Tin khắp nơi – 20/03/2018
Cảnh sát giữ ông Sarkozy vì vụ ‘tiền từ Gaddafi’
Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vừa bị cảnh sát tạm giữ để xét hỏi vì có cáo buộc ông nhận tiền vận động tranh cử từ cố lãnh đạo Libya Đại tá Muammar Gaddafi.
Cảnh sát đang điều tra những giao dịch được cho là bất thường về nguồn tài chính cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông hồi năm 2007.
Nghi phạm đánh bom Manchester là ai?
Ân xá Quốc tế cáo buộc các chính phủ EU
Con trai thứ của Gaddafi được thả
Ông Sarkozy đã từng bị cảnh sát xét hỏi trước đó. Một cựu phụ tá của ông, Alexandre Djouhri, đã bị bắt ở London mới đây.
Ông Sarkozy tái tranh cử tổng thống 2012 nhưng không thành công.
Các nguồn tin pháp luật nói ông đang bị xét hỏi ở Nanterre, khu ngoại ô ở phía Tây Paris.
Năm 2013, Pháp mở một cuộc điều tra về những cáo buộc chiến dịch của ông đã thu lợi từ những khoản tiền bất chính của Gaddafi. Ông Sarkozy lúc đó phủ nhận ông có hành động sai trái.
Các nguồn tin cho hay một trong những vị bộ trưởng và người thân cận dưới thời ông Sakorzy, ông Brice Hortefeux, cũng bị cảnh sát xét hỏi hôm thứ Ba 21/3.
Những cáo buộc này do một doanh nhân người Pháp gốc Lebanon, ông Ziad Takieddine, và một số quan chức trong chế độ Gaddafi cũ đưa ra.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43470097
TT Trump sắp ra kế hoạch
xuất khẩu máy bay trinh sát cho đồng minh
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sắp tung ra kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu loại máy bay nhỏ không người lái có trang bị vũ khí sát thương cho các đồng minh và đối tác.
Một nguồn tin thân cận với kế hoạch này cho hãng tin Reuters biết dự kiến ông Trump sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán vũ khí cho nước ngoài theo một chính sách mới đối với các máy bay quân sự không người lái. Kế hoạch này bị trì hoãn bấy lâu nay nhưng sắp được công bố vào tháng này. Đây sẽ là bước đầu tiên trong một nỗ lực cải tổ quy chế xuất khẩu vũ khí quy mô hơn của Mỹ.
Các nhà sản xuất máy bay không người lái của Mỹ đã vận động hành lang để thay đổi quy định xuất khẩu trong bối cảnh họ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng ở nước ngoài, đặc biệt là với đối thủ Trung Quốc và Israel, các nước bán vũ khí có quy chế xuất khẩu thông thoáng hơn Hoa Kỳ.
Dự kiến Tòa Bạch Ốc sẽ cổ vũ cho kế hoạch mới trong khuôn khổ sáng kiến “Mua hàng Mỹ” của Tổng thống Trump, nhằm tạo ra thêm việc làm và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ nhân quyền và kiểm soát vũ khí cảnh báo rằng kế hoạch này có nguy cơ gây ra bạo lực và bất ổn ở các khu vực như Trung Đông và Nam Á.
Mục tiêu chính của chính sách mới là hạ các rào cản đối với việc bán máy bay không người lái sát thương nhỏ hơn mang theo ít tên lửa hơn bay những khoảng cách ngắn hơn như máy bay không người lái sát thương Predator khét tiếng của Mỹ. Một nguồn tin cho Reuters biết là ngoài ra, các quy định về xuất khẩu đối với các máy bay trinh sát mọi kích cỡ cũng sẽ được dỡ bỏ.
Dự kiến danh sách khách hàng tiềm năng cho các loại vũ khí này cũng sẽ được mở rộng, và sẽ gồm nhiều nước thành viên khối NATO, Ả-rập Xê-út cùng các đối tác vùng Vịnh khác, cũng như các đồng minh lâu đời của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Zuckerberg bị QH Anh triệu đến
vì vụ bảo mật dữ liệu
Giá cổ phiếu của Facebook đã giảm mạnh, gây thiệt hại 37 tỷ USD cho hãng này trong bối cảnh hãng đang đối mặt với các câu hỏi từ giới chức Anh và Mỹ về luật riêng tư.
CEO Facebook Mark Zuckerberg vừa được một ủy ban của Quốc hội Anh triệu tập để đưa bằng chứng về việc sử dụng dữ liệu cá nhân của hãng Cambridge Analytica.
Hãng tư vấn chính trị có trụ sở tại London nhưng cũng có chi nhánh tại Hoa Kỳ này bị cáo buộc đã sử dụng dữ liệu cá nhân của 50 triệu người dùng Facebook để tác động đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ hồi 2016.
Chỉ trong ngày 19/03, cổ phiếu của Facebook sụt giảm 37 tỷ USD.
Thay đổi của Facebook làm giảm số người dùng
Thử thách mới cho YouTube và Facebook?
Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?
Facebook có ‘gỡ tài khoản theo yêu cầu VN’?
Thủ tướng Anh Theresa May nói những cáo buộc này là “rất đáng lo ngại”.
Tại Hoa Kỳ, các nghị sỹ Amy Klobuchar (Dân chủ) và John Kennedy (Cộng hòa) cũng kêu gọi mở cuộc điều trần về an ninh dữ liệu.
Họ cho biết họ muốn xét hỏi CEO Mark Zuckerberg của Facebook và người đứng đầu các hãng công nghệ khác.
“Mặc dù Facebook đã cam kết thực thi các chính sách để bảo vệ thông tin của mọi người, vẫn còn nhiều câu hỏi liệu các chính sách này có đủ không và liệu Quốc hội có nên hành động để bảo vệ thông tin riêng tư của người dân không,” họ viết trong một bức thư.
“Việc thiếu kiểm soát dữ liệu được lưu trữ ra sao và quảng cáo chính trị được bán như thế nào gây lo ngại về tính liêm chính của các cuộc bầu cử Mỹ cũng như quyền riêng tư”.
Kênh truyền hình Channel 4 News quay phim được cảnh lãnh đạo của Cambridge Analytica gợi ý hãng này có thể gài ‘bẫy mật ong’ và hối lộ để làm mất uy tín các chính trị gia.
Đến nay hãng này phủ nhận đã có bất kỳ hành động sai trái nào.
Facebook ‘dưới làn đạn’
Cuối ngày 19/3, cổ phiếu của Facebook giao dịch ở mức 172,56 USD, giảm 6,7% và làm bay mất 37 tỷ USD khỏi giá thị trường của hãng này.
Trong những phiên giao dịch đầu ngày thứ Ba 20/3, cổ phiếu của Facebook lại giảm thêm 2,5%.
Facebook bị cáo buộc đã không thông báo đầy đủ cho người dùng rằng những thông tin trong profile của họ có thể được Cambridge Analytica thu thập và lưu giữ.
“Cái nắp hộp đen về thông lệ sử dụng dữ liệu của Facebook đã được mở, và bức tranh không lấy gì làm tốt đẹp,” ông Frank Pasquale, giáo sư luật của Đại học Maryland, Mỹ, nói.
Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa và Thể thao của Quốc hội Anh vừa gửi một yêu cầu chính thức tới lãnh đạo của Facebook đòi hãng này giải thích các mối liên hệ với Cambridge Analytica.
Facebook nói họ chưa phạm luật.
Facebook: ‘Nga chi tiền phát tán thông tin sai’
Facebook sẽ thay đổi nội dung hiển thị tin
Ông chủ Facebook muốn con gái tự do vui chơi
Máy chủ của Facebook đặt ở đâu?
.Cáo buộc mới
Hôm thứ Hai 19/3, kênh Channel 4 News phát hình ảnh camera quay lén trong đó giám đốc của Cambridge Analytica, ông Alexander Nix gợi ý các chiến thuật làm mất uy tín của các chính trị gia trên mạng.
Trong đoạn phim này, khi một phóng viên ngầm hỏi ông Nix có cách “đào sâu” nào có thể dùng được, ông Nix nói: “Ồ, chúng tôi có thể làm hơn thế nhiều.”
Ông gợi ý một cách ‘đánh’ vào chính trị gia là “tặng cho họ một thương vụ tốt đến mức khó tin và đảm bảo thương vụ đó được quay phim”.
Ông này còn nói ông có thể “cử một số cô gái đến nhà các ứng cử viên…”, và nói thêm rằng các cô gái Ukraine “là rất đẹp, tôi thấy cử họ đến là rất có hiệu quả.”
Ông Nix tiếp lời trong đoạn phim: “Tôi chỉ đưa ra một số ví dụ những gì có thể làm được và những gì chúng tôi đã làm.”
Tôi chỉ đưa ra một số ví dụ những gì có thể làm được và những gì chúng tôi đã làmAlexander Nix
Channel 4 News nói phóng viên của họ đóng giả làm người môi giới cho một khách hàng giàu có đang muốn giúp một ứng viên chính trị thắng cử ở Sri Lanka.
Tuy nhiên, hãng Cambridge Analytica nói tin này “phản ánh không đúng sự thật” câu chuyện được camera ghi lại.
“Khi theo mạch của câu chuyện này, và một phần cũng để giữ cho ‘khách hàng’ của chúng tôi khỏi mất mặt, chúng tôi nói giỡn về một số kịch bản hoàn toàn mang tính giả thuyết,” công ty này nói trong một thông cáo.
“Cambridge Analytica không dung túng hay tham gia vào việc cài bẫy, hối lộ hay cái gọi là ‘bẫy mật ong’,” bản thông cáo viết.
Trên trang web của mình, hãng Cambridge Analytica nói hãng có thể cung cấp dữ liệu và phân tích để “đưa cử tri đến các điểm bỏ phiếu và thắng cử”. Hãng còn quảng cáo họ đã đóng ‘vai trò chủ chốt’ trong chiến thắng ở cuộc bầu cử Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban Thông tin Anh quốc, bà Elizabeth Denham đang điều tra tin nói hãng này dùng dữ liệu cá nhân để tác động đến cuộc bầu cử Mỹ. Bà sẽ ra lệnh khám các văn phòng của hãng Cambridge Analytica tại London.
Ông Christopher Wylie, người đã từng làm cho Cambridge Analytica, nói hãng này thu thập dữ liệu của hàng triệu người qua một trắc nghiệm tính cách trên Facebook với tên gọi Đây là Cuộc sống Số của bạn (This is Your Digital Life).
Tin mới nhất cho hay một phản ứng trước vụ Cambridge Analytica là phong trào xóa tài khoản Facebook, dùng hashtag #DeleteFacebook hoặc tẩy chay trang này #BoycottFacebook.
Một người sử dụng Twitter viết: “Chúng ta đã sống tiếp mà không cần MySpace. Chúng ta cũng có thể sống tiếp mà không cần Facebook.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43470098
Texas: Sợ hãi bao trùm sau loạt vụ đánh bom
Nhà chức trách Mỹ đang điều tra xem liệu quả bom thư phát nổ trong kho của FedEx (hãng chuyên vận chuyển phát nhanh) tại Texas hôm thứ Ba 20/3 có liên quan đến loạt vụ đánh bom trước đó.
Vụ việc xảy ra vào lúc 12:30 đêm tại Schertz, cách 65 dặm (104 cây số) về phía bắc thành phố Austin, nơi đã xảy ra bốn vụ nổ bom khiến hai người thiệt mạng trong những tuần gần đây.
Cảnh sát cho biết một nhân viên trong kho bị chấn thương nhẹ.
Phát ngôn viên của FBI, Michelle Lee nói với CNN rằng cơ quan này tin vụ nổ có liên quan đến bốn vụ tấn công trước đó.
FBI bị chỉ trích vì vụ xả súng ở Florida
Florida: Bảo vệ trường bị xả súng phản biện
Mỹ: Tay súng vụ Florida có thể bị tử hình
Tay súng Texas ‘từng phục vụ trong Không quân Mỹ’
Truyền thông địa phương, dẫn lời các cơ quan thực thi luật pháp, cho biết gói bưu kiện phát nổ tại Schertz được chuyển tới Austin, và được đóng gói bằng kim loại, gây ra thêm những mảnh đạn.
Ba trong số bốn thiết bị đánh bom trước đó được giấu trong những bưu kiện được đặt trong các khu dân cư tại Austin.
Cảnh sát cho hay vụ đánh bom còn lại được kích hoạt bởi một sợi dây có gắn dụng cụ gây nổ.
Hai người đàn ông đã vấp phải dây này khi đi bộ dọc một con đường phía Tây Nam Austin.
Thiết bị đánh bom đầu tiên phát nổ vào hôm 2/3, giết chết anh Anthony Stephan House, 29 tuổi, tại nhà riêng.
Hai quả bom tiếp theo phát nổ 10 ngày sau đó.
Draylen William Mason, 17 tuổi, đã thiệt mạng và mẹ của thiếu niên này bị chấn thương nghiêm trọng khi Mason mang gói bưu kiện vào trong nhà từ cửa trước.
Nhiều giờ sau, một phụ nữ gốc Tây Ban Nha, 75 tuổi, hiện vẫn chưa rõ tên, bị thương bởi một quả bom khác.
Mỹ: đấu súng ở California, ‘ba con tin’ chết
Florida: FBI và giáo viên từng được cảnh báo về kẻ xả súng
Jeremy Corbyn: ‘Đừng kết luận vội vã vụ Skripal’
Nga sắp trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh
Các nhà điều tra ban đầu nói rằng động cơ của các vụ tấn công có thể là vì phân biệt chủng tộc. Hai người đàn ông da màu thiệt mạng và một người phụ nữ gốc Tây Ban Nha bị thương.
Nhưng sau đó một vụ đánh bom bằng dây, phát nổ vào tối hôm Chủ Nhật 18/3, được cho là khá bừa bãi và gây ra thương tích cho hai người đàn ông da trắng.
Christopher Combs, đặc vụ FBI phụ trách phân cục San Antonio, trả lời báo giới: ”Vụ đánh bom bằng dây dẫn thay đổi mọi thứ.”
”Nó trở nên phức tạp hơn. Nó cũng không nhắm đến một vài cá nhân. Chúng tôi quan ngại rằng một đứa trẻ có thể vấp phải dây dẫn khi đang đi bộ trên vỉa hè”
Ông Combs nói rằng có hơn 350 đặc vụ FBI được chuẩn bị cho quá trình điều tra, gọi đây là ”một phản ứng chưa từng có”.
