Tin Việt Nam – 28/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 28/05/2018

Phát ngôn ngày 28/5:

‘Cả thế giới không tìm được ‘bột nở kinh phí”

Ngày 28/5, Quốc hội Việt Nam thảo luận về việc thực hiện chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu ra ba hình thức chính gây thất thoát, thiệt hại tài sản tại các DNNN. Đó là kinh doanh kém hiệu quả, mua bán tài sản theo công thức ‘mua đắt bán rẻ’ và định giá tài sản thấp khi cổ phần hóa.

Ông Cường nói nguyên nhân chính dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả của DNNN gồm: trình độ quản lý yếu kém, động cơ thu vén cá nhân (cố tình tính giá trị đầu tư lớn hơn để nhận được phần trăm và dùng thủ đoạn để hợp pháp hóa việc rút tiền từ DNNN), và không ai phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp thua lỗ.

‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 25/5

‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 24/5

‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 22/5

“Dù doanh nghiệp lỗ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm, chưa ai mất chức hay đi tù vì quản lý yếu kém. Chưa thấy doanh nghiệp nào báo cáo đầy đủ chuyện lỗ lãi. Thậm chí có doanh nghiệp khi cần tăng quỹ lương thì ngay lập tức báo cáo lãi, còn giải trình nộp thuế thì sẽ báo cáo lỗ”, đại biểu Hà Nội nói.

“Báo cáo tài chính của doanh nghiệp như một phép thần thông biến hóa. Doanh nghiệp lỗ nhưng cán bộ quản lý vẫn được hưởng lương cao. Khi doanh nghiệp lãi thì tăng lương nhưng khi lỗ cũng không bị giảm lương. Vì thế những người quản lý không muốn cổ phần hóa DNNN”.

Hình thức gây thất thoát thứ hai, theo ông Cường, là “mua bán tài sản nhà nước theo một công thức là mua giá cao và bán giá thấp hơn của tư nhân”.

“Chúng ta đã có cơ chế tổ chức đấu giá độc lập để minh bạch hóa đấu giá tài sản nhưng vì sao vẫn xảy ra hiện tượng này?”, đại biểu Hà Nội đặt câu hỏi.

Việt Nam: Quản lý và điều hành DNNN ‘bị lẫn lộn’

Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’

Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN

Dạng thất thoát thứ ba là xảy ra khi có chuyển đổi đất công thành đất tư không qua đấu thầu hay “xác định giá đất khi cổ phần hóa không thực hiện đúng quy định của luật đất đai”, mà theo “bảng giá thuộc UBND các tỉnh làm giá thấp hơn”, ông Cường phát biểu.

“Khi DN thua lỗ phải bán tài sản máy móc thiết bị, đây là cơ hội làm ăn béo bở cho một số người, như hình ảnh kền kền ăn xác chết,” ông bức xúc.

Trong phần thảo luận về kinh phí đầu tư của các dự án, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập đến hiện tượng “đầu chuột đuôi voi” của kinh phí đầu tư của các dự án, đặc biệt dự án nạo vét sông Sào Khê ở Ninh Bình.

“Cử tri giật mình về dự án nạo vét sông Sào Khê với vốn phê duyệt ban đầu là 72 tỉ, sau đó cứ nở dần, nở dần lên đến gần 2.600 tỉ. Quả là quá sức tưởng tượng. Có thể nói, cả thế giới khó có thể tìm ra một loại “bột nở” nào để làm nở kinh phí đầu tư lúc đầu chỉ là con chuột nhắt, sau là con voi mà là voi ma mút như vậy”, ông Nguyễn Anh Trí phản ánh.

Sau đó, ông Bùi Văn Phương (đại biểu Ninh Bình) phản biện lại và cho vốn cho rằng dự án này là ‘phù hợp’.

“Nếu nhìn con số 72 tỉ lên 2.600 tỉ thì có lẽ người dân sẽ băn khoăn về công tác quản lý mà để xảy ra như thế. Nhưng không phải tất cả các dự án điều chỉnh vốn đều sai và có gì đó mờ ám”, đại biểu Ninh Bình tranh luận.

“Thưa với Quốc hội, trong 2.600 tỉ chỉ có 1.400 tỉ từ ngân sách nhà nước, còn lại từ doanh nghiệp và các nguồn khác. Điều chỉnh dự án đã góp phần có được Ninh Bình hôm nay, có được di tích Hoa Lư được tôn tạo, có được di sản Tràng An được cả thế giới nhắc đến. Chúng tôi nghĩ dự án này là phù hợp,” ông Phương tiếp lời.

Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

VN: Quốc hội mất nhiều quyền vào tay Chính phủ?

Lời giải thích của ông Phương không được ông Trí đồng ý. “Nếu nói trong dự án này chỉ có 1.400/2600 tỉ là tiền Nhà nước, tôi hỏi 1.400 tỉ không nhiều à? Nở gấp hai gấp ba đã quá đáng, chứ nở 36 lần thì kinh hoàng,” đại biểu Nguyễn Anh Trí phản bác.

Cũng trong phần tranh luận này, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị thanh tra dự án nạo vét sông Sào Khê để minh bạch với cử tri và “các đồng chí Ninh Bình khỏi thắc mắc”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44281172

 

Việt Nam:

Quản lý và điều hành DNNN ‘bị lẫn lộn’

Bộ trưởng Công thương nói về thực trạng ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’ trong quản lý và quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Trong phần giải trình một số nội dung các đại biểu nêu trong phiên phát biểu thảo luận vào sáng 28/05 tại Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói về sự chồng chéo và lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước của các bộ ngành với với vai trò quản trị, chủ quản các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

“Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thiếu sự tuân thủ bởi nhiều khi họ chịu sự can thiệp của các cơ quan quản lý và hành chính của nhà nước.

“Hơn nữa đội ngũ quản trị DNNN lại có tâm lý né tránh trách nhiệm và đẩy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh mô tả điều ông gọi là thực trạng ‘Vừa đá bóng vừa thổi còi’.

“Các chủ trương lớn, kinh tế ngành hay qui hoạch mang tính chiến lược trên thực tế được nghiên cứu xây dựng từ chính các doanh nghiệp nhà nước rồi lại được các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm định và phê duyệt.

“Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng đầu tư, chất lượng sản xuất kinh doanh của các DNNN không đảm bảo hiệu quả.Thực trạng phình to bộ máy, quan liêu hóa DNNN không đáp ứng được sự tiến triển nhanh của thị trường”.

‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 25/5

Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’

Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN

‘Cố tình làm sai’

Ông Trần Tuấn Anh mô tả thực trạng DNNN “cố tình làm sai” được chính bộ này báo cáo thể hiện qua 12 dự án (đại án) thua lỗ kém hiệu quả.

Theo ông, việc để xảy ra thất thoát sai phạm thì không chỉ cán bộ của DNNN mà bản thân các cán bộ quản lý các bộ và ngành đóng vai trò quản lý nhà nước cũng phải có trách nhiệm, kể cả các trách nhiệm sai phạm hình sự.

Trong khi đó Đại biểu Vũ Tiến Lộc nói phải quyết liệt đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các DNNN một cách thực chất và thoái vốn nhà nước ra khỏi hầu hết các lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước không cần phải nắm giữ theo đúng tinh thần của các nghị quyết của Đảng.

Ông Lộc kiến nghị kiến Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật về cổ phần hóa để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia được vào quá trình thoái vốn nhà nước trong DNNN ‘theo đúng các cam kết với WTO’.

“Làm được như vậy thì mới tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân. Từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta,” ông Lộc nói thêm.

VN: Quốc hội mất nhiều quyền vào tay Chính phủ?

Bình luận về kỳ họp Quốc hội VN

LS Quân: Quốc hội phải độc lập khỏi Đảng

Trong khi đó Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trong cuộc họp báo ngắn trưa hôm 28/05 thông báo chính thức 4 ‘nhóm vấn đề’ được chọn chất vấn, bao gồm: giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo, tài nguyên – môi trường và lao động – thương binh – xã hội.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng giải thích về việc không mời các chủ tịch ủy ban nhân dân hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp HCM giải trình về vấn đề giao thông vận tải, đầu tư và quản lý các dự án BOT theo dự kiến ban đầu vì Quốc hội “chỉ chất vấn các thành viên Chính phủ”.

Ông cũng cho biết việc trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ không diễn ra vào ngày 6/6 vì ‘Thủ tướng bận dự Hội nghị G7, nên sẽ ủy quyền cho một Phó thủ tướng’.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng lý giải việc vòng xin ý kiến rộng rãi đại biểu đã không còn nội dung chất vấn lãnh đạo Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh vấn đề phòng, chống tham nhũng đang rất nóng bỏng vì dựa vào kết quả xin ‘ý kiến Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội’.

