Tin Việt Nam – 09/06/2018
Người Việt ở Mỹ biểu tình chống dự luật Đặc khu
Hàng trăm người Việt từ khắp nơi trên tiểu bang California trưa ngày 8/6 tập trung trước Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco biểu tình chống ‘Dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Đây là cuộc biểu tình đầu tiên trong làn sóng biểu tình dự kiến diễn ra vào cuối tuần này ở các thành phố lớn của Việt Nam và những nơi có đông đảo người Việt cư trú trên thế giới nhằm phản đối Dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, vốn đặt nền tảng cho việc hình thành các đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam biểu quyết vào ngày 15/6 tới.
Những người phản đối nói dự luật này, vốn có điều khoản cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất nhiều chục năm, sẽ làm mất chủ quyền lãnh thổ Việt Nam vào tay nước ngoài mà họ cho rằng nhiều khả năng là Trung Quốc mặc dù trên dự luật không hề nhắc đến Trung Quốc.
Người Việt từ các thành phố Sacramento, Stockton, Oakland, San Jose, San Diego, Los Angeles đã được những chiếc xe khách lớn chở về trước Tòa Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco – cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất của Việt Nam ở Bờ Tây nước Mỹ.
Người biểu tình đem theo rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa, biểu tình trước tòa lãnh sự trong gần một tiếng đồng hồ cùng các khẩu hiệu như: ‘Đả đảo Việt Cộng bán nước’, ‘Dự luật đặc khu là bán nước’, ‘Người Việt hãy đứng lên, đừng làm người vô cảm’, ‘Không cho thuê đất dù chỉ một ngày’, ’99 năm cho thuê bằng 1000 năm nô lệ’…
Trao đổi với VOA, cô Ngọc Nam Phương ở Nam California, một người thuộc Nhóm Thanh niên Cờ Vàng – đơn vị đứng ra tổ chức cuộc biểu tình này, nói ‘đây là cuộc biểu tình đông người nhất’ mà hội của cô đã chứng kiến trước Tòa lãnh sự Việt Nam tại San Francisco trong 10 năm qua.
Cô cho biết mặc dù là đang trong ngày làm việc, nhưng vì cuộc biểu tình có liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam nên tất cả mọi người, cho dù trước đây không quan tâm đến chính trị, ‘đã bỏ qua hết các công việc để tham gia’. Cô cho hay trong thành phần đoàn biểu tình, ngoài những thành viên của hội của cô còn có những người lớn tuổi, có người đi xe lăn, và cả những thiếu niên 13, 14 tuổi.
“Chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Cộng sản Việt Nam phải lắng nghe tiếng nói của người dân trong nước cũng như ở hải ngoại,” cô nói. “Chúng tôi không thể nào lấy lại được đất nước nếu như rơi vào tay của Trung Quốc và họ sinh con cái đẻ cái ở đó.”
Cô Nam Phương cho biết dù chưa về Việt Nam chứng kiến tận mắt những gì xảy ra trong nước nhưng cô ‘có những người bạn ở trong nước cung cấp thông tin cho cô rằng ở những nơi dự kiến trở thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc “đã tràn ngập người Trung Quốc ở đó và họ đã có những hoạt động khai thác xây dựng rồi”.
Người biểu tình nói cho dù các đặc khu kinh tế dự kiến này mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài khác chứ không phải Trung Quốc, họ vẫn phản đối vì các chính sách kinh tế của Việt Nam, theo họ, “không làm giàu cho người dân mà cho các quan chức của Đảng Cộng sản”.
Những người biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải dừng ngay dự luật này hoặc phải đưa ra trưng cầu dân ý thay vì để cho Quốc hội quyết định và họ hy vọng những cuộc biểu tình như thế này của người Việt hải ngoại ‘sẽ khơi dậy tinh thần của người Việt trong nước mạnh dạn đứng lên phản đối dự luật này’.
Ban tổ chức cuộc biểu tình khuyến cáo nếu dự luật vừa kể vẫn được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 15/6 tới thì họ sẽ ‘tiếp tục phản đối mãnh liệt hơn nữa’.
“Nếu như tiếng nói của người dân trong nước và người Việt hải ngoại mà Chính phủ Cộng sản Việt Nam không nghe thì sẽ là bức xúc rất lớn cho người Việt Nam trên khắp thế giới,” cô Nam Phương nói. “Họ sẽ lãnh nhận hậu quả.”
Cô cho biết Lãnh sự quán Việt Nam “không hề có phản ứng gì trước cuộc biểu tình này cũng như các cuộc biểu tình khác trước đây” và nói rằng sau khi cuộc biểu tình kết thúc, đoàn biểu tình sẽ tiến về phía Lãnh sự quán Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-o-my-bieu-tinh-chong-du-luat-dac-khu-/4431100.html
‘Cơn bão’ phản đối Dự Luật Đặc khu
Kiến nghị, thư ngỏ
Nhiều tổ chức xã hội như Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam, và cả tôn giáo như Ủy Ban Công Lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong những ngày qua đã đưa ra Tuyên cáo, Thư Kiến nghị kêu gọi người khác cùng ký tên gửi đến Quốc Hội Việt Nam yêu cầu hoãn hoặc không bấm nút thông qua dự thảo luật về các đặc khu kinh tế mà cụ thể là Vân Đồn ở phía Bắc, Vân Phong ở miền Trung và Phú Quốc ở phía Nam.
Một số nhân sĩ- trí thức cũng có thư ngỏ riêng gửi cho lãnh đạo Việt Nam nêu rõ quan ngại của bản thân họ về những nguy cơ nếu Luật Đặc Khu được thông qua.
Lập luận chính yếu được nêu ra là ba địa điểm vừa nêu có vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc gia mà nếu giao cho nước ngoài một thời gian dài đến 99 năm, mà trong trường hợp này, khả năng rơi vào bẫy của nước láng giềng Trung Quốc là rất lớn. Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh qua kế hoạch “một vành đai, một con đường” được nêu rõ.
Trong bản tuyên cáo của Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam có đoạn nguyên văn: “Người Việt Nam trong và ngoài nước, bất kể thành phần nào, khuynh hướng nào, chúng ta phải cương quyết lên tiếng, cần phải có hành động cấp thời để cùng nhau “Cứu Dân Cứu Nước” nếu không, thế hệ chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và mang tội với thế hệ con cháu muôn đời sau.”
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, người đồng ký tên vào bản tuyên cáo của Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do rằng nếu như Quốc Hội Việt Nam muốn thông qua dự luật này thì cần tham khảo ý kiến và quan điểm của người dân như thế nào cũng như các kiến nghị của các nhà khoa học và giới trí thức Việt Nam để hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ.
Nhiều ý kiến yêu cầu phải đưa ra trưng cầu dân ý theo luật định đối với những vấn đề hệ trọng như thế. Chứ không thể cứ làm theo cách cũ bấy lâu nay như lời của Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng:
“Thông thường Bộ Chính trị đã thông qua rồi thì Quốc hội thường phải chấp hành. Đối với ba khu tự trị này thì bộ chính trị đã có ý kiến rồi, và ban chấp hành trung ương đảng đã có chỉ đạo rồi , quốc hội và các cơ quan khác phải thông qua.
Với tư cách là một công dân, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đây là thời điểm mà người dân phải đồng lòng lên tiếng để có thể thay đổi thực tế như thế bấy lâu nay.
Đồng thuận lên tiếng
Ngoài các tổ chức, tập thể lên tiếng phản đối, rất nhiều cá nhân sử dụng những công cụ như mạng xã hội Facebook để bày tỏ ý kiến cá nhân về dự luật đặc khu thông qua bài viết, hình ảnh phản đối.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội nói với chúng tôi rằng, có rất nhiều dự thảo luật sẽ được bàn thảo tại các kỳ họp Quốc hội xem xét việc có thông qua hay không nhưng không được sự chú ý của người dân nhưng với dự luật đặc khu này anh cho biết:
“Thông thường mỗi khi Quốc hội họp thì có nhiều dự luật được bàn thảo có thông qua hay không thông qua nhưng không được sự chú ý đặc biệt từ người dân đối với dự luật này. Dự luật đặc khu này thu hút được sự quan tâm cực kỳ lớn cả chiều sâu và bề rộng nhiều đối tượng nhiều độ tuổi khác nhau trong xã hội. Tôi tiếp xúc rất nhiều người trên mạng xã hội và cả ngoài đời họ đều bàn luận khá sôi nổi và họ nói rằng lần đầu tiên họ dám lên tiếng về vấn đề chính trị liên quan đến vận mệnh của đất nước.”
Anh Nguyễn Chí Tuyến còn cho biết anh cảm thấy vui mừng và bất ngờ vì qua dự thảo luật đặc khu này mà mọi công dân sống trong xã hội Việt Nam không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay tôn giáo đều lên tiếng bày tỏ quan điểm của họ về dự luật này.