Fred Milanowski, nhân viên cấp cao của Cơ quan Kiểm soát Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ Hoa Kỳ (ATF) tại Houston, nói cơ quan này có một ”niềm tin lớn rằng tất cả các thiết bị gây nổ đều do một cá nhân tạo ra”
FBI thực hiện một hành động công khai hiếm hoi nhằm liên lạc được với kẻ đánh bom.
”Chúng tôi rất muốn kẻ đánh bom liên lạc để có thể trao đổi với anh ta”
Cảnh sát Austin thông báo phần thưởng 100.000 USD cho những người cung cấp thông tin liên quan đến loạt vụ đánh bom và thống đốc Texas Greg Abbott trao thưởng thêm 15.000 USD.
Cư dân ở Austin, một thành phố có dân cư khoảng 974.000 người, được cảnh báo phải chú ý đến những gói bưu kiện đáng ngờ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43476522
Đảng Cộng Sản không được tranh cử ở Thái Lan
Hội đồng Bầu cử Thái Lan vừa bác đơn đăng ký thành lập Đảng Cộng Sản Thái Lan, vì cho rằng nó vi hiến và phi dân chủ, theo tờ The Nation.
“Nó vi phạm luật pháp và hiến pháp vì nó phi dân chủ,” Phó tổng thư ký Hội đồng Bầu cử Sawaeng Boonmee nói.
Các đại diện của một đảng hôm 19/3 đệ đơn xin đăng ký thành lập với cái tên Đảng Cộng Sản Thái Lan.
Ông Sawaeng nói hội đồng đã tiếp nhận đơn đăng ký, nhưng việc đăng ký thành lập đảng sẽ không được chấp thuận.
Cuộc bầu cử sắp tới của Thái Lan hứa hẹn sẽ diễn vào tháng 2/2019 và các nhóm chính trị có thể đăng ký tên và tổ chức đảng cho đến hết tháng 3/2018.
Trước đó đã có hơn 40 đảng chính trị hoàn toàn mới hoặc chỉ là tên mới của các tổ chức đã tồn tại, đăng ký với Ủy ban Bầu cử Quốc gia hôm 2/3.
Thái Lan: Càng nhiều đảng nhỏ lẻ càng hay?
Giáo sư Tương Lai từ bỏ Đảng Cộng sản
Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?
Tư lệnh An ninh Nội địa (Isoc), Tổng tư lệnh Peerawat Saengthong cho biết Hội đồng có quyền quyết định tên đảng có phù hợp hay không.
“Nhưng từ trước đến nay, [Đảng Cộng Sản Thái Lan] chỉ là một cái tên. Không có bất kỳ dấu hiệu nào đe dọa đến an ninh quốc gia hay chế độ quân chủ lập hiến, hay là yếu tố gây chia rẽ.”
Nếu có bất cứ lo ngại về an ninh nào, Tư lệnh An ninh Nội địa sẽ điều tra, ông nói.
Hiện không rõ đảng này có mối liên hệ nào với Đảng Cộng Sản Thái Lan đã hoạt động trong giai đoạn từ 1942 đến những năm 1990 hay không.
Ông Peerawat nói đảng này từng rất quyền lực và từng tiến hành một cuộc chiến du kích chống lại chính phủ vào năm 1965.
Thái Lan từng có Đạo luật Chống Các hoạt động Cộng sản được ban hành vào 1952, cấm các hoạt động liên quan đến cộng sản và hệ tư tưởng này.
Đạo luật này sau đó đã bị bãi bỏ vào năm 2000 dưới thời cựu thủ tướng Chuan Leekpai.
Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Viking và nước Nga
Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng
Ba Lan muốn xóa hết tên tuổi ‘cộng sản’
Từ sau đảo chính quân sự năm 2014, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, nguyên Tư lệnh Lục quân Hoàng gia, đã nhiều lần hứa sẽ phục hồi nền dân chủ đại nghị.
Chính quyền quân sự tuyên bố tháng 2/2019 sẽ có tổng tuyển cử mới.
Các đảng mới được đăng ký có cả nhưng tên mới như Đảng Dân chủ Xiêm La (Siam Democrat Party), hay Đảng Thái Thống nhất (Thai Unity Party).
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43467566
Tập Cận Bình nói Trung Quốc không được tự mãn
Phát biểu tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc không được tự mãn.
Ông Tập nói Trung Quốc đang ở trong một giai đoạn quan trọng trong lịch sử và chỉ chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu được nó.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc năm nay có một dấu ấn quan trọng khi gỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch Trung Quốc.
Sự thay đổi này có nghĩa là ông Tập có thể làm chủ tịch trọn đời.
Đại hội Đại biểu Nhân dân diễn ra mỗi năm một lần và thường chỉ có những thay đổi vốn đã được giới lãnh đạo quyết định từ trước.
TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức Chủ tịch Nước
TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức Chủ tịch Nước
Sinh viên TQ chăng áp phích phản đối Tập Cận Bình
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập đưa ra tầm nhìn vĩ đại cho Trung Quốc, khẳng định lại tham vọng “trẻ hoá” đất nước và tiếp tục đóng góp to lớn cho nền văn minh nước này.
“Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh rằng chỉ chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc,” ông nói.
Ông nói ông coi người dân là “anh hùng thực sự” của Trung Quốc và ông và tất cả các quan chức “phải làm việc chăm chỉ vì lợi ích của người dân”.
Ông Tập cũng nhấn mạnh sự quan trọng của một đất nước thống nhất để phát triển thịnh vượng và Bắc Kinh sẽ phá tan mọi âm ưu chia rẽ – ông ẩn ý nói đến Đài Loan.
“Người dân Trung Quốc chia sẻ niềm tin chung rằng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép và tuyệt đối không thể tách rời bất cứ mảnh đất nào trên lãnh thổ đất nước vĩ đại của chúng ta ra khỏi Trung Quốc.”
Ông Tập là ‘nhà lãnh đạo quyền lực nhất TQ’
TQ: Vương Nghị thành Ủy viên Quốc vụ viện
Trung Quốc cải cách sâu rộng ngành ngân hàng, bảo hiểm
Đài Loan tự trị bị Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai của Trung Quốc, mà Bắc Kinh mong muốn một ngày nào đó sẽ đoàn tụ với đại lục.
Đại hội Đại biểu năm nay chứng kiến vị chủ tịch quyền lực đang bước vào một vị thế còn quyền lực hơn.
Nó khẳng định nhiệm kỳ thứ hai của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch và phê chuẩn việc đưa triết học chính trị của ông – Tư tưởng Tập Cận Bình – vào hiến pháp.
Các nhà lập pháp cũng phê chuẩn một đạo luật để thành lập một cơ quan chống tham nhũng mới vô cùng quyền lực và bổ nhiệm các vị trí chủ chốt bao gồm cả người đứng đầu ngân hàng trung ương và trưởng ban cố vấn kinh tế.
