Tin khắp nơi – 17/05/2018
Tàu hỏa Nhật lại khởi hành sớm 25 giây
Một công ty đường sắt Nhật Bản đã xin lỗi sau khi một chuyến tàu rời ga sớm 25 giây, là lần thứ hai trong nhiều tháng.
Điều hành viên nói rằng “sự bất tiện lớn mà chúng tôi gây ra cho hành khách thực sự không thể tha thứ”.
Toilet siêu thông minh ở Nhật Bản
Kỹ năng gì của Nhật Bản được thế giới sao chép?
Nếu có bất cứ điều gì với các bộ phận, hành khách đang phải đối mặt với các tiêu chuẩn không đạt: một chuyến tàu khởi hành sớm 20 giây hồi tháng Mười Một trong khi lần này là sớm 25 giây.
Đúng như mong đợi, mạng xã hội đang tận dụng tối đa câu chuyện.
Theo báo Japan Today, người điều khiển tàu nghĩ rằng chuyến tàu được lên lịch trình rời ga Notogawa lúc 07:11 thay vì lịch trình thực tế là 07:12 hôm thứ Sáu.
Sau khi đóng cửa tàu sớm một phút ông đã nhận ra sai lầm của mình và đáng lẽ vẫn có thể tránh được.
Nhưng vì không thấy bất kỳ hành khách nào ở ga, ông quyết định cho tàu chạy và rời ga sớm – 25 giây trước thời gian lịch trình.
Các chuyến tàu Nhật Bản nổi tiếng về đúng giờ, và hóa ra là có những người vẫn thực sự hy vọng được lên tàu.
Bị bỏ lại ở ga, họ phàn nàn với người điều hành đường sắt và nhận được lời xin lỗi chính thức ngay sau đó.
Trong vụ việc hồi tháng Mười Một năm ngoái, quản lý tuyến Tsukuba Express giữa Tokyo và thành phố Tsukuba nói họ “chân thành xin lỗi vì sự bất tiện” này.
Lần này rủi ro cũng bị gây ra do người điều hành nhầm lẫn thời gian khởi hành – mặc dù không có hành khách bị bỏ lại.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-44154085
Trump thừa nhận hoàn tiền trả cho sao khiêu dâm
Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thừa nhận việc hoàn lại luật sư khoản tiền mà ông này trả cho một ngôi sao khiêu dâm nhằm dập tắt những cáo buộc về chuyện quan hệ tình dục với ông Trump.
Cơ quan Đạo đức Chính phủ phát hiện ông Trump thừa nhận khoản thanh toán trong bản kê khai tài chính trước đây của ông.
Tờ khai cho thấy ông Trump đã trả lại ông Michael Cohen một khoản tiền từ 100.001 đến 250,000 đôla trong năm 2016.
Cáo buộc về Trump: Stormy Daniels nói ‘từng bị đe dọa’
Diễn viên ‘bị cấm cáo buộc tình ái’ về Donald Trump
‘Công ty liên hệ Nga’ trả tiền cho luật sư của Trump
Trump: Việc FBI lục soát là ‘sự sỉ nhục’
Trước đó, ông Trump phủ nhận việc ông biết về khoản chi 130.000 đôla cho cô Stormy Daniels.
Nhà Trắng nêu trong một chú thích cho tờ khai rằng họ đã liệt kê khoản thanh toán “vì sự minh bạch”, dù họ cho rằng đó không phải là sự tiết lộ.
Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Đạo đức Chính phủ (OGE) viết trong một bức thư rằng “khoản thanh toán của ông Cohen được yêu cầu báo cáo là trách nhiệm pháp lý”.
Trong thư gửi Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, quyền giám đốc OGE cho biết ông đang gửi bản khai tài chính mới nhất của tổng thống và bản năm ngoái.
Lá thư viết rằng “ông có thể thấy sự thừa nhận này liên quan đến bất kỳ cuộc điều tra nào mà ông có thể đang theo đuổi”.
Ông Rosenstein đang giám sát cuộc điều tra của Bộ Tư pháp xem liệu các phụ tá Trump có thông đồng với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 hay không.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-44149551
Giáo hoàng chỉ dẫn nữ tu dùng mạng xã hội
Giáo Hoàng vừa đưa ra hướng dẫn cho các nữ tu sử dụng mạng xã hội “với sự tỉnh táo và thận trọng”.
