Tin Việt Nam – 12/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 12/05/2018

‘Slovakia đang ở thế khá kẹt với Đức’

Vụ ‘bắt cóc ở Berlin’ được truyền thông Đức loan tải từ rất sớm, chỉ ít hôm sau thời điểm được cho là ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt ở công viên Berlin hồi cuối tháng 7/2017, trước khi giới chức Đức chính thức họp báo ra tuyên bố.

Không chỉ đưa tin, truyền thông Đức dường như còn đóng vai trò nhất định trong việc gây áp lực khiến chính phủ Slovakia phải lên tiếng trong những ngày cuối tháng Tư vừa qua, sau khi bị đặt câu hỏi về việc ‘là nước trung gian’.

Nội dung lời khai của vợ Trịnh Xuân Thanh tại tòa Đức

Phiên tòa ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ nêu nhiều tình tiết mới

Đức xử nghi phạm vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’

Với việc Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên tòa xét xử bị cáo Long N. H., một trong các nghi phạm bị cơ quan công tố Đức cáo buộc đã tham gia ‘bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh’, ngày càng nhiều tình tiết được công bố nhằm làm sáng tỏ vụ việc.

Phiên tòa theo kế hoạch diễn ra trong 21 ngày không liên tục, từ 24/4 đến cuối tháng 8/2018.

Phóng viên Sebastian Erb là một trong những cây bút của nhật báo Đức Taz đã theo đuổi và tường thuật về vụ ‘bắt cóc ở Berlin’ từ những ngày đầu tiên và cũng theo dõi sát phiên tòa xử nghi phạm Long N. H đang diễn ra.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 8/5, ông nói rằng có rất nhiều điều đáng chú ý trong phiên xử thứ ba, diễn ra hôm thứ Hai, 7/5/2018.

Phóng viên Sebastian Erb: Đó là một phiên xử rất thú vị, bởi có sự xuất hiện của vợ nạn nhân vụ bắt cóc vào buổi sáng, và một nhân chứng khác trong buổi chiều, ông Vũ Đình Duy.

Công tác an ninh bảo vệ tại tòa là vô cùng khắt khe, không ai được mang thứ gì vào, kể cả bút viết. Những người vào dự được nhân viên tòa án phát cho bút chì mang vào thôi.

Vợ nạn nhân xuất hiện với vai trò nhân chứng, được ba nhân viên an ninh đi kèm theo chương trình bảo vệ nhân chứng.

Không chỉ có vậy, phiên xử còn thú vị ở chỗ luật sư bảo vệ cho bị cáo đã tìm cách áp dụng một số chiến thuật để cản trở tiến trình tố tụng. Tòa đã phải tạm dừng vài lần để ông ấy nghiên cứu hồ sơ.

BBC: Có điểm gì bất ngờ, ngoài dự kiến, ngoài phán đoán của giới phóng viên hay của mọi người nói chung trong phiên xử đó không?

Phóng viên Sebastian Erb: Trước tiên là chi tiết về một bữa ăn sáng ở Prague, diễn ra trước khi xảy ra vụ bắt cóc ít hôm.

Bữa ăn này có mặt bốn người, gồm nhân chứng Vũ [Đình Duy] và ba người khác, trong đó có một nghi phạm tham gia vụ bắt cóc, và một người mà cơ quan công tố nghi ngờ rằng có thể là một quan chức an ninh cao cấp của Việt Nam. Nhân chứng Vũ khai trước tòa rằng ông ta không nhớ rõ người mà tòa hỏi đến là ai, và chúng ta không biết là ông ấy có nói thật hay không.

Slovakia: ‘VN phải giải thích thỏa đáng vụ Trịnh Xuân Thanh’

Nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh ‘bị đưa sang Slovakia’

Slovakia ‘bối rối’ vì vụ Trịnh Xuân Thanh

Một chi tiết đáng chú ý nữa là tiến trình điều tra việc liệu Slovakia có tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh [Xuân Thanh], hay ít nhất cũng là giúp đỡ Việt Nam trong việc đưa ông Trịnh ra khỏi khối EU hay không.

Với những thông tin mà chúng ta biết thì điều rất rõ ràng là ông ấy đã bị người của phía Việt Nam bắt. Cho nên câu hỏi ở đây là ông ấy đã được đưa về như thế nào.

Bên công tố nói hiện vẫn chưa rõ ông Trịnh đã được đưa trở về Việt Nam như thế nào.

Chính phủ Slovakia đã nói dối về thời gian diễn ra cuộc họp với phái đoàn Việt Nam ở khách sạn Borik. Ban đầu, họ nói là họp trong ba tiếng, rồi nói là trong hai tiếng.

Nhưng báo Taz chúng tôi điều tra thấy theo các dữ liệu hành trình bay được ghi lại thì chiếc phi cơ chỉ đỗ tại Bratislava trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Mà họ đi từ sân bay tới khách sạn nơi diễn ra cuộc họp, rồi quay trở lại sân bay là phải mất ít nhất 15 phút di chuyển mỗi chiều, cho nên cuộc họp chỉ có thể diễn ra trong thời gian chưa tới một giờ đồng hồ.

Vậy nên từ đó chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu đó có phải là một cuộc họp rất quan trọng giữa các quan chức cao cấp của hai bên hay không, hay có lẽ là đã chẳng hề có cuộc họp thật sự nào mà đó chỉ là để thu xếp một chuyến bay ra khỏi EU, đến Moscow, rồi từ đó là một chuyến bay khác về Việt Nam.

BBC: Nói tới nhân chứng ra tòa chiều hôm thứ Hai 7/5, ông có biết tình trạng pháp lý của nhân chứng đó tại Việt Nam không?

Phóng viên Sebastian Erb: Nhân chứng đó khai trước tòa rằng ông ta buộc phải rời khỏi Việt Nam vì lý do chính trị, và rằng ông ta là người có địa vị trong hệ thống chính quyền Việt Nam nhưng đã có những bất đồng với những người khác nên phải ra đi. Nhìn chung là ông ta ở trong tình thế khá giống với tình thế của nạn nhân vụ bắt cóc, ông Trịnh Xuân Thanh.

Ông ta nói ông ta có mối quan hệ mật thiết với ông Trịnh Xuân Thanh, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với một trong những người bị cho là có tham gia vào vụ bắt cóc, đó là người chú của bị cáo đang hầu tòa tại Berlin. Đây là chi tiết rất đáng chú ý.

BBC: Trở lại với thời điểm đầu tiên, khi câu chuyện ‘bắt cóc ở Berlin’ được công bố. Tờ báo của ông, Taz, là một trong những tờ báo đầu tiên của Đức đăng tải tin này, ngay cả trước khi giới chức Đức chính thức xác nhận. Các ông đã biết tin như thế nào, và tòa soạn đã cân nhắc ra sao để quyết định chạy tin trước cả cơ quan công tố hay Bộ Ngoại giao Đức?

Phóng viên Sebastian Erb: Chúng tôi biết từ rất sớm, bởi may mắn là chúng tôi có một đồng nghiệp, một nhà báo tự do cộng tác với chúng tôi, là người có mối quan hệ thân thiết với cộng đồng người Việt tại Đức. Cho nên chúng tôi biết về vụ việc có lẽ là trước những báo khác.

Đầu tiên, sau khi biết tin, chúng tôi phải kiểm tra xem thật sự là chuyện gì đã xảy ra trước khi đăng bài. Chúng tôi không dựa vào một nguồn duy nhất mà kiểm tra chéo với các nguồn khác nữa để đảm bảo tính chính xác.

Ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Đức tổ chức họp báo chính thức công bố việc đã xảy ra vụ bắt cóc. Một ngày tiếp sau đó thì ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình quốc gia Việt Nam.

BBC: Chúng ta biết rằng đã có hai ‘phiên bản’ hoàn toàn khác nhau về cùng một người, một là từ phía Việt Nam, và một từ phía Đức. Đức thì nói rằng đã xảy ra vụ bắt cóc, trong lúc Việt Nam khẳng định là ông Trịnh Xuân Thanh đã tự về đầu thú. Ông nhận xét thế nào về sự khác biệt này?

