Tin khắp nơi – 07/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/06/2018

Thượng đỉnh Singapore:

Cả Trump và Kim tìm cách tránh bị sập bẫy

Minh Anh

Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump và Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.

Tổng thống Mỹ hy vọng đạt được một thỏa thuận với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao và chính trị đối với ông Donald Trump, nhưng với một điều kiện là cả hai bên phải tránh được những chiếc bẫy do chính mình giăng ra, như lưu ý của giới chuyên gia.

Một thỏa thuận hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu của thượng đỉnh sắp tới. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đặt câu hỏi: Nhưng với mô hình nào: CVID của Hoa Kỳ, hay là CVIG của Bắc Triều Tiên ? Đó là chữ viết tắt các mục tiêu và điều kiện của mỗi bên.

Với Hoa Kỳ, sẽ chỉ có một hiệp ước hòa bình nếu Bắc Triều Tiên đáp ứng được điều kiện giải trừ hạt nhân toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Denuclearization – CVID). Theo đó, Bình Nhưỡng phải nhanh chóng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân và đưa toàn bộ số tên lửa liên lục địa ICBM cũng như là các nguyên liệu phân hạch sang một nước thứ ba.

Ngược lại, Bắc Triều Tiên chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa nếu Hoa Kỳ đưa ra bảo đảm an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng một cách toàn bộ, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Guarantee – CVIG). Cụ thể, Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ phải có một cam kết không xâm lược, ký kết một hiệp ước hòa bình và nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận. Như vậy, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được tiến hành « từng bước và đồng bộ ».

Chính vì những chiếc bẫy này mà từ lâu nay Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa thể nào ngồi vào bàn đàm phán, vì không bên nào muốn chủ động đi trước một bước. Phải chăng giờ đây cả Donald Trump và Kim Jong Un đang tìm cách thoát bẫy, khi đôi bên cùng đưa ra những tín hiệu « nhượng bộ » ?

Hoa Kỳ dường như không còn nói đến một « thỏa thuận lớn », buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ ngay lập tức chương trình vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chấp thuận cách tiếp cận từng bước, khi nói rằng thượng đỉnh lần này sẽ là « bước mở đầu cho một tiến trình ».

Về phần mình, Bắc Triều Tiên thông báo tạm ngưng chương trình thử tên lửa đạn đạo, phá dỡ bãi thử hạn nhân Punggye-Rie và dường như đang cho phá dỡ một điểm phóng tên lửa (theo Yonhap).

Mọi cặp mắt giờ đây đều hướng về tổng thống Mỹ với một câu hỏi lớn : Liệu Donald Trump có thật sự muốn ký một hiệp định hòa bình theo đúng nghĩa hay một tuyên bố về nguyên tắc nào đó hay không ?

Bởi vì, việc ký kết một thỏa thuận hòa bình nhất thiết phải có sự tham gia của các nước có liên quan, mà Trung Quốc, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, không thể vắng mặt. Mặt khác, việc ký kết văn bản này sẽ làm thay đổi cảnh quan địa chính trị khu vực, và tác động mạnh mẽ đến cuộc đối đầu giành thế bá quyền khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tóm lại, tương lai chính trị, ngoại giao và an ninh cho bán đảo Triều Tiên, cũng như là khu vực Đông Bắc Á, hiện giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180607-thuong-dinh-singapore-ca-trump-va-kim-tim-cach-tranh-bi-sap-bay

 

Luật sư của Trump nói

ông Kim ‘cầu xin’ họp thượng đỉnh

Luật sư của ông Donald Trump, Rudy Giuliani, nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã ‘cầu xin’ hãy tái lên kế hoạch cho cuộc họp thượng đỉnh, sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố hủy bỏ.

Phát biểu tại một cuộc họp ở Israel, ông Giuliani nói quan điểm cứng rắn của ông Trump đã buộc Bình Nhưỡng phải chùn tay.

Ông Trump hồi tháng Năm tuyên bố hủy bỏ kỳ họp thượng đỉnh và cáo buộc Bắc Hàn có thái độ “giận dữ điên cuồng và công khai thù nghịch”.

Trump-Kim sẽ gặp nhau trên đảo Sentosa

Kim, ngôi sao mới nổi trong lớp lãnh đạo 2018

LHQ được tiếp cận Bắc Hàn ‘ở mức chưa từng có’

Tuy nhiên, sau đó, kế hoạch tổ chức sự kiện lịch sử này tại Singapore đã được nối lại sau phản ứng mang tính làm hòa từ Bình Nhưỡng.

Ông Giuliani khi phát biểu tại một hội thảo đầu tư tại Israel đã đưa ra những nhận xét trên.

Tạp chí Wall Street tường thuật đầu tiên lời nói của ông Giuliani: “À, ông Kim Jong-un đã quay lại, phủ phục xuống cầu xin việc đó, đó chính xác là tình thế mà quý vị muốn đặt ông ta vào.”

Hiện Bắc Hàn chưa có phản ứng gì về lời bình luận trên.

Các diễn biến

– 10/05: Ông TRump nói sẽ gặp ông Kim tại Singapore vào ngày 12/06

– 12/05: Bắc Hàn tuyên bố dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân

– 16/05: Bắc Hàn dọa sẽ bỏ họp thượng định do Cố vấn An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, ông John Bolton có bình luận về “mô hình Libya”

– 18/05: Ông Trump tự tách riêng khỏi ông Bolton và nói Mỹ không thúc đẩy cho việc phi hạt nhân hóa theo mô hình Libya

– 22/05: Ông Trump nói trừ phi Mỹ đạt được “một số điều kiện nhất định… nếu không chúng ta sẽ không có họp hành gì”

– 24/05: Ông Trump hủy bỏ kỳ họp thượng đỉnh với lý do Bắc Hàn có thái độ “giận dữ điên cuồng và công khai thù địch”

– 1/06: Ông Trump tuyên bố kỳ họp thượng đỉnh ở Singapore được nối lại, sau khi ông có các cuộc nói chuyện với phái viên cao cấp của Bắc Hàn, Tướng Kim Yong-chol

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44391548

 

Trump-Kim: Abe tới Mỹ giữa đợt sóng ngoại giao

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự định tổ chức một cuộc họp vào phút chót với Donald Trump, vài ngày trước khi vị Tổng thống Mỹ gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.

Chuyến thăm của ông Abe là một phần của sự đợt sóng ngoại giao trước hội nghị thượng đỉnh chưa từng có vào ngày 12 tháng 6 tại Singapore.

Rất ít chi tiết về chương trình nghị sự cho cuộc họp Trump-Kim đã được xác nhận.

Khi gặp ông Trump ở Washington hôm thứ Năm, ông Abe được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy cho các mối quan ngại an ninh của Nhật Bản được phản ánh.

Cũng trong ngày thứ Năm, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan hướng đến Bình Nhưỡng để gặp gỡ đối tác Ri Yong-ho.

Thúc đẩy quan tâm của Tokyo

Ông Abe đã tổ chức các cuộc họp thường xuyên với ông Trump kể từ khi tổng thống Mỹ nhậm chức.

Ngay sau khi được thông báo rằng ông Trump có ý định gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên – một thay đổi đột nhiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều thập kỷ – ông Abe đã háo hức để tóm tắt cho ông Trump biết về mối quan tâm của Nhật Bản.

Có những lo ngại ở Tokyo rằng ông Trump có thể đạt một thỏa thuận với Bắc Triều Tiên, trong đó lợi ích của Nhật Bản có thể bị giảm thiểu.

Trước khi lên đường sang Mỹ, ông Abe nói ông sẽ “gặp Tổng thống Trump để phối hợp, nhằm thúc đẩy tiến bộ về vấn đề hạt nhân, tên lửa và – quan trọng nhất – vấn đề bắt cóc”.

Trump-Kim sẽ gặp nhau trên đảo Sentosa

Kim, ngôi sao mới nổi trong lớp lãnh đạo 2018

Mỹ: ‘chuẩn bị thượng đỉnh Trump-Kim tiến triển tốt’

Trong suốt những thập niên 1970s và 1980s, Bắc Hàn đã bắt cóc một số công dân Nhật Bản để giúp đào tạo gián điệp của mình về ngôn ngữ và phong tục Nhật.

Bắc Triều Tiên đã thừa nhận 13 vụ bắt cóc nhưng con số thực tế được cho là cao hơn thế.

Cơ quan thông tấn nhà nước KCNA cho biết vấn đề này đã được “giải quyết” và cáo buộc Nhật Bản “thổi phồng” vấn đề này để gây hại cho quá trình hạt nhân hóa.

Nhật Bản cũng đã nhìn thấy tên lửa thử nghiệm của Bắc Hàn trên toàn lãnh thổ của mình trong năm qua.

