Tin Việt Nam – 10/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 10/06/2018

Việt Nam: Biểu tình và bắt bớ

Sáng 10/6, tại nhiều thành phố trên khắp Việt Nam, hàng ngàn người xuống đường phản đối dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu Kinh tế trong sự trấn áp của cảnh sát.

Hình ảnh đám đông người cầm biểu ngữ có dòng chữ phản đối hai dự luật tràn ngập Facebook từ sáng sớm 10/6.

Hiện chưa có báo nào của nhà nước Việt Nam đăng hình ảnh, thông tin về sự kiện này.

Biểu tình bùng nổ

Từ đầu giờ sáng đã có khoảng vài ngàn người tập trung tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội, mang theo các biểu ngữ phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế.

Một số người đã bị lực lượng an ninh bắt đưa lên xe. Người biểu tình bắt đầu tới nơi từ khoảng 8:30 sáng.

Luật sư Luân Lê phát trực tiếp trên Facebook cá nhân hình ảnh đám đông tụ tập ở Hồ Gươm với băng rôn, biểu ngữ.

Có thể thấy bóng áo xanh của lực lượng cảnh sát, an ninh đang đứng làm hàng rào tại đây.

Luật An ninh mạng ‘thừa mà ảnh hưởng nhân quyền’

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

Tại Sài Gòn, biểu tình bùng nổ tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ, bên ngoài Đại Sứ Quán Mỹ.

Người dân các tỉnh Vũng Tàu, Bình Dương và các vùng lân cận kéo về. Giới chức được cho là vẫn đang kiềm chế, kêu loa kêu gọi quần chúng giải tán ‘để giữ gìn an ninh trật tự’.

Giáo dân ở các giáo xứ tại Nghệ An cũng rầm rộ xuống đường.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội từ hôm 8/06 khuyến cáo các công dân Nhật tránh ra đường vào sáng 10/6 vì có biểu tình.

“Công dân Nhật: nếu không có việc gấp và đặc biệt bắt buộc phải ra ngoài thì không đi ra ngoài, đồng thời cũng không tới gần nơi có tập trung đông người, chú ý giữ gìn an toàn cho chính mình,” theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật.

Bạo lực

Có thông tin về việc công an bắt giữ người biểu tình ở Hà Nội và đánh người ở TP Hồ Chí Minh sáng 10/6.

Bạn đọc Mã Tiểu Linh gửi cho BBC hình ảnh một người biểu tình bị đánh ở Sài Gòn.

Ông Huỳnh Tấn Tuyên cầm băng rôn xuống đường ở khu vực Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi và bị đánh gãy răng.

Bắt bớ

 

Từ Sài Gòn, bạn đọc Tăng Hạ Đan Vy gửi cho BBC video clip bắt bớ được cho là quay tại khu vực đường Lê Duẩn và trước cổng Đại sứ quán Mỹ.

Hình ảnh từ video cho thấy một nhóm đông mặc đồng phục của lực lượng an ninh trật tự đang bắt giữ người biểu tình đưa lên xe bus.

Một hình ảnh khác cho thấy lực lượng này kéo lê một người trên đường.

Tăng Hạ Đa Vy nói công an không thể kiểm soát được dòng người biểu tình.

Tại Hà Nội, có tin đến khoảng 10 giờ thì cuộc biểu tình ở trung tâm Hà Nội bị giải tán.

Có mặt tại địa điểm biểu tình ở Hà Nội, ông Vũ Quang cho BBC biết khoảng 40 người đã bị lực lượng an ninh bắt đưa lên xe

Canh gác

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho BBC biết công an cho người canh gác tại nhà anh từ mấy hôm nay.

Trong hình ảnh anh Phương gửi cho BBC, có thể thấy một nhóm người mặc đồng phục đang ngồi cạnh các barier cơ động.

Anh Phương cũng cho hay anh nhận được thông tin một số nhà hoạt động khác như Lê Anh Hùng cũng bị theo dõi và canh gác nghiêm ngặt không cho ra khỏi nhà.

Biểu tình ở địa phương

Tin cho hay biểu tình cũng diễn ra tại nhiều địa phương khác như Nghệ An, Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết, Đồng Nai.

Video clip trên Facebook của Nguyễn Kim Hậu cho hay biểu tình diễn ra sáng 10/6 trước nhà hát Quảng Trường Biển Nha Trang.

Facebooker Kim Hậu viết trên trang cá nhân rằng từ 8:00, đoàn người di chuyển từ tháp Trầm Hương, tay cầm cờ đỏ sao vàng, tay cầm biểu ngữ giấy trắng chữ xanh, miệng hô vang Việt Nam muôn năm.

Biểu tình ở nước ngoài

Từ Hoa Kỳ, nhà báo tự do Bùi Văn Phú gửi BBC hình ảnh và thông tin về hoạt động biểu tình của cộng đồng người Việt Nam tại đây.

Cuộc biểu tình do Đoàn Thanh niên Cờ Vàng và của Ban Đại diện Cộng đồng Người Việt Bắc California tổ chức vào trưa ngày thứ Sáu 8/6/2018, thu hút trên 300 người Việt từ nhiều thành phố ở hai miền nam và bắc California tại cổng Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco.

Tham dự biểu tình có Nghị viên Tâm Nguyễn của thành phố San Jose, nghị viên Phát Bùi của thành phố Garden Grove, có các cựu tù nhân chính trị Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần cùng đại diện nhiều hội đoàn, đoàn thể từ bắc và nam California. Ông Phạm Hữu Sơn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Bắc California là trưởng ban tổ chức.

Biểu tình của người Việt cũng diễn ra tại Nhật Bản và Úc, Đài Loan.

Theo thông tin từ Nhà thờ Đào Viên Đài Loan, họp báo biểu tình của cộng đồng người Việt diễn ra tại văn phòng kinh tế Việt Nam sáng 10/6.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44428370

 

Biểu Tình Toàn Quốc

Chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng

Có thể đã tới hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình tại nhiều tỉnh thành để chống bán nước cho Trung Quốc qua hình thức cho thuê 3 đặc khu 99 năm, cùng lúc phản đối dự luật an ninh mạng siết tất cả các quyền còn lại của người dân trong việc tìm đọc thông tin mạng.

Sôi nổi nhất là biểu tình tại Sài Gòn, khi người dân bước vào nhiều cuộc biểu tình tại nhiều quận Sài Gòn.

Nhưng đông nhất có lẽ là cuộc biểu tình của “Công nhân công ty Pouyuen VietNam đình công biểu tình phản đối dự luật “Đặc khu”…” theo tường trình của nhà báo tự do JB. Nguyễn Hữu Vinh viết trên RFA.