Đại hội Đại biểu Nhân dân diễn ra theo sau Đại hội Đảng Cộng sản hồi tháng 10, cho thấy sức mạnh quyền lực chưa từng thấy của Chủ tịch Tập, đưa vị thế của ông lên ngang hàng với Mao Trạch Đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43467126
Xả súng tại trường học Maryland:
nhiều người bị bắn, chưa rõ tình trạng ra sao
Nhiều người đã bị bắn tại một trường trung học ở bang Maryland, Hoa Kỳ, truyền thông địa phương dẫn lời các giới chức xác nhận rằng khuôn viên nhà trường đang trong tình trạng ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’, nhưng nhà chức trách “đã kiểm soát được tình hình”, theo hãng tin Reuters.
Đài ABC dẫn lời cảnh sát trưởng quận St. Mary cho hay nhiều người đã bị bắn, tình trạng của họ chưa rõ ra sao. Nhưng tin mới nhận được cho hay có 3 người bị thương, kể cả nghi can nổ súng.
Vụ nổ xảy ra tại Trường Trung học Great Mills ở quận St. Mary. Trên trang Twitter, cô Mollie Davis cho biết cô là một học sinh tại nhà trường, cô viết:
“Xin cầu nguyện cho chúng tôi. Có một tiếng động lớn và mọi người bắt đầu la hét rồi tháo chạy.”
Đây là vụ bạo động mới nhất trong một loạt vụ xả súng tại các trường học và đại học Mỹ, xảy ra chỉ hơn một tháng sau khi 17 học sinh và giáo viên bị giết chết trong một vụ xả súng bừa bãi tại một trung học ở Florida.
Văn phòng cảnh sát trưởng xác nhận tin này và dùng trang Twitter, kêu gọi các phụ huynh đừng tới gần ngôi trường.
Các nhân viên FBI và nhân viên của Cơ quan Quản lý rượu, thuốc lá, súng và chất nổ đang trên đường tới hiện trường.
Great Mills là một thị trấn nằm về hướng Nam, cách thủ đô Washington DC khoảng 113 km.
Vụ nổ xảy ra giữa lúc đang dấy lên một cuộc tranh luận trên toàn quốc về các vụ xả súng tại các trường học trên khắp Hoa Kỳ, tiếp theo sau vụ nổ súng tại Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas hôm 14/2 vừa rồi. Đây là vụ xả súng bừa bãi tại một ngôi trường gây nhiều chết chóc nhất.
Cô Emma Gonzales, một học sinh của Trường Stoneman Douglas, viết trên Twitter: “Chúng tôi đang ở đây, sẵn sàng hỗ trợ các bạn, các học sinh của trường Great Mills. Cùng nhau, chúng ta sẽ có thể ngăn chặn việc này xảy ra thêm lần nữa.”
Vụ xả súng xảy ra 4 ngày trước cuộc tuần hành “March for our Lives- Tuần hành vì Mạng sống của chúng ta” do các học sinh sống sót trong vụ nổ súng ở Florida tổ chức để vận động các nhà lập pháp hãy thông qua các luật kiểm soát súng ống chặt chẽ hơn.
Thống đốc bang Maryland, Larry Hogan cho biết ông đang theo sát những diễn biến tại trường Great Mills. Thông báo của Thống đốc Hogan viết: “Chúng tôi đang cầu nguyện cho các em học sinh, nhân viên nhà trường và các nhân viên thi hành công lực, những người đầu tiên tới hiện trường.”
https://www.voatiengviet.com/a/xa-sung-tai-truong-hoc-maryland-nhieu-nguoi-bi-ban/4306895.html
Xe tự điều khiển đụng chết một người đi đường
bên ngoài Phoenix
Một chiếc xe tự điều khiển đụng chết một phụ nữ tại tiểu bang miền tây nam nước Mỹ trong một tai nạn được xem như là một vụ đụng xe làm chết một người di đường đầu tiên liên quan đến công nghệ mới.
Cảnh sát ngày thứ Hai 19/3 cho biết một xe tự điều khiển loại SUV của công ty Uber, đụng một phụ nữ đi bộ ngoài khu vực băng qua đường tại Tempe, vùng ngoại ô Phoenix. Cảnh sát nói việc này xảy ra giữa đêm Chủ nhật và sáng thứ Hai và cho biết thêm là phụ nữ này sau đó chết vì vết thương tại bệnh viện.
Uber nói đã ngưng chương trình xe tự động trên toàn nước Mỹ và Canada sau tai nạn này.
Cảnh sát nói xe ở trong tình trạng chạy tự động, nhưng có một người điều khiển ngồi sau tay lái khi tai nạn xảy ra.
Việc thử nghiệm xe lái tự động được nhiều công ty khác nhau thực hiện trong nhiều tháng qua ở khu vực Phoenix cũng như Pittsburgh, San Francisco và Toronto khi các công ty chế tạo ô tô và công nghệ cạnh tranh để trở thành công ty đầu tiên sử dụng công nghệ mới.
Tổng giám đốc Uber Dara Khosrowshahi chia buồn trên Twitter với gia đình nạn nhân và nói công ty đang làm việc với cơ quan thi hành luật pháp địa phương về tai nạn. Vụ đụng xe chết người này chắc chắn sẽ nêu lên những nghi vấn về những qui định đối với xe tự điều khiển. Tiểu bang Arizona ban hành ít qui định về công nghệ mới nên các công ty công nghệ đổ về tiểu bang này để thử nghiệm các xe tự động.
Những người ủng hộ công nghệ mới lập luận là xe tự điều khiển sẽ chứng tỏ an toàn hơn là xe có tài xế, vì xe sẽ không bị chia trí và sẽ tuân theo tất cả luật lệ giao thông. Tuy nhiên những người chỉ trích tỏ ra quan ngại về tính an toàn của công nghệ mới bao gồm khả năng của công nghệ tự động dối phó với những tình huống không đoán trước được.
Thuế Mỹ và căng thẳng thương mại
phủ bóng Hội nghị G20
Những lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và những sự bất bình về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu, đe doạ sẽ phủ bóng lên hội nghị quy tụ giới lãnh đạo tài chính quốc tế trong tuần này.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đại diện cho Hoa Kỳ đã tới Buenos Aires hôm Chủ nhật trước cuộc họp hai ngày quy tụ các bộ trưởng tài chính của nhóm G-20. Theo dự kiến ông sẽ tiếp tục bảo vệ kế hoạch thương mại của Tổng thốngTrump trước sự chỉ trích rộng rãi từ các đối tác G20.
Theo Edwin Truman, cựu quan chức chính sách quốc tế của Bộ Tài Chính và Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nói ông Mnuchin có phần chắc sẽ phải lắng nghe đại diện của các nước đòi được miễn các sắc thuế mới áp đặt.
Ông Truman nói: “Ông ấy sẽ phải điếc tai vì họ. Ông Mnuchin sẽ bảo vệ ý kiến của ông và sẽ phải đưa ra bộ mặt tốt nhất có thể”.
Quyết định của Hoa Kỳ áp thuế 25% lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm nhập khẩu, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3, gây lo ngại trong các đối tác thương mại rằng ông Trump sẽ thực hiện những lời đe dọa của ông, là gỡ bỏ hệ thống thương mại đã áp dụng trong nhiều thập kỷ nay dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, để quay sang áp dụng những hành động đơn phương của Hoa Kỳ.
