Tin khắp nơi – 01/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao

Cộng hòa Dominica vừa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cắt đứt với Đài Loan.

Đài Loan nói “rất thất vọng” về quyết định của quốc gia vùng Caribbe này, là quyết định càng khiến cho Đài Loan bị cô lập ngoại giao.

Cả chính quyền Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều nói rằng các nước khác không thể cùng công nhận cả hai.

Tập Cận Bình nói TQ không được tự mãn

Trang Marriott bị TQ đóng vì ‘Tây Tạng, Đài Loan’

Chính sách “Một Trung Quốc” là gì?

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai của mình.

Sau quyết định mới nhất của Cộng hòa Dominica, Đài Loan nay chỉ còn 19 đồng minh ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Đài Loan nói Cộng hòa Dominica đã chấp nhận “những hứa hẹn đầu tư và viện trợ viển vông từ Trung Quốc”.

Đài Bắc cũng “mạnh mẽ lên án các quyết định chủ quan của Trung Quốc trong việc sử dụng ngoại giao đô la để lung lạc các đồng minh ngoại giao của Đài Loan”.

Cộng hòa Dominica nói họ tin rằng việc thay đổi sẽ “cực kỳ tích cực cho tương lai đất nước chúng tôi” và rằng nước này thừa nhận Đài Loan là “một phần không thể chuyển nhượng của lãnh thổ Trung Quốc”.

Cộng hòa Dominica nói ngay cả khi không có các mối quan hệ ngoại giao chính thức, Trung Quốc cũng đã là nhà cung ứng hàng nhập khẩu lớn thứ hai của họ.

Cố vấn pháp lý của tổng thống, Flavio Dario Espinal nói tại cuộc họp báo rằng chính phủ biết ơn Đài Loan.

“Tuy nhiên, thực tế lịch sử và kinh tế xã hội buộc chúng tôi nay phải đổi hướng,” ông giải thích.

Số lượng các nước công nhận Đài Loan là một quốc gia đã giảm nhanh chóng trong những năm gần đây, khi mà Trung Quốc ngày càng tăng cường ảnh hưởng ngoại giao.

Trước Cộng hòa Dominica, các nước đổi đồng minh mới đây nhất gồm có Panama, hồi năm ngoái, và quốc đảo Sao Tome và Principe ở châu Phi, hồi 2016.

Panama cắt quan hệ với Đài Loan vì Trung Quốc

Tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là ai?

Chỉ có 19 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, hầu hết là các quốc đảo nhỏ bé ở vùng Trung và Nam Mỹ, là các khu vực trước đây chỉ có quan hệ kinh tế hạn chế với Trung Quốc, gồm:

Vùng Mỹ Latin và Caribbe: Belize, El Salvador, Haiti, Nicaragua, St Kitts và Nevis, St Vincent & the Grenadines, Guatemala, Paraguay, Honduras và Saint Lucia

Châu Phi: Burkina Faso và Swaziland

Châu Âu: Tòa thánh Vatican

Vùng Thái Bình Dương: Kiribati, Nauru, Quần đảo Solomon Islands, Tuvalu, Quần đảo Marshall và Palau

Trung Quốc và Đài Loan có chính quyền riêng kể từ khi kết thúc nội chiến ở Trung Quốc, hồi 1949.

Quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi kể từ khi Đài Loan bầu bà Thái Anh Văn làm tổng thống, hồi 2016.

Bà Thái không chính thức ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” – là thỏa thuận đạt được hồi 1992, khi hai bên đồng ý ký rằng chỉ có một Trung Quốc, nhưng có những các diễn giải khác nhau về cách hiểu định nghĩa này.

Bắc Kinh e ngại rằng bà sẽ thúc đẩy cho việc Đài Loan chính thức độc lập, nhưng bà Thái nói bà muốn giữa nguyên trạng.

Kể từ khi bà Thái đắc cử, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các nỗ lực nhằm cô lập Đài Loan và thuyết phục các nước ủng hộ Đài Loan thay đổi quan điểm.

Do Trung Quốc ngày càng hùng mạnh về kinh tế và chính trị trên thế giới, nên Bắc Kinh ngày càng dễ thuyết phục các nước đổi ý.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43963259

 

‘Ngừng chiến tranh tâm lý’ nơi biên giới Hàn-Triều

Hàn Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ hệ thống loa phóng thanh chĩa sang Bắc Hàn tại khu vực ranh giới đình chiến từ ngày 1/5.

Cuộc gặp lịch sử sẽ dẫn tới hòa bình lâu dài?

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn diễn ra ‘ba, bốn tuần tới’

Seoul nói Bình Nhưỡng cũng đang làm điều này, theo nội dung thỏa thuận của Tuyên bố Bàn Môn Điếm hôm 27/4.

Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong-un đã họp thượng đỉnh, cam kết dừng các hành vi thù địch.

Dự kiến ông Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong mấy tuần nữa.

Hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền được Seoul lắp đặt từ 1963, đáp trả động thái tương tự của Bình Nhưỡng.

Kể từ đó, đây trở thành một phần cuộc chiến tâm lý giữa hai miền.

Seoul nay cũng đã yêu cầu các tổ chức dân sự ngừng việc rải truyền đơn sang Bắc Hàn.

Hôm 1/5, khi họp nội các, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon chỉ thị thực thi nội dung Tuyên bố Bàn Môn Điếm, bắt đầu với những dự án không bị Liên Hiệp Quốc đặt vào danh sách cấm với Bắc Hàn.

Seoul sẽ “tổng hợp kết quả” từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới để xúc tiến các công việc tiếp theo liên quan phi hạt nhân hóa và ổn định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, theo tin của hãng KBS.

Cuộc gặp giữa ông Kim và ông Trump, có vẻ diễn ra trong tháng Sáu, sẽ là hội nghị đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Hàn đang tại nhiệm.

Nhưng hiện vẫn chưa rõ cuộc gặp diễn ra ở đâu.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump đăng Twitter gợi ý tiến hành hội nghị ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, nơi vừa diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43951511

 

Hạt nhân Iran: Mỹ ủng hộ cáo buộc của Israel

Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố thỏa thuận hạt nhân với Iran, ký dưới thời Barack Obama, “được xây dựng bằng dối trá”, sau khi Israel nói có bằng chứng về Iran.

Bảy điều giúp bạn hiểu cuộc chiến ở Syria

Macron nói Trump sẽ từ bỏ thỏa thuận Iran

Hôm thứ Hai Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tố cáo Iran tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân bí mật mang tên Dự án Amad.

Israel nói Iran vẫn tiếp tục tìm kiếm vũ khí hạt nhân sau khi dự án này đóng cửa năm 2003.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố tài liệu của Thủ tướng Israel là thật.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, phản đối thỏa thuận, sẽ quyết định có từ bỏ nó hay không trước 12/5.

Pháp và Anh, cũng đã ký, tuyên bố Iran đã tôn trọng và nên duy trì thỏa thuận.

Ông Netanyahu đưa ra cái mà ông gọi là hàng ngàn “hồ sơ hạt nhân bí mật” cho thấy Iran nói dối về tham vọng hạt nhân trước khi ký thỏa thuận năm 2015.

Israel đã rất căng thẳng với Iran, đặc biệt từ khi Iran hiện diện quân sự ở Syria.

Iran luôn phủ nhận họ muốn có vũ khí hạt nhân. Năm 2015, Iran đồng ý ngừng chương trình năng lượng hạt nhân để dỡ bỏ cấm vận.

Ông Netanyahu không đưa ra bằng chứng tố cáo Iran vi phạm thỏa thuận từ khi có hiệu lực năm 2016.

Nhưng ông nói Dự án Amad vẫn tiếp tục tại bộ quốc phòng Iran.

Ông nói Israel đã chia sẻ hồ sơ với Mỹ và sẽ đưa cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Mỹ phản ứng

Phản ứng lại, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố trong văn bản rằng “chính thể Iran không nói thật”.

Ông Pompeo tuyên bố các tài liệu chứng tỏ Iran “đã có chương trình vũ khí hạt nhân bí mật suốt nhiều năm”.

“Iran đã giấu hồ sơ nguyên tử khổng lổ trước thế giới và IAEA – cho tới hôm nay.”

Thông cáo của ông Pompeo nói thỏa thuận năm 2015 “được xây dựng dựa trên dối trá của Iran”.

Mỹ sẽ “đánh giá ý nghĩa của việc phát hiện hồ sơ hạt nhân bí mật của Iran”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố đã xem một phần buổi thuyết trình của ông Netanyahu và rằng tình hình “không thể chấp nhận”.

Hôm 1/5, người phát ngôn ngoại giao Iran Bahram Ghasemi cáo buộc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là “kẻ dối trá”.

Phía Iran nói: “Netanyahu đang cố gắng tác động tới quyết định sắp có của Trump về thỏa thuận hạt nhân quốc tế 2015.”

Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU Federica Mogherini tuyên bố tài liệu của Israel không đặt ra nghi ngờ về sự tuân thủ thỏa thuận 2015 của Iran.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43961769

 

Philippines thất bại

đổi tên Benham Rise từ tên Trung Quốc

Trang tin Philstar của Philippines hôm 30/4 cho biết Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) hôm 6/3 đã từ chối đề nghị đổi tên 5 thực thể do Philippines kiểm soát thành Benham Rise sau khi Trung Quốc đã đặt tên Trung Quốc cho các thực thể này.

Philippines đệ đơn lên IHO đòi đổi lại tên hôm 28/2 và lập luận rằng Trung Quốc đã tiến hành hoạt động nghiên cứu dưới nước tại Benham Rise hồi năm 2004 và dẫn đến việc đặt tên cho khu vực này mà không có sự đồng ý của Philippines.

