Tin Việt Nam – 17/03/2018
Khởi tố hay không vụ Mobifone-AVG?
Kết luận thanh tra chính phủ Việt Nam đã nêu ra nhiều “sai phạm” trong thương vụ Mobifone của Bộ Thông tin – Truyền thông mua tập đoàn AVG.
Nhưng câu hỏi là liệu sẽ xử lý ra sao, có truy tố hay không, đối với các tổ chức, cá nhân liên quan nếu xác định họ vi phạm pháp luật?
Thanh tra Chính phủ hôm 14/3/2018 chính thức công bố bản kết luận thanh tra sai phạm trong việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG hồi 2015.
Xử lý vụ Mobifone-AVG ‘không thể duy ý chí’
Mobifone bị xác định mắc bốn sai phạm: Làm trái và thiếu trách nhiệm trong đề xuất dự án, lựa chọn thẩm định giá, lập trình dự án và vi phạm thỏa thuận ký kết, thanh toán mua cổ phầnKết luận của Thanh tra Chính phủ
Mobifone huỷ hợp đồng với AVG trong vụ “nhạy cảm”
Hủy thỏa thuận MobiFone – AVG: Bình luận trên Facebook
Vụ mua AVG: ‘Cần xử lý nếu có gian dối’
Việc thanh tra được thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ Việt Nam ra hồi 2016.
Vụ mua bán 95% cổ phần AVG với mức 8.900 tỷ đồng được cho là cao gấp nhiều lần giá trị thực tế, tuy thấp hơn ‘giá thị trường’ mà các hãng thẩm định đưa ra.
Tổng giá trị thực của AVG được xác định là khoảng trên 1.900 tỷ. Đây cũng là trị giá được nêu trong các công văn Mobifone gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) hồi 2015.
Kết luận thanh tra chính phủ viết gì?
Nhận định về vụ việc, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, chuyên gia chính sách công từ Học viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, nhắc lại:
“Theo nội dung báo cáo kết luận thanh tra, ngoài lãnh đạo doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, thẩm định giá, một số cán bộcó thẩm quyền của các bộ liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An (BCA) có trách nhiệm quản lý, điều hành.
“Báo chính thống đưa tin rằng trước khi vụ việc diễn ra đã có nhiều cảnh báo, nhưng đều bị cơ quan chức năng ‘phớt lờ’, đặc biệt là bộ chủ quản.”
“Vậy cụ thể sai phạm và trách nhiệm các bên liên quan được nêu ra là gì?
Bộ TT-TT đã thiếu trách nhiệm trong quá trình thẩm định dự án, quyết định phê duyệt dự án. Bộ KH-ĐT đã không hướng dẫn Bộ TT-TT và Mobifone thực hiện dự án đầu tư theo quy định, các văn bản thiếu nhất quánNhận định Kết luận Thanh tra CP
“Mobifone bị xác định mắc bốn sai phạm: Làm trái và thiếu trách nhiệm trong đề xuất dự án, lựa chọn thẩm định giá, lập trình dự án và vi phạm thỏa thuận ký kết, thanh toán mua cổ phần.
“Bộ TT-TT đã thiếu trách nhiệm trong quá trình thẩm định dự án, quyết định phê duyệt dự án.
“Bộ KH-ĐT đã không hướng dẫn Bộ TT-TT và Mobifone thực hiện dự án đầu tư theo quy định, các văn bản thiếu nhất quán.
Vụ ông Thăng: Đâu là trách nhiệm của Đảng?
‘Đại án dầu khí’ tác động cải cách ở VN thế nào?
Cần ‘minh bạch’ về quân đội làm kinh tế
“Bộ Tài chính thì không kịp thời đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất đầy đủ, toàn diện về những tác động trực tiếp từ việc Mobifone bỏ số vốn rất lớn để đầu tư Dự án.
“Còn Văn phòng Chính phủ chưa có đầy đủ hồ sơ dự án nhưng đã gửi vănbản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và vi phạm quy địnhkhi ban hành văn bản chấp thuận Mobifone mua cổ phần của AVG và giao Bộ TT-TT thực hiện dự án mua cổ phần.
