Tin khắp nơi – 22/03/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trump công bố lệnh trừng phạt

trị giá 50 ngàn tỷ đô la đối với TQ

Hoa Kỳ có kế hoạch áp thuế quan trị giá 50 ngàn tỷ đô la Mỹ lên các hàng hóa Trung Quốc và hạn chế các hoạt động đầu tư của nước này vào Mỹ.

Quyết định được đưa ra sau khi chính quyền ông Trump xác định rằng Bắc Kinh khuyến khích việc đánh cắp tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ và buộc các doanh nghiệp phải chuyển giao công nghệ.

Tòa Bạch ốc nói việc này được đưa ra sau hàng năm hai bên thảo luận nhưng không đạt được thay đổi.

Trung Quốc làm gì nếu có cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Bàn tròn thứ Năm: Phải chăng xu thế tập quyền đang trở lại?

Có phải Trung Quốc đang làm mất việc của người Mỹ?

Trung Quốc nói Mỹ ‘đạo đức giả’

Mỹ cũng có thể sẽ đệ các khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới, các quan chức thương mại nói.

Hôm thứ Tư, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ, Robert Lighthizer, nói rằng Hoa Kỳ muốn gây ‘áp lực tối đa lên Trung Quốc và áp lực tối thiểu lên người tiêu dùng Mỹ’.

Ông Lighthizer nói việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là điều mang tính sống còn cho nền kinh tế Mỹ.

Trung Quốc nói đã sẵn sàng trả đũa bằng “những biện pháp cần thiết”.

Đằng sau thuế quan là gì?

Một quan chức thương mại Mỹ, người phát biểu với các phóng viên trong buổi họp báo vắn tắt, nói rằng Hoa Kỳ có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đòi các hãng phải thành lập ra các công ty đối tác ở địa phương nếu muốn vào thị trường Trung Quốc, là cách để gây áp lực phía Mỹ phải chuyển giao công nghệ.

Trump ngăn Trung Quốc mua một công ty Mỹ

Mỹ-Trung ký thỏa thuận thương mại

Mỹ điều tra thép TQ ‘đội lốt Việt Nam’

Mỹ cũng tìm thấy những bằng chứng cho thấy Trung Quốc tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp chiến lược ở Mỹ, và đã tiến hành hoặc hậu thuẫn cho các vụ tấn công mạng.

Các nội dung trên được nêu trong bản phân tích về hoạt động của Trung Quốc mà ông Trump ra lệnh thực hiện hồi tháng Tám, được gọi là cuộc điều tra theo điều 301.

Theo điều 301 Đạo luật Thương mại, chính phủ tự trao cho mình quyền đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt lên các quốc gia mà Mỹ thấy là đã không tiến hành các hoạt động thương mại một cách công bằng.

Trung Quốc nói gì?

Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Trung Quốc nói đã sẵn sàng trả đũa đối với biểu thuế quan mới của Mỹ

“Trung Quốc sẽ không ngồi yên và để cho các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị tổn hại, và sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cương quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình,” tuyên bố của bộ này nói.

Theo tạp chí Wall Street Journal, Trung Quốc đang chuẩn bị đáp trả bằng thuế quan nhắm vào các nơi ủng hộ ông Trump, và như vậy có thể gồm việc đánh thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được xuất đi từ các tiểu bang trong Vành đai Nông nghiệp, thuộc vùng trung tây bắc Mỹ.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-43502215

 

Trung Quốc ‘sẽ không ngồi yên’ để Mỹ đánh thuế

Trung Quốc đổ lỗi việc hạn chế xuất khẩu của Mỹ đã gây thặng dư mậu dịch mức kỷ lục với Mỹ, nhưng lại bày tỏ hy vọng có thể tìm ra một giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi chính sách thuế quan mới của Mỹ được áp dụng, theo Reuters.

Chính sách thuế sắp được thông qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng các khoản thuế lên tới 60 tỷ đôla đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đang làm gia tăng lo lắng về việc hai cường quốc có thể lao vào một cuộc chiến thương mại.

Các khoản thuế sẽ được áp dụng theo Điều khoản 301 của Luật Thương mại Hoa Kỳ năm 1974, tập trung vào hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc. Tổng thống Trump nói Bắc Kinh đã buộc các công ty của Mỹ chuyển giao tài sản trí tuệ của họ cho Trung Quốc như là một cái giá để được làm ăn tại đây.

Washington cũng đang áp lực đòi Trung Quốc phải giảm bớt thặng dư mậu dịch 375 tỷ đôla với Hoa Kỳ xuống còn 100 tỷ USD.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói rằng không công bằng khi đưa ra những chỉ trích về “thương mại bất bình đẳng” nếu Hoa Kỳ không bán cho Trung Quốc những thứ mà họ muốn mua, ám chỉ đến việc kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với một số sản phẩm công nghệ cao.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn hy vọng có thể tổ chức các cuộc hội đàm mang tính xây dựng với Hoa Kỳ trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau để tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai bên, bà Hoa nói thêm.

Xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đạt mức 19,6 tỷ đôla vào năm ngoái, trong đó đậu nành chiếm 12,4 tỷ USD.

Việc Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu đậu nành Mỹ sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến Iowa, tiểu bang ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và là quê nhà của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad.

Một số người Mỹ tin rằng Trung Quốc không thể tìm nguồn cung thay thế cho đậu nành của Mỹ, nhưng đó là một ý tưởng “ngạo mạn và ngây thơ”, tờ báo Nhà nước Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, nói trong một bài xã luận vào ngày thứ Năm.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 22/3 nói: “Liên quan đến cuộc điều tra theo Điều khoản 301, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định quan điểm rằng chúng tôi kiên quyết phản đối hành động đơn phương và bảo hộ này của Hoa Kỳ”.

Bộ này nói tiếp:

“Trung Quốc sẽ không ngồi yên khi các quyền và lợi ích hợp pháp bị tổn thương. Chúng tôi phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích của mình”.

Trước đó, ngày 21/3, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết các khoản thuế sẽ nhắm mục tiêu vào lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc, và cũng có thể có những hạn chế đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Các ngành khác như may mặc cũng có thể bị ảnh hưởng.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-se-khong-ngoi-yen-de-my-danh-thue/4310653.html

 

Tuyên bố nhân ngày Nước Thế Giới

Nhân ngày Nước Thế giới 22 tháng 3, Liên Minh Cứu Sông Mekong  cùng các đối tác xã hội dân sự tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ra bản tuyên bố nhằm tiếp tục bày tỏ quan ngại đối với dòng sông Mekong và các cộng đồng đang sinh sống dựa vào dòng sông này.

Loạt 11 dự án thủy điện lớn trên dòng chính sông Mekong cùng với hơn 100 con đập được lên kế hoạch xây dựng ở các dòng nhánh đang gây nên mối nguy lớn đối với hệ sinh thái và tính bền vững của kinh tế.

Bản tuyên bố cũng nhắc đến việc thiếu sự tham gia của công chúng, thiếu minh bạch, cũng như trách nhiệm giải trình. Điển hình là việc xây dựng đập Xayaburi và Don Sahong trên dòng chính hạ nguồn sông Mê kông hiện đã gần hoàn tất, nhưng các thông tin đầy đủ về các dự án này vẫn chưa được công bố, bất chấp các đề nghị liên tiếp từ cộng đồng, tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác.

Ngoài ra, bản tuyên bố cũng yêu cầu chính quyền các nước hạ nguồn sông Mekong và Ủy hội sông Mekong phải đảm bảo rằng các dự án xây dựng đập trên sông Mekong phải tuân thủ các nghiên cứu đánh giá về mặt tổn thất cũng như những đánh đổi trước khi ra quyết định xây dựng.

Bản tuyên bố cũng đưa ra nghi ngờ về sự cần thiết của việc phát triển các dự án thủy điện có tác động tiêu cực này trên lưu vực sông Mekong với lý do nhằm đảm bảo năng lượng và nhu cầu phát triển của khu vực.

Bên cạnh đó, những đề xuất mua bán điện từ thủy điện không thể triển khai mà không tính đến thực tế rằng các giải pháp an toàn và trách nhiệm giải trình đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng còn thiếu.