Phóng viên Sebastian Erb: Chúng ta chưa hề thấy bất kỳ bằng chứng nào từ phía chính quyền Việt Nam để chính thức chứng minh rằng ông ấy đã tự nguyện về nước.

Tôi không biết là họ có bằng chứng nào không, mà theo tôi nghĩ là họ không.

Báo Đức viết: ‘Bắt cóc từ công viên Berlin về VN’

Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’

Tất cả những gì chúng tôi có được cũng như những thông tin mà cơ quan công tố thu được cho thấy khá rõ vụ bắt cóc đã xảy ra như thế nào. Các bằng chứng cho thấy vụ bắt cóc đã được người có vị trí cao trong ngành an ninh Việt Nam tổ chức thực hiện.

Điều khiến tôi thấy không thể hiểu được là tại sao các quan chức Việt Nam và những người có liên quan, chẳng hạn như Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin, lại tỏ ra bất cẩn trong vụ này đến vậy.

Họ nói chuyện qua điện thoại di động, thậm chí dùng tên thật để đăng ký khách sạn [cho những đối tượng tham gia bắt cóc]. Có vẻ như họ thấy việc tiến hành vụ bắt cóc là sẽ rất an toàn.

Các điều tra viên của cơ quan công tố đã rất may mắn, bởi vụ bắt cóc đã xảy ra ở ngay giữa trung tâm Berlin, tại một công viên lớn, vào ngay sáng Chủ Nhật.

Đã có những nhân chứng. Chúng ta đã được nghe các nhân chứng trình bày trước tòa, những người đã tận mắt chứng kiến mọi việc ngay tại hiện trường.

Họ nhớ được chính xác cả biển số chiếc xe hơi được dùng để bắt người. Nếu không có những thông tin đó thì việc điều tra sẽ khó khăn hơn nhiều. Các điều tra viên cũng đã thu được các dữ liệu trong thiết bị định vị vệ tinh cài trong chiếc xe.

BBC: Trước khi đăng các bài tường thuật, tờ báo của ông có liên hệ gì với giới chức Việt Nam, như Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin, hay các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam, để kiểm chứng nguồn tin, hay để lấy phản hồi của họ không?

Phóng viên Sebastian Erb: Chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với họ nhiều lần để hỏi thông tin, nhưng họ không trả lời. Có lẽ trong vụ này, họ không muốn trả lời. Khi chúng tôi đã đăng bài lên, nếu họ quan tâm thì họ đã có thể liên hệ với chúng tôi để cung cấp thông tin, nhưng dường như họ không quan tâm tới việc đó, không buồn nêu quan điểm.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia ‘triệu tập đại sứ VN’

Tòa Đức ‘nêu tướng Hưng và nhiều người VN’

Ông Long là ‘tốt thí’ trong vụ bắt cóc ở Berlin?

BBC: Chỉ vài ngày trước phiên xử thứ ba mà chúng ta đang nói tới, đã xuất hiện rất nhiều thông tin, tường thuật theo đó đưa ra cáo buộc rằng Slovakia có liên quan tới vụ bắt cóc. Đức đòi Slovakia phải giải trình với Đức, phải hỗ trợ Đức trong quá trình điều tra, và Slovakia thì đòi Việt Nam phải giải thích. Theo ông nghĩ thì liệu Slovakia có thể đòi hỏi Việt Nam cung cấp thông tin nhiều hơn so với những gì họ đã trao cho phía Đức hay không?

Phóng viên Sebastian Erb: Hồi tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini rằng mọi thứ cần phải được đặt lên bàn để làm rõ chuyện gì đã xảy ra trong vụ bắt cóc này.

Bratislava đã trả lời được một số trong các câu hỏi, nhưng họ đã không đưa ra thông tin về chuyến bay mà chính phủ Slovakia cho đoàn Việt Nam mượn, như danh sách những người trên khoang, danh sách phi hành đoàn… Slovakia đang trong tình thế khá là kẹt.

Có một nhân vật rất đáng quan tâm, đó là một cố vấn của cựu thủ tướng Slovakia, một người gốc Việt, nay có quốc tịch Slovakia.

Ông ấy có mối quan hệ rất tốt với cả hai nước, và ông ấy đã có mặt trong cuộc họp tại khách sạn Borik. Hiện thì chúng ta không biết là ông ấy có tham gia hay đóng vai trò gì vào vụ việc hay không. Chúng ta cần chờ kết quả điều tra tiếp theo mới biết được.

BBC: Slovakia nói rằng họ đã nhận được yêu cầu cũng như hồ sơ về vụ việc từ phía Đức từ cách đây 9 tháng. Vậy nhưng như chúng ta thấy, đã chẳng có chuyện gì xảy ra tại Slovakia trong suốt chín tháng đó, cho tới tận gần đây. Vậy mà sau khi truyền thông Đức loan tải rộng rãi các tình tiết, các nghi vấn, thì Slovakia đã có phản ứng nhanh chóng. Có phải điều này cho thấy truyền thông Đức có sức mạnh to lớn hơn so với giới chức Đức, và đã gây được áp lực mạnh hơn lên Slovakia so với yêu cầu của chính phủ Đức không?

Phóng viên Sebastian Erb: Đúng là sau khi báo Đức đăng tin, đưa ra những câu hỏi về cuộc họp ở Bratislava, thì truyền thông Bratislava đã dựa vào đó để đặt câu hỏi với chính phủ Slovakia về điều gì đã xảy ra, từ đó buộc chính phủ phải thừa nhận là họ đã cho phái đoàn Việt Nam mượn chiếc phi cơ chính phủ.

Nếu không có áp lực từ truyền thông, thì có lẽ chính phủ Slovakia sẽ không nói gì. Lẽ ra họ đã có thể lên tiếng từ trước khi báo chí đăng tin, nhưng họ đã không nói. Truyền thông đã thể hiện sức mạnh nhất định trong vụ này.

BBC:Là một phóng viên đã theo dõi vụ việc từ đầu tới giờ, ông đánh giá thế nào về quan điểm của nước Đức trong vụ này, và theo ông thì Việt Nam nên làm gì?

Phóng viên Sebastian Erb: Với chính quyền Đức thì vụ này vô cùng quan trọng. Như bà Merkel đã nói sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Slovakia hồi tuần trước, vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam. Có rất nhiều dự án với Việt Nam và các hoạt động hợp tác của Đức với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nay đã bị dừng lại. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia cũng đã bị đình chỉ.

Đức muốn Việt Nam phải làm rõ những gì đã xảy ra và phải có phiên tòa công bằng tại Hà Nội [đối với ông Trịnh Xuân Thanh]. Ông Trịnh Xuân Thanh đã được cấp quy chế tị nạn tại Đức nên Đức trông đợi là ông ấy sẽ được quay trở lại Đức. Áp lực mà Đức đưa ra trong vụ này là rất lớn.

Tôi không biết diễn biến tiếp theo sẽ là như thế nào, nhưng rõ ràng là chính phủ Đức có quan điểm đây hoàn toàn không phải là một vụ nhỏ mà là rất nghiêm trọng. Chính phủ Đức đã khẳng định như vậy nhiều lần.

Tôi không thể bình luận về việc Việt Nam nên làm gì, bởi công việc của phóng viên là tường thuật những gì diễn ra, và xác minh để đưa tin chính xác đến với công chúng.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44081446

 

Thủ Thiêm: Nhìn mà không thấy

Thủ Thiêm những ngày này như trên lửa với tràn ngập các tin bài trên các báo và trang mạng về tấm bản đồ quy hoạch bị mất, về tương lai của nhà thờ Thủ Thiêm, về tình cảnh của những người dân mất đất và những nghi ngờ về quan chức tham nhũng đất đai. Nhưng cách đây khoảng 2 năm, khi sự kiện Thủ Thiêm vẫn còn chưa được báo chí chú ý đến, đã có một nhà nhân chủng học người Mỹ viết một cuốn sách về Thủ Thiêm. Ông đưa ra một cách nhìn khác về vùng đất đang gây nhiều tranh cãi nhưng theo ông đã có một bề dày văn hóa nên được bảo tồn. Cuốn sách viết gì về Thủ Thiêm ngày xưa và bây giờ?