Các mức thuế đối với Trung Quốc và những hạn chế đầu tư đang được xem xét như một phần trong cuộc điều tra về quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ đã làm dấy lên mối lo ngại rằng hành động trả đũa có thể làm suy yếu nghiêm trọng nền thương mại toàn cầu và chặn lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh nhất kể từ khi G20 được hình thành trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Reuters hồi tuần trước tường thuật rằng chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc việc tăng thuế quan trên các sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông và hàng tiêu dùng Trung Quốc trị giá 60 tỷ đô la.
Hồi đầu tháng này, ông Mnuchin tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là chiến tranh thương mại, nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ”.
Bảo vệ các quy tắc WTO
Nhiều quan chức G20, gồm các bộ trưởng tài chính của nước chủ nhà Argentina và Đức, cho biết sẽ nhấn mạnh việc duy trì ngôn ngữ của thông cáo chung G20, đặt nặng “vai trò thiết yếu của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ”.
Bản dự thảo đầu tiên của thông cáo G20 mà Reuters được xem qua có chứa câu vừa kể và viết thêm: “Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của các hiệp định song phương, khu vực và đa phương là công khai, minh bạch, toàn diện và phù hợp với WTO và cam kết làm việc để bảo đảm các hiệp định đó sẽ bổ sung cho các thỏa thuận thương mại đa phương.”
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 3,9% trong năm 2018 và 2019.
https://www.voatiengviet.com/a/thue-my-va-cang-thang-thuong-mai-phu-bong-hoi-nghi-g20/4305718.html
TT Trump lại tấn công
cuộc điều tra của CTV Mueller
Tổng thống Donald Trump lại tấn công cuộc điều tra hình sự vào những sự liên kết giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông vào năm 2016 với nước Nga, ông miêu tả cuộc điều tra là “một cuộc săn lùng phù thủy với nhiều xung đột lợi ích”
Cuộc tấn công gần đây nhất của ông Trump nhắm vào cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller được tung ra vài giờ sau khi luật sư của Toà Bạch Ốc Ty Cobb nói tổng thống Trump không cân nhắc khả năng sa thải công tố viên Mueller. Hồi cuối tuần, ông Trump tải lên Twitter một loạt dòng nhận xét, tấn công công tố viên đặc biệ Mueller, tố cáo ông là thiên vị chính trị.
Luật sư Cobb nói: “Đáp lại những lời đồn đoán trên các phương tiện truyền thông và những câu hỏi liên quan đến chính phủ này, Tòa Bạch Ốc một lần nữa khẳng định: Tổng thống không xem xét hoặc thảo luận về việc sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Ông Mueller là một đảng viên Đảng Cộng hòa có đăng ký, ông từng được Tổng thống đảng Cộng hòa George W. Bush đề cử vào chức Giám đốc FBI cách đây nhiều năm. Ông được công nhận ở Washington là một công tố viên không thiên vị, không phe phái chính trị. Ông được sự ủng hộ của các đảng viên Dân chủ cũng như các đảng viên đảng Cộng hòa, một số người đã lên tiếng trên các chương trình tin tức để bày tỏ lập trường của họ, ủng hộ công tố viên Mueller về cách ông tiến hành cuộc điều tra.
Hôm thứ Bảy, luật sư riêng của Tổng thống Trump, ông John Dowd, đề nghị Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, người giám sát công tố viên đặc biệt, “hãy chấm dứt ” cuộc điều tra của ông Mueller. Phát biểu đó làm dấy lên những suy đoán trong giới truyền thông về bước hành động kế tiếp của ông Trump về cuộc điều tra.
Ông Trump còn tấn công hai cựu giới chức FBI, cựu giám đốc James Comey, nhân vật bị Tổng thống Trump bãi chức hồi tháng 5 năm ngoái, và cựu Phó Giám đốc Andrew McCabe, bị Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions sa thải hôm thứ Sáu vừa rồi, sau khi Tổng thống Trump thúc giục ông sa thải ông McCabe, vào lúc chỉ còn 26 giờ trước khi ông McCabe chính thức về hưu với đầy đủ lương hưu trí.
Ông Trump nói những bản ghi chép các mẫu đối thoại giữa ông và ông Comey và ông McCabe đều là bịa đặt.
Ông Trump nói ông “dành rất ít thời giờ ra trao đổi với ông Andrew McCabe, và ông ta không bao giờ ghi chép gì” trước mặt ông.
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions sa thải ông McCabe sau khi đồng tình với một cuộc điều tra nội bộ của Bộ Tư pháp, rằng ông McCabe “đã tiết lộ trái phép một số thông tin với giới truyền thông, và nhiều lần ông không thành thực, cả khi khai báo hữu thệ”, về một tin tiết lộ mà ông McCabe nói ông Comey có biết khi hai ông cùng làm việc tại FBI.
Tổng thống Trump nói: “Cuộc điều tra của ông Mueller lẽ ra đã không nên bắt đầu. Không hề có sự thông đồng và không có tội hình sự nào. Đây được dựa trên những hoạt động gian lận và một hồ sơ giả mạo do ‘Hillary gian trá’ và Uỷ ban toàn quốc Đảng Dân chủ trả tiền”, sau đó được Toà án giám sát tình báo nước ngoài của Hoa Kỳ sử dụng không đúng cách “để theo dõi chiến dịch vận động tranh cử của tôi”.
…nếu Tổng thống Trump tìm cách sa thải công tố viên Mueller, thì đó sẽ là ” khởi điểm dẫn đến việc chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của Đảng Cộng Hòa, đại diện bang South Carolina
Hôm Chủ nhật, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của bang South Carolina, một tiểu bang có nhiều người ủng hộ ông Trump, nói với CNN rằng công tố viên Mueller “phải được quyền thi hành nhiệm vụ của mình mà không bị can thiệp.”
Ông Graham tuyên bố nếu Tổng thống Trump tìm cách sa thải công tố viên Mueller, thì đó sẽ là ” khởi điểm dẫn đến việc chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông.”
Dân biểu Trey Gowdy, một thành viên khác của đảng Cộng hòa tại South Carolina, nói với chương trình Fox News, “…Nga đã tấn công đất nước chúng ta, hãy để công tố viên đặc biệt Mueller tìm ra manh mối”.
Ông Gowdy là thành viên của đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ, ủy ban này vào tuần trước đã kết luận rằng không có sự thông đồng giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông nói: “Lẽ ra nên cho phép CTV Mueller có đủ thì giờ, cũng như sự độc lập cần thiết để thi hành nhiệm vụ của ông.”
Ông McCabe, trong một tuyên bố sau khi bị sa thải, miêu tả việc bãi chức ông là một thủ đoạn “trả thù”, ông nói:
“Tôi đã bị đặc biệt nhắm tới và đối xử như vậy vì vai trò của tôi, vì những hành động tôi đã làm, và những sự kiện tôi đã chứng kiến sau vụ sa thải cựu Giám đốc FBI James Comey.”
Tin tức từ Hoa Kỳ cho biết ông McCabe đã ghi lại chi tiết những mẫu đối thoại giữa ông với ông Trump.