“Việc Bộ Công An xác định không cho phép AVG chuyển nhượng cổ phần sang nước ngoài mà buộc phải bán trong nước là “không phù hợp”.
“Và việc BCA ra văn bản đánh giá quy trình dự án của Bộ TT-TT và giá mua AVG của Mobifone là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định.
Đảng CSVN và chính phủ thừa nhận tính nghiêm trọng của vụ việc, nhưng liệu Đảng có làm ‘đến cùng’, ‘không có vùng cấm’ như từng tuyên bố?PGS. TS Phạm Quý Thọ
“Các công ty tư vấn AASC, VCBS, Hanoi Value va AMAX bị kết luận là đã thẩm định giá AVG “không có cơ sở tin cậy, vi phạm nghiêm trọng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam,” PGS. TS. Phạm Quý Thọ nhấn mạnh.
Hôm 15/3, một ngày sau khi Thanh tra Chính phủ công bố bản Kết luận thanh tra, Bộ TT-TT đã có thông cáo báo chí về vụ việc này.
Bộ TT-TT nói “Thanh tra Chính phủ đã chưa thực hiện đúng yêu cầu của Ban Bí thư Trung ương Đảng.”
Bộ phản bác rằng Bộ Tài chính và Bộ Kế Hoạch đầu tư hướng dẫn Bộ TT-TT tuân theo trình tự thủ tục phê duyệt theo Điều 28, vì vậy không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, thay vì điều 31 mà Thanh tra Chính phủ kết luận.
Hôm 15/3, truyền thông trong nước đồng loạt đăng tin về thông cáo báo chí của Bộ TT-TT nhưng cũng đồng loạt gỡ bỏ thông tin này vài giờ sau đó.
Liệu có khởi tố Mobifone-AVG?
Về kinh tế, theo bản Kết luận thanh tra, sẽ thu hồi toàn bộ số tiền Mobifone đã thanh toán, và truy thu từ Mobifone nộp vào Ngân sách Nhà nước 1,3 tỷ đồng.
Về hành chính, sẽ “kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm” đã nêu trong bản Kết luận thanh tra.
Nếu Đảng nhìn thẳng đây là ‘căn bệnh nguy hiểm’ mang tính bản chất thể chế thì mới có cơ may có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy cải cáchPGS. TS. Phạm Quý Thọ
Thanh tra Chính phủ nay kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: “Giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công an tiếp nhận toàn bộ hồsơ, tài liệu thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổphần AVG để xem xét, khởi tố điều tra, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.”
Viết cho BBC hôm 17/3/2018, PGS. TS. Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách & Phát triển bình luận:
“Đảng CSVN và chính phủ thừa nhận tính nghiêm trọng của vụ việc, nhưng liệu Đảng có làm ‘đến cùng’, ‘không có vùng cấm’ như từng tuyên bố? Hơn thế nếu Đảng nhìn thẳng đây là ‘căn bệnh nguy hiểm’ mang tính bản chất thể chế, thì mới cơ may có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy cải cách.”
Đây là câu hỏi dư luận Việt Nam và quốc tế đang chờ để biết sẽ được bộ máy ở Việt Nam, từ cấp cao nhất, trả lời ra sao trong những ngày tới.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43442108
Úc: Kiều bào biểu tình
phản đối lãnh đạo Đông Nam Á
Khoảng 1000 người biểu tình đã có mặt tại quảng trường tòa thị chính thành phố Sydney sáng 17/3 để phản đối các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, những người đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Úc.
Đây là lần đầu tiên Úc tổ chức hội nghị đa phương với lãnh đạo các nước ASEAN, với nội dung tập trung vào vấn đề thương mại và chống khủng bố.
Các lãnh đạo ASEAN, bao gồm các nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Lào, Bruinei, Indonesia ngoại trừ Tổng thống Duterte của Philippines đã tới Sydney để dự hội nghị.
Nhưng cộng đồng người Úc gốc Đông Nam Á lựa chọn thời điểm này để lên tiếng về những vấn đề vi phạm nhân quyền tại các nước Đông Nam Á.
Ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do Úc châu, cho biết BBC, cảnh sát Úc ước tính khoảng 1000 người từ các cộng đồng người gốc Việt, Lào, Campuchia, Myanmar đã tham gia cuộc biểu tình này.
“Nước Úc không chỉ lo về vấn đề an ninh mà còn về vấn đề nhân bản. Tất cả các cộng đồng chúng tôi là cộng đồng tị nạn, rất trân quý giá trị nhân bản đó,” ông Bon nói.
Úc xem xét khả năng ‘gia nhập ASEAN’
Úc ngăn chặn ‘ngoại bang can thiệp nội bộ’
TQ nói Úc không nên can thiệp Biển Đông
Ông Bon, cũng là người đứng ra tổ chức cuộc biểu tình cho biết, đại diện các cộng đồng gốc Đông Nam Á đã phát biểu lên án các vi phạm về nhân quyền ở nước họ.
Đại diện cộng đồng Campuchia, Lào, Myanmar đã lên tiếng về việc Thủ tướng Campuchia Hun Sen hăm dọa, gửi thư đe dọa những người Campuchia ở Úc, cáo buộc Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đàn áp người dân và lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi về tình trạng thanh trừng sắc tộc người Rohingya.
Ông Bon nói đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo cộng đồng người tị nạn từ các nước Đông Nam Á hợp tác cùng nhau đưa ra tiếng nói chung.
VN muốn Úc ngừng treo cờ vàng?
ASEAN tránh đụng TQ trên bầu trời Biển Đông?
“Đây là bước ngoặt đầu tiên cho nhiều hoạt động chung kế tiếp và biết đâu tiếng nói chung của chúng tôi sẽ tạo ra áp lực đến các nhà độc tài cộng sản, để họ tôn trọng nhân quyền hơn, tự do dân chủ cho đất nước người dân chúng tôi.”
Với riêng cộng đồng Việt kiều ở Úc, ông Bon nói cuộc biểu tình này có ý nghĩa rằng:
“Chúng tôi cũng muốn đồng bào trong nước thấy rõ dù chúng tôi sống ở nước ngoài hơn 40 năm qua, chúng tôi vẫn nặng lòng với đất nước.
“Chúng tôi biết về những công việc mà đồng bào trong nước đang làm, và khi anh chị bị đối đãi bất công, chúng tôi không thờ ơ trước nỗi đau thể xác tinh thần của các anh chị mà cũng lên tiếng với chính phủ Úc để họ lắng nghe và chú ý.”
“Luận điệu của chính phủ Úc là về mặt ngoại giao, phải tôn trọng và đàm phàn với nhau để giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp.”
“Tuy nhiên chúng tôi là người dân Úc, có quyền bầu hoặc không bầu người đại diện chúng tôi vào chính phủ. Dù muốn hay không muốn họ sẽ vẫn phải lắng nghe chúng tôi.”
Hôm 15/3, sau lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội liên bang ở Canberra, Thủ tướng nước chủ nhà Malcolm Turnbull đã hội đàm và ký tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Úc.
Báo Úc viết rằng ông Phúc “nêu ra vấn đề hợp tác chặt chẽ hơn với Úc để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông”.
Ông cũng “cảnh báo rằng các bên cần kiềm chế không sử dụng vũ lực và đe dọa” tại vùng biển này”, và muốn Úc có vai trò quan trọng hơn tại đây, theo Lisa Murray và Angus Grigg trên trang Australian Financial Review.
Trước đó Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo có lời mời Úc ‘gia nhập ASEAN’.
Ông còn nói sự có mặt của Úc trong ASEAN sẽ chỉ giúp cho khu vực thêm ổn định, cả về kinh tế và chính trị.
Tiến sĩ Adriana Elisabeth, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Indonesia, Jakarta tỏ ý nghi ngờ về tính thực tiễn của ý tưởng này.
Bà nói với BBC:
“ASEAN còn nhiều việc phải giải quyết, nhất là về mặt củng cố sự thống nhất và tập trung hóa.”
