Tin khắp nơi – 17/04/2018
Mạng xã hội TQ thôi cấm nội dung đồng tính
Mạng truyền thông xã hội Trung Quốc Sina Weibo bỏ lệnh cấm nội dung đồng tính gây tranh cãi sau khi bị phản đối mạnh mẽ.
Trước đó hôm 13/4, Weibo thông báo các bài viết liên quan đến đồng tính luyến ái sẽ bị gỡ xuống.
Ngay sau đó một số người dùng mạng xã hội nổi giận phản đối quyết định này. Hôm thứ Hai 16/4, Weibo cho biết sẽ bỏ lệnh cấm.
Thường được mô tả phiên bản Trung Quốc của Twitter, Sina Weibo là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất nước này.
Đức: Cặp đồng tính nam đầu tiên được kết hôn
‘Sao’ và quan hệ đồng tính trong xã hội VN
Indonesia bắt 141 người trong ‘tiệc đồng tính’
Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Sáu tuần trước, Weibo bất ngờ thông báo tiến hành “chiến dịch làm sạch”.
Theo đó, trong ba tháng tới, Weibo sẽ xóa nội dung gồm hình ảnh, video, văn bản và phim hoạt hình có liên quan đến nội dung khiêu dâm, bạo lực hoặc đồng tính luyến ái.
“Điều này nhằm đảm bảo một xã hội và môi trường trong sạch và hài hòa,” tuyên bố của Weibo ghi, sau đó xóa hơn 50.000 bài viết.
Sina Weibo cho biết phải tiến hành chiến dịch này vì các luật lệ sử dụng Internet trở nên khắt khe hơn từ năm ngoái, nhưng không giải thích tại sao bây giờ mới áp dụng.
Chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch trong những năm gần đây nhằm mục đích xóa nội dung internet mà cho là không phù hợp.
Vào sáng 13/4, thuật ngữ tìm kiếm được kiểm duyệt nhất trên Weibo là “đồng tính luyến ái”, theo hãng theo dõi kiểm duyệt FreeWeibo.
Các cư dân mạng phản ứng thế nào?
Vào cuối tuần, nhiều người trong cộng đồng LGBT đã lên mạng để phản đối quyết định, sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # như #IAmGay và #ScumbagSinaHelloIAmGay.
Một số thử độ kiểm duyệt Weibo bằng cách đăng hình ảnh của mình với bạn bè hoặc người thân đồng tính.
Trong số đó có nhà hoạt động vì quyền lợi của LGBT, Pu Chunmei, người đã đăng một bài viết đầy cảm xúc kèm theo hình ảnh của bà với con trai đồng tính của bà, khiến bài viết nhanh chóng được chia sẻ.
“Con trai tôi và tôi yêu đất nước mình … chúng tôi tự hào là người Trung Quốc!” bà nói. “Nhưng hôm nay sau khi thấy thông báo của Sina Weibo …, một sự phân biệt và tấn công vào các nhóm thiểu số, và đây là bạo lực!”
Một bài đăng khác được chia sẻ rộng rãi là một video của một cuộc thử nghiệm xã hội, nơi những tình nguyện viên đồng tính đứng trên đường phố mời người qua đường đến ôm họ. Người đăng xác nhận rằng video gốc đã bị gỡ xuống và nói “hôm nay tôi buộc phải đăng lại”.
Đến sáng 16/4, nhiều bài viết như vậy vẫn còn trên mạng, hệ thống kiểm duyệt dường như không thể theo kịp số lượng bài đăng.
Sau đó, Sina Weibo đã đưa ra một thông báo khác: nói rằng việc làm sạch “không còn áp dụng cho nội dung đồng tính”.
Nghị sĩ Úc cầu hôn bạn đời đồng giới tại quốc hội
Người ‘LGBT’ gặp khó khi ra nước ngoài lao động?
Tòa Đài Loan ủng hộ hôn nhân đồng giới
“Chúng tôi cảm ơn tất cả mọi người về những thảo luận và đề xuất của họ,” công ty nói thêm.
Cư dân mạng lập tức ủng hộ. Một người dùng Weibo cho biết: “Không có gì sai với việc đồng tính luyến ái … chúng tôi hy vọng rằng Weibo sẽ không gây ra sự phân biệt như vậy trong tương lai.”
Quan điểm của Trung Quốc về quyền của LGBT
Tình dục đồng giới đã được tuyên truyền hóa cách đây hơn hai thập kỷ. Thái độ bảo thủ vẫn chiếm ưu thế ở nhiều nơi trên cả nước, nhưng điều đó đã không ngăn cản được cộng đồng LGBT và các nhà hoạt động.
Nhưng trong những tháng gần đây, một số người bắt đầu lo ngại rằng sự hiện diện của giới đồng tính bắt đầu bị hạn chế bởi các nhóm bảo thủ.
Một số người coi lệnh cấm của Sina Weibo là một phần trong xu hướng tránh né cộng đồng LGBT, bao gồm một động thái bởi cơ quan giám sát truyền thông vào năm ngoái chính thức coi nội dung đồng tính là “khiêu dâm và khiếm nhã”.
Phản hồi chính thức của chính phủ Trung Quốc luôn luôn là “không ủng hộ cũng không chống lại” tình dục đồng giới, nhưng lại “không thúc đẩy” quyền lợi của LGBT, nhà hoạt động Li Tingting nói với BBC Tiếng Trung.
Không có phản hồi chính thức từ chính phủ Trung Quốc về lệnh cấm ban đầu của Sina Weibo, hay việc bỏ lệnh cấm sau đó.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43792946
Tình trạng ‘nô lệ Bắc Hàn’ ở châu Âu
Người ta tin rằng có khoảng 150 ngàn lao động Bắc Hàn được gửi ra nước ngoài làm việc, đem về hơn một tỷ bảng Anh mỗi năm cho chính quyền Bình Nhưỡng.
Cựu phó đại sứ Bắc Hàn tại London, ông Thae Yong Ho, nói rằng hầu hết số tiền này được dùng để tài trợ cho chương trình hạt nhân của lãnh đạo Kim Jong Un.
Một nhóm các phóng viên quốc tế đã điều tra trong hai năm tại Trung Quốc, Nga và Ba Lan, và nội dung cuộc điều tra mới đây được phát trong chương trình phóng sự của BBC, Panorama.
Lỗi website Bắc Hàn dẫn tới Twitter ‘nói xấu chính phủ’
Kim Jong-un lần đầu tiên nói ‘có thể’ họp với Mỹ
Các ngôi sao K-pop Hàn Quốc biểu diễn ở miền Bắc
Tại thành phố Vladivostock của Nga, các phóng viên được biết hầu hết các khoản thu của công nhân Bắc Hàn đều được ‘đóng góp’ cho đảng cầm quyền ở trong nước.
Một số người cho biết tất cả tiền lương đều do “đội trưởng” người Bắc Hàn nhận. Một người nói chuyện với điều kiện được giấu kín danh tính cho biết chi tiết hơn rằng việc nộp tiền được gọi là “nhiệm vụ với Đảng” hoặc “nhiệm vụ cách mạng”.
Khoản đóng hàng tháng hồi 10 năm về trước là 15 ngàn rouble, tương đương 260 đô la mỗi tháng, nhưng nay, ông cho biết “đã tăng gấp đôi”.
Về điều kiện sinh hoạt, người công nhân Bắc Hàn này nói rằng họ “bị đối xử như chó, phải ăn uống bẩn thỉu”.
Tại Ba Lan, ước tính có khoảng 800 người Bắc Hàn làm việc tại các xưởng đóng tàu, hầu hết là làm thợ hàn và lao động phổ thông.
Ở thành phố Szczecin, đóng giả làm đại diện của một công ty tuyển dụng, nhóm điều tra gặp một nhân viên bảo vệ cởi mở người Ba Lan.
“Người Bắc Hàn có mặt khắp nơi ở Szczecin. Họ làm việc cả ở đây và cả cho các công ty khác. Họ cũng giống chúng ta thời cộng sản thôi. Chị biết lý do tại sao họ không được phép nói chuyện rồi đấy. Họ rất có thể là đã bị lừa dỗ đi sang phương Tây,” nhân viên bảo vệ nói với phóng viên BBC cải trang.
Qua người này, BBC tiếp cận được với người phụ trách các công nhân Bắc Hàn, và được cho biết lao động Bắc Hàn tới Ba Lan “chỉ để đi làm”.
“Họ có những ngày nghỉ không được trả lương. Vào những lúc phải làm cho đúng hạn thì chúng tôi làm việc liên tục không nghỉ. Chứ không phải như người Ba Lan, chỉ làm tám tiếng một ngày rồi về nhà. Chúng tôi thì không. Chúng tôi làm việc liên tục nếu cần phải làm,” người phụ trách công nhân Bắc Hàn nói.
