Tin Biển Đông – 03/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 03/04/2018

‘Căng thẳng biển Đông ảnh hưởng hoạt động của PVN’

Căng thẳng tại Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò và khai thác ngoài khơi của Việt Nam trong năm nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nói hôm thứ Ba 3/4.

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau tin Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc đã phải cho dừng một dự án khai thác nhiều tiềm năng ở ngoài khơi Vũng Tàu.

”Biển Đông được dự báo sẽ tiếp tục có những biến động trong năm nay… ảnh hưởng đến nỗ lực của tập đoàn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các mỏ ngoài khơi,” Reuters dẫn nguồn trang web của PVN nói.

PVN hiếm khi công khai thừa nhận căng thẳng Biển Đông có những tác động tiêu cực đến hoạt động thăm dò và khai thác mỏ ngoài khơi của hãng, đặc biệt là các mỏ nằm gần vị trí ‘đường chín đoạn’ đánh dấu khu vực rộng lớn trên biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

VN-TQ ‘cần hợp tác khai thác chung trên biển’

Cá Rồng Đỏ: Có thực sự VN bị TQ ‘đe dọa’?

Cá Rồng Đỏ: Chính hãng Repsol bị TQ ‘gây áp lực’?

Trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội hôm Chủ Nhật 1/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng hai bên cần giải quyết bất hòa trên biển thông qua đàm phám và ‘cần tăng cường hợp tác trên biển, gồm cả việc tiến hành thảo luận về hoạt động khai thác chung’.

PetroVietnam nói tranh chấp với Trung Quốc sẽ gây ra thêm những khó khăn cho hãng trong việc duy trì sản lượng dầu thô, trong bối cảnh sản lượng đã giảm từ các mỏ chính của Việt Nam.

Hồi cuối tháng Ba, tin cho hay PetroVietnam đã yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng dự án Cá Rồng Đỏ ở ngoài khơi Vũng Tàu.

VN cần hợp tác khai thác hay đưa ra LHQ?

TQ ‘sẵn sàng làm sâu sắc lòng tin chính trị giữa các nước ‘

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa tới một năm Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động tại các dự án đã ký với PVN.

Cá Rồng Đỏ trước khi ngưng đã chuẩn bị đi vào giai đoạn khai thác thương mại.

Ước tính Repsol và các đối tác trong dự án có thể bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la do việc ngưng hoạt động.

Sản lượng dầu thô của Việt Nam năm nay dự kiến giảm 14,7% so với năm ngoái, xuống 11,31 triệu tấn, tương đương 227,130 thùng/ngày, theo chính phủ Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43628625

 

Việt Nam tiếp tục đặt kế hoạch

khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ trong năm 2018

Ngày 23/3 vừa qua, các hãng tin quốc tế là BBC và Reuters lần lượt đưa tin về việc Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam, khiến công ty này và các đối tác có nguy cơ mất 200 triệu đô la đầu tư ban đầu.

Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương tự.

Tin tức liên tục về những diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ phải từ bỏ hẳn mỏ Cá Rồng Đỏ, một mỏ được đánh giá có trữ lượng dầu và khí rất lớn với ước tính có thể cung ứng từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu /ngày và 60 triệu m3 khí/ngày, theo số liệu đánh giá của PetroVietnam.

Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư lại cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam là tiếp tục ưu tiên tìm kiếm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ, với đánh giá tích cực về diễn biến giá dầu thô trong năm nay sẽ có chiều hướng tăng lên, tức ở mức khoảng 62 đến 65 USD một thùng cao hơn mức khoảng 58 USD một thùng tính theo cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá về quyết tâm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết:

“Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. Họ cần dầu để xài vì bây giờ các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cần dầu để lọc chứ không phải đì lọc thuê, họ không muốn mua xăng và dầu diesel về để xài. Chẳng thà họ tự khai thác lên để xài còn hơn đi mua vì mua xăng dầu để lọc rất đắt.”

Đồng thời với việc thúc đẩy tìm kiếm khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết ưu tiên khai thác Mỏ Cá Voi Xanh là nơi Việt Nam đang có hợp đồng với công ty ExxonMobil của Mỹ.

Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. – Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Vào tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án khai thác mỏ Cá Voi Xanh được sớm khởi động. Truyền thông Việt Nam lúc đó cho biết dự án này sẽ được chính thức khởi động vào tháng 11 năm ngoái nhân hội nghị APEC tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau đó không có thông tin thêm về hoạt động của mỏ này nên nhiều người vẫn không biết được thực sự mỏ này đã đi vào hoạt động hay cũng bị dừng lại do sức ép từ Trung Quốc.