Philstar trích lời ông Hans Werner Schenke, Chủ tịch Tiểu ban về tên của các thực thể ngầm dưới biển thuộc IHO cho biết Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không có tác dụng  đối với việc đặt tên cho các thực thể ngầm thuộc các vùng đặc quyền kinh tế. Ông Schenke giải thích rằng đề nghị đặt tên của Trung Quốc đã theo đúng các hướng dẫn và quy định của IHO. Việc đổi lại tên theo yêu cầu của Philippines, vì vậy sẽ tạo tiền lệ cho những trường hợp khác. Việc đặt tên này không có ảnh hưởng đến chủ quyền của một nước lên vùng đặc quyền kinh tế.

Hồi giữa tháng 2 vừa qua Philippines cho biết Bắc Kinh đã từng gửi đề xuất đặt tên cho 5 thực thể này trong một hội nghị tại Brazil hồi năm 2015. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho biết nước này đã đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này với Trung Quốc vào lúc đó.

Benham Rise rộng khoảng 13 triệu ha, nằm ở phía đông Philippines và được UN xác định thuộc thềm lục địa của Philippines. Vào tháng 5/2017 Tổng thống Rodrigo Duterte ký sắc lệnh đổi tên thành Philippines Rise để củng cố chủ quyền.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, Tổng thống Philippines  ra lệnh ngưng mọi hoạt động nghiên cứu khảo sát của các nhà khoa học nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc tại Benham Rise.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/philippines-loses-bid-to-void-chinese-names-for-benham-rise-features-05012018131128.html

 

Ông John McCain viết hồi ký, chỉ trích ông Trump

Thượng nghị sĩ John McCain, trong một hồi ký từ biệt trong lúc đang chống chọi căn bệnh ung thư não, chỉ trích Tổng thống Donald Trump không giữ được các giá trị của nước Mỹ.

“Ông ấy không chịu phân biệt những hành động của chính phủ chúng ta với những tội phạm của những chính phủ bạo ngược,” Thượng nghị sĩ John McCain 81 tuổi nói về ông Trump trong một trích đoạn của cuốn sách mới nhan đề ‘Cơn sóng Không ngừng: Những Thời điểm Tốt, Chính Nghĩa, Những cuộc Chiến Vĩ đại, và Những Cảm kích.

“Bề ngoài cứng rắn, hay một lối trình diễn sao chép cứng rắn dường như quan trọng hơn bất cứ giá trị nào của chúng ta,” ông McCain viết.

Ông McCain, từng là tù binh chiến tranh tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1960, ứng cử viên Đảng Cộng hòa thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 và 6 lần được bầu làm Thượng nghị sĩ đại diện bang Arizona, nói ông không tiếc nuối khi phục vụ nhiệm kỳ cuối tại Thương viện, như tình trạng bệnh tình của ông buộc ông phải thừa nhận điều đó.

Thượng nghị sĩ McCain viết rằng người hùng của tôi, Robert Jordan, trong tác phẩm ‘Chuông nguyện hồn ai’ đã nói: “Thế giới là một nơi tốt đẹp và đáng để tranh đấu và tôi rất ghét phải rời bỏ nó.” Ông McCain viết tiếp: “Và tôi cũng vậy, tôi ghét phải rời bỏ. Tuy nhiên tôi không than phiền gì. Không một lời. Tôi đã đi một chặng đường dài. Tôi được biết những đam mê vĩ đại, được thấy những kỳ quan tuyệt vời, đã chiến đấu trong chiến tranh, và giúp kiến tạo hòa bình. Tôi tạo dựng được một chỗ đứng nhỏ bé cho mình trong lịch sử nước Mỹ và lịch sử trong thời đại của tôi.”

Ông McCain chia sẻ: “Tôi tự do hơn các đồng nghiệp sẽ phải đối diện lần nữa với các cử tri. Tôi có thể nói những điều tôi nghĩ mà không sợ hậu quả. Và tôi có thể bỏ phiếu theo lương tri mà không lo lắng gì cả.”

“Trước khi từ giã tôi muốn thấy nền chính trị của chúng ta trở lại những mục tiêu và lối hành xử vốn tạo sự khác biệt giữa lịch sử chúng ta với lịch sử những nước khác.” “Tôi muốn thấy chúng ta phục hồi lại cảm nghĩ là chúng ta giống nhau hơn là khác biệt nhau.”

Thượng nghị sĩ trực tính McCain có một mối quan hệ sóng gió với Tổng thống Cộng hòa Donald Trump. Trong cuộc tranh cử Tổng thống, ông Trump từng lên tiếng xem nhẹ thời gian 5 năm rưỡi ông McCain bị bắt giam tại miền Bắc Việt Nam sau khi bị bắn rơi trong một phi vụ không kích Hà Nội.

Ông Trump nói: “Ông ấy không phải là một anh hùng chiến tranh. Không phải anh hùng chiến tranh vì ông ấy đã bị bắt. Tôi thích những người không bị bắt.”

Năm ngoái, ông McCain bất chấp ông Trump bỏ lá phiếu quyết định, chống lại kế hoạch của đảng Cộng hòa mà Tổng thống ủng hộ đó là thu hồi chính sách bảo hiểm sức khỏe của cựu Tổng thống Dân chủ Barack Obama.

Kể từ tháng 12 năm ngoái, ông McCain được chữa trị tại Arizona, thỉnh thoảng đưa ra bình luận về các vấn đề quốc nội và quốc tế, nhưng ông không có mặt tại Washington.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-john-mccain-viet-hoi-ky-chi-trich-ong-trump/4373509.html

 

Kinh tế Mỹ bị thiệt hại nếu áp thuế Trung Quốc

Đề nghị của Tổng thống Trump áp đặt thuế quan lên hàng nhập khẩu Trung Quốc, cùng với việc trả đũa của Bắc Kinh sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ và làm mất công ăn việc làm của dân Mỹ, theo cuộc nghiên cứu mới công bố ngày 1/5.

Nghiên cứu của Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng (CTA) và Liên đoàn Bán lẻ Toàn quốc (NRF) chỉ ra rằng kế hoạch của ông Trump áp đặt thuế quan lên ít nhất 50 tỉ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc làm giảm tăng trưởng kinh tế của Mỹ gần 3 tỉ đô la và làm mất 134.000 việc làm.

Cuộc nghiên cứu cũng cảnh báo rằng khoản thuế bổ sung trị giá 100 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế Mỹ, làm mất 455.000 việc làm và giảm 49 tỉ đô la tăng trưởng kinh tế.

Cuộc nghiên cứu cho thấy các nông dân Mỹ có thể phải trả giá cao nhất cho việc áp đặt thuế quan.

Lợi tức thuần của nông dân sẽ giảm 6,7% và 67.000 việc làm trong nông nghiệp sẽ mất nếu thuế quan được áp đặt, theo cuộc khảo sát.

Nếu thuế quan áp đặt lên 100 tỉ đô la giá trị sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, lợi tức nông dân sẽ giảm 15%, và việc làm trong lãnh vực này sẽ giảm 181.000, nghiên cứu nêu rõ.

Nếu thuế quan có hiệu lực, 10 tiểu bang bị mất việc nhiều nhất là California, Texas, Florida, Washington, New York, Georgia, Missouri, Pennsylvania, North Carolina và Ohio.

Một cuộc nghiên cứu khác gần đây của NRF và CTA cho thấy, một chiếc TV sản xuất tại Trung Quốc bán trên thị trường Mỹ hiện là 250 đô la sẽ tăng lên thành 308 đô la, nếu thuế quan được áp đặt.

(Nguồn Hill/cta.tech)

https://www.voatiengviet.com/a/kinh-te-my-bi-thiet-hai-neu-ap-thue-trung-quoc/4373103.html

 

Kêu gọi điều tra Trung Quốc lạm dụng Interpol

để đàn áp bất đồng chính kiến

Bộ Tư pháp Mỹ được yêu cầu điều tra xem Trung Quốc lạm dụng hệ thống Thông báo Đỏ của INTERPOL như thế nào để sách nhiễu và đe dọa các nhà bất đồng chính kiến và thân nhân họ.

Thông báo Đỏ không phải là một lệnh bắt giam nhưng là “một yêu cầu tìm ra và tạm thời bắt giữ một cá nhân trong khi chờ đợi trục xuất,” INTERPOL nói. “Thông báo Đỏ được Tổng thư ký INTERPOL ban hành theo yêu cầu của một quốc gia thành viên hay một Tòa án quốc tế căn cứ trên một trát bắt có hiệu lực..,INTERPOL không thể cưỡng bách bất cứ quốc gia thành viên nào bắt một cá nhân đối tượng của Thông báo Đỏ. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý của Thông báo Đỏ trong phạm vi biên giới của mình.”

Hầu hết Thông báo Đỏ chỉ dành riêng cho các cơ quan thi hành pháp luật, nhưng một số được đưa lên mạng và giữ lại các tin tức nhạy cảm.

Một nhóm các Thượng nghị thuộc cả hai đảng đã gởi thơ cho Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nhắc đến một phát hiện của Human Rights Watch là “Nhà chức trách Trung Quốc dùng Thông báo Đỏ của INTERPOL như là một biện minh, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để sách nhiễu một cách có hệ thống các thân nhân của những người có tên trong Thông báo Đỏ.”

Sử dụng Thông báo Đỏ để sách nhiễu và giam giữ thân nhân những người bất đồng chính kiến vẫn còn sống tại Trung Quốc, Bắc Kinh có thể áp lực buộc những nghi can bất đồng chính kiến ở nước ngoài phải trở về để bị trừng phạt.

Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu Bộ Tư pháp trong tư cách đại diện Hoa Kỳ tại INTERPOL cung cấp tin tức về bất cứ trường hợp nào liên hệ đến việc Trung Quốc sách nhiễu hay cưỡng bách những cá nhân tại Mỹ căn cứ trên Thông báo Đỏ.

(Nguồn PJ Media/Rubio.senate.gov)

https://www.voatiengviet.com/a/keu-goi-dieu-tra-trung-quoc-lam-dung-interpol-de-dan-ap-bat-dong-chinh-kien/4372945.html

 

Giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ-Trung:

Thỏa thuận hay Thuế

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross ngày 1/5 tuyên bố chính quyền Mỹ đã chuẩn bị thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc nếu phái đoàn Mỹ đến Bắc Kinh không đạt được một thỏa thuận giảm mức mất cân bằng mậu dịch giữa hai nước.

Bộ trưởng Ross nói với đài truyền hình CNBC trước khi lên đường đi Trung Quốc để thảo luận với các giới chức cao cấp Trung Quốc vào ngày 3 và 4/5 rằng ông hy vọng thỏa thuận có thể đạt được để giải quyết những căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump sẽ là người đầu tiên chấp thuận bất cứ thỏa thuận nào. Ông Trump xem việc cắt giảm thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc là một phần chủ chốt trong chính sách thương mại.

Phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh gồm các giới chức kinh tế hàng đầu của ông Trump trong đó có Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, cố vấn cho Tòa Bạch Ốc về thương mại và sản xuất Peter Navarro, và cố vấn kinh tế hàng đầu của Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow.

Bộ trưởng Thương mại Ross cho hay Tổng thống Trump đã sẵn sàng áp đặt thuế quan lên thép và nhôm của Trung Quốc để trừng phạt thêm Bắc Kinh về việc nước này đánh cắp sở hữu trí tuệ, theo khoản 232 và 301 của những cuộc điều tra thương mại.

Ông Ross không cung cấp chi tiết về những đòi hỏi rõ ràng từ chính quyền ông Trump đối với Trung Quốc trong cuộc thảo luận tại Bắc Kinh sắp tới.

https://www.voatiengviet.com/a/giai-quyet-thuong-mai-my-trung-thoa-thuan-hay-thue/4372915.html

 

Nhật-Hàn-Trung sắp họp thượng đỉnh

Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Tokyo vào ngày 9/5 để thảo luận về các vấn đề trong khu vực, chính phủ Nhật loan báo hôm 1/5. Các quan sát viên hy vọng Triều Tiên sẽ nằm cao trong nghị trình của hội nghị.

Cuộc họp thượng đỉnh được một trong ba nước tổ chức luân phiên kể từ hội nghị đầu tiên diễn ra tại Nhật Bản vào năm 2008 nhằm củng cố đối thoại và hợp tác. Đây là lần thứ ba Nhật Bản tổ chức hội nghị, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Ngoài tham dự hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc sẽ viếng thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 8 đến 11/5 và sẽ gặp Nhật Hoàng Akihito, Bộ Ngoại giao Nhật Bản loan báo.

Ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc đã họp thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và hai bên đã đồng ý cùng nhau làm việc để tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông Kim cũng sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những tuần lễ tới.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-han-trung-sap-hop-thuong-dinh/4372875.html

 

TT Trump:

tiết lộ các câu hỏi của CTV Mueller là ‘đáng hổ thẹn’

Tổng thống Trump mạnh mẽ đả kích việc tiết lộ các câu hỏi của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dành cho ông, nói rằng vụ rò rỉ là “đáng hổ thẹn”, và khẳng định – một cách không chính xác – rằng không có câu hỏi nào về khả năng có thông đồng với Nga.

Sáng sớm ngày 1/5, Tổng thống Trump viết trên trang Twitter cá nhân “Thật đáng hổ thẹn khi các câu hỏi liên quan đến cuộc ‘Săn lùng Phù thủy” (ám chỉ truy bức chính trị) có liên hệ với Nga bị ‘rò rỉ’ ra truyền thông. Không có câu hỏi nào về Sự Thông Đồng. Ồ, tôi hiểu rồi… họ phải dựng lên cái gì đó, tội giả mạo, Sự Thông Đồng- mà không bao giờ có thực, và một cuộc điều tra bắt đầu bằng những thông tin tối mật bị rò rỉ ra ngoài một cách bất hợp pháp. Tuyệt!”

CTV đặc biệt Mueller muốn hỏi ông Trump một loạt câu hỏi liên quan đến chiến dịch tranh cử năm 2016 và những người liên quan trong cuộc sống cá nhân của ông Trump, các mối liên hệ kinh doanh và chính quyền của ông, dựa trên một danh sách các câu hỏi dành cho ông Trump của CTV đặc biệt Mueller mà báo New York Times có được và công bố.

Các chủ đề của câu hỏi mà New York Times tiết lộ sau đó được CNN trích dẫn được chia làm 4 lĩnh vực, trong đó có các câu hỏi về ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, cựu Giám đốc FBI James Comey, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và bất cứ sự hợp tác nào giữa Nga với chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Trump.

Không rõ ông Trump muốn nói tới ai về việc rò rỉ thông tin. Tối 30/4, một nguồn tin tái khẳng định với CNN rằng các câu hỏi này đã được nhóm luật sư của ông Trump soạn thảo từ các đề tài được đúc kết từ những chủ đề đã bàn thảo với công tố viên đặc biệt, và xác nhận tính chính xác của các đề tài như tường thuật của New York Times.

New York Times hôm 30/4 công bố danh sách hơn 40 câu hỏi mà CTV đặc biệt Mueller, người đang điều tra nghi án Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, muốn hỏi ông Trump. CTV Mueller muốn hỏi ông Trump những câu hỏi này để tìm hiểu về mối quan hệ của Tổng thống với Nga, và để quyết định liệu ông Trump có cản trở tiến trình thẩm vấn, điều tra hay không.

Các câu hỏi này hé lộ các chi tiết đầy đủ nhất bên trong cuộc điều tra của CTV Mueller trước đây vẫn được bao trùm trong bí mật từ khi ông Mueller được bổ nhiệm làm công tố viên cách đây gần 1 năm.

Cũng theo New York Times, những câu hỏi này là một sự nhắc nhở về thời gian hỗn loạn trong 15 tháng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump và giai đoạn chuyển tiếp, cũng như chiến dịch tranh cử của ông Trump trước đó.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tiet-lo-cac-cau-hoi-cua-ctv-mueller-la-dang-ho-then/4372667.html

 

TT Trump gia hạn miễn thuế sắt, nhôm

cho EU, Canada và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump gia hạn thêm ít nhất 1 tháng nữa thời gian miễn thuế cho nhôm và sắt nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Liên minh châu Âu, Canada và Mexico.

Biện pháp miễn thuế nhập khẩu tạm thời, hiện cũng đang được áp dụng cho các nước khác như Trung Quốc, Nhật và Nga, lẽ ra đã hết hạn hôm 30/4. Nhưng Toà Bạch Ốc cho biết sẽ gia hạn thời gian này để các nhà thương thuyết có thì giời đạt được một thỏa thuận.

Ủy ban châu Âu chỉ trích biện pháp gia hạn tạm thời trong một thông cáo ra hôm 30/4 khi cho rằng Liên minh châu Âu đã sẵn sàng thảo luận vấn đề này và “sẽ không thương thảo khi bị đe dọa.”

Thông cáo của Liên minh châu Âu nói: “Quyết định của Hoa Kỳ càng kéo dài tình trạng bất ổn trên thị trường, vốn đã tác động tới các quyết định kinh doanh.” Thông cáo nói tiếp: “EU lẽ ra phải được miễn trừ hoàn toàn và vĩnh viễn các biện pháp đó bởi vì chúng không thể được biện minh dựa trên các lý do an ninh quốc gia.”

Tổng thống Trump cho rằng các thuế xuất dự tính áp dụng là một vấn đề về an ninh quốc gia bởi vì tình trạng sản xuất dư thừa của một số nước đã làm hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên mắc mỏ và ít được ưa chuộng hơn trên các thị trường toàn cầu.

Nhà Trắng thông báo vào chiều tối 30/4 rằng Mỹ đã đạt được một hiệp định sau cùng về xuất khẩu thép với Hàn Quốc, cho phép nước này được miễn trừ lâu dài, trong khi đạt đồng thuận trên nguyên tắc với Argentina, Úc và Brazil.

Một thông cáo của Nhà Trắng viết: “Những thỏa thuận này nêu bật chiến lược thành công của chính quyền Tổng thống Trump để đạt được những kết quả công bằng với các đồng minh để bảo vệ an ninh quốc qua của chúng ta và giải quyết các thách thức toàn cầu đối với các nền công nghiệp thép và nhôm.”

Tháng 3 năm nay, Tổng thống Trump áp mức thuế 25% lên các mặt hàng thép nhập khẩu và 10% lên nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và nhiều nước khác vì theo ông, đây là giải pháp để chống lại cạnh tranh không công bằng.

Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin và các quan chức cao cấp khác của Mỹ sẽ đến Trung Quốc trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại, theo một tin nhắn trên Twitter của Tổng thống Trump.

“Phái đoàn đến Trung Quốc để bắt đầu các cuộc thảo luận về mức Thâm Hụt Thương Mại Khổng lồ đã tạo ra cho đất nước chúng ta. Tương tự như Bắc Hàn, việc này lẽ ra phải được giải quyết từ cách đây nhiều năm, chứ không phải bây giờ. Cũng giống như các nước khác và NAFTA… nhưng tất cả mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Tiềm năng lớn cho Hoa Kỳ!”

Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói hôm 30/4 rằng áp thuế lên thép và nhôm của Canada sẽ là một cản trở lớn bởi vỉ các ngành công nghiệp của Mỹ và Canada – kể cả ngành sản xuất ô tô và máy bay chiến đấu của Mỹ – có liên kết chặt chẽ với nhau.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại nếu Hoa Kỳ không miễn vĩnh viễn cho Liên minh châu Âu.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-gia-han-mien-thue-sat-nhom-cho-eu-canada-va-mexico/4372437.html

 

Kim Jong Un đồng ý gặp Donald Trump

ở khu phi quân sự

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thuyết phục được lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tổ chức cuộc gặp mặt với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, theo một nguồn tin nói với CNN.

Tổng thống Moon và ông Kim đã gặp nhau tại cùng địa điểm này ở làng Bàn Môn Điếm hôm 27/4, trong một sự kiện lịch sử được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới nhắm tới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Một quan chức biết rõ về ý kiến của Bắc Hàn trong vấn đề này nói với CNN rằng có “nhiều khả năng” cuộc gặp thượng đỉnh sẽ được tổ chức tại địa điểm này, với một số sự kiện diễn ra ở bên phía miền Bắc của ranh giới quân sự phân cách hai miền Triều Tiên.

Đây là địa điểm thuận lợi nhất về mặt hậu cần cho ông Kim, theo nguồn tin của CNN, bởi vì các cơ sở và phương tiện truyền thông đã có sẵn để cho phép cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào “cuối tháng 5.”

Theo nguồn tin này, chuyện một số sự kiện được tổ chức ở khu phi quân sự bên phía Triều Tiên sẽ là một cơ hội lịch sử cho Tổng thống Trump, trong khi Tổng thống Moon có thể có một vai trò nào đó trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim.

Một người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc có vẻ đồng thuận với sự lựa chọn địa điểm này khi được hỏi về đề xuất này hôm 1/5.

“Chúng tôi nghĩ Bàn Môn Điếm là một địa điểm khá có ý nghĩa để xóa bỏ sự chia cắt và tạo ra một cột mốc hòa bình mới,” người phát ngôn nói với báo chí. “Bàn Môn Điếm không phải là nơi biểu tượng nhất hay sao?

Khoảnh khắc đáng nhớ

Ý tưởng gặp mặt ở khu phi quân sự không hoàn toàn là một sự ngạc nhiên đối với các phụ tá của ông Trump vì tổng thống đã nói về điều này suốt cuối tuần qua và nêu vấn đề này ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Moon, theo một quan chức cấp cao của Mỹ và một nguồn tin biết về các cuộc nói chuyện này cho CNN biết. Theo các nguồn tin này thì ông Trump rất thích các hình ảnh về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và việc toàn bộ cuộc gặp đó được truyền hình trực tiếp.

Nói với các phóng viên hôm 30/4, ông Trump nói ông thích ý tưởng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ở khu phi quân sự.

“Có điều gì đó làm tôi thích bởi vì nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp thì chúng ta có thể ăn mừng ngay trên đất nước đó chứ không phải ở một nước thứ 3,” ông Trump nói.

Hàng triệu người theo dõi cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Moon và ông Kim hôm 27/4 trong cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo 2 miền Nam-Bắc Triều Tiên trong một thập kỷ qua.

Ống kính truyền hình theo dõi mọi cử động của hai nhà lãnh đạo trong suốt ngày hôm đó, từ khi Tổng thống Moon rời Seoul cho tới giây phút ông Kim bước qua ranh giới chia cắt hai miền để đặt chân lên đất Hàn Quốc, rồi sau đó khích lệ Tổng thống Moon cùng bước qua để đặt chân sang miền Bắc.

Tổng thống Mỹ muốn có những cảnh tương tự khi ông trở thành vị tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp gỡ một nhà lãnh đạo Bắc Hàn, theo nguồn tin của CNN. Ông muốn thực hiện việc bắt tay xuyên biên giới nhưng cũng muốn có những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ông quyết định đứng dậy và bước ra khỏi bàn đàm phán.

Lựa chọn Singapore

Tuy nhiên vẫn có những lo ngại từ phía chính quyền của ông Trump rằng tổng thống có thể quá vội vã để đạt được thỏa thuận. Những người nghi ngờ lo sợ rằng tổ chức cuộc gặp mặt ở khu phi quân sự thể hiện một sự nhượng bộ đối với ông Kim.

Do đó một số quan chức Mỹ vẫn cho rằng Singapore có lẽ là một địa điểm tốt hơn cho các cuộc đàm phán và đang tìm cách thuyết phục Tổng thống Trump rằng Singapore là một lựa chọn có tính cách trung dung. Đất nước nhỏ bé nhưng giàu có này nằm ở phía cuối bán đảo Malay và thường được coi là một cửa ngõ giữa châu Á và phương Tây.

Là một đồng minh thân cận của Mỹ trong thời chiến tranh lạnh và là nơi mà một lực lượng quân đội Mỹ đang trú đóng, Singapore cũng có quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn. Singapore là một trong 47 quốc gia có sứ quán ở Triều Tiên.

Hơn nữa, Singapore trước đây từng tổ chức các sự kiện lịch sử – như cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu vào năm 2015. Đó là cuộc gặp mặt đầu tiên và duy nhất giữa các nhà lãnh đạo của Trung Hoa lục địa và quốc đảo tự trị Đài Loan kể từ năm 1949.

Nhưng một quan chức cấp cao thừa nhận rằng Singapore không mang tính biểu tượng và lưu ý rằng có một số vấn đề hậu cần phải cân nhắc nếu chọn Singapore làm địa điểm cho cuộc gặp mặt lịch sử.

Ngoài Singapore, có một số lựa chọn khác như Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ, hay Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Washington.

https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-dong-y-gap-donald-trump-o-khu-phi-quan-su/4372207.html

 

Mỹ: Cửa khẩu biên giới không có chỗ cho người tị nạn

Sau chuyến đi gây nhiều chú ý kéo dài suốt 1 tháng xuyên qua Mexico dưới sự quan sát của chính quyền Tổng thống Trump, gần 200 di dân Trung Mỹ tìm cách tị nạn tại Hoa Kỳ bị chặn lại khi các thanh sát viên biên giới của Mỹ tuyên bố cửa khẩu biên giới không đủ chỗ cho họ.

Tuần rồi, Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ chặn đứng đoàn lữ hành trong khi các thành viên Nội các Mỹ cho biết sẽ phản ứng nhanh chóng. Do những người tị nạn vẫn quyết tâm nên có thể sẽ có một cuộc đối đầu.

Trong một diễn biến có vẻ hòa dịu, khoảng 50 người tị nạn được phép đi qua cổng có các giới chức Mexico kiểm soát để đi bộ dọc một cây cầu dài, nhưng đã bị chặn lại tại lối vào một cơ sở kiểm tra ở đầu cầu bên kia. Những người này được phép chờ bên ngoài tòa nhà, trên nguyên tắc là còn trên đất Mexico, nhưng chưa biết lúc nào các giới chức Mỹ cho những người này đệ đơn xin tị nạn.

Có khoảng 50 người khác cắm trại với chăn màn và ba lô tại Tijuana, bên ngoài cửa khẩu phía Mexico. Họ bị cấm không được đến gần tòa nhà kiểm tra của Mỹ.

Những người muốn xin quy chế tị nạn Mỹ này bắt đầu một ngày trong trạng thái phập phòng, đi trên các xe buýt chở học sinh có cảnh sát hộ tống đến địa điểm tập họp ở Tijuana. Họ hát quốc ca Honduras và những người ủng hộ bên hàng rào ở phía San Diego của Mỹ vẫy cờ Honduras.

Sau lời chỉ dẫn cuối cùng của các luật sư và vài phút trước khi họ bắt đầu đi bộ một đoạn ngắn đến cửa khẩu biên giới, Ủy viên Bảo vệ Biên giới và Hải quan Kevin McAleenan loan báo là cửa khẩu biên giới San Ysidro đã quá tải và những người không giấy tờ hợp lệ và những người xin tị nạn có thể phải tạm thời chờ đợi tại Mexico.

Kể từ khi đoàn lữ hành bắt đầu ở Mexico hôm 25/3 gần biên giới Guatemala tiến về phía bắc đến Tijuana, ông Trump thường xuyên lên tiếng chỉ trích trong lúc chính quyền của ông quyết tâm chấm dứt điều mà các giới chức gọi là “lỗ hổng pháp lý” và chính sách “bắt-thả”, chính sách cho phép những người xin tị nạn được phóng thích khỏi các trại giam trong khi đơn xin của họ được Tòa án cứu xét có thể mất nhiều năm.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions gọi đoàn người này là “nỗ lực cố ý phá hoại luật pháp của chúng ta và làm cho hệ thống chúng ta quá tải.”

Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen tuyên bố đơn xin tị nạn sẽ được giải quyết “một cách hữu hiệu và nhanh chóng”, đồng thời cảnh báo là bất cứ người nào đệ đơn gian dối có thể bị truy tố.

https://www.voatiengviet.com/a/my-cua-khau-bien-gioi-khong-co-cho-cho-nguoi-ti-nan/4371431.html

 

Người được ông Trump đề cử

làm lãnh đạo cơ quan di trú về hưu

Ứng viên được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử làm lãnh đạo Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) về hưu, theo loan báo của Bộ An ninh Nội địa ngày 30/4.

Ông Thomas Homan, 57 tuổi, có kế hoạch về hưu đầu năm ngoái, nhưng đã đồng ý lưu lại làm quyền giám đốc cho tới khi nào chính quyền Trump tìm được người lãnh đạo lâu dài.