Đại sứ quán Bắc Hàn tại Warsaw nói rằng các công dân nước họ đang làm việc phù hợp với luật pháp Ba Lan và các quy định của EU.
Chính quyền Ba Lan thì nói họ đã tiến hành kiểm tra thường xuyên, và không phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các khoản thu nhập được gửi về Bắc Hàn.
Chính quyền nói Ba Lan đã ngưng cấp giấy phép lao động mới cho người Bắc Hàn.
Liên hiệp quốc đã đồng ý ra các lệnh trừng phạt mới hồi tháng 12 năm ngoái, theo đó chấm dứt việc nhân công Bắc Hàn ra nước ngoài làm việc.
Các nước sở tại đang có lao động Bắc Hàn thì được cho thời gian hai năm để tuân thủ quy định này.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43789789
Cuba: Người nhà sứ quán Canada về nước
vì mắc ‘bệnh lạ’
Chính phủ Canada đưa gia đình của các nhân viên ngoại giao đóng ở thủ đô Havana, Cuba, về nước.
Động thái này diễn ra sau khi 10 người Canada tiếp tục có các triệu chứng không thể lý giải, giới chức cho biết.
Những người này, gồm một số trẻ vị thành niên, bị chóng mặt, buồn nôn và mất tập trung.
Cuba: ‘Không có chuyện tấn công nhân viên Mỹ’
16 nhân viên Mỹ ở Cuba bị tổn thương thính lực
Chi tiết vụ nhân viên sứ quán Mỹ bị ‘tấn công âm thanh’ ở Cuba
Mỹ chấm dứt miễn visa cho di dân Cuba
Báo cáo của một chuyên gia y tế Canada nói rằng dạng tổn thương não mới có thể là nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn mà nhân viên ngoại giao và người nhà họ ở Cuba đang mắc phải.
Canada nói rằng họ loại trừ giả thuyết “tấn công âm thanh” là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Các nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Havana cũng bị bệnh tương tự hồi năm ngoái.
Washington rút nhân viên ngoại giao ở Havana về nước vào tháng 9/2017 và cảnh báo các công dân Hoa Kỳ không tới Cuba.
Họ cho biết 21 nhân viên sứ quán bị thương trong vụ này.
Việt Nam ‘yêu cầu Mỹ xóa cấm vận chống Cuba’
Raul Castro lên án chính sách của Trump
Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba
Cuba sẽ cần ‘cách mạng khác’ hậu Fidel?
‘Thao túng chính trị’
Giới chức cho biết, một số người dường như hồi phục sau đó.
Cuba trước đó bác cáo buộc về cuộc tấn công âm thanh nhắm vào nhân viên sứ quán Hoa Kỳ ở Havana.
Tháng 10/2017, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez tuyên bố cáo buộc của Mỹ là “thao túng chính trị” nhằm phá hoại quan hệ song phương.
Hơn một triệu người Canada đến Cuba mỗi năm, nhưng Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada cho biết không có ghi nhận du khách Canada mắc căn bệnh này.
Khác với Hoa Kỳ, Canada không cắt quan hệ ngoại giao với Havana sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43792324
Hãng ZTE của TQ
‘có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc’
Cơ quan quản lý giám sát an toàn mạng của Anh vừa xác nhận đã đưa một trong các công ty quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc vào sổ đen.
Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia (NCSC) viết cho các nhà cung cấp dịch vụ di động của Anh, cảnh báo rằng việc sử dụng các thiết bị và dịch vụ của ZTE có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
Diễn biến mới xảy ra cùng lúc với việc chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ bán các thành phần, thiết bị của công ty có trụ sở chính tại Thâm Quyến này.
ZTE hiện chưa có phản ứng gì.
Ít thương hiệu châu Á ‘vào tốp 100’
Huawei của TQ bác cáo buộc gián điệp
Huawei – Khủng long công nghệ Trung Quốc
“Việc nêu ra những nguy cơ gây hại cho an ninh quốc gia của Anh Quốc là hoàn toàn thích hợp và cũng là một phần bổn phận của NCSC, và chúng tôi đưa ra những lời khuyên dựa trên chuyên môn kỹ thuật của mình,” Tiến sỹ Ian Levy, giám đốc kỹ thuật của cơ quan này nói trong một tuyên bố.
“NCSC đánh giá rằng các rủi ro an ninh quốc gia phát sinh từ việc sử dụng các thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE trong hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông hiện nay của Anh Quốc là điều không thể coi nhẹ.”
Hãng viễn thông quốc gia Anh, BT đã thiết lập quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển với ZTE hồi 2011, và cũng đã phân phối các modem do hãng Trung Quốc sản xuất.
Vào năm sau đó, Ủy ban Tình báo thuộc Quốc hội Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng cả ZTE và một hãng khác của Trung Quốc, Huawei, đem lại mối đe dọa an ninh.
Tiến sỹ Levy cũng nhắc tới đối thủ của ZTE, Huawei, trong một lá thư gửi cho ngành viễn thông Anh Quốc, theo tờ Financial Times.
“Mạng viễn thông Anh đã có nhiều thiết bị do Huawei cung cấp,” ông viết.
“Bổ sung thiết bị và dịch vụ mới từ một nhà cung cấp Trung Quốc nữa sẽ khiến việc kiểm tra hiện tại của chúng ta không hiệu quả.”
Tổ chức quản lý NCSC là GCHQ đã tiến hành việc kiểm tra các thiết bị của Huawei.
Phát ngôn viên của Huawei từ chối bình luận.
Việc Mỹ có hành động đối với ZTE phát sinh từ việc hãng đã bán thiết bị phần cứng và phần mềm của Mỹ cho một công ty dịch vụ viễn thông Iran, vi phạm lệnh trừng phạt mà Wahsington đưa ra.
ZTE đã nhận sai hồi năm ngoái, và đã trả 890 triệu đô la tiền phạt.
Khi đó, hãng cũng hứa sẽ sa thải bốn nhân viên cao cấp và kỷ luật 35 người khác.
Tuy nhiên, trong tháng Ba vừa rồi hãng thừa nhận tuy đã sa thải bốn quản lý cấp cao nhưng vẫn chưa thực hiện phần cam kết còn lại.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-43789307
Facebook bị kiện vì chức năng nhận diện gương mặt
Facebook có thể đối mặt với một vụ kiện tập thể từ người dùng ở Illinois, Hoa Kỳ do chức năng nhận diện gương mặt trái luật tiểu bang.
Theo đơn kiện, Facebook bị cáo buộc thu thập thông tin sinh trắc học mà không có sự đồng ý rõ ràng của người dùng.
Công cụ này bao gồm chức năng ‘tag’, cho phép tìm và ‘tag’ tên bạn người dùng Facebook có mặt trong các bức ảnh đã được upload. Điều này vi phạm luật tiểu bang Illinois.
Facebook cho biết vụ kiện này ‘không có giá trị’ và sẽ đấu tranh đến cùng.
Ông chủ Facebook điều trần trước ủy ban Hạ viện
Mark Zuckerberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ
Facebook gửi cảnh báo tới người dùng
Zuckerberg: Tôi vẫn là người tốt nhất để ‘chèo lái’ Facebook
Hôm thứ Hai 16/4, thẩm phán tòa án liên bang của Hoa Kỳ, ông James Donato đã phán quyết chứng nhận một nhóm người sử dụng Facebook tham gia vụ kiện – một yếu tố pháp lý quan trọng cho một vụ kiện tập thể.
Nhóm người này là những người sử dụng Facebook ở Illinois, đã bị “Facebook tạo và lưu trữ mẫu khuôn mặt sau ngày 7/6/2011”, theo án lệnh của thẩm phán.
Trong một vụ kiện tập thể thành công, bất kỳ thành viên nào trong nhóm đều có thể được bồi thường.
Trong án lệnh, thẩm phán Donato viết: “Tiền bồi thường luật định có thể lên tới hàng tỷ đô la.”
Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg phải điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ về vụ bê bối thu thập và sử dụng dữ liệu người sử dụng.
Chức năng nhận dạng khuôn mặt của Facebook
Facebook tung ra tính năng “gợi ý tag” tháng 6/2011.
Tính năng này cho biết ai có thể có mặt trong một bức ảnh đã đăng lên Facebook, dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có của khuôn mặt.
Giới đấu tranh Việt Nam lo ngại Facebook ‘thỏa hiệp’
Trong án lệnh của thẩm phán Donato, ông đưa ra quy trình bốn bước của công nghệ này:
Ban đầu, phần mềm này cố gắng phát hiện bất kỳ khuôn mặt nào trong một ảnh đã tải lên.
