Tin Việt Nam – 02/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ai là kẻ bán nước?

Một người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nỗ lực giúp dân oan tìm lại công lý, cho dù người ấy có nhận tiền của người nước ngoài hay một tổ chức chính trị nào đó từ bên ngoài có tính đối lập, thậm chí cừu thù với đảng cầm quyền vẫn không thể gọi họ là kẻ bán nước.

Một người nhận tiền của một người hay một tổ chức chính trị đối lập nào đó đứng ra kêu gọi lật đổ chế độ cầm quyền, cho dù đứng trên góc độ chính thống của đảng cầm quyền để luận tội họ, họ có thể là phản động nhưng không phải là kẻ bán nước.

Một người hay nhiều người tổ chức biểu tình hàng loạt sau một sự cố về môi trường hay tài nguyên nào đó, cuộc biểu tình phát triển đến cấp độ kêu gọi lật đổ chính quyền và ngày càng lộ rõ chân tướng của người chủ mưu. Càng không thể gọi người chủ mưu tổ chức biểu tình là kẻ bán nước cho dù họ có âm mưu phản động lại nhà nước đương quyền.

Còn rất nhiều tội liên quan đến quốc gia đại sự nhưng không có bất kì một cơ sở nào để khép các tội nhân vào tội bán nước. Bởi họ không thể bán nước, họ không có khả năng bán nước.

Vậy ai là kẻ có khả năng bán nước và giữa tội phản động với tội bán nước, tội nào nặng hơn?

Ở đây, vấn đề dễ nhận thấy nhất là không riêng gì kẻ nắm quyền, đảng nắm quyền hoặc nắm lãnh thổ mới có khả năng bán nước. Vấn đề là kẻ bán nước đã bán nước kiểu gì và bán như thế nào?

Một công hàm gửi tháng Giêng năm 1959, công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc của Phạm Văn Đồng khi đang làm Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong lúc này Hoàng Sa không thuộc về quyền quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Như vậy, nếu nhìn từ bên ngoài, nó có thể là một thứ công hàm vô giá trị. Nhưng nhìn vào bản chất hành động và hệ quả của nó thì cái công hàm kia đích thị là một thứ văn bản bán nước.

Bởi nhìn vào thực tế, sau khi cái công hàm này gửi đi, số hàng hóa, vũ khí mà Cộng sản Trung Quốc viện trợ cho Cộng sản Bắc Việt tăng lên một cách đáng kể để đánh miền Nam như một thứ bánh ít trao đi, bánh qui trả lại. Rõ ràng về mặt bản chất, đây là hành vi bán nước của Phạm Văn Đồng và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Và về sau, sự bán nước xuất hiện ngày càng nhiều hơn, dày đặc hơn và chính thống hơn. Nguyễn Ngọc Thiện, một tay cựu Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, hiện nay đang nắm chức Bộ Trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam đã từng ký một văn bản cho Trung Quốc thuê 200 hecta đất trên 50 năm tại Mũi Cửa Khẻm, Hải Vân, nơi được xem là “bàn thờ quốc gia”, yết hầu quân sự của miền Trung Việt Nam lúc ông này còn giữ chức Bí thư tỉnh.

Sau đó ông này lọt tọt nhảy lên ghế cấp bộ và ngồi ghế Bộ Trưởng, đến Tháng Giêng năm nay (2018), ông lại cấp phép cho Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông của Trung Quốc vào diễn ngay tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng vào ngày 19 Tháng Giêng, ngày kỷ niệm Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhưng vì dư luận phản đối mạnh mẽ nên sau đó buổi diễn này bị hoãn lại với lý do “vì sự cố kỹ thuật”.

Mấy ngày gần đây, Nguyễn Ngọc Thiện, trước vụ ồn ào phim Điệp Vụ Biển Đỏ, Bộ Văn Hóa do ông ta đứng đầu liên tiếp khiến công luận phẫn uất vì hành vi ngang nhiên tuyên truyền, bảo kê cho Trung Quốc ngay trên đất Việt Nam cũng như cách trả lời vô trách nhiệm, vô cảm của ông ta trước tình hình Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn lướt cả trên bờ lẫn dưới nước.