Bắc Hàn sẽ ‘dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân chính’LHQ được tiếp cận Bắc Hàn ‘ở mức chưa từng có’

Kim Jong-un ‘thích chính sách Đổi Mới’ của VN

Chuyến viếng thăm của ông Abe là một phần của một loạt hoạt động ngoại giao trtước cuộc hội nghị thượng đỉnh, khi các quốc gia muốn đảm bảo quyền lợi của nước họ không bị bỏ qua.

Ông Kim đã có hai cuộc gặp với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in. Ông Moon đã đi thăm ông Trump ở Mỹ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến thăm ông Kim ở Bình Nhưỡng, đặt nền tảng cho ông Kim đến thăm Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow vào cuối năm nay.

Ông Kim đã thực hiện hai chuyến đi đến Trung Quốc, gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết ông dự định đến thăm Bình Nhưỡng.

Sau khi sự đấu khẩu giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Bắc Hàn leo thang, ông Trump hồi tháng trước đã hủy bỏ cuộc đàm phán.

Hôm thứ Tư, luật sư của ông Trump, Rudy Giuliani, cho biết lãnh đạo của Bắc Triều Tiên đã “cầu xin” cho hội nghị thượng đỉnh được xẩy ra.

“Kim Jong-un chắp tay và quỳ gối để cầu xin cho hội nghị thượng đỉnh được diễn ra, đó là chính xác là vị trí bạn muốn đưa anh ta vào,” ông Giuliani nói tại một hội nghị ở Israel.

Ông Giuliani, người đang làm luật sư cho Tổng thống Mỹ trong cuộc điều tra thông đồng với Nga, nói rằng Hoa Kỳ đã đi vào hội nghị thượng đỉnh ở một vị trí mạnh hơn nhiều so với Bắc Hàn.

Không có phản ứng tức thời nào từ phía Bắc Hàn đối với những bình luận của Giuliani.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44393864

 

Sao bóng rổ Dennis Rodman

có thể tới thượng đỉnh Trump-Kim?

Bây giờ thì các nhà phân tích sẽ tin bất cứ điều gì về thượng đỉnh Trump-Kim sắp diễn ra. Nên khi tờ New York Post cho hay ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman cũng có thể xuất hiện, điều này dường như không quá xa vời.

Nhưng ngoại giao bóng rổ có thể chỉ hiệu quả với Bắc Hàn.

Dennis Rodman là trường hợp khác biệt kỳ lạ khi trở thành người Mỹ đầu tiên gặp cả Donald Trump và Kim Jong-un.

Ông đã hai lần tham gia chương trình truyền hình thực tế Celebrity Apprentice của ông Trump và đã đến Bắc Hàn năm lần.

Luật sư của Trump nói ông Kim ‘cầu xin’ họp thượng đỉnh

Trump-Kim sẽ gặp nhau trên đảo Sentosa

Người Bắc Hàn ở Nhật: ‘mong Trump-Kim sẽ thống nhất Triều Tiên’

Ông thậm chí còn tuyên bố đã trao cho ông Kim cuốn Nghệ thuật Đàm phán, hướng dẫn của Trump về giao dịch trong các thương vụ lớn.

Rodman cũng thể hiện sự khôn ngoan của mình đối với hai người đàn ông.

Tháng 8 năm ngoái, ông cho rằng những trao đổi giận giữ, đầy hăm dọa về hạt nhân giữa Trump và Kim “giống như hai đứa trẻ lớn đầu quyết định ai là người cứng rắn nhất”.

Không có xác nhận nào về việc Rodman sẽ ở Singapore ngày 12/6, nhưng có khả năng đó là lời nhắc nhở rằng đây không đơn thuần chỉ là bóng rổ. Cầu thủ bóng rổ nổi tiếng có biệt danh The Worm đang cố gắng ghi dấu ấn trong một trong những mối quan hệ địa-chính trị bị tổn thương trong thế giới ngày nay.

Bóng rổ có một lịch sử lâu dài và quan trọng đối với giới tinh hoa của Bắc Hàn. Khi Rodman lần đầu đến Bắc Hàn năm 2013, ông còn không có tí khái niệm nào về việc thể thao và các đại sứ thể thao có ‎ nghĩa như thế nào đối với các lãnh đạo đất nước.

Bóng rổ và Bắc Hàn

Cuộc gặp của Dennis Rodman và Kim Jong-un không phải là mối liên hệ đầu tiên giữa bóng rổ và Bắc Hàn.

Năm 2000, Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright tặng cha của Kim Jong-un, ông Kim Jong-il, một quả bóng rổ có chữ ký của Michael Jordan.

Nó hiện đang được lưu giữ tại Triển lãm Hữu nghị Quốc tế của Bắc Hàn.

Đó là một món quà rất thông minh và rõ ràng có ý mỉa mai. Đó là một trong những biểu tượng mạnh nhất của quyền lực mềm của Mỹ, một môn thể thao mà Mỹ thực sự có thể tuyên bố là đã “phát minh ra”, đó cũng là thứ Kim Jong-il yêu thích.

Môn thể thao này cũng được phổ biến rộng rãi ở các nơi làm việc, các xưởng sản xuất, và là một phần hoạt động được tổ chức vào các ngày lễ.

Thậm chí ngay trong tang lễ Kim Jong-il, nhiều người phát hiện một người Bắc Hàn cao lớn, được tin là Ri Myung-hun, còn gọi là Michael Ri, một cầu thủ bóng rổ về hưu của Bắc Hàn.

Bộ trưởng An ninh Bắc Hàn, ông Cho Bui-il, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Bắc Hàn, cũng là một huấn luyện viên bóng rổ.

Thật an toàn khi nói rằng bóng rổ là một “thứ gì đó” đối với các lãnh đạo Bắc Hàn và không mấy ngạc nhiên khi sự mê say bóng rổ của Kim Jong-il được truyền cho con trai. Đó là sở thích cá nhân của nhà lãnh đạo và vì vậy đó là một tín hiệu của sự ưu tiên trong giới tinh hoa Bắc Hàn.

Bóng rổ ngoại giao

Năm 2013, Dennis Rodman đến Bắc Hàn cùng với Harlem Globetrotters, người sau đó chơi cho đội tuyển Bắc Hàn trong khi Rodman và Kim ngồi xem trên khán đài.

Rodman đã nhiều lần đến Bắc Hàn trong một thứ “ngoại giao bóng rổ” và nói rằng mục đích của ông là “kết nối hai nước”.

Trong trận bóng nổi tiếng đó, lần đầu bạn nhìn thấy đội ngũ các tinh hoa của Bắc Hàn trong độ tuổi 20, 30. Đó là dấu hiệu hiếm có và chắc chắn rằng thế hệ lãnh đạo tương lai của Bắc Hàn đã hiện diện.

Vậy Rodman có thể làm gì?

Sự xuất hiện của Rodman tại thượng đỉnh Trump-Kim có thể là vở hài kịch, hoặc là sự vui vẻ.

Ông ta có thể xuất hiện tại một số sự kiện văn hóa như một vị khách đặc biệt. Các nhà lãnh đạo chắc chắn đều có mối quan hệ với Rodman.

Rodman dễ dàng là một đại sứ thiện chí.

Nếu các bên đi đến một thỏa thuận về một loại trao đổi văn hóa, Rodman có thể là một phần quan trọng của thỏa thuận theo cách nào đó. Một cuộc trao đổi bóng rổ.

Quan trọng hơn, nếu ông ta xuất hiện, bạn không nên ngạc nhiên vì cả Donald Trump và Kim Jong-un đều làm việc dựa trên tin tưởng các mối quan hệ cá nhân.

Các nghi thức ngoại giao đóng vai trò thấp hơn so với tính cách cá nhân đối với cả hai nhà lãnh đạo, và đối với Rodman, một số thấy đây là một anh hề, còn với ông Trump và Kim, họ có thể chỉ thấy một người bạn.

https://www.bbc.com/vietnamese/44393226

 

Chuyên gia LHQ: Cần cam kết nhân quyền

trong thượng đỉnh Trump-Kim

Một chuyên gia về Triều Tiên hôm 7/6 kêu gọi Hoa Kỳ và các cường quốc khác hãy duy trì cam kết mạnh mẽ đối với nhân quyền, và đặt vấn đề này lên hàng ưu tiên cao trong chương trình nghị sự với Bình Nhưỡng, bởi vì “có nhân quyền thì tiến bộ hướng tới phi hạt nhân hóa mới bền vững”.

Reuters dẫn lời phát biểu đó của ông Tomas Ojea Quintana, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề Triều Tiên, nói với các nhà báo ở Geneva vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều tại Singapore.

Ông Quintana còn kêu gọi Triều Tiên hãy thực hiện các bước tiến tới một lệnh ân xá chung, thả “hàng trăm tù nhân” như một “tín hiệu quan trọng” của một tiến trình tuần tự nhằm cải thiện tình hình nhân quyền.

