Tin khắp nơi – 11/07/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/07/2018

Hoa Kỳ có kế hoạch đánh thêm thuế lên TQ

Natalie ShermanPhóng viên Thương mại, New York

Hoa Kỳ vừa tăng tốc cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, sau khi liệt kê thêm hàng ngàn hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla mà Washington có kế hoạch áp đặt thuế bổ sung vào tháng Chín.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi hai quốc gia áp đặt mức thuế quan trị giá 34 tỷ đôla lên hàng hóa của nhau.

Tổng thống Donald Trump trước đó đã đe dọa sẽ áp đặt mức thuế bổ sung đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh trả đũa.

Danh sách này nêu tên hơn 6.000 mặt hàng bao gồm các sản phẩm thực phẩm, khoáng sản và hàng tiêu dùng như túi xách.

Mỹ-Trung ‘không gây chiến tranh thương mại’

VN: Nguy cơ thiệt hại vì chiến tranh thương mại

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN

Công chúng dư luận sẽ có đến cuối tháng Tám để bình luận về danh sách này trước khi các mức thuế mới 10% đi vào hiệu lực.

Nhà Trắng nói rằng thuế quan là một phản ứng đối với thực tiễn mậu dịch quốc tế bất cân bằng của Trung Quốc.

Mỹ muốn Trung Quốc ngừng các hoạt động bị cáo buộc là khuyến khích chuyển giao sở hữu trí tuệ, như ý tưởng thiết kế và sản phẩm, cho các công ty Trung Quốc.

Ví dụ như yêu cầu các công ty nước ngoài chia sẻ quyền sở hữu với các đối tác địa phương nếu muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết đã có “không có sự biện hộ nào” cho hành vi trả đũa của Trung Quốc.

“Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực để giải quyết các mối quan ngại về thực tiễn thương mại bất công bằng của Trung Quốc và việc Trung Quốc mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ,” ông nói.

“Trong khi đó, chúng tôi sẽ vẫn cảnh giác trong việc bảo vệ khả năng cạnh tranh của các lao động và doanh nghiệp của chúng tôi trên cơ sở công bằng và có lợi cho đôi bên.”

‘Ngày càng lo lắng’

Nhiều công ty ở Mỹ phản đối việc áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc, nói rằng điều đó có nguy cơ làm tổn hại các doanh nghiệp và nền kinh tế mà không có khả năng thay đổi hành vi của Bắc Kinh.

Với mức thuế quan có trị giá 34 tỷ đôla có hiệu lực vào ngày thứ Sáu, Nhà Trắng cho biết họ sẽ tham khảo mức thuế quan 16 tỷ đôla khác dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này.

Với hai mức thuế trên, bao gồm cả mức thuế mới mà Tổng thống Trump đang đe doạ, sắp gần bằng với tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, trị giá hơn 500 tỷ đôla vào năm ngoái.

Ed Brzytwa, giám đốc thương mại quốc tế cho Hội đồng Hóa học Mỹ, đại diện cho các công ty hóa chất, nói với BBC hôm thứ Ba trước rằng: “Đây là một tình huống khó khăn đối với một số công ty của chúng tôi. Họ đang ngày càng lo lắng về điều này.”

“Họ không thể hiểu nổi kết cục của trò chơi này là gì.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44775554

 

Khẩu chiến Trump – Merkel trước họp NATO

Tổng thống Donald Trump bất đồng quan điểm với Thủ tướng Đức Angela Merkel về ảnh hưởng của Nga và chi tiêu quân sự ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra.

Ông Trump nói Đức “hoàn toàn bị Nga chi phối” vì Đức nhập lượng khí thiên nhiên lớn từ Nga, và đây là “một điều tồi cho NATO”.

Bà Merkel phản ứng lại bằng lời khẳng định nước Đức độc lập và ra các quyết định và chính sách riêng của mình.

Johnson ra đi trước giờ Trump đến London

Hoa Kỳ có kế hoạch đánh thêm thuế lên TQ

Ông Trump khen Việt Nam ‘mua than của Mỹ’

Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác TQ’

Tại cuộc họp bữa sáng ở Brussels với Chủ tịch NATA ông Jens Stoltenberg, ông Trump nói: “Đức hoàn toàn bị chi phối bởi Nga vì họ sẽ nhập từ 60% đến 70% nhiên liệu từ Nga, và một đường ống mới, và các vị nói cho tôi biết xem điều đó có phải là đúng đắn không, bởi vì tôi nghĩ nó không đúng và tôi nghĩ đó là một điều rất xấu cho Nato.”

Theo số liệu của EU, Nga cung cấp từ 50% đến 75% nguồn khí nhập khẩu của Đức, nhưng khí đốt chỉ chiếm chưa đầy 20% năng lượng của Đức.

Vị tổng thống Mỹ cũng chỉ trích nước Đức chỉ dành “hơn 1% một chút” GCP cho quốc phòng, so với 4,2% của Mỹ “theo con số thực.”

Theo ước tính mới nhất của NATO, Đức chi 1,24% và Mỹ chi 3,5% GDP cho quốc phòng.

Dùng ngôn từ không thẳng thừng như vị tổng thống Mỹ, bà Merkel đáp trả rằng bà không cần bài học nào về cách quan hệ với các chế độ chuyên quyền, và nhắc lại bà đã từng lớn lên ở Đông Đức, nơi từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Tới trụ sở NATO chỉ vài giờ sau khi ông Trump chỉ trích nước Đức, bà Merkel nói: “Bản thân tôi đã trải nghiệm cuộc sống ở một phần nước Đức bị kiểm soát bởi Liên Xô. Tôi rất vui là hôm nay chúng tôi thống nhất trong tự do, Cộng hòa Liên bang Đức. Vì điều đó chúng tôi có thể nói ràng chúng tôi có thể đưa ra các chính sách độc lập và đưa ra các quyết định độc lập. Điều đó rất tốt, nhất là cho những người ở Đông Đức.”

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO lần trước, hai vị lãnh đạo cũng có ý kiến bất đồng về thương mại. Hai vị lãnh đạo sẽ gặp nhau hôm thứ Tư ở Brussels.

Bản thân tôi đã trải nghiệm cuộc sống ở một phần nước Đức bị kiểm soát bởi Liên Xô. Tôi rất vui là hôm nay chúng tôi thống nhất trong tự do, Cộng hòa Liên bang Đức.Angela Merkel , Thủ tướng Đức

Thượng đỉnh NATO lần này diễn ra chỉ chưa đầy một tuần trước khi ông Trump có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, làm dấy lên lo ngại một lần nữa của các đông minh Mỹ về mức độ gần gũi giữa Trump và Putin.

Ông Trump nói Mỹ đang bị “lợi dụng” bởi những thành đồng minh khác trong khối NATO, được thành lập năm 1946 để đối trọng với Liên Xô.

Vị tổng thống Mỹ cũng gây sốc khi cho rằng thượng đỉnh NATO có thể sẽ khó khăn hơn cuộc gặp với ông Putin vào thứ Hai tuần sau.

Ông Trump sẽ sang thăm Anh quốc vào hai ngày 12 và 13/7. Các cuộc biểu tình phản đối ông Trump dự tính sẽ diễn ra ở thủ đô London và một số nơi khác.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk hôm 10/7 cáo buộc ông Trump chỉ trích châu Âu “gần như hàng ngày”.

Ông viết trên Twitter: “Nước Mỹ thân mến, hãy tri ân các đồng minh của các bạn, rốt cuộc thì các bạn cũng không có nhiều [đồng minh].”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44796267

 

NATO : Lợi hại chiến thuật của tổng thống Mỹ

hù dọa đồng minh

Tú Anh

Thượng đỉnh NATO « khó hơn » là thượng đỉnh Mỹ-Nga. Nhận định trên đây của tổng thống Mỹ Donald Trump minh họa mối căng thẳng trong nội bộ Liên Minh Bắc Đại Tây Dương do những lời kêu gọi thô bạo như là « đóng tiền để được bảo vệ ». Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù tranh cãi, NATO vẫn tiếp tục cải cách để bảo vệ an ninh cho Tây phương, trong đó có lợi ích của Mỹ.

Hội nghị thượng đỉnh NATO tại tổng hành dinh ở Bruxelles trong hai ngày 11 và 12 /07/2018 được dự báo căng thẳng. Trung thành với bản tính doanh nhân, tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu 28 nước đồng minh của Mỹ dành 2% GDP đóng góp cho ngân sách từ nay đến 2024. Quyết định này đã được thông qua cách nay 4 năm nhưng chỉ có 7 thành viên tôn trọng cam kết.

Theo phân tích của chuyên gia Pháp Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc viện nghiên cứu German Marshall Fund, Paris, Donald Trump cũng như Barack Obama « có lý » khi nhắc nhở đồng minh chia sẻ gánh nặng và tôn trọng lời minh ước như tên gọi của NATO.

Có điều, Donald Trump ăn nói theo kiểu con buôn làm cho các đối tác như Đức, đóng góp ít so với sức mạnh kinh tế, bất bình. Đây là lần đầu tiên từ khi thành lập NATO cách nay 70 năm, sự ủng hộ của Mỹ được điều kiện hóa.

Câu hỏi đặt ra là thái độ của Donald Trump có làm cho NATO yếu hơn và vì sao tổng thống thứ 45 của Mỹ gây áp lực thô bạo với chiến hữu ?

Thực ra, cho dù giới lãnh đạo chính trị có khẩu chiến đến đâu, NATO vẫn từng bước đi tới. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, nguyên là thủ tướng Ba Lan, phản pháo tổng thống siêu cường như sau : “Ông Trump ơi, ông không tìm đâu ra những người bạn tốt như chúng tôi”.

Thật vậy, Ba Lan, một trong những tiền đồn của NATO ở biên giới phía đông, không những tăng ngân sách cho Liên Minh, mà còn chi thêm 4 tỷ đô la mua vũ khí Mỹ.

NATO vẫn củng cố sức mạnh

Nhưng điều đáng chú ý hơn hết là về cơ cấu, NATO chuẩn bị « thích nghi » với một cuộc chiến giữa các siêu cường trong tương lai. Kế hoạch tái cấu trúc được xem là quan trọng nhất từ khi chiến tranh lạnh kết thúc : Tăng cường nhân sự cho các bộ tham mưu từ 6800 lên 8000 người.