‘Qua tổng hợp trên cơ sở đảm bảo dân chủ, lựa chọn từ cao xuống thấp, 5 nhóm đã không còn thanh tra Chính phủ và công an nữa,’ ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44277957

 

Nhật Bản hãy thúc giục

Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, cần phải áp lực Việt Nam chấm dứt ngay tình trạng đàn áp những nhà hoạt động ôn hòa và cải thiện thành tích nhân quyền đang suy thoái nghiêm trọng của chính phủ Hà Nội.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 27 tháng 5 ra kêu gọi như vừa nêu trước chuyến công du cấp nhà nước của ông chủ tịch Trần Đại Quang đến Nhật Bản từ ngày 29 tháng 5 đến 2 tháng 6 này.

Human Rights Watch cho rằng ông chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đến thăm Xứ Phù Tang khi mà tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ.

Giám đốc Human Rights Watch tại Nhật Bản, Kanae Doi, nêu rõ ‘Chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trong những chính quyền đàn áp nhất trên thế giới. Trong tư cách nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản có cả cơ hội và trách nhiệm lên tiếng về những vi phạm của chính phủ Việt Nam đối với chính công dân của họ. Thủ tướng Shinzo Abe cần công khai lên tiếng ủng hộ cho những nhà hoạt động can đảm cổ xúy cho nhân quyền; và thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị cầm tù chỉ vì đứng lên đòi hỏi quyền con người. Sự im lặng về tình trạng vi phạm đó chỉ khuyến khích chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tay đàn áp mà thôi. ’

Theo Human Rights Watch thì trong thời gian những tháng gần đây, Việt Nam gia tăng đàn áp hoạt động nhân quyền. Chỉ riêng trong năm 2017, lực lượng chức năng bắt giữ ít nhất 41 nhà hoạt động cổ xúy cho quyền con người và bloggers chỉ vì họ tham gia biểu tình phản đối hoặc tham dự những sự kiện khác, hay cho công bố những bài viết chỉ trích chính quyền.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, tòa án do đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát tiến hành truy tố ít nhất 26 nhà bảo vệ quyền con người; một số bị tuyên án trên 10 năm tù.

Danh sách của những nạn nhân trong nổ lực mà chính quyền Việt Nam tái lập nhằm bịt miệng những tiếng nói chỉ trích gồm các nhà hoạt động nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Đức Bình, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( thường được biết đến với biệt danh Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Bùi Văn Trung và nhiều tên tuổi khác nữa.

Vừa qua vào ngày 25 tháng 5, Human Rights Watch cũng đã gửi một bức thư đến thủ tướng Abe nêu lên những quan ngại về các hạn chế của chính phủ Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cản trở đối với các nhóm tôn giáo, nghiệp đoàn và bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Thư của Human Rights Watch nêu rõ chính phủ Việt Nam làm chủ, kiểm soát tất cả mọi cơ quan truyền thông, kiểm duyệt Internet. Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo tất cả mọi định chế công và sử dụng chúng nhằm duy trì quyền lực. Tình trạng này diễn ra kể từ năm 1954 khi đảng cộng sản bắt đầu nắm quyền tại Việt Nam.

Thư của Human Rights Watch gửi cho thủ tướng Shinzo Abe chỉ ra rằng không hề có tiến trình dân chủ thực sự tại Việt Nam; quốc hội toàn gồm những đảng viên được đảng chọn ra. Hệ thống tòa án và tất cả bộ ngành đều dưới sự kiểm soát của đảng. Những nghiệp đoàn độc lập bị cấm đoán; các tổ chức xã hội, các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự bị kiểm soát chặt chẽ.

Human Rights Watch liệt kê danh sách 140 người hiện bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm chỉ trích chính phủ Việt Nam, vì tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa, theo những nhóm tôn giáo không đăng ký, hoặc tham gia các tổ chức chính trị và dân sự bất đồng chính kiến. Tổng số tù chính trị được biết đến tại Việt Nam tăng trong những năm gần đây.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Japan-urge-vietnam-to-respect-human-rights-05282018075637.html

 

Đừng nhụt chí, chùn chân nhé anh Kiên

Đồng Phụng Việt

Anh Kiên,

Chẳng phải anh mà ngay cả tôi cũng không dè đám lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải lại bỏ của chạy lấy người như vậy.

Ỉa mửa ra “thu giá” là chúng. Thiên hạ rủa… thúi vang trời, vẫn khăng khăng biện giải phải như thế mới hợp lý, hợp tình cũng chúng…

Giờ chính chúng thoái bộ, hứa bỏ “thu giá” làm anh – đường đường là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – lỡ bộ.

