Trọng muốn vận động Pháp và Đức ‘sớm thông qua EVFTA’? – Trọng có đạt được ‘sớm thông qua EVFTA’ ở Pháp?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trọng muốn vận động Pháp và Đức ‘sớm thông qua EVFTA’? – Trọng có đạt được ‘sớm thông qua EVFTA’ ở Pháp?
26/03/2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu tại Điện Invalides ở Thủ đô Paris, Pháp, ngày 26/3/2018. (Ảnh: TTXVN)

“Nhờ” Pháp tác động Đức?
Cuối cùng, những thông tin không chính thức xuất hiện từ cuối tháng Hai năm 2018 về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư đảng CSVN – sẽ có một chuyến công du Pháp với lý do danh nghĩa “Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Pháp”, đã được xác nhận chính thức bởi báo đảng.
Chuyến đi trên sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng Ba năm 2018.
Còn nguyên do thực chất là gì?
Dự đoán của một số nhà quan sát thời cuộc cho rằng về thực chất, Việt Nam đã phải dùng đến nhân vật cao nhất để xúc tiến vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu “linh hoạt sớm thông qua”.
Nhưng vì sao Nguyễn Phú Trọng cần đi Pháp?
Pháp là quốc gia nằm trong nhóm “đầu tàu” của lục địa già về kinh tế, chính trị và quân sự.
Cũng đã xuất hiện những dự đoán về khả năng ông Trọng muốn “nhờ” Pháp tác động đến Nhà nước Đức – cũng là một “đầu tàu” kinh tế và chính trị ở châu Âu, trong thực tế có thể tác động mạnh mẽ đến quyết định của nhiều nước Tây Âu và cả Đông Âu về việc có thông qua EVFTA hay không.
Nhân quyền và… Trịnh Xuân Thanh
Mặc dù EVFTA đã hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng tiến độ trình và thông qua đến nay vẫn như “rùa”, khiến giới chóp bu Việt Nam thật sự sốt ruột và đã phải cử nhiều đoàn của chính phủ, quốc hội và cả của đảng đi “dân vận” ở các nước châu Âu trong vài năm gần đây.
Chỉ riêng trong năm 2017, Hà Nội đã phải liên tiếp cử các đoàn của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng Hoàng Bình Quân, chưa kể đoàn của Bộ Công thương và các bộ ngành khác, đi châu Âu để vận động từng nước một. Tuy nhiên, một thực tế “phũ phàng” là tất cả những chuyến vận động này đều chỉ nhận được lời hứa hẹn chung chung từ giới chính khách châu Âu. Tuyệt đối không có lấy một bản ghi nhớ hay thỏa thuận cam kết nào của bất kỳ quốc gia châu Âu nào về việc sẽ “giúp Việt Nam sớm vào EVFTA”.
Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội và Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ, tại Hà Nội, ngày 21/11/2017.
Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội và Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ, tại Hà Nội, ngày 21/11/2017.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Nhưng muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam lại cần có được toàn bộ đồng thuận của quốc hội ở 28 nước châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như công cốc và trắng tay.
Nhưng vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này (ECFTA) còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
Đây là lần đầu tiên EU thể hiện quan điểm và hành động quyết liệt đến thế về các điều kiện nhân quyền để “trao đổi” EVFTA. Những hiệp ước của ILO mà chính thể Việt Nam đã chỉ hứa nhưng lại cố tình”ngâm tôm” suốt vài chục năm qua, sẽ được nêu ra một lần nữa nhưng mang tính tiên quyết hơn nhiều so với trước đây. Bản chất của những hiệp ước này lại là định chế công đoàn độc lập – loại hình mà giới chóp bu Việt Nam luôn xem là “diễn biến hòa bình” và rất e ngại.
Còn “cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội” lại chính là điều mà một quan chức ngoại giao Đức mô tả “như phim trong thời chiến tranh lạnh”: vụ Nhà nước Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng Bảy năm 2018.
