Tin ViệtNam – 20/07/2018
Công dân VN bị cấm chê trách quan chức?
Luật sư Ngô Ngọc Traigửi đến BBC từ Hà Nội
Hôm 10/7 vừa rồi, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với ba nhà hoạt động dân chủ gồm các ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc.
Kết quả Hội đồng xét xử giữ nguyên hình phạt tại bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử trước đó, tuyên ông Vũ Quang Thuận mức án 8 năm tù, ông Điển 6 năm 6 tháng tù, ông Phúc 6 năm tù.
Vụ Tân Thuận và ‘tài sản’ của Đảng Cộng sản
Đường lối Đảng CSVN ‘nay đã hoàn toàn khác trước’
Cải cách thể chế ở Việt Nam quá chậm chạp?
Việt Nam: Chỉ đạo án không hẳn là xấu?
Từ vụ án này đặt ra câu hỏi công dân có được quyền tham gia sinh hoạt chính trị?
Công dân có được quyền bày tỏ ý kiến, phê phán và chê trách đối với đường lối chính sách phát triển quốc gia và năng lực phẩm chất của các vị lãnh đạo?
Tuyên truyền chống đối
Trong vụ án trên, các nhà hoạt động bị cáo buộc đã làm ra các video clip đăng tải lên các trang mạng Facebook và YouTube có nội dung tuyên truyền chống nhà nước.
Trong đó thực tế họ chỉ đưa ra các bình luận về chủ nghĩa Mác Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản, về Hoàng Sa, Trường Sa cũng như phê phán một số vị lãnh đạo đương nhiệm.
Tòa án quy kết đó là hành vi phạm tội nhưng đó thực chất chỉ là sự thực hành các quyền tự do dân chủ của công dân, quyền biểu đạt các quan điểm chính trị, phù hợp với các giá trị quốc tế phổ quát về nhân quyền và quyền của công dân theo Hiến pháp.
Các ý kiến bày tỏ tuy đều có xu hướng bất lợi cho các cơ quan Đảng Cộng sản và Nhà nước hiện tại nhưng nếu chỉ vì thế mà xử lý hình sự thì đó là mất dân chủ.
Bởi lẽ không phải là người ta nói dối xuyên tạc sự thật mà là chỉ nêu ra những sự thật nhưng là những sai lầm bất lợi.
Việc quy kết tội là áp đặt bất công bởi lẽ công dân phải được quyền giám sát và quan chức chính quyền phải chịu sự kiểm soát của người dân, vì quyền lợi của họ phải đi kèm với trách nhiệm.
Nếu cá nhân vị lãnh đạo bị oan sai thì có quyền khởi kiện người thực sự đưa tin xấu vô cớ với ác ý để yêu cầu xin lỗi bồi thườngLS Ngô Ngọc Trai
Đối với những lời lẽ chỉ trích chê bai về đường lối lãnh đạo của tổ chức chính trị, thì công dân được quyền làm việc đó.
Bởi chất lượng của chính sách và năng lực của cán bộ ảnh hưởng đến mức độ phát triển và ấm no hạnh phúc của người dân. Tổ chức chính trị hoàn toàn có đủ nguồn lực để giải đáp phản biện làm rõ chính sách đường lối của mình để giữ uy tín.
Đối với những cáo buộc chê trách đối với cá nhân lãnh đạo, thì cơ quan có thẩm quyền phải thanh tra kiểm tra làm rõ, xem lời chê trách của nhân dân là nguồn chứng lý, tiến hành kiểm tra cán bộ để rộng đường dư luận.
Nếu cá nhân vị lãnh đạo bị oan sai thì có quyền khởi kiện người thực sự đưa tin xấu vô cớ với ác ý để yêu cầu xin lỗi bồi thường.
Đó là cách mà nhà lãnh đạo Singapore là ông Lý Quang Diệu đã làm đối với những cáo buộc về mình.
Người ta dùng công cụ tư pháp dân sự để xử lý vụ việc, chứ không sử dụng bạo lực hình sự trấn áp.
Trong nhiều vụ án tuyên truyền chống nhà nước tại Việt Nam, đó thực chất chỉ là sự thực hành quyền tự do dân chủ mà trong thời điểm hiện tại là còn tương đối mới mẻ khác biệt đối với nhiều người.
Nhà quan sát HN nói về ‘giấc mơ Singapore’
Phan Văn Anh Vũ ‘bị giữ’ ở Singapore
Singapore đứng đầu xếp hạng giáo dục quốc tế
Nhưng trong tương lai khi nhận thức của các ban ngành đã cao, cùng với ý thức trưởng thành về các quyền tự do dân chủ của công dân, thì khi đó mọi người sẽ thấy những việc làm như vậy là hoàn toàn bình thường.
Lợi dụng quyền dân chủ?
Một tội danh khác hay được các cơ quan an ninh sử dụng để xử lý những tiếng nói phản biện xã hội, đó là tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Mới đây cơ quan an ninh tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng tội danh này để xử lý hình sự bắt giam một người là Nguyễn Duy Sơn 37 tuổi chỉ vì anh này chia sẻ các bài báo và đưa ra các bình luận về một số quan chức đầu tỉnh Thanh Hóa.
Đây là vụ việc cho thấy tình trạng mất dân chủ nghiêm trọng ở địa phương.
Nơi mà nhận thức của các ban ngành còn rập khuôn theo kiểu cũ lạc hậu và coi thường các quyền tự do dân chủ của công dân.
Họ không hiểu rằng công dân có quyền sinh hoạt chính trị, trong đó có việc đưa ra các bình phẩm đánh giá về các cá nhân cán bộ lãnh đạo.
Người dân được phê phán, chỉ trích cán bộ lãnh đạo thông qua những thông tin dư luận xã hội về đời sống cá nhân hoặc những yếu kém trong lãnh đạo điều hành dẫn đến những sự vụ xảy ra trên thực tế đời sống, mà đó chính là hệ lụy của việc yếu kém năng lực của cán bộ và bộ máy.
Người dân được quyền nghi ngờ về năng lực phẩm chất của cán bộ lãnh đạo, trách móc và mắng mỏ, bảy tỏ sự thất vọng chán ghét, đó là quyền chính đáng của công dân.
Báo VN chú ý ‘xe sang của lãnh đạo Thanh Hóa’
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh
Thanh Hóa: Bí thư phường nói về ảnh đi bè
Cán bộ và bộ máy không thể buộc người dân hoặc chỉ lặng im hoặc chỉ khen ngợi mình.
Thực trạng đời sống xã hội hiện nay có quá nhiều lý do để người dân đưa ra những lời phê phán trách móc về khả năng lãnh đạo điều hành ở cấp độ địa phương cũng như cả nước.
Nếu cứ cho đó là nói xấu làm mất uy tín lãnh đạo để rồi bắt giam xử lý hình sự thì đó là cực kỳ mất dân chủ.
Công ước quốc tế và Hiến pháp nói gì?
Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc năm 1966 được Việt Nam ký kết tham gia năm 1982 có nội dung, “mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp”.
“Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.”
LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
VN dạy nhân quyền từ mẫu giáo đến đại học
5 điều cần biết khi bị chặn mạng
Hiện thực tinh thần đó, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng có quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Và: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”
Như vậy việc người dân biểu đạt các quan điểm chính trị dù không có lợi cho Đảng cộng sản và Nhà nước hiện tại thì cũng không phải là vi phạm theo Công ước quốc tế và Hiến pháp, càng không phải là tội phạm.
Cần thay đổi
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều người bị bắt giữ xử tù chỉ vì bày tỏ quan điểm chính trị mà quốc tế họ gọi đó là những tù nhân lương tâm, những người vì lương tâm lên tiếng mà bị bắt bớ trấn áp.
Đây là một điều rất tai hại cho dân cho nước.
Thực tế cuộc sống cho thấy mỗi người có những khuynh hướng suy nghĩ việc làm và đam mê khác nhau. Có thể vì môi trường sống hoặc bản năng tính cách khiến cho ai đó có những phẩm chất nhất định.
Khi đó điều cần ở xã hội và nhà nước là tạo lập ra những định chế và điều kiện công bằng để giúp cho người dân phát huy sở trường thế mạnh, thỏa mãn đam mê khát vọng và thực ra là để cho người dân mưu cầu hạnh phúc.
Nhiều người có khuynh hướng hoạt động chính trị, hoạt động xã hội. Họ có năng lực làm việc đó và đam mê làm việc đó.