Cái kiểu nói dấm dúi rằng đoạn cuối phim Điệp Vụ Biển Đỏ là “lạc lõng” và “hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo” là một cách nói đầy xảo trá, nó hàm chứa một thứ tội lỗi nấp bóng văn hóa, nấp bóng sự ngu dốt hoặc giả ngây.

Trong khi đó, khán giả xem phim, ai cũng có thể nhận ra cái thông điệp của Trung Quốc gửi gắm ở cuối phim rằng biển Đông là của Trung Quốc và không có quốc gia nào được phép xâm phạm. Một kiểu tuyên bố trắng trợn và tráo trở như vậy mà ông Thiện cho rằng nó “không có gì ghê gớm”.

Đến đây, có thể thấy chân dung kẻ bán nước trắng trợn, không cần giấu diếm là ai. Mà đáng sợ hơn là những kiểu chân dung bán nước như Nguyễn Ngọc Thiện đầy rẫy trên đất nước này. Từ Nguyễn Kim Cự huênh hoang, bán đứng Formosa cho Trung Quốc đến những tay không cần nghe ai khuyên can, cứ cho Trung Quốc thỏa sức mà khai thác bauxite Tây Nguyên, rồi những kẻ rước điện than vào Việt Nam… Tất cả bọn họ đều tạo ra một thứ cực kì nguy hiểm mà luật Việt Nam hiện tại không thể nào điều chỉnh để cứu nguy cho quốc gia. Đó là phá nát môi trường, rước voi về dày mả tổ, rước giặc vào sinh con đẻ cái trên đất nước.

Môi trường đã nát, người Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng vẫn chưa đáng sợ bằng hàng ngàn đứa trẻ mang dòng máu Trung Quốc. Hiện nay, con số những đứa trẻ cha Trung mẹ Việt có độ tuổi từ 0 tuổi đến 10 tuổi trên khắp đất nước này có thể lên đến hàng vạn. Đây là con số khủng khiếp!

Nó khủng khiếp bởi nó có đủ khả năng hợp thức hóa quyền cai trị của Trung Quốc trên đất Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Thử nghĩ, một người nước ngoài thì không thể mua đất tại Việt Nam. Nhưng họ có quyền thuê, để rồi họ làm ăn, lấy gái Việt, đẻ ra những đứa con mang dòng máu cha Trung Quốc. Nhưng đa phần là những đứa con này ngoài giá thú. Nghĩa là chúng khai sinh theo mẹ, mang họ mẹ và được hưởng mọi quyền như những đứa trẻ Việt.

Trong khi đó, cha của chúng vẫn tiếp tục nuôi nấng chúng và cung cấp tiền cho mẹ của chúng mua đất. Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ đã có hàng triệu lô đất mà người Trung Quốc mua tại Việt Nam thông qua con đường này.

Bởi con đường này an toàn, cha mua cho con đứng tên hoặc mẹ đứa bé đứng tên, chẳng sợ mất, bởi có mất thì cũng mất của cha mà được của con. Nhưng với đứa bé, bên họ nội chúng vẫn là cái nôi, cái gốc, một khi cha chúng vẫn lo cho chúng mọi thứ. Đương nhiên, chúng sẽ nghe theo cha và chúng coi trọng bên nội. Và thử tưởng tượng khi chúng đủ tuổi làm chủ tương lai, làm chủ đất nước như những đứa trẻ Việt bình thường thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Thử tưởng tượng khi chúng được đặt định từ đầu và sự có mặt của chúng trên đất nước này là một thứ định mệnh điệp báo? Thử tưởng tượng khi chúng được “thiên triều” chỉ vẽ và đào tạo thành những đại diện của họ? Thật là khó để tưởng tượng hậu quả!

Nhưng ai đã tạo ra những tai ương này? Đó là những kẻ bán nước, những kẻ chỉ vì vài đồng mọn của ngoại bang đã sẵn sàng biến mình thành thứ tay sai, phản động và bán đứng quốc gia, dân tộc. Tội này còn đáng khinh hơn cả Trần Ích Tắc!