Nhìn mà không thấy

Ăn quận 5, chơi quận 1, ngủ quận 3… đánh nhau quận 4 và quận Thủ Thiêm. Đó là câu nói được những người dân Thủ Thiêm thường nói đùa với nhau nhưng phần nào cũng diễn tả được suy nghĩ của người dân Sài Gòn về Thủ Thiêm, mảnh đất mà họ vẫn cho là của những người thất nghiệp, ăn xin, nghiện ngập… bên kia sông Sài Gòn. Nhưng theo Tiến sĩ Erik Harms, người ta đã không nhìn nhận đúng về con người Thủ Thiêm và mảnh đất này, điều mà ông gọi là ‘Nhìn mà không thấy’ trong cuốn sách Luxury and Rumble, tạm dịch là Hoành Tráng và Đổ Nát xuất bản năm 2016.

“Trong cuốn sách của mình tôi viết là những người ở bên kia sông dường như không nhìn thấy những người bên này, đó là những người ngoại thành, thiếu văn minh. Nó có gì đó phân biệt về nơi bạn ở.”

Cuốn sách của Erik Harms có hai phần: phần đầu là luxury (Hoành Tráng), miêu tả về khu đô thị Phú Mỹ Hưng được miêu tả như biểu tượng vươn lên của Sài Gòn sau đổi mới, và phần hai là Rubble (Đổ Nát) là phần về Thủ Thiêm với những đống đổ nát cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen khi chính quyền thành phố quyết định di dời, giải tỏa trắng nhiều vùng tại Thủ Thiêm để phát triển khu đô thị mới giống như Phú Mỹ Hưng.

Kể từ giữa thế kỷ thứ 19, Thủ Thiêm đã là nơi của nhà thờ Công Giáo và tu viện dòng Mến Thánh Giá, rõ ràng là thậm chí từ trước thế kỷ thứ 19, khu đất này đã có những chùa, đền, miếu, đình

Thủ Thiêm, theo Tiến sĩ Erik Harms đã được người dân đến cư ngụ từ rất lâu, lâu như chính Sài Gòn vậy, từ thời Chúa Nguyễn hồi thế kỷ thứ 17. Thế nhưng cũng từ rất lâu, vùng đất này dường như không được người bên ngoài để ý đến. Vùng đất thậm chí không được đánh dấu một cách rõ ràng như các phần khác của Sài Gòn trên các bản đồ thành phố từ thời Pháp cho đến tận gần đây.

Vùng đất này cũng là nơi của những nhà thờ Công Giáo, các chùa, và miếu có niên đại cả trăm năm, hơn trăm năm. Một đoạn trong cuốn sách viết:

“Kể từ giữa thế kỷ thứ 19, Thủ Thiêm đã là nơi của nhà thờ Công Giáo và tu viện dòng Mến Thánh Giá, rõ ràng là thậm chí từ trước thế kỷ thứ 19, khu đất này đã có những chùa, đền, miếu, đình”

Từ thời Pháp cho đến những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, chính quyền đã vài lần lên những kế hoạch phát triển Thủ Thiêm, nhưng đều không thực hiện được do vấn đề chiến tranh. Và Thủ Thiêm lại tiếp tục là vùng đất không được chú ý đến đúng mức.

Đến những năm 90 của thế kỷ trước, Thủ Thiêm, vùng đất bên bờ sông Sài Gòn, ngay sát quận 1, quận trung tâm thành phố, vẫn còn bị che khuất bởi những biển hiệu quảng cáo và các ánh đèn neon chiếu về phía trung tâm Sài Gòn.

“Vùng đất được coi là không phát triển, thế giới của những lộn xộn ngay bên kia sông trong nhiều năm đã bị che đi bởi những biển hiệu quảng cáo và ánh đèn nê ông. Khi nhìn về từ trung tâm thành phố, những tấm biển hiệu này giống như những tấm màn che đi những gì nằm phía sau đó. Nó cũng giống như những tấm gương phản chiếu những hy vọng của Sài gòn và dội lại.”

Ước mơ Phố Đông

Người đi từ Sài Gòn sang Thủ Thiêm từ nhiều năm vẫn đi qua phà Thủ Thiêm quen thuộc cho đến một ngày. Chính xác đó là vào đêm ngày 1/1/2012 khi con phà chính thức chấm dứt hoạt động. Đó cũng là lúc bắt đầu của một giai đoạn hai năm chính quyền thành phố tăng tốc việc di dời 14.600 hộ dân với hơn 60,000 nhân khẩu để xây khu đô thị mới Thủ Thiêm với ước muốn biến nó thành một Phố Đông của Sài Gòn giống như Phố Đông ở Thượng Hải.

“Nếu bạn so sánh Thủ Thiêm với Phố Đông ở Thượng Hải thì rõ ràng là ở Trung Quốc họ làm rất nhanh. Họ vào và tống hết người dân đi chỗ khác và làm rất nhanh. Bây giờ người ngoài nhìn vào thì bảo nhìn xem sao Phố Đông phát triển thế. Phố Đông giờ gần như là một biểu tượng phát triển của Trung Quốc. Bây giờ họ so sánh với Việt Nam và họ có thể nói chúng tôi muốn làm tương tự mà không được nên họ cảm thấy xấu hổ. Cho nên với những phức tạp đang diễn ra trong câu chuyện Thủ Thiêm, nếu chính phủ thất bại ở Thủ Thiêm thì đó là bằng chứng về những tham nhũng và không có khả năng của chính quyền. Nhưng nếu họ thành công thì đó là bằng chứng rằng họ sẵn sàng cưỡng chế người dân bằng mọi giá. Dù trong tình huống nào thì hình ảnh của họ trong câu chuyện này cũng không tốt.”

Họ nghĩ Thủ Thiêm không có gì so với quận 1. Họ nghĩ là họ chỉ việc vào, đá mọi người ra và cho họ tiền đền bù thấp mà không vướng phải bất cứ phản đối nào

Vào giai đoạn cao trào của giải tỏa, những người dân Thủ  Thiêm mất đất nhận được thông báo họ phải di dời, nếu không sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất. Người dân ở đây được chính quyền đề nghị mức giá đền bù ban đầu là 2.380.000 VND một mét vuông  hồi năm 2002. Sau đó mức đền bù này được tăng lên 6.38.000 VND một mét vuông vào năm 2006. Ba năm sau đó mức đền bù được tăng lên 18.380.000 VND.

Đây cũng là mức đền bù được báo chí đề cập đến rất nhiều trong thời gian qua mà người dân cho là không hợp lý. Giá đền bù 18 triệu nhưng trên thực tế, chủ đầu tư có đất đã bán lại với giá 350 triệu đồng, một mức chênh lệnh quá lớn mà người chịu thiệt thòi, mất mát lớn nhất là người dân Thủ Thiêm như lời của tiến sĩ Erik Harms:

“Người dân Việt Nam bây giờ đã biết nhiều hơn về giá trị của đất so với khi dự án bắt đầu vào khoảng năm 1997. Vào lúc đó thì họ không biết nhiều về thị trường nhà đất. Ở Phú Mỹ Hưng, họ bắt đầu giải tỏa từ 1993 và người dân ra đi, họ nhận tiền và dời đi. Vào lúc đó họ không biết đến việc anh có thể trở thành đại gia vì nhà đất… mọi thứ đã thay đổi. Họ nghĩ Thủ Thiêm không có gì so với quận 1. Họ nghĩ là họ chỉ việc vào, đá mọi người ra và cho họ tiền đền bù thấp mà không vướng phải bất cứ phản đối nào. Nhưng khi họ bắt đầu làm thì thị trường nhà đất ở thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi và mọi người nói rằng đừng hòng tôi đưa ông đất vàng mà không nhận lại gì cả.”