Bộ chỉ huy hải quân Northwood tại Anh Quốc sẽ được cải tổ theo hướng bổ sung cho lực lượng NATO ở vùng bắc Đại Tây Dương, tiếp giáp với Nga. Một bộ chỉ huy điều phối được đặt tại Norfolk, Hoa Kỳ, để có thể nhanh chóng tăng viện khi cần thiết.

Các bộ chỉ huy lục quân và không quân cũng được cải cách và đặc biệt hơn hết là phối hợp với Liên Hiệp Châu Âu cải thiện hệ thống tiếp liệu và vận chuyển quân đội nhanh hơn thay vì phải mất đến hai tháng mới có giấy phép « chuyên chở vũ khí » đi ngang nước Đức, hỗ trợ cho sườn đông.

Cuối cùng là lần đầu tiên NATO lập bộ tham mưu chiến tranh « phức hợp », kết hợp mọi hình thức chiến tranh từ quy ước cho đến phi quy ước.

Cụ thể, từ nay đến 2020, NATO đủ sức khai triển chậm lắm trong vòng 30 ngày một lực lượng hùng hậu gồm 30 tiểu đoàn cơ động, 30 phi đoàn chiến đấu, 30 chiến hạm theo công thức 4×30. Sườn phía nam, vành đai Irak, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có lực lượng NATO hiện diện.

Cũng theo Alexandra de Hoop Scheffer, địa bàn hoạt động của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tiếp tục mở rộng phục vụ lợi ích của Mỹ cho đến tận Afghanistan và Irak. Vấn đề hóc búa hiện nay là làn sóng di dân.

Lợi ích của Mỹ không dừng ở đây. NATO còn giúp cho Mỹ thâm nhập thị trường châu Âu, sử dụng căn cứ quân sự như những đầu cầu cho chiến trường Trung Cận Đông, chia sẻ thông tin tình báo chống khủng bố… là những lợi ích cốt lõi của Mỹ.

Vậy thì vì sao Washington vừa tăng cường sức mạnh cho NATO, vừa bắt chẹt tài chính ?

Nếu phân tích của Alexandra de Hoop Scheffer chính xác thì mục đích của Donald Trump là gây hoang mang cho đồng minh. Châu Âu càng sợ quân đội Mỹ rút lui, thì càng dễ nhượng bộ những đòi hỏi của Mỹ trên vấn đề thương mại.

Có điều, dùng chiến thuật gây áp lực với chiến hữu làm cho đồng minh yếu đi sẽ có tác dụng ngược, làm hại cho chính nước Mỹ khi rơi vào kế của Putin.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180711-nato-loi-hai-cua-chien-thuat-hu-doa-dong-minh-cua-tong-thong-my

 

Trump: Putin ‘dễ nhất’

trong các đối tác họp ở châu Âu

Tổng thống Donald Trump bắt đầu chuyến đi châu Âu một tuần vào ngày 10/7 với những lời chỉ trích gay gắt các đồng minh NATO, và dự đoán chặng “dễ dàng nhất” trong chuyến đi là cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo Reuters.

Khi rời Nhà Trắng để bắt đầu chuyến công du bốn quốc gia châu Âu, ông Trump gần như không tỏ ý trấn an các đồng minh đang lo ngại về nguy cơ thiệt hại mà ông có thể gây ra cho hiệp ước bảo vệ cho nhau xuyên Đại Tây Dương, vốn đã tồn tại và phát triển 69 năm qua, và khả năng ông hoan nghênh ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki.

Reuters dẫn lời ông Trump nói hôm thứ Ba rằng ông “không thể nói ngay bây giờ” là ông Putin là bạn hay thù, nhưng gọi ông Putin là một “đối thủ cạnh tranh”.

Cộng đồng tình báo Mỹ đã kết luận rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để giúp sức cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, và cảnh báo sẽ có thêm những âm mưu can thiệp nữa vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 ở Mỹ và cuộc bầu cử ở châu Âu.

Phát biểu trước các nhà báo trước khi rời Washington đi Brussels để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Trump đã chỉ trích hiệp ước này và nói rằng “Thành thật mà nói, nó giúp cho họ nhiều hơn là cho chúng ta”.

Ông Trump đã áp lực đòi các nước NATO phải hoàn thành nghĩa vụ đóng góp 2% GDP của họ cho chi phí quốc phòng của NATO từ nay cho đến năm 2024.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông cũng đã đề xuất rằng ông chỉ bảo vệ cho các quốc gia NATO hoàn thành nghĩa vụ của mình. Ông liên tục chỉ trích các nước NATO về việc không chi trả một cách công bằng phần nghĩa vụ của mình.

Từ Bỉ, ông Trump sẽ đến London, nơi chính phủ của Thủ tướng Theresa May đang trong tình trạng xáo trộn vì kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm thứ Ba nói trong một thông điệp gửi tới ông Trump rằng “rất đáng để biết ai là ‘bạn’ chiến lược và ai là ‘vấn đề’ chiến lược của bạn”. Ông Tusk nhắc lại rằng châu Âu đang chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn Nga và ngang với Trung Quốc. NATO ước tính rằng 15 thành viên, tức hơn một nửa, sẽ đáp ứng nghĩa vụ đóng góp chi tiêu trước năm 2024, dựa trên xu thế hiện nay.

Chuyến đi kéo dài một tuần của ông Trump đến châu Âu sẽ tiếp tục với điểm dừng ở Scotland, trước khi kết thúc bằng một cuộc họp với ông Putin ở Helsinki.

Nói về những cuộc gặp gỡ cấp cao trong chuyến đi, ông Trump cho rằng “ông Putin có thể là người dễ nhất trong số họ”.

“Tôi cho rằng việc hòa thuận với Nga, với Trung Quốc, với những nước khác là một điều tốt, không phải là một điều xấu”, Reuters dẫn lời ông Trump nói thêm.

Cuộc họp dự kiến sẽ được theo dõi sát sao để xem liệu ông Trump sẽ lớn tiếng hay hoan nghênh ông Putin, người đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng Nga can thiệp bầu cử Mỹ, bất chấp những bằng chứng trái ngược.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-putin-de-nhat-trong-cac-doi-tac-hop-o-chau-au/4476870.html

 

Mỹ ngừng cấp visa cho viên chức Lào, Miến Điện

vì không chịu tiếp nhận người bị trục xuất

Hôm 10/7, Hoa Kỳ hạn chế cấp visa đối với Lào và Myanmar vì hai nước này không chịu tiếp nhận người bị Mỹ trục xuất.

Trong một thông cáo báo chí hôm 10/7, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết: “Myanmar và Lào đã từ chối hoặc trì hoãn một cách vô lý việc tiếp nhận những công dân của họ đã có lệnh bị trục xuất khỏi Mỹ.”

Cũng trong ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh cho các văn phòng lãnh sự ở cả hai nước bắt đầu thực thi chính sách hạn chế cấp visa.

Tại Myanmar, sẽ ngừng cấp các loại visa B1 (công tác) và B2 (du lịch) đối với công chức chính phủ từ ngạch Tổng cục trở lên thuộc Bộ Lao động, Di trú và Dân số Myanmar (MOLIP), và cả các thành viên gia đình của họ.

Còn tại Lào, chính phủ Mỹ cũng sẽ ngừng cấp visa B1, B2, B1/B2 đối với đối với công chức chính phủ từ ngạch Tổng cục trở lên thuộc Bộ Công an, và tất các thành viên gia đình của họ. Ngoài ra, cũng ngưng cấp visa A3 (ngoại giao) và G5 (tổ chức quốc tế) cho các nhân viên do chính phủ Lào tuyển dụng.

Thông báo của Bộ an ninh nội địa (DHS) Mỹ cho biết cũng có những ngoại lệ trong việc này, tuy nhiên số ngoại lệ sẽ rất hạn chế.

Thông cáo của DHS cũng cho biết thêm nếu “không có phản hồi thỏa đáng” từ chính quyền hai nước Lào và Myanmar, các lệnh trừng phạt liên quan tới chính sách visa này “có thể được mở rộng,” theo đó quy mô đối tượng bị ảnh hưởng sẽ rộng hơn.

Và chính sách này sẽ tiếp tục cho tới khi DHS xác nhận “sự hợp tác về việc trục xuất đã được cải thiện ở mức chấp nhận được”.

Myanmar, Lào và cả Việt Nam đều nằm trong danh sách quốc gia “ngoan cố” không chịu tiếp nhận người bị trục xuất từ Hoa Kỳ. Danh sách này bao gồm chín quốc gia từ chối chấp nhận công dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, theo VOA News.

Việc trừng phạt bằng cách hạn chế visa đối với quan chức nhà nước là một biện pháp áp dụng cho các quốc gia nằm trong danh sách ‘ngoan cố.’ DHS cho biết nếu không có văn bản để để xác nhận danh tính và quốc tịch của công dân, thì không thể hoàn tất quá trình trục xuất được.

DHS cho biết: “Myanmar và Lào đã không thiết lập các quy trình cấp giấy tờ nhân thân cho công dân của họ bị phía Hoa Kỳ ra lệnh trục xuất. Vì lý do này, ICE đã được yêu cầu thả công dân Myanmar và Lào trở lại Hoa Kỳ, biết rằng một số trong số này phạm tội hình sự nghiêm trọng.”

Năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Trump đã áp dụng các lệnh chế tài đối với bốn nước – Campuchia, Eritrea, Guinea và Sierra Leone – vì từ chối tuân thủ chính sách trục xuất của Mỹ.

Trước đó chính quyền TT Trump đã xếp hạn Việt Nam thứ ba, sau Trung Quốc và Cuba, trong danh sách các quốc gia ‘ngoan cố’ việc tiếp nhận công dân bị Mỹ trục xuất.

Vào tháng 4/2018, trong tuyên bố gửi cho VOA tiếng Việt, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà, nói rằng “việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam là vấn đề quan trọng được Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận nghiêm túc”.

Bà Nguyễn Phương Trà nói thêm rằng các cuộc thương thảo được thực hiện “trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phù hợp với quy định pháp luật của hai nước”.

https://www.voatiengviet.com/a/my-ngunng-cap-visa-cho-vien-chuc-lao-mien-dien-vi-khong-chiu-tiep-nhan-nguoi-/4477998.html

 

Đoàn tụ trẻ em di dân dưới 5 tuổi:

Chính phủ Mỹ phải tuân thủ hạn chót

Chính phủ Mỹ phải đoàn tụ 63 trẻ em dưới năm tuổi với gia đình ngay ngày thứ Ba 10/7 hoặc sẽ bị phạt, một thẩm phán liên bang tuyên bố.

