Tin khắp nơi – 11/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/04/2018

Trump dọa tấn công Syria, mặc Nga phản đối

Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng Nga sẽ thấy Mỹ phóng tên lửa tấn công Syria sau cáo buộc xảy ra tấn công hóa học gần Damascus thứ Bảy tuần trước.

Syria: Nghi tấn công hóa học làm hàng chục người chết

Mỹ áp lệnh trừng phạt, cổ phiếu Nga lao dốc

Syria: Dân chạy trốn, chiến sự leo thang

Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ cáo buộc tiến hành tấn công hóa học ở thành phố Douma do quân nổi dậy kiểm soát.

Các quan chức Nga đã nói sẽ phản ứng nếu Mỹ tấn công Syria.

Hôm thứ Tư, viết trên Twitter, ông Trump gọi tổng thống Syria là “con vật giết người bằng khí gas”.

Mỹ, Anh và Pháp được cho là đang chuẩn bị tấn công Syria vì cáo buộc mới nhất.

Các nhà hoạt động đối lập tố cáo máy bay chính phủ thả bom có chất độc hóa học vào Douma.

Tổ chức Y tế Thế giới đang yêu cầu được tiếp cận khu vực để xác minh tin tức rằng có những người chết với triệu chứng tiếp xúc chất hóa học.

Douma là cứ điểm quan trọng cuối cùng của phe nổi dậy gần thủ đô Damascus. Quân của Syria và Nga đã tấn công nơi này quyết liệt tuần trước.

Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm châu Mỹ Latin để tập trung vào Syria.

Hôm thứ Ba, Hội đồng Bảo an LHQ đã không thể thông qua việc thành lập điều tra cáo buộc tại Douma.

Mỹ và Nga đã phủ quyết các đề xuất của nhau về việc thành lập điều tra độc lập.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43726200

 

Zuckerberg: Facebook ‘chạy đua vũ trang’ với Nga

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg nói với các thượng nghị sỹ Mỹ về ‘cuộc chạy đua vũ trang với chiêu trò của Nga’ trong buổi điều trần vào 2:00 ngày 11/4 (giờ Việt Nam).

Mark Zuckerberg đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ dù trước đó đã từ chối ra điều trần trực tiếp hoặc qua video trước Quốc hội Anh ở London liên quan tới bê bối thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook mà Cambridge Analytica thực hiện.

Nay, nói trước Quốc hội Mỹ, ông chủ Facebook tiết lộ ông Robert Mueller, cố vấn đặc biệt điều tra cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, đã chất vấn các nhân viên của Facebook.

Mark Zuckerberg nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng Facebook đang trong “một cuộc chạy đua vũ trang với nhà khai thác mạng xã hội Nga”.

Buổi điều trần này có tên gọi là “Sự riêng tư trên Facebook, Truyền thông xã hội và Việc sử dụng và dụng dữ liệu”, với sự có mặt của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley (Đảng Cộng hòa) và Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện John Thune (Đảng Cộng hòa).

Ông chủ Facebook điều trần trước ủy ban Hạ viện

Giới đấu tranh Việt Nam lo ngại Facebook ‘thỏa hiệp’

Facebook gửi cảnh báo tới người dùng

Bê bối Facebook: Ai có dữ liệu của bạn?

Zuckerberg cũng nói ông không nằm trong danh sách bị thẩm vấn.

Vào tháng Hai, văn phòng của ông Mueller đã buộc tội 13 người Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, cùng với ba công ty Nga.

Một trong số đó là Cơ quan nghiên cứu Internet của Nga, mà bản cáo trạng cho biết có một “mục tiêu chiến lược nhằm gieo mâu thuẫn trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ”.

Zuckerberg nói Facebook đang phát triển một công cụ để phát hiện các tài khoản giả mạo.

“Có những người ở Nga mà việc của họ là khai thác hệ thống internet của chúng tôi và các hệ thống khác. Chúng tôi cũng cần phải đầu tư để làm cho các hệ thống này tốt lên”, Zuckerberg nói.

Trong buổi điều trần, ông Zuckerberg cũng cho biết:

“Rõ ràng hiện nay chúng tôi đã không làm đủ để ngăn chặn các công cụ bị sử dụng để gây hại”

“Nhìn lại quá trình này, rõ ràng là một sai lầm khi tin rằng Cambridge Analytica đã xóa dữ liệu, mà không cần kiểm tra thêm

Ông không “cảm thấy” Facebook có sự độc quyền

Đó sẽ luôn có một phiên bản miễn phí của Facebook

Cá nhân ông quan tâm đến khả năng có những thành kiến chính trị tại công ty

Liên quan đến nước Anh, Facebook nói ông Zuckerberg sẽ không ra trước một ủy ban của Hạ viện Anh để trả lời chất vấn theo yêu cầu mà sẽ cử các lãnh đạo khác của tập đoàn này ra thay.

Hôm 20/03, Ủy ban Văn hoá, Truyền thông, Thể thao và Công nghệ số thuộc Hạ viên Anh yêu cầu Mark Zuckerberg, CEO của Facebook ra trả lời trong cuộc điều tra về tin giả (Fake News inquiry).

Theo văn bản của Quốc hội Anh mà BBC Tiếng Việt tìm hiểu thì Ủy ban nói trên cũng muốn nghe trình bày từ một cựu nhân viên Facebook là Sandy Parakilas qua video.

Chính giới Anh lo ngại rằng Cambridge Analytica, có trụ sở tại London, đã dùng dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook để tác động mang tính thiên lệch vào cả cuộc vận động bỏ phiếu Brexit.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43721374

 

TQ phản đối bất thành vụ bán bình đồng cổ

Môt bình nước bằng đồng, thuộc loại rất hiếm của Trung Quốc, được cho là có niên đại từ khoảng 2.200 đến 3.600 năm trước, đã được đem bán bất chấp sự phản đối của chính phủ Trung Quốc.

Chiếc bình đồng có tên Hổ Doanh (Tiger Ying) mới được phát hiện trong thời gian gần đây vừa được bán với giá 410 ngàn bảng Anh (tương đương khoảng 596 ngàn đô la Mỹ) trong phiên đấu giá tại tỉnh Kent, Anh Quốc, hãng bán đấu giá Canterbury Auction Galleries nói.

Gió ‘giật đổ’ tượng đồng Tần Thủy Hoàng

TQ nổi giận vì tượng chiến binh thời Tần bị trộm ngón tay

Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Cơ quan Quản lý Di sản Quốc gia của Trung Quốc đã lên án việc tổ chức bán và nói thánh tích thiêng liêng này đã bị đưa ra khỏi đất nước bất hợp pháp hồi thế kỷ 19.

Cho đến nay, người ta mới chỉ biết đến sự tồn tại của sáu chiếc bình tương tự như thế.

Chiếc bình đồng có từ triều Tây Chu, 1027-771 trước Công nguyên, và được đặt tên là Hổ Doanh bởi có vòi và nắp được làm theo hình con hổ, nhà tổ chức bán đấu giá nói.

‘Tôn trọng tình cảm dân tộc’

Chiếc bình do một lính Anh cướp được trong vụ cướp bóc Di Hòa Viên, khi đó mang tên Thanh Y Viên, ở Bắc Kinh năm 1860.

Nhà tổ chức bán đấu giá nói rằng những lá thư của một đại úy quân đội Hoàng gia Anh gửi gia đình có kể chi tiết việc cướp bóc nơi này.

Một trong các thư viết: “Tôi đã lấy được một số bình đồng và bình gốm mà tôi hy vọng là sẽ có lúc mang được chúng về [Anh quốc].”

Chiếc bình này được tìm thấy cùng ba tác phẩm nghệ thuật bằng đồng khác có từ thời nhà Thanh trong một ngôi nhà ở tỉnh Kent, Anh quốc, và ban đầu được ước tính có giá từ 120 đến 200 ngàn bảng Anh, phát ngôn viên hãng bán đấu giá Canterbury Auction Galleries nói.

Đại diện chính phủ Trung Quốc nói họ đã liên hệ với nhà tổ chức bán đấu giá “thông qua nhiều kênh khác nhau”, đòi hủy việc bán và nói hãng bán đấu giá phải “tuân thủ thỏa thuận quốc tế và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời phải tôn trọng quyền văn hóa và tình cảm dân tộc của người dân Trung Quốc”.

Hajni Elias, một sử gia chuyên nghiên cứuu văn hóa, nghệ thuật Trung Quốc, nói: “Chúng ta không thể đánh giá thấp sự phong phú và tinh tế của nền văn hóa thời hậu Chu, là thời đã tạo ra chiếc bình đồng tuyệt vời này. Chỉ có những người có địa vị cao quý, như bậc vương hầu hoặc quan lại đầu triều, mới có được chúng.”

“Chúng đại diện cho một số chiếc bình tinh tế nhất được các nhà sưu tập toàn cầu lưu giữ.”

Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc nói họ sẽ “tiếp tục dùng mọi biện pháp cần thiết để lấy lại các thánh tích văn hóa đã bị đem đi bất hợp pháp khỏi Trung Quốc”.

Hãng tổ chức đấu giá nói họ không bình luận về các yêu cầu mà phía Trung Quốc đưa ra.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43726042

 

Đài Loan:

Liên minh Formosa đòi trưng cầu dân ý độc lập

Các đảng đòi độc lập ở Đài Loan lập liên minh thúc đẩy trưng cầu dân ý trước viễn cảnh Trung Quốc tăng sức ép đòi thống nhất lãnh thổ.

Trong buổi ra mắt Liên minh Formosa hôm 8/04/2018 ở Cao Hùng, cựu tổng thống Lý Đăng Huy kêu gọi người dân Đài Loan hãy nói cho thế giới biết về ý nguyện tự quyết cho tương lai của mình.

Ông Lý Đăng Huy, 95 tuổi, cũng nói Bắc Kinh cần bỏ mục tiêu dùng sức mạnh buộc chính phủ Thái Anh Văn đưa Đài Loan về với Trung Hoa lục địa.

Theo trang Nikkei Asian Review hôm 09/04, phát biểu của ông Lý đã được đám đông 3.000 người dự lễ đón chào bằng pháo tay.

Trưng cầu dân ý 2019?

Trong số các đảng tham gia Liên minh có đảng Sức mạnh Thời đại (New Power Party) do ông Hoàng Quốc Xương (sinh năm 1973) lãnh đạo.

Đây là đảng ra đời từ phong trào Hoa Hướng dương của sinh viên Đài Loan phản đối chính phủ Mã Anh Cửu trước đây.

Liên minh Formosa – tên cũ của đảo Đài Loan – cũng được ông Du Tích Khôn, thành viên Dân Tiến Đảng đang cầm quyền, ủng hộ và tham gia.

Mỹ – Trung – Đài qua năm điểm nóng

TQ phạt tù nhà hoạt động Đài Loan

Đài Loan cử máy bay theo dõi tàu Liêu Ninh của TQ

Đài Loan: Người Việt chết đuối khi nhập cư lậu?

Ông Du Tích Khôn từng làm Chủ tịch Nghị viện Đài Loan.