Mỏ khí Cá Voi Xanh có các lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa Việt Nam. ExonMobil đã đầu tư 600 triệu đô la vào dự án và theo kế hoạch đến cuối năm 2023, dòng khí đốt đầu tiên của dự án sẽ được đưa vào bờ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong nước.

Tuy nhiên, cũng giống như với mỏ Cá Rồng Đỏ, việc khai thác tại các mỏ này của Việt Nam cũng từng gặp khó khăn vào năm 2007 khi Trung Quốc gây sức ép với chính công ty ExxonMobil, nhất là với lô 118 vốn nằm rất gần đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.

Đường lưỡi bò này cũng nằm gần lô 07/03 và lô 136/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ với vùng nước trong đường đứt khúc. Tuy nhiên tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết theo nguồn tin mà ông có được, hoạt động tại mỏ Cá Voi Xanh đã được bắt đầu. Tuy nhiên báo chí trong nước không loan tin về các hoạt động này.

Trung Quốc gây sức ép lên các công ty là chính

Mặc dù hãng tin Reuters, BBC cho biết việc ngừng khoan thăm dò tại mỏ Cá Rồng Đỏ là quyết định từ phía Việt Nam đưa ra, nhưng theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, quyết định dừng đến từ chính Repsol vì sức ép lên các công ty con khác thuộc tập đoàn này vốn đang có những hợp đồng với Trung Quốc.

“Trung Quốc ép Repsol vì Trung Quốc có cổ phần với Repsol ở Brazil. Repsol có rất nhiều nhánh, mà tổng hành dinh đặt tại Tây Ban Nha. Công ty con ở Brazil thì Trung Quốc có cổ phần. Thông qua công ty đó, Trung Quốc ép ngược đến Repsol ở vùng Đông Nam Á. Repsol Đông Nam Á chủ yếu đặt ở Singapore. Lẽ ra ngày 21/3 họ phải kéo giàn khoan vào Việt Nam và ngày 24/3 phải khoan. Nhưng đến ngày 23 thì họ báo tạm dừng.”

Hiện công ty Repsol của Tây Ban Nha cũng chưa chính thức đưa ra bình luận nào về các thông tin về quyết định tạm dừng mới này.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã từng gây sức ép đối với một số công ty tìm kiếm khai thác dầu khí ở Việt Nam mà điển hình là BP của Anh. Theo nhà báo Bill Hayton của BBC, trong cuốn ‘Biển Nam Trung Hoa: Tranh giành quyền lực ở châu Á’, công ty BP của Anh đã phải bỏ dự án khai thác tại Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc. Công ty Chevron của Mỹ cũng phải dừng hoạt động tại lô 122 ngay sát bờ biển Việt Nam hồi năm 2007. Các công ty này, theo nhà báo Bill Hayton, đều bỏ Việt Nam vì những quyền lợi hợp đồng mà họ có tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc vào năm 2007, phía ExxonMobil đã không bỏ cuộc tại Việt Nam.

Ngoài ra, công ty năng lượng Ấn Độ ONGC Videsh, công ty KNOC của Hàn Quốc và một số công ty nhỏ hơn và không có lợi ích lớn tại Trung Quốc như Premier của Anh và Talisman của Canada cũng phớt lờ Trung Quốc.

Cho đến lúc này cũng không có bất cứ thông tin gì về việc Trung Quốc gây sức ép đối với Nga mặc dù Nga cũng là nước có công ty tham gia ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam từ nhiều năm nay. Theo nhà báo Bill Hayton, vào tháng 7/2008 Nga cho phía Mỹ biết rằng Trung Quốc không hề gây sức ép với các công ty Nga.

Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. – Giáo sư Carl Thayer

Nhưng Trung Quốc có thể gây sức ép về mặt chính trị đối với phía Đảng Cộng sản Việt Nam ở một mức nhất định. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói:

“Họ ép là bảo nên dừng lại vì chúng ta còn đang bàn nhưng mà đó là ở ngoài lề còn chính thức họ không làm gì được. Ví dụ lần trước Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc là ông Phạm Trường Long phải bỏ về vì ông ta không ép được.”

Cẳng thẳng Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng vào hồi giữa năm ngoái khi Tướng Phạm Trường Long bỏ dở chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 để phản đối việc Việt Nam cho khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Giao lưu quốc phòng hai nước dự định diễn ra vào thời gian đó cũng bị hủy bỏ.