Sao không để người dân ở lại?

Từ đầu những năm 2000 đến nay, rất nhiều người dân Thủ Thiêm đã phải ra đi, nhường đất cho khu đô thị mới. Thế nhưng vẫn có cả trăm hộ vẫn tiếp tục con đường khiếu kiện ra tận Hà Nội suốt nhiều năm ròng rã.

Câu chuyện về tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm có từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1996 được chính quyền thành phố mới đây tuyên bố đã biến mất khiến người dân và dư luận đặt nhiều nghi ngờ về ý định của những người lãnh đạo thành phố. Những người dân Thủ Thiêm ngay từ hồi đầu những năm 2000 đã nói về vấn đề chênh lệnh giá quá đáng mà họ cho là do tham nhũng đất đai.

Nếu tôi là một nhà kiến trúc, một nhà quy hoạch từ ban đầu của Thủ Thiêm, tôi sẽ làm một dự án bao gồm tất cả những người dân ở đó.

Nhưng những người lên kế hoạch phát triển Thủ Thiêm cũng không hiểu rằng, chính những người dân phản đối việc giải tỏa trắng, di dời, lại là những người ủng hộ sự phát triển của Thủ Thiêm. Họ tự hào về Thủ Thiêm và mong nó được phát triển. Chỉ có điều những gì họ nghĩ, họ nói, đã không được lắng nghe đúng mức.

“Bất chấp những cáo buộc về vấn đề tham nhũng đối với thành phố, quận và các giới chức dự án, những cuộc phỏng vấn với các cư dân ở đây cho thấy người dân ở Thủ Thiêm và trong thành phố đều không phản đối ý tưởng của dự án. Thực tế họ còn nghĩ việc quy hoạch là đáng vì làm thành phố đẹp hơn. Bằng việc chống lại cưỡng chế, họ không chỉ trích ý tưởng xây dựng một thành phố Hồ Chí Minh hiện đại mà họ chỉ tức giận vì cách mà họ bị đối xử.”

Đất Thủ Thiêm vốn có nhiều vùng bị coi là khó phát triển do đất mềm, ngập nước. Trong những năm 70, đã có những ý kiến của các chuyên gia cho rằng việc lấp đất xây Thủ Thiêm sẽ quá tốn phí. Nhưng giờ đây, với giá đất lên đến 350 triệu đồng một mét vuông, có lẽ cái giá lấp đất và di dời dân không còn đáng bao nhiêu đối với những nhà đầu tư. Đã nhiều năm trôi qua mà việc di dời các hộ dân, giải tỏa Thủ Thiêm vẫn chưa thể hoàn tất. Ước mơ xây dựng Thủ Thiêm giống như Phú Mỹ Hưng hay Phố Đông của Thượng Hải vẫn còn rất xa vời với những đống đổ nát còn lại tại Thủ Thiêm. Tiến sĩ Erik Harm đặt câu hỏi, tại sao những nhà quy hoạch, chính quyền thành phố không để những người dân Thủ Thiêm ở lại, để họ cùng lên kế hoạch phát triển thành phố.

“Nếu tôi là một nhà kiến trúc, một nhà quy hoạch từ ban đầu của Thủ Thiêm, tôi sẽ làm một dự án bao gồm tất cả những người dân ở đó. Tôi sẽ có một cuộc thi của các nhà kiến trúc, tôi sẽ nói với họ đây là dòng sông, đây là vùng đất đầm lầy, đây là các công trình hiện có, các bạn thiết kế dựa theo đó. Bên cạnh đó là hơn 14,000 hộ dân. Tôi muốn các nhà kiến trúc làm thế nào để bao gồm cả họ vào trong dự án phát triển tương lai của Thủ Thiêm. Nếu họ bắt đầu như vậy thì các nhà kiến trúc sẽ thấy nó có thách thức nhưng họ sẽ thích như vậy. Thứ hai là bạn sẽ không có nhiều vấn đề phải giải quyết với những người dân địa phương.”

Nếu, có rất nhiều từ nếu đối với Thủ Thiêm vào lúc này. Nếu như tất cả những cái nếu đó được thực hiện, có lẽ đã không có chuyện khiếu kiện ròng rã cả chục năm trời của cả trăm hộ dân, và biết đâu cũng không có chuyện tấm bản đồ bị thất lạc?

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-thu-thiem-under-the-view-of-an-anthropologist-05112018151352.html

 

Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24:

“Đừng để tiếng nói của người Việt Nam bị bóp nghẹt”

Hòa Ái, phóng viên RFA

Buổi lễ kỷ niệm ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24 được tổ chức tại tòa nhà Thượng viện Hart Senate Office Building vào ngày 11 tháng 5 năm 2018.

Vi phạm nhân quyền trầm trọng

Vào ngày Ngày Nhân quyền cho Việt Nam-ngày 11 tháng 5 hằng năm, cộng đồng người Việt ở Mỹ cùng tựu về Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gặp gỡ với đại diện của Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ để thảo luận về tình hình nhân quyền, tự do dân chủ tại Việt Nam.

Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24 diễn ra trong bối cảnh Chính quyền Hà Nội gia tăng đàn áp và bắt bớ người dân trong nước, chỉ vì họ thực hiện các quyền căn bản của mình được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do thông tin, quyền tự do thực hành tín ngưỡng….Trong năm 2017, có hơn 50 người bị bắt và bị cầm tù, trong đó ít nhất 24 nhà hoạt động dân chủ, xã hội, môi trường phải chịu những bản án nặng nề lên đến 15 năm tù giam.

Chúng tôi sẽ gây áp lực buộc Chính phủ Việt Nam phải thả tất cả tù nhân lương tâm, khoảng hơn 100 người. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Hà Nội Chúng bãi bỏ các điều luật mơ hồ để buộc tội các nhà đấu tranh ôn hòa. Và chúng tôi tiếp tục kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấp nhận cải cách hệ thống tư pháp, bảo đảm những quyền ghi trong Hiến pháp và những thỏa thuận quốc tế, cải cách luật lao động, cho phép lập công đoàn để bảo vệ công nhân

-Ông Scott Busby

Khai mạc buổi lễ lần thứ 24 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, cựu Dân biểu Leslie Byrne, một trong những Dân biểu soạn thảo Nghị quyết SJ 168, nghị quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ định kể từ ngày 11 tháng 5 năm 1994 là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, nhắc lại Nghị quyết về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bảo đảm cho người dân của một quốc gia cần lên tiếng khi họ nhận thấy có sự sai trái diễn ra và bảo đảm cho người dân thực hiện các quyền căn bản của họ như quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do đi lại mà không bị chính quyền can thiệp.

Là người đồng hành với phong trào dân chủ tại Việt Nam, cựu Dân Biểu Leslie Byrne nhấn mạnh bà ghi nhận sự gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Chủ tịch Đài Á Châu Tự Do, bà Libby Liu, với vai trò là diễn giả tại buổi lễ Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24, chia sẻ thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2017; bao gồm Chính quyền Việt Nam dùng các điều khoản mơ hồ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam để dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến, các nhà báo công dân và blogger bị giam tù vì những nội dung đăng tải của họ trên mạng xã hội…

Tiếp lời bà Libby Liu, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby nêu lên trường hợp hai nhà hoạt động vì môi trường là Hoàng Đức Bình và Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên những bản án tù khắc nghiệt vì lên tiếng về thảm họa môi trường biển do nhà máy Formosa xả độc tố ra biển hồi năm 2016. Ông Scott Busby còn nhắc đến Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, bị Chính quyền Hà Nội tuyên án lên đến tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế.