Cha Thể – Bộ trưởng Giao thông Vận tải – hóa ra lại hèn, không… kiêu dũng, “tả xung, hữu đột” bảo vệ BOT như anh! Chỉ mới có vài chục triệu người miệt thị là “Thể cá tra” đã ngán. Xoàng!

Anh Kiên,

Anh sinh ra, lớn lên ở miền Bắc, rồi bỏ xứ sang Đức tìm cơm sáu năm, lúc quê hương mình “đổi mới” xong mới về, không rõ anh có biết “cá tra” hàm ý gì không (?). Với thiên hạ, cá tra chỉ là một loài trong nhóm cá da trơn, ăn được nhưng trong Nam, cá tra là động vật thủy sinh ăn cả c… và có một giai đoạn dài được nông dân miền Nam nuôi bằng c… đó anh Kiên!

Miền Bắc mình cũng có cá tra nhưng thời của anh, đồng chí, đồng đội, đồng bào phải nộp cả c… để có “tư liệu sản xuất” vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thành ra cá tra miền Bắc không có cơ hội đó như cá tra miền Nam, tôi e có thể anh hiểu không hết thâm ý quần chúng.

Tuy nhiên sá gì đám dân mà trước nay các anh vẫn xem là… gian. Cách nay hai năm, hồi Nguyễn Khắc Hưng, Thanh tra giao thông tỉnh Ninh Thuận, khuấy động dư luận vì huỵch toẹt điều đó, giống như nhiều người, tôi tưởng để an dân, phải cho y về nhà đuổi gà, đâu dè y chỉ bị chuyển công tác. Ai bảo Đảng, chính quyền không ưa “nói thẳng, nói thật”?

Xét về tổng thể, tuy được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chọn làm Ủy viên nhưng cha Thể thua anh xa cả về bản lĩnh lẫn sự kiên định. Trong trường hợp này, mạn phép anh, tôi thẳng thắn phê bình Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đại biều từng dự Đại hội Đảng CSVN lần thứ 11 rồi lần thứ 12 là “có mắt không tròng”, không chọn anh làm “cán bộ chiến lược”.

Cha Thể đâu có gì hơn anh. Y học Đại học Giao thông ở Nga, anh cũng học Đại học Giao thông. Dù học ở Việt Nam nhưng sau đó anh là “giảng viên” còn y đâu có dạy ai. Y chỉ là viên chức trong bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Tháp, anh là viên chức làm việc trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN hàng chục năm. Y được luân chuyển về Sóc Trăng làm Bí thư, anh cũng được luân chuyển từ Hà Nội vào Sóc Trăng làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy. Y là Đại biểu cho Sóc Trăng ở Quốc hội, anh cũng vậy. Thậm chí rời Tỉnh ủy Sóc Trăng, anh được cơ cấu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngay lập tức, còn y chỉ làm Thứ trưởng Giao thông – Vận tải, mãi sau này mới được cắt cử làm Bộ trưởng Giao thông – Vận tải. Vậy mà các đại biểu Đại hội Đảng hết lần này đến lần khác không chịu… chứng cho anh.

Đời thiệt là bất công! Hay là…

Anh Kiên,

Gần đây, trên mạng xã hội có một số người, chẳng hạn như ông Minh Chinh Bui khẳng định, anh theo vợ sang Đức để  kiếm cơm chứ không phải là được cấp học bổng để theo học cao học chuyên ngành quy hoạch giao thông như… ai đó soạn – giới thiệu về anh trên Wikipedia. Sáu năm ở Đức, “đuổi” hoài mà không “bắt” được văn bằng để Đức công nhận anh có trình độ tương đương kỹ sư của Đức, không cam tâm rửa chén, dọn nhà vệ sinh nên anh bỏ vợ con quay về Việt Nam và đột nhiên trở thành Tiến sĩ “Kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng”…

Thú thật với anh là trước nay, chẳng bao giờ tôi tin vào tin đồn, tuy nhiên những thông tin về “thằng Kiên” từ những người khẳng định đã ở bên cạnh anh, thưở anh “lơ láo” tại thành phố Karlsruhe, tiểu bang Baden-Württemberg của Đức có làm tôi hoang mang anh Kiên ạ.

Để kiểm chứng, tôi đã search nhiều nguồn nhưng chỉ có mục mà… ai đó soạn, giới thiệu về anh trên Wikipedia cho biết, anh đến Đức năm 1991 để học cao học, hoàn tất cao học, anh “thi tiếp nghiên cứu sinh” làm tiến sĩ, lúc “hoàn thành chương trình tiến sĩ”, anh “tiếp tục ở lại Đức làm việc”.

