Tin Việt Nam – 25/08/2018
Nói biển sạch nhưng chưa công bố bằng chứng
Cũng giống như hàng ngàn hộ ngư dân khác ở tỉnh Quảng Trị, gia đình bà Huynh là nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa năm 2016. Thảm họa do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải xuống biển làm hải sản chết hàng loạt nổi trắng vùng biển dọc 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trước khi thảm họa xảy ra, gia đình bà Huynh bám biển mưu sinh. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng chẳng bao giờ phải lo nghĩ gánh nặng cơm áo.
Thảm họa ập xuống, đẩy gia đình bà vào cảnh khốn khó. Chồng bà là ngư dân đánh cá nhưng không đi biển được vì cá nhiễm độc và số lượng không còn nhiều. Còn bà làm nghề buôn bán hải sản khô và đông lạnh nhưng cũng không bán được vì dân sợ cá nhiễm độc không dám ăn. Trong khi đó nợ ngân hàng lấy vốn làm ăn lên đến hàng tỷ đồng nhưng không có tiền trả, lãi mẹ bồng lãi con.
Hai năm sau ngày xảy ra thảm họa môi trường biển, chúng tôi lại tìm gặp gia đình bà Huynh để thăm hỏi về cuộc sống, bà Huynh cho biết:
Cuộc sống của cô vất vả quá, không biết làm nghề chi để mà ăn. Hàng thì tồn đọng lại bán không được. Biết kêu ai hỗ trợ bây giờ, kinh tế thì khó khăn chật vật quá.
Mấy năm trước đi về [đi đánh cá] được mùa hơn, mấy năm nay đi về mất mùa.
Biển nói là hồi phục lại rồi nhưng người ta có ăn hải sản mấy đâu. Họ sợ không dám ăn.
Năm 2016, chồng bà được bồi thương khoản tiền khoảng 17 triệu đồng trong khoản 500 triệu đô la Formosa đền bù cho các nạn nhân. Bà nói rằng số tiền đó còn chẳng đủ chi tiêu một tháng, rồi sau đó gia đình bà biết bám víu vào đâu để sống.
Khi được hỏi nghề đi biển đánh cá của chồng bà đã ổn định lại chưa, bà Huynh chia sẻ:
Ngày trước chưa có vụ Formosa đi biển bắt được nhiều hơn. Bây giờ biển ô nhiễm, từ ngày xảy ra vụ Formosa là mất mùa. Người đi về thì đủ tiền dầu, người thì không có chi để ăn hết.
Biển nói là hồi phục lại rồi nhưng người ta có ăn hải sản mấy đâu. Họ sợ không dám ăn.
– Ngư dân Quảng Trị
Tuần trước, hai ông Phó Thủ tướng Chính phủ là ông Trịnh Đình Dũng và ông Trương Hòa Bình đã đến thăm khu vực chịu tác động của thảm họa Formosa và thăm cả nhà máy này. Ngày hôm đó, truyền thông trong nước đồng loạt loan tin biển đã an toàn và cuộc sống ngư dân đã được ổn định. Chương trình thời sự của VTV1 nói rằng nhiều ngành nghề còn phát triển hơn trước khi xảy ra thảm họa, mà không nói rõ là ngành nghề gì.
Cùng thời điểm đó, Bộ Y tế khẳng định hải sản, nhất là hải sản tầng đáy khu vực biển 4 tỉnh miền Trung đã đảm bảo an toàn.
Chúng tôi trao đổi với TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, về cuộc sống của ngư dân miền Trung sau hai năm xảy ra thảm họa. Ông Thắng cho biết:
Sau khi có đền bù, có các cơ quan pháp luật tham gia cố gắng khôi phục lại, nói chung đến giờ phút này bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường đã xác định môi trường đáy của vùng biển này thì một số loài cá tôm có thể được khai thác và sử dụng.
Trước kia việc ngoài vùng 20 hải lý và hải sản tầng đáy được khuyến cáo không cho đánh bắt vì cá còn nhiễm. Sau một năm cố gắng thì tính đa dạng sinh học đã được khôi phục. Một số chất làm ảnh hưởng đến môi trường đã được thiên nhiên trao đổi và làm cho nó trở nên bình thường.
Đáp lại câu hỏi của chúng tôi, rằng hiện nay còn khó khăn gì phía cơ quan chức năng và ngư dân phải đối mặt? Ông Thắng nói:
Người ta vẫn sợ và nhiều người đặt ra câu hỏi có khi nào tình trạng như thế nữa không. Tuy nhiên với quyết tâm của Chính phủ kiên quyết chỉ đạo không cho lặp lại tình trạng này để củng cố tinh thần cho bà con. Và bà con cũng bắt đầu đi vào sản xuất bình thường.
Ngoài Bộ Y tế ra, bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đồng tình quan điểm là biển đã sạch. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết môi trường biển của bốn tỉnh miền Trung đã an toàn, nguồn lợi hải sản đã phục hồi.
Trên mạng xã hội, phần đông dư luận bày tỏ sự nghi ngờ với kết luận của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp. Nhiều ý kiến yêu cầu Chính phủ phải công bố bằng chứng biển sạch chứ không thể nói suông như vậy. Trong khi một số người yêu cầu phải thành lập đoàn kiểm tra độc lập gồm các chuyên gia quốc tế thì kết quả mới đáng tin.
Chúng tôi trao đổi thông tin này với Tiến sĩ TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, và được ông cho biết:
Tôi có nghe thông tin này, nhưng tôi chưa thấy tài liệu cụ thể điều tra. Ai là người điều tra và đưa ra dữ liệu rằng môi trường hoàn toàn phục hồi thì tôi chưa được thấy. Thành ra tôi vẫn còn đang đề nghị được tiếp cận với tài liệu cụ thể để có cái đánh giá chính xác hơn.
TS. Nguyễn Tác An nói rằng bản thân ông và tất cả mọi người đều mong muốn môi trường biển phục hồi và người dân ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên theo ông, ở góc độ khoa học, muốn phát biểu điều gì phải có số liệu cơ sở khoa học để chứng minh.
Vì chưa có dữ liệu cụ thể nên các nhà khoa học hiện tại chưa thể phân tích một cách chi tiết về môi trường biển miền Trung. TS. Nguyễn Tác An nói thêm:
Về thông thường những sự cố môi trường do tác động của phát triển công nghiệp thì phải mất rất lâu mới phục hồi được. Nhưng mà ở miền Trung Việt Nam có một hệ thống động lực rất mạnh chạy từ Bắc vào Nam. Đồng thời, vùng biển VN là vùng Á nhiệt đới, nhiệt độ tương đối nóng và sinh vật đa dạng hơn. Nên khả năng tự động có thể nhanh chóng hơn so với các nơi khác trên thế giới.
Nhưng về vấn đề môi trường không thể nói theo quy luật được mà phải có số liệu cụ thể bằng cách đo đạc, kiểm tra thực biển thì từ đó mới đánh giá được.
Chắc ở VN cũng có những số liệu như vậy nhưng họ chưa công bố rộng rãi ra.
Nhà nước đã công bố thông tin này thì tốt nhất Nhà nước công bố rộng rãi ra rằng dựa vào cơ sở nào, những nhà khoa học nào kết luận chuyện này.
– TS. Nguyễn Tác An
Trả lời câu hỏi liệu VN có nên thành lập một đoàn kiểm tra độc lập với Nhà nước hay không, TS. Nguyễn Tác An không đồng tình với ý kiến này. Ông giải thích:
Tôi nghĩ là chưa cần thiết, bởi vì muốn thành lập một đoàn độc lập thì phải có chuyên gia, phải có công cụ nghiên cứu và tốn kém rất nhiều tiền của. Nhưng Nhà nước đã công bố thông tin này thì tốt nhất Nhà nước công bố rộng rãi ra rằng dựa vào cơ sở nào, những nhà khoa học nào kết luận chuyện này. Trên cơ sở đó ta mới biết nên làm như thế nào.
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã quyết định giữ nguyên kế hoạch ban đầu là cho phép công ty Formosa hoạt động ở VN trong 70 năm.
