Kẹt xe Tân Sơn Nhất

Cac Bai Khac

No sub-categories

Kẹt xe Tân Sơn Nhất

Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) – Như thường lệ, sáng thứ 7 và chủ nhật, chúng tôi có mặt tại Cứ điểm Tân Sơn Nhất khoảng 9g30. Theo kinh nghiệm những tuần trước thường từ khoảng 10g30 bao giờ lượng xe cũng đông hơn mọi lúc, và khoảng 11g30 thì giảm xuống lại. Nếu xét từ ngày 10/6, thì tuần sau đó 17/6 lượng xe Tân Sơn Nhất đông nhất, 17/6 bọn CS phải tung tất cả các lực lượng ra CSGT, CSCĐ, TTĐP TTĐT, xếp lớn, xếp nhỏ,… phải ra đường để hối thúc chạy nhanh và phân luồng giao thông.
Lần này 14/7, khoảng 10g chúng tôi cũng cảm thấy lượng xe bắt đầu đông hơn, nhưng vẫn chưa có kẹt xe. Lượng xe dồn từ Lăng Cha Cả sang và từ đường Phổ quang xuống làm khu vực vòng quanh Công viên Hoàng Văn Thụ rất khó đi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, không lẽ người dân đã ý thức được biểu tình kẹt xe rồi sao, chúng tôi vẫn tiếp tục chạy mà mừng thầm. Trời ơi xe mỗi lúc một đông hơn, và lượng xe hơi, taxi nhiều vô kể, có thể nói lượng xe hơi nhiều hơn xe máy. Vẫn tiếp tục chạy lòng vòng, không thấy nhiều đầu trâu mặt ngưa, không thấy CSCĐ, chỉ có CSGT đứng phân luồng giao thông, huýt còi inh ỏi. Chúng tôi bấm còi, bấm còi, nhưng không nghe nhiều tiếng đáp trả. Chúng tôi vẫn chưa tự tin đây là cuộc biểu tình của quần chúng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tạm xác định đây có lẽ là ngẫu nhiên, một sự cố va chạm nào đây chăng, nhưng không loại trừ khả năng vẫn có người tham gia biểu tình kín đáo rất kín đáo. Bởi bình thường khu vực Hoàng Văn Thụ vẫn không đông như vậy, chỉ đông lên tương đối thôi. Khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả có vẻ ùn ứ.
Khoảng 11g, CSGT chận đường, không cho xe chạy đoạn đường từ Trường Sơn ôm cua qua đầu bên kia chổ có “biểu trưng văn hóa” inox cao 20m… Do đó, xe cộ phải đánh một vòng chạy lên chỗ cầu vượt vô sân bay, dài hơn rồi quay trở lại. Vậy là nguyên tuyến đường Trường Sơn cả 2 chiều đều dày đặt xe cộ. Xe hơi kẹt dài từ cổng sân bay đến công viên Hoàng Văn Thụ. Khu vực chung quanh Hoàng Căn Thụ xe dày đặc, tuy nhiên vẫn nhúc nhích được. Mọi người vẫn im lặng di chuyển, di chuyển, tôi không thấy tiếng ca thán nào, mọi người như chịu đựng quen rồi, hay họ đang tham gia biểu tình kẹt xe, chúng tôi không đoán nổi. Không thấy ai tỏ ta bực bội, chen lấn hối hả hay cáu gắt chửi nhau. Dòng xe cứ vậy mà chầm chậm chuyển động, chạy lòng vòng từ 10g đến 13g trưa, không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, và đến khoảng 13g30 dòng xe mới giảm dần. Lúc nó tụ ở chỗ này, lúc tụ ở chỗ khác, nhưng nhìn chung khu vực chung quanh Hoàng Văn Thụ, Lăng Cha Cả vẫn đông nhất. Một sự cố kẹt xe đơn giản như vậy, đâu phải bế tắc hướng đi, tại sao nó không thông thoáng sớm mà quần quần suốt 3 tiếng đồng hồ. Vậy theo bạn đây là biểu tình hay tự nhiên?
