Dân Thủ Thiêm khốn đốn dù tấm bản đố “thất lạc” có tìm được hay không

Cac Bai Khac

No sub-categories

Dân Thủ Thiêm khốn đốn dù tấm bản đố “thất lạc” có tìm được hay không

Dân Đen (Danlambao)  Thông thường trước những kỳ đại hội của cộng sản đảng thường xảy ra những vụ việc được xem là nhạy cảm để định hướng dư luận. Vì thế suốt thời gian hơn tuần vừa qua cho đến nay, dư luận đang nóng với những diễn biến xung quanh việc lãnh đạo thành Hồ để “thất lạc” tấm bản đồ qui hoạch tại quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/1996 phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Võ Văn Hoan, chánh văn phòng thành Hồ lấp liếm khi trả lời truyền thông: “công tác lưu trữ không tìm thấy bản đồ gốc. Nghe nói hình như đã tìm thấy một bản sao?!”… Mặc dù dự án này đã triển khải “từ đó tới nay đã hơn 20 năm rồi”.
Những luận điệu của nhà cầm quyền thành Hồ được lều báo của ban tuyên giáo cộng sản soi rất kỹ từ chân tơ kẽ tóc. Điều đó cho thấy một thế lực nào đó đang áp lực phải moi bằng được tấm bản đồ “thất lạc”. Nhưng thực chất việc có hay không có tấm bản đồ qui hoạch, tìm thấy hay không tìm thấy tấm bản đồ ấy thì chính quan chức thành Hồ và ngay cả bộ sậu cao nhất của đảng cộng sản đã có câu trả lời. Và dĩ nhiên mọi việc sẽ được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam “xử lý đúng qui trình”.
Một vài khúc củi đương quyền hay đã về hưu sẽ được cai lò Nguyễn Phú Trọng lôi ra để ném vào lửa. Rồi Thủ Thiêm sẽ vẫn được qui hoạch như đã được “duyệt” vì đảng cộng sản không thể bỏ miếng mồi ngon là 9 lô đất vàng cùng hàng trăm hecta bất động sản sẽ được chia chác trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vấn đề không nằm ở chỗ tấm bản đồ “thất lạc” và cái quyết định 367/TTg nhưng nó tạo ra hàng trăm dân oan bị cưỡng chế đất đai. Nó đã khiến Thủ Thiêm trở thành điểm nóng về việc người dân khiếu kiện lâu dài. Đã không ít người vật vạ, lang thang hàng năm trời từ các cơ quan công quyền của thành Hồ cho đến xào huyệt T.Ư cộng sản tại động Ba Đình-Hà Nội. Và cũng không ít dân oan bị qui chụp là “phản động” là lợi dụng quyền tự do biểu đạt để chống đối “nhà nước nhân dân”. Để rồi những cái án tù oan đã cùm những mảnh đời đầy bất hạnh khi phản đối cái sai của dự án phát triển đô thị do nhà cầm quyền cộng sản thực hiện.
Trái ngược với những nỗi đau mà dân oan Thủ Thiêm đang phải gánh chịu suốt hơn 20 năm, các dự án vẫn cứ lởm chởm mọc lên, các chủ đầu tư (hầu hết đều là sân sau của quan chức cộng sản) vẫn cứ miệt mài đẻ ra những dự án mới với mục đích làm sao chiếm được càng nhiều đất đai của dân đen càng tốt. Vì thế lại xuất hiện thêm hàng loạt dân oan mới khi những dự án “mới” của quan chức cầm quyền “cơi nới” thêm diện tích diện tích qui hoạch để chiếm nhà của đất đai của nhiều hộ dân không nằm trong ranh qui hoạch. Thậm chí đến Chùa Chiền hay Nhà Thờ, Đền Miếu cũng không thoát khỏi số phận “oan” một khi dự án qui hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm triển khai thực hiện.
Chắc rằng đến giờ phút này, hơn 500 vong hồn vẫn không thể an lòng khi nhà cầm quyền thành Hồ san phẳng ngôi chùa Liên Trì, nơi đã lưu giữ hài cốt của họ suốt nhiều năm trời. Chắc hẳn đến giờ phút này, ngôi nhà thờ Thủ Thiêm và nhà dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm không khỏi lo lắng trước những quyết định cưỡng chế di dời. Chắc hẳn không ít người Công Giáo đang tỏ ra hoang mang trước lời phát biểu của Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành Hồ khi chỉ bán đấu giá hai di tích văn hoá của Sài Gòn nói chung và của giáo hội Công Giáo nói riêng.
Kể từ ngày cộng sản Việt Bắc cưỡng chiếm miền Nam và dưới khả năng cai trị của những kẻ cướp chính quyền, người dân Việt Nam đã mất đi cuộc sống tự do. Kể từ ngày 12/5/1995 lập ký dự án cho đến nay đã hơn 20 năm nhưng khu đô thị mới chưa thể hình thành một cách trọn vẹn. Mặc dù vậy nó đã mang lại nỗi đau tột cùng của những số phận dân đen bị cộng sản cưỡng cướp đất đai nhà cửa, ruộng vườn… Để rồi Thủ Thiêm sẽ vẫn được qui hoạch sau khi “truy tìm” tấm bản đồ “thất lạc”.