Nhưng các định chế chính trị xã hội hiện tại lại không tạo điều kiện cho họ, lại ngăn cấm bắt bớ và trấn áp họ.
Họ trở thành nạn nhân của năng khiếu đam mê, của năng lực bản thân, của tố chất và phẩm chất cá nhân, của sự bất công xã hội. Và đó là môi trường không đáng có, chưa đáng sống cho mỗi con người.
Nếu hệ thống pháp luật hôm nay không tháo gỡ, không tạo ra được một môi trường công bằng để dung nạp, thu nhận mọi năng lực phẩm chất con người, thì một ngày trong tương lai người thân của chúng ta có khi lại vì một năng lực đam mê nào đấy mà trở thành nạn nhân của những định chế chính trị xã hội lạc hậu của thế hệ hiện nay để lại.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai hiện đang hành nghề tại Hà Nội. Bài của ông ‘Đảng CS nay đã khác trước‘ từng thu hút nhiều ý kiến trên mạng.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44898764
Will Nguyễn bị trục xuất lập tức khỏi VN
Sáng 20/7, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án công dân Mỹ gốc Việt Will Nguyễn với hình thức trục xuất khỏi Việt Nam ngay lập tức.
Nguyen William Anh (thường được biết đến là Will Nguyễn) bị cáo buộc gây rối trật tự công cộng.
Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh nghị án lúc 11:00 ngày 20/7 tuyên phạt trục xuất bị cáo Nguyen William Anh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Bản án có hiệu lực ngay lập tức.
Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh Tòa Hình sự, làm chủ tọa.
Theo khoản 2 Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể bị tù từ hai năm đến bảy năm.
Will Nguyễn sút cân, bị chuyển phòng giam
Dân biểu Mỹ: ‘Trả tự do cho Will ngay lập tức’
An ninh được thắt chặt trước và trong thời điểm diễn ra phiên tòa.
Trong phiên xét xử sáng 20/7, 5 trong số 9 nhân chứng tòa mời vắng mặt.
Will Nguyễn “đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố”.
Trong lời nói sau cùng, Will Nguyễn ‘nhận sai’ nhưng “mong muốn sau này được về Việt Nam đóng góp xây dựng đất nước”.
“Trong suốt phiên xử, William cũng bày tỏ tình cảm mình với Việt Nam nơi quê hương, cội nguồn của cha mẹ mình”, theo tường thuật của Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, bà Victoria Nguyễn, em gái Will Nguyễn, phát biểu trên The Guardian rằng ông Will “bị sụt gần 3kg, bị chuyển sang phòng giam lớn hơn có 13 phạm nhân”.
Bà Victoria cũng cho hay mẹ bà đã được chính quyền Việt Nam cho phép gặp Will Nguyễn khoảng 30 phút hôm 17/7.
Cáo trạng nói gì?
Cáo trạng của VKS nói Will Nguyễn, sinh tại Mỹ, khi đang học tại Singapore biết tin kêu gọi biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào 10/8 tại Công viên Hoàng Văn Thụ quận Tân Bình (TP.HCM) nên quyết định về tham gia.
Will đã dùng Facebook trao đổi cách thức biểu tình với một số người.
“Khi trao đổi, Nguyen William Anh bày tỏ ý định của mình khi tham gia biểu tình thì không mang theo giấy tờ tùy thân và “sẽ đánh trả lại và bỏ trốn” khi cảnh sát giải tán biểu tình.”
Will Nguyễn cũng bị cáo buộc “tham gia vào dòng người, quay phim, chụp ảnh đăng lên Facebook cá nhân và mạng Twitter”.
Ngoài ra, bản cáo trạng nêu Will kích động người khác dỡ bỏ hàng rào của công an, “trèo lên xe bán tải kêu gọi mọi người trèo qua các xe để đi lên tiếp tục tiến về trung tâm thành phố” và “rời các xe gắn máy dựng chắn trên lề đường để lấy đường cho người biểu tình đi qua.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44895599
Dân biểu Mỹ: Will Nguyễn sẽ về nhà
nhưng người dân Việt còn phải đấu tranh lâu dài
Một dân biểu Mỹ nói vụ xét xử William Nguyễn đáng ra không nên để lâu như vậy trong khi các nhà hoạt động dân chủ trong nước không bất ngờ về quyết định của tòa án TP HCM trục xuất sinh viên Mỹ sau hơn một tháng giam cầm.
Dân biểu Đảng Dân chủ Alan Lowenthal nói trong một tuyên bố gửi cho VOA qua email hôm 20/7 ngay sau khi phiên tòa xử William Nguyễn kết thúc rằng ông “phấn khởi và hết lo lắng khi William sẽ về nhà.”
Tuy nhiên dân biểu đại diện cho tiểu bang California nói “điều này đáng ra không nên để lâu như vậy” vì ông cho rằng “William rõ ràng là vô tội và đáng ra không bao giờ bị buộc tội.”
Quyết định ngày hôm nay là một phán quyết tốt cho William, gia đình anh ấy và bạn bè anh ấy. Nhưng rõ ràng nó cho thấy rằng người dân Việt Nam còn cả một chặng đường dài để đi trước khi chính phủ tôn trọng những quyền phổ quát cho tất cả mọi người.
Alan Lowenthal, dân biểu Mỹ
Ông Lowenthal là người đồng ký tên cùng nhiều dân biểu Mỹ khác vào các bức thư gửi tới Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo để thúc giục chính phủ Mỹ can thiệp giúp công dân Mỹ gốc Việt được thả tự do.
William Nguyễn – còn được gọi thân mật là Will – tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu ở TP HCM hôm 10/6 và bị bắt vì tội ‘gây rối trật tự công cộng.
Trong thời gian bị giam giữ hơn một tháng, sinh viên 32 tuổi đã xuất hiện trên truyền hình TP HCM thú nhận đã vi phạm luật phát Việt Nam và hứa không tái phạm.
Quyết định thả và trục xuất Will Nguyễn diễn ra đúng như phía Mỹ dự đoán. Ông Lowenthal hôm 19/7 bày tỏ hy vọng anh Will sẽ được trả tự do trong một phiên tòa xét xử công bằng. Trước đó nghị sỹ này cũng cảnh báo nếu Việt Nam kết án tù Will Nguyễn một cách bất công thì ‘sẽ có những hậu quả nhanh chóng và dứt khoát từ Quốc hội Hoa Kỳ.’
Việc buộc phải trả tự do cho Will Nguyễn cũng không nằm ngoài kịch bản như mọi người đã đoán có nghĩa là những âm mưu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hoàn toàn cũ lắm rồi.
Bùi Thị Minh Hằng, nhà đấu tranh dân chủ và blogger
Kết quả của phiên tòa xử Will Nguyễn cũng không làm các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam ngạc nhiên.
Nguyễn Tín, một người từng tham gia biểu tình ở TP HCM chống dự luật đặc khu hôm 10/6, và nhà tranh đấu từng bị giam giữ trong tù Bùi Thị Minh Hằng cho VOA biết kết quả trục xuất Will Nguyễn sau phiên tòa là “hoàn toàn không bất ngờ.”
Blogger Minh Hằng cho rằng đây là một “âm mưu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhưng họ thực hiện chính sách này quá ư là cũ rồi.”
“Việc buộc phải trả tự do cho Will Nguyễn cũng không nằm ngoài kịch bản như mọi người đã đoán có nghĩa là những âm mưu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hoàn toàn cũ lắm rồi,” bà Hằng nói. “Nhưng họ vẫn thi hành điều đó và càng ngày thì uy tín và nhìn nhận của quốc tế đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam càng tồi tệ đi sau những vụ như bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và nay thêm vụ Will Nguyễn. Điều đó khiến cho người dân vô cùng thất vọng.”
Trục xuất Will Nguyễn để “dằn mặt”
Theo hai nhà tranh đấu này thì chính quyền Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại và những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước với việc phiên xét xử Will Nguyễn.
“Nhà cầm quyền Việt Nam luôn xem những người xuống đường biểu tình là những thế lực thù địch nhận tiền của các tổ chức để xuống đường nhưng đó hoàn toàn không đúng sự thật,” theo anh Tín, người từng bị công an giam giữ và đánh đập do tham gia biểu tình trong tháng trước. “Nhà cầm quyền vì bảo vệ chế độ nên bắt buộc họ phải xử lý mạnh tay để răn đe tất cả những người dám xuống đường. Và Will Nguyễn bị trục xuất cũng là để ngăn ngừa những người Việt định cư sinh sống ở nước ngoài sau này muốn về Việt Nam biểu tình thì sẽ không dám như vậy.”