Hôm 6/6, Tòa Bạch Ốc xác nhận Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử diễn ra vào ngày 12/6 tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa của Singapore. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm với một lãnh tụ của Triều Tiên.

Mặc dù mong đợi một “kết quả rất tích cực” với Triều Tiên, nhưng Tổng thống Mỹ nói ông không kỳ vọng nhiều về một bước đột phá ở Singapore, và có thể sẽ phải mất nhiều cuộc họp để đạt được một thỏa thuận, ông Trump cho biết tại một sự kiện ở Phòng Bầu Dục vào tuần trước.

https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-lhq-can-cam-ket-nhan-quyen-trong-thuong-dinh-trum-kim/4428552.html

 

Singapore chặn một nghi can khủng bố

trước thềm hội nghị Trump-Kim

Singapore vừa từ chối nhập cảnh đối với một người đàn ông Úc bị buộc tội theo luật khủng bố Úc vì các hoạt động trước đây, Reuters dẫn lời nhà chức trách Singapore cho biết hôm 7/6, chỉ vài ngày trước khi Singapore chủ trì hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên.

Nước chủ nhà, một nước nhỏ những giàu có, đã siết chặt các biện pháp an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.

Zeky Mallah, 34 tuổi, là người đầu tiên bị kết tội vào năm 2003 theo luật khủng bố mới của Úc. Zeky bị buộc tội là đã lập kế hoạch để thực hiện một cuộc tấn công tự sát vào các văn phòng của Cơ quan An ninh Tình báo Úc và Bộ Ngoại giao, Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Nội vụ Singapore cho biết.

Zeky sau đó được xóa hai tội danh liên quan tới những sự chuẩn bị cho hành động khủng bố vào năm 2005, nhưng lại án tù 2 năm sau khi nhận tội đe dọa bạo lực đối với các quan chức chính phủ Úc.

Zeky từ Sydney đến Singapore hôm 6/6 và đã bị đưa lên chuyến bay sớm nhất về lại Úc trong ngày 7/6.

Hồi năm ngoái, hai nhà thuyết giáo đạo Hồi bị cấm vào Singapore. Nhà chức trách nói quan điểm của họ cổ vũ tinh thần bất khoan dung và đặt ra một nguy cho một xã hội hài hòa

https://www.voatiengviet.com/a/singapore-chan-mot-nghi-can-khung-bo-truoc-them-hoi-nghi-trum-kim/4428474.html

 

Ngoại Trưởng Singapore thăm Bắc Hàn

trước thượng đỉnh Trump-Kim

Ngoại Trưởng Singapore Vivian Balakrishnan sẽ sang thăm Bắc Hàn trong hai ngày bắt đầu từ thứ Năm 7/6, chính phủ Singapore cho biết trong một thông báo, vài ngày trước khi nước này đón tiếp Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Bắc Hàn tới Singapore dự cuộc họp thượng đỉnh.

Theo kế hoạch, Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ gặp nhau ở Singapore vào ngày thứ Ba tuần tới, tại một hội nghị thượng đỉnh lịch sử.

Bộ Ngoại giao Singapore không cung cấp thêm chi tiết nào khác ngoài thông tin cho hay Ngoại Trưởng Balakhrishnan sẽ tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Bắc Hàn Kim Yong Nam, một chức vụ chỉ có tính cách nghi lễ.

Hoa Kỳ và Bắc Hàn đã đồng ý chọn Singapore làm địa điểm cho cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước. Toà Bạch Ốc cho biết họ chọn Singapore vì nước này có thể bảo đảm an ninh cho cả hai nhà lãnh đạo, Singapore còn là một địa điểm “trung lập về chính trị, thích hợp” cho cuộc gặp gỡ.

Singapore, một quốc gia bé nhỏ chỉ như một thành phố, có quan hệ ngoại giao với cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Hàn. Singapore cũng là nơi nhiều tập đoàn công ty lớn của Mỹ chọn đặt trụ sở chính của họ trong khu vực.
Bên cạnh đó, các tàu hải quân Mỹ được phép sử dụng các phương tiện bến cảng của nước này.

Hồi năm ngoái, Singapore tạm đình chỉ các quan hệ thương mại với Bắc Hàn sau khi Liên Hiệp Quốc siết chặt các các biện pháp chế tài nhằm trừng phạt Bình nhưỡng về chương trình vũ khí của nước này, và mặc dù vậy, sứ quán nhỏ của Bắc Hàn vẫn được tiếp tục hoạt động ở đây.

Năm 2008, Singapore phái Ngoại Trưởng lúc bấy giờ là George Yeo, sang thăm chính thức Bắc Hàn. Trong chuyến đi đó, ông Yeo đã đươc đưa đi tham quan bến cảng Nampo và khu công nghiệp Kaesong.

https://www.voatiengviet.com/a/nt-singapore-sang-tham-bac-han-truoc-thuong-dinh-trump-kim/4427410.html

 

SQ Mỹ rút thêm người ra khỏi TQ

do ‘bị bệnh bí ẩn’

Mỹ rút thêm các nhân viên khỏi Trung Quốc do có những lo ngại rằng họ bị mắc chứng bệnh bí hiểm, tương tự như các nhân viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Cuba.

Các nhân viên ngoại giao làm việc tại thành phố miền nam Quảng Châu nói rằng họ có triệu chứng lạ về thính lực.

Năm ngoái, 24 người làm việc tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Cuba bị chấn thương não sau khi báo cáo là họ bị ‘những triệu chứng về thính giác’.

Mỹ cảnh báo nhân viên ở TQ về ‘âm thanh lạ’

Cuba: ‘Không có chuyện tấn công nhân viên Mỹ’

Các vụ việc làm dấy lên quan ngại là có một chính phủ hay một cơ quan nào đó đang nhằm tấn công Mỹ bằng một loại vũ khí siêu thanh mới.

Việc nhân viên xuất hiện triệu chứng lạ xảy ra vào thời điểm quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh thương mại.

Hồi đầu tháng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra cảnh báo y tế cho các nhân viên, trong đó nói một nhân viên làm việc tại Trung Quốc đã báo cáo về việc có “những cảm giác thoáng qua, mờ nhạt, nhưng bất thường về âm thanh và ù tai”.

Bộ Ngoại giao nói họ coi các báo cáo này là nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa biết lý do gây ra các triệu chứng.

Bộ khuyến cáo các nhân viên là hãy dịch chuyển tới nơi an toàn nếu thấy có bất kỳ “dấu hiệu bất thường nào về thính lực đi kèm với những âm thanh lạ hoặc tiếng động chói tai” nào.

Một quan chức Mỹ được chẩn đoán bị chấn thương nhẹ ở não, là chấn thương giống như của các nhân viên tại Tòa đại sứ ở Cuba.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu các nhân viên ngoại giao Mỹ cần báo động ngay cho nhân viên y tế phụ trách nơi mình làm việc “nếu thấy có những triệu chứng mới có thể có liên quan tới vấn đề thính lực mà chưa xác định rõ nguyên nhân”.

Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba

16 nhân viên Mỹ ở Cuba bị tổn thương thính lực

Bộ nói họ đã gửi một nhóm điều tra tới Quảng Châu và thành lập nhóm chuyên trách theo dõi, đối phó với các vụ tấn công bí ẩn tại Trung Quốc và Cuba.

Cuba bác bỏ việc tấn công các nhân viên sứ quán và Mỹ vẫn chưa quy trách nhiệm cho chính phủ nước nào về nghi vấn tấn công này.

Các triệu chứng phát sinh do bị tấn công siêu âm có thể bao gồm hoa mắt, đau đầu, nôn ói, co thắt ruột, chóng mặt, mất thính lực vĩnh viễn và thậm chí cả bị tổn thương não.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44402502

 

Anh bồi thường dân 3 tỷ đô để xây đường băng

Chính phủ Anh vừa thông qua quyết định xây đường băng thứ ba ở sân bay Heathrow và bỏ ra 2,6 tỷ bảng chỉ để bồi thường và giảm tiếng ồn cho dân địa phương.

Tuyên bố của Bộ trưởng Giao thông Chris Grayling (Đảng Bảo thủ) hôm 06/06/2018 được báo chí chú ý cả về góc độ kỹ thuật của dự án, và về khoản tiền phải chi ra cho dân sở tại.

Các cộng đồng sống gần đường băng mới, nằm về phía Tây Bắc hai đường băng hiện nay của Heathrow, phía Tây London, sẽ nhận được ba loại tiền:

Tiền bồi thường cho người dân phải tái định cư. Chính phủ sẽ trả 125% giá thị trường cho mỗi căn nhà;

Tiền giúp chi phí cách âm cho những nhà còn lại trong toàn khu vực bị ảnh hưởng của tiếng ồn do phi cơ cất cánh và hạ cánh gây ra;

Tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khu vực, gồm các công viên, nhà văn hóa, trụ sở cộng đồng.