Thoạt đầu, ông Homan đồng ý chấp nhận sự đề cử của ông Trump hồi tháng 11, nhưng đầu năm nay ông báo cáo với Bộ rằng ông muốn về hưu giữa năm 2018, một giới chức trong Bộ cho biết.

Ông Homan trước đây làm giám đốc điều hành các hoạt động của ICE trong lĩnh vực thực thi di trú và trục xuất di dân bất hợp pháp, dẫn đầu các nỗ lực về bắt giữ và trục xuất các di dân không giấy tờ kể từ năm 2013 tới nay.

“Quyết định rời phận sự phục vụ liên bang sau hơn 34 năm thật khó khăn, nhưng gia đình tôi đã hy sinh rất nhiều để tôi có thể phụng sự và đã tới lúc tôi phải tập trung cho gia đình,” ông Homan nói trong thông cáo.

Ông cũng ca ngợi 20 ngàn nhân viên ICE ‘phụng sự trong cơ quan này và bảo vệ quốc gia trước những chỉ trích bất công và sai trái từ các chính trị gia và truyền thông.’

Chính sách thực thi di trú mạnh tay của chính quyền Trump bị chỉ trích nặng nề bởi giới bảo vệ di dân. Một trong những trọng tâm tranh cử của ông Trump là siết chặt thực thi di trú và cam kết xây tường biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-duoc-ong-trump-de-cu-lam-lanh-dao-co-quan-di-tru-ve-huu-/4371414.html

 

Mỹ ‘lạc quan dè dặt”

về thảo luận thương mại với Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết ông ‘lạc quan một cách dè dặt’ về những cuộc thảo luận thương mại giữa giới chức Hoa Kỳ và Bắc Kinh tại Trung Quốc vào ngày 3 và 4 tháng 5 năm nay.

Phát biểu với Mạng lưới Fox Business ngày 30/4, ông Mnuchin cho biết các giới chức Mỹ dự trù nêu lên quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ chung và liên doanh với các giới chức Trung Quốc dịp này.

“Chúng ta mong muốn có những cuộc thảo luận thẳng thắn về thương mại, về các vấn đề mất cân bằng mậu dịch,” ông Mnuchin nói.

Trung Quốc cho biết sẵn sàng thương thuyết với Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump đề nghị áp đặt thuế quan lên 50 tỉ đô la hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và đe dọa áp đặt thuế quan bổ sung thêm 100 tỉ đô la. Trung Quốc đáp trả rằng sẽ đánh thuế nhập khẩu lên các sản phẩm của Mỹ.

Được hỏi về những quan tâm đối với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc, ông Mnuchin nói: “Đây không là điều quan tâm của tôi,” ông nói thêm là Tổng thống Trump chú trọng đến “thương mại tự do, công bằng và hỗ tương.”

Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ cùng với Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro và cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow tham gia chuyến đi quan trọng tới Bắc Kinh lần này.

Ông Mnuchin cũng cho biết Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cũng tham dự hội nghị tuần này.

https://www.voatiengviet.com/a/my-lac-quan-de-dat-ve-thao-luan-thuong-mai-voi-trung-quoc/4371411.html

 

Quan hệ Trung-Ấn sang trang

sau thượng đỉnh Tập-Modi?

Cuộc họp thượng đỉnh hồi cuối tuần trước giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Vũ Hán là dấu hiệu cho thấy hai nhà lãnh đạo hai cường quốc châu Á này nhận thấy cần phải vượt qua khác biệt để đưa quan hệ song phương vào quỹ đạo ổn định và phát triển vì lợi ích của hai nước cũng như của cả châu Á, theo các nhà phân tích.

Tại cuộc gặp, ông Tập và ông Modi hôm 28/4 đã đồng ý mở ra chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước, hãng thông tấn Reuters đưa tin. Chỉ mấy tháng trước, biên giới hai nước ở khu vực Hy Mã Lạp Sơn còn là một điểm nóng khiến thế giới quan ngại về khả năng bùng phát xung đột.

Uống trà và đi dạo

Trong chuyến thăm phá băng này của ông Modi, vốn được xem cuộc gặp gỡ không chính thức, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm kéo dài hơn dự kiến vào ngày 27/4 và uống trà đàm đạo trên thuyền giữa khung cảnh hữu tình của Đông Hồ, thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, một ngày sau đó.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói với ông Modi rằng cả hai nước đều là động lực chính giúp kinh tế thế giới tăng trưởng và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước là điều tốt cho sự ổn định toàn cầu.

Bên cạnh tranh chấp dọc khu vực biên giới kéo dài 3.500 km giữa hai nước, Bắc Kinh và New Delhi còn bất đồng xung quanh kế hoạch ‘Nhất Đới Nhất Lộ’, tức ‘Một Vành đai, Một Con đường’, mà ông Tập đề xuất.

Ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh, Ấn Độ đã bày tỏ sự phản đối đối với kế hoạch giao thông và thương mại đầy tham vọng này vì dự án của nó đi ngang qua vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát mà Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền.

Đã từ lâu, Ấn Độ đã lo sợ về mối quan hệ vốn chặt chẽ giữa Trung Quốc và Pakistan, trong khi Trung Quốc đang ngại về việc Washington lôi kéo Delhi vào ‘tứ giác kim cương’ bao gồm cả Nhật và Australia để kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng bất bình việc Ấn Độ chứa chấp nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng các khác biệt giữa hai nước cần thời gian để có thể giải quyết, cũng theo Reuters.

Hãng tin này cũng dẫn lời ông Khổng Huyễn Hựu, người từng là Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và hiện là Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, cho biết ông Tập đã nhấn mạnh rằng các vấn đề tồn tại giữa hai nước ‘chỉ mang tính giới hạn và tạm thời trong khi quan hệ song phương thì rộng lớn và tiến triển’.

Ông Khổng cho biết hai nhà lãnh đạo không đề cập đến vụ va chạm tại biên giới hồi năm ngoái mặc dù họ đồng ý tìm kiếm một giải pháp hợp lý, công bằng và chấp nhận được đối với nhau.

“Kết quả lớn nhất của cuộc gặp là chúng tôi phải tăng cường tin cậy lẫn nhau,” ông Khổng được dẫn lời nói. “Lý do chúng tôi có tranh chấp là vì chúng tôi đều không tin nhau.”

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale cho biết hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng khác biệt giữa họ có thể được giải quyết một cách hòa bình và rằng họ ủng hộ nỗ lực của đại diện đặc biệt của hai nước để tìm giải pháp cho tranh chấp biên giới.

Quan hệ lâu đời

Trên tờ South China Morning Post, ông Patrick Mendis, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Fairbank tại Đại học Harvard, có có bài phân tích dưới tiêu đề “Khởi đầu mới trong quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc có thể làm thay đổi châu Á”.

Ông Mendis nhận định rằng cuộc gặp Tập-Modi có thể tái khởi động quan hệ Trung-Ấn vốn đã có lịch sử hàng ngàn năm.

Giáo sư Mendis nhắc lại rằng hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ đã giao thoa từ rất lâu trước thời triều Hán ở Trung Quốc và triều đại của vua A Dục (tức Ashoka Đại đế) ở Ấn Độ. Thông qua hệ thống thông thương bằng đường biển và con đường tơ lụa, nhiều sản phẩm, những người hành hương và hệ thống tri thức của hai nước đã giúp làm giàu nền văn hóa của nhau. Trong số đó có sự truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc vốn có tác động chuyển hóa nền văn hóa vốn dĩ dựa trên Khổng giáo và Đạo giáo của Trung Quốc.

Kinh Phật đã được vị cao tăng đồng thời là học giả nổi tiếng Kumarajiva, vốn có cha là một người theo đạo Hindu ở Kashmir thuộc Ấn Độ và mẹ là công chúa của vương triều Kucha cổ mà ngày nay thuộc khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, dịch sang chữ Hán. “Nếu như Trung Quốc và Ấn Độ muốn khởi động lại quan hệ thì điểm khởi đầu có thể là Kumarajiva, người mà quan hệ huyết thống, học thức và tâm linh đã làm cầu nối cho hai quốc gia,” Giáo sư Mendis viết.

Ông Mendis nhắc lại rằng trong những năm gần đây ông Tập đã dùng ngoại giao Phật giáo như một hình thức sáng tạo trong chính sách đối ngoại, nhất là đối với Sri Lanka. Thủ tướng Modi cũng nhắc lại mối liên hệ Phật giáo trong quan hệ với Sri Lanka và bản thân ông cũng đã đến thăm những di tích Phật giáo khi đến thăm Trung Quốc như Đại Hưng Thiện Tự và Đại Nhạn Tháp ở Tây An.

Vị giáo sư này cũng nhận định rằng thời gian và địa điểm của cuộc gặp thượng đỉnh Modi-Tập có ý nghĩa quan trọng. Phía Trung Quốc không chỉ muốn làm lu mờ nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên do Mỹ lãnh đạo mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của Vũ Hán, vốn được xem là thánh địa tri thức của các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản, nơi mà cố Chủ tịch Mao Trạch Đông có dinh thự nghỉ mát mùa hè.

Trung-Ấn cần có nhau

Khi đến Vũ Hán gặp ông Tập, ông Modi có hai lý do chủ yếu, theo phân tích của Giáo sư Mendes:

Thứ nhất, sức mạnh của Ấn Độ ở khu vực đã phần nào bị suy yếu trước sự gia tăng hợp tác kinh tế của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng của Ấn Độ như Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Quan trọng hơn, quân đội Trung Quốc đã đe dọa lực lượng Ấn Độ tại vùng cao nguyên Doklam có tranh chấp tại vùng biên giới giữa Trung Quốc-Ấn Độ và Bhutan hồi năm ngoái khi mà Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng một con đường cao tốc về phía Bhutan, nước có ‘quan hệ đặc biệt’ với New Delhi.

