sự ‘đấu đá’ rất là quyết liệt ở trên tầng cao của nền chính trị Việt NamTiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A
“Và tin vào điều đó thì rất là khó bởi vụ hai vụ này dính đến những người lớn hơn rất là nhiều và tôi nghĩ rằng hai người này chỉ là hai con tốt hay là hai con nhơ nhỡ mà thôi và nó bộc lộ ‘sự thối nát’ không thể tưởng tượng nổi của chính quyền này.
“Tuy là với hai vụ án này để đánh bóng chứng tỏ mọi sự lạm dụng, mọi sự ‘bậy bạ’ là đều bị trừng trị ở tất cả mọi nơi.
“Nhưng nếu nhìn vào đằng sau và sự thật đằng sau, những hiện tượng bề nổi là Vũ Nhôm và Út Trọc cũng như là một số ông tướng bị cắt chức, thì chúng ta có thể mường tượng ra một sự ‘đấu đá’ rất là quyết liệt ở trên tầng cao của nền chính trị Việt Nam,” nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách (IDS đã tự giải thể) đưa ra quan điểm.
Còn từ Warsaw, thủ đô Ba Lan, Nhà báo Mạc Việt Hồng, nói với Tọa đàm của BBC:
“Tôi đồng ý với ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tôi cho rằng đây là hai vụ án rất lạ lùng mà chúng ta, những người bình thường thì chúng ta không biết là họ xử cái gì cả, bởi vì bản án thì nói rằng các ông này làm lộ bí mật quốc gia, thế nhưng chúng ta cũng như 90 triệu dân Việt Nam không biết bí mật quốc gia đó là gì, không ai biết là hai ông này đã tiết lộ những tài liệu, những bí mật gì?
“Tôi nghĩ rằng đây chỉ là lý do để người ta đưa ra xét xử thôi, còn đằng sau câu chuyện này có rất nhiều những chuyện mà người ta không biết được để bình luận cho thật khách quan, và đó cũng là lý do mà người ta xử kín cả hai phiên tòa.
“Về phía phiên tòa của ông Vũ Nhôm, ở bên này tôi cũng nghe ngóng thông tin từ CHLB Đức và có thông tin ông Vũ Nhôm có những tài liệu liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà ông ấy muốn tiết lộ, nhưng tất nhiên cũng như chỉ là phán đoán thôi.
“Ở đây tôi muốn đưa ra một điều đó là tất cả những vụ án xử quan chức tham nhũng ở Việt Nam, vụ án kinh tế lớn thì thực tình mà nói nó đều liên quan đến chính trị, ở cái bề nổi của tảng băng chìm ở bên dưới, đó là phe nhóm chính trị họ ‘đấu đá nhau’ mà mình thì cũng không thể biết rõ chuyện gì ở tảng băng chìm cả.
Tất cả những vụ án xử quan chức tham nhũng ở VN, vụ án kinh tế lớn thì thực tình mà nói nó đều liên quan đến chính trị, ở cái bề nổi của tảng băng chìm ở bên dưới, đó là phe nhóm chính trị họ ‘đấu đá nhau’ mà mình thì cũng không thể biết rõ chuyện gì ở tảng băng chìm cảNhà báo Mạc Việt Hồng, Đàn Chim Việt Online
“Về hai vụ án này, tôi có thêm một ý kiến nữa, đó là tôi cảm thấy vụ xét xử này nó là kết quả tất yếu của cái xã hội kém minh bạch và hai Bộ Công an và Quốc phòng đã được tự do làm kinh tế trong rất nhiều năm qua, nó dẫn đến lũng đoạn trong lĩnh vực kinh tế ở một khu vực đặc quyền đặc lợi mà chúng ta không biết được.
“Qua vụ xử này cũng lộ ra rất nhiều những cái yếu kém trong công tác quản lý bổ nhiểm sát hạch cán bộ và đúng lẽ ra người ta đã bổ nhiệm cán bộ một cách bừa bãi trên cơ sở là những mối quan hệ thân hữu với nhau.
“Cả hai ông này có đặc điểm chung là đi lên mà không có bằng cấp gì cả, một ông thì học hết lớp 9, một ông thì dùng bằng đại học Kinh tế quốc dân giả mà đó chỉ là một hai cái ung nhọt mà chúng ta nhìn thấy thôi, chứ thực tế ở Việt Nam tình trạng như vậy nó rất là nhiều, không chỉ trong lĩnh vực quân đội hay là trong lĩnh vực công an, an ninh quốc phòng, mà trong cả lĩnh vực dân sự.
“Đó là những cán bộ đã leo lên mà không có những điều cơ bản và đi ‘cửa sau’, ‘đi đêm’ để nắm giữ những chức vụ như vậy và nó gây ra rất nhiều điều tai hại cho đất nước,” Chủ biên báo mạng Đàn chim Việt Online nói với BBC.
Trên đây là các ý kiến, bình luận xuất phát từ quan điểm riêng của các khách mời, mời quý vị bấm vào đây để theo dõi nội dung liên quan tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45069192
Cảnh sát tiết lộ chi tiết ‘quy trình’
áp tải Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia
Cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo Denník N. của Slovakia rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên máy bay trong tình trạng “vô hồn” giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên.
“Họ nói với chúng tôi rằng ông ta bị say rượu và ngã xuống cầu thang”, cảnh sát nói với báo Denník N. của Slovakia.
Những tiết lộ mới của cảnh sát Slovakia, theo Luật sư của ông Thanh, bà Petra Schlagenhauf, là “mảnh ghép cuối cùng của phần hành trình không tự nguyện” của thân chủ của bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của chính phủ Việt Nam rằng ông Thanh “tự nguyện” về Việt Nam đầu thú.
