Cuộc đấu trí tháng Năm
Chỉ còn trên hai tháng nữa Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un để thảo luận về tiềm năng nguyên tử của Bắc Hàn; câu mở đầu bài báo này có hai chữ khó tin -thảo luận- vì cả hai nhân vật thượng đẳng chính trị này chưa có một thành tích nhỏ nào về ngoại giao cả.
Ngoại giao -diplomacy- không chỉ là một khoa học được giảng dạy tại nhiều trường đại học chính trị, mà còn là một nghệ thuật thắt, mở, thuyết phục trong những giao dịch quốc tế. Phương tiện để thi thố biệt tài ngoại giao là thảo luận.
Trong buổi họp báo bên ngoài Tòa Bạch Ốc đêm thứ Năm, người ta thấy chỉ có ba viên chức Nam Hàn thông báo về việc Tổng Thống Trump nhận lời mời của Chủ Tịch Kim. Đứng cạnh ba người này không có một viên chức Hoa Kỳ nào. Người bên phải đứn ở một khoảng cách và không thuộc nhóm nói chuyện với truyền thông. Từ bên trái là Trưởng Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Nam Hàn Suh Hoon, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Nam Hàn Chung Eui-yong, và Đại Sứ Cho Yoon-je. (Getty Images)
Những động từ gần với thành tích của hai vị quốc trưởng này hơn hai chữ “thảo luận” là trả giá, mặc cả, trao đổi -những việc làm sở trường của Tổng Thống Trump; hơn một năm ngồi trong Nhà Trắng, ông đã deal -đã trả giá thành công để giải quyết nhiều bế tắc.
Đôi khi ông còn tạo ra bế tắc để bắt đối phương phải deal với ông, và thua ông; cụ thể là vấn đề thuế quan đang gây sôi nổi giữa ông và những quốc gia đang bán thép, bán nhôm cho Mỹ.
Cái deal ông sắp đối phó là trả giá nào để mua quyền kiểm soát khả năng nguyên tử của Bắc Hàn; ít nhất thì đó cũng là ý định của ông, khi ông nhanh chóng nhận đề nghị gặp gỡ tay đôi của Chủ Tịch Kim.
Nhưng đó mới chỉ là phần nhận xét về tổng thống Mỹ; còn Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un, thì mưu cầu của ông ta là những gì? Ông có thật tâm tự giải giới nguyên tử để thoát ra khỏi cảnh bị phong tỏa hay không?
Nhiều chính khách Mỹ lạc quan cho rằng cuộc phong tỏa trong hai tháng vừa rồi đã khiến Kim trở thành hòa hoãn hơn; họ quên rằng Cuba, Việt Cộng, … đã chịu đựng được cuộc phong tỏa của Mỹ vài chục năm mà không khuất phục.
Trong suốt nhiều năm, hội đàm với năm nước -Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn- phái đoàn Bắc Hàn cũng đã nhận được nhiều đề nghị “mua” khả năng nguyên tử của họ; mua bằng cách tạo vận hội kinh tế cho Bắc Hàn, tạo cuộc sống tiện nghi, ăn no, mặc ấm cho người Bắc Hàn.
Đề nghị đó của năm nước không mua được Bắc Hàn; họ mong đợi chuyện khác; họ muốn trao đổi kho vũ khí nguyên tử của họ lấy một trị giá khác, không phải tiền bạc, mà cũng không phải những tiện nghi vật chất.
Trong lúc nhiều chính khách Mỹ tin tưởng là chủ tịch Bắc Hàn thật tình cầu hòa, thì một số khá lớn những người Mỹ có liên quan đến vấn đề giải giới nguyên tử Bắc Hàn lại tỏ ra bi quan, cho là cuộc hội đàm thượng đỉnh dự tính sẽ thực hiện vào cuối tháng 5, 2018, sẽ không đem lại kết quả gì cả. Tuy nhiên, dù tin hay không, người Mỹ vẫn đang chuẩn bị mọi chi tiết của cuộc hội nghị.
Trước nhất, Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu Bắc Hàn xác nhận lời mời tổng thống Hoa Kỳ gặp Chủ Tịch Kim, vì Mỹ mới chỉ nhận được lời mời đó qua hai chính khách Nam Hàn đã trực tiếp đàm thoại với ông Kim.
Qua tiếp xúc gián tiếp, Mỹ yêu cầu Bắc Hàn khẳng định lại mọi chi tiết mà phái đoàn Nam Hàn đã cho Mỹ biết. Cho đến đầu tuần này, Bắc Hàn chưa chính thức hồi đáp Hoa Kỳ về những gì mà Nam Hàn đã báo cho Tòa Bạch Ốc biết. Mỹ cũng muốn thảo luận về địa điểm hòa đàm; họ cho là cái Peace House (căn nhà hòa bình) nằm trong vùng phi chiến tại vĩ tuyến 38 không thích hợp cho lắm.
Tối thứ Sáu 9/3/18, tổng thống Mỹ viết Twitter xác nhận, “Cuộc hội đàm đang được thực hiện; nếu hội đàm trở thành hiện thực thì đó là chuyện rất tốt cho toàn thế giới.”
Bắc Hàn cũng như giới truyền thông tại Bắc Triều Tiên chưa chính thức lên tiếng về cuộc đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ, do chính họ đề nghị; trong khi đó truyền hình Nam Hàn đang nói nhiều về diễn biến đang được chuẩn bị; đối tượng của truyền thông Nam Hàn là công dân Bắc và cả Nam Hàn nữa.
Trong suốt nhiều năm, hội đàm với năm nước -Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn- phái đoàn Bắc Hàn cũng đã nhận được nhiều đề nghị “mua” khả năng nguyên tử của họ; mua bằng cách tạo vận hội kinh tế cho Bắc Hàn, tạo cuộc sống tiện nghi, ăn no, mặc ấm cho người Bắc Hàn.
