Tin Việt Nam – 01/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/04/2018

Chủ xe chở cây cổ thụ khổng lồ bị phạt hơn 80 triệu

CSGT đã xử phạt chủ 3 xe với lỗi chở cây vượt quá chiều dài, quá tải cầu đường từ 20-50%, vượt quá chiều cao hàng hóa.

Ngày 1/4, đại úy Phan Bảo Trung, Trạm trưởng Trạm CSGT Phú Lộc thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết đơn vị vừa xử lý chủ 3 xe đầu kéo và xe tải chở cây cổ thụ vi phạm quá khổ, quá tải.

3 xe trên mang biển kiểm soát tỉnh Quảng Bình chở cây cổ thụ khổng lồ lưu thông trên quốc lộ 1 theo hướng Nam – Bắc qua địa phận xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc) được CSGT phát hiện tối 30/3.

Theo cơ quan chức năng, 3 xe chở cây cổ thụ đều vượt quá chiều dài, quá tải cầu đường từ 20-50%, vượt quá chiều cao hàng hóa.

Các tài xế khai chở cây cổ thụ cho một công ty TNHH từ Đắk Lắk ra Quảng Bình. Doanh nghiệp này vừa bị báo chí phản ánh dùng xe đầu kéo chở cây “khủng” cho tướng công an đi qua nhiều trạm CSGT trên quốc lộ 1 gây xôn xao dư luận.

Trạm CSGT Phú Lộc đã xử phạt chủ 3 xe chở cây cổ thụ khổng lồ số tiền 81,7 triệu đồng, đồng thời tước Giấy phép lái xe của các tài xế vi phạm từ 1 đến 3 tháng.

Cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ, tài xế phải hạ tải cây chở trên xe, hạ chiều cao, giảm chiều dài mới được tiếp tục di chuyển.

https://news.zing.vn/chu-xe-cho-cay-co-thu-khong-lo-bi-phat-hon-80-trieu-post830829.html

 

Tướng CSGT phủ nhận liên quan

tới xe chở cây khổng lồ trên quốc lộ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Cục phó Cục Cảnh sát giao thông, cho biết ông không liên quan tới chiếc xe chở thân cây khổng lồ trên quốc lộ 1 gây xôn xao mấy ngày qua.

Sáng 30/3, trao đổi với Zing.vn về thông tin “cây khủng như quái thú của tướng CSGT”, thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Cục phó Cục Cảnh sát giao thông (C67, Bộ Công an) khẳng định cây được vận chuyển trên quốc lộ 1 xôn xao vừa qua không phải của ông.

“Sau khi xem lại hình ảnh báo chí đăng tải, tôi khẳng định cây trên chắc chắn không phải của tôi. Tôi có trồng cây cho đền ở Quảng Bình, đó là loại cây bé chứ không to như thế. Anh em báo chí có thể đến đền đó kiểm tra”, ông Dánh nói.

Trước đó, tối 26/3, nhiều người dân trên tuyến quốc lộ 1 thuộc nhiều tỉnh miền Trung giật mình trước chiếc xe đầu kéo (rơmoóc phía sau mang biển kiểm soát tỉnh Quảng Bình) chở một cây gỗ khổng lồ. Người dân ví von thân cây “không khác nào quái thú”.

Chiếc xe chở cây cồng kềnh, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lọt qua các chốt giao thông trên quốc lộ.

Trả lời báo Dân trí ngày 29/3, ông Nguyễn Hải Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Hải Sơn (ở TP Đồng Hới, Quảng Bình) thừa nhận chiếc xe chở cây nói trên là của đơn vị ông. Theo ông Sơn, chiếc xe chở cây từ huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk và chở cho thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh.

Trước thông tin trên, nguyên Cục phó C67 cho biết ông đã gọi điện xác minh phát ngôn của ông Nguyễn Hải Sơn. Theo đó, ông Sơn nói cây gỗ được vận chuyển ra cho một ngôi chùa ở khu vực Linh Đàm (Hà Nội).

