Tin Biển Đông – 27/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tàu chiến Mỹ áp sát

các đảo TQ tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa

Hai tàu chiến của Hải quân Mỹ vừa áp sát các hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, hai quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters.

Động thái này nhiều khả năng sẽ làm Bắc Kinh tức giận trong lúc Tổng thống Donald Trump đang muốn Trung Quốc tiếp tục hợp tác về Bắc Hàn.

Hoạt động của hai tàu chiến Mỹ là nỗ lực mới nhất của Washington để đối trọng cái mà Mỹ coi là việc Bắc Kinh hạn chế tự do hàng hải trong các vùng biển chiến lược này.

VN yêu cầu TQ chấm dứt đưa phi cơ ném bom đến Hoàng Sa

Phi cơ ném bom TQ hạ cánh xuống Biển Đông

Đá Subi sẽ là căn cứ lớn của TQ ở Trường Sa?

Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?

Các quan chức Mỹ không muốn lộ danh tính nói khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Higgins, và tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Antietam áp sát khu vực Quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách có 12 hải lý.

Hai tàu chiến Mỹ thực hiện các thao tác gần các đảo Cây, Linh Côn, Tri Tôn, và Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng sa, một trong hai quan chức Mỹ cho hay.

Mặc dù hoạt động của hải quân Mỹ đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước, sự kiện này diễn ra ở một thời điểm đặc biệt nhạy cảm và chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc rút lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2018, một cuộc tập trận hải quân lớn do Mỹ chủ trì.

TQ nói Mỹ ‘kiếm cớ không mời Bắc Kinh tập trận’

TQ tập trận quy mô lớn trên Biển Đông

Tập trận RIMPAC được coi là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần tại Hawaii vào tháng Sáu và tháng Bảy.

Trung Quốc đã từng tham gia RIMPAC trước đây.

Lầu Năm Góc nói việc họ rút lời mời Trung Quốc là một phản ứng về chuyện Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo ở vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Tuy nhiên Bắc Kinh nói hoạt động của họ ở Biển Đông là tự vệ và có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với những gì Mỹ đang làm ở Hawaii và Guam.

Quân đội Mỹ chưa có bình luận nào về hoạt động của hai tàu chiến Mỹ hôm Chủ nhật 27/5, nhưng cho biết quân đội Mỹ hoạt động ở khu vực này hàng ngày.

“Chúng tôi tiến hành các Hoạt động Tự do hàng hải (FONOPs) thường kỳ và đều đặn, như chúng tôi đã làm trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm trong tương lai,” Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói trong một thông cáo.

Những hình ảnh vệ tinh chụp hôm 12/5 cho thấy Trung Quốc dường như đã triển khai các tên lửa đất đối không hay tên lửa hành trình chống tàu biển trên đảo Phú Lâm.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc đã cho một số phi cơ ném bom hạ cánh xuống đường băng trên một số hòn đảo và bãi đá ở Biển Đông trong một cuộc tập trận ở khu vực, làm dấy lên quan ngại từ Việt Nam và Philippines.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44271069

 

Phi cơ TQ tập đáp xuống mẫu hạm vào ban đêm

Các phi công lái chiến đấu cơ của Trung Quốc đã thực hành các vụ đáp xuống tàu hàng không mẫu hạm đầu tiên vào ban đêm, báo China Daily tường thuật hôm thứ Bảy.

Đây là diễn biến mới nhất cho thấy việc Bắc Kinh đang phô trương sức mạnh quân sự trong quá trình thúc đẩy việc hiện đại hóa các lực lượng có vũ trang của mình, Reuters bình luận.

Việc cất cánh và đáp xuống tàu hàng không mẫu hạm vào ban đêm là thao tác phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với việc hạ cánh vào ban ngày.

TQ nói Mỹ ‘kiếm cớ không mời Bắc Kinh tập trận’

Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?

