Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Cac Bai Khac

No sub-categories

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

RFA Blog

Thứ Năm,07/26/2018 – 12:14 — nguyenvubinh

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vừa xảy ra có tác động, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới. Việt Nam vừa có nền kinh tế tương đồng mô hình kinh tế Trung Quốc, lại vừa có giao thương kinh tế mật thiết, cũng là nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nên đương nhiên chịu sự tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Trước khi tìm hiểu về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại tới nền kinh tế Việt Nam, chúng ta cần phải hiểu được bản chất và thực trạng của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời cần tìm hiểu căn nguyên của cuộc chiến thương mại, cũng như những hệ quả chung của nó tới các quốc gia tham gia cuộc chiến và các quốc gia có liên quan.

     I/ Thực chất và thực trạng của nền kinh tế Việt Nam
     Nền kinh tế Việt Nam từ khi đổi mới tới nay đã áp dụng một số các nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế thị trường. Nhưng sự áp dụng nửa vời, đi sâu tìm hiểu thực chất đã vi phạm nghiêm trọng hầu như tất cả các nguyên tắc của kinh tế thị trường.
    – Vi phạm nghiêm trọng hai nguyên lý quan trọng của nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó quan trọng nhất là sở hữu tư nhân về đất đai. Đất đai là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, là cơ sở của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nhà xưởng, văn phòng…) nhưng lại thuộc sở hữu toàn dân. Không có tư hữu về đất đai dẫn tới không hình thành được thị trường đất đai theo đúng nguyên tắc của kinh tế thị trường. Chính vì vậy mà đất đai không được cung, cầu và thị trường quyết định tất yếu làm méo mó giá cả của một yếu tố đầu vào quan trọng của tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh. Thứ hai, nguyên lý về lượng tiền phát hành trong lưu thông có tương quan mật thiết với lượng hàng hóa sản xuất và thị trường ngoại hối. Lượng tiền nhà nước in, phát hành hiện nay (từ trước tới nay) không hề được công bố chính xác và luôn in tiền vượt số lượng cần phát hành nhiều lần, dẫn tới tình trạng lạm phát trung bình hàng năm của Việt Nam luôn ở mức cao 20 – 50%/năm (trong khi các nước khác chỉ là 5 – 7%/năm). Lạm phát luôn ở mức cao, tức đồng tiền mất giá dẫn tới hệ lụy làm biến dạng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
    – Vi phạm nghiêm trọng cơ chế kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa được hình thành do quan hệ cung, cầu quyết định. Như chúng ta đều biết, các yếu tố của quá trình sản xuất, nhất là những mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng, dầu… thậm chí vàng, đô la  cũng do nhà nước quyết định giá cả. Những mặt hàng thiết yếu này đều cấu thành nên các sản phẩm mà nền kinh tế sản xuất ra. Vì vậy, giá cả các sản phẩm được sản xuất ra đã bị bóp méo và biến dạng do không được thị trường quyết định giá cả các yếu tố đầu vào.
    – Cấu trúc của nền kinh tế sai lệch, bất hợp lý. Chúng ta đều biết rằng, trong tất cả các nền kinh tế thị trường, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp của nền kinh tế. Đó là những lĩnh vực đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và các doanh nghiệp tư nhân không muốn kinh doanh. Đồng thời, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước luôn là dấu hỏi do cơ chế trách nhiệm nên không quốc gia nào duy trì nhiều doanh nghiệp nhà nước. Nhưng ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước chiếm từ 60 – 70% lượng vốn xã hội, nhưng lại làm ra 30 – 40% tổng giá trị  nền kinh tế. Với cấu trúc mang nặng tính bao cấp, kế hoạch như vậy, nền kinh tế không thể phát huy được hiệu quả.
    – Không tạo lập được môi trường thể chế lành mạnh để khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Yếu tố đầu tiên, thông tin trung thực, công khai và minh bạch là yêu cầu số một trong nền kinh tế thị trường. Nhưng ở Việt Nam đã không bảo đảm được yêu cầu này. Tính trung thực trong thông tin ở Việt Nam là điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Luật pháp minh bạch, rõ ràng và công khai cũng không có, các văn bản hướng dẫn thi hành luật luôn tạo ra sự bất ổn làm người kinh doanh vô cùng bối rối, khó khắn. Yếu tố thứ hai, không tạo lập được sân chơi công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu đãi mọi mặt, trong khi các doanh nghiệp tư nhân khó khăn trăm bề, từ vay vốn, đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh…. Cuối cùng, môi trường trong sạch, không tham nhũng chỉ là ước mơ trong nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp đã chịu đựng mọi hình thức và cấp độ của việc tham nhũng trong hệ thống quản lý ở Việt Nam…
    (còn nữa)
Hà Nội, ngày 26/7/2018
N.V.B
————–

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung (tiếp theo)