Đề nghị đó của năm nước không mua được Bắc Hàn; họ mong đợi chuyện khác; họ muốn trao đổi kho vũ khí nguyên tử của họ lấy một trị giá khác, không phải tiền bạc, mà cũng không phải những tiện nghi vật chất.
Trong lúc nhiều chính khách Mỹ tin tưởng là chủ tịch Bắc Hàn thật tình cầu hòa, thì một số khá lớn những người Mỹ có liên quan đến vấn đề giải giới nguyên tử Bắc Hàn lại tỏ ra bi quan, cho là cuộc hội đàm thượng đỉnh dự tính sẽ thực hiện vào cuối tháng 5, 2018, sẽ không đem lại kết quả gì cả. Tuy nhiên, dù tin hay không, người Mỹ vẫn đang chuẩn bị mọi chi tiết của cuộc hội nghị.
Trước nhất, Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu Bắc Hàn xác nhận lời mời tổng thống Hoa Kỳ gặp Chủ Tịch Kim, vì Mỹ mới chỉ nhận được lời mời đó qua hai chính khách Nam Hàn đã trực tiếp đàm thoại với ông Kim.
Qua tiếp xúc gián tiếp, Mỹ yêu cầu Bắc Hàn khẳng định lại mọi chi tiết mà phái đoàn Nam Hàn đã cho Mỹ biết. Cho đến đầu tuần này, Bắc Hàn chưa chính thức hồi đáp Hoa Kỳ về những gì mà Nam Hàn đã báo cho Tòa Bạch Ốc biết. Mỹ cũng muốn thảo luận về địa điểm hòa đàm; họ cho là cái Peace House (căn nhà hòa bình) nằm trong vùng phi chiến tại vĩ tuyến 38 không thích hợp cho lắm.
Tối thứ Sáu 9/3/18, tổng thống Mỹ viết Twitter xác nhận, “Cuộc hội đàm đang được thực hiện; nếu hội đàm trở thành hiện thực thì đó là chuyện rất tốt cho toàn thế giới.”
Bắc Hàn cũng như giới truyền thông tại Bắc Triều Tiên chưa chính thức lên tiếng về cuộc đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ, do chính họ đề nghị; trong khi đó truyền hình Nam Hàn đang nói nhiều về diễn biến đang được chuẩn bị; đối tượng của truyền thông Nam Hàn là công dân Bắc và cả Nam Hàn nữa.
Họ cố tình tỏ ra lạc quan, mặc dù lối đối thoại từ trước đến nay của cả đôi bên là Bắc Hàn cứ thử nghiệm hỏa tiễn và bom nguyên tử, trong lúc Mỹ cứ chỉ trích Bắc Hàn, và cứ phối hợp với Nam Hàn thao dượt quân sự.
Truyền hình Nam Hàn quảng bá rộng rãi cuộc hội đàm sắp tới. (Getty Images)
Ông Daniel R. Russel, cố vấn Á Châu sự vụ của nguyên tổng thống Barack Obama, nhận định, “Hy vọng thì cứ hy vọng là sau nhiều năm Hoa Kỳ tạo áp lực, năm nay Bắc Hàn thấm mệt, rồi nhượng bộ; tuy nhiên không cần reo mừng quá sớm để khỏi thất vọng.”
Lời khuyến cáo có quá bi quan không?
Nhân viên ngoại giao Mỹ lạc quan một cách kín đáo; họ cho là tối thiểu cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Hàn cũng là một bước tiến giúp tháo gỡ bế tắc.
Hôm Chủ Nhật, 11 tháng 3, Giám Đốc CIA Mike Pompeo, tuyên bố trong chương trình truyền hình Fox News Sunday là “tổng thống Trump không trình diễn gì cả trong cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Kim; ông Trump phó hội để tìm cách giải quyết một bế tắc.”
Cũng trong chương trình truyền hình đó, Bộ Trưởng Ngân Khố Steve Mnuchin nói ông đồng ý với ông Pompeo.
Trước đó một ngày -hôm thứ Bảy, Trump viết tweet, “Trung Quốc vẫn sốt sắng giúp đỡ.” Ý nói Tập Cận Bình đã tạo áp lực với Bắc Hàn để có cuộc hội đàm sắp xảy ra.
Tổng thống có lạc quan quá sớm như ông Russel cảnh cáo không? Bạch Cung khẳng định là Hoa Kỳ không nhượng bộ gì cả để tạo ra cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn. Dù sao thì Trump cũng đang trở thành vị tổng thống đầu tiên gặp chủ tịch Bắc Hàn, trong lúc cả đôi bên cùng đang trong thế tại vị.
Trump thường tự hào là một tay dealer tài ba; mong là lần dealing này giúp ông giải quyết được mối đe dọa chiến tranh nguyên tử cho thế giới; tuy nhiên thế giới và cả ông Trump vẫn chưa minh định được lập trường của Kim -ông ta muốn gì, khi chỉ xin Hoa Kỳ giúp Bắc Hàn không còn bị đe dọa tấn công nữa.
Chắc chắn Kim sẽ yêu cầu Mỹ rút bỏ 15 vị trí quân sự họ đang trú đóng tại Nam Hàn; và cũng chắc chắn Kim biết là Hoa Kỳ sẽ từ chối, vì đây không phải là lần đầu tiên vấn đề căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ Nam Hàn được đặt ra.
Thâm ý của Bắc Hàn là gì? Khi họ cứ đòi mặc dù biết trước là đòi hỏi của họ sẽ bị từ chối? Dù sao thì đây cũng là một cuộc đối trí.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH