Bán đảo Triều Tiên: Từ thù hận đến hòa giải và thoát Trung
Ngày 26 tháng Tư năm 1954, Hội nghị Genève khai mạc để giải quyết hai cuộc chiến lớn diễn ra sau khi Thế chiến 2 chấm dứt. Đó là chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Triều Tiên hoặc Cao Ly (Korea). Người dân miền Nam gọi đất nước họ là Hàn Quốc. Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên có sự tham dự của Trung Cộng cùng 4 Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An/LHQ. (Đến năm 1971, TQ mới chính thức trở thành ủy viên thường trực) Hai tuần lễ đầu, hội nghị thảo luận vấn đề TT. Các cường quốc quyết định duy trì nguyên trạng đình chiến được ký kết tại Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27/7/1953, chia cắt Triều Tiên mà không có một giải pháp chính trị nào để thống nhất Cao Ly. Quân LHQ tiếp tục hiện diện ở vĩ tuyến 38 để bảo vệ hòa bình cho bán đảo này.
Đúng 64 năm sau, chương sử cũ đã lật sang trang mới. Chín giờ rưỡi sáng ngày 27 tháng Tư vừa qua, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đứng chờ ở đường phân ranh biên giới hai nước ở Bàn Môn Điếm để chào đón lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Hai ông hớn hở bắt tay chào hỏi nhau. Ông Moon lên tiếng “Khi nào tôi sẽ thăm Bắc Triều Tiên?” Ông Kim đáp ngay “Vậy tại sao ngài không bước qua Bắc Hàn ngay bây giờ?” Ông Kim liền nắm tay mời ông Moon bước qua đường phân ranh biên giới đặt chân lên lãnh thổ miền Bắc. Cả hai tiếp tục trò chuyện, sau đó hai ông nắm tay nhau bước sang lãnh thổ Nam Hàn.
Sau lễ nghi tiếp đón, lãnh tụ hai miền Nam Bắc bước vào cuộc hội đàm kín ở Điện Hòa Bình, nằm trong khu Phi Quân sự ở Bàn Môn Điếm. Bên Nam Hàn có Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Suh Hoon và Chánh Văn phòng Phủ tổng thống Im Jong-Seok. Phía Bắc Triều Tiên có cựu Tổng cục trưởng Tình báo Kim Jong-chol và Kim Yo-jong, em gái Kim Jong-un. Cuộc họp kéo dài khoảng 100 phút, sau đó hai lãnh tụ rời phòng họp để dùng bữa ăn trưa riêng. Buổi chiều, hai lãnh tụ tiếp tục cuộc trao đổi riêng trong khoảng 90 phút, trước khi đưa ra tuyên bố chung.
Sau khi ký tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có buổi họp báo chung. TT Moon Jae-in cho biết hai bên đã nhất trí tiến hành phi hạt nhân hóa, chấm dứt xung đột quân sự, tiến tới xây dựng hòa bình vĩnh viễn. Ông cho biết DMZ (khu phi quân sự) một trong những biên giới nóng bóng nhất thế giới sẽ được chuyển thành khu vực hòa bình. Hàn Quốc và Triều Tiên đã thống nhất quyết tâm là sẽ chấm dứt tất cả những hành động thù địch trên không, trên biển và trên đất liền.
Đứng bên cạnh ông Moon trước Tòa nhà Hòa Bình, ông Kim cũng đề cao hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và nói rằng ông đã chờ đợi cuộc họp này từ rất lâu: “Chúng tôi nhận ra rằng mình đã mỏi mệt với cảnh đổ máu và chúng ta không thể bị chia cắt nữa. Chúng ta vốn là một nước. Chúng ta không phải là một dân tộc chủ trương đối đầu với nhau mà nên sống trong sự hòa hợp. Chúng ta thực ra là anh em chung dòng máu. Chúng tôi hy vọng có thể mở được một con đường mới để đến với nhau và mở ra một tương lai. Và đó là lý do vì sao tôi đến Hàn Quốc, bước qua đường giới tuyến quân sự. Con đường mà tôi đã đi qua ngày hôm nay, tôi chân thành hy vọng rằng mọi người Triều Tiên và Hàn Quốc đều có thể sử dụng con đường này. Chúng ta sẽ có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên mà không phải lo sợ chiến tranh”,
“Tôi hy vọng sẽ viết một chương sử mới giữa hai nước và đây là khởi điểm của chúng ta. Hai bên sẽ có một khởi đầu mới. Đã mất đến 11 năm để chờ điều này xẩy ra (ý nói khoảng thời gian từ hội nghị thượng đỉnh năm 2007 đến nay) Khi bước sang biên giới, tôi đã tự hỏi tại sao lại mất nhiều thì giờ đến thế. Thông qua cuộc họp hôm nay, tôi hy vọng chúng ta sẽ không trở lại giai đoạn như trước một lần nữa và những điều mà đôi bên cùng đồng ý nhưng chưa được thực hiện sẽ không xẩy ra một lần nữa”.
Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ ký kết một hiệp định hòa bình, chính thức chấm dứt chiến tranh vào cuối năm nay. Thông tin này được nguyên thủ hai nước đưa ra trong Tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh Liên Triều 27/4. Văn kiện mang tên “Tuyên bố Bàn Môn Điếm và Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên”. Tuyên bố nêu rõ: “Hai lãnh đạo chính thức tuyên bố rằng sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và một thời đại hòa bình mới đã bắt đầu. Hai bên sẽ thúc đẩy hội đàm 3 bên Triều-Hàn-Mỹ và hội đàm 4 bên Triều-Hàn-Mỹ-Trung, thực hiên phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, tiến hành đàm phán quân sự vào tháng 5 tới và ngưng tuyên truyền chống phá ở biên giới từ ngày 1/5”.
Sáu giờ 30 chiều, Tổng thống Nam Hàn mở tiệc khoản đãi phái đoàn Bắc Triều Tiên, có phu nhân lãnh tụ Bắc Triều Tiên là bà Ri Sol-ju và phu nhân tổng thống Nam Hàn Kim Jung-sook tham dự. Tan tiệc, phái đoàn hai nước bắt tay từ giả, rời khỏi khu Phi Quân sự và hội nghị thượng đỉnh kết thúc.
Giới truyền thông quốc tế nhận định, về mặt không khí và hình ảnh trước mắt công chúng thì cuộc họp thượng đỉnh này được nhìn nhận là thành công. Ông Harry Sa, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore nhận xét: sự thân thiện và mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo hai quốc gia thù địch “đã vượt quá sự mong đợi” và cuộc gặp có nhiều những khoảnh khắc khó quên với những bức ảnh lịch sử. Tuy nhiên ông lưu ý rằng “Còn lâu mới đạt được hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên” vì những nhượng bộ của ông Kim “không có gì mới mẻ”, trước đây họ đã từng ký kết như vậy, nhưng không thực hiện.
Một phân tích khác của ông Victor Cha, Giám đốc chương trình Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Hoa Thạnh Đốn cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều lần này cũng như cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới, đã làm nguội căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một cách đáng kể và giúp cho Hoa Thạnh Đốn và Bình Nhưỡng tránh được viễn cảnh xung đột. Tuy nhiên, ông hoài nghi bầu không khí hòa bình mới được tạo dựng này không biết sẽ được duy trì trong bao lâu?
Về phần người viết, trước khi đưa ra nhận định của mình, chúng tôi xin đề cập đến nguyên ủy cuộc chiến, chiến tranh Triều Tiên kết thúc ra sao hồi năm 1953 và những gì xảy ra tiếp theo giữa Liên Xô, Trung Cộng và Hoa Kỳ trong thời chiến tranh lạnh. Và những yếu tố nào đã góp phần đưa đến kết cục ngày hôm nay?
Sau khi Đức đầu hàng, các nước Đồng minh thắng trận họp nhau tại Potsdam (Đức) từ 16/7 đến 2/8/1945. Họ quyết định quân Liên Xô và Mỹ tạm thời chiếm đóng Triều Tiên,lấy vĩ tuyến 38 làm phân ranh trong khi chờ đợi thành lập một chính phủ dân chủ thống nhất. Mười ngày sau khi Nhật đầu hàng (15/8/1945) Hồng quân Liên Xô đã tiến sát đến vĩ tuyến 38 trong khi quân Mỹ mãi đến ngày 8/9/1945 mới đổ bộ vào phần đất phía nam Cao Ly.
Cuối năm 1945, đại diện Tam cường Đồng minh là Anh, Mỹ, Liên Xô gặp nhau tại Moscow, họ chấp nhận thành lập Chính phủ Lâm thời Triều Tiên đặt dưới sự ủy trị của 4 cường quốc Anh, Mỹ, Nga và Trung Hoa (Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch) trong thời gian 5 năm. Ủy ban Hổn hợp Nga Mỹ đã có nhiều cố gắng để thống nhất Triều Tiên nhưng vì quan điểm hai bên có nhiều điểm cách biệt, nhất là việc thực thi dân chủ và tự do tại bán đảo này. Vì vậy Triều Tiên vẫn tiếp tục bị phân chia với vùng nộng nghiệp ở phía Nam và vùng kỹ nghệ dồi dào tài nguyên ở phía Bắc.
Tháng 7/1947 sau những cố gắng bất thành, Hoa Kỳ không còn hy vọng giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng con đường đàm phán tay đôi với Liên Xô nên quyết định giao vấn đề này cho Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó Liên Xô đề nghị quân đội hai nước chiếm đóng đồng rút ra khỏi bán đảo này.
Tháng 11/1947 Đại hội đồng LHQ thông qua quyết nghị thành lập một Ủy ban lâm thời để giải quyết vấn đề Cao Ly. Ủy ban sẽ tổ chức một cuộc tuyển cử tự do để thành lập chính phủ thống nhất Triều Tiên. Quân chiếm đóng sẽ rút khỏi Cao Ly sau khi chính phủ dân cử thành hình. Đầu năm 1948, Ủy ban LHQ được cử đến Hán Thành (Seoul) giám sát cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến. Liên Xô từ chối không cho Ủy ban này vào khu vực do họ chiếm đóng.
Tháng 5/1948 trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội Lập hiến Nam Triều Tiên đưa đề nghị mời chính quyền Bắc Triều Tiên cử đại biểu tham dự. Lời mời không được trả lời. Tháng 8/1948 Quốc hội Nam Triều Tiên tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân Quốc sau này) cử Bác sĩ Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) làm tổng thống. Tháng sau tại Pyongyang (Bình Nhưỡng) Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên ra đời, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập dưới sự lãnh đạo của một chiến sĩ CS, nguyên là sĩ quan Hồng quân LX là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung).
Cuối năm 1948, Đại hội đồng LHQ biểu quyết thu nhận Cộng hòa Triều Tiên vào tổ chức quốc tế này. Đại biểu Liên Xô cũng đưa đề nghị yêu cầu thu nhận Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào LHQ. Đề nghị của Liên Xô không được đa số ủng hộ, LX liền dùng quyền phủ quyết không cho Cộng hòa Triều Tiên gia nhập LHQ.
Đến giữa năm 1949, sau khi quân đội Liên Xô và Mỹ hoàn toàn chấm dứt việc chiếm đóng Triều Tiên, những cuộc giao tranh bắt đầu xảy ra dọc theo vĩ tuyến 38. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi Mao Trạch Đông chiến thắng ở Hoa Lục hồi đầu tháng 10/1949. Lúc bấy giờ Stalin tin tưởng ở tinh thần đoàn kết quốc tế của khối CS nên tạm thời chấp nhận một sự phân công: Liên Xô phụ trách châu Âu, giao Trung Cộng phụ trách khu vực châu Á.
Để chống lại các nước liên kết với Mỹ hoặc các nước không cộng sản khác, Stalin cổ vũ chiến tranh giải phóng và kêu gọi các đồng chí Quốc tế CS đã được huấn luyện ở Moscow hoặc Hoa Lục dấy lên các phong trào chiến tranh du kích và bằng tất cả phương thức nào sẳn có kể cả chiến tranh qui ước để chận đứng kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Còn Mao Trạch Đông có tham vọng trở thành lãnh tụ Phong trào Cách mạng vô sản ở phương Đông. Nơi đây có nhiều thuộc địa và cuộc tranh đấu giành độc lập đang bộc phát mạnh mẽ, Mao hy vọng thời cơ đã đến để cùng các “đồng chí” lãnh đạo các Đảng CS ở đây thực hiện con đường Lenin và Quốc tế 3 đã vạch ra từ năm 1919 tại Đại hội Đại biểu các tổ chức Cộng sản Đông phương: “Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của Cách mạng vô sản, sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa đế quốc thế giới”.
Cách mạng TQ thắng lợi một cách nhanh chóng không giống thắng lợi ở Đông Âu do Liên Xôsắp đặt đã chứng minh cho luận thuyết của Lenin: “Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, có thể tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong từng nước riêng biệt”, trái với lập luận của nhóm cơ hội trong Quốc tế II thường cho rằng: “Cách mạng vô sản chỉ có thể thắng lợi khi nó được tiến hành đồng loạt trong một số nước phương Tây”. Lý luận này đã ảnh hưỏng đến đường lối chiến lược của Mao. Trung Cộng không thể chịu một số phận như Đông Âu trong thời điểm “gió Đông thổi bạt gió Tây”. Tám năm sau, tại hội nghị Bộ Chính trị Đảng CS/TQ tháng 8/1965, Mao tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh ở Đông Nam Á để “đương đầu với khối Liên Xô/Đông Âu. Gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”.
Đường lối của Mao là lấy sức mạnh của chiến tranh nhân dân làm đòn xeo, lấy sức mạnh của đông đảo nông dân làm chủ lực, lấy khu vực rộng lớn của vùng rừng núi nông thôn làm căn cứ địa để bao vây thành thị để tiến tới giành toàn bộ chính quyền. Mao quyết tâm ủng hộ các đảng cộng sản anh em ở các nước nông nghiệp Đông Á hình thành sức mạnh của Phong trào vô sản ở phương Đông, lấn áp phe Xã hội chủ nghĩa ở phía Tây, tiến lên lãnh đạo Quốc tế CS để đương đầu với chủ nghĩa đế quốc thế giới.
Để thực hiện ý đồ này, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã ủng hộ “đồng chí” Kim Nhật Thành ‘viện Triều đả Mỹ” bất kể tinh thần Hiệp định Potsdam. Và ở phía Nam, họ công nhận chính VNDCCH của ông Hồ Chí Minh, cho tới lúc bấy giờ vẫn chưa được một quốc gia nào công nhận kể cả Liên Xô. Mao ra sức chi viện dồi dào cho “đồng chi” Hồ Chí Minh chống thực dân Pháp giành độc lập cho Việt Nam.
Mưu đồ bành trướng ảnh hưởng để tranh quyền lãnh đạo Thế giới cách mạng của Mao không qua mặt được Stalin. Đầu năm 1950 khi Mao đến Moscow ký Hiệp ước hữu nghị Xô Trung, Stalin phân tích cho Mao thấy rằng mục tiêu hàng đầu của Mỹ hiện nay là dồn nổ lực giúp Nhựt tái thiết và phát triển sau chiến tranh. Đối với bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ không có quyền lợi gì đáng kể trên vùng đất bị chia cắt này nên đã rút hết quân chiếm đóng từ tháng 7/1949. Thâm ý của Stlain là muốn đẩy Mao nhảy vào Triều Tiên để đụng độ với Mỹ. Cuộc chiến bùng nổ sẽ làm cho Trung Cộng phải lệ thuộc vào Liên Xô, đồng thời làm cho Mỹ suy yếu vì vướng chân vào cuộc chiến mới. Lợi dụng cơ hội này Liên Xô vừa củng cố lực lượng vừa áp lực Mỹ ở châu Âu, địa bàn chiến lược có tínhchất quyết định đối với hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới do Liên Xô lãnh đạo.
Khi về nước Mao điều động gần nửa triệu quân từ các tỉnh Hoa Nam và Hoa Trung kéo về Mãn Châu, áp sát biên giới Triều Tiên. Năm năm sau ngày Thế chiến II chấm dứt, nguy cơ chiến tranh mới lại bày ra trước mắt các dân tộc, xuất phát từ mâu thuẫn về quyền lợi của các nước cộng sản, trái với lập luận của Lenin cho rằng chính những mâu thuẫn về quyền lợi của bọn đế quốc là mầm móng gây ra chiến tranh.
Cuối tháng 5/1950, phe ôn hòa thắng lớn trong cuộc tuyển cử ở Nam Hàn, phe cực hữu của TT Lý Thừa Vãn mất đa số ghế ở Quốc hội. Nhân dịp này chính phủ CS miền Bắc đưa đề nghi: Quốc hội hai miền Nam Bắc họp chung để thương lượng việc thống nhất đất nước, nhưng họ không chịu đàm phán với chính phủ Lý Thừa Vãn. Lợi dụng sự yếu thế của Lý Thừa Vãn, công quân bắt đầu mở cuộc tấn công.
Sáng sớm ngày 25/6/1950, 8 sư đoàn CS Bắc Triều Tiên bất thần mở ba mặt trận vượt vĩ tuyến 38 tấn công 11 vị trí ở phía Nam. Ngay sau đó tổng thống Mỹ Harry Truman không kịp tham khảo ý kiến Quốc hội, ra lịnh tướng MacArthur tiếp vận chiến cụ khẩn cấp cho Nam Hàn và điều động Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan để bảo vệ quần đảo này. Đồng thời do đề nghị của Ngoại trưởng Dean Acheson, TT Truman chỉ thị Bộ ngoại giao đưa vấn đề Bắc Hàn xâm lăng ra Hội đồng Bảo An. Ông tuyên bố: “Cuộc tấn công vào Cao Ly cho thấy không còn ai nghi ngờ gì nữa là sau khi dùng sự dấy loạn, bây giờ cộng sản trắng trợn dùng đến cả xâm lăng võ trang và chiến tranh nữa”.
Buổi chiều cùng ngày, do yêu cầu của TTK/LHQ Trygve Lie, Hội đồng Bảo An nhóm phiên đặc biệt. Hội đồng thông qua bản quyết nghị “Hòa bình đã bị phá vỡ tại Triều Tiên” và kêu gọi hai bên ngừng bắn, triệt thoái quân Bắc Triều Tiên ra khỏi vĩ tuyến 38. Hai hôm sau, HĐBA thông qua một quyết nghị nữa kêu gọi các quốc gia hội viên LHQ đến cứu nguy Nam Hàn. Sau lời kêu gọi của HĐBA, có 42 quốc gia tự nguyện gởi quân hoặc tiền bạc đóng góp cho nổ lực quốc tế tại Nam Cao Ly để chận đứng sự xâm lăng của CS Bắc Hàn.
Trong khi tình hình Triều Tiên sôi động, Moscow không ngớt kêu gọi “các nước anh em ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng tổ quốc của nhân dân Triều Tiên”…Nhưng tại LHQ, phái đoàn Liên Xô lại im lặng, vì trước đó họ quyết định tẩy chay HĐBA để phản đối các thành viên klhác về vấn đề Bá Linh. Dựa vào đó, Liên Xô vắng mặt có lý do để tránh lâm vào một tình huống khó xử. Nếu bỏ phiếu thuận cho quân LHQ -90% là quân Mỹ, can thiệp vào Triều Tiên. Liên Xô không những đã phản bội Trung Cộng mà còn đi ngược chủ đích của mình muốn có một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Nếu dùng quyền phủ quyết, thì phản bội tinh thần Hiến chương LHQ và nhất là phá hoại sự thỏa thuận với Mỹ về việc phân chia ảnh hưởng ở Triều Tiên.
Ngày 30/6/1950, hưởng ứng lời kêu gọi của HĐBA, những đơn vị đầu tiên của HK do tướng MacArthur chỉ huy gồm 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 8 trú đóng ở Nhật đã mở đầu cầu đổ bộ lên Pusan giúp chính phủ Lý Thừa Vãn chống xâm lăng. Tiếp theo Mỹ là 2000 quân thuộc Lữ đoàn 27 Bộ binh hoàng gia Anh cùng lực lượng 14 nuớc thành viên LHQ. Theo quyết định của HĐBA, Lực lượng LHQ tham chiến ở Triều Tiên có một bộ chỉ huy đặt dưới sự điều động của Hoa Kỳ. Tướng MacArthur được TT Truman bổ nhiệm làm Tổng tư lịnh Quân đội LHQ ở Triều Tiên.
Sau 2 tháng tấn công, quân CS Bắc Hàn đã chiếm toàn bộ bán đảo Triều Tiên, chỉ trừ khu vực Pusan, nơi quân LHQ mở đầu cầu đổ quân. Giữa tháng 9/1950, lực lượng HK và Nam Triều Tiên bắt đầu phản công, phối hợp với lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên Inchon…Đến cuối tháng, quân LHQ đã tiến sát vĩ tuyến 38, MacArthur kêu gọi cộng quân hạ vũ khí, nhưng không kết quả.
Trong khi đó Đại hội đồng LHQ thông qua một quyết nghị trù liệu kế hoạch thống nhất Triều Tiên trong độc lập dân chủ, và thành lập một Ủy ban quốc tế xúc tiến việc thống nhất và phục hưng nước này. Kế hoạch của LHQ cũng bất thành.
Ngày 9/10/1950, MacArthur hạ lịnh vượt vĩ tuyến 38. Sau 3 tuần lễ, quân LHQ đã tiến sát đến biên giới Mãn Châu, tiếp cận một vài mục tiêu trên sông Yalu (Áp Lục). Trong lúc tướng MacArthur chuẩn bị một đợt tổng tấn công để chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên, thì Chí nguyện quân Trung Cộng can thiệp, đẩy lùi quân LHQ về vĩ tuyến 38. Đến đầu năm 1951, Hán Thành lọt vào tay cộng quân.
Ủy ban hưu chiến LHQ đề nghị một kế hoạch hòa bình 5 điểm cho vùng Viễn Đông nhưng bị Bắc Kinh bác bỏ. Hoa Kỳ liền đưa ra bản dự thảo nghị quyết lên án Trung Cộng là thủ phạm xâm lăng Nam Hàn. Nghị quyết được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 1/2/1951. Sau đó một nghị quyết khác cũng được thông qua, ĐHĐ/LHQ yêu cầu các nước thành viên phong tỏa và cấm vận Trung Quốc.
Giữa tháng 3/1951, sau khi quân LHQ tái chiếm Hán Thành, tướng MacArthur đề nghị một cuộc đàm phán tại mặt trận để chấm dứt cuộc đổ máu nhưng bị Bắc Kinh khước từ. Tướng MacArthur với quyền hạn Tổng Tư lịnh Quân đội LHQ được quốc tế giao phó nhiệm vụ vãn hồi hòa bình và duy trì an ninh ở Cao Ly, ông muốn xử dụng sức mạnh để quét sạch cộng quân ra khỏi Bắc Hàn, thực hiện việc thống nhất Triều Tiên theo nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. Ngoài ra trong cương vị Tư lịnh Hoa Kỳ ở Viễn Đông, MacArthur đề nghị TT Truman trừng phạt nặng nề kẻ gây chiến bằng cách dùng bom nguyên tử chiến thuật tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của Trung Cộng ở Mãn Châu, đồng thời tiêu diệt luôn Trung Cộng, tạo cơ hội giúp quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ tái chiếm Hoa Lục. Theo MacArthur “đây là cơ hội vô cùng thuận tiện cho Thế giới tự do để trừ mối hoàng họa cho toàn nhân loại”.
Quan điểm thuần túy quân sự của MacArthur hoàn toàn trái ngược với chính sách của Mỹ ở Viễn Đông. TT Truman gọi đề nghị của tướng MacArthur là “toa thuốc đưa đến thế chiến 3”. Hoa Kỳ chỉ muốn tái lập nguyên trạng những gì đã được quốc tế thỏa thuận hồi thời tiền chiến. Sự can thiệp của họ chỉ nhằm ngăn chận không cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng thêm nữa. Hoa Kỳ không muốn mở rộng chiến tranh với Trung Cộng, cố tránh khiêu khích Bắc Kinh nhưng sẳn sàng áp dụng những biện pháp cần thiết để Trung Cộng phải e dè. Điều quan trọng hơn là Hoa Kỳ không muốn vi phạm vùng ảnh hưởng của Liên Xô, họ không muốn trực tiếp thách đố uy tín của Liên Xô vì Stalin đã đứng ngoài cuộc xung đột, không bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo An.
Nhằm chận đứng hành động liều lĩnh vuợt Vĩ tuyến 38 phản công lực lượng cộng quân một lần nữa, TT Truman cất chức tướng MacArthur và khẩn cấp triệu hồi ông ta về nước. Trở về Mỹ, MacArthur được dân chúng nồng nhiệt đón tiếp như một anh hùng.
Tướng Mathew Ridgway được chỉ định thay thế. TT Truman xác định mục tiêu của HK ở Triều Tiên là đẩy lực lượng công quân Bắc Cao Ly về phía trên vĩ tuyến 38, nghĩa là trở lại lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Ông cho biết Hoa Kỳ “Có thể hành quân ở Bắc vĩ tuyến 38 nhưng để hủy diệt các tiếp liệu phẩm, vì tôi muốn nói rõ để mọi người hiểu rằng các cuộc hành quân của chúng tôi ở Cao Ly là để tái lập hòa bình tại đó và cũng để tái lập biên giới”.
Cuối tháng 6/1951, trong chương trình phát thanh của LHQ, đại diện Liên Xô đề nghị ngưng bắn và hưu chiến để đàm phán, giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng con đường hòa bình. Hai ngày sau, TT Truman lên tiếng xác nhận Hoa Kỳ cũng có thiện chí muốn dàn xếp như vậy. Tại mặt trận, tướng Ridgway đề nghị đình chiến với viên tư lịnh lực lượng cộng quân. Đề nghị được phía cộng sản chấp nhận.
Sau hai năm bàn thảo gay go, vừa đánh vừa đàm, Hiệp định đình chiến Triều Tiên được ký kết tại Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27/7/1953. Hiệp định chỉ giải quyết việc chấm dứt chiến sự và chia cắt Triều Tiên theo vĩ tuyến 38 đã được đồng minh qui định hồi năm 1945, mà không có điều khoản nào đề cập đến việc thống nhất Triều Tiên.
Cuộc chiến ở Triều Tiên đã chấm dứt trong khi cuộc chiến ở Đông Dương vẫn tiếp tục. Bốn tuần sau khi hiệp định Bàn Môn Điếm được ký kết, trong bài diễn văn về Triều Tiên, Thủ tướng Chu Ân Lai nói rằng: “Đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực để giải quyết các cuộc xung đột khác”. Nhờ nổ lực dàn xếp của Liên Xô và Anh Quốc, hội nghị Genève 1954 đã được triệu tập để giải quyết các cuộc xung đột ở Viễn Đông.
Hội nghị Genève quyết định duy trì nguyên trạng chia cắt Triều Tiên được ký kết tại Bàn Môn Điếm năm trước. Còn chiến tranh Đông Dương cũng được kết thúc bằng các hiệp định đình chỉ chiến sự chớ không phải hiệp ước hòa bình. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia VN thành hai vùng để tập trung quân hai bên, thực hiện ngừng bắn chấm dứt chiến tranh. Kèm theo 3 hiệp định đình chỉ chiến sự cho 3 nước Đông Dương là Bản Tuyên bố cuối cùng của hội nghị gồm 13 điểm. Nội dung điểm chính về VN như sau:
“Mục đích căn bản của hiệp định về VN là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, giới tuyến quân sự chỉ có tính cách tạm thời hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ. Việc giải quyết các vấn đề chính trị sẽ do nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng gặp gỡ thương lượng một năm trước khi tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7/1956 với những điều kiện cần thiết bảo đảm cho nhân dân VN có thể tự do bày tỏ ý muốn của mình”.
Sau hội nghị Genève 1954, cuộc xung đột thế giới đi vào giai đoạn hòa hoãn. Những thỏa thuận của 5 cường quốc sẽ giúp giải quyết ổn thỏa nhiều vấn đề quốc tế nghiêm trọng còn tồn tại sau Thế chiến II. Họ dùng giải pháp Triều Tiên để chấm dứt cuộc chiến Đông Dương (chia đôi VN). Và từ giải pháp chính trị cho Việt Nam (dự trù một cuộc hiệp thương giữa chính phủ hai miền Nam Bắc để thống nhất VN) để mở ra con đường thống nhất nước Đức và Triều Tiên bằng thương lượng hòa bình. Điều này đã làm cho Liên Xô an tâm về phần đất ảnh hưởng của họ ở Đông Âu.
Sự phát triển của Tây Đức thời hậu chiến là mối lo ngại hàng đầu của Liên Xô về quyền lợi chiến lược của họ ở Đông Âu. Giới lãnh đạo ở Moscow luôn cho rằng “Một nước Đức thống nhất dưới chủ nghĩa phục thù là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh các nước Âu Châu và thế giới”.Vì thế, LX luôn chủ trương hai nước Đức cùng tồn tại hòa bình.
Từ tháng 6/1956, hai đồng chủ tịch hội nghị Genève 1954 là Liên Xô và Anh Quốc đều nhìn nhận rằng “Tổng tuyển cử thực ra không quan trọng bằng việc duy trì hòa bình”. Để rảnh tay đối phó với vấn đề nội bộ, lãnh tụ Xô Viết Khrushchev chủ trương hòa hoãn với Mỹ qua chiêu bài sống chung hòa bình. Đường dây viễn ký đỏ nối liền Điện Cẩm Linh (Khremlin) với Tòa Bạch Ốc đã được thiết lập.
Đối với Trung Cộng, với những tổn thất lớn tại Triều Tiên và Đông Dương, họ đã được các cường quốc mặc nhiên công nhận là một thế lực quốc tế. Trung Cộng đã góp phần tích cực với 4 thành viên thường trực HĐBA/LHQ đưa hội nghị Genève 1954 đến thành công: chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình ở Châu Á.
Cuối tháng 6/1954, TT Chu Ân Lai đi thăm hai nước trung lập Miến Điện và Ấn Độ. Ông đề ra 5 nguyên tắc sống chung hòa bình được xem là đường lối đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi đó tại hội nghị Genève, Chu Ân Lai tích cực tranh đấu cho hai Vương Lào và Cam Bột được trung lập. Tháng 4/1955 họ Chu tham dự hội nghị đầu tiên của các nước trung lập Á Phi được triệu tập ở Bandung (Nam Dương). Tại đây 5 nguyên tắc sống chung hòa bình của Bắc Kinh được 29 quốc gia Á Phi thừa nhận. Các nước trung lập Á Phi là tiền thân của Phong trào các nước không liên kết, đứng ngoài cuộc xung đột giữa TGTD và QTCS trong chiến tranh lạnh. Sau này Bắc Kinh coi đó là Thế giới Thứ ba, bao gồm các nước theo dân tộc chủ nghĩa và tự nhận là người lãnh đạo.
Sau trận đọ sức với Mỹ ở Triều Tiên và thỏa hiệp với Mỹ ở hội nghị Genève 1954, Trung Cộng bắt đầu chuyển hướng chiến lược, nghiêng dần về lực lượng đang lên là các nước trung lập Á Phi. Hai miền Nam Bắc VN đều gởi phái đoàn tham dự hội nghị Bandung.
Để ve vẽn Hà Nội đi vào con đường trung lập, đồng thời để tránh xung đột với Mỹ, tháng 7/1955 Tổng bí thư Đảng CSTQ Đặng Tiểu Bình nhắc nhở CSVN: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất tất cả miền Bắc”.
Tháng 11/1956 Mao Trạch Đông nói với những người lãnh đạo CSVN: “Tình trạng Việt Nam bị chia cắt, không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn, mà cần phải trường kỳ. Nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7/1957 ông ta lại nói “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17. Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì rất tốt”.
CSVN không nghe lời khuyến cáo của Bắc Kinh. Năm 1960 Hà Nội phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam. Tháng 3/1965, Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. Họ xử dụng hai gọng kiềm, vừa oanh tạc miền Bắc vừa từng bước tăng quân vào miền Nam, nhằm áp lực Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán. Khi hòa đàm ở Paris đã diễn ra, tháng 6/1969 HK tuyên bố rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, khởi đầu chính sách “Phi Mỹ hóa’ (de-Americanization) trong học thuyết hòa bình của Nixon. Theo đó, Hoa Kỳ từng bước giảm bớt sự can dự của họ ở khắp nơi trên thế giới.
Năm 1970, trước Đại hội đồng LHQ, TT Nixon thúc hối các vị lãnh đạo trên thế giới hãy cùng nhau hành động để “25 năm còn lại của thế kỷ này sẽ là một thế giới không chiến tranh, trọn một thế hệ sống trong hòa bình”. HK mong muốn “chấm dứt thời đại của những sự đối đầu, chuyển sang một thời đại mới, thời đại của những cuộc thương thuyết trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau”.
Năm 1971, Mỹ không dùng quyền phủ quyết giúp Trung Quốc gia nhập LHQ, trở thành Ủy viên thường trực HĐBA. Cuối tháng 2/1972, TT Nixon đến thăm Bắc Kinh. Thông cáo chung Thượng Hải kết thúc chuyến công du của tổng thống Mỹ tại Trung Quốc nêu rõ: “Cả hai bên đều không mưu cầu bá quyền và đều phản đối bất cứ nước nào hay tập đoàn nào cố gắng thiết lập bá quyền đó ở khu vực Á châu”.
Ngày 8/5/1972 TT Nixon đến Moscow gặp lãnh tụ LX Brezhnev. Một loạt dự án hợp tác Nga Mỹ được vạch ra. Hai nước cam kết giảm bớt xung đột đi đến loại trừ hoàn toàn nguy cơ xung đột vũ trang và đã ký kết một thỏa ước lịch sử về “Hạn chế vũ khí tấn công chiến lược” (Strategic Arms Limitation Treaty – SALT)
Kết quả cụ thể của hai cuộc thượng đỉnh giữa Mỹ với hai cường quốc CS là Hiệp định chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình
ở Việt Nam. Hiệp Định Paris 1973 không những mở ra giai đoạn hòa bình hợp tác giữa các bên ở Việt Nam, mà còn xây dựng mối bang giao mới giữa CSVN với Mỹ và bình thường hóa quan hệ Đông Tây.
Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh VN bằng giải pháp “hòa bình trong danh dự”, bảo vệ được uy tín của Liên Xô lẫn Trung Cộng. Miền Nam VN sẽ trung lập một thời gian như Cương lĩnh 1960 của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đã đề ra. Sau đó chính phủ hai miền Nam Bắc sẽ hiệp thương để tổ chức tổng tuyển cử, thống nhất VN theo tinh thần HĐ Genève 1954. Ngày 30/4/1975, lãnh đạo VNCH là Dương Văn Minh đã mời đại diện MTGPMN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền.
Nhưng Hà Nội quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ ba năm 1960: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để tăng cường phe Xã hội chủ nghĩa. Trung Cộng liền xúi giục đàn em Pol Pot gây sự với VN ở biên giới Tây Nam. Để bảo vệ thành quả chiến thắng, Tổng Bí thư Lê Duẩn đến Moscow ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Xô với Brezhnev và đưa quân sang Phnom Penh lật đổ chế độ Pol Pot. Dựa vào lý do này, Đặng Tiểu Bình ra lịnh tấn công “dạy cho CSVN một bài học”.
Cuộc chiến Đông Dương tái phát. Lần này giữa các nước cộng sản anh em. Liên Xô ủng hộ CSVN. Trung Cộng yểm trợ Khemer Đỏ. Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba kết thúc, cũng là lúc chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên Xô và khối CS Đông Âu sụp đổ.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành chết năm 1994 (thọ 82 tuổi), ông đã chứng kiến toàn bộ những diễn tiến của cuộc xung đột giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản. Ông là người có tinh thần dân tộc cao độ và biết cách quyền biến để bảo vệ sự độc lập của Đảng Lao động và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sau cuộc chiến 1950-1953 dẫn đến cuộc xung đột Nga Hoa, ông Kim đề ra khẩu hiệu “Chủ thể” (Juche) cho đất nước ông. Tư tưởng này dựa vào 3 nguyên tắc: Chính trị tự chủ (chaju) Kinh tế tự lập (charip) Quốc phòng tự vệ (chawi). Kế hoạch ngũ niên đầu tiên của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1956-1961) và các kế hoạch kế tiếp đều chủ trương đẩy nhanh phát triển kinh tế với trọng tâm là công nghiệp nặng để giữ được sự độc lập đối với Liên Xô và Trung Cộng. Năm 1972 Hiến pháp Triều Tiên được tu chính, khẩu hiệu Chủ thể đã thay thế chủ nghĩa Marx-Lenin, trở thành ý thức hệ chính thức của chế độ Bình Nhưỡng.
Khi Liên Xô và khối CS Đông Âu sụp đổ, Trung Cộng trở thành nguồn tài trợ chính đối với Bắc Triều Tiên và CSVN. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không theo gương Hà Nội hợp tác toàn diện với Bắc Kinh. Để giải quyết vấn nạn phân ly Triều Tiên, ông Kim Nhật Thành tìm cách nói chuyện trực tiếp với Mỹ, vì Bắc Triều Tiên đã ký thỏa hiệp đình chiến với Mỹ năm 1953.Nay chiến tranh lạnh đã chấm dứt ông muốn thương thảo với Mỹ để ký một hiệp ước hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Ý tưởng trên có lẽ xuất phát từ sự cảm kích của ông khi được đọc lá thư TT Ronald Reagan gởi TBT Brezhnev hồi tháng 4/1981.Thư này được công bố năm 1990 trong hồi ký tựa đề The Autobiography Ronald Reagan – An American Life. Lúc đó TT Ronald Reagan 79 tuổi còn Chủ tịch Kim Nhật Thành 78 tuổi.
Vừa nhậm chức được 10 tuần, TT Reagan bị mưu sát bởi một thanh niên bị bịnh tâm thần. Viên đạn chỉ trúng phổi, nếu lệch một vài ly có lẽ ông đã qua đời. Một tuần sau khi xuất viện, ông đã thảo lá thư đầu tiên gởi lãnh tụ Xô Viết Leonid Brezhnev. Lúc bấy giờ ông 70 tuổi, lại vừa bước qua ngưỡng cửa tử sinh trong gang tấc, nên viết lá thư đầy tình cảm để thuyết phục người đồng nhiệm LX cũng đã quá tuổi “cổ lai hy” mưu tìm một nền hòa bình cho thế giới.
Bản thảo lá thư được trao cho Bộ trưởng Ngoại giao, đại tướng Alexander Haig. Bộ Ngoại giao xóa bỏ những cảm nghĩ cá nhân của tổng thống, viết lại theo cung cách cứng rắn của ngôn từ ngoại giao. Ngày 24/4/1981 Reagan gởi hai lá thư đến Brezhnev. Trong lá thư chính thức, TT Reagan chất vấn Liên Xô, trong 15 năm đã không ngừng tăng cường vũ trang, vượt quá nhu cầu về quốc phòng để giành ưu thế về quân sự. Song song với việc kéo dài chạy đua vũ trang, LX còn chủ trương lật đổ, xâm lược và bành trướng ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà họ muốn.
Hoa Kỳ không thể chấp nhận cái gọi là học thuyết Brezhnev, theo đó Liên Xô cho rằng họ có quyền ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng, và can thiệp bằng vũ trang để ngăn chận bất cứ mối đe dọa nào đối với các chính quyền CS khắp nơi trên thế giới. Các cuộc xung đột đã diễn ra ở El Salvador, Angola, Ethiopia, Cambodia, Nicaragua, Lybia, Syria…Tại Ba Lan, Liên Xô đe dọa đưa quân vào đàn áp phong trào công nhân đòi dân chủ, như họ đã từng thực hiện ở Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc. Đó là chủ trương bất di bất dịch từ thời Lenin cho đến ngày nay. Liên Xô muốn cộng sản cả thế giới. Những hành động trên đã đưa nhân loại đến bờ vực của thảm họa.
Mỹ sẽ dồn mọi nổ lực vào việc củng cố quốc phòng, cương quyết dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang. Chính sách của Mỹ dựa trên căn bản sức mạnh. Mỹ muốn hòa bình bằng sức mạnh chứ không phải trên giấy tờ. Sức mạnh không phải để chèn ép mà chỉ đòi Liên Xô từ bỏ chính sách bá quyền, chấm dứt đàn áp nhân quyền, cùng với Mỹ giảm dần và đi đến gỡ bỏ tất cả các loại vũ khí nguyên tử.
Ngoài lá thư chính thức với lời lẽ cứng rắn, TT Reagan còn gởi lá thư thứ hai với tư cách cá nhân đến lãnh tụ Xô Viết với giọng mềm mỏng thân tình. Kính thưa Ngài Chủ tịch, khi viết lá thư đính kèm, tôi hồi tưởng khoảng một thập niên trước, tôi và Ngài đã gặp nhau ở San Clemente, California. Khi đó tôi là thống đốc bang California, còn Ngài đang hoàn tất các cuộc thảo luận với tổng thống Nixon. Những cuộc gặp đó đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Chưa bao giờ hòa bình và thiện chí giữa con người với con người lại gần kề đến thế. Khi chúng ta gặp nhau, tôi đã hỏi là liệu Ngài có biết rằng hy vọng và khát vọng của hàng triệu, hàng triệu người trên khắp thế giới đang phụ thuộc vào những quyết định đạt được tại các cuộc họp của các Ngài hay không?
Ngài nắm tay tôi bằng cả hai tay và cam đoan rằng Ngài biết điều đó và bằng cả trái tim và khối óc của mình, Ngài sẽ gắng sức để thực hiện những hy vọng và ước mơ đó. Nhân dân trên thế giới vẫn còn hy vọng. Quả thật, các dân tộc trên thế giới, bất chấp những dị biệt về chủng tộc và nguồn gốc sắc tộc, có rất nhiều điểm chung. Họ muốn có quyền kiểm soát đối với số phận của cá nhận mình. họ muốn theo đuổi nghề minh chọn và được trả lương một cách công bằng. Họ muốn chăm lo cho gia đình trong hòa bình, không làm hại ai và cũng không bị ai làm tổn hại. Các chính phủ tồn tại là nhằm phục vụ lợi ích của họ chứ không phải ngươc lại.
Phải chăng chúng ta đã để cho lý tưởng, quan điểm chính trị, kinh tế và các chính sách của chính phủ ngăn cản mình xem xét những vấn đề hàng ngày rất thật của những người dân mà chúng ta đại diện? Liệu một gia đình trung bình người Nga có sống sung sướng hơn hay thậm chí họ có biết được rằng chính phủ của họ đã áp đặt ý mình lên nhân dân Afghanistan?
Ngài thường ám chỉ rằng những việc này trở nên cần thiết vì những tham vọng mở rộng lãnh thổ của Mỹ, rằng chúng tôi có những mưu đồ đế quốc và vì vậy là một mối đe dọa đối với an ninh của nước Ngài và các quốc gia mới nổi. Không những không có bằng chứng cho lời cáo buộc đó, mà còn có bằng chứng rõ ràng Mỹ, trong khi đã có thể làm bá chủ thế giới mà không gặp nguy hại gì, đã không theo đuổi nỗ lực nào như thế.
Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ có nền công nghiệp không bị tổn hại duy nhất trên thế giới. Sức mạnh quân sự lại đạt đến đỉnh cao và riêng mình chúng tôi có thứ vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải bàn cãi là có thể đưa nó tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại nổi chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo một con đường khác –con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại những nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả những nước đã từng là kẻ thù của chúng tôi.
Thưa Ngài Chủ tịch, lẽ nào chúng ta lại không quan tâm đến việc phá bỏ những vật cản đã ngăn cản người dân của chúng ta đạt những mục tiêu đơn giản này? Và lẽ nào một số vật cản này không phải sinh ra từ những mục đích của chính phủ vốn không liên quan đến những nhu cầu và mong muốn đích thực của người dân? Trong tinh thần giúp đỡ người dân hai nước chúng ta, tôi đã dỡ bỏ việc cấm vận lúa mì. Quyết định này sẽ tạo ra hoàn cảnh tốt cho việc đối thoại hữu ích nhằm giúp chúng ta hoàn thành nghĩa vụ chung vì một nền hòa bình lâu dài”.
Mấy ngày sau, trong thư hồi đáp, Brezhnev phản bác mọi cáo buộc và đổ lỗi Mỹ gây ra và kéo dài chiến tranh lạnh. Ông ta còn nói rằng Mỹ không có quyền bảo Liên Xô phải làm cái này, không được làm cái kia ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Để thực hiện chính sách hòa bình dựa trên sức mạnh, TT Reagan đề ra kế hoạch 5 năm xây dựng quốc phòng với chi phí dự trù trên 1500 tỉ đô la. Đây là kế hoạch tái vũ trang lớn nhất của Hoa Kỳ trong thời bình từ sau Thế chiến II. Brezhnev đã than vãn trước Đại hội 26 Đảng CS Liên Xô: “Tiến trình hòa dịu chậm lại vì việc chạy đua vũ trang do chủ nghĩa đế quốc áp đặt là cả gánh nặng đối với chúng ta”.
Để chống lại các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn liên lục địa mà Liên Xô nắm ưu thế, từ tháng 3/1984 TT Reagan quyết định tiến hành nghiên cứu kế hoạch “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (Strategic Defense Initiative – SDI) và đã thí nghiệm thành công một loại hỏa tiễn chống hỏa tiễn vài tháng sau đó. Đây là phương cách “trừ chiến tranh nguyên tử mà không dùng vũ khí nguyên tử’ nhằm cung cấp cho Hoa Kỳ một chiếc dù nguyên tử thời đại không gian, để bảo vệ dân chúng khỏi bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử. Reagan chủ trương “Cần phải thay thế chiến lược cân bằng vũ khí chiến lược -thứ chiến lược đầu mối kinh hoàng thường xuyên cho đôi bên, bằng chiến lược đối đầu an toàn như nhau”.
Kế hoach “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Mỹ bắt buộc Liên Xô phải chấp nhận chạy đua vũ trang vì những thành quả vũ trang của họ sẽ trở thành vô dụng vì kế hoạch SDI của Mỹ. Reagan nhậm chức chưa tròn 2 năm, mà ba tổng bí thư Đảng CS Liên Xô Brezhnev, Andropov và Chernenko lần lượt qua đời trong vòng 26 tháng. Gorbachev là Tổng bí thư trẻ tuổi nhất, nắm quyền lãnh đạo tối cao ở tuổi 54. Tám tháng sau khi nhậm chưc, Gorbachev chấp nhận gặp TT Reagan tại Genève ngày 17/11/1985 để thảo luận về SDI.
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp thượng đỉnh Reagan – Gorbachev, phóng viên Đài BBC hỏi Gorbachev “Nếu cuộc thảo luận về việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ thất bại, Liên Xô liệu có cạnh tranh với công nghiệp của Mỹ trong lãnh vực này hay là chịu tụt sau Mỹ”. Gorbachev trả lời “Nếu tổng thống Mỹ vẫn tỏ ra quá gắn bó với ‘sáng kiến phòng thủ chiến lược’ thì việc chúng tôi thấy mình có nhiệm vụ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng chương trình ‘chiến tranh các vì sao’ là điều dễ hiểu”.
Đối với Liên Xô, “sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Mỹ là một thử thách nặng nề khi tân lãnh tụ Gorbachev đang phác họa chương trình phát triển kinh tế, kêu gọi một sự gia tăng đến 100% trong lãnh vực sản xuất kỹ nghệ trong 15 năm tới để đuổi kịp nền kinh tế Mỹ. Trong tình thế đó Liên Xô tìm cách nối lại các cuộc thương thuyết với Mỹ. Gorbachev bày tỏ: “Về phía mình, Liên Xô không hề tuyên bố nước Mỹ là một đế quốc độc ác. Chúng tôi biết thế nào là nước Mỹ, thế nào là nhân dân Mỹ và vai trò của họ trên thế giới như thế nào. Chúng tôi chủ trương phải có một giai đoạn mới, tốt hơn trong quan hệ của chúng ta”.
Trong việc thương thảo tài giảm vũ khí tấn công chiến lược, Liên Xô đòi Mỹ phải gắn liền vấn đề này với việc đình chỉ nghiên cứu vũ khí phòng thủ chiến lược. Tại hội nghị Băng Đảo (10/1986) Reagan chấp nhận đề nghị của Gobachev cắt giảm 50% các loại vũ khí tấn công chiến lược, nhưng bác bỏ đề nghị đòi Mỹ phải ngưng nghiên cứu và thí nghiệm các loại vũ khí phòng thủ chiến lược. Hoa Kỳ cho rằng “Sáng kiến phòng thủ chiến lược chỉ có tính cách phòng thủ để bảo vệ Hoa Kỳ chống lại các cuộc tấn công nguyên tử, nên không thể đem ra mặc cả và cũng không thể hủy bỏ được”.
Để Mỹ ngưng kế hoạch SDI, ngày 25/10/1989 tại Helsinki (Phần Lan) Gorbachev tuyên bố “Chủ thuyết Gorbachev đã cáo chung. Bất cứ quốc gia nào cũng có quyền quyết định vận mạng riêng của họ”.
Qua những diễn biến trên, lãnh tụ Kim Nhật Thành đã ý thức được Triều Tiên cũng cần có sức mạnh để nói chuyện với Mỹ, mang lại hòa bình cho đất nước ông. Đó cũng cách để Triền Tiên khỏi bị Trung Quốc thôn tính. Là nạn nhân của các cường quốc trong suốt chiến tranh lạnh, ông Kim Nhật Thành đã thấy rõ mưu đồ của Trung Cộng. Năm 1939, Mao Trạch Đông viết quyển Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có đoạn viết: “Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một phận lãnh thổ của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận…”.Tháng 8/1945 Nhật đã bại trận, Liên Xô lại thỏa thuận với Hoa Kỳ chia cắt ảnh hưởng ở Triều Tiên. Khi Mao chiến thắng ở Hoa Lục, Stalin phân công Trung Cộng phụ trách khu vực Đông Á, Bắc Kinh liền phát động chiến tranh “Viện Triều đả Mỹ” để thu hồi lại phần đất đã mất. Mưu đồ này thất bại, Mao lại thỏa hiệp với Mỹ duy trì nguyên trạng chia cắt Triều Tiên. Từ đó đến khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Bắc Kinh luôn hòa hoãn để tranh thủ Mỹ nhằm thực hiện “bốn hiện đại hóa Trung Quốc”.
Để bảo vệ đất nước trước tham vọng bành trướng của Trung Cộng và sự đe dọa của Mỹ, từ cuối thập niên 1950, Kim Nhật Thành thực hiện kế sách tự lực, tự cường. Năm 1962, Liên Xô giúp Triều Tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Yongbyon và từ năm 1970 Bình Nhưỡng bắt đầu khai thác uranium ở các quặng mỏ gần hai tỉnh Sunchon và Pyongsan. Sau đó, họ xây dựng tiếp nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở trung tâm Yongbyon để tích lũy uranium.
Từ đầu thập niên 1980, Trung Cộng bắt đầu hợp tác chặt chẽ với Mỹ để chống Liên Xô. Năm 1985, khi Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Lý Tiên Niệm đến Washington, Quốc hội Hoa Kỳ chấp nhận việc trao đổi nguyên tử với Bắc Kinh, khởi đầu việc chuyển nhượng kiến thức khoa học kỹ thuật tối tân từ Hoa Kỳ mà Trung Cộng rất cần. Cũng từ thời điểm này, Liên Xô cũng bắt đầu giúp Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe các kẻ thù của họ ở Đông Bắc Á.
Năm 1992, lần đầu tiên Bình Nhưỡng cho phép Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA) đến thanh sát Trung tâm hạt nhân Yongbyon. IAEA tố cáo Triều Tiên lợi dụng việc phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ nhu cầu dân sự, để bí mật sử dụng lò phản ứng và cơ sở tái chế ở đây để tinh luyện plutonium. Trước cáo buộc đó, Bình Nhưỡng đe dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà họ đã ký năm 1985. Sau nhiều vòng đàm phán, Triều Tiên đồng ý ký với Mỹ một thỏa hiệp, trong đó họ đồng ý chấm dứt việc sản xuất plutonium. Đổi lại Hoa Kỳ sẽ cung cấp nhiên liệu và lương thực cho Triều Tiên.
Đến tuổi cuối đời, lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành mới xây dựng được ước mơ, dùng vũ khí nguyên tử làm bàn đạp để tiến tới nói chuyện trực tiếp với Mỹ. Người xưa có câu “Ngô dự bất thành, vọng ư ngô tử”, ông Kim tin tưởng con ông Kim Jong-Il (Kim Chính Nhật) sẽ tiếp tục thực hiện hoài bão của ông, dùng vũ khí nguyên tử làm khí cụ để đối thoại, chấm dứt thù địch với Mỹ và giúp Triều Tiên thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh .
Sau khi kế nghiệp thân phụ năm 1994, Kim Jong-Il xúc tiến việc triển khai tên lữa. Ngày 31/8/1998 Triều Tiên đã phóng hỏa tiễn Paektusan-1 mang theo vệ tinh dọ thám thời tiết. Việc này, theo các nhà phân tích quân sự Mỹ, là nhằm che giấu việc thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa. Đến cuối năm 2002, Bình Nhưỡng công bố mở lại nhà máy tái chế để bắt đầu sản xuất Plutonium. Sau đó họ tuyên bố sẽ rút khỏi NPT, với lý do “chủ quyền của dân tộc Triều Tiên và an ninh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bị đe dọa do chính sách thù địch của Mỹ”. Tháng 6/2003 họ công khai tuyên bố sẽ xây dựng một “lực lượng răn đe hạt nhân” trừ phi chính quyền Mỹ từ bỏ chính sách thù địch với họ.
Hành động này khiến các nước trong khu vực nổ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Đông Bắc Á. Cuộc đàm phán 6 bên gồm Nga, Trung Cộng, Triều Tiên với Mỹ, Nhật và Hàn Quốc về hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã được triệu tập, bắt đầu từ ngày 27/8/2003. Năm sau, Triều Tiên đồng ý cho phép một nhóm chuyên gia Mỹ trong đó có khoa học gia hạt nhân là Tiến sĩ Siegfred Hecker thăm cơ sở hạt nhân Yongbyon. TS Hecker xác nhận Triều Tiên có làm giàu Plutonuim nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nước này chế tạo vũ khí hạt nhân.
Sau 4 vòng đàm phán ở Bắc Kinh, một tuyên bố chung giữa Mỹ và Triều Tiên được công bố ngày 19/9/2005, trong đó Bình Nhưõng đồng ý từ bỏ tất cả các hoạt động hạt nhân của mình, đồng thời tái gia nhập NPT. Còn Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, không có ý định tấn công Triều Tiên và sẽ thảo luận vấn đề xây dựng các lò phản ứng nước nhẹ cho Triều Tiên vào thời điểm thích hợp. Ngày hôm sau, Bình Nhưỡng cho biết sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân cho đến khi có được một lò phản ứng hạt nhân dân sự.
Cuộc đàm phán vòng thứ 5 diễn ra từ ngày 9/11/2005 gặp trở ngại vì Mỹ khẳng định lập trường “không bàn đến vấn đề lò phản ứng nước nhẹ khi Triều Tiên chưa từ bỏ chương trình hạt nhân”. Đến đầu tháng 10/2006 vệ tinh tình báo Mỹ ghi nhận có một vụ nổ xảy ra tại khu vực thử nghiệm Hwaden gần thành phố Kilju. Ngay sau đó, HĐ Bảo An ra tuyên bố kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngưng tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân để tránh gây thêm căng thẳng trong việc giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế nhằm tạo điều kiện cho một giải pháp hòa bình thông qua các nổ lực ngoại giao. Mấy ngày sau, Bình Những xác nhận họ vừa tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên.
Do thách thức của Bình Nhưỡng, cuộc đàm phán sáu bên vòng thứ 5 tái tục từ 8/2/2007, các bên đã đạt được thỏa thuận.Tuyên bố chung ngày 13/2/2007 cho biết các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu ngưng hoạt động để tiến tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Cụ thể là Triều Tiên sẽ đóng cửa, chấp nhận niêm phong các thiết bị hạt nhân ở Yongbyon, mời các nhân viên IAEA trở lại để tiến hành việc giám sát và thẩm tra. Đổi lại, năm bên khác trong cuộc đàm phán sẽ cung cấp năng lượng và các khoảng viện trợ cho Triều Tiên.
Thành quả mang tính thực chất của cuộc đàm phán 6 bên kết thúc ngày 13/2/2007 là việc thành lập 5 nhóm công tác về phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên, viện trợ kinh tế và năng lượng cho nước này, xây dựng khuôn khổ hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và an ninh khu vực Đông Bắc Á, bình thường hóa mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Triều Tiên với Nhật.
Ngày 14/7/2007 sau khi nhận được viện trợ nhiên liệu từ Hàn Quốc, Bình Nhưỡng tuyên bố đã đóng cửa các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon và nói thêm rằng họ sẳn sàng hủy bỏ tất cả các chương trình hạt nhân. Bốn ngày sau, thanh tra IAEA xác nhận Triều Tiên đã đóng cửa các cơ sở hạt nhân. Trong tuyên bố chung, kết thúc vòng đàm phán sáu bên lần thứ 6 trong ba ngày từ 18 đến 20/7/2007, cho biết các bên tham gia hoan nghênh các cuộc bàn thảo song phương phối hợp để tăng cường sự tin tưởng và cải thiện các mối quan hệ với nhau.
Hoa Kỳ mong muốn Bình Nhưỡng tuân thủ các cam kết của mình càng sớm càng tốt…Nhưng nói rằng vấn đề này không còn là còn đòi hỏi riêng của Mỹ mà còn liên hệ đến các bên khác. Đây là vấn đề hết sức nan giải để có các cuộc đàm phán song phương. Trung Cộng muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong khi Nga thì không mặn mà với ý tưởng này, nếu không muốn nói họ muốn Bình Nhưỡng có vũ khí nguyên tử. Còn Nhật tuyên bố sẽ không đáp ứng cho đến khi nào Triều Tiên giải quyết vấn đề bắt con tin người Nhật, dù Bình Nhưỡng đã cảnh báo một “cuộc khủng hoảng” nếu Nhật từ chối hỗ trợ năng lượng cho họ.
Do những mâu thuẫn trên, đến thời hạn qui định cuối năm 2007. Bình Nhưỡng vẫn chưa thực hiện việc vô hiệu hóa các nhà máy hạt nhân. Mãi đến ngày 26/6/2008, họ mới trao bản chi tiết về chương trình hạt nhân cho các giới chức Trung Cộng. Ngày hôm sau, Triều Tiên tiến hành phá bỏ tháp làm nguội tại cơ sở hạt nhân Yongbyon. Đây là một biểu tượng tích cực nhằm cam kết chấm dứt chế tạo Plutonium cho vũ khí hạt nhân, để đổi lấy viện trợ kinh tế và năng lượng khổng lồ của Nga, Mỹ, Nhật và Trung Cộng.
Tiếp theo là cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-il và tổng thống Hàn Quốc Roh Moon-huyn hồi tháng 10/2008. Hai nhà lãnh đạo cam kết thay thế tình trạng đình chiến bằng thỏa ước hòa bình. Tuy nhiên, thỏa thuận này đạt được vào thời điểm ông Roh chỉ còn 4 tháng cầm quyền. Từ tháng 2/2009 tổng thống mới của Hàn Quốc là Lee Myung-bak, có khuynh hướng bảo thủ và lập trường cứng rắn với Bình Nhưỡng, khiến kế hoạch hòa bình ở bán đảo Triều Tiên lại gặp thêm nhiều khó khăn.
Ngày 5/4/2009 Triều Tiên ra thông báo khởi động lại việc phóng vệ tinh. Kế hoạch này thất bại, vệ tinh vừa phóng lên đã rơi xuống Thái Bình Dương. Nhưng ngày 13/4/2009 LHQ vẫn ra nghị quyết kết án Triều Tiên. Ngày hôm sau, Bình Nhưỡng tuyên bố “Sẽ không bao giờ trở lại đàm phán và không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận nào tại đàm phán nữa”. Họ trục xuất các thanh tra hạt nhân và thông báo cho IAEA rằng họ sẽ tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân. Ngày 25/5/2009 Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ hai. Vụ thử này được cho là nguyên nhân gây ra trận động đất 4.7 độ richter trong khu vực đông bắc gần Kilju. Ngày 12/6/2009 LHQ áp đặt thêm lệnh cấm vận mới, cấm Triều Tiên nhập khẩu gần như mọi thứ vũ khí.
Sau thất bại của đàm phán 6 bên, Bình Nhưỡng tiếp tục tăng cường vũ khí hạt nhân, càng làm gia tăng mối căng thằng giữa Triều Tiên và Trung Cộng. Vào thời điểm Hoa Kỳ chuyển trục trở lại Châu Á thì hành động vũ trang hạt nhân của Triều Tiên sẽ giúp Nhật có lý do để tái vũ trang. Đài Loan và Đại Hàn cũng sẽ củng cố quốc phòng, tăng cường vũ lực và hợp tác chặt chẽ với Mỹ. Chưa kể một lò lữa chiến tranh đang nhen nhúm sát nách Trung Cộng. Vì những nguy hiểm này, ngày 5/5/2010, giới lãnh đạo Trung Cộng đã mời Kim Jong-il đến Bắc Kinh để tìm cách ve vãn bằng viện trợ và bảo vệ Bình Nhưỡng trước sự đe dọa của đế quốc Mỹ và đồng minh. Kim Jong-il khuớc từ ô dù của Bắc Kinh vì ông ta đã có chỗ dựa là Nga.
Ngày 17/12/2011 lãnh tụ TT Kim Jong-il qua đời. Con là Kim Jong-un lên nắm quyền đã đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lữa. Ngày 12/2/2013 Triều Tiên đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba, có sức công phá lớn hơn hai lần thử trước, khoảng 6 đến 7 kiliton.
Mối căng thẳng với Trung Cộng càng gia tăng, đưa đến sự xung đột trong nội bộ lãnh đạo tối cao Triều Tiên. Nhân vật đứng thứ hai ở Triều Tiên là Đại tướng Jang Song-thaek có khuynh hướng thân Trung Cộng. Ông này là chồng bà Kim Kyong-hui, cô ruột của Kim Jong-un, con gái duy nhất của Kim Nhật Thành. Ngày 17/8/2012, ông Jang đã đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) để thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế giữa Triều Tiên và Trung Cộng.
Tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật tiết lộ, chưa đầy một năm sau khi Kim Jong-un lên cầm quyền, ông Jang đã yêu cầu Bắc Kinh trợ giúp nhằm thay thế Kim Jong-un bằng Kim Jong-nam là người anh cùng cha khác mẹ của Jong-un. Ông Jang không nhận được câu trả lời rõ ràng từ phía Bắc Kinh…nhưng một đồng minh của Kim Jong-un trong chính quyền Bắc Kinh là Bộ trưởng Công An Chu Vĩnh Khang đã thông báo với nhà lãnh đạo Triều Tiên về âm mưu đảo chính này. Ông Jang đã bị xử tử hồi tháng 12/2013 với tội danh phản cách mạng, phản đảng. Còn ông Kim Jong-nam qua đời hồi đầu năm 2017 vì một vụ tấn công bằng chất độc hóa học ở Mã Lai. Cũng theo tạp chí trên, Chu Vĩnh Kgang bị bắt ngay thời điểm ông Jang bị xử tử. Ông Chu bị tuyên án tù chung thân năm 2015 sau khi nhận tội hối lội, lạm quyền và cố tình làm lộ bí mật quốc gia.
Ngày 6/1/2016, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch trong vụ thử lần thứ tưnhằm đề phòng mối đe dọa đến từ Mỹ. Một lần nữa HĐBA lại thực hiện những biện pháp trừng phạt mới, và công bố nghị quyết cấm Triều Tiên phóng tên lữa đạn đạo, yêu cầu các nước phải giám sát các chuyến hàng đến và đi từ Triều Tiên. Bắc Kinh đã đồng ý cấm nhập khẩu than của Triều Tiên, qua đó ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế nước này.
Ngày 9/9/2016 nhân kỷ niệm Quốc khánh Triều Tiên năm thứ 68, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5. Đây là vụ thử lớn nhất của Bắc Hàn tính đến nay, sức công phá từ 20 đến 30 kiloton, tạo ra địa chấn mạnh 5.3 độ richter tại bãi thử hạt nhân ở Punggye-ri. Đầu tháng 9/2017, Triều Tiên tuyên bố thử thành công vũ khi nhiệt hạch trong vụ thử lần thứ 6 gây địa chấn lên đến 6.3 độ richter. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nước này đã sản xuất được một loại bom H có thể gắn vào tên lữa đạn đạo xuyên lục địa.
Ba tháng sau, ngày 29/11/2017 Đài truyền hình Triều Tiên loan báo “Sau khi quan sát sự thành công của việc phóng hỏa tiễn liên lục địa loại mới Hwasong-15, lãnh tụ tối cao Kim Jong-un đã tuyên bố với niềm tự hào rằng chúng tôi giờ đây đã hoàn tất một nhiệm vụ lịch sử to lớn để trở thành quốc gia có lực lượng hạt nhân và đã xây dựng được tiềm năng hỏa lực mạnh mẽ”.
Trong thông báo trên, Bình Nhưỡng giải thích vũ khí mới này chỉ nhằm mục đích tự vệ trước “hiểm họa hạt nhân cùng mưu đồ bức ép và thái độ thù địch của đế quốc Mỹ”, do đó các nước khác không có gì lo ngại. Trong phiên họp khẩn cấp của HĐBA, Đại sứ Mỹ tại LHQ –bà Nikki Haley tuyên bố: “Chúng tôi chưa bao giờ muốn có chiến tranh với Bắc Hàn và đến tận hôm nay, chúng tôi cũng không muốn thế. Nếu chiến tranh xảy ra, đó là do các hành động gây hấn tiếp diễn như những gì chúng ta vừa chứng kiến. Và một khi chiến tranh bùng nổ, nên nhớ rằng chế độ Bắc Hàn sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt”. TT Donald Trump cảnh báo là Mỹ sẽ đáp bằng “lữa và sự cuồng nộ” mà thế giới chưa từng thấy nếu Bắc Hàn tiếp tục đe dọa Mỹ.
Sau tuyên bố đã hoàn tất mục tiêu trở thành cường quốc hạt nhân, ngày 17/12/2017 lãnh tụ Kim Jong-un đến viếng Cung kỷ niệm Kumsusan để tưởng nhớ người cha quá cố, Chủ tịch Kim Jong-il, nhân ngày mất của ông. Trong chuyến thăm viếng này, theo hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), người đứng đầu nhà nước Triều Tiên đã thề sẽ “quyết tâm chiến đấu hơn nữa” để giúp Triều Tiên “độc lập về chính trị, tự chủ về kinh tế và tự lập về quốc phòng”. KCNA và Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên còn tiết lộ một bức ảnh ông Kim tỏ lòng tôn kính với cha và một một bức ảnh khác cho thấy ông đặt một lẵng hoa trước tượng đài cố Chủ tịch Kim Jong-il và cố lãnh tụ tối cao Kim Nhật Thành. Xung quanh ông không có ai tháp tùng.
Những hình ảnh trên cho thấy Kim Jong-un chỉ muốn bày tỏ tình cảm riêng tư trong nội bộ gia tộc họ Kim. Ông báo cáo với tổ tiên đã làm tròn di huấn của ông và cha: Triều Tiên nay đã có vũ khí nguyên tử. Với vũ khí này ông sẽ gặp lãnh tụ siêu cường số 1 thế giới để thực hiện những điều ông đã thề trước vong linh thân phụ.
Bước sang năm 2018, tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên bước sang một bước ngoặc mới, có vẽ như đã được dàn dựng từ lâu. Trong thông điệp đầu năm, lãnh tụ Kim Jong-un cho biết Triều Tiên sẽ tham dự Thế Vận Hội Olympic Mùa Đông do Nam Hàn tổ chức ơ Pyeongchang. Trong lễ khai mạc Thế Vận Hội, hai đoàn lực sĩ Nam Bắc Triều Tiên diễn hành chung trong một đội hình, dưới lá cờ có hình bán đảo Triều Tiên với màu xanh nước biển, chớ không phải quốc kỳ hai nước. Đây là một động thái ngoại giao mang tính đột phá giữa Hán Thành và Bình Nhưỡng.
Ngày 9/2/2018 Kim Jong-un cử em gái cũng là cố vấn thận cận là Kim Yo-jong đến Hàn Quốc tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông. Trong bữa tiệc do tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in khoản đãi tối 10/2/2018, cô Yo-jong đã chuyển thông điệp của anh mình mời tổng thống Hàn Quốc đến thăm Triều Tiên. Ông Moon nhận lời.
Hai tuần sau, Kim Yong-chol -Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, từng lãnh đạo cơ quan tình báo Triều Tiên đến dự lễ bế mạc Thế vận hội Mùa Đông. Trong chuyến đi này, ông Kim Yong-chol đã gặp các quan chức cao cấp của Hàn Quốc như Chung Eui-yong lãnh đạo Hội đồng An ninh quốc gia, Suh Hoon, người đứng đầu cơ quan tình báo và Cho Myoung-yong, Bộ trưởng Bộ thống nhất Hàn Quốc. Phát biểu trong cuộc gặp với TT Moon Jae-in, ông Kim Yong-chol cho biết lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un sẳn sàng đối thoại với Mỹ và việc cải thiện quan hệ liên Triều cần được tiến hành song song với việc thúc đẩy quan hệ Bình Nhưỡng-Hoa Thạnh Đốn.
Một tuần sau, ngày 5/3/2018 Hàn Quốc cử một phái đoàn do Chung Eui-yong và Suh Hoon dẫn đầu đến thủ đô Triều Tiên. Phái đoàn đã chuyển một thông điệp của TT Moon Jae-in tới nhà lãnh đạo Kim jong-un, bày tỏ mong muốn nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và tiến tới một thỏa thuận về nền hòa bình và ổn định lâu dài.
Từ Bình Nhưỡng trở về, ông Chung Eui-yong báo cáo với TT Moon Jae-in là lãnh đạo Kim Jong-un đã bày tỏ mong muốn từ bỏ việc theo đuổi hạt nhân để đổi lại Triều Tiên phải được đảm bảo an ninh. Ông Kim Jong-un cũng cho biết sẳn sàng đối thoại thẳng với Mỹ, sẽ chấm dứt mọi hành động khiêu khích, bao gồm thử hạt nhân và tên lữa trong thời gian diễn ra đối thoại. Về quan hệ liên Triều, hai miền Triều Tiên đã đồng ý sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh vào tháng tới. Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo hai bên đã nhất trí tiến hành cuộc họp thượng đỉnh tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm vào cuối tháng 4, đồng thời thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa TT Moon Jae-in và lãnh tụ Kim Jong-un.
Ngoài ra ông Chung còn cho biết sẽ chuyển một thông điệp riêng của lãnh tụ Kim Jong-un đến Mỹ. Do đó, ngay sau khi kết thúc chuyến công du Bình Nhưỡng, chiều ngày 8/3/2018, hai ông Chung Eui-yong và Suh Hoon đã lên đường đi Mỹ. Vừa đến Hoa Thạnh Đốn, hai sứ giả của Hàn Quốc lập tức bước vào cuộc họp với Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia là Trung tướng Herbert Raymond McMaster. Sau đó họ được đưa tới Bạch Cung để gặp TT Trump.
Về mặt chính thức, ông Chung cho biết lãnh tụ Bắc Hàn cam kết sẽ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên để đổi lấy lời bảo đảm của Hoa Kỳ về mặt an ninh, có nghĩa là hứa sẽ không tấn công Bắc Hàn. Nhưng hóa ra nội dung thông điệp bí mật mà lãnh tụ TT muốn chuyển đến Hoa Thạnh Đốn là “Kim Jong-un muốn nói chuyện trực tiếp với TT Trump”. Theo lời ông Chung nói với giới truyền thông, TT Mỹ đã đồng ý gặp họ Kim vào khoảng tháng 5 này.
Ông Trump bị chỉ trích vì đã hành động quá vội vàng, hấp tấp, giúp Kim Jong-un sự chính danh trên trường quốc tế mà ông ta rất muốn…Nhưng có gì chắc chắn Triều Tiên sẽ đáp ứng những đòi hỏi của Mỹ? Giám đốc CIA Mike Pompeo liền lên tiếng trên Đài truyền hình Fox News ngày 11/3/2018 rằng “tổng thống tin tưởng sẽ có thành công lớn trong chuyến phó hội với lãnh tụ Triều Tiên”. Người dẫn chương trình hỏi ông Pompeo nếu đàm phán thất bại thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Câu trả lời của ông Pompeo ngụ ý TT Trump đang nắm mọi chuyện như trong lòng bàn tay: “Tổng thống không phải đến đó để xem hát. Ông dự cuộc họp thượng đỉnh nhằm giải quyết vấn đề”.
Vấn đề cần tìm hiểu là Giải quyết vấn đề gì? Chắc chắn không phải là việc Kim Jong-un cam kết phi hạt nhân hóa hoặc Mỹ bảo đảm không tấn công Triều Tiên. Đó chỉ là điều kiện tiên quyết để có cuộc họp thượng đỉnh mà thôi, chứ không phải là mục tiêu chính. Theo người viết, mục tiêu chính hay vấn đề mà Giám đốc CIA đề cập là “Triều Tiên muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng”. Đó cũng là mục tiêu hàng đầu TT Donald Trump.
Vấn đề Triều Tiên thoát Trung đã được các cơ quan an ninh tình báo Triều Tiên và Hàn Quốc ghi nhận từ lâu. Và nay mới được dịp kiểm chứng khi ba ông trùm tình báo Chung Eui-yong, Suh Hoon và Kim Yong-chol gặp nhau trong hai tuần lễ vừa qua. Sau đó vấn đề thoát Trung đã được lãnh tụ Kim Jong-un xác nhận. Còn tổng thống Nam Hàn cũng muốn kéo Bình Nhưỡng ra khỏi TC nên sẳn sàng làm con thoi, gởi sứ giả mang thông điệp muốn gặp trực tiếp TT Donald Trump của lãnh tụ Bắc Hàn đến Tòa Bạch Ốc.
Bây giờ đến chuyện ngoại giao chứ không còn tình báo nữa nên cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ , John Bolton được cử thay thế tướng H.R. McMaster trong chức vụ Cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia. Giám đốc CIA Mike Pompeo được đề cử làm ngoại trưởng để sắp xếp cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6 tới đây. Điều này không thể đảo ngược được. Chính tân ngoại trưởng Mỹ trong lúc điều trần trước Thượng viện đã nhắc đến nhóm chữ “không thể đảo ngược” sau khi ông ta đã gặp Kim Jong-un.
Sau Mỹ, hai ông Chung và Suh tiếp tục sang Trung Quốc, Nga và Nhật để thông báo về kết quả chuyến thăm Bình Nhưỡng của phái đoàn cao cấp Hàn Quốc. Theo giới quan sát quốc tế, ông Tập Cận Bình hiểu rằng việc ông Kim nổ lực đối thoại với Hàn Quốc và Mỹ là nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc. Do đó, ông Tập đã mời Kim Jong-un đến Bắc Kinh, đối xử với vợ chồng lãnh tụ Triều Tiên như thượng khách với kỳ vọng lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại quỹ đạo của Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp gở bí mật với ông Kim ngày 25/3/2018, Tập Cận Bình nhấn mạnh lại mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, giải quyết mọi vấn đề cần được thông qua tham vấn và đối thoại. Ý ông Tập muốn có đàm phán 6 bên như trước đây, trong đó có sự tham dự của Trung Quốc và cuộc đàm phán đã diễn ra ở Bắc Kinh. Nhưng ông Kim phớt lờ gợi ý này, ông chỉ đề cập đến Mỹ và Hàn Quốc khi cho rằng “Vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể được giải quyết nếu Hàn Quốc và Mỹ đáp lại bằng thiện chí, tạo môi trường hòa bình và ổn định, và có những biện pháp tiến bộ và đồng bộ để công nhận hòa bình”. Rõ ràng Triều Tiên không muốn giải quyết vấn đề nội bộ của mình tại Bắc Kinh, mà ở chính đất nước mình Hàn Quốc và Triều Tiên.
Cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra tốt đẹp ngày 27/4/2018, sau đó lãnh đạo hai miền Nam Bắc Triều Tiên tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn để giúp cuộc họp thượng đỉnh giữa TT Trump và lãnh tụ Kim Jong-un thành công, dự trù diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6/2018. Giờ đây Tập Cận Bình đã thấy rõ Trung Quốc không còn vai trò nào nữa trong việc giải quyết vấn đề hòa bình trong khu vực của mình. Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều sẽ diễn ra ở một quốc gia nhỏ của khối ASEAN, nhưng có nền kinh tế đứng đầu khu vực.
Ông Tập lại mời Kim Jong-un đến Bắc Kinh, nhưng ông Kim chỉ chấp nhận đến gặp họ Tập tại Đại Liên trong khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc gặp gở với họ Tập ngày 8/5/2018, Kim Jong-un nhắc lại lập trường phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cho rằng nếu các bên liên quan xóa bỏ chính sách thù địch và đe dọa an toàn với Triều Tiên, Bình Nhưỡng không cần thiết sử dụng vũ khí hạt nhân và có thể thực hiện phi hạt nhân hóa. Qua đó, lãnh tụ Triều Tiên muốn ám chỉ Trung Quốc vẫn còn vai trò quan trọng trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc cũng là một bên có chính sách thù địch và đe dọa sự an toàn của Triều Tiên. Nếu Trung Quốc muốn phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên, không còn bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân nữa, thì Bắc Kinh phải nói chuyện thẳng với Bình Nhưỡng như tổng thống Mỹ.
