Vén màn bí mật tại Việt Nam: Quặng Boxite hay quặng phóng xạ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vén màn bí mật tại Việt Nam: Quặng Boxite hay quặng phóng xạ?

Sau mấy ngày mưa tầm tã kéo dài trên diện rộng tại Sài Gòn và một số vùng lân cận, hàng trăm tấn cá đã chết trên sông La Ngà được ghi nhận trong sángngày 21/05/2018. Đây không phải là lần đầu tiên có hiện tượng cá chết trên sông La Ngà nhưng chưa bao giờ với số lượng lớn đến thế. Nhiều người nghi ngờ có thể các công ty công nghiệp xung quanh khu vực này đã lợi dụng trời mưa lớn trong nhiều ngày để xả thải ra sông làm cho cá chết. Một nguy cơ khác mà chúng ta không thể không nói đến đó là hiện tượng tràn bùn đỏ và các họat động xả thải của các khu khai thác Bô xít trên Tây Nguyên. Xin nhắc lại là với chiều dài trên 272 km, Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh xuống ven khu vực thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, rồi chảy qua tỉnh Bình Thuận trước khi đổ vào hồ Trị An, huyện Định Quán, Đồng Nai. Nếu sông Đồng Nai bị ảnh hưởng thì sông Sài Gòn của chúng ta cũng sẽ không còn lối thoát.
alt

Hiện tượng tràn bùn đỏ và các họat động xả thải của các khu khai thác Bô xít trên Tây Nguyên đang đe dọa sông La Ngà?

Trong lúc chờ kết luận chính thức của các nhà chức trácnh về nguyên nhân cá chết hàng lọat, có lẽ chúng ta cũng cần nhắc lại một “thông điệp” sau đây:

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng: “Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam”. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên miền Trung Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và Trung Quốc, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.

Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và đó cũng là ước tính của Hội đồng Địa chất Thế giới. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên. Ngày hôm nay, Trung Quốc đã biết về trữ lượng tiềm năng Uranium này tại Việt Nam. Thay vì nói đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite, vừa có lý do để xâm nhập hàng chục ngàn công nhân hay tình báo, hoặc quân nhân nhằm mục đích kiểm soát cao nguyên Trung phần Việt Nam và Biển Đông.

Với hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg Uranium có nồng độc cao để ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân sự. Thêm nữa, có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TQ đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium:

– Mỏ than Nông Sơn đã được khai thác từ năm 1961, và vẫn vận hành từ đó đến 1975 hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra. Và, TQ với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ năm 2008 ?

– Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được Tq thuê mướn trong vòng 50 năm ?

alt

Qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite, vừa có lý do để xâm nhập hàng chục ngàn công nhân hay tình báo, hoặc quân nhân nhằm mục đích kiểm soát cao nguyên Trung phần Việt Nam và Biển Đông

Chính hai chỉ dấu sau này là chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật của TQ trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Việt Nam.

Việc khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium 235 để làm tăng lợi khí “cường quốc” của Hán tộc.

Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TQ

Đứng về mặt môi trường, quy trình khai thác quặng mỏ Uranium tương đối phát thải phế thải ít hơn và dễ bảo quản cũng như kiểm soát hơn việc khai thác bauxite. Tuy hai công trình đều đưa đến sự hủy diệt thảm thực vật ở miền Cao nguyên này, nhưng nếu đứng về hiệu quả kinh tế, phát triển quốc gia, cũng như quốc phòng, việc khai thác Uranium chiếm nhiều ưu thế hơn cả. Lý do là trong vòng tương lai, Việt Nam sẽ phát triển những nhà máy phát điện nguyên tử tại Ninh Thuận, cho nên việc khai thác Uranium 235 nầy có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Thêm một điểm cần lưu ý là, nếu Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn nguyện liệu quan trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ được bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ là một yếu tố quyết định trong các mặt cả trong nhiều lãnh vực nhứt là quốc phòng đối với những quốc gia khác trên thế giới.

Qua những nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai nơi này.

Theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, ông Trần Xuân Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường & Tài nguyên công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai thác này chia làm hai đợt cho đến 2020. Đối với một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải chăng đây là hai vị trí cấm kỵ và nhạy cảm vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ bauxite của TC?

Và ông cũng cho biết là đã ký Biên bản ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.

Nếu suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?

Một điều không thể chối cãi được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TQ đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.

Ngay sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhất là lợi dụng tình trạng còn lỏng lẻo của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau đó, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Tập Cận Bình ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số cư dân tại nơi đây.