Bất thường và khả nghi
Theo tường thuật của báo Dennik N, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bị Việt Nam truy nã, đã được đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, đứng đầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Cảnh sát Slovakia nói rằng có nhiều tình tiết “bất thường” và “khả nghi” trong chuyến thăm của đoàn Việt Nam. Thông thường, Slovakia không cho người nước ngoài mượn máy bay. Vì vậy, xác nhận của Bộ Nội vụ nước này về việc cho phái đoàn Việt Nam mượn chiếc máy bay của chính phủ vào “phút chót” với lý do “thay đổi nghị trình làm việc đột ngột” là chuyện “cực kỳ bất thường” đối với các cảnh vệ vốn vẫn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước.
Luật sư Petra Schlagenhauf nói với VOA rằng lý do Việt Nam mượn máy bay của Slovakia là “để tránh sự kiểm soát ở biên giới khi ra khỏi các quốc gia thuộc khu vực Schengen”.
Vẫn theo tường thuật của Denník N., Bộ trưởng Tô Lâm đã được đưa đến buổi họp bằng một chiếc limousine, theo sau là một chiếc limousine khác chở các thành viên còn lại của phái đoàn. Hộ tống kèm là 5 chiếc mô tô, một con số được cho là “nhiều bất thường” trong mắt các nhân viên cảnh sát.
Khi phái đoàn Việt Nam đến nơi họp thì đã có 3 chiếc xe van thuê từ Praha và 1 chiếc Lexus SUV đậu sẵn trong bãi đậu xe của khách sạn, và Trịnh Xuân Thanh được cho là ở trong một trong những chiếc xe này.
“Ông ta bị đánh, bị thuốc, cái nhìn vô hồn. Không một cảnh sát nào biết đến sự hiện diện của ông ấy”, tờ báo của Slovakia tường thuật.
Trong thời gian diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Việt Nam và Slovakia, đại diện của Việt Nam đã tiếp cận chỉ huy của đoàn hộ tống, ông Ján H., và yêu cầu ghép thêm một chiếc xe vào đoàn, cũng là một yêu cầu được cho là “bất thường”.
Giải thích chi tiết này, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, Robert Kaliňák nói với báo SME: “Khi một quan chức cấp cao từ một quốc gia châu Á lớn đến thăm, thì điều rất phổ biến là tất cả các quan chức ở các nước láng giềng đều đến bắt tay. Không có gì là khác thường cả. Ngay cả khi có những chiếc xe van ở đó, nó cũng sẽ không gây bất kỳ sự chú ý nào”.
Lúc đầu, phía Slovakia từ chối yêu cầu của Việt Nam, nhưng sau đó đồng ý điều thêm một xe cảnh sát, thay vì ghép chiếc xe khác vào đoàn.
Gây ‘xấu hổ’ vì ‘say rượu’
Khi chiếc xe được điều tới, các cảnh sát hộ tống mới lần đầu tiên trông thấy ông Trịnh Xuân Thanh. Theo báo Denník N, cảnh sát được lệnh chuyển ông Thanh từ chiếc xe thuê ở Czech sang xe cảnh sát, và được cho biết công dân Việt Nam này “bị say và ngã xuống cầu thang” nên “điều quan trọng là phải giữ ông ta khỏi tầm mắt của Bộ trưởng Việt Nam”, vì ông ta đã gây ra tình huống “xấu hổ không thể chấp nhận được khi say xỉn”.
Hai người đàn ông Việt Nam, được cho là mật vụ, lên xe cùng với Trịnh Xuân Thanh và giữ cho ông khỏi ngã.
Đoàn xe ra đến phi trường Slovakia trên đường sang Nga vào lúc 2:29 ngày 26/7/2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống rà soát an ninh nào.
Denník N. cho biết, Bộ trưởng Tô Lâm là người lên máy bay đầu tiên, kế đó là một số người trong phái đoàn, và người cuối cùng là Trịnh Xuân Thanh, được xốc nách đưa lên máy bay trong tình trạng như đang say rượu và cần có người dìu.
Slovakia bác bỏ thông tin
Trong suốt cuộc điều tra vụ bắt cóc ở Đức, một số giới chức Slovakia, trong đó có cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák, liên tục bị công luận lên án vì đã “tiếp tay” cho Việt Nam trong vụ bắt cóc.
Lên tiếng trên trang Facebook hôm 31/7, ông Kaliňák nói: “Tôi nhấn mạnh rằng danh sách hành khách [lên máy bay] là do giới hữu trách Việt Nam cung cấp cho chúng tôi, không có tên của công dân phạm tội người Việt, không có một ai bị thương hay bị còng tay”.
Bộ Nội vụ Slovakia nói bài báo của Denník N. là “hoàn toàn vô lý, bịa đặt và dối trá”.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng công tố Slovakia hôm 1/8 nói Đức có quyền tiến thành các thủ tục hình sự liên quan đến vụ bắt cóc, và các cơ quan tư pháp Đức không cung cấp thông tin cho đối tác Slovakia về vụ này.
Là người theo sát những diễn tiến liên quan đến vụ bắt có thân chủ, Luật sư Petra Schlagenhauf nói với VOA: “Những gì cảnh sát Slovakia nói với báo Denník N. đều trùng khớp với tất cả các chi tiết mà các nhà điều tra Đức đã phát hiện cho đến nay. Hơn nữa, lời khai của cảnh sát cho thấy cựu Bộ trưởng Slovakia Kalinak đã không thành thật. Ông ấy chắc hẳn biết chuyện gì xảy ra vào ngày hôm đó (ngày 26 tháng 7) tại khách sạn Borik và sân bay Bratislava”.