Chúng tôi mừng như muốn khóc.
Đất nước tôi, người dân đã thức tỉnh rồi chăng?
Thượng đế đã phù hộ chúng ta ư?
Vậy là từ tai nạn trên đường Xuân Diệu cách đó 3km mà gây kẹt xe Tân Sơn Nhất hay sao? Tai nạn xảy ra khoảng 6g sáng, mà sao đến 10g trưa Tân Sơn Nhất mới bắt đầu kẹt xe? Đường Xuân Diệu đâu phải cửa ngõ Tân Sơn Nhất. Đúng ra, hướng kẹt xe phải là khu vực đó, từ ngã tư Bảy Hiền cách đó 500m đổ về Lăng Cha Cả. Hơn nữa, từ Xuân Diệu qua Lăng Cha Cả còn có ngã tư Út Tịch rất lớn và nhiều ngã tư khác, có thể điều hướng việc lưu thông dễ dàng… Trong khi đó lại kẹt xe công viên Hoàng Văn Thụ, Tân Sơn Nhất, cách đó 3km ở hướng đối diện.
Nghĩa là không loại trừ khả năng đã có người tham gia biểu tình nhiều hơn, cộng với tai nạn lật xe, nên gây ra sự cố kẹt xe đúng thời điểm, đúng ngày giờ kêu gọi biểu tình hằng tuần.
Mặt khác, thói quen của chúng ta suy nghĩ biểu tình là dòng người đi bộ hoặc xe máy. Nếu xe hơi tham gia biểu tình thì sao? Chương trình kêu gọi có xe hơi xe tải, taxi kia mà? Điều này hoàn toàn đúng trong ngày 14/7. Lượng xe hơi đông hơn bình thường, chạy rần rần, bóp còi nhiều hơn, cứ chạy vòng vòng suốt đường Trường sơn và Hoàng Văn Thụ. Nếu kẹt xe đường Xuân Diệu thì có rất nhiều hướng để xe hơi giải quyết lưu thông của mình. Tại sao xe hơi, lại từ hướng Phổ Quang, Cửu Long, Bạch Đằng (hướng cầu vượt Tân Sơn Nhất) lại đổ về Công viên Hoàng Văn Thụ rất nhiều. Xem video sẽ thấy rất rõ điều đó. Trong khi đó Vòng xoay Lăng Cha Cả không nhiều bằng. Hướng Lê Văn Sỹ cũng vắng xe. Không kẹt cứng, nhưng sao xe cộ vẫn cứ rần rần suốt 3 tiếng đồng hồ?
Nghĩa là, có thể lực lượng xe hơi đã tham gia biểu tình, mà chúng ta không thể nào biết được, họ đâu có facebook, họ đâu có liên lạc với những thành phần khác trong xã hội, nhưng họ vẫn im lặng làm việc. Giống như phản đối BOT, họ đã truyền miệng, bí mật làm. Khi thấy xe kẹt trên đường, đúng ngày giờ địa điểm, chúng ta phải hiểu rằng đó là tham gia biểu tình của toàn bộ quần chúng.
Chính xác!!
Tại nạn ở Xuân Diệu, mà dòng lưu thông ở Tân Sơn Nhất dâng lên. Bạn thấy sao?
Thật sự chúng ta cũng không cần phải lo lắng hay biện luận đây có phải là cuộc biểu tình hay không? Bởi nguyên tắc của chúng ta vẫn là: dùng một hiện tượng tự nhiên để tạo ra một sự kiện chủ động. Từ một sự cố giao thông (nếu có hoặc không)- sẽ tạo ra một dòng người lưu thông quá tải, nó sẽ tạo ra kẹt xe, và nếu xảy ra thường xuyên thì trở thành hiện tượng, rồi trở thành phong trào làm tê liệt xã hội.