Về phía công ty Formosa cũng vừa mới đưa vào vận hành thử nghiệm lò cao số 2, dự tính sản xuất 5 triệu tấn gang lỏng trong năm nay. Hội đồng giám sát của Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết lò cao số 2 của Formosa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn môi trường.
Trước đó bộ này cũng nói là từ tháng 7/2016 đến nay nước thải và khí thải của Formosa luôn đạt quy chuẩn cho phép.
Còn ông Thủ tướng Chính phủ VN Nguyễn Xuân Phúc thì nói rằng sau thảm họa môi trường, người dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền hơn.
Phát ngôn 25/5: ‘Bao giờ cho đến ngày xưa’
Quốc hội Việt Nam ngày 25/5 thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đặt vấn đề suy thoái về đạo đức, kỷ cương chưa nghiêm là điều mà cử tri đòi hỏi chính phủ “làm nhiều hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn”.
“Cử tri lo lắng và tâm tư rằng ước gì đời sống kinh tế vật chất được như ngày nay, còn đạo đức xã hội được như ngày xưa”, ông Cầu phát biểu.
‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 24/5
Bàn tròn BBC về hai vụ xử án ‘dâm ô trẻ em’ và ‘chạy thận chết người’
‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 23/5
‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 22/5
Giám đốc công an Nghệ An nói đến “những chuyện động trời, khó tin, hành vi mất nhân tính” xảy ra gần đây như dùng than tre làm thuốc chữa ung thư, cà phê trộn pin, cô giáo bắt trẻ uống nước giặt giẻ lau bảng, hiện tượng bạo hành dã man trẻ em trong các trường mầm non…
Ông Cầu kêu gọi cần phải có “biện pháp xử lý cứng rắn, mạnh tay, trừng trị các hành vi mất nhân tính”.
Sai phạm sử dụng đất công
Tại phiên họp này, Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu những bức xúc của cử tri về sai phạm sử dụng đất công và đề nghị chính phủ sớm có biện pháp giải quyết, đặc biệt là tập trung vào các khu đô thị, khu đất vàng, khu vực hành chính kinh tế đặc biệt.
Ông Vượt phản ánh: “Nhân dân vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi nguồn lực cực lớn của đất nước từ đất đai, nhất là đất vàng, đất bạc, rơi vào tay doanh nghiệp bị sử dụng sai mục đích. Họ đền bù giá rẻ rồi sang nhượng dự án, phân lô bán nền, hoặc hình thức khác, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước”.
Ông Vượt cũng nêu tình trạng hiện nay không ít doanh nghiệp sai phạm, “ôm” đất vàng có dấu hiệu là sân sau của một số quan chức, cùng cộng sinh thâu tóm bất động sản bằng nhiều thủ đoạn, như điều chỉnh quy hoạch, thay đổi mục đích sử dụng đất.
“Chính phủ cần phải loại bỏ lợi ích nhóm, cánh hẩu trong lĩnh vực đất đai, gây lãng phí, bức xúc và khốn đốn cho người dân”, vị đại biểu đoàn Gia Lai đề nghị.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44252078
Từ ‘thu phí’ thành ‘thu giá’:
Chuyện khôi hài
Diễm Thi, RFA
Bên hành lang Quốc hội chiều 22/5, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể nói với báo chí xung quanh việc các trạm thu phí BOT được đổi tên thành “trạm thu giá” trong thời gian qua.
Nguyên văn lời ông Thể như sau “Việc chuyển đổi này dựa trên quy định của Chính phủ. BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá; còn phí thì mang tính chất Nhà nước”.
Ngay lập tức, người dân và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực lên tiếng phản đối.
Chuyên viên pháp lý Lê Thị Hòa khẳng định với báo chí trong nước là không thể tùy tiện thay đổi và sử dụng tên gọi khác dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai bản chất của thuật ngữ pháp lý. Còn với GS Nguyễn Đức Dân, nguyên Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam thì “Từ này là do cán bộ quản lý nghĩ ra chứ từ trước đến nay không ai dùng như vậy cả”.
Ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin sống tại Úc, hiện là một facebooker có nhiều bài viết cũng như clips về hiện tình đất nước mở đầu phần trao đổi với RFA rằng ông thấy chuyện này khôi hài:
Mấy ông loay hoay tìm một lý do thỏa đáng để cho người dân không phản đối nhưng hóa ra nó rất khôi hài bởi không có xứ nào trên thế giới này có thứ lệ phí đường mà biến thành “giá” hết. Đó là cái kỳ quặc.
Ông nói thêm rằng đường xá, cơ sở hạ tầng của một đất nước là tài sản của quốc gia cho nên dù có đấu thầu, đầu tư gì đi chăng nữa thì nó cũng là tài sản quốc gia, tại sao lại biến thành của doanh nghiệp rồi biến từ phí thành giá rồi lên giá tùy thích để lấy lại vốn đầu tư. Hơn nữa đất nước Việt Nam bây giờ dưới thể chế được gọi là “dân chủ tập trung”, tất cả mọi thứ là dưới sự lãnh đạo của đảng thì làm gì có chuyện đường xá, cơ sở hạ tầng biến thành tài sản của doanh nghiệp để doanh nghiệp đưa ra giá. Ông kết luận:
Thực ra bây giờ có là phí hay giá thì người dân cũng không có khả năng kiểm soát hay đòi hỏi gì hết. Bây giờ dân nói tôi không muốn trả “giá” hay không muốn trả “phí” thì cũng vậy thôi. Họ cũng phải đóng chừng đó tiền hoặc nhiều hơn mà thôi.
Dân lãnh đủ
Theo quy định của luật pháp thì thuế, phí và lệ phí có các luật và văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh. Còn “giá” cho các trạm BOT hiện nay là do Bộ GTVT có quyền thao túng, không có luật hay văn bản nào cả. Ông Nguyễn Văn Thể nói với báo chí trong nước là “Việc đổi tên này không có gì khác mà chỉ là linh động hơn”. Vậy linh động ra sao và người dân được hưởng lợi gì từ sự linh động ấy mà phải đổi cách gọi tên, ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động trong nước bày tỏ:
Cách gọi tên có như thế nào thì người dân vẫn đang phải chịu một khoản thu rất là vô lý. Có những nơi qua trạm BOT làm rất cẩu thả, chất lượng đường rất là kém nhưng thu rất cao. Đặc biệt với những xe vận tải hạng nặng đi qua đường quốc lộ là từ ngân sách nhà nước nhưng các đơn vị tư nhân nâng cấp sửa chữa qua loa rồi sau đó thu phí cao.
Tôi cho là trong thời gian vừa qua với sức ép của dư luận, đặc biệt là Nhóm Bạn hữu đường xa cũng như đông đảo anh em tài xế khắp mọi nơi thì Bộ GTVT đang phải có những cách chống chế những việc làm sai hiện nay.
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 vào ngày 24/5, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, bà Nguyễn Thanh Hải, cho rằng bản chất tên gọi “trạm thu phí” hay “trạm thu giá” không khác nhau. Nhưng với ông Hoàng Ngọc Diêu thì nó khác nhau hoàn toàn. Ông phân tích:
Phí là một loại fee đã được quy định dựa trên những tiêu chuẩn nào đó nhất định và có một thời hạn nhất định. Ví dụ ở nước ngoài nó có những cái tollgate, nó có thời hạn và lý do vì sao có mức fee như vậy, tương đương ở Việt Nam là “phí”. Còn cái “giá” thì không dựa trên một cái gì hết thì dân biết kêu ai vì đâu có ban ngành gì để kiểm soát giá đâu?
Bộ trưởng GTVT thì nói rằng hệ thống BOT không thuộc nhà nước nữa mà thuộc về doanh nghiệp cho nên nó không thể là “phí” mà phải là “giá”. Đó là cách giải thích lòng vòng và phi lý.
Ông nói thêm rằng “giá” là số tiền để trả cho một phẩm vật nào đó mình có trong tay. Đằng này con đường là phương tiện nên không thể gọi là “thu giá”. Nếu họ nói “giá” thì mình có quyền trả giá vì khi nói đến “giá” thì nó có sự biến thiên. Nhà nước có để cho dân mặc cả không?