Will Nguyễn bị trục xuất cũng là để ngăn ngừa những người Việt định cư sinh sống ở nước ngoài sau này muốn về Việt Nam biểu tình thì sẽ không dám như vậy.
Nguyễn Tín, người tham gia biểu tình ngày 10/6 ở TP HCM
Với việc xét xử Will Nguyễn, ngoài việc “dằn mặt và ngăn chặn bà con hải ngoại về tham gia công việc trong nước” chính quyền Việt Nam còn muốn “dằn mặt ngay chính cả những người dân có sự phản kháng trong nước,” theo blogger Minh Hằng.
Tháng trước, công an và lực lượng an ninh bắt giữ hàng trăm người tham gia biểu tình hoặc bị nghi có ý định tham gia các cuộc biểu tình phản đối hai dự luật gây tranh cãi là đặc khu kinh tế và an ninh mạng.
Bà Hằng, người từng bị giam giữ ba lần hành vi “gây rối trật tự công cộng, lợi dụng tự do dân chủ chống phá nhà nước” cho biết việc đàn áp của chính quyền ngày càng “điên cuồng” và tình trạng “dân chủ nhân quyền của Việt Nam ngày càng xấu đi.”
Dân biểu Lowenthal, người thường xuyên lên tiếng về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam, cho biết ông đã thường xuyên phản đối sự chuyên quyền của chính phủ Việt Nam ngay từ khi tham gia Quốc hội Mỹ.
“Hết lần này qua lần khác (chính quyền Việt Nam) bắt giữ, giam cầm và bỏ tù những công dân của chính họ chỉ vì họ đứng lên tranh đấu cho nhân quyền,” theo dân biểu Mỹ, người từng kêu gọi trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài.
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam luôn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Theo Hội Ân xá Quốc tế, cho biết vào tháng 4 năm nay, Việt Nam hiện đang có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao ngay sau đó nói rằng “không có cái gọi là tù nhân lương tâm” ở Việt Nam.
“Quyết định ngày hôm nay là một phán quyết tốt cho William, gia đình anh ấy và bạn bè anh ấy,” ông Lowenthal nói. “Nhưng rõ ràng nó cho thấy rằng người dân Việt Nam còn cả một chặng đường dài để đi trước khi chính phủ tôn trọng những quyền phổ quát cho tất cả mọi người.”
Luật sư của Will Nguyễn:
‘trục xuất’ là bài toán khôn ngoan
Luật sư bào chữa cho công dân Mỹ William Nguyễn nói với VOA rằng mức phạt ‘trục xuất’ thể hiện bài toán khôn ngoan và có thỏa thuận của chính quyền Việt Nam.
Sau khi tham gia bào chữa cho bị cáo Will Nguyễn trong phiên xử ngày 20/7, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chia sẻ với VOA:
“Xử mức án trục xuất thì tôi cho rằng đây là bài toán khôn ngoan, có sự tính toán và có thể có một sự thỏa thuận nào đó giữa hai chính phủ.”
Xử mức án trục xuất thì tôi cho rằng đây là bài toán khôn ngoan, có sự tính toán và có thể có một sự thỏa thuận nào đó giữa hai chính phủ.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc
Kết thúc phiên tòa xét xử nam thanh niên công dân Mỹ gốc Việt 32 tuổi về tội ‘gây rối trật tự công cộng, tòa tuyên Will Nguyễn mức phạt là trục xuất ngay lập tức, kèm theo một mức phạt tiền.
Truyền thông Việt Nam cho biết xét bị cáo thành khẩn khai báo, toà không áp dụng hình phạt tù là “thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.” Ngoài ra, toà cũng tuyên hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là tạm giam với bị cáo, và hoàn trả tài sản bị thu giữ.
Luật sư Phúc chia sẻ thêm rằng mức án áp dụng cho công dân Mỹ này thấp hơn so với những vụ tham gia biểu tình khác:
“Nếu xét ra thì rõ ràng mức án cho Will Nguyễn như thế là mức án thấp so với xử một số vụ án khác về việc tham gia biểu tình. Như vậy đã tạm thỏa mãn đôi bên. Chúng tôi thấy rằng phiên tòa này vừa mang tính pháp lý và cũng có yếu tố quan hệ ngoại giao.”
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho biết thêm:
“Phiên tòa này kết thúc trong sự chấp thuận, đồng tình của bị cáo, của gia đình và của luật sư. Bị cáo không kháng cáo. Tòa áp dụng mức trục xuất là mức án thấp dành cho người nước ngoài. Trước phiên tòa chúng tôi vào trại giam gặp Will và Will cũng rất mong được áp dụng hình thức trục xuất. Do đó khi đại diện Viện Kiểm sát đề xuất hình phạt trục xuất thì chúng tôi thấy nhẹ nhõm đi. Bài bào chữa của hai luật sư cũng được thay đổi, rút ngắn… và đồng tình theo hướng đó.”
Will Nguyễn, có tên tiếng Việt là Nguyễn Anh Duy, bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh chính thức khởi tố, bắt tạm giam ngày 12/6 do tham gia biểu tình tuần hành ngày chủ nhật 10/6 phản đối Dự luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng.
Ông James Thrower, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho Reuters biết trong một tuyên bố gửi qua Email sau phiên xử: “Chúng tôi vui mừng khi vụ án công dân Hoa Kỳ William Nguyễn đã được giải quyết.”
Chúng tôi vui mừng khi vụ án công dân Hoa Kỳ William Nguyễn đã được giải quyết.
Ông James Thrower, người phát ngôn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
Sau khi biết kết quả phiên tòa, dân biểu Hoa Kỳ Jimmy Gomez ra thông cáo nói: “Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng cử tri của tôi, William Nguyễn, sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình của mình sau cuộc thử thách đau khổ ở Việt Nam… Tôi muốn chân thành biết ơn cơ quan ngoại giao và các quan chức chính phủ đã làm việc cùng nhau để có một kết cuộc tốt như vậy.”
Trong các cuộc thảo luận với quan chức cấp cao của Việt Nam nhân chuyến thăm Hà Nội vào đầu tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nêu vụ bắt giữ công dân Mỹ William Nguyễn.
Trong thời gian tạm giam hơn một tháng, các viên chức Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. HCM đã tổ chức thăm lãnh sự công dân Mỹ Will Nguyễn 3 lần, lần gần nhất là vào ngày 13/7, theo trang Facebook Free Will Nguyễn.
Trước đó, trong bức thư đề ngày 19/6, dân biểu Jimmy Gomez, cùng với hai dân biểu khác là Alan Lowenthal và Luis Correa, đại diện cho các địa hạt ở California, tiểu bang nơi nhiều gốc Việt sinh sống, “thông báo” cho Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc anh William Anh Nguyễn (thường gọi là Will Nguyễn) “đang bị giữ một cách bất công ở Việt Nam” và yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ can thiệp.
Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu kết án tù đối với công dân Mỹ Will Nguyễn.
Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal
Một ngày trước khi các dân biểu trên gửi thư cho Tổng thống Trump, Đài Truyền hình TP. HCM (HTV) phát một bản tin, trong đó Will Nguyễn nói rằng “Will hiểu là hành động của Will là vi phạm” và “sai trái với luật pháp Việt Nam.”
Tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội hôm 14/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng anh William Nguyễn “bị tạm giữ do có hành vi gây rối trật tự công cộng.” Sau đó, Viện Kiểm sát TP. HCM nói với báo giới rằng Will Nguyễn có thể đối mặt với hình phạt lên đến 7 năm tù giam.
Chỉ vài giờ trước phiên xử hôm 20/7, dân biểu Lowenthal ra cảnh cáo rằng Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu kết án tù đối với công dân Mỹ Will Nguyễn.
Hà Nội xét xử kín vụ án làm lộ bí mật nhà nước
liên quan đến Vũ “nhôm”
Mạng báo Zing hôm 20/7 trích một nguồn tin từ Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến xét xử vụ án làm lộ bí mật Nhà nước liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm” và hai đồng phạm khác vào ngày 30 tháng 7 và phiên tòa sẽ được xét xử kín.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định khi tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Ông Phan Văn Anh Vũ, năm nay 42 tuổi thường được gọi là Vũ “Nhôm”, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, đồng thời là một sĩ quan công an. Ông này bị phía Singapore trục xuất về Việt Nam vào ngày 4 tháng 1 năm 2018 với lý do nhập cảnh bất hợp pháp vào tiểu quốc này. Trước đó ông Phan Văn Anh Vũ đã bị phía Việt Nam khởi tố về tội ‘cố ý làm lộ bí mật quốc gia’. Sau đó, ông này bị khởi tố thêm các tội khác bao gồm trốn thuế và lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 200 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á.