Bản tuyên bố cho rằng khu vực sông Mekong cần có tư duy lãnh đạo và tầm nhìn giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khi vẫn bảo tồn được nguồn thủy sản giàu có của khu vực và nguồn nước, là những nguồn tài nguyên quan trọng để giảm nghèo và phát triển vì các thế hệ hiện tại và tương lai.

Liên Hiệp Quốc ước tính đến năm 2025, sẽ có khoảng 5 tỷ người trên thế giới sẽ phải chịu tình trạng thiếu nước, trong đó 74% số này là người sống ở Châu Á.

Sự khan hiếm nước sạch sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực và  nông dân Châu Á hiện cho biết đang gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nước sạch.

Ngoài ra, Châu Á cũng là một trong những khu vực đối mặt với nguy cơ lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão tố.

Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính rằng cần đầu tư ít nhất 59 tỷ đôla Mỹ cho cơ sở hạ tầng về nước và 71 tỷ đôla Mỹ để cải thiện vệ sinh nhằm đảm bảo cho những nhu cầu cơ bản ở Châu Á.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/statement-of-save-mekong-coalition-on-world-water-day-03222018095000.html

 

Zuckerberg ‘rất tiếc’ vụ bảo mật dữ liệu

Người sáng lập Mark Zuckerberg thừa nhận Facebook “mắc những sai lầm” dẫn tới hàng triệu dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook bị một hãng tư vấn chính trị khai thác.

Hãng Cambridge Analytica bị buộc tội sử dụng dữ liệu một cách không phù hợp cho khách hàng chính trị của mình.

Trong thông cáo, ông Zuckerberg nói rằng “sự bội tín” đã xảy ra.

Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông nói ông “rất tiếc”, và cam kết sẽ hành động chống lại “các ứng dụng gian lận”.

Facebook ‘điêu đứng’ vì vụ bảo mật dữ liệu

Thử thách mới cho YouTube và Facebook?

Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?

Facebook có ‘gỡ tài khoản theo yêu cầu VN’?

Ông nói thêm rằng ông “rất vui lòng” khi đưa bằng chứng trước Quốc hội “nếu đó là điều đúng đắn để làm”.

Ông Zuckerberg nói: “Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của quý vị và nếu chúng tôi không thể thì chúng tôi không xứng đáng để phục vụ quý vị.”

Zuckerberg cam kết làm gì?

Để giải quyết các vấn đề hiện tại và trong quá khứ, ông Zuckerberg nói công ty của ông sẽ:

điều tra tất cả các ứng dụng trên Facebook có quyền truy cập vào một lượng lớn thông tin trước thời điểm mạng xã hội này có sự thay đổi làm giảm đáng kể khả năng truy cập dữ liệu vào năm 2014

tiến hành một “cuộc thẩm tra pháp lý đầy đủ” với bất kỳ ứng dụng nào có hoạt động đáng ngờ

cấm bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào không đồng ý với cuộc kiểm tra

cấm bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào lạm dụng thông tin nhận dạng cá nhân, và “cho tất cả những người dùng bị ảnh hưởng được biết”.

Trong tương lai, ông nói Facebook sẽ:

hạn chế khả năng truy cập dữ liệu của nhà phát triển ứng dụng để ngăn chặn các loại lạm dụng khác

xóa quyền truy cập của người phát triển ứng dụng vào dữ liệu của người dùng nếu người dùng không kích hoạt ứng dụng trong ba tháng

giảm dữ liệu mà người dùng phải cung cấp cho ứng dụng khi họ đăng nhập – chỉ còn tên, ảnh đại diện và địa chỉ email

yêu cầu các nhà phát triển phải chấp thuận và ký một thỏa thuận rằng họ phải xin phép người dùng trước khi truy cập vào post hoặc dữ liệu của họ

Ông Zuckerberg nói thêm: “Dù vấn đề cụ thể liên quan đến Cambridge Analytica sẽ không xảy ra với các ứng dụng mới hôm nay, điều đó không thay đổi những gì đã xảy ra trong quá khứ.

“Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm này để bảo đảm sự bảo mật của mạng xã hội của chúng tôi và làm cho cộng đồng của chúng ta an toàn hơn cho mọi người.”

‘Không xin lỗi’

Phân tích của Dave Lee, phóng viên công nghệ Bắc Mỹ của BBC, tại trụ sở của Facebook

Từ thông cáo này có thể thấy Facebook vẫn chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra.

Việc tỏ ra ăn năn hối lỗi chưa bao giờ là điểm mạnh của Zuckerberg, và thông cáo này, sau nhiều ngày, cũng không khác gì.

Không có lời xin lỗi nào đối với người dùng, nhà đầu tư hoặc nhân viên về sự cố này.

Không có lời giải thích vì sao, sau khi phát hiện dữ liệu bị Cambridge Analytica lạm dụng vào năm 2014, Facebook chỉ trách cứ công ty đó thay vì cấm họ hoàn toàn.

Không có lý do gì khiến Facebook không thông báo cho những người dùng về việc dữ liệu của họ đã bị lợi dụng như thế nào. Trên thực tế, Facebook vẫn chưa có thông báo nào.

Những lời của ông Zuckerberg không phải là lời giải thích, mà là sự bào chữa mang tính pháp lý và chính trị. Facebook biết họ đang hướng tới một cuộc chiến trên nhiều mặt trận.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43495937

 

Boris Johnson: ‘Putin dùng World Cup như Hitler’

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson ví cách thức Tổng thống Putin quảng bá cho World Cup tại Nga giống với việc Hitler lợi dụng Olympics Berlin hồi 1936 để tuyên truyền cho Đức Quốc xã.

Hôm 21/03, ông Johnson nói Dân biểu thuộc đảng Lao động Anh, ông Ian Austin “hoàn toàn chính xác” khi nói tổng thống Nga muốn dùng World Cup để “tô điểm” cho “chế độ tàn bạo của ông ta ở Nga”.

Căng thẳng Anh – Nga tiếp tục lên cao sau khi hai bên tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao của nhau vì vụ cha con ông Sergei Skripal “bị ám sát không chết” bằng “chất độc thần kinh” tại Anh.

Ông Boris Johnson, một cựu nhà báo, thường có các phát biểu làm dư luận “dậy sóng”.

Bàn tròn thứ Năm: Phải chăng xu thế tập quyền đang trở lại?

Ngoại trưởng Anh: Nga ‘tích trữ các chất độc thần kinh’

Nga sắp trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh

Jeremy Corbyn: ‘Đừng kết luận vội vã vụ Skripal’

Các quan chức và Hoàng gia Anh sẽ không tới Nga dự World Cup nhưng đội tuyển Anh sẽ vẫn sang.

‘Phải bảo đảm an toàn cho cổ động viên Anh’

Ông Johnson nói ông sẽ yêu cầu Nga đảm bảo an ninh cho cổ động viên Anh.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói ông Johnson đã “bị đầu độc bằng sự thù hận”.

Phát ngôn viên Downing Street xác nhận ông ngoại trưởng phát biểu đại diện cho chính phủ Anh, và rằng họ đang làm việc chặt chẽ với cảnh sát để chuẩn bị cho World Cup.

Ông Johnson nói rằng điều này “vô cùng quan trọng” khi mà trong số 23 nhà ngoại giao Anh bị trục xuất khỏi Nga có cả người chịu trách nhiệm về vấn đề cổ động viên bóng đá.

Đến nay đã có 24 ngàn cổ động viên xứ Anh (England) nộp đơn đi xem World Cup Moscow.

U23 Việt Nam giúp V-League được quan tâm?

Uzbekistan đã ‘ngại’ U23 VN thế nào?

HLV Park Hang-seo đem U23 đấu Jordan?

Số đơn vào cùng thời điểm hồi World Cup Rio 2014 là 94 ngàn.

Ông Johnson nói: “Con số này thấp hơn nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không quan ngại sâu sắc tới việc họ sẽ được đối xử ra sao.”