Anh nói tiếp “Lần này tôi vui mừng vì chính dự luật đặc khu này tôi cảm thấy sự trưởng thành về nhận thức và bản lĩnh của người công nhân trong xã hội Việt Nam, vượt qua được một ngưỡng tâm lý dám bày tỏ quan điểm riêng của họ, họ đồng tình hay không thì chưa bàn luận mà họ đã bày tỏ được chính kiến riêng của họ thì trước hết họ phải tìm hiểu thì họ mới đưa ra chính kiến được chứ họ không thể nói bừa.”
Cùng hành động ‘biểu tình’
Một hình thức được nhiều người đồng ý là xuống đường biểu tình để bày tỏ phản đối dự luật đặc khu. Trong những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện kêu gọi cộng đồng xuống đường tuần hành để phản đối dự luật đặc khu kinh tế. Thời điểm cụ thể là vào ngày chủ nhật 10 tháng 6.
Kêu gọi biểu tình không chỉ ở trong nước mà còn tại nhiều nơi ở nước ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi được biết một số cuộc tuần hành biểu tình phản đối dự luật đặc khu của Việt Nam sẽ diễn ra tại thành phố Brisbane của Úc, San Francisco và Washington DC tại Hoa Kỳ, Tokyo, Nhật Bản…
Một đại diện nhóm tuần hành ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản xin giấu tên cho chúng tôi biết, cuộc tuần hành dự kiến lần này có được sự hưởng ứng khá đông đảo của cộng đồng tại Nhật, nhất là những bạn trẻ đang sinh sống, du học, tu nghiệp hoặc đi lao động.
Chị cho biết “Hiện tại bên mình sẽ tổ chức vào lúc 9 giờ sáng vào chủ nhật ngày 10 tháng 6 này, thì rất tiếc là bên Nhật trời mưa nhưng mọi người nói là dù trời mưa tới đâu mọi người cũng sẽ xuống đường. Đây là lần đầu tiên mình thấy những người xung quanh mình hưởng ứng rất là sôi nổi, có nhiều bạn đi lao động, đi tu nghiệp bên này nhưng mà sẳn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua vé máy bay từ khắp nơi trên nước Nhật về Tokyo để tuần hành cũng những bạn tại đây.”
Hoạt động biểu tình tại nước ngoài khá dễ dàng; tuy nhiên hình thức biểu tỏ ý kiến này ở Việt Nam vẫn không được chính phủ hoan nghênh. Từ trước đến nay nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, biểu tình phản đối chặt cây xanh, biểu tình chống nhà máy Formosa gây thảm họa môi trường… đều bị lực lượng chức năng đàn áp mạnh mẽ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rampant-protest-to-draft-sez-06082018145136.html
Biểu tình chống luật đặc khu sẽ diễn ra
tại nhiều thành phố lớn của Việt Nam
Mạng xã hội đang lan truyền lời kêu gọi biểu tình trên khắp nước Việt Nam vào ngày Chủ Nhật 10 tháng 6 này, nhằm phản đối việc quốc hội CSVN sắp thông qua luật đặc khu, bất chấp tuyên bố của thủ tướng CSVN rút điều khoản về thời gian cho thuê đất tới 99 năm.
Theo đài VOA, trên các trang mạng xã hội như Facebook và YouTube đang lan truyền lời kêu gọi “Tổng biểu tình ngày 10 tháng 6 năm 2018” được cho là của Linh mục Phan Văn Lợi ở Huế, và Hòa thượng Thích Không Lai ở tiểu bang California để phản đối luật đặc khu. Trang Facebook của Nhóm Nhật Ký Yêu Nước kêu gọi biểu tình lúc 8 giờ sáng ngày Chủ Nhật 10 tháng 6 tại các thành phố lớn khắp ba miền như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn và các địa phương khác, cũng như các quốc gia có đông người Việt trên thế giới.
Vào hôm Thứ Năm 7 tháng 6, thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc nói chính phủ cần lắng nghe các ý kiến để điều chỉnh luật đặc khu. Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề một cuộc họp Quốc Hội, ông Phúc nhìn nhận là có rất nhiều ý kiến của người dân trong và ngoài nước phản đối dự luật đặc khu. Theo truyền thông trong nước, ông Phúc cam kết sẽ rút điều khoản về thời hạn cho thuê đất trong đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm như hiện nay.
Hôm Thứ Hai, báo Người Lao Động trích lời thủ tướng CSVN ghi nhận vấn đề cho thuê đất 99 năm đã gây ra một “làn sóng khủng khiếp” trong công luận.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-chong-luat-dac-khu-se-dien-ra-tai-nhieu-thanh-pho-lon-cua-viet-nam/
Chính phủ Việt Nam
lùi thời gian trình dự án Luật Đặc khu
Trong thông cáo báo chí gửi đi lúc 3 giờ sáng 9/6, Chính phủ Việt Nam tuyên bố lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu sang kỳ họp thứ 6 Quốc Hội XIV.
Đây là kết quả cuộc họp tới khuya 8/6 của Bộ Chính trị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Văn phòng Chính phủ, “Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn.”
Bàn tròn thứ Năm: Luật 3 Đặc khu và Luật An ninh mạng
Đặc khu kinh tế: ‘Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ’
Đặc khu kinh tế nhìn theo góc độ nợ công
‘Cho thuê đất gần thế kỷ thuộc quyền của nhân dân’
Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.
Quyết định này là kết quả của việc “tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước”, theo Văn phòng Chính phủ.
Việc này “nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công ba đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.”
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm, Văn phòng Chính phủ cho hay.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44422701
VN đang có nợ công mà vẫn bỏ tiền vào đặc khu
LS Ngô Ngọc TraiGửi đến BBC từ Hà Nội
Theo dự kiến của Chính phủ Việt Nam nguồn vốn để xây dựng đặc khu kinh tế cần đến số tiền 1,57 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 75 tỷ USD.
Các ban ngành cho rằng ngân sách quốc gia chỉ phải bỏ ra một phần trong số này để làm mồi thôi, còn thì sẽ do nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào.
Nhưng một khoản tiền bao nhiêu phần trăm trong con số 1,57 triệu tỷ cũng là rất lớn, nhất là trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp và nợ công của Chính phủ vốn là vấn đề gây bức xúc lâu nay.
Đặc khu kinh tế: ‘Cần tránh bị lợi dụng’
TQ sắp nắm đầu ga xe lửa Hong Kong?
Đặc khu kinh tế: ‘Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ’
Casino các nước ‘lo mất khách’ khi VN cho dân đánh bạc
Vay đã rất nhiều
Theo bài “Việt Nam nợ nước ngoài gần 81 tỷ USD” trên báo điện tử Vneconomy thuộc Thời báo kinh tế Việt Nam đưa tin, tháng 9/2017 Bộ tài chính ban hành bản tin nợ công số 5 cho biết nợ công Việt Nam tính đến hết năm 2015 lên tới 61% GDP.
Bài báo cho biết tính đến năm 2015 tổng dư nợ mà Chính phủ vay là 2,064 triệu tỷ đồng tương ứng 94,3 tỷ USD. Trong đó nợ nước ngoài là 39,6 tỷ USD, nợ trong nước là 54,67 tỷ USD. Cũng trong kỳ Chính phủ đã trả nợ được 13,3 tỷ USD.
Bản tin nợ công của Bộ Tài chính cũng thống kê các khoản nợ vay nước ngoài của cả doanh nghiệp.
Theo đó tính đến hết năm 2015 tổng dư nợ vay nước ngoài của Việt Nam lên tới 1,759 triệu tỷ đồng tương ứng 80,84 tỷ USD. Trong đó nợ nước ngoài của doanh nghiệp đạt 41,22 tỷ USD.
Về phần vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, tính đến cuối 2015 Chính phủ đã bảo lãnh cho 445.121 tỷ đồng, tương ứng 20,8 tỷ USD.
Cũng dịp tháng 9/2017 Ngân hàng thế giới công bố báo cáo đánh giá về chi tiêu công của Chính phủ Việt Nam, trong đó đưa ra khuyến cáo nhấn mạnh rằng Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất thế giới.
Ngân hàng Thế giới cho rằng nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại về bền vững tài khoá.
Ngân hàng Thế giới cũng cho biết cùng với nợ tăng cao, cơ cấu nợ công cũng đã có sự thay đổi. Do nhu cầu huy động ngày càng lớn, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nước ngoài dần hạn chế (quốc tế dần hạn chế cho vay), Chính phủ đã phải dựa chủ yếu vào nguồn vay trong nước.
Để giảm tránh rủi ro Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến cáo Chính phủ Việt Nam cần có cam kết mạnh mẽ về giảm bội chi và duy trì nợ công trong giới hạn cho phép, thay vì tiếp tục vay nợ và chi tiêu ngân sách quá rộng rãi như hiện nay.
Đó là những thông tin xấu về năng lực tài chính của Chính phủ mà nếu không trả nợ đúng hạn Việt Nam sẽ bị xếp vào danh sách các nước hạn chế cho vay, gây ra hệ quả xấu cho phát triển thương mại.