Bản hướng dẫn này, có tiêu đề là Cor Orans, chỉ rõ các quy tắc về cuộc sống tu hành, được ban hành vào 2016.
Tài liệu chỉ đề cập chung đến “mạng xã hội” chứ không nhắc đến ứng dụng cụ thể nào, nhưng tờ báo Công giáo Tablet cho biết bản hướng dẫn ám chỉ Facebook và Twitter.
Một nhóm nữ tu ở miền bắc Tây Ban Nha trở thành tiêu đề trên mặt báo sau khi họ bình luận trên mạng xã hội về một nhóm đàn ông bị buộc tội hiếp dâm ở Pamplona.
Trump gặp Giáo Hoàng và lãnh đạo Ý
Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Việt Nam
Giáo Hoàng nói về di dân trong lễ Giáng sinh
Trang Facebook của họ, Nữ tu Dòng Carmelite của Hondarribia, cho rằng nạn nhân có thể tự do lựa chọn sống trong tu viện, không uống rượu hoặc ra ngoài vào ban đêm.
Bản hướng dẫn mới nhất này được cho không phải được ban hành vì vụ việc này. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Giáo hội Công giáo ban hành các hướng dẫn sử dụng mạng xã hội cho các nữ tu.
Cảnh báo ‘lãng phí thời gian’
Huấn thị đầu tiên về đời sống nữ tu, có tên gọi Sponsa Christi Ecclesia, được Giáo hoàng Pius XII xuất bản năm 1950.
Nhưng Giáo Hoàng Francis mở rộng quy tắc này vào năm 2016 để cảnh báo về “ảnh hưởng mạnh mẽ” từ nền văn hóa kỹ thuật số đối với xã hội.
Ông thúc giục các nữ tu không để truyền thông kỹ thuật số trở thành “cơ hội để lãng phí thời gian”.
Bản thân Vatican cũng dùng Twitter rất thường xuyên.
Tài khoản Twitter của Vatican đăng gần 15.000 dòng tin, nhiều hơn trang chính thức của Giáo hoàng 1.500 lần.
Vatican cũng có các tài khoản Facebook, Instagram, YouTube và Google+.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-44150252
Khám nhà cựu thủ tướng Malaysia
Cảnh sát Malaysia khám nhà cựu thủ tướng Najib Razak, một tuần sau khi ông thua trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia.
Nhiều xe cảnh sát được nhìn thấy trước nhà ông trong đêm 16/5, theo truyền thông địa phương.
Hơn 100 người, bao gồm cả cảnh sát, nhà báo và công chúng tụ tập bên ngoài tư gia của ông Najib, theo Reuters.
Một số cảnh sát bước vào nhà ông Najib sau khi ông trở về từ một nhà thờ Hồi giáo, một nhân chứng nói với hãng tin Reuters.
Thủ tướng mới, Mahathir Mohamad, trước đây nói rằng ông đang xem xét việc mở lại các cuộc điều tra tham nhũng chống lại đồng minh cũ của mình.
Ông Najib phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Cuối tuần qua, ông bị cấm ra nước ngoài.
Hàng triệu người dân Malaysia đi bầu cử
Bầu cử Malaysia: Mahathir Mohamad tái xuất?
Bầu cử Malaysia: Phe đối lập giành thắng lợi lịch sử
Cựu thủ tướng Malaysia bị cấm ra nước ngoài
Ông Najib đã cố gắng xuất cảnh để đi nghỉ mát với vợ vào thứ Bảy 12/5.
Cảnh sát xác nhận việc khám xét tài sản của ông, nhưng không đưa ra thêm chi tiết nào, tờ New Straits Times cho hay.
Ông Najib từ lâu bị cáo buộc tham nhũng liên quan đến một quỹ của nhà nước do ông thành lập.
Năm 2015, ông bị cáo buộc chuyển 700 triệu đô la từ quỹ, nhưng sau đó được chính quyền xóa tội.
Liên minh Barisan Nasional của ông Najib vừa trải qua cú sốc thua cuộc trong cuộc bầu cử ngày 9/5.
Cựu cố vấn 92 tuổi của ông Najib, ông Mahathir Mohamad, tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Năm 10/5.
Ông Mahathir đã thay thế công tố viên và các quan chức của cơ quan chống tham nhũng thuộc chính quyền cũ.