Kêu gọi hành động

Đài RFA ghi nhận tại buổi lễ Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24 có sự góp mặt của hai cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Phương Uyên và Nhạc sĩ Việt Khang. Cả hai người họ gửi thông điệp đến chính giới Hoa Kỳ với lời kêu gọi yêu cầu Chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các nữ tù nhân lương tâm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Lê Thu Hà, Trần Thị Xuân. Cô Nguyễn Phương Uyên chia sẻ rằng cô hy vọng qua cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ sắp tới đây, cô sẽ được nghe tin những người bạn sinh viên đồng trang lứa như Đinh Nguyên Kha, Trần Hoàng Phúc, Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hóa được trả tự do và được đến trường để thực hiện những ước mơ, hoài bão đóng góp cho xã hội đang còn dang dỡ.

Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby cho biết trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ sắp sửa diễn ra trong tháng 5 này, ông sẽ nếu vấn đề với phía Việt Nam:

Cộng đồng người Việt hải ngoại cần phải đoàn kết với nhau, nhất là cần phải ủng hộ tất cả những người tranh đấu ở trong nước, vận động ngoại giao đến các chính phủ và các cơ quan quốc tế để làm áp lực trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và nhất là lên án với thế giới về tình trạng vi phạm nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam

-Bác sĩ Võ Đình Hữu

“Vào tuần tới, chúng tôi sẽ gây áp lực buộc Chính phủ Việt Nam phải thả tất cả tù nhân lương tâm, khoảng hơn 100 người. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Hà Nội Chúng bãi bỏ các điều luật mơ hồ để buộc tội các nhà đấu tranh ôn hòa. Và chúng tôi tiếp tục kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấp nhận cải cách hệ thống tư pháp, bảo đảm những quyền ghi trong Hiến pháp và những thỏa thuận quốc tế, cải cách luật lao động, cho phép lập công đoàn để bảo vệ công nhân…”

Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby cho biết thêm rằng trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ, phía Hoa Kỳ chắc chắn với Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hợp tác thương mại song phương nhiều hơn nữa với điều kiện Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ tịch Hội đồng Liên kết Việt Nam và Hải ngoại kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước cho phong trào dân chủ tại Việt Nam:

“Trong thời gian này, cộng đồng người Việt hải ngoại cần phải đoàn kết với nhau, nhất là cần phải ủng hộ tất cả những người tranh đấu ở trong nước, vận động ngoại giao đến các chính phủ và các cơ quan quốc tế để làm áp lực trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và nhất là lên án với thế giới về tình trạng vi phạm nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam.”

Cựu Dân Biểu Leslie Byrne cũng cho biết bà đã đồng hành cùng cộng đồng người Việt ở Mỹ trong suốt 24 năm qua cho nhân quyền tại Việt Nam và bà sẽ tiếp tục con đường đấu tranh này với lời kêu gọi “Đừng để tiếng nói của người Việt Nam bị bóp nghẹt!”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dont-get-your-voices-be-silenced-again-05112018154043.html

 

Kiều hối gửi về cho ai?

Phi Cảnh

Chúng ta hàng ngày được nghe về tầm quan trọng của kiều hối, nào là Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới, nào là kiều hối là phao cứu sinh cho nền kinh tế; nhưng có mấy ai hiểu thật sự tầm quan trọng của nó. Bằng chứng là những người ném “phao cứu sinh” cho Việt Nam lại chẳng hề nhận được sự tôn trọng của người dân nước này.

Chỉ gửi về cho gia đình?

Lý do người gửi ngoại tệ về vẫn chưa nhận được tôn trọng là: người sống tại Việt Nam nghĩ việc gửi tiền đó chẳng liên quan gì đến mình, chẳng qua gửi về cho thân nhân của ai thì chỉ thân nhân người đó được hưởng.

Để biết điều này có đúng không, hãy xem đường đi của ngoại tệ sau khi về đến Việt Nam.

Ví dụ người ở Mỹ gửi Đô la về Việt Nam qua ngân hàng, các ngân hàng ở Việt Nam đều có chính sách khuyến khích người Việt nhận bằng tiền Đồng, tất nhiên những tờ Đô la đó ngân hàng giữ lại.

Mà kể cả người ở Việt Nam muốn nhận Đô la. Những tờ Đô la đó về mặt chính thức không được sử dụng trong giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Tức là muốn mua bán thì phải mang Đô la đi đổi lấy tiền Đồng.

Sau khi đổi ra tiền Đồng, người sống ở Việt Nam có thể đem đi mua nhà đất (giúp cho các công ty bất động sản bán được nhà), hoặc xây nhà (giúp cho các cửa hàng vật liệu xây dựng bán được gạch, cát, xi măng…), hoặc đem đi mua sắm ăn uống (giúp các hàng quán, cửa hiệu tăng thu nhập hay không phải sập tiệm)…

Những công ty, nhà hàng, cửa tiệm này tăng doanh thu thì lương nhân viên có thể tăng. Doanh thu tăng sẽ đóng thuế nhiều hơn, thuế thu được nhiều hơn thì lương cán bộ viên chức nhà nước có thể được tăng lương. Mà nếu không tăng lương thì chí ít nhà nước Việt Nam sẽ không phải tăng thuế, tăng giá xăng, điện… để nuôi bộ máy cồng kềnh.

Có nghĩa là tiền từ “đu càng” gửi về Việt Nam tuy chỉ là gửi về cho người thân nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của những dư luận viên đang ăn lương nhà nước chỉ để hàng ngày miệt mài chửi rủa “đu càng”.

Tầm quan trọng của ngoại tệ?

Tiền Đồng của Việt Nam chỉ có giá trị lưu thông trong nước, không nước nào muốn nhận tiền Đồng vì nó không đảm bảo. Tiền của một nước nghèo thì không thể là một đồng tiền mạnh, không thể sử dụng trong thanh toán quốc tế được.

Tiền giấy chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng sức mạnh của nền kinh tế đó. Ví dụ như Venezuela: khi còn là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất Nam Mỹ, đồng Bolivar của nước này là một trong những loại tiền tệ mạnh nhất thế giới. Tờ tiền có mệnh giá cao nhất của Venezuela khi đó là 100 Bolivar (có thể so sánh với Mỹ khi 100 Đô la là tờ tiền lớn nhất xứ Cờ Hoa).

Nhưng khi nền kinh tế nước này sụp đổ, đồng Bolivar trở nên vô giá trị. Khi đi mua đồ, người dân Venezuela phải mang cả bao tải tiền thay cho ví. Chính phủ nước này phải phát hành tờ tiền mệnh giá 20.000 nhưng không ăn thua, sau đó đến lượt tờ 100.000 ra đời mà tình trạng mang vác nặng khi đi ra ngoài vẫn tiếp diễn. Có người nói đùa: Venezuela có tờ 100.000 thì còn lâu mới tiến lên được Xã hội Chủ nghĩa, vì Việt Nam đã có tờ 500.000 mà con đường đi lên còn mù mịt.

Ra ngoài ăn, người Venezuela phải mang đến cả 1 vali tiền. 1 lát Lasagna có giá đến gần nửa triệu Bolivar. Cũng có nghĩa nếu bạn có 1 gia tài bằng tiền mặt ở đất nước Nam Mỹ này, 1 năm sau quay lại, gia tài đáng lẽ giúp bạn sống cả đời ấy nay chỉ giúp sống được trong 1 ngày. Hoặc trước đây do tin tưởng vào loại tiền mạnh Bolivar mà chấp nhận thanh toán bằng tiền này, nay bạn coi như mất trắng.

Nghe thật khó tin, nhưng khi một đất nước không sản xuất ra được hàng hóa thì tiền giấy chỉ là một tờ giấy có mực in bên trên mà thôi. Đô la Mỹ quyền lực vì có số lượng vàng khổng lồ ở trong kho, có hàng hóa vô kể của nền kinh tế số 1 thế giới đứng ra đảm bảo giá trị thật của đồng tiền.

Ở Việt Nam có rất nhiều câu chuyện kiểu như: gửi tiền tiết kiệm với giá trị ngang 1 căn nhà, sau 20 năm nhận lại số tiền ngang 3 bát phở; hay gửi tiết kiệm 5 tháng lương, sau 30 năm mua được mớ rau.