Liên minh mới này muốn tổ chức trưng cầu dân ý để đổi tên Trung Hoa Dân quốc thành Đài Loan vào tháng 4/2019.

Họ cũng muốn Đài Loan xin vào làm thành viên Liên Hiệp Quốc.

Trong lúc có không ít ý kiến tại chính Đài Loan nghĩ rằng một cuộc trưng cầu dân ý như vậy không khả thi, báo Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản đã gọi ý tưởng này là ‘giấc mơ phi hiện thực’.

Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc trong bài diễn văn bế mạc Quốc hội trong tháng 3 năm nay đã cảnh báo ‘mọi thế lực ly khai’ muốn tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng không hài lòng với quyết định của chính quyền Donald Trump nay cho phép các quan chức Mỹ thăm Đài Loan, hòn đảo do Quốc Dân Đảng kiểm soát sau nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 1949.

Kể từ đó, đảo quốc này trên thực tế là hoàn toàn tự chủ và phát triển hệ thống chính trị riêng, càng về sau này càng dân chủ nhưng vẫn bị Bắc Kinh coi là một tỉnh.

Đài Loan hiện vẫn dùng tên là Trung Hoa Dân Quốc hay Republic of China, kế thừa từ thời Tôn Trung Sơn lập ra nền cộng hoà sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

Đương kim tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn tin rằng Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền, và đã dự thảo học thuyết “Mỗi bên Một Quốc gia” trong quan hệ với Trung Quốc từ thời cựu Tổng thống ‎Lý Đăng Huy.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43721385

 

Vanuatu bác tin sẽ để Bắc Kinh đặt căn cứ quân sự

Dù nhận hàng trăm triệu đô la từ Trung Quốc, quốc gia nhỏ bé Vanuatu bác bỏ tin nói họ sẽ để Bắc Kinh đặt căn cứ quân sự.

ABC của Úc đưa tin Ngoại trưởng Vanuatu, Ralph Regenvanu nói ‘Không ai trong chính phủ Vanuatu bàn thảo gì về chuyện để Trung Quốc đặt căn cứ quân sự,”

”Chúng tôi là quốc gia không liên kết, không quan tâm đến quân sự hoá như vậy.”

TQ đưa quân sang căn cứ quân sự Djibouti

Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan

Ấn Độ – TQ giành ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương

TQ: Tổng đài toàn nữ phục vụ đường dây đỏ

Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN

Vanuatu nhận hàng trăm triệu đô la tiền viện trợ phát triển, theo Fairfax Media.

Đảo quốc nằm cách Úc 1750 km cũng từng ủng hộ quan điểm của TQ trong tranh chấp Biển Đông.

Quốc gia 250 nghìn dân có 8000 đảo lớn nhỏ nằm ở tuyến hàng hải chiến lược giữa Úc và New Zealand.

Theo Dan McGarry viết trên báo Anh, the Guardian hôm 11/04 thì Ngoại trưởng Vanuatu đã bày tỏ sự thất vọng trước ‘tiêu chuẩn đưa tin của truyền thông Uc’ về vụ việc .

Đại sứ quán TQ cũng lên tiếng nói tin tức về ‘căn cứ quân sự ‘ của họ tại Vanuatu là ‘không có cơ sở’.

Nhưng vẫn theo bài của McGarry thì không ai có thể phủ nhận rằng trong lúc Úc vẫn là nhà tài trợ lớn nhất cho Vanuatu, nước kiểm soát tuyến đường biển phía Đông của Úc sang Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc đang ngày càng thân thiết với các chính trị gia lãnh đạo Vanuatu.

Huawei của Trung Quốc đã và đang triển khai hệ thống viễn thông nối các hòn đảo của Vanuatu.

Hồi Thế chiến 2, Luganville trên đảo Espiritu Santo của Vanuatu từng có căn cứ chứa hàng trăm nghìn quân Đồng minh trong các chiến dịch Thái Bình Dương đánh quân Nhật.

Trung Quốc vươn ra biển xa

Tháng 7/2017 lần đầu tiên tàu Trung Quốc rời cảng Trạm Giang ở Quảng Đông đưa quân sang đóng tại căn cứ quân sự Djibouti, nơi Hoa Kỳ cũng đã có 4.000 quân đóng ở một doanh trại lớn để kiểm soát bờ biển Tây Phi.

Trung Quốc nói căn cứ này sẽ giúp bảo vệ các hoạt động viện trợ nhân đạo cho châu Phi và hỗ trợ công tác gìn giữ hòa bình ở châu Phi và Tây Á.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43721384

 

Tòa án Myanmar bác việc hủy án

đối với hai nhà báo Reuters

Một tòa án tại Myanmar hôm 11 tháng tư từ chối đề nghị hủy bỏ bản án đối với hai nhà báo Reuters bị bắt trong khi điều tra một vụ thảm sát người Hồi giáo Rohingya. Bác bỏ của tòa được đưa ra mặc dù có 7 binh sĩ Myanmar đã bị tuyên án trong vụ sát hại người sắc tộc thiểu số Rohingya.

Hai phóng viên hiện bị giam tại nhà tù Insein ở Yangon kể từ khi bị bắt để chờ xác định liệu có phải xét xử vụ án này hay không. Trong vụ này đã có 17 trong số 25 nhân chứng đã khai với tòa.

Hai nhà báo liên quan là các ông Wa Lone, 31 tuổi, và Kyaw Soe Oo, 27 tuổi, bị bắt giữ hôm 12 tháng Mười Hai năm 2017 tại Yangoon, với cáo buộc đánh cắp tài liệu bí mật quốc theo một đạo luật an ninh ban hành từ năm 1923, lúc Miến vẫn còn bị người Anh đô hộ.

Luật này cho phép chính quyền truy tố những ai có hành vi trực tiếp hay gián tiếp làm lợi cho kẻ thù.

Trước ngày bị bắt, hai nhà báo của hãng thông tấn Reuters lãnh trách nhiệm đưa tin về số phận của tập thể Hồi Giáo Rohingya sinh sống ở bang Rakhine. Những bản tin được Reuters loan tải cho thấy từ tháng Tám tới nay, hơn 650.000 ngàn người Rohingya phải bỏ nhà cửa chạy sang Bangladesh lánh nạn, cáo buộc quân đội Miến đàn áp họ dưới nhiều hình thức khác nhau, từ bắn giết đến đốt nhà, cướp của, hãm hiếp.

Tin tức mà Đài Á Châu Tự Do chúng tôi thu thập được cho biết trong một cuộc hẹn gặp với phía cảnh sát, giới chức công lực đưa cho hai nhà báo Miến một chồng hồ sơ. Khi họ mới cầm, chưa kịp mở ra xem thì bị nhân viên an ninh ập vào bắt giữ. Cả 2 nhà báo Miến đều lên tiếng kêu oan, nói rằng họ bị cảnh sát gài bẫy.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/myanmar-court-refuses-to-drop-case-against-reuters-journalists-04112018093125.html

 

Trung Quốc sẽ cho đầu tư thêm

vào lĩnh vực tài chính

Trung Quốc sẽ cho phép các công ty tài chính trong và ngoài nước cạnh tranh bình đẳng; đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh cho các ngân hàng nước ngoài.

Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, ông Dịch Cương, phát biểu như vừa nêu tại diễn đàn thường niên Bác Ngao đang diễn ra ở Hải Nam. Ông này nêu rõ là đến thời điểm cuối năm nay Trung Quốc sẽ cho phép giới đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực ủy thác, cho thuê tài chính.

Bắc Kinh cũng sẽ không qui định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty quản lý tài sản.

Ngoài ra Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cũng cho biết hầu hết những biện pháp mở cửa lĩnh vực tài chính sẽ được thực hiện vào cuối tháng sáu tới đây; tuy nhiên vị này không nói cụ thể đó là những biện pháp gì.

Thông báo của ông Dịch Cương được đưa ra sau khi vừa qua chính phủ Bắc Kinh cũng có những cam kết mở cửa ngành tài chính; cũng như vào khi căng thẳng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra.

Dịp này Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cũng kêu gọi Washington nên giải quyết các vấn đề mậu dịch một cách hợp lý.

Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có phá giá đồng Nhân Dân Tệ nhằm đối phó với biểu thuế mới của Hoa Kỳ áp lên một số mặt hàng của Trung Quốc hay không, thì ông Dịch Cương trả lời rằng cơ chế ngoại hối do thị trường quyết định và vận hành theo cách đó nhưng không hề nói thẳng là Bắc Kinh sẽ cho phá giá đồng tiền của Hoa Lục hay không.

Theo lời của ông Dịch Cương thì sai biệt về lãi suất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn nằm trong phạm vị không có gì đáng lo ngại; và Bắc Kinh đã sẵn sàng cho bình thường hóa chính sách tiền tệ quốc tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-to-allow-more-foreign-investment-in-financial-sector-04112018092822.html

 

Mỹ bổ nhiệm chỉ huy tại Thái Bình Dương

Đô đốc Tư lệnh Các Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ Phil Davidson được chỉ định làm điều hành lực lượng Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, một động thái cho thấy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương tiếp tục do Hải quân Hoa Kỳ điều hành. Mạng báo Defense News loan tin này hôm 11/4.

Đây là quyết định được Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đưa ra hôm thứ ba sau nhiều cân nhắc giữa hai ứng viên là Đô đốc Tư lệnh Các Hạm đội Hải quân Phil Davidson với người đứng đầu Không lực Hoa Kỳ, Tướng Terrence O’Shaughnessy để thay thế vị trí chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1982 và hiện là Tư lệnh Các Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ, tiếp quản vị trí đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đô đốc Davidson sẽ phải đối mặt với các vấn đề về xung đột hạt nhân với Bắc Hàn cũng như những diễn biến phức tạp liên quan đến Trung Quốc và các nước có liên quan trên Biển Đông.

Vào tháng 2 vừa qua, trang tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng dự báo Davidson sẽ là người kế nhiệm vị trí chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Trước đây, đô đốc Davidson đã từng chỉ huy tàu sân bay Eisenhower Carrier Strike, tàu tuần dương Gettysburg và tàu khu trục nhỏ Taylor.

Trước khi trở thành Đô đốc chỉ huy Các Hạm đội Hải quân, ông đã từng là chỉ huy của Hạm đội 6 Hoa Kỳ ở Châu Âu.

Tiểu sử của ông cũng cho thấy ông đã từng làm việc trong vai trò nhân viên tại Hạm đội Thái Bình Dương trước đây.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/my-bo-nhiem-chi-huy-o-thai-binh-duong-04112018083446.html

 

Hoa Kỳ cáo buộc các công ty Trung Quốc

tráo xuất xứ hàng hoá

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cáo buộc các công ty Việt Nam giúp chuyển các mặt hàng kim loại cho Trung Quốc; tuy nhiên các công ty trong nước lập luận đó là thương mại toàn cầu.