Các báo Anh gọi đây là ‘gói bồi thường tiêu chuẩn quốc tế’.

Bộ trưởng Grayling cho hay dự án này sẽ còn được Hạ viện Anh bỏ phiếu vào ngày 11/07/2018 mới thành luật.

Vụ VietinBank: Nạn nhân ‘không hy vọng nhận bồi thường’

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo vụ Thủ Thiêm

Hà Nội: Dân tiếp tục phản đối giải tỏa xây bãi đậu xe

Phi công TQ ‘bị hút nửa người’ ra ngoài máy bay

Ông Grayling nói nhờ đường băng thứ ba, dự án đã bị đình trệ nhiều năm nay, Heathrow sẽ tăng cơ số cho số lần đáp xuống 15%.

Toàn bộ dự án này có ngân sách 14 tỷ bảng Anh, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2026.

Việc mở rộng sân bay Heathrow mà hiện nay đã có năm nhà ga hàng không sẽ tạo thêm 60 nghìn việc làm và đem lại cho nền kinh tế 70 tỷ bảng vào thập niên 2050.

Cộng đồng địa phương đã vận động dư luận và các dân biểu phản đối đường băng thứ ba tại Heathrow từ nhiều năm nay.

Giới bảo vệ môi trường cũng phê phán dự án này.

Bà Jenny Bates từ tổ chức vận động Bạn của Trái Đất (Friends of The Earth) nói một đường băng mới là “tin xấu cho khí hậu” và không phù hợp với mô hình kinh tế đốt ít nhiên liệu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44404556

 

Saudi Arabia có thể phải ‘xem lậu’ World Cup

Người hâm mộ tại Saudi Arabia có nguy cơ phải “xem lậu” World Cup 2018 mặc dù đội nhà tham gia thi đấu.

World Cup: ‘VTV cò kè, khán giả sẽ xem lậu?’

Đôi điều thú vị về World Cup 2018

Cho đến ngày 5/6, hãng truyền thông beIN Media của Qatar, giữ bản quyền World Cup tại Trung Đông và Bắc Phi, nói vẫn chưa đạt được thỏa thuận với Saudi Arabia do mâu thuẫn ngoại giao một năm qua giữa hai nước.

Công ty beIN cho hay Fifa đã phải tham gia giúp đỡ thương thảo vì quan chức hai nước không làm việc với nhau.

Mặc dù vậy đến nay vẫn không có thỏa thuận nào.

Trong khi đó người đứng đầu ngành thể thao của Saudi Arabia, Turki al-Sheikh, lại cáo buộc Qatar không tôn trọng một thỏa thuận, theo đó Saudi Arabia có thể phát trận khai mạc, chung kết và 20 trận khác.

Saudi Arabia sẽ gặp chủ nhà Nga trong trận khai mạc World Cup ngày 14/6.

Tháng 6/2017, một nhóm quốc gia do Saudi Arabia dẫn đầu đã cắt quan hệ với Qatar, với cáo buộc Qatar hỗ trợ khủng bố và Iran.

Qatar phủ nhận cáo buộc, nói rằng đây là sự công kích chủ quyền.

Công ty BeIN đã yêu cầu Fifa can thiệp nếu xảy ra việc “phát lậu” hình ảnh ở Saudi Arabia trong kỳ World Cup.

BeIN nắm bản quyền của cả Premier League, Champions League trên toàn Trung Đông.

Hôm 4/6, beIN thông báo họ đã ký hợp đồng với Etisalat của UAE để người dân ở UAE có thể xem các trận bóng đá World Cup.

https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44370580

 

Guatemala:

Cơ quan cấp cứu ‘không chú ý đến cảnh báo’

Các chính trị gia đối lập ở Guatemala muốn lãnh đạo của cơ quan ứng phó khẩn cấp Conred bị sa thải.

Họ nói rằng: Cơ quan Conred không quan tâm gì đến cảnh báo trước đó là núi lửa Fuego sẽ phun trào gây chết người.

Một nhân vật đối lập cấp cao, Mario Taracena, nói rằng chính phủ nên điều tra xem liệu có sự sơ suất hình sự hay không.

Tin cho biết 99 người được xem là đã chết kể từ ngày Chủ Nhật, và nhiều người khác vẫn chưa bị mất tích.

Các làng trên sườn núi bị chôn vùi trong đống tro và bùn của núi lửa sau khi Fuego nổ tung.

Theo sau là những phun trào nhỏ hơn và nhiệt độ cao của các mảnh vụn đá và bùn khiến đội cứu cấp rất khó làm việc.

Hơn 1,7 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào hôm Chủ Nhật, với hơn 3.000 người phải sơ tán.

Cơ quan cấp cứu chểnh mảng ra sao?

Các chuyên gia về núi lửa cho biết họ cảnh báo các quan chức là phải di tản khu vực xung quanh núi lửa Fuego.

Nhưng người ta cho rằng Conred đã không hành động ngay lập tức.

Cơ quan này thì nói rằng cảnh báo của các chuyên gia không đủ chính xác để họ kích hoạt việc di tản hàng loạt.

Nhưng ông Taracena của đảng đối lập UNE cho biết chính phủ Guatemala nên điều tra xem liệu có sự sơ suất hình sự hay không.

Còn việc tìm kiếm thì sao?

Trong số 99 thi thể được phục hồi cho đến nay, chỉ có 25 thi thể được xác định, và còn rất nhiều người chưa ai tìm thấy tăm tích.

“Chúng tôi có dữ liệu với tên và địa điểm nơi có người mất tích và con số đó là 192,” Sergio Cabañas, người đứng đầu cơ quan Conred nói.

Các nỗ lực tìm kiếm đang tiếp tục, nhưng có những lo ngại là mưa lớn sẽ khiến đất bùn bị chuồi xuống.

Trong khi đó núi lửa tiếp tục phun ra tro và đá.

“Các hoạt động tìm kiếm tiếp tục và không thể loại trừ việc sẽ có những phun trào mới trong những giờ hoặc ngày tới, do đó, dân chúng không được khuyến khích ở gần khu vực bị ảnh hưởng”, Viện Núi lửa của Guatamela cho biết.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44393861

 

Facebook chia sẻ dữ liệu với các hãng TQ

Facebook xác nhận có quan hệ hợp tác chia sẻ thông tin với các hãng Trung Quốc, trong đó có Huawei, công ty vốn bị cơ quan tình báo Hoa Kỳ coi là mối đe dọa an ninh.

Nội dung thỏa thuận cho phép các hãng Trung Quốc được tiếp cận tới một số dữ liệu người dùng, nhằm giúp các hãng xây dựng ‘trải nghiệm’ Facebook trên điện thoại thông minh.

Facebook nói toàn bộ các dữ liệu thu thập được vẫn nằm trên điện thoại của người dùng chứ không phải được đưa lên các máy chủ.

Blogger nói ‘bị công an yêu cầu xóa bài’

Trung Quốc: Lệnh cấm của Mỹ ‘đe dọa’ ZTE

Huawei nói việc hợp tác với Facebook là nhằm cải thiện dịch vụ cung cấp cho người dùng.

Một phát ngôn viên của Huawei nói: “Giống như mọi nhà cung ứng điện thoại thông minh hàng đầu, Huawei hợp tác với Facebook để biến dịch vụ của Facebook trở nên thuận tiện hơn cho người dùng. Huawei không bao giờ thu thập hoặc lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào của người dùng Facebook.”

Facebook đã bị yêu cầu giải trình về việc hãng sử dụng các thông tin về người dùng ra sao.

Mạng xã hội này đã bị chặn tại Trung Quốc từ 2009, nhưng hãng đã tìm các cách khác để tiếp cận thị trường vô cùng nhiều tiềm năng này.

‘Những quan ngại hợp pháp’

Tờ New York Times hồi đầu tuần tường thuật rằng Facebook đã trao ít cho ít nhất 60 nhà sản xuất các dữ liệu về người dùng – và dữ liệu về bạn bè của họ trên Facebook – mà không xin chấp thuận; trong một số trường hợp các thông tin đã được lưu trữ trên các máy chủ của Facebook.

Facebook bác bỏ các cáo buộc theo đó nói hãng đã vi phạm cam kết về quyền riêng tư.

Google, Facebook bị cáo buộc vi phạm luật EU

Hãng ZTE của TQ ‘có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc’

Thượng nghị sỹ Mark Warner, người có chân trong Ủy ban Tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ, nói rằng tin tức về việc Huawei nằm trong số các công ty được quyền tiếp cận dữ liệu trên Facebook làm dấy lên “những quan ngại hợp pháp”.