Các trẻ em này đã bị các quan chức di trú của Mỹ cách ly khỏi bố mẹ sau khi vượt biên bất hợp pháp từ Mỹ vào Mexico

Thẩm phán Dana Sabraw ở San Diego nói với các quan chức tư pháp của chính quyền Trump rằng ông vẫn giữ nguyên thời hạn chót mà ông đưa ra hồi tháng trước, khi ông ra phán quyết trẻ dưới 5 tuổi phải được đoàn tụ với gia đình vào ngày 10/7 và 2.000 em khác sẽ trở về với bố mẹ trước ngày 26/7.

Những đứa trẻ này được tách khỏi bố mẹ theo chính sách di dân ‘không khoan nhượng’ của Tổng thống Donald Trump vốn kêu gọi truy tố và bắt giữ những di dân là người trưởng thành vượt biên trái phép.

Thẩm phán Sabraw cũng yêu cầu Liên đoàn Các quyền Tự do Dân sự Mỹ, tức ACLU, vốn đưa ra vụ kiện dẫn đến phán quyết này, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ vào thứ Năm tới để đưa ra các biện pháp sửa chữa nếu Chính phủ Mỹ vẫn chưa đoàn tụ được 63 em theo thời hạn đã nêu trong phán quyết.

Tổng thống Trump đã ngưng chính sách phân ly các gia đình di dân hồi tháng trước sau khi công chúng lên án và tòa án lên tiếng.

Chính quyền Mỹ đã yêu cầu thẩm phán Sabraw dời thời hạn chót bởi vì họ cần thêm thời gian để kiểm tra ADN các em để xác nhận mối quan hê gia đình, kiểm tra nhân thân, tìm kiếm vị trí của những phụ huynh đã được thả ra cũng như xem xét họ có thích hợp trông giữ các em hay không.

Phán quyết của Sabraw có đưa ra ngoại lệ đối với những trường hợp mà sự an toàn của trẻ bị đe dọa. Do đó, số trẻ em đủ điều kiện để đoàn tụ với bố mẹ đã thay đổi trong những ngày qua do Chính phủ Mỹ đã phát hiện thấy một số người lớn không phải là bố mẹ các em như là họ tuyên bố hoặc có tiền sử phạm tội.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump hôm 10/7 đã phản công lại phán quyết của tòa án đối với chính sách bắt giữ di dân của chính quyền ông. Ông nói rằng các di dân không nên đến Mỹ bất hợp pháp.

“Tôi có một giải pháp: Hãy nói với mọi người là đừng đến đất nước chúng tôi bất hợp pháp. Đó là giải pháp,” ông Trump phát biểu trước các phóng viên ở Nhà Trắng một ngày sau khi một thẩm phán liên bang bác bỏ việc giam giữ lâu dài các trẻ em di dân bất hợp pháp. “Hãy đến đây một cách hợp pháp.”

“Chúng tôi có luật pháp. Chúng tôi có biên giới. Đừng đến đất nước chúng tôi bất hợp pháp. Đó không phải là điều tốt,” ông nói thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91o%C3%A0n-t%E1%BB%A5-tr%E1%BA%BB-em-di-d%C3%A2n-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-5-tu%E1%BB%95i-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-ph%E1%BA%A3i-tu%C3%A2n-th%E1%BB%A7-h%E1%BA%A1n-ch%C3%B3t/4477242.html

 

Phái đoàn cao cấp Đài Loan sắp đến Mỹ,

 Trung Quốc tức giận

Bộ trưởng Đài Loan phụ trách các vấn đề với đại lục, ông Trần Minh Thông, sẽ đến thăm Washington vào cuối tuần này, hãng thông tấn CNA của hòn đảo này cho biết. Đây sẽ là lần đầu tiên một quan chức nội các của chính phủ Tổng thống Thái Anh Văn có chuyến thăm ngoại giao đến Mỹ.

Một số báo Trung Quốc đã dẫn lời các chuyên gia và học giả nói rằng nếu ông Trần gặp các quan chức Bộ Ngoại giao trong chuyến đi này thì nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ có các biện pháp trả đũa đối với Đài Loan và cả Mỹ.

Ông Trần dự kiến sẽ đến Mỹ vào ngày 16/7 và trở lại Đài Loan vào ngày 23/7. Trong chuyến đi Mỹ lần này ông sẽ đến New York và thủ đô Washington D.C. Bên cạnh gặp gỡ các quan chức chính quyền, ông Trần dự kiến cũng sẽ có các buộc nói chuyện tại các viện nghiên cứu như Quỹ Di sản Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).

Trong các cuộc hội đàm với các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Trần nhiều khả năng sẽ thảo luận về lập trường hiện nay và tầm nhìn của chính phủ bà Thái đối với quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.

Tờ China Times đưa tin một người là cựu cấp phó của Hội đồng các vấn đề về Đại lục (MAC), ông Lâm Chính Nghĩa, sẽ tháp tùng ông Trần trong chuyến đi Mỹ này. Ông Lâm cũng là giám đốc điều hành của Học việc Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia, một viện nghiên cứu chiến lược của Đài Loan do Bộ Quốc phòng nước này thành lập.

Mặc dù vẫn có khả năng phái đoàn Đài Loan sẽ gặp các quan chức khác của Bộ Ngoại giao Mỹ, các nguồn tin cho hay ông Trần nhiều khả năng nhất là sẽ gặp trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, bà Susan Thornton, người mới đây đã loan báo rằng bà sắp sửa nghỉ hưu.

Ông Trần cũng có thể sẽ gặp các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và người đứng đầu văn phòng Các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của cơ quan này, ông Matthew Pottinger.

Các cuộc tiếp xúc của ông Trần và các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ là lần đầu tiên giữa hai bên có cuộc tiếp xúc cấp cao sau khi chính quyền Mỹ thông qua Đạo luật Du hành Đài Loan hồi tháng Ba năm nay.

Mặc dù không có khả năng ông Trần gặp gỡ các quan chức cấp nội các ở thủ đô Washington D.C., chuyến đi Mỹ này của ông có thể sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã ở trên bờ vực với các biện pháp đánh thuế qua lại và sau sự kiện hai tàu khu trục Mỹ đi qua eo biển Đài Loan từ ngày 7 cho đến ngày 8/7 – lần đầu tiên Mỹ có động thái như vậy kể từ năm 2007.

https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1i-%C4%91o%C3%A0n-cao-c%E1%BA%A5p-%C4%91%C3%A0i-loan-s%E1%BA%AFp-%C4%91%E1%BA%BFn-m%E1%BB%B9-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%ADn/4477234.html

 

Trump: Anh Quốc đang ‘rối loạn’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/7 thừa nhận rằng chuyến thăm tới đây của ông đến Anh gặp Thủ tướng Theresa May diễn ra vào thời điểm ‘rối loạn’ của Anh và rằng việc quyết định để bà May đi hay ở tùy thuộc vào người dân Anh.

Trả lời câu hỏi của một phóng viên khi ông Trump đang chuẩn bị lên đường đi châu Âu rằng liệu bà May vẫn trụ vững ở vị trí Thủ tướng Anh hay không, ông Trump nói: “Điều đó tùy vào người dân Anh. Tôi có mối quan hệ rất tốt với bà ấy.”

Thủ tướng May đang đương đầu với cuộc khủng hoảng chính trị ở London sau khi Bộ trưởng Brexit, David Davis, và Ngoại trưởng Boris Johnson từ chức do phản đối đề xuất của bà về kế hoạch Brexit, tức ra khỏi Liên minh châu Âu, theo mô hình ‘thân thiện với doanh nghiệp’.

Ông Trump cho biết ông không nói chuyện với bà May kể từ khi có các vụ từ chức này. Ông mô tả ông Johnson là ‘một người bạn’ và cho hay có thể nói chuyện với ông Johnson trong chuyến thăm Anh lần này.

“Ông ấy rất, rất tốt đối với tôi, rất ủng hộ tôi. Có lẽ chúng tôi sẽ nói chuyện với ông ấy khi tôi đến đấy. Tôi thích ông Boris Johnson. Tôi luôn thích ông ấy,” Trump nói khi ông rời khỏi Nhà Trắng để lên đường.

Cựu Ngoại trưởng Johnson là gương mặt đại diện cho Brexit đối với nhiều cử tri Anh. Ông Johnson đã viết trong đơn từ chức rằng Thủ tướng May đang đề xuất một kiểu ‘Brexit nửa vời’. Việc Tổng thống Mỹ liên hệ với ông ấy trong chuyến công du này có thể được nhiều người xem là xúc phạm đối với bà May.

“Brexit nên là cơ hội và hy vọng,” ông Johnson viết trong lá thư gửi bà May hôm 9/7. “Giấc mơ đó đang chết dần mòn, bị bóp nghẹp bởi sự tự nghi ngờ không cần thiết.”

Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi năm 2016 đã gây choáng váng cho các nhà ngoại giao Anh ở Washington và mối quan hệ giữa ông Trump và bà May từ đó đã có lúc trở nên căng thẳng. Những người biểu tình phản đối Trump dự kiến sẽ xuống đường ở London khi ông Trump đến thăm Anh.

Hình ảnh vẫn được ghi nhớ từ chuyến công du của bà May đến Nhà Trắng hồi tháng Giêng năm 2017, khi bà trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ ông Trump sau khi ông lên nhậm chức, là khi ông Trump nắm tay bà May để dắt bà đi xuống bậc thềm của hành lang Nhà Trắng.

Chuyến công du kéo dài một tuần của ông Trump đến châu Âu bao gồm cuộc gặp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ, với các đối tác NATO mà ông cáo buộc là không ‘đóng góp đầy đủ’ cho khối, và một gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thủ đô Helsinki của Phần Lan.

Giữa hai cuộc họp này, ông Trump sẽ đến Anh và sẽ dự một buổi tiệc chiêu đãi do bà May chủ trì vào tối thứ Năm ngày 12/7 và có các cuộc hội đàm với bà Thủ tướng vào ngày thứ Sáu sau đó.