Bê bối tham nhũng của ông Najib
Ông Najib Razak từ lâu phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và quản lý kém quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB) mà ông thành lập năm 2009.
Quỹ này nhằm mục đích biến Kuala Lumpur thành một trung tâm tài chính và thúc đẩy nền kinh tế thông qua các khoản đầu tư chiến lược.
Chuyện gì đã xảy ra ở Malaysia?
Malaysia đón ông Mahathir trở lại nắm quyền
Nhưng nó bắt đầu thu hút sự chú ý tiêu cực vào đầu năm 2015 sau khi không thanh toán được các khoản nợ trị giá khoảng 11 tỷ đô la cho các ngân hàng và cổ đông.
Sau đó, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin rằng phát hiện một số giấy tờ được cho là chỉ ra 700 triệu đô la được chuyển từ quỹ sang các tài khoản ngân hàng cá nhân của ông Najib.
Ông Najib phủ nhận lấy tiền từ 1MDB hoặc bất kỳ quỹ công nào.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-44149951
Mỹ ‘vẫn hy vọng’ sẽ họp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Chính quyền ông Trump vẫn hy vọng là cuộc họp thượng đỉnh với Bắc Hàn sẽ diễn ra như dự kiến, bất chấp những đe dọa hủy bỏ từ phía Bình Nhưỡng.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng tổng thống Mỹ vẫn đang sẵn sàng chờ đón cuộc gặp.
Vài giờ đồng hồ trước, Bắc Hàn ra một tuyên bố đầy giận dữ, nói họ có thể rút khỏi cuộc gặp nếu như Mỹ khăng khăng đòi Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cuộc gặp rất được trông đợi giữa hai nhà lãnh đạo theo dự kiến diễn ra vào ngày 12/06, tại Singapore.
“Tổng thống đã sẵn sàng cho cuộc gặp,” phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói. “Nếu nó không diễn ra, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch tạo áp lực tối đa, vốn đang diễn ra rồi.”
Khi được hỏi liệu cuộc gặp có được thực hiện hay không, ông Trump nói: “Chúng ta sẽ phải chờ xem.”
Ông lặp lại rằng Hoa Kỳ vẫn yêu cầu việc phi hạt nhân hóa từ phía Bắc Hàn.
Thỏa thuận mang tính đột phá – ông Kim và ông Trump đồng ý gặp nhau – đạt được sau khi Bắc Hàn nói họ cam tiến tới có một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Hiện vẫn có những chi tiết chính xác, nhưng Bắc Hàn đã mời truyền thông nước ngoài tới chứng kiến việc dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân chính của mình vào cuối tháng này.
Điều gì khiến Bắc Hàn đột nhiên nổi giận?
Tuyên bố từ Bắc Hàn, do truyền thông nước này đăng tải, nói rằng Bình Nhưỡng đã rất trông đợi cuộc họp thượng đỉnh, nhưng nay “hoàn toàn thất vọng” về những nhận xét mang tính bất cẩn gần đây của Mỹ.
Bắc Hàn chỉ đích danh tới Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Bolton.
“Chúng tôi không che giấu cảm giác ghê tởm của chúng tôi đối với ông ta,” tuyên bố do Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan viết, nêu rõ.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình dịp cuối tuần rồi, ông Bolton nói rằng Bắc Hàn có thể đi theo “mô hình Libya” trong việc tiến hành phi hạt nhân hóa theo cách có thể kiểm tra được.
Tuy nhiên, điều này khiến cho Bình Nhưỡng cảm thấy bị báo động.
Bắc Hàn đã từng theo dõi diễn biến tại Libya, nơi mà Đại tá Gaddafi từ bỏ chương trình hạt nhân và rồi bị các phiến quân do phương Tây hậu thuẫn giết chết chỉ vài năm sau đó.
Tuyên bố của Bắc Hàn nói gì?
Ông Kim Kye-gwan nói: “Nếu Hoa Kỳ tìm cách dồn chúng tôi vào chân tường để buộc chúng tôi đơn phương từ bỏ hạt nhân, thì chúng tôi không còn quan tâm tới việc đối thoại nữa.”
Là một người rất được kính trọng trong giới lãnh đạo Bắc Hàn và đã từng tham gia đàm phán với Mỹ trước đây, khó có khả năng lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-gwan không được đích thân ông Kim Jong-un tán thành.