Công nhân công ty Pouyuen VietNam tại khu Công nghiệp Tân Tạo biểu tình vào ngày 9/6/2018 (Photo: Courtesy JB Nguyễn Hữu Vinh/RFA)

Bản tin này viết:

“Trưa nay, 09/06/2018, hàng chục ngàn công nhân Công ty Pouyuen VietNam tại khu Công nghiệp Tân Tạo đã đồng loạt đình công và biểu tình phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng. Khoảng 50.000 công nhân đã đình công, hô vang khẩu hiệu phản đối bán nước với Luật Đặc khu.

Hoảng hốt trước sự phản ứng mạnh mẽ của công nhân tại đây (hiện Công ty này có khoảng 100.000 công nhân đang làm việc), nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng đến hiện trường hết sức đông đảo. Tất cả nhân viên văn phòng bị nhốt lại không cho ra ngoài.

Người biểu tình đã nghe có những tiếng súng nổ, chưa rõ mục đích và thương vong.

 

Công nhân đình công và biểu tình cho biết họ quyết tâm phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng. Chính những người công nhân tại đây đã hiểu rất rõ về thân phận người làm thuê và nhất là sự nhục nhằn của công nhân làm thuê cho các doanh nghiệp từ Trung Cộng cũng như những gì đã xảy ra đối với họ.”

Đọc thêm chi tiết ở đây: https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/worker-protest-new-bill-06092018152925.html

Bản tin BBC cho biết “Việt Nam: Biểu tình rộng khắp tại nhiều tỉnh thành”…

BBC viết:

“Tại nhiều thành phố trên khắp Việt Nam, hàng ngàn người xuống đường phản đối dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu Kinh tế

Từ khoàng 8 giờ 30 sáng, vài ngàn người tập trung tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội. Khoảng 40 người bị bắt

Tại Sài Gòn, biểu tình bùng nổ tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ, bên ngoài Đại Sứ Quán Mỹ

Giáo dân ở các giáo xứ tại Nghệ An cũng rầm rộ xuống đường.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội từ hôm 8/06 khuyến cáo các công dân Nhật tránh ra đường vào sáng 10/6 vì có biểu tình”…

Đọc thêm chi tiết ở đây:  https://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-44428861

Trên FB Mạnh Kim viết:

“Lần đầu tiên sau 43 năm có một sự kiện chính trị quần chúng chấn động toàn quốc. Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương… đều đồng loạt cất vang “Không Trung Quốc, Không đặc khu!”, “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”. Đây mới thật sự là ngày “thống nhất đất nước” và ngày mà người dân thật sự được “giải phóng” bằng sự giải phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não hàng chục năm. Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”. Lần đầu tiên, người dân đã đàng hoàng và đầy dũng khí gọi đích danh những kẻ rắp tâm luồn cúi ngoại bang và manh nha đưa voi về dày mả tổ. Đây sẽ là ngày mà chế độ nhận ra một thực tế: họ bị mất niềm tin nhiều như thế nào. Họ cũng phải thừa nhận một “thách thức” mà họ vĩnh viễn không bao giờ đạt được: “Bán nước” không dễ chút nào. Xin cám ơn tất cả cô bác và anh chị đã xuống đường ngày hôm nay. Xin cám ơn những giọt mồ hôi, và cả máu, đã đổ xuống ngày hôm nay. Xin nghiêng mình cám ơn tất cả!”

Chi tiết ở đây:

https://www.facebook.com/nguyen.manhkim?hc_ref=ARS0Wr32S37FZQFWEOkCi6VJ05l3ZJ2bFM7mJBWr4ywzXtceSpw42Q_MT20LOTXqQRo&fref=nf

Bản tin Dân Làm Báo viết:

…Tại Giáo xứ Vĩnh Hoà thuộc Giáo phận Vinh, từ sáng sớm bà con đã cầm các biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền dâng đất cho Tàu cộng. Hàng người người bao gồm mọi thành phần tuổi tác đã tuần hành qua các ngã đường và cất cao tiếng hát Trả Lại Cho Dân cũng như hô vang những khẩu hiệu “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam – Cho Trung Quốc thuê nước là bán nước”, “Luật đặc khu hành mục đích là để bán đất cho Trung Quốc”…

Tại Nha Trang, quê hương của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người bị tuyên án 10 năm tù vì đứng lên chống lại hiểm họa Tàu cộng và cũng là nơi đặc khu Bắc Vân Phong được lập ra để giao cho giặc ngoại bang, người dân đỗ xuống con đường Trần Phú dọc theo ven biển. Hàng ngàn người như con nước dâng tràn, tay trong tay biểu ngữ phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng. Khẩu hiệu đơn giản nhưng mạnh mẽ “Phản đối đặc khu”, “Đả đảo luật an ninh mạng”, “Đả đảo Tàu cộng xâm lược” được hô vang theo dòng người. Trước lòng yêu nước và khí thế dũng mãnh của người dân phố biển, lực lượng côn an, côn đồ dày đặc ở Quảng trường Mùng Hai tháng Tư đã phải bó tay thất thủ….

Tại đường Lê Duẩn (đối diện LSQ Hoa Kỳ), quận 1, SG, khoảng 500-600 người dân cũng đã xuống đường biểu tình từ lúc 8h sáng. Người dân mang nhiều băng rôn, khẩu hiệu nội dung phản đối Luật Đặc Khu. Cuộc biểu tình vừa nổ ra đã bị đàn áp. Một trong những người tham gia biểu tình cho hay, công an nhằm vào những người còn rất trẻ để đánh đập và cướp băng rôn, nhưng những bạn trẻ này vẫn tiếp tục giơ cao biểu ngữ bất chấp bị đàn áp….

xem tin chi tiết ở:

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/06/viet-nam-hai-ngoai-ong-long-bieu-tinh.html#more

Trong khi đó, Nguyễn Tuấn Khoa viết trên Báo Tiếng Dân:

…Hôm nay cuộc biểu tình đã nổ ra hầu hết các thành phố lớn cả nước. Đây là cuộc chiến điển hình giữa độc tài và dân chủ, giữa kẻ bán nước và người yêu nước, giữa tiểu nhân nham hiểm và quân tử không vũ khí tự vệ.

Theo quan sát của tôi, đây là cuộc biểu tình mà CSVN đã huy động tối đa lực lượng công an mà họ có trong tay. Công an ở các tỉnh nhỏ được tăng cường cho các thành phố lớn như Hà Nội Nha Ttrang, tpHCM. Số lượng công anchìm (nhưng rất dễ nhận ra) đông không kém lực lượng mặc sắc phục. TNXP vẫn làm công việc tay sai của CA.

Ở chiều ngược lại, đây là cuộc biểu tình đông nhất trong lịch sử biểu tình chống nhà cầm quyền VN, có rất nhiều gương mặt mới, quy tụ đủ các thành phần trong xã hội. Mặc dù không hội đoàn, không có thủ lãnh đứng ra dẫn dắt nhưng cuộc biểu tình đã tạo nên sức mạnh mà chưa bao giờ có được trong các cuộc biểu tinh trươc đó. Chính vì vậy mà cho đến 11g ngày 10/06/2018, CA có vẻ khá kiềm chế.

Có vài việc tấn công người biểu tình đến đổ máu và bắt người được ghi nhận. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đề phòng CACS có thể chơi trò bẩn, ném đá dấu tay để tạo cớ đàn áp biểu tình trong những giờ còn lại. Giang hồ có thể được sử dụng để thẳng tay đánh đập người biểu tình như CA vẫn thường dùng trong các lần trước…

Xem thêm chi tiết:  https://baotiengdan.com/2018/06/10/bo-chinh-tri-hay-cung-chung-toi-bao-ve-nuoc-viet/

XEM NHIỀU VIDEO BIỂU TÌNH ở YouTube:

https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAkIECAESAA%253D%253D&search_query=%22bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh%22

https://vietbao.com/a281998/bieu-tinh-toan-quoc-chong-du-luat-dac-khu-va-an-ninh-mang

 

Từ Đặc Khu Tới Đặc Khu

Trần Khải

Vậy là hoãn chuyện đặc khu kinh tế… Hiển nhiên là Đảng CSVN muôán câu giờ… bởi vì thấy phản ứng người dân  ngườøi người đều chống… Bởi vì làm 3 đặc khu là bán nước lộ liễu quá… không giấu ai được.

Bản tin Zing  ghi rằng: Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua luật đặc khu…

Bản tin naỳ viết:

“Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội lùi thông qua dự án luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 và không còn thời hạn thuê đất đến 99 năm.

Theo thông cáo được phát đi lúc 3h sáng 9/6, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

Việc đề nghị lùi thông qua dự án luật được thực hiện sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước.”

Nghĩa là không bác bỏ, mà chỉ hoãn thôi…

Trong khi đó, một bài viết ám chỉ rằng các nhóm lợi ích tư bản đỏ đang lèo lái hướng đi của chính phủ Hà Nội.

Bài viết trên VOV/Tia Sáng có nhan đề “Không để giới tài phiệt can dự sâu vào quản trị quốc gia” trong đó viết:

“Khi một quốc gia bị lợi ích của một số nhỏ người giàu và quyền thế nắm giữ thì thường đi vào ngõ cụt của sự phát triển.

Ở những quốc gia có nền quản trị bằng pháp luật yếu và quyền sở hữu tài sản không rõ ràng, nhóm nhỏ người giàu và quyền thế kiểm soát nguồn lực vật chất chính ở một đất nước. Họ cần mua hoặc tìm cách kiểm soát các lực lượng an ninh, tòa án, quan chức, truyền thông… để làm giàu và để bảo vệ tài sản của mình. Sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia có liên quan chặt chẽ đến việc thiết lập hệ thống có thể đảm bảo quyền sở hữu tài sản. Một thể chế như vậy mới có thể khiến Việt Nam bứt phá, và tránh đi vào ngõ cụt của sự phát triển do bị bòn rút kiệt quệ vì lợi ích cá nhân của một nhóm nhỏ giàu có và quyền lực.”

Câu chuyện đặc khu đã làm cả nước sôi sục… vì không ngời CSVN bán nước trắng trợn giữa ban ngày ban mặt như thế.

Bản tin VOA kể rằng  hôm 7/6, Báo Người Lao động trích lời Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nói: “Đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng về Luật Đặc khu; mong Tổng Bí thư nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc, vì chậm một chút cũng không sao.”

VOA kể thêm:

“Ông Lê Xuân Thân, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, được báo Tuổi trẻ trích lời nói: “Về các lo ngại về thời gian cho thuê đất quá lâu, Quốc hội đang có hướng bàn thời gian giao đất 70 năm – bằng thời gian theo Luật Đất đai hiện tại.”

Trong gần hai tuần qua, hàng loạt chuyên gia kinh tế như các tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia Phạm Chi Lan, luật sư Trương Thanh Đức, và nhiều đại biểu quốc hội liên tục nêu quan điểm răng mô hình đặc khu đã lỗi thời, khả năng thành công sẽ rất thấp.”

 

Trong khi đó, bản tin RFA kể về làn sóng phản đôái bằng: Kiến nghị, thư ngỏ…

Bản tin này viết:

“Nhiều tổ chức xã hội như Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam, và cả tôn giáo như Ủy Ban Công Lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong những ngày qua đã đưa ra Tuyên cáo, Thư Kiến nghị kêu gọi người khác cùng ký tên gửi đến Quốc Hội Việt Nam yêu cầu hoãn hoặc không bấm nút thông qua dự thảo luật về các đặc khu kinh tế mà cụ thể là Vân Đồn ở phía Bắc, Vân Phong ở miền Trung và Phú Quốc ở phía Nam.

Một số nhân sĩ- trí thức cũng có thư ngỏ riêng gửi cho lãnh đạo Việt Nam nêu rõ quan ngại của bản thân họ về những nguy cơ nếu Luật Đặc Khu được thông qua.

Lập luận chính yếu được nêu ra là ba địa điểm vừa nêu có vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc gia mà nếu giao cho nước ngoài một thời gian dài đến 99 năm, mà trong trường hợp này, khả năng rơi vào bẫy của nước láng giềng Trung Quốc là rất lớn. Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh qua kế hoạch “một vành đai, một con đường” được nêu rõ.

Trong bản tuyên cáo của Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam có đoạn nguyên văn: “Người Việt Nam trong và ngoài nước, bất kể thành phần nào, khuynh hướng nào, chúng ta phải cương quyết lên tiếng, cần phải có hành động cấp thời để cùng nhau “Cứu Dân Cứu Nước” nếu không, thế hệ chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và mang tội với thế hệ con cháu muôn đời sau.”…”

Trong khi đó, báo Người Lao Động  kể về kinh nghiệm đặc khu kinh tế của Cam Bốt, và không bao lâu, Cảng Sihanoukville trở thành thuộc địa của Hoa Lục, nơi tiền nhân dân tệ tràn ngập, và dân Campuchia vẫn nghèo thê thảm.

Bản dịch của báo Người Lao Động có nhan đề “Đặc khu kinh tế: Được và mất – Nhân dân tệ phủ kín Sihanoukville” trong đó viết:

“Hy vọng có thêm công ăn việc làm từ đầu tư Trung Quốc của cư dân Sihanoukville sớm lụi tàn. Thành phố biển đang “thay da, đổi thịt” chóng mặt của Campuchia dần biến thành một tiểu Trung Quốc.

Với sự đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc, các đặc khu kinh tế (SEZ) mọc lên dày đặc tại Campuchia. Tỉnh Sihanoukville với thủ phủ cùng tên hiện là khu vực có nhiều SEZ nhất tại quốc gia Đông Nam Á này.

Trong tổng số 7 SEZ ở đây, đặc khu Sihanoukville (diện tích hơn 11 km2) là lớn nhất và do Trung Quốc vận hành. 90% số công ty đang hoạt động trong đặc khu có tổng số vốn hơn 3 tỉ USD này là của Trung Quốc. Các công ty nói trên nhận được hàng loạt chính sách miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và ưu đãi thuế doanh nghiệp.

…Thành phố với chưa đầy 90.000 dân sẽ sớm có tới 30 sòng bài. 10 sòng bài trong đó mới khởi công xây dựng trong năm 2017, chủ yếu do người Trung Quốc sở hữu hoặc điều hành và cũng phục vụ cho khách Trung Quốc là chính…”

Vậy là kinh nghiệm vàng cho Việt Nam đó… Cứ nằm mơ đặc khu kinh tế mãi sẽ hỏng cả.

https://vietbao.com/a281990/tu-dac-khu-toi-dac-khu

 

Công an đàn áp

biểu tình phản đối luật Đặc khu và An ninh mạng

Hàng ngàn người từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam vào sáng ngày 10/6 đã đổ ra đường biểu tình phản đối luật đặc khu hành chính kinh tế (luật Đặc khu) và an ninh mạng được chính phủ trình quốc hội trong kỳ họp đang diễn ra tại Hà Nội.

Hình ảnh và video của những cuộc biểu tình cho thấy những người biểu tình mang theo các khẩu hiệu phản đối đề xuất cho thuê đất đặc khu lên đến 99 năm, phản đối cho Trung Quốc thuê đất.

Theo blogger Trương Duy Nhất, người tham gia biểu tình ở Sài Gòn, có khoảng 500 người tham gia nhóm biểu tình cùng blogger này tới trước Tổng lãnh sự Mỹ, sang nhà thờ Đức Bà tại trung tâm thành phố, với các khẩu hiệu ‘stop đặc khu’, ‘stop luật an ninh mạng’. Những người biểu tình hô to ‘vì độc lập, phản đối đặc khu’, ‘vì tự do, phản đối luật an ninh mạng’.

Theo các facebookers mà đài Á Châu Tự Do tiếp xúc được, có rất nhiều nhóm biểu tình ở Sài Gòn vào ngày 10/6.

Chính quyền đã huy động an ninh, công an đến đàn áp biểu tình. Các hình ảnh trên video cho thấy người biểu tình bị kéo lê trên đường phố và tống lên xe buýt đưa đi nơi khác. Theo Facebooker Dương Đại Triều Lâm, chính quyền đã huy động nhiều xe buýt để chở người bị bắt đưa về các phường ở quận 3 và quận 1. Nhà hoạt động Nguyễn Hương cho biết có hàng chục người đã bị bắt lên xe buýt và chở đi.

Nó bắt tôi lên xe, 6 thằng nó bắt tôi lên xe ở đường Lê Duẩn đó. 5, 6 thằng nó đánh đập tôi. Nhưng vì nó bắt thêm mấy người nữa nên tôi có cơ hội đạp cửa sau tôi vọt xuống. Nó đánh tôi gãy hai ba cái răng, đổ máu nhiều lắm. – Huỳnh Tấn Tuyên

Một người biểu tình ở Sài Gòn bị đánh đến đổ máu nhưng vẫn tiếp tục tham gia biểu tình là ông Huỳnh Tấn Tuyên, một Phật tử thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Tống Nhất ở Vũng Tàu cho đài ACTD biết qua điện thoại.

“Thực ra vai trò người biểu tình chúng tôi đi rất ôn hoà, không kích động gì hết. Nói chung chúng tôi cũng cố giữ cho ôn hoà. Nó bắt tôi lên xe, 6 thằng nó bắt tôi lên xe ở đường Lê Duẩn đó. 5, 6 thằng nó đánh đập tôi. Nhưng vì nó bắt thêm mấy người nữa nên tôi có cơ hội đạp cửa sau tôi vọt xuống. Nó đánh tôi gãy hai ba cái răng, đổ máu nhiều lắm”

Ông Huỳnh Tấn Tuyên cho biết ông tiếp tục biểu tình khoảng 20 phút nữa rồi đi về vì máu chảy qúa nhiều. Về đến Vũng Tàu, ông phải vào bệnh viện khâu vài mũi trên môi bị đánh tét.

Tạị Hà Nội, có khoảng 150 đến 200 người tham gia biểu tình ở khu vực trung tâm thành phố, theo nhà hoạt động Trịnh Hiển. An ninh và công an cũng được huy động để đàn áp biểu tình theo các hình ảnh và video lan truyền trên mạng. Nhà hoạt động Trịnh Hiển cho biết có ít nhất khoảng 10 người bị túm tóc, lôi lên xe buýt ngay trước tượng đài vua Lý Thái Tổ.

Biểu tình cũng nổ ra ở thành phố biển Nha Trang, Phan Rí và Nghệ An. Theo anh Bảo Vinh, một người biểu tình tại Nha Trang, người biểu tình mang theo cờ và khẩu hiệu tập trung tại Quảng trường 2/4 Trần Phú rồi đi tới Yersin, tới Mã Vòng đường 23 tháng mười giáp ranh với Lê Hồng Phong. Anh Bảo Vinh nói anh đi biểu tình vì lòng yêu nước:

Em chỉ một lòng vì Việt Nam mình thôi, mình không có ý phản động chỉ có ý kiến, bức xúc về Việt Nam mình như vậy. Mình chỉ lên tiếng để Việt Nam mình được toàn vẹn, yên bề. Nói chung nếu mất nước cũng đâu được yên ổn gì’

Theo Facebooker Dương Đại Triều Lâm, đến khoảng 4 giờ chiều vẫn còn một nhóm khoảng 100 người biểu tình bị cô lập tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà ở Sài Gòn.

Đến cuối giờ chiều, Facebooker Nguyễn Lân Thắng cho biết những người bị bắt ở Hà Nội đã được thả ra.

Những cuộc biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng của người Việt cũng nổ ra ở một số thành phố khác trên thế giới từ ngày 8/6 đến ngày 10/6 như ở California, Mỹ, ở Đài Loan, Nhật Bản.

Luật đặc khu được chính phủ trình quốc hội kỳ này bị đông đảo người dân phản đối vì lo ngại điều khoản cho thuê đất 99 năm và nhà đầu tư Trung Quốc sẽ ồ ạt vào lấy đất. Nhiều người cho rằng các điều khoản trong luật chẳng khác nào nhượng địa.

Trong khi đó luật an ninh mạng cũng vấp phải sự phản đối rộng khắp của người dân trong nước, các tổ chức nhân quyền và chính phủ Hoa Kỳ vì cho rằng các điều luật đã gia tăng việc kiểm soát quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.