Những người hiểu biết không ai găm Việt Nam Đồng cả. Cứ cầm Đô cho chắc, nó được coi như một kênh dự trữ an toàn bên cạnh vàng. Chính vì thế, trong các vụ án tham nhũng ở Việt Nam chỉ toàn thấy hối lộ nhau bằng đô la. Ví dụ Dương Chí Dũng khai ra biếu Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ 500.000 Đô la để chạy án chẳng hạn. Các quan chức Việt Nam tuy hàng ngày lên án “đế quốc Mỹ” và ca ngợi lãnh tụ, nhưng chắc chắn là thích Đô la hơn đồng tiền có in hình Hồ Chủ tịch rồi.

Nói thêm về giá trị của ngoại tệ, nếu không có nó, chúng ta không thể mua được hàng hóa nước ngoài. Ví dụ như xăng dầu, Việt Nam phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Như vậy nếu không có Đô la, phần lớn xe ô tô, xe gắn máy, máy bay… ở Việt Nam sẽ nằm một chỗ.

Nếu không có ngoại tệ, các Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài sẽ dừng hoạt động ngay lập tức, tiền đâu thanh toán cho chi phí điện nước, cho cán bộ nhân viên Sứ quán ăn ở… Ở nước nào phải dùng tiền nước ấy, không thì phải là 1 loại ngoại tệ mạnh như Đô la.

Đi làm việc ở nước nào cũng sẽ được nhận tiền của nước ấy, lao động ở Nhật thì nhận lương bằng Yên, lao động ở Malaysia thì nhận bằng Ringgit… Chị Trần Thị Mai tự sát ở Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia mới đây, cho dù chị lao động chui hay lao động hợp pháp thì đều nhận tiền Ringgit, cho dù chị chỉ gửi tiền về nhà cho gia đình thì tiền ấy cũng nuôi sống chính các cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Mỏ vàng “đu càng”

Ngoại tệ quan trọng như vậy, nên tất nhiên Việt Nam phải tìm mọi cách để có nó. Làm thế nào đây khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc lĩnh vực Nông nghiệp có giá trị thấp mà chi phí sản xuất lại lớn?

Câu trả lời chính là kiều hối từ những người Việt định cư ở nước ngoài – mỏ vàng không mất phí khai thác. Và thế là Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ra đời nhằm mục đích “giải thích thêm cho bà con ở bên đó để không còn sự hiểu lầm và cho họ biết rằng, đất nước ta đã phát triển về mọi mặt kinh tế – xã hội, rất cần có sự đóng góp của kiều bào ở nước ngoài thuộc đủ mọi ngành nghề, sẽ rất có lợi cho Tổ quốc”.

Điều ngược đời ở đây là đã “phát triển” rồi mà vẫn còn “rất cần đóng góp”, giống như một người vỗ ngực ta đây giàu có nhưng vẫn ngửa tay đi xin tiền bố thí vậy, đã giàu rồi thì phải cho đi mới đúng chứ.

Đầu năm nay trên mạng lan truyền câu chuyện được cho là Hồi ký của Trịnh Xuân Thanh viết trước khi bị bắt. Trịnh Xuân Thanh kể rằng để hoàn tất Nghị quyết 36, Trung ương Đảng đã lợi dụng mối quan hệ của bố anh ta là ông Trịnh Xuân Giới để kéo tướng Nguyễn Cao Kỳ về nước. Cuối cùng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng gật đầu với cái giá 50 triệu Đô la.

Bài viết trên kết luận “Trung ương đảng xác định bỏ ra 50 triệu đô để mỗi năm thu về hơn 10 tỷ đô thì quá lãi, còn lãi gấp ngàn lần so với buôn vũ khí và heroin.”

Câu truyện này rất có thể là thật, vì sự chi tiết tỉ mỉ mà chỉ người trong cuộc mới có thể biết và rất khó để bịa ra, và vì nó giải thích được một bí ẩn mà người Việt hải ngoại bao năm qua không thể giải đáp: đó là một người như ông Nguyễn Cao Kỳ tại sao có thể có những phát ngôn và hành động đi ngược lại với lý tưởng sống đã theo phần lớn cuộc đời của ông ta như vậy.

Chỉ có điều Nguyễn Cao Kỳ vẫn bị hố: Đảng chỉ trả cho ông 1 lần; còn lời nói của ông, Đảng sử dụng vĩnh viễn. Bất chấp danh dự để mang lại nguồn lợi quá lớn cho kẻ thù nhưng khi chết Nguyễn Cao Kỳ vẫn bị từ chối cho mang tro cốt về Việt Nam, đấy là câu trả lời rõ ràng nhất về thứ hòa giải dân tộc mà ông ta đã nói trên truyền hình Việt Nam năm 2005.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/remmitance-to-whom-05102018110651.html

 

Nghị quyết Hội nghị T/Ư 7

nhấn mạnh kiểm soát quyền lực

Một hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc hôm 12/5 với nghị quyết nhấn mạnh việc cần phải tìm kiếm “giải pháp kiểm soát quyền lực” và chống “chạy chức, chạy quyền, thân quen”.

Nghị quyết về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp” đã được ban hành trong hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 vừa kết thúc sau 6 ngày họp ở Hà Nội.

Dẫn lại bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, các báo Việt Nam cho hay nghị quyết của trung ương đảng nhắm đến một loạt mục tiêu quan trọng, trong đó điểm nhấn là “đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ”.

Nghị quyết cũng yêu cầu phải có “phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác”, bên cạnh đó là “có cơ chế tạo động lực”, tuy không đi kèm các chi tiết nhưng dường như hàm ý nhắc đến chế độ lương, thưởng hoặc thăng tiến xứng đáng.

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7, ông Trọng cho rằng các điều nêu trên là một phần của các giải pháp “đấu tranh ngăn chặn sự tha hoá quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên”.

Để đạt mục tiêu, vẫn theo thông tin trên báo chí trong nước, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực theo nguyên tắc “mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ” bằng cơ chế và “quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm”.

Một đoạn trích trong phát biểu của vị tổng bí thư nhấn mạnh: “Cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp”.

Báo chí đưa tin rằng trong nửa cuối của nhiệm kỳ, Ban chấp hành Trung ương khoá 12 sẽ phấn đấu “hoàn thành một bước” việc thể chế hoá, cụ thể hoá nghị quyết thành “các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước” về công tác cán bộ, nhắm đến kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Song song với công việc kể trên, Tổng Bí thư Trọng yêu cầu đảng phải “phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh” các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của đảng, pháp luật của nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.

Người đứng đầu đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hàng chục năm qua cũng khẳng định đảng “kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ”.

(Người Lao Động, Công an Tp.HCM, VOV)

https://www.voatiengviet.com/a/nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-7-nhan-manh-kiem-soat-quyen-luc/4391000.html

 

Mỹ ‘sẽ gây áp lực

để Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm’

Ngọc Lễ

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù nhân đang bị giam cầm vì lý do chính trị hay tôn giáo trong cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam 2018.

Ông Scott Busby, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, cũng cho biết ông sẽ nêu các vấn đề tự do tôn giáo và chỉnh sửa các điều luật mà ông cho là ‘mơ hồ’ của Việt Nam tại cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa hai nước vào tuần tới.

Ông cho rằng mặc dù quan hệ Việt-Mỹ đang tiến triển tốt đẹp và Mỹ đang cùng Việt Nam thúc đẩy nhiều ưu tiên như thương mại, an ninh khu vực, giáo dục đào tạo nhưng vấn đề nhân quyền ‘vẫn đang là thách thức’ cho quan hệ song phương bởi vì ‘vẫn đang tiếp tục có nhiều vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam’.

“Một trong những vấn đề mà chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với Việt Nam là tự do tôn giáo,” ông phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam hôm 11/5/2018 tại Quốc hội Mỹ và cho biết phía Mỹ đang tham vấn với Việt Nam trong việc thực thi đạo luật tự do tôn giáo mới của nước này.

