Tin Việt Nam – 11/06/2018
Phản ứng về biểu tình ‘bạo lực’ ở Bình Thuận
Tỉnh Bình Thuận trở thành địa điểm căng thẳng nhất trong đợt xảy ra các cuộc biểu tình ở nhiều địa điểm ở Việt Nam ngày Chủ nhật 10/6.
Luật An ninh mạng ‘thừa mà ảnh hưởng
Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’
Người tham gia các cuộc biểu tình ở Việt Nam mang khẩu hiệu phản đối dự thảo luật về đặc khu và dự luật an ninh mạng.
Riêng tại Bình Thuận, vào tối 10/6, người dân đã tràn vào cả trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Phan Thiết.
Chính quyền tỉnh Bình Thuận nói nhiều nhân viên công lực bị thương nhưng bác bỏ tin đồn trên mạng nói có cảnh sát bị chết.
14 giờ trưa 11/6, tại cuộc họp báo, ông Huỳnh Thái Dương – phó Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận – tường thuật có hơn 10 chiếc xe bị đốt tại UBND tỉnh.
“Trong chừng mực nào đó đây giống như cuộc bạo loạn. Những biểu hiện này không thể chấp nhận được,” ông Dương nói.
Cùng ngày 11/6, tình hình vẫn rất căng thẳng ở tỉnh Bình Thuận, với hình ảnh video, hình chụp trên Facebook cho thấy người dân tiếp tục đối đầu với cảnh sát cơ động ở một số địa điểm.
Tại thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong), người dân tiếp tục tấn công trụ sở Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Phan Rí Cửa, mặc dù tại đây có lực lượng cảnh sát cơ động.
Thông báo chính thức trên báo Bình Thuận viết về vụ này: “Các đối tượng quá khích đã đốt cháy nhiều ô tô đang đậu trong khuôn viên, đồng thời dùng cây, gạch đá ném bể kính của trụ sở này, sau đó mới chịu rời đi.”
Tờ báo kêu gọi: “Người dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Đồng thời, hãy tỉnh táo, cảnh giác, thể hiện lòng yêu nước đúng cách, không để những kẻ xấu, cơ hội, lợi dụng để chống phá, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.”
Cũng về vụ việc này, một blogger độc lập, ông Phạm Lê Vương Các tường thuật: “Sau nhiều giờ cố thủ trong Trụ sở công an PCCC, chiều nay lực lượng cảnh sát vũ trang đã buông bỏ vũ khí trước sức ép từ những người dân biểu tình tại Bình Thuận.”
Phạm Lê Vương Các https://www.facebook.com/cui.cac/posts/10209028836598464
Sau nhiều giờ cố thủ trong Trụ sở công an PCCC, chiều nay lực lượng cảnh sát vũ trang đã buông bỏ vũ khí trước sức ép từ những người dân biểu tình tại Bình Thuận.
Không hề có cảnh người biểu tình trả thù hay đánh đập những cảnh sát cơ động buông bỏ vũ khí mà trước đó vài giờ họ đã có xung đột “một mất một còn”.
Điều này cũng không có gì bất ngờ, khi đánh giá đúng bản chất của cuộc xung đột diễn ra tại đây. Người dân chỉ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe và tôn trọng. Mọi quyết sách của quốc gia cần phải được thông qua ý chí người dân chứ không phải là ý chí của một nhóm thiểu số nắm quyền.
Hình ảnh người biểu tình để cảnh sát cơ động bỏ vũ khí xuống ra đi trong trật tự là dấu hiệu cho thấy người dân biểu tình ở Bình Thuận sẵn sàng đối thoại ôn hoà chứ không phải sự xung đột bạo lực như trong 2 ngày qua.
Người dân đã đưa tay, việc bắt tay hay cầm vũ khí để tiếp tục tạo ra xung đột lúc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào phía chính quyền.
Đến ngày 11/6, trang web UBND tỉnh Bình Thuận không cập nhật tin về tình hình căng thẳng.
Trang này chỉ đưa tin vào sáng 10/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2018 trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết.
Kêu gọi bình tĩnh
Có rất nhiều phản ứng của người quan sát, người dân trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ ngày 11/6 viết: “Biểu tình ôn hòa và đứng ra đối thoại trực tiếp, tại sao không có nhỉ? Một bên thì hèn hạ im lặng, đẩy công an ra hứng trận. Một bên thì càng lúc càng chứng minh “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”.”
Hoàng Nguyên Vũ il y a 6 heures
Dân ơi, bình tĩnh đi, dân đang tự phá chính mình rồi đấy!
Biểu tình ôn hoà và đứng ra đối thoại trực tiếp, tại sao không có nhỉ? Một bên thì hèn hạ im lặng, đẩy công an ra hứng trận. Một bên thì càng lúc càng chứng minh “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”.
Làm quan là được che ô, ngồi máy lạnh và lảng tránh trách nhiệm khi dân đòi hỏi trách nhiệm? Còn làm “cách mạng” là cứ phải dùng bạo lực và phá hoại bằng mọi giá?
Các bạn, nhất là những người có sức ảnh hưởng, kêu gọi dân bình tĩnh và tuyệt đối không bạo lực nhé. Rồi thiệt cũng sẽ là dân cả: tài sản đó cũng là của dân, rồi sự an nguy nữa. Dân đang tự phá chính mình rồi đấy!
Còn những tay lãnh đạo, nếu có trách nhiệm, hãy ra đối thoại đi. Đừng ngậm miệng ăn tiền nữa!
Còn cây bút Bạch Hoàn nhận định: “Chính phủ nên có bộ phận đứng ra thu xếp việc này ngay cho Bình Thuận. Người dân Bình Thuận và lực lượng chức năng cần bình tĩnh và chấm dứt bạo động.”
Bạch Hoàn il y a 4 heures
Những gì đang xảy ra ở Bình Thuận, có lẽ đã vượt quá năng lực xử lý tình huống khủng hoảng chính trị của giới chức địa phương.
Chính phủ nên có bộ phận đứng ra thu xếp việc này ngay cho Bình Thuận.
Người dân Bình Thuận và lực lượng chức năng cần bình tĩnh và chấm dứt bạo động.
Chỉ nên đối thoại chứ không thể đối đầu.
Bởi vì, nếu căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang thì cho đến cuối cùng nhân dân sẽ thất bại, và chính quyền đương nhiên không bao giờ thắng cuộc.
Tất cả đều thua. Kể cả lịch sử của đất nước này, cũng là những trang thua cuộc.
Cuộc thảo luận trực tiếp của BBC trên Facebook hôm 11/6 cũng thu hút nhiều ý kiến bình luận về tình hình Bình Thuận.
Từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Quynh bày tỏ: “Bà con nhân dân Phan Rí -Bình Thuận hết sức bình tĩnh, kiềm chế, không được manh động, đã có quá nhiều thiệt hại xảy ra rồi. Đập phá đốt tài sản đều là tài sản từ tiền thuế của dân mà chúng ta đóng góp đấy, các bạn đốt phá chúng ta lại phải sắm. Tất cả đều có giới hạn của nó. Chúng tôi phản đối bạo lực.”
Nguyễn Văn Quynh il y a 5 heures
PHẢN ĐỐI BẠO LỰC.
Bà con nhân dân Phan Rí -Bình Thuận hết sức bình tĩnh, kiềm chế, không được manh động, đã có quá nhiều thiệt hại xảy ra rồi. Đập phá đốt tài sản đều là tài sản từ tiền thuế của dân mà chúng ta đóng góp đấy, các bạn đốt phá chúng ta lại phải sắm. Tất cả đều có giới hạn của nó. Chúng tôi phản đối bạo lực.
Biểu tình thể hiện chính kiến, lòng yêu nước không ai ngăn cấm, nhưng lợi dụng biểu tình để bạo loạn, gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản…đình trệ giao thông, việc làm là không chấp nhận được mà con vi phạm pháp luật nha bà con.
Theo thông tin – Trưa nay, 11-6-2018, người dân tham gia bạo loạn ở Phan Rí (Bình Thuận) đã dùng bom xăng tấn công trụ sở Phòng cháy Chữa cháy Phan Rí, đốt xe công vụ và một phần trụ sở của đơn vị này.
Để tránh tình hình phức tạp hơn, các chiến sĩ cơ động chấp nhận yêu cầu của người dân, giải giáp và rút lui.
Lãnh đạo Tỉnh Bình Thuận nên sớm có phương án hoặc tín hiệu đối thoại với những người dân tham gia bạo lực thì tốt hơn.
Mong các anh chị bà con Phan Rí – Bình Thuận giữ được bình tĩnh và biết điểm dừng!
#phandoibaoluc #giaiphapladoithoai
Nguyên nhân căng thẳng?
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng nói với báo chí: “Chính quyền địa phương luôn lắng nghe ý kiến và tuyên truyền các chính sách pháp luật đến người dân. Người dân có thể bày tỏ chính kiến của mình nhưng lại có hành vi vi phạm pháp luật là không thể chấp nhận được.”
Trong khi đó, viết trên Facebook, nhà báo Hà Quang Minh cho rằng có sự ức chế tích tụ lâu trong lòng dân ở đây.
“Bản chất là sự ức chế tích tụ lâu trong lòng dân ở đây, trước vấn nạn ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc. Người dân đã kêu nhiều, nhưng đâu vẫn hoàn đó. Họ cho rằng chính quyền làm ngơ, nên họ bức xúc. Bức xúc dồn nén, gặp cơ hội, nó bùng phát thành một bạo động phạm pháp.”
Bản chất nhìn từ Phan Rí
Đây là video tôi ghi lại lúc 9:56 sáng ngày 10/6 ở xã Hoà Minh, huyện Tuy Phong, Phan Rí, tỉnh Bình Thuận, ráp gianh Ninh Thuận.
Lúc này, nó còn là một khởi phát ôn hoà, với số người tham gia biểu tình không quá đông, đúng như nhiều người nói về hiện tượng 10/06/2018.
Nhưng bây giờ, nó đã trở thành bạo động, UBND đã bị chiếm.
Bản chất của cuộc bạo động này không phải là phản ứng lại dự thảo luật đặc khu. Thứ ấy chỉ là giọt nước cuối cùng tràn ly.
Bản chất là sự ức chế tích tụ lâu trong lòng dân ở đây, trước vấn nạn ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc. Người dân đã kêu nhiều, nhưng đâu vẫn hoàn đó. Họ cho rằng chính quyền làm ngơ, nên họ bức xúc. Bức xúc dồn nén, gặp cơ hội, nó bùng phát thành một bạo động phạm pháp.
Cơ hội cho bức xúc đến từ chính quản lý nhà nước, từ chính phủ. Dung môi để bức xúc phát tác, chính là dự thảo luật đặc khu, kèm theo đó là tâm thức ghét Tàu bấy lâu nay.