Đến tháng Ba năm 2018, hàng loạt báo Đức như tờ Süddeutscher Zeitung, kênh truyền hình ARD NDR và WDR đưa tin là Tổng công tố Liên bang Đức bắt đầu tiến hành điều tra Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam với cáo buộc vào tháng Bảy năm trước, ông Hưng đã tới Đức để phối hợp tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.
Câu chuyện “tình hữu nghị Việt – Đức” đã trở nên nghiêm trọng đến mức không chỉ ra thông báo quyết định tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, hủy bỏ hiệp định miễn visa cho quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức vào tháng tiếp sau đó, người Đức còn đang dùng tới biện pháp trừng phạt đầy chủ ý về tư pháp và công pháp quốc tế.
Hãy thử hình dung bối cảnh hiện thời: trong lúc giới chóp bu Việt Nam đang đôn đốc vận động Ủy ban châu Âu hoàn tất bản thảo của EVFTA vào cuối tháng 3/2018 để trình Hội đồng châu Âu và sau đó trình Nghị viện châu Âu với hy vọng “sẽ thông qua vào mùa thu năm 2018”, làm thế nào để các quốc gia châu Âu dễ dãi “gật” nếu nước Đức quyết liệt đến thế?
Lại “có tiếng không có miếng”?
Trước tình thế nan giải ấy, giới lãnh đạo Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là giữ nguyên và chờ đợi sự phê chuẩn của EU cùng tất cả 28 nước thành viên, hoặc là tách phần danh mục đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư thành một hiệp định riêng và để phần còn lại được phê chuẩn bởi riêng Châu Âu.
Nếu phải chờ toàn bộ 28 nước châu Âu đồng thuận, EVFTA sẽ còn mất nhiều thời gian nữa. Hoặc sẽ… không bao giờ.
Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tại tòa án Hà Nội.
Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tại tòa án Hà Nội.
Cho tới nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội muốn nhượng bộ Berlin về vụ Trịnh Xuân Thanh. Cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán giữa hai bên – kéo dài từ tháng Tám năm 2017 đến nay – vẫn hầu như bế tắc.
Những biểu hiện mới nhất cho thấy có vẻ Việt Nam đang nghiêng về phương án “ăn non”, tức “tách phần danh mục đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư thành một hiệp định riêng và để phần còn lại được phê chuẩn bởi riêng Châu Âu”. Cho dù nếu thực hiện phương án này, ngay trước mắt Việt Nam chỉ “có tiếng mà ít miếng”, vì lợi ích thực tế của phương án này có thể còn xa mới đạt kỳ vọng thực dụng của Hà Nội.
Cần nhắc lại, những chuyến “dân vận” châu Âu của các đoàn Việt Nam đã chỉ giúp cho hệ thống báo đảng trong nước có thêm cơ hội tuyên giáo một chiều về Thụy Điển, Bỉ, Séc… “hoàn toàn ủng hộ Việt Nam tham gia EVFTA” theo phương chậm “nhét chữ vào miệng” giới quan chức châu Âu, cùng tinh thần “tự sướng” về “EU sẽ thông qua EVFTA vào cuối năm 2017” và sau đó là “EU sẽ thông qua EVFTA vào đầu năm 2018”.
Nhưng cả thời gian năm 2017 và đầu năm 2018 đã bẵng trôi mà không có bất kỳ kết quả nào về “EU thông qua EVFTA”. Tất cả vẫn lặng tăm chờ… cải thiện nhân quyền.
Trong khi đó, biểu hiện kèm bằng chứng “cải thiện nhân quyền” mới nhất và rõ nhất của chính thể Việt Nam lại là vụ lôi một nhà hoạt động công đoàn độc lập là Hoàng Bình – Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt – ra tòa và kết cái án tù giam khủng khiếp đến 13 năm.
Vậy liệu chuyến công du Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ gặt hái được thành công gì về EVFTA? Hay cho dù ông Trọng có được người Pháp đón tiếp như “nguyên thủ quốc gia”, cũng rất dễ xảy đến kết quả “có tiếng không có miếng” như những chuyến đi châu Âu vào năm 2017 của các thuộc cấp của ông?