Tờ Wall Street Journal hôm 10 tháng loan tin tại một khu biển gần Thành phố Hồ Chí Minh, hàng chục nhà máy vận hành theo mô hình kinh doanh đơn giản là nhập khẩu thép từ Trung Quốc, mạ điện, gia cố và sau đó xuất đi, thường là sang Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm của các nhà sản xuất Mỹ.

Cũng theo tờ Wall Street Journal, chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, một số công ty Việt Nam đã sử dụng biện pháp này để làm cho Việt Nam trở thành một trong những nhà cung cấp thép phát triển nhanh nhất vào nước Mỹ. Hiện thép xuất từ Việt Nam vào Mỹ chiếm tỷ lệ khoảng 2% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.

Phản ứng của các công ty, từ Hà Nội cũng như Bắc Kinh, cho rằng họ đang tuân thủ đúng các quy tắc cuộc chơi thương mại toàn cầu, mua nguyên liệu thô rẻ nhất, biến chúng thành những sản phẩm cao cấp hơn và bán chúng cho những người mua chào giá cao nhất.

Tuy nhiên, các quan chức thương mại Hoa Kỳ nói rằng các công ty và nhà cung cấp Trung Quốc đang phạm luật thông qua biện pháp chuyển hàng qua nước khác để tráo xuất xứ một cách bất hợp pháp.

Theo số liệu do Wall Street Journal đưa ra, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đã đưa 1,2 triệu tấn thép vào Mỹ năm ngoái.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/Us-accuse-chinese-firms-of-rerouting-goods-to-disguise-their-origin-04112018083648.html

 

Mậu dịch Mỹ-Hoa và hậu quả quốc tế

Nguyễn Xuân Nghĩa

Phản ứng nhất thời, tâm lý ngắn hạn

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, mâu thuẫn về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục cuốn hút sự quan tâm theo dõi của nhiều người ở mọi nơi. Hôm Thứ Ba mùng 10, người lãnh đạo Bắc Kinh đã lần đầu tiên chính thức lên tiếng về chuyện này tại hội nghị kinh tế Bác Ngao trên đảo Hải Nam và làm dư luận yên tâm rằng một trận chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới trên hai bờ Đông Tây của Thái Bình Dương khó xảy ra và các thị trường chứng khoán đã vọt lên giá. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Ta không nên nhìn vào phản ứng nhất thời của thị trường chứng khoán hay tâm lý ngắn hạn của giới đầu tư như một chỉ dấu đáng tin cho dài hạn. Từ khi Tổng thống Donald Trump phát biểu gay gắt về quan hệ buôn bán bất lợi giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc vào hôm 16 Tháng Hai rồi 22 Tháng Ba, ai ai cũng lo rằng trận chiến mậu dịch giữa hai nước sẽ bùng nổ. Thực tế thì giới hữu trách của đôi bên đang lặng lẽ đàm phán với nhau để tìm giải pháp thỏa hiệp mà chưa có kết quả. Người ta chờ đợi lời tuyên bố chính thức của Tập Cận Bình tại Diễn đàn Bác Ngao mà quên rằng đó chỉ là một diễn đàn cho quốc tế và bài phát biểu mang nội dung tuyên truyền hơn là một chính sách họ sẽ áp dụng.

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, khi Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ tíếp nhận giao dịch thương mại và đầu tư rộng rãi hơn và còn nhắc đến việc nhập khẩu xe hơi vào thị trường Trung Quốc với thuế biểu thấp hơn thì đấy có là một cách đấu dịu trước sức ép của Hoa Kỳ hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Ông ta muốn thiên hạ tin như vậy chẳng khác gì những phát biểu tương tự tại Diễn đàn Davos vào năm ngoái, chứ Chính quyền của ông đang đàm phán rất chặt chẽ với Hoa Kỳ và đôi bên chưa hề nhượng bộ chút nào.

Chế độ dân chủ khiến Tổng thống Mỹ chỉ có thể quyết định trong khuôn khổ luật pháp, trước sự phán xét của Quốc Hội, quốc dân và thị trường, trong khi lãnh tụ Trung Quốc lại không bị ràng buộc như vậy.
-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Chúng ta chỉ chứng kiến một trận khẩu chiến và không thể quên rằng mọi sự đã manh nha từ hơn chục năm rồi, trước khi Hoa Kỳ có ông Donald Trump đắc cử và nhậm chức Tổng thống. Lên lãnh đạo, ông tiến hành lời cam kết khi tranh cử là đòi duyệt lại quan hệ kinh tế bất lợi với Trung Quốc và năm ngoái đã chỉ thị cho Nội các và Ban tham mưu điều tra nghiên cứu về quan hệ này từ cả giác độ an ninh lẫn kinh tế. Kết quả điều tra từ năm ngoái mới dẫn đến quyết định trả đòn kinh tế Trung Quốc với thuế suất cao hơn trên nhiều mặt hàng. Khi Bắc Kinh phản ứng với những hăm dọa tương tự vào tuần trước thì ông Trump leo thang gấp ba từ kim ngạch nhập khẩu 50 tỷ lên 150 tỷ đô la. Sự thật thì danh mục hàng hóa sẽ bị áp thuế mới chỉ được công bố và còn chờ tiếng nói của các doanh nghiệp trước khi được chính thức áp dụng. Chế độ dân chủ khiến Tổng thống Mỹ chỉ có thể quyết định trong khuôn khổ luật pháp, trước sự phán xét của Quốc Hội, quốc dân và thị trường, trong khi lãnh tụ Trung Quốc lại không bị ràng buộc như vậy.

Thay đổi Trung Quốc

Nguyên Lam: Người ta thường nói rằng trâu bò húc nhau thì ruồi muỗi chết. Khi hai cường quốc kinh tế từ hai bờ Thái Bình Dương có xung đột về mậu dịch thì thưa ông, hậu quả sẽ ra sao cho các nước ở giữa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi nghĩ là ngần ấy quốc gia cũng đang nghe ngóng theo dõi vì có thể bị vạ lây, hoặc ngược lại thì có khi hưởng lợi. Thí dụ về tai vạ là các nền kinh tế Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan và thậm chí Đức vì các nước đó góp phần đáng kể trong chuỗi cung ứng hàng hóa được Trung Quốc bán cho Mỹ, nhất là các mặt hàng điện tử. Trung Quốc mua nhập lượng của họ để có mặt hàng xưng là “Chế tạo tại Trung Quốc”. Nếu các mặt hàng đó bị Mỹ áp thuế thì các nước ấy sẽ bị thiệt, mà họ lại là đồng minh chiến lược về an ninh của Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ phải đắn do cân nhắc vì Chính quyền Trump coi an ninh là một phần trọng yếu trong quan hệ kinh tế. Thí dụ về hưởng lợi là trường hợp Brazil, một nước xuất khẩu đậu nành số một cho Trung Quốc, bằng hơn phân nửa số nhập khẩu của Trung Quốc, trước Hoa Kỳ và xứ Argentina. Nếu Trung Quốc gây khó cho đậu nành Mỹ thì Brazil sẽ có lợi. Củng vậy, nếu rượu nho của Mỹ bị áp thuế thì nước Úc sẽ có cơ hội bán rượu nhiều hơn. Nìn chung, nếu trận chiến mậu dịch bùng nổ giữa hai nước, kinh tế thế giới có thể bị suy trầm và các nước Đông Á đều bị ảnh hưởng bất lợi. Nhưng nếu quan hệ về đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc suy đồi trong nhiều năm tới thì các nước khác lại có thể là nơi đầu tư điền thế.

Nguyên Lam: Nhìn trong dài hạn thì ông thấy cục diện này sẽ xoay chuyển ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Sau khi tham khảo kết quả điều tra của nhiều năm qua từ phía Hoa Kỳ, tôi có nhận định hơi khác với nhiều người. Tôi nghĩ Hoa Kỳ đang muốn làm Trung Quốc thay đổi chứ không chỉ muốn cãi cọ về chuyện xuất nhập khẩu mà thôi. Số là sau khi kết giao với Trung Quốc từ năm 1972 trở về sau, lãnh đạo Hoa Kỳ mơ rằng cơ chế kinh tế thị trường sẽ chuyển hóa xứ này thành một cường quốc biết điều và chia sẻ trách nhiệm với các nước khác. Nhưng điều ấy không xảy ra. Sở dĩ như vậy vì Hoa Kỳ không theo sát lịch sử của Trung Quốc.

– Lãnh đạo Bắc Kinh không hề quên “bách niên quốc sỉ”, là trăm năm ô nhục, xin tạm lấy thời điểm là 1848 cho tới khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại Hoa lục năm 1949, là trăm năm bị ngoại xâm rồi nội chiến. Sau thời ô nhục đó, tham vọng của lãnh đạo xứ này là chinh phục lại ngôi vị đã mất, và đến năm 2049, 100 năm sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, sẽ là bá chủ Á Châu. Ngày nay, người Mỹ hiểu ra điều ấy, nhưng còn thấy rằng lãnh đạo Bắc Kinh lại đang gặp hoàn cảnh khá ngặt nghèo mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc tới nhiều lần trong Đại hội đảng của Khóa 19 vào cuối năm ngoái, đó là “những mâu thuẫn cơ bản của thời đại mới”. Vì vậy ông ta mới gồm thâu quyền lực để giải quyết các mâu thuẫn hay khó khăn trước mắt hầu tìm lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc.

Trong năm năm của nhiệm kỳ đầu, Tập Cận Bình đã muốn cải cách và chuyển hướng mà chưa xong vì phải thanh lọc và tranh trừng nội bộ. Bây giờ mới là lúc ông giải quyết các bài toán kinh tế tài chánh và giải trừ nguy cơ chính trị. Nhưng đấy là lúc họ bị nhược điểm sinh tử..

-Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhược điểm sinh tử

Nguyên Lam: Vì sao ông cho rằng Bắc Kinh đang gặp khó khăn và Hoa Kỳ có thấy ra điều ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Sau 30 năm bi thảm của Mao Trạch Đông từ 1949 tới 1979 là 30 năm cải cách của Đặng Tiểu Bình, từ 1980 tới 2010, khiến kinh tế tăng trưởng mạnh. Nhưng 30 năm vàng son đó đã hết, đà tăng trưởng không còn và xứ này đang gặp mâu thuẫn căn bản mới. Từ cuối năm 2008 cho tới sau này, Bắc Kinh ào ạt bơm tiền yểm trợ hệ thống quốc doanh kém hiệu năng nhằm tạo ra việc làm và tìm sức tăng trưởng khác để bảo vệ sự thống trị của đảng. Kết quả là núi nợ chênh vênh trên các doanh nghiệp và địa phương sẽ vỡ nợ dây chuyền. Điều ấy mà xảy ra thì sự ổn định của đảng chấm dứt và xứ này lại bị nội loạn. Trong năm năm của nhiệm kỳ đầu, Tập Cận Bình đã muốn cải cách và chuyển hướng mà chưa xong vì phải thanh lọc và tranh trừng nội bộ. Bây giờ mới là lúc ông giải quyết các bài toán kinh tế tài chánh và giải trừ nguy cơ chính trị. Nhưng đấy là lúc họ bị nhược điểm sinh tử…

Nguyên Lam: Phải chăng vì vậy mà Hoa Kỳ gây áp lực để Bắc Kinh phải cải tổ mạnh hơn và áp dụng quy luật tự do của thị trường thay vì duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : – Thưa là đúng như vậy. Chúng ta hãy nhìn chuyện này từ giác độ khác. Khi Trung Quốc rơi vào trăm năm ô nhục, giữa thế kỷ 19, Nhật Bản đã tiến hành cải cách thời Minh Trị Thiên hòang rồi khống chế Trung Quốc, đánh bại Đế quốc Nga và chiếm đóng bán đảo Triều Tiên cho tới khi thất trận trong Thế chiến II. Bị tàn phá, Nhật đã tái thiết và phát triển mạnh từ những năm 1950 rồi thành cường quốc kỹ nghệ từ quãng 1980. Nhưng 30 năm sau lại trôi vào suy trầm kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho tới ngày nay. Học theo Nhật, Bắc Kinh biết sợ là mình đang trôi vào chu kỳ khủng hoảng tương tự, cũng vì núi nợ và trái bóng đầu cơ địa ốc, v.v….  Chính quyền Donald Trump không thể không biết điều này và sẽ còn gây sức ép để Bắc Kinh cải cách nhiều hơn.