Quyết định sa thải ông, chỉ một ngày trước sinh nhật thứ 50 vào ngày chủ nhật, khi ông hội đủ điều kiện để được hưởng lương hưu trí đầy đủ, có thể gây thiệt hại tài chính đáng kể cho ông McCabe.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-lai-tan-cong-cuoc-dieu-tra-cua-ctv-mueller/4305575.html
Tòa hình sự quốc tế
tiếp tục điều tra TT Philippines
Việc rút Philippines ra khỏi Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ không ảnh hưởng gì đến cuộc điều tra của các công tố viên về các vụ giết người trong cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte, tòa án này nói trong một tuyên bố ra hôm 20/3.
Toà án quốc tế cho biết là đã được Liên Hiệp Quốc thông báo Philippines đã chính thức khởi động tiến trình rút ra khỏi tòa án hình sự quốc tế hôm 17/3. Sẽ mất một năm để quyết định này có hiệu lực, theo Reuters.
Một thông báo của tòa án giải thích: “Việc rút lui không có ảnh hưởng gì đến các thủ tục đang được tiến hành hoặc bất kỳ vấn đề nào đã được toà án xem xét trước khi quyết định rút lui có hiệu lực”.
Tuần trước, Tổng thống Duterte tuyên bố Philippines sẽ rút ra khỏi hiệp ước quốc tế thành lập tòa án hình sự ICC, ông nói các công tố viên đã đối xử không công bằng với ông.
Quyết định rút ra khỏi ICC đánh dấu một sự thay đổi gần 180 độ của ông Duterte. Trước đây ông đã nhiều lần thách đố ICC truy tố ông và tuyên bố sẵn sàng “ngồi tù rục xương”, hoặc ra tòa để bảo vệ cuộc chiến chống ma túy của ông.
Hiện không có một cuộc điều tra nào nhắm vào Tổng thống Duterte, mặc dù các công tố viên của ICC đang tiến hành một cuộc “kiểm tra sơ bộ”, hoặc xem xét cuộc chiến chống ma túy của chính phủ dưới quyền ông Duterte, trong đó hàng nghìn người buôn bán ma túy đã bị sát hại.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-hinh-su-quoc-te-tiep-tuc-dieu-tra-tt-philippines/4306708.html
Tập Cận Bình:
‘Đài Loan sẽ đối mặt với hình phạt lịch sử’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba 20/3 đọc diễn văn bế mạc kỳ họp quốc hội, một kỳ họp mang dấu ấn quan trọng nhất từ trước đến nay.
Phát biểu trước 3.000 thành viên tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, ông Tập nói Trung Quốc đang đi đúng hướng trên con đường tiến tới thành công.
Ông nói lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, và chỉ bằng cách duy trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Hoa, Trung Quốc mới có thể phục hưng được đất nước.
Ông Tập cảnh báo rằng bất kỳ âm mưu nào nhằm chia tách Đài Loan khỏi đất nước Trung Quốc cũng sẽ “thất bại.”
Hãng tin Reuters trích lời ông Tập Cận Bình cảnh cáo chính quyền tự trị Đài Loan sẽ phải đối mặt với “hình phạt lịch sử” về bất cứ nỗ lực nào nhằm ly khai ra khỏi Đại lục. Đây là lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất tới gửi tới đảo quốc Đài Loan, mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ thiêng liêng thuộc Trung Quốc.
Trong kỳ họp này, Quốc hội Trung Quốc thông bản sửa đổi hiến pháp, trong có điều khoản bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức danh chủ tịch nước và phó chủ tịch nước, cho phép ông Tập nắm quyền vô thời hạn.
https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-dai-loan-se-doi-mat-voi-hinh-phat-lich-su/4306640.html
Tổng thống Palestin
dọa chấm dứt hòa giải với Hamas
Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas ngày thứ Hai 19/3 dổ lỗi cho tổ chức Hồi Giáo Hamas tấn công bằng bom vào một đoàn xe của Thủ tướng Rami Hamdallah tại Dải Gaza, và đe dọa chấm dứt những nỗ lực hòa giải với đối thủ của ông.
Hận thù kéo dài giữa Hamas và tổ chức Fatah của Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas leo thang kể từ khi đoàn xe của Thủ tướng Hamdallah và ông Majid Farah, người đứng đầu an ninh Palestin bị tấn công bằng bomn đặt cạnh đường vào ngày 13/2. Cả hai không bị thương.
“Chúng ta chúc mừng hai người anh em của chúng ta là Hamdallah và Faraj được an toàn sau cuộc tấn công tội lỗi và hèn hạ do phong trào Hamas thực hiện tại Dải Gaza,” ông Abbas nói. Ông không đưa ra chứng cứ về sự dính líu của Hamas trong cuộc tấn công nhưng ông nói là ông không tin tưởng Hamas sẽ điều tra việc này một cách trung thực.
“Chúng tôi không muốn họ điều tra, chúng tôi không muốn thông tin từ họ và chúng tôi không muốn bất cứ điều gì từ họ vì chúng tôi biết chắc là họ, phong trào Hamas, là những người dính líu đến cuộc tấn công này.” ông Abbas nói.
Nhà lãnh đạo Palestin nói không có tiến bộ nào trong việc hòa giải, ông nhắc đến những nỗ lực gần đây về việc chia sẻ quyền hành trong việc đi ngang qua Dải Gaza và về vấn đề an ninh bên trong Gaza.
Trong một bài diễn văn đọc tại hội nghị thượng đỉnh giới lãnh đạo Palestin tại thành phố Ramallah thuộc Bờ Tây, ông Abbas cảnh cáo Hamas là tổ chức này phải từ bỏ quyền kiểm soát Gaza hay phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với vùng này và đối với hai triệu cư dân mà không có sự trợ giúp của Thẩm quyền Palestin được phương Tây ủng hộ.
Ông Abbas nói ông sẽ đưa ra những biện pháp cần thiết về “quốc gia, pháp lý và tài chánh” nhưng ông không nêu rõ sẽ ban hành những quyết định nào.
Fatah và Hamas trong nhiều năm cố tìm ra một giải pháp để điều hành Dải Gaza, nhưng đã liên tiếp thất bại trong việc thi hành các thỏa thuận do Ai Cập làm trung gian.
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-palestine-doa-cham-dut-hoa-giai-voi-hamas/4305986.html
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tịch thu chất phóng xạ,
bắt 4 người tại Ankara
Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 4 người đàn ông sau khi phát hiện một lượng lớn chất liệu hạt nhân phóng xạ trong xe những người này.
Chất này có tên là Californium được tìm thấy khi lục soát một chiếc xe tại Pursaklar, vùng ngoại ô Ankara vào ngày thứ Hai 19/3 trong một cuộc hành quân chống buôn lậu.
Cảnh sát cho biết 4 người thuộc một băng đảng tội phạm có ý định bán chất quý hiếm này trên thị trường chợ đen với giá hơn 70 triệu đô la.
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ loan tin là danh tính những người mua chất liệu hạt nhân vẫn chưa rõ.
Chất liệu bị tịch thu được trao cho Thẩm quyền Năng lượng Hạt nhân Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét. Cơ quan này cũng như cảnh sát không tiết lộ nguồn gốc của chất phóng xạ cao. Chất này hiện đang được canh giữ cẩn mật.