Ông Vũ vốn là một nhà kinh doanh nhôm kính tại thành phố Đà Nẵng. Sau đó ông được nhiều người biết đến là một nhà kinh doanh địa ốc và là chủ của nhiều lô đất vàng tại trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Cũng liên quan đến vụ án làm lộ bí mật nhà nước của ông Vũ còn có hai người là ông Phan Hữu Tuấn, 63 tuổi, nguyên Tổng cục phó Tổng cục tình báo Bộ Công an và ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, 55 tuổi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/closed-trial-for-vu-aluminum-07202018112055.html
Vụ sửa điểm thi: Cây kim trong bọc đã lòi ra!
Diễm Thi, RFA
Lớn chưa từng có!
Truyền thông trong nước loan tin về vụ việc cho biết qua điều tra ban đầu xác định có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi có tổng điểm công bố chênh hơn một điểm so với chấm thẩm định. Có thí sinh tổng điểm các môn được làm tăng lên đến 26,8, thậm chí 29,95 so với chấm thẩm định. Đây là vụ nâng điểm lớn và táo bạo nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà. Thầy Nguyễn Tấn Hậu, từng là giáo viên ở Việt Nam, cho biết nguyên nhân:
Tại sao những năm trước không có chuyện này xảy ra, hầu như chỉ bán điểm, nâng điểm khi thi vô trường đại học thôi chứ không có chuyện bán điểm cho lần thi THPT. Nhưng năm nay nó xảy ra ở kỳ thi THPT bởi vì nó bỏ kỳ thi tuyển đại học.
Năm nay có lẽ là năm đầu tiên thí điểm áp dụng không thi tuyển sinh đại học mà dùng điểm thi THPT để xét vô đại học. Tình trạng bây giờ là kỷ cương xã hội đã buông lỏng, hầu như được bật đèn xanh, không ai sợ bất cứ cái gì hết, do đó họ mới dám làm cả trăm bài.
Trả lời thắc mắc của chúng tôi rằng nếu vụ bê bối trên xảy ra do thay đổi quy chế thi đại học thì cho rằng chuyện này sẽ có khắp nơi hết nhưng có lẽ các nơi khác kín đáo, không bị “phản phé phản thùng” thì nó im.
Tại sao những năm trước không có chuyện này xảy ra, hầu như chỉ bán điểm, nâng điểm khi thi vô trường đại học thôi chứ không có chuyện bán điểm cho lần thi THPT. Nhưng năm nay nó xảy ra ở kỳ thi THPT bởi vì nó bỏ kỳ thi tuyển đại học. – Thầy Nguyễn Tấn Hậu
Nhận định của thầy Hậu phần nào phản ánh thông tin trên báo chí mấy hôm nay liên quan đến những phát hiện điểm thi cao bất thường ở một vài tỉnh khác như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bạc Liêu…
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) được mạng báo Dân Trí dẫn phân tích về dữ liệu điểm thi của 10.387 thí sinh ở Sơn La với kết quả đáng ngờ nhưng mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang.
Vậy vì sao vụ này lại xảy ở Hà Giang, một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, nơi có số thí sinh rất nhỏ so với các thành phố lớn khác, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:
Một trong những yếu tố, tôi nghĩ không chắc chắn lắm, là ở đó ngành giáo dục đã có bê bối, và chính quyền ở đó cũng đã có những bê bối, rất nhiều vụ nổi tiếng lâu nay. Thứ nhất, Bí thư Hà Giang lôi cả giòng họ, con cháu vào chiếm nhiều ghế trong bộ máy nhà nước. Cách đây ít năm thì xảy ra vụ bê bối ngành giáo dục Hà Giang liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến vụ mua bán dâm với học trò. Rõ ràng quan chức ở đấy là có vấn đề.
Ai là thủ phạm?
Tại buổi họp báo về điểm thi ở Hà Giang hôm 17 tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Cao Khương, Phó trưởng Phòng 4 của Cục An ninh chính trị nội bộ (A83) cho báo chí biết, ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang, chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ để sửa hàng trăm bài thi, từ lúc mở được khóa niêm phong, rút bài ở các túi, sau đó tẩy xóa và sửa theo đáp án.
Ông Khương nói thêm rằng chưa phát hiện ra cá nhân nào phối hợp với ông Lương trong quá trình sửa bài thi. Nhưng theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thì ông không tin một mình ông Lương làm vụ này. Ông nói:
Đây là một vụ vi phạm quy chế thi và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tôi nghĩ rằng nếu tuân thủ đúng quy chế thi thì một người không thể nào trong một thời gian ngắn như vậy mà có thể sửa điểm đến 300 bài của 114 thí sinh, vì theo quy chế thì khi nhập kết quả bài làm của học sinh vào máy để chuyển vào đĩa kỹ thuật đầu tiên về Bộ thì việc đó phải là của một tập thể chứ không thể của một người.
Một người thì có thể quen một vài học trò, vài cha mẹ học trò để sửa điểm cho một vài cháu. Chuyện ấy cũng có thể xảy ra ở địa phương này địa phương khác nhưng sửa với số lượng bài lớn như thế thì đấy không phải là chuyện đơn giản của một người. -GS. Nguyễn Minh Thuyết
Theo thông tin mới nhất được truyền thông nhà nước đăng tải ngày 19/7/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 02/QĐKTVA khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật đối với vụ nâng điểm thi THPT quốc gia tại Hà Giang gây rúng động dư luận những ngày qua. Giáo sư Thuyết nói thêm:
Một người thì có thể quen một vài học trò, vài cha mẹ học trò để sửa điểm cho một vài cháu. Chuyện ấy cũng có thể xảy ra ở địa phương này địa phương khác nhưng sửa với số lượng bài lớn như thế thì đấy không phải là chuyện đơn giản của một người.
Nhà báo Võ Văn Tạo cũng có cùng nhận xét:
Tôi đọc kỹ các thông tin trên báo nhà nước cũng như trên mạng thì anh em trong ngành giáo dục khẳng định không thể nào một ông Lương Phó phòng khảo thí làm được mà chắc chắn phải có cả một tập thể.
Vì sao phải nâng điểm cho cao?
Với kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia 2018, việc xét tuyển vào đại học dựa vào kết quả từ kỳ thi này. Vậy nếu thí sinh muốn vào trường đại học có điểm chuẩn cao thì điểm kỳ thi THPT bắt buộc phải cao tương ứng.
Điều này được thầy Nguyễn Tấn Hậu đề cập ở trên, và dư luận mạng xã hội cũng lan truyền rằng cho rằng đa số những trường hợp được nâng điểm có nguyện vọng được vào trường công an. Thầy Hậu nói thêm về điểm chuẩn vào trường công an hiện nay:
Hồi lúc chưa bỏ thi đại học thì trường Đại học Công an là một trường có điểm xét tuyển cao nhất. Nó khác với thời hồi xưa là Y Dược, Bách Khoa là những trường có điểm xét tuyển cao. Bởi vì bây giờ nó là một ngành kiếm ra tiền, được nhiều ưu đãi của chính phủ và lại có thế lực nữa.
Không ngạc nhiên lắm bởi mấy năm trước đây thì ngay cả hệ thống tuyển sinh ngành công an lâu lâu cũng xảy ra vụ này vụ kia mà báo nhà nước cũng có đăng. Rất là nhiều người họ làm dịch vụ nhận tiền để lo lót chạy vào trường công an hoặc vào biên chế công an. – Nhà báo Võ Văn Tạo
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thì nói với chúng tôi rằng thí sinh cố có điểm cao để vào đại học công an hay an ninh hay quân đội, là vì học viên ở những trường này có một chế độ khác, tức là họ được hưởng chế độ quân nhân ngay khi còn trên ghế nhà trường. Và sau khi ra trường thì chắc chắn họ được bố trí công ăn việc làm. Đấy là nguyên nhân làm cho điểm tuyển vào ở những trường này rất cao, thậm chí cao hơn trường Y là trường thuộc loại cao nhất xưa nay. Ông nói thêm:
Qua phân tích thì tôi chỉ nghĩ là sửa điểm để các cháu có đủ điểm vào đại học hấp dẫn hiện nay. Tôi cũng không nói là đại học lớn bởi vì một số trường đại học lớn hiện nay không hấp dẫn bằng một số trường đại học khác đâu.