RFA Blog
Thứ Bảy, 07/28/2018 – 11:05 — nguyenvubinh

    …
     Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, ngoài thâm hụt cán cân thương mại, ông D.Trump còn cho rằng Trung Quốc đã có sự gian lận thương mại, đó là việc vi phạm sở hữu trí tuệ và trợ giá cho các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ. Chính vì vậy, tổng thống D.Trump thực hiện việc đánh thuế vào các sản phẩm của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Với sự chênh lệch của cán cân thương mại Mỹ – Trung, Mỹ nhập khẩu hơn 500 tỷ đô la hàng Trung Quốc, nhưng xuất hàng sang Trung Quốc chỉ đạt 170 tỷ đô la, như vậy chênh lệch hơn 300 tỷ đô la. Mỹ đã tính toán đánh thuế theo từng giai đoạn, bắt đầu đánh thuế 25% vào số lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ đô la ngày 06/7 vừa qua, và đánh thuế vào lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la sau hai tuần tiếp theo. Trung Quốc đã phản ứng lại bằng việc đánh thuế tương đương vào số lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã được kích hoạt. Theo kế hoạch, đến ngày 30/8/2018, Mỹ sẽ tiếp tục đánh thuế 10% vào số lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
     Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, chỉ với đợt đầu đánh thuế 25% vào hàng hóa trị giá 34 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã chao đảo. Giá trị thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất đi 17%, tương đương 1.900 tỷ đô la, giá trị đồng nhân dân tệ cũng bị giảm xuống. Trung Quốc ban đầu cũng sẵn sàng nghênh chiến, nhưng thực lực thua sút, giới đầu tư và người dân hoảng loạn dẫn tới việc sụt giảm thị trường chứng khoán. Hiện tại, Trung Quốc đang đưa ra tín hiệu để được đàm phán với Mỹ về thương mại.
     Một vấn đề cần đề cập, vì liên quan tới cuộc chiến thương mại đang diễn ra, đó là cách thức quản lý, lãnh đạo nước Mỹ của tổng thống D.Trump. Với chiến dịch tranh cử không giống ai, sau khi được bầu vào Nhà Trắng, tổng thống Mỹ D.Trump vẫn không thay đổi phong cách của mình. Có thể nói, hàng trăm năm qua ở Mỹ chưa có tổng thống nào có cách thức làm việc kỳ quặc và kỳ lạ như ông D.Trump. Có thể tóm tắt thành hai vấn đề lớn trong phong cách lãnh đạo của tổng thống D.Trump. Thứ nhất, ông D.Trump làm việc theo ý tưởng và quan điểm chứ không hề vạch kế hoạch, chiến lược bài bản, lớp lang để thực hiện các bước như tất cả các đời tổng thống trước đây. Thứ hai, Ông rất xem nhẹ những phát ngôn, ứng xử của cá nhân ông trên phương diện một tổng thống. Vấn đề làm việc không theo kế hoạch, chương trình và bài bản dẫn tới hệ quả là rất nhiều người không quen nổi cách thức chưa từng có này và đã từ chức. Vấn đề thứ hai, những người sống mô phạm và đạo đức thường khó chịu về cách ứng xử trên cương vị tổng thống của Ông. Những vấn đề này đã gây ra một trạng thái kỳ lạ ở nước Mỹ. Có những người thích ông D.Trump thì tung hô hết lời, những người không ưa thì ghét cay ghét đắng. Tuy nhiên, có hai vấn đề cần quán triệt về kết quả từ phong cách lãnh đạo kỳ lạ của vị tổng thống này.
    – Dù yêu hay ghét, kết quả sau khi ông D.Trump làm tổng thống về những tiêu chí cơ bản như tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán đều là những con số đáng tự hào… Và bất kể sự đánh giá nào, cũng cần quy chiếu về những kết quả một tổng thống làm được cụ thể cho người dân như vậy.
    – Sự khó đoán, khó lường trong bước đi, hành động của tổng thống D.Trump có thể gây khó chịu cho những người đã từng hoạt động theo phong cách bài bản, lớp lang nhưng nó cũng đồng thời gây khó đoán, khó lường cho tất cả các đối thủ của ông, nhất là với các quốc gia không có thiện chí với Mỹ. Chính vì vậy, luôn có tính hai mặt của vấn đề, và điều cần thiết nhất trong các đánh giá phải dựa trên lợi ích quốc gia và phúc lợi mà người dân được hưởng (phúc lợi chung, chứ không phải riêng và khu biệt).
     Với những vấn đề được phân tích nói trên, cuộc chiến thương mại của tổng thống D.Trump phát động cũng không dễ dàng thực hiện vì ngay trong lòng nước Mỹ có những tiếng nói phản đối Ông và các chính sách của ông. Ngược lại, các nước không thiện chí với Mỹ cũng khó nắm bắt quyết tâm cũng như đường đi nước bước của vị tổng thống kỳ lạ này.
     III/ Kinh tế Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
     Trước khi tìm hiểu về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tới nền kinh tế Việt Nam, chúng ta cần hiểu về ý nghĩa cuộc chiến tranh thương mại và những hệ lụy của nó. Chiến tranh thương mại là cuộc tấn công thương mại bằng thuế quan và hạn ngạch lên hàng hóa được xuất – nhập khẩu vào thị trường giữa các nước. Khi nói tới chiến tranh thương mại là nói tới việc bế tắc trong đàm phán thương mại và cả hai phía cuộc chiến đều bị thiệt hại. Vấn đề chỉ là bên nào thiệt hại nhiều hơn và cuối cùng bên nào áp đặt được yêu cầu của mình lên đối phương. Những hê lụy quan trọng của các nước tham gia cuộc chiến thương mại như sau…
     (còn nữa)
Hà Nội, ngày 28/7/2018
N.V.B