Được biết chất Californium chỉ được sản xuất tại Hoa Kỳ và Nga. Chất này được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân, trong các máy dò tìm kim loại xách tay và trong y khoa để chữa trị một vài loại ung thư.
https://www.voatiengviet.com/a/4305971.html
Thụy Điển sẽ mời Đại sứ Nga
về vấn đề chất độc thần kinh
Bộ Ngoại giao Thụy Điển nói sẽ triệu tập Đại sứ Nga vào ngày thứ Ba 20/3 về tuyên bố của Nga cho rằng Thụy Điển có thể là nguồn gốc của một chất độc thần kinh được sử dụng trong vụ tấn công ông Skirpal tại Anh.
Anh cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ tấn công cựu điệp viên Nga làm việc cho phương Tây Sergei Skirpal và con gái là Yulia tại Salisbury, sử dụng chất độc thần kinh Novichok được chế tạo trong thời kỳ Sô Viết.
Moscow đã cực lực bác bỏ những cáo buộc này và một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga ngày thứ Bảy 17/3 nói hầu như chắc chắn là nguồn gốc của chất này là từ chính nước Anh, Cộng hòa Czech, Slovakia, Hoa Kỳ hay Thụy Điển.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom gọi cáo buộc này là “không thể chấp nhận được và không có cơ sở.”
“Đại sứ Nga sẽ được mời đến Bộ Ngoại giao vào ngày mai về cáo buộc của Nga cho rằng Thụy Điển có thể là nguồn gốc của chất độc thần kinh được sử dụng trong âm mưu giết người tại Salisbury,” một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Điển nói với Reuters ngày thứ Hai 19/3.
https://www.voatiengviet.com/a/thuy-dien-se-moi-dai-su-nga-ve-van-de-chat-doc-than-kinh/4305962.html
Riyadh gọi thỏa thuận hạt nhân Iran có sai sót
Ngày thứ Hai 19/3, trước cuộc họp giữa Thái tử Ả Rập Xê-út và Tổng thống Donald Trump, Ả Rập Xê-út gọi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới là một “thỏa thuận có sai sót”. Cả hai nhà lãnh đạo đều cực lực chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Theo quan điểm của chúng tôi về thỏa thuận hạt nhân thì đây là một thỏa thuận có nhiều sai sót,” Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê-út Adel al-Jubeir nói với các phóng viên tại Washington.
Cuộc họp giữa Thái tử Mohammed bin Salman và Tổng thống Trump diễn ra vào lúc Riyadh và Washington củng cố các mối quan hệ sau những căng thẳng dưới chính quyền trước của Mỹ, một phần về vấn đề Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Jubeir chỉ trích Iran về điều Riyadh cho là thái độ của Tehran làm mất ổn định trong vùng.
Ông Jubeir nói “Trong nhiều năm chúng tôi kêu gọi có chính sách cứng rắn hơn đối với Iran.”
“Chúng tôi đang tìm cách đẩy lùi các hoạt động bất chính của Iran trong vùng,”ông Jubeir nói. Ông cũng chỉ trích sự ủng hộ của Tehran đối với các phần tử hiếu chiến Houthi tại Yemen cũng như đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Syria.
Iran phủ nhận việc can thiệp vào các vấn đề trong vùng.
Ả Rập Xê-út không hài lòng đối với chính quyền của tổng thống Barack Obama xem việc liên minh giữa Riyadh với Washington không quan trọng bằng việc thương thuyết thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thông tấn xã nhà nước Ả Rập Xê-út SPA loan tin là Thái tử Mohammed bin Salman lên đường đi Mỹ ngày thứ Hai 19/3 và sau khi hội kiến với Tổng thống Donald Trump ngày 20/3 ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp và sau đó sẽ ghé thăm New York, Boston, Los Angeles, San Francisco và Houston.
https://www.voatiengviet.com/a/riyadh-goi-thoa-thuan-hat-nhan-iran-co-sai-sot/4305946.html
Thủ tướng Nhật nhận lỗi
vì để mất lòng tin vào chính phủ
Đối mặt tới tỷ lệ ủng hộ sụt giảm vì bị nghi ưu ái cho bạn bè thân hữu, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 19/3 nhận trách nhiệm đã làm mất lòng tin của công chúng vào chính phủ, nhưng phủ nhận ông hay vợ có can dự vào vụ bán đất công cho một người quản lý trường học có quan hệ với vợ ông, theo Reuters.
Tuần trước, thông báo của Bộ Tài chính nói rằng các tài liệu về việc bán đất với giá rẻ cho trường Moritomo Gakuen đã bị thay đổi, làm bùng lên một cuộc khủng hoảng chính trị đối với ông Abe, giữa những nghi ngờ cho rằng vụ việc bị che đậy, và các đảng đối lập kêu gọi cả Thủ tướng Nhật lẫn Bộ trưởng Tài chính Taro Aso phải từ chức.
Trả lời thẩm vấn của ủy ban Quốc hội hôm 19/3,ông Abe phủ nhận việc chỉ đạo thay đổi tài liệu, mà trong đó có nhắc đến mình, vợ ông và ông Aso cũng được loại khỏi hồ sơ bán đất của Bộ Tài chính. Ông nói với ủy ban rằng ông thậm chí không biết về sự tồn tại của tài liệu này.
“Trên thực tế, tôi thậm chí còn không biết chúng tồn tại, vậy làm sao tôi có thể làm điều đó?”, Thủ tướng Nhật nói.
Trong hai cuộc thăm dò dư luận được công bố vào cuối tuần trước cho thấy sự ủng hộ dành cho ông Abe đã xuống tới mức thấp nhất kể từ khi ông lên nhậm chức vào tháng 12 năm 2012. Các cuộc thăm dò khác cho thấy đa số người Nhật tin rằng ông có dính líu đến vụ bê bối này.
Trước kết quả chỉ còn khoảng 30% công chúng ủng hộ, Thủ tướng Abe thừa nhận lòng tin của người dân đã bị suy giảm.
Ông nói: “Là người đứng đầu chính phủ, tôi thực sự cảm thấy có trách nhiệm khi để mất lòng tin của công chúng vào chính quyền”.
Thủ tướng Nhật nói thêm:
“Trên cương vị thủ tướng, tôi xin nhận trách nhiệm. Tôi xin lỗi lần nữa”.
Các nhà lập pháp của phe đối lập nói việc trả lời cho những câu hỏi của họ nhiều khả năng không phải từ ông Abe hay Bộ trưởng Aso. Họ kêu gọi ông Nobuhisa Sagawa, người đứng đầu bộ phận nộp tài liệu trước khi trở thành giám đốc cơ quan thuế hồi tháng 7, ra đối chứng tại Quốc hội.
Ông Sagawa đã từ chức 10 ngày trước.
Đa số người dân trong các cuộc thăm dò ý kiến đã ủng hộ việc kêu gọi ông Sagawa, cũng như vợ ông Abe – phu nhân Akie, ra đối chứng. Nhưng Thủ tướng Abe hôm 19/3 nói ông sẽ trả lời mọi câu hỏi thay cho bà.
Vụ bê bối có thể sẽ khiến ông Abe mất hy vọng đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong cuộc bầu cử vào tháng Chín.
Nhà lập pháp của đảng LDP Seichiro Murakami, một người lâu nay hay chỉ trích ông Abe, tuần trước cũng kêu gọi Thủ tướng Nhật từ chức.