Nó chuẩn hóa và sắp xếp chúng theo kích thước và hướng.
Sau đó, đối với mỗi khuôn mặt, Facebook tính toán một ‘chữ ký khuôn mặt’- một thuật toán đại diện của khuôn mặt trong bức ảnh đó.
Chữ ký khuôn mặt sau đó được phân tích bằng một cơ sở dữ liệu lưu trữ các ‘mẫu mặt’ của người dùng để tìm kiếm các kết quả tương tự.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43793566
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
tại eo biển Đài Loan
Ngày 18/04/2018, quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan, trong bối cảnh căng thẳng với chính quyền Đài Bắc. Sự kiện này chỉ diễn ra vài ngày sau khi hải quân và không quân Trung Quốc phối hợp một cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử nước này tại Biển Đông.
Đây là cuộc tập trận đầu tiên trong vùng eo biển Đài Loan kể từ năm 2015 và cũng là lần đầu tiên dưới nhiệm kỳ tổng thống của bà Thái Anh Văn, nổi tiếng với lập trường ủng hộ độc lập.
AFP trích phát biểu một số quan chức Trung Quốc cho biết cuộc tập trận bắn đạn thật là lời cảnh báo cho phe ủng hộ độc lập tại Đài Loan, đồng thời khẳng định Bắc Kinh kịch liệt bác bỏ mọi xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc.
Phát biểu với báo giới ngày 17/04 trước khi lên đường công du vương quốc Swaziland (nam Phi), một trong những nước đồng minh hiếm hoi của Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn đã trấn an người dân rằng chính phủ « có niềm tin và kiên định cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia ».
Cuộc tập trận cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vì chính quyền Donald Trump đàm phán bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan với tổng trị giá 1,3 tỉ đô la và gần đây nhất là sự kiện tầu USS Theodore Roosevelt của Mỹ hoạt động vì tự do hàng hải ở vùng đang có tranh chấp tại Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180417-trung-quoc-tap-tran-ban-dan-that-tai-eo-bien-dai-loan
Tập trận bắn đạn thật :
Lời cảnh cáo của Tập Cận Bình đến Đài Loan và Mỹ
Sau hai ngày tập trận hùng hậu tại Biển Đông (11 và 12/04/2018), Trung Quốc tiếp tục phô trương sức mạnh hải quân và răn đe trong cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra từ 8 giờ sáng đến nửa đêm 18/04/2018 tại eo biển Đài Loan.
Khi tổ chức tập trận bắn đạn thật ngay sát sườn Đài Loan, Trung Quốc bắn một mũi tên nhắm đến nhiều mục đích. Thực vậy, theo nhận định với CNN của nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc trung tâm An toàn Hàng hải Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam tại Singapore, « Trung Quốc muốn nhấn mạnh là Hải Quân nước này luôn sẵn sàng. Đây cũng là một thông điệp nhắc nhở Đài Loan đừng đi quá xa ».
Mục đích thứ nhất là răn đe chính quyền Đài Loan với lập trường độc lập ngày càng cứng rắn kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành tổng thống năm 2016. Tình hình hiện nay trái ngược với chính sách dần cải thiện quan hệ với Bắc Kinh của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu với đỉnh điểm là cuộc hội đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore ngày 07/11/2015.
Từ sau cuộc nội chiến đẫm máu năm 1949, hai bờ eo biển không duy trì quan hệ chính thức và cũng không công nhận tính chính đáng của nhau. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh « nổi loạn », là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Lo ngại trước tinh thần dân tộc ủng hộ độc lập của chính quyền Đài Bắc hiện nay, Bắc Kinh từng cảnh cáo sẽ dùng vũ lực sáp nhập hòn đảo nếu cần thiết.
Đối với Bắc Kinh, cuộc tập trận bắn đạn thật cũng là lời cảnh cáo gửi đến Washington vì chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách thắt chặt quan hệ với Đài Bắc thông qua hai đạo luật mới. Đạo luật thứ nhất được ký vào tháng 03/2018 cho phép gia tăng các chuyến công du chính thức giữa Mỹ và Đài Loan. Đạo luật thứ hai được ký vào đầu tháng 04/2018 cho phép một số tập đoàn vũ khí Mỹ bán công nghệ chế tạo tầu ngầm và trang thiết bị quân sự cho Đài Loan.
Dù chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì chặt chẽ quan hệ không chính thức với Đài Bắc và cung cấp vũ khí cho hòn đảo trong khuôn khổ Luật về Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act). Dưới thời tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ còn tỏ ra nhiệt tình xích lại gần Đài Loan hơn. Điều này đã khiến Bắc Kinh giận dữ, cụ thể trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội vào tháng 03/2018, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định : « Mỗi một tấc đất của mẹ tổ quốc không thể bị tách rời khỏi Trung Hoa ». Tiếp theo là lời đe dọa « khả năng xung đột quân sự » của Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh.
Dù Trung Quốc trở thành một cường quốc trong những năm gần đây nhờ vào tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa quân đội, nhưng người dân Đài Loan ngày càng ít quan tâm đến việc thống nhất với đại lục. Phát biểu với CNN, nhà nghiên cứu Richard McGregor thuộc Viện Lowy ở Sydney đánh giá Đài Loan « sẽ không từ bỏ cách sống và nền độc lập tiềm tàng mà họ có được, vì vậy, trong chừng mực nào đó đối với Trung Quốc, ngày càng khó nhận được sự tôn trọng ».
Cuối cùng, qua cuộc tập trận bắn đạn thật tại eo biển Đài Loan, diễn ra chưa đầy một tuần sau cuộc diễn tập tại Biển Đông, Trung Quốc còn « muốn chứng tỏ sức mạnh quân sự và quyền lực », theo đánh giá của nhà nghiên cứu McGregor. Khi duyệt đội quân danh dự trên khu trục hạm Trường Sa (Changsha) hôm 12/04, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng hải Quân Trung Quốc phải đạt đến « tầm cỡ quốc tế ». Như vậy, ông Tập Cận Bình cũng chứng tỏ đỉnh cao quyền lực, đặc biệt kể từ khi Quốc Hội xóa bỏ quy định hạn chế nhiệm kỳ của người đứng đầu nhà nước, mở đường cho ông lãnh đạo cả đời.
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia McGregor, Trung Quốc muốn thống nhất Đài Loan bằng con đường hòa bình vì dùng vũ lực quy phục hòn đảo sẽ gây ra rất nhiều rủi ro, trong đó phải tính đến « yếu tố » Hoa Kỳ.
Tổng thống Đài Loan trấn an dân chúng
trước ngày Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật
Một ngày trước khi Trung Quốc thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật tại Eo biển Đài Loan, hôm 17/4, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã trấn an người dân rằng hòn đảo này sẽ hoàn toàn an toàn. Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng SCMP loan tin này cùng ngày.
SCMP dẫn thông báo được phát đi ngay tại sân bay quốc tế Đào Viên của tổng thống Thái Anh Văn rằng Đài Loan tự tin và quyết tâm bảo vệ an ninh đất nước. Tuyên bố của bà tổng thốn được đưa ra trước khi bà bay tới Swaziland, một trong số ít những đồng minh quốc tế còn lại của Đài Bắc không bị tác động bởi sức ép từ Trung Quốc khi duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Bà Thái cũng nhấn mạnh rằng việc duy trì hoà bình “nguyên trạng” tại Eo biển là sứ mệnh của chính phủ Đài Loan. Mặc dù đang duy trì một nền dân chủ, Đài Loan chưa bao giờ chính thức công bố độc lập khỏi lục địa và Bắc Kinh đã đe doạ về một hành động quân sự nếu Đài Loan tuyên bố độc lập chủ quyền.
Hôm 16/4, bà Thái cũng đã yêu cầu các quan chức an ninh quốc gia theo dõi chặt chẽ những “diễn biến xung quanh” các cuộc diễn tập bắn đạn thật của Trung Quốc, vốn là một động thái của chính quyền Bắc Kinh nhằm dằn mặt những cá nhân ủng hộ quyền độc lập dân chủ tại Đài Loan. Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố chống lại bất kỳ thách thức nào đối với chủ quyền của mình.
Trong khi đó, Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn là đảng có truyền thống ủng hộ độc lập tự do và thủ tướng mới được bổ nhiệm Lại Thanh Đức từ lâu vốn là một ứng viên theo trường phái này.
Bắc Kinh đã tăng cường tuần tra và sử dụng áp lực ngoại giao để cô lập quốc tế Đài Loan kể từ khi bà Thái lên nắm quyền vào tháng 5 năm 2016 vì bà từ chối việc công nhận chấp nhận hai bờ Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”.