Phi cơ ném bom TQ hạ cánh xuống Biển Đông

Tin chiến đấu cơ J-15 thao diễn ban đêm được đăng cùng một video clip mà hải quân Trung Quốc công bố vào cuối ngày thứ Năm 24/05/2018, cho thấy “một bước nhảy vọt tiến tới năng lực chiến đấu toàn diện” của quân đội Trung Quốc, China Daily nói.

Truyền thông Trung Quốc không nói rõ việc diễn tập trên được thực hiện hôm nào.

Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc, cũng trong thứ Bảy nói rằng các chiến đấu cơ nước này gần đây đã tiến hành việc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông.

Hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì một cuộc diễn tập hải quân được cho là lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc, với sự tham dự của 76 chiến đấu cơ và đội tàu gồm 48 chiến thuyền và tàu ngầm.

Chiếc hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên của Trung Quốc cũng đã hoàn tất đợt hoạt động thử nghiệm đầu tiên trên biển vào đầu tháng này, truyền thông Trung Quốc nói..

Tập Cận Bình chỉ huy tập trận Biển Đông từ tàu Liêu Ninh

TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông

TQ tập trận ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông

Liêu Ninh là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, được mua lại từ Ukraine hồi 1998. Tàu này được trông đợi là sẽ đóng vai trò tàu huấn luyện.

Hải quân Trung Quốc cũng đã có vai trò ngày càng nổi bật trong những tháng gần đây, với việc tàu Liêu Ninh đi quanh Đài Loan và các chiến hạm mới của Trung Quốc ngày càng vươn tâm hoạt động ra xa hơn.

Truyền thông nhà nước dẫn lời các chuyên gia, theo đó nói Trung Quốc cần ít nhất sáu hàng không mẫu hạm. Hoa Kỳ hiện có 10 chiếc và đang có kế hoạch tăng thêm hai chiếc nữa.

Các hoạt động xây cất ở Biển Đông

Các tin tức mới nhất cũng cho thấy Trung Quốc gần đây gia tăng xây cất trên Đá Subi thuộc Quần đảo Trường Sa có tranh chấp giữa Trung Quốc với sáu quốc gia khác, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Dựa trên phân tích các hình ảnh mới chụp được từ vệ tinh, người ta tin rằng đã có gần 400 tòa nhà kiên cố mới được xây cất tại đây trong thời gian từ 2014 tới nay, khiến Đá Subi nay trở thành đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông có năng lực quân sự hùng mạnh nhất.

Cũng liên quan tới Biển Đông, Philippines đã bắt đầu tái thiết đường băng dài 1,3km trên Đảo Thị Tứ, nơi Manila đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan trên Biển Đông, và việc này đã được chụp lai bằng hình ảnh từ vệ tinh.

Đá Subi sẽ là căn cứ lớn của TQ ở Trường Sa?

VN yêu cầu TQ chấm dứt đưa phi cơ ném bom đến Hoàng Sa

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (Amti) có trụ sở tại Washington hôm thứ Sáu 25/05 công bố các hình ảnh chụp được hôm 17/05 cho thấy hai xà lan neo đậu gần rìa phía tây của đường băng, trong đó một xà lan rõ ràng là có kèo theo tàu nạo vét với cần cẩu và đầu xúc.

Đường băng trên Đảo Thị Tứ vốn được xây cất hồi thập niên 1970 và là đường băng đầu tiên trên Quần đảo Trường Sa.

Theo năm tháng và do tác động của thời tiết, bề mặt rìa phía tây của đường băng bị hư hỏng mất khoảng 100m, khiến phi cơ khó cất cánh hay tiếp đất tại đây.

Việc sửa chữa lẽ ra đã được thực hiện từ 4/2017, Strait Times tường thuật, nhưng kế hoạch đã bị ngưng lại do e sợ phản ứng từ phía Trung Quốc.

Đã có thêm bảy tòa nhà mới được xây trên Đảo Thị Tứ, trong đó có bốn tòa nhà được xây trong năm ngoái, gần với khu vực dân cư ở phía đông của đảo, theo Amti.