“10 nước ASEAN với văn hóa, chính trị và kinh tế khác nhau nên tự thân ASEAN đã rất phức tạp cho việc quản lý.”
Bà Adriana Elisabeth cũng tin rằng ASEAN “chịu tác động của các nước hùng mạnh bên ngoài như Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là về vấn đề Biển Đông.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43440146
Giải pháp nào cho Việt Nam
trong tình trạng thiếu nước sạch?
Hòa Ái
Theo thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới, xét về nguồn nước nội địa và khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Việt Nam cần làm gì để đối phó với tình trạng, mà giới chuyên gia cho là báo động khan hiếm nước sạch?
Nguyên nhân
Việt Nam là một quốc gia bị rơi vào tình trạng thiếu nước, mặc dù có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có nhiều ao hồ. Số liệu thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt trung bình kém, ở mức 3.840 m3/người/năm thấp hơn 400 m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Trong khi đó, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam còn dự báo lượng nước bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ còn một nửa con số vừa nêu đến năm 2025.
Nằm trong danh sách những quốc gia nhận được sự trợ giúp của thế giới, thuộc chương trình Mục tiêu Phát triển Toàn cầu (MDG) về cấp nước và vệ sinh, kể từ năm 2000 Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng những chính phủ và các tổ chức thế giới đã giúp đỡ cho Chính phủ Việt Nam phát triển Chiến lược Cung cấp Nước sạch Nông thôn và Vệ sinh Quốc gia đến năm 2020. Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam, vào năm 2008, bắt đầu áp dụng các quy định bắt buộc về an toàn nước, theo quy chuẩn hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, đối với 68 nhà máy cung cấp nước trên toàn quốc. UNICEF còn hợp tác với Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam để hướng dẫn cho cộng đồng cách thức xử lý và trữ nước ở những nơi mà người dân chưa thể tiếp cận nguồn nước máy.
Truyền thông quốc nội, trong những năm gần đây đưa tin về tình trạng khan hiếm nước sạch nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở các khu vực thành thị, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà còn khắp các vùng nông thôn ở Tây nguyên, vùng biển, thậm chí vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long, do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.
Đài RFA liên lạc với bà Dung, một nông dân ở Đồng Tháp và được cho biết tình hình nước sinh hoạt của gia đình bà cùng hàng xóm tại khu vực đang dần được đô thị hóa:
Bây giờ ở đây người ta dùng nước máy của xã, của huyện cung cấp để sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống, nấu nướng…Bây giờ cũng không trồng trọt gì được nữa vì tưới nước máy thì cây không sống nỗi. Không có nguồn nước nào vô hết. Những ruộng sau nhà chỉ trồng cây tạp nham, sống nhờ vào nước mưa
-Nông dân ở Đồng Tháp
“Bây giờ ở đây người ta dùng nước máy của xã, của huyện cung cấp để sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống, nấu nướng…Bây giờ cũng không trồng trọt gì được nữa vì tưới nước máy thì cây không sống nỗi. Không có nguồn nước nào vô hết. Những ruộng sau nhà chỉ trồng cây tạp nham, sống nhờ vào nước mưa.”
Bà Dung cũng cho biết ở những vùng trong tỉnh Đồng Tháp còn chưa bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị, thì người dân dùng nước sông cho công việc tưới tiêu ruộng vườn. Tuy nhiên, bà Dung than phiền nguồn nước sông ngày càng bị ô nhiễm.
Những gì bà Dung vừa chia sẻ không phải mỗi con sông Tiền hay sông Hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long bị ô nhiễm, mà đó là tình hình chung của hệ thống sống ngòi ở Việt Nam hiện nay.
Tại Hội thảo Khoa học “Giải Pháp Xanh cho Nguồn Nước”, vừa diễn ra vào ngày 16 tháng Ba, năm 2018 ở Hà Nội, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường thừa nhận một số sông tại Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không đáp ứng được yêu cầu của mục đích sử dụng. Giới chức Bộ Tài Nguyên-Môi Trường khẳng định tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn vào nguồn nước sông vẫn xảy ra thường xuyên trên diện rộng đã dẫn đến hậu quả như thế.