Trong chuyến đi 4 ngày tới Châu Phi, bà Thái sẽ tham dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày độc lập của Swaziland và ngày quốc gia này thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan, với tên gọi chính thức là Trung hoa Dân quốc.
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật:
Trump và Abe tìm đồng thuận về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cơ sở chung để giải quyết thách thức hạt nhân của Triều Tiên hôm 17/4 trong bối cảnh tại Tokyo có nhiều lo ngại rằng Tổng thống Trump có thể dễ dàng nhượng bộ Triều Tiên quá nhiều.
Ông Abe sắp tới Mar-a-Lago, địa điểm nghỉ mát của ông Trump tại Palm Beach, Florida, trong hai ngày đàm phán về chủ đề Triều Tiên, mặc dủ theo dự kiến nghị trình thảo luận sẽ bao gồm các vấn đề thương mại, quan hệ với Trung Quốc và một số vấn đề khác.
Một hội nghị thượng đỉnh thành công có thể giúp cả hai nhà lãnh đạo phục hồi uy tín chính trị ở trong nước. Ông Trump trong thời gian qua đã bị đeo đuổi liên quan tới một cuộc điều tra về nghi án Nga xen vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, trong khi ông Abe đang chật vật phấn đấu với mức ủng hộ ngày càng giảm sút trong công chúng vì những vụ bê bối về nạn bè phái.
Ông Trump đã xây dựng các quan hệ gần gũi hơn với Thủ Tướng Abe trong 15 tháng ông cầm quyền, và cả hai đã tạo được mối quan hệ trong chuyến viếng thăm của ông Abe tới Florida cách đây hơn một năm cũng như chuyến đi của Trump tới thăm Tokyo vào tháng 11 năm ngoái.
Tokyo lo ngại nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tìm cách liên kết các vấn đề an ninh thiết yếu với các chủ đề thương mại nhạy cảm.
Trước khi rời Tokyo để lên đường sang Mỹ, ông Abe nói: “Tôi muốn tái khẳng định sự hợp tác của chúng tôi về vấn đề Triều Tiên, về các vấn đề kinh tế, và thể hiện mối quan hệ vững chắc giữa hai nước”.
Tổng thống Trump nói trên Twitter rằng ông trông đợi cuộc gặp với Thủ Tướng Abe, để “làm việc về vấn đề thương mại và an ninh quân sự.”
Việc ông Trump đồng ý mở hội nghị thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tại một địa điểm chưa được xác định, khơi lên một số lo ngại đối với các giới chức Nhật Bản.
Nhật Bản muốn ông Trump tránh đạt một thoả thuận theo đó Bình Nhưỡng từ bỏ các tên lửa đạn đạo có khả năng phóng tới đất liền Hoa Kỳ, nhưng duy trì các tên lửa tầm ngắn có thể đe doạ Nhật Bản. Ông Abe còn muốn ông Trump nêu lên các trường hợp công dân Nhật bị Bình Nhưỡng bắt cóc từ lâu.
Phát biểu với quốc hội Nhật hồi tuần trước ông Abe cho biết sẽ yêu cầu ông Trump tìm cách loại bỏ tất cả tên lửa của Triều Tiên có thể tấn công Nhật Bản. Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe nói rằng chỉ loại các tên lửa đạn đạo liên lục địa không mà thôi sẽ “không có nghĩa lý gì đối với Nhật Bản”.
Đáp lại, Nhà Trắng xác minh Tổng thống Trump quan tâm đến sự an ninh của các đồng minh của Mỹ, ngoài sự an toàn của các công dân Mỹ.
Tokyo muốn tránh bị đẩy vào các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do hai chiều không những nhằm mở cửa thị trường, mà còn nhắm tới các chính sách tiền tệ của Nhật Bản.
Mỹ cáo buộc Nga gây phức tạp
cho cuộc điều tra vũ khí hóa học ở Syria
Bộ Ngoại giao Mỹ nói Nga đã tìm cách ngăn chặn một tổ chức theo dõi quốc tế điều tra cáo buộc vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria “bằng cách làm nó phức tạp hơn.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói với đài truyền hình Alhurra: “Có thể họ muốn làm điều đó bởi vì trì hoãn việc xét nghiệm hiện trường càng lâu thì các dấu tích hóa chất càng biến mất.”
Các nhân viên điều tra của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) tới Syria hôm 14/4 nhưng cho tới lúc này vẫn không thể bắt đầu công việc của họ ở Douma.
Một quan chức Nga nói đội điều tra của OPCW có kế hoạch tới thăm khu vực phía đông của thủ đô Damascus của Syria hôm 18/4.
Nga đổ lỗi cho việc trì hoãn này là do các cuộc không kích của Mỹ và 2 đồng minh Anh và Pháp hôm 14/4 vào ba cơ sở cũ khí hóa học của Syria. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabbkov cũng cho rằng phái đoàn điều tra không được phép tới đó vì họ không được sự chấp thuận của ủy ban an toàn và an ninh của Liên Hiệp Quốc.
Các quan chức LHQ ở New York không đồng ý với tuyên bố đó của Nga.
“Liên Hiệp Quốc đã cung cấp những giấy phép cần thiết để nhóm nghiên cứu của POCW đến điều tra ở Douma,” theo người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric. “Chúng tôi không từ chối bất cứ yêu cầu nào của nhóm nghiên cứu này để họ có thể tới Douma.”
Người phát ngôn của LHQ còn nói rằng Tổng thư ký LHQ Antonio Guterrres rất ủng hộ cuộc điều tra này.
“Tổng thư ký mong muốn đoàn kiểm tra được pháp tiếp cận với hiện trường hiện trường để chúng ta có thể có được một bức tranh toàn cảnh đầy đủ nhất của sự việc,” theo ông Dujarric.
Đặc phái viên Mỹ ở OPCW, ông Ken Ward, hôm 16/4 cho biết ông tin rằng Nga đã tới khu vực này và ông bày tỏ lo ngại rằng Nga đang thay đổi hiện trường trước khi nhóm chuyên viên của OPCW tiến hành điều tra tìm kiếm bằng chứng.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov phủ nhận cáo buộc này và cho BBC biết rằng ông cam đoan Nga “đã không thay đổi hiện trường.”
Ngoại trưởng Lavrov nói bằng chứng mà Mỹ, Anh và Pháp vin vào đó để tiến hành cuộc không kích hôm 14/4 được dựa trên “những nghi nhận của truyền thông và mạng xã hội.” Ông phủ nhận không có bất cứ cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nào xảy ra và cáo buộc Anh đã dàn dựng vụ tấn công đó.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới đưa ra một thông cáo chung hôm 17/4 tuyên bố ủng hộ các cuộc không kích.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Mỹ, Anh và Pháp nhằm làm giảm khả năng sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Assad và để ngăn chặn việc sử dụng trong tương lai,” các nhà lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu nói trong thông cáo chung.
Truyền thông Syria cho biết có một cuộc tấn công bằng tên lửa khác đã xảy ra ở tỉnh Homs vào sáng sớm 19/4 nhưng sau đó nói rằng đó là báo động giả và không phải là một cuộc tấn công từ bên ngoài làm kích hoạt hệ thống phòng không.
Người phát ngôn BNG Mỹ Nauert nói với truyền hình Alhurra rằng Hoa Kỳ đang thúc đẩy để tập trung trở lại cái gọi là tiến trình Geneva mà LHQ đã bắt đầu vào năm 2012 với một lộ trình tiến tới chấm dứt cuộc xung đột ở Syria bằng một hiến pháp mới cùng các cuộc bầu cử.
“Điều duy nhất mang tính tích cực mà tôi có thể hy vọng từ các tin tức khủng khiếp ở Syria vào tuần trước là tiếp tục thúc đẩy tiến trình đó,” người phát ngôn nói. “Do vậy, lúc này chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia sẽ quay trở lại tiến trình Geneva và chúng ta sẽ có thể đạt được những tiến bộ.”
Người đứng đầu bộ phận chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu Federica Mogherini đưa ra lời kêu gọi tương tự hôm 16/4 trong một cuộc họp của các bộ trưởng và cho rằng cần thiết phải thúc giục một sự tái khởi động tiến trình hòa bình do LHQ dẫn đầu.
Tại Hội đồng Bảo an LHQ, Pháp đã đề xuất một giải pháp dự thảo mới để giải quyết ba vấn đề chính của cuộc xung đột – vũ khí hóa học, các vấn đề nhân đạo và tiến trình chính trị.