– Trên đỉnh cao của đà phát triển cách nay 30 năm, Nhật Bản cũng có mâu thuẫn kinh tế với đồng minh chiến lược là Mỹ nhưng không có tham vọng vượt Hoa Kỳ để thống trị Đông Á. Trung Quốc thì khác nên sẽ bị đối xử khác. Trận chiến thật không chỉ có mậu dịch hay thuế suất và dù còn nhiều khả năng chống đỡ khủng hoảng, lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được khó khăn ấy và không kịp tìm lực đẩy mới là sức tiêu thụ của người dân trong nội địa. Tiêu thụ thế nào khi sẽ bị áp thuế? Và làm sao cải cách hệ thống quốc doanh được họ bảo vệ khi Hoa Kỳ sẽ tấn công vào tử huyệt đó, như đã nói ra?

Nguyên Lam: Ông thấy là nếu chuyện ấy xảy ra thì các nước khác nên làm gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi thiển nghĩ các quốc gia nên suy ngẫm về một kịch bản khác và tự chuẩn bị cho việc thay thế vị trí công xưởng toàn cầu của Trung Quốc là điều diễn đàn này của chúng ta đã phân tích từ năm năm về trước rồi. Nói về đậu nành Brazil, tôi còn nhớ là sau năm 1975, lãnh đạo Hà Nội ngạc nhiên khi thấy sản lượng đậu nành của một huyện tại miền Trung lại cao hơn sản lượng tổng cộng của ba tỉnh miền Bắc. Và cho tới nay, Bắc Kinh vẫn chưa đạt mục tiêu về lương thực là sản xuất được 95% yêu cầu tiêu thụ nội địa trong khi môi sinh lại suy đồi hơn xưa. Việt Nam nên nhìn vào chuyện này như một cơ hội khác để khỏi rơi vào vết xe đổ của quốc gia láng giềng có quá nhiều tham vọng này.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/impacts-of-sino-us-trade-row-04102018140146.html

 

Nga doạ sẽ bắn hạ

bất cứ tên lửa nào Mỹ phóng vào Syria

Đại sứ Nga tại Lebanon Alexander Zasypkin hôm 11/4 cảnh báo quân đội Nga có quyền bắn hạbất cứ tên lửa nào và phá hủy đị điểm phóng tên lửa đó trong trường hợp Mỹ bắn tên lửa vào Syria.

Hãng tin NBC News trích lời Đại sứ Zasypkin trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình al-Manar của Lebanon nhấn mạnh: “Các lực lượng Nga sẽ chống lại bất cứ cuộc tấn công nào của Mỹ vào lãnh thổ Syria, bằng việc đánh chặn tên lửa và nơi phóng của chúng.”

Ông Zasypkin cho biết ông chỉ nhắc lại lời đe dọa này theo chỉ đạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov.

Trước đó, ngày 11/4 Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga Yevgeny Serebrennikov nói với hãng tin Sputnik rằng Moscow sẽ đáp trả ngay lập tức nếu các lực lượng quân sự của Nga ở Syria bị tấn công.

Nhà ngoại giao Nga đưa ra tuyên bố này sau khi Washington cảnh báo sẽ có kế hoạch tấn công mạnh mẽ Syria sau khi có cáo buộc chính quyền nước này sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Douma.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-doa-se-ban-ha-bat-cu-ten-lua-nao-my-phong-vao-syria/4342051.html

 

FBI điều tra về các khoản chi trả

 ‘bịt miệng’ từ luật sư của Trump

Các đặc vụ FBI đột kích văn phòng luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang truy tìm những thông tin về “các dàn xếp, thỏa thuận và các khoản thanh toán” liên hệ đến hai người phụ nữ tố cáo có quan hệ tình dục với ông Trump, Reuters dẫn một nguồn tin cho biết ngày 10/4.

Trong cuộc lục soát nhắm vào luật sư Michael Cohen đầu tuần này, FBI tìm kiếm những thông tin về các khoản thanh toán cho diễn viên phim người lớn Stormy Daniels (người đã nhận khoản chi trả 130.000 đôla từ ông Cohen để ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin) và thông tin về cô Karen McDougal, cựu người mẫu tạp chí Playboy, nguồn tin này nói với Reuters.

Cục Điều tra Liên bang lục soát văn phòng và nhà riêng của ông Cohen, vụ việc mà ông Trump lên án hôm thứ Hai là đáng hổ thẹn, là diễn tiến mới đầy kịch tính trong một loạt các cuộc điều tra liên quan đến những phụ tá của vị tổng thống Đảng Cộng hòa. Các cuộc điều tra đó liên hệ tới cuộc điều tra liên bang được dẫn đầu bởi Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 của Mỹ và sự thông đồng khả dĩ với các phụ tá của ông Trump.

The New York Times là tờ báo đầu tiên đưa tin về những người phụ nữ tố cáo có dan díu với ông Trump. Theo nguồn tin này, lệnh khám xét tìm kiếm thông tin về cô McDougal, người đã được trả 150.000 đôla bởi công ty mẹ của tờ báo lá cải The National Enquirer. Tờ báo này sau đó đã không cho đăng câu chuyện về mối quan hệ của cô với ông Trump.

Ông Trump, một doanh nhân ở New York trước khi trở thành Tổng thống, là bạn thân với giám đốc điều hành của công ty đó.

Một nguồn tin nắm rõ sự tình xác nhận với Reuters rằng FBI đang điều tra các khoản thanh toán vừa kể, bao gồm cả liên hệ với tờ Enquirer, nhưng nói những khoản tiền đó “không phải là trọng tâm chính trong phần điều tra ấy.”

Cô Daniels, có tên hợp pháp là Stephanie Clifford, đã đệ đơn kiện ông Cohen để cô được thoát khỏi sự ràng buộc của một thỏa thuận cấm tiết lộ thông tin liên quan cáo giác của cô về ‘cuộc tình một đêm’ với ông Trump vào năm 2006. Cô McDougal thì nói rằng cô có một mối quan hệ lâu dài hơn với ông Trump. Các quan chức của ông Trump phủ nhận chuyện ông ngoại tình với cả hai người phụ nữ này.

Vẫn theo nguồn tin này, các nhà điều tra đang xem xét liệu có một mô thức rộng lớn hơn hay không của các hành vi gian lận thuế, gian lận viễn thông, trốn thuế, rửa tiền và các hành vi phạm tội ác khác trong những giao dịch riêng tư của ông Cohen, bao gồm công việc của ông cho ông Trump và một số giao dịch bất động sản liên quan đến những người mua từ Nga và giá cả dường như cao hơn giá trị thị trường.

Tức giận về các cuộc lục soát nhắm vào ông Cohen, ông Trump lại chĩa mũi dùi đả kích cơ quan chấp pháp trong hai dòng tin nhắn trên Twitter hôm 10/4. Ông phàn nàn rằng “đặc quyền luật sư-thân chủ đã chết” và lên án một “cuộc săn phù thủy” (ý nói ông bị bức hại chính trị), dường như nhắc lại một quan điểm từ lâu nay của ông đối với cuộc điều tra của ông Mueller.

Tờ The New York Times đưa tin các cuộc lục soát đã khiến ông Trump phẫn nộ và rằng có tin nói Tổng thống đang cân nhắc sa thải Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein. Ông Rosenstein là người đã ký chấp thuận các cuộc lục soát này, theo các quan chức nắm rõ cuộc điều tra.

Cuộc điều tra Nga đã đeo bám ông Trump kể từ khi ông nhậm chức vào năm ngoái, khiến ông công khai chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì đã rút lui khỏi cuộc điều tra, và đôi lúc ông Trump còn gợi ý rằng có thể sa thải Công tố viên Đặc biệt Mueller.

Các sự kiện đầu tuần này khơi lên lo ngại rằng ông Trump có thể có hành động nhắm vào ông Mueller, người được ông Rosenstein bổ nhiệm vào năm ngoái. Những người chỉ trích nói rằng nếu ông Trump tìm cách loại bỏ ông Mueller thì điều này sẽ ngang như việc can thiệp vào cuộc điều tra.

Các nhà lập pháp Cộng hòa lẫn Dân chủ đều kêu gọi ông Trump chớ có sa thải ông Mueller.

https://www.voatiengviet.com/a/fbi-dieu-tra-cac-khoan-ch-tra-bit-mieng-tu-luat-su-cua-trump/4341188.html

 

Trump hủy công du Mỹ Latin để tập trung vào Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy chuyến công du chính thức đầu tiên tới Châu Mỹ Latinh trong tuần này để tập trung ứng phó với một vụ tấn công tình nghi sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Ba.

Ông Trump lẽ ra, theo lịch trình, sẽ đến thủ đô Lima của Peru vào ngày thứ Sáu để dự Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ và sau đó đến thủ đô Bogota của Colombia. Chuyến đi được cho là sẽ có những khoảnh khắc căng thẳng và khó xử vì ông Trump nhiều lần dè bỉu khu vực này về vấn đề nhập cư, ma túy và thương mại.

Thông báo hủy chuyến thăm được đón nhận bằng những phản ứng trái ngược ở Châu Mỹ Latin, với một số nước bày tỏ sự nhẹ nhõm và những nước khác chỉ trích Mỹ dường như không lưu tâm đến khu vực này.

Các Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ, cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia do Tổ chức Các Quốc gia Châu Mỹ (OAS) tổ chức, đều có sự tham dự của một vị Tổng thống Mỹ kể từ cuộc họp đầu tiên vào năm 1994.

Sự thay đổi trong kế hoạch công du của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi Cục Điều tra Liên bang đột kích văn phòng và nhà riêng của luật sư riêng cho ông Trump, ông Michael Cohen.