Liệu có đổi tên?
Trên mạng xã hội cũng như báo chí chính thống đều có những bài viết, những ý kiến phản bác chuyện đổi từ “thu phí” thành “thu giá” vì nó quá khôi hài và vô lý cả về mặt ngôn ngữ lẫn ý nghĩa. Ngay cả đơn vị xây dựng trạm thu giá BOT Đức Hòa ở Long An muốn đổi tên trạm thu giá trở về trạm thu phí, thế nhưng chuyện đổi lại thì không đơn giản chút nào.
Ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng cái tên chỉ là một phần của câu chuyện BOT, và muốn thay đổi thì phải có lộ trình:
Với cuộc sống cơm áo gạo tiền của người dân nghĩ đến một cái lợi ích chung để đấu tranh cho lợi ích xã hội thì cũng rất là khó. Tuy nhiên các kênh truyền thông, mạng xã hội và các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở nước ngoài bây giờ có một ảnh hưởng to lớn đến tinh thần đấu tranh của người dân phản kháng trước những vấn đề của xã hội.
Tôi vẫn tin rằng sự phản ứng ngày càng gay gắt chứ sẽ không chìm đi. Và dù là cái tên thì nó vẫn là một câu chuyện trong cả câu chuyện trạm thu phí BOT.
Việc đấu tranh này cũng cần phải có lộ trình, tức là phải thu hút được đám đông, thu hút được sự quan tâm cảu dư luận. Bằng cách này hay cách khác thì nó vẫn tiếp tục gây sức ép lên Bộ Giao thông vận tải cũng như các cơ quan công quyền trong vấn đề xử lý các trạm BOT này.
Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ người dân là vấn đề lãnh đạo quốc gia nào cũng phải tính tới. Ngân sách chủ yếu là từ tiền thuế do dân đóng góp hoặc đi vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần phải tính toán mức phí thu như thế nào và trong bao lâu để hoàn vốn chứ đây không phải là sản phẩm kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của một quốc gia là để phục vụ người dân chứ không phải là một phương tiện để kinh doanh.
Ngư dân Việt lại bị tàu nước ngoài
tấn công và cướp ngư cụ
Hai tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công, cướp ngư cụ và hải sản.
Báo chí trong nước loan tin này vào ngày 25/5, cho biết rằng cách đây 10 ngày khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, tàu của ngư dân Lê Văn Nam bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển.
Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu.
Báo Việt Nam không nói rõ những chiếc tàu sắt và ca nô này là của nước nào, nhưng quần đảo Hoàng Sa hiện nay do Trung Quốc chiếm đóng kể từ năm 1974 từ tay Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội vẫn tuyên bố rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc quản lý và tiến hành xây dựng biến đảo Phú Lâm thành một trung tâm hành chính và căn cứ quân sự.
Vào ngày 18 tháng 5 vừa qua, Trung Quốc chính thức thừa nhận đưa oanh tạc cơ H-6K xuống Biển Đông diễn tập. Sau đó, truyền thông quốc tế xác nhận oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc đáp và cất cánh từ đảo Phú Lâm.
Liên quan đến chuyện ngư dân Việt Nam bị tấn công ngoài Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của Quân đội nhân dân Việt nam, nói với các nhà báo bên hành lang cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội rằng lực lượng chức năng như cảnh sát biển phải cương quyết bảo vệ ngư dân Việt Nam chống lại việc ngư dân các nước khác vào vùng biển Việt Nam đánh cá.
Ông Nghĩa cho biết là các cơ sở hậu cần của Việt Nam trên các đảo ở Biển Đông đang được củng cố, và không quân Việt Nam cũng thực hiện những phi vụ cứu giúp ngư dân.
Trước đó, tại một cuộc họp ở Quốc hội trong kỳ họp lần này, ông Lê Chiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói rằng tình hình an ninh trên biển trong những tháng đầu năm 2018 rất phức tạp khi mà tàu đánh cá của Trung Quốc với sự trợ giúp của lực lượng chức năng của nước này đã vào sâu trong vùng biển của Việt Nam để đánh cá.
Có hai vụ nghiêm trọng là tàu Trung Quốc vào đến một khu vực chỉ cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 40 đến 50 hải lý, và có lúc vào tháng tư tàu Trung Quốc vào đánh cá chỉ cách bãi biển Đà Nẵng 30 hải lý.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-fishermen-attacked-05252018090757.html
Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’
Nguyễn HoàngBBC Vietnamese, Hà Nội
‘Tăng giá xăng ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội’
Một chuyên gia kinh tế khuyến cáo Quốc hội Việt Nam tính toán ‘hết sức thận trọng’ đối với đề xuất tăng giá xăng của Bộ Tài chính.
PGS TS Ngô Trí Long nói sau khi Chính phủ chấp thuận đề xuất của Bộ Tài chính thì nay Quốc hội là cơ quan phải quyết định.
“Quốc hội là của dân, do dân và vì dân thì chắc chắn họ cũng phải nghe ý kiến tham khảo của nhiều phía,” TS Long nói. ‘Cá nhân tôi biết đa phần các doanh nghiệp và dân chúng chưa đồng tình với lý lẽ mà Bộ Tài chính đưa ra. Trách nhiệm của người đóng thuế là có nhưng quyền lợi của người ta là gì thì phải giải trình cho rõ’.
Bộ Tài chính mới đây đề xuất phương án tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với các mặt hàng xăng dầu lên ‘kịch trần’, theo đó xăng sẽ tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít… dự kiến thu về cho ngân sách nhà nước thêm 14.500 tỉ VND mỗi năm.
“Một chính sách đưa ra bao giờ cũng có mặt được và mặt mất. Nhưng nếu chỉ vì tăng nguồn thu mà làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh và đời sống, an sinh xã hội thì hệ lụy còn lớn hơn những gì thu được,” Tiến sỹ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nói với BBC tại Hà Nội.
Công lý, tư pháp và phán tòa VN qua hai vụ án
Giám đốc Nhật và cây xăng ‘đong đủ’
Cần đổi ‘tư duy lo sợ hội nhập và tận thu thuế’
‘Bệnh trầm kha’
Dân Hà Nội nói gì về kế hoạch tăng giá xăng?
Tiến sỹ Ngô Trí Long nói Bộ Tài chính Việt Nam, với tư cách ”nắm hầu bao quốc gia” phải tái cơ cấu nguồn thu để giải quyết điều ông gọi là “căn bệnh trầm kha” là bội chi ngân sách và nợ công tăng cao.
Theo ông Long điều cần làm là phải mở rộng đối tượng thu chứ không chỉ tập trung vào mặt hàng xăng dầu.
“Bộ Chính trị có chỉ thị đưa ra là phải tái cơ cấu cả thu và chi. Mà chi hiện nay còn rất lãng phí, thất thoát. Rất nhiều dự án tiền cả chục ngàn tỉ, đầu tư không hiệu quả, thậm chí thua lỗ, chưa kể tham nhũng…
“Giảm chi, chống thất thoát, chống lãng phí, chống tham nhũng, về thực chất, cũng là tăng thu. Còn chỉ lo tăng thu mà không chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng thì tăng thế nào cũng là vô nghĩa,” Tiến sỹ Long nói.
Theo Tiến sỹ Long, xăng dầu là đầu vào của rất nhiều lĩnh vực từ vận tải hành khách, đánh bắt xa bờ, các hoạt động từ sản xuất tới tiêu dùng nên việc tăng giá xăng dầu có tác động lan tỏa rất lớn và cần có sự tính toán kỹ lưỡng chứ không chỉ đơn giản bằng tính toán ‘định lượng’ rằng việc tăng giá xăng này làm tăng CPI (Chỉ số giá tiêu dùng), lên 0,15% như Bộ Tài chính nhận định.
Chuyên gia này cũng cảnh báo nỗ lực kiểm soát lạm phát sẽ được tính toán dựa trên mô hình nào, số liệu có chuẩn xác hay không. ‘Giai đoạn trước đây chúng ta kiểm soát được lạm phát vì giá xăng dầu giảm chứ với tình hình giá dầu tăng và tình hình Iran căng thẳng thì cũng có nhiều yếu tố rủi ro,’
Trong một diễn biến đáng chú ý, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM mới gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng thận trọng cân nhắc đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên mức kịch trần.