Tốn kém không phải lúc
Để biết thêm về vấn đề nợ công nói chung và tình hình vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng, hãy tham khảo ý kiến của Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khi bàn về dự án Luật quản lý nợ công sửa đổi.
Theo bài báo “Sao không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước là nợ công” hồi tháng 5/2017 trên báo Tuổi trẻ, ông Nghĩa cho biết: Nếu tính luôn số nợ của Doanh nghiệp nhà nước vào nợ công thì nợ công sẽ lên đến 431 tỉ USD, bằng 210% GDP chứ không phải 63,9% GDP như cách tính hiện nay.
“Tuy chúng ta cắt nợ của Doanh nghiệp nhà nước ra khỏi nợ công cho rằng đó là trách nhiệm hữu hạn thì đó là do luật quy định thôi. Ở nhiều nước, nợ doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước vẫn phải chịu”. Và ông lưu ý thêm rằng tài sản của DNNN cũng là tài sản nhà nước.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa dẫn ra số nợ của riêng khối DNNN năm 2016 là 324 tỉ USD, bằng 158% GDP và đưa ra tính toán nếu cộng cả nợ Chính phủ và nợ DNNN thì tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ USD, bằng 210% GDP.
Những con số đó tựu chung lại minh chứng cho tình hình tài chính yếu kém của Chính phủ và khối các doanh nghiệp nhà nước. Đó là vấn đề đã kéo dài từ nhiều năm và luôn là trọng tâm bàn luận trên Nghị trường Quốc hội được báo chí đưa tin nhận được sự quan tâm của cộng đồng.
Vậy thì nay Chính phủ muốn xây đặc khu kinh tế với số tiền khoảng 1,57 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 75 tỷ USD) trong điều kiện năng lực tài chính như thế, thì người dân hỏi rằng Chính phủ có quá xem nhẹ vấn đề nợ công và nghĩa vụ trách nhiệm trả nợ vay hay không?
Rõ ràng là có một tâm lý dễ dãi kém trách nhiệm trong việc quyết định chi tiêu sử dụng ngân sách trong đề án xây dựng đặc khu kinh tế, mà cũng chính tâm lý dễ dãi kém trách nhiệm này là cái đã đưa đẩy Chính phủ đi đến tình trạng vay nợ và nợ đọng triền miên như hiện nay.
Vẫn biết rằng việc một Chính phủ cũng như doanh nghiệp đi vay nợ để chi cho đầu tư phát triển là cần thiết, nhưng theo thời gian số tiền vay sẽ lớn lên và lãi suất phải trả cũng sẽ cao. Nếu hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay mà không cao thì kết quả sẽ chẳng có gì vì hiệu quả phải bù đắp cho trả lãi.
Rồi tới thời điểm chuyển hóa phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khi đó việc trả nợ vay sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Nguồn tiền dành cho giải quyết các vấn đề dân sinh cải thiện đời sống người dân sẽ bị can kiệt không còn nữa, nhiều vùng cộng đồng xã hội rơi vào bế tắc phát triển không có lối thoát.
Nên dừng lại
Việc xây dựng đặc khu kinh tế không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính, mà nó còn gây ra sự phân tán nguồn lực thời gian công sức của các ban ngành, tranh giành thời lượng chương trình nghị sự với các vấn đề khác, phân tán sự tập trung tâm trí và quyết tâm chính trị của các ban ngành khỏi những vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Đặc khu kinh tế VN như Thượng Hải hay Pattaya?
‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN
Luật Đặc khu kinh tế nên ra ‘chậm mà chắc’
Hiện nay nhiều chính sách đang được thực thi như như tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính, chống tham nhũng, cải cách nền tư pháp, vừa rồi Trung ương Đảng Cộng sản còn họp bàn đưa ra chính sách cải cách tiền lương cho cán bộ công chức.
Những việc đó muốn làm được đều cần đến tiền.
Vậy sao Chính phủ và bộ máy Nhà nước không tập trung nguồn lực và quyết tâm chính trị vào giải quyết những cái đó?
Sao Chính phủ không tập trung giải quyết những việc còn dở dang, kết quả chưa rõ ràng, thay vì sa đà nhảy vào dự án mới như đặc khu kinh tế?
* Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, trưởng một văn phòng luật sư ở Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44413960
Vụ Thủ Thiêm: Hàng chục nhà báo,
người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân
Khoảng 50 nhà báo không được mời và rất nhiều dân oan Thủ Thiêm đã vây quanh khu vực diễn ra cuộc họp tiếp dân vào sáng 8/6 tại UBND TP.HCM để theo dõi diễn tiến trao đổi giữa chính quyền và 7 người đại diện của họ.
Một nhà báo giấu tên có mặt tại hiện trường cho VOA biết:
“Họ mời 5 báo để có người đưa tin, và mời 7 hộ dân. Nhưng chắc họ cũng không lường được là mặc dù mời 5 báo nhưng mình đếm có khoảng chừng 50 báo đến chầu chực ở ngoài cổng. Ở mấy quán cà phê dọc đó thì mỗi quán có chừng một chục phóng viên ngồi viết bài”.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã trở thành một đề tài “nóng” sau khi chính quyền thành phố cho biết sẽ đấu giá công khai khu “đất vàng” này.
Bà Nguyễn Thị The, người đại diện chính cho các hộ dân khiếu kiện, cho biết trong buổi họp người dân đã yêu cầu Nhà nước phải lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện sai phạm tại Thủ Thiêm.
Bà nói với VOA: “Bây giờ chính quyền sai thì tự sửa với nhau, tự bắt tội nhau. Còn người dân chúng tôi chỉ yêu cầu có chỗ ở để ổn định cuộc sống. Về tinh thần và vật chất, nhà nước không đền bù nổi cho tôi đâu, không thể nào đền bù đủ được”.
Người phụ nữ 74 tuổi cho biết bà đã mất cả chồng và con trai trong thời gian diễn ra quy hoạch, giải tỏa để xây dựng khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Sau khi chồng qua đời vì bị đột quỵ trước tin sốc sắp mất nhà, con trai bà đã ra sức giữ nhà trong khi các lực lượng chính quyền đến cưỡng ép thi công.
“Bức xúc quá, nên nó tự vẫn chết, vì nó biết rằng gia đình khổ. Nói không được. Nói người ta không nghe”, bà The kể lại với VOA trong nước mắt.
Đại diện của các hộ dân cho biết bà đã cùng với những người dân khác lặn lội đi khắp các cơ quan chính quyền để khiếu kiện nhiều năm.
Lần này, bà hy vọng chính quyền sẽ “sửa sai” sau khi vụ việc đã ra tới trung ương và có chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc rà soát lại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Thủ Thiêm.
Tin cho hay trong thời gian diễn ra buổi tiếp 7 người đại diện, hàng chục người dân khác đã căng băng rôn, khóc lóc, kêu gào bên ngoài đòi được vào tham dự cuộc họp. Những người dân này cho rằng việc mời chỉ 7 người đại diện tham dự cuộc họp là không công bằng.
“Cho chúng tôi vào. Chúng tôi chỉ nghe thôi cũng được”, VnExpress tường thuật lại lời kêu của người dân khi thấy đại diện chính quyền xuất hiện.
Hàng trăm hộ dân đã rơi vào tình trạng vô gia cư sau các quyết định giải tỏa gây tranh cãi trong suốt 20 năm qua, khi báo chí gần như im bặt tiếng trước lời kêu cứu, khiếu kiện của người dân.
Việc “mở cửa” thông tin, dù khá hạn chế, cho báo chí gần đây được xem là một thành công của mạng xã hội và nền “báo chí công dân”. Nhà báo ẩn danh trên thừa nhận với VOA về tình trạng “lực bất tòng tâm” của báo chí Việt Nam. Ông nói:
“Nóng, nhưng bị dập hết rồi. Họ đâu có cho đăng đâu. Thực ra, các báo đi thì cũng là vì tinh thần trách nhiệm mà đi thôi. Chứ phân tích những cái ‘nóng’ thì cũng phải kềm lại bớt”.
Dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được UBND TP.HCM phê duyệt vào cuối năm 2005 với mục tiêu biến bán đảo này thành một trung tâm thương mại, tài chính với các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại.
Tuy nhiên, việc giải tỏa thi công đã vấp phải nhiều chỉ trích, phản đối của cư dân địa phương. Hàng trăm người dân đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất để dành đất cho dự án. Thậm chí, cả một “hội dân oan” đã xuất hiện tại đây sau khi nhà cửa và cả sinh mạng của người thân họ mất đi.
Ngoài các hộ dân cư, một số cơ sở tôn giáo cũng nằm trong diện bị giải tỏa, trong đó có chùa Liên Trì, nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
https://www.voatiengviet.com/a/4430419.html
Việt Nam: ‘Quốc hội cần đổi cách lập pháp’
PGS. TS. Phạm Quý ThọBộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ góc nhìn chính sách công, nếu các cơ quan lập pháp độc lập, có đầy đủ thông tin đa chiều và vì dân – những người đã uỷ quyền đại diện, có thể xây dựng được những chính sách phát triển bền vững. Quan điểm và quy trình làm luật là yếu tố quan trọng đối với chất lượng chính sách.