“Chúng tôi vẫn rất quan ngại về sự sách nhiễu mà những nhóm tôn giáo chưa đăng ký gặp phải ở Việt Nam, bao gồm các nhóm ở Tây Nguyên,” ông nói. Ông cho biết mục tiêu của Mỹ là muốn Việt Nam cho phép tất cả những nhóm tôn giáo có đăng ký hoặc chưa đăng ký có thể hoạt động.

Vấn đề tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng khiến ‘phía Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc’ và sẽ nêu lên trong cuộc đối thoại. Ông cho biết Mỹ ghi nhận ‘tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp những người thực thi hòa bình quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội’.

Trong số những tù nhân chính trị hiện đang còn bị giam cầm ở Việt Nam, ông cho biết phía Mỹ rất quan tâm đến trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn Đài và các thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ.

Ông mô tả ông Đài, người mà ông gặp được hai lần, là ‘một người ôn hòa, đấu tranh cho các giá trị phổ phát và nhân quyền cơ bản’ và cho biết trường hợp ông Đài sẽ là một trong những ưu tiên mà ông sẽ nêu lên với phía Việt Nam trong cuộc đối thoại vào tuần tới.

Ngoài ra, ông cho biết cũng sẽ đề cập với phía Việt Nam các trường hợp của các tù nhân Hoàng Đức Bình và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ.

“Chúng tôi sẽ gây áp lực để Việt Nam thả tất cả các tù nhân lương tâm,” ông phát biểu.

Ngoài ra, quyền tự do trao đổi thông tin trên mạng cũng sẽ là một trong những chủ đề được phía Mỹ đề cập trong cuộc đối thoại, ông Busby cho biết.

Một trong những vấn đề mà phía Mỹ quan ngại là Nghị định 72 vốn cấm chia sẻ trên mạng những thông tin được cho là phê phán chính quyền hay lãnh đạo và đạo luật an ninh mạng mà ông cho rằng ‘hình sự hóa quyền tự do diễn đạt trên mạng’.

Ngoài ra, ông Scott Busby còn cho biết phía Mỹ cũng sẽ kêu gọi Việt Nam rút lại những ‘điều luật mơ hồ’ mà họ dùng để buộc tội những người bất đồng ôn hòa cũng như nêu mối quan tâm của Hoa Kỳ về việc cải cách bộ luật lao động để cho phép công nhân tổ chức các công đoàn độc lập để đình công khi cần thiết.

Ông cho biết Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Daniel Kritenbrink đã nói với ông rằng ông đã nêu vấn đề nhân quyền trong ‘gần như mọi cuộc gặp với giới chức Việt Nam’.

“Có rất nhiều lĩnh vực để hợp tác giữa hai nước. Chúng tôi muốn có mối quan hệ mạnh mẽ nhưng chúng ta không thể có quan hệ mạnh mẽ cho đến khi Việt Nam tôn trọng các nhân quyền cơ bản,” ông phát biểu.

Cũng tại buổi lễ kỷ niệm này, ông Scott Flipse, giám đốc Chính sách và Quan hệ truyền thông của Văn phòng Quốc hội đặc trách Trung Quốc và từng là phó giám đốc Nghiên cứu Chính sách tại Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, nói rằng đạo luật nhân quyền Việt Nam sắp sửa được đưa ra lại tại Hạ viện.

Đạo luật này, vốn đã được thông qua ba lần tại Hạ viện nhưng bị chặn ở Thượng viện, sẽ giúp nêu vấn đề nhân quyền của Việt Nam với chính quyền mới của Hoa Kỳ và đặt nhân quyền ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam, ông Flipse nói.

“Chúng tôi sẽ không bỏ qua vấn đề nhân quyền ngay cả khi chúng tôi tìm kiếm mối quan hệ thương mại và an ninh với Việt Nam,” ông nói và cho biết cá nhân ông ‘sẽ làm mọi tất cả mọi thứ có thể để ông Nguyễn Văn Đài được phóng thích’.

Trao đổi với VOA bên lề buổi lễ, dân biểu liên bang Gerry Connolly cũng nói rằng mục tiêu của phía Mỹ là “Việt Nam sẽ không còn tù nhân lương tâm”.

Tuy nhiên, ông cho biết ông ‘lo lắng trước việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thoái lui trong việc cổ vũ nhân quyền cho Việt Nam’ và cho rằng đó là ‘sai lầm lớn’.

“Đó là một sai lầm khủng khiếp khi không đề cập vấn đề nhân quyền với Việt Nam vì nó sẽ gửi tín hiệu sai lầm đến Hà Nội,” ông nói, “Khi đó, khi có những người đã bị phân biệt đối xử vì niềm tin hay hoạt động của họ thì những người khác cũng sẽ có chung số phận.”

Một ngày trước buổi lễ kỷ niệm này, cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô Washington DC và các tiểu bang lân cận đã có buổi vận đồng về nhân quyền Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế yểm trợ cao trào nhân bản, cho biết tại cuộc vận động tại Bộ Ngoại giao, ông Scott Busby đã xác nhận rằng phía Mỹ ‘sẽ tiếp tục đòi hỏi Việt Nam tôn trọng những quyền tự do, những giá trị căn bản’.

“Ông ấy nói chúng tôi có những giới hạn không thể vượt qua,” ông Quân thuật lại lời ông Busby, “Và nếu Việt Nam muốn gia tăng liên hệ với phía Mỹ thì các anh phải hành xử sao cho đúng.”

Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5 được thi hành theo Quyết nghị chung của Quốc hội Hoa Kỳ và Công luật do cựu Tổng thống Bill Clinton ban hành vào năm 1994.

https://www.voatiengviet.com/a/my-se-gay-ap-luc-de-viet-nam-tha-tat-ca-tu-nhan-luong-tam/4390473.html

 

Bệnh viện Hà Nội ‘mổ thành công’

khiến người gãy tay thiệt mạng

Sở Y Tế Hà Nội hôm Thứ Năm 10 tháng 5 yêu cầu bệnh viện đa khoa Hà Đông điều tra trường hợp một người đàn ông bị tai nạn giao thông gãy tay, đã tử vong tại bệnh viện này sau khi được giải phẫu.

Tin cho hay, vào tối ngày 8 tháng 5, người đàn ông ở Hà Nội được nêu tên tắt là V.Đ.C. bị tai nạn giao thông. Ông C. được gia đình đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai với các triệu chứng đau nhức cánh tay phải, mặt và chân bị xây xước ngoài da. Tại đây, các bác sĩ thông báo xương cánh tay phải, gần bả vai của ông C. bị gãy và cần được giải phẫu. Ngay trong đêm 8 tháng 5, ông C. được chuyển sang bệnh viện đa khoa Hà Đông. Sau khi làm thủ tục, đến khoảng 9 giờ 15 phút sáng ngày 9 tháng 5, ông C. được đưa vào phòng mổ. Sau cuộc phẫu thuật kéo dài 4 giờ, bác sĩ thông báo với gia đình rằng ca mổ đã “thành công tốt đẹp”.

Tuy nhiên, khi người nhà xin vào thăm thì bác sĩ không đồng ý và cho rằng, bệnh nhân mới mổ xong, chưa thể gặp được. Sau khi chờ đợi lúc lâu, khoảng 1 giờ 30 phút chiều, người nhà ông C. đi thẳng lên Khoa Hồi Sức của bệnh viện đa khoa Hà Đông. lúc này họ thấy ông C. một mình trong phòng và đang trong tình trạng tím tái nên vội vàng gọi bác sĩ. Khi các bác sĩ đến nơi thì ông C. đã tử vong.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/benh-vien-ha-noi-mo-thanh-cong-khien-nguoi-gay-tay-thiet-mang/

 

Đảng viên ấu dâm hưởng án treo gây bức xúc

Trưa 11/5, Tòa phúc thẩm đã tuyên án Đảng viên Nguyễn Khắc Thủy tội “Dâm ô trẻ em” nhưng hưởng 18 tháng tù treo, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.