Thứ hai là, Modi đang tập trung vào cuộc bầu cử vào năm 2019 vào lúc mà các vấn đề trong nước và các cuộc phản đối chính trị dường như đã làm suy yếu Đảng BJP có đường lối dân tộc chủ nghĩa của ông. Tuy nhiên, ông Mendes cũng lưu ý rằng Thủ tướng Modi là một nhà lãnh đạo chiến lược, nhất là trong bối cảnh sự chuyển biến vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở châu Á.

Đối với Ấn Độ, một liên minh thật sự với Mỹ trong khuôn khổ tứ giác Mỹ-Nhật-Úc-Ấn là khó khăn, nhất là với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Mendes nhận định. Trong khi đó, Bắc Kinh và New Delhi không chỉ cần có nhau vì lý do kinh tế mà hai nước còn là những nước khởi xướng ‘nguyên tắc không liên kết’ dưới thời Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Mao Trạch Đông, vốn đề cao chủ quyền quốc gia không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực dân và Chiến tranh Lạnh.

Ông Manoi Joshi, một nhà nghiên cứu danh dự tại Viện ORF ở Delhi, cho rằng Ấn và Trung đang tìm kiếm một mô hình quan hệ mới giữa hai nước. Delhi đã kêu gọi hai nước nên ‘tôn trọng những quan ngại, hoài bão và sự nhạy cảm của nhau’.

Ông Joshi nhận định rằng Bắc Kinh thấy được việc cần thiết phải giảm căng thẳng ở ngay cửa ngõ của mình, nhất là với một nước lớn như Ấn Độ vốn giữ một vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương, nơi có tuyến hàng hải mà tầm quan trọng đối với Trung Quốc không thể bị coi nhẹ.

“Trung Quốc cũng mong là Ấn Độ sẽ thận trọng trong việc ủng hộ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và quan tâm tới mức độ mà chiến lược này nhằm chống lại Trung Quốc,” ông viết.

Giáo sư Mendes viết trên South China Morning Post: “Thượng đỉnh Vũ Hán được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia, mối lo ngại về các cường quốc bên ngoài, và niềm tự hào về nền văn minh của mỗi nước. Mặc dù Ấn Độ có thể xem Hoa Kỳ là một đồng minh tiềm năng để chống lại cách hành xử quả quyết của Trung Quốc, vào thời điểm này, theo đuổi chính sách chống Trung Quốc không có lợi lắm cho Ấn Độ.”

“Thay vào đó, hai nước có thể cùng hợp tác trên các chủ đề thương mại và đầu tư vì ngày có càng nhiều công nhân, du khách và sinh viên Ấn Độ sang Trung Quốc. Hai nước cũng có cùng quan ngại với những vấn đề chẳng hạn như biến đổi khí hậu trong bối cảnh Hoa Kỳ đã rút lại cam kết của họ.”

https://www.voatiengviet.com/a/quan-he-trung-an-sang-trang-sau-thuong-dinh-tap-modi/4372973.html

 

Đài Loan tính mua xe tăng Mỹ,

làm ‘tuyến phòng thủ cuối’

Đài Loan cuối năm nay sẽ quyết định xem có mua một loạt xe tăng chiến đấu của Mỹ hay không, giữa bối cảnh đang chịu nhiều áp lực quân sự từ Trung Quốc, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

Trong bài đăng ngày 30/4, tờ báo có trụ sở ở Hong Kong dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát nói với một nhóm các nhà lập pháp rằng theo chiến lược mà Đài Bắc công bố năm ngoái, xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ sẽ đóng vai trò chính trong tuyến phòng thủ cuối cùng của hòn đảo này.

Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trích lại Hãng thông tấn Đài Loan, CNA, đưa tin rằng ông Nghiêm nói rằng xe tăng trên cũng giúp chuyển giao công nghệ cho ngành quốc phòng của hòn đảo.

Quan chức quốc phòng này cũng được dẫn lời nói thêm rằng “Eo biển Đài Loan nhiều khả năng sẽ thay thế Bán đảo Triều Tiên, trở thành điểm nóng nhất ở khu vực”.

Vì thế, theo SCMP, ông Nghiêm nói rằng “quân đội Đài Loan cần phải gia tăng sự sẵn sàng chiến đấu”.

Ông phát biểu tiếp rằng Bắc Kinh sẽ “tổ chức các cuộc huấn luyện quân sự tầm xa hơn và gia tăng hoạt động của liên quân tại lãnh hải gần Đài Loan”.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã xấu đi kể từ khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân tiến, vốn ủng hộ Đài Loan độc lập, nhậm chức năm 2016, theo SCMP.

Tin cho hay, Bắc Kinh đã gia tăng các cuộc diễn tập quân sự gần hòn đảo và tại Eo biển Đài Loan phân chia quốc gia đông dân nhất thế giới và nơi Trung Quốc coi là một phần không thể tách rời của mình.

Một số trang tin của Nga, như Sputnik International, đã đăng lại bài viết của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-tinh-mua-xe-tang-cua-my-de-dung-lam-tuyen-phong-thu-cuoi-cung/4372435.html

 

Tổng thống Hàn Quốc

đề nghị LHQ xác minh về Bắc Hàn

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc giúp xác minh kế hoạch đóng cửa một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.

Reuters dẫn lại tin của hãng Yonhap (Hàn Quốc) cho biết như vậy hôm 1/5.

Tin cho hay, ông Moon đưa ra đề nghị trên trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa hai miền Triều Tiên hôm 27/4, Bắc Hàn cam kết sẽ phá bỏ địa điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri nhằm chứng tỏ cam kết ngưng mọi cuộc phóng thử tên lửa và hạt nhân.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 29/4 cho biết rằng ông đã nói với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un rằng Bình Nhưỡng phải có các bước đi “không thể đảo ngược” nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân trong bất kỳ thỏa thuận nào với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Reuters, ông Pompeo nói trong chương trình ABC News rằng cuộc gặp mới đây giữa ông và lãnh tụ Bắc Hàn “khá hiệu quả” và ông rời Bình Nhưỡng với niềm tin “có một cơ hội thực sự” để nguyên thủ Mỹ và Bắc Hàn đạt một thỏa thuận.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-han-quoc-de-nghi-lien-hiep-quoc-xac-minh-ve-bac-han/4372403.html

 

Úc, cửa ngõ mở đường cho Pháp vào thị trường châu Á

Thu Hằng

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Úc từ ngày 01 đến 03/05/2018. Khác với chuyến thăm Hoa Kỳ đầy hình thức, ba ngày làm việc của chủ nhân điện Elysée tại Úc, được cho là « bận rộn », tập trung vào quan hệ thương mại và chiến lược. Pháp đang muốn Úc trở thành cửa ngõ dẫn vào thị trường châu Á.

Hợp tác quốc phòng là trọng tâm đầu tiên trong chuyến công du của tổng thống Macron. Quan hệ song phương trong lĩnh vực này được thể hiện qua hợp đồng ký ngày 20/12/2016, theo đó Pháp bán 12 tầu ngầm hiện đại lớp Barracuda cho Hải Quân Úc, với tổng trị giá khoảng 34 tỉ đô la.

Sau hợp đồng, được đánh giá là một trong những thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử quốc phòng, phải kể đến hai sự kiện khác đánh dấu mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. Trước tiên, vào tháng 07/2017, đích thân thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã khai trương một khu phức hợp nghiên cứu phát triển tầu ngầm tại tập đoàn Naval Group ở thành phố cảng Cherbourg (Pháp), trong đó có khoảng 50 nhà nghiên cứu Úc tham gia. Tiếp theo là thỏa thuận đối tác giữa hai vùng nổi tiếng trong lĩnh vực tầu ngầm là Bretagne (Pháp) và Adelaide (Úc) ký hồi tháng 09/2017.

Tuy nhiên, đằng sau lĩnh vực hợp tác quốc phòng có vẻ thuận lợi, thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Úc và Liên Hiệp Châu Âu vẫn là hồ sơ tồn đọng mà cả hai ông Macron và Turbull phải đề cập. Canberra muốn Paris cam kết mạnh mẽ hơn trong hồ sơ này, như thủ tướng Úc từng đề xuất với tổng thống Pháp trong chuyến thăm Paris vào tháng 07/2017. Trên thực tế, nếu được ký kết, thỏa thuận thương mại trên sẽ mang lợi cho cả hai bên.

Với Pháp, thỏa thuận tự do mậu dịch là khả năng đảm bảo cho các doanh nghiệp Pháp được ưu tiên gia nhập vào lĩnh vực dịch vụ, cũng như nhiều hợp đồng tiềm tàng trên vùng lãnh thổ rộng lớn, tương đương với châu Âu trải dài từ Lisboa đến Matxcơva. Các tập đoàn xây dựng và năng lượng lớn của Pháp, như Vinci, Bouygues, đang tham gia vào nhiều dự án lớn tại Úc, sẽ còn được hưởng lợi hơn nếu thỏa thuận thương mại được ký kết.

Không chỉ dừng trên thị trường Úc, thỏa thuận tự do mậu dịch Úc-Liên Hiệp Châu Âu sẽ là cánh cửa đưa Pháp chinh phục thị trường châu Á đang trỗi dậy. Theo nhận định của Huffingon Post (01/05/2018), bỏ quên Úc chính là tính toán sai lầm của châu Âu, vì Úc không chỉ là một đối tác kinh tế trong vùng Thái Bình Dương, mà còn là cỗ máy chủ đạo của nền kinh tế châu Á. Theo báo cáo năm 2017 của bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Úc và hàng năm, 1/3 hàng xuất khẩu của Úc (thịt bò, sữa, khoáng sản, than) được xuất sang quốc gia đông dân nhất thế giới.