Nữ luật sư người Đức của ông Thanh cho đây là một vụ bê bối “gây sốc” vì những gì mà quan chức Slovakia dám làm trong bối cảnh nước này là một thành viên của Liên minh châu Âu. Theo bà, Slovakia nên tiến hành điều tra một cách nghiêm túc để làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Luật sư Petra Schlagenhauf cũng khẳng định lại phán quyết của Tòa thượng thẩm Berlin hôm 25/7, cho rằng việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bỏ tù tại Việt Nam là “bất hợp pháp”. Bà nói bà hy vọng Việt Nam sẽ “cho phép thân chủ của tôi trở về Đức, nơi ông bị bắt cóc” để “xoa dịu” cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Việt Nam và Đức vì vụ bắt cóc chấn động này.
Đức đã “tạm ngưng” mối quan hệ đối tác với Việt Nam và trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam khỏi Đức vì cho rằng vụ bắt cóc vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.
https://www.voatiengviet.com/a/bat-coc-trinh-xuan-thanh-o-slovakia/4512799.html
2 giáo chức bị bắt trong nghi án
gian lận điểm thi ở Hòa Bình
Nhân viên điều tra của bộ công an CSVN hôm Thứ Sáu 3 tháng 8 bắt giữ một chuyên viên phòng khảo thí cùng một hiệu phó, sau khi bộ này nhận lãnh trách nhiệm điều tra nghi án gian lận điểm thi trung học phổ thông quốc gia ở tỉnh Hòa Bình.
Truyền thông trong nước đưa tin, hai người bị bắt là ông Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên phòng khảo thí Sở Giáo Dục Và Đào Tạo tỉnh Hòa Bình, và ông Đỗ Mạnh Tuấn, hiệu phó trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy. Các nhân viên điều tra cũng khám xét nơi ở của ông Nguyễn Khắc Tuấn. Hai người này cùng bị khởi tố với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018, tỉnh Hòa Bình có hơn 8,900 học sinh dự thi. Kết quả điểm thi khiến dư luận sinh nghi, khi có 24 thí sinh có điểm toán từ 9 trở lên, trong khi chỉ có 4.7% học sinh trên toàn quốc được 9 điểm trở lên trong môn toán. Tỉnh miền núi này cũng có 22 trên tổng số 324 thí sinh có tổng số điểm thi là 27 hoặc hơn, với số điểm tối đa là 30.
Nhận định về nghi án gian lận điểm thi trong tỉnh, ông Bùi Trọng Đắc, giám đốc Sở Giáo Dục Hòa Bình, nói với truyền thông trong nước rằng, ông “chưa biết bao nhiêu bài thi bị can thiệp”.
Ngoài tỉnh Hòa Bình, còn có Hà Giang và Sơn La là những tỉnh có một số giới chức ngành giáo dục bị truy tố và điều tra vì nghi án gian lận điểm thi.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/2-giao-chuc-bi-bat-trong-nghi-an-gian-lan-diem-thi-o-hoa-binh/
Ông Michael Nguyễn bị VN bắt theo Điều 109,
dân biểu Mỹ lên tiếng
Dân biểu Hoa Kỳ Mimi Walters hôm 2/8 lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho công dân Mỹ Michael Phương Minh Nguyễn, người đang bị giam giữ ở Việt Nam để điều tra về tội ‘lật đổ chính quyền’ theo Điều 109 Bộ Luật hình sự VN.
Trong cuộc họp báo vào ngày 2/8 tại Tòa thị chính thành phố Orange, bang California, dân biểu Mimi Walters nói ưu tiên hàng đầu của bà là làm việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ồc để đảm bảo chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho ông Michael Phương Minh Nguyễn. Bà nói thêm rằng phía Việt Nam sẽ phải nhận lấy “hậu quả” nếu giam giữ công dân Hoa Kỳ.
Trang web của nữ dân biểu cho biết bà sẽ nói chuyện với đại sứ Việt Nam ở Washington DC vào sáng ngày 3/8 để yêu cầu phía Việt Nam phóng thích ông Michael ngay lập tức.
Ông Mark Roberts, em rể của Michael Nguyễn cho VOA biết Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh đã vào trại giam thăm ông Michael vào thứ Ba 31/7 vừa qua.
Ông Mark nói bà Helen Nguyễn, vợ của ông Michael, được viên chức lãnh sự Franc Shelton thông báo về tình hình của chồng bà, nhưng nói thêm rằng phía Việt Nam chưa cho gia đình hay luật sư vào thăm.
“Vào buổi tối ngày 31/7, tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn gọi điện thoại cho bà Helen. Ông Franc Shelton báo cho bà biết ông Michael còn sống, khỏe mạnh, và đang bị giam giữ tại Sài Gòn. Nhân viên lãnh sự có gặp ông Michael trong trại giam, trong vòng chưa tới 1 giờ đồng hồ. Ông Shelton xác nhận rằng ông Michael đang bị điều tra theo Điều 109 của Bộ Luật hình sự về tội danh ‘lật đổ chính quyền.”
Ông Franc Shelton báo cho bà biết ông Michael còn sống, khỏe mạnh, và đang bị giam giữ tại Sài Gòn. Nhân viên lãnh sự có gặp ông Michael trong trại giam, trong vòng chưa tới 1 giờ đồng hồ. Ông Shelton xác nhận rằng ông Michael đang bị điều tra theo Điều 109 của Bộ Luật hình sự về tội danh ‘lật đổ chính quyền.’
Ông Mark Roberts.
Theo gia đình, ông Michael đã ký giấy miễn áp dụng Đạo Luật Thông Tin Riêng Tư năm 1994, cho phép Bộ Ngoại Giao Mỹ nói chuyện với gia đình ông, các cơ quan công lực Hoa Kỳ, các văn phòng dân biểu và nhân viên của họ.
