Tin Biển Đông – 30/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 30/04/2018

ASEAN lo ngại về hành động xây đảo nhân tạo

và quân sự hóa Biển Đông

Lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 28/4 ra tuyên bố cuối thượng đỉnh ASEAN ở Singapore bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông.

Tuyên bố của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lưu ý đến những quan ngại mà một số nước đưa ra về tình hình ở Biển Đông.

Theo tuyên bố, việc xây lấp đảo nhân tạo và xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông đã làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng và có thể làm ảnh hưởng đến hòa bình.

Tuyên bố cũng hoan nghênh hợp tác đang được cải thiện giữa ASEAN và Trung Quốc, ý muốn nói đến đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC)

Trước thượng đỉnh, đã có những lo ngại về việc Campuchia, nước đồng minh của Trung Quốc ở ASEAN sẽ yêu cầu bỏ những đoạn chỉ trích Trung Quốc về tình hình Biển Đông.

Hồi năm ngoái, khi Philippines là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, tuyên bố chung của ASEAN cũng bị bỏ mất chữ quan ngại.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/asean-revives-scs-concerns-04302018105003.html

 

Philippines không bỏ phán quyết

của Tòa trọng tài quốc tếvề Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 27/4 nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bên lề Thượng đỉnh  ASEAN tại Singapore rằng Philippines không bỏ phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế về Biển Đông vốn có lợi cho Philippines.

Tờ Asia Nikkei trích lời người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết như vậy.

Vào năm 2013, Philippines đệ đơn lên tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague yêu cầu làm rõ yêu sách về đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông. Phán quyết của tòa đưa ra vào tháng 7 năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này.

Biển Đông là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Tổng thống Philippines đã tỏ rõ mong muốn xích lại gần hơn với Trung Quốc và nói rằng ông sẵn sàng bỏ sang bên phán quyết của tòa để không làm ảnh hưởng đến quan hệ với Trung Quốc.

Philippines gần đây cũng đang đàm phán với Trung Quốc về dự án khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/duterte-tells-vietnam-manila-not-throwing-out-maritime-arbitration-win-04302018105447.html

 

Báo Trung Quốc ám chỉ nghị sĩ Canada

‘thông đồng’ với Việt Nam?

Một tờ báo có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc mới lên tiếng chỉ trích kiến nghị về Biển Đông của Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải, nói rằng ông nêu lên vấn đề tranh chấp chủ quyền này vì có “gốc gác Việt Nam”.

Bản kiến nghị do ông Hải bảo trợ đã được Thượng viện Canada thông qua hôm 24/4 với tỷ lệ phiếu thuận chống 43/29 sau hơn hai năm tranh luận.

Không có gì ngạc nhiên khi ông ta có chung quan điểm với đất nước nơi mình sinh ra về tranh chấp Biển Đông.

Hoàn cầu Thời báo viết.

Thượng nghị sĩ 71 tuổi thuộc Đảng Bảo thủ sau đó ra tuyên bố nói rằng quyết định trên cho thấy “Thượng viện Canada quan ngại về thái độ thù nghịch leo thang của Trung Quốc”, đồng thời “thúc giục chính phủ phải có các bước đi cần thiết nhằm hạ giảm căng thẳng và khôi phục hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.

Trong bài bình luận đăng hôm 30/4 có tựa đề “Canada phải áp dụng chính sách toàn diện và ổn định về Trung Quốc”, tờ Hoàn cầu Thời báo đề cập tới thông tin ông Hải là “thượng nghị sĩ Canada gốc Việt đầu tiên”.

“Không có gì ngạc nhiên khi ông ta có chung quan điểm với đất nước nơi mình sinh ra về tranh chấp Biển Đông”, nhật báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết tiếp.

Trả lời VOA tiếng Việt, ông Hải cho biết rằng ông hy vọng bản kiến nghị sẽ khiến Việt Nam “thức tỉnh và hành động”.

Canada là một trong các nước có đông người gốc Việt sinh sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Mới đây, hôm 13/4, thượng nghị sĩ từng là thuyền nhân đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội thả các nhà bất đồng chính kiến, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đài. Việt Nam lâu nay vẫn khẳng định chỉ tống giam “những ai vi phạm pháp luật”.

Trong chiến dịch tranh cử, ông ta tuyên bố tiếp tục chính sách của người cha quá cố, hậu thuẫn việc quốc tế hóa và đa phương hóa cũng như cải thiện hình ảnh của đất nước ngày càng gây tranh cãi dưới chính quyền của phe Bảo thủ.

Hoàn cầu Thời báo viết.

Không chỉ ông Hải, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng nằm trong “tầm ngắm” của tờ báo Trung Quốc từng nhiều lần chỉ trích “sự can dự” của các nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Global Times cho rằng “thái độ của Canada” về Biển Đông một phần cũng “do chính sách đối ngoại của Thủ tướng Justin Trudeau”.

“Nhà lãnh đạo trẻ thích tuyên bố rằng Canada đã trở lại. Trong chiến dịch tranh cử, ông ta tuyên bố tiếp tục chính sách của người cha quá cố, hậu thuẫn việc quốc tế hóa và đa phương hóa cũng như cải thiện hình ảnh của đất nước ngày càng gây tranh cãi dưới chính quyền của phe Bảo thủ”, tờ báo viết thêm.

“Canada chưa tìm ra một chính sách toàn diện và ổn định về Trung Quốc và thường bị Mỹ tác động khi cân nhắc quyền lợi của mình”.

Trung Quốc lâu nay chỉ muốn đối thoại trực tiếp với các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, không muốn “đa phương hóa” vấn đề này.

Trong bài bình luận, Global Times cũng cho rằng “Việt Nam đã củng cố liên minh quân sự với Hoa Kỳ và hành động đầy khiêu khích ở Biển Đông”.

Quan điểm của Việt Nam rất rõ ràng và nhất quán và mong muốn các quốc gia đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Về cuộc tập trận của Trung Quốc mới đây ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 19/4 nói rằng “Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, có quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.

“Quan điểm của Việt Nam rất rõ ràng và nhất quán và mong muốn các quốc gia đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông”, bà Hằng nói thêm.

Hai ngày trước đó, Đô đốc Philip Davidson, người được đề cử vào vị trí Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói với các nhà lập pháp nước này rằng Trung Quốc hiện đủ mạnh để có thể “thâu tóm” Biển Đông và chỉ có một cuộc xung đột vũ trang mới có thể ngăn chặn điều này.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-trung-quoc-am-chi-dan-bieu-canada-thong-dong-voi-viet-nam/4370577.html