Chuyến đi bị hủy sau một vụ tấn công hôm thứ Bảy nhắm vào thành phố Douma của Syria, giết chết ít nhất 60 người và làm bị thương hơn 1.000 người khác. Ông Trump đã tuyên bố sẽ đưa ra một quyết định nhanh chóng để đáp lại điều mà ông gọi là “hành động tàn ác.”

“Theo yêu cầu của Tổng thống, Phó Tổng thống sẽ thay ông thực hiện chuyến công du. Tổng thống sẽ vẫn ở Mỹ để giám sát phản ứng của Mỹ đối với Syria và theo dõi các diễn biến khắp thế giới,” phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders cho biết trong một thông cáo.

Đây sẽ là chuyến đi thứ hai của Phó Tổng thống Mike Pence tới khu vực này. Ông đã hội kiến các nhà lãnh đạo của Colombia, Argentina và Panama vào tháng 8 năm ngoái.

Một nhà ngoại giao Peru nói với Reuters rằng việc ông Trump hủy chuyến thăm sẽ dễ dàng hơn cho các nhà lãnh đạo Châu Mỹ Latin để họ thảo luận về các chủ đề từ Venezuela đến cuộc chiến chống tham nhũng.

“Ông ta là một nhân vật gây tranh cãi. Rất nhiều người trên đường phố Châu Mỹ Latin không thích ông ấy … vì thế ông ấy không tới thì không phải khó xử,” nhà ngoại giao này nói với Reuters với điều kiện giấu tên. “Nhưng Tổng thống Mỹ luôn có ảnh hưởng về mặt truyền thông, vì vậy có thể có ít sự quan tâm tới hội nghị thượng đỉnh hơn.”

Bộ Ngoại giao Peru và văn phòng của Tổng thống Peru Martin Vizcarra không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận, Reuters cho biết.

Chưa rõ ông Trump sẽ quyết định đáp trả ra sao về vụ tấn công mới nhất tại Syria.

Syria và Nga khẳng định không có tấn công võ khí hóa học và đề nghị tiến hành các cuộc thanh tra quốc tế.

Năm ngoái, Washington đã ném bom một căn cứ không quân của chính phủ Syria sau một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-huy-cong-du-my-latin-de-tap-trung-vao-syria/4341184.html

 

Trung Quốc khiếu nại Mỹ

lên WTO về thuế nhôm thép

Trung Quốc đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu lên thép và nhôm, Reuters dẫn nguồn cơ quan thương mại thế giới cho biết hôm 10/4.

Tranh chấp thuế quan là một phần của cuộc tranh chấp thương mại lớn giữa Tổng thống Trump và chính phủ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Trump còn đe doạ tăng thuế lên 50 tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc trong một cuộc xung đột khác về chính sách công nghệ.

Theo WTO, Trung Quốc đã yêu cầu 60 ngày tham vấn với Mỹ về tranh chấp thép và nhôm. Nếu thất bại, bước tiếp theo có thể là Bắc Kinh sẽ yêu cầu một phán quyết từ một hội đồng chuyên gia thương mại.

Bắc Kinh nói quyết định của ông Trump áp thuế 25% đối với thép và 10% với nhôm là vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế.

Thép và nhôm nằm trong số các ngành công nghiệp của Trung Quốc có cung vượt quá cầu. Các đối tác thương mại của Trung Quốc than phiền rằng các nhà máy của nước này đang xuất khẩu vượt mức cầu và bán sản phẩm ra với giá rẻ một cách phi lý, đe dọa đến công ăn việc làm ở Hoa Kỳ và châu Âu.

Hoa Kỳ đã mua số lượng ít thép và nhôm của Trung Quốc sau khi tăng thuế quan trước đó để bù lại những gì mà Washington nói là Bắc Kinh trợ giá không chính đáng cho các nhà sản xuất của họ. Nhưng các nhà kinh tế nói Bắc Kinh phản ứng để cho thấy nước này sẽ tự vệ.

Ngày 23/3, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra một danh mục hàng hóa của Mỹ, bao gồm thịt lợn, táo và ống thép, có thể sẽ là mục tiêu trả đũa nếu ông Trump không thương lượng giải quyết tranh chấp về thuế nhôm thép.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-khieu-nai-my-len-wto-ve-thue-nhom-thep/4340796.html

 

Mỹ, Nga ‘đốp chát’ tại LHQ

về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria

 

Nga và Mỹ hôm 10/4 ‘đốp chát’ nhau tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria và ngăn chặn nỗ lực của đối phương nhằm thiết lập các cuộc điều tra quốc tế liên quan tới vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Mỹ và các cường quốc phương Tây khác đang cân nhắc hành động quân sự liên quan tới một vụ tấn công bằng khí độc hôm thứ Bảy nhắm vào một thành phố Syria do phiến quân chiếm giữ, nơi đã cố thủ trước lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad.

Nga phủ quyết một nghị quyết của Mỹ nhằm thiết lập một cuộc điều tra xác định trách nhiệm về các vụ tấn công này. Tiếp đó, Mỹ và các nước khác ngăn chặn một nỗ lực cạnh tranh của Nga muốn thiết lập một cuộc điều tra khác đòi hỏi Hội đồng Bảo an phải xác định trách nhiệm.

Moscow phản đối bất cứ cuộc tấn công nào của phương Tây nhắm vào ông Assad, một đồng minh thân cận của Nga. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia nói quyết định của Washington đưa ra nghị quyết riêng có thể mở màn cho một cuộc tấn công của phương Tây nhắm vào Syria.

“Hoa Kỳ lại đang tìm cách đánh lừa cộng đồng quốc tế và đang tiến thêm một bước nữa tới việc đối đầu,” ông Nebenzia nói trước Hội đồng Bảo an 15 thành viên. “Rõ ràng bước đi khiêu khích này không liên quan gì đến mong muốn điều tra chuyện gì đã xảy ra.”

Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong vụ tấn công bị nghi là dùng vũ khí hoá học hôm thứ Bảy ở thành phố Douma, theo một tổ chức cứu trợ ở Syria. Các bác sĩ và nhân chứng cho biết các nạn nhân có triệu chứng ngộ độc, có thể là do một chất độc thần kinh, và báo cáo ngửi thấy mùi khí clo.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói với Hội đồng Bảo an rằng việc thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo là điều nhỏ nhất mà các nước thành viên có thể làm.

“Lịch sử sẽ ghi nhận rằng, vào ngày này, Nga đã chọn bảo vệ một con quái vật thay vì sinh mạng của người dân Syria,” bà Haley nói, đề cập đến ông Assad.

12 thành viên hội đồng đã biểu quyết ủng hộ nghị quyết của Mỹ, trong khi Bolivia cùng Nga biểu quyết chống, và Trung Quốc không biểu quyết. Nghị quyết cần có chín biều quyết thuận và không có phủ quyết của Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh hay Mỹ để được thông qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy chuyến công du được lên lịch tới Châu Mỹ Latin vào cuối tuần này để tập trung ứng phó về vụ Syria, Tòa Bạch Ốc cho hay. Ông Trump hôm thứ Hai cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh và nhanh một khi trách nhiệm về vụ tấn công được xác lập.

Các chuyên gia vũ khí hoá học quốc tế sẽ tới Douma để điều tra vụ tấn công bằng khí độc, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học Quốc tế cho biết hôm thứ Ba.

https://www.voatiengviet.com/a/my-nga-dop-chat-tai-lien-hiep-quoc-ve-vu-tan-cong-bang-vu-khi-hoa-hoc-o-nga/4341196.html

 

Quân đội Syria lo sợ Mỹ không kích

sau vụ tấn công bằng vũ khí hoá học

Quân đội chính phủ Syria và các lực lượng đồng minh của nước này được đặt trong tình trạng báo động với các biện pháp phòng ngừa tại các căn cứ quân sự và đồn bốt trong khu vực do Damascus kiểm soát trên cả đất nước hôm 10/4 vì lo sợ Mỹ sẽ oanh kích sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, theo các nhà quan sát sát chiến tranh.

Các biện pháp được đặt ra vào lúc một quan chức cấp cao của Iran tới thăm Damscus cảnh báo rằng cuộc không kích của Israel nhắm vào một căn cứ không quân của Syria hôm 9/4 làm một số người Iran thiệt mạng “sẽ không thể bỏ qua được.”

Cơ quan thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran cho biết có 7 người Iran chết trong vụ tấn công này. Hãng tin này nói rằng các nạn nhân đã được chuyển tới thủ đô Tehran của Iran, và tang lễ sẽ được tổ chức tại quê hương của các nạn nhân.

Nga và quân đội Syria cáo buộc Israel đã thực hiện cuộc không kích rạng sáng 9/4, giết chết 14 người. Chưa có bình luận nào từ phía Israel về cuộc tấn công nhắm vào căn cứ không quân T4 ở Homs, một tỉnh miền trung của Syria.

Cuộc tấn công bị tình nghi sử dụng khí độc xảy ra tại một thị trấn do quân nổi dậy chiếm đóng ở Douma, nằm ở phía đông của Damascus, và cuộc không kích theo cáo buộc là do đồng minh Israel của Mỹ thực hiện hôm 9/4 làm cho tình hình Trung Đông càng thêm căng thẳng, cùng mới khả năng Mỹ sẽ đáp lại vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Ali Akbar Velayati, phụ tá của lãnh tụ tối cao Iran, đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ tại thủ đô Syria hôm 10/4, theo tìn của hãng tin IRNA ở Syria.

Iran là một trong những nước ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad mạnh mẽ nhất, và Tehran đã gửi hàng ngàn tay súng được Iran hậu thuẫn tới hỗ trợ các lực lượng của chính quyền ông Assad.

Tổng thống Donald Trump đã đe doạ sẽ tấn công Syria, và thề giáng trả “mạnh mẽ” cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học hôm 7/4 nhắm vào thường dân ở Douma, cũng như cảnh báo rằng Nga – hay bất kỳ nước nào khác có dính líu – sẽ phải “trả giá”.

Các nhà hoạt động đối lập Syria cho biết 40 người đã chết trong cuộc tấn công hóa học vào tối ngày 7/4 ở Douma, thành trì còn lại cuối cùng của phiến quân bên ngoài Damascus. Phe đối lập đổ lỗi cho lực lượng của Assad về vụ tấn công. Chính phủ Syria và những người ủng hộ Nga kiên quyết phủ nhận những cáo buộc này.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói hôm 10/4 ông phẫn nộ trước việc sử dụng vũ khí hoá học rõ ràng của Syria đối với thường dân. Nếu được xác định, việc sử dụng vũ khí như vậy là vi phạm luật pháp quốc tế — nhà lãnh đạo LHQ nói trong một tuyên bố.

Ông Guterres cũng nói rằng ông tái khẳng định sự ủng hộ của ông đối với cuộc điều tra về vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học này.