Và những kẻ bán nước kia vẫn còn ngồi chễm chệ trên ghế quan lại trung ương hay cấp cao của tỉnh cho đến bao giờ? Thật là khốn nạn cho dân tộc này!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/who-betray-the-country-04012018222805.html

 

Đồng Tâm: Quân đội đào hào ngăn đất tranh chấp

Tin cho hay quân đội kể từ hôm 26/3/2018 đã bắt đầu đào hào, phân định đất quốc phòng và đất nông nghiệp tại khu vực Đồng Sênh, tâm điểm của vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.

Việc đào hào hiện vẫn đang được thực hiện, và dự kiến sau đó sẽ dựng hàng rào phân cách, BBC được biết.

Tuy không nhận được bất kỳ văn bản hay thông báo chính thức nào về việc trên, nhưng người dân Đồng Tâm nói họ phấn khởi trước việc làm ‘đúng theo nguyện vọng của dân’.

Ông Lê Đình Công, trưởng thôn Hoành, cho BBC biết Tiểu đoàn G31 thuộc Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng Không Không Quân đã tiến hành đào hào, xây rào ngăn cách khoảng đất 47,36ha và thửa đất còn lại trên khu Đồng Sênh.

“Người ta đào hào như thế, nhân dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm,” ông Công nói với BBC hôm 2/4.

Việc đào hào, rạch mương được đơn vị G31 thực hiện rõ ràng, đúng vào các mốc dấu có từ hơn 20 năm nay, ông Công cho biết thêm.

Đồng Tâm: Nhận diện đâu là đất tranh chấp

Đồng Tâm: 14 nguyên cán bộ ra tòa vì sai phạm đất đai

Đồng Tâm: Dân họp, phản bác công an Hà Nội

“Bộ đội họ nói rõ, quốc phòng quản lý 47,36ha thì đất họ đến đâu họ đào đến đấy. Còn đất của bà con thì bà con cứ canh tác sản xuất,” ông Công nói.

Tóm tắt tranh chấp đất đai Đồng Tâm

Người dân Đồng Tâm nói 47,36ha là diện tích khoảng một nửa đất Đồng Sênh, nằm phía đông mốc giới. Đây là phần mà chính quyền đã thu hồi, đền bù cho dự án sân bay Miếu Môn theo Quyết định 113 hồi 1981.

Thửa đất còn lại nằm ở phía tây mốc giới.

Diện tích này tuy nằm trong diện quy hoạch dự án sân bay, nhưng người dân nói vì vẫn chưa có quyết định thu hồi, đền bù, nên họ tiếp tục chia nhau canh tác.

Tranh chấp giữa người dân và chính quyền bắt đầu căng thẳng từ 11/2016, UBND huyện Mỹ Đức căng dây khắp khu vực tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển ‘Vùng cấm – Khu vực quân sự'”.

Đến tháng 2/2017, nhiều người dân tự ý thu số dây phản quang, nhổ biển báo “Khu vực quân sự” và đưa máy móc vào canh tác, dẫn đến việc giới chức huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh dân phòng, xe vòi rồng, xe cứu thương đến khu vực tranh chấp.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4/2017, khi ông Công cùng bố là ông Lê Đình Kình, và ba đại diện khác của dân làng bị đột ngột bắt giữ khi được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để ‘làm việc’, và bị đưa về Hà Nội.

Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát.

Vụ bắt giữ con tin chỉ kết thúc một tuần sau đó, khi năm người đại diện của dân được thả và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi gặp dân cam kết sẽ điều tra vụ tranh chấp và “không truy tố hình sự người dân Đồng Tâm”.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2017, công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ bắt giữ 38 cán bộ.

Tiếp sau đó, giới chức công bố bản Kết luận thanh tra hôm 25/7 với nội dung “Xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp diện tích 59ha hay 49ha xứ Đồng Sênh như ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu”, khiến người dân Đồng Tâm bức xúc.