VN: Thuế nhà ‘bần cùng hóa người dân’
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44254446
Luật An ninh mạng
ảnh hưởng ‘quyền kinh tế, chính trị’
Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 24/5 cảnh báo dự luật này sẽ gây tổn hại kinh tế Việt Nam và đàn áp trực tuyến giới bất đồng chính kiến, theo Reuters.
Mối lo ngại này đã được Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish nêu với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong một cuộc họp.
Ông Gerrish “nêu mối lo ngại của Mỹ về dự luật an ninh mạng của Việt Nam, bao gồm tác động đến nhu cầu nội địa hóa và hạn chế đối với các dịch vụ đa quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam”.
Nếu được thông qua, Luật An ninh mạng sẽ yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa “nội dung vi phạm” trong vòng một ngày kể từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.
Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ
Bàn tròn BBC: về hai vụ xử án ‘chạy thận chết người’ và ‘dâm ô với trẻ em’
VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?
‘VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’
Reuters nhận định Bộ Công an là cơ quan chính thực hiện các cuộc đàn áp với giới bất đồng chính kiến.
Hiệp hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) hôm 23/5 cũng gửi một số kiến nghị về dự thảo luật tới Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, theo báo Thanh Niên.
Không đề cập đến giới bất đồng chính kiến như ông Gerrish nhưng VDAC cho rằng “quy định này có thể gây rủi ro, xâm phạm các quyền chính trị, kinh tế cơ bản của công dân”.
VDCA đề nghị bãi bỏ và sửa đổi một số nội dung, cụ thể là quy định doanh nghiệp tạm ngừng cấp dịch vụ cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền để “bảo vệ an ninh quốc gia”.
Hiệp hội cho rằng điều khoản ngừng cấp dịch vụ cho người dùng nếu đăng tải “tuyên truyền chống nhà nước kích động gây bạo loạn…” là chưa đủ rõ ràng.
VDCA cũng kiến nghị bỏ quy định “địa phương hóa dữ liệu”, tức việc đặt máy chủ, lưu dữ liệu tại Việt Nam.
Ngoài ra hiệp hội này nhận ra rằng nếu dự luật được thông qua, một số quy định còn làm gia tăng chi phí cho các công ty trong và ngoài nước, cản trở sự hấp dẫn của thị trường và có khả năng vi phạm các cam kết quốc tế.
Hiệp hội dẫn chứng phân tích kinh tế rằng, nếu dự luật này thông qua, sẽ làm giảm 1,7% GDP của Việt Nam và giảm 3,1% đầu tư nước ngoài.
Dự luật An ninh mạng sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV và thảo luận tại hội trường vào ngày 29/5.
Quốc hội dự kiến sẽ có đợt bỏ phiếu cuối cùng cho dự luật này vào ngày 15/6.
Hôm đầu tuần, Luật sư Đặng Đình Mạnh, TPHCM bình luận với BBC về các cuộc thảo luận về luật trong Quốc hội đang họp ở Hà Nội:
“Công chúng đã không thấy luật Biểu tình vốn rất được trông đợi được đưa vào chương trình lập pháp của kỳ họp Quốc hội nhóm họp lần này.”
“Trong khi đó, luật An ninh mạng vốn là cơ sở để hợp pháp hóa sự quản lý ngày một chặt chẽ hơn của chính quyền trước các hoạt động trên mạng của công chúng đã sớm được đưa vào chương trình lập pháp kỳ này.
Rõ ràng, điều đó đã phát đi một thông điệp không thể rõ ràng hơn về quan điểm ngày một khắt khe của chính quyền đối với các sinh hoạt dân chủ của người dân.”
Các bạn đọc thêm ý kiến của dư luận trên mạng xã hội:
Phạm Việt Thắng il y a 10 heures
LUAT AN NINH MẠNG: NGUY CƠ TRỞ THÀNH TỘI PHẠM LÀ RẤT LỚN
Nếu Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, thì chuyện “Thu Giá” hoặc nói ông Thể dốt tiếng Việt hay ông Kiên làm hề… sẽ bị gỡ bỏ theo yêu cầu của lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
Đọc các điều 15, 24 và 26 của dự thảo luật này xong thì muốn đóng fb ngay và luôn.
Vì nếu không thì ai cũng có nguy cơ trở thành tội phạm.
Đó là chưa kể dự thảo này quy định, lực lượng bảo vệ an ninh mạng có quyền kiểm tra bất kỳ lúc nào khi có dấu hiệu vi phạm. Mà cái “dấu hiệu” thì đâu có khó gì, có khi còn dễ hơn mua bao cao su.
Đó là chưa kể những yêu cầu như sao lưu dữ liệu người dùng; chủ quản cung cấp cấp thông tin, tài khoản của người sử dụng dịch vụ…đã cho “lực lượng chức năng” quyền năng quá lớn, để công dân có nguy cơ chịu nhiều rủi ro không hề nhỏ trong đời sống trên không gian mạng.
Đọc khoản 2, điều 24, để thấy quyền hạn quá lớn của lực lượng bảo vệ an ninh mạng: “2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an tiến hành kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng hoặc khi có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng”.
Nguyễn Tuấn Anh:
DỰ LUẬT AN NINH MẠNG
(Bước ngắn nhất đưa Việt Nam tách biệt thế giới văn minh)
Không còn gì để nói với những người đã soạn thảo ra dự luật này. 7 chương với các quy định và ràng buộc vô cùng chặt chẽ khiến cho bất cứ ai cũng có thể phạm tội. Điều quan trọng nhất chính là quyền riêng tư của người dân thì điều luật này lại vi hiến. Như vậy, luật xây dựng cho ai?
Một Bắc Triều Tiên phiên bản Đông Nam Á đang hiện ra trước mắt rõ mồm một như chỉ còn cách có 1 bước chân. Đó là tư duy xây dựng luật luôn dựa trên ý chí cai trị hơn là quản trị. Nói nhẹ, nó là một sự lạm quyền còn nặng hơn, nó là tư duy phong kiến, cổ hủ và độc ác.
Những điều đáng làm để quyền con người ngày một tốt hơn, để giải toả bức xúc của một đám đông hiệu quả là biểu tình, lập hội hay các vấn đề dân sinh nóng bỏng khác thì chính phủ viện đủ lý do này hay khác để luôn chậm trễ. Nhưng, sự can thiệp một cách thô bạo vào dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư của mỗi người dân, dường như họ lại luôn sẵn sàng. Điều ấy thật vô cùng phi nghĩa.
Nếu được thông qua trên nghị trường, nó sẽ trao vào tay chính phủ, cụ thể là bộ Công an, một đặc quyền tuyệt đối. Lưu trữ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam và có thể can thiệp bất kể lúc nào là điều vô cùng nghiêm trọng. Nó đi ngược lại sự ứng xử giữa con người với con người, giữa người dân với chính phủ trong một quốc gia đang hoà mình vào thế giới văn minh tiến bộ. Khi mọi người không được tôn trọng quyền riêng tư thì cuộc sống sẽ vô cùng tệ hại. Tất cả sẽ mặc đồng phục, nói cùng một kiểu, ăn cùng một cách và hô hào giống nhau. Ở đây, ta bắt đầu thấy thấp thoáng những sai lầm thời kỳ bao cấp đói nghèo đang chực chờ ẩn hiện. Song hành với đó là pháp quyền một lần nữa lại bị đe doạ nghiêm trọng.
Khi người dân không được quyền khác nhau, tất cả mọi mặt của xã hội chắc chắn sẽ bế tắc và đi xuống một cách thảm hại. Toàn dân tộc sẽ phụ thuộc vào ý chí của một vài người. Sẽ không có khởi nghiệp, không còn tìm tòi, sáng tạo, không có phản biện,… Từ đó dẫn tới không có tri thức & ngu hoá rất nhanh. Một bước đi rất ngắn và vô cùng đơn giản để tách Việt Nam ra khỏi phần còn lại của thế giới loài người.