Tại Moscow, một nhà lập pháp cao cấp của Nga cho biết nước ông sẵn sàng giúp sắp xếp chuyến thăm trong tuần này của các chuyên gia từ cơ quan giám sát vũ khí hóa học quốc tế, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), đến nơi xảy ra cuộc tấn công bằng khí độc ở Syria .

https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-syria-lo-so-my-khong-kich-sau-vu-tan-cong-bang-vu-khi-hoa-hoc/4340685.html

 

Vũ khí hóa học : Phương Tây chuẩn bị tấn công Damas,

bất chấp Nga phản đối

Trọng Thành

Các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ và Pháp, trong tư thế sẵn sàng tấn công trả đũa quân sự chính quyền Damas, bị tình nghi sử dụng vũ khí hóa học, sau khi Matxcơva phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An về Syria.

Hôm qua, 10/04/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Anh Theresa May có cuộc điện đàm về chủ đề này. Phủ tổng thống Mỹ cho hay hai bên nhất trí sẽ « không để cho việc sử dụng vũ khí hóa học tiếp diễn ». Việc tổng thống Mỹ thông báo hủy bỏ chuyến đi Nam Mỹ, dự định vào cuối tuần để xử lý hồ sơ Syria, cho thấy cuộc tấn công rất có thể sắp xảy ra.

Hôm thứ Hai, khu trục hạm mang tên lửa USS Donald Cook, rời cảng Lanarca, Chypre, tiến vào khu vục nơi có thể dễ dàng tấn công Syria. Về tình hình tại chỗ, theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH), quân đội Syria tại các sân bay và căn cứ quân sự cũng được đặt trong « tình trạng báo động » trong ba ngày tới.

Về quan điểm của Pháp, tổng thống Emmanuel Macron khẳng định rõ ràng mục tiêu tấn công của phương Tây là nhắm vào các cơ sở hóa học của chính quyền Damas : « Chúng tôi đã có được các thông tin, mà một phần lớn đến từ các nguồn được gọi là công khai mà báo chí, các tổ chức phi chính phủ đã nhắc đến. Theo đó, đã có việc sử dụng vũ khí hóa học và hiển nhiên, chỉ có thể quy trách nhiệm cho chế độ Damas. Chúng tôi tiếp tục trao đổi thông tin kỹ thuật và chiến lược với các đối tác, đặc biệt là Anh và Hoa Kỳ. Trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ ra quyết định. Trong bất cứ trường hợp nào, quyết định của chúng tôi sẽ không nhắm vào các đồng minh của chế độ Damas, hay tấn công vào bất cứ ai. Mục tiêu duy nhất là tấn công vào các khả năng chế tạo và sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Syria, nếu như một  quyết định như vậy được đưa ra ».

Cơ Quan An Ninh Hàng Không Châu Âu (EASA) thông báo có thể có các không kích nhắm vào Syria « trong 72 giờ tới ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180411-vu-khi-hoa-hoc-phuong-tay-chuan-bi-tan-cong-damas-bat-chap-nga-phan-doi

 

Vì sao Phương Tây và Pháp nhất thiết

phải tấn công Syria ?

Trọng Nghĩa

Trong những ngày qua, giọng điệu của Mỹ và các nước phương Tây, đối với chế độ Syria càng lúc càng đanh thép, đặc biệt là của Pháp và Hoa Kỳ; hai vị tổng thống Macron và Trump đã nhiều lần điện đàm về khả năng tấn công Syria, để trừng phạt chính quyền Damas về tội vẫn dùng vũ khí hóa học bị nghiêm cấm giết hại thường dân.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là vì sao Phương Tây, và đặc biệt là Pháp nhất thiết trừng phạt chế độ của tổng thống Bashar al Assad.

Theo nhận định chung, ngoài các lý do nhân đạo – không thể để người dân Syria vô tội bị sát hại một cách nhẫn tâm – còn có những nguyên do địa chính trị.

Một trong những lý do có thể được nêu lên đó là bài học rút ra từ trường hợp Bắc Triều Tiên, một nước được cho là từ lâu đã lao vào tiến trình chế tạo bom nguyên tử, thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà ngày nay, trên nguyên tắc chỉ có 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được quyền sở hữu.

Tuy nhiên, phương Tây và Hoa Kỳ đã chần chờ không can thiệp dứt khoát, để cho ngày nay, Bắc Triều Tiên có thể được xem là đã sở hữu bom nguyên tử, trở thành một mối đe dọa khiến cho các nước khác ngần ngại khi nuôi ý định dùng võ lực đối với nước này.

Trong trường hợp của Syria, mối nguy không phải là hạt nhân mà là vũ khí hóa học, nhưng nếu quả thực là chế độ Damas lại dùng đến vũ khí này, thì rõ ràng là họ đã coi thường cộng đồng quốc tế vì trước đây đã từng cam kết tiêu hủy 100% kho vũ khí hóa học của mình. Nếu phương Tây tiếp tục không làm gì, thì rõ ràng là tạo điều kiện cho nước này trở thành một phần tử khó trị

Bên cạnh nguyên nhân xa đó, còn có một nguyên nhân rất gần, khiến cho phương Tây, và nhất là nước Pháp nhất thiết trừng phạt chế độ Damas, nếu cuộc điều tra xác nhận việc họ đã dùng đến vũ khí hóa học ở Đông Ghouta.

Chỉ mới đây thôi, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã vạch ra lằn ranh đỏ về vũ khí hóa học mà theo ông, chế độ al Assad không thể vượt qua. Ông từng tuyên bố: « Khi đặt ra lằn ranh đỏ mà không thể kiểm soát chúng một cách nghiêm khắc, thì đó là một sự yếu kém. Mà sự yếu kém thì không phải là một lựa chọn của tôi ».

Đối với chuyên gia François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS tại Luân Đôn, chính vì đã đặt ra lằn ranh đỏ đó mà ông Macron sẽ không thể lùi bước. Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Heisbourg xác định :

Chúng ta đang ở trong một trường hợp mà tổng thống Pháp phải đối diện với lằn ranh đỏ do chính ông vẽ ra cách nay khoảng 1 năm.

Và theo tôi, ông ấy sẽ phải trả giá khá đắt nếu không thực hiện những điều cần phải làm trong trường hợp như thế này.

Cũng theo chuyên gia Heisbourg, tổng thống Macron ngày nay không muốn phạm phải sai lầm của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2013, cũng vạch ra lằn ranh đỏ với Syria, để rồi lại lùi bước vào giờ chót, khiến cho uy tín của Mỹ tại vùng Trung Cận Đông bị suy sụp, không ngóc lên trở lại được.

Tổng thống Obama khi ấy cùng với các đồng minh của Mỹ, cũng đã vạch ra một lằn ranh đỏ, và phải nhắc lại là lúc ấy cả Nga cũng đồng ý. Nhưng rồi khi bị bắt buộc phải ra lệnh tấn công, ông Obama đã thay đổi ý kiến, 4 giờ trước lúc các phi cơ Mỹ và Pháp cất cánh khởi động chiến dịch tấn công.

Uy tín của chính quyền Obama tại vùng Cận Đông bị suy sụp từ đó trở đi, và vị thế của nước Mỹ trong vùng không bao giờ khôi phục lại được. Tổng thống Macron, theo tôi, sẽ không muốn đi theo vết xe đổ của tổng thống Obama tại vùng Trung Đông.

Ý định đánh Syria để trừng phạt tội dùng vũ khí hóa học giết dân đã có, vấn đề là phải chờ có thêm những bằng chứng chắc chắn về vai trò thực thụ của chế độ al Assad. Paris nói riêng, và các thủ đô phương Tây khác có lẽ vẫn không quên bài học Irak, khi Hoa Kỳ tung ra những cáo buộc nhắm vào Saddam Husein để biện minh cho quyết định đánh Irak, những cáo buộc mà sau này được biết là không xác thực.

http://vi.rfi.fr/phap/20180411-vi-sao-phuong-tay-va-phap-va-nhat-thiet-phai-tan-cong-syria

 

Pháp : Sinh viên phong tỏa một số trường đại học

 để phản đối chính phủ

Trọng Thành

Hôm qua, 10/04/2018, nhiều trường đại học tại Pháp bị sinh viên ngăn chặn lối vào, theo lời kêu gọi của CNE (Cơ quan phối hợp sinh viên quốc gia), nhằm phản đối các biện pháp tuyển chọn mới được chính phủ đưa ra và bị lên án là bất công.

Theo AFP, tại Paris, khoảng 1.200 người tuần hành từ Đại học Sorbonne đến Đại học Jussieu, phản đối luật Vidal – tên của bộ trưởng Đại học Pháp, người chủ trì luật này, và chống lại chính sách của tổng thống Emmanuel Macron nói chung. Tại Lille, khoảng 200 đến 300 sinh viên và giảng viên tham gia biểu tình trong không khí ôn hòa. Sinh viên các khoa luật và chính trị học tại Lille đã bỏ phiếu tẩy chay các cuộc thi viết và vấn đáp sắp tới.

Theo bộ Giáo Dục, số trường bị phong tỏa là « dưới 10 », trên tổng số 400 trường học toàn quốc. Tại một số nơi, cảnh sát đã phải can thiệp.

Đại học Nanterre (vùng Paris), từng là nơi khởi sự phong trào phản kháng tháng Năm 1968, mở cửa lại vào hôm qua sau khi cảnh sát can thiệp, trục xuất một số người « không phải là sinh viên », theo ban giám đốc trường. Người phát ngôn chính phủ Pháp khẳng định : « một thiểu số – thường là những người đến từ bên ngoài – sẽ không thể ngăn cản các buổi học diễn ra bình thường ».

Có ít nhất ba trường đại học hoàn toàn bị phong tỏa từ nhiều ngày nay, thậm chí từ nhiều tuần nay, ở Montpellier, Toulouse và vùng Paris. Bộ trưởng Đại học Frederique Vidal than phiền về sự « trở lại của một số thành phần cực tả » và « cực hữu » gây rối tình hình tại Đại học Tolbiac (Paris).

Chủ tịch Đại học Paris 1, hôm nay, mời cảnh sát can thiệp để giải tỏa các giảng đường tại Tolbiac, bị các sinh viên phản đối cải cách chiếm lĩnh. Các khóa học tại địa điểm Tolbiac, với khoảng 10.000 sinh viên, chiếm một phần tư sĩ số của Paris 1, hiện bị đình chỉ.

Quốc hội phê chuẩn dự án cải tổ SNCF

Quốc Hội Pháp, hôm qua, bật đèn xanh cho dự án cải tổ Công Ty Đường Sắt Quốc Gia (SNCF), cho phép chính phủ thay đổi quy chế pháp lý của công ty này, và chấm dứt quy chế bảo đảm việc làm cho đến khi nghỉ hưu đối với các nhân viên SNCF mới tuyển mộ.

Điều luật cho phép chính phủ tiến hành cải cách bằng nghị định được thông qua với 58 phiếu thuận, và 28 phiếu chống.