Người dân không chấp nhận nội dung kết luận thanh tra và cho rằng giới chức tìm cách ‘biến’ toàn bộ khu đất Đồng Sênh thành phần đất đã được có quyết định thu hồi.

‘Cần có quyết định thu hồi đúng luật, và cần đình chỉ khởi tố’

Người dân Đồng Tâm tỏ ra vui mừng trước diễn biến mới.

Tuy nhiên, nhưng việc đào hào dọc mốc giới không có nghĩa tranh chấp đã được giải quyết, ông Lê Đình Công nói.

“Người dân chỉ yêu cầu UBND huyện Mỹ Đức và TP Hà Nội đưa ra một quyết định đúng pháp luật, thu hồi và đền bù giống Quyết định 113, thì nhân dân sẵn sàng giao đất cho tập đoàn Viettel.”

“Nếu chưa muốn thu hồi, thì phải có văn bản rõ ràng đất phía tây cột mốc ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để bà con yên tâm canh tác.”

Ông Công nói chính quyền cũng nên đình chỉ khởi tố vụ án bắt giữ 38 cán bộ, vốn được đưa ra từ gần 10 tháng trước, vì theo ông là đã ‘quá hạn điều tra’.

Hà Nội khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm

Giới chức ‘chưa xin lỗi cụ Lê Đình Kình’

Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội, một trong những người có mặt trong buổi gặp của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm nhằm tháo gỡ vụ ‘giữ con tin’ hồi 4/2017 nói với BBC rằng theo luật định, sau khi hết hạn 6 tháng điều tra, bên điều tra phải gia hạn hoặc đình chỉ vụ án.

“Tôi nghĩ họ đã gia hạn lần 1 rồi, khung gia hạn là 2-4 tháng, thì cứ cho là 3 tháng đi thì đến giờ cũng đã hết rồi. Còn việc họ gia hạn lần 2 hay 3 thì tôi chưa rõ.”

Về việc đào hào của Lữ đoàn 28, thì ông Hải nói ông chưa nhận được văn bản hay thông tin chính thức gì nên chưa bình luận.

BBC đã tìm cách liên hệ với ông Nguyễn Đức Chung nhưng không được.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43615793

 

Bà Lê Thu Hà, cộng sự của LS Đài ‘sẽ tự bào chữa’

Phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài cùng các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ (kỹ sư Phạm Văn Trội, mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo tự do Trương Minh Đức, blogger Nguyễn Bắc Truyển và bà Lê Thu Hà) theo dự kiến sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 5/4.

Mẹ của bà Lê Thu Hà nói với BBC rằng con gái bà “sẽ tự bào chữa”.

Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị trước khi làm cộng sự của ông Đài.

Ý kiến trước phiên xử Nguyễn Văn Đài

Gia đình LS Đài ‘không chấp nhận luật sư chỉ định’

Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người

Luật sư Đài được giải Nhân quyền của Đức

Tháng 12/2015, bà bị bắt cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ông đi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người căn bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Bà Hà cùng ông Đài và ba người khác trong phiên tòa hôm 5/4 đối mặt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

‘Quyền tự do biểu đạt’

Hôm 2/4, trả lời BBC từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói: “Gia đình tôi sẽ cố gắng đến dự phiên tòa nhưng không biết có được cho vào hay không, vì đến nay cả nhà không nhận được giấy mời dự tòa.”

Tôi tin con tôi là người ngay thẳng và biết nghĩ cho người khác, nên nó mới tham gia một hội muốn làm những điều chính đáng cho người dân, giúp cho mọi người biểu đạt ý kiến.Bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà

“Hà từ chối luật sư mà gia đình định mời và nói rằng sẽ tự bào chữa, và rằng mình không có tội gì cả.”

“Là người mẹ, trong lòng tôi bây giờ rất lo lắng, lo là con mình sẽ bị xử án nặng, đời con gái như vậy là chấm hết rồi.”

“Tuy vậy, tôi vẫn tôn trọng quyền tự do biểu đạt ý kiến của con mình.”