Bộ Ngoại giao Anh sẽ ra các khuyến nghị đi lại vào thời điểm gần với kỳ World Cup.

Vụ tấn công Salisbury

Vấn đề nổi lên trong lúc Ủy ban chuyên trách về đối ngoại thuộc Hạ viện Anh đang bàn thảo về vụ tấn công Salisbury.

Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal

London có thêm vụ người Nga ‘chết khó hiểu’

Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh

Ông Sergei Skripal và con gái Yulia vẫn đang trong tình trạng nguy kịch trong bệnh viện sau khi bị đầu độc bằng chất Novichok của Nga.

Cựu nhân viên tình báo quân đội và con gái được phát hiện nằm gục trên ghế, bất tỉnh hôm 4/3.

Hôm thứ Năm, bà Theresa May nói với các lãnh đạo EU rằng tuy nỗ lực ám sát gia đình Skripal xảy ra trên đất Anh, nhưng mối đe dọa từ Nga đặt tất cả các quốc gia châu Âu vào tình thế nguy hiểm.

Bà nói tại hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu tại Brussels rằng “Anh quốc sẽ kề vai sát cánh với Eu và Nato để cùng nhau đối diện với những mối đe dọa này,” và sẽ nói thêm rằng “Đoàn kết lại, chúng ta sẽ thành công.”

Trước đó, ông Boris Johnson đã mô tả đây như ‘một dấu hiệu’ từ Tổng thống Putin rằng “không ai có thể thoát khỏi cánh tay báo thù vươn ra rất dài của Nga”.

Ông nói: “[Vụ tấn công] là một dấu hiệu cho thấy Tổng thống Putin và nước Nga muốn hăm dọa những người định đào tẩu rằng: ‘Đây là điều sẽ xảy ra với ngươi nếu ngươi quyết định hỗ trợ cho một đất nước mang các giá trị khác. Ngươi sẽ bị ám sát.”

Ông cũng nói rằng Nga chọn Anh để tấn công bởi Anh đã nêu lên sự lộng hành của Nga.

Adolf Hitler trở thành lãnh đạo nước Đức vào năm 1933, và đã lợi dụng sự kiện Berlin đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1936 để tuyên truyền cho chế độ Phát xít.

Ông ta đã đưa ra những quy định nhằm đảm bảo rằng toàn bộ các tổ chức thể thao ở Đức đều phải thực hiện chính sách ‘chỉ có người Aryan’, khiến thế giới phản đối.

Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên?

Anh sẽ ‘trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga’

Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’

Bất chấp các đe dọa tẩy chay, kỳ thế vận hội vẫn diễn ra.

Phát biểu tại phiên điều trần của ủy ban Hạ viện, ông Austin nói: “Ý tưởng của Putin trong việc trao World Cup cho thủ quân đội chiến thắng; ý tưởng của Putin trong việc dùng sự kiện này để quảng bá, đánh bóng cho chế độ tham nhũng bạo tàn mà ông ta là người phải chịu trách nhiệm, khiến cho tôi thấy rùng rợn.”

Người ta nghe thấy ông Boris Johnson nói “Tôi e rằng điều đó hoàn toàn chính xác, hoàn toàn chính xác” trong lúc ông Austin phát biểu.

Ngoại trưởng Anh sau đó nói thêm: “Sự mô tả của ông về những gì sẽ diễn ra tại World Cup Moscow, ở mọi địa điểm thi đấu, tôi cho rằng việc so sánh với 1936 là hoàn toàn chính xác.”

“Tôi cho rằng đây là viễn cảnh đáng buồn nôn khi nghĩ về sự vinh quang của ông Putin trong sự kiện thể thao này.”

‘Trừng phạt đội tuyển là sai lầm’

Tuy nhiên, khi ông Austin nói ông tin rằng đội tuyển bóng đá cần phải rút lui khỏi giải đấu, ông Johnson đã không đồng ý.

“Cân nhắc mọi lẽ thì sẽ là sai nếu trừng phạt họ [các cổ động viên] hoặc đội bóng, những người đã rất nỗ lực trong suốt một thời gian dài, hy sinh cả cuộc đời vì nó,” ông nói.

Về vấn đề an toàn cho các cổ động viên, ông Johnson nói ông cần có một “một cuộc trao đổi khẩn cấp” với phía Nga về việc họ định “thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với FIFA trong việc chăm sóc toàn bộ các cổ động viên” ra sao.

Tuy nhiên, ông thừa nhận là cuộc trao đổi này vẫn chưa diễn ra.

Bất chấp việc có vụ tấn công, ông Johnson nói mục tiêu chung trong việc cải thiện quan hệ với Nga vẫn “không thay đổi”. Đây là những vấn đề dã được thảo luận trong chuyến đi của ông tới Moscow hồi 12/2017.

Vị tướng đánh bại Hitler

‘Thiên sứ’, ‘bùa hộ mệnh’ của Hitler

‘Mein Kampf’ – Cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới?

Ông nói Anh vẫn được “nhiều người Nga ngưỡng mộ” và Anh muốn duy trì tình bạn với họ, bởi cuộc tranh cãi là với Điện Kremlin chứ không phải với người Nga.

Moscow: ‘Anh có thể đã đứng sau vụ Skripal’

Trong lúc đó, Đại sứ Anh tại Nga, Laurie Bristow bị cáo buộc là đã làm mất mặt Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow khi được gọi lên để thảo luận về vụ Skripal.

Một tin tweet của Bộ Ngoại giao Anh nói rằng đại diện của Bộ này đã có mặt, nhưng nói thêm:

“Chúng tôi không nhận được lời giải thích thỏa đáng nào về việc làm sao mà một chất độc được sản xuất tại Nga lại được sử dụng trên đất Anh.”

“Thay vào đó, Nga tiếp tục đưa ra những lời dối trá, những thông tin sai.”

Dmitry Peskok, phát ngôn viên của Tổng thống Putin, nói: “Có lẽ đây là một bằng chứng hùng hồn khác nữa về sự vô lý, khi mà các câu hỏi được đưa ra nhưng người ta lại không sẵn lòng muốn nghe những câu trả lời.”

Phát biểu tại cuộc họp, quan chức Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Yermakov cho rằng Anh có thể đã đứng đằng sau vụ tấn công.

“Hoặc là giới chức Anh không thể bảo vệ được đối tượng khỏi cuộc tấn công ngay trên lãnh thổ nước mình, hoặc họ, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, tôi không cáo buộc bất kỳ ai, đã tổ chức vụ tấn công nhắm vào công dân Nga,” ông nói.

Ông Yermakov cũng không đồng ý với kết quả điều tra của Anh theo đó nói chất độc Novichok đã được sử dụng trong vụ tấn công.

“Việc sử dụng bất kỳ chất độc quân sự nào cũng sẽ dẫn tới những tổn thương nhân mạng ngay lập tức, ngay tại địa điểm trúng độc,” ông nói.

“Những gì xảy ra tại Salisbury thì khác hẳn.”

Tại Salisbury, các thanh tra viên từ Tổ chức Chống Vũ khí Hóa học đã tới thu thập chứng cứ, gồm cả các dấu vết tại quán rượu The Mill, nơi cha con ông Skripal đã vào uống trước khi bị trúng độc.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43492513

 

Lập cơ quan tuyên truyền siêu hạng ‘Tiếng Nói TQ’

Trung Quốc loan báo kế hoạch thành lập “siêu cơ quan tuyên truyền” mới, Tiếng Nói Trung Quốc, sáp nhập từ Đài truyền hình trung ương CCTV, Phát thanh quốc tế Trung Quốc và Phát thanh quốc gia Trung Quốc.

Bàn tròn thứ Năm: Phải chăng xu thế tập quyền đang trở lại?

Kịch mừng Xuân của CCTV ‘phân biệt chủng tộc’

VN-TQ bàn về hợp tác song phương

Tiếng Nói Trung Quốc (Voice of China – VOC) sẽ “hướng dẫn các vấn đề xã hội nóng, tăng cường và cải thiện dư luận, thúc đẩy tích hợp đa truyền thông, củng cố truyền thông quốc tế và kể những câu chuyện hay về Trung Quốc”, theo bản tin của Tân Hoa Xã.