Tôi đã nghe chính những người dân hai bên đường, vốn dĩ không tham gia vào đoàn người này, chia sẻ về bức xúc ấy.
Phan Rí lâu rồi không còn cá cơm. Nhiều xưởng nước mắm phải đóng cửa vì không còn nguyên liệu. Đất đai cằn cỗi. Và người dân có quyền đổ lỗi cho chính dự án nhiệt điện Vĩnh Tân kia.
Luật đặc khu sẽ được mang ra đệ trình ở kỳ họp QH thứ 6, cuối năm nay. Nó có thể sẽ là nhiên liệu đổ thêm vào ngọn lửa này, nếu chính phủ không làm rõ cho dân mấy việc:
1/ Nhà đầu tư ở đặc khu sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc tối thiểu nào về công nghệ, để cam kết không tổn hại môi trường?
2/ Đời sống nhân dân nghèo ở đặc khu không thể bị bần cùng hơn trong khi những kẻ chớp cơ hội, đội lốt các lực lượng đầu tư, giàu lên nhanh chóng và trở nên hống hách, hách dịch hơn.
3/ Định hướng phát triển kinh tế đặc khu phải rõ ràng, mạch lạc, khoa học, có cơ sở tin cậy và phải gắn liền với phát triển đời sống văn hoá, tri thức của nhân dân đặc khu.
4/ Sự bảo hộ những ngành nghề truyền thống đủ để nó là đặc sản đắt giá của đặc khu, giúp dân yên tâm làm giàu.
5/ Và nhiều nữa, tôi chưa nghĩ ra
Song song đó, các dự án gây bức xúc cho dân như nhiệt điện Vĩnh Tân phải bị xử lý nghiêm ngay, phải bắt họ bồi thường thiệt hại cho dân. Có như thế, bức xúc bấy lâu nay mới được giải toả.
Còn chúng ta, những người dân, cũng phải nhìn vào thực tế rằng ta không thể sống trong một thế giới không có Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay là lực lượng đầu tư mạnh mẽ hàng đầu, và ta không lý gì ngăn cản họ đầu tư một dự án nếu họ LÀM ĐÚNG và LÀM TỐT. Thế nên, khi mở ra một đặc khu, một khu công nghiệp, một vùng công nghiệp, ta không thể nào khăng khăng nó là nơi không tiếp đón người Trung Quốc. Quan trọng là Trung Quốc nào. Trung Quốc tốt vẫn là người tốt, nhà đầu tư tốt.
Muốn đón nhà đầu tư tốt. Tự chính phủ phải làm tốt trước đã. Đó là cần sự minh bạch, sự khoa học, sự liêm chính, sự công khai, sự nghiêm khắc, sự khôn ngoan và quan trọng nhất là lực lượng quan chức công chính. Nhược bằng không, sẽ chỉ có những dự án tồi tệ, những nhà đầu tư tồi tệ, và những bản sao nguy hiểm của Phan Rí, Bình Thuận.
Cây bút Mai Quốc Ấn nhắc nhở:
“Đất đai, ô nhiễm, chủ quyền biển bị xâm phạm là cách mà “chiếc lò xo” mâu thuẫn bị nén xuống. Năm 2015, bạo loạn ở xã Vĩnh Tân thuộc huyện Tuy Phong. Hôm qua, bạo loạn ở thị trấn Phan Rí cũng của huyện Tuy Phong và lan ra cả tỉnh. Có nén, có bung. Có áp bức, có đấu tranh!
Tôi đến Tuy Phong, hay bất cứ nơi nào có mâu thuẫn đất đai và ô nhiễm tại Việt Nam, đều tiếp xúc với dân rất dễ. Chỉ cần chịu lắng nghe nỗi đau của họ, hít thở thứ không khí đầy bụi nơi họ sống, dám uống thứ nước có mùi lạ mà họ uống hàng ngày, dám bế trên tay những đứa trẻ sinh ra dị dạng vì ô nhiễm,… là dân sẽ coi như người nhà. Làm những điều đó phải thực bụng, không diễn được trước mặt nhân dân đâu!”
Quốc Ấn Mai il y a 14 heures
NHÂN – QUẢ
(Cafe đắng đầu tuần)
“Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra nó!”- Einstein. Câu chuyện bạo loạn ở Bình Thuận cần được nhìn nhận như vậy.
Bình Thuận sống nhờ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Như mọi tỉnh thành khác ở Việt Nam, Bình Thuận thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp hoặc quan chức. Những người mất đất sống vật vờ với những chồng đơn khiếu nại, những chuyến ra tỉnh, ra Trung ương đòi đất.
Sự xuất hiện của nhiệt điện khiến dân vùng có nó không chỉ vật vờ. Họ lần mòn chết, theo nghĩa đen, với bệnh tật bủa vây và ô nhiễm ảnh hưởng đến các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lẫn nông nghiệp. Ngư dân Bình Thuận cũng hiểu rõ những hiểm nguy khi tàu Trung Quốc tấn công.
Đất đai, ô nhiễm, chủ quyền biển bị xâm phạm là cách mà “chiếc lò xo” mâu thuẫn bị nén xuống. Năm 2015, bạo loạn ở xã Vĩnh Tân thuộc huyện Tuy Phong. Hôm qua, bạo loạn ở thị trấn Phan Rí cũng của huyện Tuy Phong và lan ra cả tỉnh. Có nén, có bung. Có áp bức, có đấu tranh!
Tôi đến Tuy Phong, hay bất cứ nơi nào có mâu thuẫn đất đai và ô nhiễm tại Việt Nam, đều tiếp xúc với dân rất dễ. Chỉ cần chịu lắng nghe nỗi đau của họ, hít thở thứ không khí đầy bụi nơi họ sống, dám uống thứ nước có mùi lạ mà họ uống hàng ngày, dám bế trên tay những đứa trẻ sinh ra dị dạng vì ô nhiễm,… là dân sẽ coi như người nhà. Làm những điều đó phải thực bụng, không diễn được trước mặt nhân dân đâu!
Dân miền biển cộc tính, nói phải họ nghe, đàn áp họ phản kháng. Đối diện với cái chết trên biển trong mỗi chuyến ra khơi họ còn không sợ… Và cái đáng lo lắng nhất là suy nghĩ “đằng nào cũng chết”! Ra khơi có thể chết, mất đất chết lần mòn, dính bệnh vì ô nhiễm thì vài năm thôi sẽ chết là những suy nghĩ có thật. Tôi đã cảnh báo điều đó (xem comment).
Cái đáng lo lắng hôm qua đã diễn ra!
Cái đáng lo bây giờ không phải là kêu gọi trấn áp hay trấn áp thực sự những người sẵn sàng chết!
Mà là đối thoại- điều tưởng dễ mà khó nhất! Ở Việt Nam, số người có uy tín và bãn lĩnh một mình bước vào “tâm bão” và thuyết phục được nhân dân bình tĩnh không kín hết số ngón tay. (Riêng ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu đi một mình vào đám đông phẫn nộ ấy, tôi biết chỉ có 1 “kết cục”!)
Đối thoại. Trả lại cho dân những thứ vốn là của họ (đất đai).
Đối thoại. Giải quyết ngay việc gây uy hiếp sinh mạng dân hàng ngày (ô nhiễm).
Đối thoại. Để cùng nhìn ra biển và đòi lại quyền an toàn khai thác hải sản (chủ quyền).
Việt Nam có 28 tỉnh bờ biển. Không có một lực lượng chính quy nào có đủ sức mạnh bảo vệ an ninh trật tự lẫn phòng chống ngoại xâm mà không dựa vào dân. Nhưng 28 tỉnh ấy có 22 tỉnh có bóng dáng “bạn vàng” thâu tóm đất. Tất cả đất dân bị “cướp” đất bằng chủ trương, có rất nhiều những làng chài bám biển bị giải tỏa, có vô số ngư phủ ngàn đời vì thế mà phải bỏ biển làm nghề khác mưu sinh. Cả ô nhiễm của ngành công nghiệp nặng như luyện thép hay nhiệt điện nữa…
Nhìn từ câu chuyện ô nhiễm và mâu thuẫn đất đai ở Tuy Phong 2015. Câu chuyện ô nhiễm và mâu thuẫn đất đai ở Bình Thuận 2018. Và nhìn vô số câu chuyện ô nhiễm và mâu thuẫn đất đai trên đất nước này thì đó không phải một hiện tượng.
Chọn cách nào và làm ra sao để giải quyết là việc của chính quyền. Nhưng chọn cách xa dân sẽ là sai lầm lớn nhất của chính quyền hình thành từ khẩu hiệu “của dân, do dân, vì dân”!
Bởi vì: “Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra nó!”- Einstein
P/s: Những anh chị nào là quan chức, dư luận viên hay trẻ trâu và thậm chí cả các nhà báo có xu hướng đòi trấn áp dân xin đừng vào Facebook tôi comment. Cổ súy bạo lực là điều ngu xuẩn nhất lúc này nên thân, sơ hay chả quen biết gì tôi cũng block hết!
Chú thích: Nhiệt điện Vĩnh Tân (Ảnh VNeconomy).
Cần Luật biểu tình?
Diễn biến ở Bình Thuận khiến một số người cũng đặt câu hỏi qua Facebook rằng phải chăng Việt Nam càng cần sớm có Luật về Biểu tình.
Ông Nguyễn Hồng Lam viết: “Muốn kiểm soát xung đột thì phải có công cụ pháp lý để thể chế hóa xung đột trong khuôn khổ luật pháp. Cụ thể ở Việt Nam cần sớm thông qua Luật biểu tình, Luật đình công, Luật lập hội, Luật tình trạng khẩn cấp… Luật sẽ giúp phân định rõ giữa quyền biểu đạt chính kiến hợp pháp của nhân dân với các hành vi chống đối luật pháp, các hành vi quá khích, phá hoại để xử lý thích hợp.”
lam hồng nguyễn il y a 5 heures
DỪNG LẠI ĐI, ĐỪNG GÂY ĐỔ MÁU!
Xung đột quyền lợi, nếu lặp đi lặp lại sẽ trở thành bất đồng chính kiến. Tình trạng này kéo dài sẽ thành bất mãn chính trị. Bất mãn chính trị dễ tạo ra nhầm lẫn, dẫn đến coi thường và bất tuân luật pháp. Thái độ này cộng với sự manh động khi bị kích hoạt cảm xúc giận dữ sẽ dẫn tới hành vì đập phá, chống lại luật pháp. Nếu đi kèm với hội chứng đám đông trong tình trạng vô tổ chức, nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đó chính là mầm bạo loạn xã hội. Nếu có mục đích, có tổ chức chặt chẽ, có lãnh đạo, tập hợp đủ lực lượng và diễn ra rộng khắp, bạo loạn xã hội sẽ thành Cách mạng xã hội.
Làm gì để khắc chế nó?