“Tôi sẽ dự họp NATO, tôi sẽ đi Anh, vốn hiện đang hỗn loạn, và có cuộc gặp với ông Putin,” ông Trump nói về chuyến công du này. “Thành thật mà nói, cuộc gặp với Putin có lẽ là cuộc gặp dễ dàng nhất trong số này. Ai có thể nghi ngờ cơ chứ?

https://www.voatiengviet.com/a/trump-anh-qu%E1%BB%91c-%C4%91ang-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-/4477228.html

 

Thủ tướng Anh giành được ủng hộ quan trọng

giữa sóng gió Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 10/7 giành được sự ủng hộ của các Bộ trưởng cao cấp trong chính phủ và sự hậu thuẫn của nhà lãnh đạo quyền lực nhất ở châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel, để giúp bà trụ vững giữa những vụ từ chức của hai Bộ trưởng hàng đầu do phản đối kế hoạch Brexit của bà.

Chính phủ của bà May hôm 9/7 đã chao đảo với sự ra đi của Ngoại trưởng Boris Johnson – gương mặt đại diện cho Brexit (tức việc nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu) đối với nhiều người và việc từ nhiệm của nhà đàm phán chủ chốt về Brexit, David Davis. Cả hai vị Bộ trưởng này đều chỉ trích gay gắt lập trường đàm phán của bà May.

Phát biểu bên cạnh Thủ tướng Đức tại một cuộc họp báo chung ở London, bà May đã bác bỏ cáo buộc rằng bà đã ‘đầu hàng trước sức ép từ Brussels’ để giữ mối quan hệ chặt chẽ với khối này.

“Điều này hoàn toàn hợp với niềm tin của lá phiếu người dân Anh,” bà nói sau một cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Âu khác để bàn về các nước vùng Tây Balkan. “Chúng tôi sẽ thực hiện điều này theo một cách Brexit suôn sẻ và có trật tự.”

Trước đó, bà cho biết đã chủ trì một cuộc họp ‘hiệu quả’ với thành phần nội các được cải tổ trước khi Sách Trắng, tức tài liệu về lập trường Brexit, đầy đủ được đưa ra vào tuần này.

Thủ tướng Đức, một tiếng nói chủ chốt ở Brussels, cho biết 27 quốc gia EU khác sẽ đưa ra phản ứng chung. “Nhưng điều tốt là các đề xuất đã được đặt lên bàn – tôi chỉ có thể nói được bao nhiêu đấy mà không phải đi vào chi tiết.”

Mặc dù bà May đã tìm cách tránh thách thức trực tiếp đối với sự lãnh đạo của bà, có nhiều dấu hiệu cho thấy mọi thứ không hề ổn đối với bà.

Trong số những người tập hợp xung quanh bà May có Bộ trưởng Môi trường Michael Gove – một nhân vật vận động nổi bật cho việc ra khỏi EU trước cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016. Ông đã nói là ông sẽ không từ chức.

Chỉ còn chưa đến 9 tháng trước khi Anh đến hạn ra khỏi EU, bà May vẫn trung thành với kế hoạch Brexit ‘thân thiện với doanh nghiệp’. Bà đã đối mặt với những người ủng hộ Brexit cứng rắn trong chính phủ Đảng Bảo thủ của bà vốn rất phẫn nộ với kế hoạch của bà đàm phán về một ‘khu vực mậu dịch hàng hóa tự do’ với EU.

Bà May đã đăng một dòng tweet trên một tấm ảnh của nội các, trong đó có tân Ngoại trưởng Jeremy Hunt và tân Bộ trưởng Brexit Dominic Raab, rằng: “Một cuộc họp nội các hiệu quả vào sáng nay – chúng tôi đang trông đợi một tuần bận rộn trước mắt.”

“Tôi nghĩ rằng điều đúng đắn là nội các ủng hộ Thủ tướng và hòa cùng một giọng – và nếu ai không làm như vậy thì họ phải ra đi,” Bộ trưởng Tư pháp David Gauke phát biểu trên đài BBC.

Giờ đây bà May phải nhanh chóng tìm kiếm sự ủng hộ của EU cho đề xuất của bà. Các cuộc đàm phán đã bị ngưng trệ bởi thái độ miễn cưỡng của bà May trong việc đưa ra những lá bài do lo sợ sẽ làm nổi giận các phe phái trong Đảng Bảo thủ của bà.

Một số người ủng hộ Brexit của Đảng Bảo thủ vẫn đang phẫn nộ với điều mà họ cho là sự thất hứa của bà May là sẽ dứt áo hoàn toàn khỏi EU.

“Đó là sự bội phản nền dân chủ của chúng ta và niềm tin của người dân. Đó thậm chí không phải là sự bội phản tình cờ mà đã được lên kế hoạch và tính toán từ trước,” nghị sỹ Bảo thủ Andrew Bridgen nói.

Ít có khả năng những người vận động cho Brexit có đủ số phiếu để bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với bà May. Họ cũng thiếu sự ủng hộ trong Quốc hội để cố gắng thay đổi bất kỳ thỏa thuận nào đã được đồng ý với EU.

Kế hoạch của bà May về mối quan hệ trong tương lai với EU sau khi nước Anh rời khỏi khối vào tháng Ba 2019 đã mất hai năm tranh cãi nội bộ để được đồng thuận. Nhưng chỉ sau 48 giờ được đưa ra, Bộ trưởng Davis đã từ chức với lý do rằng bà May đã nhượng bộ EU quá nhiều, sau đó đến lượt ông Johnson ra đi.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng bà May đã thực hiện một bản kế hoạch thực tế nhất sau khi mất thế đa số ở Quốc hội trong một bước đi sai lầm là tổ chức bầu cử sớm hồi năm ngoái, khiến bà phải dựa vào một đảng nhỏ là Northern Irish để nắm quyền.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-anh-gi%C3%A0nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-quan-tr%E1%BB%8Dng-gi%E1%BB%AFa-s%C3%B3ng-gi%C3%B3-brexit/4477223.html

 

Israel lần đầu đưa tàu lên mặt trăng

bằng tên lửa SpaceX

Một tổ chức phi lợi nhuận của Israel có kế hoạch cho một tàu không người lái đáp xuống mặt trăng vào ngày 13/2/2019, gia nhập nhóm chỉ có ba quốc gia đã cho tàu đổ bộ xuống mặt trăng là Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ido Anteby, Tổng Giám đốc Điều hành của SpaceIL, nói: “Chúng tôi sẽ cắm cờ Israel trên mặt trăng”. Tổ chức này lên kế hoạch phóng mô-đun do Israel chế tạo vào tháng 12/2018 từ Cape Canaveral trên tên lửa SpaceX Falcon 9, theo tin của tờ Times of Israel.

Tàu có hình dáng một con nhện, nặng 590 kg, có đường kính chỉ xấp xỉ 2 m và cao khoảng 1,5 m, sẽ là tàu vũ trụ nhỏ nhất đáp xuống mặt trăng.

Chủ tịch SpaceIL, Morris Kahn, một tỷ phú và nhà từ thiện sinh ra ở Nam Phi, đã đóng góp khoảng 27 triệu đô la cho dự án. Ông nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi đang làm nên lịch sử”.

Chính phủ Israel đã hứa sẽ tài trợ 10% của dự án trị giá 95 triệu đô la, ông cho hay, nhưng số tiền đó vẫn chưa được giao.

Trên mặt trăng, con tàu sẽ truyền các hình ảnh, video và dữ liệu về từ trường tới trung tâm điều khiển tại hãng Israel Aerospace Industries thuộc sở hữu nhà nước trong hai ngày trước khi hệ thống của nó ngừng hoạt động.

Các tàu vũ trụ trước đây chỉ mất vài ngày để bay đến mặt trăng, nhưng SpaceIL sẽ được phóng vào một quỹ đạo hình elip – nên hành trình của nó sẽ mất hai tháng nhưng sẽ tiết kiệm được nhiên liệu so với lượng cần thiết cho chuyến bay nhanh hơn.

(NY Post, Haaretz)

https://www.voatiengviet.com/a/israel-lan-dau-dua-tau-len-mat-trang-bang-ten-lua-spacex/4478114.html

 

Assad sắp dập tắt phe nổi dậy

tại nơi bùng phát nội chiến Syria

Tổng thống Syria Bashar al-Assad sắp dập tắt phe nổi dậy ngay tại thành phố mà phong trào nổi dậy chống chính phủ của Syria đã bắt đầu hơn 7 năm trước, khi phe nổi dậy hôm 10/7 loan báo đang tìm cách rút lui với sự đảm bảo của Nga.

Quân chính phủ được sự yểm trợ của Nga đã chiếm được phần lớn tỉnh Deraa trong một chiến dịch khởi sự từ tháng trước và hôm 9/7 họ đã bao vây những khu vực ở thành phố Deraa đang do phiến quân kiểm soát. Họ cũng đã chiếm được toàn bộ vùng biên giới với Jordan vốn đã nằm trong tay phe nổi dậy.

Giờ đây ông Assad đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria với sự trợ giúp quan trọng của Nga và Iran. Hồi năm 2015, quyền kiểm soát của ông đã giảm xuống chỉ còn một phần nhỏ của lãnh thổ Syria.

Thành phố Deraa là nơi diễn ra những cuộc biểu tình lớn chống Assad đầu tiên hồi tháng Ba năm 2011, sau đó phát triển thành một cuộc nội chiến mà giờ đây được ước tính đã giết chết nửa triệu người, khiến hơn 11 triệu dân phải rời bỏ nhà cửa. Hiện có khoảng 5,6 triệu người tỵ nạn Syria ở những quốc gia lân cận và nhiều người nữa ở châu Âu.

Quân chính phủ bắt đầu tiến về phía phiến quân ở tỉnh Deraa hồi tháng trước. Thua kém nhiều hơn về mặt súng đạn, phiến quân đã nhanh chóng đầu hàng ở một số nơi. Chính phủ Hoa Kỳ, vốn trước đây vũ trang cho phe đối lập, đã nói với họ rằng đừng trông đợi sự can thiệp.

Tuần trước, các phiến quân ở Deraa đã đồng ý hạ vũ khí và ngừng bắn trong một thỏa thuận do Nga làm trung gian. Sau đó, quân Nga và Syria đã giành quyền kiểm soát cửa khẩu biên giới chính với Jordan.

Các lãnh đạo phiến quân ở thành phố Deraa đã gặp các quan chức Nga ở thị trấn Busra al-Sham hôm 10/7, một quan chức của phiến quân, ông Abu Shaima cho biết. “Trọng tâm là bàn về sự di tản bắt buộc,” ông nói và đề cập tới yêu cầu có lối đi an toàn đến phương bắc vẫn do phiến quân kiểm soát.

