Thế tiến thoái lưỡng nan của Tập Cận Bình (Phần 2) – Nguỵ Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thế tiến thoái lưỡng nan của Tập Cận Bình (Phần 2) – Nguỵ Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)

Nói rằng Tập Cận Bình đang gặp rắc rối, nhiều người sẽ không tin điều đó. Ngay cả các học giả nước ngoài cũng nói rằng quyền lực của Tập Cận Bình đã lên đến đỉnh cao và ông ta là một nhà độc tài. Nhưng đây chỉ là hiện tượng hời hợt bên ngoài. Nó giống như một quả dưa hấu chứa đầy nước – ngoài bề mặt, trông rất vinh quang; trên thực tế, nó đã bắt đầu thối rữa. Tương tự, nó rất đúng với lịch sử: một hệ thống độc tài không được lòng dân sẽ bắt đầu thối rữa khi đạt đến đỉnh cao.

Gần đây do có quá nhiều tin tức, cho nên nhiều người đã không để ý đến những tin tức nhỏ nhặt hơn. Một trong những tin tức đó là cái chết của nhân vật quần chúng nổi tiếng Trần Tiểu Lỗ (Chen Xiaolu). Thông thường mọi người chỉ biết rằng ông là con của ông Trần Nghị (Chen Yi), thi sĩ Nguyên Soái (của quân đội Cộng sản). Nhiều lắm người ta chỉ biết đến ông Trần Tiểu Lỗ như là một người nổi tiếng trong thời Vệ Binh Đỏ. Danh tiếng của ông cũng tương tự như Kuai Dafu, Han Aijing, Peng Xiaomeng, và Nie Yuanzhen. Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời đại đó.

Tuy nhiên, nhiều người không biết con người thực sự của ông. Trong giai đoạn đại chiến dịch của Cộng sản chống lại phong kiến ở Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của cảnh sát để cướp nhà của tầng lớp xã hội thuợng lưu TQ với sự tịch biên và bắt bớ, Trần Tiểu Lỗ, một người tốt bụng, đã từng cứu người. Trong những ngày đầu của cải cách kinh tế và mở cửa ở TQ, ông là người ủng hộ tích cực và thực hành cải cách chính trị. Trong vụ thảm sát (Thiên An Môn) ngày 4 tháng 6 năm 1989, ông đã kịch liệt phản đối và phê bình mãnh mẽ sau đó. Vì lý do này, ông bị điều tra và bị thanh trừng.

Danh tính của Trần Tiểu Lỗ trong những năm gần đây ít được thế giới bên ngoài biết đến. Ông là người nổi tiếng trong thế hệ thứ hai của các chính khách đỏ, đặc biệt nổi tiếng trong vòng tròn nhỏ các nhân vật của gia đình ông Đặng Tiểu Bình. Gần đây, Tập Cận Bình đã thanh trừng vòng đối lập nhỏ này do gia đình ông Đặng cầm đầu. Tập Cận Bình bắt cháu rễ của ông Đặng, tước bỏ tất cả các chức danh và vay trò mà con gái ông Đặng nắm giữ trong công ty bảo hiểm Anbang do gia đình ông Đặng lãnh đạo và tiếp quản công ty này. Điều này nhằm để cảnh cáo tất cả các đối thủ của ông trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản rằng: Đừng chống đối ý muốn trở thành hoàng đế của tôi, cho dù ngay cả khi đồng chí là thành viên trong gia đình Đặng Tiểu Bình; dù cho việc giới hạn nhiệm kỳ đã được đặt ra bởi Đặng Tiểu Bình, nhưng bây giờ tôi là người đang nắm quyền lực. Hành động giống như Mao Trạch Đông, tôi thậm chí sẵn sàng tấn công Đặng Tiểu Bình và gia đình ông ta khi tôi muốn.