Trong khi đó, Ban Tuyên truyền Trung ương sẽ tiếp quản Tổng cục Phát thanh điện ảnh truyền hình Trung Quốc (SARFT), để phụ trách luôn lĩnh vực báo chí, xuất bản, điện ảnh.

Diễn biến mới được xem là nhằm củng cố kiểm soát dư luận và tăng cường hình ảnh Trung Quốc ở nước ngoài.

Lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố truyền thông cần “trung thành tuyệt đối” với Đảng Cộng sản.

Bắc Kinh cũng muốn tăng cường sức mạnh truyền thông trên thế giới, phản bác lại các cơ quan truyền thông phương Tây.

Cũng có ý kiến liệu có phải ông Tập Cận Bình đang tăng cường vai trò lãnh đạo của bên Đảng, tiếp quản nhiều cơ quan từ Chính phủ.

Việc đặt ngành điện ảnh trực tiếp dưới sự quản lý của Đảng sẽ “giữ vai trò quan trọng của phim ảnh trong tuyên truyền, ý thức hệ, văn hóa và giải trí”, theo bản tin của Tân Hoa Xã.

Ban công tác mặt trận thống nhất Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc cũng được tăng quyền hạn.

Cơ quan này giờ đây sẽ phụ trách cả công tác người dân tộc thiểu số, tôn giáo và Hoa kiều.

Tuy vậy gần đây cơ quan này bị nước ngoài chỉ trích vì nghi ngờ can thiệp chính trị các nước.

Một số nhà tài trợ Trung Quốc có dính líu đến Mặt trận đã cho tiền các chính khách Úc, khiến Úc đưa ra luật mới hạn chế can thiệp của nước ngoài.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43500076

 

Trung Quốc cần

chuẩn bị hành động quân sự về Đài Loan

Trung Quốc cần chuẩn bị hành động quân sự đối với Đài Loan và áp lực Hoa Kỳ về hợp tác với Bắc Hàn.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc được Reuters dẫn như vừa nêu. Theo đó thì Bắc Kinh tỏ ra giận dữ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tuần qua ký ban hành luật khuyến khích các chuyên thăm qua lại giữa giới chức cấp cao Đài Loan và Mỹ.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Alex Wong vào ngày 21 tháng 3, khi có mặt tại Đài Bắc, cũng cho biết cam kết của Hoa Kỳ đối với đảo quốc Đài Loan chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này và đây là một nguồn cảm hứng cho cả khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Bài bình luận của Hoàn Cầu Thời Báo được Reuter dẫn nói rằng Trung Quốc cần phải phản pháo lại luật mà Tổng thống Hoa Kỳ vừa ký ban hành; đơn cử Bắc Kinh cần phải gây áp lực với Washington trong những lĩnh vực khác như các vấn đề Bắc Hàn và Iran.

Đồng thời, theo Hoàn Cầu Thời Báo thì Hoa Lục cần chuẩn bị cho một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp tại Eo Biển Đài Loan.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-paper-says-china-should-prepare-for-military-action-over-taiwan-03222018090244.html

 

Quốc hội tăng tốc để thông qua dự luật chi tiêu

Giới lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ dường như đã đạt được thỏa thuận về dự luật chi tiêu trị giá 1,3 ngàn tỷ đô la trong khi thời hạn chót để quyết định ngân sách đang đến gần.

Dự luật lưỡng đảng này sẽ giúp chính phủ có ngân quỹ hoạt động đến cuối tháng 9. Tòa Bạch Ốc ngày 21/3 cho hay dự luật vừa kể được Tổng thống Donald Trump ủng hộ.

Dự luật này phải được thông qua trước 12 giờ đêm thứ sáu tuần này để chính phủ Mỹ không bị đóng cửa lần nữa.

Dự luật sẽ cho Tổng thống Trump tăng đáng kể ngân sách dành cho quân đội, trong đó quân nhân được tăng lương 2,4%.
Dự luật cũng bao gồm biện pháp tăng cường kiểm tra an ninh khi mua súng, dành ngân khoản để nâng cao an ninh học đường.

Các phụ tá ở Quốc hội cho hay Tổng thống Trump sẽ được dành cho 1,6 tỷ đô la để xây tường biên giới dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, nhưng sẽ bị từ chối ngân khoản đề nghị 25 tỷ đô la tài trợ cho dự án này trong nhiều năm.

Dự luật không đề cập tới việc bảo vệ những di dân không giấy tờ tới Mỹ từ nhỏ, gọi là Dreamers.

Dự kiến Tòa Bạch Ốc sẽ biểu quyết về dự luật này trước ngày thứ năm, ngay sau đó là cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện để kịp thời hạn chót là 12 giờ đêm thứ sáu.

https://www.voatiengviet.com/a/quoc-hoi-my-tang-toc-de-thong-qua-du-luat-chi-tieu-/4309286.html

 

Quốc hội Mỹ

sắp thông qua dự chi ngân sách 1.300 tỉ đôla

Các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu trong ngày Thứ Năm 22/3 để thông qua khoản chi ngân sách 1.300 tỉ đôla mà trước đó các nhà thương thuyết của quốc hội đã có xu hướng chấp thuậnvào tối thứ Tư 21/3

Các nhà lập pháp cần phài thông qua dự chi ngân sách này trước lúc nửa đêm thứ Sáu 23/3 để tránh việc chính phủ liên bang phải ngưng hoạt động lần thứ ba trong năm nay.

Dự kiến Hạ viện sẽ biểu quyết dự chi ngân sách này nội trong ngày 22/3, sau đó tới Thượng viện sẽ nhanh chóng biểu quyết để kịp thời hạn chót nêu trên. Có phần chắc dự luật này sẽ được thông qua.

Dự luật được Tổng thống Donald Trump ủng hộ này, nếu được thông qua, sẽ cho phép chính phủ hoạt động đến cuối tháng 9, Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố hôm 21/3.

Dự luật này sẽ cho phép Tổng thống Trump tăng thêm ngân sách lớn đáng kể cho quân đội, trong đó sẽ tăng lương cho binh sĩ lên 2,4%.

Ngoài ra, dự luật đề xuất chi 1,6 tỷ đôla xây tường rào chặn người nhập cư, trong đó có 150 km tường rào trên biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Khi tranh cử tổng thống, ông Trump tuyên bố Mexico phải trả 25 tỷ đôla cho các biện pháp ngăn chặn di dân trái phép vào Mỹ từ biên giới Mexico.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh tụ khối Dân chủ ở Thượng viện nói rằng có rất nhiều thỏa hiệp trong gói chi tiêu ngân sách này và các thành viên trong đảng của ông “cảm thấy đồng tình.”

Từ trước đến nay chưa có đề xuất nào được đưa ra như vậy. Trong dự luật này có một số đề xuất của phe Dân chủ và một số của phe Cộng hòa, và một số nhờ vào nổ lực của lưỡng đảng. Các thẩm phán liên bang đã ra lệnh cho chính quyền Tổng thống Trump giữ nguyên các các phần chủ yếu của Luật hoãn trục xuất những người nhập cư trái phép vào Mỹ khi còn nhỏ (còn gọi là DACA), trong khi các tranh chấp pháp lý vẫn tiếp tục diễn ra.

Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo phe Dân chủ ở Hạ viện nói: “Chúng tôi thất vọng vì chúng tôi đã không đạt được thỏa thuận về việc bảo vệ cho những người nhập cư vào Mỹ trái phép khi còn nhỏ (Dreamer), vì họ xứng đáng được gọi là người trẻ tuổi yêu nước.

Tổng thống Trump hôm 21/3 đổ lỗi cho đảng Dân chủ. Ông nói rằng chính họ không giải quyết vấn đề DACA

https://www.voatiengviet.com/a/quoc-hoi-my-sap-thong-qua-du-chi-ngan-sach-1300-ti-dola/4310284.html

 

Lập pháp Mỹ đòi

Viện Khổng Tử TQ đăng ký là ‘cơ quan nước ngoài’

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa nói họ muốn các trung tâm Văn hóa Khổng Tử của Trung Quốc tại Hoa Kỳ phải đăng ký hoạt động dưới hình thức “cơ quan nước ngoài”, và buộc tất cả các trường đại học Hoa Kỳ phải công khai những món quà có giá trị lớn từ các nguồn nước ngoài, theo Reuters.