Qua hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong “tầm bắn” của TQ trong chính sách này trong một tương lai không xa.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TQ rất cao.

alt

Khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh

Một bản tin kinh tế rất nhỏ trên các trang báo Việt Nam ngày 25/06/2017 không làm nhiều người chú ý, nhưng đã nhanh chóng gây sửng sốt cho những ai quan tâm về thời sự và chính trị ở Việt Nam. Nội dung của bản tin cho biết khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam đột ngột gửi thư lên Trung ương Hà Nội và đòi trở thành đặc khu tự trị với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường. Tin tiết lộ cho biết Ban lãnh đạo khu kinh tế Formosa vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải yêu cầu cho thiết lập đặc khu kinh tế tự trị. Theo văn bản này, Tổng giám đốc công ty Hưng Nghiệp Formosa Dương Hồng Chí, vốn là một người gốc Hoa, lý giải việc thiết lập đặc khu kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, nước… nói một cách khác, yêu cầu này có nghĩa muốn tách vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh, trở thành như một vùng tự trị trong lòng Việt Nam.

Chính vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới biết rõ âm mưu của TQ về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông Sơn.

Ngày hôm nay, tuy muộn rồi nhưng thiết nghĩ, chúng ta vẫn phải tiếp tục tranh đấu, nếu không, TQ, một khi làm chủ được nguồn nguyên liệu nầy sẽ mọc “thêm râu thêm cánh” và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TQ càng được đẩy mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gồm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v…

Bằng bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay TQ.. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp.

– Việc liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc tranh chấp với TQ là một trong những điều kiện tối cần thiết trong lúc nầy.

– Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiểm họa TQ là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TQ). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhất trước sự bành trướng của TQ.

Sự kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy.

Lịch sử Việt Nam sẽ không quên ghi lại tội ác kể trên ! ”

alt

Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa SE19 tại Thanh Hóa rạng sáng 24/5

Tàu hỏa SE19 tông vào xe tải tại Thanh Hóa rạng sáng 24/5 làm lái tàu và phụ lái thiệt mạng, ít nhất sáu hành khách bị thương nặng.

Đoàn tàu chở khách SE19 do đầu máy số hiệu 927 kéo, khi đến đường ngang có gác chắn tại km 234+050 giữa ga Khoa Trường – Trường Lâm, tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, thuộc xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã đâm vào một ôtô tải đi qua đường sắt vào 0h30.

Tàu h�a chở 400 hành khách lật khi tông xe tải, 2 ngư�i chết - Ảnh 1.

Hiện trường vụ lật tàu hỏa ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa sáng 24-5 – Ảnh: TUẤN HÀ

Tàu h�a chở 400 hành khách lật khi tông xe tải, 2 ngư�i chết - Ảnh 4.

Hiện trường vụ lật tàu hỏa ở huyện Tĩnh Gia sáng 24-5 – Ảnh: TUẤN HÀ

Tàu h�a chở 400 hành khách lật khi tông xe tải, 2 ngư�i chết - Ảnh 6.

6 toa tàu bị lật sau tai nạn – Ảnh: CTV

Tàu h�a chở 400 hành khách lật khi tông xe tải, 2 ngư�i chết - Ảnh 7.

Ảnh chụp hiện trường vụ tai nạn lúc sáng 24-5 – Ảnh: CTV

Sau cú đâm mạnh, xe tải bị hất văng xuống đường. Tám toa tàu hỏa lật xuống ruộng, theo Tuổi Trẻ.

Lái tàu và phụ lái tàu tử vong, bị kẹt trong cabin đầu máy. Sáu hành khách trên tàu bị thương được đưa đi cấp cứu.

Hiện công tác cứu hộ đang được tiến hành tại hiện trường.

Khi xảy ra tai nạn tàu SE19 đang chở hơn 400 hành khách từ Hà Nội vào Đà Nẵng.

Các hành khách khác được chuyển sang ga gần nhất để tiếp tục hành trình.

Trong sáng 24/5, công an đã triệu tập hai nhân viên gác chắn để điều tra.

Vụ tai nạn khiến tuyến đường sắc Bắc Nam tắc nghẽn. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã chuyển tải bảy chuyến tàu với 2.223 hành khách qua khu vực bị tai nạn.

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói với báo Tuổi Trẻ rằng vị trí xảy ra tai nạn có gác chắn nhưng chưa rõ vì sao lại để xe tải chở đá băng qua đường sắt khi tàu SE19 đến.