Tòa Bạch Ốc cân nhắc tăng chế tài Nga
Tòa Bạch Ốc ngày 16/4 loan báo đang cứu xét việc tăng thêm chế tài đối với Nga tiếp sau vụ tấn công bằng khí độc tại Syria, nhưng chưa có quyết định.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders không cho biết lý do áp đặt thêm chế tài nhưng Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley hôm 15/4 cho biết Hoa Kỳ đang chuẩn bị những chế tài mới đối với Nga vì Nga đã ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nếu chế tài của Mỹ được công bố, đây sẽ là loạt chế tài thứ hai trong vòng một năm chống lại chương trình vũ khí giết người hàng loạt của Syria. Ông Assad là một đồng minh thân cận của Moscow.
Trước đây trong tháng, Hoa Kỳ cũng áp đặt chế tài đối với 24 người Nga về điều mà các cơ quan tình báo Hoa Kỳ nói là Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Moscow nói họ không có bất cứ hành vi sai trái nào.
Washington cho biết có chứng cớ là các lực lượng Syria đã thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học làm nhiều người chết vào ngày 7/4, dù chuyến thăm của các thanh sát viên vũ khí hóa học đến địa điểm tình nghi đã bị hoãn hôm 16/4.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-bach-oc-can-nhac-tang-che-tai-nga/4351233.html
Công ty Anh trúng thầu
tăng cường an ninh biên giới Mỹ
Một công ty công nghệ Anh nhận được hợp đồng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ trong việc sử dụng công nghệ kiểm tra sinh trắc học gương mặt để cải thiện kiểm soát biên giới. Đây là công ty nước ngoài đầu tiên ký được hợp đồng với Mỹ trong lĩnh vực này.
Công ty iProov, có trụ sở tại London, sẽ phát triển công nghệ giúp cải tiến việc kiểm soát biên giới tại những cửa khẩu không người với một hệ thống kiểm soát qua điện thoại di động của du khách.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox trong một tuyên bố ngày 16/4 cho hay hợp đồng này là “một điển hình của các mối quan hệ kinh tế và an ninh cùng chia sẻ” với Hoa Kỳ.
IProov nói họ là công ty nước ngoài đầu tiên nhận được hợp đồng theo Chương trình Sáng kiến Thung lũng Silicon, do Cục Công nghệ và Khoa học của Bộ An ninh Nội địa Mỹ điều hành.
https://www.voatiengviet.com/a/cong-ty-anh-trung-thau-tang-cuong-an-ninh-bien-gioi/4350790.html
Nhật muốn thu hút thêm du khách Pháp
‘‘Enjoy my Japan’’ là tên gọi của đợt thông tin gần đây nhất của Sở Du lịch Nhật Bản. Được khởi động vào mùa xuân năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 160 năm Pháp-Nhật thành lập bang giao, đợt thông tin này nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh và văn hóa Nhật, hầu tăng thêm số lượng du khách Pháp đến xứ hoa anh đào.
Đợt thông tin của Sở Du lịch Nhật Bản (JNTO) được tiến hành song song với chương trình sinh hoạt tổ chức tại Nhà Văn hóa Nhật Bản ở số 101 bis Quai Branly, Paris quận 15. Không phải ngẫu nhiên mà ông giám đốc Ryoichi Matsuyama đã ghé thăm Paris nhân dịp này, vì đây là cơ hội lý tưởng để giới thiệu thêm về các địa điểm du lịch Nhật Bản. Mùa xuân cũng là mùa ‘‘cao điểm’’ vì đông đảo du khách Pháp cũng như du khách các nước Tây Âu chọn đến xứ Phù Tang vào mùa này để ngắm tận mắt hoa anh đào nở rộ.
Theo giám đốc Sở Du lịch Nhật Bản, tính từ một thập niên gần đây, nước Nhật thu hút hàng năm 28,7 triệu du khách nước ngoài, trong đó có tới 85 % du khách đến từ các nước châu Á và chỉ có 11% là thành phần du khách đến từ châu Âu, Úc và Hoa Kỳ gộp lại. Riêng về số lượng du khách Pháp đến thăm Nhật thì lại rất khiêm tốn chỉ tương đương với 1% mà thôi.
Trong năm qua, có 268.000 du khách Pháp đi Nhật, tức là chỉ bằng một phần ba số du khách Nhật Bản đến thăm Pháp. Theo số liệu gần đây nhất, tính trung bình Pháp thu hút 750.000 du khách Nhật hàng năm, mặc dù khách Nhật giờ đây tránh quá cảnh thủ đô Paris vì lý do an ninh, họ thích đáp xuống các thành phố tỉnh như Bordeaux, Lyon và ghé thăm các vùng miền như Alsace, Bretagne hay vùng sông Loire …..
Nếu phải so sánh, số người Pháp đi Nhật vẫn còn rất ít. Và trong số 268.000 du khách Pháp đến Nhật Bản, 90 % là du khách thuộc lứa tuổi từ 20 đến 40%, tức đa phần là thanh niên và trung niên, họ chọn hình thức du lịch cá nhân, họ tự đặt vé lấy thay vì đi theo đoàn, mặc dù nhìn chung, nước Nhật nổi tiếng là ‘‘không dễ đi lại’’ do vẫn còn thiếu các bản thông tin hướng dẫn bằng ngoại ngữ ngoài các khu vực trung tâm đô thị.
Về điểm này, giám đốc Sở Du lịch Nhật Bản nhìn nhận là vòng nhiều thập niên, nước Nhật đã tập trung vào ngành công nghệ cao cấp chứ không đặt trọng tâm vào việc phát triển du lịch thành một ngành mũi nhọn. Tình hình đang có chiều hướng thay đổi, các ứng dụng phần mềm như tự điển song ngữ hay bản đồ trực tuyến tạo điều kiện đi lại dễ dàng cũng như dùng các phương tiện giao thông thuận lợi hơn.
Trong mắt du khách Pháp, giá sinh hoạt và chi phí ăn ở tại Nhật rất là đắt đỏ. Điều này đúng nếu ta so sánh Tokyo với Bangkok hay Sài Gòn, nhưng nếu so sánh với các nước có cùng mức độ phát triển, thì Tokyo lại rẻ hơn Luân Đôn hay Paris từ 20% đến 30%, về mặt khách sạn hay nhà hàng.
Khi nhắc đến Nhật Bản, đại đa số du khách châu Âu hầ như chỉ nghĩ tới đỉnh núi Phú Sĩ, các đền chùa Kyoto, các công viên lợp đầy hoa anh đào. Có lẽ cũng vì thế mà 75% (3 trên 4) du khách Âu Mỹ chỉ ghé thăm Tokyo, Kyoto và Osaka. Người Pháp có thể dành thêm vài ngày để ghé thăm Hiroshima và Miyajima, nhưng các vùng miền như Setouchi, San’in, đảo Shikoku vẫn còn ít du khách Pháp lui tới.
Chính cũng vì thế mà đợt thông tin ‘‘Enjoy my Japan’’ đã lăng xê 7 đọan phim clip video để giới thiệu Nhật Bản dưới 7 góc độ khác nhau : văn hóa truyền thống, thiên nhiên, nghệ thuật, thành thị, ẩm thực, nội thất thư giãn, sinh hoạt ngoài trời. Mục tiêu của các đoạn phim này là giới thiệu những hình ảnh ít phổ biến về đất nước và con người Nhật Bản.
Ít có du khách Âu Mỹ nào để ý tới các trạm trượt tuyết mùa đông tại Niseko và Nagano, các bãi biển phía nam quần đảo Okinawa vào mùa hè lại giống như các hải đảo miền nhiệt đới, hay là vùng miền phía bắc Tohoku dành cho những người có máu mạo hiểm phiêu lưu, các địa điểm này lại càng dễ đến hơn nhờ hệ thống xe lửa cao tốc Shinkasen (vé xe bán theo tuần).
Riêng đối với thành phần du khách yêu chuộng nghệ thuật và lịch sử, Tokyo hay Osaka khôg thiếu gì các bảo tàng lớn hay phòng triển lãm. Du khách có thể quan tâm tới Viện bảo tàng thời Minh Trị tại Kagoshima hay là Công viên-bảo tàng Meiji-mura tại Nagoya Nhật Bản, vì ngoài 160 năm thành lập bang giao Nhật-Pháp, năm 2018 còn đánh dấu 150 năm thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868 -1912) thời Nhật Bản tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nước để rồi vươn lên vị thế cường quốc nhất nhì thế giới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180417-nhat-muon-thu-hut-them-du-khach-phap
Pháp : Chính sách đối ngoại dưới thời Macron
Tầm nhìn của Pháp về châu Á ? Quan hệ Macron-Trump và bang giao Paris-Matxcơva ? Nghiên cứu của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI số tháng 4/2018 dành để nói về chính sách đối ngoại của Pháp trong năm đầu tiên dưới nhiệm kỳ tổng thống Emmanuel Macron.