Các Viện Khổng Tử, do chính phủ Trung Quốc điều hành, cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hoá cho hơn 100 trường cao đẳng và đại học tại Hoa Kỳ. Các viện này bị chỉ trích là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ảnh hưởng lên giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, thượng nghị sĩ Tom Cotton và Dân biểu Joe Wilson đã trình “Đạo luật minh bạch về ảnh hưởng nước ngoài”, yêu cầu các viện phải đăng ký theo Luật đăng ký đối với cơ quan nước ngoài (FARA).

Đạo luật còn yêu cầu các trường đại học phải công khai các khoản đóng góp, hợp đồng hoặc quà tặng bằng hiện vật có giá trị từ 50.000 đôla trở lên từ bất kỳ nguồn nước ngoài nào. Đạo luật được đưa ra trong bối cảnh các giới chức Hoa Kỳ đang ngày càng quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền giáo dục của Hoa Kỳ.

Nhiều chính trị gia Mỹ đã hối thúc Hoa Kỳ phải đi theo đường lối cứng rắn hơn trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump và các đảng viên trong đảng Cộng hòa của, và nhiều đảng viên Dân chủ khác.

Văn phòng trụ sở chính của Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói rằng các viện này có mục đích gia tăng giao lưu văn hóa và giáo dục nhằm giúp hiểu biết lẫn nhau và tăng cường tình hữu nghị.

Vấn đề thực sự đối với những kẻ “nhiễu sự” về Trung Quốc là cách họ nhìn thế giới và sự phát triển của Trung Quốc, Reuters dẫn lời bà Hoa nói với các nhà báo.

“Nghe hết những lời nhiễu sự này, thỉnh thoảng khiến tôi nghĩ đến câu nói của Khổng Tử ‘Quân tử thì thản nhiên thư thái, trong khi kẻ tiểu nhân luôn lo lắng u sầu’”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.

“Chúng tôi hy vọng những người này từ bỏ tư tưởng sai lầm và hãy dùng bộ não và cơ thể của họ vào thế kỷ 21, và có cái nhìn khách quan và hợp lý theo xu hướng thời đại trong sự phát triển toàn cầu và sự tiến bộ của Trung Quốc”.

https://www.voatiengviet.com/a/lap-phap-my-doi-vien-khong-tu-tq-dang-ky-la-co-quan-nuoc-ngoai/4310229.html

 

Thương thuyết ‘mật’ với Triều Tiên tại Phần Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Timo Soini cho hay các nhà ngoại giao Triều Tiên và Hoa Kỳ thảo luận ‘mật’ tại Helsinki nhưng không bàn về chuyện phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Ông Timo Soini nói với đài truyền hình thương mại MTV ngày 20/3 là phi hạt nhân hóa không nằm trên nghị trình cuộc gặp giữa các phái đoàn Triều Tiên, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra tại Tòa nhà Königstedt ở Vantaa, gần Helsinki.

Ông Choe Kang Il, phó Tổng giám đốc phụ trách về Bắc Mỹ sự vụ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên, hiện tham dự các cuộc thảo luận ở Phần Lan.

Có 18 người tham dự cuộc họp: Triều Tiên, Hàn Quốc và Hoa Kỳ mỗi phái đoàn có 6 người. Đại biểu Triều Tiên duy nhất được nêu tên là ông Choe Kang Il trong khi phái đoàn Hàn Quốc bao gồm các cựu Đại sứ và các cố vấn an ninh quốc gia. Washington phái 3 cựu Đại sứ và các chuyên gia về Đông Á đến Helsinki. Theo đài truyền hình Nhật NHK, phái đoàn Mỹ bao gồm bà Kathleen Stephens, cựu Đại sứ Mỹ tại Seoul rất thông thạo tiếng Triều Tiên.

Theo Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö thì vai trò của Phần Lan chỉ hạn chế trong việc tổ chức mà thôi.

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Soini, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình MTV ngày 20/3, nói chương trình hạt nhân của Triều Tiên không được thảo luận.

Hiện thế giới đang chú ý đến việc Triều Tiên sẽ nói gì về khả năng họp thượng đỉnh với Mỹ.

(Nguồn Helsinki YLE.fi)

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-thuyet-mat-voi-trieu-tien-tai-phan-lan/4309317.html

 

Mỹ sẽ cứu xét việc tái gia nhập TPP

Hoa Kỳ sẽ cứu xét việc tái gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương một khi Washington hoàn tất các mục tiêu về các quan hệ thương mại khác, Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin ngày 21/3 tuyên bố khi đang thăm chính thức Chilê.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP nhằm hủy bỏ những rào cản thương mại tại một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Thoạt đầu TPP gồm 12 thành viên nhưng đầu năm ngoái, Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định, với lý do bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ.

“Trọng tâm của chúng ta vào lúc này là tái thương thuyết về NAFTA, chú trọng vào mối quan hệ mậu dịch với Trung Quốc, hiện đang chỉ có một chiều. Thị trường của chúng ta mở cửa cho họ nhưng thị trường của họ không mở cửa cho chúng ta, trên cùng một căn bản,” ông Mnuchin nói trong một cuộc họp báo.

“Tuy nhiên, khi thực hiện được mục tiêu trong những mối quan hệ mậu dịch vừa kể, TPP nhất định là điều mà chúng ta sẽ xem xét..,” Bộ trưởng Mnuchin nhấn mạnh.

Ông Mnuchin có mặt tại Chilê tiếp sau hai ngày họp với các giới chức G20 tại nước láng giềng Argentina trong hai ngày 19 và 20/3.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/my-se-cuu-xet-viec-tai-gia-nhap-tpp-/4309289.html

 

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đề nghị tử hình tội phạm ma túy

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions ngày thứ tư 21/3 chỉ thị các công tố viên liên bang đề nghị án tử hình cho những vụ có liên hệ đến ma túy khi nào thấy “thích hợp”. Ông yêu cầu Bộ Tư pháp phải đẩy mạnh nỗ lực chống đại dịch lạm dụng các loại thuốc giảm đau nhóm opioid.

Chỉ thị của ông cho các công tố viên được đưa ra sau một kế hoạch được Tổng thống Donald Trump loan báo trước đây trong tuần kêu gọi xử trị những người buôn bán opioid và các tay buôn lậu. Việc kêu gọi sử dụng nhiều hơn án tử hình trong các trường hợp ma túy đã làm phát sinh những phản ứng bất lợi từ các tổ chức cải cách tư pháp hình sự. Những tổ chức này cho rằng đây là một giải pháp sai lầm đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng.

Dù án tử hình được áp dụng tại Mỹ, nhưng chỉ được đưa ra trong các vụ xử án của liên bang có liên hệ đến những tội phạm ác độc nhất.

Nhiều tiểu bang Mỹ cũng xử án tử hình, dù chỉ trong những vụ tàn ác nhất. Việc áp dụng án tử hình đã giảm bớt trong những năm gần đây vì thiếu thuốc dùng để xử tử tội nhân.

Các chỉ trích cho rằng việc áp dụng nhiều án tử hình có thể làm cạn kiệt nguồn lực tại các văn phòng công tố viên vì các vụ tử hình rất phức tạp và mất nhiều thời gian hơn trong hệ thống Tòa án hiện nay.

Theo luật Mỹ chỉ có 4 trường hợp hạn hẹp theo đó các công tố viên có thể đề nghị án tử hình trong những vụ xử của liên bang liên hệ đến ma túy.

Những trường hợp này bao gồm mánh khóe làm tiền gian lận, sử dụng vũ khí làm chết người trong một vụ buôn lậu ma túy, những trường hợp giết người trong khuôn khổ của một hoạt động tội phạm và những trường hợp liên hệ đến một số lượng lớn ma túy.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-tu-phap-my-de-nghi-tu-hinh-toi-pham-ma-tuy/4309274.html

 

Hàn Quốc đề xuất 2 nhiệm kỳ cho chức tổng thống

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hôm 22/3 đề xuất chức tổng thống có thể kéo dài 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm, nói rằng nhiệm kỳ duy nhất kéo dài 5 năm hiện nay là có từ thời độc tài, theo Reuters.