Về nhận thức, xung đột cá nhân, nếu lan rộng, đồng khắp sẽ dẫn đến xung đột xã hội. Bất kỳ xã hội và thể chế nào cũng tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước, chính quyền. Xung đột xã hội luôn tồn tại ở mọi quốc gia, mọi thể chế, mọi giai đoạn lịch sử, chỉ khác nhau về hình thức bộc lộ.
Muốn giảm thiểu xung đột thì phải kiểm soát nó bằng hai con đường song song: luật pháp và dung hòa quyền lợi – giữa thể chế và nhân dân. Nhà nước, chính quyền phải lắng nghe và thấu hiểu dân nguyện, giải quyết thỏa đáng quyền lợi chính đáng của người dân.
Muốn kiểm soát xung đột thì phải có công cụ pháp lý để thể chế hóa xung đột trong khuôn khổ luật pháp. Cụ thể ở Việt Nam cần sớm thông qua Luật biểu tình, Luật đình công, Luật lập hội, Luật tình trạng khẩn cấp… Luật sẽ giúp phân định rõ giữa quyền biểu đạt chính kiến hợp pháp của nhân dân với các hành vi chống đối luật pháp, các hành vi quá khích, phá hoại để xử lý thích hợp. Thể chế hóa xung đột cũng giúp lập rào cản hữu hiệu ngăn chặn những hành vi lợi dụng, kích động, giật dây từ bên ngoài nhằm chống phá thể chế và pháp luật, biến sức mạnh quần chúng thành công cụ nhằm tạo ra sự rối loạn không vì quyền lợi hay nguyện vọng của quần chúng, sau đó chiếm đoạt thành quả.
Về phía nhân dân, việc biểu tình phải diễn ra trong khuôn khổ luật pháp, ôn hòa, cảnh giác với mọi sự khiêu khích làm bùng phát bạo lực, dẫn đến phạm pháp và tội lỗi.
Nếu có trách nhiệm, đừng ai kích động, kêu gọi bạo loạn hay hả hê với những hành vì bạo loạn nữa.
Trước mắt, tôi nghĩ Quốc hội nên tạm dừng việc thông qua Luật An ninh mạng, như đã tạm dừng thông qua Luật Đặc khu. Trưng cầu dân ý trước những Dự luật quan trọng này là việc nên làm và có thể làm, bởi chúng ta đã có Luật trưng cầu dân ý có hiệu lực từ năm 2016. Muốn đối thoại, thông cảm và đi đến thống nhất, cả nhà nước và nhân dân đều cần sự bình tĩnh, sáng suốt không nôn nóng hay duy ý chí. Đưa bất kỳ một nghị quyết, một văn bản nào ra lúc này cũng không giải quyết được tình thế, không làm dịu được tình hình. Chỉ có trách nhiệm, sự thấu hiểu, cảm thông của đôi bên, thông qua đối thoại trực tiếp là có thể.
Máu đã đổ, tình trạng bạo lực đang lây lan. Cá nhân tôi phản đối mọi hành vi bạo lực dù của bên nào trong các cuộc xung đột xã hội. Người Việt đừng nhân danh bất kỳ điều gì để tự làm đổ máu người Việt. Và, như bức ảnh, một chính quyền bình tĩnh, ôn hòa, nhường nhịn nhân dân thì chính quyền đó sẽ mạnh hơn. Đó mới thật sự là chiến thắng – như chính quyền đã làm được ở Bình Thuận – xứng đáng để có thể nở một nụ cười sau những nhọc nhằn.
Còn ông Phạm Xuân Cần đề xuất:
“- Tập trung chống tham nhũng một cách thực chất và hiệu quả, hạn chế dần, đi đến kiểm soát sự phân cực giữa dân và quan
– Rà soát, sửa đổi Luật Đất đai, loại bỏ, điêù chỉnh những quy định sai trái đang làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất của dân một cách vô tội vạ để dâng cho nhóm lợi ích và doanh nghiệp thân hữu.
– Rà soát lại những dự án gây ô nhiễm môi trường, đình chỉ, yêu cầu khắc phục những hậu quả tác hại gây ra.
– Tạm dừng để nghiên cứu sâu rộng hơn và đánh giá tác động các mặt của hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng.
– Sớm ban hành Luật Biểu tình, Luật lập hội, điều chỉnh hợp lý hơn một số quy định về đình công trong Luật Lao động. Đồng thời rèn tập kiến thức và kĩ năng quản lý, xử lý xung đột cho các lực lượng chức năng.”
Phạm Xuân Cần il y a 12 heures
ĐÔI ĐIỀU VỀ CHUYỆN BIỂU TÌNH
Đang rất bận, nhưng không thể không viết đôi điều về chuyện biểu tình, vì thực tế nóng bỏng như thế mà mình đứng ngoài cuộc thì không đành.
Trước hết cần nói ngay rằng: Những gì đã xẩy ra ở Bình Thuận ngày hôm qua không còn là biểu tình đơn thuần nữa, mà là bạo động, gây rối, vi phạm luật hình sự, cần phải được lên án và xử lý nghiêm minh. Ngay cả những nước được cho là văn minh, dân chủ nhất người ta cũng không chấp nhận bày tỏ quan điểm bằng bạolực và vô chính phủ!
Những năm 1990s, tôi là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về xung đột xã hội bằng lý thuyết xã hội học, khi nó đang là một khái niệm “cấm kị” (Công trình đã được NXB CAND xuất bản). Theo đó thì xung đột tồn tại như một tất yếu trong đời sống xã hội ở bất kì chính thể nào. Muốn ngăn ngừa và xử lý nó thì trước hết phải thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của nó. Có thể nói nhà nước nào cũng muốn và cũng cần sự ổn định để phát triển. Thế nhưng, từ thực tế khách quan về xung đột và nhu cầu bày tỏ chính kiến và nguyện vọng của người dân, các nước văn minh đều tìm cách THỂ CHẾ HÓA XUNG ĐỘT, nghĩa là tìm cách quản lý xung đột trong khuôn khổ của pháp luật, đưa xung đột từ chỗ là các phản ứng bột phát, vô chính phủ vào khuôn khổ quản lý được của nhà nước. Các loại luật như Luật đình công, Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật tình trạng khẩn cấp…chính là những công cụ pháp lý hết sức quan trọng để thể chế hóa xung đột, một mặt bảo vệ quyền bày tỏ chính kiến của người dân, mặt khác bảo vệ an ninh trật tự chung, ngăn ngừa sự quá khích, vô chính phủ và các hoạt động lợi dụng để kích động quần chúng nhằm các mục đích xấu. Những công cụ này cũng chính là những cơ chế để giảm căng thẳng xã hội, giống như những van xả để cho nồi hơi không bị nén quá áp suất cho phép. Đi liền với những công cụ này là một hệ thống ghi nhận và phản hồi dân nguyện, đảm bảo ghi nhận và xử lý những mâu thuẫn, bức xúc tận gốc và từ khi nó mới manh nha, không để mâu thuẫn xã hội tích tụ đủ “khối lượng tới hạn”.
Trên thực tế từ nhiều năm nay, không phải là nhà nước ta đã không quan tâm đến câu chuyện này, thậm chí rất quan tâm. Thế nhưng, việc chậm và lúng túng về thể chế hóa xung đột (như chậm ra luật biểu tình, luật lập hội…) đang cho thấy trong nhận thức và quan điểm của tầng lớp lãnh đạo đất nước đang thiếu nhất quán về vấn đề này. Trong lúc đó những căn nguyên sâu xa và trực tiếp có thể gây bùng nổ xung đột trong xã hội lại quá nhiều, như đất đai, tôn giáo, môi trường, biển đảo…Những vấn đề đó hầu như chưa có một vấn đề nào được xử lý một cách căn cơ, rốt ráo, mà thậm chí ngày càng bộc lộ nhiều lỗ hổng pháp lý nghiêm trọng. Bên cạnh đó tình trạng tham nhũng của đội ngũ quan chức các cấp lại quá trầm trọng và ngày càng trắng trợn, càng làm cho tâm lý bất bình của dân chúng ngày càng được dồn nén và chỉ chờ có cơ hội là bùng nổ. (Nói thật, khi xung đột bùng nổ, ít nhất là ở địa phương rất khó tìm được những người lãnh đạo có đủ uy tín để thuyết phục dân chúng). Trong bối cảnh đó, lực lượng chống đối chính trị trong và ngoài nước không dại gì mà không lợi dụng để “tát nước theo mưa”.
Trước hiện trạng đó, theo tôi cần phải:
– Tập trung chống tham nhũng một cách thực chất và hiệu quả, hạn chế dần, đi đến kiểm soát sự phân cực giữa dân và quan
– Rà soát, sửa đổi Luật Đất đai, loại bỏ, điêù chỉnh những quy định sai trái đang làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất của dân một cách vô tội vạ để dâng cho nhóm lợi ích và doanh nghiệp thân hữu.
– Rà soát lại những dự án gây ô nhiễm môi trường, đình chỉ, yêu cầu khắc phục những hậu quả tác hại gây ra.
– Tạm dừng để nghiên cứu sâu rộng hơn và đánh giá tác động các mặt của hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng.
– Sớm ban hành Luật Biểu tình, Luật lập hội, điều chỉnh hợp lý hơn một số quy định về đình công trong Luật Lao động. Đồng thời rèn tập kiến thức và kĩ năng quản lý, xử lý xung đột cho các lực lượng chức năng.
Không có nhà nước nào muốn và thích xung đột, nhưng xung đột vẫn tồn tại, vì vậy quản lý xung đột là công việc không muốn vẫn phải làm một cách cơ bản và khôn ngoan. Tôi nghĩ chắc nhiều người nghĩ ra Luật Biểu tình là “bày đường cho hươu chạy”. Vâng, hươu cũng cần chạy đúng đường. Nhưng, với những gì đã và đang diễn ra ở các nước phát triển có luật biểu tình sẽ ít biểu tình hơn, vì không dễ gì được cấp phép biểu tình. Hơn nữa, khi đó chỉ có thể biểu tình trong ôn hòa, mọi hành vi vô chính phủ sẽ bị xử lý ngay.
Diễn biến bạo động ở tỉnh Bình Thuận trong hai ngày 10 và 11/6, chưa rõ khi nào kết thúc.
Đến cuối ngày 11/6, trang web Chính phủ Việt Nam chưa đề cập vụ việc ở Bình Thuận.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44438062
Bạo động tại Bình Thuận: 100 người bị bắt giữ
Biểu tình chống hai dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng nổ ra tại một số thành phố ở Việt Nam trong các ngày 9, 10 và 11 tháng 6.