Văn bản gồm 14 chương đề cập tới chính sách nhập cư của Pháp, tầm nhìn của tổng thống Macron về khối Pháp Ngữ, về khí hậu hay là công nghệ kỹ thuật số đến quan hệ giữa Paris với các đối tác lớn trên thế giới. RFI trích giới thiệu về 3 chủ đề: quan hệ giữa Pháp với Trung Quốc, giữa tổng thống Macron với đồng nhiệm Mỹ Donald Trump và bang giao nhiều trắc trở giữa Pháp và Nga.
Mở cửa có điều kiện với Trung Quốc
Trước hết là chính sách của Paris với châu Á. Bốn chuyên gia về châu Á thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp chỉ ra rằng, tổng thống Macron đi từ một nguyên tắc cơ bản là Pháp phải hiện diện trên các hồ sơ lớn ở những khu vực khác nhau trên địa cầu. Vì thế Paris đã tỏ lập trường cứng rắn trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên : đưa Bình Nhưỡng trở lại các vòng đàm phán để tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Cột trụ thứ nhì trong chính sách đối ngoại của ông Emmanuel Macron là phát triển một thế giới đa phương, nơi mà tất cả các bên đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Hạt nhân Bắc Triều Tiên hay tranh chấp ở Biển Đông, khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện không là những ngoại lệ.
Liên quan đến những hồ sơ có tầm mức quan trọng vượt ra ngoài ảnh hưởng của khu vực – như hồ sơ chống biến đổi khí hậu, Paris cần có sự hậu thuẫn của hai nền kinh tế gây ô nhiễm bậc nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên trong tính toán đó, Trung Quốc là “đối tác hàng đầu” với một số điều kiện. Về dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21, lãnh đạo Pháp để ngỏ cánh cửa tham gia vào kế hoạch mà ông Tập Cận Bình đang ấp ủ, nhưng đòi đó phải là một sự “trao đổi hai chiều và tương xứng”.
Các chuyên gia của IFRI nhận định, lập trường cứng rắn của ông Macron trên các hồ sơ kinh tế cho thấy điện Elysée bảo vệ các quyền lợi của Pháp một cách “thực tế và thực dụng”.
Paris không đơn phương đối đầu với Bắc Kinh mà đang huy động các đối tác châu Âu, đứng đầu là Đức và Ý, để đưa ra những khung pháp lý, kiểm soát chặt chẽ hơn các dự án đầu tư của các tập đoàn ngoại quốc vào Liên Âu, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao hay mang tính chiến lược đối với châu lục này.
Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Bắc Kinh là một đối tác không thể thiếu nhưng không là đối tác duy nhất của Paris. Ngay từ dưới đời tổng thống tiền nhiệm là François Hollande, Pháp đã đặc biệt quan tâm đến Ấn Độ, Úc, Nhật. Với Tokyo, Paris ủng hộ sáng kiến an ninh hàng hải khu vực, một “không gian mở và tự do” trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Vẫn theo viện IFRI, tới nay, Anh và Pháp là hai quốc gia châu Âu duy nhất có tiếng nói trên vế an ninh tại Á châu. Nhưng không chỉ quan tâm đến những nước lớn như vừa nêu. Căn cứ trên những thông cáo chính thức, nền ngoại giao Pháp dưới thời tổng thống Macron còn đề ra tham vọng tăng cường quan hệ với Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore hay Malaysia trong những năm tới.
Macron – Trump vạn sự khởi đầu nan
Còn với đồng minh truyền thống là Hoa Kỳ, tác giả bài nghiên cứu, Laurence Nardon nói đến một mối quan hệ bước đầu đầy gian nạn giữa hai nguyên thủ Emmanuel Macron và Donald Trump nhưng bang giao đã từng bước được sưởi ấm trong năm qua.
Có nhiều cách biệt trong phong cách của lãnh đạo hai nước. Họ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 5/2017 khi Emmanuel Macron vừa nhậm chức. Buổi giao tiếp đầu tiên không mấy được các nhà bình luận đánh giá cao. Nhưng rồi tổng thống Pháp đã mời nguyên thủ Mỹ đến Paris dự lễ Quốc Khánh 14/07. Từ đó, đối thoại suôn sẻ hơn.
Nhưng cũng do tình thế đẩy đưa : hai đồng mình châu Âu thân thiết nhất với Mỹ là Anh và Đức đang lúng túng về chính trị nội bộ. Pháp đã bắt lấy cơ hội để xây dựng một mối bang giao “mạnh mẽ và vững chắc” với một vị nguyên thủ Hoa Kỳ không mấy giành được thiện cảm trên trường quốc tế. Cùng lúc quan hệ Mỹ-Nga ngày càng xấu đi nghiêm trọng.
Từ đó trở đi, Paris-Washington tìm được một sân chơi chung trên nhiều hồ sơ quốc tế, từ Syria đến hạt nhân Bắc Triều Tiên hay sáng kiến thành lập liên quân G5 Sahel nhằm tăng cường sức mạnh chống khủng bố tại châu Phi. Dù vậy, nhiều bất đồng giữa tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump vẫn tồn tại từ vế thương mại đến khí hậu hay thỏa thuận hạt nhân Iran. IFRI kết luận : trước mắt quan hệ Mỹ-Pháp có được cải thiện nhưng tổng thống Maron không mấy khi thành công trong việc thuyết phục chủ nhân Nhà Trắng.
Trở ngại trong đối thoại với Nga
Thuyết phục được Donald Trump đã khó, nhưng có lẽ san bằng những bất đồng trong bang giao với Nga còn khó hơn. Giám đốc ban nghiên cứu về nước Nga thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, bà Taniana Kastouéva Jean tham gia công trình nghiên cứu của IFRI với bài viết mang tựa đề : “Pháp-Nga : những giới hạn của hợp tác song phương”.
Tổng thống Vladimir Putin là nguyên thủ quốc tế đầu tiên được tân tổng thống Macron trân trọng tiếp đón tại Paris vài ngày sau khi vừa nhậm chức hồi tháng 05/2017. Nhưng ngay trong buổi tiếp xúc đầu tiên này, lãnh đạo Pháp gửi thông điệp rất rõ ràng : Paris kiên quyết bảo vệ những giá trị dân chủ ở khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả các quyền cơ bản của những cộng đồng thiểu số như là người đồng tính ở Tchetchenia. Đồng thời Pháp tỏ thiện chí đối thoại với Nga về hai hồ sơ lớn là Syria và Ukraina và nhất là chính quyền Macron muốn cải thiện quan hệ song phương.
Trong mục tiêu sưởi ấm quan hệ với Matxcơva, chính phủ Pháp dựa vào hồ sơ kinh tế. Cùng với Đức, Pháp là một trong hai đối tác kinh tế châu Âu quan trọng nhất của Nga.Trong năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của Emmanuel Macron, nhiều dự án hợp tác song phương đã chào đời. Tổng thống Pháp dự trù sang Nga vào cuối tháng 5/2018 dự Diễn Đàn Kinh Tế Saint Petersbourg.
Chuyên gia thuộc viện IFRI không loại trừ khả năng Vladimir Putin cũng đã hy vọng là quan hệ Paris-Matxcơva tốt đẹp với Emmanuel Macron hơn là dưới hai đời tổng thống thống tiền nhiệm của Pháp.
Nhưng cả đôi bên đều chóng nhận thấy rằng, mục tiêu cải thiện bang giao vấp phải một thực tế : Paris không thể bắt tay với Nga mà để phương hại đến những mối quan hệ chiến lược của Pháp với các đồng minh phương Tây. Đó là chưa kể chính sách của Nga trong nhiều lĩnh vực từ quân sự đến hạt nhân không khỏi gây lo ngại trong dàn cố vấn của chính phủ Pháp. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế là một chuyện, từ đó dẫn tới những tiến bộ cả về chính trị, ngoại giao hay chiến lược lại là một chuyện khác.
Châu Âu : Tổng thống Pháp
cảnh báo về nguy cơ độc tài chuyên chế
Ngày 17/04/2018, trong bài diễn văn đầu tiên trước Nghị Viện Châu Âu ở thành phố Strasbourg, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo về nguy cơ « độc tài chuyên chế » ở châu Âu.
Trước đông đảo nghị sĩ châu Âu ngồi gần chật kín nghị viện, tổng thống Macron đã trình bày quan điểm của ông về tình hình « u ám » tại châu Âu hiện nay, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân túy và tâm lý chống châu Âu hợp nhất. Theo tổng thống Pháp, « một hình thức nội chiến châu Âu mới » đang xuất hiện trở lại. Ông Macron tuyên bố : « Phải lắng nghe nỗi bất bình của các dân tộc châu Âu. Họ không cần những lời lẽ mị dân, mà là cần một dự án ».