Nhà Xanh cũng đề xuất tuổi bỏ phiếu hợp pháp được giảm xuống 18 tuổi, thay vì 19 tuổi như hiện tại. Văn phòng của Tổng thống nói Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có tuổi bỏ phiếu là 19.

Việc sửa đổi hiến pháp sẽ được trao cho Quốc hội Hàn Quốc. Phải có 2/3 các nhà lập pháp đồng ý thì đề xuất mới được đưa ra để trưng cầu dân ý.

https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-de-xuat-2-nhiem-ky-cho-chuc-tong-thong-ha-tuoi-bo-phieu/4310600.html

 

Cáo buộc nhận tiền từ Libya

biến cuộc sống cựu TT Pháp thành ‘địa ngục’

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói với các quan tòa rằng cáo buộc cho rằng ông nhận tiền tài trợ bất hợp pháp từ Libya cho chiến dịch bầu cử năm 2007 là một bẫy dối trá biến cuộc sống của ông thành “địa ngục”, và khiến ông thất cử trong cuộc bầu cử năm 2012, Reuters dẫn tờ báo Pháp Le Figaro cho biết ngày 22/3.

Cựu tổng thống 63 tuổi nắm quyền từ năm 2007 đến năm 2012. Hai ngày sau khi bị cảnh sát thẩm vấn, hôm 22/3, các nhà điều tra thông báo ông chính thức trở thành nghi phạm tham nhũng một cách thụ động, một tội danh có thể bị phạt tù lên đến 10 năm .

Ông Sarkozy bị cáo buộc nhận hàng triệu euro từ cựu lãnh đạo đã chết của Libya, Muammar Gaddafi, cho chiến dịch bầu cử năm 2007. Số tiền này được chuyển đến Paris trong những chiếc vali, nhưng ông Sarkozy luôn bác bỏ cáo buộc này.

“Vu khống này đã biến cuộc sống tôi trở thành một địa ngục sống kể từ ngày 11/3/2011”, ông Sarkozy được báo Pháp dẫn lời nói.

“Tôi đã phải trả giá đắt cho vụ này. Tôi đã thua trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 với 1,5 điểm phần trăm. Vụ tranh cãi là do Gaddafi và tay sai của hắn khiến tôi mất 1,5 điểm phần trăm”.

Ông Sarkozy, người bị chỉ trích vì đã trải thảm đỏ tiếp ông Gaddafi tại Paris vào cuối năm 2007, nói rắc rối của ông bắt đầu xảy ra vào tháng 3/2011 sau khi ông hỗ trợ cho thành phần nổi dậy ở Libya và sau đó trở thành một trong những người ủng hộ chính cho chiến dịch do NATO dẫn đầu để lật đổ lãnh đạo độc tài Gaddafi, người đã bị chiến binh nổi dậy giết chết năm 2011.

Cựu Tổng thống Pháp cũng lên án điều mà ông cho là “dối trá” từ một trong những người cáo buộc chính, doanh nhân Franco-Lebanon, người đã miêu tả ông Sarkozy là một “trung gian trong bóng tối” của đường dây liên lạc giữa Paris và các nhà lãnh đạo bí mật của Libya.

Các cáo buộc đã dẫn đến việc tòa án mở cuộc điều tra vào năm 2013. Ông Sarkozy bị thẩm vấn vào đầu tuần này và chính thức bị điều tra là nghi phạm trong vụ án.

https://www.voatiengviet.com/a/cao-buoc-nhan-tien-tu-libya-bien-cuoc-song-cuu-tt-phap-thanh-dia-nguc/4310337.html

 

Mười vụ việc mà cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy

 có liên lụy hoặc bị khởi tố

Trong số 10 cuộc điều tra có liên quan đến ông Nicolas Sarkozy, có một số vụ đã kết thúc, không dẫn đến khởi tố.

1- Vụ tài trợ cho Libya cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2007

Mức độ liên lụy : Khởi tố (ngày 21/03/2018)

Ông Nicolas Sarkozy bị nghi ngờ đã chi tiền cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của mình năm 2007, nhờ vào nguồn tài chính do nhà cựu độc tài Libya Mouammar Kadhafi cung cấp. Nhiều nhân chứng đã nêu tên ông. Website thông tin Médiapart đã tiết lộ sự tồn tại một cuốn sổ dường như ghi rõ ba lần chi tiền. Đây là cuốn sổ của ông Choukri Ghanem, bộ trưởng Dầu Khí Libya dười thời Kadhafi. Ông Ghanem bị chết đuối tại Vienna, Áo hồi tháng 04/2012.

2- Vụ gian lận tài khoản chi cho vận động tranh cử tổng thống năm 2012

Mức độ liên lụy : Khởi tố

Viện Công Tố Paris, ngày 05/09/2016, đã đề nghị đưa ông Sarkozy ra tòa hình sự với tội danh chi bất hợp pháp cho cuộc vận động bầu cử. Tư pháp khởi tố ông Sarkozy với tội danh đã chi vượt mức luật định trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống 2012.

Tư pháp cũng đang cố xác định xem liệu đảng UMP (của ông Sarkozy) và công ty truyền thông Bygmalion có lập hóa đơn giả hay không trong cuộc vận động tranh cử năm 2012, nhằm che dấu khoản chi thêm 18,5 triệu euro, ngoài mức tối đa theo luật định là 22,5 triệu euro.

3- Vụ nghe lén còn gọi là vụ « Azibert »

Mức độ liên lụy : Khởi tố

Bị câu lưu ngày 01/07/2014 cùng với luật sư của mình là ông Thierry Herzog, ông Sarkozy đã bị khởi tố với tội danh « hối lộ », « chủ động hối mại quyền thế » và « oa trữ các thông tin vi phạm bí mật nghề nghiệp » sau khi tư pháp quyết định nghe theo dõi số điện thoại mà ông Sarkozy đăng ký thuê bao với tên giả là « Paul Bismuth », trong lúc ông đang là tổng thống Pháp.

Ông Sarkozy bị nghi ngờ tìm cách có được các thông tin từ thẩm phán Gilbert Azibert, thuộc Tòa Phá Án. Đó là những thông tin liên quan đến ông Sarkozy và được xếp vào loại tin mật. Đổi lại, ông Sarkozy dường như đã hứa can thiệp để vị thẩm phán này được điều chuyển về Monaco, để giữ một vị trí danh giá. Tháng 10/2017, các thẩm phán đã đề nghị đưa ông Sarkozy ra trước tòa hình sự.

4- Vụ Tapie

Mực độ liên lụy : Có liên quan

Tư pháp đã hủy phán quyết của tòa trọng tài xử có lợi cho doanh nhân Bernard Tapie. Ông sẽ phải hoàn trả 404 triệu euro đã nhận từ Nhà nước hồi năm 2008. Đây là số tiền đền bù thiệt hại mà ông dường như đã phải hứng chịu trong vụ bán tập đoàn Adiadas năm 1993.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI), bà Christine Lagarde, lúc đó là bộ trưởng Kinh Tế dưới thời tổng thống Sarkozy. Bà bị nghi ngờ đã can thiệp để vụ việc được giải quyết có lợi cho ông Tapie. Bà bị Tòa Án Công Lý của nền Cộng Hòa buộc tội bất cẩn nhưng không kết án.

Cuộc điều tra cho thấy có nhiều cuộc gặp giữa ông Nicolas Sarkozy và doanh nhân Bernard Tapie. Cho dù không ai cáo buộc trực tiếp cựu tổng thống, nhưng các nhà điều tra không loại trừ khả năng là cơ quan quyền tối cao của Nhà nước đã có những « chỉ đạo » trong vụ này.