“Ai đó có mục đích xấu lợi dụng uy tín của tôi để vận chuyển cây qua các trạm giao thông. Cây của tôi vẫn đang ở Quảng Bình. Doanh nghiệp Hải Sơn khi tôi gọi điện cũng xác nhận là không nói cây đó của tôi”, thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh nói.

https://news.zing.vn/tuong-csgt-phu-nhan-lien-quan-toi-xe-cho-cay-khong-lo-tren-quoc-lo-post830317.html

 

Công an điều tra

vụ hàng chục cây gỗ lim nhiều năm tuổi bị đốn hạ

“Quan điểm của tỉnh là nếu phát hiện lâm tặc hoặc ai bao che sẽ xử lý nghiêm”, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.

Liên quan vụ nhiều cây gỗ lim ở Rừng phòng hộ Nam Sông Bung (thuộc địa phận thôn Cần Đôn, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), đại diện Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung cho biết đã quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Ngày 31/3, từ phản ánh của độc giả, nhiều phóng viên đã có mặt nơi xảy ra vụ việc. Theo ghi nhận, tại hiện trường, nhiều cây gỗ lim có niên đại nhiều năm tuổi bị cưa hạ, nằm trơ trọi giữa rừng. Trong số này có nhiều vết cưa ở các gốc cây đã cũ.

Đại diện lãnh đạo  Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung, cho biết ngày 7/3, đơn vị kiểm tra phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại khu 1 và 3 Tiểu khu 355 Rừng phòng hộ Nam Sông Bung.

Lực lượng chức năng huyện Nam Giang ghi nhận có 33 cây lim xanh và 1 cây xoan đào mới bị chặt.

Trả lời Zing.vn, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thừa nhận việc phá rừng ở Nam Giang là rất nghiêm trọng. “Tôi đã chỉ đạo công an vào cuộc xử lý nghiêm. Quan điểm của tỉnh là nếu phát hiện lâm tặc hoặc ai bao che sẽ xử lý nghiêm”, ông Thanh nói.

https://news.zing.vn/cong-an-dieu-tra-vu-hang-chuc-cay-go-lim-nhieu-nam-tuoi-bi-don-ha-post830830.html

 

Bộ văn hóa CSVN cân nhắc

lập danh sách những ca khúc trước năm 1975 bị cấm

Thay vì cấm mọi ca khúc sáng tác ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và chỉ cho phép một số ca khúc nhất định, bộ văn hóa CSVN đề nghị lập danh sách cấm, theo đó những ca khúc nào không nằm trong danh sách này sẽ đương nhiên được phép trình diễn.

Theo báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Bảy 31/03, đây là đề nghị được đưa ra trong dự thảo nghị định về nghệ thuật biểu diễn đang được Bộ Văn Hóa đăng tải để lấy ý kiến công chúng. Theo bản dự thảo, việc kiểm soát các tác phẩm âm nhạc trước năm 1975 là “vấn đề phức tạp, trong đó có yếu tố lịch sử để lại”. Việc lập danh sách cấm chỉ là một trong ba giải pháp được bộ văn hóa đề nghị. Hai giải pháp kia là quy định rõ những điều kiện để cấp phép cho các tác phẩm, và giữ nguyên cách kiểm soát hiện nay.

Theo tờ Tuổi Trẻ, chỉ có giải pháp thứ nhất là mới, còn hai giải pháp kia có nguy cơ khiến cho việc kiểm soát của nhà cầm quyền cộng sản dậm chân tại chỗ, với đầy dẫy những rắc rối và tai tiếng như trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, giới chức bộ văn hóa cho rằng việc lập danh sách cấm dễ dẫn đến tác động tiêu cực trong dư luận. Thứ trưởng bộ này, ông Vương Duy Biên cho rằng, việc lập danh sách các bài hát cấm “rất khó khả thi”. Nhưng giới chức này cũng thừa nhận rằng việc quy định các điều kiện để cho phép các ca khúc cũng là việc khó khăn, vì không thể dùng “từ ngữ chung chung được”.

Ngoài vấn đề cấm hoặc cho phép ca khúc trước năm 75, bản dự thảo của bộ văn hóa CSVN cũng đề nghị cấp phép cho nghệ sĩ Việt hải ngoại về nước biểu diễn trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, khi một ca sĩ hải ngoại đã được bộ văn hóa đồng ý cho về nước biểu diễn một lần rồi, thì lần sau ca sĩ đó không cần xin phép nữa. Nhưng ca sĩ vẫn phải xin phép riêng cho từng buổi trình diễn.

Sau 40 năm, chính quyền CSVN vẫn loay hoay với những vấn đề cũ rích, chứng tỏ họ vẫn chưa bao giờ có thực tâm quên đi quá khứ, và thực sự muốn hòa hợp hòa giải dân tộc.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/bo-van-hoa-csvn-can-nhac-lap-danh-sach-nhung-ca-khuc-truoc-nam-1975-bi-cam/

 

Tháo dỡ cầu bê tông khổng lồ khỏi di sản Tràng An

Những nhóm công nhân hôm Thứ Sáu 30/03 dùng máy khoan cắt bê tông tháo dỡ chiếc cầu khổng lồ lên đỉnh núi Cái Hạ, thuộc di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới Tràng An ở tỉnh Ninh Bình.

Theo báo mạng VnExpress, công việc tháo dỡ chiếc cầu do công ty du lịch Tràng An thuê hai đơn vị độc lập thực hiện. Việc tháo dỡ được thực hiện từ đỉnh núi Cái Hạ cao 100 mét đi dần xuống, chủ yếu là khoan cắt bê tông, và dùng sức người di chuyển các khối bê tông đưa xuống mặt đất.

Cây cầu bê tông dài 1 cây số này là công trình do công ty Tràng An thực hiện từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. Trong suốt 5 tháng, công ty này đã đưa người và máy móc vào khoan đục từ chân núi lên đến đỉnh núi Cái Hạ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Sau khi hoàn thành, công trình xây dựng này lập tức bị báo chí và công luận đả kích dữ dội vì xâm hại di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới.

Tin cho hay vào ngày 16 tháng 3, văn phòng UNESCO tại Việt Nam lên tiếng xác nhận việc xây cầu bê tông trong di sản Tràng An đi ngược lại cam kết của Việt Nam với UNESCO. Bà Phạm Thị Thanh Hường, đại diện UNESCO Việt Nam, cho biết Ủy Ban Di Sản Thế Giới có cuộc họp thường niên trong khoảng cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 tại Bahrain. Chắc chắn việc xây dựng công trình trái phép tại Tràng An sẽ được đưa ra bàn luận trong cuộc họp này. Dự trù các nước thành viên UNESCO sẽ chất vấn đại diện của Việt Nam về cách giải quyết công trình sai phạm này.

Theo bà Thanh Hường, hiện nay, Ủy Ban Di Sản Thế Giới đã nắm được thông tin về chiếc cầu bê tông xây trái phép tại di sản Tràng An. Ủy ban này dự trù sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bảo tồn mọi di sản ở Việt Nam nói chung, và di sản Tràng An nói riêng.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/thao-do-cau-be-tong-khong-lo-khoi-di-san-trang-an/

 

Nỗi Buồn Giáo Viên

Trần Khải

Nghề nào cũng có buồn, vui… Nhưng thời naỳ, nghề giáo coi bộ nhiều buồn hơn vui…

Đôi khi giáo viên căng thẳng, phản ứng vô ý thức, là lại có chuyện.

Bản tin SOHA kể: Cô giáo “quyền lực” lên tiếng xin lỗi và hứa sẽ giảng bài…

Liên quan việc nữ sinh Phạm Song Toàn (THPT Lâm Thới, Nhà Bè, TPSG) bật khóc khi nói về giáo viên dạy Toán không giảng bài khi lên lớp, cô Trần Thị Minh Châu – người bị phản ánh – đã lên tiếng xác nhận hành vi của mình.

Cô đã xuất hiện trên truyền hình, trong một bản tin của VTV24 được phát tối 29.3 để gửi lời xin lỗi đến học sinh.

“Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi. Tôi cũng nói với học sinh là tôi sai trước. “Tại sao cô làm vậy?”, các em cũng hỏi nhưng tôi chỉ nói “cô không giải thích với em”.

Thực sự đến nay, ngoài thầy hiệu trưởng, tôi cũng chưa nói với ai lý do vì sao không giảng bài” – cô Châu nói.

Báo Giáo Dục VN kể: Cô giáo không giảng bài ở trên lớp vì bị “học sinh cũ” đe dọa?

Cô Châu nói rằng do có một học sinh cũ dọa nếu cô giảng bài thì sẽ tổ chức ghi âm lại, để “đánh” cô giáo, làm cô sợ không dám giảng bài.

…Suốt từ tháng 11/2017 cho đến nay, cô Châu đến lớp 11A1 của trường chỉ có ghi toàn bộ bài giảng, bài tập lên bảng, mà hoàn toàn không giảng bài, trò chuyện gì cả với học sinh.

Nguyên nhân của việc này, cô Châu nói rằng do có một học sinh cũ dọa nếu cô giảng bài thì sẽ tổ chức ghi âm lại, để “đánh” cô giáo, làm cô sợ không dám giảng bài.

Đó là chưa có bạo hành…

Mới đây, báo Lao Động nhắc về chuyện ở Nghệ An: “Cô giáo có thai bị đánh, phải quỳ xin lỗi: Hiệu ứng thế hệ “con vàng, con bạc”…”

Thời gian qua, nhiều vụ hành hung, làm nhục giáo viên liên tiếp xảy ra, làm dấy lên nỗi băn khoăn về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng.

Vụ ban đầu gây chấn động dư luận là việc ông Võ Hòa Thuận (Long An) đã có lời nói ép buộc cô giáo quỳ gối xin lỗi. Nguyên nhân sự việc xuất phát từ lỗi của cô giáo. Tuy nhiên, hành vi của ông Võ Hòa Thuận đã vượt qua giới hạn của đạo lý, báo hiệu sự xuống cấp trong suy nghĩ, hành động của một số phụ huynh, về mối quan hệ đối với thầy cô dạy dỗ con mình.

Những quan niệm như “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, thứ bậc “quân sư phụ” (thầy xếp trên cha mẹ), truyền thống tôn sư trọng đạo đã bị lung lay. Dường như trong quan niệm của một số phụ huynh, họ đã trả tiền học phí, nghề giáo cũng là một dịch vụ, nên họ có quyền đòi hỏi, yêu sách. Nếu giáo viên không đáp ứng hay vi phạm các quy định thì họ có quyền “ra tay” trừng phạt.

Vị thế của nghề giáo trong xã hội có thể nói là đã “chạm đáy”, cùng với việc cô giáo phải quỳ gối.

Trường hợp thứ hai, phụ huynh Phan Thị Nghĩa ở TP Vinh (Nghệ An), khi thấy con có vết thâm ở chân, hỏi thì cháu cho biết bị cô đánh, bà Nghĩa đã tin ngay lời con, không cần xác minh và không nghe cô thanh minh, xông vào đánh đập, buộc cô phải quỳ gối xin lỗi.

Hay về trường hợp khác, theo bản tin Zing/Infonet: Lương 0 đồng, nhiều giáo viên ở Hà Tĩnh rục rịch bỏ nghề…

93 giáo viên bậc mầm non trong diện hợp đồng nhằm đáp ứng việc thiếu giáo viên trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nhưng nhiều tháng nay đi dạy không lương.

Toàn thị xã Kỳ Anh có 12 trường mầm non công lập, với 181 nhóm, lớp. Theo quy định UBND tỉnh (2 giáo viên/lớp), số đủ là 362 giáo viên. Tổng số giáo viên hiện có là 269, nghĩa là còn thiếu 93 giáo viên. Theo đúng quy định và đảm bảo chất lượng giáo dục, các trường mầm non đã hợp đồng giáo viên là 70 người.