Quân nổi dậy ‘bị bao vây hoàn toàn và tất cả các lá bài là trong tay của người Nga,” Abu Jihad, một thành viên phe nổi dậy khác, nói.

Một tờ báo ủng hộ chính phủ Syria, tờ al-Watan, bình luận rằng ‘những giờ sắp tới sẽ mang tính quyết định trong việc chấm dứt kỷ nguyên khủng bố ở thành phố Deraa’.

Các cuộc biểu tình hồi năm 2011 bùng phát ở Deraa để đáp lại vụ bắt giữ và tra tấn một nhóm trẻ em bị cáo buộc vẽ những hình ảnh chống chính phủ. Đến tháng Tư cùng năm, quân đội chính phủ Syria đã tiến hành chiến dịch quân sự đầu tiên ở đây.

Chính phủ Syria ngay từ đầu đã mô tả cuộc nổi dậy này là ‘nổi loạn với sự giúp đỡ của các phần tử khủng bố có vũ trang được sự giúp đỡ của các kẻ thù ở nước ngoài’. Hơn bảy năm sau, với việc Assad đang hướng đến chiến thắng quân sự toàn diện, ít có hy vọng cuộc xung đột sẽ được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình.

Tuy nhiên, miền bắc và phần lớn miền đông Syria vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của ông Assad và sự hiện diện của lính Mỹ và quân Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực sẽ càng làm cho đà tiến của Damascus thêm khó khăn.

Ở thị trấn Um al-Mayaden thuộc Deraa, hàng chục người đã hô vang các khẩu hiệu ủng hộ ông Assad và quân đội Syria trong một chuyến đi do chính quyền tổ chức, một nhân chứng nói với Reuters. Cờ của phe đối lập vẫn còn được nhìn thấy vẽ trên tường một trạm kiểm soát mà quân chính phủ đã giành lại được.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria, vốn theo dõi cuộc chiến, cho biết các trực thăng của quân đội đã thả tờ rơi xuống thị trấn al-Haara do phiến quân kiểm soát nói rằng ‘không có chỗ cho phiến quân’.

https://www.voatiengviet.com/a/assad-s%E1%BA%AFp-d%E1%BA%ADp-t%E1%BA%AFt-phe-n%E1%BB%95i-d%E1%BA%ADy-t%E1%BA%A1i-n%C6%A1i-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-n%E1%BB%99i-chi%E1%BA%BFn-syria/4477217.html

 

Facebook đối mặt với khoản phạt 500.000 bảng Anh

Cơ quan Giám sát bảo vệ dữ liệu của Anh có ý định phạt Facebook 500.000 bảng Anh vì các vi phạm – mức phạt tối đa theo luật định.Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO) cho biết Facebook không đảm bảo được việc một công ty khác – Cambridge Analytica – xóa dữ liệu của người dùng.ICO cũng sẽ đưa ra tòa công ty mẹ của Cambridge Analytica, SCL Elections.

HN đề xuất ‘chia sẻ dữ liệu dân cư’

Lo ngại khi Apple lưu dữ liệu ở Trung Quốc

Bê bối Facebook: Ai có dữ liệu của bạn?

Facebook chia sẻ dữ liệu với các hãng TQ

Tổ chức này cũng nêu lên quan ngại về việc các đảng phái chính trị mua thông tin cá nhân từ “dịch vụ môi giới dữ liệu”.

Facebook cho biết sẽ phản hồi “sớm”.

ICO cũng cho biết một công ty khác – Aggregate IQ – tham gia chiến dịch trưng cầu dân ý về Brexit – phải ngừng xử lý dữ liệu của công dân Anh.

Động thái này được đưa ra 16 tháng sau khi ICO tiến hành điều tra việc các chiến dịch vận động sử dụng dữ liệu cá nhân.

Trước đó, ông Christopher Wylie, cựu nhân viên Cambridge Analytica – công ty tư vấn chính trị đóng tại London – hé lộ rằng công ty này dùng trái phép dữ liệu cá nhân được thu thập từ hàng triệu người dùng Facebook.

Thực hư Cốc Cốc thu thập dữ liệu người dùng Việt Nam?

Tin tặc Trung Quốc ăn cắp dữ liệu của hải quân Mỹ

Zuckerberg ‘rất tiếc’ vụ bảo mật dữ liệu

Ông chủ Facebook điều trần trước ủy ban Hạ viện

ICO phát giác Facebook vi phạm các quy tắc riêng của họ và không đảm bảo được việc Cambridge Analytica đã xóa dữ liệu cá nhân của người dùng.

Trong khi Cambridge Analytica khẳng định họ xóa sạch dữ liệu sau khi Facebook yêu cầu vào tháng 12/2015, ICO cho biết họ thấy bằng chứng ​​rằng các bản sao dữ liệu được chia sẻ với các bên khác.

Ông Wylie nói: “Vài tháng trước, tôi đã báo cáo về Facebook và Cambridge Analytica cho chính quyền Anh.”

“Cambridge Analytica, nhiều khả năng gồm cả ban giám đốc, sẽ bị truy tố hình sự.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44720864

 

Hy Lạp ‘trục xuất ngoại giao Nga vì can thiệp’

Hy Lạp sẽ trục xuất hai nhà ngoại giao Nga vì cáo buộc xâm hại an ninh quốc gia, theo báo chí Hy Lạp.

Nga đối mặt với làn sóng trục xuất ngoại giao

Chính phủ Hy Lạp cáo buộc Nga tìm cách thu thập và phân phát thông tin nhạy cảm.

Đây là căng thẳng hiếm hoi giữa Athens và Moscow, vốn có quan hệ gần gũi.

Báo Hy Lạp Kathimerini nói có cáo buộc nhiều nhà ngoại giao Nga dính líu việc thu thập thông tin nhằm hối lộ viên chức Hy Lạp.

Kênh tivi ERT1 đưa tin viên chức Nga bị bắt giữ tuần rồi.

Theo kênh này, Athens cáo buộc giới chức Nga định xúi giục giới chức địa phương tổ chức biểu tình chống lại một thỏa thuận của Hy Lạp với Macedonia.

Vào tháng Sáu, Hy Lạp và Macedonia loan báo Macedonia đồng ý sẽ đổi tên thành “Cộng hòa Bắc Macedonia,” nhằm chấm dứt một cuộc tranh cãi kéo dài 27 năm qua giữa hai nước này.

Athens phản đối tên của Macedonia vì một tỉnh miền Bắc của Hy Lạp cũng có tên là Macedonia.

Quốc hội Macedonia đã thông qua việc này, và vấn đề sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý ở Macedonia.

Thỏa thuận giữa Hy Lạp và Macedonia có thể tăng cơ hội để Macedonia được gia nhập EU và Nato.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44778842

 

Nhật Bản : Xử lý thiên tai chậm,

thủ tướng Abe bị chỉ trích

Thu Hằng

Nhật Bản vừa trải qua đợt mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng nhất từ 36 năm qua. Số người thiệt mạng vẫn không ngừng tăng, nay đã lên đến 179 người và khoảng 50-60 người mất tích. Ngày 11/07/2018, thủ tướng Shinzo Abe đã đến vùng Okayama, một trong những khu vực bị thiệt hại nhiều nhất cùng với Hiroshima. Ông bị chỉ trích vì thiếu năng động trong việc xử lý thiên tai này.

Thông tín viên RFI Frédéric Charles tường trình từ Tokyo :

Thủ tướng Shinzo Abe bị chỉ trích trên mạng xã hội vì không đánh giá được những rủi ro, thiệt hại trong suốt ba ngày và ba đêm trời mưa như trút nước, với sức tàn phá chưa từng thấy, đã nhấn chìm miền trung quần đảo Nhật Bản. Hôm nay (11/0/2018), ông Abe đến thẩm định quy mô thiệt hại thiên tai từ máy bay trực thăng.

Ông đã tận mắt nhìn thấy độ dầy của lớp bùn trải dài trên vài trăm cây số, chồng chất trên đó là những ngôi nhà bị phá hủy, những chiếc xe hơi bị lật ngược.

Tại chỗ, thị trưởng Kurashiki, một trong những địa phương bị mưa lũ gây thiệt hại nặng nề nhất, nói với thủ tướng Abe rằng hiện người dân địa phương đang phải xử lý thiệt hại dưới cái nắng 35°C trong bóng râm và độ ẩm lên đến 80%. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Rất nhiều người cao tuổi bị say nắng. Nước và thực phẩm phải được phân phối theo khẩu phần. Máy điều hòa chạy vào ban đêm trong những khu tạm trú.

Về nguy cơ lở đất, chính quyền đã khuyến cáo khoảng 2 triệu người tránh xa nhà ở của họ. Chính phủ sẽ giải ngân 4 tỉ đô la để xây dựng lại những công trình hạ tầng bị phá hủy.

Bão Maria vượt qua Đài Loan tràn vào Trung Quốc

Hai người dân ở Đài Bắc đã bị thương vì cành cây đổ khi cơn bão Maria tràn qua Đài Loan ngày 10/07/2018. Đến sáng 11/07, hơn 3.000 người ở chín địa phương vẫn phải rời nơi ở vì nguy cơ mưa lớn gây lở đất.

Tỉnh Tứ Xuyên ở phía tây Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng vì mưa lớn và lở đất. Một số khu vực du lịch nổi tiếng như núi Nga Mi (Emei) và thung lũng Cửu Trại Câu (Jiuzhaigou) đã phải đóng cửa. Nhiều con đường cũng bị chặn vì lở đất. Tuy nhiên, chưa có thông tin chi tiết về thiệt hại và số người bị thương vong.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180711-nhat-ban-xu-ly-thien-tai-cham-thu-tuong-abe-bi-chi-trich

 

Hân hoan khi 13 ‘Heo rừng’ đã được cứu

Niềm vui ngập tràn khi toàn bộ 12 cậu bé và huấn luyện viên đã được giải cứu khỏi khu hang động ở miền Bắc Thái Lan.

Mười bảy ngày sau khi họ bị mắc kẹt dưới lòng đất, năm thành viên cuối cùng của nhóm cũng ra được đưa ra hôm thứ Ba.

Đã có những tiếng vỗ tay, tán thưởng vang vọng khắp khu hang Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai sau khi hoạt động cứu hộ đầy mạo hiểm, với sự tham gia của hàng chục thợ lặn và hàng trăm nhân viên cứu hộ, kết thúc vào tối thứ Ba.