Vài giờ trước khi ra tuyên bố, trong một tín hiệu cho thấy vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Bắc Hàn cũng đã rút khỏi cuộc họp đã được lên lịch với Nam Hàn vào hôm thứ Tư do tức giận về cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.
Một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc đã thúc giục cả Bắc Hàn và Hoa Kỳ mỗi bên hãy “nhượng bộ một ít” trước khi diễn ra các cuộc đàm phán.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-44145723
Hàn Quốc muốn ‘điều giải’
cho thượng đỉnh Kim-Trump
Hàn Quốc hôm thứ Năm 17/5 cho biết sẽ tìm cách dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng đe dọa sẽ hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh tụ Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12/6 sắp tới, theo hãng tin Reuters.
Bình Nhưỡng hôm 16/5 cho biết họ có thể hủy cuộc gặp thượng đỉnh nếu Washington cứ tiếp tục yêu cầu họ đơn phương giải trừ vũ khí hạt nhân.
Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc hôm 17/5 ra một tuyên bố nói rằng sẽ “phối hợp chặt chẽ thông qua các kênh” giữa Seoul, Washington và Bình Nhưỡng để đảm bảo cuộc gặp thượng đỉnh “được tổ chức thành công trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.”
Báo Asahi của Nhật hôm 17/5 cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu Triều Tiên trong vòng sáu tháng phải giao nộp một số đầu đạn hạt nhân, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các vật liệu hạt nhân khác ra nước ngoài.
Tờ báo này dẫn các nguồn tin thân cận với Triều Tiên cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dường như nói với lãnh tụ hồi đầu tháng rằng nếu Bình Nhưỡng giao nộp các vũ khí hạt nhân thì Hoa Kỳ sẽ đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.
Tờ báo Nhật còn nói thêm rằng nếu như tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore mà Bình Nhưỡng đồng ý giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân thì Washington cam kết đảm bảo cho chế độ của ông Kim Jong Un.
Tổng thống Trump nói rằng không rõ liệu cuộc gặp thượng đỉnh có diễn ra hay không nhưng ông sẽ tiếp tục gây sức ép về việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee Sanders nói với kênh truyền hình Fox News rằng Tổng thống Trump đã sẵn sàng cho “cuộc đàm phán khó khăn,” nhưng nếu cuộc gặp thượng đỉnh bị hủy thì “chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch gây áp lực tối đa” việc trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết sẽ tìm cách thu hẹp bất đồng giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Tổng thống Trump sẽ tiếp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 22/5, và cả hai dự kiến sẽ thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sắp tới.
Trong một tuyên bố hôm 17/5, Hàn Quốc dự định sẽ tiếp tục thảo luận với Triều Tiên về việc tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao với Bình Nhưỡng mà Triều Tiên đã hủy hôm 16/5.
Nguồn: Reuters, VOA
https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-muon-dieu-giai-cho-thuong-dinh-kim-trump/4397981.html
John Bolton:
« Kẻ phá đám » thượng đỉnh Trump – Kim ?
Bắc Triều Tiên ngày 16/05/2018 đã bất ngờ « lớn tiếng » chỉ trích thái độ của Hoa Kỳ và đe dọa hủy cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
Bình Nhưỡng đặc biệt đã có những lời lẽ gay gắt nhắm vào cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Theo giới chuyên gia, Donald Trump đang trong thế khó xử trước những quan điểm « diều hâu » của vị cố vấn này.
Sự việc diễn ra đã làm cho tổng thống Mỹ bối rối và có thái độ thận trọng. Báo Anh Quốc The Guardian đặt câu hỏi : Chủ nhân Nhà Trắng giờ phải làm gì ? Đi theo vị cố vấn an ninh quốc gia của mình với những đường lối chiến thuật cứng rắn ? Hay là cứ tiến bước đến gặp Kim Jong Un, một cuộc thượng đỉnh lịch sử nhưng chưa rõ kết quả ra sao ?
Bởi vì cho đến nay, khái niệm về « phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên » vẫn còn rất mù mờ. Với Bình Nhưỡng, « phi hạt nhân hóa hoàn toàn » có nghĩa là « đóng lại chiếc ô hạt nhân » của Mỹ ở Hàn Quốc, và mở rộng ra hơn nữa là xóa bỏ hệ thống liên minh quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á. Đây là một kế hoạch dài hạn và có liên quan đến tất cả các cường quốc, mà Bắc Triều Tiên là một bên liên quan.
Về phía Hoa Kỳ, chính quyền Donald lại hiểu – hoặc muốn hiểu là lãnh đạo Kim Jong Un sẵn sàng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân. Vào cuối tuần trước, khi trả lời phỏng vấn truyền hình, ngoại trưởng Mỹ nói chung chung, sơ lược quan điểm đàm phán của Mỹ.
Theo đó, mục đích của thượng đỉnh là tìm cách ngăn chặn Bình Nhưỡng đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ bằng vũ khí nguyên tử, và trong một chừng mực nào đó, có thể cho phép Bắc Triều Tiên giữ lại một số đầu đạn hạt nhân với điều kiện nước này ngưng chương trình tên lửa đạn đạo.
Thế nhưng dường như quan điểm này không được cố vấn an ninh quốc gia John Bolton chia sẻ. Cũng trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Bolton hùng hồn tuyên bố Bình Nhưỡng phải chuyển tất cả vũ khí nguyên tử sang một nước thứ ba và đưa các nguyên liệu phân hạch sang Hoa Kỳ !
Vị cố vấn này còn đề xuất việc giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên theo « mô hình Libya », một sự tham chiếu quá « vụng về ». Vì ai cũng biết rằng nhà lãnh đạo độc tài Mouhamad Kadhafi đã có kết cục thảm khốc như thế nào, sau khi đã « ngây thơ » quyết định từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tờ báo Anh lưu ý là thái độ « diều hâu » này của ông John Bolton đối với Bắc Triều Tiên cũng không phải điều mới mẻ. Bình Nhưỡng không bao giờ quên rằng chính ông là người đã thuyết phục tổng thống Mỹ George W. Bush từ bỏ Thỏa thuận khung về hạt nhân 1994.
Bản thân John Bolton cũng từng lấy làm tự hào vì đã thành công trong việc gạt bỏ các nỗ lực của bộ Ngoại Giao Mỹ lúc đó tìm cách duy trì bằng mọi giá đàm phán với Bình Nhưỡng. Ông nhạo báng các nhà ngoại giao thời ấy là những kẻ « quỵ lụy ».
Chính vì thế, đối với chế độ Bình Nhưỡng, John Bolton là « cặn bã của nhân loại » và « kẻ hút máu người », và kiên quyết gạt nhân vật này ra khỏi mọi cuộc đàm phán song phương. Thái độ ác cảm của Bình Nhưỡng, một lần nữa, đã được ông Kim Kye Gwan, thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên, hôm thứ Tư 16/05/2018, nhắc lại, « chúng tôi không hề giấu giếm cảm giác ghê tởm đối với ông ấy ».
Sự việc giờ đây đặt tổng thống Mỹ trong thế « tiến thoái lưỡng nan ». Một nhà ngoại giao phương Tây khẳng định với The Guardian rằng tìm kiếm một sự đồng thuận giữa tổng thống Mỹ với cố vấn an ninh quốc gia về cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim dường như là điều không thể tránh khỏi.
Luật sư Giuliani: Ông Trump không thể bị truy tố
17/05/2018
Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller nói với đội ngũ nhân sự của Tổng thống Trump rằng ông sẽ làm theo quy định của Bộ Tư pháp, theo đó không thể truy tố buộc tội một Tổng thống. Reuters ngày 16/5 dẫn lời luật sư của Tổng thống Donald Trump, Rudy Giuliani, tiết lộ với CNN điều này.
Luật sư Giuliani nói toán công tác của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đã thông báo với các luật sư của Tổng thống rằng họ kết luận họ không thể truy tố buộc tội một Tổng thống tại vị.
“Tất cả những gì họ làm là viết xuống báo cáo,” luật sư Giuliani cho CNN biết. “Họ không thể truy tố,” ông Giuliani nói.
Kết luận này có phần chắc dựa trên quy định luật Bộ Tư pháp chứ không phải do bất kỳ đánh giá về bằng chứng mà toán điều tra của ông Mueller thu thập được.
Không bị truy tố không hẳn có nghĩa là Tổng thống được ‘ngoài cuộc’. Công tố viên Mueller có thể ra báo cáo khuyến nghị với Hạ viện.