Bản tin của AFP vào chiều tối ngày 11 tháng 6 cho biết cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ ít nhất 100 người trong vụ biểu tình tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Định. Cuộc biểu tình tại đây được biết đến sáng ngày 11 tháng 6 vẫn còn tiếp diễn sau khi vào tối trước đó xảy ra tình trạng người biểu tình dùng bom xăng tự chế phóng hỏa đốt một số trụ sở cơ quan Nhà nước; cũng như ném gạch đá vào lực lượng cảnh sát cơ động khiến hằng chục nhân viên công lực bị thương.
Tỉnh Bình Thuận vào chiều ngày 11 tháng 6 tổ chức buổi họp báo thông tin về vụ việc vừa nêu tại địa phương thuộc tỉnh. Cuộc họp báo do Cơ quan tuyên giáo của Tỉnh Bình Thuận chủ trì.
Ông Huỳnh Thái Dương Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nói rằng ông không thể hình dung nổi tình trạng diễn ra tại Ủy ban nhân dân tỉnh vào tối 10/6 và ông nói có thể gọi đó là một cuộc bạo loạn.
Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận là ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng những hành vi đó là vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.
Xin được nhắc lại là vào ngày chủ nhật 10/6 trên cả nước đã vùng nổ những cuộc biểu tình lớn tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Bình Thuận, qui tụ đến hàng ngàn người tham gia để phản đối dự luật đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm. Dự luật này đã được hoãn thông qua hai ngày trước đó nhưng những cuộc biểu tình vẫn nổ ra, đại đa số là ôn hòa, nhưng cuộc biểu tình tại Phan Thiết và Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã trở thành bạo lực.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ cơ quan chức năng rằng vào sáng ngày 10/6 người dân tại Tuy Phong, Bình Thuận đã tràn ra đường ngăn chận xe cộ để phản đối dự luật đặc khu mà Quốc hội Khóa 14 đưa ra vào đầu kỳ họp thứ năm đang diễn ra ở Hà Nội.
Đến tối 10/6, cũng theo báo chí trong nước hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy. Công an đã dùng vòi rồng để giải tán đám đông nhưng không thành. Cho đến rạng sáng ngày 11/6 công an phải tăng cường lực lượng để giải tán đám đông.
Đến trưa ngày 11/6 dân chúng lại đổ ra chận Quốc lộ 1 tại Ngã ba Cầu Nam, huyện Tuy Phong. Theo một quan chức của huyện thì dân chúng cũng đã đập phá cơ sở của cơ quan phòng cháy chữa cháy của huyện này.
Tại các thành phố khác ở Việt Nam gồm Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương cũng nổ ra những cuộc biểu tình chống hai dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng.
Một số người tham gia biểu tình cho biết họ vì lòng yêu nước mà tham gia biểu tình. Hoạt động tuần hành với các biểu ngữ phản đối được tiến hành trong tinh thần ôn hòa; tuy nhiên lực lượng chức năng cố tình ngăn trở và có xảy ra biện pháp trấn áp, bắt bớ người biểu tình và gây thương tích đổ máu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/protest-new-economic-zone-06112018090157.html
Phan Rí trở thành điểm nóng nhất
trong các cuộc biểu tình chống luật đặc khu
Nhiều blogger và nhà quan sát trên mạng xã hội hôm Chủ Nhật 10 tháng 6 bày tỏ lo lắng về cuộc biểu tình bạo động tại thị trấn Phan Rí, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trong khi nhiều cuộc biểu tình đồng loạt diễn ra trên khắp nước Việt Nam hầu hết đều ôn hòa, thì ở Phan Rí đã có dấu hiệu bạo động.
Theo báo Tuổi Trẻ, ý định trấn áp cuộc biểu tình xuất phát từ tỉnh ủy Bình Thuận. Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng, việc tuần hành trên xa lộ gây kẹt xe là “vi phạm luật pháp là không thể chấp nhận được”. Nhưng sau đó, bất chấp các biện pháp đàn áp của công an, kể cả dùng vòi rồng phun nước, đoàn người biểu tình vẫn không chịu giải tán. Cuộc biểu tình vốn bắt đầu từ buổi sáng đã kéo dài cho tới tối.
Khi bị lực lượng cảnh sát cơ động bao vây tìm cách trấn áp, nhiều thanh niên đã dùng gạch đá, chai lọ, gậy gộc chống trả quyết liệt. Phản ứng của họ mạnh đến nỗi lực lượng cảnh sát cơ động tan hàng bỏ chạy, bỏ lại áo giáp, khiên đỡ. Đến khoảng 5 giờ chiều, nhiều người biểu tình kéo tới trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Họ giận dữ xô cổng, ập vào đốt nhiều xe trong trụ sở ủy ban, và ném đá vào các phòng làm việc.
Một số nguồn tin trên mạng xã hội cho hay, chủ tịch huyện Tuy Phong ban đầu còn ra mặt chỉ huy cảnh sát đàn áp biểu tình, nhưng sau khi cảnh sát cơ động tan hàng, ông này dường như đã bị thương.
Facebooker Phương Nam bày tỏ lo ngại rằng nhiều người dân Phan Rí có thể sẽ chịu cảnh tù tội sau cuộc biểu tình bạo động này. Cũng trên mạng xã hội Facebook, nhà báo Lưu Trọng Văn giải thích rằng người dân Phan Rí đã dồn nén căm phẫn sau nhiều lần tàu thuyền đánh cá của họ bị tàu Trung Cộng đâm chìm và ngư dân bị bắt đòi tiền chuộc.
Facebooker Trịnh Anh Tuấn thì cho rằng bạo lực trong biểu tình có thể đã xuất phát từ nghiệp vụ đối phó của công an tỉnh lẻ “khá thấp”. Blogger này cũng chỉ ra rằng Phan Rí là nơi đặt nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Do nhà máy này gây ô nhiễm khủng khiếp, ba năm trước người dân đã biểu tình phản đối bằng cách chặn đường. Khi đó đã xảy ra một cuộc đối đầu bạo lực với công an. Tuy nhiên, nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận không coi đây là một bài học. Thay vì giải quyết mối quan tâm của người dân, nhà cầm quyền chọn cách truy tố và bỏ tù người dân, trong khi vẫn cho phép nhà máy hoạt động như cũ. Tình trạng ô nhiễm nặng nề được người dân ở đây mô tả là “ăn bụi thay cơm”.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/phan-ri-tro-thanh-diem-nong-nhat-trong-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-luat-dac-khu/
Bình Thuận:
Dân cảnh báo ‘lại biểu tình’ nếu CA ‘truy bắt’
Một đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và một người dân thị trấn Phan Rí Cửa xác nhận với VOA hồi 6h chiều ngày 11/6 rằng tình hình “tạm ổn”, “tạm lắng xuống” sau cuộc biểu tình đông đảo với nhiều hình ảnh bạo lực diễn ra kể từ cuối tuần vừa qua.
Một người dân đề nghị giấu tên đưa ra lời cảnh báo rằng một cuộc xuống đường lớn sẽ “bùng nổ trở lại” nếu công an “truy tìm, bắt bớ” những người biểu tình.
Hiện nay Bí thư Hùng đang chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình … Tình hình hơi ổn, dịu xuống
Cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận
Báo chí Việt Nam và thông tin trên mạng xã hội cho hay hàng ngàn người ở Phan Rí Cửa đã tràn xuống quốc lộ 1 từ sáng ngày 10/6 để phản đối dự luật về đặc khu kinh tế, vốn bị xem là có thể mở đường để người Trung Quốc di dân, thôn tính biển đảo của Việt Nam.
Tin cho hay đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát, làm tê liệt tuyến quốc lộ huyết mạch cho đến đêm cùng ngày. Bên cạnh đó, nhiều người biểu tình đã xông vào trong trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đặt tại thành phố Phan Thiết và một số cơ sở khác của chính quyền.
Hình ảnh và chú thích trên báo chí do nhà nước kiểm soát cho thấy một số xe cộ và căn phòng đã bị đốt bởi “những người quá khích” hay “những đối tượng bị kích động”.
Trên mạng xã hội có nhiều đoạn video cho thấy xô xát giữa người biểu tình với cảnh sát cơ động trên quốc lộ, trong đó cảnh sát bắn lựu đạn khói về phía đoàn biểu tình, còn người biểu tình ném gạch, đá về phía cảnh sát.
Tình hình bạo động đã kéo dài ít nhất đến nửa đêm ngày 10/6, theo lời một phó bí thư Bình Thuận được báo chí trong nước dẫn lại. Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội nói biểu tình còn kéo dài sang cả ngày 11/6.
Chiều muộn ngày 11/6, một cán bộ không nêu tên thuộc Văn phòng Đảng ủy Bình Thuận trả lời VOA khi phóng viên gọi vào số máy di động của ông Bí thư Nguyễn Mạnh Hùng:
“Hiện nay Bí thư Hùng đang chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình. Tình hình cũng hơi ổn. Các cấp các ngành cũng vào cuộc. Tình hình hơi ổn, dịu xuống”.
Một người dân Phan Rí Cửa, tâm điểm của cuộc bạo động, xác nhận với VOA rằng người dân đã “về nhà”, cảnh sát đã “rút quân”, tình hình “yên ắng” và quốc lộ 1 đã “thông suốt”.
Chỉ cần họ [cảnh sát] rút, họ không đến đây nữa thì người dân sẽ không chống trả gì … Bây giờ chỉ cần chính quyền không có tăng cường gì nữa thì tự động mọi chuyện sẽ yên thôi
Người dân Phan Rí Cửa
Một bài báo của Tiền Phong hôm 11/6 trích lời bí thư Bình Thuận nói rằng nhà chức trách đang “rà soát, sàng lọc các đối tượng” mà ông gọi là người bị kích động. Ông Hùng nói thêm “hành vi vi phạm pháp luật là phải xử lý nghiêm minh”.
Các báo nhà nước đưa tin công an tỉnh cho biết vào sáng cùng ngày rằng họ đã “tạm giữ 102 người” để điều tra việc “đập phá trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành xung quanh”.
Bí thư Hùng thận trọng nhận định với báo chí rằng “không loại trừ khả năng vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề không lường trước được”.
Người dân Phan Rí Cửa không muốn lộ danh tính đưa ra cảnh báo vào chiều tối 11/6 rằng nếu chính quyền triển khai thêm cảnh sát và truy bắt người biểu tình, hoạt động phản đối sẽ lại nổ ra:
“Chỉ cần họ [cảnh sát] rút, họ không đến đây nữa thì người dân sẽ không chống trả gì. Hồi sáng nay cũng vậy. Ngày hôm trước xảy ra, buổi tối họ rút về, và buổi sáng có sự tiếp viện [bên cảnh sát] thì người dân họ mới tiếp tục chống lại. Bây giờ chỉ cần chính quyền không có tăng cường gì nữa thì tự động mọi chuyện sẽ yên thôi”.
Trong dịp cuối tuần, ngoài Bình Thuận, nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã diễn ra ở một loạt các tỉnh thành của Việt Nam, trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Mỹ Tho.