Với nhà báo Võ Văn Tạo thì ông không ngạc nhiên với chuyện nhiều người phải chạy chọt, lo lót để được vào ngành công an, bởi đã không phải đóng học phí mà khi học xong thì không phải xin việc như các ngành khác. Nhà nước bao cấp hết, đủ thứ đặc quyền đặc lợi:
Không ngạc nhiên lắm bởi mấy năm trước đây thì ngay cả hệ thống tuyển sinh ngành công an lâu lâu cũng xảy ra vụ này vụ kia mà báo nhà nước cũng có đăng. Rất là nhiều người họ làm dịch vụ nhận tiền để lo lót chạy vào trường công an hoặc vào biên chế công an.
Nhiều ý kiến được đưa ra xoay quanh vấn đề thi cử tại Việt Nam từ trước đến nay sau khi nổ ra vụ nâng điểm ở Hà Giang. Một trong những kêu gọi cải tổ được Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu nêu rõ ‘Bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông sẽ mở ra biên giới mới cho giáo dục Việt Nam. Xóa đi bao tốn kém cho ngân khố. Xóa đi những phiền phức không cần thiết cho học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo. Xóa đi các tệ nạn làm đau đầu không chỉ ở Bộ Giáo Dục & Đào Tạo mà trong toàn xã hội.”
Khởi tố, bắt tạm giam ông Vũ Trọng Lương
Công an tỉnh Hà Giang quyết định khởi tố và tạm giam 3 tháng đối với bị can Vũ Trọng Lương , người được xác định đã trực tiếp sửa điểm 330 bài thi của 114 thí sinh tại cụm thi THPT tại Hà Giang.
Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của Đại tá Lê Văn Canh, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Hà Giang như vừa nêu tại buổi gặp gỡ báo chí vào sáng thứ Sáu, 20/7.
Theo lời Đại tá Canh, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Hà Giang đang điều tra mở rộng vụ án.
Những ngày qua, báo chí trong nước loan tin rộng rãi về vụ điểm thi ở Hà Giang. Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT có 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm công bố chênh hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Có những thí sinh được làm tăng lên đến 26,8, thậm chí 29,95 so với chấm thẩm định.
Sau việc nâng khống điểm thi ở Hà Giang được loan ra, nhiều địa phương khác cũng bị nghi vấn khi có điểm thi của thí sinh cao bất thương.
Tin trong nước nêu rõ tên các khu vực bị nghi vấn là Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bạc Liêu, Hậu Giang. Trong đó, Sơn La, Hoà Bình được cho là có nhiều thí sinh đạt điểm cao nhất.
Còn ở Hoà Bình, có 27 thí sinh đạt điểm Toán từ 9 trở lên, chiếm 4,7% cả nước.
Bên cạnh đó ở Bạc liêu, trong 9 môn thi, có 5 môn thuộc top 10 của tỉnh thành có điểm trung bình cao nhất.
Trong các tỉnh thành nói trên, Hậu Giang là khu vực có nhiều thí sinh đạt điểm thi Ngữ Văn vượt trội so với cả nước (17,14% thí sinh đạt điểm 8)
Nâng điểm thi THPT:
Ông Nhạ ‘không thể không chịu trách nhiệm’
Vụ bê bối nâng điểm ở Hà Giang vừa có thêm nhiều diễn biến mới khi phó phòng khảo thí Vũ Trọng Lương đã bị bắt và khởi tố sáng 20/7, theo truyền thông trong nước.
Thêm vào đó, thêm nhiều tỉnh thành như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Điện Biên và Kontum cũng đang bị nghi ngờ có vấn đề về điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Sau khi vụ việc gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhiều ngày qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ hôm 19/7 đã lần đầu tiên lên tiếng về vấn đề.
Sửa điểm ở Hà Giang và thi cử ở Việt Nam
Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Khởi tố hình sự
Ông Nhạ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ chấm thẩm định để “trả lại công bằng cho học sinh”, theo báo An ninh Thủ đô.
“Nếu phát hiện sai phạm sẽ kiên quyết xử lý, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật,” ông Nhạ nói.
Ông Nhạ nói với các lãnh đạo Ban chỉ đạo thi THPT rằng phải “đưa ra khỏi ngành” các giáo viên, cán bộ vi phạm và “xử lý nghiêm” các thí sinh bị sai phạm.
“Chúng ta quyết tâm làm nghiêm túc để trả lại công bằng cho học sinh, niềm tin cho nhân dân đối với một kỳ thi mà chính học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhân dân đã ủng hộ và đồng hành; không có vùng cấm,” ông Nhạ cũng là Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia cho biết.
Theo báo Zing, sau khi rà soát điểm thị tại Hà Giang, hôm 17/7 tổ tranh tra của bộ đã phát hiện 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi trắc nghiệm có tổng điểm công bố chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Nhiều thí sinh chênh đến hơn 20 điểm, thậm chí có thí sinh chênh đến 29,95 điểm – gần như được cộng tối đa điểm trên ba môn.
Ông Nhạ ‘không thể không chịu trách nhiệm’
Tiến sĩ Vũ thị Phương Anh, một nhà nghiên cứu giáo dục độc lập nói bà không ngạc nhiên về vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang, “vì tình trạng gian lận và thiếu trung thực đã tồn tại nhiều năm nay ở dưới nhiều hình thức khác nhau trong nền giáo dục của Việt Nam.”
“Tôi tin rằng việc nâng điểm tại Hà Giang và các địa phương khác nếu có – chắc chắn phải có sự can thiệp của phụ huynh. Thậm chí, tôi cho rằng có thể có tình trạng có em được/bị nâng điểm mà không không thực sự cần và cũng không biết (hoặc không biết rõ, cụ thể) mình đã được nâng.
“Bởi, tâm lý chung của rất nhiều phụ huynh Việt Nam là can thiệp khá sâu vào cuộc đời của con cái, với suy nghĩ đơn giản là ‘giúp đỡ các em đạt được những điều tốt nhất trong điều kiện mà cha mẹ có thể làm’.
“Và điều mà các phụ huynh có thể làm trong trường hợp ở Hà Giang là can thiệp vào quá trình thi cử để con cháu mình đạt được điểm số trong mức an toàn để có thể vào được các trường đại học đã chọn.
Tiến sĩ Phương Anh nói cho BBC biết rằng hệ lụy của tình trạng này là làm mất cơ hội của những người thực sự có năng lực.
“Người trẻ không còn niềm tin vào sự công bằng và những điều tốt đẹp, nuôi dưỡng và thúc đẩy tệ nạn quen biết, chạy chọt trong mọi lĩnh vực, và tạo ra tình trạng bát nháo, vô pháp trên toàn xã hội.”
“Tôi nghĩ, là người đứng đầu ngành giáo dục, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục không thể không chịu trách nhiệm về những việc đã xảy ra. Ở các nước tiên tiến, một vụ scandal như năm nay có thể đã dẫn đến việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục từ chức.
“Nhưng ở VN không có truyền thống tương tự như vậy, vì mọi vị trí trong bộ máy nhà nước đều do Đảng quyết định.”
Năng lực không chỉ dựa vào một tờ giấy
Bà Phương Anh đề nghị cần phải có một cơ chế “kiểm soát và cân bằng” để tránh những tiêu cực tương tự vụ Hà Giang.
“Theo đó quyền lực phải được phân tán ra thay vì tập trung vào một chỗ như hiện nay. Thay vì để cho Bộ Giáo dục toàn quyền quyết định mọi nội dung, quy trình, phương pháp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, đã có nhiều người đề nghị bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp, mọi học sinh hoàn tất chương trình đều được xét tốt nghiệp và bằng tốt nghiệp do Hiệu trưởng các trường ký – tôi nghĩ đây cũng là một giải pháp cần xem xét.