Không thể viện cớ an ninh để quản trị và khai thác dữ liệu cá nhân của mỗi con người khi chưa được phép của chủ thể. Thường khi biết bị theo dõi, sẽ không ai muốn tham gia vào bất kể điều gì trên không gian mạng kể cả gửi một cái email. Mọi thứ sẽ đình trệ, hàng hoá không lưu thông, kinh tế èo uột, công nghiệp 4.0 chỉ còn là giấc mơ. Chắc chắn khi ấy, tăng trưởng kinh tế là thứ vô cùng xa xỉ còn ngập ngụa trong nợ nần thì lại nhãn tiền.
Với luật an ninh mạng này, không gian mạng có thể sẽ yên ả nhưng sự thật chắc chắn không bao giờ được gọi đúng tên. Khi tất cả cùng mất phương hướng và không có thông tin thì chính an ninh trật tự ngoài đời thực của người dân sẽ là thứ bị đe doạ nghiêm trọng chứ không phải an ninh mạng. Họ đã không tính tới điều quan trọng này. Từ đây ta thấy, những người làm luật đã không thực tế, họ rất ảo, mù mờ và hoàn toàn không thấy được tác dụng tích cực của internet!
Lợi ích nhóm đang tàn phá cơ thể đất nước một cách thảm hại. Kể cả người mạnh nhất cũng không thể chống tham nhũng được bằng tay không. Phải có công cụ để thực thi việc ấy. Internet chính là vũ khí mạnh nhất để thực thi nhiệm vụ khó khăn này. Nếu không có internet một cách tự do, người dân biết ủng hộ bằng gì?
11/5, Space X vừa mới phóng thành công vệ tinh Bangabandhu-1 cho quốc gia Banglades nhỏ bé. Đây là quốc gia đầu tiên có kế hoạch phủ sóng vệ tinh toàn quốc với kết nối băng thông tốc độ cao (gấp 180 lần hiện tại), tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước họ trong thời buổi không biên giới này. Còn ta, một mảnh đất màu mỡ mà cả thế giới đang cày bừa và xây dựng, ta lại chối bỏ thì không còn điều gì có thể dại dột hơn.
Các đại biểu quốc hội nên suy nghĩ nghiêm túc khi biểu quyết về dự luật này. Để đất nước vươn lên được phía trước, bắt buộc phải có sức mạnh của toàn dân, đó là điều đã được lịch sử chứng minh qua nhiều cơn binh lửa. Nếu không huy động được sức mạnh ấy, quốc gia sẽ mãi chìm trong bóng đêm của sự tăm tối, yếu hèn và bạc nhược.
Nếu dự luật được thông qua, đây sẽ là một điều vô cùng không may mắn cho tương lai của đất nước, chắc chắn là như thế. Không may mắn là bởi cho tới giờ này, 20 năm kết nối với thế giới, vẫn còn có nhiều lãnh đạo chưa biết thế nào là mạng internet, chưa biết nó hữu ích ra sao và đó là điều đau khổ tột cùng mà người dân vẫn đang phải gánh chịu, chưa biết tới bao giờ mới thôi!
Dong Nguyen Quang il y a environ une semaine
LUẬT AN NINH MẠNG – MẤT NHIỀU HƠN ĐƯỢC
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, có lẽ chưa có tiền lệ làm luật nào mà một cơ quan chủ trì soạn thảo lại sử dụng quyền ‘viết luật’ trong tay mình để tự trao cho mình quá nhiều quyền lực đến vậy.
Nếu được thông qua như hiện nay, và được thực thi nghiêm ngặt, luật sẽ gây tác động kinh tế cực lớn . Tính toán của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Chính trị Châu Âu (ECIPE) cho thấy, chỉ riêng yêu cầu ‘địa phương hóa’ dữ liệu – tức bắt buộc đặt máy chủ và lưu dữ liệu người dùng tại Việt Nam, sẽ khiến GDP sụt giảm 1.7%; đầu tư nước ngoài giảm 3.1 % (so với việc không yêu cầu như hiện nay). Cần lưu ý rằng, việc tham gia CPTPP, mà Việt Nam mất rất nhiều nỗ lực để đàm phán, cũng chỉ mang lại thêm 3.5% tăng trưởng GDP, theo kịch bản lạc quan nhất, hay 1.1% GDP theo kịch bản khiêm tốn nhất, dựa vào tính toán của Ngân hàng thế giới.
Cần nói thêm rằng, nghiên cứu của ECIPE là nghiên cứu uy tín, được trích dẫn và tham chiếu rộng rãi bởi hầu hết các tổ chức nghiên cứu tên tuổi và chính phủ nhiều quốc gia. Nghiên cứu tập trung vào gói đề xuất pháp lý (legislation package) về địa phương hóa dữ liệu ở 7 nước và vùng lãnh thổ, bao gồm Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam và 28 nước châu âu, vốn áp dụng chung luật lệ. Việt Nam là nước bị đánh giá sẽ thiệt hại nặng nề nhất, như đã nói, giảm tăng trưởng GDP 1.7%, trong khi Trung Quốc là 1.1%, Ấn Độ 0.8%, Indonesia là 0.7% . Ước tính con số thiệt hại của Việt Nam cao như vậy là hoàn toàn có căn cứ, bởi độ mở về thương mại và đầu tư của Việt Nam là rất cao; tốc độ tăng trưởng người dùng internet, mức độ ứng dụng công nghệ lẫn tốc độ số hóa của kinh tế Việt Nam luôn nằm trong nhóm cao nhất thế giới.
Cần lưu ý rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay là yêu cầu đặt máy chủ, quản lý dữ liệu chỉ gây tăng chi phí cho doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, chứ không ảnh hưởng đến doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam là không chính xác. Bởi chi phí tăng thêm đó không phải do các ‘ông lớn’ gánh một mình mà được phân bổ lan tỏa đến toàn bộ doanh nghiệp, dù lớn, dù nhỏ. Thiệt hại cuối cùng thuộc về toàn bộ nền kinh tế như phân tích đã nêu.
Đáng tiếc rằng, dù được phân tích và góp ý nhiều, yêu cầu ‘máy chủ’, ‘dữ liệu’ được xòa xáo lại về ngôn ngữ nhưng bản chất pháp lý không hề thay đổi. Sau các lần chỉnh lý, dự thảo Luật trình phiên họp 24 của Uỷ ban Thường vụ, ngày 16 tháng 5, chỉ thay đổi ngôn ngữ và cách viết. Theo đó không trực tiếp yêu cầu đặt máy chủ, dữ liệu tại Việt Nam, nhưng yêu cầu ‘lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam’. Điều này có hàm ý pháp lý rằng, để tuân thủ được yêu cầu đó, dữ liệu và máy chủ vẫn phải đặt tại Việt Nam.
Hơn thế nữa, cái ‘mất’ của Luật an ninh mạng nếu được thông qua có thể còn cao hơn thế, nếu tính đến cả chi phí về giấy phép con, chi phí tốn kém do thanh kiểm tra, vốn được trao quyền cho lực lượng chuyên trách an ninh mạng. Cách quy định mơ hồ ‘doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm’ là cánh cửa mở cho những các loại tiêu chuẩn, quy chuẩn để sau này các bộ ngành có thể đặt ra ‘giấy phép con cháu’ và nhũng nhiễu doanh nghiệp. Báo cáo định kỳ về an ninh mạng là một loại chi phí nữa có thể phát sinh. Và với thực tiễn Việt Nam, rất nhiều các loại ‘thông báo’ ‘báo cáo’ đã dễ dàng bị biến tướng thành ‘giấy phép’ – thành một ‘thủ tục’ để yêu cầu ‘bôi trơn’. Bởi rất dễ hiểu, không ‘bôi trơn’, báo cáo rất dễ không đạt yêu cầu, đặc biệt khi an ninh mạng, an ninh quốc gia trong luật là những tiêu chí nặng về cảm tính hơn là khoa học.