Các thợ lặn sẵn sàng cứu 5 người còn lại

Vì sao đội bóng Thái Lan đi vào trong hang?

Chiến dịch cứu đội bóng Thái bắt đầu

Tại thành phố Chiang Rai gần đó, nhiều người thể hiện sự vui mừng bằng cách bấm còi xe trong khi nhiều người khác vỗ tay vui mừng bên ngoài bệnh viện, nơi tất cả những người được cứu thoát khỏi hang động đang được điều trị.

Toàn bộ vụ việc diễn ra như thế nào?

Các thành viên của đội bóng đá Wild Boars (Heo rừng hoang) tuổi từ 11 đến 17 đã đến tham quan khu hang động Tham Luang cùng với huấn luyện viên trợ lý vào tháng trước.

Nhóm bị mất liên lạc từ hôm 23/6 sau khi những trận mưa lớn làm ngập lối ra khỏi hang.

Nhóm chỉ được phát hiện bởi các thợ lặn người Anh vào tuần trước, khi đang ngồi co cụm trên một mỏm đá.

Niềm phấn khởi khi phát hiện ra tất cả 13 thành viên của nhóm còn sống nhanh chóng bị dập tắt bởi sự lo ngại về cách để đưa nhóm ra ngoài khi nhiều cậu bé không biết bơi và cơ thể đã suy kiệt sau một thời gian dài dưới lòng đất.

Cuộc giải cứu phức tạp, đầy mạo hiểm kéo dài ba ngày đã đưa bốn cậu bé đầu tiên ra ngoài vào ngày Chủ nhật, bốn người nữa vào thứ Hai, và bốn cậu bé còn lại cùng huấn luyện viên vào hôm thứ Ba.

Tất cả đã được đưa đến bệnh viện ngay lập tức, nhưng được biết sức khỏe ở trong tình trạng phù hợp so với những gì họ đã phải trải qua.

Xác nhận việc hoàn thành hoạt động cứu hộ, trang Facebook của Hải quân Thái Lan đã công bố: “Chúng tôi không chắc đây có phải là phép lạ, là khoa học hay là gì. Tất cả thành viên 13 con lợn hoang giờ đây đã ra khỏi hang.”

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Tám cậu bé đầu tiên được giải cứu vào Chủ Nhật và thứ Hai vẫn đang ở trong bệnh viện nhưng được cho là có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt.

Cùng với bốn cậu bé và huấn luyện viên mới được cứu gần đây nhất, họ đã được kiểm tra X quang và xét nghiệm máu, và sẽ vẫn được theo dõi trong bệnh viện trong ít nhất bảy ngày.

Cha mẹ của các cậu bé đã được phép nhìn thấy họ qua một cửa sổ kính ở bệnh viện, nhưng các em vẫn đang bị cách ly.

Việc uống nước nhiễm khuẩn trong hang động hoặc bị tiếp xúc với phân chim hoặc dơi có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, các chuyên gia cho biết.

Các cậu bé đã sụt cân nhanh chóng trong thời gian ở trong hang và rất thèm ăn. Các cậu bé được biết đã yêu cầu được ăn món thịt lợn, bánh mì và sô cô la, nhưng để phục hồi hệ tiêu hóa, các bác sĩ nói thức ăn rắn phải được tiêu thụ từ từ.

Các cậu bé cũng cần phải đeo kính râm trong vài ngày cho đến khi mắt có thể tự điều chỉnh lại với ánh sáng chói hơn.

Nhiều cộng đồng trên thế giới đã có những sự ưu đãi khuyến khích khác nhau cho đội bóng nhí:

Liên đoàn bóng đá thế giới Fifa nói sẽ cho 12 cầu thủ bóng nhí vé tham dự trận chung kết World Cup vào Chủ Nhật tại Moscow, nhưng thể chất các em hiện quá yếu để có thể di chuyển.

Câu lạc bộ Bồ Đào Nha Benfica đã mời các cậu bé và huấn luyện viên đến tham dự một tuần khóa đào tạo và được trả lương.

Manchester United, câu lạc bộ mà nhiều thành viên Heo rừng cũng rất hâm mộ, cho biết sẽ cho các cậu bé một cơ hội tham dự một trận đấu của MU.

Các cầu thủ bóng đá Anh chuẩn bị cho trận bán kết World Cup với Croatia – bao gồm cả hậu vệ Manchester City Kyle Walker – đang gửi một bộ đồng phục bóng đá cho các cậu bé sau khi một trong số các thiếu niên được trông thấy mặc một chiếc áo của đội tuyển Anh ở trong hang.

Việc giải cứu diễn ra như thế nào?

Một đội 90 chuyên gia lặn – 40 từ Thái Lan và 50 người khắp nơi trên thế giới đã làm việc không ngừng nghỉ trong khu hang động.

Việc đến và đi từ nơi các cậu bé đứng là một chuyến đi khứ hồi đầy kiệt sức, thậm chí đối với cả những thợ lặn dày dặn kinh nghiệm.

Quá trình thoát ra kết hợp đi bộ, lội nước, leo trèo và lặn dọc theo sợi dây chỉ đường.

Mỗi em có hai thợ lặn kèm theo. Người đi trước mang theo bình ô-xy nối với mặt nạ cấp khí cho em và có dây buộc nối với em, người đi sau yểm trợ. Cả hai đều đeo đèn chiếu sáng trên đầu.

Đoạn khó nhất là ở ngay giữa chặng có một đoạn hẹp “Giao lộ T”, chật hẹp đến mức thợ lặn phải tháo bình oxy trên người để trườn qua.

Sau đó là khu động 3, căn cứ hoạt động của các thợ lặn và cũng là trạm nghỉ cho các cậu bé trước khi thực hiện chuyến đi cuối cùng, dễ dàng đến cửa hang và sau đó được đưa đến bệnh viện ở Chiang Rai.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44775553

 

Cầu thủ nhí Thái bị kẹt trong hang:

sụt 2 kg, 9 ngày không có thức ăn

Hầu hết các cậu bé trong đội bóng thiếu niên Thái Lan vừa được giải cứu đã sụt mất 2kg, nhưng nhìn chung tình hình sức khỏe vẫn tốt và không có dấu hiệu căng thẳng, theo hãng tin Reuters.

Hôm 11/7, hãng tin Anh dẫn lời ông Thongchai Lertwilairattanapong, thanh tra của Bộ Y tế Thái Lan, nói: “Theo đánh giá của chúng tôi, sức khỏe của các cháu đều ổn và không bị căng thẳng. Hầu hết các cậu bé sụt trung bình 2kg.”

Giới chức y tế lo lắng rằng các cậu bé có thể bị nhiễm virút gây bệnh từ dơi hoặc bệnh trùng xoắn móc từ nước.

Ít nhất 2 thành viên của đội bóng đang được điều trị viêm phổi.

Bác sĩ cũng nói rằng những đứa trẻ không có gì để ăn trong 9 ngày trước khi chúng được tìm thấy, và buộc phải uống nước từ nhũ đá của hang động.

Các thiếu niên đầu tiên được cứu vào ngày 8/7 đã được phép gặp người thân qua một vách ngăn bằng kính.

Trong khi đó, nhóm 4 cậu bé tiếp theo được cứu vào ngày 9/7 cũng đã được phép nhìn thấy cha mẹ, nhưng nhóm thứ 3 mới ra ngoài hôm 10/7 thì đang phải trải qua các xét nghiệm.

Nation Multimedia dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc bệnh viện Chiangrai Prachanukroh cho biết 13 nạn nhân được giải cứu khỏi hang Tham Luang cần ở lại bệnh viện ít nhất 1 tuần để được theo dõi.

“Không ai trong số họ có triệu chứng nghiêm trọng vì thiếu đồ ăn. Bạn có thể sống trong vài tháng nếu không ăn gì, nhưng không có nước thì không được. Và vì họ ở cùng với nhau nên tâm lý và cảm xúc của họ giữ được tốt. Họ giúp nhau, dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Ekkapol Chantawong”, ông Thongchai cho hay.

Ekkapol Ake Chantawong, huấn luyện viên 25 tuổi của đội bóng đá Wild Boars, đã bị một số người chỉ trích vì những gì được cho là một hành động liều lĩnh quá mức, theo CNN.

Cũng theo CNN, huấn luyện viên Ake có thể là người đầu tiên đi vào hang và hôm thứ ba 10/7 là người cuối cùng được cứu ra khỏi hang.

Theo Fox News, huấn luyện viên Ake, từng là một nhà sư, được công chúng Thái chào đón như một vị anh hùng vì đã chăm sóc an toàn cho đội bóng trong suốt thời gian bị kẹt trong hang.

Đội bóng thiếu niên bị kẹt trong hang Tham Luang từ ngày 23/6. Các thợ lặn người Anh tham gia tìm kiếm đến ngày 2/7 mới phát hiện 13 thành viên đội bóng tại một nơi sâu trong hang, cách cửa vào đến khoảng 5km.

Người dân Thái cùng cộng đồng quốc tế rất vui mừng khi toàn bộ thành viên của đội bóng được đưa ra ngoài an toàn. Nhiều lời chúc mừng và biết ơn đã được gửi đến đội ngũ cứu hộ.

https://www.voatiengviet.com/a/cau-thu-nhi-thai-bi-ket-trong-hang-sut-2-kg-9-ngay-ko-co-thuc-an/4478062.html

 

World Cup 2018 :

Tuyển Pháp trước ngưỡng cửa thiên đường

Đội tuyển Pháp về Mátxcơva chơi trận chung kết thứ ba của Cúp bóng đá thế giới trong vòng 20 năm qua. Đó là kết quả sau khi hạ tuyển Bỉ 1-0  trong trận bán kết tối qua, 10/07/2018 tại Saint Pétersbourg. Đó cũng là thành quả của một hành trình chinh chiến đầy cam go ở World Cup 2018. Các cầu thủ áo Lam không còn ở xa tầm với Cúp vàng Rimet

Sau trận chung kết trên đất Đức 2006 không thành công, giờ đây các cầu thủ Pháp của huấn luyện viên Didier Deschamps một lần nữa trước giấc mơ đêm Cúp vàng thế giới trở lại nước Pháp sau 20 năm.