Với Úc, thỏa thuận tự do thương mại cũng là bước chuẩn bị cho trường hợp Anh Quốc rời khỏi thị trường chung châu Âu, dự kiến vào tháng 03/2019. Sau nhiều thỏa thuận với các quốc gia và vùng kinh tế trên thế giới, trong đó có thỏa thuận với Mỹ năm 2004 và Đông Nam Á năm 2009, Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại lớn cuối cùng mà Canberra chưa đạt được thỏa thuận tự do mậu dịch.

Trên lĩnh vực chống khủng bố, cả Úc và Pháp đều tham gia liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria. Ngoài ra, Úc còn là một nhân tố chủ đạo trong cuộc chiến chống khủng bố trong vùng châu Á-Thái Bình, đặc biệt trong việc phối hợp với các nước Đông Nam Á ngăn chặn nguồn tài chính của các tổ chức khủng bố. Tháng 07/2018, Melbourne sẽ đón các nhà lãnh đạo, chính trị gia trong khu vực tham gia diễn đàn Strong Cities Network Global Summit, nhằm trao đổi các biện pháp phòng ngừa bạo lực và chống khủng bố.

Quan hệ hữu nghị Pháp-Úc đã có từ 100 năm trước, khi 1.200 quân nhân Úc thuộc lực lượng Anzac (cùng với quân nhân New Zealand) đã hy sinh ở chiến trường Somme trong Thế Chiến thứ nhất. Đúng một thế kỷ sau, tổng thống Macron muốn tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt là vai trò quan hệ đối tác Pháp-Úc trong việc củng cố trục Ấn Độ-Thái Bình Dương, như nội dung bài tham luận được tổng thống Macron đọc ngày 02/05 tại căn cứ Garden Island ở Sydney.

http://vi.rfi.fr/phap/20180501-uc-cua-ngo-mo-duong-cho-phap-vao-thi-truong-chau-a

 

HĐBA thị sát Miến Điện: Quân đội Miến Điện bác bỏ

cáo buộc cưỡng hiếp người Rohingya

Thu Hằng

Sau Bangladesh, phái đoàn của 15 thành viên Hội Đồng Bảo An đã sang Miến Điện gặp bà Aung San Suu Kyi và lãnh đạo quân đội nước này ngày 30/04/2018. Tiếp phái đoàn của Liên Hiệp Quốc, tướng Min Aung Hlaing bác bỏ mọi cáo buộc quân đội nước này cưỡng hiếp người Rohingya.

Tối 30/04/2018, trên trang Facebook cá nhân, lãnh đạo quân đội Miến Điện nhắc lại khẳng định khi gặp phái đoàn của Liên Hiệp Quốc rằng « không có bất kỳ hành động lạm dụng tình dục nào trong lịch sử Tatmadaw », tên gọi của quân đội Miến Điện, và « Tatmadaw luôn giữ kỷ cương ».

Tuy nhiên, ông cũng cam kết « sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ ai bị cáo buộc lạm dụng tình dục » vì hãm hiếp « là tội không chấp nhận được trong văn hóa và tôn giáo » Miến Điện.

Sau khi làm việc với chính quyền Naypidaw, ngày 01/05, phái đoàn của Liên Hiệp Quốc đến vùng xung đột Rakhine, nơi chỉ có chính quyền được phép thâm nhập trong thời gian gần đây. Sau đó, phái đoàn sẽ tổ chức một cuộc họp báo khi trở lại thủ đô vào tối cùng ngày.

Cho đến nay, chưa một ai bị truy tố vì các tội hãm hiếp, trong khi theo nhiều nhân chứng kể lại tại Bangladesh, quân nhân Miến Điện đã phạm các tội hãm hiếp và sát hại thường dân.

Quân đội Miến Điện bị cáo buộc thanh lọc chủng tộc kể từ cuộc tấn công nhắm vào lực lượng nổi dậy Rohingya xảy ra vào cuối tháng 07/2017. Gần 700.000 người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này phải chạy sang tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh. Tướng Min Aung Hlaing tiếp tục khẳng định đường lối của chính phủ là « sẵn sàng tiếp nhận » người Rohingya hồi hương.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180501-truoc-lhq-quan-doi-mien-dien-bac-bo-cao-buoc-cuong-hiep-nguoi-rohingya

 

Bí mật của Nga về chất độc Novichok

Thanh Hà

“Thuốc độc Novichok của Nga mạnh hơn cả chất độc thần kinh VX của Mỹ”. Trên đây là nhận định của nhà khoa học Vladimir Ouglev. Ông từng là một nhân vật then chốt trong chương trình phát triển vũ khí hóa học của Liên Xô trong thập niên 1970.

Trong thời gian từ năm 1975 đến 1990 Vladimir Ouglev công tác tại một phòng thí nghiệm, nơi mà các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu về các độc tố để phục vụ cho quân đội. Hiện sống tại miền nam nước Nga, Vladimir Ouglev, 71 tuổi, nhận trả lời thông tín viên RFI tại Matxcơva, Daniel Vallot.

Theo nhân chứng này, Novichok là thuốc độc đã được dùng để mưu sát cựu điệp viên Serguei Skripal và con gái hôm 04/03/2018 tại Anh Quốc. Có nhiều yếu tố cho thấy Matxcơva có liên quan đến vụ ám sát hụt nói trên, nhưng Luân Đôn “không thể có được bằng chứng” về trách nhiệm của Nhà nước Nga.

Câu hỏi đầu tiên của thông tín Daniel Vallot đặt ra với nhà khoa học Vladimir Ouglev liên quan tới vai trò của ông trong chương trình phát triển vũ khí hóa học dưới thời Liên Xô tại một phòng thí nghiệm bào chế ra Novichok. Vladimir Ouglev trả lời :

Vladimir Ouglev:“Tôi làm việc tại phòng thí nghiệm này trong thời gian từ năm 1975 đến 1990, thuộc Viện Nghiên Cứu về Hóa Chất và Công Nghệ Hữu Cơ. Ban đầu, với tư cách là trợ lý giám đốc, rồi sau đó tôi được chỉ định làm giám đốc của Viện. Mục tiêu đề ra nhằm phát triển một loại thuốc độc mạnh hơn cả chất VX của Mỹ”.

RFI : VX là loại thuốc độc thần kinh được quân đội Mỹ phát triển trong những năm 1960. Vậy Liên Xô có đạt được mục tiêu đề ra hay không ?

Vladimir Ouglev:“Nếu xét về độ ổn định và tính chất đặc trưng, thì có thể nói là chúng tôi đã đạt được mục tiêu đề ra. Thậm chí có thể nói là chất Novichok hiệu quả hơn VX của Mỹ đến 10 lần. Bởi thứ nhất, độ ổn định cao hơn rất nhiều. Thứ hai là loại thuốc này ngấm vào da, hay là qua hệ hô hấp. Chất độc VX nếu có khẩu trang bịt mặt và không hít phải thì nạn nhân có thể toàn mạng. Với Novichok thì không.

Tổng cộng tôi nghĩ là Liên Xô đã chế tạo được khoảng từ 200 đến 300 ký thuốc độc thần kinh nhưng chưa bao giờ chúng tôi sản xuất hóa chất này với quy mô lớn. Đến cuối những năm 1980 các nhà lãnh đạo của Liên Xô không còn quan tâm đến chương trình này nữa. Họ quan niệm là không còn cần đến vũ khí hóa học”.

RFI : Vậy kho vũ khí hóa học đó được xử lý ra sao ?

Vladimir Ouglev:“Thông thường thì chúng được dùng vào công việc nghiên cứu và thí nghiệm. Chẳng hạn như chúng tôi gửi mẫu thuốc đến các viện nghiên cứu khoa học khác để tìm ra thuốc kháng. Phần lớn khối lượng này được dùng trong các phòng thí nghiệm của quân đội và tôi không nghĩ là còn một khối lượng lớn vẫn lưu hành”.

RFI : Ông có nghĩ là trong những năm 1990, ở vào thời kỳ mà chính quyền Nga chưa thể kiểm soát một cách có hiệu quả kho vũ khí hóa học này thì Novichok đã bị đánh cắp và bán ra bên ngoài cho các tổ chức tội phạm hay không ?

Vladimir Ouglev : Đây không phải là lần đầu tiên thuốc độc thần kinh này được dùng vào các mục tiêu mang tính tội phạm. Năm 1995 chủ nhà băng, ông Ivan Kivelidi từng bị đầu độc bằng chất Novichok. Khi đó bản thân tôi từng bị thẩm vấn và bị nghi ngờ là đã cung cấp loại thuốc độc để hãm hại ông ta. Cuối cùng thì giới điều tra tìm ra được bằng chức thủ phạm là một người đồng nghiệp cũ của tôi. Đấy là ông Leonid Rink. Ông ta từng làm việc trong phòng thí nghiệm với tôi và đã bán độc tố này ra bên ngoài.

Tôi không nghĩ là vào những năm 1990, các tổ chức tội phạm trực tiếp vào được các kho trữ thuốc độc của chế độ. Ở thời điểm đó, các các băng đảng tội phạm không cần vũ khí hóa học, họ có những loại vũ khí khác”.