Cùng lúc, tờ Hoàn cầu Thời báo vào ngày 22/6 năm ngoái trích lời ông Liu Feng, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc cáo buộc ‘Việt Nam đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận với Trung Quốc, bao gồm việc gạt sang bên những bất đồng và tìm kiếm phát triển chung, và việc Việt Nam cho Repsol khai thác là nhằm mục đích củng cố đòi hỏi chủ quyền đối với khu vực’.

Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 đã ký “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” nhằm không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Mới đây trong cuộc gặp cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên tiếp tục khẳng định tuân thủ thỏa thuận này.

Nói về những thách thức từ phía Trung Quốc mà Việt Nam có thể gặp phải nếu tiếp tục khai thác tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định.

“Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc.”

Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trong trường hợp một số công ty nước ngoài không chịu nổi áp lực của Trung Quốc mà phải bỏ cuộc thì Việt Nam vẫn còn có thể tìm kiếm các đối tác là các công ty không chịu áp lực của Trung Quốc như ExxonMobil của Mỹ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-to-continue-exploration-in-red-dragon-oil-field-04022018140643.html

 

Biển Đông: Khó Lường…

Trần Khải

Trung Quốc như dường xuất hiện khắp nơi… Từ đồng lúa Cam Bốt với núi đôi Laò quốc, tới ven biển Việt Nam, cả nơi các mỏ dầu ngoàì khơi… Dĩ nhiên là cả ở Đài Loan, Nam Hàn….

Nhưng tập trung mũi quân sự lớn là ở đâu?

Ngoaì biển Việt Nam? Hay Đaì Loan? Hay cả hai nơi đó?

Bản tin RTI ghi nhận rằng nhiều vị dân cử Mỹ tin rằng cần bảo vệ Đài Loan mạnh mẽ hơn.

Bản tin nói, Chủ tịnh Ủy ban ngoại giao hạ viện liên bang Mỹ bà Ileana Ros-Lehtinen dẫn đoàn đại biểu đến thăm Đài Loan, ngày 2/4, tổng thống Thái Anh Văn đích thân trao tặng huân chuân để biểu dương sự cống hiến của bà trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ.

Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu, bà và Ileana Ros-Lehtinen quen nhau đã nhiều năm, tuy cuối năm nay bà sẽ mãn nhiệm kỳ, nhưng vẫn tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm cho người mới và hỗ trợ Đài Loan tăng cường tình hữu nghị. Tổng thống trông mong, mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ trong tương lai sẽ tốt hơn nữa, thông qua sự hợp tác trong các lĩnh vực, cùng tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp.

Lúc phát biểu, bà Ileana Ros-Lehtinen cho hay, cho đến nay, luật quan hệ Đài Loan có hiệu lực đã 39 năm, mối quan hệ giữa hai bên ngày một khăng khít, Văn phòng mới ở Đài Bắc của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan là một chứng minh cụ thể nhất. Bà nói : Tôi có thể nói ra một cách kiêu hãnh rằng, mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan hiện nay là tốt nhất, quý vị chỉ cần nhìn vào việc văn phòng mới được khởi động của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan là biết rồi, chúng ta đều biết rằng, mối quan hệ giữa hai nước có thể tiến tới hơn nữa, đây là nguyên nhân chủ yếu trong chuyến thăm viếng lần này của chúng tôi, chúng ta sẽ cùng nhau nỗ lực để cho mối quan hệ Mỹ-Đài ngày một tốt đẹp.

Ileana Ros-Lehtinen còn cho biết : Đài Loan có một vị trí rất đặc biệt trong lòng người Mỹ, chúng tôi đều biết rõ về năng lực kinh tế, xã hội mở, tự do báo chí, tự do ngôn luận và sự tôn trọng nhân quyền của Đài Loan, đây là nguyên nhân mà Mỹ đã xem Đài Loan là đối tác vững chắc, và đây cũng là tại sao điều mà Mỹ muốn Đài Loan duy trì hiện trạng lại quan trọng như vậy.

Bản tin ghi nhận:

“Ileana Ros-Lehtinen nói rằng, bà sinh ra tại Cuba, cho nên bà rất hiểu được cảm giác bị Trung Quốc chèn ép của nhân dân Đài Loan, cho nên lần này bà đến Đài Loan, trọng điểm thương thảo với tổng thống Thái Anh Văn là Mỹ phải làm thế nào để tăng thêm tính thích nghi của Đài Loan trong mặt chính trị, kinh tế và quân sự, qua đó giảm thiểu sự dựa vào Trung Quốc. Bà cũng chỉ trích đương cục Bắc Kinh đã lợi dụng lực lượng quân sự và kinh tế để chèn ép các nước khác, ví dụ như khoa khoang sức mạnh quân sự ở Biển Đông, ép buộc Panama cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, ngăn cản Đài Loan tham gia Tổ chức quốc tế v.v…, có thể nói rằng, hành vi xâm lược của Trung Quốc càng ngày càng tồi tệ.”