Hôm thứ Ba, Facebook phản hồi rằng hãng “cùng nhiều hãng công nghệ khác của Mỹ, đã làm việc với họ [Huawei] và các nhà sản xuất khác của Trung Quốc để tích hợp các dịch vụ lên những điện thoại thông minh”.

Francisco Varela, phó chủ tịch phụ trách hoạt động hợp tác di động của Facebook, nói rằng việc tích hợp trên các sản phẩm của Huawei, Lenovo, OPPO và TCL được “kiểm soát từ ban đầu” và “chúng tôi đã chuẩn thuận những trải nghiệm Facebook trên các sản phẩm của các công ty”.

“Với mối quan tâm từ Quốc hội, chúng tôi muốn làm rõ rằng mọi thông tin từ việc tích hợp với Huawei đều được lưu trên máy của người dùng chứ không phải trên các máy chủ của Huawei,” ông nói thêm.

Hồi 2012, Ủy ban Tình báo của Quốc hội Hoa Kỳ đã cảnh báo các công ty Mỹ trong việc làm ăn với Huawei và một hãng viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE.

Một phúc trình của ủy ban đặt câu hỏi liệu những hãng này có quá gần gũi gắn bó với Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội nước này không.

Phúc trình cũng nói rằng các sản phẩm và dịch vụ của hai công ty Trung Quốc trên có thể tạo ra mối đe dọa an ninh lâu dài cho Mỹ.

Facebook đã bị chỉ trích về mối liên quan của hãng trong bê bối của hãng tư vấn Cambridge Analytica.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44375394

 

Lập pháp Mỹ:

Facebook phải bạch hóa việc chia sẻ dữ liệu với TQ

Hai nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ hôm 6/6 khiển trách Facebook vì đã không minh bạch hơn về việc chia sẻ dữ liệu sau khi mạng xã hội khổng lồ này cho biết họ đã hợp tác với ít nhất bốn công ty Trung Quốc, trong đó có một nhà sản xuất điện thoại thông minh đang gây quan ngại an ninh cho Mỹ.

Hai nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Hoa Kỳ nói Giám đốc Điều hành Facebook Mark Zuckerberg lẽ ra nên tiết lộ những quan hệ đối tác này khi ông xuất hiện trong phiên điều trần với họ hồi vào tháng 4.

“Rõ ràng, các quan hệ đối tác của công ty với các công ty công nghệ Trung Quốc và các công ty khác nên được tiết lộ trước Quốc hội và người dân Mỹ,” chủ tịch Cộng hòa Greg Walden của Ủy ban và thành viên Dân chủ cao cấp Frank Pallone nói trong một thông cáo.

“Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích sự minh bạch hoàn toàn từ Facebook và toàn bộ cộng đồng công nghệ,” họ viết.

Hôm 5/6, Facebook cho biết Huawei, hãng sản xuất máy tính Lenovo và các nhà sản xuất điện thoại thông minh OPPO và TCL nằm trong số khoảng 60 công ty khắp thế giới nhận được quyền truy cập đối với một số dữ liệu người dùng sau khi họ ký hợp đồng để tái tạo trải nghiệm giống như Facebook cho khách hàng của họ.

Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới, lâu nay đã chịu sự săm soi của các cơ quan tình báo Mỹ. Các cơ quan này cho rằng các công ty viễn thông Trung Quốc cung cấp cơ hội cho hoạt động gián điệp nước ngoài và đe dọa cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

Huawei hôm 6/6 phủ nhận việc từng thu thập hay lưu trữ dữ liệu người dùng Facebook.

Trước đó, hôm 5/6 Facebook cho biết sẽ chấm dứt thỏa thuận với Huawei trong tuần này và hiện đang chấm dứt ba quan hệ đối tác khác với các công ty Trung Quốc trong khi hơn một nửa số quan hệ đối tác đã được chấm dứt dần dần.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không bình luận về các thỏa thuận của các công ty.

Các thành viên Quốc hội bày tỏ lo ngại sau khi báo The New York Times loan tin dữ liệu của bạn bè của người dùng Facebook có thể đã bị truy cập mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ. Facebook phủ nhận điều đó và cho biết việc truy cập dữ liệu là để cho phép người dùng tiếp cận được các tính năng của tài khoản trên thiết bị di động.

Các công ty khác đã sử dụng dịch vụ chia sẻ dữ liệu của Facebook bao gồm Amazon.com, Apple, HTC, Microsoft và Samsung Electronics, Facebook cho biết.

Một số nước đang săm soi Facebook sau khi mạng xã hội này không bảo vệ được dữ liệu của khoảng 87 triệu người dùng đã được chia sẻ với Cambridge Analytica, một công ty tư vấn chính trị hiện không còn tồn tại.

https://www.voatiengviet.com/a/lap-phap-my-facebook-phai-bach-hoa-viec-chia-se-du-lieu-voi-trung-quoc/4427657.html

 

TT Trump sẽ giữ lập trường thương mại cứng rắn

tại hội nghị G7

Các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông “sẽ kiên quyết với lập trường của mình” tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm bảy quốc gia công nghiệp (G7) sắp tới ở Quebec, Canada, bất chấp những chỉ trích của các đồng minh về chính sách thương mại của ông.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dự báo các cuộc thảo luận khó khăn vào thứ Sáu và thứ Bảy, chủ yếu là do chính sách thuế quan mới của chính quyền Trump đối với một số hàng nhập khẩu.

Phát biểu trước Quốc hội Đức hôm Thứ tư 6/6, bà Merkel nói với các nhà lập pháp rằng bà trù liệu các cuộc đàm phán sẽ căng thẳng, nhưng nhấn mạnh rằng đối thoại luôn quan trọng và bà sẽ không ngại nói chuyện với Trump.

Thủ tướng Merkel nói: “Tất nhiên tôi sẽ cố gắng nói chuyện với tổng thống Mỹ về những khác biệt tổng thể của chúng tôi, đặc biệt là vấn đề Iran và thuế quan.”

Phát biểu với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow nói rằng nêu lên những khác biệt với các đồng minh là quan trọng. Nhưng Kudlow nói ông hy vọng tổng thống sẽ giữ vững lập trường.

Ông Kudlow phát biểu: “Tổng thống Trump nói rất rõ ràng về nỗ lực cải cách thương mại của ông rằng chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ Hoa Kỳ, bảo vệ doanh nghiệp Mỹ và lực lượng lao động của chúng ta. Chúng tôi có những bất đồng, chúng tôi có thể có những bất đồng về chiến lược, nhưng tổng thống luôn nói và tôi đồng ý rằng thuế quan là một công cụ trong nỗ lực đó, và mọi người nên hiểu mức độ nghiêm túc của ông trong vấn đề đó. “

Ông Kudlow phủ nhận Hoa Kỳ hiện đang lâm vào cuộc chiến thương mại với các đối tác chiến lược của mình, và với Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ người lao động và các ngành công nghiệp Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao của Canada, Chrystia Freeland, cho biết hôm thứ Tư rằng thuế nhập khẩu nhôm, thép vào Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 là bất hợp pháp và Canada sẽ có phản ứng và biện pháp đáp lại cân xứng.

Tổng thống Trump sắp gặp gỡ với các nhà lãnh đạo G-7. Ông dự trù sẽ gặp Thủ tướng Anh Theresa May tại Anh vào tháng tới. Và ông cũng dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO hàng năm được tổ chức tại Brussels vào giữa tháng Bảy.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-giu-vung-lap-truong-thuong-mai-cung-ran-t%E1%BA%A1i-hoi-nghi-g7/4428545.html

 

EU lên kế hoạch

đánh thuế hàng nhập khẩu Mỹ từ tháng 7

Liên hiệp châu Âu dự kiến đánh thuế phụ trội trên hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ tháng 7, làm tăng nhiệt cuộc xung đột thương mại xuyên Đại Tây Dương sau khi Washington đơn phương áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm của EU.

Các thành viên EU đồng lòng ủng hộ kế hoạch của Ủy ban châu Âu đánh thuế ở mức 25% đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ có trị giá 2,8 tỷ euro (3,3 tỷ đôla) để đáp trả điều bị coi là hành động “bất hợp pháp” của Hoa Kỳ khi chính quyền của Tổng thống Trump áp đặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu của EU trị giá tới 6,4 tỷ euro.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 6/6 sau khi các ủy viên EU ủng hộ kế hoạch đánh thuế hàng nhập khẩu Mỹ, Ủy viên Maros Sefcovic nói: “Ủy ban hy vọng sẽ hoàn tất thủ tục liên quan có sự phối hợp với các nước thành viên trước cuối tháng 6, để bắt đầu áp dụng các mức thuế mới vào tháng 7”.

Kế hoạch đó bao gồm các khoản thuế từ 10 đến 50% đánh trên lượng hàng Mỹ nhập khẩu trị giá hơn 3,6 tỷ euro vào tháng 3/2021 hoặc có thể còn sớm hơn nếu Tổ chức Thương mại Thế giới đi đến kết luận rằng các biện pháp của Hoa Kỳ là bất hợp pháp.