Tại cuộc họp báo gia đình cho biết hôm 7/7, khi trên đường từ Đà Nẵng về Sài Gòn, ông Michael bị bắt tại tỉnh Đồng Nai.
Vào ngày 17/7, phía Việt Nam báo cho tòa Đại Sứ Mỹ biết ông Michael đang bị giam giữ tại thành phố Hố Chí Minh, theo thông báo chí của gia đình
Ngày 31/7, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ được phép gặp ông Michael lần đầu tiên tại trại tạm giam trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.
Ông Mark nhắc lại lời của viên chức lãnh sự về tình hình giam giữ và việc điều tra đối với của ông Michael hiện nay.
“Ông ấy cũng giải thích về hệ thống pháp lý (ở Việt Nam.) theo đó việc điều tra này có thể kéo dài từ 3 đến 5 tháng và có thể gia hạn thêm từ 3 đến 5 tháng nữa. Trong khoảng thời gian này gia đình và luật sư không được phép thăm ông Michael, và ông chỉ có thể được tiếp xúc lãnh sự mỗi tháng một lần.”
Tại cuộc họp báo hôm 2/8, dân biểu Walters nói bà sẽ tìm mọi cách lên tiếng yêu cầu phía Việt Nam phóng thích ông Michael.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói chuyện với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tôi sẽ nói với họ rằng việc bắt giữ công dân Mỹ tại Việt Nam như vậy là không thể chấp nhận được và phải trả tự do cho ông Nguyễn càng sớm càng tốt. Họ phải hiểu rằng sẽ có hậu quả nếu bắt giam công dân Mỹ.”
Tôi sẽ nói với họ rằng việc bắt giữ công dân Mỹ tại Việt Nam như vậy là không thể chấp nhận được và phải trả tự do cho ông Nguyễn càng sớm càng tốt. Họ phải hiểu rằng sẽ có hậu quả nếu bắt giam công dân Mỹ.
Dân biểu Mimi Walters.
Ngày 20/7, bà Helen Nguyễn đã bắt đầu một cuộc vận động trên trang Change.org, tìm sự giúp đỡ của Dân Biểu Mimi Walters, Ngoại Trưởng Mike Pompeo, Tổng thống, và Phó tổng thống Hoa Kỳ về trường hợp ông Michael Nguyễn.
Trang Defend the Defenders hôm 29/7 cho biết vào ngày 7/7, lực lượng an ninh của thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Michael Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ, cùng với cựu tù chính trị Huỳnh Đức Thịnh và con trai Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi và Facebooker Thomas Quốc Báo với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.
Đến chiều ngày 3/8, chính quyền và truyền thông Việt Nam vẫn chưa loan báo về việc bắt giam ông Michael Nguyễn và 4 nhà hoạt động.
Từ sáp nhập Hà Nội liên hệ tới Luật Đặc khu
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua đề án mở rộng Hà Nội hồi 2018 mặc dù có tỷ lệ phản đối cao ban đầu là một tiền lệ để so sánh với dự luật Đặc khu, theo ý kiến của các khách mời chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 2/8.
Các vụ xử ‘Út Trọc’, Vũ ‘Nhôm và tình hình chiến dịch ‘Đốt Lò’ đang diễn ra
Việt Nam: Mở đầu của các phong trào xã hội qua mạng
Phan Văn Khải: Đường thành Thủ tướng
Ba lý do khiến Luật đặc khu ‘có thể được thông qua’
Dẫn chiếu chuyện sát nhập Hà Nội và dự án Bô xít Tây Nguyên, bà Mạc Việt Hồng, chủ biên tờ báo điện tử Đàn Chim Việt Online từ Warsaw, Ba Lan, cho rằng “quyết tâm chính trị của đảng Cộng sản mới là quyết định” trong việc thông qua Luật Đặc khu.
Chia sẻ quan điểm này, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhận định phiếu bầu trong quốc hội thường theo hướng mà Đảng cộng sản đã quyết.
Tuy nhiên, nhà hoạt động xã hội dân sự, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thì cho rằng bối cảnh kinh tế chính trị xã hội hiện nay đã khác nhiều so với cách đây mười năm, và việc thông qua Luật Đặc khu sẽ “không dễ như việc họ đã làm là sáp nhập Hà Tây”.
Hà Nội được gì sau 10 năm mở rộng?
Tháng 8/2008, Quốc hội Việt Nam ra quyết định điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, hợp nhất tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Diện tích của Hà Nội được tăng 3,6 lần, từ khoảng 920 km2 lên hơn 3.340 km2.
Trước khi được thông qua, đề án mở rộng Hà Nội gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt trong Quốc hội Việt Nam, theo Luật sư Trần Quốc Thuận, người làm việc trong Văn phòng Quốc hội thời kỳ đó, cho chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC, do Quốc Phương điều hợp từ London, biết.
“Người ta cho rằng mở rộng Hà Nội thì đất Hà Tây lên giá cho nên có nhiều người đi mua đất Hà Tây vì đất Hà Tây bây giờ là đất thủ đô rồi, cho nên khi mở rộng Hà Nội thì có một số người kiếm được món hời rất là lớn,” LS Trần Quốc Thuận bình luận.
Ông cũng nói mặc dù có “đấu qua đấu lại rất là gay gắt” trong các đại biểu quốc hội, cuối cùng phương án điều chỉnh mở rộng Hà Nội cũng vẫn được thông qua.
‘Tôi hoan nghênh chỉ đạo của Thủ tướng về ba đặc khu’
Đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm thành công, thất bại
Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu
Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan, vẫn giữ quan điểm không đồng tình với chuyện sát nhập Hà Nội mà bà đã nêu từ nhiều năm.