Theo tổng thống Pháp, dự án đó phải nhắm đến việc bảo vệ vững chắc chủ quyền « toàn vẹn » của châu Âu. Ông Macron đề nghị ban hành một loại thuế đánh vào các sản phẩm kỹ thuật số để lấy tiền tài trợ cho các dự án của châu Âu, cũng như tài trợ cho các địa phương tiếp nhận người tị nạn. Tổng thống Macron tuyên bố nước Pháp sẵn sàng tăng mức đóng góp vào ngân sách châu Âu, nhưng ông đề nghị phải tính đến chuyện cải tổ cơ cấu của ngân sách này.
Phát biểu sau tổng thống Macron, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã hoan nghênh « sự trở lại » của nước Pháp, nhưng ông nói thêm : « Đừng quên rằng châu Âu không chỉ có Pháp và Đức. »
Vào cuối ngày hôm nay, tại trung tâm hội nghị Epinal tổng thống Macron sẽ tranh luận với từ 200 đến 300 người dân Pháp, đã đăng ký trên mạng, về tương lai của Liên Hiệp Châu Âu. Tháng 2/2018 ông Macron đã giải thích rằng mục tiêu của các cuộc « tham vấn công dân »sẽ được tiến hành tại 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu là để cho mọi người tự do tình bày ý kiến về châu Âu trong bối cảnh năm tới sẽ có bầu cử nghị viện châu Âu.
http://vi.rfi.fr/phap/20180417-chau-au-tong-thong-phap-canh-bao-ve-nguy-co-doc-tai-chuyen-cheokkk
Miến Điện ân xá tù nhân
nhưng vẫn giam giữ gần 200 nhà tranh đấu
Hôm nay 17/04/2018, chính quyền Miến Điện thông báo trả tự do cho hơn 8.000 tù nhân, nhân dịp Năm Mới. Trong số này có 6.000 tội phạm ma túy, gần 2.000 cựu cảnh sát, quân nhân. Tuy nhiên, chỉ có 36 tù nhân chính trị được phóng thích.
Giới bảo vệ nhân quyền kêu gọi đảng cầm quyền Miến Điện khẩn cấp cải cách các luật mang tính đàn áp và thực hiện lời hứa khi tranh cử.
Thông tín viên Eliza Hunt tường trình từ Rangun :
« Trong số các tù nhân chính trị được ân xá có hai mục sư ở bang Kachin, bắc Miến Điện. Hai người bị bắt vào tháng 12/2016, sau khi chỉ cho các nhà báo những phá hủy được cho là do quân đội Miến Điện gây ra, trong các đụng độ với các lực lượng nổi dậy sắc tộc thiểu số. Vào thời điểm đó, vụ bắt bớ này đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án.
Nếu như thông báo nói trên là một tin vui với xã hội dân sự, thì trên thực tế vẫn còn gần 200 nhà hoạt động đang bị cầm tù, hoặc đang chờ ra tòa. Tình trạng này không hề thay đổi, cho dù Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, từng hứa hẹn, trước khi lên nắm quyền, là sẽ trả tự do cho toàn bộ tù nhân lương tâm.
Năm 2016, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ từng thông báo ân xá các tù chính trị, đặc biệt là các sinh viên tham gia biểu tình chống một cuộc cải cách trong ngành giáo dục. Theo tổ chức Human Rights Watch, chính quyền Miến Điện cũng cần phải khẩn cấp cải cách các luật đàn áp, phản dân chủ, hiện đang có hiệu lực. Đây chính là những luật được sử dụng để bịt miệng giới tranh đấu hoặc các phóng viên, như hai nhà báo của Reuters, hiện đang phải ngồi tù, vì điều tra về cuộc khủng hoảng người Rohingya. Hai nhà báo không có mặt trong danh sách những người được ân xá ».
Kêu gọi Hội Đồng Bảo An đưa quân đội Miến Điện ra tòa quốc tế
Theo AP, hôm qua, 16/04, trong một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nữ luật sư Razia Sultana đã yêu cầu đưa quân đội Miến Điện ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Luật sư Sultana đã thông báo với Hội Đồng Bảo An về các tội ác man rợ của quân đội Miến Điện, cụ thể là hơn 300 vụ cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ em tại 17 ngôi làng của người Rohingya tại bang Rakhine. Binh lính Miến Điện cưỡng hiếp cả các em nhỏ 6 tuổi. Nhiều người bị cắt xẻo chân tay, bị thiêu sống. Cưỡng hiếp đã được sử dụng có hệ thống như một « vũ khí đàn áp » chống người Rohingya.
Theo nữ luật sư người Rohingya, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bà Razia Sultana là người điều phối hiệp hội Liên Minh vì Người Rohingya Tự Do (Coalition Free Rohingya) và cũng người sáng lập nhóm bảo vệ phụ nữ Rohingya (Rohingya Women Welfare). Bà là phụ nữ Rohingya đầu tiên trực tiếp lên tiếng tố cáo tội ác của quân đội Miến Điện trước Hội Đồng Bảo An, được coi như « định chế quốc tế quyền lực nhất ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180417-mien-dien-an-xa-tu-nhan-nhung-van-giam-giu-gan-200-nha-tranh-dau-0
Syria thông báo
bắn hạ nhiều tên lửa không rõ nguồn gốc
Ba ngày sau cuộc không kích của Mỹ-Pháp-Anh vào các cơ sở hóa học tại Syria, ngày 16/04/2018, hãng thông tấn Syria loan tin phòng không nước này bắn hạ nhiều hỏa tiễn không rõ nguồn gốc, nhắm vào các căn cứ không quân.
AFP dẫn lại tin của hãng thông tấn Sana theo đó, nhiều tên lửa đã bị bắn hạ khi đi vào không phận miền trung. Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria cũng cho biết đã có nhiều tiếng nổ lớn gần sân bay Al-Chaayrate, tỉnh Homs và hai căn cứ không quân khác, gần thủ đô Damas. Tuy nhiên, theo nguồn tin này, không có căn cứ nào bị trúng tên lửa.
Về phía Hoa Kỳ, người phát ngôn bộ Quốc Phòng ngay lập tức bác bỏ khả năng Mỹ, hay liên quân quốc tế do Mỹ lãnh đạo, đã thực hiện các cuộc không kích. Lầu Năm Góc cũng tuyên bố Washington « không tiến hành bất cứ hoạt động quân sự nào » tại Syria. Sau bác bỏ của Mỹ, nghi ngờ hướng về phía Israel. Nhiều thông tin cho biết, tối hôm qua, không quân Israel đã có nhiều hoạt động bất thường trên bầu trời Liban.
Vũ khí hóa học : Nhóm điều tra chưa vào được Douma, Nga bác bỏ cáo buộc ngăn cản
Trong lúc nhóm điều tra của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OAIC) chưa vào được khu vực Douma, nơi chính quyền Syria bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, khiến ít nhất 40 người chết và hàng trăm người bị thương, ngày 16/04, Anh và Mỹ cáo buộc Matxcơva và chính quyền Damas cản trở công việc của OAIC. Nga mạnh mẽ bác bỏ các cáo buộc trên. Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Matxcơva :
« Tuyên bố của người phát ngôn điện Kremlin là rõ ràng : Matxcơva cực lực bác bỏ các cáo buộc của Anh. Theo ông Dmitri Peskov, các cáo buộc hoàn toàn không có cơ sở. Phủ tổng thống Nga cho biết thêm là Nga càng không thể có ý đồ gây trở ngại cho công việc của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học – OIAC, khi mà Matxcơva đã lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra không thiên lệch.
Nỗi giận dữ của Matxcơva lại càng lớn hơn như Nga phải đối mặt với các cáo buộc nghiêm trọng hơn, lần này do Hoa Kỳ đưa ra. Theo đại diện Mỹ tại Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học, chính Matxcơva đã can thiệp trên thực địa tại Douma, để xóa đi các bằng chứng buộc tội chế độ Syria.
Trong không khí cáo buộc qua lại, với những tuyên bố dữ dội, Nga cũng không ngồi yên. Hôm qua, đại sứ Nga tại Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học,ông Alexander Chourgin còn đi xa hơn, khi khẳng định có các bằng chứng không thể bác bỏ được về việc Mỹ và Anh can dự vào việc mà đại sứ Nga gọi là ‘‘dàn dựng’’ vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 7/4. Theo ông Chougrin, hoàn toàn ‘‘không có vụ tấn công hóa học tại Douma vào ngày 7/4’’, và chính cơ quan tình báo Anh đã dàn dựng ra vụ này ».