RFI : Năm 1995 Leonid Rink bị kết án một năm tù treo sau khi đã nhận tội bán chất độc Novichok ra bên ngoài. Về phần chủ ngân hàng Ivan Kivelidi, ông và cô thư ký đều đã qua đời sau khi bị đầu độc. Các nhà điều tra đã tìm thấy dấu vết của “một loại thuốc độc” trên điện thoại cầm tay của ông Kivelidi. Nhà khoa học người Nga, Vladimir Ouglev nghĩ gì về kết quả điều tra của Anh, khẳng định là cựu điệp viên Serguei Skripal và con gái đã bị đầu độc bằng chất độc Novichok ?

Vladimir Ouglev : “Căn cứ trên những thông tin chính thức thì không còn nghi ngờ gì nữa. Ông Skripal và con gái đã bị đầu độc bằng hóa chất mà chúng tôi đã tìm ra. Đây không thể là độc tố BZ như ngoại trưởng Serguei Lavrov đã xác định. Chất độc BZ là hóa chất do quân đội Mỹ phát minh vào thập niên 1960. Ngoài ra, Novichok là một độc tố rất tinh khiết, nên chỉ có thể được các nhà khoa học chuyên nghiệp có tay nghề cao hay các viện bào chế sản xuất mà thôi. Không thể loại trừ khả năng chất độc này vẫn rất hiệu quả hàng chục năm sau khi được làm ra”.

RFI : Phía Nga nói rằng nếu đúng là độc tố Novichok đã được dùng để hãm hại hai bố con cựu điệp viên Skripal thì họ chắc chắn không toàn mạng. Ông nghĩ sao ?

Vladimir Ouglev: “Bản thân tôi đã hai lần xuýt bị ngộ độc khi tôi làm việc ở phòng thí nghiệm, nhưng tôi vẫn bình yên. Vì nếu cẩn thận một chút ta có thể gột tẩy chất độc một cách dễ dàng. Theo tôi thì thủ phạm hãm hại hai bố con ông Skripal đã thi hành nhiệm vụ một cách ngu xuẩn. Rải thuốc độc lên cánh cửa nhà các nạn nhân mà họ không nghĩ rằng là chủ nhà có thể đeo găng tay khi đụng vào cánh cửa, hay là chỉ cần bố con ông Skripal khi vào nhà rửa tay sạch thì họ sẽ không bị trúng độc”.

RFI : Ông có nghĩ rằng nước Nga chắc chắn là đã đứng đằng sau vụ đầu độc này, như là quan điểm của chính phủ Anh đã đưa ra ? .

Vladimir Ouglev :“Tôi cho rằng chính phủ Anh sẽ không bao giờ có được bằng chứng chắc chắn về điểm này. Không thể nào chứng minh được điều đó. Hãy hình dung ra một nhà thám tử đứng ở hiện trường, nơi đã xảy ra một vụ án mạng. Có một xác người, có vết tay, nhưng không có dữ liệu để kiểm chứng xem những vết tay đó thuộc về ai. Cần phải so sánh mẫu thuốc độc được dùng trong vụ Skripal với mẫu thuốc được bào chế trong viện của Nga. Đó là cách duy nhất để tìm ra thủ phạm”.

RFI : Nói như vậy có nghĩa là không bao giờ chúng ta biết được ai đã dùng chất hóa học Novichok ?

Vladimir Ouglev:“Trước mắt không thể nào chứng minh được điều đó. Nhưng với tư cách là một công dân Nga, tôi không ngần ngại khẳng định rằng tất cả các dấu vết đều hướng về nước Nga”.

RFI : Vì sao ông tin chắc như vậy ?

Vladimir Ouglev : “Tôi không biết những người ra tay nhắm vào cha con ông Skripal theo đuổi những mục đích gì. Nhưng cần nhắc lại rằng, tình báo Nga không bao giờ tha thứ cho bất kỳ một ai. Điều này đã được chứng minh từ dưới thời mật vụ Nga mang tên là Tchéka, NKVD hay KGB và ngày nay là FSB. Tên gọi có thể thay đổi, nhưng lối suy nghĩ của họ thì không”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180501-bi-mat-cua-nga-ve-chat-doc-novichok

Ngày Quốc Tế Lao Động: Giới công đoàn Pháp

kêu gọi biểu tình trên toàn quốc

Thu Hằng

Như thông lệ ngày Quốc Tế Lao Động hàng năm 01/05, các nghiệp đoàn Pháp kêu gọi biểu tình trên toàn quốc, với khoảng 240 cuộc tập hợp, biểu tình. Công đoàn CGThô hào « quy tụ mọi cuộc đấu tranh », từ nhân viên đường sắt, nhân viên của hệ thống nhà dưỡng lão Ehpad đến người nghỉ hưu.

Trả lời đài truyền hình BFM TV ngày 01/05, lãnh đạo nghiệp đoàn CGT Philippe Martinez tin rằng mọi cuộc đấu tranh xã hội đều đạt được mục tiêu « khi các nghiệp đoàn đoàn kết ». Tuy nhiên, theo AFP, lời kêu gọi trên dường như không được nghiệp đoàn CFDT hưởng ứng vì cách hành động đó « không bao giờ cho phép đạt được những kết quả cụ thể cho người lao động ».

Cuộc tuần hành tại Paris do các nghiệp đoàn FO, FSU, Solidaires và nghiệp đoàn sinh viên Unef đồng tổ chức, bắt đầu từ quảng trường Bastille lúc 14 giờ 30 và kết thúc ở quảng trường Italie (quận 13). Bên cạnh đó, các nghiệp đoàn tổ chức sẽ chiếu bộ phim Ý mang tên « 7 Minuit » nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của đối thoại xã hội và đàm phán tập thể ».

Cảnh sát Paris nêu lên khả năng xảy ra bạo lực vì « các nhóm cực đoan » muốn biến ngày này thành « cuộc hội ngộ cách mạng »« tấn công vào lực lượng gìn giữ trật tự cũng như các biểu tượng của chủ nghĩa tư bản ».

Về phần mình, bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia, tham gia tuần hành với các đồng minh châu Âu tại Nice (miền nam nước Pháp) để bảo vệ « Liên minh các quốc gia châu Âu » trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu năm 2019. Còn cha của bà Le Pen, ông Jean-Marie, tổ chức mit-tinh như thường lệ trước tượng đài Jeanne d’Arc ở Paris.

http://vi.rfi.fr/phap/20180501-phap-%C2%AB-tap-hop-moi-cuoc-dau-tranh-%C2%BB-trong-ngay-quoc-te-lao-dong-0105

 

Lãnh tụ đối lập Armenia đe dọa sóng gió

nếu không được bầu làm thủ tướng

Thụy My

Lãnh đạo đối lập Arménia Nikol Pachinian, phát biểu trước những người ủng hộ, tại Erevan, ngày 30/04/2018Vano Shlamov / AFP

Lãnh tụ đối lập Armenia, ông Nikol Pachinian hứa hẹn « một trận sóng thần chính trị » nếu không được bầu làm thủ tướng trong cuộc họp bất thường của Quốc Hội hôm nay 01/05/2018. Ông tố cáo đảng Cộng Hòa đang cầm quyền muốn ngăn trở, và kêu gọi những người ủng hộ xuống đường đông đảo. Khoảng 20.000 người hôm nay đã biểu tình tại Erevan.

Ông Pachinian là ứng cử viên duy nhất, được sự ủng hộ của ba trong số bốn đảng ở Quốc Hội, nhưng còn thiếu vài phiếu vì đảng Cộng Hòa chiếm đa số. Tuy kết quả bỏ phiếu khó thể biết được, nhưng trên đường phố thủ đô Erevan, những người biểu tình vẫn tin tưởng vào chiến thắng.

Từ Erevan, thông tín viên RFI Anastasia Becchio tường trình :

« Ông Pachinian đã thay bộ trang phục phong trần bằng bộ vét màu xanh sẫm. Sau các cuộc thảo luận tại Quốc Hội với tất cả các nhóm chính trị, Nikol Pachinia lại xuống đường ở Erevan, bên cạnh hàng trăm người ủng hộ. Tại một ngã tư, một nhóm vài chục cựu chiến binh trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh đi xe lăn, nhập vào đoàn biểu tình.

Robert đã bị mất đi một bàn tay và một chân trong cuộc chiến. Ông nói : « Tôi cảm thấy một niềm vui to lớn, tôi rất sung suớng. Tất cả mọi người đều hài lòng. Hầu như đây là lần đầu tiên từ khi chiến tranh kết thúc tôi thấy người dân vui mừng như vậy. Người dân đã tỉnh thức, chính là tình yêu thương đã chiến thắng ».

Một tấm biểu ngữ được giương ra, người ta đọc thấy giòng chữ : « Tình hữu nghị Nga-Armenia mãi mãi bền vững ». Ovik Boghossian, sống và làm việc tại Nga từ 8 năm qua, đã quay về Erevan để tham gia phong trào phản kháng.

Ông giải thích: « Điều này có nghĩa là nhân dân Armenia không thể sống thiếu Nga. Sau cuộc bầu cử, tình bạn này vẫn tồn tại. Có những người lại nói rằng Nikol Pachinian sẽ không còn giữ quan hệ hữu nghị với Nga, nhưng không phải như vậy. Tôi nghĩ rằng với ông ấy, tình bạn lại còn thắm thiết hơn ».

Trong cuộc đối thoại với các đại biểu Quốc Hội của đảng cầm quyền, Nikol Pachinian khẳng định nếu được bầu, ông sẽ duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga, và hứa hẹn rằng Armenia sẽ không ra khỏi Liên Minh Á-Âu ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180501-lanh-tu-doi-lap-armenia-de-doa-song-gio-neu-khong-duoc-bau-lam-thu-tuong