Chưa rõ nếu trong quá trình điều tra phát hiện chứng cứ phạm tội chống lại ông Trump thì toán điều tra Mueller có tìm cách thách thức quy định của Bộ Tư pháp hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-giuliani-ong-trump-khong-the-bi-truy-to-/4397191.html
Phụ tá của cố vấn cho Trump có trát hầu tòa
Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller ra trát hầu tòa đối với một chuyên gia về truyền thông xã hội từng làm việc cho cố vấn của Tổng thống Donald Trump trong chiến dịch tranh cử 2016.
Cuối tuần rồi, trát được chuyển tới các luật sư đại diện của ông Jason Sullivan, chuyên gia về truyền thông xã hội và Twitter mà cố vấn Roger Stone đã thuê mướn để làm việc trong một ủy ban hành động chính trị độc lập do ông thành lập để ủng hộ ông Trump. Reuters dẫn lời ông Knut Johnson, luật sư của ông Sullivan cho biết ngày 15/5.
Công tố viên Đặc biệt Mueller đang dẫn đầu cuộc điều tra về cáo giác Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và có hay không sự thông đồng giữa Nga với chiến dịch tranh cử cho ông Trump.
Trát hầu tòa cho thấy ông Mueller một phần đang tập trung vào ông Stone và liệu ông này có biết trước về các tài liệu mà theo cáo giác là bị tình báo Nga tấn công tin tặc và gửi cho sáng lập viên Julian Assange của WikiLeaks đăng tải hay không.
Trong lần xuất hiện trước Ủy ban Tình báo Hạ viện hồi tháng 9, ông Stone bác các cáo giác về sự thông đồng giữa các phụ tá của ông Trump với Nga trong chiến dịch bầu cử 2016.
Nga khẳng định không can thiệp bầu cử Mỹ. Tổng thống Trump cũng nhiều lần khẳng định không hề có sự thông đồng giữa ban vận động tranh cử của ông với phía Nga.
Ông Sullivan cho Reuters biết ông từng làm việc trong ban vận động tranh cử cho ông Trump trong vai trò Trưởng Chiến lược gia trực tiếp cho ông Roger Stone.
Theo Reuters
https://www.voatiengviet.com/a/phu-ta-cua-co-van-cho-trump-co-trat-hau-toa-/4397190.html
Ủy ban Thượng viện duyệt bà Haspel lãnh đạo CIA
17/05/2018
Bà Gina Haspel đã tiến thêm một bước trong tiến trình chuẩn thuận để trở thành giám đốc tiếp theo của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), sau biểu quyết của Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 16/5, với 10 phiếu thuận, 5 phiếu chống.
Dự kiến sẽ có ít nhất 5 đảng viên Dân chủ sẽ đứng về phía khối đảng viên Cộng hòa gần như hoàn toàn đoàn kết trong việc ủng hộ bà Haspel, hiện là quyền giám đốc CIA, khi toàn bộ Thượng viện bỏ phiếu có thể là trong tuần tới.
Quyết định của Tổng thống Donald Trump chọn bà Haspel đã gây ra nhiều tranh cãi, do viên chức CIA có thâm niên này từng giám sát các cuộc thẩm vấn tù nhân hà khắc sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, và vì bà ủng hộ việc CIA tiêu hủy các cuốn băng video được các chuyên gia pháp lý cho là ghi hình các cuộc tra tấn các nghi phạm khủng bố.
Tại buổi điều trần để phê chuẩn bà hồi tuần trước, bà Haspel nói với Ủy ban Tình báo rằng các hành động của bà sau sự cố 11/9 đã được sự ủng hộ của Bộ Tư pháp và diễn ra trong thời kỳ có những lo sợ cho an ninh của Hoa Kỳ.
Đầu tuần này, bà Haspel đã viết một lá thư gửi đến Thượng nghị sĩ Mark Warner, đại diện cho bang Virginia, nhân vật cao cấp nhất của đảng Dân chủ trong ủy ban tình báo Thượng viện, nói rằng CIA lẽ ra không nên tiến hành các cuộc thẩm vấn có tính chất xâm phạm thân thể của tù nhân.