Dù nhiều người chia sẻ các bài viết và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy đã có việc nhà chức trách bắt bớ người biểu tình hoặc xảy ra xô xát nhẹ tại các địa phương kể trên, song nhìn chung các cuộc biểu tình đó không đạt mức độ bạo động như ở Bình Thuận.
Nam cư dân Phan Rí Cửa lý giải với VOA rằng anh và đồng hương của mình đã bị dồn nén quá lâu vì ba nguyên nhân gồm: nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường, việc xả chất thải xuống biển làm chết thủy sản, và kiểm ngư bảo kê cho tàu giã cào làm ngư dân không còn kiếm sống được nữa. Anh nói thêm:
“Nó tạo ra tệ nạn xã hội, công việc không có. Chính quyền chỉ có hứa suông rồi sau đó đâu vẫn vào đấy. Thì cuối cùng nó gây sự mất niềm tin. Bây giờ dù có nói gì [người dân] họ cũng không nghe”.
Đừng dùng đàn áp hay là bạo lực này kia. Tại vì người dân đi biển họ đối mặt với cái chết hàng ngày họ còn không sợ, bây giờ họ không có sợ
Người dân Phan Rí Cửa
Một số người sử dụng mạng xã hội chia sẻ các hình ảnh cho thấy dường như cảnh sát đã và đang điều động thêm người của họ từ các địa phương khác đến Bình Thuận. VOA không thể kiểm chứng độc lập thông tin này. Khi được hỏi rằng người dân địa phương có phản ứng gì nếu diễn biến này là sự thật, nam cư dân Phan Rí Cửa nói:
“Đừng dùng đàn áp hay là bạo lực này kia. Tại vì người dân đi biển họ đối mặt với cái chết hàng ngày họ còn không sợ, bây giờ họ không có sợ”.
https://www.voatiengviet.com/a/binh-thuan-dan-canh-bao-lai-bieu-tinh-neu-ca-truy-bat/4433574.html
Bùng nổ biểu tình chống Luật Đặc khu,
nhiều người bị bắt
Việt Nam xác nhận bắt giữ nhiều người hôm 10/6 sau khi nổ ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn để phản đối Luật Đặc khu.
Các hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh nhiều người biểu tình bị “giữ” và “lôi” lên xe buýt ở Hà Nội và TP HCM. Qua các bức ảnh, có thể thấy máu trên mặt và áo một số người.
Trong khi đó, các nhân chứng nói với VOA Việt Ngữ rằng “hàng chục người” đã “bị bắt”. Thông tin này không thể được kiểm chứng độc lập.
Dù dự luật không nêu cụ thể các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng tại ba địa điểm có thể trở thành đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhiều người biểu tình cho rằng Trung Quốc có thể dùng những nơi “chiến lược” này để “lập cứ”.
Các bức ảnh cho thấy những người xuống đường mang theo các biểu ngữ như “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày” hay “Giao đất cho giặc Tàu là mất nước”.
Sau nhiều giờ im tiếng, báo chí trong nước đồng loạt đăng lại một bản tin ngắn của Thông tấn xã Việt Nam, trong đó nói rằng công an bắt giữ người “lôi kéo biểu tình trái phép” vì Luật Đặc khu.
Trong bài viết có tựa đề “Đừng quá sợ dân”, nhà báo tự do Trương Huy San nói rằng “cho dù hàng vạn con người đã xuống đường, người dân không hề thách thức quyền lực” và “người dân chỉ bày tỏ thái độ”.
“Chiều nay, đừng ngạc nhiên khi trên truyền thông hay trong các phòng kín có ai đó thổi phồng vai trò của “các thế lực thù địch” đứng sau các cuộc biểu tình [tuy có thể cũng có những kẻ tát nước theo mưa]. Và cũng đừng ngạc nhiên khi mạng xã hội (MXH) cũng bị cho là thủ phạm [để thuyết phục các nhà lãnh đạo ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn]”, người còn được biết tới với tên gọi blogger Osin Huy Đức viết tiếp.
Một sự kiện gây nhiều chú ý trong cuộc xuống đường hôm 10/6 là chuyện “đám đông tràn vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận”.
Báo chí trong nước dẫn lời chính quyền cáo buộc người dân “đốt xe công” và “làm nhiều cảnh sát bị thương”, trong khi nhiều người biểu tình viết trên mạng xã hội rằng họ bị “vu khống”.
Nhiều cuộc tuần hành vẫn được tổ chức theo như kế hoạch dù chính phủ Việt Nam hôm 9/6 đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu.
Tuy nhiên, theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, “hoãn vẫn chưa đủ” mà Việt Nam “phải chính thức thông báo hủy ý định lập đặc khu”.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố sẽ giảm thời hạn cho thuê đất 99 năm nhưng không nói cụ thể về việc giảm này.
Trong cuộc trao đổi với báo chí hôm 7/6, ông Phúc từng nói rằng việc người dân, trí thức và người Việt ở nước ngoài góp ý về Luật Đặc Khu là “tinh thần yêu nước rất đáng hoan nghênh”.
Các cuộc xuống đường tuần hành chống Luật Đặc khu còn là dịp để người biểu tình lên tiếng về dự luật An ninh mạng dự kiến sẽ được mang ra biểu quyết vào ngày 12/6.
Trên Facebook cá nhân, tiến sĩ Jonathan London viết rằng “không có nước nào mà biểu tình được xem là phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề lớn và quan trọng trong xã hội”.
“Việc có biểu tình cuối tuần không chỉ phản ánh sự nghi ngờ và phẫn nộ của nhiều người mà phản ánh một thực thế lớn hơn mà đã biết quá lâu: người dân Việt Nam đã từ lâu mong, cần, và xứng đáng những quyết định quốc gia xuất phát từ những quá trình và thảo luận minh bạch, càng mang tính văn minh đa nguyên dân chủ càng tốt”, nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam này nhận định. “Như thế Việt Nam mới cất cánh”.
Theo ghi nhận của VOA tiếng Việt, các cuộc biểu tình của người Việt còn diễn ra ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ.
Biểu tình trên cả nước,
Đà Nẵng ôn hòa mà rầm rộ…
Khác với những cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc trên biển Đông, lần này, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều tổ chức biểu tình với qui mô lớn, nhỏ khác nhau. Trong cuộc biểu tình kêu gọi bỏ dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng lần này, ngoài những địa phương quen thuộc như Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang… Còn có thêm Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận và Đà Nẵng. Có thể nói hai cuộc biểu tình ở Bình Thuận và Đà Nẵng được xem là đặc biệt nhất trong đợt biểu tình ngày 10 tháng Sáu năm 2018 này.
Nếu cuộc biểu tình Sài Gòn rầm rộ và đông nhất so với cả nước, con số có thể lên đến 10 ngàn người, thì cuộc biểu tình tại thành phố Phan Rí, Bình Thuận lại cho thấy khí thế sục sôi của người dân nơi đây, một chủ tịch huyện định ngăn cản biểu tình đã bị đoàn biểu tình phản ứng và xô đẩy dẫn đến nguy cấp, phải đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn để cấp cứu. Riêng cuộc biểu tình tại thành phố Đà Nẵng được xem là mềm mại và chính quyền thành phố đã soạn sẵn một kịch bản cho biểu tình khá hợp tình hợp lý.
Tưởng chừng không có biểu tình
6h sáng, những người biểu tình đã có mặt rải rác ở khắp các ngã tư thành phố Đà Nẵng nhưng bên cạnh họ cũng có những tốp an ninh chìm, nổi theo dõi, bám sát họ. Các tuyến đường Trần Phú, Bạch Đằng đều có xe phá sóng, xe chống bạo động và xe bít bùng. Nhưng nhiều nhất vẫn là lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát 113.
Chúng tôi quyết định tuần hành và bày tỏ chính kiến, chúng tôi phản đối dự luật đặc khu và phản đối dự luật an ninh mạng. – Nhà văn Nguyên Ngọc
Dường như không khí biểu tình ở Đà Nẵng diễn ra rất chậm, khi mà trên các trang mạng xã hội đã đăng tin hầu hết các cuộc biểu tình ở các tỉnh thành khác. Đến 9h sáng, vẫn chỉ thấy không khí vắng lặng, an ninh bố trí dày đặc thành phố. Các điểm nhạy cảm ở Đà Nẵng như Công viên 29 tháng 3, Đài tưởng niệm 2 tháng 9, cầu Rồng, chân cầu Sông Hàn và chợ Hàn… được bố trí thêm an ninh, xe cơ động và xe phá sóng.
9h sáng, trong không khí im vắng và tưởng chừng như tuyệt vọng của thành phố Đà Nẵng, nhà văn Nguyên Ngọc, chia sẻ: “Chúng tôi quyết định tuần hành và bày tỏ chính kiến, chúng tôi phản đối dự luật đặc khu và phản đối dự luật an ninh mạng. Dự luật đặc khu gây ảnh hưởng đến an nguy quốc gia trầm trọng và dự luật an ninh mạng bóp chết mất quyền tự do phát biểu, quyền được nói của người dân. Điều này kéo theo hệ lụy đất nước sẽ thiếu sáng tạo và mọi thứ sẽ bị đẩy lùi vào quá khứ trong khi chúng ta cần phải bước về tương lai. Một dân tộc mà đi ngược với văn minh nhân loại thì hậu quả của nó thật là kinh khủng…!”.
Tiến sĩ Dân tộc học Mai Thanh Sơn, người từng nhiều lần kêu gọi sinh viên Đà nẵng biểu tình nhưng bị các quan chức trong đại học Đà Nẵng ngăn chặn, chia sẻ: “Trước đây tôi từng kêu gọi sinh viên các trường đại học hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhằm giữ cho bán đảo Sơn Trà được xanh, sạch, đẹp và đây mãi mãi là kho tạng trong lành của thành phố. Nhưng tôi bị một ông bên phòng công tác chị trị sinh viên ngăn chặn và khó chịu. Cuối cùng, tôi mới nhận ra là ngay cả việc kêu gọi biểu lộ lòng yêu môi trường theo sự khởi xướng của chính phủ cũng rất khó, huống chi kêu gọi sinh viên biểu tình yêu nước thì chắc khó hơn nhiều…”.
Biểu tình ôn hòa nhưng rầm rộ…
Tại Đà Nẵng, không khí vẫn trầm lắng, nhà văn Nguyên Ngọc quyết định làm một cuộc biểu tình mini tại trước quán cà phê với nỗi thất vọng như lời ông than thở là “thành phố này yên tĩnh quá!” thì bất ngờ có điện thoại báo tin đoàn biểu tình đã hình thành ở trước trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trên đường Bạch Đằng. Lúc đó, Đà Nẵng kẹt xe một cách lạ thường, chúng tôi vác máy chạy bộ lạn lách qua các con đường kẹt xe, luồn qua con hẻm giao giữa Trần Phú và Bạch Đằng thì gặp đoàn biểu tình đang giơ khẩu hiệu và hô to “Phản đối dự luật bán nước, phản đối dự luật bịt miệng, phản đối dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng!”.