Có lẽ người Việt Nam mình họ thích cái gì cũng phải to như cái bánh chưng cũng phải kỉ lục Guiness hay cái bát phở cũng phải to…thủ đô không nhất thiết phải to mà như tôi đã nói nó cần văn minh hiện đại, tiện lợi và hội nhậpBà Mạc Việt Hồng, Chủ biên Đàn chim Việt Online
Bà cho rằng một trong những mục đích của dự án mở rộng Hà Nội là giãn dân ở Hà Nội ra các vùng mới sát nhập thì đến nay vẫn không thực hiện được.
“Trong khi vùng mà đã sát nhập vào Hà Nội thì chỉ cần phát triển như những đô thị vệ tinh hoặc thành phố vệ tinh thôi thì lại cho tất vào Thủ đô, những vấn đề ở trong nội thành còn chưa giải quyết được, ví dụ như là vấn đề ngập lụt, vấn đề ùn tắc giao thông hoặc là mật độ dân số quá đông,” bà Mạc Việt Hồng nói.
“Có lẽ người Việt Nam mình họ thích cái gì cũng phải to như cái bánh chưng cũng phải kỉ lục Guiness hay cái bát phở cũng phải to, cái bánh giày cũng phải to cũng phải đi vào kỉ lục. cho nên thủ đô cũng phải to như vậy cho xứng tầm. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, khi tôi quan sát nhiều nước khác trên thế giới này, thủ đô không nhất thiết phải to mà như tôi đã nói nó cần văn minh hiện đại, tiện lợi và hội nhập,” bà Hồng tiếp lời.
Dự luật Đặc khu sẽ được làm ‘theo cách truyền thống’
Từ câu chuyện mở rộng Hà Nội, các khách mời của Bàn tròn thứ Năm liên hệ tới khả năng dự luật Đặc khu vực Hành chính Đặc biệt (Luật Đặc khu) được Quốc hội thông qua.
“Ở Quốc hội Việt Nam, đảng cầm quyền lên tới 95%, cho nên khi một cái gì mà đảng đã quyết rồi thì bao giờ người ta cũng phải bỏ phiếu theo hướng đấy.
“Như vừa qua, dự luật Ba đặc khu thì có câu nói mang tính lịch sử, chủ tịch Quốc hội nói rằng là: ‘Bộ chính trị đã quyết rồi thì cứ bỏ phiếu đi’, câu chuyện là như thế.” nguyên Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Thuận nói trong chương trình thảo luận trực tuyến hôm 2/8 của BBC.
“Tôi nghĩ rằng việc quốc hội Việt Nam cơ cấu thành phần như vậy thì nó sẽ dẫn đến như vậy.
“Cho nên hồi Hà Nội cũng thế, Hà Nội thì người ta phát biểu gay gắt như giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có nói lại, bỏ phiếu như thế.
Họ đồng ý là các người cứ phát biểu hết đi, cứ phát biểu thoải mải đi, dân chủ mà, không có vấn đề gì nhưng mà quyết định thì cứ quyết định theo. Tôi nghĩ là cái dự luật Ba đặc khu họ cũng sẽ làm theo cách truyền thống đấy.Luật sư Trần Quốc Thuận
“Cứ khi nào có phát biểu gay gắt thì người ta sẽ gửi ý kiến thăm dò. Và khi bỏ phiếu thăm dò, người ta khoanh khu vực là phiếu này nằm ở tỉnh thành phố nào và tỉnh thành phố nào phản ứng thì sẽ có những lãnh đạo cao đến thành phố đó để trao đổi tiếp.
“Họ đồng ý là các người cứ phát biểu hết đi, cứ phát biểu thoải mải đi, dân chủ mà, không có vấn đề gì nhưng mà quyết định thì cứ quyết định theo. Tôi nghĩ là cái dự luật Ba đặc khu họ cũng sẽ làm theo cách truyền thống đấy.”
Đồng tình với nhận xét của Luật sư Trần Quốc Thuận, bà Mạc Việt Hồng cho rằng việc Quốc hội tạm ngưng thông qua dự luật Đặc khu chỉ là “để tìm kế hoãn binh”.
“Nói như luật sư Trần Quốc Thuận, họ tìm ra chỗ nào mà nhiều người phản đối, có nhiều người có ý kiến thì họ sẽ vận động những cái chỗ đó chứ còn tôi nghĩ rằng ở Việt Nam thì quyết tâm chính trị của đảng Cộng sản mới là quyết định,” bà Hồng chia sẻ quan điểm.
‘Đau đầu để dập tắt dư luận’
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội cho rằng với dự luật về đặc khu, quốc hội và chính phủ Việt Nam vẫn sẽ dùng những cách thức vận động tương tự.
“Nhưng tôi cho rằng thời giai đoạn trước, giai đoạn họ sát nhập Hà Tây so với bối cảnh kinh tế chính trị xã hội bây giờ nó khác rất là nhiều.
“Dự luật ba đặc khu là cái sự phản ứng ở trong công chúng rất là dữ dội là một. Thứ hai là truyền thông dân sự, rồi các cây viết phản biện, bây giờ rất là nhiều.
“Việc họ có dám thông qua cái luật ba đặc khu hay không, tôi cho rằng chính bản thân ở trong bộ Chính trị, ở trong Quốc hội cũng như là chính phủ cũng đang rất là đau đầu để tìm cách dập tắt dư luận.
“Tôi nghĩ rằng việc này bây giờ thường không dễ như ngày xưa việc họ đã làm là việc sát nhập Hà Tây,” nhà hoạt động xã hội dân sự nhận định từ Hà Nội.
Mời quí vị theo dõi toàn văn cuộc thảo luận trên Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt về các chủ đề liên quan thời sự Việt Nam tại đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45059153
Quốc hội CSVN chưa xét luật đặc khu
Chủ nhiệm văn phòng quốc hội CSVN Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự luật đặc khu “đang được cân nhắc lại”, do đó chưa được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 26 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.