“Cuối cùng thì năng lực của người học phải được chính thị trường lao động quyết định, chứ không thể được chứng nhận bởi những tờ giấy do hệ thống cấp ra mà không ai có thể kiểm soát để biết được chất lượng thực sự là như thế nào.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44898214
Vụ AVG: Ông Tổng Trọng
dùng kế kỷ luật để hoãn binh
Cát Linh, RFA
Mâu thuẫn từ trong Bộ chính trị
Trong tất cả những vụ án được đưa vào danh sách “đại án” thuộc chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì vụ MobiFone mua AVG là vụ án có những diễn biến đầy kịch tính và bất ngờ nhất, trải qua nhiều giai đoạn “ẩn số” nhất, từ khi chính thức bị phanh phui vào tháng 8/2016.
Hai tháng trước đây, nhà báo Trương Duy Nhất có đưa ra nhận định cho rằng không nên chủ quan với suy nghĩ “lò của ông Trọng bắt đầu nguội lạnh”. Theo ông, sự tạm thời im lặng của Bộ chính trị đối với AVG, Thủ Thiêm có nhiều khả năng sẽ là chiến thuật trước một cơn bão lớn.
Sự việc mới nhất là ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ Hà Nội Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn do có vi phạm khuyết điểm và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Phân nửa đòi khai trừ Đảng luôn đấy, cắt hết mọi chức vụ, không xử lý tù nhưng đuổi về. Rồi có ý kiến đòi phải xử, đưa ra toà truy tố. Vì nó không tập trung ý kiến do đó tạm thời cảnh cáo, để đó. Và nhân sự thay thế cũng đã có rồi, là tướng bên Viettel ấy. – Một nhà quan sát chính trị ẩn danh
Trước đó Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin – Truyền thông nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Trương Minh Tuấn.
Quyết định này tuy phần nào cho thấy “sự mạnh tay” của ông tổng tư lệnh chiến dịch diệt trừ tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những ý kiến cho biết chưa được thuyết phục bởi quyết định kỷ luật này.
Một nhà quan sát chính trường Việt Nam (đề nghị ẩn danh), từ Sài Gòn cho biết theo ông, Bộ Chính trị chưa có sự thống nhất cao trong quyết định xử ông Trương Minh Tuấn.
“Phân nửa đòi khai trừ Đảng luôn đấy, cắt hết mọi chức vụ, không xử lý tù nhưng đuổi về. Rồi có ý kiến đòi phải xử, đưa ra toà truy tố. Vì nó không tập trung ý kiến do đó tạm thời cảnh cáo, để đó. Và nhân sự thay thế cũng đã có rồi, là tướng bên Viettel ấy.”
Trong ngày 18/7, thông tin về người có khả năng thay thế ông Trương Minh Tuấn được dư luận chia sẻ khá mạnh mẽ trên mạng xã hội. Người đó là ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Vào tháng 5/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo cho Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương do chính ông làm Trưởng ban, đưa vụ AVG vào diện theo dõi ‘đặc biệt”. Theo phân tích của Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng thì điều này có nghĩa là đây là trọng án, sẽ không có nhân vật được chạy án, hoặc thoát tội.
Tuy nhiên, điều này cũng có 1 lý do khác, được nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết:
“Nếu như vụ AVG không đưa vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Trung ương thì nó sẽ nằm hoàn toàn trong quy trình tố tụng xử lý hình sự của các cơ quan chính quyền. Khi Bộ Công an khởi tố thì Bộ Công an sẽ có toàn quyền xử lý đối với vụ AVG mà không phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban bí thư hay Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Trung ương. Còn ngược lại, nhất cử nhất động, Bộ Công an sẽ phải xin ý kiến của Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Trung ương, cũng có nghĩa là xin ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng.”
Nếu như vụ AVG không đưa vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Trung ương thì nó sẽ nằm hoàn toàn trong quy trình tố tụng xử lý hình sự của các cơ quan chính quyền. Khi Bộ Công an khởi tố thì Bộ Công an sẽ có toàn quyền xử lý đối với vụ AVG mà không phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban bí thư hay Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Trung ương. – Phạm Chí Dũng
Lúc đó, theo ông Phạm Chí Dũng, sẽ diễn ra tình trạng gọi là “án bỏ túi”. Nếu Đảng muốn thì Đảng tha, hoặc Đảng muốn thì sẽ trị. Do đó, trong trường hợp Ban Bí thư đột ngột thông báo việc chỉ có cảnh cáo Ban Cán sự Đảng của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy Đảng có vẻ như muốn “khoan hồng” cho cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và người đang đứng đầu bộ này là ông Trương Minh Tuấn.
“Thậm chí chỉ cảnh cáo với Trương Minh Tuấn một hình thức kỷ luật Đảng rất nhẹ nhàng so với những tội trạng mà ông Trương Minh Tuấn đã gây ra.”
Kỷ luật để hoãn binh
Theo nhận xét của nhà quan sát chính trị ẩn danh ở trên, hiện tại Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn nhận 1 án phạt tương đối khá nhẹ nhàng từ Ban Bí thư, từ Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương vì có nguyên nhân khác.
Đó chính là sự chờ đợi kết quả của Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu
“Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu hiện nay đang là ngòi nổ trong nước. Bộ truyền thông và Ban tuyên giáo đang cần phải chịu lực cho đến tháng 10. Do đó ở trên không muốn xáo trộn 4T.”
Ông cho biết, sau khi Luật Đặc khu có kết quả, dù được hay không được thì vào tháng 10 này, Quốc hội sẽ xin thay thế nhân sự.
Hiện nay ông Trọng gặp rất nhiều sức ép. Trong nước hiện nay có 3 tam giác. Thứ nhất ông Trọng muốn tuyệt đối hoá quyền lực. Thứ 2, Phạm Minh Chính định hất Trọng trong nhiệm kỳ này. Thứ 3 là Trần Đại Quang muốn an thân cho hết nhiệm kỳ. – Một nhà quan sát chính trị ẩn danh
Vị này khẳng định, ông Tổng Bí thư sẽ không thể “nương tay” với hai vị quan chức cấp cao mang yếu tố chính trong vụ MobiFone-AVG. Vì mục đích cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng lúc này, đó là khẳng định quyền lực và thu tóm chính trị.
“Hiện nay ông Trọng gặp rất nhiều sức ép. Trong nước hiện nay có 3 tam giác. Thứ nhất ông Trọng muốn tuyệt đối hoá quyền lực. Thứ 2, Phạm Minh Chính định hất Trọng trong nhiệm kỳ này. Thứ 3 là Trần Đại Quang muốn an thân cho hết nhiệm kỳ.”
Vị này cho biết, ba cạnh của tam giác này đang hậu thuẫn nhau rất gay gắt. Do đó, theo ông, nếu ông Tổng Bí thư muốn tuyệt đối hoá quyền lực của mình thì bắt buộc phải dám hy sinh.
Sự hy sinh này không khác hơn chính là xuống tay nghiêm minh với những sai phạm của đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Thế nhưng, ở thời điểm này, ông nhìn thấy cách an toàn nhất đã được áp dụng trong việc xử lý vụ án MobiFone-AVG là đưa ra hình thức kỷ luật để hoãn binh.
“Kỷ luật để hoãn binh. Cảnh cáo. Không phải là nhẹ đâu. Vì luật bất thành văn, cảnh cáo bên Đảng là chính quyền sẽ cho thôi chức.”
Trải qua nhiều giai đoạn “chìm” rồi “nổi”, vụ án MobiFone – AVG cuối cùng sẽ được mang ra xét xử thế nào, theo nhận xét của nhà quan sát chính trị này thì câu trả lời sẽ được giải đáp sau tháng 10 năm nay.
Ý kiến của nhà báo Phạm Chí Dũng thì ông cho rằng nếu Trương Minh Tuấn “hạ cánh an toàn” theo cách nói của dư luận thì chắc chắn sẽ là một bất lợi về mặt công luận cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như công cuộc đốt lò vĩ đại của ông sẽ không còn ý nghĩa.
Đã có trên 30 người chết, mất tích và bị thương
sau bão Sơn Tinh
Đã có 32 người chết, mất tích và bị thương tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam do ảnh hưởng của mưa lũ sau cơn bão số 3 – Sơn Tinh.
Truyền thông trong nước thống kê cho thấy đến cuối giờ chiều ngày 20/7, tỉnh Yên Bái đã phát hiện 8 người chết vì bị vùi lấp do sạt lở đất ở huyện Trấn Yên, Mù Cang Chải và Văn Chấn. Tại địa bàn các huyện này cũng đã có 16 người mất tích và 8 người bị thương.