Tuyển Pháp được sự dẫn dắt của chính thủ quân vô địch thế giới 1998, Didier Deschamps, người trong suốt 6 năm qua đã chọn lọc và xây dựng được một lối chơi chắc chắn, ổn định với một thế hệ cầu thủ có nhiều tài năng đồng đều làm chủ được các thế trận cho dù đối thủ của họ là ai.

Ở World Cup trên đất Nga lần này, đội quân của ông Didier Deschamp đã có một hành trình đi đến trận cuối cùng khá thực dụng và hiệu quả. Vòng bảng, các cầu thủ áo Lam đã vượt qua vừa đủ để có được vị trí cao nhất, cho dù màn trình diễn của họ đôi khi làm người hâm mộ có chút thất vọng.

Bước vào vòng loại trực tiếp một mất một còn, tuyển Pháp đã chứng minh sức mạnh của mình với việc loại hai đội bóng sừng sỏ ở Nam Mỹ : Achentina ở vòng 1/8 và Uruguay ở tứ kết, để rồi tiếp người hàng xóm Bỉ bằng một đấu pháp thực dụng trong sự nỗ lực cao độ của cả một tập thể tài năng.

Trước khi tới nước Nga, mục tiêu của đội tuyển Pháp là vào đến bán kết, mục tiêu đã đạt được nhưng chưa đủ và không phải là đích cuối của les Bleus. Càng vào sâu chơi càng thuyết phục, đoàn quân của ông Didier Deschamps còn một trận đấu cuối cùng để có thể đi vào lịch sử. Theo chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui, người Pháp có cơ sở để hoàn thành sứ mệnh lớn đó. Ông phân tích về thế và lực của đội tuyển Pháp sau trận thắng Bỉ 1-0 ở báng kết:

http://vi.rfi.fr/phap/20180711-world-cup-2018-tuyen-phap-truoc-nguong-cua-thien-duong

 

Anh, Croatia – Ai sẽ thoát ‘vận rủi’ bán kết?

Cả Anh và Croatia đều đã đợi chờ nhiều năm để xóa bỏ những ký ức cay đắng của thất bại ở vòng bán kết các giải World Cup. Hai đội này sẽ chạm chán nhau tại trận bán kết ở Moscow ngày 11/7 với hy vọng thoát khỏi ‘vận rủi’ này.

Lần cuối cùng Anh lọt vào bán kết là World Cup năm 1990 ở Ý khi họ thất bại trong loạt đá penalty với Tây Đức ở Turin trong khi tám năm sau đó, Croatia, tại kỳ World Cup đầu tiên với tư cách là một quốc gia độc lập, đã để thua đội chủ nhà Pháp. Pháp cuối cùng đã giành cúp vô địch năm đó.

Trong khi nhiều người ngoài cuộc cho rằng việc Croatia lọt vào được vòng bán kết năm 1990 ngoài dự đoán của mọi người là một thành công lớn, thì ở đất nước này, nhiều người lại có cùng quan điểm với huấn luyện viên lúc đó là Miroslav Blazevic – người cho rằng đó là một cơ hội bị đánh mất.

Anh cũng đã phải rời Ý cách đây 28 năm với tiếc nuối rằng đội tuyển có dàn cầu thủ như Gary Lineker và Paul Gascoigne đã có thể tiến xa hơn nữa.

Tuy nhiên không đội bóng nào muốn nhìn lại quá khứ hay lấy cảm hứng từ đó.

Mặc dù vậy các cầu thủ Croatia – những người thường xuyên bị nhắc nhở về thế hệ 1998 – luôn thể hiện sự ngưỡng mộ của họ đối với các cầu thủ như Zvonimir Boban và Davor Suker, và sự so sánh với những người này là một gánh nặng mà họ cảm thấy không cần thiết.

“Chúng tôi không đặt thêm áp lực lên bản thân mình nữa với những gì đã xảy ra vào năm 1998,” trung vệ Ivan Rakitic nói.

“Những gì họ đã làm rất ấn tượng nhưng chúng tôi muốn tiếp tục viết nên những trang sử mới và hưởng thụ những điều rất tích cực mà chúng tôi đang làm,” theo trung vệ của Croatia.

Thất bại của Anh vào năm 1990 đã được ghi lại trong một bộ phim tài liệu và đã trở thành một phần ngụ ngôn của “52 năm đau đớn” của đất nước này kể từ lần cuối cùng giành Cúp vô địch thế giới năm 1966. Nhưng hôm 9/7, hậu vệ Ashley Young đã ngay lập tức gạt bỏ sự quan trọng này.

“Chúng tôi tập trung vào những gì chúng tôi đang làm lúc này. Chứ không phải vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi nhìn về tương lai,” hậu vệ Anh nói.

Không đội nào tới Nga với tư cách là một đội bóng được yêu thích nhưng họ đã cho thấy những màn trình diễn xuyên suốt giải đấu cho tới lúc này và điều đó cho thấy họ bị các nhà bình luận đánh giá thấp.

Chiến thắng 3-0 của Croatia trước Argentina ở vòng đấu bảng là một dấu hiệu rõ ràng rằng đội bóng do trung vệ nhạc trưởng Luka Modric dẫn dắt thực sự là một mối đe dọa với những đường chuyền và di chuyển thông minh.

Trong trận đấu với Nga ở tứ kết, đội Croatia cho thấy một mặt khác của họ – họ đã quần thảo đội Nga trong 120 phút trước khi thể hiện bản lĩnh và chiến thắng trong loạt đá luân lưu trước sự cổ vũ giành cho đội bóng chủ nhà.

Anh đã gây được một ấn tượng ngay từ những ngày đầu của giải đấu với trận thắng 6-1 trước Panama ở vòng đấu bảng và sau đó vượt qua được vận rủi của cuộc đấu súng trên chấm phạt đền trong vòng 16 đội và rồi có một chiến thắng thuyết phục 2-0 trước Thụy Điển.

Trong khi Croatia đã phải mất sức trong trận đá thêm giờ và loạt sút penalty, thì Anh lại được nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong 7 trận gặp nhau trước đây giữa 2 đội, Anh thắng 4, trong đó có một trận thắng 5-1 ở lần gặp nhau gần đây nhất tại vòng đấu loại cho giải World Cup ở Nga lần này.

https://www.voatiengviet.com/a/4476989.html

 

Vén màn bí mật phong độ của tuyển Anh

Trả lời phỏng vấn trên tờ The Guardian về tâm trạng của anh trước trận bán kết quan trọng với Croatia vào rạng sáng thứ Năm (theo giờ Việt Nam) trong khuôn khổ trận bán kết World Cup 2018, Tiền vệ 22 tuổi đang chơi cho Tottenham Hotspur, Delle Alli đáp rất ngắn gọn “Thích thú, nhưng không hề lo lắng.”

Dáng vẻ tự tin và vui vẻ của chàng trai trẻ như phản ánh một thế hệ tuyển Anh mới, đã “biến hình” thành công so với hình tượng trong quá khứ.

Những ám ảnh từ thất bại trong quá khứ, gánh nặng từ niềm kỳ vọng của người hâm mộ giờ đã biến thành một đội ngũ khiêm tốn, thi đấu nổi bật và tràn ngập niềm vui.

Bỉ: Bây giờ hoặc không bao giờ

Neymar-diễn viên xuất sắc hay cầu thủ bị ‘đốn’ nhiều nhất?

Bản thân HLV Gareth Southgate cũng đá nói:” Tôi đã nói chuyện với các cầu thủ về việc họ có thể viêt tự truyện”, ngay sau chiến thắng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử bóng đá Anh khi vượt qua Colombia trên loạt sút luân lưu.

“Tối nay các cầu thủ đã chứng minh được họ không cần phải theo bước bất kỳ ai trong quá khứ cả. Chính họ đã tự tạo nên lịch sử… Chúng ta luôn phải tin vào những gì có thể trong cuộc sống và không thể để bị cản trở bởi quá khứ hay kỳ vọng.”

Đội tuyển được cho là đang đạt trạng thái tâm lý rất thoải mái và điều này phần lớn là nhờ công lao của HLV Gareth Sougate nhưng cũng không thể quên nhắc đến bác sỹ tâm lý riêng của đội tuyển Pippa Grange.

Grange được Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) bổ nhiệm làm người đứng đầu về phát triển đội ngũ từ tháng 11 năm ngoái với nhiệm vụ chính là xây dựng khả năng phục hồi khi đối mặt với áp lực và tâm lý từ các thế hệ trước.

FA đã tiến hành ứng tuyển cho vị trí này trên quy mô toàn thế giới và điều đặc biệt là Grange cũng giống như các cầu thủ trẻ của đội tuyển bây giờ, không phải là một siêu sao trong lĩnh vực của mình; không có những đoạn quảng cáo bản thân trên mạng xã hội hay cũng chẳng có một cuốn sách bán chạy nhất nào cả.

Sinh ra ở Yorkshire nhưng lại tự nhận là một fan của Pháo thủ London, Grange tốt nghiệp chuyên ngành “Khoa học Thể thao” đại học Loughborough và đã từng chơi tại giải bóng chuyền chuyên nghiệp Anh trước khi chuyển tới Úc năm 1966 nơi cô học bằng tiến sỹ về tâm lý học .

Anh và Thụy Điển: đội nào sẽ được ghi tên vào lịch sử?

World Cup 2018: Các con phố mang tên Tuyển Anh

Tiền vệ trung tâm Eric Dyer đã nói rằng trong suốt khoảng thời gian 6 đến 7 tháng trước giải đấu, Grange đã cho tiến hành những bài tập tâm lý như chia đội ngồi thành các nhóm nhỏ với nhau, chia sẻ về kinh nghiệm trong cuộc sống và những nỗi lo lắng; bộc lộ bản thân và động lực thúc đẩy họ.

Nhận xét về bài tập này, HLV Southgate nói phương pháp này sẽ giúp xây dựng sự tự tin, “làm cho các cầu thủ gần nhau hơn và dễ dàng thấu hiểu nhau hơn.”

So với thời của Bác sỹ tâm lý trước đây Steve Peters thì nhiều cầu thủ cho rằng đã có sự khác biệt rõ ràng.

Peters sẽ tiền hành điều trị nếu cầu thủ yêu cầu sự giúp đỡ của ông ý nhưng trên thực tế có rất ít cầu thủ dám thú nhận rằng mình cần trợ giup cả.