Ngoài ra, cơ quan lập pháp cần có khả năng nhận diện và ngăn chặn ‘tham nhũng chính sách’ từ nghị trường.
Đây là một trường hợp chưa có tiền lệ diễn ra trong kỳ họp này. Tuy nhiên cần đặt vấn đề rộng hơn: liệu Quốc hội – cơ quan lập pháp tối cao – có thể thay đổi cách làm luật để có được những chính sách chất lượng?PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Ở Việt Nam kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khoá 14 đang diễn ra tại Hà Nội, các Đại biểu đang thảo luận và dự kiến thông qua một số dự luật, trong đó có Dự luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và Dự luật An ninh mạng.
Chính phủ Việt Nam lùi thời gian trình dự án Luật Đặc khu
Bàn tròn thứ Năm: Luật 3 Đặc khu và Luật An ninh mạng
HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’
‘Cho thuê đất gần thế kỷ thuộc quyền của nhân dân’
Tuy nhiên, những diễn biến trong những ngày qua đã làm thay đổi kế hoạch được xác định trong nghị trình. Sáng 9/6/2018, Chính phủ tuyên bố lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu sang kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa 14, thay vì ‘bỏ phiếu’ vào ngày 15/6 theo dự kiến.
‘Chưa có tiền lệ’
Luật Đặc khu kinh tế nên ra ‘chậm mà chắc’
Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ
Đặc khu kinh tế: ‘Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ’
Đặc khu kinh tế: ‘Cần tránh bị lợi dụng’
‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN
Đây là một trường hợp chưa có tiền lệ diễn ra trong kỳ họp này. Tuy nhiên cần đặt vấn đề rộng hơn: liệu Quốc hội – cơ quan lập pháp tối cao – có thể thay đổi cách làm luật để có được những chính sách chất lượng?
Cách đây hơn một năm, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã có kết luận về Dự luật này, và nó đã được thảo luận tại kỳ họp thứ Tư của Quốc hội và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ Năm. Đây cũng là cách xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam.
Trái với sự giải thích trên, Thông báo nêu trên của Chính phủ nên được coi là ‘sự tiến bộ’ trong xây dựng chính sáchPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Cơ quan soạn thảo cho rằng dự luật được làm công phu, đã tiếp thu chỉnh sửa theo ý kiến Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội thảo luận theo hướng để thông qua.
Trái với điều này, dư luận đã phản ứng mạnh mẽ. Các ý kiến phản biện và kiến nghị của các nhà khoa học, cán bộ lão thành, một số tổ chức hội và công chúng dưới nhiều hình thức chuyển tải đến các lãnh đạo đảng và nhà nước.
Nội dung kiến nghị tập trung vào tính pháp lý, tính khoa học, hiệu quả kinh tế. Hơn thế, vấn đề đặt ra là ba đặc khu kinh tế: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, ghi trong Dự luật, đồng thời là ba vị trí chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, song yếu tố này chưa được đánh giá toàn diện, thấu đáo về trước mắt cũng như lâu dài?
Được biết, sáng ngày 4/6 các báo đài nhà nước có đưa tin rằng bên hành lang Hội trường Diên Hồng, nơi đang diễn ra kỳ họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng ông nhận được nhiều thông tin bày tỏ băn khoăn về việc cho thuê đất với thời hạn 99 năm, ông cho rằng quyết định cuối cùng là Quốc hội.
Ngày 6/6 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Đại diện cơ quan soạn thảo khi trả lời báo chí câu hỏi về ‘Dư luận phản ứng khi gắn với yếu tố Trung Quốc, đã giải thích rằng: “Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”. Ông dãi bày đã học tập kinh nghiệm Trung Quốc trong xây dựng đề án, nhấn mạnh ‘bản lĩnh’ Đặng Tiểu Bình qua câu nói: “Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa”…
‘Nên coi là sự tiến bộ’
Trái với sự giải thích trên, Thông báo nêu trên của Chính phủ nên được coi là ‘sự tiến bộ’ trong xây dựng chính sách, trong đó có nêu rằng đây là kết quả việc: “tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước”.
Một chính sách tốt, một quyết định công đúng đắn, đặc biệt những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển quốc gia, một mặt, phụ thuộc vào sự sáng suốt, một tầm nhìn của cá nhân lãnh đạo, mặt khác phải dựa trên cơ sở khoa học vững chắc và nguyện vọng của dân được phản ánh qua các hình thức phản hồi khác nhau.
Sự giải thích rằng chủ trương luôn đúng và đổ lỗi cho khâu thực hiện là không thoả đáng và không thuyết phục. Điều đó phản ánh sự duy ý chí trong hoạch định và thực thi chính sáchPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Trong thời kỳ chiến tranh, giữa cái sống và chết, sự tồn vong của dân tộc thì việc lựa chọn là rõ ràng, song trong bối cảnh hiện nay có nhiều yếu tố tác động, nhạy cảm, khó lường đến những quyết sách của đảng và chính phủ.
Thực tế đã cho thấy vào những năm đầu đổi mới quyết sách xây dựng đường dây 500kv Bắc – Nam là chính sách táo bạo, đúng đắn. Người dân vẫn ca ngợi bản lĩnh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Khi nền kinh tế chuyển đổi nhanh hơn sang thị trường và có độ mở ngày càng lớn với khu vực và thế giới, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đã có nhiều hơn những quyết sách không thành công, đơn cử như Bô-Xít Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng, chính sách tăng trưởng nóng với các tập đoàn kinh tế… đang để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội và nhân dân đang gánh chịu.
Tuy nhiên, tính giải trình và chịu trách nhiệm không cao. Sự giải thích rằng chủ trương luôn đúng và đổ lỗi cho khâu thực hiện là không thoả đáng và không thuyết phục.
Điều đó phản ánh sự duy ý chí trong hoạch định và thực thi chính sách.
Đảng nên thế nào?
Đây là lỗ hổng lớn của thể chế. Ở đây, cần thay đổi cách tiếp cận xây dựng chính sách, hơn thế cần nhận diện và ngăn chặn hiện tượng tham nhũng chính trị, trong đó cần phát huy vai trò của Quốc hội và các kênh phản biện.
Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu
Ý kiến của chuyên gia Phạm Chi Lan
Quan điểm của TS. Lê Đăng Doanh
Với thể chế chính trị hiện thời, Đảng nên chăng tập trung vào các chủ trương lớn, mà không ‘áp đặt’ đối với các cơ quan lập pháp và chuyên môn trong xây dựng chính sách, trả lại đúng chức năng của họ với tính độc lập và chuyên nghiệp cao hơnPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Quan điểm của TS. Trần Công Trục
Trước hết, với thể chế chính trị hiện thời, Đảng nên chăng tập trung vào các chủ trương lớn, mà không ‘áp đặt’ đối với các cơ quan lập pháp và chuyên môn trong xây dựng chính sách, trả lại đúng chức năng của họ với tính độc lập và chuyên nghiệp cao hơn.
Huy động các tổ chức tư vấn đánh giá độc lập, kể cả nước ngoài đối với dự luật có tầm quan trọng và phức tạp.
Ngoài ra, kênh phản biện từ các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học và phản ứng của công chúng cần được thiết lập thực chất.
Ngay cả những ý kiến được Đảng cho là ‘nhạy cảm’, như yếu tố Trung Quốc, cũng cần được cân nhắc, khi được đông đảo phản ánh xuất phát từ ký ức bài học lịch sử và tình hình thực tế tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông, khi Trung Quốc bành trướng và nỗ lực quân sự hoá các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng trái phép…
Sự thay đổi quan điểm và cách thức xây dựng chính sách công như trên có thể gặp chống đối không chỉ từ ‘quán tính lập pháp truyền thống’ của thể chế hiện hành, mà còn do sự bảo thủ, ý thức hệ giáo điều và quan hệ ràng buộc do những yếu tố lịch sử.
Điều đó là căn nguyên của hiện tượng ‘tham nhũng chính trị’, khi có mưu toan của cá nhân hay nhóm nhà cầm quyền đặt lợi ích nhóm, đảng phái hay lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nhân diện và ngăn chặn
Việc nhận diện và ngăn chặn tham nhũng chính trị là vấn đề khó khăn. Hiện tượng này thường được che đậy dưới các hình thức tinh vi và quan hệ phức tạp. Bối cảnh chuyển đổi thể chế kinh tế với cách làm ‘đảng quyết, quốc hội thông qua’ dễ để cho nhóm lợi ích chi phối.
Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ
Đặc khu kinh tế nhìn theo góc độ nợ công
Với các đại biểu Quốc hội, ngay tại kỳ họp lần thứ Năm này, Dự luật An ninh mạng, tuy còn quá nhiều tranh luận, nhưng đã có dự kiến thông qua, liệu các kiến nghị của các nhà khoa học, trí thức, các nhà chuyên môn… cũng sẽ có được cân nhắc?PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Phát ngôn 6/6: ‘Luật đặc khu không đánh đổi an ninh’
Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN
Những khẩu hiệu như ‘đột phá kinh tế’, tinh thần dám quyết, dám làm, vì đại cục, vì ổn định xã hội…, nhóm người có quyền lực, khống chế số còn lại, nhân danh nguyên tắc phục tùng tổ chức, dễ chiếm đa số để thao túng chính trị.
Hiện tượng này tồn tại trong bất kỳ mô hình thể chế nào, nhưng nếu độc quyền chính trị, tha hoá quyền lực thì tham nhũng chính trị trở nên nghiêm trọng và lan rộng.
Tính công khai minh bạch trong hoạch định chính sách không phải là những thủ tục thông qua trên nghị trường về hình thức, mà cần thiết ngay trong các cơ quan đảng cao nhất, như Bộ chính trị hay Ban bí thư.
Mong rằng Quốc hội sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc thay đổi cách lập pháp ‘truyền thống’.
Với các đại biểu Quốc hội, ngay tại kỳ họp lần thứ Năm này, Dự luật An ninh mạng, tuy còn quá nhiều tranh luận, nhưng đã có dự kiến thông qua, liệu các kiến nghị của các nhà khoa học, trí thức, các nhà chuyên môn… cũng sẽ có được cân nhắc?
“Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ” – có nhà báo từng lên tiếng góp ý trong một bài viết!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà phân tích chính sách công, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44424223
G7: Canada và VN
có thể bàn Biển Đông và nhân quyền
Ý kiến nhà quan sát cho rằng tại cuộc gặp song phương dự kiến giữa ông Trudeau và ông Nguyễn Xuân Phúc ngày 10/6 tại Quebec, Biển Đông và nhân quyền có thể được ưu tiên đàm phán.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện đang có mặt tại Charlevoix, tỉnh Quebec của Canada dự phiên họp Outreach Session (hội nghị mở rộng) thuộc G7 từ 8-10/06/2018.
Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất, thuộc nhóm nước có bờ biển, được Thủ tướng Justin Trudeau mời dự G7 ở Quebec.
Từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh bình luận với BBC rằng đây là “bước ngoặt lớn trong quan hệ Việt Nam – Canada”.
Vì sao Canada mời Việt Nam dự G7?
Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ
HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’
LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức
“Trong lần gặp gỡ này, hai nước muốn thực hiện bản thông cáo chung năm 2017 khi ông Trudeau đến thăm Hà Nội và dự APEC tại Đà Nẵng,” luật sư Khanh nói.
“Trong chuyến đi đó ông Trudeau muốn Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn nữa trong các vấn đề như môi trường biển, đầu tư thương mại, hợp tác giáo dục, hợp tác quốc phòng.”
“Ngoài ra, một điểm ít được nói tới là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, là hồ sơ vô cùng tế nhị mà tôi cho là hai bên sẽ trao đổi với nhau rất thẳng thắn trong cuộc gặp song phương ngày 10/6.”
“Hiện tại Canada cần Việt Nam như một cầu nối để tiến vào khu vực ASEAN. Tất cả quan chức Canada mà tôi có dịp trao đổi thì đều khẳng định Việt Nam không những là một thị trường có tiềm năng đối với Canada mà còn là đầu cầu để Canada thâm nhập thị trường ASEAN”, luật sư Khanh nói với BBC qua điện thoại.
Hợp tác quân sự cho vấn đề Biển Đông
Ông Vũ Đức Khanh cho rằng cần chờ đợi một thông cáo chung được G7 đưa ra trong vấn đề Biển Đông nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ nhận được ủng hộ về vấn đề này. Canada đồng thời sẽ được yêu cầu Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn nữa trong vấn đề Biển Đông.
Theo phân tích của luật sư Khanh, Canada là quốc gia cỡ trung nên sẽ không có các hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ của các Liên minh như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay các liên minh với Hoa Kỳ.
“Vai trò hợp tác quân sự và quốc phòng giữa Việt Nam và Canada ở giai đoạn hiện tại đang được thể hiện qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Canada tới Hà Nội vào cuối tuần qua.”
“Điều này thể hiện phía Canada cam kết sẽ đấu tranh mạnh mẽ hơn cho môi trường Biển Đông được an ninh hơn và các quốc gia có tranh chấp phải thuận theo luật pháp quốc tế.”
Luật sư Khanh nói các nguồn tin của ông cho hay có hai hợp tác quân sự quan trọng giữa Việt Nam và Canada sẽ được triển khai trong năm 2018-2019. Đó là đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tham gia trong khung hoạt động của lực lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Đồng thời hợp tác huấn luyện sỹ quan hải quân Việt Nam.
Thiện chí hơn về nhân quyền
Ông Vũ Đức Khanh nói đã có các tín hiệu khả quan về nhân quyền của Việt Nam trước chuyến thăm của ông Phúc tới Canada tham dự G7. Trong đó, nổi bật là việc chính quyền Việt Nam thả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Thu Hà. Hiện cả hai, cùng vợ luật sư Đài, đã sang Đức.
Tuy nhiên, “Canada sẽ đòi hỏi Việt Nam có nhiều thiện chí hơn nữa về vấn đề này. Việc thả tù nhân lương tâm báo hiệu có thể có một cuộc gặp song phương giữa bà Thủ tướng Đức và ông Thủ tướng Phúc tại Quebec vào ngày 10/6. Chúng ta sẽ chờ nguồn tin đó như thế nào.”
“Vì vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước phương Tây là Việt Nam không tôn trọng quyền cơ bản của người dân.
“Vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước phương Tây là Việt Nam không tôn trọng quyền cơ bản của người dân.Luật sư Vũ Đức Khanh, Canada
“Nếu có cuộc họp này, tôi nghĩ rằng sẽ có một số chuyển động theo hướng Việt Nam có thể bước trở lại bàn đàm phán không những đối với Đức mà với Liên minh châu Âu trong các hiệp định thương mại.”
“Qua chuyến đi này ông Phúc có thể đưa ra một kế sách, tạo dựng một hình ảnh Việt Nam được dễ dàng chấp nhận hơn, trong đó vấn đề nhân quyền được đưa lên hàng đầu.”
“Vì vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước phương Tây là Việt Nam không tôn trọng quyền cơ bản của người dân. Hồ sơ nhân quyền Việt Nam như cái gai trong mắt của cả Việt Nam và thế giới.”
“Việt Nam cần tỉnh táo hơn nữa, nên đặt quyền lợi của quốc gia lên trên hết. Nên mở một sân chơi mới trong đó chúng ta có thể đồng thuận một số điểm, như hợp tác đa nguyên, đi tới đoàn kết quốc gia để củng cố thế lực của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực.”
Nguy cơ hủy họp song phương?
Trước thông tin cộng đồng người Việt tại Canada phản đối chuyến thăm của ông Phúc. Đồng thời có nguồn tin rằng Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải tại Canada đã kêu gọi hủy họp song phương giữa ông Phúc và ông Trudeau, luật sư Khanh cho hay có nhận được thông tin nhưng ông cho rằng cuộc họp vẫn có thể diễn ra vào 10/6.
“Tôi nghĩ việc phản đối của cộng đồng người Việt tại Canada là hoàn toàn đúng. Đó là nguyện vọng của đại đa số người Việt tại Canada mong muốn VIệt Nam cải thiện về nhân quyền.”
“Họ gây áp lực lên chính phủ Canada và Việt Nam với mong muốn Việt Nam có nền chính trị cởi mở, dân chủ hơn và quyền cơ bản của con người được tôn trọng.”
“Tôi không biết ông Ngô Thanh Hải có nguồn tin như thế nào nhưng tôi có thể nói cuộc gặp song phương sẽ phải xảy ra vào ngày 10/6 vì những nguyên tắc ngoại giao không thể hủy bỏ.”
“Hơn nữa, như đã nói Canada luôn coi trọng Việt Nam. Canada mong muốn Việt Nam lắng nghe những ý kiến có thể hơi chối tai, bất đồng với chính phủ, nhưng chân thật, mong muốn Việt Nam thay đổi phù hợp với trào lưu tiến bộ của xã hội.”
Hoạt động của Thủ tướng Phúc tại Canada
Theo trang tin chinhphu.vn, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có một loạt hoạt động ngoại giao trước cuộc họp song phương dự kiến với Thủ tướng Trudeau tại Quebec.
Trưa ngày 8/6 (giờ địa phương), ông Phúc đã dự buổi ăn trưa do cựu Thủ tướng Canada Jeans Chrétien chủ trì.
Chiều ngày 8/6, ông Phúc đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Kinh tế Phát triển (OECD).