Báo Tiền Phong cho biết ông Đặng Quốc Tài, Phó bí thư Đảng ủy xã, đã bị lũ cuốn chết. Ba người khác trong gia đình ông này cũng đã bị lũ cuốn mất tích.
Toàn tỉnh Yên Bái đã có ít nhất 642 căn nhà bị sập và tốc mái, trong đó số nhà bị phá hủy hoàn toàn là 200 căn. Tại tỉnh này thống kê cũng cho thấy 700 hecta lúa bị ngập sâu, các công trình giao thông bị tàn phá nghiêm trọng gây ách tắc giao thông. Nhiều khu vực được thông báo đã bị cô lập hoàn toàn và lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận.
Đập chứa thải của công ty khoáng sản Minh Đức ở xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái bị vỡ khiến toàn bộ người dân sống ở khu đất phía dưới phải di dời. Nguy cơ vỡ các đập khác được nói đang đe dọa ở khu vực này vì mưa vẫn đổ xuống khiến lũ tràn về.
Trong khu vực thành phố Yên Bái, nước Sông Hồng dâng cao gây ngập lụt ảnh hưởng tới hàng trăm hộ dân ở phường Hồng Hà. Được biết ước tính thiệt hại ban đầu tại tỉnh này là 30 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phóng chống thiên tai cho biết tại tỉnh Thanh Hóa, mưa lũ do cơn bão số 3 gây nên cũng khiến 2 người chết và 2 người mất tích. Hiện lực lượng chức năng tỉnh đang huy động nhân lực, vật lực để tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Ngoài ra lũ ống bất ngờ tại bản Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh làm một lượng lớn đất đá và nước cuốn trôi 3 ngôi nhà.
Tuyến đường tỉnh lộ 530 qua Thanh Hóa bị ách tắc do lượng đất đá nằm lại bên đường
Tại tỉnh Sơn La, một chiến sĩ công an được nói đã bị tử vong trên đường đi công tác do thời tiết xấu. Trang Kiến thức trích lời của ông Tống Đức Chiêm, Trưởng công an huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết chiến sĩ công an không được nêu tên cụ thể dã bị tai nạn hôm 19/7 do trời mưa bão, đường trơn trượt. Tuy được cấp cứu ở bệnh viện, công an này đã tử vong vào hôm 20/7 vì bị thương nặng.
Các tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam trong vòng hơn 1 tháng qua liên tiếp gặp những cơn lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và của. Riêng đợt lũ lụt ở vùng miền núi Tây Bắc xảy ra hồi cuối tháng 6 đầu tháng 7 đã khiến 24 người thiệt mạng.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm Việt Nam sẽ còn phải chịu ảnh hưởng của khoảng 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới.
Quan chức móc ngoặc doanh nghiệp để trục lợi
Tình trạng quan chức móc nối với các doanh nghiệp chiếm lĩnh những dự án béo bở rồi chia nhau lợi nhuận tiếp tục diễn ra ở Việt Nam.
Dư luận gần đây truyền nhau về một quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho phép ông Nguyễn Văn Thân, Giám đốc Công an tỉnh đi sang Đức học tập công nghệ 4.0 để về xây dựng khu dân cư ven biển. Hai điểm liên quan vụ việc này kiến dư luận xôn xao: thứ nhất là kinh phí chuyến đi hoàn toàn do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải đài thọ; thứ hai ông Nguyễn Văn Thân sẽ nghỉ hưu vào tháng 8 tới đây. Tức là chỉ tầm nửa tháng sau chuyến đi Đức. Dư luận đặt ra câu hỏi vậy ông Thân đi học công nghệ về có kịp áp dụng không? Mặc dù sau đó tỉnh Bình Thuận đã lên tiếng, không cho ông Thân đi nữa, nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cách đối phó mà thôi.
Cũng trong cùng khoảng thời gian này, lại một thông tin xôn xao trên các mặt báo về việc nhiều lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bắc Giang đi du lịch Châu Âu nhiều ngày bằng tiền của một doanh nghiệp xây dựng lớn ở địa phương, đó là Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn. Chính công ty này đã thừa nhận chu cấp tiền cho nhóm cán bộ tỉnh đi du lịch, và nói rằng doanh nghiệp có “tình cảm riêng với cán bộ sau một năm làm việc vất vả”. Trong số này, có cả Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, và Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Giang. Đây đều là những lĩnh vực then chốt trong ngành xây dựng.
Một chủ doanh nghiệp ở Sài Gòn nói với RFA với điều kiện giấu danh tính:
Nếu các doanh nghiệp mà muốn có thể được trốn thuế, được ưu ái về vấn đề làm ăn thì phải có một chút giống như lại quả, hay một chút đãi cán bộ như đưa họ đi nước ngoài du lịch. Hình thức này gần như rửa tiền.
Bản thân anh là một chủ doanh nghiệp, cũng giống như bất cứ doanh nghiệp nào, vẫn phải quan tâm đến cán bộ. Nếu không quan tâm các cán bộ sẽ cử người xuống kiểm tra, sẽ làm khó dễ rất nhiều điều. Cho nên bắt buộc phải quan tâm, những doanh nghiệp lớn thì quan tâm sếp lớn, doanh nghiệp nhỏ thì quan tâm sếp nhỏ. Còn nếu các doanh nghiệp trực thuộc trung ương thì lại phải quan tâm các sếp trung ương.
Nếu các doanh nghiệp mà muốn có thể được trốn thuế, được ưu ái về vấn đề làm ăn thì phải có một chút giống như lại quả
– Chủ doanh nghiệp
Tình trạng này thường được những người liên quan dùng cụm từ ‘phải biết điều’ để mô tả. Nếu doanh nghiệp bị cho ‘không biết điều’ thì sẽ bị gây khó dễ như trình bày của chủ doanh nghiệp này:
Các doanh nghiệp không quan tâm đến chính quyền địa phương thì một năm có thể bị kiểm tra mười mấy lần. Họ nói là để đảm bảo an toàn về sản xuất, về đời sống công nhân nhưng thực sự đến để vòi tiền thôi. Ví dụ một khách hàng muốn đặt hàng ở doanh nghiệp đó mà thấy họ bị thanh tra nhà nước vào kiểm tra hoài, chắc chắn người ta không muốn đặt hàng ở những doanh nghiệp như vậy.
Rất nhiều vụ án cho thấy sự móc nối giữa cán bộ và doanh nghiệp tạo thành một nhóm lợi ích tham nhũng. Cụ thể gần đây như vụ một số lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cùng nhân vật Phan Văn Anh Vũ hay Vũ “Nhôm” thao túng thị trường bất động sản tại thành phố biển này, Thượng tá Đinh Ngọc Hệ thuộc Bộ Quốc phòng liên kết với các chủ đầu tư nhiều dự án BOT hàng ngàn tỷ đồng, vụ sân golf Tân Sơn Nhất khét tiếng được nói đằng sau có sự hợp tác giữa Bộ Quốc phòng và Công ty Him Lam, hay vụ Mobifone mua cổ phần AVG cũng được cho là sự cấu kết giữa một mạng lưới quan chức nhiều bộ ngành với doanh nghiệp.
Trong một buổi tiếp xúc cử tri năm ngoái, cử tri Đà Nẵng đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục kiểm tra, giám sát, đừng để quan chức móc nối đại ca, đại gia làm lũng đoạn kinh tế; đừng để vài ba người hưởng lợi trên thành quả lao động của hàng vạn, hàng triệu người dân.
Chúng tôi cũng nêu vấn đề này với chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu. Ông cho biết quan điểm:
“Từ trước đến giờ đã xảy ra nhiều trường hợp móc nối như vậy. Có những trường hợp móc nối là vì vấn đề quyền lợi, và cũng có liên quan đến tham nhũng nhưng không phải tất cả móc nối giữa những dự án và cán bộ đều là những sai phạm, bởi vì có những dự án nhất là dự án lớn thì chủ đầu tư phải liên kết với một số quan chức địa phương để tạo điều kiện xin những giấy phép cần thiết. Cho nên không phải móc nối nào cũng là tiêu cực.
Tuy nhiên ở trong những móc nối đó có những tiêu cực liên quan đến tham nhũng. Đây không phải là chuyện mới mà đã từ lâu xảy ra trong nền kinh tế VN và hiện tại Chính phủ cũng đang quan tâm đến vấn đề bài trừ tham nhũng.”
Các dự án đều cần phải qua sự giám sát, điều tra của Thanh tra Chính phủ để xem có hiện tượng tham nhũng, đút lót và có lợi ích nhóm hay không.