“Tôi tin con tôi là người ngay thẳng và biết nghĩ cho người khác, nên mới tham gia một hội muốn làm những điều chính đáng cho người dân, giúp cho mọi người biểu đạt ý kiến.”

Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258

Luật sư VN ‘vô vọng trong các vụ an ninh’?

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79

Ông Hồ Hải bị 4 năm tù theo điều 88 cũ

“Thật sự thì gia đình không biết gì về các hoạt động của Hà cho đến khi con tôi bị bắt,” bà Bình Minh cho biết thêm.

“Trong các lần vào thăm Hà trong nhà tù B14 của Bộ Công an thì Hà cũng chỉ nói với tôi rằng có tham gia một số việc với phía ông Đài.”

“Tôi chỉ biết đến đó chứ cũng chưa hề gặp ông Đài.”

“Có điều khiến tôi băn khoăn nhất là tính đến khi phiên tòa diễn ra, Hà đã bị giam gần 28 tháng, trong khi lẽ ra theo luật thì phải mở phiên xử chậm nhất là 16 tháng sau khi bắt.”

Trước khi phiên tòa diễn ra, Hội Anh Em Dân Chủ công bố một bài viết của bà Hà, có đoạn: “Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng.”

“Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!”

Hội cũng xác nhận bà Hà “tham gia vào Hội ngay từ những ngày đầu thành lập với vai trò là giáo viên dạy tiếng Anh cho các thành viên. Bên cạnh đó, Lê Thu Hà còn phụ trách dịch thuật các báo cáo về việc vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Lê Thu Hà đồng thời là trợ tá cho quyền chủ tịch Hội lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Văn Đài.”

Hồi tháng 9/2017, báo Nhân Dân viết: “Việc Nguyễn Văn Đài và những người cùng trong “Hội Anh Em Dân Chủ” bị khởi tố, bắt tạm giam đã làm cho các thế lực thù địch với Việt Nam rất cay cú, và nhiều tuyên bố, lời kêu gọi đòi trả tự do đã được họ đưa ra. Nhưng như người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói trong một cuộc họp báo: “Những đối tượng bị bắt giữ và điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy trình tố tụng hình sự của Việt Nam. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi không nhìn thấy sự liên hệ nào giữa việc xử lý vi phạm pháp luật Việt Nam với chính sách của các quốc gia khác”.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43609759

 

Bộ Công an cải tổ đột phá, giải thể nhiều tổng cục

Bộ Công an Việt Nam tới đây giải thể toàn bộ 6 tổng cục và hạ cấp 2 bộ tư lệnh trong khuôn khổ một cuộc cải tổ vừa được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản phê duyệt, theo các báo trong nước hôm 2/4.

Tường thuật của các báo cho hay Bộ Chính trị mới ban hành nghị quyết chuẩn thuận đề án của Bộ Công an về sắp xếp lại và làm tinh gọn các lực lượng của bộ. Theo đề án, bộ sẽ “giảm triệt để tầng nấc trung gian”, trong đó, bước đi được chính người trong ngành công an xem là đột phá, theo các báo, là việc “bỏ hẳn cấp tổng cục”.

Đề án cải tổ đã được ngành công an xây dựng trong suốt 2 năm qua, kể từ sau đại hôi đảng lần thứ 12. Mục tiêu của việc cải tổ là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng công an trong “công tác phòng ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm”, theo các báo.

Nhà nước Việt Nam thường dùng khái niệm “thế lực thù địch” để chỉ một diện rộng những người hoặc tổ chức lên tiếng chỉ trích hoặc có hành động chống lại đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam.

Sáu tổng cục của Bộ Công an hiện quản lý các lực lượng an ninh, cảnh sát, tình báo, tuyên truyền, hậu cần và kỹ thuật. Hai bộ tư lệnh được nhắc đến nắm cảnh sát cơ động và cảnh vệ.