Từ ngày 6/6 đã có những lời kêu gọi biểu tình phản đối rộng khắp trên mạng internet phản đối hai dự luật này.

Trước những phản đối rầm rộ của người dân, vào sáng sớm ngày 9/6, ngay trước khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính phủ ra thông báo lùi thời hạn thông qua luật Đặ khu cho đến kỳ họp quốc hội kế tiếp.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thousands-take-to-street-protesting-china-and-cyber-security-law-06102018070147.html

 

Công an Hà Nội đàn áp biểu tình chống luật đặc khu

Hà Nội– Trên các trang mạng xã hội vào cuối tuần này tràn ngập hình ảnh người dân Việt Nam cả nước biểu tình ở khắp ba miền: Sài GÒn, Đồng Nai, Nha Trang, Nghệ An, Hà Nội…Công an Hà Nội bắt giữ hơn một chục người biểu tình hôm Chủ Nhật 10 tháng 6, và tìm cách ngăn chặn những cuộc biểu tình tại những thành phố khác.

Người biểu tình phản đối dự luật cho mở những đặc khu kinh tế, mà họ sợ rằng sẽ bị thao túng bởi các nhà đầu tư Trung Cộng. Nhà cầm quyền CSVN hồi tháng 5 năm ngoái loan báo kế hoạch mở ba đặc khu kinh tế cung cấp cho giới đầu tư những điều kiện dễ dàng hơn và ít hạn chế hơn so với toàn quốc vào lúc này. Dự luật đặc khu không xác định rõ những nhà đầu tư nước ngoài nào sẽ được thuê đất tới 99 năm trong các đặc khu kinh tế, nhưng người biểu tình tố cáo rằng đây chẳng qua là cách đảng CSVN tìm cách bán đất cho Trung Cộng.

Người biểu tình tụ tập trên một con đường đông đúc gần Hồ Hoàn Kiếm, mang theo những biểu ngữ như “Không cho Trung Quốc thuê đất bất kỳ thời hạn nào”, “No China 99”, “Phản đối đặc khu”, v.v. Công an đã bắt hơn một chục người biểu tình lên xe chở đi đâu không rõ.

Những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra trong ngày Chủ Nhật tại nhiều thành phố khác trên khắp nước, và cũng bị công an đàn áp thẳng tay.

Trước sức ép của dư luận, nhà cầm quyền cộng sản vào khuya Thứ Sáu 8 tháng 6 có cuộc họp khẩn cấp, và đến 3 giờ sáng Thứ Bảy đưa ra tuyên bố dời lại ngày trình dự luật đặc khu ra Quốc Hội để biểu quyết thông qua, với lý do dự luật này cần được nghiên cứu thêm.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/cong-an-ha-noi-dan-ap-bieu-tinh-chong-luat-dac-khu/

 

Công nhân công ty Pouyuen VietNam

đình công biểu tình phản đối dự luật “Đặc khu”

JB. Nguyễn Hữu Vinh

Trưa nay, 09/06/2018, hàng chục ngàn công nhân Công ty Pouyuen VietNam tại khu Công nghiệp Tân Tạo đã đồng loạt đình công và biểu tình phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng. Khoảng 50.000 công nhân đã đình công, hô vang khẩu hiệu phản đối bán nước với Luật Đặc khu.

Hoảng hốt trước sự phản ứng mạnh mẽ của công nhân tại đây (hiện Công ty này có khoảng 100.000 công nhân đang làm việc), nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng đến hiện trường hết sức đông đảo. Tất cả nhân viên văn phòng bị nhốt lại không cho ra ngoài.

Người biểu tình đã nghe có những tiếng súng nổ, chưa rõ mục đích và thương vong.

Công nhân đình công và biểu tình cho biết họ quyết tâm phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng. Chính những người công nhân tại đây đã hiểu rất rõ về thân phận người làm thuê và nhất là sự nhục nhằn của công nhân làm thuê cho các doanh nghiệp từ Trung Cộng cũng như những gì đã xảy ra đối với họ.

Những người biểu tình cho biết, họ dự định sẽ kéo dài cuộc đình công biểu tình với khoảng 100.000 công nhân ở Công ty này sẽ tham gia.

Gần đây, Quốc hội Việt Nam, được cái gọi là Bộ Chính Trị chỉ thị thông qua “Luật đặc khu” mà nội dung là cho nước ngoài thuê đất đến cả trăm năm – điều ai cũng biết nước ngoài ở đây là Trung Quốc, được Dự luật ghi rằng “Nước láng giềng có đường biên giới chung với Quảng Ninh”.

Việc làm này của nhà cầm quyền đã chính thức xác nhận việc “Rước giặc vào nhà, rước voi về giày mả tổ” mà cha ông ta đã cảnh giác, dặn dò và nghiêm cấm từ xa xưa.

Những  âm mưu thôn tính đất nước Việt Nam của bọn bá quyền nước lớn Trung Quốc có từ ngàn đời nay và chưa bao giờ từ bỏ. Truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta đã ghi lại chí khí quật cường của dân tộc chống bành trướng Phương Bắc bằng những chiến công lẫy lừng.

Trong thời Cộng sản, âm mưu bán nước đang từng bước được thực hiện bằng con đường chính thức của đảng cộng sản bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là đưa đất nước chúng ta vào vòng nô lệ Trung Cộng.

Bắt đầu từ những hành động của chính quyền cộng sản như Công hàm 1958 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng ký dưới thời Hồ Chí Minh công nhận tuyên bố của Trung Cộng về lãnh hải, trong đó có tuyên bố chủ quyền cả những quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Tiếp theo là việc nhà cầm quyền CSVN đã im tiếng hùa theo khi Trung Cộng chiếm cướp Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Sau cuộc chiến năm 1979 và sau sự sụp đổ của hệ thống các chế độ Cộng sản trên thế giới, nhà cầm quyền Việt Nam đã hoảng hốt quay lại ôm chân Trung Cộng nhằm giữ ngai vàng thống trị của đảng Cộng sản.

Năm 1988, nhà cầm quyền CSVN đã im lặng để Trung Cộng chiếm hàng loạt đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí, nhà cầm quyền CSVN đã không cho những người lính nổ súng bảo vệ Tổ Quốc mình và biến 64 chiến sĩ thành bia đỡ đạn của quân Trung Cộng và đến nay vẫn mất xác.

Tệ hại hơn, nhà cầm quyền CSVN đã cố tình quên lãng và thậm chí ngăn cản những người dân yêu nước tưởng nhớ đến họ.

Năm 1999, Đảng CSVN đã tự quyền bí mật ký Hiệp định biên giới Việt – Trunng, tất cả những thông tin và hiệp định này đã bị giấu kín trước quốc dân đồng bào. Những người đòi hỏi sự minh bạch của bản Hiệp định này đều đã bị tống tù hoặc trấn áp không thương tiếc.