Trước đó, hồi tháng 11/2017, ông Thủy, 77 tuổi, nguyên giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bị kết án 3 năm tù giam vì tội dâm ô đối với hai cháu bé hồi 2014.

Khi đó, mạng xã hội xôn xao vì một video clip cho thấy vị Đảng viên giận dữ dọa đốt thẻ Đảng và tự sát sau phiên tòa sơ phẩm.

VN: ‘Khai trừ’ đảng viên là phụ huynh ‘bắt cô giáo quỳ’

Quy định 102 có phân biệt đối xử Đảng viên?

Việt Nam: Đảng viên đã qua đời vẫn có thể bị kỷ luật?

Ngay trong phần tranh luận phiên toà 17/11/2017, ông Thủy đã tuyên bố rằng “nếu tuyên bị cáo phạm tội thì ngay lập tức đốt thẻ Đảng viên và sau đó sẽ tự thiêu,” theo báo Dân Trí.

Báo này cũng dẫn lời Hội đồng xét xử rằng “Căn cứ vào hồ sơ vụ án, kết quả thực nghiệm hiện trường, lời khai các bên cũng như lời trình bày tại phiên tòa hôm nay của điều tra viên, có đủ căn cứ truy tố bị cáo Nguyễn Khắc Thủy tội dâm ô trẻ em với nhiều tình tiết tăng nặng như phạm tội nhiều lần.”

Khi đó, HĐXX cân nhắc các tình tiết và vì ông Thủy là người cao tuổi, nên HĐXX quyết định tuyên mức án 3 năm tù.

Hôm 11/5, Đại diện VKS đã đề nghị y án sơ thẩm nhưng HĐXX sau khi nghị án vẫn quyết định sửa bản án sơ thẩm, cho rằng chưa xác định được hành vi phạm tội của ông Thủy đối với một trong hai nạn nhân.

Trong lời nói sau cùng, theo báo Tuổi Trẻ, bị cáo 51 tuổi Đảng vẫn nói lớn: “Tôi bị oan”.

Dư luận mạng xã hội nói gì?

Phạm Gia Hiền

SAO LẠI TREO???

Các anh chị còn nhớ người đàn ông này chứ? Cách đây 1 năm, ông ta là tâm điểm làn sóng căm phẫn của công chúng (chủ yếu là netizen) do bị cáo buộc dâm ô trẻ em.

Mẹ của 1 cháu bé đã up lên mạng đoạn clip chị trò chuyện với con, và đứa bé hồn nhiên kể lại đã bị ông Thủy lạm dụng, sờ mó, thậm chí dùng vũ lực và dọa dẫm như thế nào. Một người đàn ông nước ngoài cũng tố cáo đã tận mắt chứng kiến ông Thủy có hành vi dâm ô cháu bé 5 tuổi, anh này thậm chí còn chụp hình lại làm bằng chứng. Tổng số bé gái tố cáo bị Thủy xâm hại lên đến 10 cháu, đều trong cùng khu dân cư.

Với những vụ việc như thế, đương nhiên làn sóng phẫn nộ luôn là rất lớn. Và tôi, cùng nhà báo Phạm Trung Tuyến khi đó đã chọn hướng tiếp cận về mối quan tâm của xã hội chúng ta đến vấn đề lão dục. Nôm na là, những ông già kìm nén ham muốn tình dục không có cách giải tỏa, là những kẻ tội nghiệp

– và nếu có trở thành những con quỷ râu xanh, thì đó cũng là những con quỷ khốn khổ mang gông đạo đức.

Nhưng mặt khác, nếu đã chứng minh là có tội, thì phải xử nghiêm. Hôm nay tòa tuyên án, từ 3 năm tù, xuống còn 18 tháng, rồi lại là án treo – đó là cách xét xử gì vậy?

Có thể thấy, TAND Tp. Vũng Tàu lúng túng giữa nhiều áp lực. Không đủ bằng chứng để nghiêm trị – trong khi dư luận thì rất căng. Ngược lại, ông Thủy cũng cố tình thể hiện tình trạng sức khỏe rất yếu (nằm thẳng cẳng đo huyết áp và uống sữa ngay giữa tòa thì kinh rồi).

Cho nên, bản án này là một bản án kỳ quặc. Dịch nôm nó ra là: Có tội đấy – nhưng răn đe thôi.
Răn đe? Dâm ô bọn trẻ 5-6 tuổi mà án treo thì là án gì, răn đe được ai với cái mức án đấy?

Không có tội, thì thả và xin lỗi, trả lại sự trong sạch cho người ta.

Còn có tội, thì điều tra kỹ lưỡng, đấu tranh đến cùng, có trăm tuổi cũng tống vào tù chứ?

Chẳng khác nào ông Đoàn Văn Vươn dạo nọ, đi tù vì tội Giết người, nhưng án là 5 năm.

Luật pháp kiểu này, bảo sao cứ sểnh ra là người ta biểu tình trên Facebook.

Truong Huy San

Đây là một kẻ biến thái. Tôi không đòi hắn ta phải ở tù ngay. Tôi đề nghị Toà Tối cao và VKS phải kháng nghị để sớm tuyên một hình phạt bổ sung, cấm hắn không bao giờ được ở trong tầm mắt các cháu gái và không được cư trú cùng phường với nạn nhân. Bất cứ lúc nào hắn để cho cháu H.A. nhìn thấy, án treo ngay lập tức bị đổi thành án giam.

Bản án Tòa tuyên Nguyễn Khắc Thủy từ 3 năm tù giam xuống còn 18 tháng treo, mình cho là.. cũng được. Qua đó người dân thấy rõ hơn bộ mặt suy đồi của nền tư pháp XHCN, nhưng quan trọng hơn, với tên Nguyễn Khắc Thủy, bản án của xã hội dành cho hắn là cả đời

Thử tưởng tượng xem, nếu hắn bị 3 năm tù giam, đến khi ra tù cuộc sống bộn bề sẽ làm chẳng mấy ai nhớ đến tội lỗi của hắn, nhưng bây giờ hình ảnh hắn đã xuất hiện khắp nước, ai cũng biết. Đi đến đâu hắn cũng sẽ xã hội khinh bỉ. Ngay cả nơi hắn ở, hắn cũng sẽ không được yên thân.

Hắn sẽ sống và bị nguyền rủa đến cuối đời

Bản án thách thức dư luận?!

Bản án phúc thẩm mà Chủ tọa phiên tòa của TAND Bà Rịa Vũng Tàu tuyên cho tên tội phạm dâm ô hàng loạt trẻ em Nguyễn Khắc Thủy quả là quá lạ lùng khiến ai cũng phải đặt dấu hỏi.

“Tuổi cao, sức yếu”, “đảng viên”, “cán bộ ngân hàng NN” không phải là những tình tiết mới để được giảm án sâu như thế. Đang từ 3 năm tù ngồi giảm xuống 2 năm hay 18 tháng tù ngồi là điều có thể thấy ở các phiên tòa mà HĐXX thấy mức án phiên sơ thẩm kêu quá nặng. Nhưng giảm từ 3 năm tù ngồi xuống tận 18 tháng tù treo thì quá là bất thường?!

Phải chăng phiên tòa này muốn thách thức dư luận, tiện thể “bôi xấu” chính quyền luôn một thể???

Ảnh: người ảnh bên trái đang lan truyền trên mạng hôm nay được cho là thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện, Chủ tọa phiên tòa này. Nhìn ảnh có thể thấy ông này là người rất… “đạo đức”. Đến tranh khỏa thân (ở bảo tàng?) mà ông này còn dùng tay che chỗ nhạy cảm lại. Thật là phi thường!!!

P.S: Mà bọn HĐXX phiên tòa này rất đểu cáng. Tên Thủy mà chúng bảo “tuổi cao sức yếu”. Trong khi bác Tổng 74t mà vẫn “đốt lò” ầm ầm kia kìa. Lý do tuổi tác rất đểu, rất chi là chống phá