Thách thức
Báo giới trong nước cũng dẫn nguồn theo đánh giá của các nhà nghiên cứu rằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mà công tác bảo vệ môi trường không hiệu quả thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước. Giới chức Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, tại buổi Hội thảo Khoa học “Giải Pháp Xanh cho Nguồn Nước” cũng cho rằng việc thực thi các chính sách quản lý liên quan nguồn nước hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải, từ Hà Nội nói với RFA rằng nguồn nước sạch ở Việt Nam cần phải xem xét trên 3 yếu tố quan trọng, bao gồm rừng, sông hồ và xử lý nước thải. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải giải thích:
“Khi nước chảy ở những nơi rừng cây, nước chảy qua đá, tất cả các thứ thì sẽ chặn lại các bùn. Trong quá trình va đập vào đá sẽ sinh ra các ion khử các chất độc và mùi hôi và đặc biết nó thấm qua đất, thì đất làm cho nước lọc rất tuyệt vời nên nước chảy ra sẽ rất trong. Do đó, nếu không có rừng cây thì nước sẽ bị trôi hết và sẽ sinh ra hạn hán rất lớn. Vì vậy, vấn đề rừng cây chỉ là một yếu tố. Nhưng nó lại là bắt đầu vì nước trên nguồn phải sạch. Tôi đi đến tất cả những đỉnh núi cao, đến các bản làng thì cứt lợn, cứt gà hôi thối, người ta vứt rác…Trên nguồn, người ta còn dùng thuốc trừ sâu để phun vào chè (trà) và cây cối, thậm chí cả thuốc diệt cỏ. Cuối cùng là trên nguồn bị ô nhiễm, thì làm sao dưới nguồn có nước sạch được?”
Liên quan yếu tố thứ hai, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nhắc lại lời cảnh báo của giới khoa học ở trong nước từng lên tiếng cả thập niên trước rằng các sông hồ ở Việt Nam sẽ bị ô nhiễm do sự kết hợp giữa tình hình hạn hán với tình trạng xả thải một cách vô tội vạ của các nhà máy công nghiệp lẫn từ dân chúng xả rác bừa bãi. Ông Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh:
Một mối nguy hiểm nữa là các nhà máy nhiệt điện bây giờ đẩy chất thải ra bờ biển. Do (các sông) bị phù sa, do bị lấp nên lượng nước về kém đi thì nước mặn sẽ tràn vào. Nhưng nước mặn tràn vào không phải là nước mặn do muối, mà là nước mặn đầy các chất độc ở các resort, các nhà máy thải ra bờ biển, đặc biệt là than xỉ của các nhà máy nhiệt điện. Tức là, người Việt Nam đang tự hủy hoại mình
-Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải
“Một mối nguy hiểm nữa là các nhà máy nhiệt điện bây giờ đẩy chất thải ra bờ biển. Do (các sông) bị phù sa, do bị lấp nên lượng nước về kém đi thì nước mặn sẽ tràn vào. Nhưng nước mặn tràn vào không phải là nước mặn do muối, mà là nước mặn đầy các chất độc ở các resort, các nhà máy thải ra bờ biển, đặc biệt là than xỉ của các nhà máy nhiệt điện. Tức là, người Việt Nam đang tự hủy hoại mình.”
Đồng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, một vài nhà khoa học ở trong nước mà chúng tôi được dịp trao đổi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để cải thiện tình trạng thiếu nước sạch tại Việt Nam là dân trí, do ý thức vì cộng đồng của người Việt Nam không được chú trọng, kể cả trong việc quản lý cấp vĩ mô của nhà nước.
Ngày 22 tháng Ba hàng năm là “Ngày Thế Giới Nước”, do Liên Hiệp Quốc quy định. Nhân ngày này trong năm 2018, Liên Hiệp Quốc sẽ công bố báo cáo về phát triển nước trên thế giới và các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho nước.
Tại Việt Nam, Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, hồi năm ngoái công bố số liệu thống kê có đến 9000 người tử vong vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm và kém vệ sinh, gần 250 ngàn gười nhập viện vì bị tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm và gần 200 ngàn người mắc bệnh ung thư mỗi năm.