– Chuyên gia KT Nguyễn Trí Hiếu
Nhiều vụ xử lý cán bộ câu kết với doanh nghiệp tham nhũng đã được thực hiện như một phần trong chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng nhiều ý kiến nói rằng ở mọi nơi trên khắp Việt Nam từ địa phương đến trung ương đều xảy ra tình trạng quan chức bè phái với doanh nghiệp, mà người dân chỉ được biết khi báo chí phanh phui. Có nhiều vụ việc dù báo chí đã đưa ra nhưng vẫn không được giải quyết.
Cán bộ liên kết với doanh nghiệp là một trong nhiều hình thức nhóm lợi ích ở VN vốn đã được chính Quốc hội thừa nhận đang tồn tại trong nền kinh tế. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này được nhiều chuyên gia nhận định là do quan chức được trao quá nhiều quyền lực, dẫn đến tình trạng lạm quyền. Cho đến nay, dù phong trào càn quét tham nhũng vẫn chưa hạ nhiệt, nhưng đó mới chỉ là liều thuốc trị bệnh chứ chưa có liều thuốc phòng bệnh cụ thể nào được đưa ra.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu góp ý:
“Các dự án đều cần phải qua sự giám sát, điều tra của Thanh tra Chính phủ để xem có hiện tượng tham nhũng, đút lót và có lợi ích nhóm hay không. Sau đó các bộ ngành cũng có ban thanh tra để thẩm định nhất là bộ Công thương, bộ Kế hoạch Đầu tư và ngay cả bộ Tài chính. Ban thanh tra của những bộ này phải vào cuộc để phát hiện tham nhũng, xử lý.”
Trong khi tình trạng doanh nghiệp và quan chức móc nối trục lợi chưa được giải quyết rốt ráo thì Chính phủ lại thường xuyên thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác với chính quyền, gọi đây là “những người bạn đồng hành trong phát triển kinh tế”.
Tiểu ban WTO phân xử
khiếu nại của VN về thuế Mỹ
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 20/7 lập một tiểu ban về tranh chấp để ra phán quyết đối với một khiếu nại của Việt Nam về các biện pháp chống bán phá giá do Hoa Kỳ áp đạt đối với philê cá nhập khẩu từ Hà Nội, một quan chức WTO cho biết.
Quyết định được đưa ra sau khi Việt Nam nêu yêu cầu lần thứ hai tại một cuộc họp kín của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp thuộc WTO, phù hợp với các quy định của WTO. Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết nào về vụ tranh chấp này.
https://www.voatiengviet.com/a/tieu-ban-wto-phan-xu-khieu-nai-cua-vn-ve-thue-my/4491037.html
Czech ngừng cấp visa cho Việt Nam sau vụ thú nhận
mật vụ Việt bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Chỉ vài ngày sau khi một người Việt thú nhận tại tòa án Đức rằng đã giúp mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Cộng hòa Czech tuyên bố ngừng cấp visa dài hạn cho người Việt Nam.
“Chính phủ Cộng hòa Czech đã quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin thị thực dài hạn cho mục đích lao động và kinh doanh đối với công dân Việt Nam,” theo thông cáo đăng trên trang web của Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại Hà Nội ra ngày 20/7. Thông cáo cho biết Bộ Ngoại giao Czech đã triển khai các biện pháp thích hợp có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2018.
Hôm 17/7, Nguyễn Hải Long, một người Việt sinh sống ở Czech, đã thú nhận trước tòa thượng thẩm Berlin rằng ông tham gia vào vụ bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh, mà Hà Nội lúc đó đang truy nã.
Trong thông cáo của sứ quán Czech ở Hà Nội, Bộ trưởng Nội vụ Jan Hamacek cho biết lý do đưa ra biện pháp trên là vì hiện nay cơ quan ngoại giao này đang “quá tải về số lượng đơn xin cấp thẻ lao động và thị thực dài hạn theo mục đích không kinh doanh.”
Tuy nhiên một lý do khác mà vị bộ trưởng này đưa ra liên quan đến quyết định ngừng cấp visa cho người Việt Nam là vì “Hội đồng An ninh Quốc gia Cộng hòa Czech đã đề cập tới những lo ngại về các nguy cơ khác.”
Việt Nam đã trở thành một mối nguy an ninh trong lĩnh vực xuất khẩu tội phạm có tổ chức.
Jan Hamacek, Bộ trưởng Nội vụ Czech
Radio Praha trích lời Bộ trưởng Hamacek nói Việt Nam đã trở thành một mối nguy an ninh trong lĩnh vực xuất khẩu tội phạm có tổ chức.
Tháng trước, nguyên Ngoại trưởng Czech Lubomir Zaoralek cáo buộc “Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu” của nước ông.
Đầu tháng này Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích và phủ nhận tuyên bố của ông Zaoralek, hiện đang là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Cộng hòa Czech.
Chủ tịch Zaoralek còn cho rằng “chính thị thực du học là công cụ tối ưu nhất để đưa tội phạm vào Czech” khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến những khó khăn trong việc người Việt xin thị thực nhập cảnh vào nước này, bao gồm cả thị thực du học.
Chính thị thực du học là công cụ tối ưu nhất để đưa tội phạm vào Czech.
Lubomir Zaoralek, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Czech
Czech có số người Việt đang sinh sống đông nhất so với ở các nước châu Âu khác. Có khoảng 100.000 người Việt ở đây và là cộng đồng người thiểu số lớn thứ 3 ở quốc gia trung Âu này, chỉ sau người gốc Ukraine và người gốc Slovakia.
Làn sóng người Việt tới Czech ban đầu để làm công nhân và đã ở lại đó sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Đông Âu vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Họ bỏ việc tại các doanh nghiệp nhà nước và chuyển sang làm việc trong các nhà hàng ăn uống và bán hàng trên phố. Cả hai ngành nghề này đều có liên quan tới các tội phạm có tổ chức, theo tờ báo có trụ sở tại Hong Kong, South China Morning Post.
Nhiều người Việt trước đây cũng từng bị bắt giữ ở Czech do liên quan đến buôn bán ma túy.
Việt Nam nói luật an ninh mạng
nhằm bảo vệ các quyền trên mạng
Luật an ninh mạng mới của Việt Nam được thiết kế để bảo vệ các quyền trên mạng và tạo ra “không gian mạng an toàn và lành mạnh,” Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với hãng tin Reuters hôm thứ Năm. Những người chỉ trích đã cảnh báo luật này sẽ cho nhà nước Cộng sản này nhiều quyền hành hơn để trấn áp quan điểm bất đồng.
17 nhà lập pháp Hoa Kỳ đã viết thư gửi cho các giám đốc điều hành của Facebook và Google hôm thứ Tư, kêu gọi họ kháng cự những thay đổi mà luật mới qui định, bắt các công ty công nghệ nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu cá nhân về người dùng tại Việt Nam và mở văn phòng ở đó.
“Như ở bất cứ quốc gia nào khác, các hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo luật pháp của nước sở tại,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với Reuters trong một bình luận về bức thư hôm thứ Tư, hãng tin này cho biết.
“Việc phê chuẩn luật an ninh mạng là nhằm tạo ra một không gian mạng an toàn và lành mạnh,” bà Hằng nói trong một phát biểu bằng văn bản hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuters.
Điều đó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trên mạng, và đảm bảo an ninh quốc gia cũng như trật tự an toàn xã hội, bà nói thêm.
Các công ty công nghệ toàn cầu đã lên tiếng phản bác qui định lưu trữ dữ liệu người dùng tại địa phương, nhưng vẫn chưa đưa ra quan điểm cứng rắn giống như vậy về các điều khoản của luật giúp tăng cường sự trấn áp của chính phủ về hoạt động chính trị trên mạng.
Đặc biệt, luật mới cho phép Bộ Công An quyền kiểm soát trực tiếp hơn đối với việc kiểm duyệt trên mạng.
Reuters cho biết người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không trực tiếp bình luận về những cáo buộc đó, được nêu trong bức thư hôm thứ Tư của các nhà lập pháp Mỹ, nhưng nói tự do ngôn luận là quyền được luật pháp Việt Nam công nhận.
“Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo điều kiện để người dân thực hành các quyền tự do và dân chủ nhưng kiên quyết chống lại việc lạm dụng các quyền đó để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp,” bà Hằng nói thêm.
Luật an ninh mạng được các đại biểu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng trước và sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm sau.