Cạnh đó, Philippines thời gian qua đã có các hoạt động sửa chữa nhỏ ở ba tiền đồn khác trên biển.

Việt Nam và Đài Loan cũng có các sửa chữa tương tự ở Quần đảo Trường Sa, nhưng các hoạt động này bị quy mô phát triển của Trung Quốc áp đảo, khiến chúng trở nên không đáng kể.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44256996

 

Philippines xây cất và sửa chữa trên đảo Thị Tứ

Hình ảnh vệ tinh từ tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI hôm Thứ Bảy  26/05 cho thấy, Philippines đang tiến hành những hoạt động sửa chữa trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa mà nước này chiếm của Việt Nam.

CNN trong cùng ngày dẫn lời giới chức chính phủ Philippines bào chữa cho việc xây cất và sửa chữa trên đảo Thị Tứ. Phát ngôn viên của tổng thống Philippines, ông Harry Roque nói rằng việc sửa chữa các cơ sở trên đảo Thị Tứ là phù hợp với chủ quyền và quyền hạn của Philippines. AMTI cho hay, Philippines đã sửa chữa phi đạo trên đảo Thị Tứ. Hình ảnh vệ tinh của AMTI từ ngày 17 tháng 5 cho thấy hai tàu nạo vét xuất hiện ở phía tây đảo Thị Tứ, sửa chữa phi đạo bị sụp tại nơi này. AMTI mô tả cát bùn được khuấy lên từ cuộc nạo vét có thể được trông thấy trong nước biển xung quanh hai chiếc tàu, và lớp cát mới có thể được trông thấy dọc theo bờ phía bắc của phi đạo.

Đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền Việt Nam cho tới thập niên 1960. Các tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vẫn thường ghé thăm đảo Thị Tứ dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhưng vào đầu thập niên 1970, trong lúc Việt Nam Cộng Hòa buộc phải đối đầu với cuộc chiến tranh gia tăng cường độ ở đất liền, Philippines bí mật đưa quân tới chiếm đóng đảo Thị Tứ cùng một số bãi đá khác thuộc Trường Sa. Đến năm 2002, chính phủ Philippines bắt đầu đưa dân ra đảo Thị Tứ sinh sống.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/philippines-xay-cat-va-sua-chua-tren-dao-thi-tu/

 

Biển Đông: Trọng tâm chuyến thăm Nhật Bản

của chủ tịch Việt Nam

Thu Hằng

Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Trả lời phóng viên Nhật Bản tại Hà Nội ngày 25/05/2018, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã khẳng định như trên, đồng thời ca ngợi những nỗ lực của Tokyo trong việc duy trì ổn định tại vùng biển này.

Chủ tịch nước Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản trong vòng 5 ngày, từ ngày 29/05 đến 02/06/2018, sẽ hội kiến Nhật hoàng Akihito, hoàng hậu Michiko và gặp thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Theo trang The India Wire (26/05), ngoài hợp tác liên quan đến Biển Đông, chủ tịch Trần Đại Quang cho biết sẽ đề cập đến vấn đề đánh bắt hải sản và duy trì ổn định, tự do lưu thông an toàn trên khắp vùng biển, hiện đang bị Trung Quốc gia cố và quân sự hóa. Nhật Bản đã cung cấp nhiều tầu tuần tra và hỗ trợ an ninh hàng hải cho Việt Nam cùng với nhiều nước Đông Nam Á khác có tranh chấp với Trung Quốc.

Vẫn trong buổi phỏng vấn, chủ tịch Việt Nam bày tỏ hy vọng Hà Nội và Tokyo hợp tác để cùng giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp theo đúng luật pháp quốc tế.

Trong quan hệ thương mại, Hà Nội hy vọng Nhật Bản sẽ trở thành đối tác chính đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). Từ năm 2017, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 25% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180527-bien-dong-trong-tam-chuyen-tham-nhat-ban-cua-chu-tich-viet-nam-tran-dai-quang