Tránh tình trạng thiếu hụt giáo viên, các trường đã phải tự xoáy xở nhằm bảo đảm công tác dạy và học. Họ buộc phải ký hợp đồng ngắn hạn với giáo viên bên ngoài. Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là trường lấy ngân sách từ đâu để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng?

Trong đó, có nhiều trường hợp 6 tháng không lương.

Bản tin viết:

“Sau khi có thông báo của Sở GD&ĐT cấm không cho thu tiền phụ huynh để trả lương cho giáo viên hợp đồng, 70 giáo viên hợp đồng vẫn đi dạy bình thường nhưng nhà trường không có tiền trả lương.

Cô Nguyễn Thị Vân Anh (giáo viên Trường mầm non Kỳ Phương), cho biết theo lương hợp đồng hiện tại cô nhận là 2,5 triệu đồng/tháng. Kể từ khi Sở GD&ĐT “tuýt còi”, 6 tháng nay, cô không được nhận một đồng lương nào. Mọi chi phí gia đình, nuôi dạy con phải dựa vào đồng lương ít ỏi của chồng.

“Kể từ tháng 10/2017, sở giáo dục cấm thu tiền phụ huynh để trả tiền lương cho giáo viên nên nhà trường đang nợ 250 triệu đồng/6 tháng lương của 11 giáo viên. Quả thực các giáo viên đã dạy không công mà chúng tôi vẫn thường đùa nhau là giáo viên 0 đồng – không đồng lương”, bà Nguyễn Thị Diễn, hiệu trưởng trường Mầm non Kỳ Phương, cho biết…”

Gian nan là vậy… Nghề giáo đầy nước mắt là vậy.

https://vietbao.com/p122a279311/noi-buon-giao-vien

Tiến Sĩ Dỏm, Kinh Tế Thị Trường, Răng Vẩu, Thầu…

Xuân Niệm

Tiến sĩ dòm là thấy rồi, khắp nơi… Bây giờ, trường hợp lộ quá, mới bị khởi tố.

Báo Giáo Dục VN kể chuyện: Một Tiến sĩ dởm bị khởi tố…

Trong khi đang bị điều tra, Tiến sĩ “dỏm” này vẫn gửi đơn xin việc đến một trường đại học ở Hà Nội.

Ngày 29/3, Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hữu Tuấn Huy (sinh năm 1978, trú phường Nam Dương, quận Hải Châu, Đà Nẵng) về tội: “sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại điều 341 Bộ luật Hình sự”.

Trong khi đó, BBC kê rằng  Tổng Bí Thư CSVN Nguyên Phú Trọng thăm Cuba: “Bản thân nền kinh tế thị trường không thể hủy hoại chủ nghĩa xã hội,” Reuters trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Trọng tại Đại học Havana.

Có phải ông Trọng cũng là một Tiến sĩ dỏm là phải?

Có một nghề đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn hơn nghề làm lãnh đạo Đảng CSVN: nghề tài xế tàu lửa…

Bản tin VietnamNet kể: Răng vẩu, bộ phận sinh dục có vấn đề không được lái tàu…

Bản tin viết:

“Ngoài các tiêu chuẩn sức khoẻ thông thường, nhân viên đường sắt phải khám cả bộ phận sinh dục.

Bộ Y tế đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo lần 1 thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt với 3 nhóm: lái tàu, phụ lái tàu; trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe và nhóm nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung, nhân viên tuần đường, cầu hầm, gác hầm.”

Không biết các nam/nữ ủy viên Chính trị bộ có bị khám răng và phần dưới hay không?

Đường bay số hai và nhà ga quốc tế của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đang hoàn thành giai đoạn một, dự kiến đưa vào hoạt tháng sáu.

Nằm tại duyên hải Nam Trung Bộ, thành phố biển Nha Trang sở hữu khí hậu quanh năm mát mẻ, biển xanh, cát trắng. Đây là yếu tố khiến du lịch nghỉ dưỡng Nha Trang ngày càng phát triển.