Các sản phẩm của Hoa Kỳ được ghi trong danh sách bị nhắm tới gồm: nước cam, rượu whiskey bourbon, quần jean, mô-tô và nhiều sản phẩm thép.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-len-ke-ho%E1%BA%A1ch-danh-thue-hang-nhap-khau-my-tu-thang-7/4427277.html

 

Thương mại:

Trung Quốc đề nghị mua 70 tỷ đô la hàng Mỹ

Mai Vân

Một viên chức chính quyền Mỹ vào hôm qua, 06/06/2018, đã xác nhận rằng Trung Quốc vừa đề nghị mua thêm gần 70 tỷ đô la hàng hóa Mỹ, với điều kiện là chính quyền Donald Trump bỏ việc đánh thuế 50 tỷ đô la trên hàng hóa Trung Quốc.

Theo tiết lộ của nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 05/06, đề nghị trên được Trung Quốc đưa ra nhân vòng đàm phán thứ 3, cuối tuần qua ở Bắc Kinh, giữa phái đoàn Mỹ của bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross, với đoàn Trung Quốc của ông Lưu Hạc, cố vấn kinh tế của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong số hàng mua thêm, có đậu nành, khí đốt, dầu thô và than.

Tuy nguồn tin trên được viên chức chính quyền Mỹ xác nhận, nhưng phát ngôn viên bộ Thương Mại vẫn tuyên bố là « chưa có một thỏa thuận chính thức nào được ký kết ».

Về phía Trung Quốc, bộ Thương Mại nước này hôm nay xác nhận, trong một cuộc họp báo, là hai bên đã thảo luận vào tuần qua về những đề nghị cụ thể.

Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc, Cao Phong (Gao Feng) giải thích là hai bên « đã có thảo luận sâu sắc và cụ thể trên một số lãnh vực hợp tác thương mại như sản phẩm nông nghiệp, năng lượng », nhưng không xác nhận con số 70 tỷ đô la nêu trên.

Theo số liệu của bộ Thương Mại Mỹ, năm 2017, Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc 130,36 tỷ đô la hàng hóa. Nếu Trung Quốc mua thêm 70 tỷ đô la hàng, thì xuất khẩu Mỹ tăng hơn 53,8%.

Trong giao thương với Trung Quốc, nhập siêu của Mỹ trong năm qua là hơn 375 tỷ đô la. Nhà Trắng đã yêu cầu Bắc Kinh giảm 200 tỷ trong số nhập siêu này nhưng đã bị từ chối.

Vẫn theo báo Wall Street Journal, ông Lưu Hạc đã nói rõ với bộ trưởng Ross là đề nghị mua thêm 70 tỷ đô la hàng hóa sẽ sẽ không có hiệu lực nếu Washington áp thuế trên 50 tỷ đô la hàng Trung Quốc như dự định.

Tuần qua, chính quyền Mỹ cho biết vẫn chuẩn bị biện pháp trừng phạt Trung Quốc, mặc dù hai bên đã thông báo « đình chiến », ngày 19/05 vừa qua.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180607-thuong-mai-my-trung-bac-kinh-de-nghi-mua-70-ty-do-la-hang-my

 

Đệ nhất phu nhân Melania Trump ‘trở lại’

 sau thời gian trị bệnh

Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi được điều trị về thận cách đây gần 1 tháng.

Bà đi cùng Tổng thống Donald Trump tới trụ sở Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA) ngày 6/6, nơi vợ chồng Tổng thống được báo cáo về mùa bão 2018.

Phu nhân không phát biểu tại cuộc họp này.

Sự vắng mặt của bà Melania Trump gây nhiều đồn đoán trên mạng, khiến cả Tổng thống lẫn phu nhân đều bất bình.

Vài giờ trước cuộc họp ở FEMA, Tổng thống Trump còn lên Twitter đả kích truyền thông vì điều mà ông gọi là đối xử thiếu công bằng với vợ ông.

Ông Trump nói sức khỏe đệ nhất phu nhân phục hồi tốt và tố cáo báo chí tường thuật lệch lạc về tình trạng sức khỏe và nơi nghỉ dưỡng của bà.

Trước buổi tiếp tân đầu tuần này tại Tòa Bạch Ốc, bà Melania Trump đã ‘vắng bóng’ hơn 3 tuần.

Phát ngôn nhân của đệ nhất phu nhân xác nhận rằng bà Melania Trump sẽ không đi cùng chồng tới thượng đỉnh G7 ở Canada trong tuần này và cũng không tháp tùng ông Trump tại thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore vào ngày 12/6 tới đây.

https://www.voatiengviet.com/a/de-nhat-phu-nhan-my-tro-lai-sau-thoi-gian-tri-benh-/4427677.html

 

Trump kí luật mở rộng chăm sóc y tế cựu chiến binh

Tổng thống Donald Trump đã kí ban hành một văn kiện luật mở rộng chăm sóc y tế riêng tư cho các cựu chiến binh như một giải pháp thay thế cho hệ thống y tế của Bộ chuyên trách Cựu chiến binh vốn đang có vấn đề.

Tại một sự kiện trong Vườn Hồng, ông Trump ca ngợi luật này giúp hiện thực hóa tuyên bố lúc tranh cử của ông là chỉnh đốn Bộ chuyên trách Cựu chiến binh (VA) bằng việc mang tới sự giải trình trách nhiệm và mở rộng khả năng tiếp cận bác sĩ tư.

Ông nói, các cựu chiến binh nào từng “xếp hàng từ tuần này sang tuần khác” để được chăm sóc y tế tại VA thì “giờ đây có thể đi khám bệnh.”

Luật trị giá 51 tỉ đôla này được phát triển dựa trên luật được thông qua vào năm 2014 ứng phó với một vụ bê bối tại trung tâm y tế của VA tại thành phố Phoenix, nơi một số cựu chiến binh đã chết trong khi chờ đợi hàng tháng cho các cuộc hẹn khám bệnh.

Luật vừa ký sẽ cho phép các cựu chiến binh, với sự chấp thuận của một nhà cung cấp dịch vụ y tế của VA, đi khám bác sĩ tư khi họ không nhận được sự điều trị mà họ mong đợi.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-ki-luat-mo-rong-cham-soc-y-te-cuu-chien-binh/4427652.html

 

Chủ tịch Hạ viện Mỹ:

Trump không nên tự ân xá

Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Paul Ryan hôm hôm thứ Tư nói rằng Tổng thống Donald Trump không nên ân xá chính mình. Ông là nhà lãnh đạo thứ hai của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội tỏ ra không mặn mà với tuyên bố của Tổng thống nói rằng ông có quyền lực “tuyệt đối” để làm như vậy.

Ông Ryan cũng bác bỏ một lập luận khác của ông Trump cho rằng FBI và Bộ Tư pháp đã cài cắm một người mật báo vào ban vận động tranh cử của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Ông Ryan nói ông đồng tình với phát biểu của Dân biểu Hoa Kỳ Trey Gowdy, chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, một người theo Đảng Cộng hòa, nói rằng nhà chức trách liên bang đã hành động đúng mực.

“Tôi nghĩ rằng đánh giá ban đầu của Chủ tịch Gowdy là chính xác, nhưng chúng ta cần tìm hiểu thêm,” ông Ryan nói.

Ông Ryan, người sẽ không ra tái tranh cử, đã có một mối quan hệ căng thẳng với ông Trump trong chiến dịch tranh cử nhưng đã tránh tỏ ra đối đầu kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Khi được hỏi liệu ông Trump có thể ân xá chính mình một cách hợp pháp hay không, ông Ryan nói với các phóng viên trong Điện Capitol: “Tôi không biết câu trả lời mang tính kỹ thuật cho câu hỏi đó nhưng rõ ràng ông ấy không nên. Không ai đứng trên luật pháp.”

Ông Trump đưa ra những tuyên bố về chuyện ân xá trong một loạt những dòng tweet trên Twitter hôm thứ Hai, trong đó ông chỉ trích cuộc điều tra hình sự của Công tố viên Đặc biệt liên bang Robert Mueller về chuyện liệu ban vận động tranh cử tổng thống năm 2016 của ông có thông đồng với Nga để xoay chuyển cuộc bầu cử hay không.

Hôm thứ Ba, nhà lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ, Mitch McConnell, cũng cố gắng ngăn cản bàn luận về chuyện ông Trump tự ân xá.

Ông Trump cho rằng ông có thể ân xá chính mình sau khi báo The New York Times hôm thứ Bảy tuần trước loan tin các luật sư cá nhân của ông đã lập luận trong một bản ghi chú gửi cho ông Mueller rằng Tổng thống không thể cản trở công lý vì ông có thẩm quyền rộng lớn đối với tất cả các cuộc điều tra liên bang.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm Chủ nhật, luật sư của ông Trump Rudolph Giuliani hạ giảm khả năng ông Trump sẽ tự ân xá.