—————

Ông Trọng có đạt được ‘sớm thông qua EVFTA’ ở Pháp?

VOA blog
29/03/2018
Phạm Chí Dũng

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Paris.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất, hoặc chính là mục tiêu cao nhất trong chuyến công du Pháp vào cuối tháng Ba năm 2018 của Nguyễn Phú Trọng, đã được xác nhận: vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu “linh hoạt sớm thông qua”.
Người ta có thể đặt dấu hỏi về việc tại sao ông Trọng cần có cuộc gặp thứ ba với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher, sau hai cuộc gặp với Tổng thống và Thủ tướng Pháp mà đáng ra đã mang lại đầy đủ “thể diện” lẫn “sĩ diện” dành cho “Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo” – nhân vật đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Hai bên bày tỏ mong muốn…”
“Chủ tịch Thượng viện Pháp cũng khẳng định sẽ tích cực quan tâm thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sau khi Hiệp định được ký kết, tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Pháp và các nước EU” – một trong những nội dung mà các báo đảng như Thông tấn xã Việt Nam, Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân đưa tin.
Trong “Tuyên bố chung Việt Nam – Pháp” – bản văn được phát ra báo chí sau bữa ăn trưa giữa Macron và Trọng, chứ không như Tuyên bố chung Việt – Mỹ được phát đi sau một cuộc hội đàm chính thức Obama – Trọng kéo dài đến hơn một giờ đồng hồ tại Phòng Bầu dục ở Washington vào tháng Bảy năm 2015, cũng đề cập: “Hai bên bày tỏ mong muốn sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong năm 2018 và đưa Hiệp định vào thực hiện nhanh chóng, hiệu quả”.
Theo quy định của Liên minh châu Âu, muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam cần có được toàn bộ đồng thuận của quốc hội ở 28 nước châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như công cốc và trắng tay.
Đó là nguồn cơn vì sao ông Trọng lại phải gặp giới nghị sĩ của Quốc hội nước Pháp.
Vậy tương lai ngắn hạn và trung hạn của Hiệp định EVFTA, hay chính xác hơn là của bản dự thảo của hiệp định chưa thành hình này – sẽ ra sao hoặc đi về đâu?
Cần chú ý, “Hai bên bày tỏ mong muốn…” luôn là một cụm từ thể hiện ý nguyện, thậm chí chỉ là một cụm từ thuần chất ngoại giao và xã giao chứ chưa hoặc không thể hiện tính hành động cụ thể. Có lẽ người Pháp đã tỏ thái độ thận trọng cần thiết khi dùng cụm từ này để hãm bớt sự nôn nóng muốn “ăn ngay” của giới chóp bu Hà Nội, với một hiệp định thương mại mà có thể cứu vãn nền kinh tế lẫn chân đứng của chế độ Việt Nam trong một khoảng thời gian ít năm nữa.
Có thể hiểu, “Hai bên bày tỏ mong muốn…” là tất cả những gì mà Nguyễn Phú Trọng đạt được về EVFTA trong chuyến công du Pháp. Thực tế quá đỗi sơ sài này, dù có được nêu trong ”Tuyên bố chung Việt – Pháp” như một sự an ủi, cũng chẳng khác gì kết quả mà giới quan chức cấp cao của Việt Nam đã nhận, hoặc phải nhận, trong các chuyến “dân vận” giới chính khách châu Âu cho EVFTA vào năm 2017.
Mật vụ Việt Nam thấp thoáng khắp châu Âu
Sau khi EVFTA đã hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015 nhưng trải qua nguyên năm 2016 vẫn chẳng có tín hiệu nào được xúc tiến nhanh hơn việc ký kết và thông qua, đến năm 2017 ông Trọng đã phải liên tiếp chỉ đạo các đoàn của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng Hoàng Bình Quân, chưa kể đoàn của Bộ Công thương và các bộ ngành khác, đi châu Âu để vận động từng nước một. Tuy nhiên, một thực tế trơ trọi là tất cả những chuyến vận động này đều chỉ nhận được lời hứa hẹn chung chung từ giới chính khách châu Âu. Tuyệt đối không có lấy một bản ghi nhớ hay thỏa thuận cam kết nào của bất kỳ quốc gia châu Âu nào về việc sẽ “giúp Việt Nam sớm vào EVFTA”.