Căn bản của nền độc tài Mao Trạch Đông là sự thờ phượng cá nhân Mao một cách phổ quát ở trong và ngoài Đảng Cộng sản. Mao Trạch Đông có nét hấp dẫn cá nhân (charisma), với tài năng văn chương, am tường về lịch sử và chính trị, và thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ Cộng sản. Nền độc tài nửa Mao của Đặng Tiểu Bình được xây dựng dựa trên công trạng và uy tín quá khứ của ông Đặng, nhưng thiếu nét độc đáo cá nhân và văn hóa. Nhiều người không hâm mộ Đặng.

Tập Cận Bình có gì? Ông ta không có thành tích quá khứ, do đó ông ta chỉ có thể vung vãi tiền ra khắp thế giới; ông ta không có tài năng văn học nhưng vẫn lòe với dân chúng về một loạt những cuốn sách ông ta đọc, chỉ để làm trò cười. Cho nên rất khó để thuyết phục người khác về khả năng của ông ta, và càng không thể thờ phượng ông ta. Vì vậy, Tập cần phá sập để dọn lối đi thành nhà độc tài bằng cách đàn áp những người không vâng lời. Nhìn từ quan điểm lịch sử, loại người này sẽ kết thúc trong bi kịch.

Trong những năm gần đây, người ta thường  nói đến cái gọi là thế hệ thứ hai của Cộng sản đỏ và thế hệ thứ hai của các quan chức Cộng sản. Mặc dù Tập Cận Bình đã một lần làm con chó đen của thế hệ thứ hai trong quan chức trật phe, nhưng ông ta vẫn là nguời chính thức của thế hệ Cộng sản thứ hai sau khi phục hồi. Lẽ ra những đứa con của các cán bộ Cộng sản sẽ là những cộng sự viên của ông, hoặc ít nhất không phải là kẻ thù của ông.

Nhưng, với sự ngạc nhiên của tất cả chúng ta, trường hợp của Trần Tiểu Lỗ hầu như đã phơi bày ra rằng giữa Tập Cận Bình và những người đáng ra ủng hộ rất tự nhiên của ông, thì lại có sự thù hận thay vì hỗ trợ. Người ta nói rằng những nguời đáng lẽ ra là đồng minh của Tập thì thực sự lại là những đối thủ cạnh tranh quyền lực với ông ta, vì vậy họ phải được Tập đối xử như là đối tượng phải dẹp bỏ và thanh trừng. Ngoài ra, những hoàng tử đảng từ các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu của chế độ Cộng sản như Tập, họ không thể đạt được uy tín một cách thành công chỉ bằng thông qua nỗ lực đào tạo của tổ chức Cộng sản.

Giống như những kẻ nối ngôi đầy mâu thuẩn trong các triều đại cổ, trong thời đại ngày hôm nay, các nhà độc tài thiếu uy tín hoặc dần dần bị mất đi uy tín sẽ đi đến hậu quả giống nhau là bị lật đổ hoặc thậm chí bị giết chết ngay. Gia đình Tập Cận Bình không phải là ngu ngốc. Để tránh cái hậu quả chung này, họ phải làm điều bất thường để bảo vệ vị trí quyền lực của họ.

Điều bất thường này đã xảy ra trong thời cổ đại và trong thời hiện đại, với một số ít cách thức, bao gồm mô hình của (Hoàng đế) Ung Chính (YongZheng), mô hình Stalin và mô hình Mao Trạch Đông. Về phía chống đối có các mô hình của Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng), Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei), Lâm Bưu (Lin Biao) v. v.., bao gồm các cuộc đảo chính, ám sát, nổi loạn, v.v…

Với tình hình hiện tại ở Trung Quốc, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo rất lớn, sự xô đuổi dân nghèo ra khỏi các thành phố, sự suy giảm nhanh chóng của nền kinh tế, các xung đột trầm trọng cả trong lẫn ngoài nước, sự gia tăng đàn áp, là những dấu hiệu của sự sụp đổ. Vì thế, bây giờ một số người đã trao tặng cho Tập Cận Bình một biệt danh. Biệt danh mới này được gọi là “chết nhanh”, có nghĩa là khi Trung Quốc chọn Tập Cận Bình, cái chết của chế độ Cộng sản được đẩy đi nhanh hơn.

11/3/2018

http://bit.ly/2uerc6z