“Ông ấy sẽ không làm điều đó. Ông ấy sẽ không ân xá chính mình. Nếu làm vậy ông ấy sẽ bị luận tội liền,” ông Giuliani nói.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-ha-vien-my-trump-khong-nen-tu-an-xa/4427643.html

 

Nổ bom Baghdad, ít nhất 18 người chết

Ít nhất 18 người thiệt mạng và hơn 90 người bị thương trong vụ nổ ở thành phố Sadr, Baghdad (Iraq), hôm 6/6, theo nguồn tin cảnh sát.

Một phát ngôn nhân Bộ Nội vụ cho biết chất nổ trước đó được chứa trong một đền thờ và phát nổ trong lúc được đưa lên một chiếc xe đậu gần đó.

Truyền hình nhà nước dẫn lời một phát ngôn nhân Bộ Nội vụ mô tả vụ nổ là hành động khủng bố chống lại thường dân.

Thành phố Sadr là cứ địa của giáo sĩ Moqtada al-Sadr. Khối chính trị của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 12/5 nhưng ngày 6/6 Quốc hội ra lệnh kiểm phiếu lại toàn quốc.

Tháng rồi, hai quả bom tự chế nhắm mục tiêu vào trụ sở của Đảng Cộng sản Iraq, một phần trong khối chính trị của ông Sadr.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/iraq-no-bom-it-nhat-18-nguoi-chet-/4427672.html

 

NATO họp bàn chia sẻ gánh nặng với Mỹ

Tú Anh

Bộ trưởng Quốc Phòng của 29 thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO họp tại Bruxelles trong ngày thứ Năm 07/06/2018, chuẩn bị cho thượng đỉnh NATO vào tháng Bẩy. Chia sẻ gánh nặng với Mỹ, phòng thủ châu Âu, đối sách răn đe Nga và mối hợp tác giữa Liên Hiệp Châu Âu và NATO là những chủ đề chính.

Sau hai cuộc can thiệp quân sự của Nga tại Gruzia năm 2008 và tại Ukraina năm 2014, thế cờ chiến lược đã thay đổi. Các nước châu Âu ý thức cần phải tăng ngân sách quốc phòng. Trong Liên Hiệp Châu Âu, Đức là quốc gia đóng góp cao nhất. Pháp sẽ tăng chi phí lên 2% GDP, chậm nhất là vào năm 2025.

Do khủng hoảng phức tạp, chiến tranh đa dạng phối hợp áp lực quân sự và tấn công mạng, NATO cần gia tăng lực lượng, tuyển dụng thêm 1.340 cán bộ, chuyên viên và lập thêm nhiều bộ phận chỉ huy.

Trong bối cảnh nội bộ bất đồng trên hồ sơ thương mại và Iran, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không che giấu nghi ngại. Một ngày trước khi khai mạc hội nghị cấp bộ trưởng Quốc Phòng, Jens Stoltenberg hy vọng rằng « những xung khắc nghiêm trọng này không gây hệ quả cho cuộc họp trù bị » thượng đỉnh NATO. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis, đến Bruxelles chiều thứ Tư, thừa nhận : « Chiến tranh thương mại chắc chắn tác động đến quan hệ về an ninh ». Nhưng chủ nhân Lầu Năm Góc lập tức trấn an : « Còn quá sớm để gọi là chiến tranh thương mại, tình hình sẽ cải thiện, các bên đang thương lượng ».

Về tổ chức, tướng André Lanata, tham mưu trưởng không quân Pháp được bổ nhiệm làm tư lệnh « Bộ chỉ huy tối cao cải cách liên minh – Supreme Allied Commander Transformation – SACT », thay thế tướng Pháp Denis Mercier. Bộ chỉ huy SACT được thành lập vào năm 2002, chuyên trách về học thuyết quân sự và chuẩn bị khả năng cho toàn thể quân lực của NATO thi hành các nhiệm vụ bất trắc và đối đầu với những thách thức trong tương la

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180607-quoc-phong-nato-hop-tai-bruxelles-chia-se-ganh-nang-voi-my

 

Iran: Chuyên gia các nước còn lại

trong thỏa thuận hạt nhân họp tại Teheran

Mai Vân

Theo hãng thông tấn Iran Mehr, được AFP trích dẫn, chuyên gia các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân, ngoại trừ Mỹ, đã tổ chức họp kín vào hôm nay, 07/06/2018 tại Teheran.

Cuộc họp dự trù từ lâu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng, nhất là khi hôm thứ Ba vừa qua, Iran thông báo kế hoạch tăng cường khả năng làm giàu uranium.

Đây là cuộc họp của Ủy Ban Hỗn Hợp của thỏa thuận hạt nhân Iran, ở « cấp chuyên gia », bao gồm nhóm 3 nước châu Âu, Anh, Đức Pháp, bộ phận ngoại giao châu Âu, Trung Quốc và Nga. Trả lời AFP, một nguồn tin ngoại giao cho biết thêm là cuộc họp mang tính kỹ thuật như thường lệ, với « một chương trình nghị sự kinh tế ».

Từ khi Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận, Trung Quốc, Nga và châu Âu tuyên bố muốn cứu vãn văn kiện ký kết năm 2015 và cố thuyết phục Iran không rời bỏ, nhất là khi Mỹ tuyên bố áp đặt lại trừng phạt đối với Iran, làm cho những nhà đầu tư nước ngoài trở lại Iran sau 2015 đang phải rút đi.

Iran đã gây thêm căng thẳng từ hôm thứ Ba, khi thông báo kế hoạch tăng cường khả năng làm giàu uranium. Tuy nhiên, châu Âu đã lên tiếng trấn an, cho rằng « sau đánh giá đầu tiên »,bản thân những biện pháp đó « không vi phạm thỏa thuận ».

Cho dù vậy, châu Âu cũng lấy làm tiếc là quyết định của Teheran « không tạo thêm sự tin tưởng vào bản chất chương trình hạt nhân Iran ».

Việc làm giàu uranium là nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu làm giàu ở mức độ cao và với một lượng nhất định thì có thể chế tạo bom hạt nhân.

Theo thỏa thuận ký kết tại Vienna, Teheran cam kết không chế tạo bom nguyên tử và kiềm hãm hoạt đông hạt nhân của Iran để đổi lấy việc quốc tế, nhất là Mỹ, bãi bỏ một phần trừng phạt kinh tế.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180607-iran-chuyen-gia-cac-nuoc-con-lai-trong-thoa-thuan-hat-nhan-hop-tai-teheran

 

Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran:

Lợi, hại thế nào với châu Á?

Thùy Dương

Ngày 08/05/2018, tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà Washington dưới thời Barack Obama và 5 nước Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc đã ký với Iran hồi năm 2015 tại Vienna. Sự kiện 08/05 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế. Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đã chôn vùi mọi nỗ lực hợp tác đa phương trong cộng đồng tế. Người được, kẻ mất. Người vui, kẻ buồn.

Nếu quyết định trên được Israel và Ả Rập Xê Út hoan nghênh, thì nó lại bị các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc chỉ trích. Hậu quả của việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạn nhân Iran đối với các nước châu Âu đã được nhắc tới nhiều. Còn hệ quả đối với châu Á thì sao ? Trên đây là câu hỏi đặt ra trong bài viết « Thỏa thuận hạt nhân Iran : Châu Á hưởng lợi hay bị thiệt hại thế nào từ việc Mỹ rút lui ? ». Bài viết của nhà báo, chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế Fabien Herbert, và được đăng trên trang mạng châu Á Asialyst ngày 29/05/2018.

Nga và Trung Quốc, hai đầu tầu đưa đưa Iran hòa nhập vào châu Á, phản ứng thế nào về quyết định của tổng tống Mỹ Donald Trump ?

Nga chắc chắn là quốc gia chỉ trích mạnh mẽ nhất quyết định của Donald Trump. Trước khi tổng thống Mỹ thông báo, ngay từ hồi tháng 04/2018, Matxcơva đã ủng hộ Teheran khi Iran từ chối thương lượng về một thỏa thuận hạt nhân mới. Trong lĩnh vực kinh tế, Nga, cũng như Liên Hiệp Châu Âu, đều không có lợi gì khi Washington áp dụng biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp làm ăn với Iran. Nhưng khác với các nước châu Âu, Nga dường như quyết tâm duy trì quan hệ thương mại với Iran.

Sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Matxcơva và Teheran đã có thể xích lại gần nhau trong chính sách địa chính trị thông qua lĩnh vực kinh tế. Hai nước vốn có chung quan điểm về hồ sơ khủng hoảng Syria : cả hai đều là đồng minh của chế độ Bachar al Assad. Trao đổi thương mại giữa hai nước, sau khi sụt giảm còn 1.24 tỉ đô la vào năm 2015 đã tăng vọt lên thành 7 tỉ đô la trong năm 2016, với các hợp đồng trị giá tới 40 tỉ đô la, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng và quân sự.

Nga đã dùng « Liên minh kinh tế Á-Âu » để đáp trả quyết định của Mỹ, với việc ký một thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Iran và Liên minh kinh tế Á-Âu, hướng tới hiệp định tự do mậu dịch dự kiến được ký kết trong 3 năm tới. Như vậy, Nga đang cho thấy họ muốn ủng hộ đồng minh mới Iran.

Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng « chừng mực hơn ». Chính phủ Trung Quốc thông báo chính thức là « lấy làm tiếc » về quyết định của Donald Trump và khẳng định muốn « duy trì quan hệ với tất cả các bên ». Hiện nay, Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu của Iran nên việc Bắc Kinh có quyết định ngả theo Mỹ hay không sẽ có hệ quả rất lớn đối với nền kinh tế Iran. Tạm thời, Bắc Kinh có quyết định khá giống Matxcơva và muốn tiếp tục quan hệ thương mại với Teheran, duy trì các hợp đồng đã ký kết với Iran. Các hợp đồng này có giá trị trong vòng 25 năm và lên tới 600 tỉ đô la.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng hưởng « những món hời lớn » khi Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran. Quyết định của Mỹ sẽ buộc các doanh nghiệp châu Âu rút lại các hợp đồng và ngưng đầu tư vào Iran. Điển hình là trường hợp của tập đoàn Total của Pháp. Total đã buộc phải thông báo không thể tiếp tục dự án đầu tư vào Iran, vì các lợi ích của tập đoàn Pháp trong làm ăn với Hoa Kỳ là rất lớn. Ngay lập tức, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC đã thế chân Total ký nhiều hợp đồng với Iran. Chắc chắn sẽ còn nhiều tập đoàn Trung Quốc hưởng lợi như vậy nếu các doanh nghiệp châu Âu ngưng đầu tư vào Iran.

Teheran cũng ý thức được tầm quan trọng của các nhà đầu tư Trung Quốc. Sau ngày 08/05, Bắc Kinh là đối tác đầu tiên ngoại trưởng Iran Zarif tìm đến để thảo luận về tương lai. Chuyến đi đó cũng là điều tất yếu.

Ấn Độ và Hàn Quốc bị ảnh hưởng như thế nào ?

Nga và Trung Quốc phản đối Mỹ trong hồ sơ hạt nhân Iran là điều dễ hiểu, vì hai quốc gia này đã tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc và Nga, mà nhiều nước châu Á khác đều được hưởng lợi khi quốc tế bỏ cấm vận Iran vào năm 2015. Đó là trường hợp của New Delhi. Ấn Độ là khách hàng lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc, còn Hàn Quốc là khách hàng lớn thứ ba và nhà cung cấp quan trọng thứ tư cho Iran.

Năm 2015, New Delhi đã tranh thủ thỏa thuận hạt nhân Iran để xích lại gần Teheran. Ngoài các lý do kinh tế, Ấn Độ cũng không muốn để kẻ thù Pakistan là nước duy nhất được hưởng lợi từ thỏa thuận này. Tháng 02/2017, New Delhi và Teheran cũng đã ký 15 hợp đồng và bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, trong đó có hợp đồng liên quan đến xây dựng một đường ống dẫn dầu mà Nga cũng sẽ tham gia. Trước đó, hồi năm 2016, Ấn Độ và Afghanistan đã cùng ký với Iran thỏa thuận phát triển cảng biển Chabahar ở nước này, nhằm cạnh tranh với các nhà đầu tư Trung Quốc vào cảng biển Gwadar của Pakistan.

Hiện nay, Ấn Độ đang lâm vào thế khó xử. Liên minh với Washington trên sân khấu địa chính trị để tạo đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, nhưng New Delhi lại không muốn ngả hẳn sang Mỹ trên hồ sơ Iran.

Còn đối với Hàn Quốc, thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 là một cơ hội để Seoul xích lại gần Teheran cả về kinh tế và ngoại giao. Hồi năm 2016, tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã sang thăm Teheran. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc công du Iran. Sau đó, trong năm 2017, Iran đã ký một hợp đồng trị giá 720 triệu euro với đại tập đoàn Hyundai. Nhưng có lẽ sẽ rất khó để Seoul tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Teheran và chấp nhận bị Mỹ trừng phạt, vì lợi ích của Hàn Quốc gắn liền với Mỹ, cả về kinh tế và địa chính trị. Tạm thời, New Delhi và Seoul đều chưa đưa ra các quyết định liên quan tới đầu tư vào Iran.

Nói tóm lại, tại châu Á, việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế mà ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược địa chính trị trong khu vực. Iran thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trong khu vực, trước tiên là Nga và Trung Quốc. Hai nước này đều muốn kéo Iran vào « trục chống Mỹ » tại châu Á. Về phần Ấn Độ, nước này cũng có lợi nếu duy trì quan hệ với Iran để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại lục địa này.

Và cuối cùng, việc Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng có những tác động tới hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Đường lối hòa giải của tổng thống Iran Hassan Rohani đối với phương Tây đã bị tổng thống Mỹ phá hỏng. Điều này có thể củng cố thêm chiến lược hiện tại của Kim Jong Un : duy trì vũ khí nguyên tử, bởi vì Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ tránh khỏi nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180606-my-huy-thoa-thuan-hat-nhan-iran-loi-hai-the-nao-voi-chau-a

 

Iran quyết không hợp tác thêm

về việc thanh sát hạt nhân

Iran sẽ không hợp tác đầy đủ hơn với các thanh sát viên nguyên tử cho đến khi tình trạng bế tắc về thỏa thuận hạt nhân của họ được giải quyết, đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc nói, trong khi nước này đang xúc tiến công tác chuẩn bị nhằm tăng cường năng lực làm giàu uranium.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng trước rút Washington ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và loan báo sẽ tái áp đặt các chế tài của Mỹ lên Iran, các cường quốc Châu Âu đang hối hả tìm cách cứu vãn thỏa thuận vừa kể.

Bộ trưởng ngoại giao và tài chính từ ba nước Pháp, Anh và Đức đã viết thư cho các quan chức Mỹ nhấn mạnh cam kết của họ để duy trì thỏa thuận, và hối thúc Washington miễn áp đặt chế tài thứ cấp lên các công ty EU hoạt động tại Iran.

Nhấn mạnh rằng sự kiên nhẫn của Tehran với những nỗ lực của Châu Âu nhằm cứu vãn thỏa thuận này không phải là vô hạn, đặc phái viên của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết họ đã cho ba cường quốc này thời hạn là vài tuần.

“Vài tuần có nghĩa là vài tuần, không phải vài tháng,” Reza Najafi nói bên ngoài một cuộc họp hàng quý của Hội đồng Quản trị của cơ quan này ở Vienna.

Ông cũng bác bỏ những lời kêu gọi của IAEA nói rằng Iran nên cố gắng thêm nữa trong việc hợp tác với các thanh sát viên của cơ quan giám sát hạt nhân này. Ông nói với các phóng viên rằng dù tình trạng bế tắc về thỏa thuận tiếp tục, “không ai có thể mong đợi Iran tiến hành thêm các biện pháp tự nguyện.”

“Nhưng tôi nên nhấn mạnh rằng không có nghĩa là ngay bây giờ Iran sẽ khởi động lại bất kỳ hoạt động nào trái với (thỏa thuận),” ông Najafi nói thêm. “Đây chỉ là công tác chuẩn bị.”

Kể từ loan báo Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, nhà chức trách ở Tehran đã gửi đi những tín hiệu lẫn lộn về việc liệu họ có tin rằng các bên kí kết còn lại của thỏa thuận hạt nhân, bao gồm Trung Quốc và Nga, có thể cứu vãn nó được hay không.

Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei hôm thứ Hai nói rằng ông đã ra lệnh thực hiện công tác chuẩn bị nhằm gia tăng năng lực làm giàu uranium nếu thỏa thuận sụp đổ.

Tehran cũng đã thông báo với IAEA về các kế hoạch “dự kiến” của họ để sản xuất nguyên liệu cho các máy ly tâm, là các máy làm giàu uranium.

Cùng ngày 6/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ hay tin Iran dự tính tăng cường khả năng làm giàu uranium và Washington sẽ không để cho Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Pompeo nhấn mạnh “Iran biết rõ quyết tâm của chúng tôi.”

https://www.voatiengviet.com/a/iran-quyet-khong-hop-tac-them-ve-viec-thanh-sat-hat-nhan/4427646.html