Những chuyến “dân vận” châu Âu của các đoàn Việt Nam đã chỉ giúp cho hệ thống báo đảng trong nước có thêm cơ hội tuyên giáo một chiều về Thụy Điển, Bỉ, Séc… “hoàn toàn ủng hộ Việt Nam tham gia EVFTA” theo phương châm “nhét chữ vào miệng” giới quan chức châu Âu, cùng tinh thần “tự sướng” về “EU sẽ thông qua EVFTA vào cuối năm 2017” và sau đó là “EU sẽ thông qua EVFTA vào đầu năm 2018”.
Nhưng cả thời gian năm 2017 và đầu năm 2018 đã bẵng trôi mà không có bất kỳ kết quả nào về “EU thông qua EVFTA”. Tất cả vẫn lặng tăm chờ… cải thiện nhân quyền.
Trong khi đó, chủ đề nhân quyền Việt Nam ngày càng nóng bỏng nơi nghị trường châu Âu.
Chỉ vài ngày trước chuyến thăm Pháp của Nguyễn Phú Trọng, 3 tổ chức nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Paris là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Hội Nhân quyền Pháp quốc (LDH) đã đồng ký chung một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khẩn thiết yêu cầu “hãy đặt ra câu hỏi nóng bỏng về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc TBT Nguyễn Phú Trọng’’, yêu cầu Pháp tạo áp lực để Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành công an đối với các xã hội dân sự, cũng như chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và huỷ bỏ mọi điều luật chống nhân quyền.
Nhưng không chỉ có thế. Nhân quyền còn liên quan đến… Trịnh Xuân Thanh.
Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
“Cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội” lại chính là điều mà một quan chức ngoại giao Đức mô tả “như phim trong thời chiến tranh lạnh”: vụ Nhà nước Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng Bảy năm 2018.
Không chỉ quyết định tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, hủy bỏ hiệp định miễn visa cho quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức vào tháng tiếp sau đó, đến tháng Ba năm 2018 Tổng công tố Liên bang Đức còn tiến hành điều tra Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam với cáo buộc vào tháng Bảy năm trước, ông Hưng đã tới Đức để phối hợp tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.
Cho tới nay, vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc đàm phán giữa Đức và Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh được khai thông. Tất cả vẫn hầu như bế tắc.
Đã rất rõ là khác nhiều với cuộc công du Mỹ vào năm 2015, chuyến đi Pháp lần này của Nguyễn Phú Trọng đụng phải bầu không khí đón tiếp lạnh nhạt và đầy cảnh giác. Cả châu Âu dường như đều thấp thoáng bóng dáng mật vụ Việt Nam.
Giờ đây, trong lúc giới chóp bu Việt Nam đang đôn đốc vận động Ủy ban châu Âu hoàn tất bản thảo của EVFTA vào cuối tháng 3/2018 để trình Hội đồng châu Âu và sau đó trình Nghị viện châu Âu với hy vọng “sẽ thông qua vào mùa thu năm 2018”, việc chính thể Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ động tác cải thiện nhân quyền nào đã khiến cho tiến trình EVFTA vẫn giậm chân tại chỗ, bất chấp trong chuyến công du pháp vào tháng Ba năm 2018, ông Trọng đã “đạo diễn” cho hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mua 24 máy bay Airbus của Pháp – một thỏa thuận thương mại mà cũng giống như vụ Việt Nam đặt mua 100 máy bay Airbus của Pháp trong chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nước này vào năm 2013 – có trời mới biết có được thực hiện hay chỉ là “thỏa thuận khống”.