Trong một tuyên bố, ông Warner nói: “Với tư cách giám đốc CIA, bà Gina Haspel sẽ là nhân viên hoạt vụ đầu tiên lên lãnh đạo Cơ quan Tình báo Trung ương trong hơn 5 thập kỷ. Tôi tin rằng bà ấy là người có thể và sẽ đứng lên kháng cự lại Tổng thống nếu nhận được lệnh phải làm điều gì bất hợp pháp hoặc vô đạo đức – chẳng hạn như tiếp tục chương trình tra tấn”.
Nếu được chuẩn thuận, bà Haspel sẽ thay thế ông Mike Pompeo, người đang đảm nhiệm chức ngoại trưởng trong chính quyền TT Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/uy-ban-thuong-vien-duyet-ba-haspel-lanh-dao-cia/4396744.html
Mỹ-Trung nối lại đàm phán thương mại
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nối lại đàm phán về thương mại tại Washington vào hôm nay, 17/05/2018, gần một tuần trước khi lệnh đánh thuế trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực.
Theo xác nhận từ Nhà Trắng, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ chủ tọa hai ngày đàm phán với phái đoàn Trung Quốc do phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu.
Chính nhân vật thân cận với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc trách chính sách kinh tế, đã tiến hành một đợt thảo luận với phái đoàn của ông Mnuchin tại Bắc Kinh, cách đây hai tuần, nhưng không có tiến triển đáng kể nào.
Vẫn theo Nhà Trắng, « thảo luận hôm nay là sự tiếp nối đàm phán cách đây hai tuần và tập trung trên việc tái cân bằng quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc ».
Washington đòi Bắc Kinh giảm 200 tỉ đô la thất thu thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Trong năm 2017, thất thu này lên đến 375 tỉ đô la. Trong một tin Twitter vào hôm thứ Ba, 15/05, tổng thống Mỹ đã nhắc nhở là « Hoa Kỳ đã mang lại cho Trung Quốc hàng trăm tỉ đô la từ nhiều năm qua ».
Ngoài 25% thuế đánh vào thép xuất khẩu và 10% đối với nhôm, Trung Quốc còn có thể bị áp thuế mới trên 50 tỉ đô la hàng hóa để bù đắp vào điều mà Washington xem là ăn cắp sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ.
Thời hạn xem xét danh sách các sản phẩm có thể bị áp thuế mới của Mỹ trên nguyên tắc kết thúc vào ngày 22/05. Nếu hai bên không tìm ra thỏa hiệp thì thuế mới sẽ được áp dụng.
Phía Trung Quốc thì đã dọa trả đũa trên hàng hóa của Mỹ cũng ở mức 50 tỉ đô la. Bắc Kinh đặc biệt nhắm vào nông sản Mỹ, như đậu nành mà các tiểu bang sản xuất rất ủng hộ ông Trump. Ngoài ra thịt heo và xe hơi cũng trong tầm nhắm của hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên bộ Thương Mại Trung Quốc vào hôm nay tỏ hy vọng là các cuộc đàm phán sẽ đạt kết quả, giải quyết được các bất đồng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180517-my-trung-noi-lai-dam-phan-thuong-mai
Nga ủng hộ cuộc họp của châu Âu về hạt nhân Iran
Thứ trưởng ngoại giao Nga vào hôm qua, 16/05/2018 đã lên tiếng ủng hộ cuộc họp của châu Âu về hạt nhân Iran tổ chức vào tuần tới đây tại Vienna, Áo.
Cuộc họp, do lãnh đạo đối ngoại châu Âu Federica Mogherini thông báo, sẽ tập hợp các thứ trưởng ngoại giao các nước ký kết thỏa thuận với Iran vào năm 2015 – tức Pháp, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc, dĩ nhiên không có Hoa Kỳ vừa rút ra khỏi thỏa thuận.
Trong cuộc họp thượng đỉnh 2 ngày ở Sofia, Bulgari, kể từ hôm qua, lãnh đạo châu Âu xem xét mọi khả năng để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, bảo vệ quyền lợi kinh tế châu Âu và Iran mặc dù Mỹ đe dọa trừng phạt.
Tập đoàn dầu khí Pháp dự kiến rút khỏi Iran, tập đoàn Trung Quốc thay thế
Bộ trưởng Dầu Hỏa Iran vào tối qua, 16/05, thông báo tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC sẽ thay thế tập đoàn Pháp Total trong giai đoạn 11 của đề án khai thác mỏ khí ở Iran trong trường hợp Total rút đi.