Trước đó, tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Canada, ông Phúc bày tỏ kỳ vọng làn sóng đầu tư mới của Canada vào Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44422704
Trịnh Xuân Thanh sắp được sang Đức
theo thoả thuận giữa hai chính phủ
Quan chức ngành dầu khí bị buộc tội tham nhũng Trịnh Xuân Thanh sắp được sang Đức theo thoả thuận trao đổi giữa hai chính phủ Đức và Việt Nam. Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức hôm 9/6 loan tin này dựa vào các nguồn tin không nêu tên.
Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, hồi đầu năm nay bị hai phiên toà ở Việt Nam kết án chung thân vì tội tham nhũng.
Trước đó Trịnh Xuân Thanh đã chạy sang Đức xin tỵ nạn chính trị nhưng bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin vào tháng 7 năm ngoái đưa về lại Việt Nam. Vụ bắt cóc đã khiến quan hệ Việt Nam và Đức trở nên căng thẳng. Đức đã nhiều lần yêu cầu Hà Nội phải trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức để phía Đức có thể tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết, bao gồm cả việc xem xét đơn xin tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh. Hà Nội từ trước đến nay vẫn một mực khẳng định Trịnh Xuân Thanh về nước xin đầu thú.
Tờ Frankfurter Allgemeine cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ sang Đức sau khi phiên toà xử mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức kết thúc. Hiện toà Thượng thẩm của Đức đang xét xử nghi phạm Nguyễn Hải Long. Dự kiến phiên toà sẽ kết thúc vào tháng 8 năm nay.
Cũng theo tờ Frankfurter Allgemeine, trao đổi giữa Đức và Việt Nam lần này cũng bao gồm việc Việt Nam trả tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự là cô Lê Thu Hà, trục xuất hai người này sang Đức hôm thứ sáu ngày 8/6.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, sáng lập viên của Hội Anh Em Dân Chủ và cô Lê Thu Hà bị Hà Nội tuyên án tù 15 năm và 9 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong phiên toà ngày 5/4 vừa qua.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà đã không kháng cáo lên phúc thẩm sau đó như 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cùng bị xử sơ thẩm trước dó.
Bộ Ngoại giao Đức hôm 8/6 xác nhận luật sư Đài cùng vợ và cô Lê Thu Hà đã đến Đức, gọi đây là một bước đi nhân đạo đáng chú ý của phía Việt Nam và cũng là một tín hiệu tốt đối với cộng đồng quốc tế.
Theo tờ Frankfurter Allgemeine, Hà Nội hy vọng với việc trả tự do cho các trường hợp này qua hệ giữa Việt Nam và Đức sẽ được cải thiện.
Hiện tại Việt Nam cũng đang thúc giục quốc hội châu Âu thông qua hiệp tự do thương mại EU Việt Nam đã kết thúc đàm phán vào năm 2015. Theo tờ Frankfurter Allgemeine, các đại diện của Liên minh Châu Âu lưu ý với chính phủ Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định dự kiến vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chuẩn thuận của Đức.
Vì sao Nguyễn Văn Đài bị trục xuất sang Đức
và Việt Nam sắp thả Trịnh Xuân Thanh về Đức
Lê Ngọc Châu
Dẫn nhập: Hôm 08.06.2018, ngoài tin nóng là chuyện Ls Nguyễn Văn Đài bất ngờ bay sang Đức thì giới truyền thông Đức (nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) và báo Tagesspiegel còn viết nhắc lại chuyện Trịnh Xuân Thanh. Kể từ khi thấy cảnh TXT – một viên chức của csVN bị kết án là tham nhũng- khóc lóc van xin ở tòa án tại VN nhưng vẫn bị lãnh hai bản án thì tôi không để ý đến sự kiện TXT nữa. Tuy nhiên qua các bài viết mới nhất của các ký giả của báo FAZ và Tagesspiegel, nhân cuối tuần tôi chuyển ngữ nhanh để giới thiệu cùng độc giả.
Rõ ràng, các chính trị gia Đức & EU đã áp lực Việt Nam (VN) liên quan đến sự cải thiện quan hệ kinh tế với Đức và EU cũng như nói bóng gió dằn mặt csVN rằng việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu. Người cộng sản, dù DDR (cs Đông Đức cũ) hay VN bây giờ thế nào quý vị đã biết, lợi dụng cơ hội chính giới Đức – trong đó có cả TT Đức – can thiệp cho Nguyễn văn Đài và đòi hỏi của bà Luật sư của TXT cũng như chờ kết quả phiên toà hình sự về vụ bắt cóc đang diễn ra ở Bá Linh, nhà cầm quyền VN bất ngờ trục xuất Ls Đài sang Đức và được Bộ Ngoại giao đánh giá rằng đó là một “bước nhân đạo đáng chú ý của VN”. Các chuyên gia chính trị cũng tiên đoán trước bước kế tiếp là csVN sẽ tha TXT “một viên chức bị VN kết án chung thân vì tham nhũng” trong thời gian tới để lấy lòng EU và đặc biệt vuốt ve Đức hầu từ đó hy vọng được chuẩn y Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019. Giới quan sát có lẽ đã nhìn ra được nước cờ “nhượng bộ chính trị” mà csVN đang thực hiện hầu đạt được mục đich là thông qua “Hiệp định thương mại tự do giữa EU & Việt Nam”.
Mời quý vị đọc bản tin gồm ba phần để biết rõ thêm sự việc. Trân trọng (LNC)
1) Lưu vong tại Đức: Việt Nam cho phép nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng rời VN
• Cập nhật vào ngày 08.06.2018 -14h16′
Mới bị kết án 15 năm tù, bây giờ đáng ngạc nhiên được thả: Nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Nguyễn Văn Đài đã được phép rời VN đến Đức. Một người Việt khác đang bị giam tù hy vọng một giải pháp tương tự !.
Vào tháng Tư, Nguyen Van Dai (giữa) bị kết án 15 năm tù và năm năm bị quản thúc tại gia (hình ảnh lưu trữ). Ảnh: AFP
Việt Nam đã thả sớm nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và cho đi sang Đức. Luật sư 49 tuổi về quyền con người đã hạ cánh hôm thứ Sáu cùng với vợ ông trên một chiếc máy bay thông thường ở Frankfurt am Main. Sau đó anh bay tiếp đi Bá Linh (Berlin). Chính phủ Liên bang Đức hoan nghênh việc trả tự do. Bộ Ngoại giao nói về một “bước nhân đạo đáng chú ý của Việt Nam”.
Đài là một trong những nhà chỉ trích “chính phủ” nổi bật nhất ở Việt Nam. Đất nước này được “lãnh đạo” bởi một đảng duy nhất: đảng cộng sản. Mới đây vào tháng Tư, anh ta bị kết án 15 năm tù và 5 năm bị quản thúc tại gia. Vào thời điểm đó, ông bị tòa án ở Hà Nội kết tội âm mưu một cuộc đảo chính. Mặt khác, Quốc tế chống lại mạnh mẽ vụ này.
Đài đã thành lập một Ủy ban nhân quyền vào năm 2006. Một năm sau, luật sư đã bị kết án lần đầu tiên vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Năm 2013, ông thành lập “Netzwerk für Demokratie-Befürworter (Brotherhood for Democracy)”, một loại mạng lưới ủng hộ dân chủ, nhưng sau đó bị bắt lại.
* Steinmeier vận động cho Đài
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) khen ngợi Đức vì đã cấp tị nạn cho nhà hoạt động nhân quyền. Cùng với đôi vợ chồng, một nữ phụ tá cũng được phép đi đến Đức. Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã từng kêu gọi một giải pháp cho vụ án.
Tổng thống Liên bang Đức Steinmeier kêu gọi bảo vệ dân chủ (Ảnh: EPA)
Mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vụ bắt cóc một người Việt Nam kể từ năm ngoái. Doanh nhân Xuân Thanh Trịnh (TXT) đã bị bắt cóc sau cuộc điều tra của Đức vào mùa hè năm 2017 bởi dịch vụ tình báo của csVN giữa thanh thiên bạch nhật ở Berlin. Trong khi đó, cựu quan chức cộng sản TXT đã bị kết án tù chung thân hai lần ở quê nhà. Anh ta hy vọng rằng một ngày nào đó cũng được phép rời VN đến Đức.
Trường hợp Đài đã làm dấy lên nhiều sự chú ý của quốc tế. Năm ngoái, luật sư Đài được trao Giải thưởng Nhân quyền của Hiệp hội Thẩm phán Đức. Nhưng anh ta đã không thể tự nhận được giải thưởng. Jens Gnisa, Chủ tịch của Hiệp hội Thẩm phán, bây giờ cho biết: “Chúng tôi rất vui vì thời gian dài của Đài bị đau khổ với sự đàn áp và đàn áp đã kết thúc.”
http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/vietnam-laesst-buergerrechtler-nach-deutschland-ausreisen-15629623.html
2) Tại sao Việt Nam muốn thả Trịnh Xuân Thanh
• Của Justus Bender và Morten Freidel (Cập nhật vào ngày 08.06.2018 – 19h 33′)
Quan hệ giữa Việt Nam và Đức băng giá. Giờ đây, cán bộ có trách nhiệm (Funktionaer) bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được thả trong vài tháng tới.