Các báo nói việc xóa bỏ các tổng cục và hạ cấp 2 bộ tư lệnh sẽ kéo theo việc giải thể hàng chục đơn vị cấp thấp hơn như các cục tham mưu, hậu cần, và chính trị, vv… Các nguồn tin Bộ Công an cho các báo hay số lượng đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giảm hơn một nửa, còn khoảng 60 từ mức 126 hiện nay, sau quá trình giải thể, sáp nhập.

VOA cố gắng liên lạc với Thiếu tướng Lương Tam Quang phát ngôn việc của Bộ Công an, để tìm hiểu thêm về vấn đề này, nhưng ông không hồi đáp.

Một viên tướng công an đã về hưu không muốn nêu tên nói với VOA rằng cuộc cải cách sắp được thực hiện sẽ “tăng sức mạnh cho các đơn vị chiến đấu trực tiếp và các đơn vị nghiệp vụ”. Vị tướng cũng bình luận thêm rằng cuộc cải cách này “có tính lịch sử” và “có tác động sâu, rộng”.

Báo chí trong nước dẫn các nguồn tin ẩn danh tại Bộ Công an cho hay đối với lượng người “dôi dư” sau quá trình làm tinh gọn bộ máy, bộ có hướng xử lý là sẽ “điều chuyển nhiều cán bộ ở trung ương xuống tỉnh, tăng cường cán bộ tỉnh xuống huyện và chuyển từ huyện xuống xã”.

Việc sắp xếp cán bộ dôi dư sẽ có lộ trình với mốc quan trọng là năm 2021, theo các báo, tuy nhiên họ không nói cụ thể liệu đó có phải là mốc kết thúc việc cải tổ hay không.

Cũng không có số liệu cho biết Bộ Công an hiện có tổng cộng bao nhiêu người và sẽ cắt giảm được ngần nào từ con số hiện nay. Một số ước tính không chính thức cho rằng hiện tại có khoảng 600.000 người làm việc cho ngành công an.

Thông tin trên báo chí trong nước cho thấy bộ máy công an đã “phình to” trong giai đoạn từ khoảng năm 2009 đến 2014, thời ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người nắm quyền lãnh đạo cao nhất theo cơ cấu chính trị Việt Nam, tại các hội nghị khác nhau của đảng đã nhiều lần khẳng định ông cũng ưu tiên làm tinh gọn bộ máy nhà nước không kém gì việc chống tham nhũng.

Các báo cho rằng việc giải thể, sắp xếp lại một diện rộng các đơn vị trong Bộ Công an sẽ “tác động trực tiếp” tới hàng chục sĩ quan cấp tướng giữ vị trí tổng cục trưởng, tổng cục phó, cục trưởng, cũng như rất nhiều sĩ quan cấp tá tại các cục và các phòng.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-cong-an-cai-to-dot-pha-giai-the-nhieu-tong-cuc/4327548.html

 

Chuyên gia: Không quá lo nguy cơ BHXH mất 800 tỉ

Một tờ báo Việt Nam mới đây lại cảnh báo rằng cơ quan Bảo hiểm Xã hội có nguy cơ mất 800 tỉ đồng đã cho vay. Một chuyên gia cho rằng người dân không nên quá lo lắng về tác động của việc mất số tiền này đến sự tồn tại của quỹ BHXH.

Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh hôm 2/4 đăng tin cho hay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện chưa đòi được số tiền hơn 769 tỉ đồng, chưa kể lãi phát sinh, mà họ đã cho công ty ALCII vay cách đây 10 năm.

ALCII có tên đầy đủ là Công ty Cho thuê tài chính II, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Năm 2008 và 2009, BHXH Việt Nam ký nhiều hợp đồng với ALCII, cho công ty này vay tổng số tiền là 1.010 tỉ đồng để hưởng lãi, theo tờ báo ở TP. HCM.

Báo cho hay đến giữa năm 2009, ALCII bắt đầu không thanh toán lãi hằng tháng và gốc khi đến hạn. Sau đó, công ty này bị công an điều tra về nhiều sai phạm trong hoạt động quản lý tài chính. Cuối năm 2016, tòa án ở TP.HCM ra một quyết định về mở thủ tục phá sản đối với ALCII.