Trong khi đó, Việt Nam và TQ có vẻ như tới gần hòa giải.

Bản tin BBC ghi là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp gỡ hôm thứ Hai 2/4/2018, cũng là ngày cuối chuyến thăm chính thức của vị khách tới Việt Nam.

Một trong những vấn đề được đề cập trong cuộc gặp mặt là các mâu thuẫn trên biển.

Tổng Bí thư Trọng kêu gọi hai nước xử lý vấn đề một cách đúng đắn, thông qua các biện pháp tham vấn thân thiện.

Ông cũng đề xuất việc hai bên có thể cùng phát triển, khai thác chung, và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định trên biển như một biện pháp chuyển tiếp, Tân Hoa Xã tường thuật.

Tương tự, RFI loan tin rằng hôm 01/04/2018, bộ trưởng bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong chuyến công du Việt Nam, nhân Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông tại Hà Nội, đã gặp đồng nhiệm Việt Nam. Ngoại trưởng hai bên kêu gọi hợp tác để giải quyết các bất đồng tại Biển Đông.

Theo Reuters, phát biểu trước báo giới, sau cuộc gặp bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh, bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) khẳng định «hai bên nhất trí rằng việc giải quyết các bất đồng trên biển là hết sức quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và bền vững các quan hệ song phương». Ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh là hai bên không nên có các biện pháp đơn phương làm phức tạp thêm tình hình.

Báo chí Việt Nam đặc biệt chú ý đến phát biểu của bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh lưu ý Bắc Kinh cần «tôn trọng những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982».

Chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PetroVietnam cuối tháng 3/2018 đã phải yêu cầu công ty Tây Ban Nha Repsol đình chỉ dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ (Red Emperor) ngoài khơi Vũng Tàu, sau khi bị Trung Quốc gây sức ép.

Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với  Biển Đông và việc Bắc Kinh tăng cường xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, biến các địa điểm này thành căn cứ quân sự, vẫn gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. Trong chuyến công du Úc hồi tuần trước, ông François Rivasseau, đặc trách chính sách an ninh của Liên Hiệp Châu Âu, tuyên bố sắp tới Liên Âu không loại trừ việc tiến hành tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông. Các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, mà Hoa Kỳ thực hiện thường xuyên từ năm 2015, lần nào cũng bị Trung Quốc lên án.

Trong khi đó, RFA ghi rằng  vào ngày 23/3 vừa qua, các hãng tin quốc tế là BBC và Reuters lần lượt đưa tin về việc Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban

Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam, khiến công ty này và các đối tác có nguy cơ mất 200 triệu đô la đầu tư ban đầu.

Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương tự.

Tin tức liên tục về những diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ phải từ bỏ hẳn mỏ Cá Rồng Đỏ, một mỏ được đánh giá có trữ lượng dầu và khí rất lớn với ước tính có thể cung ứng từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu /ngày và 60 triệu m3 khí/ngày, theo số liệu đánh giá của PetroVietnam.

Bản tin ghi thêm:

“Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư lại cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam là tiếp tục ưu tiên tìm kiếm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ, với đánh giá tích cực về diễn biến giá dầu thô trong năm nay sẽ có chiều hướng tăng lên, tức ở mức khoảng 62 đến 65 USD một thùng cao hơn mức khoảng 58 USD một thùng tính theo cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá về quyết tâm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết:

“Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. Họ cần dầu để xài vì bây giờ các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cần dầu để lọc chứ không phải đì lọc thuê, họ không muốn mua xăng và dầu diesel về để xài. Chẳng thà họ tự khai thác lên để xài còn hơn đi mua vì mua xăng dầu để lọc rất đắt.”

Đồng thời với việc thúc đẩy tìm kiếm khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết ưu tiên khai thác Mỏ Cá Voi Xanh là nơi Việt Nam đang có hợp đồng với công ty ExxonMobil của Mỹ.”

Nghĩa là, VN vẫn khai thác dầu, cho dù các hãng  dầu Mỹ rút lui…

https://vietbao.com/p123a279381/bien-dong-kho-luong-