Quan hệ giữa Đức và Việt Nam đang ở mức thấp kể từ vụ bắt cóc doanh nhân và cựu đảng viên cộng sản Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đến Hà Nội mùa hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, Chính phủ Liên bang Đức đã phản ứng với việc trục xuất một số nhà ngoại giao VN và đình chỉ “quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam. Đã có sự im lặng căng thẳng trên các “kênh” (Kanaelen) công cộng giữa hai quốc gia kể từ đó.
Cho đến thứ sáu. Khi Việt Nam thả nhà hoạt động dân quyền bị giam giữ nổi tiếng Nguyễn Văn Đài sớm và để anh ta đi Đức. Ông được cho là đã ngồi trên một chiếc máy bay đi sang Frankfurt am Main vào thứ Sáu. Và theo thông tin từ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ, ghi chú thêm: một tờ báo nổi tiếng & có tầm vóc ở Đức), sự trả tự do của anh ta liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh: Đây là bước đầu tiên trong các cơ sở ngoại giao, và cuối cùng sẽ dẫn đến việc thả sớm Trịnh Xuân Thanh.
Url: http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/warum-vietnam-trinh-xuan-thanh-freilassen-will-15630175.html
3) 08.6.2018_19:09 giờ – Trịnh Xuân Thanh người Việt bị bắt cóc từ Berlin sẽ được thả
Anh ta bị bắt cóc từ Berlin và bị kết án tù chung thân ở quê nhà. Theo FAZ, nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý thả doanh nhân Trịnh Xuân Thanh “trong trung hạn”.
Doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, bị bắt cóc từ Berlin và bị kết án tù chung thân ở quê nhà của mình, sẽ được thả “trong trung hạn” theo Nhật báo “Frankfurter Allgemeine Zeitung”. Theo báo cáo, trích dẫn một số nguồn tin, có một cam kết của nhà cầm quyền ở Hà Nội với Đức, sau khi kết thúc vụ án hình sự Berlin chống lại một kẻ trợ thủ bắt cóc (Entfuehrungshelfer) sẽ cho phép Thanh xuất cảnh vào Cộng hòa Liên bang Đức.
Thanh trốn sang Đức năm 2016 và đã xin tị nạn. Theo các nhà chức trách Đức, vào cuối tháng 7 năm 2017, ông đã bị bắt cóc từ Tiergarten bởi mật vụ của Việt Nam và đưa về Việt Nam (VN). Sự việc này đã gây ra sự tức giận lớn ở Berlin.
* Hy vọng có mối quan hệ tốt hơn với Đức
Theo FAZ, một phần của sự nhượng bộ của VN là sự trả tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài hôm thứ Sáu. Chỉ mới trong tháng Tư, ông đã bị kết tội 15 năm tù vì náo động.
Hà Nội hy vọng rằng từ sự trả tự do sẽ cải thiện quan hệ kinh tế với Đức và EU, báo FAZ đưa tin. Như tờ báo cũng tường trình tiếp, các nhà đại diện EU đã nói bóng gió với nhà cầm quyền tại Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu. Do đó, trong sự nhượng bộ ngoại giao của VN cũng bao gồm giảm tù cho các tù nhân chính trị khác. (AFP).
Lùm xùm ‘hậu trường’ mua bản quyền World Cup
Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) vừa thông báo chính thức có bản quyền phát sóng World Cup 2018, giữa lúc tin đồn về những lùm xùm xung quanh chuyện “ém hàng” để đẩy giá quảng cáo vẫn chưa lắng xuống.
Trong buổi họp báo vào tối 8/6, đại diện VTV cho biết hợp đồng chính thức về bản quyền truyền thông Giải Vô địch Bóng đá thế gới World Cup 2018 đã được FIFA chấp thuận. Theo đó, hàng triệu fan hâm mộ bóng đá tại Việt Nam sẽ được theo dõi miễn phí giải đấu thể thao hấp dẫn nhất hành tinh này.
Thông tin về việc Việt Nam chưa có được bản quyền phát sóng World Cup đã khiến dư luận “sôi sục” suốt tuần qua. Lý do mà VTV đưa ra là vì chưa ngã giá được với công ty Infront Sports & Media (ISM), là đơn vị giữ nhiệm vụ phân phối bản quyền phát sóng 64 trận đấu ở World Cup tại khu vực châu Á. Theo lời người đại diện phát ngôn của VTV, ông Nguyễn Hà Nam, “giá cả mà ISM đưa ra là quá cao so với khả năng tài chính của VTV”.
Được biết, giá chào bán bản quyền phát sóng trọn gói 64 trận đấu mà ISM đưa ra lúc đầu là 15 triệu đôla, gấp đôi giá mua bản quyền mua World Cup 2014. Phía VTV nói chỉ có thể trả được 7-8 triệu đôla, đồng thời khẳng định trên báo chí rằng sẽ không cố mua bản quyền “bằng mọi giá”.
Cho đến tận sáng 8/6, tức chưa đầy 1 tuần là giải đấu khai mạc, đại diện của VTV vẫn khẳng định “chưa có thông tin về bản quyền”, khiến cho người hâm mộ Việt Nam càng thêm “đứng ngồi không yên”, theo báo Người Lao Động.
Một số nguồn tin tố cáo VTV cố ý ém bản quyền World Cup để “xem xét tình hình quảng cáo, tài trợ, đàm phán với các nhà đài”, theo báo Nhà Đầu Tư.
Tin đồn “ém bản quyền” cũng được một nguồn tin am tường về hậu trường thể thao Việt Nam xác nhận với VOA vào tối 8/6. Theo nguồn tin này, sở dĩ có việc “làm giá” là vì đây là một sự kiện “liên quan đến chuyện bỏ túi của rất nhiều người”.
Thông tin chính thức cho biết tập đoàn Vingroup đã “ra tay” vào phút chót với khoản tài trợ 5 triệu đôla để giúp cho VTV có được bản quyền phát sóng World Cup.
Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang, nói với VnExpress rằng việc tài trợ là phù hợp, nhất quán với sứ mệnh vì cộng đồng của tập đoàn. Ngoài số tiền 5 triệu đôla tài trợ, tập đoàn của tỉ phú đôla đầu tiên của Việt Nam còn chi thêm 1 triệu đôla để mua quảng cáo như các doanh nghiệp khác.
Theo tiết lộ của nguồn tin ẩn danh với VOA, ngoài Vingroup còn có một tập đoàn khác cũng thuộc hàng “ông lớn” hỗ trợ kinh phí cho VTV mua bản quyền World Cup.
Hiện số tiền chính thức chi cho thương vụ này chưa được tiết lộ. Năm 2014, Việt Nam chi 7 triệu đôla để mua bản quyền World Cup, năm 2010 là 2,7 triệu đôla và năm 2006 là 2 triệu đôla.
Bóng đá đang được xem là một trong những “mặt trận” tiêu cực đang bị nhắm tới với nhiều vụ bê bối lần lượt được phanh phui trên mặt báo.
Tuần trước, Phó Chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), ông Nguyễn Xuân Gụ, đã chính thức gửi đơn xin từ chức vì lý do làm “ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh” của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, sau khi ông này bị bắt gặp trong khách sạn với một phụ nữ trẻ. Vụ việc diễn ra ngay trước thềm bầu cử Ban chấp hành VFF khóa VIII.
Mới nhất là vào ngày 8/6, VFF cho biết đã phải nhờ Cục Cảnh sát Hình sự (C45), thuộc Bộ Công an, “vào cuộc” để điều tra sau khi nhận được công văn từ công ty cảnh báo cá cược quốc tế có trụ sở tại Thụy Sỹ Sportradar về 3 trận đấu vòng 6 hạng Nhất quốc gia 2018 có dấu hiệu bất thường, khi dòng tiền cá cược đổ về các trận đấu này tăng đột biến.
Dàn xếp tỷ số thường xảy ra tại Việt Nam trong các mùa giải bóng đá lớn, đặc biệt như World Cup, Sea Games…
https://www.voatiengviet.com/a/lum-xum-hau-truong-mua-ban-quyen-world-cup/4431686.html
Lập pháp Mỹ điều trần,
chỉ trích nhân quyền Việt Nam
Thực trạng nhân quyền ảm đạm của Việt Nam là tâm điểm của một phiên điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm, trong đó các dân biểu liên bang và các nhân chứng nêu bật những điều được mô tả là những vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt Nam và thu hút sự chú ý tới những nhà hoạt động đang bị cầm tù.
Phiên điều trần mang tên “Một Năm Tồi tệ Cho Nhân quyền Việt Nam” được chủ trì bởi Dân biểu Chris Smith, chủ tịch tiểu ban đặc trách nhân quyền toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, một trong những nghị sĩ Đảng Cộng hòa thường xuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam trong Quốc hội Mỹ.
Phát biểu khai mạc, ông Smith lưu ý hiện có 169 tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam và chỉ trong năm ngoái 22 blogger đã bị cầm tù cùng với 6 thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức xã hội dân sự vận động cho nhân quyền ở Việt Nam.