Chính phủ cần phải có biện pháp khi thấy những chuyện đó xảy ra. Chính phủ cần phải yêu cầu và định hướng các quỹ bảo hiểm đó đầu tư vào những loại hình đầu tư ít rủi ro.

Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu

Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã cố gắng thu hồi được 240,7 tỉ đồng tiền gốc, phần còn lại – gần 770 tỷ đồng – ALCII vẫn còn nợ BHXH Việt Nam, theo báo Pháp luật.

Thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội và dẫn đến nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng về sự thất thoát tiền đóng góp của người lao động vào quỹ BHXH, cũng như nguy cơ vỡ quỹ do tác động của việc quỹ mất tiền đã cho vay.

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính gốc Việt Nguyễn Trí Hiếu, cho rằng người dân không nên hoảng hốt:

“Nếu mà công ty không trả được nợ cũng là một cái thất thoát. Nhưng mà thất thoát này có lẽ không đáng kể để có thể tác động nhiều đến dự trữ của họ cũng như đến khả năng bồi thường bảo hiểm của quỹ bảo hiểm quốc gia. Thành ra tôi nghĩ là có lẽ chúng ta an tâm”.

Với hàng chục năm kinh nghiệm làm việc cả ở Mỹ và Việt Nam, tiến sĩ Hiếu cho rằng việc các quỹ bảo hiểm đem tiền thu được của người đóng góp đi đầu tư hoặc cho vay nhằm sinh lời là điều bình thường ở bất cứ quốc gia nào. Các hoạt động như vậy không thể tránh khỏi một mức độ rủi ro nhất định, ông Hiếu nói.

Theo một báo cáo trước quốc hội Việt Nam hồi giữa năm 2017 được báo chí trích đăng, các quỹ BHXH có số kết dư hơn 540 nghìn tỉ đồng vào năm 2016. Đến cuối năm đó, tổng dư nợ đầu tư là hơn 500 nghìn tỉ đồng, với số tiền sinh lời là khoảng gần 34,5 nghìn tỉ đồng.

Mặc dù số tiền 800 tỉ có nguy cơ mất mát trong vụ BHXH cho ALCII vay chỉ bằng chưa đến 1 phần 40 số tiền lời, song do tầm quan trọng của quỹ, nên chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu nêu ý kiến rằng nhà nước cần bám sát hoạt động của quỹ:

“Chính phủ cần phải có biện pháp khi thấy những chuyện đó xảy ra. Chính phủ cần phải yêu cầu và định hướng các quỹ bảo hiểm đó đầu tư vào những loại hình đầu tư ít rủi ro. Bởi vì tiền đóng bảo hiểm của người dân và các thành phần kinh tế là số tiền rất quan trọng để bồi thường cũng như để tài trợ những mục đích xã hội”.

Về nguy cơ vỡ quỹ, ông Hiếu nói bất cứ quỹ bảo hiểm nào, dù là bảo hiểm xã hội hay quỹ tư nhân, nếu có mất cân đối quá lớn giữa thu và chi, ví dụ như số người nộp phí bảo hiểm ít trong khi số người hưởng lại nhiều hơn, rủi ro vỡ quỹ là rất cao.

Báo chí Việt Nam cho hay trong những năm qua BHXH đã ban hành nhiều chính sách tăng thu vì sợ “vỡ quỹ” BHXH.

Tổ chức Lao động Quốc tế đã cảnh báo rằng nếu vẫn áp dụng các chính sách đã có trước năm 2016, quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 sẽ rơi vào tình trạng thu không đủ chi trong năm.

Khi đó, để đảm bảo khả năng chi trả, nguồn kết dư của quỹ phải được sử dụng. Tiếp đến, nếu tình hình không có gì cải thiện, đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu.

Để tránh điều đó xảy ra, BHXH mấy năm nay đề xuất giải pháp là tăng dần mốc tuổi nghỉ hưu của người lao động.

https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-khong-qua-lo-nguy-co-bhxh-mat-800-ti/4327708.html