“Cảm xúc của các các cầu thủ đã được định hình lại”

Andy Lane, giáo sư về Thể thao tại đại học Wolverhampton phát biểu: “Một sự thay đổi gần đây trong bóng đá chuyên nghiệp là sự sẵn sàng để tích hợp khoa học vào thể thao. Sự phối hợp của cả nhóm mang lại cho chuyên gia cơ hội để làm việc hiệu quả.”

Có được sự thay đổi về văn hóa này là nhờ công lớn của Gareth Southgate khi ông đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình cũng như sự tôn trọng cho Grange:” Cô ấy là một sự bổ sung quan trọng và vững chắc cho đội”- HLV Trưởng của tuyển Anh nhận xét hồi tháng Năm.

Chuyên gia tư vấn về thể thao Andy Barton nói: “Cảm xúc của các các cầu thủ đã được định hình lại – điều đấy lý giải vì sao Alli lại nói rằng anh ấy thích thú hơn là hồi hộp”.

Barton đã từng làm việc với các cầu thủ Anh trong quá khứ và các cầu thủ luôn nói về sự sợ hãi khi nhận một quả phạt đền, “đó như là một thứ tồi tệ nhất vậy” và “chính chúng ta là những người tự tạo ra suy nghĩ đấy ở trong đầu và sống với nó.”

Tôi nghĩ điều mà tuyển Anh ở năm nay đã làm được là họ đã chuyển đổi trong suy nghĩ rằng loạt sút luân lưu là một cơ hội chứ không phải là một mối nguy hại nữa.

Điều nay chắc chắn đã có hiệu quả vì phần lớn thành phần đội tuyển năm nay là những cầu thủ trẻ, chưa từng thất bại trong quá khứ và sẽ dễ dàng hơn cho Southgate truyền tải những lời động viên tích cực hơn.

“Các cầu thủ đang chơi với sự tự do và không sợ thất bại. Sợ hãi được tạo ra bởi những câu chuyện về điều gì đó xấu đi được phản ánh vào tương lai. Và nếu chung ta đang suy nghĩ tích cực thì chúng ta có thể tạo ra tương lai tích cực hơn.”

Hạ Uruguay 2-0, Pháp lọt vào bán kết

Tứ kết World Cup 2018: thông tin bên lề thú vị

Thói quen cũng là một điều gì đó hữu dụng, Barton cho biết: “Hãy lấy Harry Kane làm ví dụ, nếu như anh ý bị gián đoạn (trước khi đá penalty) anh ta lại thực hiện lại từ đầu – nhặt quả bóng lên, đặt quả bóng xuống và thực hiện lại toàn bộ quá trình như một thói quen có sẵn và chắc chắn rằng các bạn chưa từng nhìn thấy một cầu thủ người Anh nào từng làm như thế trước đây. Họ có thiên hướng thực hiện cú sút nhanh nhất có thể.”

Barton nhấn mạnh:” Nỗi sợ hãi khiến chúng ta thực hiện những hành vi không hữu ích” – chính vì thế ông nói rằng những Thói quen sẽ giúp chúng ta có thể tập trung vào những gì đã được lập trình sẵn trong trí óc.

Hơn thế nữa, Southgate là một miếng ghép hoàn hảo cho tuyển Anh khi chính ông từng là người sút trượt penalty ở bán kết Euro năm 1996 và từng phải xuống hạng khi dẫn dắt Middlesbrough.

“Tôi đã có kinh nghiệm thất bại và tôi đã từng vực bản thân dậy” vị HLV 47 tuổi chia sẻ,”Chính nhờ những thất bại này, tôi nghĩ tôi đủ tự tin để nói rằng Làm thể nào để trở thành đội ngũ xuất sắc nhất và đừng bao giờ sợ thất bại – bởi nếu bạn làm gì sai, chúng ta có thể cùng vượt qua, vì tôi đã trải qua quãng thời gian đó rồi.”

Grange cũng không có nỗi sợ nào cho thất bại cả. Cô ấy đã từng viết:” Thắng thua là một điều rất bình thường trong cuộc sống; bài học quan trọng ở đây là chúng ta học được gì từ thất bại, đánh giá, suy nghĩ rồi tiến lên phía trước (có thể theo một hướng khác) và luôn phải giữ cho mục tiêu, ước mơ đó cháy bỏng.”

Micheal Caulfield, nhà tâm lý học thể thao và là đồng giám đốc của công ty tư vấn Sporting Edge từng có thời gian làm việc chung với HLV tuyển Anh tại Middlesbrough nhận xét về Southgate:” Trong sự nghiệp cầm quân của mình, ông ấy đã sớm nhận ra sự sợ hãi sẽ không đem lại gì cả.”

Ông nói thêm:” Chúng ta luôn cần một lời nói động viên và Southgate giỏi làm những điều đó. Bằng cách đặt niềm tin vào người khác, bạn có thể đạt được nhiều hơn bất cứ thứ gì bạn nghĩ.”

“Nhiều người thường nhận xét vô tâm rằng Southgate quá tốt bụng và họ cho rằng đó là điểm yếu, nhưng đó sẽ là một nguồn sức mạnh mà chắc chắn bạn không thể tưởng tượng được nếu được áp dụng đúng cách.”

Hiệu quả đem lại

Hãy nhìn vào “andrenaline liều cao” và các cung bậc cảm xúc tốt độ mà các cầu thủ đã mang lại trong ba tuần qua, từ khắp nơi trên đất nước này – niềm vui của bản thân được phản ánh trên khuôn mặt của những người đối diện cho dù kể cả với những người mà chúng ta không hề quen biết.

Chỉ có bóng đá mới có thể đem lại điều này. Hãy nhìn vào lượng xem của các chương trình thể thao ăn khách nhất và có thể nói rằng Bóng đá đã chạm đến từng “góc nhỏ” tại Anh.

Micheal Vaughan cùng các đồng đội ở tuyển Cricket đã được 8.4 triệu lượt theo dõi trên truyền hình, hay đã có 15 triệu lượt người chứng kiến Jonny Wilkingson ghi bàn trong môn Rugby và chức vô địch Wimbledon đầu tay đã được 17.3 triệu lượt người xem.

Vậy mà chỉ tính riêng trong trận đấu vong 16 đội của tuyển Anh với Colombia đã đạt đỉnh điểm là 23.6 triệu lượt xem.

Chắc chắn rằng trận bán kết vào rạng sáng thứ Năm sẽ còn thu hút được nhiều người xem hơn nữa.

https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44797865

 

Dân Anh mong gì nếu Anh vô địch World Cup?

Dù kỳ vọng vào đội Anh là thấp khi bắt đầu mùa World Cup 2018, nay khi đội nhà đã vào đến vòng bàn kết, dân Anh đã dám mơ đến chiếc cup vàng, và chưa chi đã có nhiều ý tưởng để ăn mừng chiến thắng nếu tuyển Anh vô địch.

Chỉ chưa đầy hai ngày sau chiến thắng lịch sử trước Thụy Điển đưa Anh lọt tới vòng bán kết sau 28 năm chờ đợi, một đơn thỉnh cầu của người dân Anh đã được trình lên website chính thức của Chính phủ Anh với tựa đề: “Nếu tuyển Anh vô địch World Cup, ngày thứ hai (15/07) phải trở thành ngày nghỉ lễ”.

Tính đến 17:00 theo giờ địa phương ở Anh, đơn đề nghị đã ghi nhận được hơn 150.000 chữ ký, và con số này không ngừng tăng với tốc độ chóng mặt.

Theo quy định của Chính phủ Anh, những thư thỉnh cầu có hơn 100.000 chữ ký sẽ được Quốc hội đưa ra để tranh luận.

Thời gian bình thường của một thư thỉnh cầu được đưa ra trưng cầu trên Website chính thức của Chính phủ và Quốc hội Anh là sáu tháng. Vì thế chúng ta có thể thấy sức hút của World Cup lớn như thế nào khi chỉ chưa đầy một ngày số lượng chữ ký đã cán mốc đề ra cũng như không có dấu hiệu dừng lại.

Thư thỉnh cầu này phản ánh tâm tư của những người hâm mộ bóng đá Anh năm nay. Suốt từ khi lên ngôi vô địch lần đầu năm 1966 đến nay, chưa bao giờ tuyển Anh được kỳ vọng sẽ nâng cao cúp vàng nhiều như năm nay.

Bỉ: Bây giờ hoặc không bao giờ

World Cup 2018: Các con phố mang tên Tuyển Anh

Mbappe: fan ruột của Ronaldo thành sao sáng ở WC

Dưới sự thành công của nước Anh năm 1966, Sir Alf Ramsey và Sir Geoff Hurst cuối cùng đã nhận được tước hiệu hiệp sĩ, cùng với Sir Bobby Charlton, trong khi một số đồng đội của họ đã được trao danh hiệu thấp hơn của OBE. (Huân chương Đế chế Anh Quốc).

Trong khi đó, Aldi và Lidl, hai chuỗi siêu thị lớn tại Anh đã lên tiếng xác nhận sẽ cho toàn bộ hệ thống cửa hàng của mình đóng cửa vào 15:00 ngày Chủ Nhật 14/07 thay vì 16:00 như thường lệ để nhân viên có thể kịp cổ vũ tuyển Anh nếu như họ lọt được vào trận chung kết sẽ diễn ra lúc 16:00 cùng ngày.

“Bóng đá đang về nhà và chúng tôi cũng vậy. Tất cả nhân viên sẽ ra về vào lúc 3h chiều,” Aldi đăng thông báo trên Twitter.

Dân Anh đang chờ xem còn các cửa hàng hay siêu thị nào khác sẽ học tập Aldi và Lidl đóng cửa sớm cho nhân viên về xem trận chung kết World Cup nếu đội Anh lọt vào.

Mạng xã hội tưng bừng trận Anh – Thụy Điển

Thứ Bảy tuần trước khi đội Anh gặp đội Thụy Điển, trận cầu này đã là tâm điểm của nhiều nhiều đám cưới, dù cô dâu có muốn hay không.

Alexander Fox đăng hình ảnh anh và một người bạn chăm chú theo dõi trận đấu trên điện thoại di động khi “chỉ còn 10 phút là cô dâu chú rể trao lời nguyện”.

Dù kết quả trận bán kết Anh – Croatia ngày 11/7 ra sao đi nữa, đội tuyển Anh cũng đã ‘vượt chỉ tiêu’ đề ra ban đầu khi vào đến vòng bán kết.

https://www.bbc.com/vietnamese/44782649