Cháo chuột!
Nguyên Thạch (Danlambao) – Việt Nam gần đây, đất vốn đã chật mà giờ lại thêm người ngày càng sinh đẻ càng đông và dĩ nhiên, sống thì phải ăn, không ăn thì làm sao mà sống. Đó là một trong những lý do quan trọng là đất nước không thể nào để mất thêm đất và nước vào tay quân xâm lược Tàu cộng.
Người dân thì ăn đồ rẻ, đồ kém chất lượng, đồ hư đồ thúi, đồ chứa đầy chất độc hại… Còn cán bộ, quan chức thì ăn đất đá, xi măng, nhôm sắt thép… uống đủ thứ nước mắt cùng máu của dân. Nói chung là ĐCSVN ăn đủ thứ và kể cả ăn phân (fund), uống đủ thứ và kể cả uống máu dân. Tất cả đều ăn rất khỏe, uống vô tư, miễn suy nghĩ, chẳng màng đến ngày mai.
Chuyện ăn nói, chuyện văn hóa là cả một kho tàng mà hiện nay những thứ này ở nước ta đã cũng như đang xuống cấp một cách vô cùng thậm chí, thậm tệ đến độ coi như là bệ rạc. Dưới trào sản đã sản sinh ra một xã hội mà nói theo kiểu người Hà Nội là: “Đíu còn gì hay để nói”.
Trước tiên, người viết kể lại câu chuyện cháo chuột, ý là chỉ nói đến cháo có chuột cống lội vào và ỉa cứt chuột trong cháo chứ không đề cập đến loại cháo, chả lụa, ba tê nấu bằng thịt chuột (cống).
Có một đêm Thạch tui đi ăn đêm ở Sài Gòn, mà sau ngày mất nước bị xuống cấp thành “T(ội) P(hạm) Hồ Chí Minh. Ngay ngã 7 ở đường Điện Biên Phủ có một cái hẻm mà đầu hẻm có một hàng cháo trắng trên lề để bán cháo cho những người nghèo.
Cháo là món rẻ tiền nhất trong các thức ăn, nó chỉ mắc hơn cám heo một tí nhưng nói về cháo thì cũng khá nhiều loại, tỉ như: Ngoài món cháo mắng, cháo chửi… ở Hà Nội thì còn có: Cháo trắng, cháo lòng, cháo hải sản, cháo vịt, cháo gà, cháo heo, cháo cá, cháo tôm, cháo ếch, cháo thập cẩm, cháo rùa… ở Sài Gòn. Riêng về cháo rùa thì hồi xưa cũng rất bèo vì ở miền Tây Nam Bộ trước ngày bị phỏng 2 hòn thì ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cá tôm lươn ếch nghêu sò ốc hến… nhiều vô kể, cho nên dân miền Tây mới có câu hát rằng “Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều châu”. Còn bây giờ thì cũng có câu ca dao mới:
“Chiều chiều dạo bến Ninh Kiều,
dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân”.
Rùa sinh sôi nảy nở ở các sông rạch, ao mương thuộc miền Nam đông như ruồi. Dân miền Nam thời đó, ít ai ăn rùa vì tin rằng ăn Thần Kim Qui là xui tận mạng, ăn rùa sẽ làm ăn chậm như rùa, lính tráng mà thịt rùa thì khi lâm trận, chạy chậm, Vi Xi nó bắn cho lòi phèo. Ai không tin thì cứ đi hỏi mấy ông lính trận như Cánh Dù lộng gió hoặc anh Saigonnho… thì sẽ hiểu. Còn đám trẻ học sinh thì được các bậc phụ huynh khuyên răn chớ ăn rùa mà sẽ học chậm như rùa. Cho nên ở miền Nam trước ngày bị phỏng, rùa lạn là vậy vì không ai dám đụng đến, mà hễ ai làm ăn thua lỗ, thất mùa thì hay than vãn với bạn bèn, thân chủ rằng: “Kỳ này húp cháo rùa rồi”. Còn cách nói thời thượng như hiện nay thì: ĐCSVN kỳ này húp cháo rùa cho đáng cái đời ngu coi Thần Thánh không ra gì.
Sau ngày bị “phỏng dái” cho đến tận bây giờ thì sao? Khỏi hỏi, khỏi nghe mà chỉ cần thấy là biết tỏng. Theo cách nói của Thạch tui rất đơn giản như đang giỡn là: Bây giờ ở VN, cái thứ gì cũng ăn. Chẳng những ăn đinh, ăn ốc, gián nhện, bọ cạp… mà còn ăn cả phân. Người ta còn nuốt cả lời hẹn, lời hứa và thậm chí cả lời thề.
Mãi nói vòng vo mà Thạch tui lại quên đi câu chuyện thật mà chính mình mắt thấy tai nghe. Cô hàng cháo có cái tên rất quê mùa dân dã là Nụ, cô Nụ. Quán sá ngay trên lề đường xe các loại chạy tua tủa một cách ồn ào, náo nhiệt nên khi tôi ghé vào ngồi và được cô chủ hỏi một cách nhỏ nhẹ như chim hót trên cành cao nên tôi không nghe, cô đến gần hơn cũng câu hỏi “anh ăn tô lớn hay tô nhỏ” nhưng hơi ồ ạc hơn một chút, tui bèn xin lỗi và phân trần rằng tui bị nặng tai, hay rõ ý hơn là tui hơi bị điếc.
Thôi thì câu chuyện đối thoại giữa cô Nụ và anh chàng mà tui không được rõ mối quan hệ là gì, nó như thế này:
– Cô Nụ: Trời sao mà cứt chuột và lông chuột đầy thế này?
– Anh chàng: À, chắc hôm qua anh quên đậy nắp nồi cháo.
– Suỵt, nói nhỏ thôi, khách đang ngồi chờ cháo kìa. À mà không sao, may mà ổng bị điếc. Hèn gì chuột nó bơi vào rồi.
– Giờ tính sao đây?
– Đổ đi nấu lại thì đêm nay khỏi bán.
– Ừa, khỏi bán đã đành, tiền dư đâu mà mua gạo, mua gas, mua thang trong thời buổi điện nước tăng giá này.
– Thôi vớt lông, cứt ra đi, phần chưa dính thì cứ bán bình thường.
Trên là một trong những vô số chuyện thường ngày ở huyện dưới trào sản mà đạo đức cùng uy tín của nhà cầm quyền, của xã hội dường như bị tê liệt. Hẳn nhiên là còn nhiều hiều câu chuyện khác, người viết dành cho bạn đọc cùng quí còm sĩ góp phần.
02.08.2018