Tổng lượng khách du lịch lưu trú tại Nha Trang năm 2017 ước đạt 5,45 triệu lượt, tăng 20,1% so với năm 2016; trong đó khách quốc tế ước đạt 2,03 triệu lượt, tăng 69,8%. Doanh thu du lịch ước đạt 17.300 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2016.

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện nhức nhối: Nhà thầu chân chính ‘đói’ vì nạn cướp thầu…

Tổng thư ký Hiệp hội nhà thầu Việt Nam chua xót thốt lên như vậy tại hội nghị lắng nghe khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Xây dựng tổ chức sáng 29-3.

Theo tổng thư ký Hiệp hội nhà thầu Việt Nam Dương Văn Cận, dù luật đấu thầu quy định rõ nhưng hiện nay ở các địa phương có tới 70% các dự án chỉ định thầu mà không hề đấu thầu công khai.

Hở ra là có tình trạng “quây thầu”, “cướp thầu”…

“Nhiều dự án bản chất là công khai nhưng hở ra là có tình trạng “quây thầu”, “cướp thầu” hoặc gây khó dễ trong bán hồ sơ để cho các nhà thầu tay trong trúng thầu”, ông Cận nêu.

Báo Thanh Niên kể: Thuỷ điện Trung Quốc làm gia tăng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long…

Diễn biến xói, sạt lở bờ biển, bờ sông khiến khu vực đồng bằng các tỉnh phía Nam mỗi năm mất 300 ha đất có nguyên nhân từ hoạt động của các thủy điện Trung Quốc.

Chia sẻ thông tin tại cuộc họp tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 diễn ra sáng nay, 29.3, Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, cho biết tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực các tỉnh phía Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng diễn biến phức tạp, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại các khu vực ven sông, ven biển.

Đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau. Đây là những khu vực tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế – xã hội đang có tốc độ phát triển nhanh.

Báo An Ninh Thủ Đô kể: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho hay, dù số vụ TNGT giảm trong 3 tháng đầu năm 2018, nhưng số người chết lại gia tăng.

Cụ thể, từ ngày 16-12-2017 -đến 15-3-2018,  toàn quốc xảy ra 4.674 vụ TNGT, làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ TNGT giảm 139 vụ (2,89%), số người chết tăng 35 người (tăng 1,66%), số người bị thương giảm 208 người (5,42%).

https://vietbao.com/p122a279294/2/tien-si-dom-kinh-te-thi-truong-rang-vau-thau-

 

Bộ Y tế lý giải vì sao răng vẩu,

ngực lép không được lái tàu

Thành viên ban soạn thảo cho biết so với lái xe, thể lực và sức khỏe của lái tàu yêu cầu cao hơn do đặc thù nghề nghiệp.

Ngay sau khi Bộ Y tế công bố dự thảo lấy ý kiến lần 1 về thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu, có nhiều điểm bất hợp lý đã được các chuyên gia chỉ ra.

Nhiều quy định khắt khe

Ông Lê Lương Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo cho biết thông tư trên bắt đầu được xây dựng từ tháng 9/2017. Đến cuối tháng 12, Bộ đưa lên website để lấy ý kiến trong vòng 2 tháng, kết thúc vào ngày 24/2 vừa qua.

“Trong suốt thời gian này, chúng tôi không hề nhận được ý kiến đóng góp nào, cho đến vừa qua, nhiều báo mới đưa thông tin”, ông Đống nói.

Theo ông, ban soạn thảo xây dựng thông tư gồm Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải, trong đó có Cục Y tế giao thông vận tải, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Bệnh viện Giao thông Vận tải, Trung tâm y tế đường sắt.

“Phía Trung tâm y tế đường sắt đề nghị cần quy định cụ thể trong từng tiêu chuẩn để tiện cho các bác sĩ. Vì nếu sau khi tuyển dụng, phát hiện người được tuyển mắc bệnh thì cơ sở khám chữa bệnh phải chịu trách nhiệm”, ông Đống nói thêm.