Theo báo Dân Trí hôm Thứ Bảy 4 tháng 8, đây là một thay đổi bất ngờ so với chương trình đã được lên trước đó, bao gồm phần đóng góp ý kiến về dự luật đặc khu. Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói thêm rằng, dự luật đang được xem xét thận trọng, trong khi nhà cầm quyền tiếp tục lắng nghe ý kiến của nhân dân. Ông Phúc cũng cho rằng vẫn còn thời gian để chỉnh sửa dự luật và kịp đưa vào kỳ họp thứ 6 của quốc hội CSVN.
Vẫn theo tờ Dân Trí, chỉ một ngày trước đó, thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc giao cho bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư báo cáo với Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về một số vấn đề gây tranh cãi của dự luật đặc khu. Báo cáo này sẽ được trình bày trong phiên họp thứ 26 bắt đầu từ tuần sau.
Tưởng cũng nên nhắc lại, quốc hội CSVN đã lùi thời hạn thông qua dự luật đặc khu trong một phiên họp khẩn cấp ngày 8 tháng 6 vừa qua. Nhưng bước lùi này không ngăn chặn được làn sóng phản đối mạnh mẽ của dân chúng trong nước. Trong những ngày sau đó, trên toàn quốc nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống lại kế hoạch “bán nước” của đảng CSVN thông qua việc cho thuê đất đến 99 năm tại các vị trí trọng yếu của quốc gia.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/quoc-hoi-csvn-chua-xet-luat-dac-khu/
Cảng biển Việt Nam thành bãi chứa phế liệu
Hiện đang có hàng nghìn container hàng phế liệu được nhập về Việt Nam nằm khắp các cảng trên cả nước nhiều tháng nhưng không có doanh nghiệp nào đến nhận, gây khó khăn trong việc quản lý và xử lý số lượng các loại phế liệu này.
Nhập phế liệu về bỏ
Cơ quan Hải quan Việt Nam cho biết, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu một lượng lớn các mặt hàng này từ các nước phát triển bị chuyển đến các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Thực tế cho thấy hiện có hàng nghìn container phế liệu đang nằm tại các cảng biển Việt Nam; thế nhưng không có doanh nghiệp nào đến nhận gây ra tình trạng quá tải.
Vào ngày 25/7 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình nhập khẩu phế liệu, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu điều tra, xử lý tới cùng các container phế liệu đã vào Việt Nam mà không ai nhận:
“Phải tăng cường phối hợp các cấp, các ngành trong việc ngăn chặn phế liệu vào Việt Nam, không để Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống nhân dân. Vì vậy, cần phân công trách nhiệm rõ ràng về vấn đề này”
Các chi phí lưu container, lưu bãi cho khách hàng để giải phóng những container hàng lâu ngày là rất lớn, nên một số doanh nghiệp gần như bỏ trốn và không đến nhận hàng.
-Anh Hùng
Một nhân viên có tên Hùng đang làm việc tại Tân Cảng, Sài Gòn cho chúng tôi biết về thực tế mà cả ông thủ tướng chính phủ Hà Nội phải lên tiếng:
“Do ảnh hưởng của cái mặt hàng tồn lâu ngày, đặc biệt là mặt hàng nhựa và giấy phế liệu này thì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất cảng, làm giảm tốc độ thông quan hàng hóa. Các chi phí lưu container, lưu bãi cho khách hàng để giải phóng những container hàng lâu ngày là rất lớn, nên một số doanh nghiệp gần như bỏ trốn và không đến nhận hàng.”
Nguyên nhân doanh nhiệp không đến nhận hàng còn được lý giải vì nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường, khai báo không đúng chủng loại, khai thuế không đúng hoặc có vấn đề gian lận thương mại…
Một chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu chia sẻ với chúng tôi qua email rằng“Đã là phế liệu thì bên bán không thể lúc nào cũng đóng hàng đúng 100% theo quy chuẩn của Việt Nam. Mà nếu bên bán đóng hàng vào container lẫn một ít loại khác, cả lô hàng sẽ bị định mác chất thải không được phép nhập khẩu, nên doanh nghiệp ngậm đắng nuốt cay không dám đến nhận hàng”.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến tình trạng tồn container phế liệu đó là do nhiều doanh nghiệp sử dụng địa chỉ “ma” để mở tờ khai. Khi phát hiện lô hàng có vấn đề hay bị lực lượng hải quan xử lý, các doanh nghiệp này “bỏ của chạy lấy người”.
Cùng quan điểm đó, Anh Trúc Hiền hiện đang lo về giấy tờ thủ tục hải quan tại cảng Cát Lái cho chúng tôi biết, hầu hết các container phế liệu về Việt Nam là hàng “tầm bậy” hải quan giữ lại nên không thể thông quan.
Anh Hiền cho biết thêm “Không phải là không tới nhận được, hầu hết là hàng tầm bậy nên hải quan giữ lại thì sao thông quan mà là hàng đó là anh khai A mà hàng về toàn là B, C gì đó nên doanh nghiệp nó không ra nhận được vì giấy tờ trục trặc nên liên quan đến phế liệu là hải quan nó giữ lại hết, chắc chăn không phải là A rồi bên trong cái Container đó hàng đồ tè lè hết, nó không còn là phế liệu nữa nên hải quan nó cho qua máy soi thấy không đúng là nó giữ lại hết.”