Chẳng rõ người khác thì sao chứ tôi học tiếng Anh từ lúc 12 tuổi khi vào lớp sáu, sáu năm sau, hết trung học còn tự học miết cho tới bây giờ mà các kỹ năng “nghe, nói, đọc viết” cũng chỉ tàm tạm, thành ra tôi thực sự băn khoăn, làm sao anh có thể học tiếng Đức lưu loát tới mức lấy được hết văn bằng thạc sĩ, tới văn bằng tiến sĩ, rồi “làm việc” tại Đức… mà tất cả chỉ gói gọn trong vòng… sáu năm, từ 1991 đến 1997?

Tôi cũng đã thử hỏi đám trẻ con xứ mình sang Đức du học sau đại học. Chúng bảo tiếng Đức khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nếu đến Đức du học sau đại học mà không rành tiếng Đức thì có thể theo học các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh song nếu muốn như thế, tất nhiên đã phải rất giỏi tiếng Anh khi rời Việt Nam rồi. Anh học cao học rồi làm luận văn tiến sĩ ở Đức bằng tiếng Đức hay tiếng Anh vậy anh Kiên?

Phải kể thêm chuyện này cho khách quan là khi tôi hỏi lũ trẻ ấy rằng, nếu một người ngoại quốc, đến Đức du học mà hình như trước đó chưa bao giờ học tiếng Đức hay tiếng Anh, liệu họ có thể hoàn tất cả chương trình trình cao học lẫn chương trình tiến sĩ trong sáu năm, sau đó còn đi làm hay không (?) thì chúng bảo có thể, nếu người ấy là thiên tài nhưng dường như chưa có ai… đẻ ra loại thiên tài ấy cả!

Đám trẻ con còn nói, lẽ thường, dẫu có thể học đại học ngành này (như anh là học đại học chuyên ngành Tự động hóa), lúc học cao học chuyển sang ngành kia (như anh là chuyên ngành Quy hoạch giao thông) nhưng khi làm tiến sĩ một ngành khác nữa (như anh là về Kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng) thì chắc chắn  sẽ phải học bổ sung thêm nhiều môn để bảo đảm không có sự hụt hẫng trong kiến thức chuyên ngành, do vậy, yếu tố hoàn tất đủ thứ chỉ trong… sáu năm rất… khả nghi nhưng đời luôn có những chuyện khó… ngờ, biết đâu có ai đó đã đẻ ra loại thiên tài mà nhiều người vẫn cho rằng chưa ra đời mà thiên hạ chưa biết đó thôi!

Trên Wikipedia, ai đó còn giới thiệu anh là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Mexico. Hóa ra anh không chỉ rành tiếng Đức (hoặc tiếng Anh) nên anh không thèm làm chủ tịch mấy nhóm nghị sĩ rành tiếng Đức (hoặc tiếng Anh) mà anh còn thạo cả tiếng Spanish nữa!

Anh Kiên,

Đọc tiểu sử của anh trên Wikipedia, tôi thấy… ai đó hết sức bất cẩn khi soạn tiểu sử của “chính trị gia” Nguyễn Đức Kiên.

Chuyện anh học rồi “dạy” ở Đại học Giao thông, y chú thích kỹ lưỡng tới mức dẫn cả chi tiết, anh cùng với Giáo sư – Tiến sĩ Lã Ngọc Khuê, một Trưởng Khoa của Đại học Giao thông chuyển công tác về Bộ Giao thông – Vận tải, thậm chí còn mở ngoặc “Lã Ngọc Khuê sau này là Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải”, vậy mà lại quên không kể anh hoàn tất cao học, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào những năm nào, ở những trường đại học nào của Đức, đã làm việc cho những đâu tại Đức.

Tôi nghĩ anh cần bảo… ai đó đã soạn tiểu sử của anh trên Wikipedia bổ sung ngay những yếu tố này. Vì Wikipedia là tự điển mở, nếu y tỏ ra… khó bảo, chính anh nên bổ túc ngay những chi tiết ấy để ai cũng có thể kiểm tra thực hư. Cơ hội đập tan “luận điệu xuyên tạc” của các “thế lực thù địch, phản động” trong tầm tay mà không giành lấy, dùng ngay, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của anh mà còn nguy hại cho cả thể diện của Đảng nữa anh Kiên ạ!