Dự án cải cách Công Ty Đường Sắt Quốc Gia là đầu mối của cuộc chiến cam go giữa chính phủ và nhiều công đoàn, đang diễn ra, với đợt bãi công từ đầu tháng Tư, dự kiến kéo dài đến cuối tháng Sáu, với nhịp độ hai ngày trên năm.

http://vi.rfi.fr/phap/20180411-phap-sinh-vien-phong-toa-mot-so-truong-dai-hoc-de-phan-doi-chinh-phu

 

Lại vượt lằn ranh đỏ,

Assad gánh lấy nguy cơ bị phương Tây tấn công

Thụy My

Năm năm sau vụ tấn công hóa học ở Syria, một lần nữa bộ ba Mỹ-Pháp-Anh lại đứng trước cùng một thách thức. Washington, Paris, và Luân Đôn – dù có lặng lẽ hơn – hứa hẹn sẽ trả đũa thích đáng vụ tấn công hôm 07/04/2018 ở Douma, thuộc Đông Ghouta làm 48 người thiệt mạng trong đó có nhiều trẻ em. Đây là thủ phủ cuối cùng của phe nổi dậy ở gần Damas, bị chế độ Assad và các đồng minh liên tục oanh kích.

Ngày 31/08/2013, dự định tấn công vào Syria đã bị bỏ rơi, sau khi Anh không tham gia, Barack Obama vào phút chót quyết định ngoảnh mặt làm ngơ, trong khi các phi cơ Pháp đã sẵn sàng cất cánh. Paris cảm thấy hết sức cay đắng trước thái độ của chính quyền Mỹ lúc ấy.

Nay thì một lần nữa « lằn ranh đỏ » về vũ khí hóa học đã bị vượt qua, ở Douma, cho đến nỗi phản ứng quân sự lần này dường như khó thể tránh khỏi. Pháp và Mỹ không còn nghi ngờ gì về việc sử dụng chất độc thần kinh, và nguồn gốc của vụ tấn công. Washington hứa hẹn sẽ có « những quyết định quan trọng », điện Elysée nêu ra việc « trả đũa ». Hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump đã điện đàm với nhau hai lần từ sau vụ tấn công trên, cả hai hy vọng « cộng đồng quốc tế có phản ứng cứng rắn ».

Pháp đã « điểm mặt chỉ tên » Nga. Nathalie Loiseau, bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu đặt câu hỏi : « Trách nhiệm của Nga đến đâu ? Không có chiếc máy bay nào của Syria có thể cất cánh nếu Nga không được thông báo ». Thủ tướng Pháp Edouard Philippe khẳng định : « Các đồng minh của chế độ Assad đặc biệt có trách nhiệm trong vụ thảm sát ».

Theo nhận định của báo Le Figaro, nếu hai tổng thống Pháp-Mỹ một lần nữa lại để cho Damas vượt qua « lằn ranh đỏ », thì sẽ bị mất uy tín nặng nề, và gián tiếp khuyến khích gia tăng vũ khí hóa học trên thế giới, bật đèn xanh cho bọn tội phạm chiến tranh. Bản thân chế độ Syria cũng đã chuẩn bị cho việc bị không kích : quân đội được đặt trong tình trạng báo động tại các sân bay và căn cứ quân sự.

Tờ báo đặt câu hỏi, liệu tổng thống Mỹ Donald Trump – mà tính bất định vốn là cung cách lãnh đạo của ông, và tuần trước đã loan báo ý định rút quân khỏi Syria – có từ bỏ ý định tấn công như ông Obama trước đây, và điều này có ảnh hưởng gì đến quyết tâm của tổng thống Pháp ?

Khác với người tiền nhiệm François Hollande vốn trông cậy nhiều vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, mà không ngờ rằng Obama lại trở mặt ; Emmanuel Macron đã từng nêu ra khả năng Pháp hành động một mình. Ông cho biết nước Pháp sẽ buộc tôn trọng « lằn ranh đỏ », cho dù phải đơn độc tấn công. Vào lúc ông Macron tuyên bố như vậy hôm 12/3, một số tướng lãnh tỏ ra nghi ngại. Nhưng tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng François Lecointre khẳng định, trong trường hợp cần thiết, Paris có thể tự không kích Syria.

Vấn đề còn lại là những mục tiêu nào sẽ được chọn lựa. Hồi tháng 4/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump – có lẽ muốn sửa chữa những sai lầm của Barack Obama – chỉ cho bắn hỏa tiễn vào một căn cứ quân sự Syria. Tuy vậy chế độ Damas vẫn tiếp tục dùng đến vũ khí hóa học.

Nếu Mỹ, Pháp, Anh ý thức được hậu quả của sự vắng mặt hồi tháng 8/2013 – vừa bị mất uy tín, vừa khiến cho tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo sinh sôi nảy nở – thì bộ ba này vẫn lo ngại nguy cơ leo thang chiến tranh. Bởi vì tình hình Syria trên thực địa đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 2013 đến nay.

Năm 2015, sự can thiệp quân sự của Nga và Iran đã giúp Bachar Al Assad đảo ngược tình hình, nắm được thế thượng phong so với phe nổi dậy. Nga đang khống chế bầu trời Syria, là trở ngại đáng kể cho các phi cơ Mỹ, Pháp, Anh ; và còn phải kể đến Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Đông quả thực là thùng thuốc súng, nơi các nhân tố đầy quyết tâm và đôi khi nguy hiểm đối đầu với nhau. Như một nhà ngoại giao đã nhận định : « Tại Irak, người ta đã oanh kích và đổ quân vào, đây là một thảm họa. Tại Libya, người ta đã oanh kích nhưng không đưa quân đến, tuy vậy vẫn là một thảm họa. Còn tại Syria, chúng ta chưa không kích và cũng chưa đổ quân, nhưng vẫn là một thảm họa ».

Các phi cơ Rafale đã sẵn sàng ở Saint-Dizier

Riêng về phía Pháp, các kế hoạch hành động chi tiết đã được giới tướng lãnh trình lên tổng thống Emmanuel Macron.

Các chuyên gia nhận định, một khi được bật đèn xanh cho không kích, đội hình sẽ xuất phát từ một sân bay trên đất Pháp – có thể là căn cứ Không quân Saint-Dizier – chứ không phải từ các căn cứ của Pháp ở Cận Đông như Jordanie hay Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Những nước này không muốn liên can đến các chiến dịch cụ thể như vậy đối với láng giềng Syria.

Cũng tại căn cứ Saint-Dizier mà hồi tháng 8/2013, Không quân Pháp sẵn sàng oanh kích Syria sau vụ tấn công hóa học. Những phi cơ Rafale, mỗi chiếc mang theo hai hỏa tiễn hành trình Scalp có tầm bắn hàng trăm cây số, cần được tiếp liệu ba lần trước khi đến được lãnh thổ Syria.

Hải quân Pháp cũng có thể tham gia : chiến hạm đa chức năng Aquitaine cách đây vài ngày đã được nhìn thấy ở phía đông Địa Trung Hải. Đây là một trong những chiến hạm tối tân nhất của Pháp, được trang bị các hỏa tiễn hành trình trên biển (MdCN), vốn chưa bao giờ được sử dụng đến. Những hỏa tiễn này có khả năng đánh phủ đầu nhanh chóng ở khoảng cách trên 1.000 km, và cũng có thể phối hợp với các hỏa tiễn của Không quân.

Pháp có thể không cần liên minh, mà đơn độc không kích, hoặc phối hợp với Mỹ. Trong trường hợp thứ hai vốn có nhiều khả năng xảy ra nhất, Pháp và Mỹ cùng tấn công, hoặc tấn công riêng rẽ nhưng có kết hợp, vào các mục tiêu đã được phân chia.

Theo tướng Không quân Pháp Jean-Patrick Gaviard, các trung tâm chỉ huy của đôi bên phải phối hợp thật chặt chẽ. Nếu trước đây các cuộc không kích hàng ngày ở Irak và Syria được điều phối từ căn cứ Al Udeid ở Qatar, thì nay được chỉ đạo ở cấp cao nhất, bằng điện thoại giữa hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump.

Trong giai đoạn quyết định này, việc trao đổi tin tức tình báo và quản lý bay là tối cần thiết đối với các đồng minh. Không quân Mỹ có thể triển khai các phi cơ tiêm kích F-22 để bảo vệ các phi cơ làm nhiệm vụ, cũng như các máy bay gây nhiễu như trường hợp ở Kosovo trước đây.

Tất nhiên là việc không kích chứa đầy những rủi ro, khi phi cơ phải tiến gần mục tiêu trong một môi trường thù địch. Tại Syria, Nga bố trí các hỏa tiễn địa-không hiện đại, nhất là S-400. Hồi tháng Giêng, một chiếc F-16 của Israel đã bị phòng không Syria bắn rơi.

Sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria là yếu tố hết sức nhạy cảm. Reuters hôm nay cho biết, đại sứ Nga tại Liban đã đe dọa bắn rơi tất cả các tên lửa của Mỹ nhắm vào Syria. Theo một nguồn tin quân sự được Le Figaro trích dẫn, các mục tiêu không kích được chọn lựa theo tiêu chí nằm cách xa các địa điểm đóng quân của Nga.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180411-vuot-lan-ranh-do-assad-ganh-lay-nguy-co-bi-phuong-tay-tan-cong

 

Syria : Tấn công sân bay quân sự T-4,

Israel đánh phủ đầu Iran và Hezbollah ?

Sáng sớm ngày thứ Hai 09/04/2018, sân bay quân sự Syria Tiyas, hay còn gọi là T-4 nằm giữa Homs và Palmyra đã bị nhiều tên lửa tấn công. Nga và Syria cáo buộc Israel là tác giả vụ tấn công này, làm thiệt mạng 14 người trong đó có 4 binh sĩ Iran.

Trả lời RFI, ông Fabrice Balanche, chuyên gia về Syria, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Stanford tại Hoa Kỳ cho rằng « chỉ cần Iran hay Hezbollah tiến lại gần cao nguyên Golan, là Israel sẽ đánh ».

RFI : Tại sao Israel lại giận dữ tấn công khu căn cứ quân sự này ?

Fabrice Balanche : Đây là một căn cứ mà Iran thường lui tới cùng với các trang thiết bị dành cho quân đội Syria và cả lực lượng Hezbollah. Chính vì điều này mà Israel đã tấn công. Đây cũng là một phần của lằn ranh đỏ mà Israel đã vạch ra ngay từ đầu cuộc xung đột.

Chỉ cần ngay khi Iran hay các đồng minh của nước này sáp lại gần cao nguyên Golan là Israel đánh. Israel tỏ ra khó chịu khi nhìn thấy các căn cứ quân sự của Iran nở rộ tại Syria và đe dọa an ninh của Israel, do vậy cuộc leo thang xung đột giữa Iran và Israel không may là sẽ khó tránh được.

Nhưng điều quan trọng chính là thời điểm thực hiện. Vụ tấn công diễn ra ngay sau các vụ tấn công bằng chất hóa học tại Ghouta, hôm thứ Bảy 07/04, gây nhiều phản ứng. Israel chứng tỏ cho các nước phương Tây, Pháp và Hoa Kỳ rằng nếu họ muốn đánh Syria là được. Nga không có phản ứng hay không có cách để chặn các vụ tấn công này, do vậy Israel nói rằng « thay vì khoa chân múa tay ở Liên Hiệp Quốc, quý vị hãy làm như chúng tôi: Đánh. Nếu thực sự muốn làm như chúng tôi, quý vị có thể làm được »

Như vậy, vụ tấn công khu căn cứ quân sự nơi đồn trú của lực lượng quân đội Iran, trên thực tế đó còn là một thông điệp gởi đến các đồng minh phương Tây của Israel?