Trao quyền quá lớn cho lực lượng chuyên trách an ninh mạng, Bộ Công An
Đáng nói hơn, điều 24 của dự thảo luật, trao cho lực lượng này quyền được kiểm tra cả những hệ thống thông tin không quan trọng về an ninh quốc gia khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Trong khi tiêu chí xác định thế nào là an ninh quốc gia không được làm rõ, điều này tạo ra rủi ro cho phép lực lượng này được phép kiểm tra, can thiệp vào tất cả hệ thống thông tin, dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp. Nếu như vậy, bí mật kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, dữ liệu các nhân của công dân làm sao có thể đảm bảo?
Đáng lo ngại hơn, quy định này, kết hợp với việc luật trao cho cơ quan chức năng được quyền được yêu cầu tiếp cận tài khoản người dùng (như quy định tại khoản a, b điều 26 của dự thảo), mà không đi kèm với hướng dẫn thủ tục rõ ràng, càng khiến rủi ro bị xâm phạm quyền riêng tư của người dùng internet Việt Nam gia tăng. Bởi đơn giản là chỉ cần ‘bịa đặt, xuyên tạc, làm nhục, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân’, – chưa cần biết đến tính chất, mức độ của hành vi, cũng đã là hành vi bị cấm, bị đặt vào diện gây mất an ninh mạng và là lý do hợp pháp để cơ quan chức năng có thể can thiệp.
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, có lẽ chưa có tiền lệ làm luật nào mà một cơ quan chủ trì soạn thảo lại, sử dụng quyền ‘viết luật’ trong tay mình để tự trao cho mình nhiều quyền lực đến vậy. Và điều kiện để thực thi quyền lực đó lại cũng quá dễ dàng khi một loạt hoạt động kiểm tra, thậm chí yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng, dừng hẳn hoạt động mà hề không hề phải trải qua các trình tự thủ tục từ phía cơ quan tư pháp (tòa án). Nhưng ‘viết luật’ có thể thuộc về cơ quan soạn thảo, quyền ‘xem xét’ và thông qua nằm trong tay đại biểu. Và đại biểu, mới là người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc liệu có thông qua một đạo luật, mà lợi ích thu được về an ninh quốc gia, an toàn thông tin cho người dân chưa rõ ràng, nhưng thiệt hại về kinh tế; thiệt hại về quyền con người là nhãn tiền.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44249566
Sài Gòn chưa hết ngập vì ‘chọn sai cách’?
Mạng xã hội dấy lên tranh cãi về báo cáo của Trung tâm Chống ngập TP. Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh về tình trạng ngập lụt sau cơn mưa lớn vào chiều 19/5.
Văn bản này cho hay, thành phố chỉ có 10 “điểm ngập” với chiều sâu từ 0,10 m đến 0,25 m, tổng diện tích ngập từ 640 m2 đến 3.500 m2.
Dinh Thượng Thơ sẽ bị đập vì ‘không là di tích’?
Bàn tròn: Hai vụ xử án ‘dâm ô trẻ em’ và ‘chạy thận chết người’
TPHCM: Lắp camera nhận dạng mặt người
Quận 1 TPHCM ‘giành lại vỉa hè để cho thuê’?
Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện “tình trạng tụ nước” trên 22 tuyến đường, sau khi mưa tạnh từ 10 đến 20 phút thì nước rút hết nên không được tính là “điểm ngập”.
Cùng thời điểm, truyền thông Việt Nam cũng cho hay, dự án chống ngập có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh “đã tạm dừng thi công do nguồn vốn chậm được giải ngân”.
‘Công trình con nhà giàu’
Hôm 24/5, trả lời BBC, ông Cù Mai Công, một nhà báo sinh ra ở Sài Gòn và là tác giả sáu tập sách Saigon By Night, cũng như có quá trình tham gia đào kênh Tham Lương từ cuối thập niên 1970, nói: “Hiện nay, theo thông tin mới nhất của Trung tâm Điều hành hành Chống ngập nước TP.Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố cần kinh phí gần 73.400 tỷ.”
“Nhưng tới giờ chỉ mới có hơn 26.850 tỷ đồng, thiếu hơn 46.500 tỷ đồng. Vậy nhưng người ta vẫn cứ đeo đuổi những công trình con nhà giàu như hệ thống cống ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam thực hiện, rồi hàng trăm hồ chứa ngước ngầm ở nhiều nơi trong thành phố được liên kết với Nhật.”
“Công trình hệ thống cống ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng thì Tập đoàn Trung Nam tuyên bố ngưng làm, dù theo kế hoạch ban đầu thì đến tháng 4/2018 là xong và không biết bao giờ mới làm lại vì không được giải ngân.”
“Còn hàng trăm hồ chứa nước ngầm ở khắp nơi giờ cũng chưa có cái nào, do nhiều nguyên nhân: nguồn vốn, sự phản đối của ngay địa phương nơi đào hồ như như hồ dự tính đào ở Bàu Cát, Tân Bình… Siêu máy bơm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh bây giờ chưa hiệu nghiệm vì khi có mưa lớn thì vẫn ngập khu vực này.”
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM ‘báo động’
Xôn xao ‘hiệp sĩ đường phố’ tử vong ở TPHCM
Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TPHCM
Quận 1, TPHCM sau thời gian ‘chấn chỉnh vỉa hè’
“Nghĩa là các công trình chống ngập hiện đại, máy móc, đồng nghĩa với tiền bạc tính hàng chục ngàn tỷ coi như không ngăn được TP.Hồ Chí Minh ngâp càng lúc càng nặng hơn. Trong khi dư luận chung đòi hỏi chống ngập theo kiểu tự nhiên, sinh thái, tận dụng ưu thế của Sài Gòn là thành phố của sông nước, kênh rạch.”
“Dù thực tế, có những cái chúng ta không thể “hồi tố” được như việc những khu từng là nơi thoát nước của Sài Gòn nay là Phú Mỹ Hưng, Đầm Sen, khu dân cư D2, Văn Thánh., Miếu Nổi… Đó là chưa kể hàng trăm kênh rạch đã bị lấp thành khu dân cư.”
Giải pháp là gì?
Theo ông Cù Mai Công, có giải pháp chống ngập “đơn giản mà hiệu quả hơn máy móc và không tốn kém bằng các công trình chống ngập hiện đại hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng”.
Ông nói: “Rõ nhất là nạo vét kênh rạch ,một công việc cần làm đều đặn hàng năm. Ví dụ, hệ thống Nhiêu Lộc dài hàng chục km, rộng trung bình 30m-40m, nếu đào sâu thêm 1-2m, hệ thống kênh này có thể chứa thêm hàng triệu m3 nước mưa. Và TP.Hồ Chí Minh còn hàng chục, hàng trăm con kênh có thể đào sâu hơn, nạo vét hơn.”
“Thậm chí, nếu cần, TP. Hồ Chí Minh có thể phục hồi lại một số kênh rạch, như vừa qua đã làm ờ kênh Hàng Bàng ở quận 6: giải tỏa nhà trên con kênh bị lấp và phục hồi nó.”
“Còn nếu lấy cái lõi của sân vận động Phú Thọ 300.000m2 để đào hồ chứa nước thì có thể chứa được 1,5 đến 2 triệu m3 nước. Làm được như vậy thì đơn giản và hiệu quả cả siêu máy bơm tốn kém ở đường Nguyễn Hữu Cảnh.”
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn được báo Người Lao Động hôm 22/5 dẫn lời: “Khi cấp phép xây dựng nhà cao tầng tại những khu vực có địa hình cao như quận 12, Gò Vấp…, cơ quan chức năng cần yêu cầu chủ đầu tư phải giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm cùng với thành phố đầu tư hạ tầng để bảo đảm giao thông, chống ngập.”
“Các dự án chống ngập tại TP. Hồ Chí Minh hiện chỉ mang tính chất cục bộ, chưa có sự kết nối nên phải cần có một “nhạc trưởng” để phối hợp các dự án quy hoạch này. Nên khoanh vùng, đặt thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án chống ngập và công khai cho người dân biết và giám sát,” ông Sơn nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44187462
Việt Nam ngưng nhập khẩu phế liệu do quá tải
Một số cảng biển của Việt Nam sẽ tạm ngưng nhập khẩu vật liệu tái chế trong thời gian từ 25/06 đến 15/10 do quá tải. Truyền thông quốc tế dẫn nội dung trong lá thư do cảng biển Tân Cảng-Cát Lái gửi đến các công ty vận tải biển, được Viện Công nghiệp Tái chế Phế liệu (ISRI) thu thập và chia sẻ hôm 24/05.