Anh phải nhớ dù những kẻ chỉ trích, bỉ bôi anh càng ngày càng đông nhưng tôi không thuộc về số đó. Tôi tin anh không nằm trong nhóm Đảng lỡ quy hoạch, kẹt quá nên đành phải dùng và cũng vì vậy cho nên chỉ dám đặt anh ở vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mà thôi! Đó cũng là lý do tôi phải viết cho anh để động viên anh.

Tuy vài ngày vừa qua, sau khi anh thay mặt cơ quan lập pháp, cảnh cáo đám dân… gian rằng “thu giá” là… luật định, rằng phải thượng tôn pháp luật cho tới khi những đại diện dân cử như anh sửa luật, dẫu đám lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải sọc dưa, vô kỷ luật, trong khi những đại diện dân cử như Nguyễn Đức Kiên chưa có kế hoạch xem lại luật đã mếu máo hứa sẽ bỏ “thu giá”, rồi đám dân… gian bu vào, hệ thống hóa những tuyên bố để đời của anh, kiểu như: Đừng thắc mắc về công xa, các quốc gia khác còn sắm phi cơ riêng cho lãnh đạo! Chính phủ đâu giấu diếm gì về nợ nần, chỉ khoảng 120 tỉ, có gì phải hốt hoảng! Quốc hội vẫn là đại diện cho 65% nông dân cả nước! Các dự án BOT không ảnh hưởng đến người nghèo! BOT có sai sót nhưng không tù mù! Giá xăng ngày càng tiệm cận với giá thế giới, đó là thành công về mặt điều hành!.. để đặt dấu hỏi về học vị “Tiến sĩ Kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng” của anh nhưng đừng nhụt chí, chùn chân anh Kiên nhé.

Nên lấy trường hợp Trịnh Xuân Thanh làm điểm tựa trong những lúc thắt ngặt như vầy  anh Kiên ạ.

Thanh cũng qua Đức tìm cơm như anh. “Lơ láo” một thời gian rồi cũng được “cách mạng” vời về… “phục vụ” như… anh. Thanh cũng được qui hoạch, cũng được luân chuyển lòng vòng, cơ cấu thành Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy một tỉnh, Phó Chủ tịch một tỉnh, rồi Đại biểu Quốc hội như… anh. Nếu băng của Thanh không thất thế, Thanh đâu có khác gì anh, thậm chí có thể còn hơn anh vì y trẻ hơn, thời gian để… “cống hiến” dài hơn.

Ngay cả bây giờ, lúc Thanh đã mất cơ hội làm “ma tự do” thì y vẫn còn lãi lớn. Đầu tháng này, báo giới Đức kể rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Đức phát giác vợ chồng Thanh có tới hàng trăm giao dịch bất động sản bất minh tại Đức, số lượng tài khoản mà vợ chồng Thanh mở – sử dụng trong hệ thống ngân hàng tại Đức  “kín mười trang giấy”. Chưa biết gia đình Thanh còn lại những gì sau khi các cơ quan bảo vệ pháp luật của Đức kết thúc cuộc điều tra về rửa tiền – trốn thuế nhưng anh và gia đình anh đâu có xui xẻo như y và gia đình y.

Ngày xưa, bế tắc, không biết làm gì, “Bác” bèn… ra đi tìm đường cho mình. Cách mạng thành công, những “hạt giống đỏ” như anh và Thanh ra nước ngoài mà không tìm ra đường bèn… quay về tìm đường ở trong nước. Hóa ra con đường ấy cũng… vinh quang không kém. Thú thật là ngẫm chuyện của Thanh, của anh và những đồng chí, đồng đội của các anh, tôi không khỏi ghen tị. Đảng quả là nhìn xa, trông rộng khi chọn – qui hoạch – sắp đặt nhân sự.

Anh Kiên,

Chỉ còn hai năm nữa là đến thời điểm anh phải nghỉ hưu. Quỹ thời gian còn quá ít, khó mà luồn sâu hơn, trèo cao hơn nhưng cứ “lập ngôn” anh Kiên ạ. Vợ con ở Đức, về hưu hẳn là anh sang Đức cư trú. Đang có cơ hội thì phải tận dụng, phải buộc đám dân… gian xứ này nhớ mãi, nhắc hoài đến anh chứ! Đúng không anh Kiên? Cứ thế anh Kiên nhé!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/do-not-give-up-kien-05282018091735.html

 

Việt Nam và Úc

‘cụ thể hóa’ quan hệ đối tác chiến lược

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm 28/5 tới thủ đô Hà Nội để cùng chủ trì cuộc đối thoại ngoại giao đầu tiên với người đồng nhiệm nước chủ nhà, ông Phạm Bình Minh, nhằm “cụ thể hóa” mối quan hệ đối tác chiến lược sau khi được thủ tướng hai nước ký hồi tháng Ba năm 2018.