Vấn đề là tập đoàn Total vào hôm qua thông báo sẽ rút khỏi đề án nếu không được Mỹ miễn trừ để tiếp tục hoạt động. Trong trường hợp này, theo bộ trưởng Dầu Hỏa Iran, tập đoàn Trung Quốc sẽ thay thế và lấy lại các phần hùn trong hợp đồng của Total.
Theo hợp đồng đúc kết tháng 7/2017, trị giá 4,8 tỷ đô la, Total được 50,1%, CNPC, 30%, và Petropars của Iran, 19,9%.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180517-nga-ung-ho-cuoc-hop-cua-chau-au-ve-hat-nhan-iran
Châu Âu cố lập mặt trận thống nhất
để đối phó với Mỹ
Lãnh đạo 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã tề tựu về Sofia, thủ đô Bulgari từ tối hôm qua, 16/05/2018 để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh với khối 6 nước vùng Balkans (Albania, Bosnia-Herzegovina, Kosovo, Macedonia, Montenegro và Serbia) mở ra hôm nay.
Ngay từ tối qua, các lãnh đạo châu Âu đã cố gắng tìm kiếm một phản ứng chung và kiên quyết để đối phó với Hoa Kỳ sau việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran, và đe dọa áp đặt thuế quan trên thép và nhôm nhập từ châu Âu.
Từ Sofia, đặc phái viên RFI Juliette Gheerbrant tường trình:
Ngay cả trước khi thảo luận về câu trả lời cụ thể cho những áp lực đến từ Mỹ, thách thức đối với các nhà lãnh đạo châu Âu là làm sao thể hiện được sự đoàn kết nhất trí trong khối.
Đây là một yếu tố không thể thiếu như ông Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đã tóm tắt: Điều mà chúng ta cần là phải có đoàn kết chính trị chặt chẽ hơn và quyết tâm mạnh mẽ hơn.
Về vấn đề Iran, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker thừa nhận là cách thức đối phó cũng có, nhưng rất hạn chế. Thách thức là làm sao bảo vệ các công ty châu Âu đang buôn bán với Iran để chống lại các lệnh trừng phạt mà Washington có thể ban hành.
Về thương mại, mục tiêu là đòi Mỹ miễn trừ vĩnh viễn việc áp đặt các sắc thuế dự trù áp đặt trên thép và nhôm nhập từ châu Âu. Washington đã dùng việc miễn trừ đó làm điều kiện buộc châu Âu mở rộng thị trường cho Mỹ. Vấn đề là khối 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu lại không cùng ý kiến trên phương thức mở cửa thị trường.
Nhưng ông Donald Tusk hy vọng siết chặt được hàng ngũ. Thái độ của tổng thống Mỹ mà ông coi là “thất thường”, thậm chí lại có ích: « Châu Âu phải biết ơn Donald Trump. Nhờ ông ấy, chúng ta không còn ảo tưởng nữa, và thấy được rằng khi cần chúng ta phải dựa vào chính mình.»
Đối với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, châu Âu cần phải ngẩng cao đầu, dù đứng trước kẻ thù hay bạn bè. Theo ông, đó chính là toàn bộ mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này.
Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu tìm sự thống nhất, thì Tây Ban Nha đã quyết định đánh lẻ. Trong Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu Balkan hôm nay, chỉ có 27 lãnh đạo Liên Âu mà thôi. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã không dự để phản đối sự hiện diện của Kosovo, vì Madrid không công nhận Kosovo độc lập.
Donald Tusk: Với bạn bè như ông Trump, châu Âu chẳng cần đến kẻ thù
Như nói ở trên, chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk vào hôm qua đã không ngần ngại đưa ra một tuyên bố đầy mỉa mai về tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông nói nguyên văn như sau:
« Bên cạnh những thách thức chính trị thường thấy như đà vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc và thái độ hung hăng của Nga, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng mới: thái độ thất thường của chính quyền Mỹ.
Nếu căn cứ vào những quyết định gần đây nhất của tổng thống Mỹ Donald Trump, chúng ta thậm chí có thể nói rằng với một người bạn như vậy, ta chẳng cần phải có kẻ thù nữa.»
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180517-chau-au-co-lap-mat-tran-thong-nhat-de-doi-pho-voi-my