Cuối cùng, tôi mới nhận ra là ngay cả việc kêu gọi biểu lộ lòng yêu môi trường theo sự khởi xướng của chính phủ cũng rất khó, huống chi kêu gọi sinh viên biểu tình yêu nước thì chắc khó hơn nhiều…”. – TS. Mai Thanh Sơn
Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành và hô khẩu hiệu đến trước chợ Hàn thì hầu như người nào hô to liền bị một tay bặm trợn xông vào gây sự, đánh đập, sau đó công an vào cuộc, bắt người gây sự bỏ lên xe và chở đi. Có đến hơn 10 lần diễn ra sự việc quấy rối, đánh người biểu tình và công an vào can thiệp. Đoàn biểu tình di chuyển theo dọc bờ sông Hàn, trên đường Bạch Đằng dưới sự giám sát của cả hàng trăm nhân viên công lực an ninh chìm, nổi và cảnh sát 113. Viên chỉ huy lực lượng 113 liên tục nói vào loa nhắc đoàn biểu tình giữ trật tự và đừng để bạo động xảy ra. Một số người đứng bên đường Bạch Đằng, ban đầu chỉ xem chơi, sau đó tham gia đoàn biểu tình để hô khẩu hiệu. Nhưng khi có “biến” thì họ lui lại làm “khán giả”.
Cùng lúc này, chúng tôi nhận được tin ở Hà Nội, đoàn biểu tình bị hành hung và bắt bớ… Cuộc biểu tình của đoàn thành phố Đà Nẵng kết thúc ở chân cầu Rồng sau nhiều sự cố kẻ lạ xông vào quấy phá người biểu tình. Thông điệp của đoàn biểu tình Đà Nẵng cũng như đoàn biểu tình Nha Trang, Hà Nội, Nghệ An và Đồng Nai đưa ra lần này là “bằng mọi giá bỏ qua luật đặc khu, bởi đó là thứ văn kiện bán nước, bỏ qua dự luật an ninh mạng vì đó là luật bịt miệng nhân dân”. Nhìn chung, không khí biểu tình lan tỏa và sục sôi tinh thần yêu nước!
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/mass-protests-06102018122127.html
Công an đàn áp
biểu tình phản đối luật Đặc khu và An ninh mạng
Hàng ngàn người từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam vào sáng ngày 10/6 đã đổ ra đường biểu tình phản đối luật đặc khu hành chính kinh tế (luật Đặc khu) và an ninh mạng được chính phủ trình quốc hội trong kỳ họp đang diễn ra tại Hà Nội.
Hình ảnh và video của những cuộc biểu tình cho thấy những người biểu tình mang theo các khẩu hiệu phản đối đề xuất cho thuê đất đặc khu lên đến 99 năm, phản đối cho Trung Quốc thuê đất.
Theo blogger Trương Duy Nhất, người tham gia biểu tình ở Sài Gòn, có khoảng 500 người tham gia nhóm biểu tình cùng blogger này tới trước Tổng lãnh sự Mỹ, sang nhà thờ Đức Bà tại trung tâm thành phố, với các khẩu hiệu ‘stop đặc khu’, ‘stop luật an ninh mạng’. Những người biểu tình hô to ‘vì độc lập, phản đối đặc khu’, ‘vì tự do, phản đối luật an ninh mạng’.
Theo các facebookers mà đài Á Châu Tự Do tiếp xúc được, có rất nhiều nhóm biểu tình ở Sài Gòn vào ngày 10/6.
Chính quyền đã huy động an ninh, công an đến đàn áp biểu tình. Các hình ảnh trên video cho thấy người biểu tình bị kéo lê trên đường phố và tống lên xe buýt đưa đi nơi khác. Theo Facebooker Dương Đại Triều Lâm, chính quyền đã huy động nhiều xe buýt để chở người bị bắt đưa về các phường ở quận 3 và quận 1. Nhà hoạt động Nguyễn Hương cho biết có hàng chục người đã bị bắt lên xe buýt và chở đi.
Nó bắt tôi lên xe, 6 thằng nó bắt tôi lên xe ở đường Lê Duẩn đó. 5, 6 thằng nó đánh đập tôi. Nhưng vì nó bắt thêm mấy người nữa nên tôi có cơ hội đạp cửa sau tôi vọt xuống. Nó đánh tôi gãy hai ba cái răng, đổ máu nhiều lắm. – Huỳnh Tấn Tuyên
Một người biểu tình ở Sài Gòn bị đánh đến đổ máu nhưng vẫn tiếp tục tham gia biểu tình là ông Huỳnh Tấn Tuyên, một Phật tử thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Tống Nhất ở Vũng Tàu cho đài ACTD biết qua điện thoại.
“Thực ra vai trò người biểu tình chúng tôi đi rất ôn hoà, không kích động gì hết. Nói chung chúng tôi cũng cố giữ cho ôn hoà. Nó bắt tôi lên xe, 6 thằng nó bắt tôi lên xe ở đường Lê Duẩn đó. 5, 6 thằng nó đánh đập tôi. Nhưng vì nó bắt thêm mấy người nữa nên tôi có cơ hội đạp cửa sau tôi vọt xuống. Nó đánh tôi gãy hai ba cái răng, đổ máu nhiều lắm”
Ông Huỳnh Tấn Tuyên cho biết ông tiếp tục biểu tình khoảng 20 phút nữa rồi đi về vì máu chảy qúa nhiều. Về đến Vũng Tàu, ông phải vào bệnh viện khâu vài mũi trên môi bị đánh tét.
Tạị Hà Nội, có khoảng 150 đến 200 người tham gia biểu tình ở khu vực trung tâm thành phố, theo nhà hoạt động Trịnh Hiển. An ninh và công an cũng được huy động để đàn áp biểu tình theo các hình ảnh và video lan truyền trên mạng. Nhà hoạt động Trịnh Hiển cho biết có ít nhất khoảng 10 người bị túm tóc, lôi lên xe buýt ngay trước tượng đài vua Lý Thái Tổ.
Biểu tình cũng nổ ra ở thành phố biển Nha Trang, Phan Rí và Nghệ An. Theo anh Bảo Vinh, một người biểu tình tại Nha Trang, người biểu tình mang theo cờ và khẩu hiệu tập trung tại Quảng trường 2/4 Trần Phú rồi đi tới Yersin, tới Mã Vòng đường 23 tháng mười giáp ranh với Lê Hồng Phong. Anh Bảo Vinh nói anh đi biểu tình vì lòng yêu nước:
“Em chỉ một lòng vì Việt Nam mình thôi, mình không có ý phản động chỉ có ý kiến, bức xúc về Việt Nam mình như vậy. Mình chỉ lên tiếng để Việt Nam mình được toàn vẹn, yên bề. Nói chung nếu mất nước cũng đâu được yên ổn gì’
Theo Facebooker Dương Đại Triều Lâm, đến khoảng 4 giờ chiều vẫn còn một nhóm khoảng 100 người biểu tình bị cô lập tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Đến cuối giờ chiều, Facebooker Nguyễn Lân Thắng cho biết những người bị bắt ở Hà Nội đã được thả ra.
Những cuộc biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng của người Việt cũng nổ ra ở một số thành phố khác trên thế giới từ ngày 8/6 đến ngày 10/6 như ở California, Mỹ, ở Đài Loan, Nhật Bản.
Luật đặc khu được chính phủ trình quốc hội kỳ này bị đông đảo người dân phản đối vì lo ngại điều khoản cho thuê đất 99 năm và nhà đầu tư Trung Quốc sẽ ồ ạt vào lấy đất. Nhiều người cho rằng các điều khoản trong luật chẳng khác nào nhượng địa.
Trong khi đó luật an ninh mạng cũng vấp phải sự phản đối rộng khắp của người dân trong nước, các tổ chức nhân quyền và chính phủ Hoa Kỳ vì cho rằng các điều luật đã gia tăng việc kiểm soát quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.
Từ ngày 6/6 đã có những lời kêu gọi biểu tình rộng khắp trên mạng internet phản đối hai dự luật này.
Trước những phản đối rầm rộ của người dân, vào sáng sớm ngày 9/6, ngay trước khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính phủ ra thông báo lùi thời hạn thông qua luật Đặc khu cho đến kỳ họp quốc hội kế tiếp.
Hai người bị cáo buộc kích động biểu tình
Công an tỉnh Bình Dương vào ngày 10 tháng 6 tiến hành bắt giữ hai người mà cơ quan chức năng cáo buộc bị tổ chức phản động dụ dỗ để rải truyền đơn trái phép, nhằm kêu gọi biểu tình tại Khu công nghiệp Sóng Thần ở thị xã Dĩ An.
Theo truyền thông trong nước, hai người bị bắt giữ là anh Trần Minh Huệ 37 tuổi và anh Nguyễn Đình Thành 27 tuổi.
Cơ quan Công an cáo buộc anh Huệ và anh Thành đã vào các trang web của các tổ chức phản động và thực hiện theo lời các tổ chức này để phát tán những truyền đơn kêu gọi người dân tham gia biểu tình gây rối trật tự công cộng.
Công an tỉnh Bình Dương cho biết anh Huệ bị bắt quả tang khi đang phát tán những tờ truyền đơn cho công nhân với nội dung “Kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối việc xem xét cho thuê đất tại đặc khu kinh tế”.
Trong khi đó, anh Thành bị bắt tại nơi cư trú lúc đang sao chép những bài viết sưu tập trên mạng có nội dung kích động biểu tình với số lượng lên đến 3.300 tờ.
Dù hai người bị bắt bị các tổ chức phản động dụ dỗ, nhưng các bản tin đều không cho biết đó là những tổ chức nào mà cơ quan chức năng Việt Nam gọi là ‘phản động’.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều người lên tiếng thể hiện không cùng quan điểm với đường lối của Nhà nước đều bị gọi là phản động, bị bắt giữ và trừng trị với tội danh gây rối anh ninh trật tự.
Năm 2017 và đầu năm 2018 được đánh giá là giai đoạn đàn áp nhân quyền trầm trọng nhất trong lịch sử nhân quyền vốn bị nói là nhem nhuốc của Việt Nam. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tháng 4 vừa qua đã công bố phúc trình về tình hình nhân quyền Việt Nam, trong đó lên án tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội, báo chí, tôn giáo, cũng như tình trạng tra tấn, đối xử tàn ác, hạ phẩm giá con người vẫn bị Việt Nam sử dụng với những tiếng nói bất đồng.
Công nhân Pouyuen
tiếp tục biểu tình chống Dự luật Đặc khu
Công nhân làm việc tại Công ty Pouyuen, ở thành phố Hồ Chí Minh, biểu tình lần thứ hai chống Dự luật Đặc khu vào ngày 11 tháng 6 năm 2018.