Sau cuộc mật đàm với Tập Cận Bình ở Đại Liên, ngày 16/5/2018 Bình Nhưỡng bất ngờ hủy bỏ cuộc đối thoại cấp cao Hàn-Triều và tuyên bố đang cân nhắc lại cuộc họp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ diễn ra ở Singapore ngày 12/6 tới. Bình Nhưỡng nêu các lý do như: Washington và Seoul có hành động khiêu chiến khi triển khai cuộc tập trận Max Thunder. Ý kiến của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton mang tính chất cực đoan, áp bức khi ông này gợi ý giải trừ vũ khí ở Triều Tiên theo “mô hình Lybia”. Phó Tổng thống Mike Pence khi trả lời Fox News hôm 21/5 rằng Triều Tiên có nguy cơ cùng chung số phận với Mouammer Kadhafi. Họ cho đó là sự hù dọa “dốt nát và ngu xuẫn”.
Trước các trách cứ của Triều Tiên và dọa đình chỉ các cuộc đàm phán cấp thượng đỉnh, ngày 24/5 TT Trump gởi đến lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un lá thư thông báo hủy bỏ cuộc họp. Ông Trump viết “Chúng tôi rất cảm kích thời gian, sự kiên nhẫn cùng nỗ lực của Ngài liên quan đến các cuộc đàm phán và thảo luận gần đây về cuộc họp thượng đỉnh mà cả hai bên đều mong đợi, dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapore. Chúng tôi được thông báo là cuộc họp này được Triều Tiên yêu cầu nhưng nay thì không có ý nghĩa gì nữa.
Tôi trông đợi từ lâu được gặp Ngài ở đó, nhưng thật đáng buồn vì nóng giận và thái độ thù nghịch công khai trong các tuyên bố gần đây nhất của Ngài, tôi cảm thấy thời điểm này không còn thích hợp để tổ chức cuộc gặp mặt đã được lên kế hoạch từ lâu. Lá thư này là lời tuyên bố hội nghị thượng định tại Singapore sẽ không diễn ra. Ngài nói về năng lực hạt nhân của mình, nhưng vũ khí hạt nhân của chúng tôi còn đồ sộ và hùng mạnh đến mức tôi cầu nguyện Chúa sẽ không bao giờ được đem ra sử dụng.
Tôi cảm thấy đối thoại tuyệt vời giữa Ngài và tôi đang được xây dựng và chỉ có cuộc đối thoại cuối cùng mới có ý nghĩa. Một ngày nào đó, tôi mong được gặp Ngài…Nếu Ngài đổi ý về hội nghị thượng đỉnh quan trọng này, xin điện hoặc viết thư cho tôi. Thế giới và đặc biệt là Triều Tiên vừa đánh mất một cơ hội tuyệt vời vì hòa bình lâu dài và sự thịnh vượng, hạnh phúc to lớn. Để cơ hội này vuột mất là thời khắc đáng buồn trong lịch sử”.
Vì cục diện “không thể thay đổi” dù ông Trump vừa hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh với Triều Tiên…Nhưng cuộc họp thượng đỉnh liên Triều giữa TT Moon Jae-in và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un vẫn diễn ra ở Bàn Môn Điếm ngày 26/5. Đến đầu tháng 6/2018, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên -Kim Yong-chol đến Mỹ. Ông là viên chức cao cấp nhất của Triều Tiên viếng thăm Nhà Trắng trong vòng 18 năm qua, mang theo lá thư của lãnh tụ Triều Tiên gởi tổng thống Mỹ. Theo Reuters, lá thư đó thực sự rất lớn theo đúng nghĩa đen.
Sau khi gặp ông Kim, TT Trump tuyên bố hội nghị ngày 12/6 với Triều Tiên sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Trao đổi với phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, ông Trump nói đến lá thư ông vừa nhận của lãnh tụ Triều Tiên. Đó là “lá thư thú vị tuyệt vời và đến một thời điểm thích hợp nào đó có lẽ tôi sẽ đưa nó cho các bạn xem”.
Về phần Nga, vốn có quan hệ song phương thân thiết với Bình Nhưỡng, nên họ thường bênh vực Triều Tiên. Ngày 4/9/2017, HK cho biết họ sẽ đệ trình HĐBA một nghị quyết trừng phạt Triều Tiên cứng rắn hơn sau vụ nước này thử hạt nhân ngày 3/9. Lúc bấy giờ TT Putin đang tham dự hội nghị khối kinh tế BRICS (Brasil, Russia, India, China, South Africa) ở Hạ Môn, Trung Quốc, ông nhận định: “Các lệnh trừng phạt Triều Tiên dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ vô dụng và không hiệu quả. Họ thà ăn cỏ còn hơn là bỏ mặc chương trình vũ khí hạt nhân của họ, trừ khi họ cảm thấy an toàn”.
Giờ đây trước những diễn biến dồn dập ở Đông Bắc Á, ngày 31/5/2018 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Bình Nhưỡng gặp lãnh tụ Kim Jong-un. Ông khẳng định Nga luôn quan tâm đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở bán đảo Triều Tiên cũng như toàn bộ khu vực Đông Bắc Á. Nga hoan nghênh, cam kết thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh sắp tới của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, nhưng hai bên cần nhân nhượng, cố ngăn chận những hành động nào làm tổn hại đến tiến trình hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Theo ngoại trưởng Nga, tiến trình phi hạt nhân cần phải có thời gian, không thể thực hiện trong “một sớm một chiều”.
Trong chyến viếng thăm này, ông Lavro mời lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm Nga và ông Kim đã chấp thuận đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga Triều. Qua những sự kiện trên, cho thấy Nga muốn khẳng định vai trò không thể thiếu của họ trong vấn đề Triều Tiên và nền hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Đông Bắc Á nói riêng và Châu Á Thái Bình Dương nói chung. Đó là chiến lược Đông tiến của Nga trong thời gian tới.
Qua những sự việc đã được dàn dựng nói trên, tình hình sắp tới ở bán đảo Triều Tiên có thể mường tượng sẽ diễn tiến như sau:
-Hoa Kỳ và Triều Tiên sẽ ký một hiệp định, bảo đảm một nền hòa bình bền vững lâu dài ở bán đảo Triều Tiên. Ba chục ngàn quân Mỹ sẽ rút khỏi Hàn Quốc. Hoa Kỳ giữ đúng cam kết, viện trợ giúp Triều Tiên phát triển ngang bằng hoặc có thể còn vượt qua Hàn Quốc. Hoa Kỳ tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của Triều Tiên. Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự vệ chính đáng của Triều Tiên nên không đòi hỏi Triều Tiên phải giải trừ vũ khi hạt nhân.
-Triều Tiên sẽ ký với Trung Quốc, Nga và Nhật những hiệp ước hòa bình tương tự như hiệp ước hòa bình Mỹ Triều.
-Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ hiệp thương để thống nhất đất nước. Ngày 27/4/2018, lần đầu tiên bước qua đường phân ranh chia hai đất nước, lãnh tụ Kim Jơng-un tuyên bố “Tôi đến đây để chấm dứt thứ lịch sử tranh chấp mà không vì quyền lợi thực sự của đất nước. Chúng ta vốn là một nước và chúng ta không thể chia cắt nữa. Chúng ta không phải là một dân tộc chủ trương đối đầu với nhau mà nên sống trong sự hòa hợp. Chúng ta thực sự là anh em chung dòng máu. Tôi đến đây để mở một con đường mới để đến với nhau và mở ra một tương lai cho dân tộc”.
Triều Tiên có hai lợi điểm: miền Nam theo kinh tế tư bản có trình độ kỹ thuật cao, miền Bắc tài nguyên dồi dào. Mấy chục năm qua, miền Bắc thắt lưng buộc bụng, chấp nhận nghèo đói để thủ đắc vũ khí nguyên tử. Nay đất nước hòa bình, thống nhất, dân tộc hòa hợp, miền Nam dư thừa khả năng giúp miền Bắc khai thác nguồn tài nguyên phong phú. Tương lai của dân tộc Triều Tiên là kinh tế phát triển vững mạnh với một nền chính trị dân chủ tự do.
Chiến tranh Triều Tiên chỉ kéo dài 3 năm và đã chấm dứt từ 65 năm qua. Trải qua hai ba thế hệ, mối hận thù dần dần đã đi vào quên lãng…Nhưng dân tộc vẫn còn phân ly, đất nước vẫn còn chia cắt. Để vượt qua thảm cảnh này, người dân Triều Tiên phải trả một giá đắt, như lời TT Putin, “họ thà ăn cỏ chớ không thể từ bỏ vũ khi nguyên tử”. Vì chỉ có vũ khí hữu hiệu này, Triều Tiên mới có thể mạnh miệng ăn nói, đòi các cường quốc phải đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mình. Người dân Triều Tiên chịu cảnh đói nghèo một thời gian dài cũng chưa đủ. Cung đình họ Kim còn lâm vào cảnh nồi da xáo thịt. Em giết anh, cháu giết chú dượng vì tội theo Trung Cộng, phản Đảng. Đảng lãnh đạo đất nước dân tộc, nên phản Đảng cũng là phản dân, phản quốc.
Triều đại họ Kim qua ba đời đều kiên định với lập trường chống đế quốc Mỹ…Nhưng đó chỉ là chiêu bài trong thời chiến tranh lạnh. Người sáng lập Nhà nước CS Triều Tiên đã hiểu rõ Mỹ trong trận chiến 1950-1953. Lúc bấy giờ Mỹ có thể dứt điểm nhà nước cộng sản còn non trẻ của ông, nhưng Mỹ không làm. Sau đó, các kẻ thù thực sự của Mỹ, vì mưu đồ vương bá lại chủ trương “chung sống hòa bình” với Mỹ như Liên Xô hoặc hợp tác với Mỹ trong suốt mấy chục năm qua như Trung Cộng. Nhờ Mỹ mà Trung Quốc, Nhật và người anh em phía Nam đều trở nên cường thịnh. Từ đó Kim Nhật Thành quyết định đất nước ông phải có vũ khí nguyên tử như Liên Xô như Trung Cộng thì mới có thể nói chuyện thẳng với Mỹ để thống nhất đất nước và mang lại phồn vinh cho dân tộc.
Để thực hiện hoài bão này, Triều Tiên phải giương lá cờ chống đế quốc Mỹ mới có thể tồn tại, đu dây giữa hai đàn anh luôn thù nghịch nhau. Liên Xô đã đưa Kim Nhật Thành lên ngôi vị lãnh đạo Triều Tiên. Còn đồng minh bất đắc dĩ Trung Cộng đã đưa Triều Tiên vào một cuộc tranh chấp, không vì lợi ích của Triều Tiên mà chỉ vì quyền lợi của Trung Quốc trong cuộc xung đột giữa hai siêu cường. Ngày nay, đứa cháu đích tôn của lãnh tụ tối cao Kim Nhật Thành, còn rất trẻ để lãnh đạo đất nước…Nhưng đã lập được kỳ tích phi thường, sẽ giúp Triều Tiên trở thành một cường quốc về mọi mặt quân sự, kinh tế, ngoại giao…
Nói đến chuyện người, nghĩ đến chuyện mình càng thêm xót xa, cay đắng. Xin mượn đề tài này đề làm “Hành trang tãi đạo lên đường.Vui câu tiếu ngạo, dặm trường bớt xa. Dấn thân vạn lý quan hà. Nghe trời lạnh ít, nghe ta lạnh nhiều”
Lê Quế Lâm (Sydney, đầu mùa Đông 2018)