Cụ thể, Tân Cảng Cát Lái, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện đang chứa hơn 8000 tấn trọng tải (TEU) nhựa phế liệu và giấy thải tại cảng (1 TEU tương đương công ten nơ 39 m³ thể tích) trong khi đó tại Tân Cảng – Cái Mép, một cảng biển nhỏ hơn, lượng dự trữ phế liệu là 1.132 TEU và dẫn đến tình trạng quá tải phế liệu tại hai cụm cảng lớn nhất của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Trong thời gian ngừng nhận phế liệu, các cảng biển này cũng yêu cầu các đơn vị nhập khẩu xuất trình những giấy tờ cần thiết như giấy phép nhập khẩu hợp lệ đối với các đơn hàng đã được phép nhập cảng trước đó, đồng thời chứng minh được thời hạn mà đơn vị nhập khẩu sẽ nhận hàng.
Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu phế liệu nhiều nhất thế giới, đặc biệt sau khi Trung Quốc ngừng hầu hết các hoạt động nhập khẩu phế liệu sau tiêu dùng. Việt Nam hiện là đối tác nhập khẩu phế liệu lớn nhất của Hoa Kỳ với 40 triệu pound nhựa tái chế trị giá 5,8 triệu đô la trong quý đầu tiên của năm 2018,
Trước đó, từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017, Việt Nam đã nhập thêm 166% nhựa PE và thêm 137% nhựa PET so với cùng kỳ năm 2016. Riêng trong tháng 11/2017, Việt Nam là nước nhập khẩu nhựa phế liệu lớn nhất thế giới về các loại phế liệu hỗn hợp cũng như các loại phế liệu khác nhau.
Xử phúc thẩm các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ
Phiên xử phúc thẩm các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 6 tới đây.
Thông tin vừa nêu được bà Vũ Kim Khánh, vợ của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, một trong số những người đã bị xét xử ở phiên sơ thẩm, xác nhận với RFA qua điện thoại vào chiều ngày 25-5-2018.
“Tôi mới được nghe luật sư Nguyễn Văn Miếng nói ngày 4-6 là phiên xử phúc thẩm.”
Bà Vũ Minh Khánh cho biết chỉ có 4 thành viên của Hội Anh em dân chủ kháng cáo bản án sơ thẩm gồm: ký giả độc lập Trương Minh Đức, luật gia Nguyễn Bắc Truyển, kỹ sư Phạm Văn Trội và mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Bà Nguyễn Kim Thanh, vợ Ký giả Trương Minh Đức, lên tiếng nói lịch xử phúc thẩm được đưa ra, nhưng thân nhân chưa hề được thông báo.
Còn trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, bà Vũ Minh Khánh cho biết ông không kháng cáo lên cấp phúc thẩm, bà trình bày lý do:
“Bởi vì ở trại tạm giam này, anh ấy đã ở 2 năm rưỡi rồi, không được đi ra ngoài ánh nắng 1 tí xíu nào, cho nên da anh Đài rất là xanh, khả năng ủ rất nhiều bệnh tật. Lúc đó anh ấy cũng suy nghĩ là kháng án xong thì không biết bao giờ họ xử, có khi họ kéo dài 1, 2 năm nữa.
Nếu ở trong tình trạng trại tạm giam như vậy thì sức khỏe rất là suy yếu, hơn nữa phiên xử cũng chẳng biết có giảm án hay không.Vì cũng có nhiều trường hợp không được giảm án, nên anh ấy cũng không muốn kháng án để được chuyển trại khác.”
Hôm 5-4-2018, 6 người là các thành viên và cựu thành viên của Hội Anh em Dân chủ bị Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù giam với cáo buộc “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài chịu mức án nặng nhất là 15 năm tù và 5 năm quản chế; Ký giả độc lập Trương Minh Đức và Mục sư Nguyễn Trung Tôn mỗi người bị tuyên 12 năm tù và 3 năm quản chế; Luật gia Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù; cô Lê Thu Hà- người cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài, 9 năm tù; Kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù.
Ngày 24-5-2018, các dân biểu Hoa Kỳ đã ký tên trong lá thư gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do cho các nhà hoạt động đấu tranh dân chủ.
Lá thư dẫn các bản án “nặng nề” đối với các thành viên của Hội Anh em Dân chủ cùng với nhiều nhà hoạt động khác bị tuyên án vào tháng tư.
Các dân biểu Hoa Kỳ viết họ “muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về tình trạng đàn áp các người đấu tranh nhân quyền và nhà báo ở Việt Nam”.
Trước khi phiên xử sơ thẩm các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ diễn ra một ngày, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, ra thông cáo báo chí trong đó dẫn lời ông Brad Adam, Giám Đốc Phân Ban Châu Á của tổ chức này, rằng ‘tội duy nhất mà các nhà hoạt động nói trên phạm phải là đã vận động không mệt mỏi cho một nền dân chủ và bảo vệ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền.’
Chuyện đào rễ tiêu: lặp lại vòng lẩn quẩn
Người dân trồng tiêu tại Đồng Nai ồ ạt phá vườn, đào rễ bán cho thương lái được nói để xuất sang Trung Quốc. Tình trạng này nhắc đến những vụ việc đổ xô chạy theo yêu cầu ‘lạ’ từ phía thương lái như mua móng trâu/bò, mua đỉa… Chúng tôi tìm hiểu thực tế liên quan tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Tiêu rớt giá
Những hình ảnh ghi nhận được cho thấy cảnh nông dân phá bỏ tiêu, đang đốt củi và những thân tiêu còn sót lại để dọn dẹp đất đai chuẩn bị cho một loại cây trồng mới.
“Năm ngoái không biết cái tiêu làm sao tự nhiên nó rớt giá một hơi một còn có 50-60.000 đồng một ký. Giờ bà con nông dân sản xuất tiêu là cây chủ lực trong xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai vẫn lao đao. Người ta cưa nhiều, trống để cải tạo đất trồng chuối, trồng bắp, trồng bưởi.”
Một mùa như vậy lỗ lã tiền phân tro đâu có lấy lại được đâu. Người ta đâu có ăn. Giờ người ta phải cưa bỏ thôi. – Nông dân
Nhìn thấy tình hình giá cả từ năm ngoái đến năm nay vẫn không có dấu hiệu khả quan, với lại không thể vay được tiền nên gia đình nhà bà cũng đã quyết định phá bỏ rẫy tiêu.
“Một mùa như vậy lỗ lã tiền phân tro đâu có lấy lại được đâu. Người ta đâu có ăn. Giờ người ta phải cưa bỏ thôi. Người ta trồng chuối hay là cái khác. Nhà đây 5-6 mẫu còn cưa bỏ đây. Nhà chị còn cưa, còn phải kêu công đào, đem về đặng bán. Chị còn phải mướn công… rồi sẵn ai muốn bán nữa thì chị tấp vô chị gom đi bán vậy đó. Hồi mấy năm trước tiêu 200.000 thì không dám. Nhưng mà giờ tiêu mấy chục ngàn này, hổng có trái nữa người ta cắt người ta bỏ hết. Đa số ở đây giờ bỏ mà cái rễ này cho người ta đào.”
Phá bỏ vườn tiêu xong, rễ tiêu cần được đào lên để chuẩn bị cho những cây trồng mới. Những rẫy – vườn tiêu có diện tích lớn như của gia đình bà cần phải thuê người để đào rễ. Sẵn tiện có thương lái khác thu mua rễ tiêu thì gom lại đem bán để kiếm lại ít tiền bù chi phí phá bỏ. Theo như những gì bà biết, thì những thương lái tiêu làm ăn trực tiếp với phía Trung Quốc đứng ra thu mua rễ tiêu để bán kèm theo tiêu đen và tiêu sọ với mục đích gì thì bà cũng không rõ.