Những lo ngại về bất ổn chính trị đã làm chỉ số Nikkei giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần hôm 19/3, nhưng các nhà đầu tư đang chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trong một cuộc khảo sát cử tri cho chức thủ tướng, ông Abe đã bị tuột xuống đằng sau đối thủ chính của ông.
Cuộc thăm dò của Nippon TV cho thấy 24% người được thăm dò nghĩ rằng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba là “thích hợp nhất”.
Tiếp theo là Shinjiro Koizumi, con trai cựu thủ tướng Junichiro Koizumi, với 21,2%.
Ông Abe chỉ nhận được 14% ủng hộ, trong khi 25% số người được thăm dò, là tỷ lệ lớn nhất, nói rằng họ không biết.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-nhat-nhan-loi-vi-de-mat-long-tin-vao-chinh-phu/4305617.html
Con trai nhà độc tài Kadhafi
ra tranh cử tổng thống Libya
Saif Al Islam Kadhafi, con trai của cố độc tài Kadhafi, đã chọn thời gian và địa điểm mang đầy tính biểu tượng để thông báo tranh cử tổng thống Libya, dự kiến được tổ chức vào năm 2018. Ngày 19/03, thông qua một cố vấn tại Tunis, Tunisia, Saif Al Islam tuyên bố ý định tái thiết Libya nhờ sự hỗ trợ của các nước láng giềng.
Không phải ngẫu nhiên Saif Al Islam Kadhafi chọn ngày 19/03 để tuyên bố ra tranh cử tổng thống Libya. Vào đúng ngày này, năm 2011, không quân của NATO đã oanh kích Tripoli, mở màn cho giai đoạn hỗn loạn kéo dài đến hiện nay tại Libya.
Quyết định trên được công bố từ thủ đô Tunisia, thông qua phát ngôn viên của đảng Mặt Trận Dân Tộc Libya, do Saif Al Islam làm chủ tịch. Từ khi được trả tự do vào tháng 06/2017, Saif Al Islam không tiết lộ nơi trú ngụ. Tuy nhiên, theo một số người thân cận, nhân vật này vẫn sống ở Zentan, tiếp tục gặp gỡ những người ủng hộ và tăng cường quan hệ với các nước có ảnh hưởng với Libya.
Saif Al Islam, từng được cho sẽ kế nhiệm cha, bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế truy nã vì có trách nhiệm trong cuộc nổi dậy năm 2011. Ông cũng bị kết án tử hình tại Libya vì tội danh trên, nhưng được Nghị Viện Libya ân xá vào năm 2016.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180320-con-trai-kadhafi-ra-tranh-cu-tong-thong-libya
Thổ Nhĩ Kỳ quyết đánh chiếm
các lãnh thổ cộng đồng Kurdistan
Lá cờ của Thổ Nhĩ Kỳ phấp phới từ 48 giờ qua ở thành phố Afrin, Syria. Thất thủ ở thành trì ngoại ô thủ đô Damas sau đợt chống cự yếu ớt, lực lượng Kurdistan buộc phải lui về cố thủ ở vùng Aleppo.
Tuy nhiên, ngày 20/03/2018, tổng thống Erdogan tuyên bố quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được triển khai thêm về phía đông nước này, đến tận Irak, để chiếm lại mọi vùng đất nằm trong tay lực lượng Kurdistan, luôn bị Ankara coi là « khủng bố ». Ngay lập tức, Hoa Kỳ lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh trong khối NATO, đồng thời bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về tình hình tại Afrin.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Alexandre Billette tường trình :
« Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đóng quân ở Afrin : các đợt dò phá mìn được tiếp tục, nhiều xe bọc thép của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn trấn giữ các ngã tư ở trung tâm thành phố. Với đà thắng này, tổng thống Erdogan khẳng định mục tiêu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là hướng về phía đông, dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Irak, thậm chí kể cả ở Irak. Ông phát biểu :
« Nếu hiện giờ các vị hỏi chúng tôi là chiến dịch đã kết thúc chưa ? Câu trả lời : « Chắc chắn là chưa ». Chúng tôi mới chỉ đánh một dấu phẩy, giờ phải đánh một dấu chấm hết. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch cho đến khi triệt phá hành lang khủng bố này. Chúng tôi cũng sẽ kiểm soát cả những ổ khủng bố ở miền bắc Irak, nếu cần thiết. Nếu như chính phủ Irak có thể làm được việc này thì càng tốt. Còn không, chúng tôi sẽ đến tận thành phố Sincar (tây bắc Irak) để loại bỏ lực lượng PKK ».
Hiện còn xem quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tính việc tấn công như thế nào vì theo logic, chặng sắp tới sẽ là thành phố Manbij, hiện do lực lượng Kurdistan kiểm soát, nhưng lại được quân đội Mỹ hậu thuẫn».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180320-tho-nhi-ky-quyet-chinh-phuc-nhung-dat-cua-nguoi-kurdistan
Nga : Tổng thống Putin
tuyên bố giảm chi quốc phòng
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hôm Chủ Nhật, 18/03/2018, tổng thống Nga Putin đã tổ chức họp mặt với các cựu ứng cử viên tại điện Kremlin ngày hôm qua, 19/03, để thông báo chính sách trong nhiệm kỳ mới. Ông Putin nhấn mạnh sẽ giảm chi phí quốc phòng và ưu tiên nâng cao mức sống của người dân. Thông báo có phần gây ngạc nhiên bởi ngay trước cuộc bầu cử, lãnh đạo Nga nhiều lần khẳng định sẽ gia tăng sức mạnh quân sự
Theo Reuters, tổng thống Nga muốn tỏ ra hòa dịu hơn với phương Tây, sau chiến thắng ấn tượng, với kết quả cao chưa từng có cho một ứng cử viên tổng thống tại Nga. Ông Putin tuyên bố «không có bất cứ kế hoạch nào cho một cuộc chạy đua vũ trang» và các bất đồng quốc tế với các đối tác cần được giải quyết thông qua «các kênh chính trị và ngoại giao». Tổng thống Nga cũng tranh thủ cuộc gặp các «đối thủ» chính trị hôm qua, để bày tỏ quyết tâm sẽ chú trọng đến các vấn đề trong nước hơn là các vấn đề quốc tế. Ông Putin hứa hẹn đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng sẽ gia tăng.
Tổng thống Nga cũng trấn an là cho dù chi phí quốc phòng được cắt giảm trong năm nay và năm tới, sức mạnh quân sự của Nga sẽ không bị suy yếu. Theo các nhà quan sát, việc tổng thống Nga tỏ thái độ hòa dịu có thể sẽ được phương Tây đón nhận thận trọng, bởi ngay trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Putin chính thức thông báo Matxcơva đã phát triển nhiều vũ khí hạt nhân mới, có thể vượt qua mọi hàng rào phòng thủ và tấn công bất cứ nơi nào.
Châu Âu kêu gọi Nga tiếp thu phê phán của OSCE
Về cuộc bầu cử tổng thống Nga, theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu hôm qua ra thông cáo phê phán các vi phạm, được các quan sát viên của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) ghi nhận, đặc biệt là «áp lực» lên đối lập và các tiếng nói chỉ trích. Liên Âu hy vọng Matxcơva khắc phục tình trạng OSCE nêu ra.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180320-nga-tt-putin-tuyen-bo-giam-chi-quoc-phong-0