Đài RFA ghi nhận cuộc biểu tình của công nhân Công ty Pouyuen bắt đầu diễn ra vào khoảng 8 giờ ngày 11 tháng 6. Những người công nhân tham gia biểu tình cho biết mặc dù bị Cảnh sát Cơ động ngăn chặn không cho rời khỏi công ty, nhưng tất cả họ đã tràn ra đường và biểu tình trong ôn hòa.
Một nữ công nhân nói với RFA họ tiếp tục biểu tình với mong muốn Dự luật Đặc khu phải bị hủy bỏ:
“Tất cả mọi người ở đây không hài lòng, không ai chấp nhận điều luật đó, trừ khi Nhà nước có quyết định đồng ý hủy bỏ dự luật đặc khu thì người dân mới an lòng đi làm được. Công nhân chúng tôi cho dù một ngày cũng không đồng ý cho thuê. Nước của mình thì mình sử dụng, chứ sao cho nước khác vô sử dụng?”
Trong cuộc biểu tình vào ngày 11 tháng 6, đoàn biểu tình của công nhân Công ty Pouyuen không gặp trở ngại nào với các lực lượng vũ trang và cảnh sát giao thông giữ trật tự cho đoàn biểu tình.
Đến tầm sau 4 giờ chiều, vẫn còn nhiều công nhân tập trung trước cổng của Công ty Pouyuen.
Trước đó, vào trưa ngày 9 tháng 6, hàng ngàn công nhân của Công ty Pouyuen cũng đã đình công để phản đối Dự luật Đặc khu cho thuê đất 99 năm.
‘Sự ngộ nhận hiểu lầm dẫn tới hành động quá khích’
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng trong các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật.
Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’
LM Phan Văn Lợi: ‘Luật An ninh mạng 3 xâm phạm và 5 tác hại’
Phát biểu trước phiên họp tại Quốc hội hôm 11/06, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói về tình trạng một bộ phận nhân dân tụ tập đông người gây ách tắc giao thông và có những việc làm quá khích gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
“Qua đây chúng ta thấy việc Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn ở hội trường này đã lan tỏa trong đời sống nhân dân. Chỉ đáng tiếc là vấn đề đó bản chất đã làm cho nhân dân không hiểu đúng, bản chất của sự việc đã có sự hiểu lầm vấn đề.
“Từ đó có những hành động quá khích, không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng. Việc này đã gây ảnh hưởng tới trật tự trị an và như chúng ta đã theo dõi trên đài báo thì rất nhiều phản ứng từ người dân rất đáng lo.
“Do đó qua đây Quốc hội kêu gọi đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận. Quốc hội luôn luôn lắng nghe những ý kiến của nhân dân,” Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-44437930
Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’
Sáng 11/6, đại đa số đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đặc khu sang tháng Mười.
Kết quả này được công bố trong phiên họp sáng với nội dung chính bàn về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
423 đại biểu có mặt tại hội trường Diên Hồng tán thành việc lùi thời gian thông qua dự án luật, chiếm 85,63% tổng số đại biểu Quốc hội. Có 8 đại biểu không tán thành và 1 đại biểu không biểu quyết.
Bàn tròn BBC: Cuộc gặp Trump-Kim, hai dự luật và vụ Bình Thuận
Theo đó, dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được lui từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018).
Dự luật ‘mới, phức tạp, chưa có tiền lệ’
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Dự án Luật Đặc khu “là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ”, theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.
“Nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau”.
Đặc khu kinh tế: ‘Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ’
AI: Phải thách thức ‘đề xuất lạnh người’ của luật an ninh mạng
Ông Định cho biết tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh “không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm”.
Việc hoàn thiện dự thảo luật này là để “bảo đảm xây dựng thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia”, ông Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các việc cần làm là “tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập các đặc khu; quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai tại các địa bàn dự kiến thành lập đặc khu, tích cực triển khai các công việc chuẩn bị về nguồn lực, điều kiện bảo đảm để khi luật và các nghị quyết được Quốc hội thông qua có thể thực hiện được ngay.”
‘Dân bình tĩnh, tin vào Đảng’
Sáng 11/6, trước khi bước vào chương trình họp chính thức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “kêu gọi người dân bình tĩnh trước những thông tin tụ tập đông người tại một số địa phương ngày hôm qua 10/6”, theo truyền thông Việt Nam.
Bà Ngân nói tại một số địa phương hôm 10/6 xảy ra tình trạng “một bộ phận nhân dân tụ tập đông người gây ách tắc giao thông và có những việc làm quá khích.”
Bà nói nguyên nhân là do dân không hiểu đúng bản chất của sự việc và “không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng.”
Bà Ngân kêu gọi “nhân dân cả nước bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44434977
LM Phan Văn Lợi:
‘Luật An ninh mạng 3 xâm phạm và 5 tác hại’
Tina Hà GiangBBCvietnamese.com
Trả lời phỏng vấn của BBC, linh mục Phan Văn Lợi cho biết ông phản đối luật An ninh mạng vì luật này xâm phạm 3 quyền của người dân và gây 5 hậu qủa tác hại cho đất nước.
Hôm 10/6, Linh Mục Phan Văn Lợi phổ biến trên trang Facebook của ông một áp phích (poster), liệt kê 5 hậu qủa của luật An ninh mạng, nếu được thông qua.
Cùng ngày, Linh Mục Nguyễn Văn Lý gửi một email kêu gọi mọi người tiếp tục biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn Linh Mục Phan Văn Lợi để tìm hiểu quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam về dự luật này.
AI: Phải thách thức ‘đề xuất lạnh người’ của luật an ninh mạng
Bàn tròn: Cuộc gặp Trump-Kim, Luật An ninh mạng và vụ Bình Thuận
Luật An ninh mạng ‘thừa mà ảnh hưởng
HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’
Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ
Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN
Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ
BBC: Thưa linh mục,hôm 10/6, Linh Mục Nguyễn Văn Lý gửi một email kêu gọi mọi người tiếp tục biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Riêng linh mục cũng phổ biến những poster tỏ ý phản đối dự luật An ninh mạng. Vậy đó có phải là quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam?
LM Phan Văn Lợi: Theo như tôi biết thì email gửi đi chỉ là một hoạt động riêng của Linh Mục Lý, vì ông không nằm trong cơ cấu điều hành của giáo hội Công giáo.
Nằm trong ban điều hành của giáo hội công giáo thì phải là hàng Giám Mục của Hội Đồng Giám Mục hay nằm trong uỷ ban thí dụ như Uỷ ban Công Lý Hoà Bình vừa mới ra một cái thư về luật Đặc khu đấy.
Còn tôi thì có làm một cái poster trong đó nói lên 5 hậu qủa tác hại của luật An ninh mạng, nhưng đây là cái suy nghĩ của riêng tôi như là một linh mục, mà cũng là của một người tha thiết với những vấn đề của quê hương đất nước.
Tôi đã phổ biến poster này từ hôm qua lên Facebook, gửi qua email các nhà đấu tranh dân chủ trong nước cũng như những linh mục bạn của tôi, nói chung phổ biến khá nhiều rồi.
BBC: Theo linh mục thì người dân hay giáo dân có hiểu nhiều về luật An ninh mạng và tầm ảnh hưởng của nó nếu dự luật này được thông qua không?
LM Phan Văn Lợi: Nhiều giáo dân cũng chia sẻ với tôi băn khoăn của họ về luật An ninh mạng. Thứ nhất họ băn khoăn là vì ở Việt Nam này tất cả những cái mạng điện thoại di động đều bắt người ta phải đăng ký, phải khai tên tuổi, phải có chứng minh nhân dân, phải chụp hình nữa.
Cái đó khiến họ thấy một sự theo dõi ngày càng chặt chẽ của chính quyền đối với tất cả mọi người. Còn đi sâu nữa vào luật An ninh mạng thì có lẽ chỉ có những người lật những trang web đọc những bài viết về luật này thì họ mới thắc mắc.
BBC: Linh mục có cách nào để giải thích về luật này một cách rất bình dân để ai cũng có thể hiểu được không? Hỏi cách khác, linh mục thường giải thích về luật này với giáo dân như thế nào?
LM Phan Văn Lợi: Theo định nghĩa thông thường của các quốc gia thì luật An ninh mạng là luật làm ra để bảo vệ an ninh ở trên mạng cho người dân, chính quyền, hay cho những tổ chức. Tức là luật này chống sự xâm nhập của các hacker, của những kẻ lên mạng để tìm những cái mã số hay thông tin cá nhân của người khác để mà lợi dụng hay làm bậy. Nhưng luật An ninh mạng ở Việt Nam này thì hoàn toàn ngược lại. Nó là luật của đảng cộng sản, của một chế độ độc tài đảng trị luôn luôn băn khoăn về cái chuyện phải kiểm soát người dân về mọi phương diện.
Thành ra với tôi luật An ninh mạng của Việt Nam nó xâm phạm 3 quyền.
Thứ nhất là nó xâm phạm quyền riêng tư, do cái việc nhà cung cấp mạng phải xác thực thông tin người dùng, và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu, mà không qua toà án. Như vậy thì cơ quan chấp pháp có quyền yêu cầu thông tin cá nhân bất cứ lúc nào, mà không cần phải chứng minh là người đó có vi phạm pháp luật hay là không. Đó là xâm xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.
Thứ hai, luật An ninh mạng này xâm phạm quyền tự do ngôn luận, khi nó buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng, những thông tin mà cơ quan chấp xác định là xấu và phải xoá đi trên tài khoản người dùng, theo yêu cầu của họ, nhưng cùng một lúc lại phải đưa các thông tin đó cho công an. Trong khi đó thì các thông tin bị cho là xấu này được liệt kê rất mơ hồ. Ở tại Việt Nam này, những tội gọi là phản động, là chống lại chính quyền đều là rất mơ hồ, để nhà cầm quyền muốn diễn giải sao cũng được cả.
Thứ ba, luật An ninh mạng này xâm phạm, hay nói đúng hơn cướp đi quyền sử dụng internet của người dân. Khi mà nhà cung cấp dịch vụ mạng phải không được cung cấp hay phải ngừng cung cấp dịch vụ internet cho những cá nhân đăng tải lên mạng những thông tin mà nhà chức trách cho là thông tin xấu theo luật. Như vậy thì sao? Chỉ cần nhà chức trách cho là một cá nhân hay một tổ chức đăng những tin xấu tin độc thì họ sẽ bị mất quyền sử dụng internet.
HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’
VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?
‘VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’
Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet
Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
BBC: Thế còn những hậu qủa tác hại của luật An ninh mạng theo linh mục là gì?