“Bắt đầu người ta xuất đi, xuất chung với tiêu đen tiêu sọ á, người ta xuất đi.
Người ta chuyên bán hàng tiêu đen tiêu sọ đi cho Trung Quốc, người ta bán hàng xuất khẩu thì người ta bán kèm chứ mình đâu có biết.”
Cách đó không xa, một vườn tiêu khác cũng đang bị đốn hạ. Những người này cho biết họ đang được thuê để phá bỏ vườn tiêu. Nhà anh này cũng đang có khoảng 5 hecta đất trồng tiêu, nhưng đã qua mùa thu hoạch cho nên anh cùng những người khác đi làm thêm để kiếm chút thu nhập.
“Bây giờ mình hái một tạ tiêu 3-4 chục cây mới được 1 tạ đúng không? Hái giờ công cán, tiền công mướn hái 180-200.000 một ngày. Một ngày nó hái được 9 ký, 8 ký hoặc 10 ký. Một ngày mất 200.000, ba công hết bao nhiêu rồi? Ba công 600.000… Người dân mình mà không cải thiện là đói chết. Nói thiệt! Nhà nước không giúp được gì luôn!
Giờ nếu mà làm tiêu thì thua lỗ quá nặng không có tiền cho con cái ăn học, sinh hoạt hàng ngày.”
Nguyên nhân
Về việc giá tiêu tụt xuống còn 50-60.000 đồng trên một ký, theo người nông dân lý do là vì năm 2017 các lô hàng nông sản của VN xuất khẩu ra nước ngoài bị trả về làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá tiêu trong nước.
“Nước ngoài người ta thử xét nghiệm dư lượng thực vật – cái thuốc còn đọng lại trong tiêu rất là nhiều nên trả về cho công ty là từ đó bắt đầu tiêu mới xuống ào ào từ đó giờ không lên nổi nữa. Nếu mà tiêu xuất khẩu thì mới có giá, còn bán vào trong nội địa cái gì cũng vậy thôi không có giá.”
Nước ngoài người ta thử xét nghiệm dư lượng thực vật – cái thuốc còn đọng lại trong tiêu rất là nhiều nên trả về cho công ty là từ đó bắt đầu tiêu mới xuống ào ào từ đó giờ không lên nổi nữa. – Nông dân
Giá tiêu rớt mạnh là nguyên nhân chính khiến cho các chủ vườn tiêu phá bỏ hàng loạt để chuyển sang trồng loại cây khác. Nếu không phá, họ sẽ càng ngày càng thua lỗ mà không biết lấy tiền đâu để bù lỗ chi phí đầu tư cho cây trồng, lại còn phải lo cho bữa cơm hàng ngày.
“Không thấy chính quyền hỗ trợ gì hết, đi vay tiền ngân hàng còn khó khăn. Vay cũng không đủ đề đầu tư. Mẫu rẫy được hai tấn tiêu, có được 120 triệu, coi như 70 thì 140 đi… thì đầu tư vô hết chắc 160 rồi.”
Hiện tại, có nhiều nông dân trồng tiêu ở quanh đây vẫn tiếp tục phá bỏ rẫy tiêu, cho nên việc thu mua rễ tiêu vẫn đang diễn ra.
“Còn chớ, thì giá 12.000 đồng/ ký rễ tiêu tươi, thì không biết nó mua vì mục đích gì mình không biết.
Bây giờ người ta đi đào rễ tiêu không à, ngày 500-600.000. Còn đi làm cây vác cây được có 250.000 à.”
Sau khi phá bỏ, rễ tiêu được đào lên và đem bán với giá 12.000 đồng/kg loại tươi.
Lâu nay, không ít những thông tin đưa ra cho rằng phía TQ thu mua rễ tiêu một cách “khó hiểu” và khuyến cáo người dân phải cẩn trọng. Nhưng thực tế cho thấy rằng, chi phí tính bằng chục triệu hay trăm triệu bỏ ra để gầy dựng rẫy tiêu thì không ai dại dột chỉ vì thu được vài triệu đồng bán rễ mà phá bỏ cả vườn.
Vào cuối tháng 2 vừa qua, Tổng Cục Hải Quan chính phủ Hà Nội thông báo tiêu là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Và trong vòng 5 năm gần đây, tiêu nằm trong nhóm mặt hàng có tốc độ tăng lượng xuất khẩu cao nhất. Liệu thực tế có được duy trì một cách bền vững trước mọi biến động của thị trường?
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/black-pepper-and-chinese-buyers-05242018134442.html
VN xét xử chủ garage ô-tô
từng bị Mỹ trục xuất bằng phi cơ thuê
Nguyễn Đức Dũng, còn được gọi là Dũng “Thẹo”, người từng bị Bộ An ninh Nội địa Mỹ dẫn độ về Việt Nam bằng máy bay thuê bao, đã ra tòa hôm thứ Sáu ngày 25/5/2018 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Pháp Luật cho biết ngày 25/5, Tòa án TP.HCM đã mở phiên xử sơ thẩm vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với ông Nguyễn Đức Dũng.
Tờ báo này cũng cho biết ngày 9/5/2018, Bộ Công an Việt Nam cũng đã ra lệnh truy nã vợ của Dũng, bà Nguyễn Thị Bảo Châu, hiện đang bỏ trốn tại Mỹ, và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bà Châu để xử lý sau.
Truyền thông trong nước cho biết Cơ quan điều tra xác định ông Dũng từng vay nợ của 33 người và doanh nghiệp với số tiền hơn 132 tỉ đồng, sau đó cùng vợ và con bỏ trốn sang Mỹ.
Rời Việt Nam vào tháng 3/2011, Dũng trốn sang Mỹ và đến tháng 8/2013, thì bị cảnh sát Mỹ bắt do cư trú bất hợp pháp. Đầu tháng 1/2016, Dũng bị trục xuất về Việt Nam.
Báo VietnamNet trích bản cáo trạng cho biết, năm 2005, Dũng thành lập Công ty Hùng Dũng và mở salon Auto Hùng Dũng tại 20 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình để kinh doanh mua bán ô tô. Do kinh doanh bằng vốn vay lãi và bị thua lỗ kéo dài từ cuối năm 2009, Dũng đã có ý định đưa cả gia đình bỏ trốn sang Mỹ để không phải thanh toán các khoản vay nợ.
Theo báo An ninh Thế giới, vào cuối tháng 6/2011, tên tuổi và đặc điểm nhận dạng của Dũng “Thẹo” đã xuất hiện trong danh sách truy nã đỏ của Interpol, cùng thời điểm đó, Công an Việt Nam cũng đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ ICE-HSI bắt giữ và trục xuất Dũng về Việt Nam.
Tờ báo này thuật lại rằng Dũng bị cảnh sát Mỹ bắt vào tháng 8/2013 sau một thời gian dài truy tìm tung tích từ các số điện thoại được cho là Dũng gọi về Việt Nam và đến tháng 4/2014 thì Dũng bị đưa ra tòa tại quận Fairfax, bang Virginia.
Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, vì bị trục xuất nên cơ quan thi hành pháp luật không thể còng tay Dũng như tội phạm dẫn độ trên các chuyến bay thương mại, trang ANTG cho biết. Do dó, một chuyến bay thuê bao đã được thu xếp để trục xuất Dũng về Việt Nam, vì Dũng có thái độ “hung hãn” – tờ báo của ngành công an nói.
Báo Pháp Luật cho biết sau một buổi xét xử hôm 25/5, Hội đồng xét xử quyết định tạm ngưng tại phần xét hỏi và sẽ tiếp tục phiên toà vào tuần tới vì vụ án có nhiều rắc rối xung quanh việc xác định hành vi nào của Dũng phạm tội, hành vi nào chỉ là giao dịch dân sự, cũng như truy tố tội danh cho chính xác với từng hành vi của Dũng.
Truyền thông trong nước nói bà Nguyễn Thị Bảo Châu đang bỏ trốn tại Mỹ, chưa bắt được, và công an đã ra lệnh truy nã đối với bà Châu, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.