Ông Nguyễn Khánh Quang, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng Cục Hải nói với báo giới rằng cơ quan ông cũng khó có thể tìm được chủ nhân thực sự của những container phế liệu vì mời họ không tới nhận, trụ sở thì không có thật. Ngoài ra không thể đối chiếu giấy tờ bản gốc bên Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Bế tắc xử lý
Tổng cục Hải quan Việt Nam vào ngày 30/7 cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, các mặt hàng phế liệu nhập về gồm dây cáp điện, máy móc thiết bị cũ, phân bón, nông sản, nguyên liệu may mặc, nhôm nguyên liệu, phế liệu nhựa…là từ các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Ngoài ra còn từ các thị trường khác như Thái Lan, Đức, Bỉ và cả từ Lào về.
Anh Hùng đang làm việc tại Tân Cảng cho biết việc tiêu hủy các mặt hàng này hiện nay rất khó khăn vì ẩn chứa chất độc hại và chi phí tiêu hủy rất lớn. Anh cho biết thêm
“Hiện nay nhiều khách hàng, hãng tàu cũng như là cảng không chịu được chi phí này. Chúng tôi có giải pháp đề xuất các cơ quan ban ngành là được chuyển các container tồn trên 90 ngày đi các cơ sở khác của công ty để lưu trữ và đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa.”
Nhà hoạt động môi trường Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng quan điểm của anh là nên trả các mặt hàng này về lại nơi xuất đi. Tuy nhiên theo anh Trúc Hiền thì cách này hầu như không thể. Anh cho biết:
Đã tới, nhập vào cảng của VN rồi thì phía VN sẽ xử lý bởi vì mỗi một lần trả về lại nơi xuất tốn nhiều công đoạn và tốn nhiều tiền lắm, tàu bè, lưu công, lưu bãi, book lại tàu này nọ nên thông thường họ sẽ không làm điều đó và bên phía hãng tàu họ cũng không nhận.”
Một chuyên gia tài chính tại TP.HCM đề nghị cần xem xét lại quy định về tạm nhập- tái xuất, cũng như quy định cho phép chủ hàng có thể từ chối nhận hàng nhập khẩu nếu không đúng với hợp đồng. Do cả những qui định liên quan và biện pháp quản lý còn khá lỏng lẻo góp phần dẫn đến tình trạng hằng nghìn container hàng phế liệu ùn tắt tại các cảng biển Việt Nam như hiện nay.
Tiếng kêu từ vùng rốn lũ
Yên Bái những ngày đầu tháng Tám, mưa vẫn buông không ngớt mặc cho người dân cầu xin ông Trời đừng mưa nữa, bởi họ chỉ còn có căn nhà tạm mới dựng; người thân, tiền bạc, đồ đạc, nhà cửa đều bị nước cuốn trôi… Thức ăn không có gì ngoài hũ măng chua, cái bắp chuối hay vài ký gạo cứu trợ. Trẻ con sợ hãi, người lớn bàng hoàng…
Miệt Tây Nam Bộ trù phú một thuở với cá linh, bông súng… giờ chỉ còn những tiếng kêu mong nước về rồi cũng nơi đó có những tiếng khóc khi nước về quá sớm…
Yên Bái: Còn hai bàn tay không
Bà Hà Thị Dư, người có hai người thân bị mất trong trận lũ quét ở xã Sơn Lương, huyện miền núi Văn Chấn tỉnh Yên Bái, một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận lũ quét hôm 20 tháng 7 năm 2018 chia sẻ:“Thấy xác hết rồi, cả hai mẹ con, chả biết thế nào. Yêu cầu cấp trên cấp dưới cố gắng hết sức giúp đỡ gia đình tôi, ước mơ thế nào như hồi xưa ấy. Cái gì cũng có đầy đủ cuối cùng nhà cửa khó khăn cái gì cũng không có, cửa nhà cũng không có, hạt thóc cũng không có, ăn uống cũng không có…”
Nhiều người giờ chỉ còn hai bàn tay trắng, bởi lẽ cái nhà, con trâu con bò… tất cả những gì họ có đã bị lũ quét trôi hết. Đường sá cũng hư hỏng nặng, các đoàn từ thiện mặc dù đã tìm đến nhưng cũng không mấy đoàn tiếp tế được cho bà con. Điều này khiến cho các bản thiệt hại nặng ở Sơn Lương như Nậm Mười, Sùng Đô, bản Tủ… có nguy cơ bị đói.
Ông Hà Văn Tý, một người Tày có nhà bị cuốn trôi trong cơn lũ quét chia sẻ:“Nhà nước chỉ ủng hộ gạo thôi, bao nhiêu các thứ thóc lúa trôi hết, người thì không trôi nhưng các thứ trôi hết, thóc lúa trôi hết, hỏng hết các thứ rồi.”
Kể về sự bất ngờ cũng như thiệt hại sau cơn lũ quét đi qua xã mình, ông Trương Văn Minh, một người dân xã Sơn Lương chia sẻ:“Vào năm 2005, lũ mấp mé đường lộ này nhưng cũng không bị tan tát đau thương như trận lũ này. Năm 2007 cũng gần coi là mấp mé, cách đường khoảng độ 50 phân nhưng năm nay nước lũ thì bé hơn các năm khác nhưng sạt lở từ trên đồi xuống, đổ từ trên đỉnh đồi, lở bây giờ vẫn còn nhìn thấy. Đất đá tống xuống, các làng bản xưa giờ không có nước mà giờ nước từ khe đổ xuống, coi như chết rất tang thương, chết người, đùn lấp hết, tất cả nhà cửa coi như đưa đi hết. Đường đi Sùng Đô, An Lương không còn đường đi nữa, mất hết đường giao thông, bây giờ muốn khôi phục phải mất thời gian rất lâu.”