LM Phan Văn Lợi:Luật An ninh mạng đưa đến 5 hậu qủa rất nguy hiểm. Thứ nhất, nhà nước sẵn sàng bịt miệng và bỏ tù tất cả những ai dám lên tiếng cho sự thật, đeo đuổi công lý.
Hậu quả thứ hai là luật An ninh mạng này sẽ làm cho sự phát triển đất nước và an ninh quốc gia bị tác hại, bởi vì người ta sẽ không còn cái quyền nói sự thật, và khi nhà cầm quyền không nghe sự thật, thì sẽ không biết cách để mà quản lý đất nước và điều hành xã hội, và người dân không biết sự thật thì mọi sự sẽ đảo lộn vì sự dối trá.
Linh mục Phan Văn Lợi sinh năm 1951 tại Thừa Thiên Huế.
1981-1988: Bị kết án tù
Đấu tranh vì tự do tôn giáo từ 2001
Hiện sống ở Huế, Việt Nam
Hậu quả thứ ba là khi nhà cầm quyền gây khó khăn cho những trang mạng xã hội như Facebook, Google, làm cho họ phải bị giới hạn này nọ, thì những cái giá trị cao đẹp của nhân loại, của thế giới văn minh sẽ bị chặn đường đi vào Việt Nam. Chúng ta ai cũng biết bây giờ internet là cái xa lộ thông tin, là cái kênh chuyển tải tất cả mọi điều xấu tốt của nhân loại, nhưng mà đó là một cái kênh cần thiết để mọi người có thể đón nhận những gía trị tốt đẹp từ mọi nơi hay biết về những cái xấu mà tránh.
Hậu quả thứ tư là khi mà các những trang mạng của thế giới văn minh bị gây khó khăn khiến họ phải quyết định rút lui, thì những trang mạng của Trung Quốc như Weibo chẳng hạn, sẽ có cơ hội vào Việt Nam. Nhưng đó không phải là trang mạng mà là những trang kiểm soát mạng. Không phải là trang mạng xã hội mà là trang kiểm soát người dân như hàng tỉ người Trung Quốc đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh kiểm soát.
Hậu quả thứ năm cũng là hậu quả ghê gớm nhất là nhà cầm quyền có thể ung dung gây ra tội bán nước, dâng đất, mà không hề bị ai chất vấn, bởi gì người ta không biết. Hay có biết thì cũng không có cách nào để bày tỏ sự phản đối, hay để thông báo cho nhau như người ta vẫn đang làm trên các trang mạng xã hội cho đến giờ.
BBC: Nói tóm lại theo linh mục thì đó là những lý do khiến ông phải lên tiếng yêu cầu quốc hội phủ quyết dự luật này?
LM Phan Văn Lợi: Đúng như vậy. Luật này sẽ được bỏ phiếu ngày 12/6. Theo tôi ngày nào dự luật này được thông qua, ngày đó là ngày thảm hoạ của Việt Nam.
BBC: Ngày mai là ngày 12/6 rồi. Theo linh mục thì quốc hội liệu sẽ có thông qua dự dự luật này không?
LM Phan Văn Lợi: Cái đó thì phải chờ đợi thôi. Kể ra thì trong hai tuần nay đã có không biết bao nhiêu là bài viết phân tích ở trên mạng về những tai hại của luật An ninh mạng.
Những người viết những bài viết đó ai cũng mong rằng các đại biểu có đủ sự sáng suốt và sự khôn ngoan để thấy được những tác hại bộ luật này sẽ gây ra, trước nhất là cho tổ quốc, cho người dân và cuối cùng là cho chính nhà câm quyền.
Người ta đã làm những gì có thể làm và bây giờ chỉ còn cách là chờ thôi.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44440599
7 tổ chức và gần 400 người ký kiến nghị
phản đối dự luật an ninh mạng của CSVN
Bảy tổ chức xã hội dân sự cùng gần 400 người Việt ở trong và ngoài nước Việt Nam đồng ký tên vào một kiến nghị phản đối dự luật an ninh mạng, dự trù được Quốc Hội CSVN bỏ phiếu thông qua vào ngày 12 tháng 6.
Bức thư gửi bà Ngân chủ tịch quốc hội CSVN, nói rằng những người ký tên dưới kiến nghị là những công dân Việt Nam đang sống trong và ngoài nước, yêu cầu các đại biểu không thông qua dự luật an ninh mạng, do các điều khoản trong dự luật không cho thấy những phương pháp hợp lý để bảo đảm an ninh trên mạng. Thay vào đó, dự luật lại tiềm ẩn khả năng vi phạm các quyền căn bản của công dân, như quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín. Nhà cầm quyền sẽ có quyền yêu cầu các công ty giao nộp thông tin của người dùng bất cứ lúc nào, mà không cần phải chứng minh người đó có vi phạm pháp luật hay không.
Dự luật cũng cản trở quyền tự do ngôn luận, khi các công ty cung cấp dịch vụ Internet buộc phải xoá những nội dung đăng tải trên mạng theo yêu cầu của bộ thông tin truyền thông hoặc bộ công an, bất kể các nội dung đó chưa được một tòa án nào xác định là phạm pháp.
Ngoài ra, dự luật định nghĩa một cách mơ hồ thế nào là thông tin “xấu, độc”, lại không có quy định hay thủ tục công bằng và minh bạch để người dân khiếu nại và bảo vệ ý kiến của mình. Chỉ cần nhà cầm quyền cho rằng một tổ chức hay cá nhân nào đăng tải thông tin bị cho là “xấu, độc” thì họ đã có thể bị tước quyền sử dụng Internet, trong khi đây là quyền căn bản của con người trong thế giới hiện đại và không thể bị tước bỏ.
Các tổ chức đứng tên trong kiến nghị bao gồm: Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Mạng Bauxite Việt Nam, Khối Tự Do Dân Chủ 8406, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, và Trung tâm âm nhạc và nghệ thuật thể nghiệm Đom Đóm.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/7-to-chuc-va-gan-400-nguoi-ky-kien-nghi-phan-doi-du-luat-an-ninh-mang-cua-csvn/
Trung Quốc cảnh báo
công dân của họ tại Việt Nam cẩn thận
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo công dân của họ tại Việt Nam sau khi xảy ra những cuộc biểu tình ở quy mô lớn tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam trong mấy ngày qua nhằm phản đối về Dự thảo Luật Đặc khu hành chính kinh tế cho thuê đất 99 năm. Theo nhiều người khi thông qua dự thảo luật này thì những đặc khu kinh tế đó sẽ rơi vào tay người Trung Quốc dẫn đến sự lệ thuộc mà những người phản đối gọi là ‘thảm họa Bắc Thuộc’.
Reuters loan tin vào ngày 11 tháng 6. Theo đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ra thông báo trên trang web rằng họ đang theo dõi sát những diễn tiến liên quan và nhắc nhở công dân Trung Quốc ở Việt Nam phải chú ý đến an ninh khi đi lại.
Thông cáo cũng đề cập đến các cuộc biểu tình bị cho là ” tụ tập đông người bất hợp pháp” với mục đích “chống Trung Quốc”.
Reuters cũng loan tin hơn 100 người biểu tình đã bị bắt và hàng chục cảnh sát bị thương tại một cuộc biểu tình lớn ở miền Trung Việt Nam hôm Chủ Nhật, một trong rất nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại các đặc khu kinh tế.
Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy xin hoãn thi hành án
Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy, người bị tuyên án 3 năm tù do phạm tội dâm ô đã xin hoãn thi hành án do sức khỏe kém. Luật sư của ông Thủy cho truyền thông trong nước biết hôm 11/6/2018.
Tờ Vietnamnet cho hay Tòa án Nhân dân (TAND) Thành phố Vũng Tàu đã gửi quyết định thi hành án đến các cơ quan chức năng và trong 7 ngày tới bị cáo Nguyễn Khắc Thủy sẽ bị bắt đi thi hành án.
Cũng theo tờ báo này, luật sư bào chữa của ông Thủy cho biết phía ông Thủy đã nhận được bản án giám đốc thẩm, còn quyết định thi hành án thì vẫn chưa nhận được, đồng thời cho biết thêm là hiện tại sức khỏe của thân chủ ông đang rất yếu và có chuyển biến xấu.
Tại phiên sơ thẩm 7/2017, bị cáo Thủy bị Tòa án Nhân dân TP Vũng Tàu tuyên 3 năm tù giam tội dâm ô, nhưng đến phiên phúc thẩm ngày 11/5/2018 thì TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên ông Nguyễn Khắc Thủy 18 tháng tù và cho hưởng án treo.
Sau khi truyền thông trong nước và dư luận nhiều nơi lên tiếng, ngày 15/5/2018, Tòa Tối cao rút hồ sơ vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em về xem xét lại và chiều 1/6/2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM quyết định tuyên hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tức tuyên phạt ông Thuỷ 3 năm tù.
Luật sư của ông Thủy cho báo chí trong nước biết rằng ông Thủy vẫn cho rằng mình bị oan.
Tướng quân đội CSVN trao đổi thuốc kích dục
trong trụ sở quốc hội
Giữa lúc nghị trường quốc hội CSVN nóng lên với các cuộc họp về dự luật đặc khu kinh tế và kế hoạch cho Trung Cộng thuê đất 99 năm, thì những vị tướng chóp bu quân đội dường như chỉ có mặt tại đó để trao tay nhau những hộp thuốc kích dục.
Báo mạng VietNamNet trong nước là cơ quan truyền thông đầu tiên đăng bức ảnh đại tướng Ngô Xuân Lịch, đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, và thượng tướng Võ Trọng Việt, đương kim chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Và Và An Ninh của Quốc Hội, trao tay nhau một chiếc hộp màu đen bọc giấy bóng. Dư luận trên mạng xã hội lập tức chú ý tới bức ảnh này, vì khi được phóng lớn, chiếc hộp màu đen này không là gì khác hơn loại thuốc Ottopin xuất xứ từ Nhật Bản, có tác dụng cường dương và trị yếu sinh lý cho nam giới.
Báo VietNamNet sau đó đã phải cắt bỏ phần ảnh liên quan đến hộp thuốc, nhưng các blogger Việt Nam đã kịp lưu lại ảnh gốc. Trong bức ảnh phóng lớn, hộp thuốc nhìn mới tinh và vẫn còn nguyên xi trong bao bì, chứng tỏ vừa mới mua. Thượng tướng Võ Trọng Việt cầm hộp thuốc một cách trân trọng trên cả hai tay, dường như đang giới thiệu về công dụng của “thần dược”. Ở phía đối diện, Đại tướng Ngô Xuân Lịch trong bộ quân phục 4 sao lắng nghe một cách chăm chú, mặt mày sáng rỡ như vừa được nhận “thuốc tiên”. Màn chào hàng thuốc kích dục diễn ra ngay bên trong trụ sở Quốc Hội.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/tuong-quan-doi-csvn-trao-doi-thuoc-kich-duc-trong-tru-so-quoc-hoi/