Liên Hiệp Quốc: Việt Nam nằm trong 5 quốc gia
vi phạm tự do tôn giáo nhiều nhất
Việt Nam là một trong 5 quốc gia vi phạm tự do tôn giáo nhiều nhất. Đó là nhận định của Tiến sĩ Ahmed Shaheed, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo. Ông Shaheed đưa ra nhận định này trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Sáu 16/03.
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đang họp khoá thứ 37 tại Điện Quốc Liên ở Geneva, Thụy Sỹ, từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3. Hàng trăm đại diện của các chính phủ quốc gia thành viên và của các tổ chức phi chính phủ khắp năm châu về tham dự để theo dõi, báo cáo và thảo luận tình hình nhân quyền trên thế giới. Vấn đề tự do tôn giáo được quan tâm đặc biệt tại khoá họp.
Tiến sĩ Shaheed chỉ ra rằng theo các dữ liệu trong suốt thập niên qua của nhiều báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, Việt Nam luôn nằm trong nhóm quốc gia có số lượng thông báo vi phạm tự do tôn giáo cao nhất. Các nghiên cứu toàn cầu đều đặt Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia trên thế giới có thái độ vô cùng tiêu cực đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong lĩnh vực công cộng hay tư nhân.
Khi nhận định về Luật Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo mà Việt Nam vừa ban hành, Tiến sĩ Shaheed nói rằng đạo luật này bản chất là sự “siết cổ thái quá” đối với những tôn giáo không được nhà nước thừa nhận. Trong phúc trình của mình tại khóa họp ở Geneva, Tiến sĩ Shaheed cũng đưa Việt Nam vào nhóm những quốc gia giới hạn các tự do dân sự, do thái độ tiêu cực của nhà cầm quyền đối với tôn giáo hay với riêng một số tôn giáo.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/lien-hiep-quoc-viet-nam-nam-trong-5-quoc-gia-vi-pham-tu-do-ton-giao-nhieu-nhat/
Cựu thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải qua đời
Cựu thủ tướng Phan Văn Khải, người đã góp phần thúc đẩy tự do hóa kinh tế Việt Nam, vừa qua đời hôm nay, 17/03/2018, tại Củ Chi, thọ 85 tuổi, sau một thời gian lâm trọng bệnh, theo thông báo của chính phủ Hà Nội.
Là người miền Nam, được đào tạo ở Liên Xô, ông Phan Văn Khải đã lãnh đạo chính phủ Việt Nam trong 9 năm, từ năm 1997, khoảng thời gian mà Việt Nam đẩy mạnh cải tổ kinh tế để trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á.
Trong thông cáo đăng trên mạng hôm nay, chính phủ Việt Nam nhấn mạnh ông Phan Văn Khải là người « tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế ». Thông cáo cũng nhắc lại dưới thời thủ tướng Phan Văn Khải, « những luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa đã được xây dựng ».
Về ngoại giao, ông Phan Văn Khải là lãnh đạo Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh đến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 2005, đánh dấu sự hòa giải thực sự giữa hai quốc gia cựu thù.
Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin AFP hôm nay, tuy đã thúc đẩy mở cửa kinh tế và nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, chính phủ cựu thủ tướng Phan Văn Khải vẫn không ra khỏi thể chế độc đảng và vẫn đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, bỏ tù những người chỉ trích chính phủ.
Sinh ngày 25/12/1933 ở Củ Chi, ông Phan Văn Khải từng tham gia kháng chiến chống Pháp khi còn trẻ. Ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 26 tuổi, rồi sau đó được gởi sang Matxcơva để học từ năm 1960 đến 1965.
Trở thành chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1985, 6 năm sau đó ông vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam. Trước khi lên làm thủ tướng, ông Phan Văn Khải từng giữ chức phó thủ tướng từ năm 1991 đến năm 1997 vào thời thủ tướng Võ Văn Kiệt.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180317-cuu-thu-tuong-viet-nam-phan-van-khai-qua-doi