Theo cổng thông tin của chính phủ Việt Nam, trong cuộc gặp sau đó với bà Bishop, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng chuyến thăm diễn ra ngay sau chuyến công du Việt Nam của Toàn quyền Australia “thể hiện quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, sâu sắc giữa hai nước”.

Hãng AP và Reuters đưa tin, bà Bishop tới Việt Nam đúng dịp hai nước năm nay kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Một trong những điểm nhấn của chuyến công du của người đứng đầu ngành ngoại giao Úc là hôm 27/5 bà Bishop đã tới dự lễ khánh thành cầu Cao Lãnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Khoản tiền 121 triệu đôla đầu tư vào dự án này được coi là một trong những khoản hỗ trợ lớn nhất của Úc tại Đông Nam Á, theo Reuters.

Bộ trưởng Minh được Reuters trích lời nói với bà Bishop rằng cây cầu này là “biểu tượng của mối quan hệ Việt – Úc”.

Thủ tướng Phúc đã “trân trọng cảm ơn chính phủ và nhân dân Australia viện trợ vốn cho Việt Nam xây dựng cầu”.

Ông cũng “nêu rõ, nhân dân Việt Nam luôn dành tình cảm tốt đẹp với nhân dân Australia và mong muốn thúc đẩy giao lưu, hợp tác với Australia trên nhiều lĩnh vực”, theo VGP.

https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%A0-%C3%BAc-c%E1%BB%A5-th%E1%BB%83-h%C3%B3a-quan-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c/4413012.html

 

25% dự án ở nước ngoài

của các công ty quốc doanh Việt Nam bị thua lỗ

Các tập đoàn nhà nước CSVN đem hàng chục tỉ Mỹ kim ra nước ngoài đầu tư, nhưng hơn 25% số dự án bị thua lỗ.

Các con số này được nêu lên trong một bản báo cáo giám sát của quốc hội CSVN về tình hình quản trị và sử dụng vốn nhà nước tại các công ty quốc doanh trong giai đoạn 2011-2016. Quốc hội CSVN dự trù dành trọn ngày Thứ Hai 28/05 để thảo luận về báo cáo này. Bản báo cáo cho biết, tính đến cuối năm 2016, có 18 tập đoàn và tổng công ty Việt Nam đầu tư vào 110 dự án ở nước ngoài, chủ yếu trong các lãnh vực viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, trồng cây cao su… với tổng số vốn khai báo là 12.6 tỉ Mỹ kim, trong đó 7 tỉ Mỹ kim đã được giải ngân.

Bản báo cáo đánh giá rằng, lượng vốn mà các công ty quốc doanh đổ vào các dự án đầu tư ở nước ngoài lớn, nhưng dàn trải và không có hiệu quả cao. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đứng đầu về số vốn đầu tư ra nước ngoài, với gần 6.7 tỉ Mỹ kim, kế đến là Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội, tức Viettel, với 2.12 tỉ Mỹ kim, và Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam với 1.41 tỉ Mỹ kim.

Theo bản báo cáo giám sát, nhiều dự án của các công ty quốc doanh Việt Nam đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại, như bị rút ngắn thời gian tiến hành dự án, dính líu vào tranh chấp đất đai và đứng trước rủi ro giá thành giảm mạnh. Có những dự án bị đình chỉ sau khi chính phủ ngừng bảo lãnh. Một số dự án không hiệu quả vì khả năng quản trị và khả năng tài chính hạn chế. Nhiều dự án khác đang trong giai đoạn “lỗ theo kế hoạch” phải vài ba năm nữa mới bắt đầu có lời. Lại có những dự án có lời, nhưng chuyển thành “lỗ kế toán” do biến động tỉ giá, như hai dự án của Viettel tại Mozambique và Haiti.

Dự án thất bại rõ ràng nhất gần đây là việc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đầu tư khai thác dầu khí ở Venezuela, đã mất hàng trăm triệu USD đầu tư cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng tại quốc gia xã hội chủ nghĩa này.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/25-du-an-o-nuoc-ngoai-cua-cac-cong-ty-quoc-doanh-viet-nam-bi-thua-lo/

 

Bộ giao thông CSVN:

tên gọi ‘trạm thu giá’ gây bất bình, phải sửa đổi

Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN thừa nhận “trạm thu giá” là cách dùng từ ngữ gây bất bình trong dư luận gần đây và cần được sửa đổi.