Sự kiện ngày 14/7 đúng như chương trình chúng ta dự tính. Tai nạn giao thông là chất xúc tác, để dòng giao thông ùn tắc. Dù chưa có kẹt xe tắt nghẽn, chưa tạo ra diện rộng thật quy mô, chưa làm tê liệt Tân sơn Nhất, nhưng nó cũng báo hiệu một giải pháp tốt, rất nhiều khả năng thực hiện và thành công.
Thêm nữa, một sự cố cách 2-3km mà gây cho Tân Sơn Nhất kẹt xe, thì đúng Tân Sơn Nhất là địa điểm lý tưởng. Chúng ta cần phải làm liên tục.
Do đó dù là sự ngẫu nhiên, hay chủ quan từ giới tài xế, song chúng ta cũng chưa đủ lực lượng để biến cái ngẫu nhiên thành sự kiện. Cũng có thể đó là bước đầu thành công, nhưng chúng ta cũng chưa đủ lực lượng để làm chủ tình huống. Chứng tỏ chúng ta hãy còn quá yếu, hãy tập trung lực lượng nhiều hơn.
Có ai biết và dự đoán được quần chúng ở đâu mà xuất hiện cả 10.000 người ngày 10/6 hay không? Họ như ở trên trời rơi xuống rồi sau đó biến mất tăm. Vậy thì sự kiện 14/7 cũng vậy, một sự kết hợp bất ngờ có chủ động nào đó, mà chúng ta chưa lường hết được sức mạnh và sáng tạo của quần chúng. Tuy nhiên, sự ngẫu nhiên nhiều lần mới thành phong trào. Hãy tiếp tục, tiếp tục…
Bài học
Vấn đề của mọi cuộc CM là lực lượng và giải pháp. Đây là giai đoạn chúng ta đang hình thành, phát triển lực lượng, nên không có gì bận tâm chúng ta đã tạo được kẹt xe hay chưa. Chỉ khi nào ý chúng ta có một lực lượng khoảng 1000-2000 người, tham gia thường xuyên, thì chuyện kẹt xe không phải khó khăn, muốn thì có. Khi đó thì CS đâu có đỡ nổi? Hãy nhìn hiện tại, sự cố 14/7 mà CSVN bó tay phải chấp nhận kẹt xe xảy ra, thì chúng chống đỡ cách nào khi lực lượng chúng ta đông hơn. Hầu như CS chưa có giải pháp nào khác giải quyết chuyện kẹt xe. Chúng chỉ đứng nhìn dòng người lớn lên tự nhiên mà thôi.
Để chiến thắng CS công việc của chúng ta là hãy tiếp tục, tiếp tục xuống đường, tuần nào cũng biểu tình, tháng nào cũng biểu tình. Cái bất ngờ thành công đang chờ trước mặt các bạn.
Sáng thứ 7, chủ nhật hãy xuống khu vực Tân Sơn Nhất tham gia BIỂU TÌNH KẸT XE LẬT ĐỔ CỘNG SẢN như đã kêu gọi. Nhớ rằng BÓP CÒI, BÓP CÒI, đó là tín hiệu để biết rằng chúng ta đang tham gia. Đừng bận tâm việc bạn có cần viết trên facebook hay không, có ai biết việc này hay không, nếu có kẹt xe, báo chí sẽ tự động viết thay cho bạn, và hãy tự hào bạn đã tham gia điều đó. Và nhiều người đang im lặng làm việc hằng tuần như các bạn, vì yêu nước.
Lúc đầu thành công có thể là may rủi, nhưng may rủi lập lại nhiều lần thành ra chủ động, thành ra phong trào, xảy ra nhiều nơi sẽ làm tê liệt xã hội. CS bán nước phải sụp đổ.
NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC, XUỐNG ĐƯỜNG
GIỮ LẤY QUÊ HƯƠNG, HÀNH ĐỘNG.
Sài Gòn 16/7/2018