Kết quả là lãnh thổ Việt Nam bỗng dưng mất đi hơn 15.000 km2 trên bản đồ thế giới. Những địa danh quen thuộc ngàn đời nay như Ải Nam Quan, Bản Giốc… đã bị biến mất.

Kể từ đó, quá trình bán nước được thực hiện bằng nhiều hình thức, trên tất cả mọi mặt từ văn hóa, chính trị, kinh tế, ngoại giao…

Và để hợp pháp việc rước giặc vào nhà chiếm đóng những khu vực tối quan trọng đến An ninh, quốc phòng của đất nước – những tử huyệt – nhà cầm quyền CSVN đã tiếp tay cho giặc bằng các chính sách khác nhau trên mọi mặt.

Gần đây nhất là dự luật “Đặc khu kinh tế” với những điều khoản tạo cơ sở để Trung Cộng chiếm giữ đất đai Việt Nam hàng trăm năm được đưa ra.

Điều này đã làm dấy lên làn sóng căm phẫn và phản đối dữ dội trong khắp cả nước.

Mọi tầng lớp nhân dân từ trí thức đến nông dân, công nhân, từ nông thôn miền núi đến thành thị đều vô cùng phẫn uất và phản đối dữ dội. Hàng ngàn chữ ký được thu thập trong thư ngăn cản việc bán nước cho giặc dưới chiêu bài “làm kinh tế”.

Trên mạng xã hội, hầu hết đều tập trung vào việc phản đối dự luật này. Nhà cầm quyền CSVN đã hoảng sợ trước sự bất bình, phẫn nộ của người dân, do vậy đã quyết định lùi lại việc thông quan “Luật” này đợi một dịp thuận tiện sau khi thông qua cái gọi là “Luật An ninh mạng” nhằm bóp miệng người dân.

Một số người dân đã bị Công an gọi lên đồn “làm việc” vì dám quan tâm việc lãnh thổ., đất nước.

Và điều gì phải đến sẽ đến, không thể bóp chết lòng yêu nước của người dân, đồng loạt người dân đã lên tiếng.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/worker-protest-new-bill-06092018152925.html

 

Thấy gì từ quyết định hoãn thông qua

dự luật đặc khu kinh tế?

Hoàng Long

Quyết định của chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội lùi việc thông qua dự luật về đặc khu kinh tế sang kỳ họp kế tiếp cho thấy cường độ mãnh liệt của làn sóng phản đối đã buộc các nhà lãnh đạo phải nhượng bộ, ít nhất là trong thời điểm này. Nhưng các nhà quan sát và các nhà hoạt động cảnh báo đó chưa phải là thắng lợi cuối cùng mà có thể chỉ là một bước lùi tạm thời trong khi một luật gây tranh cãi khác đang sắp sửa được thông qua.

Văn phòng Chính phủ hôm thứ Bảy cho hay Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc – theo lịch trình lẽ ra được Quốc hội biểu quyết vào ngày 15 tháng 6 – từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV “để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.”

Chính phủ đề nghị lùi thông qua Luật Đặc khu, nhượng bộ trước phản đối

Bước đi này được đưa ra dường như để ứng phó với một làn sóng phản đối dữ dội từ công chúng đối với dự luật bị nhiều người cho là sẽ tạo điều kiện để người Trung Quốc đến thuê đất và chiếm giữ lãnh thổ của Việt Nam.

Đó là một phản ứng gần như đồng nhất, quyết liệt và ít thấy trong đời sống dân sự ở Việt Nam. Sự phẫn nộ lan tỏa khắp mọi tầng lớp nhân dân, chiếm lĩnh những dòng chia sẻ trên mạng xã hội và những cuộc trò chuyện ngoài đường phố.

“Xung quanh nhà tôi, tôi gặp một số người, họ nói là họ rất bức xúc, rất bức bối về chuyện này,” Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận chính trị và blogger thường xuyên của VOA, nói. “Và họ sẵn sàng đi biểu tình để phản đối việc thông qua một cách vội vã và hồ đồ dự luật đặc khu, bất kể là ai kêu gọi.”

Nhiều người dùng Facebook đã đổi hình đại diện và hình nền của mình sang những khẩu hiệu như “Không Đặc khu” hay “Chống 99 năm” – khoảng thời gian mà nước ngoài được phép thuê đất theo dự luật này. Trong một post nhận được hàng chục ngàn “like” và chia sẻ trên Facebook, MC Phan Anh – một người dẫn chương trình nổi tiếng – đòi Quốc hội trưng cầu dân ý về dự luật này.

Cường độ của làn sóng phản đối cho thấy rõ những chính sách của chính phủ có phần chắc sẽ khơi lên phản ứng dữ dội nếu bị nhìn nhận là làm lợi cho Trung Quốc, nước có lịch sử xâm lược Việt Nam hàng ngàn năm qua và hiện đang quyết liệt tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông.

Phản ứng đó bùng nổ khi người dân cảm thấy tiếng nói của họ không được Chính phủ và Quốc hội tôn trọng, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định.

“Điều đó được chứng minh bởi việc bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh Bộ Chính trị đã kết luận chuyện đặc khu rồi và không trái với Hiến pháp, cứ thế mà thông qua thôi không cần hỏi ý kiến nhân dân,” ông nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi nghĩ rằng nếu đảng và chính phủ cầm quyền không có động tác hoãn ngay dự luật đặc khu để nghiên cứu lại, điều chỉnh lại những chi tiết cực kì bất công, bất hợp lí thì có thể gây ra những hậu quả rất lớn về mặt xã hội, chính trị và kể cả quốc tế.”

Dù ông Dũng cho rằng việc hoãn lại dự luật này có ý nghĩa to lớn cho nỗ lực cất lên tiếng nói của người dân, một số nhà hoạt động lưu ý đó có thể chỉ là một thắng lợi tạm thời và là một “bước tạm lùi” của chính phủ khi vấp phải phản ứng gay gắt của công luận.

“Nó là động tác ‘rút củi đáy nồi,’” nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy viết trong một bình luận gửi cho VOA. “Nhà cầm quyền sẽ tìm cách khác chứ không thể không có đặc khu. Thực tế cho thấy, đảng Cộng sản Việt Nam họ đã làm gì thì làm cho bằng được, dù sớm hay muộn, chỉ trừ khi họ nhận thấy nếu cố kỉnh, có thể đe dọa đến sự tồn vong của họ.”

Tiến sĩ Dũng cho rằng chính phủ sẽ tìm cách “lách” vụ tranh cãi về dự luật đặc khu này giống như đã từng làm với vụ Đồng Tâm (trong đó người dân quyết liệt phản kháng việc cưỡng chế đất) hay vụ các trạm thu phí BOT bằng cách giao cho các bộ, ngành nghiên cứu.