Theo ông Minh, không khí tang thương đang bao trùm nơi ông sống khi bao gia đình chia ly, vợ khóc chồng, mẹ khóc con, ông khóc cháu… Đó là chưa kể nhiều người giờ chỉ còn hai bàn tay trắng, bởi lẽ cái nhà, con trâu con bò… tất cả những gì họ có đã bị lũ quét trôi hết. Đường sá cũng hư hỏng nặng, các đoàn từ thiện mặc dù đã tìm đến nhưng cũng không mấy đoàn tiếp tế được cho bà con. Điều này khiến cho các bản thiệt hại nặng ở Sơn Lương như Nậm Mười, Sùng Đô, bản Tủ… có nguy cơ bị đói.
Trong những căn nhà tạm bợ được bà con hàng xóm và dân quân giúp đỡ dựng lên, anh Hà Văn Sơn chia sẻ: “Nhà em nước lũ ngập tràn vào hết, sập hết một nửa. Qua lũ thì em nhờ anh em trong làng và những anh quân đội dỡ lên đây để làm cái lều ở tạm, trú tạm ở đây qua mùa mưa.”
Hiện tại, vẫn còn nhiều bản ở xã Sơn Lương chưa thể tiếp cận được, nước ở các con suối vẫn đang dâng do mưa không ngừng. Nhìn dòng suối chảy qua con đất trước kia là nhà mình, bà Dư chỉ biết cầu xin trời thương cho những gia đình khác, đừng để họ phải chịu cảnh giống gia đình bà.
Cơn lũ ập tới bất ngờ không những lấy đi mọi thứ của bà con mà một lần nữa còn tạo cho họ một cảm giác hoang mang về sự nổi giận của núi rừng. Nếu như có hàng chục người chết và mất tích ở tỉnh Yên Bái sau những trận lũ quét, lũ ống vào năm 2017 thì hiện tại đã có trên 26 người chết và mất tích sau trận lũ quét vào hôm 20 tháng 6 ở tỉnh này, tuy nhiên đây vẫn là con số thống kê chưa đầy đủ.
An Giang: vừa lo vừa mừng
Trong khi đó, chưa đầy một tuần sau lũ quét ở các tỉnh miền Bắc, các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp Mười, Long An người dân lại đón đợt lũ sớm do hậu quả của việc vỡ đập thủy điện ở Lào, hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu của người dân bị chìm trong nước lũ.
Sau những khó khăn do khô hạn mà nguyên nhân chủ yếu là các thủy điện đầu nguồn đắp đập, chặn nước, lần này người dân lại vừa mừng vừa lo khi nước về chủ yếu do vỡ đập.
Sau những khó khăn do khô hạn mà nguyên nhân chủ yếu là các thủy điện đầu nguồn đắp đập, chặn nước, lần này người dân lại vừa mừng vừa lo khi nước về chủ yếu do vỡ đập.
Anh Ngô Huy, một người dân ở Châu Đốc, An Giang, một trong những huyện đầu tiên hứng chịu đợt nước này cho hay:“Thì bây giờ thấy nước lên nhiều mấy ngày nay. Tùy theo nước này nọ, mình làm theo mùa vậy thôi chứ cũng không mừng vui gì nhiều vì bây giờ tôm cá cũng không nhiều, giờ nước về chắc cá nhiều hơn mọi năm.”
Anh Trương Văn Mễ, một người chuyên đưa đò ở huyện biên giới này chia sẻ:“Nước nhiều lắm, năm nay nhiều hơn năm rồi, năm nay do vỡ đập thủy điện bên Lào đó, nó bắt nguồn nó chảy xuống Việt Nam mình. Trước đây nước khô do những đập thủy điện nó chặn lại, nước đâu chảy xuống được Việt Nam mình. Nói chung nước lên, người ta săn bắt thì mong nước lớn vì có cá nhiều nhưng những người trồng lúa, nấm rơm, trái cây này nọ, nước về sẽ bị nước ngập mất mùa…”
Theo cả hai anh này, đa số người dân đều tỏ ra nửa mừng nửa lo vì nước năm nay lên sớm. Nếu như trước đây chừng hai năm, nhiều người gần như đã quên khái niệm mùa nước nổi bởi tôm cá không còn, đất đai nứt nẻ, nước uống không có thì nước về, đó là cơ hội cho họ.
Không ít người háo hức mang các dụng cụ đánh bắt cá được cất lâu nay ra thả bởi họ mong tôm cá sẽ theo nước về. Tuy nhiên, sự mừng vui của họ chưa thấy đâu bởi tôm cá không nhiều thì những người trồng lúa, hoa màu lại hụp lên lặn xuống khốn đốn.
Bởi lũ về sớm khoảng 2 tuần đã gây khó khăn họ, nhất là những vùng chưa có đê bao kiên cố ở xã biên giới và một số khu vực bãi bồi thuộc các xã cù lao ven sông Tiền, sông Hậu.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện An Phú tỉnh An Giang, những ngày qua người dân và các lực lượng chức năng đã thu hoạch gần như toàn bộ diện tích lúa và hoa màu ngoài đê bao, nhưng vẫn có 40 héc ta bị mất trắng. Hàng trăm héc ta màu vẫn chưa thu hoạch xong.
Tại Long An, Đồng Tháp, mấy ngày qua, người dân ở những xã vùng trũng cũng đang gia cố đê bao, tháo nước ra ngoài để bảo vệ hơn mấy nghìn héc ta lúa hè thu sắp thu hoạch.
Trong khi thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản ở hai đầu đất nước sau đợt lũ quét, nước lên vẫn chưa dứt thì hiện tại, người dân ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình, cách đập thủy điện Hòa Bình 20 km đang đứng ngồi không yên. Nhiều người buộc phải di dời khỏi khu vực hạ lưu đập thủy điện này khi đất đê ngày càng nhão ra, nhiều vệt nứt kéo dài trên đường đi và trước nhà dân, nhiều nơi đang bị sạt lở, lún sụt nghiêm trọng…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/cry-from-flood-center-08032018125308.html