Trong lúc phiên điều trần diễn ra, luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, một trong những người sáng lập Hội Anh em Dân chủ, đã được Việt Nam phóng thích khỏi tù và đang trên đường bay sang Đức tị nạn cùng với vợ Vũ Minh Khánh và cộng sự Lê Thu Hà. Trước đó ông bị tuyên án 15 năm tù về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vào tháng 4.
“Tôi hết sức vui mừng rằng Nguyễn Văn Đài và vợ, cùng với bà Lê Thu Hà, giờ cuối cùng đã an toàn và tự do phát biểu và thờ phượng theo ý muốn của họ,” ông Smith nói trong một thông cáo công bố sau đó vào ngày thứ Sáu. “Nhưng tôi buồn vì chính phủ Việt Nam chọn cách tra tấn, giam cầm, và trục xuất một số trong số những công dân ưu tú nhất của mình—những người chỉ muốn đất nước của họ tuân thủ những chuẩn mực nhân quyền được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam và trong những nghĩa vụ của mình với Liên Hiệp Quốc.”
Dù thực hiện cải cách kinh tế rộng khắp và ngày càng chấp nhận những thay đổi xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thắt chặt kiểm duyệt đối với giới truyền thông và không dung chấp những chỉ trích. Các tổ chức nhân quyền quốc tế nhận định rằng Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng cường bắt giữ và truy tố ngày càng nhiều người chỉ trích chính quyền.
Việt Nam vẫn thường bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng họ không bắt giữ công dân vì bày tỏ chính kiến cá nhân mà là vì những người đó vi phạm luật pháp của Việt Nam.
Dinah PoKempner, trưởng cố vấn pháp lý của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), khai chứng trong phiên điều trần rằng trong năm 2017, công an đã bắt giữ ít nhất 41 người về những tội liên quan đến “an ninh quốc gia,” và trong năm tháng đầu của năm 2018, các tòa án đã kết tội ít nhất 26 người về các tội chính trị, với án tù từ 2 tới 15 năm.
“Và không có dấu hiệu về sự thay đổi hay tiến bộ,” bà Pokempner nói, lưu ý thêm rằng Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua một luật an ninh mạng vào ngày 12 tháng 6 “mà sẽ cung cấp thêm một cách nữa để làm im tiếng và trừng phạt những người chỉ trích chính phủ hay Đảng.”
Tòa án Việt Nam đã bác bỏ đơn xin phúc thẩm và giữ nguyên án tù tổng cộng 66 năm đối với sáu thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, sau khi “liên tục cản trở” các bị cáo và luật sư phát biểu, theo tường thuật của một luật sư nói với VOA đầu tuần này.
Lê Thanh Tùng, một đại diện của Hội hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, xuất hiện trong tư cách nhân chứng tại phiên điều trần hôm thứ Năm. Ông cho biết ngoài những người bị giam giữ, tất cả các thành viên của Hội đều bị đe dọa và người thân bị sách nhiễu liên tục, kể cả gia đình của ông.
“Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bố trí công an vào đánh đập vợ con tôi ngay tại nhà,” ông Tùng kể lại một sự việc mà ông nói xảy ra vào năm 2016, đầu năm 2017. “Các con tôi khi còn đi học thì bị công an chận bắt dọc đường để tra hỏi thông tin về tôi.”
Dù phần lớn các lãnh đạo cao cấp của Hội bị bỏ tù, ông Tùng nói với VOA sau phiên điều trần, việc này vẫn không làm “nao núng” các kế hoạch và hoạt động của Hội, và trong tương lai sắp tới Hội sẽ tái cơ cấu việc tổ chức nhân sự và sẽ lại triển khai những dự án mới để hỗ trợ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ lâu nay đã vận động cho vấn đề nhân quyền Việt Nam bằng những dự luật mang tính lưỡng đảng, nhưng những nỗ lực này bị đình trệ tại Thượng viện dù Hạ viện đã nhiều lần thông qua.
“Chính sách của Mỹ đã làm người dân Việt Nam thất vọng. Đây là lời chỉ trích mang tính lưỡng đảng,” Dân biểu Smith nói trong phiên điều trần.
Nhà lập pháp này gần đây đã tái giới thiệu một dự luật được gọi là Đạo luật Nhân quyền Việt Nam để “buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền.” Dự luật này định ra chính sách của Mỹ là thẩm định và chế tài các quan chức Việt Nam và những người đồng lõa được xác định là vi phạm trầm trọng nhân quyền hoặc quyền tự do tôn giáo.
Chính quyền Trump bị cho lơ là vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại mà thay vào đó đề cao những thỏa thuận kinh doanh và thương mại. Trái với những Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, Tổng thống Donald Trump không nhắc tới vấn đề nhân quyền trong những phát biểu công khai của ông trong chuyến công du Việt Nam vào năm ngoái, và từ “nhân quyền” chỉ được nhắc tới đúng một lần trong Tuyên bố chung Mỹ-Việt.
Điều này đã khơi lên chỉ trích từ một số nhà lập pháp Cộng hòa lẫn Dân chủ. Họ hối thúc chính quyền gây áp lực lên Việt Nam hơn nữa bằng cách tận dụng sức ảnh hưởng của Mỹ, nước mà Việt Nam đang nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng quyết liệt khẳng định địa vị của mình ở Châu Á-Thái Bình Dương.
“Chính quyền Trump có cơ hội mang lại những cải cách thực sự ở Việt Nam nếu liên kết những cải thiện nhân quyền rõ ràng với mối quan hệ Mỹ-Việt tốt đẹp hơn,” ông Smith nói.
Trong khi đó, các nhà hoạt động vẫn tiếp tục nỗ lực vận động cho nhân quyền ở Việt Nam, từ trên đường phố cho tới những hội trường nghị sự. Họ thừa nhận thay đổi sẽ đến rất chậm.
“Mình không thể nào chán nản dựa trên sự hiểu biết rằng thay đổi sẽ đến rất chậm,” cựu dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Cao Quang Ánh, người cũng là nhân chứng trong phiên điều trần, nói với các phóng viên bên lề sự kiện. Ông là dân biểu gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Hạ viện Hoa Kỳ và phục vụ từ năm 2009 tới năm 2011.
“Nhưng mà mình phải cần quyết tâm, lòng tiếp tục tranh đấu cho sự hy vọng của những người trong nước Việt Nam, tương lai của nước Việt Nam,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/lap-phap-my-dieu-tran-chi-trich-nhan-quyen-viet-nam/4431074.html
Hoa Kỳ và Canada muốn Việt Nam hoãn thông qua
dự luật an ninh mạng
Hoa Kỳ và Canada hôm 08/06/2018 kêu gọi Việt Nam hoãn lại việc thông qua dự luật an ninh mạng. Đại sứ quán Mỹ cho biết như trên, trong bối cảnh quan ngại đang tăng cao về những thiệt hại kinh tế mà đạo luật sẽ gây ra, cũng như việc những tiếng nói bất đồng trên mạng sẽ bị bóp nghẹt.
Quốc Hội Việt Nam sắp bỏ phiếu về dự luật an ninh mạng trong vài ngày tới. Luật này nhằm áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty internet, và tăng cường kiểm soát các nhà hoạt động trên mạng.
Dự luật đòi hỏi Facebook, Google và các công ty internet toàn cầu phải lưu trữ các dữ liệu cá nhân của người sử dụng trong nước, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thông cáo trên trang web của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam viết : « Chúng tôi thấy rằng dự luật an ninh mạng có thể tạo ra những trở ngại lớn lao cho an ninh trên không gian mạng, cho những sáng tạo về kỹ thuật số của Việt Nam trong tương lai, và có thể không tương thích với các cam kết quốc tế về thương mại của Việt Nam . Hoa Kỳ và Canada kêu gọi Việt Nam hoãn lại việc bỏ phiếu dự luật, nhằm bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn thế giới ».
Reuters nhận định, thương mại và đầu tư là chìa khóa cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam hướng về xuất khẩu, và các nhà lãnh đạo muốn thúc đẩy phát triển công nghệ.
Hiệp hội truyền thông kỹ thuật số Việt Nam (VCDA) gần đây nói rằng đạo luật nếu được thông qua có thể làm giảm 1,7% GDP và 3,1% đầu tư ngoại quốc.
Bên cạnh đó, dự luật cũng gây lo ngại sẽ bóp nghẹt tiếng nói của giới bất đồng chính kiến. Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, nhận định : « Đạo luật này vốn nhắm vào tự do ngôn luận và truy cập thông tin, sẽ cung cấp thêm một vũ khí mới cho chính quyền để đối phó với các nhà ly khai ».
Nếu dự luật an ninh mạng được Quốc Hội thông qua, các cơ quan truyền thông xã hội ở Việt Nam sẽ phải xóa các nội dung « vi phạm » khỏi trang mạng của mình trong vòng một ngày, sau khi bộ Thông tin Truyền thông và bộ Công an yêu cầu.