Ông Thống cho biết ban soạn thảo căn cứ theo Quyết định 4132 của Bộ Y tế năm 2001 quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

Là người tham gia xây dựng nhiều thông tư, theo ông Đống, so với lái xe đường bộ, sức khoẻ lái tàu khi tuyển dụng có nhiều quy định khắt khe hơn.

Như tài xế lái xe đường bộ chỉ cần cao 1,62 m, nặng 48 kg nhưng lái tàu phải 1,64 m trở lên, cân nặng tối thiểu 52 kg. Tương tự lái xe đường bộ, vòng ngực chỉ cần 79 cm với nam nhưng lái tàu hoả cần trên 80 cm.

Ông Đống quan điểm quy định rõ vòng ngực vì đây là một trong những chỉ số để đánh giá thể trạng sức khoẻ của một người, hô hấp tốt, độ giãn nở phổi lớn thì vòng ngực sẽ lớn.

“Phía ngành đường sắt cho rằng do đặc thù nghề nghiệp, không phải muốn là dừng để chữa bệnh nên sức khoẻ lái tàu đòi hỏi chặt chẽ hơn để tránh tai nạn. Lái xe đường bộ có thể tuyển người sức khoẻ loại A, B, C nhưng đường sắt chỉ được tuyển loại A, 1 tiêu chí loại B cũng không đủ yêu cầu”, ông Đống giải thích.

Sẽ rút gọn các tiêu chuẩn

Ông Đống cho biết, ngay sau khi báo chí và dư luận có ý kiến, ông đã trực tiếp rà soát lại thông tư cũng như các văn bản có liên quan.

“Thông tư đang dài 21 trang, chúng tôi sẽ xem xét để rút lại chỉ còn 5-6 trang theo hướng bao quát hơn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ 2 nhóm tiêu chí và 13 chuyên khoa để người dân đọc thấy đơn giản hơn”, ông Đống cho hay.

Ông Đống dẫn chứng, như chuyên khoa tiêu hoá, hiện quy định rất dài, giờ sẽ suy nghĩ định gọn lại “không mắc các bệnh ảnh hưởng chức năng tiêu hoá”, nếu mới bị loét, chưa ảnh hưởng thì không sao và khi khám bác sĩ vẫn phải khám đủ, khám kĩ. Các chuyên khoa tiết niệu, sinh dục… cũng tương tự.

Riêng với chuyên khoa răng hàm mặt, sẽ bỏ tiêu chí vẩu (khoảng cách 2 hàm lớn hơn 0,5 cm).

Với hệ máu bạch huyết trong đó yêu cầu xét nghiệm hậu quả của máu về bệnh phóng xạ, máu khó đông… ông Đống cho biết sẽ xem xét bỏ, vì không phải cơ sở y tế nào cũng đủ máy móc để xét nghiệm chỉ số này. Thay vào đó, bác sĩ sẽ phải khai thác rất kỹ bệnh sử, khi cần chuyển sang bệnh viện chuyên sâu hơn để xét nghiệm.

Với các tiêu chí khác, chẳng hạn như lái tàu không được có răng sâu men, ngà trên 3 cái, sẽ chiếu lại thông tư liên bộ năm 2013 về quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật. Nếu chỉ ảnh hưởng 5-7% là bình thường, nếu trên 10% thì không đủ điều kiện.

“Chúng tôi sẽ mời các thành viên trong ban soạn thảo, đặc biệt bên ngành đường sắt cùng ngồi thẩm định lại các tiêu chí. Các cơ quan này đề ra các tiêu chuẩn để tuyển dụng người đảm bảo chất lượng làm việc sau này thì phải đưa ra các tiêu chuẩn, sau đó ngành y tế mới xem tiêu chuẩn như vậy có cao quá hay thấp quá”, ông Đống nói.

https://news.zing.vn/bo-y-te-ly-giai-vi-sao-rang-vau-nguc-lep-khong-duoc-lai-tau-post830796.html