Về tình hình tại chỗ, đại sứ Nga tại OIAC giải thích lý do đoàn điều tra chưa được phép vào là « an toàn » tại Douma chưa được bảo đảm, sau khi chiến sự vừa chấm dứt ít ngày. Vẫn theo Matxcơva, ngày mai 18/04, nhóm điều tra có thể bắt đầu làm việc tại địa điểm này. Theo AFP, hơn một tuần sau khi vụ tấn công bị tình nghi đã xảy ra, công việc điều tra của nhóm OIAC hứa hẹn sẽ không đơn giản tại Douma, khu vực nay hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Damas và lực lượng cảnh sát vũ trang Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180417-syria-thong-bao-ban-ha-nhieu-ten-lua-khong-ro-nguon-goc
Mỹ và Anh cáo buộc
Nga gia tăng tấn công tin tặc toàn cầu
Hôm qua 16/04/2018, Washington và Luân Đôn cảnh báo nguy cơ Matxcơva đang gia tăng tấn công tin học quy mô toàn cầu, với đích nhắm chủ yếu là chính quyền nhiều nước, các nhà cung cấp dịch vụ internet. Hoạt động nói trên đe dọa nghiêm trọng an ninh và nền kinh tế của các quốc gia liên quan.
Theo AFP, cơ quan an ninh mạng Anh Quốc (National Cyber Security Center), cùng FBI và bộ An Ninh Nội Địa Mỹ, đã ra một thông báo chung, khẳng định các đối tượng bị nhắm vào chủ yếu là các hệ thống tường lửa bảo vệ mạng, các bộ định tuyến (router), là những thiết bị chủ chốt trong hệ thống lưu chuyển thông tin kỹ thuật số. Việc kiểm soát được các phương tiện này cho phép « tiến hành các hoạt động do thám, đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, duy trì khả năng thâm nhập liên tục vào các mạng tin học của nạn nhân, và chuẩn bị cho các hoạt động tấn công trong tương lai ».
Thông báo được coi là hiếm hoi của Mỹ và Anh nhấn mạnh : Đối tượng bị tấn công có thể là các nhà cung cấp dịch vụ, cũng như người sử dụng. Theo Washington và Luân Đôn, chiến dịch tin tặc toàn cầu của Nga đã được khởi sự từ năm 2015, có thể đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây.
Cách nay hai tháng, Mỹ và Anh từng cáo buộc Nga là thủ phạm vụ reo rắc mã độc NotPetya, năm 2017, làm tê liệt nhiều cơ sở hạ tầng tin học tại Ukraina, trước khi lan rộng ra toàn thế giới. Một trong những can thiệp gây hậu quả nghiêm trọng tại Hoa Kỳ, được nhắc đến, là vụ tin tặc Nga xâm nhập mạng tin học của đảng Dân Chủ, đánh cắp hàng nghìn email và công bố, gây bất lợi cho ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton trong cuộc tranh cử 2016.
Lãnh đạo cơ quan an ninh mạng Anh Ciaran Martin nhấn mạnh là có thể tin tặc Nga đã xâm nhập vào « hàng triệu máy tính » và chờ đợi « các thời điểm căng thẳng » để ra tay.
Reuters dẫn lời một quan chức cao cấp Mỹ, xin giấu tên, cho biết tấn công tin tặc rất khó « nhận diện và xác định thủ phạm », và đối phó với tin tặc còn « khó hơn là bắn chặn các hỏa tiễn ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180417-my-va-anh-cao-buoc-nga-gia-tang-tan-cong-tin-tac-toan-cau
Syria : Chiến lược của Trump vẫn mơ hồ
Ba ngày sau các vụ không kích của Mỹ, Pháp, Anh, chiến lược của liên minh phương Tây đối với Syria vẫn chưa rõ ràng. Tại Washington, tình hình càng rối mù hơn, vì tổng thống Trump có vẻ như hành động theo cảm tính nhiều hơn, do vậy, chiến lược của Mỹ lại càng « tiền hậu bất nhất ».
Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier gởi về bài tường trình :
« Khi ông Donald Trump vào cuối tháng 3 vừa qua thông báo sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Syria, đó chỉ là quyết định của cá nhân ông, và điều này khiến các cố vấn quân sự của ông bị bất ngờ. Sau đó, họ đã phải nói rõ : Hoa Kỳ chỉ rút quân khỏi Syria một khi mối đe dọa của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã bị loại trừ hoàn toàn. Để khỏi bị mất mặt, Lầu Năm Góc đã làm ra vẻ đang vạch ra một kế hoạch triệt thoái, nhưng không xác định lịch trình cụ thể.
Cho nên, khi tổng thống Emmanuel Macron ngày 15/04 tuyên bố ông đã thuyết phục được đồng nhiệm Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng ở Syria, ông đã gây xáo trộn ở Washington. Nhà Trắng quả là khó mà chấp nhận rằng tổng thống Pháp có vẻ như đang đề ra chiến lược cho nước Mỹ.
Tiếp đến, Nhà Trắng đã phải khẳng định là Hoa Kỳ không có ý định can dự lâu dài ở Syria, nhưng tuyên bố là quân Mỹ sẽ tiếp tục ở lại khu vực này, trái với điều mà ông Trump thông báo. Quả là không dễ gì hiểu được chiến lược này.
Một ví dụ khác cho thấy sự rối ren hiện nay : Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã thông báo là ngày 16/04 Hoa Kỳ sẽ ban hành những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, đồng minh của chế độ Damas. Nhưng chỉ vài giờ sau, Nhà Trắng lại tuyên bố có thể sẽ không có những trừng phạt mới đối với Nga hoặc những biện pháp này sẽ được ban hành sau.
Vì sao lại có sự thay đổi như vậy ? Theo tờ Washington Post, có thể chính tổng thống Trump cuối cùng đã quyết định là hãy khoan đụng đến Matxcơva, mặc dù trong những ngày qua ông đã không ngừng lên án nước Nga. »
Trong khi đó, tại Pháp, hôm qua, 16/04/2018, thủ tướng Edouard Philippe đã ra trước Quốc Hội để trình bày lý do vì sao tổng thống Emmanuel Macron đã quyết định tham gia không kích vào các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học của chế độ Bachar al-Assad. Nhưng nhiều dân biểu đối lập đã chỉ trích cuộc can thiệp vào Syria, cho rằng đây chỉ là một cuộc « biểu dương lực lượng một cách biểu tượng », hoặc cho đây là một hành động « vi phạm luật pháp quốc tế ».
Tại Anh Quốc, thủ tướng Theresa May chiều qua cũng đã ra trước Quốc Hội để biện minh cho chiến dịch oanh kích vào Syria. Nhiều dân biểu Anh Quốc cũng đã chỉ trích việc Luân Đôn tham gia vào cuộc can thiệp quân sự này « theo lệnh của Mỹ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180417-syria-chien-luoc-cua-trump-van-mo-ho
Chủ tịch Cuba sắp về hưu
Ông Raul Castro tuần này chuẩn bị về hưu, trong khi Quốc hội Cuba chọn người kế nhiệm.
Theo Reuters, cơ quan lập pháp thoạt đầu dự tính nhóm họp vào ngày 19/4, nhưng sau đó đã đẩy lên sớm hơn một ngày.
Ông Castro, 86 tuổi, tuyên bố từ nhiệm sau khi lãnh đạo đất nước hai nhiệm kỳ liên tiếp kéo dài 10 năm.
Nhân vật dự kiến sẽ lên thay người em của ông Fidel Castro là Phó Chủ tịch thứ Nhất, ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi.
Ông Diaz-Canel sẽ trở thành chủ tịch đầu tiên sinh ra sau cuộc cách mạng của phe cánh tả ở Cuba do anh em nhà Castro tiến hành năm 1959.
Theo AP, tân chủ tịch sẽ phải đương đầu với một nền kinh tế trì trệ, cơ sở hạ tầng xuống cấp cũng như chính quyền Hoa Kỳ đầy thù địch.
Hãng tin của Mỹ nói thêm rằng cho tới tận tháng Ba năm nay, ông Diaz-Canel không có phát biểu nào trước công chúng, và người dân không rõ trường phái lãnh đạo của ông.
Theo Reuters, ông Castro, người lên nắm quyền thay anh trai Fidel một thập kỷ trước, vẫn sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba, đảng chính trị duy nhất của nước này.
Gần đây nhất, ông đã đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới thăm.
Trong chuyến công du này, ông Trọng đã cam kết xóa nợ cho chính phủ Cuba, nhưng không công khai con số cụ thể.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-cuba-sap-ve-huu/4351582.html