Truyền thông trong nước hôm Chủ Nhật 27/05 đưa tin, Bộ Giao Thông sẽ yêu cầu Tổng Cục Đường Bộ làm việc với các nhà đầu tư và nhà thầu dự án xem xét và tìm tên gọi khác nhằm bảo đảm chuẩn mực của tiếng Việt và phù hợp với bản chất nguồn thu.

Tên gọi “trạm thu giá” của Bộ Giao Thông CSVN bị dân chúng phản đối kịch liệt, vì cho rằng vô nghĩa trong tiếng Việt, và chỉ là cách trốn tránh việc giải quyết những vấn đề chính của các trạm BOT hiện tại là đặt sai vị trí.

Trong những năm gần đây, nhà cầm quyền CSVN cho phép các công ty tư nhân tham gia các hợp đồng BOT để xây và nâng cấp cầu đường. BOT là mô hình xây dựng, vận hành và chuyển giao, theo đó các công ty bỏ tiền ra xây hoặc sửa đường, rồi đặt trạm thu lộ phí để hoàn vốn trước khi giao lại cho nhà nước. Sau một loạt vụ phản đối trạm thu phí BOT trên cả nước, bộ giao thông CSVN đổi tên gọi “trạm thu phí” thành “trạm thu giá”. Lý do được Bộ trưởng giao thông CSVN Nguyễn Văn Thể đưa ra là vì BOT là sản phẩm của các công ty nên họ tự định “giá”; còn “phí” là do nhà nước định đoạt nên nếu muốn thay đổi sẽ phải thông qua một tiến trình rất chậm. Người dân giận dữ vì hàng động này của ông Thể không những chỉ chứng tỏ sự ngu dốt, mà còn cả tính gian trá của các quan chức CSVN. Một đất nước mà lãnh đạo gian trá, ngu dốt, bạo lực thì không thể có một tương lai tươi sáng được.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/bo-giao-thong-csvn-ten-goi-tram-thu-gia-gay-bat-binh-phai-sua-doi/

 

Cà Mau sa thải một lượt hơn 260 giáo viên

Chủ tịch tỉnh Cà Mau vừa ra lệnh sa thải 264 giáo viên dạy theo hợp đồng vào ngày 1 tháng 7 tới đây.

Truyền thông trong nước trích dẫn thông cáo của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho hay như vậy hôm Thứ Sáu 25/05. Theo đó, chủ tịch Cà Mau là ông Nguyễn Tiến Hải đưa ra quyết định sa thải giáo viên hàng loạt tại một cuộc họp về tình hình nhân sự và kinh phí mua sắm, sửa chữa của ngành giáo dục tỉnh. Trong số giáo viên hợp đồng sắp bị sa thải, có 116 người làm việc theo hợp đồng từ năm học 2016-2017, và 148 người theo hợp đồng từ năm học 2017-2018.

Giám đốc Sở Giáo Dục Và Đào Tạo tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Minh Luân cho biết, đây là số giáo viên “dôi dư” được ký hợp đồng nhưng chưa được ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận. Giới chức Cà Mau giải thích hiện tượng có 264 giáo viên “dôi dư” là do các trường tự ý “xé nhỏ” các lớp học trong những năm qua.

Tình trạng của ngành giáo dục tỉnh Cà Mau được mô tả là, các trường thiếu giáo viên nên phải tổ chức dạy thêm giờ và ký hợp đồng mướn thêm giáo viên. Trong khi đó, kinh phí cho ngành giáo dục không đi vào việc mua sắm, sửa chữa, mà chỉ dùng để trả lương hợp đồng và dạy thêm giờ. Để chuẩn bị cho việc sa thải một lúc 264 giáo viên, Sở Giáo Dục Cà Mau sẽ phải gom học sinh lại trong những lớp học đông hơn, dự trù 42 em mỗi lớp ở bậc trung học, và 33 em mỗi lớp ở bậc tiểu học.

Vụ sa thải hàng loạt giáo viên ở Cà Mau diễn ra sau khi cả nước Việt Nam xôn xao với vụ gần 600 giáo viên ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, bất ngờ nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng. Huyện Krông Păk giải thích rằng, các giới chức đã liên tục ký hợp đồng “dôi dư” với giáo viên từ năm 2011 đến 2015. Nhưng dư luận tố cáo có hiện tượng “chạy việc” tại các trường trung học, tiểu học và mẫu giáo trong huyện.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/ca-mau-sa-thai-mot-luot-hon-260-giao-vien/