Israel lo lắng trước việc ông Donald Trump cách nay vài tuần thông báo có thể nhanh chóng rút quân ra khỏi Syria, và đương nhiên ông ấy muốn thực hiện điều này trước kỳ bầu cử vào tháng 11 sắp tới. Tổng thống Mỹ cho rằng chẳng được lợi gì khi phải ở lại Syria, bởi vì tình hình ở đây quá phức tạp và quá tốn kém. Triển vọng này làm Israel rất lo ngại.

Các nhóm gây áp lực, những nhóm vận động hành lang tại châu Âu và Hoa Kỳ thì rất muốn có một cuộc can thiệp ồ ạt chống lại chế độ Assad và đương nhiên là các vụ tấn công bằng chất hóa học có thể là ngòi châm cho kiểu can thiệp này.

Ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov có nói rằng hành động tấn công này của Israel là « một diễn tiến nguy hiểm ». Nga có vai trò như thế nào trong cuộc đối đầu Iran – Israel đang diễn ra tại Syria?

Đương nhiên là Matxcơva trách móc và lên án Israel. Nhưng trên thực tế, Nga không hẳn là không hài lòng việc Israel đánh Iran tại Syria bởi vì điều này sẽ hạn chế bớt tầm ảnh hưởng của Iran trên lãnh thổ Syria. Vụ tấn công này cho phép Nga phát triển hơn nữa và đóng vai trò trọng tài. Nhất là Nga đã tìm cách giữ chân Iran và các đồng minh của nước này cách xa cao nguyên Golan ít nhất là 40km.

Do vậy, về lâu dài, Nga hy vọng có thể triển khai một dạng « lực lượng mũ nồi xanh Nga » về hướng Golan, và việc này sẽ còn giúp Nga củng cố hơn nữa vai trò của mình trên trường quốc tế. Ngược lại, các vụ tấn công kiểu này của Israel không được gây trở ngại cho thắng lợi của Nga tại Syria.

Nga cũng sợ là Hoa Kỳ và Pháp theo chân Israel và lao vào tấn công ồ ạt Syria. Và trong mọi trường hợp, những cuộc tấn công – nếu không nói là để làm đảo ngược tình thế – rất có thể làm chậm lại đáng kể chiến thắng của chế độ Damas.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180411-syria-tan-cong-san-bay-quan-su-t-4-israel-danh-phu-dau-iran-va-hezbollah

 

Phái viên cao cấp của đảng CS Trung Quốc

đến Bắc Triều Tiên

Mai Vân

Theo tin từ Tân Hoa Xã, ông Tống Đào, trưởng ban đối ngoại trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc dẫn đầu một đoàn nghệ thuật sang Bình Nhưỡng vào thứ Sáu 13/04/2018 để tham gia lễ hội mừng sinh nhật ông Kim Nhật Thành, theo lời mời của Bình Nhưỡng.

Lễ hội được biết đến dưới tên gọi Liên Hoan Nghệ Thuật Hữu Nghị Mùa Xuân Tháng Tư, được tổ chức tại Bình Nhưỡng để mừng sinh nhật của ông Kim Nhật Thành vào ngày 15/04. Nghệ sĩ Bắc Triều Tiên biểu diễn cùng với nghệ sĩ nước ngoài, và năm nay Festival dự kiến kéo dài một tuần với các tiết mục ca, vũ, biểu diễn nhào lộn v.v… Trung Quốc luôn luôn cử nghệ sĩ của mình đến tham gia từ năm 1986 đến nay, ngoại trừ năm 2016.

Điều được chú ý là người dẫn đầu đoàn nghệ sĩ Trung Quốc lần này lại là một quan chức rất cao cấp, ông Tống Đào, trưởng ban đối ngoại trung ương và ông đến Bình Nhưỡng sau chuyến đi Bắc Kinh của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Theo AFP, ông Tống Đào đã từng đến Bắc Triều Tiên vào năm ngoái để thông báo về Đại Hội Đảng tháng 10 ở Bắc Kinh.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay cho biết là chuyến đi của ông Tống Đào « là một hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng, tiếp theo sau sự đồng thuận mà lãnh đạo hai quốc gia đã đạt được ».

Phía Hàn Quốc cũng theo dõi sự kiện. Phát ngôn viên bộ Thống Nhất, ông Baik Tae Hyun, cho là chuyến đi của ông Tống Đào và đoàn nghệ thuật Trung Quốc nằm trong nỗ lực thắt chặt quan hệ Trung-Triều sau cuộc gặp thượng đỉnh Tập-Kim, và ông cũng chờ xem Bắc Kinh có sẽ đón đoàn nghệ thuật của Bắc Triều Tiên qua trình diễn hay không. Tháng 12/2015, đoàn Bắc Triều Tiên đã không được đến Bắc Kinh.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180411-phai-vien-cao-cap-cua-dang-cs-trung-quoc-den-bac-trieu-tien

 

Mỹ : Chưởng lý đặc biệt Mueller

lại trong tầm ngắm của tổng thống Trump

Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có cách chức chưởng lý đặc biệt Robert Mueller, người phụ trách điều tra nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 ? Sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ FBI khám xét văn phòng luật sư riêng của Donald Trump, câu hỏi này đang được nêu ra tại Washington ? Tổng thống Mỹ đã tính tới việc này.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

Cuộc săn đuổi phù thủy. Trên mạng xã hội Twitter, hôm qua, Donald Trump viết bằng chữ hoa dòng chữ trên, khi ông nói đến cuộc điều tra của chưởng lý đặc biệt Robert Mueller. Tổng thống Mỹ không giấu diếm sự bực bội và đã nêu ý định muốn sa thải vị ông chưởng lý đặc biệt. Theo các chuyên gia, tổng thống Mỹ không thể sa thải mà không cần đếm xỉa đến cấp trên trực tiếp của chưởng lý đặc biệt Robert Mueller, ông Rod Rosenstein, lãnh đạo số hai bộ Tư Pháp. Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng, Sarah Sanders lại có ý kiến khác. Bà nói : Chúng tôi được thông báo là tổng thống có thể đưa ra quyết định này. Tôi biết nhiều chuyên gia tư pháp, kể cả ở bộ Tư Pháp ; họ cho rằng tổng thống có quyền là việc này.

Bất luận quy trình như thế nào, nguy cơ sa thải chưởng lý đặc biệt đang ám ảnh bầu không khí hành lang Quốc Hội Hoa Kỳ. Lãnh đạo nhóm nghị sĩ đảng Dân Chủ ở Thượng Viện đề nghị bỏ phiếu biện pháp bảo vệ chưởng lý đặc biệt. Một số nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa cũng lo ngại, như trường hợp thượng nghị sĩ Chuck Grassley, chủ tịch tiểu ban luật pháp Thượng Viện. Ông cảnh báo : Nếu tổng thống sa thải chưởng lý đặc biệt thì đó là một hành động tự sát. Theo tôi, tổng thống càng ít nói về vụ này thì càng tốt cho ông. Tôi nghĩ chưởng lý Mueller là một người có năng lực và tôi tôn trọng ông. Cần phải để mọi việc diễn ra một cách bình thường.

Theo một cuộc thăm dò, 69% dân Mỹ và 55% thành viên đảng Cộng Hòa, chống lại việc chưởng lý Robert Mueller bị miễn nhiệm, rút ra khỏi cuộc điều tra về nghi án Nga.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180411-my-chuong-ly-dac-biet-mueller-lai-trong-tam-ngam-cua-tong-thong-trump

 

Đàm phán phi hạt nhân hóa :

Bắc Triều Tiên tìm kiếm hỗ trợ của Nga

Trọng Thành

Đang công du Nga, hôm qua, 10/04/2018, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã hội đàm với đồng nhiệm Serguei Lavrov. Đây là quan chức cao cấp nhất của Bắc Triều Tiên đến Matxcơva những năm gần đây.

Chính quyền Kim Jong Un tìm kiếm sự hậu thuẫn của Nga trước các cuộc đối thoại thượng đỉnh với Seoul và Washington. Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế có các bảo đảm chắc chắn về an ninh đối với chế độ Bình Nhưỡng, trong quá trình « phi hạt nhân hóa ».

Thông tín viên Etienne Bouche tường trình từ Matxcơva :

« Chuyến đi Nga của một nhân vật quan trọng trong chính quyền Bắc Triều Tiên đương nhiên thu hút sự chú ý đặc biệt. Chuyến công du lần trước là vào tháng 9/2017, trong bối cảnh khủng hoảng hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Cuộc hội kiến hôm thứ Ba diễn ra trong khung cảnh hoàn toàn khác : Hai miền Triều Tiên đã xích lại gần nhau một cách biểu tượng trong thời gian Thế Vận Hội mùa đông. Ngoại trưởng Nga Lavrov hoan nghênh ‘‘tình hình đang được bình thường hóa dần dần’’.

Kết thúc cuộc hội kiến, lãnh đạo ngoại giao Nga phát biểu một mình trước báo giới. Ông Lavrov khẳng định tiến trình phi hạt nhân hóa chỉ có thể diễn ra, nếu Bình Nhưỡng được bảo đảm về an ninh. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh : ‘‘Trong bối cảnh phi hạt nhân hóa, các lợi ích chính đáng về an ninh của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên dĩ nhiên phải là chủ đề của đàm phán, cần phải có các bảo đảm rất nghiêm túc. Các bảo đảm này phải chắc chắn như bê-tông cốt thép’’.

Theo ông Lavrov, mục tiêu đặt ra là đạt được ‘‘một thỏa thuận đa phương’’ về an ninh tại Đông Á. Sau chuyến công du lịch sử tại Bắc Kinh, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp tổng thống Hàn Quốc vào cuối tháng này tại khu phi quân sự, đường ranh phân cắt hai miền Nam Bắc. Sau đó vài tuần là cuộc gặp dự kiến với tổng thống Mỹ ».

Quốc Hội Bắc Triều Tiên họp, Seoul theo dõi sát

Ngày hôm nay, 11/04, Quốc Hội Bắc Triều Tiên khai mạc kỳ họp thường niên duy nhất trong năm. Theo hãng tin Yonhap, bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết theo dõi sát kỳ họp này để xem Quốc Hội miền Bắc kỳ này có công bố các định hướng chính trị mới hay không, hai tuần trước thượng đỉnh Moon-Kim. Trong những năm vừa qua, kỳ họp Quốc Hội thường là dịp để chính quyền Bình Nhưỡng thông báo lập trường về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân quân sự của quốc gia này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180411-dam-phan-phi-hat-nhan-hoa-ngoai-truong-bac-trieu-tien-den-nga-tim-ho-tro