5- Vụ Karachi

Mức độ liên lụy : Nhân chứng có trợ giúp của luật sư (gần như tiền khởi tố)

Trong giai đoạn gần đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1995, chính phủ của thủ tướng Edouard Balladur – mà ông Nicolas Sarkozy là bộ trưởng Ngân Sách – dường như đã trả những khoản hoa hồng kếch xù trong vụ bán vũ khí cho Pakistan và Ả Rập Xê Út. Một phần khoản hoa hồng này, thông qua các môi giới, dường như đã được « lại quả -chi lại một phần hoa hồng » để tài trợ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Edouard Balladur, mà ông Sarkozy là phát ngôn viên của chiến dịch vận động tranh cử.

Tháng 02/2014, các thẩm phán vụ trách mảng tài chính của vụ án này đã thẩm định rằng cần phải chất vấn ông Nicolas Sarkozy với tư cách là nhân chứng có trợ giúp của luật sư.

6- Vụ máy bay trực thăng Kazakhstan

Mức độ liên lụy : Có liên quan

Tư pháp quan tâm đến hợp đồng Kazakhstan mua của tập đoàn Pháp Eurocopter 40 trực thăng, trị giá 2 tỷ euro. Dường như có « lại quả » trong giao dịch này.

Do phải « lại quả », hợp đồng bị đẩy giá lên cao để người làm môi giới trung gian giúp bán được sản phẩm có được khoản hoa hồng lớn.

Ông Nicolas Sarkozy, trong tư cách tổng thống, đã tham gia vào việc đàm phán hợp đồng quốc tế này. Cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định xem có tham nhũng hay không và nếu có thì ông Sarkozy có dính líu hay không.

7- Vụ phủ tổng thống thuê thăm dò dư luận

Mức độ liên lụy : Có liên quan

Dưới thời tổng thống Sarkozy, phủ tổng thống – điện Elysée bị nghi ngờ đã ký nhiều hợp đồng trái phép để có được các thăm dò dư luận. Các hợp đồng này được ký với các công ty của hai cố vấn tổng thống, ông Patrick Buisson và Pierre Giacometti. Tổng trị giá các hợp đồng là 9,7 triệu euro.

Vụ việc đã có nhiều diễn biến bất ngờ. Vào thời đó, các sự việc trong vụ này không liên quan đến Nicolas Sarkozy, vốn được hưởng quy chế miễn trừ tư pháp trong tư cách là tổng thống, nhưng 6 trong số các cộng sự thân cận của ông và viện thăm dò dư luận Ipsos đã bị khởi tố.

8- Vụ Bettencourt

Mức độ liên lụy : Khởi tố sau đó được miễn tố

Sau nhiều lần phải giải trình và bị đặt trong quy chế nhân chứng có trợ giúp của luật sư, rồi bị khởi tố với tội danh lạm dụng sự yếu kém của người khác, hối mại quyền thế và oa trữ trái phép, ông Sarkozy cuối cùng đã được miễn tố, cho dù ông có « hành vi lạm dụng ». Các nhà điều tra đã không thu thập đủ các bằng chứng về việc cựu tổng thống dường như đã tranh thủ tình trạng yếu kém của bà triệu phú Liliane Bettencourt, người kế thừa tập đoàn Oreal.

9- Vụ phạt vì chi tiền vận động tranh cử quá mức luật định

Mức độ liên lụy : Nhân chứng có trợ giúp luật sư, sau đó được miễn khởi tố.

Cuộc điều tra về việc lạm dụng lòng tin nhằm định ra mức phạt đối với ông Sarkozy trong việc chi vượt mức luật định trong cuộc vận động tranh cử năm 2012. Lẽ ra, tự ông Sarkozy đã phải trả tiền phạt nhưng đảng UMP đã trả thay ông. Tuy bị điều tra với tư cách nhân chứng có trợ giúp, có nghĩa là bị thẩm phán xét hỏi, nhưng chưa bị khởi tố, cựu tổng thống Sarkozy cũng như một số người có liên quan chính trong vụ này, đã được miễn tố vào tháng 09/2015.

10- Du lịch bằng chuyên cơ tư nhân

Mức độ liên lụy : Miễn tố

Cuộc điều tra nhắm vào các chuyến đi du lịch của ông Sarkozy bằng chuyên cơ, trong năm 2012 và 2013 và do tập đoàn Lov Group trả tiền. Chủ nhân tập đoàn này là Stéphane Courbit, bạn ông Sarkozy. Cuộc điều tra kết thúc vào tháng 11 vừa qua và không dẫn đến việc khởi tố. Các thẩm phán đã quyết định miễn tố.

(Báo Le Monde, ngày 21/03/2018)

http://vi.rfi.fr/phap/20180322-muoi-vu-viec-ma-cuu-tong-thong-phap-nicolas-sarkozy-co-lien-luy-hoac-bi-khoi-to

 

Tổng thống Peru bị cấm rời khỏi nước

Các công tố viên Peru hôm 21/3 đã yêu cầu thẩm phán ra lệnh cấm Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski ra khỏi nước, vài giờ sau khi ông từ chức trước một cáo buộc hầu như chắc chắn là có phạm tội.

Hãng tin Reuters nói các công tố viên muốn đảm bảo rằng ông Kuczynski phải hiện diện tại Peru trong khi họ điều tra các khoản thanh toán mà công ty tư vấn của ông đã nhận từ tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil. Vụ việc này xảy ra trong khi ông đảm nhiệm các vị trí cao cấp của chính phủ cách đây hơn một thập kỷ.

Ông Kuczynski đã bác bỏ những hành động sai trái này, nhưng hôm 21/3 ông đã tuyên bố từ chức tổng thống.

Thời gian gần đây, ông Kuczynski liên tiếp bị cáo buộc liên quan đến tham nhũng, đặc biệt là sau khi xuất hiện thông tin cho thấy các chính trị gia và nghị sỹ ủng hộ ông dường như đang định “mua phiếu” của một số nghị sỹ đối lập, nhằm tránh cho ông không bị phế truất trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.

Theo lời chủ tịch của Quốc hội Peru, ông Kuczynski, với tư cách là tổng thống sẽ được miễn tố cho đến khi Quốc hội chính thức chấp nhận đơn từ chức của ông, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/3.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-peru-bi-cam-roi-khoi-nuoc/4310105.html

 

Châu Âu họp thượng đỉnh tìm đối sách

chống Mỹ tăng thuế nhập khẩu nhôm thép

Minh Anh

Ngày 22/03/2018, Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh tại Bruxelles để thảo luận việc Hoa Kỳ quyết định đánh thuế nhập khẩu thép nhôm, trong lúc ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, Cecilia Malmstrom đang cố gắng thuyết phục Washington miễn áp dụng thuế đánh vào thép của châu Âu.

Liệu châu Âu có tìm ra được giải pháp hay phải chấp nhận lao vào một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ ? Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota gửi về bài tường trình :

« Pháp đòi được miễn áp dụng thuế của Hoa Kỳ vô điều kiện. Đức nói đến khả năng thỏa hiệp. Đối với ông Yannick Jadot, nghị sĩ châu Âu thuộc đảng Xanh, nếu như hiện nay, thép của châu Âu có tránh được thuế của Mỹ, thì trong tương lai, một lĩnh vực khác cũng sẽ bị liên lụy, do vậy, chiến tranh thương mại là hiển nhiên và Liên Hiệp Châu Âu phải tự vệ.

Ông nói : « Rõ ràng là Donald Trump muốn thay đổi trật tự thương mại quốc tế chỉ để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ, và trong mọi trường hợp, phục vụ lợi ích chính trị của ông ta. Do vậy, không nên ngây thơ, cần phải biết bảo vệ các ngành công nghiệp của châu Âu. Điều đó có nghĩa là Liên Hiệp Châu Âu phải phát triển chính sách ngoại giao thương mại chung. Liên Hiệp Châu Âu đã rất đoàn kết trong hồ sơ này và đó là một tin tốt đẹp bởi vì nếu không, tất cả chúng ta đều thua thiệt. »

Châu Âu đã chuẩn bị một danh sách các sản phẩm có thể bị đánh thuế nếu Hoa Kỳ không thay đổi ý kiến. Ngày mai, thứ Sáu, các mức thuế mới của Hoa Kỳ sẽ được áp dụng.

Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại thông báo đã tiến hành các cuộc thảo luận với chính quyền Trump với hy vọng đạt được các kết quả sớm nhất mà cả hai bên có thể chấp nhận được. »

Cũng liên quan đến cuộc chiến thương mại, AFP cho biết chính quyền Donald Trump ngày 22/03 sẽ thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Mỹ. Phía Bắc Kinh cũng cho biết sẽ có những phản ứng tương thích trước các đòn trừng phạt của Hoa Kỳ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180322-chau-au-hop-thuong-dinh-tim-doi-sach-chong-my-tang-thue-nhap-khau-nhom-thep

 

Trung Quốc : Quân Ủy Trung Ương

chỉ huy lực lượng tuần duyên

Trọng Thành

Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục cải cách về tổ chức nhằm thâu tóm toàn bộ các lực lượng vũ trang. Theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc, hôm 21/03/2018, lực lượng tuần duyên hay « Hải Cảnh », vốn thuộc ngành dân sự, sẽ trở thành lực lượng cảnh sát vũ trang, nằm dưới quyền chỉ huy của Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc.

Từ năm 2013 cho đến nay, lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc vốn nằm dưới quyền của Cục Hải Dương, một cơ quan dân sự. Theo quyết định vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua hôm 20/03, lực lượng này sẽ trực thuộc Cảnh Sát Vũ Trang, cơ quan trực tiếp nằm dưới sự điều hành của Quân Ủy Trung Ương.

Tân Hoa Xã cũng cho biết, trên thực tế, kể từ tháng Giêng 2018, lực lượng Cảnh Sát Vũ Trang bắt đầu gửi báo cáo trực tiếp đến Quân Ủy Trung Ương, cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng, do ông Tập Cận Bình đứng đầu.

Với các cải cách đang được tiến hành, Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc sẽ nắm trọn quyền thống lĩnh quân đội và các lực lượng vũ trang khác.

Thay đổi về tổ chức của lực lượng tuần duyên Trung Quốc được Nhật Bản theo sát. Theo báo Nhật Nikkei, Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ có thêm nhiều hoạt động gây khó khăn cho Nhật đặc biệt tại quần đảo tranh chấp Senkaku, do Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Báo Hồng Kông South China Morning Post, dẫn lời chuyên gia Lyle Morris (thuộc nhóm tư vấn RAND Corporation, có trụ sở tại Mỹ), cảnh báo là thay đổi này có thể có « các hệ quả lớn ».

Cụ thể là lực lượng Hải Cảnh – phối hợp chặt với quân đội, dưới sự chỉ huy thống nhất của Quân Ủy Trung Ương – có nhiều phương tiện hơn (cả về huấn luyện cũng như chia sẻ tin tức tình báo) và có khả năng hành động một cách táo tợn hơn, nếu họ muốn, tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Cải cách nói trên cũng mở đường cho việc Hải Cảnh tham gia vào các chiến dịch quân sự cùng với quân đội Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180322-trung-quoc-quan-uy-trung-uong-chi-huy-luc-luong-tuan-duyen

 

Pháp : Đình công chống cải tổ, bảo vệ thành quả xã hội

Thanh Hà

“Công nhân viên Pháp đình công để duy trì những quyền lợi đã có. Tinh thần này trái ngược với đòi hỏi và khát vọng thay đổi từ làn sóng nổi dậy hồi mùa Xuân 1968”. Phân tích của nhà báo Nguyễn Văn Huy từ Paris.

Ngày 22/03/2018, bảy tổ chức công đoàn của giới công nhân viên chức Pháp cùng với bốn hiệp hội đại diện cho nhân viên ngành xe lửa kêu gọi đình công, chống loạt cải tổ đang được chính quyền của thủ tướng Eduard Philippe tiến hành. Trường học và nhà trẻ đóng cửa, một phần các phương tiện giao thông công cộng bị tê liệt. Đây không là lần đầu tiên kể từ khi đắc cử tháng 05/2017 tổng thống Emmanuel Macron phải đối mặt với đường phố nhưng cuộc biểu tình lần này được xem là một cuộc đọ sức hay ít ra là một bài toán trắc nghiệm đối với chính phủ Pháp.

Trả lời đài RFI Việt Ngữ, nhà báo Nguyễn Văn Huy tại Paris phân tích về cuộc biểu tình không để đấu tranh đòi những phúc lợi mới, mà chỉ nhằm bảo vệ những gì đã có từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Đó là một khác biệt quan trọng với tinh thần của phong trào xã hội “Mai 68”. Đúng 50 năm trước, ngày 22/03/1968, sinh viên Pháp chiếm đóng đại học Nanterre, ngoại ô Paris, dẫn tới phong trào phản kháng của xã hội dân sự. Phong trào đó không chỉ giới hạn ở tầng lớp sinh viên hay công nhân.

http://vi.rfi.fr/phap/20180322-phap-dinh-cong-chong-cai-to-bao-ve-thanh-qua-xa-hoi

 

Giới công chức Pháp biểu tình : Tổng thống Macron

đối mặt với trắc nghiệm lớn đầu tiên

Trọng Thành

Hôm nay, 22/03/2018, 10 tháng sau khi đắc cử, tổng thống Pháp Emmanuel Macron – với chủ trương tiến hành nhiều cải cách sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng – phải đối mặt với thách thức quy mô lớn đầu tiên. Nhiều nghiệp đoàn công chức kêu gọi đồng loạt biểu tình, bãi công trên cả nước, để bảo vệ « dịch vụ công » và quyền lợi của công chức.

Trong ngày hôm nay, mà AFP gọi là ngày thứ Năm « đen », hơn 140 cuộc tuần hành dự kiến sẽ diễn ra tại Pháp, nhiều dịch vụ công lập, đặc biệt là giao thông, đình trệ vì bãi công. Một mục tiêu chính của các nghiệp đoàn là bảo vệ quy chế của nhân viên hỏa xa, với chế độ hợp đồng lao động suốt đời, mà chính phủ dự kiến sẽ xóa bỏ đối với những ai mới vào nghề.

Theo SNCF (Công ty đường sắt quốc gia Pháp), chỉ có 40% tàu cao tốc, khoảng một nửa các chuyến tàu khu vực và 30% tàu trong vùng thủ đô Paris được duy trì. Cơ quan hàng không dân sự thông báo 30% chuyến bay tại vùng Paris sẽ bị hủy.

Các nghiệp đoàn SNCF dự kiến ít nhất 25.000 người tham gia cuộc tuần hành tại Paris hôm nay.

Ngay từ tháng 10/2017, hàng trăm nghìn công chức đã biểu tình để phản đối chính sách cắt giảm 120.000 chỗ làm trong lĩnh vực dịch vụ công. Nhưng lần này quy mô biểu tình dự kiến có thể lớn hơn nhiều. Theo các nghiệp đoàn SNCF, phong trào chống cải cách trong ngành đường sắt sẽ  kéo dài từ nay đến cuối tháng 6, với nhịp độ bãi công « chưa từng có », hai trên năm ngày.

Phong trào xã hội của giới công chức gợi nhớ đến đợt bãi công khổng lồ năm 1995, được coi là lớn nhất kể từ năm 1968, cũng để chống lại một dự án cải cách. Đợt bãi công khiến giao thông đường sắt tê liệt trong 20 ngày. Chính phủ cánh hữu vào thời điểm đó đã phải lùi bước.

Đối diện với phong trào xã hội quy mô lớn lần này, phủ tổng thống Pháp cho hay tổng thống Emmanuel Macron « bình thản và tự tin », tin tưởng vào sứ mạng tiến hành các cải cách được cử tri ủy thác. Tối hôm qua, trong cuộc họp Hội đồng bộ trưởng, nguyên thủ Pháp yêu cầu chính quyền có thái độ « lắng nghe, nhưng kiên quyết thực thi các cải cách », đồng thời tiếp tục công việc giải thích để công chúng hiểu rõ.

http://vi.rfi.fr/phap/20180322-gioi-cong-chuc-phap-bieu-tinh-tong-thong-macron-doi-mat-voi-trac-nghiem-lon-dau-tien