“Nhưng mà cuối cùng sẽ trình lên y như cũ,” ông nói.

Dù sự phẫn nộ về dự luật đặc khu có thể sẽ tạm lắng dịu sau quyết định hôm thứ Bảy, một dự luật gây tranh cãi khác sắp sửa được thông qua vào ngày 12 tháng 6 mà dường như thu hút ít sự phản đối hơn. Giới hoạt động cảnh báo quyết định này của chính phủ là một sách lược nhằm xoa dịu dư luận để dọn đường cho Luật An ninh Mạng được thông qua, bất chấp những lo ngại mà các tổ chức quốc tế đã nêu lên về quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư.

“Người ta chưa mường tượng được những cái tác hại, những cái nguy hiểm của dự thảo luật an ninh mạng này đâu,” nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói với VOA. “Trong dự thảo luật an ninh mạng này có rất nhiều điều khoản vi phạm những quyền căn bản nhất của con người, vi phạm sự riêng tư, và thậm chí hạn chế sức sáng tạo của các công ty của người Việt Nam, ví dụ như là startup (công ty khởi nghiệp).”

Một thiếu tướng công an trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam vào tuần trước nói an ninh mạng là “không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình,” và rằng dự luật này sẽ giúp đảm bảo điều đó.

Nhưng đó chính là nỗi lo ngại của ông Tuyến, một người thường xuyên bày tỏ quan điểm bất đồng trên mạng. Mới đây trên trang Facebook của mình, nhà hoạt động này đăng một hình đại diện mà trong đó ông bị bịt miệng bằng một mẩu giấy có dòng chữ “Luật AN NINH MẠNG” kèm theo chú thích “Luật An ninh mạng = Bịt mồm dân. Phản đối!”

“Họ thông qua luật an ninh mạng này và nó có hiệu lực, sau này họ sẽ đề xuất luật đặc khu kia và khi đó không ai có thể có quyền nào mà dám ý kiến nữa,” ông nói với VOA.

https://www.voatiengviet.com/a/thay-gi-tu-quyet-dinh-hoan-thong-qua-du-luat-dac-khu-kinh-te/4431922.html

 

Ân Xá Quốc Tế: luật an ninh mạng Việt Nam

sẽ dập tắt tự do trên mạng

Dự luật an ninh mạng của Việt Nam sẽ cho chính phủ quyền lực vô hạn để kiểm soát khoảng không gian an toàn cuối cùng cho quyền tự do diễn đạt tại đất nước này, nếu quốc hội CSVN thông qua dự luật này vào ngày Thứ Ba 12/06.

Đó là nhận định của tổ chức Ân Xá Quốc Tế trong một thông cáo đưa ra hôm Thứ Bảy 9 tháng 6. Ân Xá Quốc Tế đã gửi một thư ngỏ cho những người đứng đầu các công ty Apple, Facebook, Google, Microsoft và Samsung nêu ra những mối lo ngại và hối thúc các công ty tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN.

Dựa trên luật an ninh mạng, nhà cầm quyền cộng sản có thể sẽ buộc các công ty công nghệ phải nộp những khối lượng dữ liệu khổng lồ, bao gồm thông tin cá nhân, và phải hợp tác với bộ thông tin truyền thông và bộ công an kiểm duyệt mọi nội dung do người dùng đăng tải.

Bà Clare Algar, giám đốc hoạt động toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế, nói rằng nếu luật này được thông qua, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ có quyền giám sát tất cả mọi điều người dân phát biểu trên mạng. Bà Algar xác định, Internet là khoảng không gian cuối cùng nơi công dân Việt Nam còn có thể bày tỏ ý kiến với một mức độ tự do tương đối. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, đạo luật này sẽ chấm dứt điều đó. Ân Xá Quốc Tế kêu gọi các thành viên Quốc Hội Việt Nam bỏ phiếu chống lại dự luật mà họ cho là “áp bức một cách sâu sắc”, đồng thời kêu gọi các công ty công nghệ thách thức dự luật “khiến lạnh gáy” này. Ân Xá Quốc Tế cho biết, họ đặc biệt lo ngại rằng các quy định trong Điều 8 và Điều 15 của dự luật có thể dẫn đến việc nhiều người dân bị buộc tội một cách tùy tiện do thi hành các quyền của mình, vì nhà cầm quyền chỉ dựa trên những vi phạm được định nghĩa hết sức mơ hồ và bao trùm, như “phủ nhận thành tựu cách mạng” hay “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/an-xa-quoc-te-luat-an-ninh-mang-viet-nam-se-dap-tat-tu-do-tren-mang/

 

AI: Phải thách thức

‘đề xuất lạnh người’ của luật an ninh mạng

Tina Hà GiangBBCvietnamese.com

nghệ phản đối và thách thức dự luật An ninh mạng của Việt Nam.

Dự luật này dự trù sẽ được mang ra biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Ba 12/6, với nhiều triển vọng được thông qua.Gọi đây là một dự luật với ”đề xuất lạnh người,” AI nhận định:

“Internet là không gian cuối cùng mà người dân Việt Nam còn có thể bày tỏ ý kiến của mình với một mức độ tương đối tự do. Luật này sẽ dứt khoát bóp nghẹt chút tự do đó. Chúng tôi kêu gọi các đại biểu quốc hội hãy bỏ phiếu chống lại bộ luật có tính cách đàn áp áp sâu sắc, và kêu gọi các công ty công nghệ hãy thách thức đề xuất lạnh người này.”

Trước đó một ngày, hôm 8/6, trả lời phỏng vấn của BBC, bà Minh Yu Hah, Phó giám đốc Đông Nam Á & Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế phát biểu:

“Dự thảo Luật An ninh mạng này mơ hồ một cách nguy hiểm, nó cho phép chính quyền biến người bày tỏ quan điểm thành tội phạm hình sự, và khiến người dân thực thi quyền tự do ngôn luận của mình có nguy cơ bị cầm tù tuỳ theo diễn giải của cơ quan công lực.”

Luật An ninh mạng ‘thừa mà ảnh hưởng nhân quyền’

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ

Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN

Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

‘Công ty công nghệ thành tai mắt nhà nước’

Trong khi bà Minh Yu Hah nêu câu hỏi “nếu luật này được phê chuẩn, thì vai trò của các công ty công nghệ trong việc hỗ trợ chính sách của chính phủ độc tài là gì?” thì một nữ đồng nghiệp, bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Ân xá Quốc tế, có thái độ cả quyết hơn.

Nhận định của bà Clare Algar được thông cáo báo chí của AI trích:

“Nếu luật này được thông qua, chính phủ Việt Nam sẽ được toàn quyền giám sát tất cả mọi điều người dân bày tỏ trên mạng. Chính phủ còn được cấp giấy phép để buộc các công ty công nghệ phải trao cho họ thông tin cá nhân của người dùng, và tóm lại, biến các công ty này thành tai mắt của nhà nước.”

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?

‘VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’

Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet

Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

Vài giờ trước khi gửi thông cáo báo chí, tổ chức Ân xá Quốc tế viết một loạt thư ngỏ cho giám đốc điều hành của các công ty Apple, Facebook, Google và Microsoft, và Samsung, tóm tắt những điểm họ cần quan tâm.

Thúc giục các công ty gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, AI viết trong thư ngỏ:

“Dự thảo luật an ninh mạng của Việt Nam giống y như – giống một cách đáng báo động – luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2017 của Trung Quốc. Luật này hợp pháp hóa những hành vi ngược đãi hiện tại của chính quyền, và biến các công ty công nghệ hoạt động ở Trung Quốc thành những đại diện giám sát của nhà nước.”

“Tương tự, ở Việt Nam, người dân có thể bị buộc tội một cách tuỳ tiện theo Điều 8 hoặc Điều 15 của luật, trong đó ghi những tội cực kỳ rộng và mơ hồ, như tội “phủ nhận thành tựu cách mạng” hay “gây hiểu lầm gây nhầm lẫn giữa nhân dân”.

Internet là không gian cuối cùng mà người dân Việt Nam còn có thể bày tỏ ý kiến của mình với một mức độ tương đối tự do. Luật này sẽ dứt khoát bóp nghẹt chút tự do đó. Chúng tôi kêu gọi các đại biểu quốc hội hãy bỏ phiếu chống lại bộ luật có tính cách đàn áp áp sâu sắc, và kêu gọi các công ty công nghệ hãy thách thức đề xuất lạnh người này.Tổ chức Ân xá Quốc tế

‘Phải phản đối và thách thức’

Giúp các công ty nói trên nắm vững nội dung dự luật An ninh mạng của Việt Nam, tổ chức Ân xá Quốc tế vạch ra:

“Nếu luật này được thông qua tuần tới, các công ty có thể được yêu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam, và cũng sẽ bị buộc phải chuyển cho chính quyền nhiều dữ liệu gồm các thông tin cá nhân, và kiểm duyệt bài đăng của người dùng, mà không có đủ các biện pháp để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của họ.”

“Hiện Việt Nam có hơn 60 người dùng internet, đa số có thể thực hiện quyền tự do phát biểu trên không gian mạng. Tuy nhiên, các nhà chức trách thường phản ứng gay gắt với những ai phê bình nhà nước – theo các báo cáo đã công bố – năm 2017 chính quyền Việt Nam đã bắt giữ gần 30 sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền.”

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi:

“Công ty của qúy vị có trách nhiệm tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Trách nhiệm này cao hơn yêu cầu pháp lý của các quốc gia. Điều này được ghi rõ trong Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (UNGPs).””Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi công ty của qúy vị thách thức dự luật An ninh mạng, và cho chính phủ Việt Nam biết sự phản đối vì nguyên tắc của công ty mình, trong việc thực hiện bất kỳ yêu cầu, hoặc chỉ thị nào vi phạm những quyền cơ bản của con người.”

“Các công ty công nghệ như bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo internet là một không gian an toàn, nơi mọi người ở Việt Nam có thể tự do phát biểu mà không sợ bị quyền giam giữ hoặc bị giám sát, theo dõi hàng loạt.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44428901

 

Tình Trạng Chuyển Nhượng Đất ‘Ngầm’ Ở Phú Quốc

Vẫn Phức Tạp

Giá đất trên đảo Phú Quốc, cả vùng ven biển lẫn vùng đồi, núi trọc, có thể nói là đang tăng từng ngày.

Trước thông tin huyện đảo Phú Quốc sẽ trở thành một trong 3 đặc khu kinh tế trong cả nước, nhiều nhà đầu tư đua nhau đổ tiền về đây làm dự án. Không chỉ giá bất động sản tăng cao mà tình trạng xây dựng sai phép, trái phép, không phép cũng xảy ra tràn lan, phức tạp trên huyện đảo này, theo báo SGGP online (SGGPO).

Theo một lãnh đạo huyện đảo này, các khu vực cận kề bờ biển đang trở thành trở thành điểm nóng bởi người người ồ ạt tìm đến mua bán đất. Dọc nhiều tuyến đường xung quanh thị trấn Đương Đông, xã Dương Tơ xuất hiện dày đặc những ki-ốt được gọi là văn phòng mua bán đất và giá đất trên đảo có thể nói là đang tăng từng ngày.

Cơn sốt giá đất không chỉ “nóng” ở vùng ven biển mà nay đã nhanh chóng lan sang đất trống ở đồi núi trọc. Những mảnh đất đồi từ lâu nay “cho không ai lấy” nay bỗng dưng được hét giá hàng tỷ đồng/ha. Theo đó, đất đồi ở những vị trí đẹp giáp biển, giáp đường lớn đã có người mua hết với giá khá cao.

Mặt khác, theo SGGPO, chính phủ thừa nhận tình trạng chuyển nhượng đất “ngầm” đã diễn ra ở đảo Phú Quốc mà vẫn chưa được phát hiện kịp thời, xử lý. Theo báo cáo, sau khi có thông tin về việc chuẩn bị thành lập đặc khu, tình hình “chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước tại đảo đã tăng ồ ạt.

Trước tiên là các trường hợp chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất đã làm thủ tục theo đúng quy định. Đó là, từ ngày 1-1-2017 đến 30-4-2018, có 5 đơn vị, tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích 8.5ha; và về hộ gia đình, cá nhân thì có 12,268 trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 699.96ha.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra trên địa bàn huyện đảo còn cho thấy, từ khi có thông tin chuẩn bị thành lập đặc khu, tình trạng vi phạm trong sử dụng đất đai trên phạm vi các khu vực dự kiến thành lập đã diễn biến phức tạp, nổi cộm là tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép sang đất phi nông nghiệp; lấn chiếm đất đai (nhất là lấn, chiếm đất rừng); chuyển nhượng quyền sử dụng đất không làm thủ tục theo quy định; mua bán trao tay, trong đó đa phần là đất không có giấy tờ, không rõ nguồn gốc; đồng thời tình trạng san lấp, phân lô, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp cũng xảy ra tràn lan, rối rắm.

Theo SGGPO, trên toàn tỉnh Kiên Giang chứ không riêng gì huyện Phú Quốc, việc chấn chỉnh quản lý đất đai cũng đang tiếp diễn. Các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng, đất đai, chặt phá và lấn chiếm đất rừng… cũng đang liên tục truy xét nhiều vụ việc nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể nào để công bố.

https://vietbao.com/a281975/tinh-trang-chuyen-nhuong-dat-ngam-o-phu-quoc-van-phuc-tap